Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO bộ đội BIÊN PHÒNG THAM GIA CHỐNG bạo LOẠN lật đổ ở các TỈNH BIÊN GIỚI tây bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (314.53 KB, 62 trang )

BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG THAM GIA CHỐNG BẠO LOẠN LẬT ĐỔ Ở CÁC TỈNH
BIÊN GIỚI TÂY BẮC
I. một số biểu hiện của bạo loạn lật đổ ở nước ta
Bạo loạn là cuộc nổi loạn chống chính quyền bằng bạo lực (bạo lực chính trị hoặc bạo
lực vũ trang). Bạo loạn do lực lượng phản động tổ chức và tiến hành. Bạo loạn có thể lật
đổ chính quyền ở một vùng, một khu vực dẫn tới lật đổ chính quyền trung ương, thay thế
chế độ chính trị này bằng chế độ chính trị khác. Bạo loạn được chủ nghĩa đế quốc và các
thế lực thù địch sử dụng như một thủ đoạn trong chiến lược diễn biến hòa bình nhằm lật
đổ, xoá bỏ các nước xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu giành chiến thắng không cần
chiến tranh.
Sau Chiến tranh thế giới thứ 2, chủ nghĩa xã hội từ một nước trở thành hệ thống các
nước xã hội chủ nghĩa. Cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản đã biểu hiện
tập trung cao độ giữa hai hệ thống xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa. Trong bối cảnh
đó, chủ nghĩa đế quốc đã tiến hành chiến lược toàn cầu "ngăn chặn" để chống các nước xã
hội chủ nghĩa bằng biện pháp quân sự là chủ yếu nhưng cũng rất coi trọng biện pháp phi
quân sự (tức là biện pháp diễn biến hòa bình). Cùng với việc xây dựng các căn cứ, lập các
khối liên minh, bao vây đe dọa về quân sự; tiến hành can thiệp vũ trang, gây chiến tranh
xâm lược; chúng không ngừng tăng cường các hoạt động tuyên truyền xuyên tạc, lôi kéo,
kích động lực lượng phản động từ bên trong nổi dậy hòng lật đổ các nước xã hội chủ
nghĩa. Những vụ bạo loạn ở Đông Đức (1953), Ba Lan, Hung-ga-ri (1956), Tiệp Khắc
(1968)... tuy mức độ khác nhau nhưng đều do hoạt động can thiệp, chống phá của chủ
nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch bằng thủ đoạn "hoà bình".
Sau những chống phá bằng quân sự thất bại, từ năm 1980, chủ nghĩa đế quốc đã
chuyển sang dùng diễn biến hòa bình làm trọng tâm của chính sách chống phá, với mưu
đồ xoá bỏ các nước xã hội chủ nghĩa còn lại, trong đó Việt Nam là một trọng điểm. Từ
chỗ là một phương thức thủ đoạn trong chiến lược toàn cầu "ngăn chặn", diễn biến hòa
bình đã được điều chỉnh bổ sung thành một chiến lược hoàn chỉnh trong chiến lược toàn
cầu mới "vượt trên ngăn chặn" của chủ nghĩa đế quốc. Bằng diễn biến hòa bình, chủ
nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đã làm biến chất, sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa
ở Liên Xô và Đông Âu, khiến các nước này ngả theo con đường tư bản chủ nghĩa.
Trong đó, chính quyền xã hội chủ nghĩa ở Ru-ma-ni đã bị chúng lật đổ bằng diễn biến


hòa bình kết hợp với bạo loạn lật đổ. Trong cuộc động loạn ở Thiên An Môn (Trung
Quốc) năm 1989, cũng đã có sự chi viện hỗ trợ đắc lực của chủ nghĩa đế quốc.
Đối với Việt Nam, mục tiêu chiến lược nhất quán của các thế lực thù địch là xoá bỏ
vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản và chế độ xã hội chủ nghĩa, lôi kéo Việt Nam đi theo
con đường tư bản chủ nghĩa. Để đạt mục tiêu đó, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù


địch đã và sẽ không từ bỏ một thủ đoạn chống phá nào đối với cách mạng nước ta, kể cả
dùng hành động quân sự, vũ trang xâm lược cũng như tiến hành các biện pháp hoà bình,
gây bạo loạn từ bên trong. Trong thời gian từ năm 1945 đến 1975, bọn phản động trong
nước được sự hậu thuẫn, hỗ trợ của Pháp, Mỹ đã gây ra nhiều vụ bạo loạn ở những vùng
mới giải phóng (trong kháng chiến chống Pháp), ở hậu phương miền Bắc (trong kháng
chiến chống Mỹ), điển hình như vụ bạo loạn ở Ba Làng (Thanh Hoá) năm 1955, vụ bạo
loạn Đồng Văn (Hà Giang) năm 1959, vụ bạo loạn Kỳ Sơn (Nghệ An) năm 1963...
Từ năm 1975, các thế lực thù địch đã lợi dụng những khó khăn của ta do hậu quả
chiến tranh để tiếp tục các hoạt động chống phá bằng thủ đoạn "hoà bình". Một mặt,
chúng tiến hành cấm vận, cô lập, bao vây kinh tế hòng đẩy Việt Nam tới khủng hoảng
chính trị xã hội. Mặt khác, chúng tăng cường chống phá nội bộ ta, đưa các toán vũ trang
phản động từ nước ngoài xâm nhập về, lôi kéo, kích động bọn phản động trong nước lợi
dụng
vấn
đề
tôn
giáo,
dân
tộc
gây bạo loạn ở thành phố Hồ Chí Minh, vùng dân tộc Khơ Me (Nam Bộ) và vùng Tây
Nguyên.
Sau
khi

Mỹ
buộc
phải
bình
thường
hoá
quan
hệ
với Việt Nam, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch cho rằng đó là cơ hội tốt để đẩy
mạnh diễn biến hòa bình, trực tiếp dính líu sâu hơn và tăng cường các hoạt động chống
phá ngay trên lãnh thổ Việt Nam. Trong tuyên bố bình thường hoá quan hệ
với Việt Nam ngày 11 tháng 7 năm 1995, Tổng thống Mỹ Bill Clintơn nhấn mạnh từ việc
bình thường hoá quan hệ của Mỹ với Việt Nam và các cuộc tiếp xúc giữa người Mỹ và
người Việt Nam sẽ thúc đẩy sự nghiệp tự do ở Việt Nam như đã từng diễn ra ở Đông Âu
và Liên Xô trước đây.
Trên cơ sở đánh giá tình hình thực tế ở Việt Nam, các thế lực thù địch cho rằng muốn
lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa "trước hết và chủ yếu bằng diễn biến hòa bình, nhưng sẽ
không thắng được Việt Nam nếu chỉ thực hiện bằng diễn biến hòa bình như đã làm ở
Đông Âu và Liên Xô mà phải kết hợp diễn biến hòa bình với bạo loạn lật đổ". Quá trình
thực hiện diễn biến hòa bình cũng chính là quá trình hình thành và tạo ra điều kiện, thời
cơ để bạo loạn lật đổ. Thực hiện thành công bạo loạn lật đổ sẽ đạt được mục tiêu chiến
lược phản cách mạng của địch là xoá bỏ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Vì vậy, thời gian
qua, cùng với đẩy mạnh diễn biến hòa bình chống phá ta toàn diện, chúng ráo riết tiến
hành các hoạt động lôi kéo, tập hợp lực lượng, chuẩn bị ngọn cờ, đưa lực lượng vũ trang
phản động người Việt lưu vong xâm nhập về nước, kích động mâu thuẫn, tạo ngòi nổ gây
bạo loạn lật đổ. Tuy nhiên chúng ta đã nhanh chóng đập tan âm mưu của địch gây bạo
loạn lật đổ ở Thành phố Hồ Chí Minh ngày 6 tháng 3 năm 1993 và chủ động, cảnh giác,
giải quyết kịp thời một số vụ khiếu kiện, gây rối mang màu sắc chính trị như vụ chùa
Linh Sơn - Vũng Tàu (1993), vụ gây rối của các phần tử lợi dụng đạo Phật ở Huế (1993),
vụ khiếu kiện ở Đông Anh, Thái Bình (1997). Đặc biệt chúng ta đã tập trung giải quyết

kịp thời vụ bạo loạn chính trị ở Tây Nguyên năm 2001 và 2004, không để địch có cơ hội
lợi dụng kích động để biến thành các cuộc bạo loạn lật đổ.


Vụ bạo loạn chính trị ở Tây Nguyên năm 2001 do các phần tử phản động người dân
tộc thiểu số ở Tây Nguyên cầm đầu (được sự hậu thuẫn của bọn phản động người Việt
lưu vong), xảy ra ở các tỉnh Gia Lai, Đắc Lắk, Kon Tum. Từ 28 tháng 1 đến 7 tháng 2
năm 2001, bọn phản động đã lợi dụng việc ta bắt giữ 2 tên Bon và JDan truyền đạo Tin
Lành trái phép để kích động quần chúng tụ tập biểu tình chống đối với quy mô lớn hòng
gây áp lực, ép chính quyền chấp nhận yêu sách chính trị, âm mưu dựng lên nhà
nước Đề Ga tự trị ở Tây Nguyên. Cụ thể: tại Gia Lai, ngày 31 tháng 1 năm 2001, có
khoảng 200 người ở 6 xã thuộc huyện Chư Prông biểu tình bao vây trụ sở ủy ban huyện;
ngày 2 tháng 2 năm 2001, có khoảng 5.000 tín đồ Tin Lành Đề Ga thuộc 6 huyện và
thành phố Plâycu kéo đến bao vây Tỉnh ủy và ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai (chúng yêu
sách đòi thả 2 tên Bon và JDan, trương áp phích, hô khẩu hiệu: "Đất Tây Nguyên trả cho
người Tây Nguyên", "ủng hộ tổng thống Ksor Kơk", "Thành lập nhà nước Đề Ga tự trị";
đập phá tường rào, dùng gậy gộc, gạch đá đánh lại công an, bắt giữ cả đồng chí Giám đốc
Sở Văn hoá...); ngày 4 tháng 2 năm 2001, tiếp tục có khoảng 400 tín đồ Tin Lành tập
trung ở thị trấn Phú Thiện. Tại Đăk Lăk, trưa ngày 2 tháng 2 năm 2001, có khoảng 350
người

huyện
Ea
Sup
ngồi
trên
21
xe
công
nông

kéo về Buôn Ma Thuột để biểu tình; ngày 5 tháng 2 năm 2001, có khoảng 500 người tụ
tập, bao vây ủy ban thị trấn, bưu điện huyện, ủy ban nhân dân huyện Ea HLeo; ngày 6
tháng 2 năm 2001, tại các xã Ea Son, Ea HLeo, DLô Giang, có khoảng 250 người tụ tập
mang theo gậy gộc giáo mác định kéo về huyện Ea HLeo để biểu tình; trưa ngày 6 tháng
2 năm 2001, khoảng 500 người mang theo biểu ngữ, cờ Đề Ga, kéo về trung tâm huyện
Ea HLeo, hô khẩu hiệu đòi: "Người Kinh trả lại đất cho nước Đề Ga tự trị chúng tôi",
"Nhà nước Đề Ga độc lập". Tại Kon Tum, trong các ngày 2 và 3 tháng 2 năm 2001, có
hàng trăm người tụ tập ở huyện Đăk Glei biểu tình, yêu sách đòi Nhà nước cấp một phần
đất cho nhà nước Đề Ga, đòi ta thả những người bị bắt. Trong thời gian trên, Tổng lãnh
sự Mỹ tại thành phố Hồ Chí Minh đã hai lần gọi điện thoại cho tỉnh Gia Lai, yêu cầu trả
lời lý do bắt giữ và tình hình sức khoẻ của hai tên bị bắt. Họ còn đề nghị đứng ra làm
trung gian hoà giải tình hình ở Gia Lai.
Trước âm mưu và thủ đoạn hoạt động xảo quyệt của các đối tượng phản động; được
sự chỉ đạo chặt chẽ, kịp thời của Trung ương, sự hỗ trợ, chi viện của lực lượng vũ trang
Quân khu 5, Quân đoàn 3; cấp ủy, chính quyền các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk đã
huy động, phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng, kiên trì tuyên truyền thuyết
phục quần chúng nhân dân, phân hoá, vạch mặt, trấn áp bọn phản động chủ mưu, cầm
đầu. Kết quả ta đã giải tán được các cuộc biểu tình, ngăn chặn âm mưu gây bạo loạn lật
đổ của địch. Các địa phương tích cực triển khai nhiều biện pháp nhằm ổn định tình hình
các mặt trên địa bàn.
Vụ bạo loạn chính trị ở Tây Nguyên năm 2004 xẩy ra trong 2 ngày là ngày 10 và 11
tháng 4 năm 2004. Được sự chỉ đạo của bọn phản động ở nước ngoài, bọn phản động
trong nước lợi dụng người dân tộc thiểu số đã kích động, lôi kéo, khống chế, mua chuộc
đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên gây rối, biểu tình tại 67 buôn, làng thuộc 39 xã,
thị trấn thuộc 11 huyện và 2 thành phố của 3 tỉnh Gia Lai, Đăk Lăk và Đăk Nông (Đăk
Lăk có 30 buôn thuộc 18 xã/3 huyện, thành phố; Đăk Nông có 04 buôn thuộc 2 xã/1


huyện; Gia Lai có 33 buôn thuộc 19 xã/07 huyện). Số lượng người tham gia biểu tình
khoảng 7.700 người (tỉnh Đăk Lăk có 3.500 người, tỉnh Gia Lai có 4.000 người và tỉnh

Đăk Nông có 200 người), chủ yếu là đồng bào thuộc dân tộc Gia Lai và Ê Đê.
Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ, của Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, Bộ Quốc
phòng, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Quân khu 5, Tỉnh ủy, ủy ban nhân dân của 4 tỉnh
Tây Nguyên đã có các biện pháp triển khai nhanh trong ngày 9 tháng 4 năm 2004 từ nội
địa đến biên giới và phối hợp với lực lượng bảo vệ biên giới của Cămpuchia tổ chức lực
lượng, sử dụng phương tiện, phối hợp làm tốt công tác vận động quần chúng, xử lý tình
hình nhanh và có hiệu quả. Đến 18 giờ ngày 11 tháng 4 năm 2004, ta đã kiểm soát được
toàn bộ tình hình ở tất cả các điểm bạo loạn. Đến 12 giờ ngày 12 tháng 4 năm 2004 tình
hình cơ bản đã trở lại bình thường.
Từ khái quát tình hình trên đây về diễn biến hòa bình và bạo loạn lật đổ của chủ nghĩa
đế quốc nhằm chống chủ nghĩa xã hội và trực tiếp chống nước ta trong thời gian qua, có
thể rút ra một số nhận xét sau:
Một là, bạo loạn lật đổ đã được chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch sử dụng để
chống phá chủ nghĩa xã hội trên thế giới. Bạo loạn lật đổ là một bộ phận của chiến lược
toàn cầu phản cách mạng, là hình thức bạo lực và là biện pháp hỗ trợ đắc lực cho chiến
lược diễn biến hòa bình nhằm chống phá ta toàn diện, là một cơ sở cho hành động can
thiệp bằng quân sự từ bên ngoài vào ở mức độ khác nhau của chủ nghĩa đế quốc và các
thế lực thù địch.
Hai là, bạo loạn lật đổ có thể xảy ra ở mọi nơi trên đất nước nhưng tập trung có trọng
điểm ở vùng đô thị, vùng dân tộc, tôn giáo phức tạp. Bạo loạn lật đổ có thể phát triển từ
các vụ biểu tình gây rối, bắt đầu từ các vụ tập kích vũ trang bộ phận của địch nhằm kích
động rồi phát triển rộng ra, hoặc kết hợp bạo loạn không có vũ trang với bạo loạn có vũ
trang. Từ bạo loạn lật đổ có thể dẫn tới nội chiến hoặc kéo theo sự can thiệp vũ trang của
chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch gây chiến tranh cục bộ hoặc chiến tranh xâm
lược lớn.
Ba là, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch rất chú trọng lợi dụng vấn đề dân chủ,
nhân quyền, tôn giáo, dân tộc để chống Việt Nam. Những diễn biến rất phức tạp của tình
hình di cư tự do, tuyên truyền phát triển đạo trái phép trên địa bàn Tây Bắc và Tây Nguyên
trong thời gian gần đây là nằm trong ý đồ "Tin Lành hoá" người dân tộc của địch. Thông
qua đó, chúng tập hợp lực lượng, kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan, đòi thành lập

"Vương quốc tự trị của người H'Mông" ở Tây Bắc, "Nhà nước Đề Ga tự trị" ở Tây
Nguyên. Từ những diễn biến phức tạp về tình hình an ninh chính trị trên địa bàn Tây Bắc
và Tây Nguyên thời gian qua cho thấy đây là những địa bàn trọng điểm địch thực hiện diễn
biến hòa bình, bạo loạn lật đổ. Đặc biệt sự kiện xảy ra ở Tây Nguyên năm 2001, 2004 vừa
qua có thể được coi là vụ bạo loạn mang màu sắc chính trị, là bước tập dượt để chuẩn bị
cho các hoạt động chính trị với qui mô lớn hơn, tính chất quyết liệt, phức tạp hơn trên các
địa bàn biên giới trọng điểm.


II. Quá trình chống bạo loạn
ở các tỉnh biên giới Tây Bắc
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, Tây Bắc đã có nhiều tên gọi khác
nhau như lộ Đà Giang, trấn Thiên Hưng (thời Trần), xứ Hưng Hoá, trấn Hưng Hoá (thời
Lê), tỉnh Hưng Hoá (thời Nguyễn). Ngày nay, Tây Bắc bao gồm các tỉnh Lai Châu, Điện
Biên, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái. Trong đó, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La và Lào Cai là 3
tỉnh biên giới.
Thời phong kiến các tù trưởng, hào trưởng địa phương thường lợi dụng địa bàn Tây
Bắc xa xôi, hiểm trở, đi lại khó khăn để nổi dậy, cát cứ chống lại chính quyền triều đình
phong kiến trung ương. Điển hình như thời Lý có cuộc nổi loạn của Tuệ Nguyên ở vùng
Lào Cai, Yên Bái năm 1033 và của thủ lĩnh Lâm Tây (Đà Giang) năm 1037. Thời Trần có
cuộc nổi loạn của viên thổ tù Lộ Đà Giang là Trịnh Giác Mật năm 1280, cuộc nổi loạn
của một tộc người Thái gọi là Man Ngưu Hống từ năm 1327 đến năm 1329. Thời Lê có
cuộc nổi loạn của Đèo Cát Hãn ở Mường Lễ (Lai Châu) từ năm 1431 đến năm 1432,
cuộc nổi loạn của một viên thủ lĩnh họ Cầm ở vùng Gia Hưng (nay là đất Sơn La) năm
1439... Các triều đại phong kiến Việt Nam đã rất chú trọng kết hợp biện pháp "nhu" với
"cương" để chống những thế lực phản động địa phương cát cứ, gây bạo loạn, giữ vững
biên cương, bảo tồn sự thống nhất đất nước. Biện pháp "nhu" là cách triều đình dùng
chính sách mềm dẻo như ban chức quan, duy trì chế độ "thế tập", gả con gái cho các thủ
lĩnh miền núi, cử những viên quan tài giỏi đến cùng cai quản đất đai và dân cư, ngăn
ngừa hành động phản loạn ở vùng biên giới. Khi phát hiện có hành động phản loạn, trước

tiên dùng "phủ dụ" sau đó mới "trấn áp" như trường hợp Trần Nhật Duật thuyết phục
được Trịnh Giác Mật (năm 1280). Biện pháp "cương" là cách triều đình dùng sức mạnh
quân sự, sử dụng quân đội triều đình kết hợp thổ binh của các thủ lĩnh trung thành vùng
biên giới, kiên quyết trấn áp, đập tan lực lượng phản loạn. Lịch sử còn ghi lại trường hợp
vua Lê Thái Tổ đích thân cầm quân ngược sông Đà đánh tan hành động nổi loạn của Đèo
Cát Hãn ở Mường Lễ rồi đổi đất ấy thành châu Phục Lễ (Lai Châu). Trên đường trở về,
nhà vua đã soạn bài văn bia khắc vào vách núi Hào Tráng (Hoà Bình) ghi lại chuyến
"Tây chinh" dẹp phản loạn và nhắc nhở cho đời sau về phương lược công việc biên
phòng gắn liền với sự "cửu an", "trường tồn" của xã tắc.
"Biên phòng tất khéo mưu phương lược
Xã tắc nên trù kế cửu an...".
Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã tiến hành cuộc Cách mạng tháng Tám thành
công, lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Nhưng sau đó chúng ta phải liên tiếp tiến
hành hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ giành độc lập dân tộc. Thời kỳ này
nhiệm vụ chung của cả nước là tiến hành cuộc chiến tranh giải phóng, nhưng ở từng địa
phương, hoặc ở những khu căn cứ kháng chiến, vùng giải phóng lại đồng thời tiến hành
nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ, trong đó có nhiệm vụ đấu tranh chống âm mưu gây bạo
loạn, phá hoại hậu phương của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Trong bối cảnh đó, trên địa


bàn các tỉnh biên giới Tây Bắc đã phải tiến hành cuộc đấu tranh chống địch lợi dụng bọn
phản động trong các dân tộc ít người gây bạo loạn chống phá cách mạng.
Quá trình xâm lược nước ta đến năm 1945, thực dân Pháp đã đặc biệt coi trọng chính
sách "chia để trị". Chúng sử dụng bọn phản động người địa phương lập ra bộ máy cai trị,
tìm mọi cách chia rẽ các dân tộc, dòng họ và thực hiện chính sách ngu dân để dễ bề cai
trị. Khi trở lại xâm lược nước ta lần thứ 2 (1945-1954), chúng chú trọng tập hợp bọn
phản cách mạng ở địa phương lập các xứ tự trị, chia nhỏ các vùng dân tộc thành căn cứ
chống phá cách mạng. Sau thắng lợi của chiến dịch Biên Giới (1950), Pháp đã liên tiếp
tung

nhiều
toán
biệt
kích
hỗn
hợp
vào vùng mới giải phóng phối hợp với bọn phản động trong các dân tộc ít người, kích
động quần chúng gây bạo loạn, phá hoại hậu phương kháng chiến. Trong giai đoạn này,
lực lượng vũ trang của ta vừa tham gia củng cố chính quyền cơ sở, vận động quần chúng
đẩy
mạnh
tăng
gia
sản
xuất;
vừa
tiến
hành
các
hoạt động chiến đấu, trấn áp bạo loạn, bảo vệ vùng mới giải phóng. Kết quả, ta đã phá tan
một
số
vụ
bạo loạn của địch nhằm phá hoại hậu phương kháng chiến, điển hình như vụ bạo loạn
trong
vùng
dân
tộc H'Mông ở Pha Long, Mường Khương (Lào Cai) năm 1950, vụ phỉ bạo loạn trong
vùng
dân

tộc
Nhắng ở Bát Sát (Lào Cai) năm 1952 do tên Cồ Sề Ngan chỉ huy....
Sau khi bị thất bại trong chiến dịch Điện Biên Phủ (năm 1954) và phải rút khỏi các
tỉnh biên giới Tây Bắc, thực dân Pháp đã đưa một số lớn bọn cầm đầu, tay sai phản động
cùng gia đình vào Nam, ra nước ngoài với mục đích chống phá cách mạng nước ta lâu
dài. Đồng thời, chúng chú trọng sử dụng tay sai trong tầng lớp trên, cung cấp vũ khí và
chỉ đạo bọn này cấu kết với đặc vụ, tàn quân Quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch, bọn
địa chủ, cường hào gian ác, phản cách mạng Trung Quốc chạy sang ẩn náu ở biên giới
nước ta để gây phỉ, tuyên truyền xưng vua, gây bạo loạn.
Đối với Mỹ, sau khi thế chân Pháp đã từng bước đẩy mạnh chiến tranh xâm lược ở
miền Nam và leo thang đánh phá miền Bắc. Đồng thời, để thực hiện âm mưu "chiến tranh
du kích trong lòng cộng sản", Mỹ đã tung hàng trăm toán gián điệp, biệt kích ra miền Bắc
tiến hành các hoạt động phá hoại, móc nối với bọn phản động, tuyên truyền chống đối,
lôi kéo kích động quần chúng gây phỉ, bạo loạn. Trên tuyến biên giới Việt - Lào nói
chung, Tây Bắc nói riêng, Mỹ và bọn phản động Lào xây dựng một số căn cứ phỉ trên đất
Lào đối diện với các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Thanh Hoá, Nghệ An. Chúng sử dụng "lực
lượng đặc biệt" của Vàng Pao để tăng cường các hoạt động chống phá dọc hành lang biên
giới hai nước. Một số tên phản động trong dân tộc ở Việt Nam chạy sang Lào như Bạc
Cầm Qúy, Bang Tá Khôi, Bang Tá Dúi... được sự hỗ trợ của Mỹ và bọn phản động Lào
đã tăng cường tổ chức đường dây liên lạc sang địa bàn biên phòng, cấu kết với bọn phản
động địa phương tiến hành các hoạt động phá hoại, tuyên truyền "giải phóng Tây Bắc",
"lập xứ Thái, H'Mông tự trị" để kích động gây bạo loạn, hoặc tuyên truyền lôi kéo dân ta
qua Lào "đón vua", gây mất ổn định chính trị trên địa bàn biên giới.


Trước âm mưu, thủ đoạn chống phá của địch, ngày 3 tháng 3 năm 1959, lực lượng
Công an Nhân dân Vũ trang (nay là Bộ đội Biên phòng) được thành lập, đáp ứng yêu cầu,
nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới quốc gia, bảo vệ hậu phương
miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Trên các tỉnh biên giới Tây Bắc, lực lượng Công an Nhân dân
Vũ trang đã nhanh chóng được kiện toàn về tổ chức, triển khai bố trí lực lượng và tiến

hành các hoạt động bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia, trong đó có mặt hoạt
động tham gia đấu tranh chống phỉ, gián điệp, biệt kích và bọn phản động âm mưu gây
bạo loạn. Đây là cuộc đấu tranh nghiệp vụ, chính trị, vũ trang rất phức tạp và quyết liệt
nhằm giữ dân, giành dân, ngăn ngừa và đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn gây bạo loạn, phá
hoại hậu phương của địch.
Quán triệt và vận dụng quan điểm, chủ trương của Đảng trong đấu tranh chống phản
cách mạng là cảnh giác, kiên quyết, thận trọng, không để lọt kẻ địch, không làm oan người
ngay, kết hợp trấn áp với khoan hồng, trừng trị với giáo dục cải tạo. Trong đấu tranh chống
bạo loạn, lực lượng biên phòng các tỉnh biên giới Tây Bắc đã lấy vận động chính trị là
chính kết hợp với các biện pháp quân sự làm hỗ trợ; tích cực tham gia vào các cuộc vận
động cải cách dân chủ, xây dựng và củng cố cơ sở chính trị địa phương vững mạnh, vận
động nhân dân định canh, định cư, đẩy mạnh sản xuất, nâng cao mức sống. Lực lượng biên
phòng các tỉnh biên giới Tây Bắc cũng đã kết hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền, lực
lượng vũ trang địa phương giải quyết kịp thời nhiều vụ mâu thuẫn, xung đột giữa các dân
tộc, dòng họ do âm mưu chia rẽ của bọn đế quốc, phản động gây nên. Đồng thời, Bộ đội
Biên phòng cũng đã phối hợp cùng các lực lượng tiến hành truy quét biệt kích, thám báo;
ngăn chặn các vụ xưng vua, đập tan các vụ bạo loạn, bảo vệ nhân dân, bảo vệ chính quyền,
giữ gìn ổn định và xây dựng tình đoàn kết, hữu nghị biên giới với Lào và Trung Quốc.
Thực tế trong giai đoạn này, lực lượng biên phòng cả nước nói chung, ở tuyến biên giới
Tây Bắc nói riêng đã góp phần ngăn chặn, đập tan nhiều vụ bạo loạn, âm mưu lật đổ chính
quyền của ta trên địa bàn biên giới. Điển hình như vụ bạo loạn Hồ Thầu (huyện Phong
Thổ, tỉnh Lai Châu) từ ngày 9 đến ngày 25 tháng 1 năm 1959 do bọn phản động từ Trung
Quốc chạy sang kết hợp với bọn phản động trong dân tộc ít người gây lên. Bọn chúng có
âm mưu cướp chính quyền ở xã Hồ Thầu, lấy đó làm căn cứ đánh vào Bình Lư, Tam
Đường, chiếm huyện lỵ, lập "xứ Thái tự trị". Vụ bạo loạn Dào San do các tên Cao Dìn Phà
dân tộc Pu Lao, Hoàng Thân Sìn dân tộc Hán (từ Trung Quốc sang) và Giàng Chư Chung
(dân tộc Lô Lô) cầm đầu, xảy ra ở xã Dào San (huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu) từ ngày 1
tháng 3 đến cuối tháng 5 năm 1959. Âm mưu của chúng là lật đổ chính quyền huyện
Phong Thổ, chiếm giữ toàn huyện, lập căn cứ làm bàn đạp đánh chiếm huyện khác. Vụ bạo
loạn ở Đồng Văn do bọn phản động trong dân tộc H'Mông cấu kết với bọn đặc vụ Tưởng

Giới Thạch gây ra tại huyện Đồng Văn từ ngày 25 tháng 11 năm 1959 đến ngày 20 tháng
01 năm 1960. Trong vụ bạo loạn này, bọn phản động đã tập hợp được trên một ngàn tên
phỉ, gần 200 đặc vụ Quốc dân đảng, lôi kéo hàng ngàn dân, đánh chiếm ở nhiều nơi thuộc
15 trong tổng số 22 xã của huyện Đồng Văn.
Nghiên cứu quá trình chống bạo loạn của ta và hoạt động của Bộ đội Biên phòng các
tỉnh biên giới Tây Bắc tham gia chống bạo loạn trong thời kỳ này cho thấy muốn chống


bạo loạn thắng lợi phải phát huy tốt vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa
phương, dựa vào quần chúng, kết hợp vận động quần chúng với công tác nghiệp vụ, quân
sự. Đồng thời, phải kết hợp chặt chẽ giữa phòng ngừa và trấn áp, trong trấn áp phải kết
hợp giữa dân vận, địch vận với tác chiến quân sự, lấy dân vận làm chủ yếu để kêu gọi,
vận động quần chúng bị lôi kéo trở về. Các mặt hoạt động cụ thể của Bộ đội Biên phòng
tham gia chống bạo loạn trong giai đoạn này là:
Tham gia xây dựng, củng cố cơ sở chính trị địa phương vững mạnh, xây dựng, phát
triển kinh tế, văn hoá xã hội vùng biên giới.
Tiến hành công tác vận động quần chúng, tranh thủ lòng dân, làm cho dân thấy rõ âm
mưu của địch, tách dân ra khỏi âm mưu chia rẽ, kích động lôi kéo của địch. Vận động
nhân dân không che giấu, tiếp tế cho bọn phản động. Tổ chức nhân dân giúp đỡ bộ đội,
công an trấn áp bạo loạn.
Kết hợp biện pháp trinh sát với các biện pháp nghiệp vụ khác nắm âm mưu, kế hoạch
bạo loạn của địch. Trên cơ sở đó tham mưu cho địa phương và cùng các lực lượng khác
xây dựng kế hoạch, phương án chống bạo loạn.
Tổ chức lực lượng cùng quân đội, công an tiến hành các hoạt động trấn áp, tiêu diệt
bọn chủ mưu cầm đầu, lực lượng vũ trang phản động làm tan rã lực lượng bạo loạn của
địch.
Thời kỳ từ năm 1975
Sau thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mùa xuân năm 1975,
cả nước ta bước vào thời kỳ mới với hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng chủ nghĩa xã
hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Bị thất bại hoàn toàn trong chiến tranh xâm lược Việt Nam nhưng đế quốc Mỹ và các
thế lực thù địch vẫn chưa từ bỏ âm mưu chống phá sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta.
Đặc biệt, từ năm 1990 trở lại đây, trên địa bàn Tây Bắc, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực
thù địch đã ráo riết lợi dụng vấn đề dân tộc gắn với hoạt động tuyên truyền phát triển đạo
trái phép nhằm lôi kéo, tập hợp lực lượng, kích động mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, tạo
nên sự mất ổn định, từng bước đòi ly khai, gây rối, gây bạo loạn, tạo thời cơ cho chúng can
thiệp vào nội bộ đất nước ta. Đó là thủ đoạn thâm độc và xảo quyệt trong chiến lược chống
phá chủ nghĩa xã hội của chúng ở Việt Nam.
Hoạt động của ta chống bạo loạn lật đổ trên các tỉnh biên giới Tây Bắc thời gian qua
tập trung vào việc ngăn ngừa bạo loạn lật đổ mà trọng tâm là ổn định tình hình dân di cư,
chống truyền đạo trái phép, không để những mâu thuẫn nội bộ phát sinh làm ngòi nổ cho
bạo loạn lật đổ. Tỉnh ủy, ủy ban nhân dân các tỉnh biên giới Tây Bắc đã chỉ đạo phối hợp
các lực lượng mở nhiều đợt vận động, củng cố xây dựng vùng cao xung yếu. Bộ đội Biên
phòng phát huy vai trò là một lực lượng nòng cốt trong quản lý, bảo vệ chủ quyền an
ninh biên giới đã tích cực tham gia xây dựng, củng cố cơ sở Đảng, chính quyền, đoàn thể
ở các xã trọng điểm, xây dựng thế trận lòng dân, nền quốc phòng toàn dân, thế trận an
ninh nhân dân và thế trận biên phòng toàn dân vững chắc. Bộ đội Biên phòng đã mở
nhiều chuyên án đấu tranh có hiệu quả với các đối tượng truyền đạo trái phép, vi phạm
pháp luật và tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương giải quyết kịp thời các tụ


điểm, điểm nóng trên những địa bàn trọng điểm không để dẫn đến gây rối, gây bạo loạn
lật đổ. Đời sống nhân dân các dân tộc biên giới từng bước được nâng cao. Tình hình an
ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn cơ bản được giữ vững.
Thực tế, địch chưa gây được bạo loạn lật đổ ở khu vực này nhưng những diễn biến
phức tạp của tình hình phát triển đạo Tin Lành trong vùng đồng bào dân tộc H'Mông và
việc di cư hàng loạt người H'Mông đến khu vực biên giới tỉnh Lai Châu là nằm trong âm
mưu lôi kéo kích động người H'Mông đòi ly khai, thành lập "Vương quốc tự trị của
người H'Mông" trong lòng các quốc gia cộng sản (Việt Nam, Trung Quốc, Lào). Do đó,
có thể thấy rằng địa bàn Tây Bắc, trọng điểm là tỉnh Lai Châu đã và đang tiềm ẩn nguy

cơ bùng nổ một cuộc bạo loạn lật đổ mà ngòi nổ của nó là xuất phát từ vấn đề dân tộc,
tôn giáo.
Từ nghiên cứu về quá trình chống bạo loạn lật đổ trên các tỉnh biên giới Tây Bắc, rút
ra một số vấn đề sau.
Một là, trong thực tiễn lịch sử, trên khu vực này đã xảy ra nhiều vụ bạo loạn với quy
mô khác nhau. Mục đích bạo loạn thường gắn với vấn đề ly khai dân tộc. Đối tượng cầm
đầu thường là bọn phản động trong dân tộc thiểu số và quần chúng bị kích động tham gia
chủ yếu là đồng bào dân tộc. Trong đó, người H'Mông thường dễ bị kích động nhất. Vì
vậy, bạo loạn lật đổ nếu xảy ra có thể sẽ tập trung chủ yếu ở vùng có đông người H'Mông
sinh sống.
Hai là, thời gian qua việc tuyên truyền phát triển đạo Tin Lành trái phép phát triển
mạnh gắn với việc di cư hàng loạt người H'Mông ra khu vực biên giới của Lai Châu là
nằm trong ý đồ tập trung lực lượng của địch. Vì vậy, nếu bạo loạn lật đổ xảy ra thì Lai
Châu có thể sẽ là địa bàn trọng điểm. Quy mô bạo loạn lật đổ sẽ lớn hơn, tính chất bạo
loạn lật đổ sẽ phức tạp, quyết liệt hơn so với các cuộc bạo loạn trước đó.
Ba là, trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn lịch sử, ta có thể khẳng định rằng: có bạo loạn
lật đổ tất có chống bạo loạn lật đổ. Xưa kia, cha ông ta chống bạo loạn chủ yếu bằng
quân đội chính quy của triều đình. Ngày nay, trong mỗi khu vực phòng thủ được xây
dựng vững chắc của ta sẽ có nhiều lực lượng tại chỗ cùng tham gia chống bạo loạn lật đổ.
Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy càng có nhiều lực lượng tham gia càng dễ dẫn đến chồng
chéo. Nếu không có cơ chế lãnh đạo, chỉ huy thống nhất và không phân định rõ chức
năng, nhiệm vụ, nguyên tắc, nội dung, phương pháp tham gia của từng lực lượng sẽ
không thể tạo ra được sức mạnh tổng hợp để chống bạo loạn lật đổ thắng lợi. Vì vậy, việc
nghiên cứu về hoạt động của từng lực lượng (trong đó có Bộ đội Biên phòng) tham gia
chống bạo loạn lật đổ là một yêu cầu cấp thiết trong tình hình hiện nay.
Bốn là, hoạt động của Bộ đội Biên phòng các tỉnh biên giới Tây Bắc tham gia chống
bạo loạn lật đổ đã gắn với thực tiễn đấu tranh của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta
chống diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ và đã thu được những kết quả nhất định. Tuy
nhiên, trước những dự báo về khả năng gây bạo loạn lật đổ của địch trên địa bàn, đòi hỏi
Bộ đội Biên phòng cần tiến hành các hoạt động có hiệu quả để góp phần cùng các lực

lượng khác ngăn ngừa và dập tắt kịp thời bạo loạn lật đổ của địch.


Chương 2
những yếu tố chi phối,
tác động đến bộ đội biên phòng tham gia chống bạo loạn lật đổ trong khu vực phòng
thủ tỉnh
biên giới tây bắc
I. Đặc điểm địa bàn biên giới tây bắc
1. Địa lý tự nhiên
Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai là 4 tỉnh biên giới Tây Bắc Việt Nam có đường
biên giới phía Tây với nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào dài 612km và đường biên
giới phía Bắc với nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa dài 512km. Tây Bắc có 86 xã,
phường, thị trấn giáp biên.
Các tỉnh biên giới Tây Bắc có diện tích khoảng gần 40.000km 2 (gần bằng 1/8 diện
tích cả nước). Đây là vùng rừng núi có địa thế hiểm trở với nhiều núi cao, rừng rậm, địa
hình bị chia cắt phức tạp bởi nhiều sông, suối lớn nhỏ. Khí hậu ở đây có hai mùa rõ rệt,
mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9 và mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Mùa
mưa thường có lũ lụt, giao thông dễ bị chia cắt do núi bị sụt, lở. Mùa khô, thời tiết giá
rét, nhiều sương mù, có nơi thuộc vùng núi cao nhiệt độ xuống dưới 0 0C. Những đặc
điểm về địa hình, khí hậu thời tiết trên đây tạo thuận lợi cho địch xâm nhập, ẩn náu, xây
dựng cơ sở, tổ chức lực lượng gây bạo loạn lật đổ. Đồng thời, cũng gây nhiều khó khăn
cho ta trong công tác quản lý, bảo vệ biên giới, nắm tình hình, trấn áp bạo loạn lật đổ.
2. Dân cư
Các tỉnh biên giới Tây Bắc có khoảng 2 triệu dân. Trong đó, ở khu vực biên giới có
59.030 hộ, 320.166 khẩu, gồm 22 dân tộc khác nhau, đông nhất là dân tộc H'Mông,
chiếm khoảng 32,64%; dân tộc Thái, khoảng 19,67% và dân tộc Kinh, khoảng 16,68%.
Mật độ dân cư thấp, trung bình khoảng 50 người/km 2 và phân bố không đều. Đặc biệt là
ở vùng cao biên giới các huyện Mường Tè, Phong Thổ (tỉnh Lai Châu), nhiều nơi hầu
như chưa có dân sinh sống. Đó cũng là một điều kiện thuận lợi để dân di cư tự do ra khu

vực biên giới. Những năm gần đây, do thực hiện một số dự án phát triển kinh tế, xã hội
nên việc phân bố dân cư ở khu vực này đã được điều chỉnh một phần. Tuy nhiên, tình
trạng di cư ồ ạt của người H'Mông đến địa bàn biên giới các huyện Mường Tè, Mường
Lay, tập trung vào một vài xã trọng điểm như xã Mường Toong (huyện Mường Tè), xã
Chà Cang, Chà Nưa (huyện Mường Lay) thời gian qua đã làm cho thành phần dân cư
giữa các dân tộc trên từng vùng, trong mỗi tỉnh có sự biến đổi lớn, gây phức tạp về tình
hình an ninh chính trị, đòi hỏi cần sớm có những giải pháp kịp thời ngăn chặn hoặc tổ


chức chặt chẽ việc di dân ra biên giới. Đồng thời, cần có những biện pháp hợp lý để ổn
định, quản lý các tụ điểm đang tập trung đông dân di cư hiện nay, không để phát sinh
thành các điểm nóng, ngòi nổ cho bạo loạn lật đổ.
Nhân dân các dân tộc ở Tây Bắc vốn có truyền thống đoàn kết gắn bó, cố kết với
cộng đồng các dân tộc Việt Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước. Người Thái, người
H'Mông ở Tây Bắc nhiều lần đứng lên đánh đuổi giặc cướp từ bên kia biên giới. Cuộc
chiến
đấu
của
người
phương
bắc
chống
lại
sự
săn
đuổi
của
bọn
phong
kiến

phương
Bắc,
cuối
thế
kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII còn để lại nhiều dấu tích ở các vùng biên cương Lai Châu,
Lào Cai. Từ khi có Đảng lãnh đạo, đồng bào các dân tộc đã hăng hái theo Đảng, theo
cách mạng trong đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như trong xây dựng đất nước. Tuy
nhiên, do hạn chế bởi điều kiện tự nhiên và lịch sử nên khoảng cách, sự chênh lệch về
các mặt so với miền xuôi còn rất lớn. Đời sống kinh tế còn khó khăn cùng với một số
những sai phạm, thiếu sót của cán bộ ta trong quá trình quản lý, điều hành đã làm cho
một bộ phận nhân dân bộc lộ tư tưởng hoài nghi, băn khoăn lo lắng. Đó chính là những
điều kiện thuận lợi cho kẻ địch lợi dụng tuyên truyền, lôi kéo, kích động quần chúng gây
rối, gây bạo loạn lật đổ.
3. Đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội
Những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách, đầu tư các
chương trình xây dựng, phát triển kinh tế xã hội cho miền núi, nhưng trên thực tế các
tỉnh biên giới Tây Bắc vẫn là những tỉnh nghèo, hàng năm trung ương vẫn phải trợ cấp
tới 50% ngân sách (Lai Châu trên 80%). Đời sống đồng bào các dân tộc trên biên giới
tuy đã được cải thiện một chút nhưng cũng còn rất nhiều khó khăn, số hộ thiếu đói hàng
năm phổ biến ở mức 30%-40%, có nơi tới 50%-60%. Tình trạng du canh, du cư, phá
rừng, đốt nương làm rẫy, hủy hoại môi trường không những chưa được khắc phục mà
còn có chiều hướng tăng lên cùng với dòng người di cư ra vùng biên giới phía Tây.
Trình độ dân trí thấp, cơ sở vật chất phục vụ cho văn hoá, y tế, giáo dục còn nghèo nàn,
thiếu thốn. Tây Bắc hiện còn 1/3 số bản ở khu vực biên giới chưa có lớp học. Tình trạng
mù chữ và tái mù chữ phát triển, tỷ lệ mù chữ cao là một trong những nguyên nhân làm
cho nhiều chủ trương, chính sách của Đảng chưa thực sự thâm nhập vào đời sống đồng
bào các dân tộc. Một số chủ trương, chính sách bị hiểu sai, vận dụng không đúng, như
chính sách tự do tín ngưỡng được người dân hiểu rằng muốn truyền đạo hay theo đạo là
quyền của họ, không cần biết có đúng pháp luật hay không. Vì vậy, họ dễ bị những thế
lực phản động lôi kéo, dụ dỗ theo đạo.

Mỗi dân tộc trên biên giới Tây Bắc đều có bản sắc văn hoá truyền thống và phong tục
tập quán riêng. Vai trò của già làng, trưởng bản, trưởng tộc, trưởng họ được phát huy rất
cao. Tình cảm huyết thống, dân tộc, dòng tộc, dòng họ được coi trọng, có lúc còn hơn ý
thức về quốc gia, quốc giới. Quá trình xây dựng cuộc sống mới, nhiều phong tục, hủ tục,
tập quán lạc hậu đã được vận động xoá bỏ, nhưng mấy năm gần đây, cùng với tình trạng
di cư, dịch cư có chiều hướng phát triển quay trở lại. Đồng bào dân tộc có đặc điểm là
trung thực, thẳng thắn, thật thà, dễ tin, dễ nghe, cần cù, chịu khó nhưng hay mặc cảm
định kiến. Đặc biệt là đồng bào dân tộc H'Mông, sống ở vùng núi cao, sinh hoạt tự cung,


tự cấp nên còn khó khăn về nhiều mặt. Tuy nhiên, người H'Mông có tình cảm huyết
thống, dân tộc, dòng họ sâu sắc cả trong và ngoài biên giới. Họ có mối quan hệ cộng
đồng chặt chẽ với người H'Mông ở nước ngoài (Lào, Trung Quốc, Thái Lan, Mỹ,
Pháp...). Người H'Mông có nhiều phong tục, tập quán lạc hậu, thường hay tự ti, mặc
cảm... Vì vậy, họ rất dễ bị địch lôi kéo, kích động đòi xưng vua, đón vua, ly khai, thành
lập quốc gia người H'Mông độc lập. Đặc điểm này cần được chú ý trong đấu tranh chống
bạo loạn lật đổ và có những giải pháp thích hợp đối với người H'Mông.
II. quan điểm, phương châm chỉ đạo
của đảng chống bạo loạn lật đổ
1. Quan điểm
- Chống diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên
hiện nay cũng như trong cả thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Chống diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ là nhiệm vụ trọng yếu, cấp bách vì xuất
phát từ ý đồ chiến lược của địch mưu toan xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta
ngay trong những năm trước mắt. Đó là chặng đường đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện
đại hoá để đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Chặng
đường đó được tiến hành trong bối cảnh quốc tế và khu vực tiếp tục có những biến động
phức tạp, đầy bất trắc khó lường; những khó khăn và thuận lợi, cơ hội và thách thức đan
xen nhau, cùng tác động mạnh mẽ đến quá trình đổi mới xây dựng đất nước. Trong khi
đó, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đang điều chỉnh chiến lược, biện pháp,

thủ đoạn chống phá, mưu toan triệt để lợi dụng mọi khó khăn, tồn tại, yếu kém, sơ hở
của ta để thực hiện diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ. Vì vậy, chống diễn biến hòa
bình, bạo loạn lật đổ là nhiệm vụ trọng yếu, cấp bách được đặt lên hàng đầu trong
nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Chống diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài trong cả
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Bởi vì, xây dựng chủ nghĩa xã hội bỏ qua
chế độ tư bản chủ nghĩa, tạo ra sự biến đổi về chất của xã hội trên tất cả mọi lĩnh vực là
sự nghiệp rất khó khăn phức tạp, tất yếu phải trải qua thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều
chặng đường, nhiều hình thức tổ chức kinh tế xã hội có tính chất quá độ. Đó cũng là quá
trình chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch tiếp tục tiến hành diễn biến hòa bình làm
chệch hướng xã hội chủ nghĩa hoặc lợi dụng các nhân tố mất ổn định bên trong để gây
bạo loạn lật đổ xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Vì vậy, chống diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ vừa là nhiệm vụ cấp bách trước mắt,
vừa thường xuyên, lâu dài, gắn đấu tranh đẩy lùi và khắc phục các nguy cơ bên trong với
đề phòng ngăn chặn chiến tranh xâm lược từ ngoài vào. Đây là một bộ phận của cuộc đấu
tranh giai cấp, dân tộc trong điều kiện mới. Kết quả của cuộc đấu tranh này sẽ góp phần
giải quyết triệt để vấn đề "ai thắng ai" giữa con đường độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội
với tư bản, lệ thuộc chủ nghĩa đế quốc ở Việt Nam.


Quán triệt quan điểm này vào chống bạo loạn lật đổ, cần nhận rõ bản chất, âm mưu,
thủ đoạn của các thế lực thù địch cũng như tính chất quyết liệt, phức tạp của cuộc đấu
tranh. Trên cơ sở đó, nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, quan điểm đấu tranh giai
cấp và tinh thần tự lực, tự cường dân tộc. Tránh chủ quan, mơ hồ, mất cảnh giác dẫn đến
bị động trước các tình huống.
- Chống diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ phải được kết hợp chặt chẽ với nhiệm vụ
sẵn sàng ứng phó với các tình huống phức tạp khác.
Diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ là một trong năm tình huống chiến lược đã được
Đảng ta xác định từ Hội nghị Trung ương 3 khoá VII (năm 1992). Các tình huống địch
tiến hành đều nhằm đạt tới mục tiêu là xoá bỏ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và có

mối quan hệ mật thiết với nhau, nhưng không nhất thiết phải diễn ra theo một trình tự
nhất định. Vì vậy, chống diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ phải được kết hợp chặt chẽ
với nhiệm vụ sẵn sàng ứng phó với các tình huống khác và phải thiết thực chuẩn bị về
mọi mặt, bảo đảm luôn chủ động, không bị bất ngờ.
Kết hợp giữa chống diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ với nhiệm vụ sẵn sàng ứng
phó với các tình huống khác là sự kết hợp toàn diện cả trong xây dựng và đấu tranh, cả
trong kế hoạch và hành động. Sự kết hợp này phải được thể hiện trong quy hoạch và kế
hoạch phát triển các lĩnh vực đời sống xã hội gắn với việc thực hiện nhiệm vụ quốc
phòng - an ninh ở tất cả các khâu, các bước hoạt động của các cấp, các ngành, từ trung
ương đến địa phương.
Quán triệt quan điểm này đòi hỏi chúng ta phải kết hợp chặt chẽ giữa chống diễn biến
hòa bình với chống bạo loạn lật đổ. Kẻ địch sẽ lợi dụng kết quả diễn biến hòa bình để gây
bạo loạn lật đổ. Vì vậy, chống diễn biến hòa bình tốt sẽ ngăn chặn dẫn đến xoá bỏ điều
kiện, thời cơ dẫn đến bạo loạn lật đổ. Ngược lại, chống bạo loạn lật đổ tốt sẽ củng cố kết
quả chống diễn biến hòa bình. Mặt khác, chống bạo loạn lật đổ không phải chỉ bằng việc
ngăn chặn trấn áp khi đã xảy ra mà phải lấy xây dựng cho ta thực sự vững mạnh toàn
diện làm cơ bản. Đồng thời, phải luôn nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, tập trung
chống bạo loạn lật đổ trên những địa bàn trọng điểm nhưng vẫn sẵn sàng chống bạo loạn
lật đổ trên các địa bàn hoặc tình huống khác có thể đồng thời xảy ra.
- Chống diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân,
toàn quân, của tất cả các cấp, các ngành, các đoàn thể dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Đây là quan điểm cơ bản chỉ đạo việc xây dựng và phát huy sức mạnh tổng hợp của ta
đấu tranh đánh bại âm mưu, thủ đoạn chống phá của địch. Địch chống phá ta toàn diện,
bằng nhiều biện pháp, thủ đoạn, trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Vì vậy, nếu ta không xác
định rõ chống diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân,
toàn quân sẽ có nhiều kẽ hở cho kẻ thù lợi dụng và không tạo được sức mạnh tổng hợp để
giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống bạo loạn lật đổ.
Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đều có trách nhiệm tham gia chống diễn biến hòa
bình, bạo loạn lật đổ trước hết là ở ngay địa phương, khu vực, ngành mình. Các lực lượng
tham gia chống bạo loạn lật đổ phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý và điều hành

tập trung của Nhà nước. Có như vậy mới thống nhất được quan điểm, lập trường, mục
tiêu, biện pháp hành động. Giữ vững và phát huy được vai trò lãnh đạo của Đảng, quản


lý, điều hành tập trung, thống nhất của Nhà nước là nhân tố quan trọng quyết định thắng
lợi của cuộc đấu tranh chống diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ.
Chống diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ phải sử dụng sức mạnh tổng hợp của nhiều
lực lượng tham gia, trong đó lấy quân đội và công an làm nòng cốt là vì kẻ địch đánh ta
bằng cả biện pháp quân sự và phi quân sự, cả công khai và bí mật. Do đó, có phát huy
được vai trò nòng cốt của quân đội, công an mới phát huy được sức mạnh toàn dân.
Ngược lại, có động viên, tổ chức được toàn dân tham gia chống diễn biến hòa bình, bạo
loạn lật đổ thì quân đội, công an mới hoàn thành được vai trò là lực lượng nòng cốt.
Chống bạo loạn lật đổ trên các tỉnh biên giới Tây Bắc trong điều kiện chúng ta còn
khó khăn nhiều mặt. Kẻ thù đang triệt để lợi dụng sự xa cách về địa lý, điều kiện kinh tế
khó khăn, trình độ dân trí thấp hòng lôi kéo, kích động các phần tử dân tộc cực đoan gây
bạo loạn lật đổ. Khi bạo loạn lật đổ xảy ra, sự chi viện của trung ương cho địa phương
cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, quán triệt quan điểm trên, cần nhận thức chống
bạo loạn lật đổ ở Tây Bắc chính là nhiệm vụ của cấp ủy Đảng, chính quyền, nhân dân các
dân tộc, các đoàn thể quần chúng, lực lượng vũ trang nhân dân địa phương. Mỗi cấp, mỗi
ngành, cơ quan, đơn vị phải có trách nhiệm chống diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ
trước hết ở ngay từng cấp, từng ngành, cơ quan, đơn vị. Đồng thời, tham gia xây dựng
củng cố thế trận quốc phòng - an ninh địa phương vững chắc, bảo đảm sẵn sàng đánh bại
âm mưu, thủ đoạn bạo loạn lật đổ của địch cũng như kịp thời đối phó với các tình huống
khác xảy ra.
2. Phương châm
Phương châm chỉ đạo đấu tranh chống diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ là: Tích
cực, chủ động ngăn ngừa, giữ vững bên trong; phát huy sức mạnh tổng hợp, tại chỗ của
toàn dân và hệ thống chính trị, tiến hành đấu tranh toàn diện, kết hợp biện pháp chính
trị với quân sự, lấy biện pháp chính trị là chính. Nếu bạo loạn lật đổ xảy ra, phải kiên
quyết chủ động trấn áp, đánh đúng lúc, đúng đối tượng, đúng bọn đầu sỏ, xử lý và giải

quyết hậu quả nhanh, không để lan rộng, kéo dài.
Phương châm chỉ đạo trên đây xuyên suốt toàn bộ cuộc đấu tranh chống diễn biến hòa
bình, bạo loạn lật đổ của địch ở nước ta hiện nay cũng như sau này. Chống bạo loạn lật
đổ trong khu vực phòng thủ tỉnh biên giới Tây Bắc là một bộ phận của cuộc đấu tranh
chống diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ trong cả nước, vì vậy cần quán triệt, vận dụng
sáng tạo phương châm đó vào điều kiện cụ thể ở từng địa bàn.
- Tích cực, chủ động ngăn ngừa, giữ vững bên trong
Các thế lực thù địch thực hiện diễn biến hòa bình kết hợp với bạo loạn lật đổ nên
thường lấy việc chống phá từ bên trong là chính, do bọn phản động trong nước tiến hành
và có sự chi viện hỗ trợ từ bên ngoài. Vì vậy, có giữ vững bên trong thì mới ngăn ngừa có
hiệu quả bạo loạn lật đổ. Xây dựng vững chắc bên trong nội bộ là nhân tố cơ bản quyết
định, là một giải pháp cơ bản để đấu tranh thắng lợi.
Tích cực, chủ động ngăn ngừa, giữ vững bên trong đối với các tỉnh biên giới Tây Bắc
là phải khắc phục tư tưởng cục bộ địa phương, bè phái, dân tộc chủ nghĩa, làm cho nội bộ


Đảng, chính quyền thực sự trong sạch, vững mạnh; củng cố vững chắc khối đại đoàn kết
đồng bào các dân tộc và giữ vững ổn định, đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hoá xã hội,
từng bước nâng cao đời sống của nhân dân. Đồng thời, phải chú trọng xây dựng, củng cố
lực lượng vũ trang nhân dân ở địa phương thực sự trong sạch, có bản chất cách mạng,
kiên định vững vàng, tinh thông nghiệp vụ, luôn là niềm tin, chỗ dựa của nhân dân về khả
năng bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chế độ.
Muốn giữ vững bên trong phải tích cực, chủ động đấu tranh khắc phục những thiếu
sót, sai lầm, khuyết điểm trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quản lý của Đảng,
chính quyền các cấp. Phát hiện sớm, sửa chữa những sai sót, điều chỉnh, bổ sung kịp thời
về chính sách và sự quản lý điều hành của các cấp, không để những sơ hở cho kẻ địch lợi
dụng, kích động quần chúng gây bạo loạn lật đổ. Mặt khác, phải chủ động phát hiện kịp
thời mọi hành động chuẩn bị bạo loạn lật đổ của địch để đề ra các chủ trương, giải pháp
đúng, ngăn chặn và đập tan bạo loạn lật đổ của địch ngay từ khi chưa xảy ra. Cần khắc
phục tư tưởng chỉ nặng về đấu tranh trấn áp mà coi nhẹ công tác phòng ngừa, ngăn chặn

bạo loạn lật đổ.
- Chống bạo loạn lật đổ phải toàn diện, bằng sức mạnh tổng hợp, tại chỗ của toàn
dân và cả hệ thống chính trị, kết hợp biện pháp chính trị với biện pháp quân sự, lấy biện
pháp chính trị là chính
Đây là sự vận dụng và phát triển quan điểm quần chúng "lấy dân làm gốc", chiến
tranh nhân dân của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh của Đảng ta trong tình
hình mới. Có chống bạo loạn lật đổ bằng nhiều biện pháp, huy động, tổ chức toàn dân
tham gia, lấy lực lượng vũ trang ba thứ quân và công an làm nòng cốt, mới tạo được sức
mạnh tổng hợp đập tan âm mưu, hành động của địch cả trước, trong và sau khi bạo loạn
lật đổ xảy ra.
Phát huy sức mạnh tổng hợp, tại chỗ là phải huy động được cao nhất các lực lượng
(cấp ủy, chính quyền, lực lượng vũ trang, công an, lực lượng các ban ngành, đoàn thể và
quần chúng tại chỗ, hậu cần tại chỗ) tham gia chống bạo loạn lật đổ. Cần kết hợp linh
hoạt nhiều biện pháp như kinh tế, chính trị, quân sự, lấy biện pháp chính trị là chính để
chống bạo loạn lật đổ một cách toàn diện. Tuy nhiên, khi địch sử dụng biện pháp quân sự
tiến hành bạo loạn lật đổ phải kiên quyết, kịp thời sử dụng lực lượng vũ trang của ta để
trấn áp, đập tan lực lượng vũ trang phản động và sẵn sàng đánh bại hành động can thiệp
bằng lực lượng quân sự của các thế lực thù địch (cần chú ý tránh mắc mưu khiêu khích
của địch). Phải kết hợp nhiều biện pháp mới bảo đảm đấu tranh toàn diện và huy động
được nhiều lực lượng tham gia, tạo ra sức mạnh tổng hợp trong chống bạo loạn lật đổ.
Cần tránh tư tưởng coi nhẹ biện pháp chính trị mà chỉ chú trọng biện pháp quân sự.
- Khi có nguy cơ hoặc xảy ra bạo loạn lật đổ, phải kiên quyết, chủ động trấn áp, đánh
đúng lúc, đúng đối tượng, trúng đầu sỏ; xử lý và giải quyết hậu quả nhanh, không để mở
rộng kéo dài
Khi có nguy cơ hoặc xảy ra bạo loạn lật đổ nghĩa là đứng trước sự mất còn của Đảng,
chính quyền, chế độ xã hội chủ nghĩa ở một địa phương, khu vực nhất định. Do vậy, đây
là cuộc đấu tranh "ai thắng ai" giữa ta và địch mà việc giải quyết nhanh, gọn bạo loạn lật


đổ sẽ hạn chế được tới mức thấp nhất thiệt hại về người và cơ sở vật chất kỹ thuật; khôi

phục sự ổn định và uy tín của Đảng, chính quyền; triệt tiêu được khả năng dẫn đến nội
chiến hoặc tạo cớ cho các thế lực nước ngoài can thiệp quân sự vào nước ta.
Khi phát hiện có nguy cơ xảy ra bạo loạn lật đổ, cần phân tích đánh giá đúng tình
hình, kịp thời sử dụng lực lượng tại chỗ và các biện pháp thích hợp để ngăn chặn, kiên
quyết không cho địch có thời gian tổ chức lực lượng hoặc điều chỉnh kế hoạch, biện pháp
tiến hành bạo loạn lật đổ.
Khi xảy ra bạo loạn lật đổ, cần phát huy cao nhất vai trò của cấp ủy Đảng, chính
quyền, đoàn thể ở địa phương tham gia chống bạo loạn lật đổ và phân biệt rõ mâu thuẫn
trong nội bộ nhân dân, mâu thuẫn địch ta để chia cắt, tách quần chúng bị mua chuộc, kích
động với bọn đầu sỏ, cô lập, không để chúng liên kết với nhau trong nước và ngoài nước.
Cần vận dụng các biện pháp, dựa vào quần chúng để phát hiện lực lượng, tổ chức và
những tên cầm đầu bạo loạn lật đổ. Tiến hành phân loại, đánh giá từng đối tượng để có
biện pháp đánh đúng bọn chủ mưu, đầu sỏ làm cho địch nhanh chóng bị đẩy vào thế bất
lợi, tan rã hoặc bị tiêu diệt. Xử lý các tình huống nhanh, giải quyết gọn hậu quả không để
kéo dài, đồng thời sẵn sàng đánh bại lực lượng vũ trang phản động từ bên ngoài can thiệp
vào.
III. tình hình hoạt động chống phá
của các thế lực thù địch và dự báo bạo loạn lật đổ
ở các tỉnh biên giới Tây Bắc
1. Tình hình hoạt động chống phá của các thế lực thù địch thời gian qua
Tây Bắc là địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng, tiếp giáp với Lào và Trung Quốc.
Từ xưa đến nay, các thế lực thù địch đều chú ý đến khu vực này trong âm mưu lôi kéo,
kích động các phần tử dân tộc cực đoan tiến hành chống phá, gây bạo loạn nhằm lật đổ
chính quyền cách mạng. Những năm qua, các thế lực thù địch đã lợi dụng khó khăn của
ta, đẩy mạnh các hoạt động xâm nhập, chống phá vào địa bàn biên giới Tây Bắc. Đi đôi
với tăng cường chiến tranh tâm lý, tuyên truyền xuyên tạc chống phá Đảng, chúng ra sức
hỗ trợ cho các thế lực chống đối bên trong và ngoài biên giới tiến hành các hoạt động lôi
kéo quần chúng, xây dựng phát triển lực lượng ngầm, tạo điều kiện, chờ thời cơ gây bạo
loạn lật đổ.
- Hoạt động của bọn tình báo, gián điệp

Các thế lực phản động đã đẩy mạnh các hoạt động tình báo, gián điệp, đưa nhân viên
tình báo, thông qua các con đường công khai hoặc bí mật xâm nhập vùng cao, vùng sâu,
vùng đồng bào dân tộc ít người trên biên giới để thu thập tin tức, móc nối với bọn phản
động địa phương, lôi kéo phát triển lực lượng. Thời gian qua, nhiều tình báo, gián điệp
nước ngoài đã thông qua các tổ chức tôn giáo NGO đến các vùng có đồng bào dân tộc ở
khu vực biên giới Tây Bắc, miền Trung và Tây Nguyên nắm tình hình, hỗ trợ kinh phí,
khuyến khích các hoạt động phát triển đạo Tin Lành trái phép, nhằm thực hiện âm mưu
"tôn giáo hoá dân tộc", lợi dụng tự do tôn giáo vu cáo Việt Nam "đàn áp tôn giáo" nhằm


tạo cớ can thiệp. Các thế lực thù địch còn triển khai trung tâm tình báo hỗn hợp ở nước
ngoài để làm nhiệm vụ thu thập tin tức, chỉ đạo phối hợp các lực lượng chống phá ta
một cách toàn diện.
- Hoạt động của bọn phỉ Lào
Trước năm 1975, được sự hỗ trợ của Mỹ, lực lượng phỉ do Vàng Pao cầm đầu đã xây
dựng các cụm phỉ dọc biên giới Việt - Lào. Chúng thường xuyên tổ chức các hoạt động
tập kích, phục kích, bắt cóc, xây dựng lực lượng trong và ngoài biên giới để phá hoại
cách mạng hai nước Việt - Lào.
Gần đây, các thế lực phản động trong và ngoài nước âm mưu từng bước làm mất vai
trò lãnh đạo của Đảng nhân dân cách mạng Lào, xoá bỏ mối quan hệ hữu nghị đặc biệt
Việt - Lào nên đã nuôi dưỡng một số phần tử phản động lưu vong người H'Mông cùng
bọn phỉ Lào tiến hành các tập hợp lực lượng, trang bị vũ khí từ Thái Lan, xâm nhập lãnh
thổ Lào, xây dựng căn cứ, tổ chức các cụm phỉ dọc hành lang biên giới hòng tạo ra các
"vùng lõm" để lôi kéo quần chúng, gây mất ổn định chính trị xã hội trên khu vực biên
giới. Âm mưu của chúng là từ các căn cứ phỉ, tiến hành hoạt động mở rộng vùng kiểm
soát, xâm nhập vào Việt Nam, xây dựng cơ sở, lôi kéo người H'Mông ở Việt Nam chạy
sang Lào. Chúng tung tin rằng: "Vàng Pao đã từ Thái Lan trở về Lào để lật đổ chính
quyền, căn cứ của Vàng Pao hiện ở khu vực Pu Ta Cọ". Việc di cư tự do của hàng loạt
người H'Mông ra biên giới, sang Lào nằm trong âm mưu của địch nhằm tập hợp người
H'Mông, thành lập quốc gia tự trị của người H'Mông. Hiện nay số người H'Mông ở các

tỉnh, huyện nội địa của Việt Nam vẫn đang tiếp tục có xu hướng di cư với số lượng lớn ra
khu vực biên giới Tây Bắc, gây diễn biến rất phức tạp về tình hình an ninh chính trị trên
địa bàn biên giới.
- Hoạt động của bọn phản động người Việt lưu vong
Từ năm 1980 trở lại đây, bọn phản động người Việt lưu vong (được sự hậu thuẫn của
các thế lực thù địch) đã thành lập nhiều tổ chức, đảng phái chính trị phản động; liên kết
các tổ chức thành lập chính phủ phản động; tổ chức các nhóm vũ trang, huấn luyện, trang
bị, đưa về chống phá Việt Nam, trong đó có lực lượng phản động người H'Mông ở nước
ngoài. Hội nghị người H'Mông ở Mỹ (2/1996), đã đề ra chủ trương xây dựng nhà nước
H'Mông độc lập. Sau đó, chúng đã thành lập "trung tâm nghiên cứu văn hoá người
H'Mông", thực chất là cơ quan nghiên cứu chiến lược, sách lược, vạch kế hoạch lôi kéo
người H'Mông chống phá cách mạng.
Bọn phản động người H'Mông ở nước ngoài đã lợi dụng các chương trình, dự án của
Liên Hiệp quốc, Mỹ, Pháp, úc... hoặc thông qua các con đường du lịch, ngoại giao,
nghiên cứu... để tuyên truyền phát triển đạo Tin Lành, hoặc xâm nhập về vùng cư trú của
người H'Mông, lôi kéo đồng bào học chữ Mông La tinh (chữ Mông Mỹ), thúc đẩy đạo
Tin Lành phát triển mạnh mẽ trong vùng người H'Mông.
- Hoạt động của bọn phản động lợi dụng dân tộc, tôn giáo
Dân tộc và tôn giáo là vấn đề chính trị nhạy cảm đang được kẻ địch triệt để lợi dụng
chống phá cách mạng nước ta. Dựa vào thực tế đời sống đồng bào các dân tộc biên giới
Tây Bắc còn khó khăn, trình độ nhận thức thấp, bọn phản động đã ra sức tuyên truyền,
kích động tư tưởng dân tộc hẹp hòi, chia rẽ nhân dân với Đảng, chính quyền và lực lượng


vũ trang ta. Chúng tuyên truyền việc giải tán khu tự trị Thái - Mèo trước kia là sai lầm,
nay cần phải thành lập lại, lôi kéo người H'Mông hướng về tổ tiên, cội nguồn. Bọn phản
động trong dân tộc đã dùng nhiều hình thức tuyên truyền xuyên tạc, lợi dụng các buổi
truyền đạo để kêu gọi "người H'Mông nổi dậy lập vương quốc tự trị, lấy Điện Biên Phủ
làm thủ phủ", hoặc dùng truyền đơn, tờ rơi để tuyên truyền vùng đất Tây Bắc là đất của
người H'Mông, đòi chính phủ phải trả lại để lập vương quốc tự trị, nếu không sẽ chiến

đấu giành lại như đã từng chiến đấu trong cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc.
Hoạt động tuyên truyền đạo Tin Lành trong người H'Mông diễn biến rất phức tạp gắn
với vấn đề người H'Mông di cư và mưu đồ thành lập nước H'Mông độc lập. Hoạt động
này có sự chỉ đạo từ nước ngoài. Chúng lập ra "ban chỉ đạo", tổ chức các khu đạo, tổ đạo
và bầu chủ tịch, phó chủ tịch, tổ trưởng, ban hành giáo, ban chấp sự xuống tận xã, bản.
Các thành viên của "ban chỉ đạo" thay nhau đi Hà Nội, tiếp xúc với những đối tượng cầm
đầu đạo ở địa phương khác và người H'Mông quốc tịch nước ngoài tại nhà thờ Tin Lành
ở Viêng Chăn (Lào) để nhận tài liệu học tập và tổ chức truyền đạo. Hoạt động truyền đạo
đã bước đầu lôi kéo được khá đông quần chúng tham gia, một số nơi đã trở thành "điểm
nóng" như Chà Cang, Pa Ham (Mường Lay); Phì Nhừ, Phình Giàng (Điện Biên Đông);
Mường Nhà (Điện Biên) và hơn 100 điểm tụ tập truyền đạo trái pháp luật khác (mỗi tụ
điểm có từ 10 đến 40 người, cá biệt có tụ điểm hơn 100 người). Bọn cầm đầu ở một số
xã thuộc huyện Phong Thổ, Sìn Hồ, Mường Lay (Lai Châu) đã kích động nhân dân viết
đơn gửi nhiều nơi đòi được tự do theo đạo, đòi lập nhà thờ, nhà cầu nguyện. Nghiêm
trọng hơn, chúng còn tụ tập quần chúng làm đối trọng, gây áp lực, công khai tuyên
truyền, kể cả khi có mặt của các cơ quan chức năng của chính quyền ở một số xã như
Tông Qua Lìn, Nậm Xe (huyện Phong Thổ) thuộc tỉnh Lai Châu. Hoạt động truyền đạo
đã và đang gây ra hậu quả xấu, tạo thành nhiều điểm nóng. Qua đó, bọn phản động âm
mưu nắm giữ quần chúng, tách quần chúng khỏi Đảng, chính quyền, gây mất đoàn kết
trong nội bộ nhân dân, tạo điều kiện, thời cơ gây bạo loạn lật đổ.
2.
Dự
Tây Bắc

báo

bạo

loạn


lật

đổ



các

tỉnh

biên

giới

Mục đích bạo loạn lật đổ ở các tỉnh biên giới Tây Bắc là lật đổ chính quyền ở một vài
xã, huyện trong một tỉnh hoặc vài tỉnh, lập chính quyền phản động, gây biến động chính
trị, tạo cớ cho các thế lực phản động quốc tế can thiệp, tiến tới lật đổ chính quyền trung
ương, xoá bỏ sự lãnh đạo của Đảng, xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Đặc điểm bạo loạn lật đổ ở các tỉnh biên giới Tây Bắc là gắn với vấn đề dân tộc
(người H'Mông) và tôn giáo (đạo Tin Lành) trong tổ chức và thực hành bạo loạn lật đổ.
Đặc điểm này xuất phát từ ý đồ chiến lược của chủ nghĩa đế quốc trong âm mưu chống
phá các nước xã hội chủ nghĩa còn lại. Cùng với việc chuyển trọng tâm chiến lược toàn
cầu từ Châu Âu sang Châu á, các thế lực thù địch đang tìm mọi cách để lực lượng quân
sự, nhất là Không quân và Hải quân có mặt thường xuyên ở Đông Nam á. Sau cuộc chiến
tranh Nam Tư năm 1999, chủ nghĩa đế quốc đã rút ra vấn đề tạo dựng nhà nước ly khai
trong lòng các nước xã hội chủ nghĩa để làm mất ổn định, tiến tới xoá bỏ chủ nghĩa xã
hội và độc lập dân tộc là cách làm hiệu quả nhất trong tình hình hiện nay. Vùng Tây Bắc


nước ta, Đông Bắc Lào, Tây Nam Trung Quốc là nơi tập trung đông người H'Mông sinh

sống, đang có nhiều khó khăn về các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội, nên là địa bàn
lý tưởng để các thế lực phản động tạo dựng một nhà nước H'Mông ly khai, gây mất ổn
định cho cả ba nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Trung Quốc và Lào. Vì vậy, chúng đang
tìm mọi cách lôi kéo, tập hợp người H'Mông. ở nước ngoài, chúng đã tổ chức hội nghị
cộng đồng người H'Mông, tổ chức ra "Trung tâm nghiên cứu người H'Mông", thực chất
là cơ quan nghiên cứu, vạch kế hoạch lôi kéo người H'Mông chống phá cách mạng. Hội
nghị cộng đồng người H'Mông họp ở Mỹ ngày 2 tháng 4 năm 1996 đã đưa ra "Cương
lĩnh xây dựng một nước H'Mông độc lập", kêu gọi phải giành lại đất đai cho người
H'Mông, tăng cường phát triển tư tưởng độc lập dân tộc, coi một phần lãnh thổ của Lào
và Việt Nam là của người H'Mông và xem "Nhà nước H'Mông" như người Palextin, sau
nhiều năm đấu tranh tất có ngày sẽ giành được độc lập. Đối với Tây Bắc, địa bàn có đông
người H'Mông sinh sống, việc lôi kéo hàng loạt người H'Mông di cư tập trung đến một số
xã biên giới tỉnh Lai Châu chính là nằm trong mưu đồ tập hợp lực lượng của địch. Mặt
khác, trong lịch sử, các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách để lợi dụng tôn giáo hòng
biến các tôn giáo thành lực lượng đối lập, chống lại cách mạng. Những diễn biến phức
tạp của tình hình di cư, phát triển đạo Tin Lành trong đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây
Bắc cho thấy vấn đề tôn giáo và dân tộc đang được các thế lực phản động lợi dụng hòng
thúc đẩy dẫn đến bạo loạn lật đổ, đòi ly khai, thành lập "nước H'Mông độc lập", chống
phá cách mạng nước ta. Ngoài ra, cũng không loại trừ khả năng tình hình của Lào phát
triển xấu, địch gây bạo loạn kết hợp lực lượng phản động từ Thái Lan về, tổ chức vùng
tự trị, lập chính quyền tay sai, hình thành thế liên hoàn phản cách mạng từ phía Đông
Bắc Lào đến vùng Tây Bắc nước ta nhằm chống phá cách mạng hai nước Việt Nam và
Lào.
Quy mô bạo loạn lật đổ ở các tỉnh biên giới Tây Bắc có thể xảy ra ở quy mô nhỏ
hoặc lớn và có sự chi viện của bọn phản động từ nước ngoài sang. Quy mô nhỏ, bạo
loạn lật đổ xảy ra ở phạm vi hẹp, bao gồm một vài xã biên giới hoặc phần lớn các xã
trong huyện. Lực lượng bạo loạn lật đổ âm mưu cướp chính quyền cấp huyện hoặc phát
triển lên cướp chính quyền cấp tỉnh. Quy mô lớn, bạo loạn lật đổ xảy ra ở phạm vi rộng,
gồm phần lớn các huyện trong một tỉnh hoặc nhiều huyện trong hai, ba tỉnh nhằm lật đổ
chính quyền cấp tỉnh, lập chính quyền phản động đòi ly khai, độc lập, nguy cơ dẫn đến

nội chiến.
Bạo loạn lật đổ không thể tự nhiên bùng nổ mà phải có những điều kiện nhất định,
trong đó, tạo dựng "ngọn cờ", thành lập tổ chức và lực lượng vũ trang phản động là điều
kiện tiên quyết của bạo loạn lật đổ. "Ngọn cờ" thường là những tên có uy tín, có khả năng
lôi kéo quần chúng nhân dân. Chúng có thể là những phần tử thoái hoá, biến chất trong
nội bộ ta hoặc là những người có uy tín trong các dân tộc như già làng, trưởng bản,
trưởng tộc vì bất mãn, bị mua chuộc lôi kéo chạy theo địch, cũng có thể là những tên
phản động lưu vong ở nước ngoài đưa về. Tổ chức phản động với vai trò chỉ đạo, điều
hành bạo loạn lật đổ có thể được phục hồi từ các đảng phái phản động cũ hoặc hình thành
tổ chức phản động mới (được ngụy trang dưới vỏ bọc hội đoàn, tôn giáo, xưng vua, đón
vua, hoặc là lợi dụng, làm biến chất các tổ chức công khai, hợp pháp của ta). Đó cũng có
thể là các tổ chức, đảng phái phản động bên ngoài lợi dụng vấn đề hồi hương đưa người


về nước để hoạt động. Dù dưới hình thức nào, việc hình thành các tổ chức phản động
chuẩn bị bạo loạn lật đổ cũng gắn với hành vi tuyên truyền chống chế độ xã hội chủ
nghĩa và các hoạt động manh động khác để kích động, dụ dỗ, lôi kéo, cưỡng ép người
vào
tổ
chức.
Lực
lượng
vũ trang phản động là lực lượng nòng cốt trong bạo loạn lật đổ có thể được tổ chức huấn
luyện ở trong nước hoặc từ bên ngoài biên giới xâm nhập về (như kiểu các nhóm Võ Đại
Tôn năm 1981, Lê Quốc Tuý năm 1984, Hoàng Cơ Minh năm 1987...). Thành phần lực
lượng vũ trang phản động thường phong phú đa dạng, có thể gồm những tên trước đây có
nợ máu với cách mạng, hoặc những phần tử thoái hoá, biến chất, bọn tội phạm mới, thậm
chí có cả cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang ta bị mua chuộc, lôi kéo, cưỡng bức tham
gia.
Lừa gạt, lôi kéo số đông quần chúng tham gia là một điều kiện rất quan trọng của bạo

loạn lật đổ. Sự tham gia của quần chúng là chỗ dựa nhất thời của địch, vừa che chở cho
bọn cầm đầu, vừa gây khó khăn cho ta trong trấn áp bạo loạn lật đổ. Trong vụ động loạn
ở Thiên An Môn (Trung Quốc) từ 15 tháng 5 đến 21 tháng 6 năm 1989, địch đã lôi kéo
tới 2,8 triệu sinh viên và học sinh trong toàn quốc, những người làm công tác khoa học,
lý luận, các nhân viên nhà nước tham gia. Vụ bạo loạn ở Pha Long - Mường Khương
năm 1950 do tên Châu Quang Lồ cầm đầu, có tới 85% số hộ và 95% số nam giới từ 16
tuổi trở lên tham gia. Trên địa bàn các tỉnh biên giới Tây Bắc hiện còn một số đông dân
cư có đời sống khó khăn, trình độ nhận thức thấp, phong tục tập quán lạc hậu. Đây là một
điều kiện thuận lợi cho địch trong việc lừa gạt, lôi kéo quần chúng. Vì vậy, muốn giải
quyết triệt để vấn đề bạo loạn lật đổ, ngoài việc phải xây dựng tốt mối quan hệ và uy tín
giữa lãnh đạo với nhân dân thì phải coi trọng xây dựng "thế trận lòng dân", đẩy mạnh
phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, nâng cao mức sống nhân dân để xoá bỏ mọi kẽ hở địch
có thể lợi dụng lôi kéo quần chúng gây bạo loạn lật đổ.
Mặt khác, khi hệ thống chính trị của ta yếu kém, vai trò lãnh đạo của Đảng bị vô hiệu
hoá, chính quyền không đủ sức quản lý điều hành, cán bộ làm sai đường lối, chính sách,
pháp luật của Nhà nước, quan liêu, tham nhũng, thoái hoá, biến chất, làm mất lòng tin
của dân, lực lượng vũ trang bị mất sức chiến đấu cũng là điều kiện, thời cơ quan trọng để
địch tiến hành bạo loạn lật đổ.
Lực lượng bên trong cấu kết với lực lượng bên ngoài để tạo chỗ dựa, hỗ trợ về chỉ
huy, chỉ đạo, cung cấp vật chất, vũ khí trang bị là một điều kiện quan trọng của bạo loạn
lật đổ. Địa bàn biên giới Tây Bắc rất thuận lợi cho các đối tượng từ bên ngoài xâm nhập,
móc nối. Vì vậy, trong chống bạo loạn lật đổ cần chú ý chia cắt, phá vỡ mối liên hệ giữa
bên trong và bên ngoài.
Về hình thức, bạo loạn lật đổ ở các tỉnh biên giới Tây Bắc có thể xảy ra bạo loạn lật đổ
không vũ trang, có vũ trang hoặc kết hợp. Bạo loạn lật đổ không vũ trang là hình thức
địch dùng bạo lực chính trị, sử dụng lực lượng quần chúng bị lôi kéo, mua chuộc, kích
động tiến hành các hoạt động biểu tình, bãi công, đòi dân chủ, đòi quyền lợi kinh tế,
chính trị... để gây sức ép với chính quyền. Các hoạt động có thể phát triển từ hợp pháp
đến bất hợp pháp, từ đấu tranh kinh tế đến đấu tranh chính trị buộc chính quyền phải từng



bước nhượng bộ dẫn đến vô hiệu hoá, lật đổ chính quyền. Bạo loạn lật đổ có vũ trang là
hình thức địch dùng bạo lực vũ trang, sử dụng lực lượng vũ trang phản động đánh chiếm
trụ sở Đảng, chính quyền, lật đổ chính quyền cách mạng, lập chính quyền phản động
(như kiểu vụ bạo loạn ở Đồng Văn năm 1960).
Cần chú ý trong bạo loạn lật đổ không vũ trang cũng có thể có những hành động quá
khích của quần chúng như cướp vũ khí, bắt con tin, sử dụng vũ khí để chống lại chính
quyền, bộ đội, công an. Tuy nhiên, đó chưa phải là lực lượng vũ trang phản động. Vì vậy
cần phân biệt bạo loạn lật đổ có vũ trang với không vũ trang để xem xét địch đã sử dụng
lực lượng vũ trang phản động hay chưa. Trong chống bạo loạn lật đổ cần xác định rõ hình
thức nào địch tiến hành bạo loạn lật đổ là chủ yếu để có chủ trương, biện pháp đấu tranh
thích hợp. Nhất là khi ta sử dụng lực lượng vũ trang để trấn áp bạo loạn lật đổ phải đúng
lúc, đúng thời cơ, không cho địch lợi dụng xuyên tạc.
Việc tổ chức chuẩn bị bạo loạn lật đổ của địch có thể trong một thời gian dài với các
nội dung chuẩn bị về lực lượng, cơ sở vật chất và kế hoạch bạo loạn lật đổ. Về chuẩn bị
lực lượng, trước hết phải thành lập các tổ chức, tuyển chọn, huấn luyện lực lượng vũ
trang phản động và tiến hành các hoạt động lôi kéo, kích động quần chúng tham gia bạo
loạn lật đổ. Kẻ địch thường sử dụng nhiều thủ đoạn, biện pháp khác nhau, chú trọng lợi
dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để lôi kéo, khống chế quần chúng. Đối tượng chúng thường
nhằm vào để lôi kéo là những phần tử phản cách mạng, những người lạc hậu trong dân
tộc thiểu số, cuồng tín trong tôn giáo và những kẻ bất mãn, thoái hoá biến chất trong nội
bộ ta. Về chuẩn bị vật chất, bao gồm chuẩn bị lương thực, vũ khí trang bị. Có thể chúng
dùng tiền mua hoặc lấy cắp vũ khí của cán bộ, bộ đội ta, nhưng chủ yếu là tiếp nhận vũ
khí, phương tiện từ bên ngoài đưa vào bằng nhiều đường. Việc chuẩn bị vũ khí, phương
tiện thường gắn với việc tuyển mộ, huấn luyện lực lượng vũ trang phản động. Một nội
dung khác rất quan trọng trong chuẩn bị bạo loạn lật đổ là xây dựng căn cứ, bàn đạp. Đối
với các tỉnh biên giới Tây Bắc, địch sẽ dựa vào địa hình rừng núi hiểm trở để xây dựng
các địa bàn đứng chân, chú trọng những nơi xa xôi, hẻo lánh, địa hình có thế chốt giữ,
ngăn chặn các hoạt động trấn áp của lực lượng vũ trang ta. Để tiến hành gây bạo loạn lật
đổ, địch còn phải chuẩn bị kế hoạch, trong đó xác định hình thức, phương pháp tiến

hành, các mục tiêu trọng yếu cần tập trung như trụ sở Đảng, chính quyền, đài phát thanh,
bưu điện, ngân hàng. Trong vụ bạo loạn Đồng Văn, địch chia lực lượng thành bộ phận
hoạt động bí mật và bộ phận công khai đánh chiếm các mục tiêu. Chúng chia Đồng Văn
thành 2 khu, phân công người phụ trách từng khu vực. Sau khi Hoàng Chí Trung rời
Đồng Văn về Hà Nội họp Quốc hội, chúng nổi dậy vũ trang cướp Đồng Văn.
Khi thực hành bạo loạn lật đổ, địch sẽ chú trọng kết hợp bạo loạn lật đổ không vũ
trang với bạo loạn lật đổ có vũ trang, kết hợp các biện pháp chính trị với quân sự, giữa
lực lượng bên trong với bên ngoài, lấy lực lượng vũ trang phản động làm nòng cốt
nhằm tạo ra sức mạnh, nhanh chóng đạt mục đích. Đối với bạo loạn lật đổ không vũ
trang, địch có thể bắt đầu từ lợi dụng sai sót của ta hoặc lợi dụng mâu thuẫn dân tộc,


tôn giáo để kích động quần chúng, tụ tập lực lượng kéo đến trụ sở Đảng, chính quyền
các cấp đấu tranh đòi quyền lợi về kinh tế, chính trị, dân chủ, đưa ra các yêu sách đòi ly
khai, đòi quyền tự trị dân tộc tạo sức ép buộc ta phải nhượng bộ, từng bước vô hiệu hoá
dẫn đến lật đổ chính quyền cách mạng. Quá trình đó, chúng có thể kết hợp sử dụng lực
lượng vũ trang phản động đánh chiếm một số mục tiêu làm bàn đạp, chỗ dựa hỗ trợ đòi
yêu sách. Đối với bạo loạn lật đổ có vũ trang, địch có thể lợi dụng các vụ tranh chấp, lấn
chiếm, xung đột biên giới hoặc kết hợp sử dụng bọn phản động trong nước với các lực
lượng lưu vong ở nước ngoài bất ngờ, đồng loạt đánh chiếm một số mục tiêu nhằm gây
tiếng vang, tạo thời cơ cướp chính quyền (huyện, tỉnh) dựng lên chính quyền phản cách
mạng, kêu gọi quốc tế can thiệp. Trong khi bạo loạn lật đổ có vũ trang, địch vẫn có thể sử
dụng một số quần chúng biểu tình, yêu sách, tạo điều kiện cho lực lượng vũ trang phản
động áp sát, đánh chiếm mục tiêu.
Khi bạo loạn lật đổ xảy ra, bọn phản động quốc tế sẽ bí mật tiếp tay, chỉ đạo, tung tin
xuyên tạc, kích động các nước lên án và tố cáo ta, khi cần có thể sử dụng một bộ phận
lực lượng phản ứng nhanh tiến công hỗ trợ cho bọn phản động dựng ngọn cờ. Trong vụ
Thiên An Môn, chủ nghĩa đế quốc và bọn phản cách mạng quốc tế đã can thiệp trắng
trợn, gây áp lực với Trung Quốc, chỉ đạo các hoạt động trong sinh viên, đưa bọn phản
động ở nước ngoài về, chi viện tiền, của, phương tiện cho bọn phản động bên trong bằng

nhiều hình thức, gây sức ép về ngoại giao, kinh tế với Trung Quốc, che chở cho bọn cầm
đầu phản động, sử dụng tối đa các phương tiện tuyên truyền cổ động cho vụ động loạn.
Nếu bạo loạn lật đổ thành công, chúng sẽ nhanh chóng dựng chính quyền tại chỗ hoặc
từ ngoài đưa về, tuyên bố đường lối, chính sách, kêu gọi sự ủng hộ từ bên ngoài. Nếu bạo
loạn lật đổ thất bại, chúng sẽ rút vào bí mật, dựa vào các căn cứ hiểm trở để lẩn trốn chờ
thời cơ hoạt động trở lại, có thể chúng sẽ vượt biên sang nước láng giềng để trốn tránh sự
truy quét của ta.
Qua phân tích, dự báo về bạo loạn lật đổ của địch, ta có thể rút ra những điểm mạnh,
yếu của chúng như sau:
Về mặt mạnh, địch đã có một số kinh nghiệm nhất định trong hoạt động bạo loạn lật
đổ qua thực tiễn chống phá các nước xã hội chủ nghĩa trước đây. Bọn phản động trong
nước gây bạo loạn lật đổ có sự hỗ trợ, hậu thuẫn đắc lực của Mỹ và các thế lực phản động
quốc tế. Địch chủ động về thời gian và tổ chức lực lượng bạo loạn lật đổ, có thể tận dụng
được lực lượng tại chỗ, có điều kiện nắm chắc mục tiêu, địa hình, sơ hở của ta và có thể
lôi kéo được một bộ phận quần chúng tham gia gây khó khăn cho hoạt động trấn áp của
ta. Mặt khác, chúng cũng tận dụng được những khó khăn về kinh tế, chính trị, văn hoá xã
hội và đặc điểm tâm lý các dân tộc ở địa bàn biên giới của ta để lôi kéo quần chúng
chuẩn bị lực lượng.
Về mặt yếu, bạo loạn lật đổ phải có những điều kiện nhất định, khi chưa hội đủ những
điều kiện đó, bạo loạn lật đổ khó có thể xảy ra. Địch sẽ gặp khó khăn đối với khu vực
phòng thủ tỉnh đã được xây dựng, chuẩn bị và có khả năng ngăn ngừa, trấn áp bạo loạn
lật đổ. Hoạt động chuẩn bị bạo loạn lật đổ của địch phải có thời gian dài nên dễ bị lộ. Các
hoạt động bạo loạn lật đổ vi phạm pháp luật, không được đại đa số nhân dân ủng hộ nên
dễ bị ngăn chặn, cô lập, phân hoá. Bạo loạn lật đổ có vũ trang khó có lực lượng quân sự


mạnh, dễ bị ta tiêu diệt. Địa bàn Tây Bắc rộng, địa hình hiểm trở, khó khăn sẽ hạn chế
các hoạt động chỉ huy, hiệp đồng, phối hợp các lực lượng trong quá trình bạo loạn lật đổ.
IV. thực trạng bộ đội biên phòng
tham gia chống bạo loạn lật đổ

ở biên giới Tây Bắc
Trước âm mưu, hoạt động chống phá của các đối tượng và diễn biến phức tạp của tình
hình an ninh chính trị trên địa bàn biên giới, Tỉnh ủy và ủy ban nhân dân các tỉnh biên
giới Tây Bắc đã chỉ đạo phối hợp các lực lượng mở nhiều đợt vận động chính trị, tuyên
truyền đường lối, chính sách của Đảng, củng cố, xây dựng cơ sở vùng cao xung yếu. Nội
dung các đợt vận động tập trung vào việc củng cố xây dựng cơ sở Đảng, chính quyền,
đoàn thể ở các xã trọng điểm bảo đảm đủ khả năng lãnh đạo và duy trì các hoạt động xây
dựng, bảo vệ địa phương, làm mất chỗ dựa, hạn chế các hoạt động tôn giáo, mê tín dị
đoan và các tệ nạn xã hội khác. Các địa phương cũng đã tổ chức, sắp xếp ổn định tình
hình dân cư, tiến hành giao đất, khoán rừng tới hộ sản xuất và đẩy mạnh việc thực hiện
các chương trình phát triển kinh tế, văn hoá xã hội (chương trình 135, 327, chương trình
định canh, định cư, chương trình nước sạch). Một số dự án lớn ở Mường Tè, Chà Cang,
Mường Toong (Lai Châu), Mường Lạn (Sơn La)... bước đầu đã phát huy hiệu quả. Nhiều
công trình thủy lợi, nước sạch, trường học, trạm y tế ở các xã bản được xây dựng. Các kết
quả đó đã góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, nâng cao dân trí, xây dựng
đời sống văn hoá mới, từng bước ổn định và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho
đồng bào các dân tộc, củng cố lòng tin của dân với Đảng. Đó là cơ sở cho tỉnh xây dựng,
củng cố thế trận của khu vực phòng thủ ngày càng vững chắc.
Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, thời gian qua các đơn vị Bộ đội Biên
phòng trên tuyến biên giới Tây Bắc tham gia đấu tranh chống địch gây bạo loạn lật đổ
trên các mặt công tác sau:
- Tham gia củng cố, xây dựng cơ sở xã biên giới vững mạnh toàn diện
Bộ đội Biên phòng các tỉnh biên giới Tây Bắc đã thường xuyên tham gia tuyên truyền
giáo dục quần chúng nhân dân, đồng bào các dân tộc nhận rõ âm mưu thâm độc của kẻ
thù; tham gia xây dựng cơ sở chính trị, vũ trang, phong trào quần chúng bảo vệ an ninh
Tổ quốc; tham gia xây dựng phát triển kinh tế, văn hoá xã hội ở khu vực biên giới.
Bằng nhiều hình thức, trong 10 năm qua, Bộ đội Biên phòng các tỉnh biên giới Tây
Bắc đã làm tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền cho hàng
chục vạn lượt người nghe về nội dung các hiệp định, hiệp nghị, quy chế biên giới, chỉ thị,
nghị định của Chính phủ có liên quan đến công tác bảo vệ biên giới và âm mưu, thủ đoạn

hoạt động của địch thực hiện diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ chống Việt Nam, trực
tiếp là địa bàn biên giới Tây Bắc. Qua đó, từng bước nâng cao tinh thần cảnh giác cách
mạng cho quần chúng và trách nhiệm của mỗi người dân trong xây dựng, bảo vệ biên
giới. Quần chúng đã cung cấp cho Bộ đội Biên phòng hàng ngàn tin có giá trị phục vụ
công tác quản lý, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới và tích cực tham gia cùng Bộ đội
Biên phòng tuần tra bảo vệ biên giới, đấu tranh chống hoạt động truyền đạo trái phép,


chống tội phạm và các tệ nạn xã hội khác. Quần chúng nhân dân đã phối hợp với Bộ đội
Biên phòng giáo dục cải tạo hàng ngàn đối tượng phạm pháp, bắt giữ hàng trăm đối
tượng buôn lậu ma tuý, vũ khí quân dụng, vận động và thu hồi được nhiều súng quân
dụng đang tàng trữ trong dân.
Nhận thức rõ vị trí quan trọng của nhiệm vụ xây dựng cơ sở chính trị xã, phường biên
giới vững mạnh, Bộ đội Biên phòng các tỉnh biên giới Tây Bắc đã phối hợp với lực lượng
các cấp, các ngành tiến hành khảo sát cơ sở chính trị của 81 xã, phường. Trên cơ sở đó,
tập trung xây dựng củng cố cơ sở Đảng, chính quyền, lực lượng an ninh, dân quân tự vệ
và đoàn thể quần chúng ở các xã trọng điểm. Bộ đội Biên phòng Lai Châu đã cùng các
lực lượng củng cố 5 Đảng bộ, 12 chi bộ, 7 ủy ban nhân dân, 9 Hội đồng nhân dân, 15 tổ
chức đoàn, 19 hội phụ nữ xã. Bộ đội Biên phòng đã trực tiếp giúp địa phương xây dựng
phát triển phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc ở các làng, bản biên giới với
nhiều hình thức và mô hình như tổ an ninh nhân dân, tổ tự quản, tổ hoà giải, thanh niên
xung kích bảo vệ biên giới, đường biên. Phong trào quần chúng tham gia giữ vững an
ninh, trật tự địa bàn từng bước được đẩy mạnh đã hạn chế các phần tử lợi dụng vấn đề
dân tộc, tôn giáo hoạt động chống phá, góp phần tích cực vào việc giữ vững ổn định trên
địa bàn biên giới.
Công tác vận động quần chúng định canh, định cư, ổn định cuộc sống cũng là một vấn
đề nổi lên trên địa bàn biên giới Tây Bắc thời gian qua. Bộ đội Biên phòng Lai Châu đã
kết hợp cùng các lực lượng bố trí, sắp xếp ổn định cuộc sống cho hàng vạn người di cư
đến địa bàn biên giới, trọng điểm là các xã Chà Cang, Chà Nưa huyện Mường Lay;
Mường Toong, Mường Nhé huyện Mường Tè. Bộ đội Biên phòng các tỉnh biên giới Tây

Bắc đã trực tiếp xây dựng và triển khai một số dự án quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội;
ký kết và triển khai thực hiện các chương trình phối hợp về giáo dục đào tạo, quân dân y
kết hợp, đẩy mạnh và đưa các hoạt động văn hoá thông tin về cơ sở. Với tổng số vốn đầu
tư tới hàng trăm tỷ đồng, một số dự án có Bộ đội Biên phòng tham gia đã bước đầu phát
huy tác dụng, từng bước nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc biên giới như dự án
đường giao thông Lóng Phiềng - Chiềng Tương; thủy lợi, thủy điện Mường Lạn; dự án
định canh, định cư Phiêng Phằn, Mường Lạn (Sơn La), Mường Toong, Mường Nhé, Chà
Cang, Chà Nưa (Điện Biên); dự án đường giao thông, trường học, trạm xá xã Dào San
(Lai Châu).
Kết quả hoạt động của Bộ đội Biên phòng Tây Bắc tham gia củng cố, xây dựng cơ sở
xã, phường biên giới tuy còn hạn chế, nhưng đã góp phần ổn định đáng kể đời sống nhân
dân, làm chuyển biến một phần bộ mặt chính trị, kinh tế, xã hội ở các xã biên giới Tây
Bắc và làm thu hẹp dần những yếu kém mà kẻ địch lợi dụng để thực hiện diễn biến hòa
bình, bạo loạn lật đổ.
- Về công tác trinh sát nắm, đánh địch
Được sự chỉ đạo chặt chẽ của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, thời gian qua Bộ đội
Biên phòng các tỉnh biên giới Tây Bắc đã chủ động triển khai đồng bộ các hoạt động


nghiệp vụ để nắm chắc tình hình hoạt động của các loại đối tượng, phục vụ cho công tác
đánh địch trước mắt và lâu dài. Bộ đội Biên phòng đã căn cứ vào tình hình cụ thể của địa
bàn, chủ động xây dựng đặc tình, cơ sở bí mật ở các địa bàn trọng điểm, xung yếu, có
vấn đề về tôn giáo, dân tộc nổi lên. Mạng lưới đặc tình, cộng tác viên, cơ sở bí mật ở nội
biên và lưới điệp báo, cơ sở ngoại biên được bố trí hoạt động thành thế trận liên hoàn
trong và ngoài biên giới; kết hợp chặt chẽ giữa thế trận bí mật với thế trận công khai.
Nhờ chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp, từ năm 1990 đến nay Bộ đội Biên
phòng đã thu được hàng ngàn tin có giá trị phục vụ đánh giá tình hình, thực hiện các đối
sách, xác lập chuyên án đấu tranh. Qua tài liệu, tin tức thu được, đã xác định rõ âm
mưu, thủ đoạn, hệ thống tổ chức chỉ đạo của các thế lực phản động ở nước ngoài đối
với hoạt động truyền đạo trái phép; phát hiện được đối tượng cầm đầu và phương thức

tuyên truyền đạo trái phép. Trên cơ sở đó đề xuất biện pháp, đối sách với các cấp, các
ngành, củng cố cơ sở, đấu tranh với các đối tượng, giữ vững sự ổn định chính trị trên
địa bàn biên giới Tây Bắc.
- Về đấu tranh chống bọn phản động lợi dụng dân tộc, tôn giáo
Bộ đội Biên phòng đã kết hợp cùng địa phương tổ chức nắm, phát hiện các dấu hiệu
xưng vua, đón vua, tuyên truyền phát triển đạo Tin Lành, kích động người H'Mông di
cư ra biên giới, sang Lào. Trên cơ sở đó, tham mưu cho địa phương mở các cuộc vận
động giáo dục nhân dân cũng như ngăn chặn sự ảnh hưởng lôi kéo bởi các phần tử xấu.
Bộ đội Biên phòng các tỉnh với sự phối hợp và chỉ đạo của Cục Trinh sát, Bộ Tư lệnh
Bộ đội Biên phòng đã lập các chuyên án, kế hoạch đấu tranh chống hoạt động xưng
vua, đón vua, phá đường dây phát triển đạo trái phép từ Lào vào địa bàn biên giới. Kết
quả bước đầu đã hạn chế được đạo Tin Lành phát triển ra các địa bàn Sơn La, Lào Cai.
Trên cơ sở nắm được đường dây truyền đạo từ Lào, Trung Quốc vào, từ trung tâm giáo
hội Tin Lành miền Bắc đến, Bộ đội Biên phòng đã phối hợp các lực lượng phân loại
giáo dân, xác định đối tượng cầm đầu, đề xuất đối sách xử lý. Bộ đội Biên phòng Lai
Châu đã lập hồ sơ hàng chục đối tượng đưa vào diện quản lý nghiệp vụ, thu giữ 300 kg
tài liệu sách kinh thánh, 25 băng Video, 60 băng Radio có nội dung tuyên truyền tôn
giáo trái phép chủ yếu bằng chữ và tiếng H'Mông. Đồng thời, Bộ đội Biên phòng cùng
địa phương ngăn chặn các điểm nóng về dân tộc, tôn giáo, phá ý đồ tập hợp người
H'Mông xây dựng khu tự trị H'Mông - Thái ở Sơn La; khu tự trị người H'Mông ở vùng
ngã ba biên giới Việt - Trung - Lào, góp phần ổn định tình hình khu vực biên giới.
- Đánh giá chung
Kết quả chống bạo loạn lật đổ thời gian qua đã không để địch lợi dụng các nhân tố
bất ổn tạo cớ gây bạo loạn lật đổ. Chính quyền ta được giữ vững, lực lượng các ngành
các cấp được củng cố kiện toàn; các phương án, kế hoạch tác chiến được bổ sung và
triển khai luyện tập; thế trận khu vực phòng thủ địa phương của ta ngày thêm vững
vàng, sẵn sàng đối phó với các tình huống xảy ra. Tuy nhiên, việc phối, kết hợp giữa
các lực lượng còn chưa cao, đòi hỏi tiếp tục nghiên cứu tìm ra những giải pháp nhằm
phát huy cao nhất sức mạnh tổng hợp của các lực lượng tham gia chống bạo loạn lật
đổ, trong đó có Bộ đội Biên phòng.



×