Tải bản đầy đủ (.doc) (147 trang)

Đánh giá công tác tài chính về đất đai trên địa bàn huyện yên dũng, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 147 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT
NAM

VŨ THỊ THẢO PHƯƠNG

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VỀ ĐẤT ĐAI
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN DŨNG, TỈNH BẮC
GIANG

Chuyên ngành:

Quản lý đất đai

Mã số:

60 85 01 03

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Hồ Thị Lam Trà

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn này là trung thực, khách quan và chưa từng dùng
bảo vệ để lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.



Hà Nội, ngày

tháng năm 2016

Tác giả luận văn

Vũ Thị Thảo Phương

i


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã
nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô, sự giúp đỡ, động viên của
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và
biết ơn sâu sắc PGS.TS. Hồ Thị Lam Trà đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Quản lý đất đai, Khoa Quản lý đất đai - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận
tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức UBND huyện Yên
Dũng, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Yên Dũng, Văn phòng đăng ký đất đai
chi nhánh huyện Yên Dũng, Chi cục thuế huyện Yên Dũng đã giúp đỡ và tạo điều kiện
cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn
thành luận văn./.


Hà Nội, ngày

tháng năm 2016

Tác giả luận văn

Vũ Thị Thảo Phương

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt...................................................................................................vi
Danh mục bảng ...........................................................................................................vii
Danh mục sơ đồ, hình.................................................................................................viii
Trích

yếu

luận

văn

........................................................................................................ix

Thesis


abstract..............................................................................................................xi Phần
1. Mở đầu ...........................................................................................................1
1.1.
Tính
cấp
...................................................................................1

thiết

1.2.
Mục
........................................................................................3

của

tiêu

đề

nghiên

tài
cứu

1.3.

Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................3

1.4.


Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tễn........................................3

1.4.1.
Những
đóng
.......................................................................................3

góp

mới

1.4.2.

Ý nghĩa khoa học .............................................................................................3

1.4.3.

Ý nghĩa thực tễn .............................................................................................3

Phần
2.
Tổng
quan
..........................................................................................4
2.1.

tài

liệu


Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tài chính về đất đai ......................................4

2.1.1.
Một số khái niệm liên
.........................................4

quan

đến tài chính về đất đai

2.1.2.

Cơ sở lý luận về tài chính về đất đai.................................................................5

2.1.3.

Cơ sở pháp lý về tài chính về đất đai.............................................................. 11

2.2.
17

Công tác tài chính về đất đai của một số nước trên thế giới ............................

2.2.1.

Công tác tài chính về đất đai ở Hà Lan........................................................... 17

2.2.2.


Công tác tài chính về đất đai ở Trung Quốc ................................................... 18
3


2.2.3.

Công tác tài chính về đất đai ở Thụy Điển...................................................... 19

2.3.

Công tác tài chính về đất đai của Việt Nam.................................................... 20

2.3.1.

Giai đoạn trước khi Luật Đất đai 1993 có hiệu lực ......................................... 21

2.3.2.

Giai đoạn Luật Đất đai 1993 có hiệu lực ........................................................ 24

2.3.3.

Giai đoạn Luật Đất đai 2003 có hiệu lực ........................................................ 25

4


2.3.4.

Giai đoạn Luật Đất đai 2013 có hiệu lực ........................................................ 26


2.4.

Công tác tài chính về đất đai của tỉnh bắc giang ............................................. 27

Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ........................................................ 30
3.1.

Địa điểm nghiên cứu...................................................................................... 30

3.2.

Thời gian nghiên cứu ..................................................................................... 30

3.3.

Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 30

3.4.

Nội dung nghiên cứu...................................................................................... 30

3.5.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 30

3.5.1.

Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp ................................................ 30


3.5.2.

Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp .............................................................. 31

3.5.3.

Phương pháp tổng hợp, thống kê xử lý số liệu................................................ 32

3.5.4.

Phương pháp so sánh ..................................................................................... 32

3.5.5.

Phương pháp đánh giá ................................................................................... 32

Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................
33
4.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình quản lý và sử dụng đất
của huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang ............................................................ 33

4.1.1.

Điều kiện tự nhiên ......................................................................................... 33

4.1.2.

Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội ............................................................. 35


4.1.3.

Tình hình quản lý và sử dụng đất của huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang ........ 42

4.2.

Đánh giá công tác tài chính về đất đai trên địa bàn huyện Yên Dũng,
tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011-2015 .............................................................. 49

4.2.1.

Tiền sử dụng đất ............................................................................................ 49

4.2.2.

Tiền thuê đất.................................................................................................. 51

4.2.3.

Thuế sử dụng đất ........................................................................................... 53

4.2.4.

Thuế thu nhập cá nhân từ chuyển quyền sử dụng đất...................................... 56

4.2.5.

Phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai.................................................... 59


4.2.6.

Đánh giá chung về công tác tài chính về đất đai ............................................. 63

4.3.

Đánh giá của hộ gia đình, cá nhân về công tác tài chính về đất đai trên
địa bàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang ...................................................... 65

4.3.1.

Đánh giá về thủ tục hành chính khi thực hiện giao dịch liên quan đến tài
chính về đất đai.............................................................................................. 65
4


4.3.2.

Đánh giá về các khoản tiền nộp vào ngân sách ............................................... 67

4.3.3.

Các khó khăn, vướng mắc của người dân ....................................................... 68

4.3.4.

Đánh giá năng lực cán bộ và mức độ đồng thuận khi thực hiện nghĩa vụ
tài chính về đất đai ......................................................................................... 69

4.3.5.


Một số hạn chế còn tồn tại ............................................................................. 70

4.4.

Một số giải pháp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai ........................ 70

4.4.1.

Giải pháp về quản lý đất đai........................................................................... 70

4.4.2.

Giải pháp về chính sách, pháp luật ................................................................. 71

4.4.3.

Giải pháp về tổ chức bộ máy quản lý, phát triển nguồn nhân lực .................... 72

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 73
5.1.

Kết luận ......................................................................................................... 73

5.2.

Kiến nghị ....................................................................................................... 74

Tài liệu tham khảo....................................................................................................... 75


5


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BĐS

Bất động sản CNXH

Chủ nghĩa xã hội HTX
Hợp tác xã
HTXSXNN

Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp

KTTT

Kinh tế thị trường KTXH

Kinh tế xã hội MĐSDĐ

Mục đích

sử dụng đất NN

Nhà nước


NSNN

Ngân sách nhà nước

QHSDĐ

Quy hoạch sử dụng đất

QSDĐ

Quyền sử dụng đất SDĐ

Sử dụng đất
SHTD

Sở hữu toàn dân SXKD

Sản xuất kinh doanh TSDĐ
Tiền sử dụng đất TTĐ

Tiền

thuê đất
UBND

Ủy ban nhân dân

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


6


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Yên Dũng ................................................... 46
Bảng 4.2. Kết quả thu tền sử dụng đất tại huyện Yên Dũng giai đoạn 20112015 .......................................................................................................... 50
Bảng 4.3. Kết quả thu tiền thuê đất tại huyện Yên Dũng giai đoạn 2011 - 2015 ........ 52
Bảng 4.4. Kết quả thu thuế sử dụng đất tại huyện Yên Dũng giai đoạn 2011 –
2015 .......................................................................................................... 55
Bảng 4.5. Kết quả thu thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng quyền sử dụng
đất tại huyện Yên Dũng giai đoạn 2011 – 2015.......................................... 57
Bảng 4.6. Kết quả thu phí và lệ phí trong quản lý sử dụng đất đai tại huyện Yên
Dũng giai đoạn 2011 - 2015 ...................................................................... 62
Bảng 4.7. Kết quả thu ngân sách từ đất đai tại huyện Yên Dũng giai đoạn 2011 –
2015........................................................................................................... 64
Bảng 4.8. Đánh giá của người dân về thủ tục hành chính khi thực hiện giao
dịch tài chính về đất đai ............................................................................. 66
Bảng 4.9. Đánh giá của người dân về khoản tiền nộp vào ngân sách khi thực
hiện giao dịch tài chính về đất đai.............................................................. 67
Bảng 4.10. Đánh giá của người dân về khó khăn, vướng mắc về thủ tục hành
chính về tài chính đất đai ........................................................................... 68
Bảng 4.11. Đánh giá của người dân về năng lực cán bộ và mức độ đồng thuận
khi thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai ................................................. 69

vii


DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH
Sơ đồ 2.1. Thị trường sơ cấp về đất đai.........................................................................8

Sơ đồ 2.2. Thị trường thứ cấp về đất đai
.......................................................................9
Hình 4.1. Vị trí địa lý huyện Yên Dũng ......................................................................33

8


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Vũ Thị Thảo Phương
Tên luận văn: “Đánh giá công tác tài chính về đất đai trên địa bàn huyện Yên
Dũng, tỉnh Bắc Giang”
Ngành: Quản lý đất đai

Mã số: 60 85 01 03

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Đánh giá công tác tài chính về đất đai của huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm chống thất thu ngân sách trong lĩnh vực đất
đai tại huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.
Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Luận văn đã sử dụng các phương pháp:
- Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp: các số liệu thứ cấp được
thu thập tại các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ có liên quan đến công tác tài chính
về đất đai trên địa bàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.
- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: điều tra 135 hộ gia đình, cá nhân
thực hiện các giao dịch có liên quan đến tài chính về đất đai.
- Phương pháp thống kê, phân tích, xử lý và tổng hợp số liệu: thống kê kết
quả thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế sử dụng
đất phi nông nghiệp, thuế thu nhập cá nhân từ chuyển quyền sử dụng đất, phí và lệ

phí trong quản lý và sử dụng đất đai.
Kết quả chính và kết luận
- Yên Dũng là một huyện đang phát triển. Tình hình quản lý đất đai trên địa bàn
huyện Yên Dũng những năm gần đây đã có những chuyển biến tích cực. Công tác ban
hành và thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai được thực hiện
thường xuyên; công tác lập và công khai lấy ý kiến đóng góp của người dân về quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thực hiện theo đúng quy định; toàn huyện đã

21/21 xã, thị trấn có bản đồ địa chính, một số xã, thị trấn đã sử dụng các phần
mềm chuyên ngành…
- Từ năm 2011-2015, thu tền sử dụng đất trên địa bàn huyện Yên Dũng đạt
393.496 triệu đồng (chiếm 92,54% tổng thu ngân sách từ đất đai); thu thuế thu nhập cá
nhân từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất đạt 10.883 triệu đồng (chiếm 2,56%
tổng thu ngân sách từ đất đai); thu thuế nhà đất, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đạt
9


8.824 triệu đồng (chiếm 1,95% tổng thu ngân sách từ đất đai; thu phí, lệ phí đạt
7.816 triệu đồng (chiếm 1,84% tổng thu ngân sách từ đất đai); thu tền thuê đất đạt
4.715 triệu đồng

10


(chiếm 1,11% tổng thu ngân sách từ đất đai). Qua việc thu các khoản tiền từ đất đai
trên địa bàn (tiền sử dụng đất, tền thuê đất…), huyện Yên Dũng có thể tếp tục
đưa vào ngân sách để đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển công nghiệp, dịch vụ và du
lịch trên địa bàn huyện nói riêng và huyện Yên Dũng nói chung.
- Theo kết quả điều tra, thu thập thông tn từ việc lấy ý kiến người dân thì
công tác thu tài chính về đất đai còn nhiều hạn chế, bất cập như: các thủ tục còn

rườm rà, mức độ công khai đầy đủ, chính xác nghĩa vụ tài chính cần thực hiện còn
thấp, các khoản thu tài chính về đất đai còn cao so với mức thu nhập của người dân,
năng lực cán bộ còn chưa thực sự chuyên nghiệp.
- Để nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách tài chính về đất đai, góp
phần tăng nguồn thu ngân sách từ đất đai trên địa bàn huyện, trong thời gian tới, chính
quyền huyện Yên Dũng cần tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp về chính sách
pháp luật, tổ chức bộ máy quản lý, phát triển nguồn lực trên địa bàn.

10


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Vu Thi Thao Phuong
Thesis title: “Evaluate about the land’s finance in Yen Dung district, Bac
Giang province”
Major: Land management

Code: 60 85 01 03

Educatonal organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
- Evaluate about the lands’ finance in Yen Dung district, Bac Giang province.
- Propose solutions to avoid loosing of the lands’ fnance in Yen Dung district,
Bac Giang province.
Materials and Methods
Secondary collective method: all datas and information has been secondary
collected from professional

Departments that involved in the finance of lands in


Yen Dung district, Bac Giang province.
- Primary collectve method: investigate 135 households and persons who do
transaction that involved in fnance of lands.
- Method of statstc, analysis, treatment and collect data: summarize the
results of collectng money for using lands, renting lands, tax for agriculture and
non- agriculture lands, personal income tax from transfer land’s use, and other
fees in managing and using lands.
- Comparative method: comparing the financial results from land Yen Dung
district with financial results from land in the province of Bac Ninh province to address
the causes affecting the financing of the collectiong of land on Yen Dung district.
- Evaluaton ethods: fnancial evaluaton of land Yen Dung district through
criteria sucsh as degree of simple, accurate full disclosure of financial obligatons to
perform, administratve procedures in the implementation of financial obligations
on land, the rates payable amounts qualifications and competence of the staff
performing the tasks related to land financing.

Main findings and conlusions
- Yen Dung is a developing district. The management of lands in the district has been
improved actively. The issue and implement of land’s law have been followed frequently. All

the plan of land’s use is applied based on regulation strictly. There are 21/21 commune,
town that has map of land, some use the sofware to control…

11


- From 2011 to 2015, the receipts of land use amount is 393.496.000.000 VNĐ
(appropriated

92,54%


of

total

collect

personal

12

amount

from

land’s

budget).

The


income tax from the land’s transfer is 10.883.000.000 VNĐ (appropriated 2.56% of
total land’s budget), tax for housing and non-agriculture is 8.824.000.000 VNĐ
(appropriated 1,95% of total land’s budget). Other fee is 7.816.000.000 VNĐ
(appropriated 1,84% of total land’s budget), receipts of the renting land is
4.715.000.000 VNĐ (appropriated 1,11% of total land’s budget). Yen Dung district
can use these receipts amount (receipts of using land, renting land…) to input to the
budget and invest infrastructures, develop industrial, services and tourism in the
district in general and Yen Dung specially.

- Due to the investgaton and collect the ideal from the people, the expenses and
receipts of lands is restricted, such as: too much document, not really correct and public,
the receipts of land is higher than in comparison with the people’s income, the
capacity of staff is not really profesional.
- In the future, to improve the implementation of land’s law, to increase the
receipts for budget in the district, Yen Dung Government must fnd solutions about law,
method of management and develop manpower in the district.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là một nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tư liệu sản
xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng của môi trường sống. Đất đai tham
gia vào hoạt động của đời sống kinh tế - xã hội, nó là nguồn vốn, nguồn lực
quan trọng của đất nước. Bởi lẽ đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng để sản xuất
ra của cải vật chất cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người; đồng thời
đất đai là nguồn tài nguyên có hạn về số lượng, nên việc quản lý, sử dụng đất
đai có hiệu quả nhất luôn là vấn đề mà Chính phủ của các quốc gia quan tâm và
được bảo vệ chặt chẽ bằng luật pháp.
Theo Luật Đất Đai 2003, Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại
diện chủ sở hữu, thông qua đó Nhà nước thực hiện quyền định đoạt như:
quyết định mục đích sử dụng đất thông qua việc quyết định, xét duyệt quy
hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất; quy định về hạn mức giao đất và
thời hạn sử dụng đất; quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép
chuyển mục đích sử dụng đất; định giá đất.
Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai có quyền hưởng
dụng lợi ích từ đất đai, nhằm phục vụ cho các hoạt động của Nhà nước và lợi ích
của toàn xã hội. Nhà nước thực hiện quyền điều tết các nguồn lợi từ đất đai

thông qua công tác tài chính về đất đai như: thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất;
thuế sử dụng đất, thuế thu nhập cá nhân từ chuyển quyền sử dụng đất; điều
tết phần giá trị tăng thêm từ đất mà không do đầu tư của người sử dụng đất
mang lại.
Theo Luật Đất đai 2013, với tư cách là đại diện chủ sở hữu, Nhà nước
thống nhất quản lý đất đai với 15 nội dung: Ban hành văn bản quy phạm
pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó; Xác
định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ
hành chính; Khảo sát đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng
đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; Điều tra, đánh giá tài nguyên đất, điều
tra xây dựng giá đất; Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Quản lý việc
giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất; Quản lý việc
1


bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất; Đăng ký đất đai, lập và quản lý
hồ sơ địa chính, cấp

2


Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất; Thống kê, kiểm kê đất đai; Xây dựng hệ thống thông tn đất đai; Quản lý
tài chính về đất đai và giá đất; Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa
vụ của người sử dụng đất; Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc
chấp hành quy định của pháp luật về đất đai; Giải quyết tranh chấp về đất
đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai; Quản lý hoạt
động dịch vụ về đất đai và để thực hiện vai trò quản lý của mình, Nhà nước ban
hành, tổ chức thực hiện nhiều chính sách về đất đai. Mỗi chính sách đất đai sau
khi ban hành, thực hiện, ít nhiều đều có ảnh hưởng đến việc thu ngân sách từ

nguồn tài nguyên quý giá này. Các chính sách tài chính đất đai bao gồm: giá
đất, tền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất, thuế thu nhập từ chuyển
quyền sử dụng đất, xử phạt vi phạm pháp luật về đất đai, bồi thường cho Nhà
nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai, phí và lệ phí.
Trong thời kỳ chưa phát triển, đất đai mới chỉ coi trọng về mặt hiện
vật, các nguồn thu tài chính về đất đai còn ít, việc khai thác sử dụng chưa thực sự
có hiệu quả, kết quả thu được từ đất đai chưa lớn. Trong thời gian qua, cùng
với việc đổi mới các chính sách pháp luật về kinh tế nói chung, chính sách pháp
luật đất đai nói riêng, công tác tài chính về đất đai đã góp phần quan trọng, thúc
đẩy phát triển kinh tế và ổn định chính trị xã hội, nguồn thu ngân sách từ đất đai
đóng góp rất lớn vào GDP.
Tuy vậy, đến nay việc khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai với tư cách
là hình thức, cơ chế thực hiện lợi ích kinh tế của sở hữu toàn dân về đất đai, đồng
thời đóng vai trò là công cụ điều tiết quản lý đất đai trong nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa vẫn chưa thực sự được làm sáng tỏ, đòi hỏi
phải được tếp tục nghiên cứu bổ sung.
Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang là một huyện bán sơn địa của tỉnh Bắc Giang,
trong những năm qua đã diễn ra quá trình đô thị hóa và hiện công nghiệp
hóa mạnh mẽ; hiện nay nguồn thu ngân sách từ đất đai chiếm phần lớn
GDP của huyện, tuy vậy để bảo đảm thu ngân sách từ đất đai tương xứng với
những lợi thế, tềm năng và chủ trương phát triển quỹ đất của huyện chúng ta
cần xác định có những giải pháp phù hợp.
Xuất phát từ thực tế trên, được sự nhất trí của Khoa Quản lý đất đai - Học
viện Nông nghiệp Việt Nam và dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Hồ Thị Lam Trà,
3


chúng tôi tến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá công tác tài chính về đất
đai trên địa bàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

- Đánh giá công tác tài chính về đất đai của huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang
- Đề xuất một số giải pháp nhằm chống thất thu ngân sách trong lĩnh vực
đất đai tại huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đề tài nghiên cứu về công tác tài chính về đất đai.
- Phạm vi không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên địa bàn
huyện
Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.
- Phạm vi thời gian: Từ năm 2011 đến năm 2015
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.4.1. Những đóng góp mới
Luận văn góp phần làm rõ thực trạng công tác tài chính về đất đai trên địa
bàn, đánh giá của hộ gia đình, cá nhân đối với công tác tài chính đất đai trên
địa bàn huyện Yên Dũng.
1.4.2. Ý nghĩa khoa học
Luận văn góp phần làm sáng tỏ cơ sở khoa học của công tác tài chính
về đất đai của Việt Nam.
1.4.3. Ý nghĩa thực tiễn
Các đơn vị liên quan đến công tác tài chính về đất đai của huyện Yên
Dũng có thể lựa chọn những giải pháp phù hợp với công tác tài chính về
đất đai của huyện Yên Dũng.
Luận văn có thể sử dụng để làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, học
viên, nghiên cứu sinh về công tác tài chính về đất đai.

4


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ TÀI CHÍNH VỀ ĐẤT ĐAI
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến tài chính về đất đai

- Tài chính: Tài chính là phạm trù kinh tế, phản ánh các quan hệ phân phối
của cải xã hội dưới hình thức giá trị, phát sinh trong quá trình hình thành, tạo lập,
phân phối các quỹ tền tệ của các chủ thể trong nền kinh tế nhằm đạt mục
têu của các chủ thể ở mỗi điều kiện nhất định (Bách khoa toàn thư mở
Wikipedia)
- Thu tài chính từ đất đai là bộ phận của thu NSNN. Điều 107 Luật Đất đai
2013 quy định: “Các khoản thu tài chính từ đất đai bao gồm: Tiền sử dụng đất khi
được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích
sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất mà phải nộp tiền sử dụng đất; Tiền
thuê đất khi được Nhà nước cho thuê; Thuế sử dụng đất; Thuế thu nhập từ
chuyển quyền sử dụng đất; Tiền thu từ việc xử phạt vi phạm pháp luật về đất đai;
Tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai;
Phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai. Chính phủ quy định chi tết việc
thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tền xử phạt vi phạm pháp luật về đất đai,
tền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai”
(Quốc hội, 2013)
- Giá đất (giá quyền sử dụng đất): Khoản 19, Điều 3, Luật Đất đai 2013
quy định: “giá đất là giá trị của quyền sử dụng đất tính trên một đơn vị diện tích
đất” (Quốc hội, 2013).
- Tiền sử dụng đất (TSDĐ): Khoản 21, Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định :
“Tiền sử dụng đất là số tền mà người sử dụng đất phải trả cho Nhà nước khi
được Nhà nước giao đất có thu tền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử
dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất” (Quốc hội, 2013).
- Tiền thuê đất (TTĐ): Khoản 8, Điều 3, Luật Đất đai 2013 quy định: “Nhà
nước cho thuê quyền sử dụng đất (sau đây gọi là Nhà nước cho thuê đất) là việc
Nhà nước quyết định trao quyền định trao quyền sử dụng đất cho đối tượng
có nhu cầu sử dụng đất thông qua hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất”. Tiền
thuê đất là nghĩa vụ tài chính mà đối tượng thuê đất, thuê mặt nước phải trả cho
5



Nhà nước (trừ các trường hợp được miễn nộp tiền thuê đất) để được quyền
sử dụng đất trong thời hạn cho thuê (Quốc hội, 2013).

6


- Thuế sử dụng đất: là một khoản nộp (bằng tiền hay hiện vật) mà tổ chức,
cá nhân sử dụng đất bắt buộc phải nộp cho nhà nước theo quy định pháp luật.
Thuế sử dụng đất bao gồm thuế sử dụng đất nông nghiệp và thuế sử
dụng đất phi nông nghiệp.
+ Thuế sử dụng đất nông nghiệp: Điều 1 Luật thuế sử dụng đất
nông nghiệp 1993 quy định: “Tổ chức, cá nhân sử dụng đất vào sản xuất nông
nghiệp đều phải nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp; Hộ được giao quyền sử
dụng đất nông nghiệp mà không sử dụng vẫn phải nộp thuế sử dụng đất
nông nghiệp” (Quốc hội, 1993b).
+ Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (PNN) là loại thuế thu hàng năm mà
tổ chức, cá nhân sử dụng đất phi nông nghiệp bắt buộc phải nộp cho Nhà
nước theo quy định của pháp luật (Quốc hội, 2010a).
- Thuế thu nhập cá nhân từ chuyển quyền sử dụng đất: Năm 2007, Quốc
hội đã ban hành Luật thuế thu nhập cá nhân có hiệu lực từ ngày 01/01/2009,
trong đó có nội dung tính thuế thu nhập từ việc chuyển nhượng bất động sản và
đã thay thế Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất năm 1994. Đến 2012, Quốc
hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân
năm 2007. Theo đó, thu nhập chịu thuế liên quan đến đất đai bao gồm thu nhập
từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; thu nhập từ
chuyển nhượng quyền thuê đất, thuê mặt nước (Quốc hội, 2012).
- Phí: Điều 2 Pháp lệnh phí và lệ phí 2001 quy định: “phí là khoản tiền mà
tổ chức, cá nhân phải trả khi được một tổ chức, cá nhân khác cung cấp dịch vụ”
(Quốc hội, 2001).

- Lệ phí: Điều 3 Pháp lệnh phí và lệ phí 2001 quy định: “lệ phí là khoản
tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức
được ủy quyền phục vụ công việc quản lý Nhà nước” (Quốc hội, 2001).
2.1.2. Cơ sở lý luận về tài chính về đất đai
2.1.2.1. Quyền sử dụng đất dưới chế độ sở hữu toàn dân về đất đai
Khi phân tích tổng quát về quan hệ đất đai, C.Mác cho rằng: Trong chế độ
tư hữu về tư liệu sản xuất thì chế độ tư hữu về ruộng đất là vô lý nhất;
C.Mác viết: “Quốc hữu hoá đất đai làm hoàn toàn thay đổi quan hệ giữa lao động

7


và tư bản, cuối cùng phá huỷ hoàn toàn phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa trong

8


công nghiệp cũng như trong nông nghiệp”. Biến đất đai thành sở hữu toàn
dân, đó là quy luật khách quan tạo nên sự phát triển của xã hội loài người.
Sức sản xuất ngày càng phát triển đòi hỏi tập trung hoá tư liệu sản xuất. C.Mác
nhận xét: “Sự phát triển kinh tế xã hội, mức độ phát triển và tập trung dân cư, sự
xuất hiện máy móc nông nghiệp và phát minh sáng chế khác làm cho việc
quốc hữu hoá đất đai trở thành quy luật khách quan tất yếu. Tất cả mọi lý
luận về sở hữu đều bất lực trước biện pháp tất yếu này”.
Theo luận điểm này của Mác, nước ta, từ chế độ đa sở hữu, nhiều
thành phần (Hiến pháp 1959) chuyển sang chế độ SHTD về đất đai (Hiến pháp
1980, Hiến pháp 1992), Điều 19 Hiến pháp 1980 ghi rõ: "Đất đai, rừng núi,...
thuộc sở hữu toàn dân", đồng thời quy định: "... Những tập thể và cá nhân đang
SDĐ được tiếp tục sử dụng và hưởng kết quả lao động của mình..."(Quốc hội,

1980).
Hiến pháp 1992 tếp tục quy định "Đất đai... đều thuộc SHTD" và quy
định thêm: "NN giao đất cho tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài… được
chuyển quyền SDĐ…". Như vậy chế độ SHTD về đất đai quy định NN là người
đại diện; QSDĐ trở thành một loại quyền có tính độc lập tương đối trong nền
KTTT định hướng XHCN, và trong nền kinh tế thị trường thì việc chuyển dịch
đất đai là nhu cầu tất yếu, khách quan, tạo ra trên phạm vi toàn xã hội sẽ
tến hành được những điều chỉnh lớn về cơ cấu kinh tế, phân công lại lao
động và phân phối lại các nguồn lực đầu tư cho phát triển (đất đai, vốn, vật tư
sản xuất, lao động). Mối quan hệ giữa quyền sở hữu đất đai và quyền SDĐ được
biểu hiện trên các đặc điểm chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, do tính chất đặc thù của chế độ SHTD về đất đai ở nước ta nên
QSDĐ được hình thành trên cơ sở quyền SHTD về đất đai. Điều này có nghĩa là
tổ chức, cá nhân có QSDĐ khi được NN giao đất, cho thuê đất, công nhận
QSDĐ, sử dụng có thời hạn hoặc ổn định lâu dài và theo mục đích được giao đất,
được công nhận và người SDĐ được chuyển QSDĐ (bao gồm các quyền năng:
chuyển đổi, tặng cho, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế; thế
chấp, bảo lãnh và góp vốn bằng quyền SDĐ) nên QSDĐ trở thành một loại
quyền tương đối độc lập so với quyền sở hữu;
Thứ hai, mặc dù QSDĐ được tham gia vào các giao dịch chuyển nhượng
trên thị trường nhưng giữa quyền SHTD về đất đai và QSDĐ vẫn có sự khác
9


×