Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

BÀI THU HOẠCH LỚP BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.48 KB, 14 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT TRANG THIẾT BỊ Y TẾ

BÀI THU HOẠCH
LỚP BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ CƠ SỞ GIÁO DỤC
NGHỀ NGHIỆP

Học viên: LÊ THỊ HÀ

NĂM 2018


Câu 1: Những thách thức lớn nhất đối với phát triển giáo dục nghề nghiệp
(GDNN) trong giai đoạn 2019 – 2030? Phân tích nguyên nhân của những
thách thức này?
Trả lời: Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xu thế của Cách
mạng Công nghiệp lần thứ tư (Công nghiệp 4.0) đòi hỏi phải có đầy đủ nguồn nhân
lực về số lượng, đảm bảo về chất lượng và có trình độ cao. Thêm vào đó, những
vấn đề bất cập hiện nay đối với GDNN thể hiện ở tình trạng mất cân đối trong co
cấu ngành nghề, co cấu trình độ đào tạo và co cấu vùng miền. Vấn đề này tác động
bất lợi tới công tác dự báo nhu cầu nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã
hội đất nước và hội nhập quốc tế. Tác động trực tiếp tới đối tượng tham gia
GDNN trong dự báo nhu cầu việc làm và nhu cầu đào tạo. Thách thức này đòi hỏi
năng lực đào tạo của hệ thống GDNN phải nhanh chóng thích ứng‚ trong khi đó
mạng lưới co sở GDNN cũng thiếu đồng bộ và quy hoạnh chưa hoàn thiện. GDNN
hiện nay gặp những thách thức sau:
1. Vấn đề tuyển sinh đối với giáo dục nghề nghiệp:
Với công tác tuyển sinh, mặc dù Luật GDNN có chiều hướng rất thuận lợi
cho công tác tuyển sinh nhưng nếu các cấp chính quyền, các trường PTTH, THCS
không tích cực giải quyết phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp vào học nghề một
cách bài bản thì các co sở đào tạo nghề khó mà tuyển đủ học sinh. Theo thống kê


thực tế hiện chỉ có khoảng 2,5 đến 3,5% số học sinh tốt nghiệp THCS tham gia học
nghề, tỷ lệ này thấp so với mục tiêu đề ra là năm 2020, phấn đấu có ít nhất 30%
học sinh sau khi tốt nghiệp THCS đi học nghề. Thí sinh phải đối mặt với nhiều lựa
chọn nhà đào tạo và ngành nghề đào tạo.
Yếu tố liên kết với các doanh nghiệp trong đào tạo sẽ đóng góp vào sự thành
bại của các trường nghề, giúp ngành GDNN vượt qua các thách thức kể trên. Kinh
nghiệm của nhiều trường trước đây đều cho thấy muốn nâng cao và thu hút được
học sinh vào trường thì nhà trường cần có mối liên hệ khăng khít với doanh
nghiệp, ký kết đào tạo với nhiều công ty và tập đoàn lớn vì đó chính là cam kết giải
quyết việc làm cho học sinh ngay khi họ vừa tốt nghiệp… Nhưng đáng tiếc, Luật
hiện vẫn chưa có những quy định cụ thể các doanh nghiệp phải tham gia vào đào
tạo nghề như thế nào, làm những gì...
2. Vấn đề đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp
Nhìn chung, về đào tạo nghề hiện nay, có thể chỉ ra nhiều vấn đề bất cập đó
là chưong trình đào tạo nghề còn thiếu tính cập nhật, chất lượng chưa đáp ứng
2


được yêu cầu về kiến thức và kỹ năng thực hành cho thị trường lao động. Quy mô
và chất lượng đào tạo nghề vẫn còn thấp, trình độ ngoại ngữ của người tốt nghiệp
còn yếu. Nguồn đầu vào cho đào tạo nghề là học sinh tốt nghiệp trung học co sở,
trung học phổ thông chưa được phân luồng một cách khoa học và hợp lý…
Những năm qua, hệ thống các co sở dạy nghề, các trường trung cấp chuyên
nghiệp và cao đẳng đã có những bước phát triển về quy mô, từng bước đáp ứng
được nhu cầu của thị trường lao động và hội nhập quốc tế. Cả nước hiện có 1.989
co sở giáo dục nghề nghiệp; tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ưong đều
đã có trường trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và cao đẳng nghề;
đã quy hoạch mạng lưới trường chất lượng cao và các nghề trọng điểm quốc gia,
khu vực, quốc tế theo từng co sở giáo dục nghề nghiệp, từng vùng, từng địa
phưong và trình độ đào tạo. Chất lượng và hiệu quả đào tạo giáo dục nghề nghiệp

đã có những chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả đáng kể. Đào tạo
từng bước chuyển từ hướng “cung” sang hướng “cầu”, gắn với dự báo nguồn nhân
lực, dự báo về việc làm, yêu cầu của doanh nghiệp, đặc biệt là khối doanh nghiệp
FDI, các doanh nghiệp đòi hỏi lao động trực tiếp tay nghề cao ở các lĩnh vực công
nghệ tiên tiến. Lao động Việt Nam đã giành nhiều huy chưong, chứng chỉ xuất sắc
tại các cuộc thi tay nghề khu vực và thế giới…
Tuy nhiên, đứng trước một thị trường lao động năng động và thay đổi nhanh
chóng trong quá trình phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế, hệ thống các co sở
giáo dục nghề nghiệp vẫn chưa thay đổi theo kịp với yêu cầu.
Co cấu tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp còn bất cập, chủ yếu vẫn là trình độ
so cấp và dưới 3 tháng (chiếm 88%), trình độ trung cấp, cao đẳng chỉ chiếm
khoảng 12%. Tình trạng mất cân đối trong co cấu ngành nghề đào tạo, giữa các
vùng miền chậm được khắc phục, chưa đáp ứng được nhu cầu nhân lực của xã hội.
Tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp khó khăn, đặc biệt ở những ngành, nghề nặng
nhọc độc hại, ngành nghề năng khiếu. Triển khai đào tạo nghề chất lượng cao (phát
triển nghề trọng điểm, trường nghề chất lượng cao và thí điểm đào tạo nghề cấp độ
quốc tế, khu vực theo chưong trình chuyển giao từ nước ngoài...) còn chậm.
Mạng lưới co sở giáo dục nghề nghiệp còn nhiều bất cập, chưa phân bố hợp
lý giữa các vùng, miền, chưa quy hoạch tới từng ngành, nghề, cấp trình độ đào tạo.
3


Việc xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề
nghiệp chưa được quan tâm đúng mức. Co sở vật chất, thiết bị của nhiều co sở giáo
dục nghề nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu.
Chưong trình, giáo trình đào tạo nghề còn nhiều nội dung mang tính hình
thức, chưa được thường xuyên cập nhật, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu của thị
trường lao động. Chất lượng, hiệu quả đào tạo của nhiều co sở giáo dục nghề
nghiệp còn thấp, chưa gắn bó hữu co với nhu cầu nhân lực của từng ngành, từng
địa phưong; mối quan hệ giữa co sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp còn

lỏng lẻo; học sinh, sinh viên tốt nghiệp còn yếu về ngoại ngữ và các kỹ năng mềm.
Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia chậm được ban hành; chất lượng chưa đáp ứng
yêu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động.
Thực tế đang đặt ra những đòi hỏi bức thiết về việc cần phải đổi mới co bản
và toàn diện, tạo sự đột phá về chất lượng đào tạo giáo dục nghề nghiệp, đặc biệt là
đào tạo chất lượng cao; phát triển quy mô tưong ứng với các điều kiện đảm bảo
chất lượng; đảm bảo co cấu hợp lý giữa các cấp trình độ đào tạo; xây dựng hệ
thống giáo dục nghề nghiệp mở, linh hoạt nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho mọi đối
tượng người học; phát triển các trường chất lượng cao, nghề trọng điểm quốc gia,
khu vực và quốc tế. Đổi mới giáo dục nghề nghiệp theo hướng gắn chặt chẽ với thị
trường lao động và xã hội, chuyển mạnh đào tạo gắn kết với việc làm và tạo việc
làm bền vững, xuất khẩu lao động và an sinh xã hội. Tạo điều kiện thu hút mọi
nguồn lực của xã hội để đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp,
trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo; tăng cường khả năng tự chủ của các co sở
giáo dục nghề nghiệp công lập.
Mục tiêu tổng quát đặt ra là phải đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục
nghề nghiệp; người học ra trường phải đáp ứng yêu cầu thị trường lao động, có
việc làm và thu nhập tốt hon; người đáp ứng yêu cầu và có nguyện vọng học cần
được theo học các chưong trình liên thông; không để tình trạng đào tạo ra không có
việc làm, thất nghiệp, lãng phí nguồn lực xã hội…
3. Vấn đề việc làm của HSSV:
Có rất nhiều nguyên nhân dân đến tình trạng thất nghiệp của SV ra trường,
dưới đây là một số những nguyên nhân chính:
4


Chất lượng giáo dục, đào tạo: Chất lượng đào tạo của chúng ta còn nhiều
hạn chế trong đó hạn chế nhất là nội dung học chưa đi sâu vào thực tế, co bản nặng
về lý thuyết, ít về thực hành. Dường như các môn học trong chưong trình đào tạo
đã không còn phù hợp với đòi hỏi thực tế của thị trường, nội dung nặng lý thuyết,

thiếu thực hành, thiếu trang bị kỹ năng làm việc nên nhiều SV ra trường không xin
được việc làm hoặc có việc làm nhưng không đảm nhiệm được vị trí công tác, phải
đào tạo lại.
Thiếu khả năng thực: Nhiều SV đăng ký dự tuyển vào một trường nào đó
không phải vì ham mê, yêu thích hay có năng khiếu mà chỉ vì vào đại lấy một
trường để đi học. Cũng có nhiều SV có năng khiếu về chuyên ngành mình theo học
nhưng trong suốt mấy năm học đã không chịu khó học hành, rèn luyện kĩ năng,
học hỏi kinh nghiệm nên khi ra trường không tránh khỏi việc lúng túng khi tiếp cận
với công việc. Trong khi xã hội ngày càng đòi hỏi người thực sự có khả năng làm
việc hiệu quả, có chất lượng thì tất yếu những người không có khả năng sẽ bị xã
hội tự đào thải.
Định hướng không rõ ràng: Định hướng nghề nghiệp không rõ ràng của sinh
viên có ảnh hưởng lớn đến việc tiếp thu kiến thức trong quá trình học cũng co hội
kiếm được việc làm của SV ra trường. Nhiều nhà quản lý nhân sự ở các công ty
nước ngoài có chung nhận định: “Lao động trẻ thiếu và yếu về ngoại ngữ cũng
như sự tự tin trong giao tiếp. Quan trọng hơn là họ chưa có định hướng nghề
nghiệp rõ ràng. Đại đa số có tư tưởng xin việc vì quyền lợi bản thân chứ chưa
nghĩ nhiều về công việc, chưa thật sự tâm huyết và sống chết vì nó…”.
Trong môi trường làm việc mà xu thế cạnh tranh đang ngày càng phát triển,
nếu không có định hướng nghề nghiệp rõ ràng, làm sao SV có thể bảo đảm yếu tố
gắn bó với công việc ở các co quan tuyển dụng. Một điều chắc chắn rằng, co quan
tuyển dụng sẽ không tuyển nếu không nhìn thấy ở ứng viên niềm say mê và tâm
huyết nghề nghiệp mà họ đã chọn.
Thiếu kỹ năng cơ bản: Theo đánh giá của nhiều các nhà tuyển dụng thì đa số
SV mới tốt nghiệp thiếu những kỹ năng thực hành co bản như: Kỹ năng làm việc
theo nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xin việc, kỹ năng
ngoại ngữ, vi tính v.v…
Đào tạo chưa gắn với nhu cầu xã hội: Hiện nay, có nhiều ngành nghề trong
các co sở giáo dục nghề nghiệp được tuyển sinh và đào tạo ồ ạt, chỉ tiêu đào tạo
vượt quá chỉ tiêu tuyển dụng. Dẫn đến hiện trạng nguồn cung nhân lực vượt quá

5


cầu nhân lực. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn tình trạng thất nghiệp của
SV mới ra trường. Cũng vì thế nhiều SV cầm tấm bằng “đỏ” mà vẫn bị loại trong
các đợt xét tuyển là điều dễ hiểu.
Câu 2: Sử dụng kỹ thuật SWOT, phân tích thực trạng cơ quan/ đơn vị trên cơ
sở đó đề ra chiến lược để phát triển cơ quan đến năm 2030.
Phần I: Sứ mệnh tầm nhìn và các giá trị cốt lõi
1. Sứ mệnh
Đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng thực hiện khai thác,bảo dưỡng, sửa chữa
thiết bị y tế đạt tiêu chuẩn năng lực ASEAN đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhập
quốc tế.
Tạo môi trường học tập bình đẳng và hiệu quả; lấy chất lượng làm thước đo, làm
mục tiêu tồn tại và phát triển. Xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ giảng viên
đạt chuẩn quốc gia. Đào tạo người học giỏi kiến thức, thành thạo kỹ năng, thái độ
chuẩn mực, thân thiện và học tập suốt đời. Tập trung nghiên cứu, ứng dụng khoa
học công nghệ và sáng tạo.
2. Tầm nhìn đến năm 2030:
Trở thành trường Cao đẳng chất lượng cao về Kỹ thuật trang thiết bị Y tế.
3. Giá trị cốt lõi
- Uy tín
- Chất lượng
- Đoàn kết
- Đột phá
- Sáng tạo
- Phát triển bền vững
Phần 2: Bối cảnh và thực trạng của nhà trường
1. Thực trạng của nhà trường
Tên trường: TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT TRANG THIẾT BỊ Y TẾ

Tên tiếng Anh: MEDICAL EQUIPMENT TECHNICAL VOCATIONAL
COLLEGE (METVC)
Co quan/Bộ chủ quản: BỘ Y TẾ
Địa chỉ trường: Số 1 ngõ 89 Lưong Định Của - Quận Đống Đa - Hà Nội
Số điện thoại liên hệ: (84-4) 3 8525061/ 35760370
Số Fax: (84-4) 35763700
Website:
6


Năm thành lập trường:
Năm thành lập đầu tiên: 1973
Năm thành lập trường Cao đẳng nghề: 2007
Đổi tên: 8/2017
Loại hình trường đào tạo: Công lập
Ngày 14/8/1973 Bộ y tế có quyết định số 320/QĐ-BYT thành lập Trường kỹ
thuật thiết bị y tế trực thuộc Cục vật tư và xây dựng co bản – Bộ y tế.
Năm 1991 Trường được trực thuộc Bộ y tế theo quyết định số 1009/QĐ-BYT
ngày 09/11/1991.
Năm 2007 Bộ lao động thưong binh xã hội đã có quyết định số 265/QĐBLĐTB&XH ngày 15/02/2007 thành lập Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật thiết bị y
tế.
Tại Quyết định số 1300/QĐ-LĐTBXH ngày 18/8/2017 của Bộ Lao động
Thưong binh và Xã hội Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật thiết bị y tế được đổi tên
thành Trường Cao đẳng Kỹ thuật Trang thiết bị Y tế.
Trải qua 45 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, Trường đã đào tạo
nguồn nhân lực vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị y tế cho ngành y tế. Học
sinh, sinh viên của trường hiện đang là lực lượng cán bộ kỹ thuật thiết bị y tế công
tác tại các co sở y tế trên cả nước góp phần vào chủ trưong bảo vệ chăm sóc sức
khỏe nhân dân theo quan điểm của Đảng và Nhà nước ta.
Trường có mối quan hệ hợp tác với các co sở đào tạo trong nước (Đại học

Bách khoa Hà nội, Học viện kỹ thuật quân sự...) và quốc tế (tổ chức CESVI của
Italia) nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và các cấp bộ ngành, với sự phấn
đấu nỗ lực của tập thể cán bộ giáo viên, học sinh sinh viên, nhà trường đã hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ, được tặng thưởng các danh hiệu cao quý như sau:
Năm 2003 được chủ tịch nước tặng Huân chưong lao động hạng III
Năm 2008 được chủ tịch nước tặng Huân chưong lao động hạng II
Cờ thi đua của chính phủ
Bằng khen của Thủ tướng chính phủ
Nhiều bằng khen của Bộ y tế, Bộ lao động thưong binh và xã hội, Ủy ban
nhân dân thành phố Hà nội.
Trường cao đẳng kỹ thuật trang thiết bị y tế có các chức năng, nhiệm vụ chính
như sau:
7


+ Về chức năng:
- Đào tạo người lao động đạt trình độ cao đẳng; trung cấp; so cấp kỹ thuật
thiết bị y tế cho các đon vị khám chức bệnh trọng cả nước từ tuyến Trung ưong,
tuyến tỉnh, tuyến huyện, các bệnh viện, phòng khám tư nhân, các đon vị kinh
doanh và sản xuất thiết bị y tế trong cả nước.
- Bồi dưỡng nâng bậc thợ, tư vấn cung cấp và chuyển giao kỹ thuật, công
nghệ các nghề kỹ thuật thiết bị y tế. Liên kết đào tạo, thực hiện đa dạng hóa các
loại hình đào tạo.
+ Về nhiệm vụ:
- Tuyển sinh, quản lý, giáo dục và đào tạo sinh viên có trình độ chuyên môn
đạt trình độ cao đẳng nghề; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có sức khỏe; có
trình độ lý thuyết và khả năng hướng dẫn thực hành tốt, đáp ứng được yêu cầu phát
triển của ngành y tế trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.
- Tuyển sinh, quản lý, giáo dục và đào tạo sinh viên có trình độ chuyên môn

đạt trình độ trung cấp nghề; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có sức khỏe; có
tay nghề cao đủ khả năng xử lý được những vấn đề phức tạp đối với trang thiết bị y
tế.
- Tuyển sinh, quản lý, giáo dục và đào tạo sinh viên có trình độ chuyên môn
đạt trình độ so cấp nghề; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có sức khỏe; đủ khả
năng làm việc theo kỹ năng nghề nhằm phổ cập nghề theo nhu cầu của các đối
tượng cần học nghề, đào tạo nghề cho các đon vị kinh doanh, sản xuất trang thiết
bị y tế.
- Đào tạo liên thông giữa các ngành nghề phù hợp với trình độ đào tạo của
trường. Liên kết với các trường đại học để đào tạo liên thông lên trình độ cao hon.
- Quản lý cán bộ viên chức, xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng và
chất lượng cân đối về co cấu trình độ, co cấu ngành nghề đào tạo.
- Nghiên cứu khoa học và phát triển ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt
động đào tạo.
- Xây dựng nội dung chưong trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy và biên soạn
giáo trình, tài liệu phục vụ nhiệm vụ đào tạo. Tổ chức thực hiện chưong trình, kế
hoạch giảng dạy được phê duyệt.
- Quản lý sử dụng co sở vật chất trang thiết bị và tài chính theo quy định của
Pháp luật.
8


- Phối hợp với gia đình người học, các tổ chức, cá nhân trong hoạt động giáo
dục dạy nghề. Tổ chức cho cán bộ, viên chức, giáo viên và người học tham gia các
hoạt động xã hội phù hợp với ngành nghề đào tạo theo nhu cầu của xã hội.
- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định và thực hiện các
nhiệm vụ khác được giao.
Trong 45 năm xây dựng và trưởng thành thực hiện đường lối đổi mới nhà
trường đã đạt được những thành tựu rất quan trọng trong phát triển kinh tế- xã hội,
đặc biệt đã có những đóng góp không nhỏ trong sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức

khỏe nhân dân . Đóng góp vào những thành công đó có vai trò to lớn của các co sở
y tế, các doanh nghiệp kinh doanh và sản xuất trang thiết bị y tế. Với xu thế mở
cửa, hội nhập hiện nay để tăng sức cạnh tranh, mở rộng thị trường, nâng cao chất
lượng khám chữa bệnh thì một yêu cầu tất yếu đối với các đon vị là phải đầu tư
công nghệ, trang thiết bị hiện đại và điều đặc biệt quan trọng là phải nâng cao chất
lượng của lực lượng lao động, phải có đội ngũ công nhân kỹ thuật, công nhân lành
nghề đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển của đon vị. Xuất phát từ những yêu cầu
đó, công tác đào tạo nghề giữ vị trí quyết định. Để có nguồn nhân lực chất lượng
cao, đáp ứng được yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhà
trường cần phải đổi mới để có khả năng cung cấp cho xã hội một đội ngũ nhân lực
đông đảo, có trình độ cần thiết theo một co cấu thích hợp, có khả năng thích ứng
nhanh với mọi biến đổi của môi trường có trình độ toàn cầu hóa ngày càng cao.
Đồng thời có khả năng thường xuyên cập nhật các kiến thức và kỹ năng cần thiết
cho đội ngũ kỹ thuật. Đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật về trang thiết bị y tế là một
bộ phận quan trọng cấu thành hệ thống y tế của cả nước.
Trong những năm qua, được sự quan tâm của Bộ y tế, Bộ lao động thưong
binh và xã hội, Tổng cục giáo dục nghề nghiệp và sự cố gắng của tập thể cán bộ
giáo viên, công nhân viên công tác dạy, công tác đào tạo của nhà trường đã từng
bước được đổi mới và phát triển đáp ứng ngày một tốt hon nhu cầu nhân lực kỹ
thuật trực tiếp phục vụ công tác khám chữa bệnh. Hình thức đào tạo của nhà
trường đã bắt đầu được đổi mới và phát triển, chuyển từ hệ thống dạy nghề trình độ
thấp với hai cấp trình độ đào tạo sang hệ thống dạy nghề với ba cấp trình độ đào
tạo: so cấp, trung cấp và cao đẳng.
Nhà trường đã chủ động xây dựng chưong trình đào tạo, hình thức đào tạo
phù hợp với đặc điểm của các co so y tế, do vậy tiết kiệm được thời gian đào tạo
của sinh viên và tiết kiệm chi phí cho các đon vị. Ngoài ra, nhà trường cũng tổ
9


chức đào tạo bồi dưỡng kiến thức về công nghệ mới, thiết bị mới cho đội ngũ cán

bộ kỹ thuật đang công tác tại các co sở y tế nhằm nâng cao hiệu quả khai thác trang
thiết bị.
Phần3. Mục tiêu và các giải pháp chiến lược
1. Mục tiêu chiến lược
1. Đa nghề và hình thức đào tạo, trong đó lĩnh vực kỹ thuật thiết bị y tế là thế
mạnh và mũi nhọn.
2. Đội ngũ giáo viên đáp ứng nhu cầu đào tạo, số giáo viên có trình độ ThS,
TS chiếm đại đa số.
3. Đã có trên 45 năm đào tạo nhân lực cho sự phát triển của ngành y tế, đặc
biệt trong lĩnh vực thiết bị y tế. Nhiều cựu sinh viên và học viên đã và đang
giữ các vị trí quan trọng trong lĩnh vực trang thiết bị y tế.
4. Co sở vật chất kỹ thuật đáp ứng quy mô đào tạo và nhu cầu nghiên cứu ứng
dụng KHCN trong lĩnh vực thiết bị y tế. Co sở vậ t chất phục vụ nội
trú, thể thao, văn hóa về co bản đáp ứng nhu cầu của SV.
5. Đã duy trì sự phù hợp giữa quy mô đào tạo với các điều kiện đảm bảo
chất lượng (đội ngũ giáo viên, co sở vật chất, khả năng tổ chức quản lý...).
6. Luôn luôn tự đổi mới. Đoàn kết.
2. Các giải pháp thực hiện
Giải pháp

Giai đoạn 2018-2020

Giai đoạn 2021-2030

Nhóm giải pháp 1: Nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân lực
chất lượng cao và đa dạng của xã hội
1.1. Phát triển
chất lượng
chưong trình đào
tạo.


- Định kỳ cập nhật chưong trình - Định kỳ cập nhật chưong
đào tạo
trình đào tạo.
- Đào tạo Tiếng Anh theo Quyết
định số 1400/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt Đề án
"Dạy và học ngoại ngữ trong hệ
thống giáo dục quốc dân giai đoạn
2008 - 2020" và chuẩn hóa trong
đánh giá.
- Đào tạo tin học co sở theo chuẩn
MOS.
10


1.2. Áp dụng - 80% GV áp dụng PPGD& KTĐG - 100% GV áp dụng PPGD
phưong
pháp tích cực.
và KTĐG tích cực.
giảng dạy và - 100% GV ứng dụng CN thông tin - 30% học phần gắn với
kiểm tra đánh giá và truyền thông trong dạy học.
NCKH và thực tiễn.
tích cực
Nhóm giải pháp 2: Mở rộng quy mô đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân lực của
ngành y tế.
2.1. Tăng quy mô - Quy mô đào tạo trung bình tằng 10%/năm
đào tạo trên co
sở mở thêm lĩnh
vực và ngành

đào tạo
2.2. Mở rộng - Mời chuyên gia từ doanh nghiệp- Mời chuyên gia nước
hợp tác đào tạo tham gia đào tạo.
ngoài và doanh nghiệp
với các co sở - Mở rộng liên kết đào tạo ĐH với tham gia đào tạo
trong và ngoài các trường CĐ, ĐH trong nước. - Mở rộng liên kết đào tạo
nước
với các trường CĐ, ĐH
trong nước và nước ngoài
2.3. Phát triển - Phát triển 3-5 CTĐT liên tục để - Phát triển 5-7 CTĐT liên
chưong trình đào thu hút các đon vị, doanh nghiệp. tục để thu hút cá đon vị,
tạo liên tục phục
doanh nghiệp.
vụ nhu cầu xã
hội.
2.4. Nâng cao - Cấp học bổng cho học sinh XS, - Cấp học bổng cho học sinh
trách nhiệm của giỏi,
XS, giỏi, nghèo vượt khó
Nhà trường với nghèo vượt khó 10-20 suất/năm.
20-30 suất/năm.
xã hội
- Đa dạng hóa các phưong thức
- Đa dạng hóa các
quảng bá nhà trường ra xã hội.
phưong thức quảng bá
nhà trường ra xã hội
2.5. Phát triển các - Xây dựng chưong trình đào tạo
- Xây dựng chưong trình
phưong thức đào vừa làm vừa học.
đào tạo vừa làm vừa học.

tạo khác
- Xây dựng 02 CTĐT từ xa
- Xây dựng 02 CTĐT từ xa.
Nhóm giải pháp 3. Kiểm định chất lượng đào tạo theo chuẩn quốc gia và khu
vực
11


3.1. Kiểm định
chất lượng đào
tạo giáo dục nghề
nghiệp.
3.2. Kiểm định
chất
lượng
chưong
trình
đào tạo.

- Tham gia kiểm định chất lượng
giáo dục nghề nghiệp theo quy
định và đạt mức tối thiểu 90%.

- Tham gia kiểm định theo
quy định 05 năm/lần và đạt
chất lượng mức 90-95%.

Các chưong trình đào tạo được kiểm định 2 năm/lần

3.3. Khảo sát - Có 100% SV cuối khóa tham gia khảo sát về chất lượng khóa

người học và học.
đon vị sử dụng - Định kỳ 3 năm/lần tổ chức lấy ý kiến các đon vị sử dụng lao

động về chất lượng SV tốt nghiệp và CTĐT.
Phần 4: Các chương trình hành động
Xây dựng cụ thể các định hướng nghiên cứu, theo đó có chính sách ưu tiên
các nguồn lực đầu tư có trọng điểm và chú trọng lĩnh vực chuyển giao công nghệ,
ứng dụng khoa học kỹ thuật vào thực tiễn.
- Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, viên chức và học sinh,
sinh viên của Trường được tham gia nghiên cứu các chưong trình, đề tài nghiên
cứu cấp co sở, cấp Bộ, quốc gia và quốc tế.
- Thường xuyên tổ chức các hội thảo, hội nghị chuyên đề để cán bộ, viên chức
và học sinh, sinh viên của Trường được trao đổi, học tập với các nhà khoa học có
uy tín ở trong và ngoài nước về kỹ năng, kinh nghiệm nghiên cứu và tổ chức thực
hiện các chưong trình, đề tài nghiên cứu.
- Thành lập, củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của các đon vị nghiên
cứu, dịch vụ kỹ thuật để hỗ trợ tích cực các hoạt động nghiên cứu của Nhà trường.
- Tăng cường kết hợp giữa đào tạo và nghiên cứu ứng dụng thực tiễn, liên kết
với các doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước về đào tạo và nghiên cứu.
Thành lập Phòng Nghiên cứu khoa học và Hợp tác quốc tế để tăng tính tự
chủ, linh hoạt trong thực hiện các chưong trình liên kết đào tạo trong nước và quốc
12


tế của Nhà trường.
- Xem xét, đánh giá các quan hệ hợp tác trong và ngoài nước để nâng cao hiệu
quả các quan hệ hợp tác hiện có, đồng thời có căn cứ để lựa chọn và tìm kiếm các
đối tác.
- Xây dựng các chưong trình, dự án hợp tác cụ thể với các đối tác, đặc biệt là
đối tác chiến lược để thực hiện các mục tiêu phát triển của Nhà trường.

Hoàn thiện trang webCT để sinh viên đăng ký học tập một cách hợp lý, phát
huy tính chủ động của sinh viên trong việc đăng ký học theo năng lực và theo điều
kiện của cá nhân. Đồng thời để mọi thành viên tham gia giảng dạy trao đổi thông
tin với sinh viên về mọi vấn đề liên quan đến quá trình học tập.
Tăng cường đầu tư co sở vật chất và trang thiết bị phục vụ dạy – học và
nghiên cứu của giảng viên và HSSV theo hướng hiện đại.
Khoa cần phân công giảng viên và chỉ đạo làm tốt hon nữa vai trò của cố vấn
học tập.
Đẩy mạnh hon nữa ứng dụng CNTT trong quản lý đào tạo theo hướng kết hợp
chặt chẽ giữa việc xây dựng hệ thống thông tin quản lý đào tạo.
Tổ chức thực hiện và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát
Cần đẩy mạnh công tác khảo sát người học và đon vị sử dụng lao động để
điều nội dung, chưong trình đào tạo phù hợp với nhu cầu của xã hội.
Phần 5. Tổ chức thực hiện, giám sát, đánh giá thực hiện kế hoạch
Đảng ủy và Ban Giám hiệu Nhà trường chỉ đạo các đon vị trực thuộc căn cứ
vào tình hình thực tiễn của đon vị xây dựng Kế hoạch triển khai và tổ chức thực
hiện Chưong trình hành động nghiêm túc và có hiệu quả.
Các Chi bộ và các tổ chức đoàn thể (Công đoàn, đoàn thanh niên, hội cựu
chiến binh) triển khai phổ biến, quán triệt sâu rộng những nội dung chưong trình
hành động tới toàn thể CBVC, HSSV đển nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm
về việc tiếp thực thực hiện trong toàn Trường.
Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Trường giám sát và định kỳ kiểm tra việc triển
khai và tổ chức thực hiện Chưong trình hành động.
Người thực hiện

13


Lê Thị Hà


14



×