Tải bản đầy đủ (.doc) (130 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO y học THƯỜNG THỨC hỏi đáp về PHƯƠNG PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH tật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (587.57 KB, 130 trang )

Y HỌC THƯỜNG THỨC – HỎI ĐÁP VỀ PHƯƠNG PHÁP PHÒNG
CHỐNG BỆNH TẬT
PHẦN THỨ NHẤT: ẨM THỰC CỔ TRUYỀN
Câu hỏi 1: Vì sao y học cổ truyền rất coi trọng vấn đề ăn kiêng?
Trả lời:
Ăn kiêng là một vấn đề rất quan trọng và lý thú của y học cổ truyền và cũng
là bản sắc của văn hoá ẩm thực Việt Nam. Trong Hoàng đế nội kinh, cuốn sách
thuốc cổ nhất còn lưu truyền đến nay, đã ghi lại khá nhiều nội dung liên quan đến
việc ăn kiêng. Rồi lần lượt các y thư kinh điển khác như Thương hàn luận, Trửu hậu
bị cấp phương, Ngoại đài bí yếu, ẩm thực chính yếu, Bản thảo cương mục... đều có
đề cập đến vấn đề này ở các mức độ khác nhau. ở nước ta, rải rác trong các trước tác
của mình, Tuệ Tĩnh và Hải Thượng Lãn Ông cũng đều có những kiến giải khá sâu
sắc và chi tiết về việc ăn kiêng khi dùng thuốc và trong suốt quá trình phòng và chữa
bệnh. Vậy thì, vì sao y học cổ truyền lại coi trọng việc ăn kiêng đến như vậy?
Trước hết, là vấn đề ăn kiêng về số lượng. Y học cổ truyền thường xuyên
khuyên con người, bất kể tuổi tác, giới tính, bị bệnh hay không bị bệnh, đều phải ăn
uống có chừng mực và điều độ, tránh ăn no quá mức hoặc để đói quá lâu. Sách Tố
vấn viết: "Ăn uống bị bội thực thì ruột và dạ dày sẽ bị tổn thương". Hải Thượng Lãn
Ông cũng khuyên một cách rất chí lý: "Trong cái no nên để một chút đói, chứ đừng
để trong cái đói có thừa một chút no".
Trong y học cổ truyền, tỳ và vị là hai bộ phận có ý nghĩa hết sức quan trọng,
đóng vai trò chủ yếu trong việc thu nạp, tiêu hoá, hấp thu và phân bố chất dinh
dưỡng, tạo nên cái gọi là "tinh hậu thiên", thứ vật chất cơ bản để duy trì sự sống
cùng với "tinh tiên thiên" vốn được bẩm thụ từ tinh cha huyết mẹ. Nếu ăn uống vô
độ lâu ngày sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến công năng của tỳ vị, đặc biệt là ở những
người tỳ vị vốn đã hư yếu, tạo nên các hội chứng bệnh lý như chứng Tỳ khí hư, biểu
hiện bằng các triệu chứng ăn kém, chậm tiêu, hay đầy bụng, đại tiện lỏng hoặc nát,
tay chân vô lực, dễ mệt, có thể phù nhẹ, sắc mặt vàng nhợt, chất lưỡi nhợt, mạch hư
hoãn.
Thứ hai, là vấn đề ăn kiêng về chất lượng. Y học cổ truyền cho rằng, mục đích
ăn uống thường bao gồm hai loại: ăn để bồi bổ (thực bổ) và ăn để phòng và chữa


bệnh (thực trị). Đối tượng sử dụng có thể là người bình thường hoặc những người
đang mắc một hay nhiều bệnh lý nào đó. ở người bình thường, thể chất mỗi người vốn
khác nhau, có người thể chất thiên hàn hay thiên nhiệt, thiên âm hoặc thiên dương. ở
người bị bệnh thì tình trạng thiên lệch giữa âm và dương, giữa hàn và nhiệt lại càng
rõ ràng tạo nên sự mất cân bằng trầm trọng, cần phải can thiệp bằng các biện pháp
dùng thuốc hay không dùng thuốc để nhằm mục đích tái lập lại thế cân bằng vốn có.
Trong khi đó, thức ăn nói chung dù là thuốc hay không dùng làm thuốc, theo
y học cổ truyền đều có tính vị hàn lương, ôn nhiệt, cay đắng mặn ngọt... khác nhau.


Bởi thế, về nguyên tắc việc dùng các loại thực phẩm, thức ăn cũng tương tự như
việc sử dụng các vị thuốc của y học cổ truyền. Nghĩa là, cũng phải nắm được đầy đủ
tính vị của chúng để từ đó vận dụng sự thiên thắng thiên suy của đồ ăn thức uống
mà điều chỉnh sự thiên thắng hoặc thiên suy của tình trạng bệnh tật trong cơ thể con
người, tuân thủ triệt để theo nguyên tắc "hư thì bổ, thực thì tả" của y học cổ truyền.
Ví dụ, người dương hư với biểu hiện toàn thân sợ lạnh, sắc mặt trắng bệch, khó thở,
mệt mỏi, đại tiện lỏng loãng, tiểu tiện trong dài, liệt dương, di tinh... phải trọng dụng
các vị thuốc và thực phẩm có tác dụng bổ dương, ôn dương, trợ dương, đồng thời
phải kiêng kị các thức ăn có tính âm hàn như dưa hấu, dưa chuột, thanh long, ngó
sen, ba ba, hải sâm, ngao, sò, mộc nhĩ... Người âm hư có biểu hiện chứng trạng hư
nhiệt như có cảm giác hâm hấp sốt về chiều, đau đầu, chóng mặt, lòng bàn tay và
bàn chân nóng, người gầy, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ... phải trọng dụng các thực
phẩm và vị thuốc có tính bổ âm, tư âm, dưỡng âm và kiêng kị các vị thuốc và thực
phẩm có tính ôn nhiệt như thịt chó, thịt dê, nhãn, vải, mít, gừng, tỏi, hạt tiêu...
Thứ ba, ở những người bị bệnh đang phải dùng thuốc y học cổ truyền còn cần
phải kiêng các thức ăn có tính đối kháng, dễ làm mất hoặc hạn chế công dụng của
thuốc. Đầu tiên là những thực phẩm có tác dụng đối nghịch với thuốc, ví như trường
hợp bị nhiệt chứng đang phải dùng các thuốc có tính mát lạnh để thanh nhiệt, giải
nhiệt thì không nên dùng các thức ăn có tính ấm nóng, vì như vậy vừa hạn chế công
năng của thuốc, vừa làm cho tình trạng bệnh lý nặng lên. Thứ hai, là những thực

phẩm có tính tương kị với từng vị thuốc cụ thể, ví dụ: thiên môn kị cá chép, bạch
truật kị đào và mận, thục địa kị hành, cà rốt và hẹ... Trên thực tế, sự tương kị này
mang tính tổng kết kinh nghiệm của cổ nhân, còn đứng về phương diện hoá học và
dược lý học hiện đại thì dường như chưa có câu trả lời thích đáng. Tuy nhiên, điều
này cũng chứng tỏ vấn đề ăn kiêng đã được người xưa xem xét tỉ mỉ và tổng kết rất
công phu.
Thư tư, là vấn đề ăn kiêng theo mùa. Theo triết học phương Đông, con người
là một chỉnh thể, một vũ trụ thu nhỏ, nhưng con người không thể thoát khỏi sự chi
phối của vũ trụ lớn, của môi trường bên ngoài. Bởi vậy, một trong những học thuyết
chi phối y học cổ truyền là học thuyết "thiên nhân hợp nhất", nghĩa là cơ thể con
người luôn luôn thống nhất và chịu sự chi phối của hoàn cảnh bên ngoài. Từ đó, mọi
hoạt động sống của con người dù muốn hay không vẫn phải thuận theo các quy luật
của tự nhiên, trong đó có cả vấn đề ăn uống. Cổ nhân nói: "Nhân nhân chế nghi,
nhân địa chế nghi, nhân thời chế nghi", nghĩa là ẩm thực phải tuỳ người, tuỳ điều
kiện địa lý và tuỳ điều kiện khí hậu, thời tiết, tức là ăn uống phải theo mùa. Trên
thực tế, với sự phát triển của công nghệ sinh học, giao thông và thông tin hiện nay,
vấn đề ăn uống "tuỳ thời" đã phai nhạt khá nhiều.
Thứ năm, là vấn đề kiêng kị sự thiên lệch, nghĩa là không nên ăn quá nhiều,
quá lâu một thứ nào đó. Tại sao như vậy? Y thư cổ đã giải thích rất rõ: "Năm vị khi
vào cơ thể, đi vào các cơ quan tạng phủ và có thể gây bệnh. Chua đi vào gân, ăn
nhiều nó người sẽ mỏi mệt; mặn đi vào máu, ăn nhiều nó sẽ khát nước; cay đi vào
khí, ăn nhiều nó sẽ hại tim..." (Linh khu - Ngũ vị luận). Ngay cả khi đã lựa chọn


được các thức ăn phù hợp với thể chất và tình trạng bệnh tật của cơ thể, người xưa
cũng khuyên không nên dùng quá mức vì có thể đem lại hậu quả ngược lại, "vật cực
tắc phản", "âm cực sinh dương", "dương cực sinh âm" chính là như vậy. Ví dụ:
người bị bệnh thuộc thể Âm hư thì nên dùng các thức ăn có tác dụng bổ âm, dưỡng
âm, nhưng không nên dùng quá nhiều vì âm thịnh có thể khắc phạt, làm hại đến
dương khí trong nhân thể.

Như vậy, có thể thấy, vấn đề ăn kiêng trong y học cổ truyền là hết sức quan
trọng và tuân thủ một cách chặt chẽ theo nguyên tắc chỉ đạo dựa trên lý luận có tính
biện chứng của triết học phương Đông. Đồng thời, ăn kiêng cũng là một biểu hiện
cụ thể của bản sắc văn hoá dân tộc trong ăn uống. Tuy nhiên, đây là một vấn đề còn
hàm chứa nhiều ẩn số chưa được giải thích rõ ràng dưới ánh sáng của khoa học hiện
đại và cũng tỏ ra khá phức tạp khi ứng dụng vào thực tế cuộc sống.
Câu hỏi 2: Người bị cao huyết áp nên ăn gì?
Trả lời:
Khi bị cao huyết áp, ngoài thuốc ra, việc lựa chọn và duy trì một chế độ ăn
khôn ngoan và thích hợp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên, bên cạnh vấn đề
tuân thủ những nguyên tắc chung như ăn nhạt, hạn chế mỡ động vật, kiêng các chất
kích thích..., người bệnh nhiều khi tỏ ra khá lúng túng khi chọn dùng các đồ ăn thức
uống cụ thể trong sinh hoạt thường nhật. Trên cơ sở kết hợp kinh nghiệm và kết quả
nghiên cứu của dinh dưỡng học cổ truyền và hiện đại, sau đây xin được giới thiệu
một số thực phẩm thích hợp và có lợi cho việc phòng chống cao huyết áp để độc giả
có thể tham khảo và vận dụng.
Cần tây: Có tên khoa học là Apium graveolens L., dùng thứ càng tươi càng
tốt, rửa thật sạch, giã nát rồi ép lấy nước (nếu có máy ép thì càng tốt), chế thêm một
chút mật ong, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 40ml. Nghiên cứu hiện đại cho thấy,
nước ép cần tây có tác dụng làm giãn mạch, lợi niệu và hạ huyết áp. Cần chú ý tránh
nhầm lẫn với loại cần ta thường dùng làm rau ăn hàng ngày, có tên khoa học là
Oenanthe stolinefera Wall.
Cải cúc: Là loại rau thông dụng, có hương thơm đặc biệt, chứa nhiều acid
amin và tinh dầu có tác dụng làm thanh sáng đầu óc và giáng áp. Nên dùng làm rau
ăn hàng ngày hoặc ép lấy nước cốt uống, mỗi ngày chừng 50ml, chia 2 lần sáng,
chiều. Đặc biệt thích hợp với những người bị cao huyết áp có kèm theo đau và nặng
đầu.
Rau muống: Còn gọi là ung thái, không tâm thái, đằng đằng thái…, chứa
nhiều Canxi, rất có lợi cho việc duy trì áp lực thẩm thấu của thành mạch và huyết áp
trong giới hạn bình thường, là thứ rau đặc biệt thích hợp cho những người bị cao

huyết áp có kèm theo triệu chứng đau đầu.
Măng lau: Có công dụng hoạt huyết, thông tràng vị, khai hung cách (làm
thoải mái lồng ngực) và chống phiền khát. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, măng lau


có khả năng tiêu trừ mệt mỏi, tăng cường thể lực, làm giãn mạch, cường tim, lợi
niệu, giáng áp và phòng chống ung thư, là thức ăn rất thích hợp cho người bị cao
huyết áp và vữa xơ động mạch.
Cà chua: Có công dụng thanh nhiệt giải độc, lương huyết bình can và giáng
áp. Là thực phẩm rất giàu vitamin C và P, nếu ăn thường xuyên mỗi ngày 1 - 2 quả
cà chua sống thì khả năng phòng chống cao huyết áp là rất tốt, đặc biệt là khi có
biến chứng xuất huyết đáy mắt.
Cà: Đặc biệt là cà tím, là thực phẩm rất giàu vitamin P, giúp cho thành mạch
máu được mềm mại, dự phòng tích cực tình trạng rối loạn vi tuần hoàn hay gặp ở
những người bị cao huyết áp và các bệnh lý tim mạch khác.
Cà rốt: Có tác dụng làm mềm thành mạch, điều chỉnh rối loạn lipid máu và
ổn định huyết áp. Nên dùng dạng tươi, rửa sạch, ép lấy nước uống, mỗi ngày 2 lần,
mỗi lần chừng 50ml. Đây là thứ nước giải khát đặc biệt tốt cho những người bị cao
huyết áp có kèm theo tình trạng đau đầu, chóng mặt.
Hành tây: Trong thành phần không chứa chất béo, có khả năng làm giảm sức
cản ngoại vi, đối kháng với tác dụng làm tăng huyết áp của Catecholamine, duy trì
sự ổn định của quá trình bài tiết muối Natri trong cơ thể nên làm giảm huyết áp.
Ngoài ra, vỏ hành tây còn chứa nhiều Rutin rất có lợi cho việc làm vững bền thành
mạch, dự phòng tai biến xuất huyết não.
Nấm hương và nấm rơm: Là những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng nhưng
lại có khả năng phòng chống vữa xơ động mạch và hạ huyết áp, rất thích hợp cho
những người bị cao huyết áp vào mùa hè thu.
Mộc nhĩ: Vô luận là mộc nhĩ đen hay mộc nhĩ trắng đều là những thực phẩm
rất có lợi cho người bị cao huyết áp. Hàng ngày có thể dùng mộc nhĩ trắng 10g hoặc
mộc nhĩ đen 6g đem nấu nhừ rồi chế thêm 10g đường phèn ăn trong ngày. Khi có

biến chứng xuất huyết đáy mắt thì đây là thức ăn lý tưởng.
Tỏi: Có công dụng hạ mỡ máu và hạ huyết áp. Hàng ngày nếu kiên trì ăn đều
đặn 2 tép tỏi sống hoặc đã ngâm dấm hay uống 5ml dấm ngâm tỏi thì có thể duy trì
huyết áp ổn định ở mức bình thường.
Lạc: Có công dụng hạ mỡ máu và giáng áp. Kinh nghiệm dân gian Trung
Quốc dùng lạc ngâm với dấm ăn, sau chừng 5 ngày thì dùng được, mỗi ngày ăn 2
lần, mỗi lần 10 hạt.
Hải tảo, hải đới và tảo đỏ: Đều là những thực phẩm ở biển có công dụng
phòng chống vữa xơ động mạch và hạ huyết áp. Có thể dùng phối hợp cả ba thứ
cùng một lúc hoặc thay thế nhau.
Đậu Hà Lan và đậu xanh: Là hai loại thực phẩm rất có lợi cho người bị cao
huyết áp. Hàng ngày nên dùng giá đậu Hà Lan 1 nắm, rửa sạch rồi ép lấy nước uống
hoặc dùng làm rau ăn thường xuyên. Kinh nghiệm dân gian thường dùng đậu xanh


hầm với hải đới ăn hoặc đậu xanh và vừng đen sao thơm, tán bột ăn mỗi ngày 2 lần,
mỗi lần 50g để phòng chống cao huyết áp.
Sữa đậu nành: Là đồ uống lý tưởng cho người bị cao huyết áp, có công dụng
phòng chống vữa xơ động mạch, điều chỉnh rối loạn lipid máu và giáng áp. Mỗi
ngày nên dùng 1000ml sữa đậu nành pha với 100g đường trắng, chia uống vài lần
trong ngày.
Táo: Là loại táo to nhập từ Trung Quốc và các nước Âu châu, chứa nhiều
Kali có thể kết hợp với lượng Natri dư thừa để đào thải ra bên ngoài giúp cho cơ thể
duy trì huyết áp ở mức bình thường. Mỗi ngày nên ăn 3 quả hoặc ép lấy nước uống
3 lần, mỗi lần chừng 50ml.
Lê: Là thứ quả có công dụng thanh nhiệt, trấn tĩnh và giáng áp, rất có lợi cho
những người bị cao huyết áp có kèm theo các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, ù
tai, hay hồi hộp trống ngực. Mỗi ngày nên ăn đều đặn từ 1 - 2 quả hoặc ép lấy nước
cốt uống.
Chuối tiêu: Có công dụng thanh nhiệt, lợi niệu, thông tiện và giáng áp. Mỗi

ngày nên ăn từ 1 - 2 quả hoặc dùng vỏ quả chuối tiêu tươi 30-60g sắc uống thay trà.
Dưa hấu: Rất thích hợp cho người bị cao huyết áp vào mùa hè vì có tác dụng
thanh nhiệt và lợi niệu khá tốt, từ đó giúp cho huyết áp được ổn định. Người ta còn
dùng vỏ dưa hấu 12g và thảo quyết minh 12g sắc uống thay trà hàng ngày hoặc ăn
hạt dưa hấu mỗi ngày từ 9 - 15g để làm hạ huyết áp.
Dưa chuột: Chứa nhiều muối Kali, có tác dụng thanh nhiệt, giải thử, lợi niệu
và giáng áp, rất thích hợp cho người bị cao huyết áp về mùa hè. Nên dùng dưới dạng
ăn sống hoặc chế thành dưa góp nhưng chú ý không cho quá nhiều muối.
Nho: Rất tốt cho người bị cao huyết áp, kể cả nho tươi hoặc nho khô, vì trong
thành phần có chứa nhiều muối Kali nên có công dụng giảm áp, lợi niệu và bồi phụ
lượng Kali mất đi do dùng các thuốc lợi tiểu Tây y.
Mã thầy: Mỗi ngày dùng 60 - 120g rửa sạch, ép lấy nước, chia uống 3 lần
trong ngày hoặc dùng 120g sắc cùng với hải đới 60g và hải tảo 60g uống thay trà
trong ngày.
Ngoài ra, người bị cao huyết áp còn nên trọng dùng một số thực phẩm khác
như ngô (đặc biệt là trà râu ngô), vừng, hạt sen, ngó sen, củ cải, đậu tương, cải xanh,
bắp cải, dầu thực vật, trà tâm sen, trà hoa hoè, trà thảo quyết minh, trà cúc hoa, trà
bạch cúc, trà kỷ tử, mật ong… và nên không hoặc hạn chế dùng một số thực phẩm
như lòng đỏ trứng, não động vật, gan dê, thịt chim sẻ, thịt dê, thịt chó, thận lợn, mỡ
động vật, rượu trắng, dưa hoặc cà muối mặn, thuốc lá, cà phê, trà đặc, hạt tiêu, ớt,
gừng…
Câu hỏi 3: Người bị gan nhiễm mỡ nên ăn gì?
Trả lời:


Thuận theo sự phát triển của nền kinh tế, mức sống của người dân ngày càng
được cải thiện thì tỷ lệ mắc bệnh gan nhiễm mỡ cũng gia tăng. Đặc trưng của căn
bệnh này là tình trạng ngưng đọng những giọt lipid trong tế bào gan, chủ yếu là
triglycerid, nhìn thấy được dưới kính hiển vi quang học và điện tử. Bệnh tiến triển
âm thầm, chủ yếu phát hiện tình cờ khi siêu âm gan trong những đợt kiểm tra sức

khỏe định kỳ.
Trong y học cổ truyền không có bệnh danh gan nhiễm mỡ nhưng căn cứ vào
các triệu chứng lâm sàng có thể thấy bệnh thuộc phạm vi chứng "tích tụ". Về mặt
điều trị, các biện pháp là hết sức phong phú, tuy nhiên vấn đề kiêng kị trong ăn uống
và sử dụng các món ăn - bài thuốc có một vai trò rất quan trọng. Vậy những người
bị gan nhiễm mỡ nên ăn gì?
Ngô: Đây là thứ ngũ cốc đặc biệt thích hợp với người bị gan nhiễm mỡ. Theo
kết quả nghiên cứu của y học hiện đại, ngô chứa nhiều các acid béo không no có khả
năng thúc đẩy quá trình chuyển hóa của chất béo nói chung và cholesterol nói riêng.
Theo quan niệm của dinh dưỡng học cổ truyền, ngô vị ngọt tính bình, có công dụng
điều trung kiện vị, lợi niệu thường được dùng cho những trường hợp tỳ vị hư yếu,
chán ăn, thủy thấp đình trệ, tiểu tiện bất lợi, phù thũng, rối loạn lipid máu, thiểu
năng mạch vành. Thường dùng dưới dạng bánh hoặc cháo bột ngô.
Nhộng: Vị ngọt mặn, tính bình, có công dụng ích tỳ bổ hư, trừ phiền giải
khát. Theo dược lý học hiện đại, nhộng có tác dụng làm giảm cholesterol huyết
thanh và cải thiện chức năng gan. Thường dùng dưới dạng các món ăn hoặc tán bột
uống.
Kỷ tử: Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, kỷ tử có tác dụng ức chế
quá trình tích tụ chất mỡ trong tế bào gan, thúc đẩy sự tăng sinh tế bào gan và cải
thiện chu trình chuyển hóa chất béo.
Nấm hương: Là thực phẩm lý tưởng cho người bị gan nhiễm mỡ. Trong nấm
hương có chứa những chất có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu và tế bào gan.
Thường dùng dưới dạng thực phẩm để chế biến các món ăn.
Lá trà: Kinh nghiệm dân gian cho rằng lá trà có tác dụng giải trừ các chất bổ
béo. Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy trà có khả năng làm tăng tính đàn hồi
thành mạch, làm giảm cholesterol máu và phòng chống sự tích tụ mỡ trong gan.
Lá sen: Cũng có tác dụng làm giảm mỡ máu, giảm béo và phòng chống sự
tích tụ mỡ trong tế bào gan. Được dùng dưới dạng hãm với nước sôi uống thay trà
hoặc
nấu

cháo
lá sen.
Rau cần: Chứa nhiều vitamin, có công dụng làm mát gan, hạ cholesterol
máu, thúc đẩy quá trình bài tiết các chất phế thải và làm sạch huyết dịch. Nên dùng
làm rau ăn thường xuyên.
Ngoài ra, người bị gan nhiễm mỡ nên trọng dụng các loại rau và hoa quả tươi
như cải xanh, cải cúc, rau muống… có công dụng giải nhiệt làm mát gan; cà chua,
cà rốt, măng, bí đao, mướp, dưa gang, dưa chuột… có công dụng thanh nhiệt, thông
phủ, hành khí, lợi niệu; các loại dầu thực vật như dầu lạc, dầu vừng, dầu đậu


tương… chứa nhiều acid béo không no có tác dụng làm giảm cholesterol máu; các
loại thịt cá ít mỡ và các thức ăn chế từ đậu tương, đậu xanh, đậu đen…
Về đồ uống, nên dùng một trong những loại trà dược sau đây:
- Trà khô 3g, trạch tả 15g. Hai thứ hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20
phút thì dùng được. Có công dụng bảo vệ gan, tiêu mỡ, lợi niệu, giảm béo. Nghiên
cứu hiện đại cho thấy, trạch tả có tác dụng điều chỉnh rối loại lipid máu, làm hạ
cholesterol, triglycerid và lipoprotein có tỷ trọng thấp góp phần phòng chống tình trạng
vữa xơ động mạch.
- Trà khô 2g, uất kim 10g (có thể thay bằng nghệ vàng), cam thảo sao vàng 5g,
mật ong 25g. Tất cả thái vụn, hãm với nước sôi, uống trong ngày. Có công dụng làm
cho gan thư thái, tiêu trừ tích trệ và lợi niệu. Uất kim đã được chứng minh là có tác
dụng điều chỉnh hội chứng rối loạn lipid máu khá tốt.
- Trà khô 3g, cát căn (sắn dây thái phiến) 10g, lá
sen 20g. Tất cả thái vụn hãm uống thay trà. Có công dụng giải độc, hạ mỡ máu,
giảm béo. Cũng có thể chỉ cần dùng lá sen tươi hoặc khô thái vụn hãm uống thay trà
hàng ngày cũng tốt.
- Rễ cây trà 30g, trạch tả 60g, thảo quyết minh 12g. Tất cả thái vụn hãm uống
hàng ngày. Có công dụng làm giảm mỡ máu và phòng chống béo phì. Loại trà rất
thích hợp với những người bị nhiễm mỡ gan kèm theo tình trạng rối loạn lipid máu,

bệnh lý mạch vành.
- Trà tươi 30g, sinh sơn tra 10 - 15g. Hai vị hãm nước sôi uống hàng ngày. Có
công dụng tiêu mỡ giảm béo. Nghiên cứu dược lý hiện đại đã chứng minh sơn tra có
tác dụng điều chỉnh rối loại lipid máu rất tốt và góp phần thúc đẩy quá trình chuyển
hóa chất đường và chất béo trong gan.
- Hoa trà 2g, trần bì 2g, bạch linh 5g. Ba thứ thái vụn hãm với nước sôi trong
bình kín, sau 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Có công dụng kiện tỳ
hóa thấp, lợi niệu trừ đàm.
Cần chú ý kiêng kị các thực phẩm và đồ ăn quá béo bổ như mỡ động vật, lòng
đỏ trứng, não và gan gia súc, bơ…; các thứ quá cay nóng như gừng, tỏi, ớt, hạt tiêu,
rượu, cà phê, trà đặc…
Câu hỏi 4: Người bị sỏi mật nên ăn gì?
Trả lời:
Sỏi mật là một trong những bệnh lý túi mật thường gặp nhất và đang có xu
hướng gia tăng. Nguyên nhân chủ yếu có liên quan đến rối loạn chuyển hoá
cholesterol và nhiễm khuẩn. Bởi vậy, trong ăn uống cần chú ý lựa chọn và kiêng kị
thực phẩm một cách khôn ngoan và hợp lý. Nguyên tắc chung là tránh những đồ ăn
thức uống có nhiều mỡ động vật, giàu cholesterol và chất kích thích. Nên trọng
dụng
những
rau
quả
tươi
giàu
sinh
tố
(đặc


biệt là vitamin A), những thực phẩm có chứa nhiều acid béo không no. Dưới đây xin

được giới thiệu một số thực phẩm điển hình:
Cà rốt: Tính bình, vị ngọt, có công dụng kiện tỳ tiêu thực, lợi tràng đạo, bổ
can minh mục, thanh nhiệt giải độc, hạ khí giảm ho. Đây là loại rau rất giàu caroten,
khi vào cơ thể sẽ được gan chuyển hoá thành vitamin A, có tác dụng làm giảm thiểu
sự hình thành sỏi đường mật.
Giao bạch (củ non của cây niễng): Tính mát, vị ngọt, có công dụng lợi
niệu, giải khát trừ phiền, thanh nhiệt giải độc, thông sữa. Trong thành phần có chứa
nhiều chất đạm, sinh tố và khoáng chất, là thực phẩm lý tưởng cho người bị cao
huyết áp, sỏi mật và sản phụ ít sữa. Có thể dùng dạng tươi sắc uống vài lần trong
ngày.
Dưa hấu: Tính lạnh, vị ngọt, có công dụng thanh nhiệt giải thử, trừ phiền chỉ
khát, lợi tiểu tiện, rất thích hợp với người bị sỏi mật, viêm túi mật. Có thể ăn mỗi
ngày 1kg hoặc ép nước uống. Vỏ dưa hấu nên thái vụn, phơi khô, dùng để hãm uống
thay trà hàng ngày.
Củ cải: Tính mát, vị cay ngọt, có công dụng thanh nhiệt sinh tân, lương huyết
chỉ huyết, hoá đàm chỉ khái, lợi tiểu tiện, giải độc. Là một trong những thực phẩm lý
tưởng cho người bị sỏi mật, sỏi tiết niệu. Dùng tốt nhất dưới dạng củ tươi rửa sạch,
ép lấy nước uống.
Mã thầy: Tính hơi lạnh, vị ngọt, có công dụng thanh nhiệt sinh tân, lương
huyết giải độc, hoá đàm tiêu tích. Có thể ăn sống, ép lấy nước uống hoặc rửa sạch,
thái vụn rồi hãm lấy nước uống.
Râu ngô: Tính bình, vị ngọt, có công dụng thanh nhiệt lợi tiểu, lợi mật và hạ
đường huyết, rất thích hợp với những người bị cao huyết áp, viêm thận, viêm đường
tiết niệu, sỏi tiết niệu, viêm túi mật, sỏi đường mật, viêm gan, vàng da, tiểu đường.
Mỗi ngày dùng 30 - 50g sắc uống thay trà trong ngày.
Rau diếp cá: Tính lạnh, vị cay, có công dụng thanh nhiệt giải độc, lợi niệu
tiêu thũng, rất thích hợp với những người bị các chứng viêm nhiễm, viêm túi mật và
sỏi đường mật. Có thể ăn sống hoặc sắc uống thay trà hàng ngày với lượng từ 150 180g.
Bí đao: Tính mát, vị ngọt đạm, có công dụng thanh nhiệt tiêu đàm, lợi tiểu
tiện, giảm độc và giảm béo, rất thích hợp với người bị viêm túi mật và sỏi đường

mật. Dùng dưới dạng chế biến thành các món ăn hoặc ép lấy nước uống. Vỏ bí đao
cũng có tác dụng thanh nhiệt lợi tiểu, lợi mật và tiêu thũng, dùng vỏ tươi 100 - 150g
sắc uống thay trà trong ngày.
Cần tây: Tính mát, vị ngọt đắng, có công dụng thanh nhiệt bình can, lợi mật,
lợi thủy kiện vị, hạ huyết áp, giảm mỡ máu, là thực phẩm lý tưởng cho người bị cao
huyết áp, rối loạn lipid máu, vữa xơ động mạch, viêm đường tiết niệu, viêm đường
mật, sỏi mật. Có thể xào nấu trong các món ăn, ăn sống hoặc rửa sạch rồi ép lấy
nước uống.


Rau thìa là: Tính mát, vị cay ngọt, có công dụng thanh nhiệt giải độc. Những
người bị sỏi mật mỗi ngày nên ăn một mớ rau thìa là (chừng 20g), ăn sống hoặc rửa
sạch, giã nát rồi vắt lấy nước uống, dùng liên tục trong vài tháng.
Ngoài ra, người bị sỏi mật cũng nên trọng dụng các thực phẩm khác như đậu
tương và các sản phẩm từ đậu tương, cà chua, cải xanh, cải bắp, rau chân vịt, nấm
hương, sơn tra, ô mai, cam, quít, lê, táo, nước ép ngó sen... Nên ăn dầu thực vật như
dầu vừng, dầu lạc, dầu đậu tương, dầu hạt cải, dầu ngô... Thường xuyên uống các
loại trà như trà kim ngân hoa, trà hoa cúc, trà nhân trần, trà hoa nhài, trà hoa hoè, trà
lá sen, trà thảo quyết minh, trà actiso...
Đồng thời nên kiêng hoặc hạn chế những thực phẩm như lòng đỏ các loại
trứng, mỡ động vật, gan, não và tủy động vật, sữa chưa tách bơ, lươn, tôm hùm,
tôm càng xanh, hến, tôm khô, cua…; không dùng các chất kích thích như cà phê,
thuốc lá, rượu trắng…
Câu hỏi 5: Những người có acid uric máu cao nên ăn gì?
Trả lời:
Trong mươi năm gần đây, cùng với các bệnh lý rối loạn chuyển hoá như hội
chứng rối loạn lipid máu và bệnh tiểu đường, số lượng những người có acid uric
máu cao có xu hướng ngày càng gia tăng, chủ yếu ở nam giới. Một bộ phận đã có
những biểu hiện của bệnh gút thực sự với những triệu chứng đau khớp cấp hoặc
mạn tính, nhưng phần đông hầu như chưa có chứng trạng gì đặc biệt.

Có thể nói, nguyên nhân trực tiếp gây bệnh gút là acid uric. Trong cơ thể, acid
uric được tạo thành từ ba nguồn: thoái giáng từ các chất có nhân purin do thức ăn
đưa vào, thoái giáng các chất có nhân purin từ trong cơ thể và tổng hợp các purin từ
con đường nội sinh. Để giữ cân bằng, hàng ngày acid uric phải được thải trừ ra
ngoài, chủ yếu theo nước tiểu, một phần qua phân và các con đường khác. Vì lý do
nào đó lượng acid uric trong máu tăng cao thì sẽ lắng đọng ở một số tổ chức và cơ
quan dưới dạng tinh thể, đặc biệt là ở khớp mà gây ra bệnh gút. Bởi vậy, một trong
những biện pháp quan trọng để phòng chống acid uric trong máu tăng cao là nên
chọn dùng các thực phẩm không hoặc ít có nhân purin và có công dụng tăng cường
đào thải acid uric qua đường tiết niệu. Có thể dẫn ra một số thực phẩm thông dụng
như sau:
Rau cần: Cần trồng dưới nước tính mát, vị ngọt, có công dụng thanh nhiệt lợi
thủy. Cần trồng trên cạn tính mát, vị đắng ngọt, có công dụng thanh nhiệt, khu
phong và lợi thấp. Cả hai loại đều có thể dùng, đặc biệt tốt trong giai đoạn gút cấp
tính. Rau cần rất giàu các sinh tố, khoáng chất và hầu như không chứa nhân purin.
Có thể ăn sống, ép lấy nước uống hoặc nấu canh ăn hàng ngày.
Xúp lơ: Là một trong những loại rau rất giàu sinh tố C và chứa ít nhân purin
(mỗi 100g chỉ có dưới 75mg). Theo dinh dưỡng học cổ truyền, xúp lơ tính mát, vị
ngọt, có công dụng thanh nhiệt, lợi tiểu và thông tiện nên là thực phẩm rất thích hợp
cho người có acid uric máu cao.


Dưa chuột: Là loại rau kiềm tính, giàu sinh tố C, muối kali và nhiều nước.
Muối kali có tác dụng lợi niệu nên người bị gút cần ăn nhiều dưa chuột. Theo dinh
dưỡng học cổ truyền, dưa chuột tính mát, vị ngọt, có công dụng thanh nhiệt lợi thủy,
sinh tân chỉ khát và giải độc nên loại rau có khả năng bài tiết tích cực acid uric qua
đường tiết niệu.
Cải xanh: Cũng là loại rau kiềm tính, giàu sinh tố C, muối kali và hầu như
không
chứa

nhân
purin.
Cải
xanh
có tác dụng giải nhiệt trừ phiền, thông lợi tràng vị.
Sách Trấn nam bản thảo cho rằng cải xanh còn có tác dụng "lợi tiểu tiện", rất thích
hợp với người bị thống phong (bệnh gút).
Cà: Cà pháo, cà bát, cà tím... đều có tác dụng hoạt huyết tiêu thũng, khứ
phong thông lạc, thanh nhiệt chỉ thống. Đây cũng là loại thực phẩm kiềm tính và hầu
như không chứa nhân purin. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, cà còn có tác dụng lợi
niệu ở một mức độ nhất định.
Cải bắp: Là loại rau hầu như không có nhân purin, rất giàu sinh tố C và có
tác dụng lợi niệu. Sách Bản thảo cương mục thập di cho rằng cải bắp có công dụng
"bổ tinh tủy, lợi ngũ tạng lục phủ, lợi quan tiết (có ích cho khớp), thông kinh hoạt
lạc" nên là thực phẩm rất tốt cho người có acid uric máu cao.
Củ cải: Tính mát, vị ngọt, có công dụng "lợi quan tiết", "hành phong khí, trừ
tà nhiệt" (Thực tính bản thảo), "trừ phong thấp" (Tuỳ tức cư ẩm thực phổ), rất thích
hợp với người bị phong thấp nói chung và thống phong nói riêng. Đây cũng là loại
rau kiềm tính, giàu sinh tố, nhiều nước và hầu như không có nhân purin.
Khoai tây: Là một thực phẩm kiềm tính, giàu sinh tố C và muối kali. Trong
thành phần hoá học hầu như không có nhân purin. Theo dinh dưỡng học cổ truyền,
khoai tây tính bình, vị ngọt, có công dụng bổ khí, kiện tỳ, là thực phẩm thích hợp
cho những người tỳ vị hư nhược, mắc các chứng bệnh ung thư, viêm loét đường tiêu
hoá, cao huyết áp và thống phong.
Bí đỏ: Tính ấm, vị ngọt, có công dụng bổ trung ích khí, giảm mỡ máu và hạ
đường huyết. Sách Trấn nam bản thảo cho rằng nam qua (bí đỏ) có tác dụng thông
kinh hoạt lạc và lợi tiểu tiện. Đây cũng là loại thực phẩm kiềm tính và hầu như
không chứa nhân purin, là thực phẩm lý tưởng cho những người bị cao huyết áp, rối
loạn lipid máu, béo phì và tăng acid uric trong máu.
Bí xanh: Tính mát, vị ngọt đạm, có tác dụng thanh nhiệt tiêu đàm, lợi tiểu

tiện, giải độc, giảm béo. Là loại thực phẩm kiềm tính, nhiều nước, giàu sinh tố (đặc
biệt là sinh tố C) và chứa rất ít nhân purin, có khả năng thanh thải acid uric qua
đường tiết niệu khá tốt.
Dưa hấu: Tính lạnh, vị ngọt, có công dụng thanh nhiệt giải thử, trừ phiền chỉ
khát và lợi tiểu tiện. Trong thành phần có chứa nhiều muối kali, nước và hầu như
không có nhân purin. Đây là loại quả đặc biệt tốt cho những người bị gút trong giai
đoạn cấp tính.


Đậu đỏ: Còn gọi là xích tiểu đậu, tính bình, vị ngọt chua, có công dụng kiện
tỳ chỉ tả, lợi niệu tiêu thũng. Sách Bản thảo cương mục viết: "Xích tiểu đậu hành tân
dịch, lợi tiểu tiện, tiêu chướng trừ thũng". Trong thành phần hoá học của đậu đỏ hầu
như không có nhân purin, là thực phẩm rất tốt cho bệnh nhân bị bệnh gút.
Lê và táo: Đây là hai loại quả tính mát, vị ngọt, có công dụng thanh nhiệt
sinh tân, chỉ khát trừ phiền. Trong thành phần có chứa nhiều nước, sinh tố, muối kali
và hầu như không có nhân purin. Là loại quả kiềm tính, dùng rất tốt cho bệnh nhân
bị bệnh gút cấp tính và mạn tính.
Nho: Tính bình, vị ngọt, có công dụng bổ khí huyết, cường gân cốt và lợi tiểu
tiện. Sách Danh y biệt lục viết: "quả nho trục thủy, lợi tiểu tiện". Sách Bách thảo
kính cho rằng nho có tác dụng "trị gân cốt thấp thống, lợi niệu rất tốt". Đây cũng là
loại quả kiềm tính, nhiều nước, giàu sinh tố và hầu như không có nhân purin.
Sữa bò: Là loại thực phẩm bổ dưỡng rất giàu chất đạm, nhiều nước và chứa
rất ít nhân purin. Là thứ nước uống lý tưởng cho bệnh nhân bị bệnh gút cả cấp tính
và mạn tính.
Đậu tương: Có thể là đậu tương và các chế phẩm từ đậu tương, là các thực
phẩm kiềm tính, có chứa ít nhân purin, giàu chất đạm, nhiều sinh tố và khoáng chất,
có khả năng tăng cường bài xuất acid uric qua đường tiết niệu.
Ngoài ra, người có acid uric máu cao cũng nên trọng dụng các thực phẩm
khác như cà rốt, cà chua, măng, mướp, dưa gang, cải trắng, mã thầy, hành tây, mía,
chuối, cam, quýt, đào, anh đào, mơ, hạt dẻ... Tăng lượng nước uống để kích thích

thải acid uric ra ngoài. Nên kiêng hoặc hạn chế các thực phẩm có chứa nhiều nhân
purin như phủ tạng động vật (gan, thận, não, tuỵ...), thịt lợn, thịt dê, thịt bò, thịt cừu,
thịt gà, thịt vịt, thịt ngan, thịt ngỗng, thịt hun khói, chim cút, cá chép, cá chạch, cá
thờn bơn, cá hồi, lươn, nghêu, sò, cua, rau chân vịt, rau câu, đậu Hà Lan, nấm, biển
đậu... và không dùng các đồ ăn thức uống có tính kích thích như nước trà đặc, cà
phê, rượu trắng, hạt tiêu, hồi, quế, ớt. Người bị gút nặng, acid uric máu tăng quá cao
nên ăn chay theo chu kỳ như ngày ăn táo, ngày ăn dưa chuột, ngày ăn rau xanh để
hỗ trợ điều trị bệnh. Nếu ăn táo hoặc dưa chuột, mỗi ngày ăn 1,5kg chia 3 - 4 bữa;
nếu ăn rau xanh, mỗi ngày 1,5kg chia nhiều bữa dưới các dạng nấu, xào hoặc làm
nộm.
Câu hỏi 6: Người bị yếu sinh lý nên kiêng ăn gì?
Trả lời:
Theo y học cổ truyền, để phòng chống các chứng bệnh được gọi là "yếu
sinh lý" như liệt dương, xuất tinh sớm, suy giảm ham muốn tình dục..., ngoài việc
dùng thuốc, châm cứu, xoa bóp và tập luyện khí công dưỡng sinh còn phải chú ý
lựa chọn chế độ ăn uống cho phù hợp. Với quan điểm "dược thực đồng nguyên",
việc sử dụng đồ ăn thức uống nào đó đều phải tuân thủ nguyên tắc "biện chứng
luận trị", nghĩa là phải căn cứ vào đặc điểm thể chất và tình trạng bệnh tật cụ thể


của mỗi người mà trọng dụng hoặc kiêng kị các loại thực phẩm cho thích đáng.
Sau đây xin được tư vấn những đồ ăn thức uống mà người bị yếu sinh lý cần hạn
chế sử dụng hoặc kiêng kị hoàn toàn.
* Với thể Thận dương hư
- Chứng trạng: sợ lạnh, dễ bị cảm, dễ vã mồ hôi, tay chân lạnh, da mặt trắng
nhợt, lưng đau gối mỏi, tiểu tiện trong, hay đi tiểu về đêm hoặc đi không hết bãi
phải đứng lâu, có thể có phù thũng, liệt dương, di hoạt tinh, miệng nhạt, chất lưỡi
nhợt, mạch trầm tế...
- Nên kiêng: các đồ ăn thức uống có tính lạnh như thịt trâu, cua, ốc, trai, hến,
ngao, dưa hấu, dưa chuột, bí đao, mướp, khổ qua, rau đay, mùng tơi, rau cần, rau rút,

măng, rong biển, đậu phụ, đậu xanh, giá đỗ, cà rốt, mã thầy, củ đậu, nấm kim châm,
táo tây, lê, chuối tiêu, trà hoa cúc, trà bát bảo...
* Với thể Thận âm hư
- Chứng trạng: người gầy, có cảm giác nóng trong, ngực bụng buồn bực
không yên, lòng bàn tay và bàn chân nóng, đổ mồ hôi trộm, ngủ kém hay mê, miệng
khô họng khát, lưng đau gối mỏi, thích uống nước mát, di tinh, liệt dương, chất lưỡi
đỏ khô, ít hoặc không có rêu, mạch tế sác...
- Nên kiêng: các đồ ăn thức uống có tính cay nóng như thịt dê, thịt chó, ớt,
hạt tiêu, quế, hồi, sa tế, sa nhân, rau hẹ, hành tây, tỏi, lạc rang, nhãn, vải, nhục dung,
toả dương, nhân sâm, nhung hươu, rượu, thuốc lá...
* Với thể Tâm tỳ lưỡng hư
- Chứng trạng: sắc mặt vàng úa, mệt mỏi, có cảm giác khó thở, hoa mắt
chóng mặt, hồi hộp trống ngực, hay quên, ngủ kém hay mê mộng, chán ăn, đầy bụng
chậm tiêu, đại tiện lỏng nát, có thể có hiện tượng xuất huyết dưới da, chất lưỡi nhợt, rêu
lưỡi trắng mỏng, mạch tế nhược...
- Nên kiêng: các đồ ăn thức uống như củ cải, hành tây, kinh giới, sa nhân,
sơn tra, quế, hồi, gừng tươi, hạt tiêu, mã thầy, trà đặc, thuốc lá...
* Với thể Can khí uất kết
- Chứng trạng: tinh thần luôn bị ức chế, ngực bụng đầy tức hoặc đau nhói,
tức nặng hạ sườn phải, hay thở dài, dễ cáu gắt, liệt dương, di mộng tinh, đại tiện táo
lỏng thất thường, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch huyền...
- Nên kiêng: các đồ ăn thức uống như thịt mỡ, cơm nếp, mật ong, đại táo,
long nhãn, nhân sâm, hoàng kỳ, hoàng tinh, trà đặc, bia rượu, cà phê...
* Với thể Can kinh thấp nhiệt
- Chứng trạng: vàng da, vàng mắt, ngực sườn đau tức đầy chướng khó chịu,
ăn kém, miệng đắng, hoa mắt chóng mặt, tai ù tai điếc, tiểu tiện sẻn đỏ, đại tiện như
đi kiết, rêu lưỡi dày nhờn, mạch hoạt sác...


- Nên kiêng: các đồ ăn thức uống như thịt vịt, thịt đầu lợn, thịt mỡ, thịt chó,

thịt dê, đồ uống quá ngọt, long nhãn, long vải, ớt, hạt tiêu, hồi hương, đinh hương,
thuốc lá, rượu, dấm quá chua, kim anh tử, khiếm thực, hạt sen...
* Với thể Tâm thận bất giao
- Chứng trạng: tinh thần bồn chồn không yên, mất ngủ, hay mê mộng, di
mộng hoạt tinh, lưng đau gối mỏi, hay có cảm giác sốt nóng về chiều, vã mồ hôi
trộm, tai ù tai điếc, hay hồi hộp trống ngực, miệng khô họng khát, đi tiểu đêm nhiều
lần, môi đỏ, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít hoặc không có rêu, mạch tế sác...
- Nên kiêng: các đồ ăn thức uống có tính cay nóng như ớt, hạt tiêu, dấm quá
chua, đại hồi, nhục quế, đinh hương, hành tây, thịt chim sẻ, thịt dê, thịt chó, trà đặc,
rượu trắng, thuốc lá...
Ngoài ra, theo kinh nghiệm dân gian, những người suy yếu sinh lý không nên
ăn nhiều rau răm, đậu tương và các chế phẩm từ đậu tương.
Câu hỏi 7: Cần kiêng kị gì khi ăn đồ biển?
Trả lời:
Thú vị nhất khi du lịch mùa hè là được đến vùng biển, ở đó ngoài việc được
tận hưởng không khí trong lành, vùi mình trong cát, đùa giỡn với sóng, thả rộng tầm
mắt và lắng nghe tiếng thì thầm của biển cả, chúng ta còn được thưởng thức những
đồ ăn thức uống của miền biển hết sức hấp dẫn lại rất giàu chất dinh dưỡng. Tuy
nhiên, khi thưởng thức đồ biển không hiếm người đã gặp những trục trặc về sức
khoẻ do nhiều nguyên nhân khác nhau. Sau đây xin được đưa ra một số kiêng kị cần
thiết khi ăn đồ biển theo kinh nghiệm dân gian để độc giả tham khảo.
Tôm biển: Là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng rất cao, chứa nhiều chất
đạm, các vitamin và nguyên tố vi lượng. So với thịt lợn nạc, lượng đạm của tôm
biển cao hơn 20%, ít chất béo hơn khoảng 40%, lượng vitamin A cao hơn chừng
40%. Theo dinh dưỡng học cổ truyền, tôm vị ngọt, tính ấm, có công dụng bổ thận
tráng dương, thông sữa khử độc. Tuy nhiên, những người bị dị ứng tôm, bị viêm da
mẩn ngứa, có hội chứng Âm hư hoả vượng biểu hiện bằng các triệu chứng người
gầy, hay có cơn bốc hoả, đau đầu, hoa mắt chóng mặt, có cảm giác sốt nhẹ về chiều,
lòng bàn tay và bàn chân nóng, trong ngực rạo rực không yên, họng khô miệng khát,
đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ... thì không nên ăn. Ngoài ra, tôm biển không nên ăn

cùng thịt dê và khi dùng thì không được uống vitamin C.
Cua biển: Là loại thực phẩm được nhiều người ưa chuộng vì ngon và giàu chất
dinh dưỡng. Cứ mỗi 100g cua biển thì có tới 15g chất đạm, 2,6g chất béo, 141 mg
Ca, 191 mg P, 0,8 mg Fe, nhiều nguyên tố vi lượng khác và vitamin, đặc biệt là
vitamin A. Theo y học cổ truyền, cua tính lạnh, vị hàn, có công dụng thanh nhiệt, tán
ứ, thông kinh lạc và làm nhanh liền xương. Tuy nhiên, những người Tỳ vị hư yếu
biểu hiện bằng các triệu chứng như dễ bị rối loạn tiêu hoá, ăn kém, hay đầy bụng,
chậm tiêu, đại tiện phân lỏng nát..., những người đang bị cảm mạo phong hàn, bị


bệnh lý ngoài da có ngứa dai dẳng và những người dị ứng cua thì không được dùng.
Cần chú ý không nên ăn cua cùng với thịt thỏ, rau kinh giới và quả hồng. Không bao
giờ được ăn cua không tươi vì chất đạm trong cua rất dễ thối nát và biến thành chất
độc hại cho cơ thể.
Mực: Là loại đồ biển rất dễ ăn và dễ chế biến. Trong 100g mực có chứa 13g
chất đạm, 0,7g chất béo, nhiều Ca, P, Fe... và các vitamin B1, B2, PP. Theo dinh
dưỡng học cổ truyền, mực vị mặn, tính bình, có công dụng bổ can thận, bổ tâm
thông mạch, dưỡng huyết tư âm, dùng rất tốt cho những người có thể chất thiên về
âm hư hoặc mắc các chứng bệnh thuộc thể âm hư, đặc biệt là phụ nữ bị bế kinh, khí
hư, rong kinh, sau đẻ thiếu sữa... Tuy nhiên, những người Tỳ thận dương hư biểu
hiện bằng các triệu chứng như tay chân lạnh, sợ lạnh, hay bị cảm mạo phong hàn,
sắc mặt nhợt nhạt, dễ đổ mồ hôi ban ngày, ăn kém, chậm tiêu, đại tiện lỏng nát, di
tinh, liệt dương, suy giảm ham muốn tình dục... thì không nên dùng. Nên kiêng
ăn mực khi dùng những đơn thuốc có phụ tử, bạch liễm, bạch cập.
Ngao: Là loại thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng, trong mỗi 100g ngao có
chứa 10,8g chất đạm, 1,6g chất béo, 4,6g chất đường, nhiều nguyên tố vi lượng và
các vitamin. Theo dinh dưỡng học cổ truyền, ngao có công dụng bổ âm, hóa đàm,
nhuyễn kiên, là thực phẩm lý tưởng cho những người bị các chứng bệnh thuộc thể
âm hư, biểu hiện bằng các triệu chứng như người gầy, hay hoa mắt chóng mặt, ra
mồ hôi trộm, lòng bàn tay và bàn chân nóng, có cảm giác sốt nóng về chiều, miệng

khô họng khát, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ... Theo dinh dưỡng học hiện đại, ngao là
loại thực phẩm rất có lợi cho những người bị cao huyết áp, rối loạn lipid máu, vữa
xơ động mạch, ung thư, u phì đại tiền liệt tuyến lành tính… Nhưng vì ngao vị mặn,
tính lạnh nên những người tỳ vị hư hàn, ăn kém, chậm tiêu, đại tiện lỏng nát thì
không nên dùng.
Hàu: Còn gọi là mẫu lệ, là loại đồ biển rất giàu các acid amin cần thiết, các
vitamin và nguyên tố vi lượng, đặc biệt là Cu và Zn. Theo dinh dưỡng học cổ
truyền, hàu vị ngọt mặn, tính lạnh, có công dụng tư âm, dưỡng huyết, hoạt huyết, bổ
ngũ tạng, rất thích hợp cho những người mắc các chứng bệnh thuộc thể âm hư, các
bệnh nhân bị ung thư đã được hoá hoặc xạ trị liệu. Tuy nhiên, những người tỳ vị hư
hàn, bị bệnh phong và các bệnh da liễu cấp hoặc mạn tính thì không nên dùng. Khi
ăn hàu thì không được dùng tetracyclin.
Sứa: Còn gọi là thủy mẫu, thạch kính, bạch bì tử..., trong 100g sứa có chứa
12,3g chất đạm, 0,1g chất béo, 3,9g chất đường, 182 mg Ca, 9,5 mg Fe, 132 mcg iốt
và nhiều vitamin nên đây cũng là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Theo dinh
dưỡng học cổ truyền, sứa có công dụng thanh nhiệt giải độc, hoá đàm, hạ áp, khu
phong, trừ thấp, tiêu tích, nhuận tràng, là thực phẩm thích hợp cho những người bị
hen suyễn, táo bón, viêm khớp, viêm loét đường tiêu hoá, cao huyết áp, trúng độc
không rõ nguyên nhân... Tuy nhiên, những người tỳ vị hư hàn thì không nên dùng và
vì sứa chứa nhiều nước, rất dễ biến chất nên khi ăn phải chọn lựa hết sức cẩn thận.


Hải sâm: Là loại đồ biển có giá trị dinh dưỡng rất cao, rất giàu chất đạm, các
acid amin, vitamin và các nguyên tố vi lượng, đặc biệt là Fe và I, nhưng hàm lượng
cholesterol lại rất thấp hầu như không có nên là thực phẩm bổ dưỡng rất tốt cho
những người bị cao huyết áp, rối loạn lipid máu, vữa xơ động mạch, ung thư, bệnh
lý mạch vành... Theo dinh dưỡng học cổ truyền, hải sâm vị mặn, tính ấm, có công
dụng bổ thận tráng dương, tư âm dưỡng huyết, ích tinh nhuận táo, thường được
dùng cho những người bị suy nhược, lao lực, thiếu máu, phụ nữ sau khi sinh con,
thận dương hư nhược gây nên tình trạng liệt dương, di tinh, xuất tinh sớm, di niệu...

Tuy nhiên, những người bị lỵ, viêm đại tràng cấp tính, hoạt tinh thì không nên dùng.
Khi ăn hải sâm không dùng các đơn thuốc có cam thảo.
Câu hỏi 8: Ăn gì để làm tăng trí nhớ?
Trả lời:
Có một khả năng ghi nhớ tốt là ước vọng của mọi người, đặc biệt đối với học
sinh, sinh viên và những người lao động trí óc. Nhưng, điều đó không phải bao giờ
cũng có được vì nhiều lý do khác nhau tuỳ thuộc vào thiên bẩm, thể chất, tuổi tác,
môi trường sống, điều kiện giáo dục..., trong đó không thể không kể đến chế độ ăn
uống. Vậy, ăn gì để có thể làm tăng khả năng ghi nhớ? Câu hỏi này đã được đặt ra
đối với các nhà dinh dưỡng học cổ truyền phương Đông từ hàng nghìn năm nay.
Theo họ, trên cơ sở đảm bảo chế độ ăn uống mang tính chỉnh thể (đầy đủ), bình
hành (cân đối) và tam nhân chế nghi (hợp lý) thì phải chú ý trọng dụng một số đồ ăn
thức uống có công dụng kiện não ích trí nhằm mục đích cải thiện trí nhớ và dự
phòng tích cực chứng Kiện vong (hay quên), một căn bệnh thường gặp khi có tuổi.
Ví như:
Não lợn: Theo thuyết "dĩ tạng bổ tạng" (lấy tạng bổ tạng) của y học cổ
truyền, não lợn vị ngọt, tính bình, có công dụng ích thận bổ não, bổ cốt tủy, được
dùng để chữa các chứng tâm căn suy nhược (suy nhược thần kinh), kiện vong (hay
quên), huyễn vựng (chóng mặt hoa mắt)... Thường dùng dưới dạng hấp cách thủy ăn
đơn thuần hoặc phối hợp với kỷ tử và hoài sơn. Não lợn có giá trị dinh dưỡng cao,
đặc biệt chứa rất nhiều cholesterol cho nên những người bị rối loạn lipid máu, vữa
xơ động mạch khi dùng cần có sự tư vấn của thầy thuốc.
Trứng chim bồ câu: Vị ngọt, tính bình, có công dụng bổ thận dưỡng tâm,
thường được dùng làm thức ăn cho những người mất ngủ hay quên, đầu choáng mắt
hoa, tai ù tai điếc, lưng đau gối mỏi... do tâm thận hư yếu. Cổ
nhân có câu: "Tâm tri tương lai, thận tàng dĩ vãng", vậy nên bồi bổ hai tạng tâm và
thận có tác dụng trực tiếp đến việc cải thiện khả năng ghi nhớ. Dân gian thường
dùng trứng chim câu 5 quả, long nhãn 15g, kỷ tử 15g và đường phèn 25g hấp cách
thủy ăn mỗi ngày 2 lần để chữa chứng hay quên.



Trứng chim cút: Vị ngọt, tính bình, có công dụng bổ ích khí huyết, kiện não
ích trí. Với giá trị dinh dưỡng rất cao vượt xa so với các loại trứng gia cầm khác, đặc
biệt có chứa nhiều lecithin, trứng chim cút là một trong những loại thực phẩm rất
hữu ích cho não bộ. Thường được dùng dưới dạng luộc ăn mỗi ngày vài quả, kho
thịt, nấu canh bóng hoặc làm nhân bánh bao.
Mật ong: Vị ngọt, tính bình, có công dụng bổ hư, nhuận táo, giải độc, được
mệnh danh là "tinh của trăm hoa". Mật ong rất giàu chất dinh dưỡng, trong đó đặc
biệt là có chứa nhiều loại men, acid amin, các vitamin và nguyên tố vi lượng rất cần
thiết cho hoạt động của hệ thần kinh trung ương, qua đó cải thiện khả năng ghi nhớ.
Dược thư cổ Thực vật bản thảo đã viết: "Phong mật, cửu phục cường chí khí, khinh
thân, bất cơ bất lão, diên niên thần tiên" (Uống mật ong lâu ngày sẽ làm mạnh mẽ
thần chí, thân thể nhẹ nhàng, không đói không già, sống lâu như thần tiên). Có nhiều
cách dùng, nhưng đơn giản nhất là đều đặn mỗi tối uống 2 thìa cà phê mật ong trước
khi đi ngủ.
Đông trùng hạ thảo: Vị ngọt, tính ấm, có công dụng bổ hư tổn, ích tinh
huyết, là một trong những vị thuốc - thực phẩm nổi tiếng của Y học cổ truyền, sánh
ngang với nhân sâm và nhung hươu, thường được dùng để chữa chứng "kiện vong"
do thận hư. Tác dụng dược lý của đông trùng hạ thảo hết sức phong phú, trong đó có
tác dụng trấn tĩnh, tăng cường sức chú ý và nâng cao năng lực ghi nhớ. Có thể dùng
dưới dạng thô hoặc dạng đã bào chế như viên nang, thuốc nước, thuốc bột... Khi
dùng dưới dạng thô, người ta thường chế biến đông trùng hạ thảo thành các món ăn
- bài thuốc cùng với thịt vịt, ba ba, tôm nõn, thịt lợn nạc...
Hồ đào nhân: Vị ngọt, tính ấm, có công dụng bổ thận cố tinh, ôn phế chỉ
khái, ích khí dưỡng huyết, bổ não ích trí, nhuận tràng thông tiện. Hồ đào nhân có giá
trị dinh dưỡng rất cao, cứ mỗi 100g có chứa 58-74g chất béo, chủ yếu là các acid
béo không no, 18g chất đạm, 10g chất vô cơ, nhiều loại vitamin như B1, B2, C, E...
và các nguyên tố vi lượng như Ca, P, Fe, Zn, Mg... và một lượng lớn photpholipid
và lysine rất cần cho cấu trúc và hoạt động của não bộ, Bởi vậy, hồ đào nhân là một
trong những thực phẩm - vị thuốc rất có lợi cho việc cải thiện khả năng ghi nhớ.

Cách dùng đơn giản là kiên trì ăn hàng ngày 1 - 2 trái hồ đào hoặc dùng 30g hồ đào
nhân nấu cháo ăn cùng với gạo tẻ.
Long nhãn: Vị ngọt, tính ấm, có công dụng ích tâm tỳ, bổ khí huyết, kiện
não ích trí. Y thư cổ Khai bảo bản thảo cho rằng long nhãn có khả năng "quy tỳ nhi
ích trí" (bổ tỳ mà có ích cho trí tuệ). Sách Bản thảo cương mục cũng viết: "Long
nhãn khai vị ích tỳ, bổ hư trường trí" (long nhãn kiện tỳ vị, bồi bổ hư nhược và làm
khoẻ tinh thần). Nghiên cứu hiện đại cho thấy, long nhãn có khả năng điều chỉnh
hoạt động của vỏ não và cải thiện khả năng ghi nhớ. Để phòng chống tích cực chứng
"kiện vong", dân gian thường dùng long nhãn 500g, đường trắng 500g, nấu thành
cao đặc, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 10-15ml.


Nấm linh chi: Vị ngọt, tính bình, có công dụng dưỡng tâm an thần, ích khí
bổ huyết, tư bổ cường tráng, kiện não ích trí, được mệnh danh là "tiên thảo" (cỏ
tiên). Nghiên cứu lâm sàng hiện đại cho thấy, linh chi có khả năng hỗ trợ trị liệu rất
tốt đối với những bệnh nhân tâm căn suy nhược (suy nhược thần kinh), thất miên
(mất ngủ), kiện vong (hay quên)... do tâm tỳ hư nhược. Thường được dùng dưới
dạng linh chi thô 3-6g hãm uống thay trà mỗi ngày 2 lần hoặc các dạng đã được bào
chế như viên nang, trà tan, cao lỏng, thuốc nước theo chỉ định của thầy thuốc.
Nhân sâm: Vị ngọt, tính ấm, có công dụng đại bổ nguyên khí, định tâm ích
trí, là vị thuốc - thực phẩm đứng đầu trong nhóm dược liệu có công dụng bổ khí.
Nghiên cứu hiện đại cho thấy, nhân sâm có khả năng cải thiện chuyển hoá của tổ
chức não, hưng phấn và tăng cường tính linh hoạt của hệ thần kinh, nâng cao khả
năng ghi nhớ. Bởi vậy, nhân sâm cũng là một trong những thực phẩm - thuốc rất hữu
ích cho việc làm tăng trí nhớ, phòng chống suy nhược thần kinh và chứng hay quên
do khí huyết suy nhược. Thường được dùng dưới nhiều dạng như trà sâm, rượu sâm,
viên nang, cao lỏng, món ăn - bài thuốc...
Liên nhục (hạt sen): Vị ngọt, tính bình, có công dụng bổ tỳ chỉ tả, ích thận cố
tinh, dưỡng tâm an thần. Y thư cổ Thần nông bản thảo kinh viết: "Liên nhục, bổ
trung, dưỡng thần, ích khí lực, trừ bách bệnh, cửu phục khinh thân nãi lão" (hạt sen

bổ tỳ vị, có lợi cho thần khí, trừ được trăm bệnh, dùng lâu làm nhẹ người và kéo dài
tuổi thọ). Thường được dùng dưới dạng chế biến thành các món ăn - bài thuốc như
mứt sen, chè hạt sen, cháo hạt sen...
Kỷ tử: Vị ngọt, tính bình, có công dụng tư bổ can thận, làm sáng mắt và
nhuận tràng. Dân gian thường dùng kỷ tử để phòng chống chứng "kiện vong" và
tăng cường trí nhớ bằng cách lấy kỷ tử 30g, não dê 1 bộ, đem hấp cách thủy ăn hoặc
lấy kỷ tử 10g, hoài sơn 30g, não lợn 1 bộ, hấp cách thủy ăn hoặc kỷ tử 20g, hồng táo
6 quả, trứng gà 2 quả, tất cả đem nấu chín, sau đó bóc bỏ vỏ trứng rồi đun thêm 15
phút nữa là được, chế thêm gia vị ăn nóng, mỗi tuần 2 lần.
Ngoài ra, theo dinh dưỡng học cổ truyền, còn nhiều loại thực phẩm khác cũng
có công dụng làm tăng trí nhớ như ngô, bá tử nhân, đại táo, các loại đậu, tổ yến,
ngân nhĩ, mộc nhĩ, bách hợp, lạc, khiếm thực, hoàng tinh, hoàng kỳ, nấm hương,
nấm rơm, nấm kim châm và các loại nấm ăn khác, trứng gà, các loại cá...
Câu hỏi 9: Thức ăn kiêng kị khi phối hợp gồm có những gì?
Trả lời:
Trong ẩm thực cổ truyền phương Đông, việc phối hợp các loại thực phẩm với
nhau có ý nghĩa hết sức quan trọng, không những giúp cho mọi đồ ăn thức uống có
thể phát huy tối đa hiệu quả bổ dưỡng cho cơ thể và làm giảm thiểu các tác dụng
không mong muốn mà còn phòng chống một cách tích cực các tật bệnh "theo miệng
mà vào" (bệnh tòng khẩu nhập). Tuy nhiên, người xưa còn rất chú trọng đến vấn đề


kiêng kị giữa các loại thực phẩm, nghĩa là khi ăn thứ này thì không nên ăn thứ kia
và ngược lại. Sau đây xin được giới thiệu một vài ví dụ điển hình trong vô số những
kinh nghiệm của tiền nhân về vấn đề này để độc giả tham khảo:
- Không nên ăn khoai lang cùng các thức ăn có vị chua.
- Bí đao không nên ăn chung cùng các loại cá.
- Mướp đắng không nên ăn cùng với cá sa-đin vì dễ gây bệnh mày đay.
- Không dùng bí đỏ cùng thịt dê, thịt cừu vì dễ gây cước khí.
- Cải xoong không nên nấu hoặc ăn cùng cá diếc.

- Không nên ăn cà cùng ba ba, chuối và cá quả. Cũng không nên ăn cùng rong
biển vì sẽ làm mất hết chất i-ốt có trong rong biển.
- Không ăn ớt cùng gan dê, đu đủ và củ cải.
- Thịt lợn không nên ăn cùng kiều mạch vì dễ gây rụng tóc, cũng không nên
ăn cùng thịt chim bồ câu và cá diếc vì dễ gây đầy bụng.
- Mật lợn không dùng cùng quả hồng vì có thể bị sỏi thận.
- Không ăn bong bóng lợn cùng quả thông 5 lá vì sẽ dẫn đến tỳ hư, hoạt tinh.
- Tuỵ lợn không ăn cùng hạt dẻ vì dễ gây táo bón.
- Ruột già lợn không nên ăn cùng khoai môn (dễ gây tiêu chảy) và thịt thỏ (dễ
gây đầy bụng, đau bụng, chậm tiêu).
- Không ăn tiết lợn cùng với rau chân vịt và các loại hoa quả có độ chua cao
vì có thể gây sỏi tiết niệu.
- Thịt dê không nên ăn cùng kiều mạch và đậu đỏ.
- Không ăn bồ dục dê cùng đậu đỏ và thịt gà rừng.
- Thịt bò không nên ăn cùng hạt dẻ, hạt kê, mật ong và cá.
- Thịt chó kị hạnh nhân, đậu xanh, cá chép và lươn trạch. Sau khi ăn thịt chó
không nên uống trà đặc.
- Thịt thỏ không nên ăn cùng thịt vịt vì dễ gây tiêu chảy. Thịt thỏ còn kị cải
trắng và kiều mạch.
- Thịt chim cút không nên ăn cùng thịt lợn vì có thể làm sạm da mặt.
- Thịt vịt không nên ăn cùng ba ba, hồ đào, mộc nhĩ và kiều mạch.
- Hạt sen không ăn cùng cua, thịt rùa vì dễ bị ngộ độc.
- Quả dâu không nên ăn cùng với bánh bao, bánh hấp, trứng vịt. Cũng không
nên ăn cùng rau hẹ vì có thể gây tiêu chảy.
- Quả lựu không được ăn cùng đồ biển.
- Quả trám không được ăn cùng hành, hẹ vì dễ gây tiêu chảy. Cũng không nên
ăn
cùng
với
cua


dễ
gây
viêm
dạ dày.
- Hạnh đào không nên ăn cùng đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành.


- Đại táo không nên ăn cùng cá trắm đen, lươn, trạch, cá nheo, đồ biển và
hành tây, hành ta.
- Không nên ăn nhiều nho cùng với đồ biển, cá và nhân sâm.
- Sơn tra không nên ăn cùng hành và tỏi.
- Chân gấu không được ăn cùng cá nheo, cá trắm đen.
- Thịt hươu không nên ăn cùng thịt vịt, cá, tôm.
- Nấm đầu khỉ không được ăn cùng thịt chim bồ câu, thịt mèo.
- Tổ yến không nên ăn cùng thịt chó và thịt dê.
- Thịt bồ câu không nên ăn cùng gan lợn, thịt lợn vì dễ gây đầy chướng. Cũng
không nên ăn cùng cá diếc, tôm vì có thể bị mày đay.
- Thịt chim sẻ không nên ăn cùng gan lợn và đồ biển.
- Mộc nhĩ đen không nên ăn cùng trứng vịt và đồ biển.
- Mộc nhĩ trắng không nên ăn cùng đồ biển.
- Không ăn tôm cùng thịt dê.
- Thịt ba ba và rùa không nên ăn cùng thịt mèo, thịt thỏ, thịt vịt, trứng vịt và
rau sam.
- Lươn không nên ăn cùng thịt chó. Đặc biệt lươn xanh không được ăn cùng
rau kinh giới.
- Cá chép không ăn cùng thịt chó.
- Cá diếc không ăn cùng gan lợn, rau cải và củ mài.
- Cá chạch không nên ăn cùng thịt chó.
- Cua không nên ăn cùng rau kinh giới và quả hồng.

- ốc biêu không nên ăn cùng bí đao, mướp, mộc nhĩ, đường và thịt tắc kè.
- ốc sên không nên ăn cùng cua vì dễ gây mày đay.
Hiện nay, dưới ánh sáng của khoa học hiện đại, nhiều vấn đề kiêng kị nêu trên
đã được làm sáng tỏ. Tuy nhiên, cũng vẫn còn rất nhiều vấn đề chưa được chứng
minh. Người xưa có câu: "Tri kỳ nhiên, bất tri kỳ sở hữu nhiên" (biết là thế nhưng
không biết vì sao như thế). Nhiệm vụ của chúng ta hiện nay là phải bằng khoa học
kỹ thuật hiện đại để "Tri kỳ sở hữu nhiên".
Câu hỏi 10: Đàn ông "mãn kinh" nên ăn gì?
Trả lời:
ở vào độ tuổi 50 - 65, dù muốn hay không, người đàn ông nào cũng phải đối
mặt với những "cơn khủng hoảng" tâm sinh lý ở các mức độ khác nhau. Giai đoạn
"xuống sắc" này được nhiều người định danh bằng một cụm từ khá thú vị là "Hội
chứng mãn kinh đàn ông" (Male climacteric syndrome). Trong y học cổ truyền,
trạng thái này đã được các y thư cổ đề cập đến từ rất sớm với cơ chế bệnh sinh chủ
yếu là do Thiên quý, Tinh khí và Thận khí suy giảm. Có thể hiểu một cách đơn giản


đó là sự biến đổi theo chiều hướng đi xuống của hệ thống nội tiết tố, trong đó vai trò
của các hormone sinh dục có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Để làm chậm quá trình này, các biện pháp của y học phương Đông là hết sức
phong phú như dùng thuốc, châm cứu bấm huyệt, tập luyện khí công dưỡng sinh…,
trong đó có một phương thức khá đơn giản và độc đáo là lựa chọn và sử dụng các
thực phẩm thông dụng hàng ngày một cách hợp lý dựa trên quan điểm "biện chứng
luận trị" của y học cổ truyền cho từng thể bệnh khác nhau. Cụ thể như sau:
* Thể Can thận âm hư:
Thể này được biểu hiện bằng các triệu chứng như người gầy, hay hoa mắt
chóng mặt, tính tình dễ cáu giận, lưng đau gối mỏi, tai ù tai điếc, trí nhớ giảm sút,
lòng bàn tay bàn chân nóng, bức bối trong ngực, hay có cảm giác sốt nhẹ về chiều,
môi khô miệng khát, dương vật dễ cương nhưng nhanh xỉu, tinh dịch bài tiết chậm
và ít, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ, lưỡi đỏ và ít rêu. Nên trọng dùng các thực phẩm

sau:
Vừng đen: vị ngọt, tính bình, có công dụng bổ can thận, nhuận ngũ tạng, làm
khoẻ gân cốt, đen râu tóc và chống lão hoá. Dân gian thường dùng vừng đen phối
hợp với hồ đào nhục và tang thầm lượng bằng nhau, tán nhuyễn rồi chưng với mật
ong thành dạng cao lỏng, uống khi bụng đói, mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 2 thìa canh
hoặc vừng đen (xát bỏ vỏ, đồ chín) 1 phần phối hợp với lá dâu non (hái lúc mặt trời
chưa mọc) 2 phần, hai thứ sấy khô tán mịn, luyện với mật ong thành dạng viên to
bằng hạt ngô đồng, uống mỗi ngày 100 viên với nước ấm vào lúc đói.
Hoài sơn (củ mài): vị ngọt, tính bình, có công dụng tư thận bổ phế, kiện tỳ
ích tinh. Sách Bản thảo chính viết: "Sơn dược năng kiện tỳ bổ hư, tư tinh cố thận, trị
chư hư bách tổn, trị ngũ lao thất thương" (Củ mài có khả năng bổ tỳ thận và ích tinh,
trị được mọi chứng hư tổn). Sách Bản thảo kinh độc cũng cho rằng hoài sơn "năng
bổ thận điền tinh, tinh túc tắc âm cường, mục minh, nhĩ thông".
Ô tặc ngư (cá mực): vị mặn, tính bình, có công dụng tư âm dưỡng huyết.
Sách Biệt lục cho rằng cá mực có tác dụng "ích khí cường trí". Sách Y lâm cải thác
cũng đã viết: "Ô tặc ngư bổ tâm thông mạch, hoà huyết thanh thận, khứ nhiệt bảo
tinh". Bởi vậy, với đàn ông "mãn kinh" thuộc thể Can thận âm hư, cá mực là thức ăn
rất có lợi.
Trai hến: vị ngọt mặn, tính lạnh, có công dụng tư âm thanh nhiệt, dưỡng can
minh mục. Sách Tuỳ tức cư ẩm thực phổ viết: "Bạng nhục (thịt trai) thanh nhiệt tư
âm, dưỡng can lương huyết, minh mục định cuồng". Sách Bản thảo tái tân cũng cho
rằng trai hến có khả năng "trị can nhiệt, thận nhược, thanh lương chỉ khát". Theo
dinh dưỡng học hiện đại, trong trai hến có chứa nhiều kẽm nên rất có lợi cho việc
phòng chống u phì đại tiền liệt tuyến lành tính, căn bệnh rất hay gặp ở đàn ông trung
lão niên.
Tang thầm (quả dâu chín): vị ngọt, tính lạnh, có công dụng bổ can ích thận,
tư âm minh mục. Sách Bản thảo kinh sơ viết: "Tang thầm cam hàn, ích huyết nhi trừ


nhiệt, vị lương huyết bổ huyết ích âm chi dược. Ngũ tạng giai thuộc âm, ích âm cố

lợi ngũ tạng. Thoái nhiệt âm sinh, tắc can tâm vô hoả, thần thanh tắc thông minh nội
phát". Dân gian thường dùng tang thầm dưới dạng ngâm đường để pha nước giải
khát, ngâm rượu hoặc chế thành mứt dâu.
Ngoài ra, các thực phẩm có công dụng bổ can thận âm khác như bồ dục lợn,
thịt vịt, ba ba, cá quả, hàu, ếch, hải sâm, hà thủ ô, kỷ tử, ngân nhĩ (mộc nhĩ trắng), tổ
yến... đều rất thích hợp với thể bệnh này.
* Thể Tỳ thận dương hư:
Thể này được biểu hiện bằng các triệu chứng như người béo trệ, dễ mệt, sợ
lạnh, tay chân lạnh, ăn kém, đại tiện lỏng loãng, tiểu tiện trong dài, hay đi tiểu đêm,
suy giảm ham muốn tình dục, tinh dịch lạnh loãng, miệng nhạt, lưỡi nhợt ướt… Nên
trọng dùng các thực phẩm sau:
Thịt dê: vị ngọt, tính ấm, có công dụng ích thận khí, ôn thận dương, bổ trung
khí và làm ấm tỳ vị. Sách Biệt lục viết: "Dương nhục chủ hư lao hàn lãnh, bổ trung
ích khí". Các y thực gia cổ cũng đều ca ngợi công dụng của thịt dê trong việc bồi bổ
thận khí, làm mạnh dương đạo, chữa trị các chứng bệnh hư hàn. Bởi vậy, thịt dê là
một trong những thực phẩm rất hữu ích cho đàn ông "mãn kinh" thuộc thể Tỳ thận
dương hư.
Thịt chó: vị mặn, tính ấm, có công dụng bổ trung ích khí, ôn thận trợ dương.
Y thực gia trứ danh đời Đường (Trung Quốc) cho rằng thịt chó có khả năng "bổ
huyết mạch, hậu tràng vị, thực hạ tiêu, điền tinh tủy" (bồi bổ huyết mạch, làm khoẻ
dạ dày ruột, làm mạnh 1/3 dưới cơ thể, làm tăng tinh tủy). Sách Nhật hoa tử bản
thảo cũng viết: "Cẩu nhục (thịt chó) bổ vị khí, tráng dương, noãn yêu tất, bổ hư lao,
ích khí lực". Đối với đàn ông trung lão niên dương sự yếu đuối, hay đi tiểu đêm, đại
tiện thường xuyên lỏng loãng, sợ lạnh thích ấm…, thịt chó là thực phẩm rất phù
hợp.
Đông trùng hạ thảo: vị ngọt, tính ấm, có công dụng bổ hư tổn, ích tinh khí,
có lợi cho ngũ tạng và chống lão hoá. Sách Dược tính khảo viết: "Đông trùng hạ
thảo bí tinh ích khí, chuyên bổ mệnh môn". Mệnh môn, theo y học cổ truyền, là cái
gốc của dương khí, là nhân tố cực kỳ quan trọng đối với sự sống, cho nên bổ được
mệnh môn thì sẽ giúp cho tỳ dương và thận dương được phục hồi, nhờ đó mà cơ thể

trở nên cường tráng.
Nhân sâm: vị ngọt hơi đắng, tính ấm, có công dụng đại bổ nguyên khí, cường
tráng thể chất. Đây là một trong những vị thuốc quý giá của y học cổ truyền mà tác
dụng bồi bổ đã được dược lý học hiện đại nghiên cứu và khẳng định. Dân gian
thường dùng dưới dạng chế thành các món ăn - bài thuốc (dược thiện), trà dược
hoặc tửu dược.
Ngoài ra, ở thể bệnh này cũng nên trọng dụng một số thực phẩm có công
dụng ôn bổ tỳ thận như thịt bò, gan bò, xương bò, xương dê, gan dê, ngẩu pín, thịt
thỏ, thịt chim sẻ, thịt chim cút, trứng gà, trứng chim cút, sữa dê, cá ngựa, hải sâm,


hạt dẻ, nhục quế, nhục dung, đỗ trọng, toả dương, ba kích, dâm dương hoắc, nhau
thai…
* Thể Tâm khí hư:
Thể này được biểu hiện bằng các triệu chứng như mệt mỏi, mất ngủ triền
miên, hay mê mộng, dễ kinh sợ, suy giảm ham muốn tình dục, thậm chí sợ hãi, liệt
dương, di mộng tinh, xuất tinh sớm, trí nhớ giảm sút, tâm thần bất định, ăn ngủ kém,
lưỡi hồng nhạt… Nên trọng dùng các thực phẩm sau:
Hạt sen: vị ngọt, tính bình, có công dụng dưỡng tâm an thần, kiện tỳ ích thận.
Nhà dược học vĩ đại Lý Thời Trân (đời Thanh,Trung Quốc) cho rằng hạt sen có khả
năng "giao tâm thận, hậu tràng vị, cố tinh khí, cường gân cốt, bổ hư tổn" ( Bản thảo
cương mục). Bởi vậy, loại thực phẩm này rất hữu ích cho đàn ông "mãn kinh" thuộc
thể Tâm khí hư. Dân gian hay dùng dưới dạng hầm với xương thịt, nấu chè hoặc làm
thành các loại bánh.
Long nhãn: vị ngọt, tính ấm, có công dụng ích tâm
kiện tỳ, bổ khí dưỡng huyết, an thần định trí. Sách
Nhật dụng bản thảo viết: "Long nhãn ích trí định thần". Sách Tuyền châu bản thảo
cũng viết: "Long nhãn tráng dương ích khí, bổ tâm kiện tỳ". Dân gian hay dùng dưới
dạng làm mứt, nấu chè, ngâm rượu hoặc chế thành các loại nước giải khát.
Tim lợn: vị ngọt mặn, tính bình, có công dụng bổ hư, dưỡng tâm, an thần.

Dân gian hay dùng dưới dạng hầm cách thủy với thần sa, chế thành các món ăn hoặc
các món dược thiện. Điều cần lưu ý là: những người có rối loạn lipid máu thì nên
dùng ở mức độ vừa phải theo hướng dẫn của thầy thuốc.
Ngoài ra, với thể bệnh này nên trọng dụng một số thực phẩm khác như tổ yến,
đậu tương, gạo nếp, đại táo, mộc nhĩ trắng, bá tử nhân, toan táo nhân, nhân sâm,
nấm linh chi, đẳng sâm, cam thảo, bách hợp, nhau thai…
Câu hỏi 11: Nam giới bị muộn con nên ăn gì?
Trả lời:
Trong mươi năm gần đây, muộn con trở thành một vấn đề khá thời sự đối với
nhiều cặp vợ chồng. Nguyên nhân do nam giới phần nhiều là vì chất lượng và số
lượng tinh trùng không bình thường. Trong y học cổ truyền, căn bệnh này được gọi
là chứng nam tử tinh thiểu, nam tử tinh hàn hoặc tinh thanh bất dục. Nguyên nhân
của chứng bệnh này rất phức tạp, nhưng theo cổ nhân phần nhiều là do tạng thận hư
tổn. Y thư cổ Nội Kinh viết: "Thận giả, chủ triết, bế tàng chi bản, tinh chi sở giã", ý
muốn nói thận tinh, thận khí và tinh dịch có mối quan hệ hết sức mật thiết. Bởi vậy,
các chứng tinh hàn, tinh thiểu, tinh loãng (tinh thanh) đa phần là do thận tinh và thận
khí suy giảm gây nên.
Khi mắc chứng bệnh này, ngoài việc dùng thuốc, tập luyện, châm cứu xoa
bóp..., cổ nhân còn khuyên người bệnh nên trọng dụng những đồ ăn thức uống mang
tính ôn ấm có tác dụng bổ thận sinh tinh như:


Nước cơm: còn gọi là mễ du, mễ thang... là thứ nước cơm sánh đặc nổi lên
trên mặt nồi cơm hoặc nồi cháo, có tác dụng tư âm, trường lực, bổ ngũ tạng, sinh
tinh. Sách Tuỳ tức cư ẩm thực phổ viết: "Mễ du năng bổ dịch điền tinh". Nam giới
mắc chứng tinh loãng nên uống nước cơm thường xuyên hoà thêm một chút muối.
Trứng chim sẻ hoặc chim cút: cổ nhân cho rằng ăn hai loại trứng này có tác
dụng bổ thận dương, ích tinh huyết, điều hoà hai mạch Xung và Nhâm, là thức ăn
rất tốt cho cả hai vợ chồng bị muộn con. Sách Bản thảo kinh sơ viết: "Tước noãn
tính ôn, bổ noãn mệnh môn chi dương khí, tắc âm tự nhiệt nhi cường, tinh tự túc nhi

hữu tử dã" (trứng chim sẻ tính ấm, có công năng ôn bổ dương khí ở mệnh môn nên
thận âm theo đó mạnh lên, tinh đầy mà có con).
Thịt chim sẻ: còn gọi là ma tước nhục, vị ngọt, tính ấm, có công dụng tráng
dương khí, ích tinh huyết, làm ấm tạng thận. Y thư cổ viết: "Ma tước nhục năng tục
ngũ tạng bất túc khí, trợ âm đạo, ích tinh tủy" (thịt chim sẻ có tác dụng bồi bổ khí
của ngũ tạng, làm ấm âm đạo và bổ ích tinh tủy). Cổ nhân khuyên những người bị
liệt dương, lãnh tinh, suy giảm số lượng tinh trùng nên ăn thịt chim sẻ.
Thận dê: còn gọi là dương thận, vị ngọt, tính ấm, có công dụng bổ thận khí,
ích tinh tủy, rất có lợi cho nam giới tinh dịch lạnh và loãng. Sách Thực y tâm kính
viết: "Trị thận hư lao tổn tinh kiệt: dương thận nhất song, khứ chi, tế thiết, vu thị
chấp dĩ ngũ vị như thường pháp tác thang thực, tác chúc dĩ đắc" (để chữa chứng
thận hư tinh kiệt dùng dương thận một đôi, lọc bỏ màng mỡ, thái nhỏ, nấu với nước
đậu xị làm canh ăn hoặc nấu cháo cũng được).
Thịt chó: tính ấm, vị mặn, có công dụng bổ trung ích khí, ôn thận trợ dương,
bổ phế khí, cố thận khí, thực hạ tiêu, làm tăng tinh tủy, ấm tỳ vị, ích khí lực, mạnh
lưng gối. Sách Bản kinh phùng nguyên viết: "Cẩu nhục, hạ nguyên hư nhân, thực chi
tối nghi" (với những người phần dưới hư suy ăn thịt chó cực tốt).
Bào thai hươu: tính ấm, vị ngọt mặn, có công dụng ích thận tráng dương, bổ
hư sinh tinh. Sách Bản thảo tân biên cho rằng: bào thai hươu có tác dụng kiện tỳ,
sinh tinh, hưng dương bổ hỏa. Sách Tứ xuyên trung dược chí cũng viết: "Năng bổ hạ
nguyên, điều kinh chủng tử, trị huyết hư tinh thiểu".
Hải sâm: tính ấm, vị mặn, có công dụng bổ thận ích tinh, nam giới mắc
chứng tinh thiểu, tinh lãnh, tinh loãng ăn đều tốt. Sách Bản thảo tùng tân viết: "Hải
sâm bổ thận ích tinh, tráng dương liệu nuy" (hải sâm có công năng bổ thận ích tinh,
làm mạnh dương khí, trị được chứng liệt dương). Sách Thực vật nghi kỵ cũng viết:
"Hải sâm bổ thận kinh, ích tinh tủy".
Mỡ chim bìm bịp: tục gọi là điền kê du, có công dụng bổ thận ích tinh,
nhuận phế dưỡng âm, được dân gian coi là loại thực phẩm cường tráng tư bổ. Y thư
cổ cho rằng: điền kê du có tác dụng làm vững thận âm, sinh tinh tăng tủy, nhuận phế
tạng, là thuốc quý cho những người tỳ thận hư nhược, khí không hóa thành tinh dịch

được.
Nhau thai: còn gọi là tử hà xa, thai bàn…, có công dụng bổ khí dưỡng huyết,
bổ thận ích tinh. Sách Hội chước y kính viết: "Phàm yêu thống tất nhuyễn, thể hao


tinh khô, câu năng bổ ích" (với những chứng lưng đau gối mỏi, thân thể hao gầy,
tinh dịch khô kiệt, tử hà xa đều có tác dụng bổ ích).
Kỷ tử: tính bình, vị ngọt, có công dụng tăng tinh ích tủy, bổ tinh tráng dương,
ích thận minh mục. Đào Hoằng Cảnh, y gia trứ danh đã viết: "Câu kỷ tử bổ ích tinh
khí". Sách Bản thảo kinh sơ viết: "Câu kỷ tử năng sinh tinh ích khí, âm sinh tắc tinh
huyết tự trường" (kỷ tử có khả năng sinh tinh ích khí, phần âm đã đủ thì tinh huyết
cũng
dồi dào).
Củ mài: còn gọi là hoài sơn hay sơn dược, vị ngọt, tính bình, có công dụng
kiện tỳ bổ phế, cố thận ích tinh. Sách Bản thảo chính viết: "Sơn dược, năng kiện tỳ
bổ hư, ích tinh cố thận, trị chư hư bách tổn" (hoài sơn có khả năng kiện tỳ bổ hư, ích
tinh, làm vững thận, trị được các chứng hư tổn). Cổ nhân khuyên những người thận
hư tinh thiếu ăn hoài sơn càng nhiều, càng lâu thì càng tốt.
Ngoài ra, các thực phẩm khác cũng rất có ích cho việc bổ thận sinh tinh như
hạt dẻ, ngân nhĩ, tổ yến, sữa ong chúa, cao da lừa, tinh hoàn và dương vật chó, đông
trùng hạ thảo, tắc kè, nhung hươu…
Câu hỏi 12: Phụ nữ mang thai nên ăn kiêng gì?
Trả lời:
Ăn uống đủ về lượng và tốt về chất là một vấn đề hết sức quan trọng đối với
phụ nữ đang mang thai vì mục đích không phải chỉ để nuôi sống bà mẹ, nuôi thai
và giúp thai phát triển hoàn chỉnh mà còn là nguồn cung cấp chất dự trữ cho cơ
thể mẹ có điều kiện nuôi con và để đứa con sinh ra được sống và phát triển bình
thường. Cổ nhân có câu: "Dựng phụ, nhất nhân ẩm thực nhị nhân hấp thu", có
nghĩa là: phụ nữ mang thai, một người ăn cho cả hai người. Tuy nhiên, vấn đề
quan trọng là ở chỗ thai phụ không những chỉ cần biết ăn gì và ăn như thế nào mà

còn phải biết thực hiện việc ăn kiêng ra sao? Sau đây xin được giới thiệu một số
kiến thức cơ bản về ăn kiêng cho thai phụ theo y học cổ truyền để bạn đọc tham
khảo.
* Vì sao phụ nữ mang thai phải chú ý ăn kiêng?
Theo dinh dưỡng học cổ truyền, ăn kiêng là một việc mà mọi người đều nên
thực hiện, bởi lẽ ăn kiêng không phải chỉ đơn giản là nên ăn cái này, không nên ăn
cái kia mà nội dung của nó là rất phong phú, ví như: ăn kiêng số lượng (ăn uống có
chừng mực và điều độ), ăn kiêng chất lượng (tuỳ theo thể chất của từng người mà
kiêng kị cho phù hợp), ăn kiêng những thức ăn có tính đối kháng với các loại thuốc
đang dùng (đối với người bệnh), kiêng ăn thiên lệch (không nên ăn quá nhiều và quá
lâu một thứ nào đó)... Đối với phụ nữ mang thai, người xưa quan niệm "chửa là cửa
mả" nên việc ăn kiêng lại càng được coi trọng hơn. Phương Toàn, y gia trứ danh đời
Minh (Trung Quốc) đã nói: "Phụ nhân thụ thai chi hậu, sở đang giới giả, viết phòng
sự, viết ẩm thực, viết thất tình, viết khởi cư, viết y dược... dĩ trí thương thai nan sản,


thả tử đa bệnh" (người phụ nữ sau khi thụ thai cần phải thực hành những điều kiêng
kị trong sinh hoạt tình dục, ăn uống, đời sống tình cảm, nơi ăn chốn ở, dùng thuốc...
để tránh làm tổn thương, gây tật bệnh cho thai nhi và giúp cho việc sinh nở được dễ
dàng).
Tuy nhiên, trên thực tế, một số người đã hiểu không đúng về khái niệm ăn
kiêng cho thai phụ của y học cổ truyền. Họ đã lấy sự ngộ nhận về ăn kiêng của một
vài người, một vài nơi để làm căn cứ. Ví như, quan niệm cho rằng thai phụ ăn đồ hải
sản thì con cái sinh ra dễ bị dị ứng, ăn xì dầu thì da đứa trẻ sẽ bị đen, ăn ốc thì con
sau này lắm rãi, ăn mía thì con rắn đầu, đẻ khó, ăn cơm cháy thì khi đẻ sẽ bị "sót
rau"...
* Nguyên tắc ăn kiêng ở phụ nữ mang thai là gì?
Phụ nữ mang thai có hai trạng thái: vẫn khoẻ mạnh bình thường hoặc bị
mắc những chứng bệnh hay gặp ở thai phụ như ác trở (lợm giọng nôn mửa, ngại
ăn, ăn vào thì nôn, xuất hiện khi có thai khoảng 2 tháng), thai động bất an (động

thai, thai nhi luôn quấy động, bụng đau có cảm giác như muốn sa xuống, nặng
hơn có thể chảy máu âm đạo), thai lậu hạ huyết (có thai không đau bụng mà thỉnh
thoảng vẫn ra máu ở âm đạo), thai thủy (có thai phù thũng)... Theo y học cổ
truyền, dù ở trạng thái nào thai phụ cũng cần phải ăn kiêng trên cơ sở tuân thủ các
nguyên tắc "nhân nhân chế nghi" (tuỳ theo đặc điểm tâm sinh lý của từng người
mà kiêng kỵ), "nhân thời chế nghi" (tuỳ theo giai đoạn của thai kỳ mà kiêng kỵ)
và "biện chứng luận trị" (tuỳ theo bệnh chứng cụ thể mà kiêng kỵ).
* Thai phụ khoẻ mạnh nên ăn kiêng như thế nào?
Nhìn chung, thai phụ dù khoẻ mạnh cũng nên kiêng hoặc giảm bớt những
thức ăn quá nhiều mỡ động vật và quá mặn như thịt mỡ, dưa muối, cà muối, thịt cá
ướp muối...; những đồ ăn thức uống cay nóng (đại nhiệt) và dễ kích thích như ớt, hạt
tiêu, quế, đinh hương, hồi hương, hành tây, gừng tươi, bột hạt cải, rượu, thuốc lá, cà
phê, trà đặc...; những thực phẩm sống lạnh như nem chua, gỏi, tiết canh, cua, ốc,
trai, hến, ngao, sò...; những thức ăn dễ làm hao khí động huyết như sơn tra, binh
lang, củ cải, củ từ, trà đặc, cà phê, nhục quế, hải long, hải mã...
Theo y học cổ truyền, thức ăn quá béo bổ, nê trệ (đông y gọi là phì cam hậu vị
phẩm) hoặc quá sống lạnh (quá thực hàn lương phẩm) hoặc quá cay nóng (quá thực
tân ôn táo nhiệt phẩm) đều dễ làm thương tổn tỳ vị, gây rối loạn công năng chuyển
hoá và hấp thu các chất dinh dưỡng, từ đó ảnh hưởng xấu đến việc nuôi dưỡng cơ
thể người mẹ và thai nhi. Y học cổ truyền cho rằng, sau khi có thai âm huyết trong
cơ thể thai phụ hạ xuống để nuôi thai khiến cho âm huyết suy mà dương khí mạnh
lên, bởi vậy nếu ăn quá nhiều đồ cay nóng sẽ dẫn tới tình trạng dương thịnh huyết
nhiệt khiến cho thai nguyên thương tổn mà dễ gây ra động thai, thai lậu. Thức ăn
quá mặn sẽ gây tích nước trong người, làm tăng gánh nặng cho tim và thận, dễ phát
sinh phù thũng. Thức ăn làm hao khí động huyết cũng rất dễ gây động thai, sẩy thai.


×