Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Các phương thức tư vấn pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.43 KB, 3 trang )

Các phương thức tư vấn pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình
1. Tư vấn bằng lời nói
Tư vấn trực tiếp bằng lời là một trong số những hình thức tư vấn pháp luật.
Theo đó, tư vấn pháp luật bằng lời nói được hiểu là người tư vấn trao đổi bằng lời
nói với khách hàng, trao đổi mọi thông tin liên quan cần thiết đến vấn đề mà khách
hàng cần tư vấn.
Thực tiễn hoạt động tư vấn pháp luật cho thấy hình thức tư vấn bằng miệng là
hình thức phổ biến. Với các vụ việc có tính chất đơn giản, khách hàng thường gặp
người tư vấn để tìm hiểu bản chất pháp lý của vụ việc trên cơ sở đó giúp họ tìm
giải pháp để bảo vệ quyền lợi hợp pháp một cách nhanh chóng, có hiệu quả. Tuy
vậy, hoạt động tư vấn pháp luật là một hoạt động đa dạng, phức tạp đòi hỏi một
quá trình lao động trí óc.
Vì vậy khi tư vấn trực tiếp bằng miệng cho khách hàng, người tư vấn cần thiết
phải tôn trọng một quy trình sau đây[1]:
- Thứ nhất, người tư vấn cần phải lắng nghe khách hàng trình bày và ghi
chép đầy đủ nội dung chính, ý chính, trên cơ sở đó đặt câu hỏi để làm rõ thêm.
Thông thường, lần đầu tiên tiếp xúc, người tư vấn chưa thể nắm bắt một cách chắc
chắn bản chất của sự việc đó, hơn nữa, khách hàng thường trình bày theo ý chủ
quan và bỏ qua nhiều chi tiết mà họ cho là không cần thiết. Do đó, người tư vấn
cần gợi ý những vấn đề để khách hàng trình bày đúng bản chất của vụ việc. Người
tư vấn nên lưu ý khách hàng, chỉ có thể đưa ra giải pháp chính xác, đầy đủ và đúng
pháp luật nếu khách hàng trình bày vấn đề trung thực và khách quan.
Đồng thời, người tư vấn phải nắm bắt được tâm lý khách hàng để có những
ứng xử, giao tiếp phù hợp. Ngoài ra, người tư vấn cũng cần phải khiêm tốn, thái độ
đúng mực, thông cảm, chia sẻ và tôn trọng khách hàng.
- Thứ hai, người tư vấn yêu cầu khách hàng cung cấp các tài liệu liên quan
đến vấn đề cần tư vấn. Những giấy tờ, tài liệu này phản ánh diễn biến của quá
trình tranh chấp hoặc bản chất của vụ việc mà khách hàng yêu cầu tư vấn. Nếu
không có những tài liệu này, việc tư vấn có thể không chính xác.
Sau khi khách hàng cung cấp đầy đủ các văn bản, giấy tờ, tài liệu có liên
quan, người tư vấn cần phải dành thời gian để nghiên cứu các giấy tờ tài liệu đó.


Trường hợp sau khi nghe khách hàng trình bày và nghiên cứu các tài liệu do khách
hàng cung cấp mà thấy không thể trả lời ngay được, phải thông báo điều đó cho
khách hàng và hẹn khách hàng gặp vào một ngày khác.
- Thứ ba, tra cứu tài liệu tham khảo. Đây là công việc cần thiết để khẳng
định với khách hàng rằng người tư vấn dựa trên cơ sở pháp lý chắc chắn, tư vấn
theo pháp luật chứ không phải theo cảm tính, chủ quan, đồng thời giúp chính người
tư vấn khẳng định đúng những suy nghĩ, cảm tính của chính mình trước đó. Việc


dùng các quy định của pháp luật để làm cơ sơ cho các kết luận của mình đều là bắt
buộc.
- Thứ tư, người tư vấn phải định hướng cho khách hàng. Thực chất là việc
đưa ra giải pháp trả lời (bằng miệng) các vấn đề mà khách hàng yêu cầu. Người tư
vấn cần phải trung thực, phân tích vấn đề trên cơ sở pháp lý và luôn đứng về phía
khách hàng của mình. Không được thiên vị, chủ quan, bởi như vậy, sẽ không nhận
được sự tin tưởng của khách hàng. Nếu chưa tin tưởng vào giải pháp của mình,
người tư vấn nên hẹn khách hàng vào một ngày khác.
- Thứ năm, trong quá trình tư vấn, có thể kết hợp hòa giải. Người tư
vấn giúp hai bên đương sự hòa giải, thỏa thuận với nhau để tìm ra một giải pháp
thỏa đáng. Tuy nhiên, trong trường hợp hoà giải, người tư vấn phải cho khách hàng
biết bản chất của vấn đề, tức là nếu đưa vụ án ra xét xử tại Toà án hoặc Trọng tài
họ sẽ được lợi gì và nếu tự hoà giải họ cũng sẽ được lợi gì.
2. Tư vấn bằng văn bản
Tư vấn pháp luật bằng văn bản được hiểu là người tư vấn trao đổi bằng văn
bản với khách hàng, trao đổi mọi thông tin liên quan cần thiết đến vấn đề mà khách
hàng cần tư vấn.
Việc tư vấn bằng văn bản thông thường được tiến hành khi:
- Khách hàng ở xa, không trực tiếp đến gặp người tư vấn và không muốn tư
vấn qua điện thoại.
- Khách hàng muốn khẳng định độ tin cậy của giải pháp thông qua việc đề ra

các câu hỏi để người tư vấn trả lời bằng văn bản.
- Kết quả tư vấn bằng văn bản có thể được khách hàng sử dụng để phục vụ
cho mục đích khác của họ.
- Những vụ, việc phức tạp mà nếu người tư vấn tư vấn bằng lời nói thì khách
hàng không nắm bắt hết được.
Theo yêu cầu của khách hàng việc tư vấn bằng văn bản có thể được thực hiện
theo hai hình thức: Khách hàng viết đơn, thư, chuyển fax và khách hàng trực tiếp
đến gặp người tư vấn và đề nghị tư vấn bằng văn bản.
Khi thực hiện tư vấn bằng văn bản thông thường hai bên (người tư vấn và
khách hàng) phải ký hợp đồng tư vấn pháp luật với nhau (ví dụ: Điều 26 Luật Luật
sư quy định về thực hiện dịch vụ pháp lý theo hợp đồng dịch vụ pháp lý). Trong
trường hợp một bên yêu cầu thì hợp đồng phải được công chứng.
Cũng như việc tư vấn bằng miệng, việc tư vấn bằng văn bản yêu cầu phải
quán triệt các bước sau đây:
- Nghiên cứu kỹ yêu cầu của khách hàng.
- Trao đổi với khách hàng về yêu cầu của họ để khẳng định trong một số
trường hợp cần thiết.


- Tra cứu các tài liệu văn bản pháp luật có liên quan để phục vụ cho việc tư
vấn.
- Soạn văn bản trả lời cho khách hàng.



×