Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

KHÓA LUẬN 2019 Tìm hiểu sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động xây dựng giao thông nông thôn trong công cuộc xây dựng nông thôn mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (853.41 KB, 78 trang )

TÌM HIỂU SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG VÀO
HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN
TRONG CÔNG CUỘC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
TẠI XÃ THẠCH LIÊN, HUYỆN THẠCH HÀ, TỈNH HÀ TĨNH

1


PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Xây dựng nông thôn mới (NTM) là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà
nước ta. Sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, nông thôn nước ta đã đạt
được những thành tựu khá toàn diện và to lớn, góp phần ổn định tình hình kinh
tế - xã hội, chính trị, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho người dân. Tuy
nhiên, những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và chưa
đồng đều giữa các vùng miền trong cả nước. Nông nghiệp phát triển còn kém
bền vững, sức cạnh tranh thấp, chưa phát huy tốt nguồn lực cho phát triển sản
xuất, chuyển giao khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế,
sản xuất nhỏ phân tán, năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng nhiều mặt hàng
thấp. Xuất phát từ những khó khăn hạn chế nêu trên, chủ trương xây dựng NTM
có ý nghĩa rất to lớn. Để thực hiện chủ trương này, ngày 4/6/2010, Thủ tướng
chính phủ đã ban hành quyết định số 800 phê duyệt chương trình mục tiêu quốc
gia xây dựng NTM, đồng thời ban hành bộ tiêu chí quốc gia về NTM gồm 19
tiêu chí để làm căn cứ cho việc thực hiện chương trình xây dựng NTM. Đây là
một trong những chủ trương lớn mở ra vận hội mới vô cùng quan trọng cho phát
triển đất nước.
Tiêu chí Giao thông là 01 trong số 19 tiêu chí trong xây dựng nông thôn
mới mà sự tham gia của người dân là một yếu tố quan trọng quyết định thành
bại của tiêu chí. Hiện tại, ở nhiều địa phương trên địa bàn huyện Thạch Hà nói
chung và xã Thạch Liên nói riêng vẫn chưa đạt được tiêu chí giao thông và đang


nảy sinh nhiều vấn đề cần phải được giải quyết, do đó cần có sự hỗ trợ và phối
hợp giữa cơ quan có thẩm quyền với chính quyền, đoàn thể địa phương và đặc
biệt cần phải có sự tham gia của cộng đồng và người dân địa phương trong việc
thực hiện có hiệu quả tiêu chí này. Xuất phát từ thực tế đó, tôi lựa chọn đề tài
“Tìm hiểu sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động xây dựng giao thông
nông thôn trong công cuộc xây dựng nông thôn mới tại xã Thạch Liên, huyện
Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh”
2


1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng đầu tư và tổ chức thực hiện hoạt động xây dựng
đường giao thông trong XDNTM tại xã Thạch Liên, huyện Thạch Hà, tỉnh
Hà Tĩnh.
- Tìm hiểu sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động xây dựng đường
giao thông tại xã Thạch Liên, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.

3


PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Khái niệm nông thôn và nông thôn mới
2.1.1.1 Khái niệm nông thôn
Đến nay, khái niêm nông thôn được thống nhất với quy định tại Theo
Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21-8-2009 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, cụ thể: "Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội
thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ
sở là ủy ban nhân dân xã".

2.1.1.2 Khái niệm nông thôn mới
- Là nông thôn mà trong đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của người dân
không ngừng được nâng cao, giảm dần sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị.
Nông dân được đào tạo, tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, có bản lĩnh chính
trị vững vàng, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới.
- Nông thôn mới có kinh tế phát triển toàn diện, bền vững, cơ sở hạ tầng
được xây dựng đồng bộ, hiện đại, phát triển theo quy hoạch, gắn kết hợp lý giữa
nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ và đô thị. Nông thôn ổn định, giàu bản sắc
văn hoá dân tộc, môi trường sinh thái được bảo vệ. Sức mạnh của hệ thống chính
trị được nâng cao, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội.
2.1.1.3 Xây dựng nông thôn mới
Xây dựng nông thôn mớilà cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để cộng
đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mình khang
trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp, dịch
vụ); có nếp sống văn hoá, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo; thu
nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao.
Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân,
của cả hệ thống chính trị.Nông thôn mới không chỉ là vấn đề kinh tế - xã hội, mà
là vấn đề kinh tế - chính trị tổng hợp.

4


Xây dựng nông thôn mới giúp cho nông dân có niềm tin, trở nên tích cực,
chăm chỉ, đoàn kết giúp đỡ nhau xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp, dân
chủ, văn minh.
2.1.1.4 Mô hình nông thôn mới
Mô hình nông thôn mới gần đây không còn là tên gọi mới với nước ta.Mô
hình phát triển nông thôn mới đã góp phần quan trọng trong việc phát triển và
cải thiện nông thôn nước ta. Tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu về đời sống vật chất

và tinh thần ngày càng cao của người dân nông thôn, yêu cầu phát triển nông
thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hợp tác hóa, dân chủ hóa theo
tinh thần Nghị quyết 06-NQ/TW ngày 10/11/1998 của Bộ chính trị và Chỉ thị số
49/2001/CT-BNN/CS ngày 27/4/2001 của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và Phát
triển nông thôn về việc “ xây dựng mô hình nông thôn mới”, nhằm định hướng
rõ trong chỉ đạo thực hiện. việc xây dựng mô hình phát triển nông thôn mới là
một quá trình chuyển đổi căn bản chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam
từ hướng cung sang hướng vào nhu cầu thị trường và xã hội. Đồng thời đảm bảo
sự tham gia tối đa của người dân vào quá trình phát triển theo phương châm “
dân biết, dân bàn, dân đóng góp, dân làm, dân kiểm tra, dân quản lý và dân
hưởng lợi”. Đây là cơ sở để phát huy nội lực, hướng vào xấy dựng tính bền vững
cho việc phát triển.
Xây dựng mô hình nông thôn mới là một chính sách về một mô hình phát
triển cả về nông nghiệp và nông thôn, nên vừa mang tính tổng hợp, bao quát
nhiều lĩnh vực, vừa đi sâu giải quyết nhiều vấn đề cụ thể, đồng thời giải quyết
các mối quan hệ với các chính sách khác, các lĩnh vực khác trong sự tính toán,
cân đối mang tính tổng thể, khắc phục tình trạng rời rạc hoặc duy ý chí.
Theo các nhà nghiên cứu thì mô hình nông thôn mới là những kiểu mẫu
công đồng theo tiêu chí mới, tiếp thu những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện
đại nhưng vẫn giữ được nét đặc trưng, tinh hoa văn hóa của nhân dân. Nhìn
chung mô hình nông thôn mới theo hướng CNH-HĐH, hợp tác hóa, dân chủ hóa
và văn minh hóa.
Mô hình nông thôn mới là tập hợp các hoạt dộng qua lại để cụ thể hóa các
chương trình phát triển nông thôn; mô hình nhằm bố trí sử dụng các nguồn lực
khan hiếm về tài chính, nhân lực, phương tiện, vật tư thiết bị để tạo ra các sản
phẩm hay dịch vụ trong một thời gian xác định và thõa mãn các mục tiêu về
kinh tế, xã hội và môi trường cho sự phát triển bền vững ở nông thôn.
Mô hình nông thôn mới được quy điịnh bởi các tính chất: đáp ứng yêu cầu
phát triển, đổi mới về tổ chức, vận hành và cảnh quan môi trường, đạt hiệu quả
5



cao nhất trên tất cả các mặt về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, tiến bộ hơn so
với mô hình cũ, chứa đựng các đặc điểm chung, có thể phổ biến và tận dụng trên
cả nước.
Từ các quan điểm trên có thể hiểu: “ mô hình nông thôn mới là tổng thể
những đặc điểm, cấu trúc tạo thành một kiểu tổ chức nông thôn theo tiêu chí
mới, đáp ứng yêu cầu mới đặt ra cho nông thôn trong điều kiện hiện nay, là kiểu
nông thôn được xây dựng so với mô hình nông thôn cũ ( truyền thống, đã có) ở
tính tiền về mọi mặt”.
2.1.1.5 Trình tự xây dựng nông thôn mới
Xây dựng nông thôn mới theo 7 bước sau:
Bước 1: Thành lập Ban Chỉ đạo và Ban quản lý Chương trình NTM cấp xã.
Bước 2: Tổ chức tuyên truyền, học tập nghiên cứu các chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng NTM.
Bước 3:Khảo sát đánh giá thực trạng nông thôn theo 19 tiêu chí
Bước 4: Lập đề án (kế hoạch) xây dựng NTM của xã (gồm kế hoạch tổng
thể đến 2020, kế hoạch 5 năm 2011 – 2015 và kế hoạch từng năm cho giai đoạn
2010-2015).
Bước 5:Xây dựng quy hoạch NTM của xã.
Bước 6:Tổ chức thực hiện đề án (kế hoạch)
Bước 7: Giám sát, đánh giá và báo cáo định kỳ về tình hình thực hiện dự án.
2.1.1.6 Vốn xây dựng nông thôn mới
Có 4 nguồn vốn sau:
∗ Nguồn đóng góp của cộng đồng, bao gồm:
- Công sức, tiền của đầu tư cải tạo nhà ở, xây mới và nâng cấp các công
trình vệ sinh phù hợp với chuẩn mới; Cải tạo ao, vườn để có cảnh quan đẹp và
có thu nhập; Cải tạo cổng ngõ, tường rào phong quang, đẹp đẽ…
- Đầu tư cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của hộ gia đình để tăng thu
nhập.

- Đóng góp xây dựng công trình công cộng của làng, xã bằng công lao
động, tiền mặt, vật liệu, máy móc thiết bị, hiến đất…( Nếu đóng góp bằng tiền
thì cần được cộng đồng bàn bạc quyết định, HĐND xã thông qua).
- Đóng góp tự nguyện và tài trợ từ các doanh nghiệp, tổ chức phi chính
phủ, tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước.
6


∗ Vốn đầu tư của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ tư nhân
- Đầu tư xây dựng các công trình công cộng có thu phí để thu hồi vốn, như
chợ, công trình cấp nước sạch cho cụm dân cư, điện, thu dọn và chôn lấp rác
thải, cầu nhỏ, bến đò, bến phà…
- Đầu tư kinh doanh các cơ sở sản xuất, chế biến nông sản, thực phẩm,
cung cấp dịch vụ, ví dụ như kho hàng, khu trồng rau-hoa công nghệ cao, trang
trại chăn nuôi tập trung, xưởng sấy nông sản, nhà máy chế biến thức ăn chăn
nuôi, trại cung cấp giống…
- Đầu tư trong nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, tổ chức đào tạo và
hướng dẫn bà con tiếp cận kỹ thuật tiến tiến và tổ chức sản xuất những giống cây,
vật nuôi, dịch vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ khuyến nông, khuyến công…
∗ Vốn tín dụng:
Nguồn vốn đầu tư phát triển của nhà nước được phân bổ cho các tỉnh theo
các chương trình: Kiên cố hóa kênh mương; Đường giao thông nông thôn; Cơ sở
hạ tầng làng nghề và nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2009-2015.
Nguồn vay thương mại
∗ Vốn ngân sách:
(Bao gồm vốn Trung ương, tỉnh, huyện, xã)
− Vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia và chương trình, dự án hỗ trợ
có mục tiêu đang triển khai và sẽ tiếp tục triển khai trong những năm tiếp theo
trên địa bàn;
Vốn trực tiếp cho Chương trình MTQG xây dựng NTM.

2.1.1.7 Nguyên tắc xây dựng Nông thôn mới
Trong xây dựng NTM, đảm bảo các nguyên tắc sau:
− Các nội dung, hoạt động của Chương trình xây dựng NTM phải hướng
tới mục tiêu thực hiện 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí tỉnh đã ban hành
− Phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư địa phương là chính, Nhà
nước đóng vai trò định hướng, ban hành các chính sách, cơ chế hỗ trợ, đào tạo
cán bộ và hướng dẫn thực hiện. Các hoạt động cụ thể do chính cộng đồng người
dân ở xóm, xã bàn bạc dân chủ để quyết định và tổ chức thực hiện.
− Kế thừa và lồng ghép chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ
trợ có mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang triển khai trên địa bàn nông
thôn.

7


− Thực hiện Chương trình xây dựng NTM phải gắn với kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương, có quy hoạch và cơ chế đảm bảo thực hiện các
quy hoạch xây dựng NTM đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
− Công khai, minh bạch về quản lý, sử dụng các nguồn lực; tăng cường
phân cấp, trao quyền cho cấp xã quản lý và tổ chức thực hiện các công trình, dự
án của Chương trình xây dựng NTM; phát huy vai trò làm chủ của người dân và
cộng đồng, thực hiện dân chủ cơ sở trong quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực
hiện và giám sát, đánh giá.
− Xây dựng NTM là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; cấp
ủy đảng, chính quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựng quy
hoạch, đề án, kế hoạch và tổ chức thực hiện. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức
chính trị, xã hội vận động mọi tầng lớp nhân dân phát huy vai trò chủ thể trong
xây dựng NTM.
2.1.1.8 Nội dung của chương trình xây dựng nông thôn mới
Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới là một chương

trình tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng,
gồm 11 nội dung sau:
- Quy hoạch xây dựng nông thôn mới
- Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội
- Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.
- Giảm nghèo và an sinh xã hội.
- Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở
- Phát triển giáo dục - đào tạo ở nông thôn
- Phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe cư dân nông thôn
- Xây dựng đời sống văn hóa, thông tin và truyền thông nông thôn.
- Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
- Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã
hội trên địa bàn.
- Giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thôn.
2.1.1.9 Tiêu chí xây dựng nông thôn mới
Căn cứ Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ
tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, căn
cứ Quyết định số 342/QĐ-TTg ngày 20 tháng 2 năm 2013 của Thủ tướng
Chính phủ sửa đổi một số tiêu chí của bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới
thì tiêu chí xây dựng nông thôn mới bao gồm 19 bộ tiêu chí và được phân
thành 5 nhóm:
∗ Quy hoạch:
Tiêu chí 1: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch bao gồm
8


∗ Hạ tầng kinh tế - xã hội: Bao gồm
Tiêu chí 2: Giao thông
Tiêu chí 3: Thủy lợi
Tiêu chí 4: Điện

Tiêu chí 5: Trường học
Tiêu chí 6: Cơ sở vật chất văn hóa
Tiêu chí 7: Chợ nông thôn
Tiêu chí 8: Bưu điện
Tiêu chí 9: Nhà ở dân cư.
∗ Kinh tế và tổ chức sản xuất:
Tiêu chí 10: Thu nhập
Tiêu chí 11: Hộ nghèo
Tiêu chí 12: Cơ cấu lao động
Tiêu chí 13: Hình thức tổ chức sản xuất.
∗ Văn hóa – xã hội – môi trường:
Tiêu chí 14: Giáo dục
Tiêu chí 15: Y tế
Tiêu chí 16: Văn hóa
Tiêu chí 17: Môi trường.
∗ Hệ thống chính trị:
Tiêu chí 18: Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh
Tiêu chí 19: An ninh, trật tự xã hội.
2.1.2 Sự tham gia
2.1.2.1 Khái niệm
Ngày nay phương pháp tham gia đang được áp dụng rộng rãi trong các
chương trình phát triển nói chung và chương trình xây dựng nông thôn mới nói
riêng. Phương pháp này coi mức độ tham gia của cộng đồng vừa là mục tiêu,
vừa là phương tiện của sự phát triển.
Sự tham gia có nghĩa là cùng thực hiện một hoạt động nào đó. Hàng ngày
con người tham gia vào sự phát triển của địa phương thông qua các hoạt động sống
của cá nhân và gia đình, các hoạt động sinh kế và trách nhiệm đối với cộng đồng.
Theo Setty (1991), sự tham gia của người dân có nghĩa là họ cùng với các
cơ quan phát triển xây dựng chương trình hoạt động, lựa chọn ưu tiên, khởi
xướng và thực hiện các dự án bằng cách đóng góp những ý tưởng, mối quan

tâm, vật liệu tiền bạc, lao động và thời gian.
Như vậy, sự tham gia là một quá trình cho phép người dân tổ chức để xác
định nhu cầu và cùng nhau thiết kế, tổ chức thực hiện, đánh giá hoạt động và
cùng nhau hưởng lợi từ các hoạt động đó. Các hoạt động được triển khai từ các
9


nguồn lực mà người dân tiếp cận được thông qua sự hỗ trợ của Chính phủ hay
các cơ quan khác nhau. [1]
2.1.2.2 Các hình thức tham gia
Người dân tham gia vào các chương trình, dự án phát triển nông thôn thông
qua một số hình thức sau:
− Có quyền được biết một cách tường tận, rõ ràng những gì liên quan mật
thiết và trực tiếp đến đời sống của họ.
− Được tham dự các buổi họp, tự do phát biểu, trình bày ý kiến, quan điểm
và thảo luận các vấn đề của cộng đồng.
− Được cùng quyết định, chọn lựa cá giải pháp hay và xác định các vấn đề
ưu tiên của công đồng.
− Có trách nhiệm cùng mọi người đóng góp công sức, tiền của để thực hiện
các hoạt động mang tính lợi ích chung.
− Người dân cùng được lập kế hoạch dự án và quản lý điều hành, kiểm tra
giám sát, đánh giá các chường trình dự án phát triển cộng đồng.
Sự quyết định và tự quản của người dân được đánh giá ở mức độ cáo bởi lẽ
nó thể hiện tăng năng lực, quyền lực của người dân. Mang tính bền vững vì
người dân thể hiện vai trò làm chủ với trách nhiệm cao của mình.
2.1.2.3 Mức độ tham gia
Người dân thường tham gia các chương trình, dự án phát triển nông thôn
với mức độ:
− Không có sự tham gia:
+ Cán bộ điều khiển: người dân làm và thực hiện theo ý định của cán bộ,

không được hiểu rõ. Như người dân bị gọi đi làm công ích, đóng góp tiền cho
một hoạt dộng nào đó mà không biết, không được thảo luận.
+ Tham gia mang tính hình thức: cán bộ cũng có gọi dân đến, cho dân phát
biểu ý kiến nhưng chỉ có lệ, mọi việc cán bộ quyết định theo ý mình.
− Tham gia ít:
+ Người dân được thông báo và giao nhiệm vụ: người dân được thông báo,
hiểu rõ những việc mà cán bộ muốn họ tham gia, sau đó người dân đóng góp
công sức hay tiền của theo khả năng của mình.
+ Người dân được hỏi ý kiến: kế hoạch công tác do cán bộ thiết kế và quản
lý, người dân được mời tham gia thảo luận, hỏi ý kiến, cán bộ lắng nghe nghiêm
túc, sau đó cán bộ điều chỉnh kế hoạch ( nếu cần thiết) cho phù hợp với dân rồi
cũng thục hiện.
− Tham gia thực sự:

10


+ Cán bộ khỏi xướng, người dân tham gia cũng lấy quyết định: cán bộ là
người khởi xướng, có ý tưởng. người dân chủ động tham gia cùng cán bộ trong
khâu lập kế hoạch, quyết điịnh chọn các phương án và tổ chức thực hiện.
+ Người dân khởi xướng và cùng cán bộ ra quyết định: người dân khỏi
xướng, lập kế hoạch, cán bộ cùng nhân dân quyết định chọn các phương án và tổ
chức thực hiện.
+ Người dân khởi xướng, quyết định lựa chọn các phương án và có sự hỗ
trợ của cán bộ: người dân khởi xướng, lập kế hoạch, quyết định chọn các
phương án và tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát. Cán bộ đóng vai trò khi
người dân cần.
+ Người dân tự lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, cán bộ hỗ trợ khi cần thiết.
Các mức độ tham gia này có thể minh họa phương thức: “ nhà nước và
nhân dân cùng làm” với các bước dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra cộng

thêm bước xuất phát là dân từ nhà nước và bước uối cùng là dân tự quyết nên
chọn những gì.
2.1.2.4 Đánh giá mức độ tham gia:
Đánh giá mức độ tham gia dựa vào các chỉ tiêu được chấp nhận hoặc các tiêu
chí phản ánh của sự tham gia. Một số chỉ tiêu được sử dụng phổ biến bao gồm:
− Thời gian tham gia (khi nào sự tham gia bắt đầu): Có thể thực hiện sự
tham gia tại bất kỳ giai đoạn nào của chu trình dự án, song sự tham gia cao nhất
phải có trong tất cả các thời kỳ của dự án.
− Ai là người tham gia: Đó có phải chỉ là các quan chức địa phương, chỉ là
nam giới, những người có học vấn,...? Những câu hỏi này gợi ra điểm quan
trọng về tính công bằng về sự tham gia.
− Quy mô của sự tham gia: Số người tham gia trong các hoạt động và các
chỉ tiêu định lượng về thời gian, về sự đóng góp.
− Mức độ kiểm soát việc ra quyết định liên quan đến hoạt động cộng
đồng/hộ gia đình hoặc cá nhân: Ai là người khởi xướng dự án? Nhu cầu của ai
đang được thảo mãn, bản thiết kế dư án của người nào sẽ được sử dụng? Ai sẽ là
người giám sát nguồn lực? Ai là người xem xét xu hướng phát triển của dự án?
Những câu hỏi này xác định mức độ mà các thành viên (ai, số lượng) trong cộng
đồng có quyền kiểm soát hoặc được tăng quyền lực. Với những chỉ tiêu này, ta
có thể đánh giá tổng quan về mức độ tham gia đang được tiến hành trong một dự
án hoặc một hoạt động.
Phân loại sự tham gia trong quá trình phát triển:
Phân loại

Mô tả thành phần và hình thức tham gia
11


1. Tham gia
bị động

2. Tham gia
bằng cách
cung cấp
thông tin
3. Tham gia
bằng cách
tham vấn
4. Tham gia
do vật chất
5. Tham gia
mang tính
chất chức
năng

6. Sự tham
gia có tác
động qua lại

7. Tự vận
động

Mọi người tham gia được cho biết cái gì sẽ xảy ra, hoặc đã
xảy ra. Chỉ là sự thông tin một cách đơn phương của cơ quan
hành chính hay cơ quan quản lý.
Mọi người tham gia bằng cách trả lời câu hỏi do các nhà
nghiên cứu đưa ra, sử dụng các phiếu điều tra hoặc những
cách tiếp cận tương tự.
Mọi người tham gia bằng cách tham vấn. Những người bên
ngoài lắng nghe các quan điểm và xác định vấn đề và giải
pháp đồng thời sửa đổi chúng theo phản ứng của mọi người.

Mọi người tham gia bằng cách cung cấp nguồn lực
Mọi người tham gia bằng cách xây dựng các nhóm nhằm thỏa
mãn mục tiêu dự án liên quan đến sự phát triển hoặc thúc đẩy
những tổ chức xã hội được khởi xướng từ bên ngoài. Những
tổ chức này có khuynh hướng phụ thuộc vào những người
khởi xướng và hướng dẫn từ bên ngoài, song có thể trở thành
tự lập.
Mọi người tham gia vào phân tích để xây dựng kế hoạch hành
động và thiết lập nên các tổ chức mới ở địa phương hoặc
cũng cố các tổ chức đã có từ trước. Các nhóm này kiểm soát
những quyết đinh của địa phương do đó mọi người sẽ có
những đóng góp của riêng mình vào việc duy trì cơ cấu hoặc
thực hành.
Mọi người tham gia bằng cách tự khởi xướng độc lập với các
tổ chức ở bên ngoài để thay đổi các hệ thống. Họ hình thành
hợp đồng với các tổ chức bên ngoài để có được nguồn lực và
cố vấn kỹ thuật mà họ cần, nhưng vẫn duy trì sự kiểm soát
cách sử dụng các tài nguyên.
Nguồn: Prety và cộng sự, 1995

Các loại hình nông dân tham gia nghiên cứu
Phương thức

Hình thức thể hiện

Bằng hợp đồng

Các nhà khoa học hợp đồng với nông dân để họ cung cấp
đất đai và dịch vụ.


Bằng tư vấn

Các nhà khọc tư vấn cho nông dân về các vấn đề của họ
và sau đó đưa ra giải pháp.
12


Bằng cộng tác

Các nhà khoa học và nông dân hợp tác với nhau như là
các đối tác trong tiến trình nghiên cứu

Các nhà khóa học làm việc nhằm nâng cao những nghiên
Bằng cách phối hợp cứu không chuyên của nông dân và hình hành hàng loạt
các hệ thống phát triển ở nông thôn
Nguồn: Prety và cộng sự, 1995
2.1.2.5 Tầm quan trọng và yêu cầu của sự tham gia
Sự tham gia của người dân là một trong những thành tố chính của sự phát
triển với các lý do như:
- Sự tham gia của quần chúng là phương tiện hữu hiệu để huy động tài
nguyên địa phương, tổ chức và tận dụng năng lực sự khôn ngoan, tính sáng tạo
của quần chúng vào các hoạt động phát triển.
- Sự tham gia của quần chúng giúp xác định nhu cầu ưu tiên của cộng đồng
và giúp tiến hành những hoạt động phát triển để đáp ứng nhu cầu này.
- Sự tham gia giúp cho dự án hoạt động được thừa nhận, khuyến khích
người dân đóng góp nguồn lực thực hiện, và đảm bảo khả năng bền vững.
- Sự tham gia là đầu vào cần thiết nhằm tạo cơ hội thành công cho những
sáng kiến về phát triển. Bên cạnh đó, áp dụng phương pháp tham gia sẽ tạo ra
nhiều lợi ích có ý nghĩa đối với phát triển:
+ Nâng cao ý thức sỡ hữu trong các sáng kiến phát triển ở địa phương.

+ Nâng cao năng suất và hiệu suất hoạt động.
+ Tăng cường việc xem xét các tác động.
+ Nâng cao tính công bằng và tính tự quyết định.
+ Tăng cường khả năng tiếp tục, duy trì sau khi dự án hỗ trợ kết thúc.
+ Tăng cường chia sẽ chi phí và tính hiệu quả của các sáng kiến phát triển.
+ Nhấn mạnh các hình thức phi bạo lực của hoạt động xã hội.
+ Coi trọng nhu cầu và quyền cơ bản của con người.
- Sự tham gia có vai trò lớn và cần có các yêu cầu sau:
+ Cơ quan trung ương hay địa phương cần có niềm tin vào nhận thức và
năng lực cộng đồng để tạo điều kiện cho việc phân cấp vào trao quyền.

13


+ Đòi hỏi nhiều thời gian để các bên liên quan có thể tham gia và xây
dựng năng lực cho nhóm người này nhằm có được lợi thế trong phương pháp
tham gia.
+ Tăng thêm chi phí trong lập kế hoạch, điều phối thực hiện hoạt động.
+ Làm tăng phức hợp của các giải pháp là kết quả của quá trình thích ứng.
2.1.2.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia
Có nhiều nhân tố thúc đẩy sự tham gia hoặc cản trở sự tham gi bao gồm
nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài. Theo Oakley (1991) xác định 3 trở
ngại sau:
- Trở ngại chính trị có thể xuất hiện ở những quốc gia kế hoạch tập trung
hoặc trên thực tế ở các chế độ độc đoán. Sự tham gia tăng quyền lực những
nhóm người địa phương theo hướng đi của chính mình tạo nên sự nhạy cảm.
- Trở ngại hành chính, những hệ thống hành chính mang tính tập trung cao
và phụ thuộc vào cách tiếp cận lập kế hoạch trên xuống và kế hoạch rập khuôn
không hỗ trợ cho tiếp cận tham gia.
- Trở ngại về văn hóa, xã hội và lịch sử có thể trở thành những thách đố to

lớn đặc biệt đối với câu hỏi “ai tham gia”

14


2.1.3 Tiêu chí giao thông trong xây dựng nông thôn mới
Nội dung tiêu chí
Chỉ tiêu theo vùng
Chỉ
Đồng
Duyên
ĐB
TDMN
Bắc
Đông
Nội dung tiêu chí tiêu
bằng
hải
Tây
sông
phía
Trung
Nam
chung
sông
Nam Nguyên
Cửu
Bắc
bộ
bộ

Hồng
TB
Long
Tỷ lệ km đường
trục xã, liên xã
được nhựa hóa
hoặc bê tông hóa 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100%
đạt chuẩn theo
cấp kỹ thuật của
Bộ GTVT
Tỷ lệ km đường
trục thôn, xóm
được cứng hóa đạt
70%
chuẩn theo cấp kỹ
thuật của Bộ
GTVT

50%

100%

70%

70%

70%

100%


50%

Tỷ lệ km đường
100%
100% 100% 100%
100%
100%
100%
ngõ, xóm sạch và
(50%
(70% (70% (50%
(30%
100%
cứng
cứng
không lầy lội vào
cứng
cứng cứng cứng
cứng
hóa
hóa
mùa mưa.
hóa)
hóa) hóa) hóa)
hóa)
Tỷ lệ km đường
trục chính nội
đồng được cứng 65%
hóa, xe cơ giới đi
lại thuận tiện


50%

100%

70%

70%

70%

100%

50%

Mạng lưới đường giao thông nông thôn (GTNT) là bộ phận giao thông địa
phương nối tiếp với hệ thống đường quốc lộ, đường tỉnh nhằm đảm bảo các
phương tiện cơ giới loại trung, nhẹ và thô sơ qua lại, phục vụ sản xuất và phục
vụ giao lưu kinh tế - văn hóa - xã hội của các làng xã, thôn xóm.
15


Đường GTNT là đường cấp huyện trở xuống, bao gồm đường huyện,
đường liên xã, đường trục xã, đường liên thôn, đường trong thôn xóm, đường
nội đồng và đường hẻm ở các khu dân cư trong đô thị.
Cấp thiết kế của đường giao thông nông thôn có 4 cấp: AH, A, B và C.
Đường cấp AH là đường nối trung tâm hành chính của huyện với trung tâm
hành chính của xã, cụm xã hoặc trung tâm hành chính của huyện lân cận; đường
có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.Đường cấp
AH được phân ra hai loại là địa hình đồng bằng (AH) và miền núi (AHMN).

Đường cấp A và cấp B là đường nối từ xã đến thôn, liên thôn và từ thôn ra
cánh đồng.
Đường cấp C là loại đường nối từ thôn đến xóm, liên xóm, từ xóm ra ruộng
đồng, đường nối các cánh đồng.
Việc phân chia cấp nêu trên mang tính chất tương đối để áp dụng vào cấp
hành chính từ cao xuống thấp: từ huyện đến xã đến thôn đến xóm và ra ruộng
đồng. Các địa phương, các vùng miền, khu vực dân cư có tên gọi khác như ấp,
bản… căn cứ vào việc phân chia trên để áp dụng cấp tương đương cho phù hợp.
Tương ứng với 4 cấp đường thì có 4 loại đường sau:
- Đường trục xã là đường nối trung tâm hành chính xã đến trung tâm các thôn;
- Đường trục thôn là đường nối trung tâm thôn đến các cụm dân cư trong thôn;
- Đường ngõ, xóm là đường nối giữa các hộ gia đình trong các cụm dân cư;
- Đường trục chính nội đồng là đường chính nối từ khu dân cư đến khu sản
xuất tập trung của thôn, xã.
Quy mô đường giao thông nông thôn:
Quy hoạch theo quy định của Bộ Giao thông vận tải: Việc quy hoạch và
thiết kế giao thông nông thôn căn cứ vào tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN)
4054:2005 và Quyết định bổ sung số 315/QĐ-BGTVT ngày 23/02/2011;
Về xây dựng giao thông: Các xã phải căn cứ vào khả năng nguồn lực thực
tế để xác định công trình ưu tiên, lộ trình thực hiện cho phù hợp. Nếu nguồn lực
có hạn thì tập trung hoàn thành cắm mốc nền đường theo quy hoạch, xây dựng
mặt đường nhỏ hơn, khi có điều kiện sẽ tiếp tục mở rộng đủ quy hoạch;
Đối với đường đang sử dụng: Nơi nào mặt đường hẹp, không thể mở rộng
theo quy định thì có thể cải tạo, tận dụng tối đa diện tích 2 bên để mở rộng mặt
đường, đồng thời nâng cấp tạo các điểm tránh xe thuận lợi dọc tuyến (đồng thời
quy hoạch các bãi đỗ xe để các hộ có xe ô tô có thể gửi xe thuận lợi). Nếu mặt
16


đường đảm bảo 80% theo quy định và đảm bảo các điều kiện trên thì coi là đạt

tiêu chí tuyến đó.
Cứng hóa là đường được trải nhựa, trải bê tông, lát bằng gạch, đá xẻ hoặc
trải cấp phối có lu lèn bằng đá dăm, đá thải, gạch vỡ, gạch xỉ.
Các nguồn lực cơ bản trong xây dựng giao thông nông thôn:
− Con người: Nguồn lực con người trong xây dựng giao thông nông thôn
bao gồm cả nhân lực quản lý của các tổ chức, đơn vị Nhà nước hoặc các tổ chức
không chính thức được hình thành để phục vụ mục tiêu quản lý, đầu tư xây dựng
như các tổ chức đoàn thể, các tổ giám sát cộng đồng vv...bên cạnh đó nguồn lực
con người từ cộng đồng dân cư nông thôn trực tiếp tham gia các hoạt động xây
dựng, duy tu sửa chữa giao thông nông thôn bằng các hình thức huy động ngày
công, đóng góp trí tuệ vv… Đối với chương trình xây dựng giao thông nông
thôn nguồn lực con người có đặc điểm khác so với đầu tư xây dựng cơ bản ở chỗ
do tính chất xã hội hóa trong xây dựng giao thông nông thôn cao, không hoặc ít
khi có sự tham gia của các nhà thầu xây dựng mà chủ yếu do người dân tự đảm
nhiệm các phần việc trong xây dựng giao thông nông thôn.
- Vốn: Là tài chính phục vụ cho quá trình quản lý, đầu tư xây dựng, duy tu
sửa chữa hệ thống giao thông nông thôn. Nguồn vốn đầu tư phát triển giao thông
nông thôn được hình thành từ nhiều nguồn, ngoài ngân sách Nhà nước đầu tư
theo kế hoạch thì nguồn vốn xã hội hóa giữ vai trò đặc biệt quan trọng, quyết
định đến kết quả thực hiện phát triển giao thông nông thôn. Nguồn vốn xã hội
hóa trong đầu tư phát triển giao thông nông thôn thông thường được hình thành
từ sự quyên góp tự nguyện của người dân thông qua các hình thức huy động
ngày công, góp vật liệu và hiện vật, nguồn huy động kêu gọi tài trợ từ các cá
nhân, tổ chức bên ngoài vv…
- Đất đai: Phát triển hạ tầng giao thông nông thôn chỉ thực hiện được khi có
đất đai để xây dựng. Đất giao thông nói chung và giao thông nông thôn nói riêng
bao gồm phần đất lộ giới đã được quy hoạch xây dựng và đất dự phòng cho phát
triển giao thông. Bên cạnh đó do nhu cầu phát triển kinh tế kéo theo nhu cầu
phát triển hệ thống giao thông nên việc chuyển đổi các loại hình đất khác sang
đất xây dựng giao thông tương đối phổ biến tại các khu vực nông thôn.


17


2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Tình hình thực hiện xây dựng đường giao thông nông thôn trong

chương trình xây dựng NTM tại tỉnh Hà Tĩnh
Tính đến 30/8/2015, Hà Tĩnh đã nâng cấp và làm mới 3.925 km đường giao
thông nông thôn (GTNT) bằng mặt đường nhựa và bê tông xi măng đáp ứng tiêu
chí nông thôn mới (NTM). Đây là một trong những yếu tố quan trọng tạo động
lực thúc đẩy phát triển KT-XH, làm thay đổi bộ mặt nông thôn trên địa
bàn...3.925 km đường GTNT với tổng số vốn đầu tư tương ứng gần 6.000 tỷ
đồng cùng hàng ngàn km đường cấp phối được xây dựng là thành quả từ sự nỗ
lực của cả hệ thống chính trị trong 5 năm qua (2010-2015). Trong đó, có xấp xỉ
2.357 tỷ đồng từ ngân sách T.Ư, tỉnh và huyện, 1.452 tỷ đồng huy động nhân
dân đóng góp và 8,3 triệu ngày công của người dân; số còn lại tranh thủ nguồn
vốn ODA, vốn huy động xã hội và các dự án lồng ghép khác.
Điều đáng nói, trong số 3.925 km, có đến hơn 2.000 km được tỉnh cấp từ
30-60% xi măng. Trong khi các tỉnh, thành khác mức hỗ trợ xi măng chỉ mang
tính tượng trưng thì Hà Tĩnh đã quyết định hỗ trợ mức tối đa 60% để các xã có điều
kiện đẩy nhanh tiến độ hoàn thành tiêu chí GTNT trong xây dựng NTM. 2015 là
năm thứ 7 liên tiếp, cán bộ, nhân dân Hà Tĩnh được Chính phủ, Bộ GTVT tặng cờ
thi đua xuất sắc và bằng khen trong phong trào toàn dân làm GTNT.
Dưới sự chỉ đạo, lãnh đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự giúp đỡ của các bộ,
ngành T.Ư, những năm qua, các địa phương đã tích cực huy động sự đóng góp
của nhân dân và tranh thủ nhiều nguồn lực đầu tư, từng bước mở rộng, nâng cấp
các tuyến đường. Nhờ đó, mạng lưới GTNT có sự chuyển biến cơ bản về số
lượng và chất lượng, nhiều tuyến đường được nhựa hóa, bê tông hóa, tỷ lệ
đường đất giảm dần, góp phần làm thay đổi diện mạo của địa phương, giảm

khoảng cách giữa nông thôn với thành thị, thúc đẩy phát triển KT-XH, đảm bảo
QPAN, đồng thời, phục vụ công tác xây dựng NTM. Phong trào toàn dân xây
dựng đường GTNT đã thu được kết quả toàn diện. Bình quân mỗi năm, tỉnh Hà
Tĩnh xây dựng được 700-800 km đường GTNT bằng bê tông xi măng.
Bên cạnh đóng góp của người dân, chính quyền địa phương, còn có sự
chung tay, góp sức của ngành GTVT tỉnh nhà. Hàng năm, với vai trò chủ công,
sở đã tham mưu UBND tỉnh phát động phong trào toàn dân làm GTNT theo tiêu
chí NTM, đồng thời, xây dựng đề án trình UBND tỉnh phê duyệt và ban hành cơ
chế hỗ trợ xi măng. Cùng đó, Sở GTVT còn cung cấp hồ sơ thiết kế mẫu cho các
18


địa phương thực hiện đúng tiêu chuẩn kỹ thuật đường GTNT theo tiêu chí NTM
của Bộ GTVT; hướng dẫn các địa phương phân loại đường, quy trình thực hiện
trong xây dựng và quản lý, bảo trì đường GTNT. Để đạt hiệu quả cao, Sở GTVT
còn thành lập tiểu ban chỉ đạo thực hiện chương trình xây dựng NTM ngành
GTVT; phân công các thành viên trong Ban Giám đốc và các phòng, ban trực
tiếp xuống cơ sở để chỉ đạo các địa phương, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra.
Trong 2 năm liên tục 2014-2015, Sở GTVT đã tổ chức tập huấn về “Xây
dựng, quản lý và bảo trì đường GTNT” cho 644 cán bộ phụ trách giao thông cấp
huyện, xã; tập huấn về quy mô kỹ thuật, các tiêu chuẩn thiết kế, quy trình quản
lý chất lượng, quản lý, bảo trì hệ thống đường GTNT cho cán bộ phụ trách giao
thông cấp huyện, xã, bí thư, xóm trưởng ở các huyện, thị, thành phố. Trong các
tiêu chí xây dựng NTM thì tiêu chí GTNT cần rất nhiều nguồn vốn; đặc biệt cần
sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, ngành và nhân dân. Bởi vậy, bên cạnh nguồn
vốn huy động từ nhân dân theo phương châm “GTNT là công trình của dân, do
dân làm, do dân kiểm tra”, các huyện còn tranh thủ tối đa nguồn vốn từ ngân
sách T.Ư, bộ, ngành; lồng ghép có hiệu quả từ các chương trình, dự án.
Đối với công tác quản lý chất lượng công trình, tỉnh đã phân cấp đầu tư cho
các huyện, thành, thị từ duyệt thiết kế dự toán đến nghiệm thu thanh quyết toán.

Sở GTVT là cơ quan chuyên môn chịu trách nhiệm cung cấp thiết kế mẫu các
loại đường, định mức vật tư, tập huấn, hướng dẫn cho cán bộ kỹ thuật. Khi thi
công, ngoài sự giám sát của cơ quan chuyên môn, còn có sự giám sát của các
đoàn thể ở cơ sở và cộng đồng, từ việc quản lý vật tư đến việc thanh quyết toán
công trình. Vì vậy, chất lượng các công trình được đảm bảo, phát huy hiệu quả.Đặc
biệt là trong quá trình thực hiện, các cấp, ngành quan tâm chú trọng phát triển
GTNT theo quy hoạch, gắn với nâng cấp các tuyến đường hiện có; phát triển giao
thông đi đôi với quy hoạch kết cấu hạ tầng và quy hoạch sử dụng đất.
Thực hiện có hiệu quả phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”,
các địa phương đã vận dụng linh hoạt quy chế dân chủ ở cơ sở; tập trung sức
người, tiền bạc và trí tuệ của toàn dân để xây dựng, nâng cấp mạng lưới GTNT.
Mạng lưới GTNT trong tỉnh được nâng cấp, mở rộng, tạo động lực thúc đẩy phát
triển KT-XH và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn; bộ mặt nông thôn
khởi sắc, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao. [6].
2.2.2 Tình hình thực hiện xây dựng đường giao thông nông thôn trong

chương trình xây dựng NTM ở huyện Thạch Hà.

19


Xác định giao thông là mũi đột phá, từ năm 2010-2015, huyện Thạch Hà đã
chọn 2 năm (2012, 2013) làm “năm giao thông” để tạo cú hích phát triển. Ưu
tiên nguồn lực, ban hành cơ chế, chính sách, đẩy mạnh công tác dân vận là
những cách làm Thạch Hà đã áp dụng để tạo nên bộ mặt mới cho GTNT.
Từ 2010-2015, nhân dân toàn huyện đã làm nên những con số ấn tượng,
vượt xa chỉ tiêu tính toán từ đầu nhiệm kỳ: làm mới 676 km đường nhựa, bê
tông nông thôn, trong đó, đường GTNT 452,2 km (bằng 226,1% chỉ tiêu đại
hội); 84 km kênh mương bê tông nội đồng (bằng 168%). Về nấc thang biến
động, từ chỗ năm 2010 chỉ làm được 65,8 km đường bê tông, đến 2012, con số

này đã “nhảy” lên 136,5 km rồi tiếp tục tăng và đạt 147,902 km vào năm
2015.Những địa phương huy động sức dân làm được khối lượng lớn, như: Thạch
Tân gần 11,5 km, Tượng Sơn 8,1 km, thị trấn Thạch Hà 7,6 km…
Các tuyến đường xã hội hóa đầu tư đều thông qua mô hình tỉnh và huyện
hỗ trợ 100% số lượng xi-măng “kích cầu”, còn 100% ngày công, tiền mua vật
liệu (cát, đá), giải phóng mặt bằng, hiện đất mở đường… đều do nhân dân tự vận
động nhau đóng góp. Phòng Kinh tế hạ tầng huyện đảm nhiệm khâu khảo sát,
thiết kế, lập tự toán toàn bộ các tuyến GTNT giúp các địa phương. Trong những
năm qua Thạch Hà đã huy động được 228 tỷ đồng, trong đó, nguồn vốn do dân
đóng góp chiếm gần 1/3 cùng 173 nghìn ngày công; ngoài ra, người dân còn
hiến gần 88 nghìn m2 đất và hàng vạn cây cối có giá trị khác.
Song với phát triển đường bê tông nông thôn, xây dựng hệ thống cầu, cống
các loại, toàn huyện đã phát động hàng trăm đợt ra quân giải tỏa hành lang
ATGT. Theo tổng hợp của Văn phòng UBND huyện, từ đầu năm 2015 đến tháng
1/2016, toàn huyện giải tỏa gần 410 km hành lang, đào đắp trên 30.400 m3 nền
đường. Những ngày đầu năm 2016, 31/31 xã trên địa bàn đều tổ chức ra quân
trồng cây tại các trục đường và phát động làm giao thông, thủy lợi.
Giao thông phát triển đến đâu sẽ tạo điều kiện cho kinh tế phát triển đến đó
- thực tế này đang được chứng minh trên huyện thuần nông Thạch Hà. Tỏa theo
các cung đường, các lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ ngày càng xuất hiện nhiều;
cùng với đó, nhiều mô hình kinh tế như nuôi lợn, tôm, bò, trồng rau - củ - quả
được xây dựng. Các địa phương có dịch vụ phát triển hầu hết đều thuận tiện về
giao thông như Thạch Tân, Thạch Long, Phù Việt, kể cả một số địa phương
vùng biển như Tượng Sơn, Thạch Khê… Điều này cho thấy, khởi sắc từ giao
thông không chỉ tạo nên bộ mặt các làng quê, kết nối thuận tiện các vùng trà sơn

20


- đồng bằng - ven biển mà còn tạo cơ hội lớn để phát triển kinh tế, đem lại

nguồn thu cho người dân. [7].

21


PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Hộ nông dân thuộc xã Thạch Liên có
hoặc không tham gia vào việc xây dựng đường giao thông nông thôn.
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian: thời gian nghiên cứu tại điểm từ 01/2016 đến 05/2016.
Số liệu điều tra trong thời gian 3 năm từ năm 2013 – 2015.
- Phạm vi không gian: xã Thạch Liên – huyện Thạch Hà – tỉnh Hà Tĩnh.
- Phạm vi nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu sự tham gia của người dân
trong việc xây dựng đường giao thông nông thôn ở xã Thạch Liên – huyện
Thạch Hà – tỉnh Hà Tĩnh.
3.2

Nội dung nghiên cứu
- Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của xã Thạch Liên

- Hoạt dộng xây dựng NTM của xã Thạch Liên
- Tình hình thực hiện đường giao thông nông thôn tại xã Thạch Liên
- Mức độ tham gia của người dân trong hoạt động xây dựng đường giao thông

nông thôn.
+ Tiếp cận thông tin về đầu tư xây dựng giao thông nông thôn.
+ Hiểu biết, nhận thức của người dân về xây dựng giao thông nông thôn.
+ Tham gia trong khâu lập kế hoạch.
+ Tham gia trong quá trình thực hiện.
+ Mức độ đóng góp của người dân (hiến đất, hiến cây, đóng góp bằng hiện
vật, tiền, ngày công,…).
+ Tham gia trong giám sát và đánh giá.
+ Tham gia vào quản lý, vận hành và duy tu, bảo dưỡng.
+ Đánh giá của người dân trong xây dựng GTNT ở địa phương.
+ Các yếu tố hạn chế đến sự tham gia của người dân.
- Kết quả và tác động của hoạt động xây dựng đường giao thông nông thôn
tại xã Thạch Liên.
3.3 Phương pháp nghiên cứu
22


3.3.1 Địa điểm nghiên cứu:
Điểm nghiên cứu được lựa chọn là xã Thạch Liên thuộc huyện Thạch Hà,
tỉnh Hà Tĩnh .Cùng với một số xã trong địa bàn huyện, xã Thạch Liên đang phấn
đấu về đích NTM cuối năm 2016.Trong 7 tiêu chí chưa hoàn thành thì tiêu chí
giao thông là một trong những tiêu chí được BCĐ NTM xã quan tâm và đầu
tưtuy nhiên việc xây dựng các loại đường GTNT còn nhiều bất cập và cần phải
được giải quyết .Bên cạnh đó sự tham gia của người dân vào quá trình xây dựng
đường giao thôn nông thôn là chưa hiệu quả và còn gặp nhiều hạn chế.
3.3.2 Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu
- Tiêu chí chọn mẫu:.hộ gia đình trong địa bàn xã, có tham gia vào xây

dựng đường GTNT.
- Dung lượng mẫu:

60 hộ dân trong xã ở những thôn có xây dựng đường giao thông nông thôn
theo Chương trình XDNTM.
- Phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên: chọn 3 thôn có hoạt động xây
dựng đường GTNT, 1 thôn đã hoàn thành xây dựng đường GTNT, 1 thôn đang
hoàn thành xây dựng đường GTNT, 1 thôn chưa hoàn thành xây dựng đường
GTNT. Sau đó chọn ngẫu nhiên các hộ trong thôn đóđể điều tra phỏng vấn.
3.3.3 Phương pháp thu thập thông tin.
3.3.3.1

Thu thập thông tin thứ cấp.

+ Thông tin về tình hình kinh tế và xã hội địa bàn nghiên cứu.
+ Đề án xây dựng chương trình nông thôn mới của xã Thạch Liên.
+ Kết quả đạt được về chương trình xây dựng nông thôn mới cấp xã,
huyện.
+ Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện chương trình xây dựng NTM.
+ Các văn bản chỉ đạo điều hành việc thực hiện tiêu chí giao thông ở các
cấp.
3.3.3.2 Thu thập thông tin sơ cấp
+ Phỏng vấn người am hiểu: Trưởng ban chỉ đạo NTM xã( Bí thư Đảng ủy
xã), Trưởng ban quản lý dự án( Chủ tịch UBND xã), các thành viên trong BCĐ,
BQL, BPT thôn, cán bộ địa chính, xây dựng…
+ Tổ chức 1 cuộc thảo luận nhóm ởthôn gồm những thành viên cốt cát
trong cộng đồng.

23


+ Phỏng vấn 60 hộ gia đình để nắm bắt thông tin cơ bản của hộ, và mức độ

tham gia của hộ trong việc thực hiên chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng
NTM, đặc biệt là sự tham gia trong làm đường GTNT.
3.3.4 Phương pháp xử lý thông tin
Phương pháp xữ lý số liệu: Tổng hợp thông tin, dữ liệu tất cả các số liệu
điều tra được mã hóa, nhập và xử lí thống kê bằng các phép tính trên phần mềm
Excel.
Thông tin được lượng hóa bằng phương pháp cho điểm, xếp hạng trong quá
trình phân tích, thảo luận với người dân

PHẦN 4
24


KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã hội
Xã Thạch Liênnằm ở vùng đồng bằng, phía bắc của huyện, được giới hạn
như sau: Phía Bắc giáp xã Tiến Lộc – huyện Can Lộc, phía Nam giáp xã Phù
Việt, phía Đông giáp xã Thạch Kênh, phía Tây giáp xã Quang Lộc – huyện Can
Lộc. Có mối liên hệ vùng khá thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội. Xã cách thị
trấn Thạch Hà 7 km, cách thành phố Hà Tĩnh 13 km có đường quốc lộ 1A chạy
qua.

( Nguồn bản đồ vệ tinh)
Hình 4.1 Bản đồ xã Thạch Liên – huyện Thạch Hà – tỉnh Hà Tĩnh
Toàn xã có diện tích đất tự nhiên 842,53 ha, được phân theo mục đích sử
dụng như sau:Đất chuyên trồng lúa và lúa màu 406,65 ha chiếm 48,27 % diện
tích đất tự nhiên, trong đó đất 2 lúa 375 ha, đất trồng cây công nghiệp ngắn ngày
và rau màu 41,65 ha phân bổ khá tập trung tuy nhiên xen lẫn với các khu dân
cư.Đất trồng cây hàng năm diện tích 26,88 ha ( 3,19%) thực chất chủ yếu là đất
vườn tạp.Đất nuôi trồng thủy sản 33,4 ha chiếm 3,96 % diện tích đất tự

nhiên.Đất phi nông nghiệp 349.53 ha chiếm 41,49 % diện tích đất tự nhiên.Đất
sông suối, mặt nước chuyên dùng và đất chưa sử dụng còn khá lớn: 140.07 ha
chiếm 16.62% tổng dện tích đất tự nhiên.Đất khu nghĩa trang, nghĩa địa 12,12 ha
chiếm 1,44% đất tự nhiên hình thành khá tập trung.Đất chưa sử dụng 15.959 ha.
Điều kiện thổ nhưỡng: Nhóm đất cát dẹ có kết von từ 10-15% ở độ sâu từ
0-40cm, thành phần cơ giới là cát pha nặng. Nhóm đất phù sa được bồi đắp hàng
25


×