Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Ngành Du lịch Việt Nam và Ứng dúng của Mỹ thuật vào ngành Du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.18 MB, 38 trang )

MỤC LỤC

Lời dẫn
Chương I
Khái quát về ngành du lịch Việt Nam........................................................3
1.1

Lịch sử ngành .....................................................................................4

1.2

Vai trò của ngành du lịch trong nền Kinh tế đất nước.........................5

Chương II
Tiềm năng ngành du lịch Việt Nam .........................................................8
2.1

Khái quát chung ................................................................................8

2.2

Tài nguyên du lịch tự nhiên.................................................................9

2.3

Tài nguyên du lịch nhân văn...............................................................12

Chương III
Thực trạng ngành du lịch Việt Nam ........................................................14
3.1 Số lượng khách và kết quả kinh doanh………………….15
3.2 Cơ sở vật chất- kĩ thuật và lao động……………………..18


3.3 Vốn đầu tư ………………………………………………..20
3.4 Những khó khăn và thách thức…………………………..21
Chương IV
Ứng dụng của Mỹ thuật công nghiệp trong ngành Du lịch hiện nay…..23
Một số dữ liệu ………………………………………………………………25
Kết luận
Tài liệu tham khảo và chú thích
1


LỜI MỞ ĐẦU

Ở Việt Nam – đất nước cong cong hình chữ S yêu kiều – ngành du lịch
tuy chỉ mới ra đời và phát triển trong vòng quay của 50 năm thời gian, nhưng
ngành du lịch ấy dù non trẻ nhưng đã đạt được nhiều thành tựu, đóng góp lớn
vào sự phát triển của nền kinh tế - xã hội … và cũng có những điều khiến
chúng ta phải bàn, phải lưu tâm. Vậy với một “tuổi đời” còn khá non trẻ, du
lịch Việt Nam đã “hoạt động” như thế nào? Những “cơ sở ngành” nào đã góp
phần làm nên thành tựu? Đóng góp, tác động của du lịch Việt Nam ra sao? Và
cịn những vấn đề gì đáng để chúng ta đưa lên “bàn tròn” hội nghị? Để trả lời
cho những câu hỏi trên, kính mời thầy và các bạn cùng đến với bài tiểu luận
của nhóm chúng tôi với đề tài: “Du lịch Việt Nam và ứng dụng Mỹ thuật công
nghiệp trong ngành du lịch”.
Với lượng kiến thức cịn khá hạn hẹp và một sự nhìn nhận cịn giản
đơn, khơng chun ngành,… nhưng nhóm chúng tơi hi vọng bài tiểu luận này
sẽ mang đến cho quý thầy và các bạn một cái nhìn tổng quan, một sự hiểu biết
chung nhất về du lịch Việt Nam và vai trò của các chuyên ngành của trường
chúng ta trong Du lịch nước nhà. Nhóm chúng tơi rất mong nhận được sự
đóng góp ý kiến và chia sẻ chân thành từ quý thầy và các bạn để những bài
tiểu luận tới dần đạt độ sâu về nội dung, chuyên biệt về hình thức và ngày

càng hồn thiện hơn.

2


Chương I Khái quát về ngành du lịch Việt Nam

Việt Nam có đủ các yếu tố để phát triển ngành du lịch trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn, với tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú.
Năm 2012, số khách quốc tế đến Việt Nam là 6,8 triệu lượt, khách nội
địa đạt 32,5 triệu lượt. Doanh thu ngành du lịch Việt Nam năm 2009 đạt từ
68.000 đến 70.000 tỷ đồng, 160.000 tỷ đồng năm 2012. Du lịch đóng góp 5%
vào GDP của Việt Nam
Năm 2013, số khách quốc tế đến Việt Nam là 7,57 triệu lượt, [5] khách
nội địa đạt 35 triệu lượt. Doanh thu ngành du lịch Việt Nam năm 2013 đạt
khoảng 200.000 tỷ đồng.
Theo dự báo của Tổng cục du lịch Việt Nam, dự kiến năm 2015 ngành
du lịch Việt Nam sẽ thu hút 7-8 triệu lượt khách quốc tế, 32-35 triệu khách nội
địa, con số tương ứng năm 2020 là 11-12 triệu khách quốc tế; 45-48 triệu
khách nội địa. Doanh thu từ du lịch dự kiến sẽ đạt 18-19 tỷ USD năm 2020.
Tuy nhiên, ngành du lịch Việt Nam từ nhiều năm nay, cũng đang bị
báo động về nạn "chặt chém", bắt nạt du khách, hạ tầng cơ sở yếu kém và chất
lượng dịch vụ kém, quản lý kém, tạo ấn tượng xấu với du khách. Từ hơn 20
năm phát triển du lịch, Việt Nam chỉ chú trọng khai thác thiên nhiên và thiếu
định hướng chiến lược phát triển, đầu tư một cách bài bản cho du lịch, và kém
xa các nước khác trong khu vực. Và vẫn chưa có được một sân khấu, nhà hát
biểu diễn nghệ thuật dân tộc nào đủ tầm mức để giới thiệu đến du khách quốc
tế, để đa dạng hóa sản phẩm du lịch.

3



1.1 Lịch sử ngành
• Ngày 9/7/1960, Hội đồng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng
hoà ban hành Nghị định số 26-CP, về việc thành lập Công ty Du lịch Việt
Nam trực thuộc Bộ Ngoại thương.
• Ngày 18/8/1969, Hội đồng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng
hồ ban hành Nghị định số 145-CP, về việc chuyển giao Công ty Du lịch Việt
Nam sang cho Phủ Thủ tướng quản lý.
• Ngày 23/01/1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 32-CP,
về việc quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục Du
lịch Việt Nam.
• Ngày 15/8/1987, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 120 HĐBT, về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Tổng cục Du lịch.
• Ngày 09/4/1990, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 119HDBT, về việc thành lập Tổng công ty Du lịch Việt Nam.
• Ngày 31/12/1990, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 447HDBT, về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Văn
hố - Thơng tin - Thể thao và Du lịch.
• Ngày 28/01/1992, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 37HDBT, về việc ban hành Quy chế Quản lý kinh doanh du lịch.
• Ngày 26/10/1992, Chính phủ ban hành Nghị định số 05-CP về việc
thành lập Tổng cục Du lịch.

4


• Ngày 27/12/1992, Chính phủ ban hành Nghị định số 20-CP quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục Du lịch.
• Ngày 07/8/1995, Chính phủ ban hành Nghị định số 53-CP về chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục Du lịch
Từ 1960 đến 1975, Hội đồng Chính phủ ban hành nghị định số 20/CP

Giai đoạn 1990 đến 2005, ngành du lịch vươn lên đổi mới quản lí và

phát triển, đạt được những thành quả quan trọng, ngày càng tăng quy mô và
chất lượng. Chỉ thị 46/CP – TƯ của Ban Bí thư trung ương Đảng khóa VII
tháng 10/1994 khẳng định “Phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan
trọng trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội nhằm góp phần thực hiện
Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước”. Cơ chế chính sách phát triển du
lịch từng bước được hình thành, nâng cao hiệu lực quản lí. Sau 2 năm sáp
nhập vào Bộ Văn hóa – Thơng tin rồi vào Bộ Thương mại, tháng 11/1992,
Tổng cục du lịch đã nhanh chóng củng cố, ổn định tổ chức bộ máy để thực
hiện tốt chức năng quản lí nhà nước về du lịch từ Trung ương đến các tỉnh,
thành phố. Ngày 27/6/2005, Luật du lịch được Quốc hội thông qua.
Từ 2006 đến nay, ngành du lịch Việt Nam dần dần hoàn thiện, sẵn sàng
bước vào sân chơi quốc tế.
1.2 Vai trò của ngành du lịch trong nền Kinh tế đất nước
Trong lịch sử nhân loại, du lịch đã được ghi nhận như là một sở
thích, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người. Ngày nay, du lịch
đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hóa, xã
hội ở các nước. Về mặt kinh tế, du lịch đã trở thành một trong những
ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước công nghiệp phát triển. Mạng
lưới du lịch đã được thiết lập ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Các lợi
ích kinh tế mang lại từ du lịch là điều không thể phủ nhận, thông qua việc
5


tiêu dùng của du khách đối với các sản phẩm của du lịch. Nhu cầu của du
khách bên cạnh việc tiêu dùng các hàng hố thơng thường cịn có những
nhu cầu tiêu dùng đặc biệt: nhu cầu nâng cao kiến thức, học hỏi, vãn cảnh,
chữa bệnh, nghỉ ngơi, thư giãn…
Sự khác biệt giữa tiêu dùng dịch vụ du lịch và tiêu dùng các hàng
hoá khác là tiêu dùng các sản phẩm du lịch xảy ra cùng lúc, cùng nơi với
việc sản xuất ra chúng. Đây cũng là lý do làm cho sản phẩm du lịch mang

tính đặc thù mà khơng thể so sánh giá cả của sản phẩm du lịch này với giá
cả của sản phẩm du lịch kia một cách tuỳ tiện được. Sự tác động qua lại
của quá trình tiêu dùng và cung ứng sản phẩm du lịch tác động lên lĩnh
vực phân phối lưu thông và do vậy ảnh hưởng đến các khâu của quá trình
tái sản xuất xã hội. Bên cạnh đó, việc phát triển du lịch sẽ kéo theo sự phát
triển của các ngành kinh tế khác, vì sản phẩm du lịch mang tính liên ngành
có quan bệ đến nhiều lĩnh vực khác trong nền kinh tế. Khi một khu vực
nào đó trở thành điểm du lịch, du khách ở mọi nơi đổ về sẽ làm cho nhu
cầu về mọi hàng hoá dịch vụ tăng lên đáng kể. Xuất phát từ nhu cầu này
của du khách mà ngành kinh tế du lịch không ngừng mở rộng hoạt động
của mình thơng qua mối quan hệ liên ngành trong nền kinh tế, đồng thời
làm biến đổi cơ cấu ngành trong nền kinh tế quốc dân. Hơn nữa, các hàng
hố, vật tư cho du lịch địi hỏi phải có chất lượng cao, phong phú về chủng
loại, hình thức đẹp, hấp dẫn. Do đó nó địi hỏi các doanh nghiệp phải
không ngừng sáng tạo cải tiến, phát triển các loại hàng hoá. Để làm được
điều này, các doanh nghiệp bắt buộc phải đầu tư trang thiết bị hiện đại,
tuyển chọn và sử dụng cơng nhân có tay nghề cao đáp ứng được nhu cầu
của du khách.
Trên bình diện chung, hoạt động du lịch có tác dụng làm biến đổi
cán cân thu chi của đất nước. Du khách quốc tế mang ngoại tệ vào đất
nước có địa điểm du lịch, làm tăng thêm nguồn thu ngoại tệ của đất nước
6


đó. Ngược lại, phần chi ngoại tệ sẽ tăng lên đối với những quốc gia có
nhiều người đi du lịch ở nước ngoài. Trong phạm vi một quốc gia, hoạt
động du lịch làm xáo trộn hoạt động luân chuyển tiền tệ, hàng hố, điều
hồ nguồn vốn từ vùng kinh tế phát triển sang vùng kinh tế kém phát triển
hơn, kích thích sự tăng trưởng kinh tế ở các vùng sâu, vùng xa…
Một lợi ích khác mà ngành du lịch đem lại là góp phần giải quyết

vấn đề việc làm. Bởi các ngành dịch vụ liên quan đến du lịch đều cần một
lượng lớn lao động. Du lịch đã tạo ra nguồn thu nhập cho người lao động,
giải quyết các vấn đề xã hội.
Du lịch Việt Nam trong thời gian qua cũng đã đóng góp rất nhiều
cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước. Tốc độ tăng trưởng
hơn 14%/năm gần gấp hai lần tốc độ tăng trưởng của tồn bộ nền kinh tế.
Du lịch ngày càng có vai trò quan trọng tại Việt Nam. Đối với khách
du lịch ba-lơ, những người du lịch khám phá văn hóa và thiên nhiên, bãi
biển và các cựu chiến binh Mỹ và Pháp, Việt Nam đang trở thành một địa
điểm du lịch mới ở Đông Nam Á.
Các dự án đầu tư vào bất động sản du lịch dọc theo bờ biển hơn
3.000 km và tại và các thành phố lớn đang gia tăng nhanh chóng. Dịch vụ
du lịch ngày càng đa dạng. Công ty lữ hành địa phương và quốc tế cung
cấp các tour du lịch tham quan các bản làng dân tộc thiểu số, đi bộ và tour
du lịch xe đạp, đi thuyền kayak và du lịch ra nước ngoài cho du khách Việt
Nam,

đặc

biệt



gắn

kết

với

các


quốc

gia

láng

giềng Campuchia , Lào và Thái Lan. Ngoài ra, nhờ vào việc nới lỏng các
quy định về đi lại, xuất cảnh, khách du lịch nước ngoài đã có thể đi lại tự
do trong nước từ năm 1997.
Nền kinh tế Việt Nam đang chuyển đổi từ nông nghiệp sang
nền kinh tế dịch vụ. Hơn một phần ba của tổng sản phẩm trong nước được
tạo ra bởi các dịch vụ, trong đó bao gồm khách sạn và phục vụ công
7


nghiệp và giao thông vận tải. Nhà sản xuất và xây dựng (28 %) nông
nghiệp, và thuỷ sản (20 %) và khai thác mỏ (10 %).
Trong khi đó, du lịch đóng góp 4,5% trong tổng sản phẩm quốc nội
(thời điểm 2007). Ngày càng có nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài
đổ vào ngành du lịch. Sau các ngành công nghiệp nặng và phát triển đô
thị, đầu tư nước ngoài hầu hết đã được tập trung vào du lịch, đặc biệt là
trong các dự án khách sạn.
Với tiềm năng lớn, từ năm 2001, Du lịch Việt Nam đã được chính phủ
quy hoạch, định hướng để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn . Mặc dù
"Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001 - 2010" có vài chỉ tiêu
khơng đạt được , từ năm 2011, "Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030" đã được thủ tướng chính phủ Việt
Nam phê duyệt ngày 30/12/2011 để tiếp nối. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý
kiến cho rằng, trong thực tiễn còn cần làm rất nhiều để ngành du lịch thật

sự trở thành "mũi nhọn" và từ có "tiềm năng" trở thành có "khả năng".

Chương II : Tiềm năng ngành du lịch Việt Nam

2.1 Khái quát chung
Nằm ở khu vực Đông Nam Á , nơi diễn ra các hoạt động kinh tế sơi
động nói chung và du lịch nói riêng, Việt Nam có điều kiện thuận lợi để
phát triển du lịch.
Sự đa dạng của nguồn tài nguyên cả về thiên nhiên (bãi biển, hang
động, đảo, nước khoáng, lớp phủ thực vật, giới động vật quý hiếm, nhiều
cảnh quan thiên nhiên độc đáo điển hình...) lẫn nhân văn (các di tích lịch
sử, kiến trúc nghệ thuật, phong tục tập quán, các làng nghề thủ công
8


truyền thống, sự đa dạng về bản sắc văn hoá của các dân tộc...), là điều
kiện để phát triển nhiều loại hình du lịch với thời gian dài ngắn khác nhau.
Tài nguyên du lịch nước ta phân bố tương đối tập trung. Điều đó góp
phần hình thành các lãnh thổ du lịch điển hình trong tồn quốc. Mỗi lãnh
thổ du lịch có một sắc thái riêng, tạo nên các tuyến du lịch xuyên quốc gia,
không lặp lại giữa vùng này với vùng khác nên thường không làm nhàm
chán khách du lịch. Mặt khác, chúng lại gần các đô thị lớn, các cửa khẩu
quốc tế quan trọng tạo thuận lợi cho việc đi lại, thăm viếng, ăn ở của
khách. Nhiều lãnh thổ du lịch của Việt Nam, nếu được qui hoạch và đầu tư
thích đáng sẽ trở thành những trung tâm du lịch lớn, có thể cạnh tranh với
các nước trong khu vực và thế giới. Đó là trung tâm du lịch Hà Nội và phụ
cận (Hà Tây, Ninh Bình, Phú Thọ, Hồ Bình...), vùng biển Hạ Long - Cát
Bà - Đồ Sơn (Quảng Ninh - Hải Phòng), vùng Đại Lãnh, Văn Phong, Nha
Trang (Khánh Hoà), đảo Phú Quốc (Kiên Giang), Huế - Đà Nẵng, thành
phố Hồ Chí Minh và đồng bằng sơng Cửu Long...

Nước ta có nguồn nhân lực dồi dào, lao động có kỹ thuật, thơng minh,
bước đầu đã tiếp cận và làm quen với các hoạt động kinh doanh du lịch
quốc tế. Việc phát triển du lịch, trong tương lai sẽ tạo nhiều việc làm (trực
tiếp và gián tiếp) cho đất nước.

2.2 Tài nguyên du lịch tự nhiên

2.2.1. Địa hình
Địa hình có ý nghĩa đặc biệt đối với du lịch. Ở nước ta, về đại thể,
các dạng địa hình đặc biệt chủ yếu gồm có địa hình Karst (đá vơi), địa
hình bờ biển và địa hình đảo.

9


-Địa hình Karst thường tạo nên những điểm du lịch hấp dẫn. Kiểu
địa hình này chiếm khoảng 60.000 km2 tập trung chủ yếu ở Bắc Bộ, Bắc
Trung Bộ và một phần nhỏ tỉnh Kiên Giang với các dạng Karst hang
động, Karst ngập nước và Karst đồng bằng.
-Bờ biển nước ta dài khoảng 3.260 km với nhiều cảnh quan phong
phú, đa dạng, có nhiều bãi tắm tốt cịn ở dạng sơ khai, chưa bị ơ nhiễm, độ
dốc trung bình 2 - 30, là một tiềm năng rất có giá trị cho du lịch biển, nghỉ
dưỡng và vui chơi giải trí, được tập trung chủ yếu ở miền Trung. Các bãi
biển nổi tiếng: Trà Cổ, Bãi Cháy, Cát Bà, Cửa Lò, Văn Phong, Nha Trang,
Vũng Tàu...
-Nước ta có hơn 3.000 nghìn hịn đảo lớn nhỏ, trong đó nhiều đảo có
cảnh quan đẹp đã được đưa vào khai thác phục vụ du lịch: Quan Lạn, Cát
Bà, Phú Quốc, Cơn Đảo...

2.2.2. Khí hậu

Trên bình diện cả nước, khí hậu nhiệt đới gió mùa tương đối thích
hợp với cuộc sống con người. Khí hậu của nước ta cịn có sự phân hố
theo mùa, theo vĩ tuyến và theo độ cao nên đã ảnh hưởng tới việc tổ chức
du lịch. Biên độ nhiệt trung bình năm cao nhất không quá 150 C. Từ Nha
Trang trở vào khoảng 50 C và ở Nam Bộ từ 2 - 30 C. Lượng mưa khá lớn
từ 1.500 đến 2.000 mm/năm.
Trở ngại chính ảnh hưởng tới du lịch: Bão chủ yếu ở các miền duyên
hải, vùng biển và hải đảo; gió mùa đơng bắc vào mùa đơng; gió bụi mùa
khơ; lũ lụt mùa mưa và một số hiện tượng thời tiết đặc biệt.

10


2.2.3. Nguồn nước
Tài nguyên nước phục vụ cho du lịch gồm nước trên mặt, nước dưới
đất và nước khoáng.
Đối với du lịch, nước trên mặt có giá trị quan trọng không chỉ cung
cấp cho nhu cầu của các khu du lịch, mà cịn tạo ra các loại hình du lịch đa
dạng: du lịch hồ, du lịch sơng nước... Cịn nước dưới đất, nhìn chung ít có
giá trị du lịch.
Do khí hậu nhiệt đới gió mùa và nhiều nguyên nhân khác, mạng lưới
sơng ngịi của nước ta dày đặc nhưng khơng nhiều tác dụng đối với du
lịch. Có giá trị hơn cả là mạng lưới sơng ngịi ở đồng bằng sơng Cửu Long
(có ý nghĩa đối với loại hình du lịch sông nước) và một vài sông khác
(sông Hương, sông Hàn, sơng Hồng...).
Nước ta có nhiều hồ với nguồn gốc khác nhau (tự nhiên hoặc nhân
tạo) có giá trị về du lịch. Có thể kể ra một số hồ như hồ Tây(Hà Nội), hồ
Đồng Mơ (Hà Tây), hồ Hồ Bình (Hồ Bình), hồ Đại Lải (Vĩnh Phú), hồ
Ba Bể (Bắc Kạn), hồ Dầu Tiếng (Tây Ninh), hệ thống hồ ở Đà Lạt (Lâm
Đồng)...

Trong số các loại tài nguyên nước, tài nguyên nước khống có giá trị
đặc biệt đối với du lịch. Nước khoáng là nước thiên nhiên (chủ yếu ở dưới
đất), chứa một số thành phần vật chất đặc biệt (các yếu tố hố học, ngun
tố phóng xạ, khí...), hoặc một số tính chất vật lý (nhiệt độ...) có tác dụng
cho sức khoẻ con người.

Một trong những công dụng quan trọng của nước khống là chữa
bệnh và gắn với nó là loại hình du lịch chữa bệnh. Nước ta đã phát hiện
được khoảng hơn 400 nguồn nước khoáng tự nhiên thuộc các nhóm
khống Cacbonic,Silic, Brơm - Iơt - Bo..
11


2.2.4 Tài nguyên sinh vật
Thị hiếu về du lịch ngày càng trở nên đa dạng. Sau những ngày làm
việc căng thẳng, con người có nhu cầu nghỉ ngơi thư giãn, hồ mình vào
với mơi trường thiên nhiên, nhất là các khu bảo tồn thiên nhiên. Việt Nam
nằm ở nơi gặp gỡ giữa các luồng di cư động thực vật, vì thế tài nguyên
sinh vật của nước ta rất phong phú và đa dạng khơng những có ý nghĩa
kinh tế mà cịn có giá trị về du lịch, nhất là tài nguyên rừng. Diện tích rừng
che phủ ở nước ta khoảng 37 % (năm 2006), chủ yếu tập trung ở Bắc
Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Đã thống kê được
hơn 800 loài cây gỗ, 332 loài thú, trên 1.000 lồi chim và 330 lồi bị sát,
trong đó có nhiều lồi q hiếm. Nước ta đã thành lập được 105 khu bảo
tồn thiên nhiên, bao gồm 27 VQG, 44 khu bảo tồn thiên nhiên và 34 khu
rừng văn hố, lịch sử, mơi trường.

2.3 Tài ngun du lịch nhân văn

2.3.1. Di tích lịch sử văn hóa

Di tích lịch sử - văn hoá là tài nguyên quan trọng hàng đầu của du
lịch. Cho đến nay cả nước có khoảng 4 vạn di tích các loại, trong đó có
2.715 di tích được Bộ Văn hố - Thơng tin xếp hạng. Đặc biệt đã có những
di tích lịch sử - văn hố được UNESCO công nhận là di sản của nhân loại:
cố đô Huế (năm 1993), phố cổ Hội An (năm 1999), thánh địa Mỹ Sơn
(năm 1999)... Ngồi ra cịn một số di tích khác đang đề nghị UNESCO
cơng nhận, như chùa Hương (Hà Tây), bãi đá cổ Sa Pa (Lào Cai), Hoàng
Thành Thăng Long...

12


2.3.2. Lễ hội
Lễ hội hấp dẫn du khách không kém gì các di tích lịch sử - văn hố.
Việt Nam là một dân tộc có hàng nghìn năm lịch sử. Cũng như nhiều quốc
gia khác trên thế giới, Việt Nam có một nền văn hố mang bản sắc riêng.
Chính những nét riêng đó đã làm nên cốt cách, hình hài và bản sắc dân tộc
Việt Nam. Trong kho tàng văn hoá của dân tộc Việt Nam, sinh hoạt lễ hội
là loại hình văn hố rất đặc trưng ở Việt Nam. Lễ hội là hình thức sinh
hoạt văn hố dân gian có mặt hầu như khắp mọi miền đất nước. Nhiều lễ
hội ra đời cách ngày nay hàng nghìn năm vẫn được giữ gìn và duy trì. Lễ
hội ở Việt Nam bao giờ cũng hướng tới một đối tượng thiêng cần suy tôn
là nhân thần hay thiên thần. Xét đến cùng thì đó chính là hình ảnh hội tụ
những phẩm chất cao đẹp của con người. Giúp con người nhớ về nguồn
cội, hướng thiện và nhằm tạo dựng cho mỗi con người một cuộc sống tốt
lành, yên vui.

Lễ hội truyền thống của Việt Nam chính là dịp để con người giao lưu
cộng cảm, trao truyền những đạo lý, tình cảm, mỹ tục và khát vọng cao
đẹp. Nó mang lại cho con người sự thanh thản chốn tâm linh, gạt bỏ hay

quên đi những lo toan thường nhật để hướng tới những việc thiện.

Nước ta có rất nhiều lễ hội, với quy mô và thời gian dài ngắn khác
nhau, song thường tập trung vào tháng Giêng, tháng Hai (âm lịch) hàng
năm. Lễ hội thường gắn với các sinh hoạt văn hoá dân gian như hát đối
đáp của dân tộc Mường; múa xoè, ném còn của dân tộc Thái; hát sli, hát
lượn, hát then của dân tộc Nùng; lễ hội đâm trâu, hát trường ca của một số
dân tộc ở Tây Nguyên... Trong chào đón giao thừa khi đất nước bước sang
thiên niên kỷ mới, Ban Chỉ đạo Nhà nước về du lịch và Bộ Văn hố Thơng
tin đã chọn 15 lễ hội tiêu biểu của các địa phương trong cả nước. Đó là các
13


lễ hội: Đền Gióng (Hà Nội), Chùa Hương (Hà Tây), Phủ Giày (Nam
Định), Đền Hùng (Phú Thọ), Trường Yên (Ninh Bình), Yên Tử (Quảng
Ninh), Tây Sơn (Bình Định), Hội đâm trâu (Tây Nguyên), Hội đua bò (An
Giang), Hội đua thuyền (Sóc Trăng), Hội chọi trâu (Đồ Sơn), Nghinh Ơng
(Bà Rịa - Vũng Tàu), Katê (Ninh Thuận),...

2.3.4. Các dạng tài nguyên du lịch nhân văn khác
Văn hoá dân tộc là đối tượng hấp dẫn khách du lịch. Nước ta có 54
dân tộc với những phong tục, tập quán độc đáo, các hoạt động văn hoá nghệ thuật đa dạng và rất đặc sắc; nước ta cịn có hàng trăm làng nghề thủ
cơng truyền thống, những món ăn đậm đà bản sắc dân tộc..., những thứ đó
khách du lịch cũng rất yêu thích.

Nước ta cịn có 117 bảo tàng, trong đó bảo tàng trung ương 6; bảo
tàng tỉnh và thành phố 79; bảo tàng chuyên ngành 32 (có 24 bảo tàng
thuộc lực lượng vũ trang). Tổng số hiện vật đang lưu giữ là 1.997.701,
trong đó 87.515 hiện vật đã được trưng bày và 608.886 hiện đang được
kiểm kê khoa học (gồm cả 489 trống đồng).


Chương III : Thực trạng ngành du lịch Việt Nam

Ngành du lịch của nước ta chính thức ra đời khi công ty du lịch Việt
Nam được thành lập ngày 09 /7 /1960 theo Nghị định 26/CP của Chính
phủ. Sau năm 1975, hoạt động du lịch có bước phát triển mới. Tuy nhiên,
du lịch chỉ thực sự chuyển biến mạnh mẽ và trở thành một ngành kinh tế
khi đất nước tiến hành đổi mới, đặc biệt từ những năm 90 của thế kỷ XX.
14


Đảng và Nhà nước đã khẳng định "Du lịch là một ngành kinh tế tổng
hợp quan trọng góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước" và coi "Phát triển du lịch là một hướng chiến lược
quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế -xã hội góp phần thực hiện
cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, phấn đấu từng bước đưa nước ta
thành trung tâm du lịch, thương mại - dịch vụ có tầm cỡ trong khu vực"
(Chỉ thị số 46 - CT/ TW, ngày 14 - 10 - 1994 của Ban Bí thư Trung ương
Đảng cộng sản Việt Nam).

3.1 Số lượng khách và kết quả kinh doanh

Sự phát triển của ngành du lịch gắn bó mật thiết với dòng khách du
lịch. Pháp lệnh du lịch (năm 1999) đã chỉ rõ, khách du lịch là người đi du
lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành
nghề để nhận thu nhập ở nơi đến.
Khách du lịch gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế.
Khách du lịch nội địa là cơng dân nước ta và nước ngồi cư trú tại Việt
Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Còn khách du lịch quốc
tế là người nước ngoài hay người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào

nước ta du lịch và công dân nước ta, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam
ra nước ngoài du lịch.
Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ngày càng tăng. Trước năm
1990 có sự tăng chậm cả về số lượng và chất lượng. Nhưng từ đầu thập kỷ
90 của thế kỷ XX lại đây, nhờ chính sách đổi mới, đã diễn ra sự "bùng nổ"
du lịch với tốc độ tăng trưởng nhanh về số lượng khách.
Năm 1990 nước ta mới đón được 25 vạn lượt khách thì vào cuối
tháng 12 năm 1994 người khách quốc tế thứ 1,0 triệu đã bước chân xuống
15


sân bay Nội Bài (Hà Nội). Trong thời gian gần đây do tác động của cuộc
khủng khoảng tài chính và một số nguyên nhân khác như dịch suy đường
hô hấp cấp (Sars), khách du lịch quốc tế đến nước ta có giảm về tốc độ gia
tăng. Kết quả năm 2003, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giảm xuống
chỉ còn 2,2 triệu. Đến năm 2004, khách du lịch quốc tế đến nước ta lại
tăng lên trên 2,9 triệu và năm 2005 đạt gần 3,5 triệu.

Theo nguồn tin từ Báo Lao Động số ra ngày 04- 05- 2007: Ông Vũ
Thế Bình - Vụ trưởng Vụ lữ hành cho rằng: tình hình khách quốc tế đến
Việt Nam trong năm 2006 và 3 tháng đầu năm 2007 đang có chiều hướng
tăng trưởng. Đặc biệt những thị trường trọng điểm tăng trưởng ổn định
như Hàn Quốc trong q I đạt 142,5 nghìn lượt người, tăng 17,7%, tương
tự Nhật Bản là: 118,6 nghìn, 31,4%; Mỹ 123,2 nghìn, 12%. Chỉ riêng thị
trường các nước ASEAN, từ đầu năm đến nay đạt được 576 nghìn lượt
khách.
Ngày 03- 05- 2007, Visa International Asia Pacific (Visa) và Hiệp
hội Du lịch khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (PATA) đã công bố "Khảo
sát những dự định du lịch Châu Á năm 2007", có 31% số người được hỏi
đã xem Việt Nam là điểm đến kế tiếp trong vòng 2 năm tới. So với 24%

kết quả kháo sát năm 2006, con số đã tăng lên 7% chỉ trong vòng 1 năm.
"Gần một nửa khách du lịch nói rằng họ chọn Việt Nam để tận hưởng một
kỳ nghỉ tốn kém tại một đất nước xinh đẹp và có nền văn hố đa dạng, lâu
đời" - ơng Stuart Tomlinson - GĐ Visa International Asia Pacific khu vực
Việt Nam, Campuchia và Lào khẳng định. Theo ông, việc Việt Nam được
khách du lịch đánh giá cao là điều rất đáng khích lệ và Việt Nam sẽ phát
triển thành điểm đến của khách du lịch có thu nhập cao trên tồn thế giới.
Có thể thấy qua khảo sát năm 2007, có 5 lý do chính để du khách lựa
chọn sẽ đến Việt Nam bao gồm: Giá hàng hoá và dịch vụ thấp (49%),
16


phong cảnh thiên nhiên (44%), văn hoá Việt Nam (41%), du lịch mạo hiểm
(38%) và con người thân thiện (35%)
Đây là điều rất mừng đối với du lịch nước ta, nhưng cũng là điều rất
đáng lo ngại vì phần lớn khách du lịch quốc tế đến nước ta chỉ một lần,
85% khơng muốn quay trở lại. Về ngun nhân có nhiều như thiếu hụt cơ
sở lưu trú cả về số lượng và chất lượng, giá cả, thái độ phục vụ... Ngành
du lịch Việt Nam cần có giải pháp để khắc phục những nhược điểm trên.

+ Về thị trường khách có thay đổi, song khách Trung Quốc đến nước
ta vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất, sau đó đến Nhật Bản, Hoa Kỳ. Đến năm
2005 tỷ trọng khách du lịch Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Đài Loan,
Anh giảm nhưng lại nổi lên thị trường khách Hàn Quốc, Campuchia,
Ơxtrâylia...
+ Về mục đích đến nước ta chủ yếu là du lịch, sau đó đến thương
mại, thăm thân đang có chiều hướng tăng, mục đích khác chiếm tỷ lệ cịn
nhỏ.
+ Về việc sử dụng phương tiện khi đi du lịch: 58,6 % số lượng
khách du lịch quốc tế đến Việt Nam bằng đường hàng không, tiếp đến là

bằng đường bộ (29,6%) và đường thuỷ (11,8%). Năm 2006, khách quốc tế
đến bằng đường hàng không tăng 15,7%, đường thuỷ tăng 11,8%, nhưng
khách đường bộ giảm 31,2% (Nguồn Báo Lao động số ra ngày 04 - 05 2007).
So với các nước Đông Nam Á, Việt Nam đứng hàng thứ 6 về số
khách du lịch quốc tế đến khu vực này; sau Thái Lan, Malaixia, Singapo,
Inđônêxia, Philipin.
-Khách du lịch nội địa

17


Do mức sống của một bộ phận dân cư được cải thiện nhờ thích ứng
với cơ chế thị trường. Sau những ngày lao động căng thẳng, họ cần nghỉ
ngơi, du lịch để phục hồi sức khoẻ và nhu cầu này về cơ bản có thể thực
hiện được. Chính vì thế số khách du lịch nội địa ở nước ta liên tục tăng lên
từ khoảng 1 triệu người năm 1990; 11,2 triệu năm 2000 và 16,1 triệu năm
2005.

-Doanh thu
Cùng với sự gia tăng về số lượng khách cũng như thời gian lưu trú và
mức độ chi tiêu của khách. Do đó doanh thu của ngành du lịch nước ta liên
tục tăng từ con số 650 tỷ đồng năm 1990; 17.400 tỷ đồng năm 2000 và
30.000 tỷ đồng năm 2005.

3.2 Cơ sở vật chất- kĩ thuật và lao động

Cơ sở lưu trú có những chuyển biến rõ rệt trong những năm qua theo
hướng nâng cấp các cơ sở hiện có và xây dựng các cơ sở mới bằng nguồn
vốn trong nước hoặc từ nước ngoài. Để phục vụ cho việc lưu trú của
khách, trên thế giới có các dạng chủ yếu như khách sạn, motel (khách sạn

cạnh đường cho khách có ơ tô), camping (cắm trại), bungalow (nhà gỗ một
tầng) và làng du lịch. Ở nước ta phổ biến nhất là khách sạn (các loại).
Cùng với sự gia tăng về số lượng khách cũng như nhu cầu ngày càng
cao của khách mà số cơ sở lưu trú cũng ngày càng tăng lên về số lượng
cũng như chất lượng. Năm 2000 cả nước có 3.050 khách sạn với tổng số
66.000 phịng phục vụ du khách. Trong số khách sạn đó, đến nửa đầu năm
2002 có 438 khách sạn được xếp hạng (từ 1 đến 5 sao) gồm 24.433 phịng,
trong đó 265 khách sạn quốc doanh, 124 khách sạn tư nhân và 39 khách
18


sạn liên doanh. Số khách sạn từ 3 sao trở lên là 121 (5 sao: 15, 4 sao: 21, 3
sao: 85). Năm 2005, số khách sạn đã tăng lên tới con số 3.810 với tổng số
85.381 phịng, trong đó số được xếp hạng là 927 khách sạn, resort cao cấp
với tổng số 36.687 phòng, chiếm hơn 1/3 tổng số phòng của các cơ sở lưu
trú cả nước.
Với tốc độ gia tăng lượng khách như hiện nay thì số cơ sơ lưu trú ở
nước ta vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu. Ngày 24- 4- 2007, tại Hội nghị
chuyên đề "Giải pháp tăng trưởng khách quốc tế đến Việt Nam" do Tổng
cục Du lịch tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh, đông đảo công ty du lịch, lữ
hành, cùng các sở, ngành đã nêu rõ nhiều thực trạng và giải pháp. Ông
Trần Khang Thụy - Chủ tịch HĐQT Cty liên doanh du lịch Exotissmo cảnh báo; "Việc thiếu hụt phòng khách sạn, đã dẫn đến tình trạng tăng giá
vơ tội vạ của một số khách sạn 4 và 5 sao. Chỉ trong khơng q 2 năm, có
khách sạn đã tăng trên 200%. Dự đốn, tình hình này sẽ cịn tiếp tục diễn
ra trong năm 2008. Thực trạng này sẽ đẩy giá tour lên cao, khi đó điểm
đến Việt Nam sẽ trở thành điểm đến có giá thành đắt". Theo Tổng cục
trưởng Tổng cục Du lịch Hoàng Tuấn Anh, từ nay đến năm 2010, nước ta
cần có thêm 15.000 - 20.000 phịng lưu trú tiêu chuẩn 4 - 5 sao.
Nhìn chung, các cơ sở lưu trú cao cấp thường tập trung ở các thành
phố lớn.

Về số lượng phòng, 80% tổng số phòng hiện có tập trung ở các trung
tâm du lịch (thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phịng, Huế, Đà Nẵng,
Nha Trang, Vũng Tàu, Đà Lạt, Hạ Long, Cần Thơ...). 70% số khách sạn có
quy mơ dưới 20 phịng thuộc thành phần kinh tế tư nhân. Hà Hội và thành
phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm du lịch lớn nhất nước, có vài trăm
khách sạn các loại, trong đó có một số khách sạn 5 sao. Ở Hà Nội với
khách sạn Sofitel Metropole, Hanoi Daewoo Hotel, Sofitel Plaza Hanoi,
Hilton Hanoi Opera , Hanoi Horison, Nikko Hanoi...; ở thành phố Hồ Chí
19


Minh với New World Hotel Saigon, Caravelle, Sofitel Plaza Saigon,
Equatorial... Ngồi ra, ở Đà Nẵng có Furama, Lâm Đồng có Sofitel Dalat
Palace...
+ Các cơ sở vui chơi giải trí đóng vai trò quan trọng trong việc kéo
dài thời gian lưu trú của khách và tăng hiệu quả kinh doanh. Nhìn chung,
đây là một khâu còn yếu trong các hoạt động kinh doanh du lịch ở nước ta.
Các khu vui chơi giải trí thường có quy mơ nhỏ, hình thức đơn điệu, thiếu
hấp dẫn. Đáng chú ý hơn cả là một số khu vui chơi giải trí ở thành phố Hồ
Chí Minh (Đầm Sen, Suối Tiên...), Hà Nội (Công viên nước Hồ Tây...),
song cũng chưa đủ để phục vụ nhu cầu của dân cư địa phương.
+ Số lượng lao động trực tiếp trong ngành du lịch tăng nhanh để đáp
ứng nhu cầu của sự phát triển, từ hơn 3,5 vạn năm 1992 lên 15 vạn năm
2001 và 22 vạn năm 2005. Tuy nhiên, trừ một số cơ sở ở các thành phố lớn
(Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng...), còn lại số lượng và nhất là
chất lượng lao động có nhiều hạn chế.

3.3 Vốn dầu tư
Việc phát triển du lịch có liên quan đến nguồn vốn đầu tư. Ở nước ta
sau khi Luật Đầu tư ra đời, số vốn đầu tư của nước ngoài vào nước ta tăng

lên nhanh chóng.

Đối với ngành du lịch, đầu tư trực tiếp nước ngồi trong thời kì 1988
- 2000 vào khách sạn, du lịch là 230 dự án với tổng số vốn đăng kí đạt hơn
7,4 tỉ, trong đó vốn pháp định gần 2,8 tỉ USD. Trong Chiến lược phát triển
du lịch Việt Nam giai đoạn 2001 đến 2010 cho biết nhu cầu đầu tư đến
năm 2005 cần 1,6 tỷ USD, trong đó đầu tư kết cấu hạ tầng khu du lịch là

20


0,97 tỷ USD; đến năm 2010 cần 2,5 tỷ USD, trong đó đầu tư kết cấu hạ
tầng khu du lịch là 1,58 tỷ USD.

Các nước và lãnh thổ đầu tư lớn nhất vào du lịch là Xingapo (42 dự
án với vốn đăng kí hơn 2 tỷ USD), Đài Loan (tương ứng là 23 dự án và 1,4
tỷ), Hồng Kông (63 dự án và gần 1,4 tỷ), Hàn Quốc (15 dự án và hơn 700
triệu), Nhật Bản (23 dự án và gần 480 triệu)...

3.4 Khó khan và thách thức của ngành
Đã có những tháng cuối năm 2012 và giai đoạn đầu năm 2013, những
người làm du lịch không khỏi lo lắng khi lượng khách quốc tế tạm chững lại
với nhiều nguyên nhân. Dù bất ổn về chính trị - xã hội, thiên tai, khủng hoảng
kinh tế, tài chính buộc du khách ở các thị trường truyền thống phải giảm chi
tiêu và chọn lựa điểm đến phù hợp, chúng ta cũng nhìn nhận một cách thẳng
thắn về yếu kém, hạn chế của du lịch Việt Nam. Đó là cơng tác quản lý điểm
đến chưa được triển khai đồng bộ, hiệu quả; tình trạng mất vệ sinh, an ninh,
trật tự tại các điểm du lịch vẫn thường xảy ra bên cạnh các tệ nạn ta-xi dù
"chém khách", hàng rong chèo kéo, đeo bám; Một số dịch vụ lữ hành, khách
sạn ở các địa phương vẫn diễn ra việc núp bóng, lừa đảo, ép giá khách, nhất là

vào mùa cao điểm. Đây là hệ quả của tình trạng tăng trưởng du lịch nóng, phát
triển không đồng đều ở một số địa phương, tạo ra sự mất cân đối cục bộ. Môi
trường du lịch nhiều nơi bị ô nhiễm, quá tải, thiếu quản lý do khai thác quá
mức tài nguyên du lịch hoặc bị hủy hoại nghiêm trọng.
Công tác quản lý môi trường tự nhiên và mơi trường xã hội ở các điểm
đến cịn yếu kém và chưa được coi trọng. Gần đây, sự biến đổi khí hậu cũng
dẫn đến thiên tai, bão lũ bất thường, tác động tiêu cực đến cơ sở hạ tầng du
lịch và hoạt động du lịch ở nhiều địa phương.
21


Bên cạnh đó là những trở ngại từ tính thiếu chuyên nghiệp khi xây dựng
sản phẩm du lịch, xúc tiến quảng bá. Sản phẩm du lịch đơn điệu, chậm đổi
mới, thiếu sáng tạo và còn trùng lặp giữa các vùng miền, thiếu tính liên kết.
Cơng tác xúc tiến quảng bá du lịch còn hạn chế, nghiên cứu thị trường còn thụ
động, yếu kém. So với các nước trong khu vực, kinh phí Nhà nước đầu tư cho
cơng tác xúc tiến, quảng bá du lịch điểm đến còn rất hạn chế cho nên chưa tạo
được hiệu ứng kích cầu du lịch Việt Nam ở các thị trường mục tiêu. Hoạt động
phối hợp liên ngành cũng như giữa các địa phương không thường xuyên và
chưa đem lại hiệu quả mong muốn. Các doanh nghiệp du lịch chưa chủ động
trong công tác phát triển thị trường, xây dựng sản phẩm còn hạn chế, chất
lượng dịch vụ yếu.
Nhiều doanh nghiệp lữ hành chưa đủ khả năng vươn ra thị trường quốc tế
để khai thác khách. Một số thị trường cịn có hiện tượng người nước ngồi
thao túng, trực tiếp điều hành, cịn các doanh nghiệp trong nước thì cạnh tranh
khơng lành mạnh, hạ giá, trốn thuế, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất
lượng sản phẩm và hình ảnh điểm đến Việt Nam. Nguồn nhân lực du lịch
chuyên nghiệp nước ta cũng còn thiếu và yếu. Trong khi đó, sức ép cạnh tranh
giá thành sản phẩm, chất lượng nhân lực, dịch vụ và năng lực doanh nghiệp
với du lịch các nước trong khu vực ngày càng lớn. Việt Nam luôn luôn phải

cạnh tranh với các điểm đến du lịch hàng đầu trong khu vực như Ma-lai-xi-a,
Thái-lan, Xin-ga-po.
Đây là những quốc gia được đầu tư nhiều kinh phí, có trình độ chun
nghiệp cao trong hoạt động du lịch và liên tục đổi mới về sản phẩm, thương
hiệu du lịch. Đặc biệt là sau năm 2015 khi các nước ASEAN đồng loạt loại bỏ
hàng rào phi thuế quan và thuế suất trong ASEAN chỉ còn từ 0 đến 5%.
Khơng có sự chuẩn bị tốt, chắc chắn thị trường khách của các doanh
nghiệp du lịch Việt Nam sẽ bị thu hẹp cả ở trong nước và quốc tế.

22


Chương IV Ứng dụng của Mỹ thuật công nghiệp trong ngành Du
lịch hiện nay
4.1 Ngành thiết kế nội – ngoại thất
Từ nhu cầu thực tế của xã hội, việc sáng tạo thiết kế nội thất từ nhà ở
đến các công trình cơng cộng đã khẳng định nhu cầu và sử dụng của con
người là rất lớn. Để đáp ứng nhu cầu của xã hội trong các lĩnh vực khoa học,
kỹ thuật cũng như lĩnh vực nghệ thuật, cụ thể là mỹ thuật cơng nghiệp mà
trong đó có chun ngành trang trí nội ngoại thất là một nhiệm vụ hết sức độc
đáo và có ý nghĩa to lớn đối với xã hội.

Ngành du lịch là một trong những điểm mạnh để phát triển kinh tế của
Việt Nam nói riêng và của các nước trên thế giới nói chung. Vì vậy nghành du
lịch cần phải được phát triển mạnh mẽ. Nghành thiết kế nội ngoại thất của mỹ
thuật công nghiệp ra đời để góp một phần quan trọng trong cơng việc xây
dựng, đẩy mạnh và phát triển cho ngành du lịch Việt Nam, khơng chỉ tơ điểm
thêm mà cịn là một trong những yêu tố quan trọng thu hút khách du lịch trong
và ngồi nước
Thiết kế nội ngoại thất tạo cho khơng gian khách sạn và những khu

resort một cái nhìn trang trọng, hợp nhãn mà giàu tính nghệ thuật, khơng kém
phần sành điệu, thời thượng. Tạo cảm giác ấm cúng và gần gũi bằng nhiều vật
liệu nội ngoại thất độc đáo.

4.2 Ngành đồ họa
Quảng cáo thiết kế không chỉ sáng tạo trong nghệ thuật thiết kế , zimia
design họ hiểu cách tiếp thị và làm thế nào để quảng bá sản phẩm và dịch vụ
thơng qua truyền thơng hình ảnh . Trong khi đó, một nghệ sĩ tự do có thể làm
việc sáng tạo một tác phẩm nghệ thuật trong nhiều tháng , trong khi đó một
23


nghệ sĩ đồ họa thường xuyên phải tiếp tục tạo ra các sản phẩm thiết kế quảng
cáo ban đầu để đáp ứng thời hạn của chiến dịch. Ví dụ những quảng cáo thiết
kế những thứ xung quanh chúng ta . Các banner quảng cáo mà bạn nhìn thấy
trên các trang web cũng như các tờ báo quảng cáo cho các sản phẩm như giày
dép và đồng hồ được thiết kế cho quảng cáo có mục đích. Thiết kế đồ họa
cũng tạo ra biểu tượng và biểu tượng được sử dụng trong quảng cáo để giúp
truyền cảm hứng cho người tiêu dùng nhận biết thương hiệu, chẳng hạn như
chữ M vòm vàng của McDonald .
Đồ họa trong quảng cáo du lịch nằm trong mỹ thuật ứng dụng , mỹ
thuật công nghiệp và có thể nói nó có vai trị quan trọng trong việc quảng bá,
giới thiệu , khơi hứng thú tìm tịi muốn tham quan,tìm hiểu của những du
khánh du lịch trong nước cũng như ngoài nước. Những slogan, logo, banner
du lịch đưa ra về thẩm mỹ thị giác đầu tiên sau đó gây sự tị mị cho du khách.
Thứ hai, du khách sẽ có được những thơng tin đầy đủ như về dịch vụ du lịch,
lịch trình du lịch, .. Và cuối cùng, nhìn vào chiến dịch quảng bá của một địa
điểm du lịch, quan khách cũng có thể nhận xét được quy mơ đầu tư và sự hồn
thiện trong khâu tơ chức của địa điểm đó.


4.3 Ngành sơn mài – điêu khắc – gốm
Ngày nay các sản phẩm sơn mài được đưa vào kinh doanh trở thành
những món đồ lưu niệm thu hút bạn bè quốc tế bởi nét văn hoá đặc trưng Việt
Nam và điêu luyện trong tay nghề của những nghệ nhân sơn mài truyền thống.
Càng ngày nghệ thuật điêu khắc càng phát triển, có vị trí trong nền mỹ thuật
Việt Nam.
Ðiêu khắc ngày càng đi gần đến vẻ đẹp của đặc trưng ngôn ngữ. Nếu
như trước kia phần lớn tác phẩm thiên về tả, kể hoặc mơ phỏng hiện thực thì ở

24


Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc 2005 các tác phẩm điêu khắc được thể hiện với
nhiều phong cách hiện thực, siêu thực, biểu hiện lãng mạn,...
Và cuối cùng, ngành gốm với bề dày truyền thống và sự đặc trưng
trong ngành nghề dần trở thành một mặt hàng du lịch nổi tiếng. Bên cạnh
những sản phẩm gốm điêu luyện, tinh xảo được bạn bè quốc tế mua như
những món đồ lưu niệm về đất nước Việt Nam, làng nghề truyền thống Bát
Tràng cũng trở thành một sân chơi thu hút khách du lịch trong nước và bạn bè
thế giới.
MỘT SỐ DỮ LIỆU

Khách và khách du lịch quốc tế đến Việt Nam qua 10 năm gần đây (2000-2010)
(triệu người)

Năm

2000 2001 2002 2003

2004 2005 2006 2007 2008 2009


2010

Lượt khách
đến
2.1

2.3

2.6

2.4

2.9

3.4

3.5

4.2

4.2

3.7

5.0

1.1

1.2


1.4

1.2

1.5

2.0

2.0

2.6

2.6

2.2

3.1

Việt Nam

Lượt khách
đến
Việt Nam
du lịch

25



×