Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO NHÂN vật LỊCH sử VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP ĐÁNH bắc kỳ lần II 1882 1883

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (613.62 KB, 91 trang )

NHÂN VẬT LỊCH SỬ VIỆT NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP ĐÁNH BẮC
KỲ LẦN THỨ II (1882 – 1883)
Tổng đốc Hoàng Diệu
Hoàng Diệu tên thật là Hoàng Kim Tích, tự Quang Viễn, hiệu Tĩnh Trai 1 sinh ngày 10 tháng 2 năm Kỷ
Sửu (5-3-1829 lịch Tây), con cụ Hoàng Văn Cự và cụ bà Phạm Thị Khuê, thuộc xã Xuân Đài, huyện Diên
Phước, tỉnh Quảng Nam (nay là xã Điện Quang, vùng Gò Nổi, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam). Theo gia
phả họ Hoàng làng Xuân Đài, gia tộc Hoàng Diệu vốn gốc làng Huệ Trù (nay thuộc xã Lộc Trù, huyện Nam
Sách, tỉnh Hải Dương). Ông tổ đời thứ nhất di cư vào Quảng Nam, thời gian đầu ở làng Đông Bàn sau chuyển
về làng Xuân Đài, đến đời Hoàng Diệu là thứ bảy. Nay gia đình họ Hoàng ở Xuân Đài còn giữ đôi câu đối:
Hải đạo Huệ Trù chi hưởng bản căn thân cô
Nam châu Xuân Đài thử địa dịch diệp ly lang
Lời diễn Nôm của Hoàng Diệu:

Huệ Trù xứ vốn là cõi Bắc, do tổ tiên cội gốc vững bền
Xuân Đài châu nay thuộc miền Nam, truyền con cháu giống dòng hưng thịnh.
Hoàng Diệu là người thông minh từ nhỏ, ông với anh trai là Hoàng Kim Gián cùng học một thầy. Khoa thi
Hương tại Thừa Thiên năm 1848, cả hai anh em cùng đỗ cử nhân, chánh chủ khảo thấy văn bài của hai anh em
có chỗ giống nhau nên có ý nghi ngờ. Sự việc được tâu lên vua Tự Đức, Tự Đức cho phúc hạch riêng bài của
hai anh em. Sau khi xét duyệt, Tự Đức phê: "Văn hành công khí, quý đắc chân tài, huynh đệ đồng khoa, thành
vi mĩ sự". Nghĩa là: Sự hành văn là việc chung, cốt để chọn nhân tài, anh em đỗ đồng khoa là việc tốt đẹp.
Năm năm sau (1853), Hoàng Diệu thi Đình, đỗ Phó bảng. Khởi đầu ông làm Tri huyện Tuy Phước, tỉnh
Bình Định. Do nha lại nhầm lẫn án từ nên ông chuyển làm Tri huyện Hương Trà, Thừa Thiên.
Năm 1864 xảy ra vụ nổi dậy của Hồng Tập, em chú bác với Tự Đức. Hồng Tập bị án chém. Khi hành
quyết Hoàng Diệu có mặt ở đó đã nghe Hồng Tập nói: "Vì tức giận về hòa nghị mà bị tội, xin chờ ghép vào
tội phản nghịch". Sau lời trăng trối đó được các quan đề nghị nhà vua thẩm tra lại vụ án. Khi xét kỹ mới rõ,
Hoàng Diệu nghe được lời trối trăng đó nói lại. Vì vậy Hoàng Diệu và một số người khác bị giáng chức.
Sau theo bản sớ tấu của Đặng Huy Trứ tiến cử người hiền tài, ông được phục chức làm Tri phủ Lạng
Giang, rồi thăng án sát Nam Định, Bố chánh Bắc Ninh. Năm 1873 ông về Huế làm Tham tri bộ Hình, sau làm
Tham tri bộ Lại, kiêm Đô sát viện, sung Cơ mật đại thần.
Năm 1878, Quảng Nam bị lụt lớn, dân chúng vô cùng đói khổ, trộm cướp hoành hành, Tự Đức trao cho
ông chức Khâm sai đại thần, cầm cờ tiết và quyền "tiên nghi hình sự" ông đã cho điều tra tội trạng của tên


Hương Phi ở làng Giao ái, lợi dụng nước lụt, cho tay chân đi cướp của, khống chế nhân dân. Sau khi thu thập
đủ chứng cứ, ông bàn với quan tỉnh, đưa hắn ra xét xử, lên án trảm quyết, được nhân dân hoan nghênh, tin
tưởng.
Ông còn điều tra một cử nhân, hai tú tài thuê người thi mà đỗ, nay cậy thế ức hiếp nhân dân, tâu vua cho
sát hạch lại ba người đó để xử lý.
Năm 1878, Hoàng Diệu được nhận chức Tổng đốc An Tĩnh (Nghệ An - Hà Tĩnh). Năm sau ông được điều
về kinh giữ chức Phó sứ thương thuyết với Tây Ban Nha. Sau đó ông giữ chức Thượng thư bộ Binh. Tháng
Giêng năm 1880, ông được thăng chức Thự Tổng đốc; năm 1881 thăng Tổng đốc Hà - Ninh (Hà Nội - Ninh
Bình)1.
Hoàng Diệu làm quan lớn, cha mẹ, vợ được phong tước hiệu, nhưng gia đình ông vẫn sống ở làng quê với
một cuộc sống dân dã. Sách Đại Nam chính biên liệt truyện chép: "Hoàng Diệu tính tình cương trực, lâm sự
quyết đoán, có phong độ bậc đại thần".
Thực dân Pháp với âm mưu đánh thành Hà Nội lần thứ hai để mở đầu cho việc đánh chiếm Bắc Kỳ. Từ năm
1
1

. Theo Phạm Thận Duật, Toàn tập, trang 418 thì hiệu ông là Tĩnh Tâm.

. Khi đó Hà Nam thuộc tỉnh Hà Nội.


1874 đến năm 1882, bọn thực dân Pháp ở Sài Gòn theo lệnh Chính phủ Pháp đã vi phạm Hiệp định Canh Tuất 1874, tăng cường lực lượng quân sự ở Hà Nội, tăng quân từ 100 tên lên 500 tên, cùng một số chiến hạm hoạt
động trên sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đuống; chúng còn có 5 tàu chiến, 2 tàu máy cùng mấy đại đội
đóng ở Ninh Hải (Hải Phòng ngày nay).
Quân Pháp có âm mưu lấy thành Hà Nội từ lâu. Việc chuẩn bị lấy thành Hà Nội do Thống đốc Nam Kỳ Lơ
Myrơ Đờ Vile (Le Myre De Vilers) giao cho Kêlađích (Kergradère) - một tên mật vụ nhà nghề giữ chức lãnh sự
Pháp tại Hà Nội từ năm 1875, phối hợp cùng Giám mục Puyghinê (Puguiner), tên Việt là Phước giám mục
vùng Sở Kiện, Hà Nam thực hiện. Đồng thời Đờ Vile giao cho trung tá Hăngri Rivie chuẩn bị lực lượng, vũ
khí, thu thập tin tức tình báo từ đầu năm 1881.
Ngày 28 tháng 11 năm 1881, Thống đốc Nam Kỳ Lơ Myrơ Đờ Vile viết thư ra hỏi lãnh sự Pháp Kêlađích

ở Hà Nội kế hoạch đánh chiếm Hà Nội một cách bất ngờ, không phải gây ra chiến tranh. Lãnh sự Pháp
Kêlađích trình bày kế hoạch đánh thành Hà Nội ngày 5 tháng 2 năm 1882, đại thể: "Chiếm thành Hà Nội mà
không phải đánh là một việc rất dễ, chỉ cần cho một toán quân Pháp đi tuần hành ở ngoài phố và gần thành.
Sự tuần hành ấy vẫn thường làm, nên không ai ngờ vực, rồi toán quân ấy khi đến gần thành sẽ bất ngờ đột
nhập vào cửa Đông thành chẳng hạn, rồi vượt qua hào mà vào trong thành như thế là quân Pháp có thể làm
chủ được thành mà không phải bắn một phát súng nào"1.
Sau khi nhận được báo cáo từ Kêlađích, Giám mục Puyghinê về tình hình Hà Nội, tháng 3 năm 1882, Đờ
Vile lệnh cho Hăngri Rivie đem quân ra Bắc Kỳ. Trong đội quân ra Bắc lần này ngoài quân Âu - Phi của sư
đoàn Hải quân còn có lính Duavơ Zouaves, đầu đội mũ cứng thuộc địa to như quả dừa, áo sặc sỡ, ống quần
phồng ra như hai cái bồ. Đó là lính đánh nhau ở châu Phi quen chịu nắng. Lại có lính ngụy gọi là Mã tà, là
bọn côn đồ, lưu manh, trộm cướp do bọn Pháp mộ, đã dẫn đường cho quân Pháp đi đánh các tỉnh ở Nam Kỳ.
Bọn này đầu đội nón tre ghép, quần áo lính, nhưng trước bụng có mảnh khố. Chúng là bọn dã man, tàn bạo
không còn tính người đi đến đâu cũng cướp, hiếp, giết và đốt phá, bọn Pháp gọi bọn lính này là (Tiralleurs
Côchin Chinois)2.
Ngày 3 tháng 4 năm 1882, binh thuyền của Hăngri Rivie đổ bộ vào Hà Nội, đóng quân tại Đồn Thủy.
Ngay khi tới Hà Nội, Hăngri Rivie đã có cuộc họp với Kêlađích, Puyghinê để bàn tính kế hoạch hạ thành Hà
Nội.
Họp xong, chúng dự tiệc do tên lãnh sự Kêlađích chiêu đãi. Tiệc tan, tên lãnh sự trùm mật thám viết thư báo
cáo gửi Bộ trưởng Bộ Hải quân và thuộc địa Giôrê Ghihêri (Jorer Guihérie) ở Paris kế hoạch đánh thành Hà Nội.
Tên Kêlađích nhấn mạnh: "Chiếm giữ thành này rồi, chúng ta sẽ thống trị cả tỉnh về quân sự và sẽ chiếm những
cứ điểm ở Sơn Tây, Nam Định, Bắc Ninh rồi cả một vùng rộng lớn ở sông Hồng".
Hôm sau, ngày 4 tháng 4 năm 1882, hắn vào thành yết kiến Tổng đốc Hoàng Diệu. Chuyến vào thành của
Hăngri Rivie không nhằm mục đích ngoại giao mà đích thân dò xét mọi mặt. Hoàng Diệu phán đoán hắn ra
chuyến này là để hạ thành Hà Nội, nhưng chưa có lệnh của Triều đình Huế, ông không dám đánh ngay. ông
gấp rút điều động lực lượng phòng thủ trong thành 1 bố trí ở những địa điểm sung yếu. Ông cho tôn cao mặt
thành lên từ 1,5 mét đến 1,9 mét, tường thành được tu bổ dày thêm từ 0,60 mét đến 0,80 mét. Cổng thành
được làm lại bằng gỗ lim dày, vững chắc, bên trong chất nhiều bao đất đá, gỗ. Riêng cửa Nam và cửa Đông nơi Gácniê (Garnier) đột nhập vào 10 năm trước, có thêm các dãy tường chéo bao bọc lấy khu trung tâm, có
kho thuốc súng, quân dụng và hành cung. Như vậy là hai cửa Tây và Bắc không vững như hai cửa trên. Súng
đại bác cũng được tăng cường, đặt trên mặt thành. Ông còn phái một bộ phận quân đội ra ngoài thành để cùng
lực lượng dân binh đánh tập hậu quân địch.

Thương sứ Pháp ở Hà Nội là Kécgrađesơ (Kergradère) thấy Hăngri Rivie quyết đánh thành, không theo
chỉ thị của Thống đốc Nam Kỳ Đờ Vile, vì vậy ngày 16 tháng 4, hắn đã thông báo một cách mơ hồ cho Thống
đốc Nam Kỳ Lơ Myrơ Đờ Vile rằng: "Tình trạng hiện thời khó mà giữ được, khi các nhà cầm quyền Việt Nam
thực hiện những biện pháp quân sự ngay từ lúc H. Rivie tới, bất chấp những việc bảo vệ hoàn toàn hòa bình
của tư lệnh Hăngri Rivie… chắc chắn Hăngri Rivie bị buộc phải chiếm giữ thành để rồi lại trao thành cho
một
viên
quan

Pháp
dễ
sai
khiến
hơn
ông
Tổng
đốc
đương
nhiệm.
Viên
quan

1

. Theo Archives Centralle de L Indochinoi amirauc.

2

. Theo Hoàng Đạo Thúy: Người và cảnh Hà Nội.


1

. Theo đánh giá của địch, quân trong thành có khoảng 5.000 người. Theo cụ Nguyễn Văn Tố trong báo Tri Tân số ra ngày 31-

5-1945 cụ đánh giá có 2.000 người.


đó phải tiếp tục điều hành tỉnh này với tư cách của triều đình Huế"1.
Ngày 10 tháng 4 năm 1882, Hăngri Rivie gửi thư cho Đờ Vile ở Sài Gòn xin 100.000 viên đạn, 150
kilôgam thuốc nổ, Hăngri Rivie còn tập trung súng đạn của Sư đoàn Hải quân Pháp về Hà Nội; lệnh cho 7 tàu
chiến, 2 tàu máy đậu ở cửa Ninh Hải sẵn sàng về Hà Nội tiếp ứng. Hắn cũng phái tàu chiến đến nhà thờ Phát
Diệm liên lạc với bọn gián điệp đội lốt cố đạo Pháp để thu thập tin tức tình báo. Đồng thời, Hăngri Rivie cho
tàu chiến uy hiếp Sơn Tây, giao cho Kêlađích mua chuộc Tôn Thất Bá làm nội ứng khi chúng đánh thành Hà
Nội.
Hăngri Rivie cố thuyết phục Chính phủ Pháp là phải đánh thành Hà Nội. Ngày 17 tháng 4 năm 1882, hắn
viết thư cho Giôrê Ghihêri, Bộ trưởng bộ Hải quân, nói rõ: "Tuy tôi đồng ý rằng cần phải chiếm cứ đồng bằng
Bắc Kỳ bằng cách từ từ và có tính toán, nhưng tôi cho là rất nguy hại nếu để thành Hà Nội trong tay người An
Nam. Còn ở trong tay người An Nam thì nó là một uy thế tinh thần và một sức mạnh vật chất và một ngày kia
phải đếm xỉa tới. Nếu ta lấy thành thì không cần phải giữ, cũng không cần phải ở trong đó. Cứ phòng thủ mà ở
ngoài tô giới của ta dựa mé sông, giao thông dễ, thì vẫn luôn là ở trong cái bộ máy bất tiện và cồng kềnh này
(1.200 mét mỗi bề). Chỉ cần vô dụng hóa bức thành bằng cách phá các cửa, hủy và vứt các đại bác xuống hồ;
phá thủng hai, ba chỗ trong vách thành".
Như thế, "chúng ta sẽ thống trị được cả tỉnh về mặt quân sự. Rồi chúng ta sẽ chiếm các cứ điểm Sơn Tây,
Nam Định, Bắc Ninh, chúng ta dễ dàng kiểm soát cả một vùng lớn dọc theo sông Hồng. Lợi thì lớn mà không
tốn công gì mấy"1.
Sáng 25 tháng 4 năm 1882, Rivie gửi tối hậu thư cho Hoàng Diệu với lời lẽ xấc xược:
"Tôi đề nghị ông giao nộp thành theo những điều kiện tôi sắp nói đây, ngay ngày hôm nay, ngay khi tiếp
được thư này, ông phải ra lệnh cho quân đội ông rời khỏi thành sau khi hạ hết khí giới và mở các cửa thành,
để đảm bảo cho các mệnh lệnh đó được thực hiện, ông cùng các ông tuần phủ, quan bố, quan án đề đốc,
chánh lãnh binh, phó lãnh binh đều phải đến nạp mình ở chỗ tôi đúng 8 giờ sáng… Trong thành tôi giành

quyền sử dụng những phương tiện thuận lợi để biến nó không còn gây hại cho quân đội tôi. Nhưng sau khi sử
dụng các phương tiện đó rồi thì tôi cam đoan trả lại thành cho ông với các kho tàng, dinh thự, nhà ở cùng với
phần lớn nội cung. Không có gì thay đổi trong công việc hành chính nội bộ tỉnh, nó vẫn thuộc chính quyền
của Hoàng đế nước An Nam. Thành vẫn thuộc về ông, chỉ đối với chúng tôi thì nó không còn là một đối tượng
đáng nghi ngờ nữa1.
Làm sao có thể chấp nhận được một tối hậu thư như thế?
Bức thư láo xược của giặc Pháp, làm cho Tổng đốc Hoàng Diệu vô cùng căm tức. Ông lập tức triệu tập các
quan văn võ họp ở lầu trên Cửa Đông, xếp ở đó mấy hòm thuốc súng, rót rượu nói với các quan, tướng rằng:
"Tôi xin các ông cạn chén, thề tận trung báo quốc. Nếu vạn nhất thành mất thì tất cả chúng ta đến đây, đốt
các hòm đạn này". Các quan thà chịu chết chứ không chịu đầu hàng2.
Để tranh thủ thời gian chuẩn bị kháng chiến, Tổng đốc Hoàng Diệu cử án sát Tôn Thất Bá đi gặp Hăngri
Rivie
xin
hoãn
trả
lời
một
ngày.
Tôn
Thất

được
dòng
dây
từ trên mặt thành xuống, Hoàng Diệu không biết rằng Tôn Thất Bá đã đầu hàng giặc Pháp từ trước, nên đã
trốn vào đền Ngọc Sơn nằm1.
Tổng đốc còn cho người ra ngoài thành, lệnh cho cử nhân Nguyễn Đồng, phường Bích Câu đưa dân binh
đánh vào sau lưng quân Pháp, làm rối loạn đội hình của chúng.
Quân ta đóng chặt cửa Đông và cửa Bắc, tổ chức chiến đấu ở cửa Tây và cửa Nam. Quân Pháp nghi binh
ở cửa Đông, cửa Nam, nhưng lại đánh phá cửa Bắc và cửa Tây. Tổng đốc Hoàng Diệu đang ốm vẫn mặc

triều phục, mang gươm cùng Tuần phủ Hoàng Hữu Xứng đích thân lên mặt thành đốc chiến. Ông cũng
không khoan nhượng với bọn quan lại có tư tưởng hòa hoãn, đầu hàng ngăn chặn những vụ phá hoại, gieo
rắc hoang mang trong quân lính của chúng.
8 giờ sáng ngày 25 tháng 4, quân Pháp bao vây thành, chúng cho ba pháo thuyền của Pháp là La Phăngpharơ
(La Fanfare), Mátxuyê (Maxuer), Carabin (Carabine) từ bờ sông Hồng đua nhau nã đại bác vào thành. Mười
1

. Taboulet, trang 779.

1

. Taboulet, trang 171.

1

. Amaxông: Thư từ chính trị của viên chỉ huy Rivie ở Bắc Kỳ.

2

. Hoàng Đạo Thúy: Người và cảnh Hà Nội.

1

. Sau đó Tôn Thất Bá, tên phản quốc đã đầu hàng giặc từ lâu mà Hoàng Diệu không ngờ. Khi chiếm xong thành Hà Nội, Pháp

gọi hắn ra làm Tổng đốc bù nhìn.


giờ quân Pháp đổ bộ tấn công thành.
Trên đường tiến quân, quân Pháp vấp phải tinh thần quyết tử của nhân dân Hà Nội, bà con đã tự tay đốt

nhà mình và phố mình, tạo thành bức rào lửa ngăn bước tiến của giặc Pháp, khiến cho chúng hoảng hốt phải
di chuyển vị trí đặt đại bác mấy lần. Quân bộ cũng không đi được trên đường phố vì chỗ nào cũng có lửa cháy,
chúng phải tiến quân qua chiến hào đầy nước và bùn.
Hơn mười giờ, quân Pháp tiến sát chân thành. Khi quân Pháp xông lên đánh thành, một cuộc giáp chiến ác
liệt nổ ra, trong bắn ra, ngoài bắn vào, cả hai bên đều thương vong nặng nề.
Chính lúc cuộc chiến đang diễn ra quyết liệt thì nhân dân Hà Nội sau khi đã đốt các dãy phố làm cản bước
tiến của chúng, nay lại tập hợp nhau mang theo vũ khí đến cửa thành xin được điều động giết giặc. Người già,
trẻ con không đi chiến đấu được thì gõ chiêng trống, thùng chậu ầm ầm để hư trương thanh thế.
Trong trận chiến, Nguyễn Đình Trọng, còn gọi là Cử Tấn, người Hà Tĩnh đỗ phó bảng võ năm 1880, giữ
chức Suất đội thuộc Tả trấn, Hữu dinh ở trong thành, ông là vệ sĩ của Tổng đốc, luôn luôn theo sát bảo vệ
Tổng đốc. Hai ông suất đội là Trần Lộc người làng Nghè, Bếp Bốn người làng An Phú đều thuộc huyện Từ
Liêm chiến đấu trực tiếp dưới quyền chỉ huy của Tổng đốc Hoàng Diệu, tả xung hữu đột và đều hy sinh anh
dũng1.
Tại cửa Bắc phía ngoài có nhiều tường đất cản trở, quân Pháp phải dùng thuốc nổ để phá. Song giặc Pháp
không tiến được dễ dàng vì cử nhân võ Nguyễn Đồng chỉ huy hàng nghìn dân binh đánh tập hậu vào quân
Pháp ở trước đình Quảng Văn2.
Để động viên tướng sĩ, Tổng đốc Hoàng Diệu tuyên bố ai giết được giặc sẽ được thưởng vàng bạc, giết
được càng nhiều thưởng càng lớn.
Khi các đám nhà cháy đã tàn, đội dân binh của cử nhân Nguyễn Đồng bị đạn đại bác bắn chặn dữ dội,
buộc phải phân tán. Đến lúc đó giặc Pháp mới băng qua chiến hào đầy bùn nước. Chúng bắc gần 50 thang leo
lên thành.
Quân ta chiến đấu quyết liệt, cả hai bên đều bị thiệt hại nặng nề. Giữa lúc đó viên Hiệp quản Thiệu bắn
chết một tên sĩ quan Pháp, Tổng đốc Hoàng Diệu thưởng ngay 30 lạng bạc làm nức lòng tướng sĩ. Quân ta
chiến đấu đến 11 giờ trưa, sĩ khí hăng hái. Thượng tướng quân Nam đô Lê Văn Thứ trấn thủ thành cửa Bắc hy
sinh.
Nhưng quân Pháp kéo được vào cửa Bắc ngày càng đông, một viên quản của đội Hùng Nhuệ hy sinh. ở
cửa Nam, Thủy sư Đô đốc Nguyễn Đình Đường chỉ huy quân sĩ chống cự với giặc quyết liệt.
Quân ta càng đánh càng hăng, trong thành tướng sĩ đồng lòng đánh giặc, ngoài thành thì dân binh tự trang
bị vũ khí đánh địch ở khắp mọi nơi. Người già, trẻ em, đàn bà không xung trận được thì nổi chiêng trống, mõ,
reo hò ầm vang khiến cho kẻ địch vô cùng hốt hoảng. Quân Pháp lọt được vào cửa Đông, Đề đốc Lê Văn

Trinh, Bố chánh Phan Văn Tuyển chạy trốn. Một việc xảy ra bất ngờ là kho thuốc súng đột nhiên bốc cháy,
quân ta hoang mang, lúng túng, vỡ từng mảng. Thừa lúc trong thành quân ta đang rối loạn, quân Pháp dồn lực
lượng đánh phá cửa thành phía Tây, giặc cũng dùng nhiều thuốc nổ để phá cửa Bắc. Giặc ùa vào bên trong.
Quân ta tan rã. Tổng đốc Hoàng Diệu, Phó lãnh binh Hồ Văn Phong không sao cản nổi giặc, vì chúng kéo vào
quá đông.
Tổng đốc Hoàng Diệu thấy thành đã vỡ, không thể chống cự nổi, ông quay mặt về phía Nam, chảy nước
mắt nói: "Thần đã sức cùng, lực tận rồi, xin tạ tội".
Sau đó, ông cưỡi voi đến Võ miếu, lực lượng đi cùng chỉ còn hơn một chục suất đội hộ vệ, Hoàng Diệu
cho giải tán rồi viết một tờ biểu gửi vua Tự Đức:
"Tôi học lực thô sơ, trách nhiệm quá lớn, được ủy thác giữ cả một phương diện, trong khi ba cõi chưa yên.
Một gã thư sinh, vốn chưa quen với việc chính trị, mười năm hòa ước, tin sao được lòng kẻ thù.
Tôi từ khi vâng mệnh ra đây, đã được ba năm, thường huấn luyện quân sĩ, sửa sang thành trì, không
những chỉ để củng cố đất ta, mà còn để ngăn chặn loài lang sói nữa.
Dè đâu chim còn đang ràng tổ, thú đã vội thay lòng, ngày tháng hai năm nay bỗng thấy tàu Tây tụ tập,
dồn quân thêm nhiều, quân nó từ xa đến, lòng dân ta xôn xao. Tôi thiết nghĩ, Hà Nội là cổ họng của miền
Bắc, mà là đất trọng yếu của nước nhà, nếu một khi mà đổ sụp, thì các tỉnh khác cũng tan rã theo, vì thế tôi
lấy làm lo sợ, một mặt kíp tư cho các hạt lân cận, một mặt báo tin lên triều đình, xin cho thêm quân để kịp đối
phó. Không ngờ mấy lần có chiếu xuống; hoặc trách tôi là nắm binh quyền mà lòe nạt, hoặc kết tội tôi là xử
lý chưa được thích nghi; cúi đọc lời phán truyền, thực nghiêm khắc hơn rìu búa. Kẻ dưới quyền thất vọng,
1
2

. Lịch sử phường Nghĩa Đô.

. Cửa Nam ngày nay.


khôn tính bước tiến lui".
Vẫn biết rằng chuyên chế kém tài, đâu dám cậy cái nghĩa bậc đại phu ra giữ bờ cõi 1, chỉ nơm nớp tự mình
nhắc nhở, phải kính theo tấm lòng thờ vua của người xưa.

Hằng ngày bàn bạc với đôi ba người chức việc, có người bàn nên mở cổng cho chúng tự do ra vào; có
người bàn nên rút hết quân đi, để chúng khỏi ngờ vực. Những kế đó dù tôi có phải nát thịt tan xương, cũng
không bao giờ nỡ làm.
Việc điều động chưa xong thì chúng liền giở mặt. Ngày mồng 7 tháng này, chúng hạ chiến thư, ngày hôm
sau là chúng tiến đánh, quân chúng đông như kiến tụ, súng của chúng gầm như sấm vang; ngoài phố lửa
cháy lan tràn, trong thành ai nấy táng đởm, tôi vẫn gượng bệnh đốc chiến, đi trước quân lính, bắn chết được
hơn trăm tên, giữ thành được nửa ngày. Vì chúng nó sung sức mà quân ta kiệt hơi rồi, lại thêm tuyệt đường
cứu viện, thế lâm đường cùng, quan võ thì sợ giặc chạy trốn từng đàn, quan văn nghe gió cũng chạy theo nốt!
Lòng tôi đau như cắt, một tay không thể duy trì. Đã không tài làm tướng, than thân sống cũng bằng thừa;
thành mất cứu không xong, biết chắc chết không hết tội! Rút lui để tính toán về sau ư? Mưu trí đã thua Tào
Mạt2, cắt cổ để cho tắc trách, hành vi đành bắt chước Trương Tuần1! Dám rằng trung nghĩa mà đắm chìm
thành đất giặc, sống càng sạn mặt với nhân sĩ kinh kỳ, cô trung quyết sống thác với thành Rồng 2, thì xin theo
bậc tiên thần họ Nguyễn3 dưới chín suối!
Mấy dòng lệ máu, muôn dặm cửa trời, chỉ mong rực rỡ đôi vầng, xét soi thấu tấc son là đủ!"4.
Viết xong bài biểu, ông lấy khăn quấn đầu bằng nhiễu đỏ thắt cổ tự tử để khỏi bị quân xâm lăng hạ nhục.
Khí tiết hy sinh vì nước lẫm liệt của ông được Nguyễn Văn Giai ca tụng trong bài "Hà thành chính khí ca".
"… Một cơn gió thảm mưa sầu
Nấu nung gan sắt dãi dầu lòng son
Chữ trung còn chút cỏn con
Quyết đem gửi cái tàn hồn gốc cây
Trời cao bể rộng đất dầy
Núi Nùng sông Nhị chốn này làm ghi"
Sau khi Hoàng Diệu tuẫn tiết, cử nhân Lương Văn Can và cử nhân phường Kim Cổ Ngô Văn Dạng quyên
góp
tiền
mua
áo
quan
chôn
ông


phường
Dinh
Đốc
Học
(ở sau ga Hà Nội ngày nay). Lần lượt các tổng đốc đến tế, đọc những bài văn thống thiết, lâm li, kích động
lòng người. Bức trướng to nhất treo ở trước linh cữu là của ông cử phường Kim Cổ Ngô Văn Dạng:
"… Người như tiên sinh
Hà Thành đâu nỗi thế!
Vì khác tiên sinh
Hà Thành đành thế nhỉ!"1
Phạm Thận Duật có thơ viếng:
Phiên âm:
Vãn Hà - Ninh Tổng đốc Hoàng Diệu
Đổng quận điệp cáo ai, quân chi thệ khứ
Trúc Đường Phạm Lão kỷ hà nhật;
Bát niên lưỡng chế địch, kim chi dinh thị
Quý Dậu vãng sự thắng nhất trù".
1

. Đại phu ra giữ bờ cõi, mệnh vua có thể có lúc không theo.

2

. Tào Mạt người nước Lỗ đời Xuân Thu. Nước Tề đánh Lỗ, Tào Mạt ba lần thua trận. Lỗ Trang Công phải dâng đất cho Tề.

Trong khi hai nước họp bàn, Tào Mạt đem gươm ngắn dọa giết vua Tề. Tề Hoàn Công sợ, phải trả lại tất cả đất đã cướp của Lỗ.
1

. Trương Tuần đậu tiến sĩ, làm quan lệnh hai huyện Thanh Hà, Châu Nguyên đời Đường. An Lộc Sơn làm phản, Trương Tuần


cùng Hứa Viễn giữ thành Thư Dương. Quân hết lương, ông giết vợ lẽ yêu lấy thịt khao quân. Sau bị giặc bắt, ông mắng chửi giặc
và hy sinh.
2

. Thành Rồng: thành Thăng Long.

3

. Họ Nguyễn: Nguyễn Tri Phương.

4

. Thơ văn yêu nước nửa sau thế kỷ XIX, Nxb Văn học, Hà Nội, 1976.

1

. Các lãnh binh Lê Trực, Phó lãnh binh Hồ Văn Khương, Nguyễn Đình Đường, khi thấy không còn cơ hội chiến đấu cũng bỏ chạy.

Hoàng Hữu Xứng bị giặc bắt, dụ không hàng, chửi bới chúng. Về sau lại ra cộng tác với Pháp.


Dịch nghĩa:
Viếng Hoàng Diệu - Tổng đốc hai tỉnh Hà Nội - Ninh Bình
Đồng hương liên tiếp cáo tang, ông ra đi cách ông Phạm Trúc Đường2 là mấy?
Tám năm hai phen dẹp giặc, việc ngày nay so với năm Quý Dậu1 hơn nhiều
Tương truyền phu nhân của Tổng đốc Hoàng Diệu vẫn ở quê làm ruộng. Bà đang cùng người nhà cấy lúa,
thì có người gọi báo tin quân Pháp đánh thành Hà Nội, thành mất, quan Thượng đã quyên sinh. Nghe tin trên,
bà cứ đứng yên giữa ruộng. Chị em làm quanh đó thấy lạ, không thấy bà khóc, đến lay thì bà đã mất rồi.
Hoàng Diệu mất, có rất nhiều thơ ca, bài hát ca ngợi ông và các tướng lĩnh, quân sĩ hy sinh khi giữ thành

Hà Nội. Trong đó có Trướng văn của Hoàng giáp Phạm Văn Nghị. Toàn văn bức Trướng văn như sau:
"Người ta có thể sát thân để thành "nhân", bỏ sự sống để giữ "nghĩa" đời dầu cách xa mà tinh thần còn
tưởng vọng, cảm khái vô cùng, huống chi là người đồng thời, đồng sự. Bình sinh chúng tôi thường lấy khí tiết
hẹn thề với nhau. Ông chế đào họ Hoàng là bạn hữu của tôi. Tháng 3 năm nay vì trách nhiệm gìn giữ đất đai
cùng sống chết với giặc. Buồn thay!...
Ông đậu Phó bảng năm Quý Sửu (1853) ra vào chốn trường ốc trong ngoài, từ lâu đã được đức Hoàng
thượng quý mến. Trước đây vùng Ninh Bình bị úng lụt ông đã cùng dân bản hạt ra sức lo liệu sửa sang. Bấy
giờ ông làm Tuần phủ, tôi cùng ông nâng chén bàn luận văn chương chỉ thề với non sông. Khi ông giữ chức
Tổng đốc Hà Nội thì tôi làm nhiệm vụ canh giữ miền biển, ở cách xa nhau hơn trăm dặm. Nhân khi ông có
việc phải đi, nên mùa đông năm ngoái tôi được gặp ông một tối. Còn thư từ trao đổi với nhau chẳng sao kể
hết. Trước khi ông tuẫn tiết hai ngày, tôi nhận được mật thư ông, thấy rõ lời nói ông lúc bình sinh. Đó là
một hành động cao cả vậy! Chẳng phải nói rằng sự việc đã khó lại càng khó. Thế là một đêm tâm sự cùng
nhau bỗng hóa thành thiên cổ! Thật là khó lường được trời, khó rõ được thần linh! Buồn thay! Vậy là cái
chết của bậc bề tôi, là khó nói. Sự việc đúng sai tự nó sẽ có công luận, sự thành bại chẳng bàn luận làm gì.
Cũng có những người cảm khái việc này hay chỉ có bậc sĩ đại phu?
Tôi ở phên dậu phía Nam, luôn luôn kính trọng ông. Phu nhân ông tất không nhường bậc hiền sĩ. Bà
chẳng phải là người dẹp loạn Náo Xỉ1. Ông chẳng phải là Tôn Hành Giả mà là hiếu tử, là trung thần. Sự an
ủi đêm ngày, niềm ngưỡng vọng luôn treo trước mắt. Sự đời qua rồi mà tấm lòng như nhau vậy. Ôi! Cảm khái
thay!
Ông có ba anh em. Người em thứ làm án sát tỉnh Quảng Bình, người em út làm Huyện đoàn Châu Ninh 2.
Năm ngoái ông đã xin cho người em thứ về phụng dưỡng cha già. Đó là kế dự phòng cho hôm nay. Ông yên
tâm rồi, gia đình đã có em phụng sự thần hôn. Việc nước có em út đêm ngày lo liệu. Tâm chí ông được yên
lòng mà linh sàng ông dưới chín suối cũng được an ủi vậy. Tôi mong đợi sâu sắc ở hai người em ông; đó là
sự khích lệ đối với ông.
Linh hồn ông biết chăng, hẳn cũng đang ngậm cười. Tôi cũng đang nén lòng buồn thương, lại có lời an ủi
ông.
Khi hà cương nhị hà đại,
Tiết hà khổ nhị hà trinh.
Hà ngư nhi hương dục, hề nghi hùng thị dinh
Hà Sơn thi thậm trọng, hề nhi nao thị khinh

Duy kỳ nghĩa hề, ngô thư nhân hề
Ngô thành cô bất tri ái than chi quý, thân chi vi vinh,
Sở di: Hưng vong giả thanh
Bất hủ giả danh
Chiêu hồ quán nhật nguyệt, bại hồ tái thương minh
Công chí trung tức cung chi hiếu
Công chi tử do công chi sinh
Hựu huyệt yên khắp thê nhiên linh
Hiệu nhi nữ chi thương tích
Nhi bất hộ nhiên kỳ tam tự chi hình giả dã!
2

. Tức Phạm Phú Thứ, hiệu Trúc Đường (1820-1880), người làng Đông Bàn, huyện Diên Phước, Quảng Nam, đậu Hội nguyên Tiến

sĩ khoa Quý Hợi (1843) làm quan đến Hộ bộ Thượng thư. Năm 1863 làm Phó sứ sang Pháp.
1

. ý so sánh với việc Pháp đánh thành Hà Nội lần thứ nhất (1873).

1

. Tên một dòng họ của nước Sở. Tướng của nước Sở tên là Náo Xỉ. Về sau Náo Xỉ làm loạn thế nào, chưa tra cứu được.

2

. Châu Ninh nay là huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.


Dịch nghĩa:
Không gì lớn bằng, cứng cỏi bằng khí phách,

Không gì kiên định bằng, hết lòng bằng khí tiết trung trinh
Cá muốn bơi về đâu chừ mà gấu làm ổ,
Núi nào nặng chừ mà lòng nhẹ tênh.
Chi "Nghĩa" này ta giữ "Nhân" này ta thành
Cho nên chết yên thân mình là quý, tham sống là vinh
Quyết sống chết với thành
Bất hủ ấy là danh.
Gương sáng soi vùng nhật nguyệt, tràn đầy cõi thương minh
Lòng trung của ông tức là lòng hiếu của ông
Ông mất tức ông sống mãi
Tôi sụt sùi khóc ông như máu chảy ròng
Như nhi nữ thường tình
Mà ràng buộc vào sự tam tụ của thân hình
Sau khi hạ được thành Hà Nội, thực dân Pháp cấp tốc buộc Tự Đức phải ký Hòa ước nhận cho chúng
đóng 600 quân ở Hà Nội cho tàu chiến của chúng "đi lại tự do khắp nơi và chúng giữ độc quyền thương
chính". Nếu Tự Đức thỏa mãn những yêu cầu trên thì "đã đủ để đặt sự bảo hộ của Pháp hoàn toàn trên đất
Việt Nam, ít nhất là trên Bắc Kỳ" 1.
Quân Pháp biết triều đình Huế đang khiếp nhược, Hăngri Rivie liền cho tàu chiến vào cửa Thuận An uy
hiếp kinh thành Huế, nhưng lại báo cho triều đình Huế, y sẽ trả lại Hà Nội.
Triều đình Huế nhận được tin mất thành Hà Nội thì vô cùng khiếp sợ, chưa biết tính sao. Khi nghe tin
Hăngri Rivie trả lại thành, Tự Đức đã ngu ngốc tin ngay vào lời hứa hão huyền của giặc, nên cử Trần Đình
Túc và Nguyễn Hữu Độ theo chiến hạm của chúng ra Hà Nội thương lượng vào nhận thành.
Trần Đình Túc, Nguyễn Hữu Độ tuy đứng về phe chủ hòa (tức là phe đầu hàng mà Tự Đức cầm đầu), nhưng
khi tiếp xúc, các ông đã thấy rõ dã tâm xâm lược của giặc Pháp và các ông cũng chứng kiến tinh thần kháng
chiến mãnh liệt của nhân dân Bắc Kỳ, nên khi trở về đã tâu với Tự Đức, hoặc phải dốc lực lượng toàn quốc ra
đuổi, hoặc phái người đi Paris, đi Sài Gòn mà trách hỏi (!?) Tự Đức kẻ đầu hàng đó kiên quyết không cho đánh,
không đi Pháp hay Sài Gòn mà thương thuyết ngay với viên Pháp với điều kiện thỏa mãn mọi yêu cầu của thực
dân Pháp.
Tự Đức đã dụ cho Hoàng Tá Viêm phải đuổi ngay đoàn quân của Lưu Vĩnh Phúc theo yêu cầu của Pháp, bắt
Nguyễn Hữu Độ tới nơi đóng quân của Hoàng Tá Viêm buộc Viêm phải thực hiện, bắt các tỉnh phải giải tán

ngay binh dũng: "không được trù trừ nước đôi rồi đến hỏng việc".
Nhưng Hoàng Tá Viêm cùng các tướng lĩnh phe chủ chiến không tuân dụ vẫn cùng Lưu Vĩnh Phúc chuẩn
bị binh lực áp sát Hà Nội sẵn sàng chiến đấu.
Nhân dân Hà Nội thành lập nhiều đội nghĩa binh phối hợp với quân triều đình sẵn sàng đánh Pháp, nhân
dân Hà Nội không bán hàng, không bán lương thực cho Pháp, Pháp phải nhờ thương nhân Hoa kiều và giáo
dân lo cho việc này.
Không khí chiến đấu trong quân đội và nghĩa quân, nhân dân Hà Nội ngày càng sôi sục chờ ngày giội bão
lửa xuống đầu giặc.
Theo chính sử triều Nguyễn:
"Người Pháp hạ thành Hà Nội, Tổng đốc là Hoàng Diệu tự tử.
Lúc
bấy
giờ
người
Pháp
phái
tàu
binh
đến
thêm

Cơ Xá và hằng ngày khiêu khích (Phái viên nước Pháp, hằng ngày đem quân đeo khí giới đi lại ở ngoài
thành, nói phao tin là vào đóng trong thành), Diệu phải phòng bị nghiêm ngặt. Phái viên nước Pháp tất muốn
đều triệt bỏ cả. Diệu không nghe. Sáng sớm ngày mồng 8, người Pháp cho đưa chiến thư, Diệu ủy án sát Tôn
Thất Bá ra ngoài thành để thương thuyết, Bá vừa ra khỏi thành, quân Pháp đã bắn ngay tấn công thành, Diệu
cùng Tuần phủ Hoàng Hữu Xứng chia đường đốc thúc quân lính chống Pháp rất lâu, quân ta và quân Pháp
đều có bị thương và chết. Chợt thấy kho thuốc súng phá, quân ta rối loạn, quân Pháp bắc thang lên thành,
thành bèn bị mất (chống nhau từ giờ Mão đến giờ Mùi mới mất), Diệu đi lẫn vào trong đám quân hỗn loạn,
một mình đến trước đền Quan Công (ở ngoài tường ngăn trong thành), thắt cổ ở dưới gốc cây to. Đề đốc Lê
Văn Trinh, Bố chính Phan Văn Tuyển, Lãnh binh quan Lê Trực, Phó lãnh binh quan Hồ Văn Phong, Nguyễn

1

. Correspoudance politique du commandant Rivière au Tonkin A Massou, trang 84.


Đình Đường đều chạy cả. Ngay lúc ấy Hữu Xứng đi tìm hỏi Diệu, không biết Diệu ở đâu, bèn vào thềm bên tả
hành cung, bỗng bị phái viên nước Pháp bắt giữ (Phái viên nước Pháp muốn lấy lễ độ dụ Xứng, Xứng không
chịu khuất phục, chửi mắng hắn, cũng không bị giết rồi sai đem Xứng về dinh tuần phủ cũ giam lại), sau rồi
phái viên nước Pháp đón Bá về (Bá chạy đến xã Nhân Mục) giao tỉnh thành cho, Bá vào thành cùng với Hữu
Xứng, Xứng có bàn tạm nhận (Lúc ấy Hữu Xứng đã nhịn ăn thành ốm, Bá mời vào, Hữu Xứng chối ngay, Bá
hai lần khóc nói sự lợi hại. Hữu Xứng lại nghĩ không tạm nhận sợ thêm khó, nhân cũng gượng dậy nghe theo,
nhưng bàn do Bá nhận một mình, mà cùng ký tên tự cho Hoàng Tá Viêm, Nguyễn Chính cùng các tỉnh láng
giềng xem thế có thể thừa cơ được, nên làm ngay thì làm, chớ lấy nhận thành làm ngại, và đem việc ấy nhận
tội tâu lên), nhưng quân Pháp vẫn đóng giữ ở hành cung"1.
Sử triều Nguyễn chép: Tháng 4 Nhâm Ngọ "Vua cho tế Tổng đốc Hà Ninh là Hoàng Diệu và cho 100 quan
tiền. Vua bảo rằng: Hoàng Diệu hết lòng trung, chết vì tử tiết, nghĩa hơn hẳn bè lũ, Trẫm rất thương tiếc, sai
quan tỉnh Quảng Nam ban tế 1 tuần để yên ủi hồng trung một chút và cấp tiền 100 quan để nuôi mẹ viên ấy
và chi việc đám ma". Tháng 5 "vua dụ rằng: vừa rồi Hà Thành có việc, Hoàng Diệu thề quyết chí cố giữ, thà
chết không hai lòng, các quan chính nên cố sức làm việc đến chết, mới hợp nghĩa hiến thân cho nước, thế mà
hết lòng trung chết vì tiết nghĩa chỉ có một mình Hoàng Diệu. Bọn Lê Văn Trinh đều là quan to một tỉnh, sợ
chết tham sống bỏ thành chạy trốn, Phan Văn Tuyển lại trốn trước đến Sơn Tây thì
hèn nhát bất tài quá lắm, Hoàng Hữu Xứng tuy không ra khỏi thành nhưng không biết cùng sống thác với
thành. Tôn Thất Bá ra ngoài thành thương thuyết lại cùng với chúng dần dà trốn khéo, quan giữ đất đai gặp
khi hoạn nạn há nên như thế. Đều phải cách chức tước, trói giải ngay về kinh xét rõ để tỏ rõ phép luật. Còn
quản
xuất
giữ
thành

quan

phủ
huyện,
thông
phán,
kinh
lịch
giao
cả cho đốc phủ mới xét rõ tâu lên. (Sau đến năm Tự Đức thứ 36 (1883) tháng 11 nghị chuẩn cho Diệu được
bày thờ ở đền Trung Nghĩa. Bọn Xứng đều cách chức cho làm việc chuộc tội (sau đều cho khai phục). Tuyển
phải cách chức về quê chịu sai dịch".

1

. Đại Nam thực lục chính biên, Sđd, tập XXXV, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1974, tr. 108-109.


Cử nhân Nguyễn Đồng
Ngày 3 tháng 4 năm 1882, quân Pháp do Hăngri Rivie đổ bộ vào Hà Nội, Tổng đốc Hoàng Diệu
chưa có lệnh của triều đình nên chưa dám đánh ngay, mà chỉ tăng cường củng cố thành trì đợi lệnh. Trước
cảnh giặc Pháp tràn vào, nhân dân thành Hà Nội không khoanh tay ngồi nhìn. Noi gương Bá hộ Trần Chí
Thiện, Hào mục Nguyễn Văn Hổ cùng hai con trai, tú tài Phạm Lý, trong lần quân Pháp hạ thành Hà Nội lần
thứ nhất đã giương cao ngọn cờ đánh Pháp và đều anh dũng hy sinh.
Với truyền thống "Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh" các tầng lớp cư dân Hà Nội từ người buôn bán, làm
nghề thủ công, làm thuê, các thư sinh khắp các phố phường đông tới nghìn người đã tự vũ trang và Cử ông
Nguyễn Đồng, cử nhân võ, người ở phường Bích Câu làm tổng chỉ huy lực lượng dân binh.
Ông Nguyễn Đồng khi đó tuổi đã ngoài 50, nhưng là người bộc trực nghĩa khí, từ xưa tới nay vẫn nổi tiếng
là bậc: "Anh hùng tiếng đã gọi rằng, ra đường thấy việc bất bình chẳng tha!", đã khẳng khái nhận lời ủy thác
của nhân dân đứng ra tổ chức nghĩa binh. Vốn là con nhà võ, từng chỉ huy quân lính đánh trận, ông hiểu rõ,
đánh thắng giặc chỉ có lòng dũng khí không chưa đủ mà còn phải là người khỏe mạnh, nhanh nhẹn, phải có vũ
khí, phải biết tiến lui. Vì vậy, ông chọn trong số những người tình nguyện trẻ tuổi có vũ khí, mở lớp huấn

luyện cấp tốc dạy thế tiến, lui, cách lợi dụng vật cản che khuất và vật cản tránh đạn. Ông còn hướng dẫn các
phương pháp hành quân như khi còn cách xa địch có thể chạy, khi gần địch thì cúi lom khom, khi giáp địch thì
phải bò, toài để giữ bí mật, bất ngờ xông ra giết giặc. Đối với những người già yếu Nguyễn Đồng xếp vào lực
lượng trợ chiến. Khi đội quân trai tráng xung trận, thì lực lượng này đi theo, nhưng không lộ mặt, chỉ reo hò, gõ
chiêng trống uy hiếp giặc, cổ vũ tinh thần quân ta. Đây cũng là lực lượng hậu cần lo tiếp tế lực lượng tải thương,
xây dựng công sự chiến đấu.
Vì việc gấp rút nên từ việc tổ chức biên chế, huấn luyện quân sự cho trên 400 nghĩa binh chỉ diễn ra
trong vài ngày. Song số người không được tuyển chọn cũng hăng hái xin ra luyện tập, đã đưa quân số lên
gần 1000 người. Cũng vào thời gian đó, Hăngri Rivie ráo riết chuẩn bị đánh thành. Cử nhân Nguyễn Đồng
tập hợp quân ở đình Quảng Văn 1 rồi kéo quân đến cửa Nam thành Hà Nội xin Tổng đốc Hoàng Diệu điều
động lực lượng nghĩa binh đi đánh giặc.
Khi đó, Tổng đốc Hoàng Diệu đã cho bịt kín các cửa thành, việc đi lại giữa trong và ngoài thành đều dùng
thang dây. Tổng đốc thân lên mặt thành khen ngợi tinh thần chiến đấu xả thân vì nước của đạo dân binh đông
tới nghìn người do cử nhân Nguyễn Đồng chỉ huy. Tổng đốc yêu cầu ông cử về chấn chỉnh đội ngũ, trang bị
thêm vũ khí để khi quân Pháp tấn công thành thì đem quân đánh tập hậu, gây rối loạn đội hình giặc, đồng thời
ngả cây, dựng chướng ngại vật cản đường quân giặc.
Tổng đốc cũng tặng đội dân binh một số súng để tăng thêm nhuệ khí cho dân binh. Cử Đồng nhận lệnh của
Tổng đốc đưa quân về các phố phường, chia quân đóng giữ những nơi hiểm yếu. Nhân dân Hà thành đem gạo,
thịt ủng hộ đội dân binh. Các cụ già cũng đến các đình, chùa, đền, miếu mượn chiêng, trống, mõ phân phát
cho dân để khi giặc tấn công thì đánh lên để hư trương thanh thế.
Cử Đồng cũng không quên chia quân chủ động tấn công vào số giáo dân quá khích nghe lời xúi giục của
một số gián điệp đội lốt cố đạo tập hợp thành các toán vũ trang đi cướp bóc, đốt phá các phủ huyện, các khu
phố sầm uất, cướp đoạt của cải của nhân dân.
Ngày 25 tháng 4 năm 1882, quân Pháp tấn công thành Hà Nội thì ông Cử Đồng chỉ huy gần 1.000 dân
binh đánh vào sau lưng quân Pháp, tiêu diệt đám dân làm tay sai cho giặc. Nhân dân gõ chiêng, trống, mõ,
thổi tù và trợ chiến cho quan quân trong thành. Nhân dân Hà Nội bên ngoài ô cửa Nam, cửa Bắc còn tự tay
đốt các dãy phố của mình tạo thành bức rào lửa ngăn cản giặc.
Sự hỗ trợ của dân binh đã gây phấn khích cho quan quân trong thành và làm cho quân Pháp khiếp đảm. Vì
chúng đi tới đâu cũng nghe thấy tiếng reo hò, tiếng chiêng, trống, tiếng mõ, tiếng thanh la; Hăngri Rivie phải
cho một đội quân quay trở lại bắn như đổ đạn vào lực lượng dân binh chỉ có giáo, mác, gậy gộc trong tay.

Song ông Cử Đồng vẫn lợi dụng được sự thông thạo địa hình và sự dũng cảm của dân binh áp sát chân thành
để trợ chiến.
Cuộc chiến của quân và dân trong và ngoài thành đang diễn ra quyết liệt thì kho thuốc súng trong thành
bốc cháy. Quan quân hoảng sợ, một số vượt tường thành chạy ra ngoài. Dân binh do ông Cử chỉ huy cũng
nhanh chóng tan vỡ.
Thành Hà Nội mất, Tổng đốc Hoàng Diệu tự tử. Cử Đồng và nhiều dân binh về tham gia vào các lực
lượng chống Pháp khác đang diễn ra trên địa bàn Hà Nội,
Sơn Tây.
1

. Nay khu vực đình Quảng Văn thuộc phường Cửa Nam, Hà Nội.


Cai Trí
Tổng đốc Hoàng Diệu nhận được tin ngày 30 tháng Giêng năm 1882, Thống đốc Nam kỳ Lơ
Myrơ
Đờ Vile ra lệnh cho Hăngri Rivie đem 2 chiến hạm, 300 quân ra tăng cường lực lượng viễn chinh Pháp đánh
chiếm Bắc Kỳ. Ngày 1 tháng 4 năm 1882, binh thuyền của chúng đến bến Ninh Hải 1. Biết rõ âm mưu của giặc
Pháp, không đợi lệnh của triều đình Tổng đốc Hoàng Diệu lập tức tăng cường phòng thủ như tôn cao bờ thành
lên 2 thước, chuẩn bị sẵn đất đá ở bốn cổng thành để khi thành có nguy cơ bị tấn công thì lấp kín cổng… Ông
cũng cho sơ tán các hòm công văn, tài liệu ra các phủ huyện ngoại thành. Trong đó, một số hòm được chuyển
tới huyện đường Thọ Xương, nay là khu vực Ngõ Huyện, nhà Thờ Lớn.
Ông Cai Trí, tức Suất đội Đỗ Đăng Lâm được Tổng đốc tin cậy giao cho việc vận chuyển, bảo vệ các hòm
giấy tờ, chiếu chỉ, bằng sắc công văn trên từ trong thành về huyện đường. Vì quá cẩn thận, ông Cai Trí cho
hẳn một đội lính đi bảo vệ các hòm công văn trên. Điều đó khiến cho bọn mật vụ của Lãnh sự Pháp ở Đồn
Thủy và những giáo dân quá khích được Pháp vũ trang nghi ngờ đó là các hòm vàng bạc, nên chúng báo ngay
cho Lãnh sự Pháp. Vì vậy Lãnh sự Pháp coi huyện đường Thọ Xương cũng là một mục tiêu cho quân Pháp tấn
công.
8 giờ sáng ngày 25 tháng 4 năm 1882 tức mồng 8 tháng 3 năm Nhâm Ngọ, ba pháo thuyền của Pháp từ bờ
sông Hồng đua nhau nã đạn đại bác vào thành đến 10 giờ quân Pháp đổ bộ tấn công thành Hà Nội. Cũng vào

thời điểm đó Hăngri Rivie cho một cánh quân vài chục tên cùng đám dân quá khích được Pháp vũ trang và bọn
trộm cướp đi theo để hôi của kéo đến trước huyện thành Thọ Xương.
Trước thế mạnh và sự hung hăng của giặc Pháp cùng bọn tay sai, tri huyện, lục sự, thông phán, nha lại
cùng một số lính sợ hãi bỏ nhiệm sở chạy thoát thân. Mặc dù giặc cướp đông, trang bị súng bắn nhanh, trong
huyện thành chỉ còn lại hơn 20 lính cơ, ông Cai Trí cùng anh em vẫn quyết tử giữ thành. Ông đem hết cơ số
đạn trong kho phân phát cho anh em, đóng chặt cổng, khuân hết bàn ghế, giường tủ ra làm công sự.
Tên thông ngôn gọi loa uy hiếp Cai Trí và anh em lính cơ nếu đầu hàng nộp hết các hòm từ trong thành
chuyển ra sẽ được tha mạng. Cai Trí biết rõ những hòm đó chứa đựng giấy tờ quan trọng nên dù chết cũng bảo
vệ tới cùng. Bọn giặc không khuất phục được ông, liền nổ súng rồi cho bọn trộm cướp phá cổng. Ông Cai Trí
chỉ huy anh em ngoan cường đánh trả giặc. Chỉ trong giờ đầu chiến đấu đã diệt được nhiều giặc, nhưng hơn
một chục anh em đã anh dũng hy sinh, đè lên xác giặc. Ông Cai Trí cùng số anh em còn lại lùi vào công
đường giữ từng gian nhà. Hết đạn, ông cùng anh em dùng đoản dao, dao găm đánh giáp lá cà và đã dũng cảm
hy sinh đến người cuối cùng.
Giặc rút, nhân dân huyện thành Thọ Xương vô cùng thương tiếc ông và anh em quân sĩ đã làm lễ an táng
trọng thể. Một nhà nho yêu nước viết văn tế:
"Đất nước chông gai,
Cuộc đời sóng gió
Mồng tám, giờ Thìn,
Tháng ba, năm Ngọ1
Gớm mặt quân thù,
Là phường giặc lõ,
Đã chiếm thành Hà
Lại nhòm huyện Thọ
Dân chúng căm gan,
Quan nha sốt vó.
Dìu vợ dắt con,
Phá rào chui ngõ
Quyền vị đành thôi,
Chức trách cũng bỏ.
Còn một mình ông,

Không như chúng nó.
Trước kẻ thù chung,
Dù mình phận nhỏ,
Dãi tấm gan vàng,
1

. Sau đổi là Hải Phòng.

1

. Năm Nhâm Ngọ (1882).


Dốc bầu máu đỏ.
Mệnh long hồng bay
Xác da ngựa bó
Sức cùng thế kiệt, gỗ một cây khôn chống nhà xiêu,
Sống đục, thác trong, đường hai ngả đã theo hướng rõ
Căm giặc giết giặc, hồn ông sống mãi với non sông,
Tiếc người kính người, lòng dân cảm sâu trong xóm ngõ
Lễ bạc kính dâng
Suối vàng chứng tỏ".
Điếu Cai Trí
"Quốc gia đa sự, nhục thực vô mưu, hành khan đại hao hà san, cảo mục quần di khu thiết ky;
Sự thế đáo đầu, trinh chung thủy hiệu, thùy liệu tiễn tri liền dịch, đĩnh thân nhất tử tuẫn cô thành":
Dịch:
Câu đối viếng ông Cai Trí
"Nước nhà lắm việc, bọn ăn thịt1 vô mưu, buồn nhìn hoa gấm non sông, ngứa mắt quân thù giong ngựa
sắt;
Sự thế đáo đầu, lòng tinh trung mới hiện, ai biết tôi đòi thân phận, liều mình một thác với thành côi"1.

Nhân dân huyện Thọ Xương nhớ ơn ông đã hy sinh cả thân mình chỉ huy quân lính đánh giặc, nên lập ngôi
miếu nhỏ thờ ông. Ngôi miếu nhỏ nhưng không ngày nào ngớt khói hương của nhân dân Hà thành đến thắp
hương cúng lễ, tưởng nhớ người anh hùng hy sinh vì nước, vì dân.
Tự Đức có chỉ dụ truy tặng Suất đội Đỗ Đăng Lâm (ông Cai Trí) chức Phó quản cơ vì đã chống cự quyết
liệt
cánh
quân
Pháp
đánh
chiếm
thành
huyện
Thọ
Xương;
cùng
lúc Hăngri Rivie hạ thành Hà Nội và ông Cai đã hy sinh anh dũng.
Giặc Pháp sợ uy danh của ông, sợ nơi đây trở thành một lễ đài ghi công tích những người hy sinh đánh
Pháp, nên chúng cho bọn lưu manh đập phá miếu. Miếu bị phá, nhưng dân vẫn thắp hương trên nền ngôi
miếu cũ vì nhân dân Hà Nội vẫn hướng về ông như hướng về quan Tổng đốc Nguyễn Tri Phương, quan
Tổng đốc Hoàng Diệu, ông Chưởng Cơ giữ cửa ô Thanh Hà (nay là ô Quan Chưởng) và biết bao liệt sĩ
khác đã hy sinh bảo vệ thành Hà Nội 2.
Dương Hữu Quang - Đào Nhu
Trong trận quân Pháp hạ thành Hà Nội lần thứ hai, ngày 25 tháng 4 năm 1882, Dương Hữu
Quang người làng Sơn Lộ (tên tục là làng So), tổng Đông Cứu, huyện Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây, nay thuộc
xã Tân Hòa, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội; ông làm Tri huyện Thọ Xương, rồi Thương vụ quân sự
Hà Nội. Khi quân Pháp đánh thành Hà Nội lần thứ hai, dưới sự chỉ huy của Tổng đốc Hoàng Diệu, ông
chiến đấu tới khi thành bị vỡ, mới thoát ra ngoài. Giữa năm 1883, Dương Hữu Quang được cử giữ chức
Phòng binh tỉnh Sơn Tây, dưới quyền chỉ huy của Thống tướng Hoàng Kế Viêm 1.
Ngày 1 tháng 9 năm 1883, tướng Buê (Bouet) chỉ huy lực lượng quân viễn chinh Pháp ở Bắc Kỳ, đích
thân chỉ huy quân Pháp đánh thành Sơn Tây. Hoàng Kế Viêm kết hợp với quân Cờ Đen do tướng Lưu Vĩnh

Phúc chỉ huy đón đánh quân Pháp ở Cầu Phùng. Dương Hữu Quang được giao nhiệm vụ chỉ huy một cánh
quân… đánh tạt sườn phía sông Hồng. Trận đánh diễn ra ác liệt từ ngày 1 đến ngày 3 tháng 9 năm 1883,
quân Pháp đại bại phải tháo chạy. Tướng Buê bị triệu hồi và bị cách chức.
Sau chiến thắng ở Phùng, Dương Hữu Quang được lệnh của Thống tướng Hoàng Kế Viêm cùng các
tướng tăng cường phòng thủ tỉnh thành Sơn Tây.
Trận đánh diễn ra mười ngày, quân Pháp và nghĩa quân đều bị thiệt hại nặng nề. Sau khi thu thập tàn
quân, Dương Hữu Quang về ẩn náu ở chùa làng So, rồi mượn áo tu hành để chiêu mộ quân đánh Pháp, vì
thế nhân dân gọi ông là Từ So. Tại đây, Dương Hữu Quang thành lập Hội Tín Nghĩa tập hợp những người
yêu nước chống Pháp. Chỉ trong một thời gian ngắn, ông thu thập được hơn 40 sĩ tốt là những người chiến

1

. Chỉ bọn quan to ươn hèn bất tài.

1

. Thơ văn yêu nước cuối thế kỷ XX.

2

. Cảnh và người Hà Nội của Quang Đạm.

1

. Còn gọi là Hoàng Tá Viêm.


đấu gan dạ ở thành Hà Nội, Cầu Phùng và thành Sơn Tây. Song quân ít, vũ khí chỉ mới có hơn một chục
khẩu súng bắn nhanh, còn lại là gươm, giáo nên chưa xuất trận lần nào 1.
Người gia nhập Hội Tín Nghĩa ngày càng đông, chẳng bao lâu, đội nghĩa binh lên đến vài trăm. Dương

Hữu Quang trút bỏ áo nhà chùa mặc lại quần áo nhà binh, huấn luyện quân sĩ.
Cô Đào Nhu là người làng Gồ, xã Phượng Cách, huyện Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây. Cô là con một nhà nho
thanh bạch. Khi giặc Pháp hạ thành Sơn Tây, chúng tàn phá làng Gồ. Nhà bị đốt cháy, tài sản bị cướp, cô
Nhu phải đi hát rong kiếm tiền nuôi cha mẹ già, nhưng vẫn nung nấu chí căm thù giặc Pháp. Đi tới đâu
Đào Nhu cũng hát những bài ca yêu nước như bài "Sĩ tử Hà thành viếng Hoàng Diệu":
"Cô thành chống giữ một mình, thôi,
Khẳng khái như ông được mấy người
Sách cũ nghìn năm gương chiếu rọi
Cô thần một chết tấm trung phơi.
Sống thừa ngày nọ tâm còn thẹn
Giặc nghịch năm nào sợ rụng rời
Nghìn thuở núi Nùng nêu chính khí,
Anh hùng đến đấy, lệ tuôn rơi"1
Đào Nhu nghe tin Dương Hữu Quang là viên dũng tướng đã cùng Tổng đốc Hoàng Diệu chiến đấu giữ
thành Hà Nội. Khi thành Hà Nội thất thủ, Dương Hữu Quang lại theo Hoàng Kế Viêm đánh quân Pháp ở
Phùng, ở thành Sơn Tây, nay lại về làng So chiêu tập nghĩa binh đánh Pháp. Đào Nhu liền đến trước trại
của Dương Hữu Quang cất tiếng hát:
"Nước non Hồng Lạc còn đây mãi
Mặt mũi anh hùng há chịu ri
Giang sơn còn tô vẽ mặt nam nhi
Sinh thời thế, phải xoay nên thời thế
Phùng xuân hội, may ra ừ cũng dễ
… ấy ai gắng sức đua tài
Rẽ mây phẩy gió quạt trời cho quang?"
Nghe tiếng hát du dương trầm bổng có khí phách của cô Đào đó, Dương Hữu Quang hỏi nghĩa quân:
Người nào hát những lời ca rực lửa như vậy. Quân sĩ trả lời đó là Đào Nhu. Ông liền cho mời nàng vào hát
trong trại. Đào Nhu bước vào trại thấy trại này cũng chỉ bày biện như những nhà dân bình thường, nhưng
từ chủ tướng đến các trai tráng dưới quyền đều quắc thước, dáng đi hiên ngang, đầu ngẩng cao thì tin rằng
họ là những người anh hùng, quả cảm. Sở dĩ họ chưa ra chiến trường là còn chờ thời cơ. Qua mấy câu xã
giao mời trầu nước, Dương Hữu Quang trân trọng mời nàng hát, Đào Nhu khiêm tốn nhận lời, nàng hát

nhưng vẫn không quên quan sát nét mặt người nghe:
"Non sông gió bụi
Khách anh hùng lầm lũi mãi sao?
Tới phen này xin kíp ra tay
Quét cho sạch lũ cáo cầy quấy rối"
Đào Nhu ngừng lại trong giây lát, nhìn thẳng vào Dương Hữu Quang chờ đợi sự phản ứng của người đã
mời nàng hát. Thật tình nàng và cả những hội viên Hội Tín Nghĩa không thể ngờ một viên dũng tướng, từng
xông pha nơi mũi tên hòn đạn lại cất tiếng hát với giọng nam trầm quyến rũ:
"Một năm dễ mấy mùa xuân đổi
Gẫm đời ta mấy hội tao phùng
Non sông rửa mặt anh hùng,
Rút gươm huyết chiến lòng trung nước nhà
Quyết tâm đánh đuổi Lang sa
Cùng nàng hát tiếp bài ca khải hoàn".
1

. Việt Nam những sự kiện lịch sử, tập I (1858-1895) của Dương Kình Quốc, trang 220-221, viết về Dương Hữu Quang như sau:

"Dương Hữu Quang chiêu mộ được vài trăm nghĩa binh, thành lập "Tín Nghĩa Hội "; khởi binh tố cáo thực dân Pháp bội ước.
Khuyên mọi người không nên theo giặc, lãnh đạo nghĩa binh chống đánh giặc Pháp tại các địa phương Hà Nội, ứng Hòa, Thanh Oai
- Dương Hữu Quang nguyên tri huyện ứng Hòa.
1

. Tập san Văn - Sử - Địa số 29.


Đào Nhu nghe được những lời tỏ bày tâm sự thì hiểu được lòng Dương Hữu Quang, nàng hát tiếp một bài
nữa và nhấn mạnh vào hai câu cuối:
Mấy câu ái quốc hẹn hò,
Chữ đồng tâm ấy phải cho một lòng

Sau buổi hát đó, đôi trai tài, gái sắc có cảm tình với nhau, Dương Hữu Quang mời cô đến hát vài lần. Hai
người hát xướng ngày càng tâm đầu, ý hợp. Tuy vậy Đào Nhu vẫn không kể hết gia cảnh của mình cho Dương
Hữu Quang nghe.
Quân Pháp từ trong thành đem quân đánh nống ra ngoại thành. Dương Hữu Quang hiểu cô lo cho cha
mẹ và các em, nếu vắng cô thì cuộc sống vô cùng khó khăn. Ông liền thu xếp một nơi an toàn, chu cấp tiền
bạc cho gia đình cô sinh sống. Sắp tới ngày khởi nghĩa thì Dương Hữu Quang và Đào Nhu làm lễ thành
hôn. Quân sĩ và cư dân trong vùng đến chúc mừng đôi trai tài, gái sắc rất đông. Lễ cưới còn là ngày hội ca
hát của nghĩa quân và nhân dân.
Sau lễ cưới, nghĩa quân khẩn trương chuẩn bị chiến đấu. Hội Tín Nghĩa do Dương Hữu Quang sáng lập có
tới 5.000 hội viên, trong đó phần lớn được trang bị vũ khí. Trong những ngày này quân sĩ khẩn trương luyện
tập võ nghệ. Đào Nhu cũng tập cưỡi ngựa, bắn súng, múa gươm. Những khi nghỉ ngơi, cô lại cất cao tiếng hát
khích lệ tướng sĩ:
Gió nhanh thì sóng cũng mau
Chữ Tâm một phút đâu đâu cũng đầy.
Cờ độc lập xa trông phấp phới
Kéo nhau ra đòi lại nước nhà
Vào một ngày tại đình làng So, Dương Hữu Quang làm lễ Tế cờ ra quân đánh Pháp. Dân làng hết thảy
từ phụ lão, tráng đinh đến trẻ thơ đều tới dự khích lệ đoàn quân, trong đó có con em mình ra trận.
Đội quân của Dương Hữu Quang hoạt động mạnh ở nội thành Hà Nội và các huyện Từ Liêm, Quốc
Oai, Đan Phượng, Tùng Thiện. Đội quân của ông trang bị kém xa quân Pháp, nhưng nhờ tinh thần quyết
chiến, quyết thắng, lại được nhân dân hết lòng ủng hộ, tiếp tế quân lương, thông tin các hoạt động của
quân Pháp, tố cáo bọn việt gian nên trận nào nghĩa quân cũng thắng. Vì thế cứ mỗi trận chiến xảy ra thì
nghĩa quân lại mạnh thêm, sĩ khí thêm hăng, tịch thu được nhiều súng đạn, quân trang của giặc.
Đào Nhu do khổ công luyện tập và được Dương Hữu Quang tận tình chỉ bảo, nên nàng trở thành một
chiến binh xuất sắc, được chủ tướng giao cho chỉ huy một đội quân trên 100 người. Cô thường bất ngờ đột
kích vào trại giặc giết lính, cướp súng mà toàn đội vẫn trở về an toàn.
Cuối năm 1883, Dương Hữu Quang lập căn cứ chống Pháp ở xã Mễ Trì. Người Mễ Trì và các xã biết
tiếng Dương Hữu Quang và Đào Nhu nên tham gia rất đông. Nghĩa quân do Đào Nhu chỉ huy đột kích vào
thành Hà Nội bắt con đầm Berơ (Beire) là nữ gián điệp bán quán cà phê ở nội thành, đưa ra ngoài trừng
phạt thích đáng, sau đó lại thả về gây nỗi kinh hoàng cho bọn gián điệp, thám báo.

Vào một ngày giữa tháng 12 năm 1883, nghĩa quân được tin báo, tên tuần phủ Ninh Bình gửi biếu tên
công sứ Pháp ở Hà Nội một con voi. Dương Hữu Quang cho trinh sát đi nắm tình hình được biết bọn lính
hộ tống voi sẽ đi qua trạm Hà Mai, xã Thanh Liệt, ông liền đặt quân mai phục. Đào Nhu cũng tham gia
trận đánh này. Nghĩa quân đã đánh tan tác bọn hộ tống voi, bắt được con voi.
Bị mất voi, tên công sứ Pháp sai Đặng Văn Tại nguyên là đề đốc đầu hàng giặc về xã Mễ Trì lùng bắt
nghĩa quân và đòi lại con voi. Tên tay sai Đặng Văn Tại tập hợp dân làng bắt các cụ già phải nộp những người
tham gia trận đánh bắt voi cho hắn. Hắn ra điều kiện nếu Mễ Trì không giao nộp những người dự trận đánh
đó, chúng sẽ cho quân triệt hạ làng. Một số cụ già, đàn bà và cả trẻ con xin hắn cho gia hạn để dân kịp thời
chạy trốn. Đặng Văn Tại không nghe, đánh đập các cụ già và phụ nữ. Trước hành động dã man, tàn bạo của
tên việt gian đã cam tâm làm tay sai cho giặc, bức hại dân mình, từ trong đám đông, một tiếng hô lớn: "Đánh
chết lũ việt gian đi…". Lập tức dân làng dùng gậy gộc, dao, cuốc, gạch đá đánh trả bọn lính, khiến cho bọn
chúng không sao chống trả được, đứa nào cũng sứt đầu, mẻ trán, gãy tay, gãy chân, kêu khóc, lạy van xin tha
mạng. Lập tức mấy người dân có võ xông vào lôi cổ tên Đặng Văn Tại xuống, dân làng xúm lại giết chết hắn.
Bọn lính đứa bị chết, đứa bị thương nặng chỉ còn chừng một nửa nhưng thương tích đầy mình vội vàng tháo
chạy vào trong thành.
Năm 1885, nghĩa quân đột nhập vào nội thành đánh bọn lính Pháp đua thuyền trên hồ Hoàn Kiếm do
giặc Pháp và tay sai tổ chức kỷ niệm 1 năm ký Hiệp ước 1884.


Khi vùng xung quanh Hà Nội bị quân Pháp đóng nhiều đồn binh, lại có các toán quân lưu động liên tục
đánh phá nghĩa quân, triệt hạ những làng có nhiều người tham gia nghĩa quân và cho nghĩa quân đồn trú,
Dương Hữu Quang chuyển địa bàn lên hoạt động ở tỉnh Sơn Tây. Thanh thế nghĩa quân ngày càng mạnh,
Đào Nhu được chủ tướng giao cho chỉ huy hơn 200 nghĩa quân, nàng đã nhiều trận độc lập tác chiến, thắng
nhiều trận lớn. Quân Pháp cho quân tới càn quét, đánh phá nghĩa quân liên tục, song nghĩa quân vẫn giành
được nhiều thắng lợi, tiêu biểu là trận Ngãi Cầu.
Không đánh thắng được nghĩa quân Dương Hữu Quang trên chiến trường, giặc Pháp hèn hạ cho tên
Quận vùng vốn là bạn với Dương Hữu Quang, đã ra đầu hàng nhận làm tay sai cho giặc Pháp nhưng chưa
lộ mặt. Hắn mời Dương Hữu Quang sang nhà chơi rồi đặt quân mai phục ám hại. Dương Hữu Quang nhận
được lời mời, ông định đi thì các tướng khuyên nên cảnh giác đem quân đi hộ tống. Dương Hữu Quang nói
Quận vùng là bạn bè đâu nỡ theo giặc hãm hại mình, nhưng vẫn nể các tướng đem theo 15 quân hộ vệ.

Dương Hữu Quang đến nhà Quận vùng, hôm đó là ngày 22 tháng 5 năm Quý Mùi (cuối tháng 6-1884),
Quận vùng hô phục binh đổ ra đánh. Mặc dù lực lượng ít, quân sĩ không đem vũ khí chỉ có đoản đao và
dao găm lại bị bất ngờ, bị bao vây tứ phía, nhưng Dương Hữu Quang và các nghĩa binh đi hộ vệ đã kiên
cường đánh trả bọn giặc, giết chết hơn ba mươi tên, nhưng nghĩa quân cũng hy sinh mất tám người. Dương
Hữu Quang và các nghĩa quân còn lại cũng đều bị trọng thương. Tuy vậy, anh em vẫn vừa đánh vừa phá
vòng vây. Trên đường rút quân, Quận vùng cho quân đuổi theo, mặc dù thương tích đầy mình, anh em vẫn
đánh trả, giết hơn một chục tên lính nữa. Anh em đưa được chủ tướng về đại bản doanh thì chủ tướng đã
mê man bất tỉnh. Quân sĩ vội vàng băng bó vết thương cho Dương Hữu Quang cùng các nghĩa sĩ và đi cấp
báo cho Đào Nhu biết tin.
Đào Nhu đang cùng quân sĩ tập bắn súng mới cướp được của giặc Pháp liền như cơn gió lốc chạy về
đại bản doanh. Nàng tới nơi thấy chủ tướng thương tích đầy mình liền nhào tới ôm vào lòng, lay gọi hồi
lâu nhưng chủ tướng vẫn mê man. Nàng vô cùng đau sót vì Dương Hữu Quang vừa là thủ lĩnh lại vừa là
người bạn đời tâm đầu ý hợp, cùng chung ý chí. Đào Nhu hỏi mấy nghĩa binh cũng bị thương mới được
đồng đội băng bó: "Chủ tướng đánh trăm trận, trăm thắng, làm sao đến nông nỗi này ?". Mấy nghĩa binh
kể lại sự tình việc tên Quận vùng mời thủ lĩnh đến nhà hắn chơi). Thủ lĩnh không biết hắn đã đầu hàng
giặc, nên bị phục binh của hắn đổ ra đánh giết. Đào Nhu căm giận tên phản bội đến cực độ, nàng muốn
đem ngay quân đi hỏi tội phản quốc của hắn. Có lẽ được hơi ấm từ người vợ thân thương truyền sang.
Dương Hữu Quang hồi tỉnh hé mắt nhìn nàng, miệng mấp máy. Đào Nhu phải ghé sát tai vào miệng chồng
mới nghe chồng nói ngắt quãng qua hơi thở hổn hển: "Nàng hãy thay ta chỉ huy nghĩa quân tiếp tục đánh
đuổi giặc Pháp và trả mối thù này!".
Nàng nói trong nước mắt: "Em xin hứa thay chàng chỉ huy nghĩa quân đánh đuổi giặc Pháp ra khỏi bờ
cõi và lấy đầu tên Quận vùng, trả mối thù này!". Dương Hữu Quang vẫy mấy viên tướng thân cận lại, ủy
thác cho họ giúp Đào Nhu chỉ huy nghĩa quân. Các tướng nhất loạt tuân lệnh. Dặn dò người vợ yêu quý từ
nay thay mình chỉ huy nghĩa quân và các tướng xong, Dương Hữu Quang gật đầu mãn nguyện rồi nhắm
mắt, xuôi tay. Đào Nhu khóc thét lên, ngất lịm bên chồng. Các tướng phải dìu nàng đi phục thuốc, rồi tắm
rửa,
thay
bộ

phục

mới
cho
chủ
tướng.
Các

lão

nhân
dân
Mễ
Trì,
nhân
dân làng So và các làng trong vùng nghe tin Thủ lĩnh nghĩa quân Dương Hữu Quang mà họ gọi thân mật là
"Thầy Tự So" hy sinh đều kéo tới doanh trại tỏ lòng thương tiếc và hứa với Đào Nhu vẫn tiếp tục ủng hộ
nghĩa quân đánh Pháp.
Tang lễ Thủ lĩnh nghĩa quân Dương Hữu Quang được tổ chức rất trọng thể, toàn thể tướng lĩnh và quân
sĩ đều đội khăn tang, nhân dân trong vùng kéo đến dự rất đông và không cầm được nước mắt. Thủ lĩnh các
cuộc khởi nghĩa khác ở tỉnh Hà Nội, Sơn Tây, Hà Đông đều tới phúng viếng và nguyện liên kết với chủ
tướng mới Đào Nhu đánh Pháp. Trước khi phát tang toàn thể tướng lĩnh đã suy tôn Đào Nhu lên giữ chức
chủ tướng lãnh đạo cuộc khởi nghĩa. Đào Nhu trân trọng bước đến trước linh cữu chủ tướng cũng là chồng
mình tuốt gươm ra khỏi vỏ chỉ thẳng lên trời cao lồng lộng thề trước anh linh thủ lĩnh và tướng sĩ: " Thủ
lĩnh đã hy sinh vì nước, vì dân, chúng tôi nguyện làm nốt sự nghiệp vẻ vang đánh đuổi giặc Pháp ra khỏi
bờ cõi, thề tiễu trừ bọn Việt gian phản nghịch trong đó có tên Quận vùng để giành lại non sông, xin thủ
lĩnh thanh thản ra đi và phù hộ độ trì cho nghĩa quân ra quân là đánh thắng ". Sau lời thề đó các tướng sĩ,
nghĩa quân và nhân dân lần lượt lên thắp hương khấn vái vị thủ lĩnh đã hy sinh vì nước. Quân và dân an
táng thủ lĩnh trên khu đất cao gần doanh trại, nhưng đến đêm lại chuyển đi nơi khác để phòng giặc Pháp
đến phá.



Sau lễ an táng thủ lĩnh, Đào Nhu cùng các tướng biết chắc quân Pháp và tay sai sẽ đem quân tới đánh
hòng tiêu diệt hoàn toàn nghĩa quân, nên đã củng cố công sự, rào thêm mấy lớp rào, khơi sâu hào. Quân sĩ
cũng được luyện tập khẩn trương hơn trước.
Đào Nhu không phụ lòng tin của tướng sĩ, ba quân đã chỉ huy nghĩa quân đánh thắng nhiều trận lớn.
Cũng như chồng trước đây, trước khi đánh đồn, Đào Nhu cho quân trinh sát để nắm chắc quân số, vũ khí,
sự bố phòng cũng như những hoạt động của quân giặc. Khi ra trận Đào Nhu đều dẫn đầu quân sĩ xông vào
đồn giặc. Song có một điều khiến Đào Nhu vẫn không vui, vì Quận vùng không dám ra nghênh chiến. Bà
biết không phải Quận vùng sợ bà mà tâm địa độc ác của hắn là sắp xếp trận đánh như thế nào đó để bắt
sống được bà làm nhục bà vì thế Đào Nhu càng quyết tâm tiêu diệt bằng được tên chó săn trung thành của
giặc Pháp này. Đào Nhu cho quân xây dựng đồn lũy kiên cố, trong hào, ngoài lũy. Lũy tre bao quanh làng
Mễ Trì vốn đã dày lại được trồng thêm; còn hào được đào sâu hơn, bên dưới cắm chông nhọn, trên thả bèo
để ngụy trang. Tất cả các đường làng đều đào hố sâu, trên trải phên nứa rồi rải đất lên trên nguỵ trang.
Nhân dân đã được báo trước nên không đi qua, không dắt trâu bò qua những cạm bẫy đó.
Xung quanh làng là ruộng ngô đã thu hoạch, bà cho dân phát cây, để cách mặt đất chừng một gang tay,
vạt nhọn biến ruộng ngô thành ngàn vạn mũi chông nhọn sắc.
Trận địa bố trí xong, Đào Nhu cho quân khiêu chiến rồi giả thua rút vào làng, Quận vùng ra vẻ đắc
thắng cho lính tràn vào làng. Đào Nhu ngồi ở chính giữa bản doanh, mặc bộ quân phục của chồng, lưng
đao trường kiếm, tay cầm giáo dài trông uy nghi lẫm liệt. Đào Nhu chỉ mặt Quận vùng mắng nhiếc là đồ
việt gian phản quốc, bán nước cầu vinh. Quận vùng hô lính xông vào định bắt sống thì Đào Nhu gõ ba
tiếng vào chiếc cồng treo ở bên cạnh, lập tức nghĩa quân và cả nhân dân, những người đàn ông, đàn bà
vốn hiền lành chất phác từ các nơi phục kích xông ra chém giết quân giặc. Quân ta bịt các đường đi
buộc bọn lính phải chạy vào vùng "tử địa". Lập tức chúng bị sa xuống hố chông, đứa chết, đứa giãy
giụa kêu la. Những tên khác thì bị nghĩa quân, nhân dân chặn bắt, đánh giết không ghê tay. Bọn lính
chạy thoát khỏi mặt trận thiên la địa võng trong làng, ra cánh đồng lại bị ngàn vạn mũi chông ngô đâm
vào, chúng đành chịu chết chém và bắt sống. Riêng Quận vùng phóng ngựa chạy khỏi làng không dám
quay đầu lại. Đào Nhu tay cương, tay giáo đuổi riết. Đuổi mãi tới gần núi Ba Vì, Đào Nhu mới phóng
giáo giết chết hắn.
Trong giây phút hỗn chiến, quân sĩ không thấy chủ tướng chia nhau đi tìm thì thấy chủ tướng đưa đầu
tên phản bội Tổ quốc về. Đào Nhu thiết lập đàn ngay ở giữa quân doanh đem đầu tên phản bội tế chồng.
Đào Nhu chỉ huy nghĩa quân hoạt động ở Hà Nội, Sơn Tây được hơn một năm. Khi quân Pháp tăng

cường các cuộc vây ráp, đóng đồn binh, đàn áp tàn khốc các làng có nghĩa quân đóng, Đào Nhu phải đưa
quân lên hoạt động ở vùng rừng núi huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang.
Một hôm Đào Nhu về làng Sơn Lộ thăm mộ chồng, tên cường hào Vương Hữu Đài báo cho Pháp đưa
quân đến vây bắt. Quân Pháp vây kín làng, nhưng Đào Nhu cùng mấy nữ quân tránh mũi chủ công của
chúng, phá vây ở nơi chúng sơ hở. Trước khi rút Đào Nhu còn để lại mấy câu thơ viết đĩnh đạc trên giấy
ghim ở cổng làng.
Ký ngữ Vương Hữu Đài,
Tâm tử châu khả ai!
Bất dục ô ngô nhận,
Lưu đãi quốc dân tài.
(Tập san Văn - Sử - Địa số 35 tháng 12 - 1957)
Dịch nghĩa:
Nhắn bảo Vương Hữu Đài,
Lòng đã chết rồi thật đáng thương!
Không muốn làm bẩn lưỡi kiếm của ta,
Để đó đợi quốc dân xét xử.
Đào Nhu duy trì cuộc khởi nghĩa được hơn 2 năm nữa thì quân Pháp điều động lực lượng lớn quân đội
đến bao vây, đánh phá, nghĩa quân tan rã, Đào Nhu phải lánh sang Trung Quốc, về sau không rõ bà mất ở
đâu, thời gian nào.


Ba giai

Ba Giai tên thật là Nguyễn Văn Giai, còn gọi là Nguyễn Như Giai, sinh khoảng năm 1850,
người làng Hồ Khẩu, huyện Vĩnh Thuận, sau đổi là huyện Hoàn Long, tỉnh Hà Đông, nay thuộc phường
Bưởi, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Điều này được phả tộc họ Nguyễn ở làng Bưởi xác nhận: " Họ
Nguyễn từ khi ở Liên Châu, Yên Lạc, Vĩnh Phúc đến cư trú ở Hồ Khẩu đến nay là 16 đời. Đối chiếu phả
hệ, thì cụ Ba Giai là đời thứ chín. Cụ là con trai thứ ba của cụ Nguyễn Đình Báu, tên là Giai, đệm Như,
gọi là Nguyễn Như Giai vì cụ là con "giai" thứ ba, nên gọi là Ba Giai".
Tộc phả viết tiếp:

"Vào năm Tự Đức thứ 30 (Đinh Sửu), cụ Nguyễn Đình Lẫm tự là Tuệ Tâm, sinh ngày 29 tháng 10 năm
Nhâm Thân (1812), soạn Tộc phả. Cụ Nguyễn Như Giai đề tựa".
Từ thuở nhỏ, Ba Giai đã thông minh, học giỏi, hay chữ, học trường Đại Tập của cụ cử phường Kim Cổ
của cử nhân Tiến Song Ngô Văn Dạng. Ba Giai có biệt tài làm thơ Nôm, hầu như xuất khẩu thành thơ, mà
hầu hết là thơ châm biếm, đả kích từ hồi ông còn để chỏm. Ba Giai đả kích không chừa một ai từ quan đến
dân. Tương truyền khi ông đi qua chùa Quan Thượng, tên chữ là Liên Trì Hải Hội do Nguyễn Đăng Giai
hưng công xây dựng. Ba Giai tuy còn nhỏ tuổi nhưng cũng được nghe quan Kinh lược Nguyễn Đăng Giai
là kẻ đục khoét, vơ vét của dân, nên nhân chuyện Nguyễn Đăng Giai đứng ra hưng công chùa Liên Trì Hải
Hội1 liền viết lên tường chùa bài thơ đả kích:
Phúc đức gì mày, bố đĩ Giai
Làm cho tổn Bắc lại hao Đoài!
Kìa Lương Vũ đế gương còn đó
Chết đói Đài Thành, Phật cứu ai…?
Bọn lính canh không biết chữ, nên chẳng hiểu ông viết gì, chỉ thấy bôi bẩn lên tường liền xua đuổi cậu đi.
Cậu không chịu đi, thế là xảy ra cãi vã ầm ĩ. Kinh lược sứ Nguyễn Đăng Giai đương đứng gần đó chạy đến
xem, thấy đứa bé viết như vậy thì tức giận thét:
- Mày là thằng trẻ con, mà dám viết về quan Kinh lược như vậy hay sao?
Ba Giai chống chế:
- Bẩm quan lớn, con tên là Giai, bố đĩ Giai là tên bố con, đây là con viết bố con ở nhà.
Quan Thượng biết là Ba Giai chửi xỏ mình, nhưng không có cớ bắt, vả lại đây cũng là cậu bé thông
minh, liền nói:
- Bố mày không có ở đây, chỉ có tao ở đây, mày phải chữa cho phải lẽ, nếu không tao đánh đòn.
Ba Giai liền viết ngay ra bên cạnh:
Phúc đức ai bằng cụ Thượng Giai
Làm chùa bên Bắc lại bên Đoài!
Nam mô tế độ nhờ ơn Phật
Lộc thọ song toàn chẳng kém ai...?
Ba Giai thi đỗ sinh đồ (Tú tài), nhưng tính tình ông phóng khoáng, không chịu gò bó nên ông không ra
làm quan hoặc học tiếp để thi đỗ cử nhân, phó bảng. Ông lập xưởng in sách - đây là một hành động sáng
tạo và táo bạo vào thời đó - với tên là Xưởng in Quảng Văn, in sách Tam tự kinh và một số sách khác tại

nhà để giao du với bạn bè, thưởng thức văn chương và bàn cả chuyện quốc sự, mà vào thời đó nhiều người
lảng tránh.
Ba Giai chơi thân với Nguyễn Đình Xuất là con ông Đốc học Hà Nội, quê ở xã Phương Trung, huyện
Thanh Oai, tỉnh Hà Đông xưa. Vì ông đỗ tú tài nên còn gọi là Tú Xuất. ở Hà Nội có rất nhiều truyền thuyết
về Ba Giai - Tú Xuất làm thơ đả kích bọn quan lại nịnh Tây, tàn bạo, tham nhũng, ức hiếp dân, bọn nhà
1

. Còn gọi là chùa Cửu Tỉnh, Sùng Hưng, Liên Hoa ở bờ hồ Hoàn Kiếm, đã bị giặc Pháp phá năm 1889 để xây nhà Bưu điện.


giàu keo kiệt, những cậu ấm, cô chiêu hợm hĩnh, những cô gái bán hàng chua ngoa, bọn thương nhân keo
kiệt cho vay nặng lãi. Vì vậy Hà Nội có câu: "Thứ nhất Ba Giai, thứ hai Tú Xuất".
Chuyện về Ba Giai, Tú Xuất đã có nhiều sách in, nhưng chủ yếu là truyện cười, truyện đả kích. Điển hình
như các bài: "Quan Bố trụt thành", "Quan án Tây thương", "Quan Đề bất tử", "Quan tuần phát ốm"...
Một điều đáng trân trọng hơn nữa là sau sự kiện bi thảm ngày 25 tháng 4 năm 1882, thành Hà Nội thất
thủ vào tay giặc Pháp, Tổng đốc Hoàng Diệu tuẫn tiết, Ba Giai đã kịp thời sáng tác " Hà Thành chính khí
ca"1. Bài này được sáng tác nhằm đề cao chính khí của Tổng đốc Hoàng Diệu, lên án giặc Pháp xâm lược
và đám quan lại hèn nhát đầu hàng giặc Pháp như Đề đốc Lê Văn Trinh, Tuần phủ Hoàng Hữu Xứng, Bố
chánh Phan Văn Tuyển và án sát Tôn Thất Bá.
Nếu quan lại nào cũng có tinh thần quyết chiến như Tổng đốc Hoàng Diệu thì Hà Nội đâu có mất vào
tay giặc Pháp một cách nhanh chóng và dễ dàng như vậy. Tác giả ca ngợi Hoàng Diệu đã vì nước, vì dân
chiến đấu ngoan cường, thành mất thì mất theo thành:
"… Có quan tổng đốc Hà Ninh
Hiệu là Quang Viễn 2 trung trinh ai bằng
Lâm nguy3, lý hiểm đã từng
Vâng ra trọng trấn mới chừng ba năm
Thôn Hồ1 ma vốn nhăm nhăm
Ngoài tuy giao tiếp trong căm những là
Vừa năm Nhâm Ngọ tháng ba 2
Sáng mai mồng tám bước qua giờ Thìn 3

Biết cơ trước đã giữ gìn
Hơn trăm vũ sĩ, vài nghìn tinh binh".
Cuộc chiến đấu do Hoàng Diệu chỉ huy diễn ra quyết liệt. Nhân dân Hà Nội reo hò đánh chiêng, trống
hưởng ứng, hỗ trợ cho quan quân trong thành đánh giặc. Quan quân phấn chấn giữ vững cửa Tây, cửa Bắc
là hai nơi quân Pháp tập trung binh lực tấn công. Bất chợt kho thuốc đạn cháy 4 khiến quan quân hoang
mang bỏ chạy. Quân Pháp dùng thuốc nổ mở Cửa Bắc và vào thành. Song Nguyễn Đình Trọng còn gọi là
Cử Tấn đỗ phó bảng võ, vệ sĩ của Tổng đốc cùng các ông Trần Lộc, người làng Nghè, Bếp Bốn người làng
An Phú đều ở huyện Từ Liêm theo sát Tổng đốc, tả xung, hữu đột đánh giặc. Ông Lộc và ông Bốn hy sinh.
Thế giặc ngày càng mạnh, quân ta chạy tan tác. Tổng đốc Hoàng Diệu vào Võ Miếu tuẫn tiết, đã được tác
giả mô tả là trời đất cũng cảm thương người anh hùng tuẫn tiết vì nước:
Một cơn gió thảm mưa sầu,
Nấu nung gan sắt dãi dầu lòng son
Chữ trung còn chút con con
Quyết đem gửi cái tàn hồn gốc cây
Trời cao biển rộng đất dày
Núi Nùng1, sông Nhị chốn này làm ghi 2
Đối với giặc Pháp xâm lược, tác giả gọi chúng là "bạch quỷ":
Lửa phun súng phát bốn bề
Khiến loài bạch quỷ, hồn lìa, phách xiêu

1

. Có nhiều cuộc tranh luận, có phải Ba Giai là tác giả không, nhưng đến nay chưa ai chứng minh được là của người khác.

2

. Tên hiệu của Hoàng Diệu.

3


. Gặp sự nguy nan dẫm lên hiểm nghèo.

1

. Nuốt sống kẻ mọi rợ, ngoại xâm.

2

. Năm 1882.

3

. Giờ Thìn: 7-9 giờ sáng.

4

. Theo Nguyễn Đình Trọng (Cử Tấn) suất đội, cận vệ của Hoàng Diệu thì kho thuốc súng cháy chỉ là phao đồn, thực sự là bọn

phản động đốt bằng hỏa hổ.
1

. Núi Nùng, sông Nhị: các nhà văn thơ dùng để chỉ Hà Nội.

2

. Hầu đổ: gần tan.


Đối với đám quan văn, quan võ bỏ thành chạy, bỏ quân lính cho giặc tàn sát để chạy thoát thân như Đề
đốc Lê Văn Trinh giữ thành cửa Đông không dám quyết chiến, thấy gian nguy thì bỏ chạy, tác giả mô tả

như sau:
Võ như Đề đốc Lê Trinh,
Cùng là chánh phó lãnh binh một đoàn
Đang khi giao chiến ngang tàng
Thấy quân hầu đổ3vội vàng chạy ngay
Nghĩ coi thật đã ghê thay
Bảo thân4 chước ấy ai bày sẵn cho
Hoàng Hữu Xứng, hiệu Bình Chi, người xã Bích Khê, huyện Đăng Xương (nay là Triệu Phong) tỉnh
Quảng
Trị,
đậu
cử
nhân
năm
1852.
Khi
quân
Pháp
tấn
công
thành
Hà Nội lúc đầu có tham gia chiến đấu cùng Tổng đốc Hoàng Diệu sau tinh thần bạc nhược, sợ phát ốm. Lúc
Pháp tới dụ, cáo ốm, nhịn đói ba ngày. Sau nghe lời Tôn Thất Bá ra nhận thành do Pháp giao; tác giả châm
biếm một cách sâu cay:
Văn như tuần phủ nực cười,
Bình Chi là hiệu, năm mươi tuổi già
Biết bao cơm áo nước nhà
Kể trong sĩ tịch cũng là đại viên 1
Chén sen chưa cạn lời nguyền
Nỡ nào bỗng chốc quên liền ngay đi

… Sao không biết xấu với đời?
Sao không biết thẹn với người tử trung 2
Đối với Bố chánh Phan Văn Tuyển hiệu Chương Đài người xã Chính Mông, huyện Chương Nghĩa, tỉnh
Quảng Ngãi, quân Pháp đánh được một giờ thì bỏ chạy, tác giả chê:
Lân la kể đến Phiên Đài
Xỉ ban3 cũng đã tuổi ngoài sáu mươi.
Thác trong thôi cũng nên đời,
Sống thừa chi để kẻ cười, người chê?
Đối với Tôn Thất Bá, án sát Hà Nội, phụ trách việc binh và an ninh, đánh giặc, trừ gian là nhiệm vụ của
án sát. Tôn Thất Bá lại là hoàng thân quốc thích. Theo Đại Nam thực lục, quyển 97 kỳ thứ tư thì khi Pháp
đưa tối hậu thư, Hoàng Diệu cho thang dây dòng Tôn Thất Bá từ trên thành xuống ra thương thuyết với
giặc. Bá vừa ra khỏi thành thì quân Pháp tấn công. Theo nhiều tài liệu khác tin cậy hơn và tài liệu của Pháp
thì Tôn Thất Bá tư thông với Pháp từ trước, khi ra ngoài thì trốn, nằm ở đền Ngọc Sơn. Khi thành vỡ, Tôn
Thất Bá ra nhận thành với cái chiêu bài tìm cách "an dân". Đối với kẻ rắp tâm phản bộ Tổ quốc, phản bội
nhân dân từ trước khi giặc Pháp đánh thành, tác giả đã tỏ ra miệt thị, khinh bỉ:
Kìa Tôn Thất Bá niết công
Kim chi ngọc diệp 1 vốn dòng tôn nhân2
Đã quốc lộc, lại vương thân 3
Cũng nên hết sức kinh luân mới là
Nước non vẫn nước non nhà
Nỡ nào bán rẻ một tòa Thăng Long
Thế mà liệu đã chẳng xong
3

. Hầu đổ: gần tan.

4

. Bảo thân: giữ lấy mình.


1

. Đại viên: trong số các quan thì là quan to.

2

. Chết để trọng lòng trung.

3

. Hạng nhiều tuổi.

1

. Cành vàng lá ngọc.

2

. Người trong họ nhà vua

3

. Họ nhà vua và bày tôi của vua.


Mặt nào còn đứng trong vòng lưỡng gian 1
Tự giao rắp những mưu gian 2
Thừa cơ xin dự hội thương 3 ra ngoài
ấy mới khôn, ấy mới tài
Lẩn đi tránh tiếng, giục người nói quanh

Dâng công quyền lĩnh tỉnh thành
Mà toan đổ lỗi một mình quan trên 4
Cuối cùng tác giả kết luận:
Hà thành văn vũ công hầu.
Càng nghe thấy truyện, càng rầu bên tai
Diễn ca chính khí một bài
Để cho thiên hạ đời đời khuyên răn
Sau "Hà Thành chính khí ca", Nhà xuất bản Văn học xuất bản cuốn "Hợp tuyển thơ văn" tập IV, có
tuyển hai bài "Hà Thành biểu vọng" và bài "Mẹ Đội Chóp" cũng chú thích là tương truyền của Ba Giai.
Ba Giai còn có các bài Cấm đĩ; Một cuộc chạy lăng nhăng; Nhuốm vện khoanh vằn vô số chó; Chọc
sự, Nịnh sư và nhiều truyện tiếu lâm khác.
Ngoại
trừ
những
bài
thơ
trào
phúng
nghịch
ngợm
thậm
chí

quái
ác
ra
thì
thơ
của
Ba

Giai

dòng
thơ
yêu nước. Chỉ với một tác phẩm "Hà Thành chính khí ca", Ba Giai đã có chỗ đứng trong văn đàn các nhà
thơ cận đại yêu nước.
Song do thơ ca của ông chống Pháp và bọn bán nước cùng với một số bài thơ, giai thoại mà ông đã
cùng Tú Xuất thực hiện đã làm cho nhiều người hiểu lầm Ba Giai, ngay cả gia đình ông cũng xa lánh ông
vì cho ông là một tướng giặc. Tình hình đến nỗi cha không dám nhận con, vợ không dám nhận chồng. Dân
làng ai cũng xa lánh không nhận ông là người cùng làng vì sợ liên lụy. Một số sách viết về ông trước Cách
mạng tháng Tám năm 1945 cũng có nhận xét sai lệch về ông. Nguyễn Nam Thông xuất bản sách về ông
năm 1934 cho Ba Giai là đầu đảng của nhiều tổ chức du côn, trộm cướp. Chưa hết, họ còn gán cho Ba Giai
là tổng thanh tra của một số tổ chức do thám chuyên lấy bí mật về quân sự của triều đình cung cấp cho
nhiều đảng giặc đánh phá quấy rối quanh Hà Nội. Thực chất Ba Giai đã cung cấp tin tức tình báo về hoạt
động của quân Pháp và triều đình Huế cho các lực lượng Cần Vương, khởi nghĩa Bãi Sậy, Hội Tín Nghĩa
của Dương Hữu Quang - Đào Nhu tổ chức ở Hà Nội, Sơn Tây, Hà Đông đánh Pháp năm 1883 - 1885.
Ba Giai sinh được một người con trai là Nguyễn Đình Liêu. Tương truyền ông Liêu sống ở làng
Xốm và Ba Giai cũng mất ở làng Xốm, Hà Đông nơi cha con ông mai danh ẩn tích 1. Cũng có truyền
thuyết cho rằng Ba Giai cùng Tú Xuất đi Thái Lan sống ở đó. Đến nay dòng họ Nguyễn ở Hồ Khẩu
cũng không biết gì về tung tích của ông.

1

. Khoảng trời đất.

2

. Giao thiệp riêng với Pháp.

3


. Họp lại để thương lượng với Pháp.

4

. ý nói Tôn Thất Bá đổ lỗi cho Hoàng Diệu.

1

. Vũ Văn Luân: Một vài phát hiện về Ba Giai, Tạp chí Xưa và Nay số 217 tháng 8-2004.


Quyết
tử
bảo
vệ
lần
thứ
2
(3-1883)
của nhân dân Nam Định - Thái Bình



thành
cuộc

nam
kháng


định
chiến

án sát Hồ Bá ÔN
Hồ Bá Ôn tự là Công Thúc, hiệu Tùng Viên, sinh năm Giáp Dần (1854) quê ở làng Quỳnh Đôi,
huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
Họ Hồ ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An là dòng họ danh tiếng. Tổ là Trọng Dư, đỗ
Hương cống triều Lê, cha là Trọng Tuân, đỗ Hương tiến năm Minh Mệnh thứ 9 (1828) làm quan đến án
sát. Ông lập công to được thăng Hàn lâm thị giảng.
Hồ Bá Ôn là người thông minh, khẳng khái, lúc trẻ chăm học có tiếng. Ông thi Hương khoa Canh Ngọ,
Tự Đức thứ 23 (1870) tại Nghệ An, đỗ cử nhân năm 22 tuổi. Ông đỗ ất khoa kỳ thi Hội năm Tự Đức thứ 28
(1875) ở tuổi 27. Ông làm đến chức Hàn lâm viện kiểm thảo, sung Biên tu nội các rồi Tri huyện Hương
Thủy. Năm 1877 thăng hàm Trước tác, lĩnh chức Thừa chỉ nội các rồi chuyển lên Thị độc. Năm Tự Đức thứ
34 (1881) lĩnh chức án sát Nam Định.
Hồ Bá Ôn ở nội các, từng vì giỏi văn học mà được vua biết đến. Mùa Xuân năm Tự Đức thứ 36 (1883)
nhân dịp chúc thọ vua 55 tuổi, tập Thỉnh an của Hồ Bá Ôn có câu:
"Thiên tăng giáp lịch, lục lục hoàn lai vãng chi xuân
Hải ký tiêu trù, ngũ ngũ diễn sinh thành chi số"
Dịch:
Trời sinh tuổi thọ1 sáu sáu2 quanh xuân đi, xuân lại.
Biển ghi thẻ tiên, năm năm 3, dài con số sinh thành.
Hai câu trên được vua phê là câu mới mẻ được thưởng cho một cấp.
Ngày 25 tháng 4 năm 1882, quân Pháp hạ thành Hà Nội, các quan tỉnh Nam Định đã tổ chức hội nghị,
nhận định sớm muộn quân Pháp sẽ đánh chiếm tỉnh thành Nam Định và các tỉnh thành khác ở Bắc Kỳ, lần này
chúng sẽ chiếm đóng vĩnh viễn chứ không trao trả như lần trước. Vì vậy các quan tỉnh, mà hăng hái nhất là án
sát
Hồ Bá Ôn, Đề đốc Lê Duy Điếm đã tích cực chuẩn bị mọi mặt để đối phó với giặc Pháp. Các quan tỉnh đã bất
chấp lệnh của triều đình Huế lệnh cho các quân thứ Bắc - Trung Kỳ phải bãi bỏ các hoạt động chống Pháp,
song án sát Hồ Bá Ôn cùng các quan tỉnh vẫn điều động quân ở các đồn về phòng thủ thành Nam Định. Thành
lũy được củng cố, cửa thành bên trong chất đầy các bao đất cát, chỉ để một lối đi nhỏ. Các quan còn họp dân

khi có chiến sự xảy ra nhất thiết không được để người già, trẻ con ở lại, nhưng trai tráng phải ở lại phối hợp
với quan quân đánh giặc. Các quan tỉnh nhiều lần cự tuyệt không tiếp xúc với các sĩ quan Pháp. Tàu Carabin
đậu ở sông Nam Định bị dân phản đối bằng cách ném gạch đá. Hồ Bá Ôn còn chuẩn bị các cỗ đại bác đặt trên
bờ sông khi tàu của chúng đến gần thành thì nhất loạt nhả đạn vào tàu giặc, sẵn sàng.
Ngày 24 tháng 2 năm 1883, Hăngri Rivie nhận được trên 500 quân từ Sài Gòn ra tiếp viện, Hăngri Rivie
quyết định đánh chiếm tỉnh thành Nam Định. Hắn ngang nhiên điều tàu La átsơ (La Hache) vào hẳn sông Đào
kiểm soát thành Nam Định.
Trước hành động xâm lược của giặc, quan quân trong thành và nhân dân các phố phường khẩn trương
chuẩn bị tiếp chiến. Sáng ngày 25 tháng 3 năm 1883, Hăngri Rivie cho quân đổ bộ lên chiếm Đồn Thủy
nơi quân ta vừa rút để tăng cường cho thành Nam Định. Từ đây Hăngri Rivie gửi tối hậu thư cho Tổng đốc
Vũ Trọng Bình bắt phải giao nộp thành ngay sau khi nhận được tối hậu thư. Trước tình hình trên, Vũ Trọng
Bình đã triệu tập các quan họp đột xuất. Cũng giống như ở triều đình Huế, quan lại chia làm hai phe chủ
hòa và chủ chiến. Thông thường ở đâu phái chủ hòa cũng chiếm đa số và giữ chức vụ cao, quyết định số
phận của cả một địa phương. Tại cuộc họp này đã nổ ra một cuộc đấu tranh gay gắt giữa phái chủ hòa do
Tổng
đốc

Trọng
Bình
và Phó Đô đốc Lê Trinh cầm đầu đòi làm theo chỉ dụ của Tự Đức là phải bãi binh, nộp thành cho giặc.
Giữa lúc căng thẳng đó thì các quan nhận được tin Nguyễn Hữu Bản, con trai án sát Nguyễn Mậu Kiến và
Nguyễn Thành Thà đều đưa lực lượng nghĩa quân đến xin hợp tác cùng quan quân giữ thành. Tổng đốc Vũ
1

. Chữ Hán là Giáp lịch.

2

. Sáu sáu là ba sáu.


3

. Năm năm là hai mươi lăm.


Trọng Bình còn do dự thì án sát Hồ Bá Ôn đã ra lệnh mở cửa thành đón hai đoàn nghĩa quân vào. Nguyễn
Hữu Bản và Nguyễn Thành Thà vào thành đã làm cho lực lượng phía chủ chiến thắng thế. Hội nghị quyết
định bác bỏ tối hậu thư của Hăngri Rivie. Tuy vậy khi Vũ Trọng Bình trả lời Hăngri Rivie vẫn giữ ý tứ
mềm mỏng: "Thành do vua ủy thác, không thể giao nộp được!".
Sáng ngày 25 tháng 3 năm 1883, quân Pháp định tấn công thành, nhưng sương mù, không nhìn rõ mọi vật,
nên không tấn công được. Hắn sai quan tư Carô (Carreau) và quan tư Bađăng (Badens) dẫn 25 lính đi trinh
sát. Hai tên quan tư trở về báo cho Hăngri Rivie kết quả trinh sát được. Đến trưa, mặt trời lên cao, sương tan,
Hăngri Rivie lệnh cho tàu La Phăngpharơ (La Fanfarơ) bắn đại bác vào cổng thành phía Nam, phá hủy 3 cỗ
đại bác để thăm dò phản ứng của quan Nam1.
Sau khi phá hủy 3 khẩu đại bác ở cổng thành phía Nam của ta, quân Pháp bắn đại bác dồn dập vào
thành, rồi cho quân đổ bộ tấn công. Cửa Đông là nơi quân Pháp tập trung xung lực và hỏa lực tấn công ác
liệt nhất. Biết rõ cổng thành phía Đông là mục tiêu đánh phá chủ yếu của giặc, Tổng đốc Vũ Trọng Bình
thương ủy cho án sát Hồ Bá Ôn cùng Đề đốc Lê Văn Điếm trấn giữ. Cùng giữ cổng này với hai ông còn có
Nguyễn Hữu Bản chỉ huy dân binh. Các ông chiến đấu dũng cảm, đánh bật nhiều đợt xung phong của giặc,
giết chết nhiều tên. Đến chiều tối chúng phải tháo chạy xuống tàu chiến.
Ngay sau khi giặc tháo chạy, Hồ Bá Ôn cùng các tướng chỉ huy quân và dân củng cố thành, bịt hẳn ba
cổng bằng các bao đất đá chỉ để lại cửa Tây. Nhân dân thành phố thổi xôi, gói bánh đưa vào trong thành tiếp
tế. Nhân dân cũng tự nguyện chuyển tử sĩ ra ngoài thành chôn cất, đưa thương binh ra các làng ngoại thành
cứu chữa.
7 giờ sáng ngày 27 tháng 3 năm 1883, quân Pháp bắn đại bác gắn dưới tàu cấp tập vào thành, mục tiêu
đánh phá chính của chúng vẫn là Cửa Đông, song dưới sự chỉ huy của án sát Hồ Bá Ôn và Đề đốc Lê Duy
Điếm lệnh cho hàng trăm khẩu pháo nã đạn vào tàu giặc. Nhiều viên đạn trúng tàu khiến bọn giặc phải
chui hết xuống khoang tàu. Song sức công phá của những quả đạn kém, không gây thiệt hại nặng cho tàu
của giặc. ở các phố phía đông thành nhân dân còn tự vũ trang bằng gậy gộc, đao kiếm đánh vào sau lưng
giặc. Những người khác thì gõ chiêng, trống, mõ, cả mâm chậu bằng đồng cổ vũ quan quân và uy hiếp

giặc. Nhân dân còn tự đốt nhà mình ở các phố dọc theo sông Vị Hoàng tạo thành hàng rào lửa để cản giặc.
Một số tên giặc đi lẻ loi một mình bị nhân dân xô lại đánh chết. án sát Hồ Bá Ôn, Đề đốc Lê Văn Điếm
thân lên mặt thành chỉ huy quân sĩ phản công. Chính Hồ Bá Ôn cũng sử dụng khẩu súng hỏa mai như quân
lính bắn vào lũ giặc.
Quân Pháp đang vô cùng lúng túng vì phía trước phải đối phó với quân trong thành, phía sau thì dân
thành phố sử dụng mọi thứ vũ khí để đánh chúng kể cả tự đốt nhà mình tạo thành mặt trận thiên la địa
võng. Giữa lúc thập phần nguy khốn đó thì quân Pháp liên lạc được với một cố đạo người Nhật tên tiếng
Việt là Nghiêm trông coi nhà thờ xứ Nam Định, lấy nhà thờ làm chỗ hội quân tiến đánh thành Nam Định.
Hăngri Rivie đánh mạnh vào Cửa Đông, các quan trong thành cũng nhận định hướng tấn công chính của
giặc là Cửa Đông nên đích thân án sát Hồ Bá Ôn, Đề đốc Lê Văn Điếm, Nguyễn Hữu Bản chỉ huy giữ cửa
này. Tiếp đó là cửa Nam trong đó có Nguyễn Doãn Cử chỉ huy cũng bị quân Pháp tấn công dồn dập. Tại
cửa Đông, chính án sát Hồ Bá Ôn đã bắn tên quan tư Carô gãy một chân, hắn phải trao quyền chỉ huy cho
tên quan tư Bađăng. Hắn được cố đạo Nghiêm cho con chiên khiêng vào nhà thờ cấp cứu và phải cưa một
chân (2 tháng sau hắn chết). Hăngri Rivie đến nhà thờ khích lệ hắn rồi đích thân chỉ huy quân Pháp tấn
công thành. Sau hàng loạt đạn đại bác bắn cấp tập vào thành, quân Pháp liều lĩnh bắc thang lên mặt thành.
Cuộc chiến diễn ra quyết liệt, quân ta thả hàng loạt quả nổ, gạch đá từ trên thành xuống, dùng mỏ giật, linh
ba xỉa những tên giặc leo lên gần mặt thành, Hăngri Rivie cho đại úy công binh Duypônie (Duyponier) hai
lần đặt mìn phá công sự bên ngoài cửa Đông rồi kéo đại bác tới bắn vào cổng thành. Cổng thành bị sập, đè
lên người Nguyễn Hữu Bản khiến ông hy sinh. Đề đốc Lê Duy Điếm bị trọng thương, quân lính liều chết
khiêng ông theo cửa Tây ra khỏi thành tới Biên Dương thì hy sinh. Trong lúc ấy thì Kinh lược Nguyễn
Chính đóng ở Đặng Xá lại án binh bất động không chịu tiếp ứng. Giữa lúc cuộc chiến đấu diễn ra gay go
quyết liệt thì Tổng đốc Vũ Trọng Bình, án sát Đồng Sỹ Vịnh bỏ thành chạy, Hồ Bá Ôn cùng cha con
Nguyễn Thành Thà vẫn dũng cảm chỉ huy quân sĩ đánh giết bọn giặc đột nhập vào thành qua cổng Đông bị
bắn sập. Mặt khác, ông thưởng tiền, bạc cho quân sĩ nào giết được giặc. Hồ Bá Ôn trúng đạn bị thương,
ông vội buộc vết thương, tiếp tục chỉ huy quân sĩ đánh giặc. Ông lại bị trúng đạn lần thứ hai, ngã lăn ra
đất. Quân sĩ dìu ông ra phía sau, có người khuyên cho lấy thuốc chữa, Hồ Bá Ôn lắc đầu trả lời: " Đã không
thể vì nước nhà bảo vệ được thành trì, nay thành mất thì mất theo, còn cần gì nữa!".
1

. Theo Lịch sử Hà Nam Ninh, Sđd.



Khi quân sĩ đưa Nguyễn Thành Thà cũng bị thương ra khỏi thành, Hồ Bá Ôn không khỏi đau xót vì khó
mà giữ được thành. Ông bị ngất lịm, quân sĩ khiêng ra ngoài. Khi tỉnh dậy ông biết là thành đã bị lọt vào
tay quân Pháp, khí uất xung lên, bệnh càng trầm trọng. Quân sĩ đưa ông xuống thuyền, theo đường biển về
quê ở Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu, Nghệ An phục thuốc.
Việc tâu lên, vua ban cho 30 lạng bạc để chữa thuốc. Song vì vết thương quá nặng, hai tháng sau thì ông
mất. Năm ấy ông mới 41 tuổi. Vua được tin nói: "Không tránh cái chết mà mất theo thành hơn kẻ tránh cái
chết xa lắm".
Rồi chuẩn cho đặc cách truy tặng Quang Lộc tự khanh và chiếu theo hàm mới mà cấp tiền tuất để khuyến
khích những người khi lâm sự hết lòng tiết tháo.
Bài trướng của các quan tỉnh Nam Định khóc án sát Hồ Bá Ôn mất
Than ôi! Nghĩa nên làm, dẫu tai nạn vẫn khẳng khái làm, đó là tính chân chính của con người. Trung với
vua, dẫu chết cũng ung dung, đó là hướng đúng của bề tôi. Hai tính chất ấy không hại gì đến tính con người,
do đó mà khí tiết nổi, tiếng tăm sinh, chẳng khác gì bầu khí hòa trong không gian lan rộng và bốc cao vô
cùng.
Quan án sát Hồ Bá Ôn. Chúng tôi là người giỏi đất Hoan Châu, quan tước nhiều đời, lấy trung nghĩa giữ
mình, chúng tôi biết rõ. Ông làm việc tốt, người thường không thể lường hết. Ông đậu Phó bảng năm 1870, đi
làm quan nhiều nơi, thăng án sát Nam Định. Gặp buổi quân Tây gây loạn, tài chiến sấn vào, đất nước rối ren,
ông tỏ thái độ bình thường, không nói năng gì. Khi quân ta và quân giặc đánh nhau, thế trận như gió mưa,
chỉ thấy ông mặc chiếc áo cừu vào trận, che chiếc lọng xanh trên đầu. Đất nước gặp rối ren mà không lúng
túng, vì ông đã có chủ kiến, mình ông đeo chiếc gươm trọng, thành tỉnh bị vây. Vết thương ông chữa không
khỏi, ông mất như một ngôi sao rơi vậy! Qua sông, ông còn có lời kêu gọi cứu nước, quyết chí không thôi.
ôi trời ôi! Chúng tôi chắp tay lạy lòng nhân của người. Được tin ông mất, ai cũng buồn. Tưởng nhớ đến
chí ông kiên quyết, khí ông ung dung, chẳng bao giờ tan, còn mãi bên núi Cao, bên sông Vị.
Ông cùng chung sức với ông Thương (?) làm quỷ mạnh giết giặc, cùng với ông Nhan (?) làm sấm dữ
phá thành. ước gì được như lời ông Tô Đông Pha nói: "Khí phách chẳng phải sống mới là còn, chẳng phải
chết là mất" đó ư? Bút thấm nước mắt có cùng, tấc lòng gửi nghìn dặm đến ông!
Bài trướng của học trò điếu án sát Hồ Bá Ôn
Thầy Hồ chúng tôi làm án sát Nam Định là một người danh tiếng, đậu Phó bảng khoa ất Hợi, làm quan

khắp triều quận, chính trị có tiếng giỏi, nhà vua ghi nhận là người tốt.
Mùa Xuân năm 1881 vâng mệnh đến làm quan tỉnh này, mới được 3 năm, ngày 28 tháng 2 năm Quý Mùi,
giặc Pháp đến đánh thành Nam Định, thầy liều thân mình chống cự, chết sau Lê tướng quân.
Chúng tôi nghe tin buồn thầy chết, trông về linh hồn thầy mà khóc, nhớ xưa khi dạy học, thầy thường nói
với chúng tôi: "Nhân nghĩa là cần thiết để ta giúp đời, đồ tế lễ dầu nhỏ nhưng cũng dùng được việc, con
người đi học cũng thế thôi, cần phải biết điều đó, ấy là phận sự không thể tránh của chúng ta".
Nay sự nghiệp thầy đang gặp dịp, biết đâu chỉ riêng một mình thầy hy sinh? Công đức thầy lớn, phẩm
vọng thầy cao, chúng tôi tưởng còn tiến cao hơn nữa. Ôi! Thầy chết đi chẳng khác gì núi Thái Sơn lở, khác gì
hàng trụ cột gãy, việc tạo hóa sao khó lường! Từ nay đọc điều trung của thầy, cầu mệnh thầy yên nghỉ, đọc
đến chính khí của thầy, lòng chúng tôi ngậm ngùi thêm thương tiếc.
Sông Mơ nước chảy, núi Tùng mây bay, tiếng nói hình dáng thầy xa cách biết về đâu? Có lẽ hồn trung của
thầy về nơi chín suối kết chặt lại, tinh thần không suy. Cây cỏ trên núi Gôi sẽ làm cờ cho thầy phất đánh giặc,
hom tranh bờ sông Vị sẽ làm quân để giúp thầy. Ngày nào đó, nhà vua sẽ báo thầy biết đã quét sạch giặc, đất
nước bình yên, điều đó không ai biết trước. Ô hô, i hi!

Đề đốc Lê Văn Điếm
Năm 1880 trở đi, quân Pháp ráo riết chuẩn bị đánh Bắc Kỳ lần thứ hai. Ngày 25 tháng 4 năm
1882, chúng đánh chiếm Hà Nội. Tiếp đó Thống đốc Nam Kỳ Lơ Myrơ Đờ Vile lại chỉ thị cho trung tá Hải
quân Hăngri Rivie đánh chiếm Nam Định. Chúng phái tên đại úy Sanuy (Chanu) về Nam Định thăm dò,
điều tra binh lực, sự bố trí phòng thủ cùng thái độ của quan quân Nam Định. Nội bộ quan văn, võ Nam
Định trong đó có Tổng đốc Vũ Trọng Bình, án sát Hồ Bá Ôn 1, Đề đốc Lê Văn Điếm, Phó Đề đốc Lê Trinh
nổ ra cuộc tranh luận đánh hay hàng. Trong một buổi có cả Nguyễn Doãn Cử, giảng quan phủ Tôn Nhân
kiêm biên tu Quốc sử quán đã về trí sĩ, làm gia sư cho Vũ Trọng Bình, Bát phẩm Nguyễn Hữu Bản chỉ huy
1

. Hồ Bá Ôn là cha của Hồ Bá Kiện chiến sĩ Việt Nam Quang Phục Hội, hy sinh ở nhà tù Buôn Ma Thuột năm 1916, là ông nội

của đồng chí Hồ Tùng Mậu, là một trong bảy người sáng lập Tâm Tâm Xã.



nghĩa quân vào tham gia giữ thành, thì Vũ Trọng Bình giữa đánh và hàng còn phân vân chưa quyết, Phó Đề
đốc Lê Trinh muốn hàng, chỉ có Đề đốc Lê Văn Điếm quê ở xã Bồng Trung, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh
Hóa; án sát Hồ Bá Ôn quê ở xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, Bát phẩm Nguyễn Hữu Bản
quê ở xã Động Trung, phủ Kiến Xương, tỉnh Thái Bình là kiên quyết đánh.
Cuộc họp chưa ngã ngũ thì trong một buổi các ông ngồi đánh tổ tôm, một thư lại trình các ông có chiếu
chỉ bãi binh của vua Tự Đức. Mọi người vừa nghe đọc xong thì Nguyễn Hữu Bản đứng phắt dậy nói lớn:
"Xin quan tỉnh hủy tờ chiếu chỉ này đi!".
Lê Văn Điếm giật lấy tờ chiếu chỉ từ tay Tổng đốc vo viên lại rồi ném vào ống nhổ.
Trong
khi
Tự
Đức
ra
lệnh
cho
quân
dân
Bắc
Kỳ
bãi binh thì giặc Pháp lấn tới. Ngày 2 tháng 5 năm 1882, Lơ Myrơ Đờ Vile hạ lệnh cho Hăngri Rivie đánh
chiếm Nam Định lần thứ hai. Lập tức H. Rivie cho đại úy Sanuy về Nam Định, Ninh Bình do thám. Tháng 11
năm 1882, H. Rivie cho tàu La Phangpharơ chiếm sông Đáy, diễu võ dương oai.
Đề đốc Lê Văn Điếm và các quan tỉnh phe chủ chiến, các thủ lĩnh nghĩa quân chăm chú theo dõi các
hoạt động khiêu khích của quân Pháp và dân theo đạo Thiên chúa. Bất chấp lệnh bãi binh của triều đình,
Lê Văn Điếm vẫn lệnh cho các đồn binh củng cố công sự, sẵn sàng chiến đấu. Trong chừng mực có thể,
ông còn giúp vũ khí cho nghĩa quân, cử các hiệp quản, suất đội có kinh nghiệm giúp các thủ lĩnh nghĩa
quân huấn luyện quân sự cho tân binh.
Trước thái độ tích cực chống Pháp của quan quân, nhân dân nhiệt liệt đồng tình ủng hộ. Tàu Carabin
đậu ở sông Nam Định cứ đêm đến bị ném đá. Khi quân Pháp cho tàu chiếm ngã ba Độc Bộ, cửa ngõ của
tỉnh thành Nam Định, Lê Văn Điếm phán đoán quân Pháp sắp đánh chiếm Nam Định. Đến ngày 24 tháng 2

năm 1883 H. Rivie tiếp nhận được binh lính và tàu chiến, hắn cho tàu chiến vào chiếm sông Đào khống chế
thành Nam Định.
Quân dân Nam Định càng khẩn trương chuẩn bị đánh giặc. Người già, đàn bà, trẻ con được lệnh rời
khỏi
tỉnh
thành.
Ngày
10
tháng
3
năm
1883,
Hăngri
Rivie
gửi thư cho Tômxơn (Thomson) Thống đốc mới ở Nam Kỳ xin cho đánh Nam Định. Ngày 23 tháng 3 năm
1883, Henri Rivie chỉ huy quân lính đi trên các tàu chiến Carabin, La átsơ, Yatagăng (Hyrtagant),
Tôngcanh (Tonkin Kiang Nam) và Oămpoa (Wampois) và một số thuyền theo sông Hồng về đánh Nam
Định. Chúng tới Phủ Lý không bị cản trở, ở qua đêm tại đó rồi hành quân qua sông Đáy, Ninh Bình, không
bị quân triều đình ngăn cản. Tới Vĩnh Trụ, thì tàu Pơluyviê (Pluvier) đợi sẵn nhập bọn. Ngày 24 tháng 3
chúng tới ngã ba Độc Bộ có tàu Suyapơridơ (Surprise) đợi sẵn. Sáu giờ sáng ngày 25 tháng 3 năm 1883
các tàu chiến Pháp tiến đánh tỉnh thành Nam Định, chiếm Đồn Thủy gần thành phố, Hăngri Rivie gửi thư
cho Tổng đốc Vũ Trọng Bình đòi nộp thành. Vũ Trọng Bình trả lời: " Thành này vua giao cho giữ, không
nộp được". Lập tức Hăngri Rivie bắn pháo vào thành dữ dội. Đề đốc Lê Văn Điếm cùng các tướng chỉ huy
quan quân đánh bật nhiều đợt tiến công của giặc. Nghĩa quân và nhân dân đánh địch ở khắp các phố. Quân
Pháp chết và bị thương nhiều phải tháo chạy về tàu cố thủ. Ngày 27 tháng 3, từ sáng sớm, giặc từ tàu chiến
nã đại bác dữ dội vào thành rồi tập trung quân đánh phá cửa Đông. Cuộc chiến diễn ra ác liệt đến trưa. Đề
đốc Lê Văn Điếm chỉ huy vòng ngoài giữa vòng vây của giặc, xông pha trong lửa đạn chỉ huy quân lính
đánh tiêu diệt và đẩy lùi nhiều đợt tấn công của chúng; xác giặc nằm ngổn ngang trên đường. Ông bị trúng
đạn vào bụng, ruột lòi ra ngoài, ông dùng tay ấn vào, lấy khăn chít đầu quấn chặt lại, tiếp tục chỉ huy quan
quân đánh giặc. Quân sĩ thấy chủ tướng bị trọng thương vẫn không rời trận địa, tất thảy đều hăng hái xông

lên đánh giặc. Đề đốc Lê Văn Điếm chiến đấu đến khi ngất xỉu, quân lính dìu lên lưng ngựa chạy về cửa
Tây tới Biên Dương (sau là Vị Dương, Mai Xá) thì hy sinh. Quan quân đưa thi hài ông về quê ở Bồng
Trung (Thanh Hóa) an táng. án sát Hồ Bá Ôn cũng bị trọng thương, ông được đưa về quê ở xã Quỳnh Đôi,
huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An dưỡng thương, nhưng do vết thương quá nặng, 2 tháng sau thì ông mất 1.
Quân Pháp tràn vào thành, quan quân rút theo cửa Tây về Mỹ Trang, Cầu Gia, Tiểu Cốc, xây dựng trận
tuyến mới. Trong khi đó thì Tổng đốc Vũ Trọng Bình, Phó Đề đốc Lê Trinh bỏ thành chạy. Kinh lược sứ
Nguyễn Chính đóng quân ở Đặng Xá (huyện Mỹ Lộc) thấy vậy nhưng vẫn để mặc Nam Định, không tiếp
ứng, thành mất, hắn rút quân về Vụ Bản 1.
Tin Đề đốc Lê Văn Điếm, người anh hùng của thành Nam Định hy sinh khiến quân sĩ vô cùng thương
cảm, thề quyết chiến trả thù cho ông. Phùng Phát, một Hoa kiều buôn bán lớn lại giỏi võ. Ông hứa với Tổng
đốc mộ quân đánh giặc Pháp, không xin cấp lương. Khi quân Pháp đổ bộ vào bến Ngự, ông lăn khiên, dùng
1

. Phan Khoang, Việt Pháp bang giao sử lược, Nxb Nguyễn Văn Biên, Huế, 1950.

1

, 2. Vũ Ngọc Lý, Thành Nam xưa, Sở Văn hóa - Thông tin Nam Định, 1997.


mã tấu chém được một số tên. Giặc Pháp phát hiện được, chờ lúc ông sơ ý, chúng bắn chết, lúc đó chúng mới
tiến quân lên được2.
Quân Pháp vào thành chiếm được 148 khẩu súng, có cả 2 khẩu đại bác Ruyêlơ (Ruelle) và Rơvê
(Revers) do Pháp để lại trước đây, phải để lại theo Điều ước năm 1874. Chúng còn thu được 195.000 quan
tiền ta giá trị bằng 196.000 frăng, 4.300kg chì, trị giá 12.000 frăng, 300 thùng muối, 900 vại sơn và khoảng
500 tấn gạo, trong khi đó ở Hà Nội chúng chỉ thu được 103.000 frăng và Hải Phòng 17.000 frăng 3.

3

. Tập thể Bộ Tham mưu: Lịch sử quân sự Đông Dương.



Cai Giá

Tháng 3 năm 1882, trung tá Hải quân Hăngri Rivie đem quân ra Bắc Kỳ. Ngày 25 tháng 4 năm 1882,
hắn chỉ huy đánh thành Hà Nội. Tổng đốc Hoàng Diệu chống trả được nửa ngày thì thành vỡ. Hoàng Diệu
tuẫn tiết.
Ngày 27 tháng 3 năm 1883, thành Nam Định lọt vào tay quân Pháp, tiếp đó quan tỉnh Ninh Bình đầu
hàng giặc nhưng một số tướng lĩnh phe chủ chiến và nhiều thủ lĩnh nghĩa quân trong đó có Nguyễn Xuân
Giá vẫn tổ chức lực lượng đánh Pháp.
Nguyễn Xuân Giá, còn gọi là Cai Giá sinh năm 1840, quê ở làng Lỗ Xá, huyện ý Yên, tỉnh Nam Định
(nay Lỗ Xá thuộc xã Yên Hưng, huyện ý Yên, tỉnh Nam Định). Khi tỉnh thành Nam Định, Ninh Bình lọt
vào tay giặc Pháp. Cai Giá đã cùng với Hiệp Đề quê ở làng Mĩ Đồng, huyện Gia Viễn (nay thuộc xã Gia
Lâm, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình) đã chiêu mộ nghĩa quân ở Ninh Bình đánh Pháp. Các ông đắp đồn
lũy xây dựng căn cứ ở vùng Đề Cốc, huyện Gia Viễn (nay thuộc xã Gia Thụy, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh
Bình).
Trong một số trận đánh lớn, Đinh Công Tráng, Phạm Văn Nghị đã phối hợp với nghĩa quân tại căn cứ
Đề Cốc do Cai Giá, Hiệp Đề chỉ huy tiến đánh quân Pháp ở các phủ huyện thuộc tỉnh Nam Định, Hà Nam.
Khi quân Pháp tiến đánh căn cứ Đề Cốc, Đinh Công Tráng đã tấn công các đồn địch ở phủ Lý Tông, thu
hút lực lượng quân Pháp về phía mình để Cai Giá phản công, đánh bật quân Pháp ra khỏi căn cứ.
Sau trận chiến thắng lừng lẫy đánh bại trên 1.000 quân Pháp ở xã Thanh Tâm và Bưởi, xã Thanh Lưu
đều thuộc huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, tiêu diệt trên 300 quân Pháp, thu nhiều vũ khí. Song khi trận
đánh gần kết thúc, thì Đinh Công Tráng bị trọng thương, ông phải về Cổ Đan, huyện ý Yên, tỉnh Nam Định
điều trị. Tại nơi dưỡng thương, Đinh Công Tráng nhận thấy các căn cứ ở huyện Thanh Liêm trống trải dễ
dàng bị quân Pháp tiêu diệt đã cử người tin cẩn tới gặp ước hẹn với Nguyễn Xuân Giá, sau khi bình phục
ông sẽ về Đề Cốc phối hợp chiến đấu.
Cai Giá rất mến mộ tài cầm quân của Đinh Công Tráng nên đã nhận lời. Ngay sau đó ông cho dựng
thêm lán trại, vận chuyển lương thực từ các kho dự trữ về cung ứng cho đội quân của Đinh Công Tráng.
Đinh Công Tráng đem quân tới Đề Cốc ít lâu thì Đốc Trạch ở Nam Định cũng đem quân tới. Đề Đập
hoạt động ở vùng giáp ranh Ninh Bình - Hòa Bình cũng đưa một bộ phận nghĩa quân tới phối hợp. Chỉ

trong một thời gian ngắn, lực lượng nghĩa quân Đề Cốc đã lên tới 7.000 người. Bộ chỉ huy nghĩa quân mới
được thành lập, trong đó có Cai Giá, Đinh Công Tráng.
Nghĩa quân Đề Cốc đã phối hợp với Tán tương quân vụ Nguyễn Tử Tương quê ở thôn Thư Điền, nay
thuộc huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình và nghĩa quân của ông Tú Điệp đánh tỉnh thành Ninh Bình vào đêm 20
tháng 4 năm Bính Tuất (23-5-1886). Do việc chuẩn bị chưa tốt, việc liên lạc với các cánh quân thiếu chặt chẽ,
quân Pháp lại tăng cường quân phòng thủ, nên cuộc tấn công không thành.
Không đánh được tỉnh thành Thanh Hóa, Cai Giá, Đinh Công Tráng đem quân tấn công các đồn binh
Pháp ở Quần Mụ, Đèo Cốc, gây cho chúng nhiều tổn thất.
Sau các trận đánh trên, Cai Giá, Đinh Công Tráng chuyển hướng hoạt động về vùng Yên Khánh, Yên
Mô, tiến đánh căn cứ thủy quân Pháp ở Cửa Lạch (cửa sông Đáy), cửa Ba Lạt (sông Hồng) để đón đánh tàu
giặc từ Nam Kỳ ra Bắc Kỳ. Trong một trận đánh, Cai Giá, Đinh Công Tráng đã phóng hỏa đốt cháy 5 tàu
đồng, diệt hơn 100 lính Lê dương.
Trước những thất bại nặng nề trên hai dòng sông Hồng và sông Đáy quân Pháp tập trung quân đánh phá
dữ dội và các đồn dã ngoại của nghĩa quân, buộc nghĩa quân phải lui về cố thủ ở Đề Cốc. Khi hành quân
trở lại Đề Cốc thì lực lượng nghĩa quân đã bị tiêu hao nặng nề.
Quân Pháp tập trung quân bao vây, đánh phá căn cứ Đề Cốc. Căn cứ bị vỡ sau mấy ngày kịch chiến.
Nguyễn Xuân Giá bị giặc Pháp bắt, chúng dụ dỗ ông đầu hàng, ông không khuất phục.
Giặc Pháp xử tử ông vào ngày 6 tháng 5 năm 1884. Chúng bắt nhân dân vùng xung quanh căn cứ Đề
Đốc ra chứng kiến, để uy hiếp tinh thần. Ông buộc chúng phải mở khăn bịt mắt để ông nhìn đồng bào, nhìn


×