Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO hỏi đáp tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH về xây DỰNG NHÀ nước KIỂU mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.76 KB, 25 trang )

HỎI ĐÁP TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC
KIỂU MỚI
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập Đảng, Mặt trận, quân đội, đồng thời
cũng là người sáng lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Trong một phần tư
thế kỷ ở cương vị Chủ tịch Nhà nước, Người đã dành nhiều công sức cho việc xây
dựng nhà nước kiểu mới ở Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà
nước của dân, do dân và vì dân là sự vận dụng sáng tạo học thuyết về nhà nước
của chủ nghĩa Mác - Lênin, chọn lọc, kế thừa cả những tinh hoa trong việc xây
dựng nhà nước đã có trong lịch sử dân tộc và nhân loại.
Vấn đề cơ bản của nhà nước là quyền lực thuộc về ai, phục vụ quyền lợi của
ai. Đảng ta lãnh đạo nhân dân làm cách mạng là để giành quyền lực về tay nhân
dân. Người khẳng định: "Nước ta là nước dân chủ, bao nhiêu lợi ích đều vì dân.
Bao nhiêu quyền hạn đều của dân...", "Tất cả quyền lực trong nước Việt Nam dân
chủ cộng hòa đều thuộc về nhân dân".
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, một nhà nước vững mạnh, có hiệu lực phải là
một nhà nước làm cho mọi người dân biết sống và làm việc theo Hiến pháp và
pháp luật; mặt khác nhà nước đó "phải dựa vào nhân dân, liên hệ chặt chẽ với
nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của nhân dân". Một trong những
mối quan tâm của Người là lo làm sao đào tạo và bồi dưỡng được một đội ngũ
cán bộ chính quyền phù hợp với bản chất của Nhà nước ta, thấm nhuần tinh thần
"dân là chủ, cán bộ là đầy tớ trung thành của nhân dân". Là người sáng lập ra
Nhà nước ta, Người rất đề cao pháp quyền, nhưng Hồ Chí Minh không lúc nào
coi nhẹ vai trò của giáo dục đạo đức. Trong tư tưởng của Người, nhà nước pháp
quyền chỉ phát huy được đầy đủ hiệu lực khi nó biết coi trọng kết hợp giáo dục
đạo đức và pháp luật trong quản lý xã hội và nhà nước.
Mô hình Nhà nước Việt Nam được xây dựng trên cơ sở tư tưởng Hồ Chí Minh
đã phát huy thành quả tích cực trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc hơn 60
năm qua. Di sản tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề nhà nước đã và đang được
toàn Đảng, toàn dân kế thừa, phát triển trong sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa ở thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Câu hỏi 1: Vị trí vấn đề nhà nước trong tư tưởng Hồ Chí Minh?


Trả lời:
Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX đã khẳng định: "Tư tưởng Hồ Chí
Minh là hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của
cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa
Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị
truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại" 1. Trong hệ
thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt
Nam của Hồ Chí Minh, tư tưởng về nhà nước kiểu mới chiếm một vị trí đặc biệt
quan trọng với nội dung rộng lớn. Hiện nay, việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí
Minh về nhà nước kiểu mới ở Việt Nam có ý nghĩa cấp thiết về lý luận và thực
1

. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, H.
2001, tr. 38.


tiễn đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của
dân, do dân và vì dân.
Hồ Chí Minh đã nhận thức sâu sắc quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về:
"Vấn đề chính quyền nhất định là vấn đề chủ yếu nhất của mọi cuộc cách mạng".
Song, Người thấy rõ ràng vấn đề chính quyền ở nước ta không thể rập khuôn theo
các nước khác, mà cần "phân tích cụ thể một tình hình cụ thể" để có lời giải đáp
đúng,
phù
hợp với đòi hỏi của thực tiễn đất nước và quy luật phát triển của cách mạng Việt
Nam. Trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác Lênin vào thực tiễn nước ta, Người đã xác định cách mạng Việt Nam phải đi theo
con đường của cách mạng vô sản và nhìn nhận vấn đề chính quyền nhà nước như
một nội dung cơ bản của cách mạng Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà
nước "là một hệ thống quan niệm rõ ràng, nhất quán, phù hợp với đặc điểm và
truyền thống Việt Nam, trên cơ sở của nền kinh tế Việt Nam và của xã hội Việt

Nam trong giai đoạn lịch sử"1.
Từ rất sớm trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh đã lên
án, đấu tranh vạch trần bản chất và không chấp nhận sự tồn tại của nhà nước thực
dân. Mặt khác, Người cũng không chấp nhận theo mô hình nhà nước tư sản như ở
Mỹ hay ở Pháp; không máy móc rập khuôn theo mô hình Nhà nước Xôviết. Hồ
Chí Minh đã nhận thức một cách sâu sắc lý luận Mácxít về nhà nước vô sản và
vận dụng sáng tạo vào điều kiện cách mạng Việt Nam. Hơn nữa, Bác Hồ cũng đã
nghiên cứu các học thuyết khác về tổ chức quyền lực nhà nước và các mô hình tổ
chức đương đại. Ngoài ra, Người cũng kế thừa và phát triển những tư tưởng trị
quốc truyền thống của phương Đông.
Hồ Chí Minh không chỉ quan tâm đến vấn đề giành chính quyền mà còn quan
tâm đến cách thức tổ chức Nhà nước cách mạng Việt Nam. Thực tế cho thấy,
"Người đã dành toàn bộ tinh lực và trí tuệ, dày công xây dựng một chế độ nhà
nước theo những phương châm thể hiện tốt nhất bản chất nhân dân của chế độ ta,
thể hiện sự tôn kính nhân dân và ý thức phục vụ nhân dân" 1. Không những xây
dựng về mặt lý luận, Hồ Chí Minh còn chỉ đạo việc tổ chức nhà nước trên thực
tiễn và trực tiếp đảm nhận thực hiện quyền lực nhà nước với cương vị nguyên thủ
quốc gia.
Hồ Chí Minh là người khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, trực tiếp
chỉ đạo, xây dựng Nhà nước Việt Nam qua các giai đoạn cách mạng khác nhau:
kháng chiến chống Pháp, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh thống
nhất đất nước. Mô hình Nhà nước Việt Nam được xây dựng trên cơ sở tư tưởng
Hồ Chí Minh đã phát huy thành quả tích cực trong sự nghiệp cách mạng của dân
tộc.
Hồ Chí Minh đã để lại một di sản tư tưởng đồ sộ về vấn đề nhà nước. Người đã
ký 613 Sắc lệnh, chỉ đạo việc soạn thảo bản Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp
.
Viện
Nghiên
cứu

khoa
học
pháp

Bộ

Hội thảo "Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp lý", H. 1993, tr. 6.
1

1

pháp,

Kỷ

yếu

. Theo Đào Trí úc, Nhà nước và pháp luật của chúng ta trong sự nghiệp đổi mới, Nxb Khoa học xã hội,

H. 1997, tr. 157.


năm 1959, đã ký công bố 16 đạo luật và nhiều văn bản dưới luật khác 1. Đồng thời
qua một số tác phẩm, nhiều bài viết, bài nói của Hồ Chí Minh đã thể hiện sự quan
tâm sâu sắc của Người về vấn đề xây dựng nhà nước kiểu mới ở Việt Nam.
Câu hỏi 2: Khái lược quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà
nước kiểu mới ở Việt Nam?
Trả lời:
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước kiểu mới của dân, do dân và vì dân có quá
trình phát triển lâu dài và có thể phân thành các giai đoạn:

Trước năm 1945: Việt Nam là một xã hội thuộc địa nửa phong kiến lạc hậu,
đất nước bị thực dân Pháp nô dịch. Với lòng yêu đất nước, quê hương, nhân ái,
thương người, nhất là người nghèo khổ, Hồ Chí Minh đã quyết đi tìm con đường
cứu nước. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước kiểu mới từng bước được hình
thành.
Năm 1919, trong "Yêu sách của nhân dân An Nam", Hồ Chí Minh đã đề xuất
tư tưởng xây dựng một nhà nước dân chủ, gắn với việc thủ tiêu nhà nước thuộc
địa, phong kiến, thực hiện các quyền tự do, dân chủ, các quyền con người.
Năm 1925-1927, Hồ Chí Minh viết: "Bản án chế độ thực dân Pháp" và
"Đường cách mệnh", trên phương diện nhà nước, Người đã đề xuất quan niệm về
một nhà nước của số đông, thực hiện một nền dân chủ triệt để - dân chủ cho đa số
theo mô hình kiểu nhà nước Xôviết.
Năm 1930, trong Chính cương vắn tắt, lần đầu tiên Người nêu mục tiêu "dựng
ra chính phủ công nông binh"1. ý tưởng này chỉ thấy Người đề cập có một lần.
Năm 1941, Hồ Chí Minh về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng, chủ trì Hội
nghị Trung ương 8 (5-1941), hoàn chỉnh sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược và
sách lược, đề ra Chương trình Việt Minh. Về vấn đề chính quyền, hội nghị chủ
trương "không nên nói công nông liên hợp và lập chính quyền Xôviết, mà phải
nói toàn thể nhân dân liên hiệp và lập Chính phủ dân chủ cộng hòa" 2. Chương
trình Việt Minh cũng ghi rõ: "Sau khi đánh đuổi được đế quốc Pháp, Nhật, sẽ
thành lập một chính phủ nhân dân của Việt Nam dân chủ cộng hòa lấy lá cờ đỏ
ngôi sao vàng năm cánh làm lá cờ toàn quốc. Chính phủ ấy do quốc dân đại hội
cử ra"3.
Khi thời cơ giải phóng dân tộc đã đến gần, trong Thư gửi đồng bào toàn quốc
(10-1944), Hồ Chí Minh cũng nói rõ: Trước hết cần có một chính phủ đại biểu
cho sự chân thành đoàn kết và hành động nhất trí của toàn thể quốc dân, gồm tất
cả các đảng phái cách mệnh, các đoàn thể ái quốc trong nước bầu cử ra. "Một cơ

1


. Theo tài liệu của Viên Nghiên cứu khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp, xuất bản tháng 3 - 1993.

.
Hồ
H. 1995, tr. 1.
1

Chí

Minh,

Toàn

tập,

tập

3,

Nxb

Chính

trị

quốc

gia,

, 3. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng, Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, H. 2000, tr. 127,

150.
2


cấu như thế mới đủ lực lượng và oai tín, trong thì lãnh đạo công việc cứu quốc,
kiến quốc, ngoài thì giao thiệp với các hữu bang"1.
Như vậy, từ mô hình nhà nước công nông binh chuyển sang mô hình nhà nước
đại biểu cho khối đoàn kết của toàn thể quốc dân là một bước chuyển sáng suốt
của Hồ Chí Minh, phản ánh được nét đặc thù của thực tiễn dân tộc, phù hợp với
sự chuyển hướng chiến lược và sách lược của cách mạng Việt Nam.
Năm 1945, phong trào phát triển mạnh mẽ, căn cứ địa cách mạng được mở
rộng, hình thành một vùng rộng lớn gồm 6 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà
Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên và một số vùng ngoại vi thuộc các tỉnh Bắc
Giang, Vĩnh Yên, Phú Thọ, Yên Bái...
Trước tình hình đó, Hồ Chí Minh chỉ thị thành lập Khu giải phóng cử ra ủy
ban chỉ huy lâm thời, thực hiện chức năng của chính quyền cách mạng. Tại các
địa phương trong Khu giải phóng, các ủy ban nhân dân cách mạng cũng được
thành lập, do nhân dân cử ra, để thi hành 10 chính sách của Việt Minh. Khu giải
phóng là hình ảnh "nước Việt Nam mới phôi thai", "các ủy ban nhân dân cách
mạng vừa lãnh đạo nhân dân chuẩn bị tổng khởi nghĩa, vừa tập cho nhân dân nắm
chính quyền"2.
Tiếp theo, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào đã đi đến quyết định
lịch sử: Phát động tổng khởi nghĩa, thành lập ủy ban Dân tộc giải phóng Việt
Nam, ra mắt Quốc dân Đại hội, làm chức năng của Chính phủ lâm thời ngay sau
Cách mạng tháng Tám thắng lợi.
Sau khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập, trong gần một
phần tư thế kỷ, trên cương vị là Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam mới, nhà
nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở châu á, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có công đầu
trong việc đặt nền móng xây dựng một nhà nước kiểu mới trong lịch sử dân tộc:
Nhà nước của dân, do dân, vì dân.

Câu hỏi 3: Nêu khái lược sự khủng hoảng tư tưởng về vấn đề nhà nước ở Việt Nam
vào
cuối
thế
kỷ
XIX
đầu
thế
kỷ XX?
Trả lời :
Trước khi thực dân Pháp xâm lược, chúng ta cũng có Nhà nước, đó là một nhà
nước mang bản chất của giai cấp phong kiến. Từ khi thực dân Pháp vào xâm lược
đã hình thành nên chính quyền thực dân phong kiến với quyền lực nhà nước tập
trung cao độ vào trong tay thực dân Pháp và phục vụ cho lợi ích của chúng. Trong
lời phát biểu tại Đại hội toàn quốc lần thứ XVIII Đảng Xã hội Pháp, Hồ Chí Minh
đã chỉ rõ: "Chủ nghĩa tư bản Pháp đã vào Đông Dương từ nửa thế kỷ nay, vì lợi
ích của nó, nó đã dùng lưỡi lê để chinh phục đất nước chúng tôi. Từ đó chúng tôi
không những bị áp bức và bóc lột một cách nhục nhã mà còn bị hành hạ và đầu
độc một cách thê thảm... Bất kỳ người bản xứ nào có tư tưởng xã hội chủ nghĩa
cũng đều bị bắt và đôi khi bị giết mà không cần xét xử. Cái gọi là công lý Đông
.
Hồ
Chí
H. 1995, tr. 505.
1

2

Minh,


Toàn

tập,

tập

3,

Nxb

. Trường Chinh, Tuyển tập, Nxb Sự thật, H. 1987, tr. 134-135.

Chính

trị

quốc

gia,


Dương là thế đấy"1. Vì thế, nhiệm vụ đặt ra cấp thiết trước tình hình thực tế này là
phải tìm cách đánh đuổi thực dân Pháp và sau khi đánh đuổi thực dân Pháp thì
phải tổ chức quyền lực nhà nước như thế nào cho phù hợp yêu cầu của cách mạng
Việt Nam. Nhiệm vụ này đã được nhiều nhà cách mạng với nhiệt thành yêu nước
tìm cách giải quyết. Song đều không đi đến thắng lợi vì bế tắc ngay từ trong
đường lối và hạn chế về quan điểm, lập trường giai cấp.
Với ý thức hệ phong kiến, các sĩ phu lãnh đạo phong trào Cần Vương và
phong trào Văn Thân (1858-1896) đã chủ trương "Kháng Pháp và khôi phục ngôi
vua". Thực chất của khuynh hướng này là xây dựng lại nhà nước quân chủ phong

kiến không còn phù hợp với trào lưu chung của thế giới và sự phát triển tất yếu
của lịch sử Việt Nam. Các phong trào này đã thất bại.
Đầu thế kỷ XX, sự tác động của phong trào dân chủ tư sản, trước hết là phong
trào cải cách ở Trung Quốc và Nhật Bản đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong trào
yêu nước Việt Nam, hình thành xu hướng dân chủ tư sản và đề xướng tư tưởng
Hiến pháp tư sản ở nước ta. Dòng tư tưởng mới này có ở các nhà yêu nước tiêu
biểu như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh và Huỳnh Thúc Kháng. Phan Bội Châu
đã chủ trương đánh Pháp giành độc lập dân tộc, sau đó xây dựng nhà nước theo
kiểu quân chủ lập hiến ở Nhật Bản hoặc một chính quyền cộng hoà dân chủ theo
kiểu
Âu - Tây. Huỳnh Thúc Kháng đã đề xuất với toàn quyền Đông Dương lập bản
Hiến pháp cho Nam Triều và đề xướng quan điểm xứ An Nam phải có Hiến pháp;
lập Hội dự thảo Hiến pháp và nhân dân được tự do đầu phiếu. Tuy nhiên, đề nghị
nói trên của Huỳnh Thúc Kháng đã không được Khâm sứ Trung Kỳ và Chính phủ
Pháp chấp nhận. Như vậy, việc lựa chọn xây dựng nhà nước theo khuynh hướng
tư sản mặc dù có những mặt tiến bộ nhưng không phù hợp với điều kiện cách
mạng Việt Nam nên đã không thành hiện thực.
Tình hình thực tế trên cho thấy, cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ở Việt Nam
chẳng những có cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước mà gắn liền với cuộc
khủng hoảng đó còn có cuộc khủng hoảng, bất cập trong quan điểm lựa chọn, tạo
lập chế độ nhà nước theo lập trường phong kiến, tư sản. Lịch sử vận động, phát
triển một cách tất yếu, hợp quy luật, đã đòi hỏi một cách khách quan phải tìm
chọn con đường cứu nước đúng đắn để giải phóng dân tộc và thiết lập một nhà
nước kiểu mới ở nước ta. Người đáp ứng được đòi hỏi khách quan ấy chính là con
người với những cái tên gắn liền với lịch sử dân tộc: Nguyễn Tất Thành - Nguyễn
ái Quốc - Hồ Chí Minh.
Câu hỏi 4: Quá trình nghiên cứu, tiếp thu những kinh nghiệm quý báu về xây dựng
nhà nước trong lịch sử dân tộc ta của Hồ Chí Minh?
Trả lời:
Với tư tưởng "dân ta phải biết sử ta", Hồ Chí Minh đã nghiên cứu rất kỹ lịch

sử các triều đại, đặc biệt là triều đại Lý, Trần, Lê và tiếp thu ở đó nhiều kinh
nghiệm quý báu thể hiện rõ qua các bộ sử và các bộ luật lớn của dân tộc. Đó là tư
tưởng trị nước bằng nhân trị, đức trị của nhiều bậc hiền tài, tư tưởng pháp quyền
1

. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, H. 2000, tr. 22.


và tư tưởng "thân dân" của nhà nước phong kiến thời kỳ hưng thịnh. Lịch sử đã
ghi nhận, dưới triều Lý, vua Lý Thái Tông (1010-1054) vốn là người có đức rộng
tài cao, ông luôn dạy dân tôn trọng phép nước, định rõ các bậc hình phạt, đối với
các tội nhẹ cho được lấy công chuộc tội. Hễ năm nào đói kém, hoặc đi đánh giặc
về vua đều giảm thuế cho dân. Ông rất chú ý tới việc lập pháp. Dưới thời ông trị
vì (năm 1042), bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta được ban hành, đó là bộ
luật "Hình thư" (sau do chiến tranh loạn lạc đã bị mất bộ luật này). Đến vua Lý
Thánh Tông (1054-1072) có tính nhân văn trong luật pháp. Ông đã từng nói: "Ta
yêu con ta cũng như các bậc cha mẹ trong thiên hạ yêu con cái họ. Trăm họ không
hay biết nên tự phạm vào luật pháp, ta rất xót thương. Từ nay, các tội bất kỳ nặng
nhẹ cần răn dạy kỹ lưỡng và nhất nhất đều phải khoan giảm". Vua Lý Thánh Tông
thương
dân
nên
trăm
họ
đều
yêu
mến,
nước
ít giặc giã. Ông đã thực hiện nền chính trị nhân đạo
thân dân và để tâm nhiều đến đạo Phật. Dưới triều Trần (1225-1400) có: Vua Trần

Thánh Tông (1258-1278) rất quan tâm tới việc giáo dục dân, khuyến khích việc
học hành, quan tâm tới dân nghèo, ông đã ra lệnh chiêu tập những người nghèo
đói lưu lạc để khai khẩn ruộng hoang, lập trang hộ.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước trước hết bắt nguồn từ những truyền thống
tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, bao gồm cả truyền thống tổ chức, xây dựng nhà
nước, pháp luật. Trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta thì chủ nghĩa
yêu nước là dòng chủ lưu xuyên suốt lịch sử dựng nước và giữ nước, thấm sâu
trong các quan hệ nhà nước và pháp luật. Ngoài chủ nghĩa yêu nước, các truyền
thống văn hoá trong tổ chức đời sống cộng đồng, các giá trị dân chủ lâu đời, cách
thức quản lý nhà nước của dân tộc... cũng là chất liệu tư tưởng góp phần hình
thành tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước.
Câu hỏi 5: Những tư tưởng chủ yếu của Nho giáo, của Mặc gia và Lão gia mà Hồ Chí
Minh đã nghiên cứu, phát triển trong xây dựng Nhà nước ta?
Trả lời:
Trong hành trang ban đầu mà Hồ Chí Minh mang theo trên con đường cứu
nước và tìm kiếm một mô hình nhà nước tiến bộ cho nước nhà sau khi giành được
độc lập không chỉ có truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà còn có những tư tưởng
tiến bộ trong học thuyết chính trị của Nho giáo, tư tưởng chính trị của Mặc gia và
Lão gia.
Hồ Chí Minh đã kế thừa có chọn lọc các quan điểm lý luận của Nho giáo về trị
nước. Tư tưởng thân dân trong học thuyết chính trị của Nho giáo cũng được Hồ
Chí Minh vận dụng nhuần nhuyễn. Khổng Tử đã nhìn nhận thấy: "Dân là gốc của
nước". Mạnh Tử cho rằng trong nước, dân là quý nhất, tiếp theo là xã tắc, vua là
nhẹ: nên ai được lòng dân chúng thì được làm thiên tử. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
thấm nhuần các giá trị tiến bộ của tư tưởng chính trị đó của Nho giáo, đã sớm chỉ
ra cho chúng ta thấy sức mạnh của nhân dân - một nhà nước do dân: "Gốc có
vững cây mới bền, xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân". Người cũng đã từng dạy
phải lấy dân làm gốc.
Tư tưởng của Nho giáo về đạo của người quân tử với tư cách là người cầm
quyền cũng được Hồ Chí Minh nhận thức và phát triển với những nội dung mới.



Các giá trị của người quân tử mà Nho giáo đề ra như nhân, nghĩa, lễ, trí, tín,
dũng, liêm, trung... được Hồ Chí Minh vận dụng trong quá trình bàn về đạo đức
cách mạng của người cầm quyền.
Tư tưởng chính trị của Mặc gia và Lão gia cũng được Hồ Chí Minh kế thừa và
phát triển. Mặc gia chủ trương chính sách kiêm ái trong công cuộc cai trị: nhà
cầm quyền phải yêu thương nhân dân, tận tụy vì những lợi ích của nhân dân.
Thuyết kiêm ái hạn chế ở tính duy tâm và tính phi giai cấp. Hồ Chí Minh đã loại
bỏ những hạn chế đó, tiếp thu tinh thần "làm đầy tớ" cho nhân dân của Mặc Tử.
Hồ Chí Minh nói: "Chúng ta phải hiểu rằng, các cơ quan của Chính phủ từ toàn
quốc cho đến các làng đều là công bộc của dân"1.
Câu hỏi 6: Trình bày nguồn gốc lý luận chủ yếu quyết định nhất đối với sự hình thành
tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước kiểu mới ở Việt Nam?
Trả lời :
Nguồn gốc lý luận quan trọng, chủ yếu, quyết định nhất hình thành tư tưởng
Hồ Chí Minh về nhà nước là học thuyết Mác - Lênin về nhà nước nói chung, nhà
nước chuyên chính vô sản, nhà nước xã hội chủ nghĩa nói riêng.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, nhà nước là một tổ chức quyền
lực của giai cấp thống trị trong xã hội dùng để cai trị, đàn áp bóc lột các giai cấp
khác và đối với toàn xã hội. Mác và Ăngghen đã chỉ rõ, nhà nước ra đời, tồn tại
gắn liền với chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và xã hội có đối kháng giai cấp. V.I.
Lênin khẳng định: Nhà nước là sản phẩm và là biểu hiện của những mâu thuẫn
giai cấp không thể điều hòa được. Không phải ở đâu và khi nào cũng có tổ chức
nhà nước với đúng nghĩa từ này. Sự ra đời, tồn tại của nhà nước gắn liền với
những điều kiện nhất định và là một tất yếu khách quan. Nhà nước là một phạm
trù lịch sử.
Nhà nước trong các chế độ xã hội cũ (dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân về tư
liệu sản xuất), đó là công cụ của giai cấp thống trị - tức là giai cấp có thế lực
mạnh nhất trong xã hội, dùng nhà nước để cai trị điều hành xã hội trong vòng trật

tự theo lợi ích của giai cấp này. Nhà nước còn là một tổ chức công quyền (quyền
lực công cộng) mà xã hội trao cho nó để quản lý, điều hành xã hội.
Theo một quy luật chung - nhà nước chỉ mang bản chất của một giai cấp nhất
định - giai cấp đã tổ chức và sử dụng bộ máy nhà nước ấy. Không có nhà nước
phi giai cấp, nhà nước của mọi giai cấp, "nhà nước nhân dân tự do", "nhà nước
phúc lợi chung"... như bọn cơ hội, xét lại của giai cấp tư sản đang rêu rao.
Bản chất của nhà nước được thể hiện rất rõ ở chỗ, nhà nước tìm mọi cách để
bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị, trấn áp, thống trị các giai cấp khác, thực hiện
dân chủ cho ít người - cho giai cấp thống trị bóc lột và thực hiện chuyên chính
với đa số nhân dân lao động trong xã hội.
Đặc trưng của nhà nước: Quản lý dân cư trong lãnh thổ nhất định, thiết lập
quyền lực công cộng (pháp luật), thu thuế để nuôi bộ máy nhà nước.

1

. Sđd, tập 4, tr. 56.


Nhà nước có chức năng giai cấp (còn gọi là chức năng thống trị chính trị) và
chức năng xã hội. Hai chức năng trên có quan hệ biện chứng với nhau và đều thể
hiện bản chất của nhà nước. Theo Ăngghen thì chức năng xã hội là cơ sở của
chức năng thống trị giai cấp và nhà nước chỉ thực hiện được và duy trì chức năng
thống trị khi nó làm tròn chức năng xã hội mà xã hội đã giao phó cho nó. Song,
chức năng giai cấp thể hiện rõ rệt bản chất giai cấp của nhà nước, còn chức năng
xã hội của nhà nước cũng biểu hiện bản chất ấy chứ không mang tính thuần túy
như các cơ quan tổ chức của xã hội không giai cấp. Xét đến cùng việc nhà nước
thực hiện chức năng xã hội cũng vì quyền lợi của giai cấp thống trị. Tính hiệu quả
của chức năng xã hội phụ thuộc vào tính chất tiến bộ hay lỗi thời lạc hậu của giai
cấp thống trị vào việc thiết kế, xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước và cơ
chế hoạt động của nó.

Nhà nước thực hiện chức năng đối nội nhằm duy trì trật tự kinh tế, xã hội,
chính trị và những trật tự khác hiện có trong xã hội theo lợi ích của giai cấp cầm
quyền. Nhà nước thực hiện chức năng đối ngoại nhằm bảo vệ lãnh thổ quốc gia,
trong một số trường hợp, nhằm mở mang lãnh thổ và quan hệ với các nước khác
vì lợi ích của giai cấp thống trị cũng như của quốc gia khi lợi ích quốc gia không
mâu thuẫn với lợi ích của giai cấp thống trị.
Chức năng đối nội cũng như đối ngoại của nhà nước đều xuất phát từ lợi ích
của giai cấp thống trị. Nếu quyền lợi của mình bị trực tiếp đe dọa bởi phong trào
đấu tranh của quần chúng nhân dân, thì giai cấp bóc lột sẵn sàng thoả hiệp, thậm
chí đầu hàng bọn xâm lược bên ngoài để đối phó với cuộc nổi dậy của nhân dân
trong nước. Chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước là hai mặt của một thể
thống nhất. Chức năng đối nội là chủ yếu, bởi vì nhà nước ra đời và tồn tại do cơ
cấu giai cấp bên trong của mỗi quốc gia quy định, sự thống trị của mỗi giai cấp
được thực hiện trước hết trên địa bàn quốc gia dân tộc. Lợi ích của giai cấp thống
trị trước hết và chủ yếu là duy trì địa vị cai trị nhân dân trong nước. Tính chất của
chức năng đối nội quyết định tính chất của chức năng đối ngoại, ngược lại, tính
chất và những nhu cầu của chức năng đối ngoại có tác dụng mạnh mẽ trở lại chức
năng đối nội của nhà nước.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, nhà nước trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội có thể rất khác nhau, nhưng bản chất của chúng chỉ là một:
chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản. Nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà
nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Trong nhà nước xã hội chủ nghĩa,
mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân lao động. Nhân dân được hưởng mọi quyền
dân chủ. Do đó, chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa là chế độ dân chủ theo nghĩa
đầy đủ nhất của từ đó. Đó là nền dân chủ bao quát toàn diện mọi lĩnh vực đời
sống xã hội. Nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước mang bản chất giai cấp công
nhân, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Vì thế, nhà nước xã hội chủ nghĩa là
nhà nước có sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân với tình nhân dân.
Nhà nước xã hội chủ nghĩa có sự thống nhất hữu cơ giữa các chức năng: chức
năng giai cấp và chức năng xã hội, giữa trấn áp bằng bạo lực với tổ chức xây

dựng xã hội mới - xã hội chủ nghĩa. Tổ chức xây dựng là thuộc tính cơ bản nhất
của chuyên chính vô sản. Khi đề cập tới vấn đề này,
V.I. Lênin cho rằng chuyên chính vô sản không phải chỉ là bạo lực đối với bọn


bóc lột, và cũng không phải chủ yếu là bạo lực mà mặt cơ bản của nó là tổ chức,
xây dựng toàn diện xã hội mới xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa.
Nhà nước xã hội chủ nghĩa có sự thống nhất giữa tính dân tộc và tính quốc tế.
Không chỉ hoạt động vì lợi ích dân tộc mà còn phải làm nghĩa vụ quốc tế của
mình, bằng việc giúp đỡ từ mọi phương diện có thể được cho cuộc đấu tranh của
các dân tộc vì hoà bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ xã hội. Nhà nước xã hội chủ
nghĩa là nhà nước tự tiêu vong. Sau khi những cơ sở kinh tế, xã hội của sự xuất
hiện và tồn tại nhà nước mất đi thì nhà nước sẽ không còn. Sự mất đi của nhà
nước vô sản không phải bằng con đường "thủ tiêu", "xoá bỏ" mà bằng con đường
"tự tiêu vong". Sự tiêu vong của nhà nước vô sản là một quá trình rất lâu dài.
Chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ ra rằng, nhà nước xã hội chủ nghĩa, với những
đặc điểm vốn có của nó, là một nhà nước đặc biệt, nhà nước không còn nguyên
nghĩa, là nhà nước "nửa nhà nước".
Nhờ có quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã tìm
thấy con đường cách mạng Việt Nam, phương thức đúng đắn để giải quyết vấn đề
chính quyền nhà nước, hiểu biết thấu đáo bản chất nhà nước và cách thức tổ chức
nhà nước. Những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề nhà
nước nói chung, nhà nước xã hội chủ nghĩa nói riêng là cơ sở lý luận khoa học để
Người đánh giá, phê phán các học thuyết khác về tổ chức nhà nước cũng như
khảo sát các kiểu thực tiễn nhà nước một cách chính xác. Từ đó hình thành tư
tưởng
Hồ Chí Minh về nhà nước kiểu mới ở Việt Nam, làm cho tư tưởng này của Hồ
Chí Minh thật sự cách mạng, khoa học, trở thành nền tảng tư tưởng của đường lối
xây dựng và hoàn thiện Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam của
Đảng ta.

Câu

hỏi 7: Trình bày sự
ra bản chất các
Chí Minh?

nghiên cứu khảo sát thực tế và rút
kiểu nhà nước tiêu biểu của Hồ

Trả lời:
Ngày 5 tháng 6 năm 1911, Nguyễn Tất Thành rời bến cảng Nhà Rồng (Sài Gòn)
trên con tàu Amiran Latusơ Tơrêvin (Pháp) để tìm đường cứu nước. Nguyễn Tất
Thành đã tâm sự với một người bạn khi có ý định đi ra nước ngoài: "Tôi muốn đi
ra nước ngoài xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế
nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta" 1. Điều này cho thấy ý tưởng phải đi vào
khảo sát, nghiên cứu thực tế các nước đã có từ rất sớm trong con người Hồ Chí
Minh. Sau này, khi trả lời phỏng vấn của nhà báo Mỹ, Anna Lui-Xtơrông (đăng
trên báo Nhân dân số ra ngày 18-5-1965), Hồ Chí Minh đã nói "Nhân dân Việt
Nam trong đó có Cụ thân sinh ra tôi thường hỏi nhau rằng: Ai sẽ là người giúp
mình thoát khỏi ách thống trị của Pháp. Người thì nói là Nhật, người khác nói là
Anh, có người khác nói là Mỹ. Tôi thì thấy phải ra nước ngoài để xem cho rõ".
Tư tưởng phải đi ra nước ngoài để tìm hiểu, nghiên cứu cho rõ về họ, sau đó về
giúp nước, đã được thể hiện rõ ràng trong việc Hồ Chí Minh khảo cứu các kiểu
.
Trần
Dân
Tiên,
Những
Hồ Chí Minh, Nxb Văn học, H. 2001, tr. 12.
1


mẩu

chuyện

về

đời

hoạt

động

của


nhà nước ở những nước tiêu biểu, qua đó rút ra được những kết luận chính xác về
bản chất của nó.
Trong 20 năm đầu đi tìm con đường cứu nước (1911-1930), Hồ Chí Minh đã đặc
biệt chú ý xem xét những vấn đề chính quyền nhà nước, thiết chế chính trị và thể
chế dân chủ. Người đã có những đánh giá rất sâu sắc về cách mạng tư sản Mỹ
(1776), cách mạng tư sản Pháp (1789); cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười
Nga (1917). Những cuộc cách mạng xã hội lớn này đã tạo lập nên các nhà nước
tiêu biểu cho bản chất của các kiểu nhà nước trong lịch sử: Nhà nước tư sản và
Nhà nước Xô viết (nhà nước xã hội chủ nghĩa).
ở nước Mỹ, Hồ Chí Minh đã đến thăm tượng Nữ thần tự do và để lại một dấu
tích "độc nhất vô nhị" trong hàng ngàn vạn bút tích của các chính khách, danh
nhân về cảm tưởng khi đến thăm nơi này: "ánh sáng trên đầu Thần tự do toả rộng
khắp trời xanh còn dưới chân Thần tự do thì người da đen bị trà đạp, số phận
người phụ nữ bị trà đạp. Bao giờ người da đen được bình đẳng với người da trắng?

Bao giờ có sự bình đẳng giữa các dân tộc? và bao giờ người phụ nữ được bình
đẳng với nam giới?"1. Năm 1927, trong tác phẩm "Đường cách mệnh", Hồ Chí
Minh đã viết về "lịch sử cách mệnh Mỹ", trong đó chỉ rõ sự không thống nhất
giữa nói và làm, chỉ nói mà không làm của Nhà nước Mỹ. Người viết: "Trong lời
tuyên ngôn của Mỹ có câu rằng: "Giời sinh ra ai cũng có quyền tự do, quyền giữ
tính mệnh của mình, quyền làm ăn cho sung sướng... Hễ chính phủ nào mà có hại
cho dân chúng thì dân chúng phải đập đổ chính phủ ấy đi và gây nên chính phủ
khác...".
Nhưng bây giờ Chính phủ Mỹ lại không muốn cho ai nói đến cách mệnh, ai
đụng đến chính phủ!
Mỹ tuy rằng cách mệnh thành công đã hơn 150 năm nay, nhưng công nông vẫn
cứ cực khổ, vẫn cứ lo tính cách mệnh lần thứ hai. ấy là vì cách mệnh Mỹ là cách
mệnh
tư bản, mà cách mệnh tư bản là chưa phải cách mệnh
đến nơi"2.
Trong bài "Trò xiếc tuyển cử Tổng thống Mỹ", Hồ Chí Minh đã chỉ rõ thực
chất bản chất giai cấp của Nhà nước Mỹ, Người viết: "Tuy nói rằng tổng thống là
người cầm đầu chính phủ, bảo vệ lợi ích của nhân dân nhưng sự thật thế nào? Mồ
ma Tổng thống Uyn-xơn (1856-1924) đã trả lời như sau: "Bọn tài phiệt và chủ
công nghiệp là người chủ của Chính phủ Mỹ. Chính phủ Mỹ là con nuôi của lợi
quyền đặc biệt Mỹ. Chính phủ Mỹ không được phép có ý kiến của mình". ở Mỹ
có hai chính đảng lớn là Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hoà, thuộc hai phe tư bản
độc quyền. Khi thì người đảng này, khi thì người đảng kia được bầu làm tổng
thống"1. Theo đó thì rõ ràng Nhà nước Mỹ không phải là nhà nước của đa số
.
Hỏi
H. 2004, tr. 11.
1

đáp


về

cuộc

đời



sự

nghiệp

của

Hồ

Chí

Minh,

Nxb

Trẻ,

.
Hồ
Chí
H. 2002, tr. 270.


Minh,

Toàn

tập,

tập

2,

Nxb

Chính

trị

quốc

gia,

.
Hồ
Chí
H. 2000, tr. 335.

Minh,

Toàn

tập,


tập

11,

Nxb

Chính

trị

quốc

gia,

2

1


người lao động mà thực chất là nhà nước của số ít, của bọn giàu có về kinh tế và
là công cụ thống trị xã hội của chúng.
Đối với cách mạng tư sản Pháp và chế độ Nhà nước cộng hoà Pháp, Hồ Chí
Minh cũng đã nghiên cứu sâu sắc và rút ra những kết luận chính xác về bản chất
của nó. Theo Hồ Chí Minh, tuy cách mạng Pháp đã "làm gương cho chúng ta",
"dạy cho chúng ta" nhiều điều hay, song về căn bản thì "cách mệnh Pháp cũng
như cách mệnh Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi, tiếng
là cộng hoà và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp
bức thuộc địa. Cách mệnh đã 4 lần rồi, mà nay công nông Pháp hẵng còn phải
mưu cách mệnh lần nữa mới hòng thoát khỏi vòng áp bức"2.

Nghiên cứu tuyên ngôn độc lập về quyền con người trong cách mạng Mỹ và
tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền trong cách mạng Pháp, Hồ Chí Minh cho
rằng những tư tưởng về "quyền lực tối cao thuộc về nhân dân" và "tự do, bình
đẳng, bác ái", lúc đầu là những tư tưởng tiến bộ, song sau đó quyền lực thực tế rơi
vào tay một số ít người tức giai cấp tư sản, còn đại đa số nhân dân vẫn bị áp bức
bóc lột, không thật sự trở thành người chủ của quyền lực nhà nước. Vì thế, với
tính cách là sản phẩm của cách mạng tư sản - cách mạng chưa đến nơi, nhà nước
tư sản không thể áp dụng để xây dựng ở nước ta.
Nghiên cứu Cách mạng tháng Mười Nga và Nhà nước Xô viết, Hồ Chí Minh
nhận thấy cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới do Lênin lãnh đạo là cuộc
cách mạng triệt để, vĩ đại, cách mạng "đã đến nơi" và sản phẩm của cuộc cách
mạng này là Nhà nước Xô viết với bản chất khác về căn bản so với các nhà nước
trước đó. Hồ Chí Minh nói: "Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã
thành công, và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc
tự do, bình đẳng thật, không phải tự do và bình đẳng giả dối" 1. Người đã nhìn
thấy bản chất tốt đẹp của Nhà nước Xô viết qua những việc làm trên thực tế như:
"Phát ruộng đất cho dân cày, giao công xưởng cho thợ thuyền... ra sức tổ chức
kinh tế mới, để thực hành chủ nghĩa thế giới đại đồng".
Từ khảo sát, nghiên cứu, so sánh bản chất các kiểu nhà nước trên thế giới, Hồ
Chí Minh đã kết luận: "Nhà nước phong kiến là công cụ của địa chủ để thống trị
nông dân. Nhà nước tư bản là công cụ của giai cấp tư sản để thống trị giai cấp
công nhân. Song từ cách mạng Nga thành công, một xã hội mới ra đời, nhà nước
đã trở nên công cụ thống trị của nhân dân lao động"2.
Với bản chất ưu việt của Nhà nước Xô viết - nhà nước kiểu mới đầu tiên trên
thế giới, đã "gợi ý" cho Hồ Chí Minh về việc kiến lập và phát triển một nhà nước
kiểu mới phù hợp với điều kiện ở Việt Nam. Thực tế cho thấy, Hồ Chí Minh là
người Việt Nam đầu tiên tin và đi theo chủ nghĩa Mác - Lênin, đi theo con đường
Cách mạng tháng Mười và đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi đến thành công,
tạo dựng và phát triển nhà nước kiểu mới đầu tiên ở Đông Nam á.


2

. Sđd, tập 2, tr. 274.

1

.

Hồ

Chí

Minh,

H. 2000, tr. 280.
2

. Sđd, tập 7, tr. 216.

Toàn

tập,

tập

2,

Nxb

Chính


trị

quốc

gia,


Câu hỏi 8: Trong bản "Yêu sách của nhân dân An Nam" do Nguyễn ái Quốc viết năm
1919 gửi đến Hội nghị Vécxây, có những yêu sách nào liên quan đến vấn đề
pháp quyền ở Đông Dương?
Trả lời:
Năm 1919, Hội nghị Vécxây họp sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Nguyễn
ái Quốc đã gửi Yêu sách của nhân dân An Nam tới Hội nghị. Trong bản "Yêu
sách của nhân dân An Nam", Nguyễn ái Quốc đã đưa ra 8 yêu sách "khiêm tốn"
gồm 8 điều, trong đó có 4 điều liên quan tới vấn đề pháp quyền. Cụ thể là:
Điều 1: Yêu cầu ân xá đối với tất cả chính trị phạm.
Điều 2: Đòi cải cách nền công lý ở Đông Dương nhằm đảm bảo cho người bản
xứ được hưởng những bảo đảm về mặt pháp luật như người châu Âu. Người nói:
"Cải cách nền pháp lý ở Đông Dương bằng cách cho người bản
xứ cũng được quyền hưởng những đảm bảo về mặt pháp luật như người Âu
châu".
Điều 7: Đòi thay thế chế độ ra sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật.
Điều 8: Đòi có đoàn đại biểu thường trực của người bản xứ cử ra tại Nghị viện
Pháp.
Và Người đã chuyển bản yêu sách trên thành "Việt Nam yêu cầu ca" để phổ
biến rộng rãi cho mọi người, trong đó có hai câu: "Bảy xin Hiến pháp ban hành.
Trăm điều phải có thần linh pháp quyền"1.
Câu hỏi 9: Sự phát triển tư tưởng về nhà nước pháp quyền trong bài diễn ca nói về 8
yêu sách gửi các nước đồng minh họp Hội nghị Vécxây đầu năm 1919 như

thế nào?
Trả lời:
Năm 1919, trong bản "Yêu sách của nhân dân An Nam" gửi Hội nghị Vécxây,
Hồ Chí Minh đã đề nghị: "Thay chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo
luật". Điều này cho thấy Người đã mặc nhiên thừa nhận cần phải có pháp luật để
quản lý xã hội nhưng không phải là một thứ pháp luật bất kỳ mà là thứ pháp luật
của chế độ dân chủ mới. Đây là một vấn đề rất quan trọng, nhưng dù sao các đạo
luật cũng không thể bao quát và có giá trị như Hiến pháp.
Đặt yêu sách thứ 7 trong bản "Yêu sách của nhân dân An Nam: "Thay chế độ
ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật", bên cạnh cùng yêu sách thứ 7 nhưng
được diễn ca thành câu thơ trong bài "Việt Nam yêu sách ca":
"Bảy xin Hiến pháp ban hành.
Trăm điều phải có thần linh pháp quyền"1.
Chúng ta sẽ thấy, quan niệm của Hồ Chí Minh về quản lý xã hội bằng pháp
luật của nhà nước dân chủ có sự phát triển phong phú, sâu sắc và bao quát. Vì ai
cũng có thể thấy Hiến pháp là hình thức văn bản pháp luật không chỉ cao hơn luật
1

. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, H. 2000, tr. 438.

1

. Sđd, tập 1, tr. 438.


về mặt hiệu lực pháp lý mà còn cả về mặt dân chủ, về mặt pháp quyền, đồng thời
lại đề cập đến một phương diện cơ bản mới: "Trăm điều phải có thần linh pháp
quyền"2. Phương diện này thể hiện rằng, mọi hành vi, mọi hoạt động, ở mọi lúc,
mọi nơi của các cơ quan, cán bộ nhân viên nhà nước đều phải thể hiện được sự
tôn trọng, tuân theo yêu cầu của pháp luật, tinh thần pháp luật phải chi phối mọi

hành vi, hoạt động của nhà nước, môi trường pháp chế phải bao trùm đời sống xã
hội. Tư tưởng lập hiến tiến bộ của Hồ Chí Minh ngay từ những năm 20 của thế kỷ
XX đến nay vẫn giữ nguyên giá trị và có ý nghĩa chỉ đạo việc xây dựng Nhà nước
pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay.
Câu hỏi 10: Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền, hợp hiến, độc lập, tự
chủ, thật sự của dân, do dân, vì dân được thể hiện trong các tác phẩm, văn
kiện chủ yếu nào từ năm 1919 đến năm 1946?
Trả lời:
Từ năm 1919 đến năm 1946, Hồ Chí Minh đã viết nhiều tài liệu, văn kiện quan
trọng thể hiện sự nhất quán, kiên định trong tư tưởng của Người về xây dựng nhà
nước dân chủ mới, hợp thành một chính thể pháp lý ở tầm hiến định. Đó là các tài
liệu, văn kiện chủ yếu sau:
+ Yêu sách của nhân dân An Nam (1919).
+ Việt Nam yêu cầu ca.
+ Chương trình Việt Minh (10 điểm) năm 1941.
+ Tuyên ngôn Độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945.
+ Chương trình hành động (gồm 6 điểm) ngày 3 tháng 9 năm 1945.
+ Hiến pháp năm 1946.
Trong số trên, có 2 văn kiện có ý nghĩa lịch sử trọng
đại do Hồ Chí Minh trực tiếp viết hoặc trực tiếp chỉ đạo soạn thảo, đó là bản
Tuyên ngôn Độc lập và Hiến pháp năm 1946. Hai văn kiện này là kết tinh trí tuệ,
tư duy Hồ Chí Minh về vấn đề nhà nước ở Việt Nam sau một phần ba thế kỷ hoạt
động cách mạng của Người.
Câu hỏi 11: Trước khi có Hiến pháp của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, với tư cách
là người đứng đầu Nhà nước, Hồ Chí Minh đã làm gì để thực hiện việc quản
lý xã hội bằng pháp luật?
Trả lời:
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, nhà nước kiểu mới là một nhà nước hợp hiến nhà nước có Hiến pháp do Quốc hội thông qua. Hiến pháp là "luật mẹ", luật gốc
làm cơ sở để xây dựng hệ thống luật pháp để quản lý mọi mặt đời sống xã hội và
công dân. Tuy nhiên, trước khi có Hiến pháp, Hồ Chí Minh nhận thấy, để xã hội

mới tồn tại và phát triển không thể thiếu những văn bản có giá trị pháp lý. Cho
. Nguyễn Đình Lộc, Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân, Nxb Chính trị quốc gia,
H. 1988, tr. 84.
2


nên, Người đã ký sắc lệnh giữ lại mọi luật lệ của chế độ cũ, chỉ trừ những điều
luật trái với nền độc lập, tự do của đất nước. Đồng thời, Người ký một loạt sắc
lệnh quan trọng và cấp bách như: Sắc lệnh bảo đảm tự do cá nhân, sắc lệnh bãi bỏ
thuế quan, sắc lệnh tổ chức tòa án độc lập với hành chính... Hồ Chí Minh đòi hỏi
trong mọi hoạt động của Chính phủ, của các cấp chính quyền, tổ chức và cá nhân
phải chấp hành pháp luật, không ai được đứng trên và đứng ngoài pháp luật. Ngày
26 tháng 1 năm 1946, Người đã ban hành quốc lệnh, quy định rõ những điều khen
thưởng và xử phạt, kể cả hình phạt tử hình. Trong thực tế, Người đã cho thi hành
những bản án nghiêm khắc nhất đối với ngay cả những cán bộ, đảng viên vi phạm
pháp luật nhà nước.
Câu hỏi 12: Trong Quốc lệnh được Hồ Chí Minh ký ngày 26 tháng 1 năm 1946 đã thể
hiện tinh thần nghiêm minh của Nhà nước qua những điểm cụ thể về
thưởng, phạt. Hãy nêu toàn văn những điểm đó trong Quốc lệnh?
Trả lời:
Trong "Quốc lệnh" đã nêu rõ 10 điểm thưởng và 10 điểm phạt để quân dân biết
rõ những tội nên tránh, những việc nên làm. Cụ thể là:
I. Thưởng
1. Nhà nào có 3 con tòng quân sẽ được thưởng.
2. Ai lập được quân công sẽ được thưởng.
3. Ai vì nước hy sinh sẽ được thưởng.
4. Ai ra trận can đảm phi thường sẽ được thưởng.
5. Ai làm việc công một cách trong sạch, ngay thẳng sẽ được thưởng.
6. Ai làm việc gì có lợi cho nước nhà, dân tộc và được dân chúng mến phục sẽ
được thưởng.

7. Ai bỏ tiền ra xây đắp cầu cống, đê, đường sẽ được thưởng.
8. Ai bắt được những kẻ phản quốc sẽ được thưởng.
9. Ai liều mình về việc công sẽ được thưởng.
10. Ai cứu được người bị nạn sẽ được thưởng.
II. Phạt
1. Thông với giặc, phản quốc sẽ bị xử tử.
2. Trái quân lệnh sẽ bị xử tử.
3. Ra trận tự ý rút lui sẽ bị xử tử.
4. Tự ý phá hoại giao thông sẽ bị xử tử.
5. Phá hoại quân khí sẽ bị xử tử
6. Để cho bộ đội hại dân sẽ bị xử tử.
7. Vô cớ sát hại kiều dân ngoại quốc sẽ bị xử tử.
8. Trộm cắp của công sẽ bị xử tử.
9. Hãm hiếp, cướp bóc sẽ bị xử tử.


10. Can tội bắt cóc, ám sát sẽ bị xử tử.
Câu hỏi 13: Hồ Chí Minh nói về quyền con người như thế nào trong bản "Tuyên ngôn
Độc lập" được Người đọc vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại Hà Nội?
Trả lời:
Nói về bản chất của chế độ xã hội, của nhà nước và pháp luật thì điều quan
trọng là phải xem xét vấn đề quyền con người trên thực tế. Ngày 2 tháng 9 năm
1945, Hồ Chí Minh đã trịnh trọng đọc bản "Tuyên ngôn Độc lập" trước quốc dân
và toàn thế giới. Trong bản Tuyên ngôn bất hủ này, Hồ Chí Minh đã khẳng định
rõ những quyền cơ bản của con người. Người nói: "Tất cả mọi người sinh ra đều
có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm
được, trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu
hạnh phúc". Lời nói bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của
nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều
sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền

tự do. Bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791
cũng nói: "Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn được tự
do và bình đẳng về quyền lợi". Đó là những lẽ không thể chối cãi được. Tuy
nhiên, tư tưởng Hồ Chí Minh không dừng lại ở quyền con người theo khuôn mẫu
của nền dân chủ tư sản, càng không thể chấp nhận cái điều mà người ta chỉ nói
mà không làm. Quyền con người được đề cập trong Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ
chỉ được hiểu là quyền cá nhân, Hồ Chí Minh đã "suy rộng ra" quyền con người
còn là quyền của cộng đồng, của cả một dân tộc. Trong đó, quyền tự quyết dân
tộc là một nội dung của quyền con người. Theo Hồ Chí Minh, quyền con người
gắn liền với quyền dân tộc và nằm trong quyền dân tộc, đặt cá nhân trong mối
quan hệ với cộng đồng.
Câu hỏi 14: Hãy nêu tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức công dân và giáo dục công dân
nhằm góp phần xây dựng nhà nước dân chủ nhân dân qua một số bài nói
tiêu biểu của Người?
Trả lời:
Hồ Chí Minh đã nói rất nhiều về quyền của công dân dưới chế độ xã hội mới.
Nhưng Người cũng có nói tới trách nhiệm, đạo đức của công dân trong quan hệ
với nhà nước. Tiêu biểu là trong bài "Đạo đức công dân" (Đăng báo Nhân dân, số
320, ngày 15-01-1955), Người đã viết:
"Nước ta là nước dân chủ, nghĩa là nước nhà do nhân dân làm chủ. Nhân dân
có quyền lợi làm chủ thì phải có nghĩa vụ làm tròn bổn phận công dân, giữ đúng
đạo đức công dân, tức là:
- Tuân theo pháp luật nhà nước.
- Tuân theo kỷ luật lao động.
- Giữ gìn trật tự chung.
- Đóng góp (nộp thuế) đúng kỳ, đúng số để xây dựng lợi ích chung.
- Hăng hái tham gia công việc chung.


- Bảo vệ tài sản công cộng.

- Bảo vệ Tổ quốc"1.
Năm 1953, Người viết tác phẩm: "Thường thức chính trị", trong đó Người chỉ
rõ: "Đạo đức công dân tức là yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa
học"2. Mục đích của giáo dục đạo đức công dân là: "Để mọi người hiểu rõ: Lợi
ích chung của nước nhà và lợi ích riêng của người dân là nhất trí; quyền lợi của
công dân và nghĩa vụ của công dân là nhất trí; đã là người chủ của nước nhà thì
phải phụ trách đối với Tổ quốc. Giáo dục có nhiều cách: giúp quần chúng giáo
dục quần chúng bằng cách tự phê bình và phê bình để dạy dỗ lẫn nhau. Cán bộ
giáo dục quần chúng bằng cách vạch rõ âm mưu của địch, lấy sự thật mà giải
thích cho quần chúng rõ địa vị cao quý của người chủ nước nhà, lực lượng xây
dựng to lớn của ta, tương lai vẻ vang của dân tộc, nâng cao tinh thần yêu nước
của mọi người"3.
Câu hỏi 15: Hồ Chí Minh đã ứng cử trong kỳ Tổng tuyển cử bầu Quốc hội của nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa ở đâu? Kết quả?
Trả lời:
Hồ Chí Minh đã ứng cử trong kỳ Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khoá 1 của
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ở thành phố Hà Nội. Nhân dân Hà Nội rất phấn
khởi khi được tin Người ứng cử ở Thủ đô. Danh sách ứng cử viên khu vực Hà
Nội được niêm yết rộng rãi. Hồ Chí Minh đứng thứ hai sau cụ Nguyễn Văn Tố.
Tất cả có 74 vị ứng cử, chọn lấy 6 đại biểu. 118 vị đại biểu các tầng lớp ở ngoại
thành Hà Nội đã gửi thư đề nghị Cụ Hồ Chí Minh không phải ứng cử trong cuộc
Tổng tuyển cử này và suy tôn Cụ là Chủ tịch vĩnh viễn của nước Việt Nam dân
chủ cộng hòa. Hồ Chí Minh đã gửi lời cảm tạ và nói: "Tôi là một công dân nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa nên không thể vượt qua thể lệ Tổng tuyển cử đã định.
Tôi đã ứng cử ở thành phố Hà Nội nên không thể ra ứng cử ở nơi nào khác nữa"1.
Ngay từ 6 giờ sáng ngày 6 tháng 1 năm 1946, Hồ Chí Minh đã xuất hành làm
nhiệm vụ công dân ở thùng phiếu số 10 phố Hàng Vôi. Bất chấp tình hình chính
trị hết sức phức tạp, hơn 90% cử tri toàn quốc đã đi bỏ phiếu. Hồ Chủ tịch trúng
cử với tỷ lệ cao nhất 98,4% số phiếu bầu.
Câu hỏi 16: Tư tưởng về xây dựng chính phủ công - nông - binh được Hồ Chí Minh

lần đầu tiên xác định trong văn kiện nào do Người soạn thảo? Bản chất của
chính phủ công - nông - binh theo tư tưởng Hồ Chí Minh?
Trả lời:
Việc xây dựng chính quyền công - nông - binh với tính cách là một hình thức
tổ chức chính quyền kiểu mới đã được Lênin đánh giá rất cao. Người đã khẳng
,
2,
3.
Hồ
Chí
H. 2002, tr. 452, 220, 453.
1

1

Minh,

Toàn

tập,

tập

7,

Nxb

. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, H. 2002, tr. 116.

Chính


trị

quốc

gia,


định, nếu sự sáng tạo của quảng đại quần chúng công - nông - binh không phát
kiến ra hình thức Xôviết thì Cách mạng tháng Mười đã là một sự nghiệp vô vọng.
ở Việt Nam, Hồ Chí Minh đã xác định hình thức chính quyền là vấn đề quan
trọng hàng đầu của cách mạng Việt Nam. Vì thế, không thể đơn giản trong việc
lựa chọn hình thức chính quyền. Lần đầu tiên, Hồ Chí Minh đưa ra quan điểm
"Dựng ra Chính phủ công nông binh" trong "Chính cương vắn tắt của Đảng" do
Người soạn thảo vào năm 1930.
Chính phủ - công - nông binh theo tư tưởng Hồ Chí Minh là hình thức tổ chức
chính quyền thể hiện quyền lực nhà nước thuộc dân chúng số nhiều mà lực lượng
nền tảng là công, nông, binh (binh cũng là con em của công, nông). Chính phủ
công - nông - binh được phác thảo trong Chánh cương, sách lược vắn tắt của
Đảng, sau đó đã được phát triển thành chính phủ nhân dân của nước Việt Nam
dân chủ cộng hòa do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.
Câu hỏi 17: Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng chính phủ nhân dân của nước Việt
Nam dân chủ cộng hòa được thể hiện ở đâu? ý nghĩa của tư tưởng này trong
sự phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước kiểu mới ở Việt Nam?
Trả lời:
Tại Hội nghị Trung ương tám họp từ ngày 10 đến ngày 19 tháng 5 năm 1941 tại
Pác Bó, do Hồ Chí Minh chủ trì đã nêu rõ chủ trương: "Sau lúc đánh đuổi thực
dân Pháp - Nhật sẽ thành lập một nước Việt Nam dân chủ mới theo tinh thần Tân
dân chủ, chính quyền dân chủ mới ấy không phải thuộc quyền riêng của giai cấp
nào mà là của chung cả toàn thể dân tộc, chỉ trừ có bọn tay sai của đế quốc Pháp Nhật và những bọn phản quốc, bọn thù"1.

Cuối tháng 10 năm 1941, trong "Chương trình Việt Minh" do Hồ Chí Minh
soạn thảo đã xác định rõ:
"Việt Nam độc lập đồng minh (nói tắt là Việt Minh) chủ trương liên hiệp hết
thảy các tầng lớp nhân dân, các đoàn thể cách mạng các dân tộc bị áp bức đoàn
kết lại, chiến đấu đánh đổ chủ nghĩa đế quốc phát xít Nhật, giành quyền độc lập
cho nước Việt Nam.
Sau khi đánh đổ được đế quốc phát xít Nhật, sẽ lập
nên chính phủ nhân dân của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa"2.
Tư tưởng về lập chính phủ nhân dân của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là
một bước chuyển đổi mang tính chất cách mạng so với tư tưởng về cách mạng
Việt Nam. Tư tưởng này cũng thể hiện rõ phương pháp tư duy độc lập, tự chủ,
xuất phát từ thực tiễn nước ta để xác định đúng đắn hình thức tổ chức nhà nước
của Hồ Chí Minh và Đảng ta.
Câu hỏi 18: ý nghĩa của việc chuyển mô hình chính phủ công - nông - binh sang chính
phủ dân chủ cộng hòa trong tư tưởng Hồ Chí Minh?
, 2. Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương, Văn kiện Đảng (1930-1945), tập 3, Nxb Sự thật, H.
1977, tr. 197, 583.
1


Trả lời:
Sự chuyển biến từ hình thức chính phủ công - nông - binh sang hình thức
chính phủ nhân dân của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa trong đường lối của
Đảng, trong tư tưởng Hồ Chí Minh là một bước chuyển biến mang tính chất cách
mạng, xuất phát từ điều kiện đặc thù của cách mạng Việt Nam. Giá trị cách mạng
của sự chuyển biến đó không phải mang tính sách lược nhất thời, mà mang tính
chiến lược lâu dài của cả quá trình phát triển mô hình tổ chức Nhà nước Việt
Nam. Như thực tế lịch sử phát triển Nhà nước ta trong hơn nửa thế kỷ sau đó
chứng tỏ mô hình tổ chức nhà nước được xác lập vào thời điểm cách nay hơn 50
năm đã trở thành mô hình lâu dài và càng về sau càng có căn cứ lịch sử để khẳng

định đó chính là hình thức tổ chức thích hợp và phù hợp với nhu cầu, điều kiện
phát triển của xã hội Việt Nam"1. Sự chuyển biến trong tư tưởng Hồ Chí Minh về
mô hình tổ chức nhà nước cho thấy rằng, phương pháp tư duy của Người luôn
luôn xuất phát từ thực tiễn khách quan, từ những điều kiện đặc thù của xã hội ta
mà không rập khuôn máy móc áp đặt những mô hình có sẵn. Đó là tính cách
mạng, sáng tạo trong tư duy khoa học Hồ Chí Minh.
Câu hỏi 19: Những vấn đề cấp bách nào về xây dựng nhà nước pháp quyền được Hồ
Chí Minh chỉ ra ngày 3 tháng 9 năm 1945?
Trả lời:
Ngày 3 tháng 9 năm 1945, Hội đồng Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa đã họp phiên đầu tiên dưới sự chủ tọa của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong tình
hình khẩn cấp, Hội nghị được tiến hành rất đơn giản, không có nghi thức.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trình bày với các bộ trưởng những nhiệm vụ cấp
bách của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Người đã nêu lên một cách súc
tích 6 vấn đề về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội. Đó là những vấn đề cấp bách
nhất, thiết thực nhất mà chính quyền cách mạng vừa mới ra đời phải giải quyết
trong hoàn cảnh đất nước còn chồng chất khó khăn và thiếu thốn do hậu quả của
chế độ thực dân và phong kiến.
Trong 6 vấn đề cấp bách, có 2 vấn đề trực tiếp nói về xây dựng nhà nước pháp
quyền. Cụ thể là vấn đề thứ ba. "Trước chúng ta đã bị chế độ quân chủ chuyên
chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế, nên nước ta
không có Hiến pháp. Nhân dân ta không được hưởng quyền tự do dân chủ. Chúng
ta phải có một hiến pháp dân chủ. Tôi đề nghị Chính phủ tổ chức càng sớm càng
hay cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu". "Tất cả công dân trai
gái mười tám tuổi đều có quyền ứng cử và bầu cử, không phân biệt giàu nghèo,
tôn giáo, dòng giống"1.
"Vấn đề thứ 5 - thuế thân, thuế chợ, thuế đò, là một lối bóc lột vô nhân đạo.
Tôi đề nghị bỏ ngay ba thứ thuế ấy. Cuối cùng tôi đề nghị tuyệt đối cấm hút thuốc
phiện"2.
. Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp, Kỷ yếu hội thảo "Các nội dung cơ bản tư tưởng Hồ

Chí Minh về nhà nước kiểu mới, nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân", H. 1997, tr. 27-28.
1

1

,
2.
Hồ
H. 1995, tr. 8, 9

Chí

Minh,

Toàn

tập,

tập

4,

Nxb

Chính

trị

quốc


gia,


Câu hỏi 20: Hồ Chí Minh nói về ý nghĩa chính trị của Tổng tuyển cử bầu Quốc hội
khoá I của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa như thế nào?
Trả lời:
Ngày 31 tháng 12 năm 1945, trong bài "ý nghĩa Tổng tuyển cử", Hồ Chí Minh
đã chỉ rõ ý nghĩa chính trị của Tổng tuyển cử: "Tổng tuyển cử là một dịp cho toàn
thể quốc dân tự do lựa chọn những người có tài, có đức, để gánh vác công việc
nước nhà.
Trong cuộc Tổng tuyển cử, hễ là những người muốn lo việc nước thì đều có
quyền ra ứng cử, hễ là công dân thì đều có quyền đi bầu cử. Không chia trai gái,
giàu nghèo, tôn giáo, nòi giống, giai cấp, đảng phái, hễ là công dân Việt Nam thì
đều có hai quyền đó.
Vì lẽ đó, cho nên Tổng tuyển cử tức là tự do, bình đẳng, tức là dân chủ, đoàn
kết.
Do Tổng tuyển cử mà toàn dân bầu ra Quốc hội. Quốc hội sẽ cử ra Chính phủ.
Chính phủ đó thật là Chính phủ của toàn dân"1.
Ngày 5 tháng 1 năm 1946, trong lời kêu gọi quốc dân đi bỏ phiếu, Hồ Chí
Minh đã nói:
"Ngày mai là một ngày vui sướng của đồng bào ta, vì ngày mai là ngày Tổng
tuyển cử, vì ngày mai là một ngày đầu tiên trong lịch sử Việt nam mà nhân dân ta
bắt đầu hưởng dụng quyền dân chủ của mình.
Ngày mai, dân ta sẽ tỏ cho các chiến sĩ ở miền Nam rằng: Về mặt trận quân sự,
thì các chiến sĩ dùng súng đạn mà chống quân thù. Về mặt chính trị, thì nhân dân
dùng lá phiếu mà chống với quân địch. Một lá phiếu cũng có sức lực như một
viên đạn"2.
Câu hỏi 21: Trình bày mối quan hệ giữa bản Tuyên ngôn Độc lập (do Hồ Chí Minh
viết) với bản Hiến pháp năm 1946 (do Người làm trưởng ban soạn thảo)?
Trả lời:

Có thể nói rằng Tuyên ngôn Độc lập và Hiến pháp có quan hệ mật thiết với
nhau. Bộ trưởng Bộ Tư pháp đầu tiên của Việt Nam, ông Vũ Đình Hòe, khẳng
định: "Hiến pháp năm 1946 gắn hữu cơ với Tuyên ngôn Độc lập". Trong mối
quan hệ này, Tuyên ngôn Độc lập là cơ sở của Hiến pháp.
Sở dĩ ngay sau khi đọc Tuyên ngôn Độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt
ngay vấn đề ban hành Hiến pháp vì Người nhận thức rằng, Hiến pháp chỉ tồn tại
trong một dân tộc độc lập và khi cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã giành
được độc lập cho dân tộc thì phải có Hiến pháp.
Tuyên ngôn Độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945 là tiền đề, là cơ sở Hiến pháp
1946 - Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam. Tuyên ngôn Độc lập khẳng định
1

,
2.
Hồ
Chí
H. 1995, tr. 133, 145.

Minh,

Toàn

tập,

tập

4,

Nxb


Chính

trị

quốc

gia,


Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền. Một dân tộc có độc lập, chủ
quyền có thể tự ấn định cho mình các thể chế chính trị. Một khi đã có độc lập, chủ
quyền, Việt Nam có thể thiết lập nên những nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà
nước của mình trong một văn bản có hiệu lực pháp lý tối cao, làm nền tảng pháp
lý cho Nhà nước - Hiến pháp.
Tuyên ngôn Độc lập đã tạo điều kiện cho sự ra đời của Hiến pháp là chủ
quyền, độc lập của quốc gia. Và đến lượt mình, Hiến pháp lại khẳng định những
giá trị độc lập dân tộc mà Tuyên ngôn đã ghi nhận. Ngoài điều kiện là độc lập chủ
quyền dân tộc, thì điều kiện thiết yếu tiếp theo của Hiến pháp là dân chủ - quyền
lực thuộc về nhân dân. Độc lập dân tộc là điều kiện cần, dân chủ là điều kiện đủ
cho sự ra đời Hiến pháp. Chính Tuyên ngôn Độc lập đã khẳng định chế độ dân
chủ là cơ sở cho việc ra đời Hiến pháp. Lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, Tuyên
ngôn Độc lập đã chính thức tuyên bố với thế giới, Việt Nam đã trở thành một nhà
nước dân chủ cộng hòa. Tuyên ngôn Độc lập đã khẳng định nền độc lập dân tộc,
chủ quyền quốc gia và chế độ dân chủ cộng hòa. Chính những yếu tố này mà
Tuyên ngôn Độc lập được ghi nhận là cơ sở cho việc ra đời Hiến pháp đầu tiên
của dân tộc Việt Nam.
Câu

hỏi 22: Hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa
pháp 1946 của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa?


của

bản

Hiến

Trả lời:
Vừa mới ra đời, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ở vào một tình thế "ngàn
cân treo sợi tóc". Vận mệnh của Tổ quốc, nền độc lập của dân tộc vừa mới giành
được đứng trước nguy cơ mất còn. Vì vậy, ngày 3 tháng 9 năm 1945, trong phiên
họp đầu tiên của Chính phủ, Hồ Chí Minh đã xác định, một trong những nhiệm
vụ cấp bách của Chính phủ là phải xây dựng cho được một bản Hiến pháp. Người
chỉ rõ: "Trước chúng ta đã bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ
thực dân không kém phần chuyên chế, nên nước ta không có Hiến pháp. Nhân
dân ta không được hưởng quyền tự do dân chủ. Chúng ta phải có một Hiến pháp
dân chủ".
Tháng 11 năm 1945, bản dự thảo Hiến pháp của nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa được Chính phủ soạn thảo và được công bố để lấy ý kiến các chính giới. ủy
ban Kiến quốc của Chính phủ cũng tự nghiên cứu và đưa ra một dự thảo Hiến
pháp.
Ngày 2 tháng 3 năm 1946, tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khoá I, Quốc hội đã
bầu Ban Dự thảo Hiến pháp gồm 11 người: Trần Duy Hưng, Tôn Quang Phiệt, Đỗ
Đức Dục, Cù Huy Cận, Nguyễn Đình Thi, Huỳnh Bá Nhung, Trần Tấn Thọ,
Nguyễn Cao Hách, Đào Hữu Dương, Phạm Gia Đỗ, Nguyễn Thị Thục Viên.
Trong phiên họp ngày 29 tháng 10 năm 1946, Ban Dự thảo Hiến pháp của
Quốc hội được mở rộng thêm 10 vị đại biểu cho các nhóm, đại biểu trung lập, đại
biểu Nam Bộ, đại biểu đồng bào dân tộc thiểu số để tham gia tu bổ thêm bản dự
thảo.



Tại kỳ họp thứ hai, Quốc hội khoá I, từ ngày 28 tháng 10 đến ngày 9 tháng 11
năm
1946,
lần
đầu
tiên
Quốc
hội
Việt Nam thực hiện quyền lập hiến. Từ ngày 2 tháng 11 năm 1946, Quốc hội bắt
đầu thảo luận về dự thảo Hiến pháp. Các đại biểu của các nhóm đảng trong Quốc
hội đã lần lượt phát biểu ý kiến. Các vị đại biểu của các nhóm đều đã nêu ra
những ưu điểm của dự thảo Hiến pháp, đóng góp thêm một số khía cạnh cụ thể và
đi đến thống nhất nội dung của dự thảo. Sau nhiều buổi thảo luận và tranh luận
sôi nổi, sửa đổi, bổ sung cho từng điều cụ thể, ngày 9 tháng 11 năm 1946, Quốc
hội biểu quyết thông qua Hiến pháp của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Hiến
pháp 1946 với sự nhất trí của 240/242 đại biểu dự họp.
Đánh giá về ý nghĩa của việc ban hành bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt
Nam dân chủ cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "... Bản Hiến pháp đầu tiên
trong lịch sử nước nhà... là một vết tích lịch sử Hiến pháp đầu tiên trong cõi á
Đông... Bản Hiến pháp đó chưa hoàn toàn nhưng nó đã làm nên theo một hoàn
cảnh thực tế. Hiến pháp đó tuyên bố với thế giới nước Việt Nam đã độc lập. Hiến
pháp đó đã tuyên bố với thế giới biết dân tộc Việt Nam đã có đủ mọi quyền tự
do..., phụ nữ Việt Nam đã được đứng ngang hàng với đàn ông để được hưởng
chung mọi quyền tự do của một công dân. Hiến pháp đó đã nêu một tinh thần
đoàn kết chặt chẽ giữa các dân tộc Việt Nam và một tinh thần liêm khiết, công
bình của các giai cấp"1.
Hiến pháp năm 1946 đánh dấu thắng lợi lịch sử của cuộc Cách mạng tháng
Tám xác lập nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, phát triển cách mạng dân tộc
dân chủ nhân dân, phục vụ cuộc kháng chiến chống Pháp. Mục tiêu chiến lược

của Hiến pháp là hoàn thành độc lập dân tộc, xây dựng và phát huy dân chủ nhân
dân, chuẩn bị tiến lên làm cách mạng xã hội chủ nghĩa. Hiến pháp năm 1946 là
bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta, là một bản Hiến pháp dân chủ, tiến bộ không
kém một bản Hiến pháp nào trên thế giới. Nó là bản Hiến pháp mẫu mực trên
nhiều phương diện.
Câu hỏi 23: Quan điểm của Hồ Chí Minh về bản chất giai cấp của pháp luật cũ và
pháp luật của Nhà nước ta?
Trả lời:
ở Hồ Chí Minh hình thành rất sớm quan điểm giai cấp về pháp luật. Từ rất
sớm, Người đã nhận ra bản chất bóc lột, phản nhân dân, phi nghĩa của pháp luật
thực dân. Trong tác phẩm Đường cách mệnh, chỉ bằng 6 chữ, Người đã có một
khái quát vạch trần thực chất của phép luật thực dân: "Tụi tư bản và đế quốc chủ
nghĩa... lấy pháp luật buộc dân lại..."2. Bao quát hơn, Người đặt pháp luật trong
hệ thống các công cụ thủ đoạn mà những kẻ áp bức nhân dân thường sử dụng để
phong toả nhân dân trong vòng nô dịch, phục tùng: "Tụi tư bản và đế quốc chủ
nghĩa nó lấy tôn giáo và văn hoá làm cho dân ngu, lấy pháp luật buộc dân lại, lấy

1

. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, H. 1995, tr. 440.

2

. Sđd, tập 2, tr. 267.


sức mạnh làm cho dân sợ, lấy phú quý làm cho dân tham. Nó làm cho dân nghe
đến 2 chữ cách mệnh, thì sợ rùng mình"1.
Đề cập đến đặc trưng, bản chất, vai trò của pháp luật trong các xã hội bóc lột,
Chủ tịch Hồ Chí Minh lưu ý: "Một điều... cần nhớ là, giai cấp thống trị sử dụng

luật pháp, kết hợp với những cái khác... luật pháp của giai cấp bóc lột đặt ra để áp
bức các giai cấp bị bóc lột. Nếu để nó đứng một mình thì bộ mặt áp bức của nó lộ
rõ quá..."2. Đồng thời, Người nhấn mạnh: "Pháp luật của ta là pháp luật thật sự
dân chủ, vì nó bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động".
Câu hỏi 24: Hồ Chí Minh nói về quan hệ pháp luật và đạo đức như thế nào?
Trả lời:
Về "phép trị nước" của Chủ tịch Hồ Chí Minh, có một vấn đề đang đặt ra để
nghiên cứu: ở "phép trị nước" của Người, chủ yếu nhằm vào "đức trị" hay "pháp
trị" là vấn đề mà trong tư tưởng chính trị phương Đông luôn được đặt ra. ở một số
nhà tư tưởng vấn đề đặt ra thường quyết liệt: "Hoặc đức trị hoặc pháp trị".
ở phương Đông, thuyết "nhân trị" của Khổng Tử lấy đạo nhân làm gốc, lấy
hiếu đễ, lễ nhạc làm nội dung cơ bản cho sự giáo hóa, chủ trương rằng, nhờ giáo
dục con người tốt lên và ngày càng hoàn thiện thì công việc "chính, hình" sẽ giảm
nhẹ đi rất nhiều. Coi trọng đạo đức, nhưng Nho gia cũng không hề loại bỏ hình
luật, mà coi đó là một biện pháp cần thiết để ngăn ngừa, cần đặt ra, nhưng tốt nhất
là không cần dùng đến. Mạnh Tử nói: "Chỉ có đức nhân không đủ cai trị, chỉ có
một mình pháp luật tự nó cũng không thể thi hành được".
Còn các nhà "pháp trị" (Tuân Tử, Hàn Phi Tử, Lý Tư...) lại chủ trương rằng,
pháp luật mới là yếu tố quyết định chứ không phải đạo đức, đặc biệt là khi xã hội
càng rối loạn, đạo đức càng suy vi, pháp luật càng phải mạnh mẽ. Nhưng đi đôi
với thưởng phạt nghiêm minh, các nhà "pháp trị" cũng vẫn không bỏ qua tấm
gương của các ông vua thánh, chúa minh, những ông quan đức độ và kẻ sĩ hiền
tài...
Nói chung, các vị vua chúa hiền tài, sáng suốt ở phương Đông (Trung Quốc và
Việt Nam), những người được coi là đã thành công trong sự nghiệp trị nước, đều
biết kết hợp giáo dục đạo đức với tăng cường pháp luật, vừa tôn Nho, vừa trọng
Pháp.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà chính trị lão luyện và sáng suốt đã thâu hái
được những kinh nghiệm lịch sử quý báu trong văn hóa trị nước của loài người và
đã vận dụng nó một cách nhuần nhuyễn, sáng tạo. Trong suốt 24 năm ở cương vị

đứng đầu Nhà nước, Bác Hồ là một mẫu mực của sự kết hợp đạo đức và pháp
luật, luôn luôn chú trọng giáo dục đạo đức nhưng cũng không ngừng nâng cao vai
trò, sức mạnh của luật pháp.

1

. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, H. 1995, tr. 267.

2

. Hồ Chí Minh, Nhà nước và Pháp luật, Nxb Pháp lý, H. 1985, tr. 187.


Chủ tịch Hồ Chí Minh có lần cũng đã nói đến pháp trị: Tư pháp cần góp phần
của mình là thực hiện chế độ pháp trị, giữ vững và bảo vệ quyền lợi nhân dân,
bảo vệ chế độ dân chủ của ta. Nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh không đối lập pháp
trị với đạo đức. Người lưu ý: Luật pháp dựa vào đạo đức, mặt khác luật pháp bảo
vệ đạo đức. Đặc biệt, trong tư tưởng trị nước của Hồ Chí Minh có sự kết hợp
nhuần nhuyễn giữa "pháp trị" và "đức trị". Người nói: "Không xử phạt là
không đúng, song chút gì cũng trừng phạt thì không đúng". "Nhà nước phải vừa
giáo dục vừa sử dụng pháp luật để cải tạo họ, giúp đỡ họ trở nên lương thiện".
Xây dựng nhà nước và củng cố nhà nước pháp quyền, yêu cầu mọi người sống và
làm việc tuân thủ pháp luật là nội dung chủ đạo của tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà
nước. Người nói: "Pháp luật của ta là pháp luật thật sự dân chủ, vì nó bảo vệ
quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động. Nhân dân ta hiện nay có tự
do, tự do trong kỷ luật. Mỗi người có tự do của mình, nhưng phải tôn trọng tự do
của người khác. Người nào sử dụng quyền tự do của mình quá mức mà phạm đến
tự do của người khác là phạm pháp".
Trong quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân, Người đặc biệt lưu ý vấn đề
nêu gương của cán bộ, đảng viên đối với nhân dân. Một trong những điều được

Người thường xuyên căn dặn như một tối kiêng kỵ là chớ "làm cho dân oán", chớ
"làm cho dân kinh khủng" và kịch liệt phê phán thái độ "lên mặt làm quan cách
mạng, hoặc là độc hành độc đoán, hoặc là dĩ công dinh tư. Thậm chí dùng phép
công để báo thù tư".
Đạo đức và pháp luật đều là hai hình thái ý thức xã hội, thuộc hai lĩnh vực
khác nhau nhưng lại kết hợp và bổ sung cho nhau trong thực tế trị nước, và những
nhà chính trị sáng suốt thường không bao giờ tuyệt đối hóa địa vị độc tôn của một
yếu tố riêng lẻ nào.
Câu hỏi 25: Hồ Chí Minh với Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp năm 1959?
Trả lời:
Trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời ngày 3 tháng 9 năm 1945, Hồ
Chí Minh nói: "Trước chúng ta đã bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến
chế độ thực dân không kém phần chuyên chế, nên nước ta không có Hiến pháp.
Nhân dân ta không được hưởng quyền tự do dân chủ. Chúng ta phải có một hiến
pháp dân chủ"1. Hồ Chí Minh đề nghị tổ chức Tổng tuyển cử bầu ra Quốc hội để
thông qua Hiến pháp.
Ngày 8 tháng 9 năm 1945, Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh
số 14-SL về cuộc Tổng tuyển cử để bầu Quốc hội, trong đó Điều 6 nêu rõ: Để dự
thảo một Hiến pháp trình Quốc hội, một ủy ban khởi thảo Hiến pháp gồm 7 người
sẽ được thành lập. Ngày 20 tháng 9 năm 1945, Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 34SL thành lập ủy ban dự thảo Hiến pháp gồm có: Hồ Chí Minh, Vĩnh Thụy, Đặng
Thai Mai, Vũ Trọng Khánh, Lê Văn Hiến, Nguyễn Lương Bằng, Đặng Xuân Khu.
1

. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, H. 1995, tr. 8.


Sau một thời gian chuẩn bị, tháng 11 năm 1945, bản dự thảo Hiến pháp nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa soạn thảo xong và được công bố.
Ngay trong phiên họp đầu tiên của Quốc hội khoá I ngày 2 tháng 3 năm 1946,
một Ban Dự thảo Hiến pháp đã được bầu gồm 11 người: Trần Duy Hưng, Tôn

Quang Phiệt, Đỗ Đức Dục, Cù Huy Cận, Nguyễn Đình Thi, Huỳnh Bá Nhung,
Trần Tấn Thọ, Nguyễn Cao Hách, Đào Hữu Dương, Phạm Gia Đỗ, Nguyễn Thị
Thục Viên. Ban này tiếp tục nghiên cứu bản dự án của ủy ban Dự thảo Hiến pháp
trước đây. Đồng thời, ủy ban Kiến quốc của Chính phủ cũng đã tự nghiên cứu và
đưa ra một bản dự thảo khác. Căn cứ bản dự án của Chính phủ đã nêu và đối
chiếu với bản dự thảo của ủy ban Kiến quốc, tập hợp những góp ý của nhân dân
đi đôi với tham khảo kinh nghiệm về xây dựng hiến pháp của một số nước, Ban
Dự thảo Hiến pháp đã soạn bản dự án mới về Hiến pháp để trình Quốc hội. Trong
phiên họp Quốc hội ngày 29 tháng 10 năm 1946, Ban Dự thảo Hiến pháp được mở
rộng thêm 10 vị đại biểu cho các nhóm, các lực lượng trung lập, đại biểu Nam
Bộ, đại biểu đồng bào thiểu số...
Ngày 9 tháng 11 năm 1946, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Hiến pháp. Bản
Hiến pháp gồm có: Lời mở đầu, 7 chương và 70 điều. Đánh giá về bản Hiến pháp
đầu tiên này, Hồ Chí Minh phát biểu: "Bản Hiến pháp đầu tiên trong lịch sử nước
nhà, bản Hiến pháp đó còn là một vết tích lịch sử Hiến pháp đầu tiên trong cõi á
Đông này nữa. Bản Hiến pháp đó chưa hoàn toàn nhưng nó đã làm nên theo một
hoàn cảnh thực tế. Hiến pháp đó tuyên bố với thế giới nước Việt Nam đã độc
lập..., dân tộc Việt Nam đã có đủ mọi quyền tự do..., phụ nữ Việt Nam đã được
đứng ngang hàng với đàn ông để được hưởng chung mọi quyền tự do của một
công dân. Hiến pháp đó đã nêu một tinh thần đoàn kết chặt chẽ giữa các dân tộc
Việt Nam và một tinh thần liêm khiết, công bình của các giai cấp"1.
Bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam mới đã mang đậm dấu ấn của tư
tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng một Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Tư tưởng
đó đã soi đường cho bước tiến của nhà nước pháp quyền mang tính chất dân chủ
nhân dân, thể hiện trình độ tiên tiến của Nhà nước ta so với khu vực và nhiều
nước trên thế giới.
Cuối tháng 12 năm 1956, đầu tháng 1 năm 1957 tại kỳ họp thứ sáu, Quốc hội
khoá I đã ra nghị quyết về sửa đổi Hiến pháp. Ngày 23 tháng 1 năm 1957, Quốc
hội đã bầu ra Ban sửa đổi Hiến pháp gồm 29 thành viên do Hồ Chí Minh làm
trưởng ban Ban sửa đổi Hiến pháp đã làm việc khẩn trương và thận trọng theo kế

hoạch 3 bước:
- Bước thứ nhất: Nghiên cứu bản Hiến pháp năm 1946, đồng thời tham khảo
hiến pháp các nước xã hội chủ nghĩa và của một số nước tư bản chủ nghĩa điển
hình rồi dự thảo ra bản Hiến pháp sửa đổi.
- Bước thứ hai: Đưa ra trưng cầu ý kiến nhân dân một cách có tổ chức.
- Bước thứ ba: Hoàn chỉnh bản dự thảo để trình ra Quốc hội.
1

. Sđd, tập 4, tr. 440.


Tháng 12 năm 1959, Ban Chấp hành Trung ương Đảng do Hồ Chí Minh đứng
đầu đã họp Hội nghị lần thứ 17 để nghiên cứu và thảo luận bản dự thảo Hiến pháp
chuẩn bị cho kỳ họp lần thứ 11 của Quốc hội khoá I diễn ra từ ngày 18 đến ngày
31 tháng 12 năm 1959.
Bản dự thảo Hiến pháp đã được đưa ra trưng cầu ý kiến các đại biểu Quốc hội,
các cán bộ trung cao cấp, các chính đảng, đoàn thể, các cơ quan chính quyền từ
ngày 1 tháng 7 đến ngày 30 tháng 9 năm 1958. Đã có khoảng 500 người tham gia
góp 1.700 ý kiến. Ban dự thảo đã dựa trên các ý kiến đó để chỉnh lý lại thành bản
dự thảo thứ hai và ngày 1 tháng 4 năm 1959 đưa ra công bố để toàn dân thảo luận.
Trong suốt 4 tháng, hàng triệu người đã tham gia ý kiến. Sau đó, Ban sửa đổi
Hiến pháp chỉnh lý lại một lần nữa để hoàn chỉnh bản dự thảo trình Quốc hội
(Ban sửa đổi Hiến pháp đã thường xuyên làm việc, với tổng số 27 cuộc họp).
Tại kỳ họp lần thứ 11 của Quốc hội khoá I, ngày 18 tháng 12 năm 1959,
trưởng ban sửa đổi Hiến pháp Hồ Chí Minh đã thuyết trình trước Quốc hội bản dự
thảo Hiến pháp. Quốc hội đã thảo luận trong nhiều ngày và Ban sửa đổi Hiến pháp
đã chỉnh lý lại một lần nữa. Ngày 31 tháng 12 năm 1959 có 206/206 đại biểu Quốc
hội biểu quyết thông qua Hiến pháp mới. Ngày 1 tháng 1 năm 1960, Hồ Chí Minh
đã ký Sắc lệnh số 01-LCT công bố Hiến pháp mới của nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa. Bản Hiến pháp gồm Lời mở đầu, 112 điều chia thành 10 chương.

Bản Hiến pháp năm 1959 là Hiến pháp thực sự dân chủ, động viên nhân dân
cả nước ta tiến lên giành những thắng lợi mới, thể hiện tư tưởng của Hồ Chí
Minh về xây dựng chế độ mới, phù hợp với hoàn cảnh mới của đất nước vừa xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa đấu tranh ở miền Nam nhằm thống nhất
Tổ quốc. Cũng như bản Hiến pháp năm 1946, nội dung của Hiến pháp năm 1959
đã phản ánh được các quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng nền dân chủ ở
Việt Nam, thể hiện những quyền cơ bản cho nhân dân lao động làm chủ nhà
nước. Chính vì vậy, Hồ Chí Minh là linh hồn của bản Hiến pháp năm 1959.


×