Tải bản đầy đủ (.doc) (147 trang)

Đánh giá hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam chi nhánh hà nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 147 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT
NAM

CAO KHÁNH LY

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG
CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ
NAM

Chuyên ngành:

Quản trị kinh doanh

Mã ngành:

60.34.01.02

Giáo viên hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Lê Hữu Ảnh

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để
bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2016


Tác giả luận văn

Cao Khánh Ly

ii


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã
nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên
của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và
biết ơn sâu sắc tới thầy PGS.TS. Lê Hữu Ảnh đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công
sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Tài chính, Khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh - Học viện Nông nghiệp Việt Nam
đã tận tnh giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo Ngân hàng Teckcombank Hà Nam
đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn
thành luận văn./.

Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn

Cao Khánh Ly

3



MỤC LỤC

Lời cam đoan ............................................................................................................... ii
Lời cảm ơn .................................................................................................................. iii
Mục lục ...................................................................................................................... iv
Danh mục các chữ viết tắt .......................................................................................... vi
Danh mục bảng .......................................................................................................... vii
Danh mục sơ đồ, biểu đồ ...........................................................................................
viii Trích yếu luận văn .........................................................Error! Bookmark not
defined.

Phần

1.

Mở

đầu

...........................................................................................................1
1.1.
Tính
cấp
...................................................................................1
1.2.
Mục
........................................................................................2

thiết


của

tiêu

đề

nghiên

1.2.1
Mục
................................................................................................2

tiêu



phạm

vi

thực

cứu
chung

1.2.2
Mục
tiêu
................................................................................................2

1.3.
Đối tượng
.......................................................2

tài

cụ

hiện

thể

của

đề

tài

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động cho vay khách hàng cá nhân........3
2.1.
Tổng quan về hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại
................................3
2.1.1.

Khái niệm hoạt động cho vay...........................................................................3

2.1.2.
Phân
loại
............................................................................3

2.1.3.

hoạt

động

cho

vay

Vai trò của hoạt động cho vay..........................................................................7

2.1.4.
Đặc điểm
nhân.............................................8

hoạt

động

cho

vay

khách

hàng




2.1.5.
Nội dung đánh giá chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá
nhân............10
2.1.6.
của

Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động cho vay khách hàng cá nhân
Ngân hàng thương mại...................................................................................12
4


2.2.

sở
..............................................................................................18
2.2.1.

thực

tễn

Kinh nghiệm đẩy mạnh hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của một
số Ngân hàng tại Việt Nam hiện nay ..............................................................18

2.2.2.

Bài học kinh nghiệm ......................................................................................26

Phần
3.

Phương
pháp
cứu.............................................................................28
3.1.
Đặc
điểm
.........................................................................28
3.1.2.

địa

bàn

nghiên
nghiên

Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ
thương Việt Nam
...........................................................................................30

5

cứu


3.2.

Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................36

3.2.1.


Phương pháp thu thập số liệu .........................................................................36

3.2.2.

Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu ..........................................................37

3.2.3.

Phương pháp phân tích số liệu .......................................................................37

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................39
4.1.

Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương
mại cổ phẩn kỹ thương Techcombank Hà Nam
..................................................39

4.1.1.

Hoạt động huy động vốn ...............................................................................39

4.1.2.

Hoạt động cho vay .........................................................................................40

4.1.3.

Kết quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương
mại cổ phẩn kỹ thương Techcombank Hà Nam thời gian vừa qua ..................43


4.2.

Đánh giá kết quả cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng
Techcombank Hà Nam ..................................................................................45

4.2.1.

Quy trình hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương
mại cổ phẩn kỹ thương Techcombank Hà Nam ..............................................45

4.2.2.

Các sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng cá nhân ....................................51

4.2.3. Cơ cấu cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Techcombank Hà
Nam..........57
4.2.4.

Đánh giá thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của
Techcombank Hà Nam ..................................................................................64

4.3.

Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách
hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phẩn kỹ thương
Techcombank
Hà Nam .........................................................................................................71

4.3.1.


Định hướng phát triển ....................................................................................71

4.3.2.

Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân
hàng thương mại cổ phẩn kỹ thương Techcombank Hà Nam..........................72

Phần 5. Kết luận
........................................................................................................82
Tài liệu tham khảo.......................................................................................................84
Phụ lục ......................................................................................................................85

5


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Nghĩa Tiếng Việt

ATM

: Máy rút tiền tự động

DV

: Dịch vụ


DVNH

: Dịch vụ Ngân hàng

KH

: Khách hàng

NH

: Ngân hàng

NHNN

: Ngân hàng nhà nước

NHTM

: Ngân hàng thương mại

TCTD

: Tổ chức tín dụng TMCP

: Thương mại cổ phần
WTO

: Tổ chức thương mại thế giới

6



DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Tình hình quản lý lao động trên địa bàn tỉnh Hà Nam ................................28
Bảng 3.2. Cơ cấu, tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu nhập bình quân đầu người
của tỉnh Hà Nam .......................................................................................29
Bảng 3.3. Trình độ cán bộ quản lý Ngân hàng Techcombank Hà Nam ......................33
Bảng 4.1. Bảng cơ cấu nguồn vốn huy động Techcombank Hà Nam .........................39
Bảng 4.2. Doanh thu từ phí hoạt động dịch vụ thanh toán..........................................41
Bảng 4.3. Doanh thu từ dịch vụ kinh doanh ngoại tệ..................................................41
Bảng 4.4. Hoạt động bảo lãnh ...................................................................................42
Bảng 4.5. Dư nợ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Techcombank Hà Nam
.......43
Bảng 4.6. Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng tại Techcombank Hà Nam ...................44
Bảng 4.7. Tỷ lệ nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng tại Techcombank Hà Nam .......45
Bảng 4.8. Mô tả tóm tắt các giai đoạn của quy trình tín dụng ....................................49
Bảng 4.9. Tình hình cho vay mua, sửa chữa nhà........................................................52
Bảng 4.10. Tình hình cho vay du học ..........................................................................54
Bảng 4.11. Tình hình cho vay trả góp mua phương tiện đi lại ......................................54
Bảng 4.12. Doanh số cho vay khách hàng cá nhân theo thời hạn .................................57
Bảng 4.13. Dư nợ cho vay KHCN theo thời hạn..........................................................60
Bảng 4.14. Dư nợ cho vay KHCN theo loại hình sản phẩm .........................................62
Bảng 4.15. Tỷ lệ nợ quá hạn trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại
Techcombank Hà Nam ..............................................................................63
Bảng 4.1. Kết quả khảo sát ý kiến về các yếu tố cơ bản cấu thành chất lượng
dịch vụ khách hàng cá nhân tại Techcombank Hà Nam .............................64
Bảng 4.18. Kết quả khảo sát ý kiến về dịch vụ huy động vốn với khách hàng là cá
nhân tại Techcombank Hà Nam.................................................................65


vii


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Sơ đồ 3.1.

Mô hình tổ chức của Techcombank Hà Nam ...........................................34

Biểu đồ 4.1. Đánh giá về quy trình tín dụng của Ngân hàng ........................................50
Biểu đồ 4.2. Đánh giá tính đa dạng và phong phú của các sản phẩm tín dụng..............56
Biểu đồ 4.3. Tỷ trọng cho vay KHCN theo thời gian ...................................................58
Biểu đồ 4.4. Tỷ trọng doanh số cho vay KHCN theo sản phẩm chủ yếu ......................59
Biểu đồ 4.5. Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân theo thời hạn ....................................61
Biểu đồ 4.6. Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân theo loại hình sản phẩm ...................62
Biểu đồ 4.7. Kết quả khảo sát ý kiến dịch vụ thanh toán và kho quỹ với đối tượng
khách hàng cá nhân .................................................................................67
Biểu đồ 4.8. Đánh giá của KHCN về chính sách bảo mật các thông tn và giao
dịch............67

8


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Cao Khánh Ly
Tên luận văn: Đánh gía hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng
thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Nam”
Chuyên nghành: Quản trin kinh doanh
Mã số: 60.34.01.02
Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam

1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu đánh giá thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân
tại Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Nam,từ đó đề
xuất các giải pháp phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng cổ phần
kỹ thương Techcombank Hà Nam.
2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:Phương pháp thu thập số liệu
thứ cấp và số liệu sơ cấp; phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu chủ yếu dùng phần
mềm excel để tính toán số liệu; phương pháp phân tích số liệu là kết quả hợp phương
pháp so sánh để nghiên cứu.
3. Kết quả chính và kết luận
Nhận thức được lợi ích của cho vay KHCN, và qua quá trình công tác tại Ngân
hàng thương mại cổ phẩn Techcombank Hà Nam, đề tài: “Đánh giá hoạt động cho
vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam –
Chi nhánh Hà Nam.”đã đạt được kết quả sau:
Năm 2015, tình hình hoạt động kinh doanh của Techcombank nói chung và của
Techcombank Hà Nam nói riêng đã có mức tăng đáng kể: cuối tháng 12/2015 huy
động của chi nhánh đạt 903,475 triệu đồng, chiếm tỉ trọng 3.66% so với tổng huy động
của toàn hệ thống. Tuy nhiên, khi đánh giá kết quả cho vay KHCN của Ngân hàng về các
vấn đề:
a) Qua 5 sản phẩm CV KHCN chủ yếu của Techcombank cho thấy doanh số cho vay qua
các năm nhìn chung là năm sau cao hơn năm trước, lượng khách hàng cũng tăng mạnh
qua các năm, lượng vốn vay bình quân còn thấp.
b) Cơ cấu cho vay KHCN ngày càng tăng lên về doanh số cho vay và dư nợ cho vay, các
khoản cho vay trung hạn và dài hạn chiếm tỷ trọng lớn khoảng 80% tổng doanh số CV

9


KHCN và dư nợ CV KHCN, cơ cấu CV KHCN tại chi nhánh chưa đồng đều, chủ yếu tập trung

vào cho vay mua, sửa chữa nhà chiểm tỷ lệ trên 60%, còn cho vay đối với ngành

10


nghề khác chiếm tỷ trọng rất
nhỏ.
c) Nợ quá hạn CV KHCN chủ yếu tập trung vào loại hình cho vay mua nhà nhưng đây
chưa phải là con số đáng lo ngại đối với Ngân hàng, điều đó có thể khẳng định chất
lượng tín dụng của Techcombank tương đối tốt.
d) Đánh giá hiệu quả hoạt động CV KHCN thì thấy tỷ lệ dư nợ CV KHCN chiếm tỷ lệ rất ít
trong tổng nguồn vốn huy động, hệ số thu hồi nợ khá cao chiểm khoảng 60% doanh số
CV KHCN. Techcombank được khách hàng đánh giá là một trong những Ngân hàng có uy
tín trên địa bàn, đội ngũ nhân viên nhiệt tnh, phương thức thanh toán và thủtục đơn
giản. Nhưng họ vẫn chưa hài lòng lắm về mức lãi suất và thời hạn có vốn.
Những giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gồm: Nhóm giải pháp chung:
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Ngân hàng, đa dạng hoá các sản phẩm huy
động vốn, tăng cường hoạt động marketing, hoàn thiện quy trình tín dụng, nâng cao sự
tin cậy của khách hàng đối với dịch vụ thanh toán và kho quỹ tại chi nhánh tại chi
nhánh; Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay khách hàng: Phân loại
nhóm khách hàng thành các nhóm nhỏ hơn, Ngân hàng cần xác lập các dịch vụ cơ bản,
dịch vụ mũi nhọn để tập trung phát triển trên cơ sở khai thác các lợi thế cạnh tranh của
chi nhanh, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ khách hàng cá nhân, đặc biệt là phát triển các
dịch vụ khách hàng cá nhân hiện đại, phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử, phát triển dịch
vụ tư vấn.

10


THESIS ABSTRACT

Author: Cao Khanh Ly
Thesis title: Assessment of lending activites individual customers in commercial
banks Vietnam Technological and Commercial Joint Stock - Henan Branch "
Major: business administration
Code: 60.34.01.02
Training institutions: The Academy of Agriculture Vietnam
1. Purpose of the study
Research projects assessing the situaton lending individual clients in commercial banks
Vietnam Technological and Commercial Joint Stock - Henan Branch, which proposed the
development of solutons for individual customer loans in Technological and commercial
Joint stock Bank, Techcombank Henan.
2. Research Methodology
The theme uses the following research methods: Method of collectng secondary
data and primary data; synthetc methods and data processing software used primarily
in excel to calculate data; methods of data analysis as a result of the comparison method
to study.
3. Main results and conclusions
Recognizing the benefits of science and technology loans, and work through the
process at the joint-stock
"Evaluation

commercial banks,

Techcombank Ha Nam,

entitled

of activities for individual customer loans at the Bank Technological and

Commercial Joint Stock Commercial Vietnam - Henan Branch. "has achieved the following

results:
In 2015, the situation of business operation of Techcombank Techcombank general and
Henan in particular has increased significantly: 12/2015 end of the branch mobilized
reached 903.475 million, representing the proportion of 3.66% of the total mobilizaton
of the whole system. However, when evaluating the results of the bank lending for
science and technology issues:
a) After 5 products primarily Techcombank MOST CV shows loan sales over the year are
generally higher than in previous years, the number of customers also increased over
the years, the average loan amount is low.
b) The structure of lending MOST increasing the loan sales and loans, medium-term
loans and long-term high proporton of about 80% of total sales outstanding CV CV
Science and Technology and Science and Technology, Structure MOST CV branch
11


uneven, mainly focused on loans, home repairs, accounting for over 60% rate, while
lending to other sectors accounting for a very small proportion.

12


c) delinquency CV MOST focused on the type of home loan, but this is not the worrying
fgures for the Bank, which can claim the credit quality of Techcombank relatively
good.
d) Assessing performance is the percentage CV MOST outstanding CV little MOST
proportion of the total mobilized capital, debt recovery ratio is high, accountng
for about 60% of sales S & T CV. Techcombank customers rated as one of the
reputed banks in the area, enthusiastic staf, method of payment and simple thutuc. But
they are still not very happy about the interest rate and duration of capital.
Solutions to improve the quality of human resources are: Group common

soluton: improve the quality of the Bank's human resources, product diversification of
capital mobilization, strengthen marketng, improve the process of credit use,
improve the confidence of customers for payment services and treasury at the branch
at the branch; Group solutons to improve quality of service for customer loans:
Classify customer groups into smaller groups, banks should establish basic services,
cutting-edge services to focus development

on the basis of exploitaton

the

compettive advantage of the branch, diversifying the types of personal customer
service, especially the development of personalized customer service, modern
development of electronic banking services, development.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Sau khi Việt Nam mở cửa nền kinh tế và gia nhập WTO, nền kinh tế Việt
Nam đang chuyển mình mạnh mẽ, GDP luôn đạt ở mức trung bình 7,0% và dự báo
tiếp tục tăng trưởng. Các ngành kinh tế của đất nước đang phát triển thuận lợi,
cơ hội được tếp cận những quan điểm, mô hình kinh doanh mới từ các nước phát
triển, từ các doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. Đi tiên
phong trong đó là ngành Ngân hàng tài chính. Với vai trò là huyết mạch của nền
kinh tế, ngành Ngân hàng đang đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của
đất nước. Trong thời gian qua, ngành Ngân hàng đã làm rất tốt trong quá trình
lưu thông tiền tệ đối với nền kinh tế, thực hiện tốt các chủ trương, chính sách
của Đảng và Nhà nước, thúc đẩy mọi thành phần của nền kinh tế phát triển. Tuy

nhiên, ngành Ngân hàng của chúng ta vẫn tập trung tới hoạt động cho vay đối với
các doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của Ngân
hàng, chưa chú trọng nhiều tới nhu cầu của cá nhân. Một nền kinh tế phát triển,
các doanh nghiệp tập trung huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán
hay phát hành trái phiếu, cổ phiếu…hạn chế vay vốn từ các Ngân hàng. Hệ
thống Ngân hàng chủ yếu cung cấp các dịch vụ phi tín dụng cho doanh nghiệp và
chú trọng tới cung cấp các sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của cá nhân, doanh
thu từ hoạt động này là từ 35-60% tổng doanh thu.
Chính vì lẽ đó, trong xu hướng phát triển tất yếu của ngành Ngân hàng Việt
nam trong thời gian tới sẽ phát triển theo mô hình Ngân hàng bán lẻ. Nhận
thức được tầm quan trọng của việc phát triển Ngân hàng bán lẻ trong xu thế hiện
nay, các Ngân hàng trong nước đã đưa ra các chính sách, sản phẩm và định
hướng lâu dài. Thể hiện rõ nhất là các Ngân hàng ACB, Ngân hàng Đông Á,
Sacombank, Techcombank,... các Ngân hàng nước ngoài như ANZ, HSBC, CitBank,…
sau khi thành lập Ngân hàng 100% vốn nước ngoài cũng muốn tham gia thị trường
còn sơ khai này. Các Ngân hàng quốc doanh, hay chuyển đổi cổ phần hoá cũng
đã có nhứng chiến lược lâu dài, thời kỳ cho phát triển Ngân hàng bán lẻ.
Hoạt động cho vay cá nhân là một phần trong hoạt động của Ngân hàng
bán lẻ, nó tạo ra khoản thu nhập lớn và ổn định dựa trên số đông người sử dụng,
đồng thời tăng hình ảnh của Ngân hàng trong con mắt người dân, góp phần vào

1


sự phát triển bền vững, lâu dài của Ngân hàng. Hoạt động cho vay đối với KHCN
tại Việt

2



Nam vẫn còn khá nhỏ bé so với tềm năng của nó và chưa được các NHTM khai thác
triệt để, chỉ tính con số 86 triệu dân, trong đó 2/3 là dân số trong độ tuổi lao động
và chỉ mới khoảng 17% dân số có tài khoản và sử dụng các dịch vụ Ngân hàng.
Hoạt động cho vay KHCN tại Ngân hàng thương mại cổ phần Techcombank
Hà Nam còn hạn chế xuất phát từ nhiều nguyên nhân, như công nghệ kém
không đáp ứng các yêu cầu của sản phẩm; nhận thức của Ngân hàng đối với các
khoản vay cá nhân còn hạn chế được nhìn dưới góc độ rủi ro,… dẫn đến các sản
phẩm chưa đa dạng. Các Ngân hàng vẫn chỉ tập trung tới cho vay các doanh
nghiệp, thị phần cho vay cá nhân rất thấp.
Nhận thức được lợi ích của cho vay KHCN, và qua quá trình công tác tại
Ngân hàng thương mại cổ phẩn Techcombank Hà Nam, đề tài: “Đánh giá hoạt
động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương
Việt Nam – Chi nhánh Hà Nam” được chọn nghiên cứu.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Từ nghiên cứu hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng để biết
được thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng, phân tích những yếu tố
ảnh hưởng trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân từ đó đề xuất các giải pháp
phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần
kỹ thương Techcombank Hà Nam.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tễn về hoạt động cho vay KHCN tại
Ngân hàng thương mại.
Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại
Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Techcombank Hà Nam.
Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá
nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Techcombank Hà Nam.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI THỰC HIỆN CỦA ĐỀ TÀI
- Đối tượng của đề tài: hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng
thương mại cổ phần kỹ thương Techcombank Hà Nam.

- Phạm vi thực hiện của đề tài: thực trạng hoạt động cho vay khách hàng
cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Techcombank Hà Nam trên
cơ sở số liệu báo cáo từ năm 2014 đến năm 2016 và định hướng cho các giai đoạn
đến năm 2020.
3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY
KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN
2.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI
2.1.1. Khái niệm hoạt động cho vay
Cho vay là việc Ngân hàng đưa tiền cho khách hàng vay với cam kết khách
hàng phải hoàn trả cả gốc và lãi trong khoảng thời gian xác định. Theo điều 3 Quyết
định 1627/2001/QĐ-NHNN thì “Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ
chức tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền vào một mục đích
và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và
lãi”. Chính vì vậy, để đảm bảo cho NHTM có thể duy trì và phát triển vững chắc, đòi
hỏi hoạt động cho vay của NHTM phải an toàn, hiệu quả. Do đó, việc phân tích
khách hàng trong quan hệ cho vay này chính là phân tích cho vay. Bởi vì cho vay là
hoạt động sinh lời lớn nhất song rủi ro cao nhất cho NHTM nên để có một món
cho vay đạt chất lượng thì các NHTM thường đưa ra một quy trình phân tích
khách hàng chặt chẽ. Rủi ro từ cho vay có rất nhiều nguyên nhân đều có thể gây ra
tổn thất, làm giảm thu nhập của Ngân hàng. Có nhiều khoản cho vay mà tổn thất
có thể chiếm phần lớn vốn của chủ, đẩy Ngân hàng đến phá sản. Do vậy, các Ngân
hàng thường cân nhắc kĩ lưỡng, ước lượng khả năng rủi ro và sinh lời khi quyết
định cho vay.
Cho vay cá nhân là một hình thức cấp tín dụng, theo đó Ngân hàng giao cho
đối tượng khách hàng là cá nhân hoặc hộ gia đình một khoản tền để sử dụng
vào mục đích sản xuất kinh doanh hoặc têu dùng trong một khoảng thời gian nhất

định theo thỏa thuận, với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi.
2.1.2. Phân loại hoạt động cho vay
Có thể phân loại hoạt động cho vay theo nhiều loại hình:
- Theo mục đích, cho vay gồm: cho vay thương mại, cho vay têu dùng và tài
trợ cho dự án.
Cho vay thương mại: ngay ở thời kỳ đầu, các Ngân hàng đã chiết khấu
thương phiếu mà thực tế là cho vay đối với những người bán (người bán chuyển các
khoản phải thu cho Ngân hàng để lấy tiền trước). Sau đó, Ngân hàng cho vay
trực tiếp đối với các khách hàng (là người mua), giúp họ có vốn để mua hàng
dự trữ nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh (Phan Thị Thu Hà, 2007).
4


Cho vay têu dùng: trong giai đoạn đầu hầu hết các Ngân hàng không tích
cực cho vay đối với cá nhân và hộ gia đình, bởi vì họ tin rằng các khoản cho vay
tiêu dùng rủi ro vỡ nở tương đối cao. Sự gia tăng thu nhập của người têu dùng
và sự cạnh tranh trong cho vay đã hướng các Ngân hàng tới người tiêu dùng
như là một khách hàng tiềm năng. Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, tín dụng
tiêu dùng đã trở thành một trong những loại hình tín dụng tăng trưởng nhanh
nhất ở các nước có nền kinh tế phát triển. (Phan Thị Thu Hà, 2007)
Tài trợ cho dự án: bên cạnh cho vay truyền thống là cho vay ngắn hạn, các
Ngân hàng ngày càng trở nên năng động trong việc tài trợ trung gian dài hạn: tài trợ
xây dựng nhà máy, phát triển ngành công nghệ cao. Một số Ngân hàng còn cho vay
để đầu tư vào đất.
- Theo thời gian, cho vay gồm: cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Cho
vay ngắn hạn là khoản vay có thời gian dưới 12 tháng. Cho vay trung hạn là khoản
vay có thời hạn từ trên 12 tháng đến 60 tháng. Cho vay dài hạn là khoản vay có thời
hạn trên
60 tháng.
- Theo phương thức, cho vay gồm: cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức,

cho vay trả góp, cho vay thấu chi, cho vay hợp vốn và cho vay gián tếp.
Cho vay từng lần: là khoản vay mà mỗi lần vay khách hàng và Ngân hàng
đều phải làm các thủ tục cần thiết cho một khoản vay (thẩm định, thiết lập hồ
sơ vay vốn, xét duyệt cho vay...). Đây là hình thức phổ biến mà khách hàng vay
vốn sử dụng để tài trợ cho các hoạt động kinh doanh, têu dùng và dành
cho đối tượng có nhu cầu vay vốn không thường xuyên. Việc cho vay từng lần
sẽ giúp cho Ngân hàng giám sát, kiểm tra, quản lý việc sử dụng vốn vay chặt chẽ
hơn và đồng thời khách hàng cũng không phải ràng buộc khi không có nhu cầu
vay vốn. Số tiền vay của khách hàng được xác định căn cứ vào nhu cầu vay vốn
của khách hàng, giá trị tài sản đảm bảo, khả năng trả nợ, nguồn vốn của Ngân
hàng, giới hạn cho vay theo luật định.
Cho vay theo hạn mức: là phương pháp cho vay mà Ngân hàng và khách
hàng xác định một hạn mức tín dụng duy trì trong một thời gian nhất định. Hạn mức
tín dụng là mức dư nợ cho vay tối đa được duy trì trong một thời gian nhất
định không tính tới doanh số cho vay cũng như số lần giải ngân. Ngân hàng và
khách hàng căn cứ vào phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, nhu cầu vay
5


vốn của khách hàng, tỷ lệ cho vay tối đa so với tài sản đảm bảo, khả năng nguồn
vốn của

6


Ngân hàng để tính toán và thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong thời gian
nhất định hoặc theo chu kỳ sản xuất kinh doanh. Cho vay theo hạn mức tín dụng
thường áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu vay vốn – trả nợ thường xuyên, có
vòng luân chuyển vốn dưới 12 tháng và có uy tín với Ngân hàng.
Cho vay trả góp: là khoản vay mà khách hàng và Ngân hàng thỏa thuận kỳ

hạn trả nợ mà gốc với lãi được chia thành các phần bằng nhau trả trong các kỳ hạn
được xác định. Hiện hình thức này khá phổ biến trong hoạt động các Ngân hàng
bán lẻ với đối tượng là những người có thu nhập ổn định (CBCNV, tểu thương
bán hàng tại các chợ) hoặc những hộ gia đình cần mua sắm những hàng hóa vật
dụng trong gia đình mà không đủ tền. Đây là hình thức cho vay ẩn chứa rủi ro
cao nhất vì đa phần không có tài sản đảm bảo hoặc có thì tài sản đảm bảo chủ yếu
là chính hàng hóa được mua sắm, vì vậy các Ngân hàng thường ấn định mức lãi suất
khá cao cho hình thức cho vay này.
Cho vay thấu chi: là nghiệp vụ cho vay qua đó Ngân hàng cho phép người
vay được chi vượt số dư tiền trong tài khoản của mình đến với giới hạn nhất định và
trong một khoản thời gian xác định. Giới hạn này được gọi là hạn mức thấu chi.
Phương thức này thường được áp dụng cho đối tượng khách hàng có độ tn cậy cao
(có lịch sử quan hệ tín dụng tốt, sử dụng nhiều dịch vụ tiện ích của Ngân hàng) và
có tài khoản mở tại Ngân hàng với lượng tền được duy trì ổn định đủ đảm bảo cho
việc trả nợ tối thiếu khi đến các kỳ hạn trả theo quy định của Ngân hàng. Khách
hàng có thể ký séc ủy nhiệm chi, mua séc, mở thẻ tín dụng,… Đây chủ yếu là các
khoản vay tín chấp nên có độ rủi ro cao và là hình thức cho vay để khuyến khích
người dân không dùng tền mặt trong thanh toán vì thế ngoài mức lãi suất theo quy
định thì khách hàng còn phải trả một số khoản phí phát sinh khi rút tền mặt.
Cho vay hợp vốn: là phương thức cho vay áp dụng chủ yếu cho những khách
hàng là các tổ chức sản xuất kinh doanh lớn có nhu cầu vay một lượng tiền mà một
TCTD không thể đáp ứng được hoặc nếu đáp ứng được thì các TCTD cũng có nhu
cầu phân tán rủi ro khách hàng cho các TCTD khác. Theo đó, một TCTD sẽ đứng ra
làm đầu mối còn các TCTD khác là thành viên sẽ cùng hợp vốn để cho vay một
hoặc một nhóm khách hàng liên quan.
Cho vay gián tếp: là hình thức cho vay thông qua các tổ chức trung gian.
Ngân hàng cho vay thông qua các tổ, hội, đội, nhóm,…như: Hội Nông dân, Hội Phụ

7



nữ, … Các tổ chức này thường liên kết các thành viên theo một mục đích riêng,
song

8


chủ yếu để hỗ trợ nhau, bảo vệ quyền lợi cho mỗi thành viên. Vì vậy, việc phát
triển kinh tế, làm giàu, xóa đói giảm nghèo luôn được các trung gian này quan tâm.
Ngân hàng có thể chuyển một vài khâu của hoạt động cho vay sang các tổ
chức trung gian, như: phát tiền vay, thu nợ,… Tổ chức trung gian cũng có thể đứng
ra tín chấp cho các thành viên vay hoặc các thành viên trong nhóm đứng ra bảo lãnh
cho một thành viên không đủ điều kiện theo quy định của Ngân hàng vay. Để
bù đắp một phần chi phí trung gian, các Ngân hàng thường trích ra một phần thu
nhập có được để lại cho trung gian gọi là hoa hồng. Ngoài ra, Ngân hàng có thể
cho vay qua nhà bán lẻ, việc cho vay này sẽ hạn chế người vay sử dụng tền sai mục
đích.
Cho vay gián tếp thường được áp dụng đối với thị trường có nhiều món vay
nhỏ, người vay phân tán, cách xa Ngân hàng. Trong trường hợp như vậy, cho vay
qua trung gian có thể tiết kiệm chi phí. Cho vay qua trung gian nhằm giảm bớt rủi
ro, chi phí cho Ngân hàng. Tuy nhiên, nó cũng bộc lộ nhiều khiếm khuyết. Nhiều
trung gian đã lợi dụng vị thế của mình để tăng lãi suất, chiếm đoạt khoản vay, vay
ké, vay hộ,… Các nhà bán lẻ cũng bán hàng có chất lượng kém, giá đắt cho người
mua hàng, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng khoản vay.
- Theo tài sản đảm, cho vay gồm: cho vay có tài sản đảm bảo và cho vay
không có tài sản đảm bảo.
Cho vay có tài sản đảm bảo gồm các biện pháp bảo đảm sau: thế
chấp/cầm cố tài sản của chính khách hàng, thế chấp/cầm cố tài sản của bên thứ
3, bão lãnh bằng tài sản của bên thứ 3.
Cho vay không có tài sản đảm bảo gồm: Cho vay bằng tín chấp của chính

khách hàng, cho vay bằng bảo lãnh tín chấp của bên thứ 3 (tổ chức hoặc Chính phủ).
- Theo đối tượng khách hàng, cho vay gồm: cho vay khách hàng doanh
nghiệp, cho vay tổ chức tài chính và cho vay khách hàng cá nhân.
Khách hàng doanh nghiệp bao gồm: Doanh nghiệp nhà nước, Hợp tác xã,
Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài, Công ty hợp danh. Hình thức cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp rất
đa dạng như cho vay ngắn hạn theo món, vay theo hạn mức tín dụng dự phòng, cho
vay theo dự án đầu tư, cho vay hợp vốn,…

9


Khách hàng tổ chức tài chính bao gồm: Các Ngân hàng khác, hợp tác xã tín
dụng, các công ty bảo hiểm, các công ty tài chính,… Hình thức cho vay đối với các
tổ chức tài chính cũng hết sức đa dạng. Thường cho vay NHTM nhằm đáp ứng các

1
0


×