Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Giáo dục ngoài giờ lên lớp thông qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.83 MB, 23 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Tên giải pháp hữu ích:

Một số giải pháp chỉ đạo thực hiện “Giáo dục ngoài
giờ lên lớp thông qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo,
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học
sinh”.
(Đề nghị công nhận chiến sĩ thi đua cấp tỉnh)

1. Họ và tên: Lê Xuân Thực
2. Chức vụ: Phó hiệu trưởng
3. Đơn vị công tác: Trường Tiểu học thị trấn Đạm Ri, Đạ Huoai.
4. Lý do chọn đề tài
Hội nghị Trung ương 8 khóa XI, Đảng ta đã đề ra Nghị quyết số 29NQ/TW ngày 4/11/2013 về “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo với
mục tiêu là: Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo
dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc
và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn
diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu
gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả”.
Hoạt động ngoài giờ lên lớp được quy định cụ thể tại Điều lệ trường tiểu
học ban hành kèm theo Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm
2010 của Bộ GD-ĐT, tại Điều 26 đã chỉ rõ: “Hoạt động giáo dục bao gồm hoạt
động trên lớp, nhằm rèn luyện đạo đức, phát triển năng lực, bồi dưỡng năng
khiếu, giúp đỡ học sinh phù hợp đặc điểm tâm lý, sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu
học. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm hoạt động ngoại khoá, hoạt
động vui chơi, thể dục thể thao, tham quan du lịch, giao lưu văn hoá; hoạt động
bảo vệ môi trường; lao động công ích và các hoạt động xã hội khác”.
“Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục, trong đó dưới sự


hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, từng cá nhân học sinh được tham gia
trực tiếp vào các hoạt động thực tiễn khác nhau của đời sống gia đình, nhà
trường cũng như ngoài xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt động. Qua đó phát
triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo
của cá nhân học sinh”.
1


Thực hiện Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT về đánh giá học sinh tiểu học
được áp dụng từ năm học 2016-2017. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lâm Đồng
cũng đã có chỉ đạo trong kế hoạch năm học 2017- 2018 về tăng cường các hoạt
động trải nghiệm sáng tạo trong trường tiểu học, từ đó đội ngũ cán bộ giáo viên
đã nhận thức được về vai trò, vị trí của hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong quá
trình giáo dục phát triển toàn diện cho học sinh.
Việc kết hợp các yếu tố trải nghiệm sáng tạo thông qua hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp là một việc hết sức quan trọng, thông qua việc tổ chức câu
lạc bộ, trò chơi, diễn đàn, sân khấu hóa, tổ chức sự kiện, hoạt động giao lưu, lao
động công ích, hoạt động nhân đạo, từ thực tiễn để thiết kế hoạt động trải
nghiệm sáng tạo. Đây là một hình thức tổ chức với nhiều điều mới lạ và những
kỉ niệm vui. Mỗi một chủ đề, hoạt động trải nghiệm sẽ giống như một “bước
chân” đầy tự tin và háo hức trên con đường học trò. Học sinh "hành trình" theo
từng bài học như đi theo một câu chuyện hấp dẫn và có thể tự ghi ra những thu
hoạch cần thiết cho cá nhân.
Có thể khẳng định, việc đưa hoạt động trải nghiệm sáng tạo vào hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp phù hợp với xu thế phát triển chung của xã hội, đáp
ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết 29NQ/TW ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Nhằm đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục ngay từ đầu năm
học 2017-2018 tôi đã nghiên cứu một số giải pháp chỉ đạo thực hiện “Giáo dục
ngoài giờ lên lớp thông qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh Trường Tiểu học thị trấn

Đạm Ri’’. Triển khai chỉ đạo thực hiện phù hợp với điều kiện nhà trường.
5. Nội dung.
5.1. Khó khăn, thuận lợi, và sự cần thiết của giải pháp.
5.1.1. Khó khăn.
- Hình thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo là một vấn đề mới
nên trong công tác chỉ đạo cũng như việc tổ chức bước đầu gặp không ít khó
khăn. Một số giáo viên: hiểu biết về vị trí, vai trò và nhiệm vụ của công tác giáo
dục ngoài giờ lên lớp theo hình thức trải nghiệm sáng tạo thể hiện chưa rõ nét,
hơn nữa việc tiếp cận với một số tài liệu về hoạt động trải nghiệm sáng tạo, việc
tập huấn chưa được quan tâm đúng mức do đó trong thực tế việc áp dụng vào tổ
chức các hoạt động chủ yếu được đúc rút qua kinh nghiệm của giáo viên, chưa
phát huy được khả năng sáng tạo của học sinh.
- Đối với học sinh bậc tiểu học, trải nghiệm sáng tạo đòi hỏi các em phải
tự giác tham gia nhiều hoạt động dưới dạng học mà chơi, chơi mà học có mang
một chút hơi hướng của năng khiếu, cảm xúc trải nghiệm. Vì thế, là khó đối với
các em, nhiều khi các em hiểu, biết nhưng lại không biết cách diễn đạt, không
biết cách thể hiện, hoặc thiếu tự tin để học tập trải nghiệm sáng tạo.
- Các hoạt động học tập của học sinh trong hoạt động theo hướng trải
nghiệm sáng tạo rất đa dạng và theo nhiều cách nghĩ cách làm khác nhau và
2


đang trong quá trình mày mò thử nghiệm theo từng chủ đề của việc tổ chức hoạt
động ngoài giờ lên lớp do đó sẽ gặp không ít những sáng tạo không có định
hướng, thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo không thực hiện được mục tiêu
giáo dục.
- Để tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo đối với nhà trường cần phải
có kinh phí hỗ trợ nhưng trong thực tế thì trong khoản kinh phí nhà nước cấp
không đủ để chi cho các hoạt động trải nghiệm, nếu thực hiện xã hội hóa thì
cũng gặp không ít khó khăn.

Thuận lợi
Quy mô lớp học trung bình 30 học sinh trên lớp, khá phù hợp với việc tổ
chức dạy học và thực hiện các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Đội ngũ giáo viên đa số trẻ, nhiệt tình trong công tác, có tâm huyết với
nghề nghiệp. Trình độ chuyên môn đào tạo 100% trên chuẩn.
Đa số giáo viên đều nắm vững và thực hiện đầy đủ chủ trương đường lối,
chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, các văn bản, tài liệu chỉ đạo
của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo … liên quan đến lĩnh vực
giáo dục ngoài giờ lên lớp và cũng đã nắm được cơ bản về hình thức trải nghiệm
sáng tạo.
5.1.3. Sự cần thiết của giải pháp
Trong việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Sở Giáo dục và
Đào tạo Lâm Đồng tại công văn số 1594/SGDĐT ngày 28/8/2017 đã chỉ đạo:
“Các cơ sở giáo dục tiểu học cần chuyển mạnh các hoạt động tập thể, hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa sang hướng tổ chức hoạt động
trải nghiệm; tập trung vào các hoạt động rèn kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp,
làm quen với một số nghề truyền thống ở địa phương. Tăng cường tổ chức và
quản lí các hoạt động giáo dục kĩ năng sống theo Thông tư số 04/2014/TTBGDĐT ngày 28/02/2014 của Bộ GDĐT ban hành quy định về quản lí hoạt
động giáo dục kĩ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa”.
Từ việc xác định mục tiêu giáo dục hoạt động ngoài giờ lên lớp để cho
học sinh phát triển toàn diện, giúp các em tự tin trong các hoạt động tập thể và
có khả năng diễn đạt ý hiểu của mình, rèn kỹ năng sống tham gia các hoạt động
trải nghiệm sáng tạo. Tôi đã xác định việc nghiên cứu một số giải pháp “Giáo
dục ngoài giờ lên lớp thông qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, tại Trường
Tiểu học thị trấn Đạm Ri”. Nhằm cung cấp các hình thức biện pháp, định hướng
việc tổ chức giáo dục ngoài giờ lên lớp thông qua các hoạt động trải nghiệm
sáng cho đội ngũ giáo viên với phương châm giáo dục vừa sức, phù hợp với đối
tượng học sinh, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường. Với hy vọng thúc
đẩy phong trào giáo dục trải nghiệm sáng tạo, tạo tiền đề cho những năm học kế
tiếp.

Trong dự thảo chương trình sách giáo khoa mới Bộ giáo dục và Đào tạo
vừa công bố thì: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở bậc tiểu học sẽ là một môn
3


học độc lập, do đó để cho giáo viên trong nhà trường tiếp cận về trải nghiệm
sáng tạo cũng là vấn đề hết sức cần thiết.
5.2 . Phạm vi giải pháp:
Trong giải pháp này, tôi xin được tiếp tục giới thiệu một số biện pháp chỉ
đạo “Giáo dục ngoài giờ lên lớp thông qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo”
tại Trường Tiểu học thị trấn Đạm Ri, huyện Đạ Huoai và có thể triển khai ở các
trường học trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên nhằm nâng cao chất lượng và hiệu
quả giáo dục toàn diện cho học sinh.
5.3. Thời gian áp dụng:
Áp dụng tổ chức các “Giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh thông
qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo” cho học sinh phù hợp với điều kiện nhà
trường trong năm học 2017-2018 và định hướng mở cho các năm học sau, tại
Trường Tiểu học thị trấn Đạm Ri.
5.4. Giải pháp thực hiện:
5.4.1. Tính mới của giải pháp:
“Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục, trong đó dưới sự
hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, từng cá nhân học sinh được tham gia
trực tiếp vào các hoạt động thực tiễn khác nhau của đời sống gia đình, nhà
trường cũng như ngoài xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt động, qua đó phát
triển năng lực thực tiễn, phẩm chất, nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo
của cá nhân mình. Trải nghiệm sáng tạo là hoạt động được coi trọng trong từng
môn học; đồng thời trong kế hoạch giáo dục cũng bố trí các hoạt động trải
nghiệm sáng tạo riêng, mỗi hoạt động này mang tính tổng hợp của nhiều lĩnh
vực giáo dục, kiến thức, kỹ năng khác nhau”. (Dự thảo Nội dung CT GDPT mới).
Thực hiện Thông tư 22/2016/TT- BGDĐT về đánh giá học sinh tiểu học

được áp dụng từ năm học 2016-2017, nhưng đến đầu năm học 2017-2018 thực
hiện hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng, Trường Tiểu học thị
trấn Đạm Ri bắt đầu triển khai hình thức trải nghiệm sáng tạo thông qua hoạt
động ngoài giờ lên lớp, do đó đây là giải pháp lần đầu được chỉ đạo thử nghiệm
nhưng đã đem lại nhiều thành công trong việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm
sáng tạo phù hợp với điều kiện nhà trường.
Thứ nhất: Lập kế hoạch triển khai hoạt động ngoài giờ lên lớp theo
hình thức trải nghiệm sáng tạo.
Bước 1: Ban hành quyết định thành lập ban chỉ đạo. Đầu năm học tôi đã
tham mưu cho Hiệu Trưởng ban hành quyết định thành lập ban chỉ đạo hoạt
động trải nghiệm bao gồm các thành viên sau: Phó Hiệu trưởng trực tiếp làm
trưởng ban chỉ đạo, có sự tham gia của ban đại diện cha mẹ học sinh; thành viên
bao gồm: Tổng phụ trách đội, Bí thư chi đoàn, và giáo viên chủ nhiệm các lớp.

4


Bước 2: Xây dựng kế hoạch chỉ đạo chung xuyên suốt năm học.
Xác định mục tiêu hướng tới việc giáo dục hoạt động ngoài giờ lên lớp
thông qua hình thức trải nghiệm sáng tạo là: thông qua hoạt động trải nghiệm
sáng tạo nhằm định hướng, tạo điều kiện cho học sinh quan sát, suy nghĩ và
tham gia các hoạt động thực tiễn, qua đó tổ chức khuyến khích, động viên và tạo
điều kiện cho các em tích cực nghiên cứu, tìm ra những giải pháp mới, sáng tạo
những cái mới trên cơ sở kiến thức đã học trong nhà trường và những gì đã trải
qua trong thực tiễn cuộc sống, từ đó hình thành ý thức, phẩm chất, kĩ năng sống
và năng lực cho học sinh. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm phát triển, nâng
cao các tố chất và tiềm năng của bản thân học sinh, nuôi dưỡng ý thức sống tự
lập, đồng thời quan tâm, chia sẻ tới những người xung quanh. Do vậy việc lập
kế hoạch phải quan tâm đến các việc sau:
Xác định yêu cầu: Các em được chủ động tham gia vào tất cả các khâu

của quá trình hoạt động, từ thiết kế hoạt động đến chuẩn bị, thực hiện và đánh
giá kết quả hoạt động phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và khả năng của bản thân.
Các em được trải nghiệm, được bày tỏ quan điểm, ý tưởng, được đánh giá và lựa
chọn ý tưởng hoạt động, được thể hiện, tự khẳng định bản thân, được tự đánh
giá và đánh giá kết quả hoạt động của bản thân, của nhóm mình và của bạn bè,...
Từ đó, hình thành và phát triển cho các em những giá trị sống và các năng lực
cần thiết. Giáo dục chuyển từ hướng tiếp cận nội dung sang hướng tiếp cận năng
lực. Chú trọng việc tăng cường các hoạt động trải nghiệm thực tế nhằm giáo dục
đạo đức, lối sống và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.
Xác định nội dung thực hiện: Căn cứ để xây dựng lựa chọn các nội dung
theo công văn số 2670/SGDĐT- GDTH ngày 27/8/2015 về hướng dẫn tổ chức
hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp ở tiểu học; căn cứ vào tình hình thực tế
của đơn vị, đối chiếu lại danh mục thiết bị đã có, hệ thống âm thanh loa đài, các
điểm đến có thể tổ chức hoạt động trải nghiệm, các gia đình chính sách, người
già neo đơn phục vụ giáo dục truyền thống.
Về nội dung trải nghiệm sáng tạo thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp
tại trường Tiểu học thị trấn Đạm Ri năm học 2017-2018 đã thực hiện đó là:
Thời gian
09/9/2017

Chủ điểm
Truyền thống
nhà trường.

Nội dung
Giới thiệu về trường lớp; quy định nhà trường,
liên đội; thi tìm hiểu về trường lớp

Vòng tay
21/10/2017 bạn bè.


Tìm hiểu ngày 20/10; thi vẽ tranh chủ đề ngày
phụ nữ; thi tìm hiểu bằng hình thức rung
chuông vàng.

Kính yêu thầy
18/11/2017 cô giáo.

Các hoạt động trải nghiệm em tập làm Thầy
giáo cô giáo phụ trách hướng dẫn hoạt động sao
đội.

16/12/2017 Uống nước
nhớ nguồn.

Truyền thống quân đội nhân dân Việt Nam và tổ
chức 1 ngày em tập làm chú bộ đội ( Mời ban
5


Thời gian

Chủ điểm

Nội dung
chỉ huy quân đội huyện về hướng dẫn)

Yêu đất nước
13/01/2018 Việt Nam Giữ gìn nền
03/02/2018 văn hóa dân

tộc.
Tiến bước lên
24/3/2018 Đoàn.
21/4/2018

12/5/2018

Thi tìm hiểu về biển đảo Việt Nam
Chăm sóc gia đình có công với Tổ quốc.
Thi nghi thức Đội. Tổ chức các trò chơi dân
gian.

Hướng dẫn học sinh trải nghiệm tìm hiểu về
Giáo dục văn
Đảng ủy, UBND, HĐND tại ủy ban thị trấn
hóa địa phương (mời ban tuyên giáo Đảng ủy nói chuyện, văn
phòng ủy ban hướng dẫn.
Kính yêu, biết
ơn Bác Hồ Thi tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp Chủ tịch
Chúng em học Hồ Chí Minh.
thật tốt.

Triển khai thực hiện: Trước đây, khi tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên
lớp, đa số giáo viên làm thay học sinh ở hầu hết các khâu như lựa chọn nội
dung, xây dựng kế hoạch, chuẩn bị... Học sinh chỉ tham gia thực hiện với số ít
học sinh trong lớp. Với yêu cầu tất cả học sinh đều được tham gia đầy đủ các
bước khi tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo là nhiệm vụ mới, khó khăn nên
giáo viên còn rất lúng túng trong khâu xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện. Do
vậy, ban chỉ đạo cần tổ chức hướng dẫn để mỗi giáo viên nắm chắc mục đích, ý
nghĩa, yêu cầu và các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm.

Tôi đã chỉ đạo cho Tổng phụ trách đội trực tiếp xây dựng kế hoạch tổ
chức thí điểm cho 01 lớp sau đó họp đúc rút kinh nghiệm triển khai tổ chức
trong toàn trường. Mỗi kỳ sinh hoạt, tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp cho
học sinh, sau khi thiết kế chương trình tôi xin ý kiến chỉ đạo của Hiệu Trưởng
phân công và giao nhiệm vụ cụ thể cho giáo viên chủ nhiệm, Tổng phụ trách đội
đi đến thống nhất triển khai thực hiện.
Về công tác chuẩn bị: Bước này khá quan trọng quyết định sự thành công
của buổi tổ chức trải nghiệm sáng tạo, do đó tôi đã giao cho Chi đoàn trực tiếp
phụ trách. Cán bộ thư viện phụ trách chuẩn bị các phương tiện, máy móc thiết
bị... Ví dụ giới thiệu về biển đảo theo chủ đề tháng 01/2018 phải chuẩn bị về
máy chiếu, bản đồ địa lý thế giới, bản đồ địa lý Việt Nam. Về bản thân chuẩn bị
hình ảnh về tài nguyên biển đảo Việt Nam như phim giới thiệu về các quần đảo
lớn, quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa, đảo Phú Quốc, Cát Bà, Cái Bầu, Phú Quý,
Lý Sơn, Côn Đảo ... Giáo viên chủ nhiệm các lớp chuẩn bị các điều kiện cho học
sinh tham gia, phân công các tổ (nhóm) tham gia vào các nội dung theo quy định
của ban tổ chức.
6


Tổng phụ trách đội nghiên cứu chương trình và phụ trách dẫn chương
trình, chi đoàn phân công đoàn viên hướng dẫn học sinh thực hiện trải nghiệm.
Thứ hai: Tiếp tục tổ chức tốt hoạt động của hội đồng tự quản và xây
dựng các kĩ năng nền cần thiết cho học sinh.
Về tổ chức hội đồng tự quản.
Năm học 2017-2018 Trường Tiểu học thị trấn Đạm Ri chuyển từ việc dạy
học theo Mô hình trường học mới Việt Nam sang dạy học theo sách truyền
thống, nhưng ngay từ đầu năm học lãnh đạo nhà trường đã tổ chức thảo luận giữ
lại thành tố tích cực của Hội đồng tự quản để tiếp tục tổ chức lớp học và đây
cũng chính là nét đặc biệt thành công của Mô hình trường học mới Việt Nam.
Giáo viên cần mạnh dạn giao việc cho Hội đồng tự quản thực hiện các

nhiệm vụ quản lí lớp, duy trì tổ chức sinh hoạt lớp, giờ chào cờ đầu tuần;
khuyến khích các em tích cực tham gia trang trí lớp, tự tổ chức các hoạt động
vui chơi, đăng kí tham gia các câu lạc bộ, tránh làm thay, làm hộ học sinh. Giáo
viên chỉ đóng vai trò là người tư vấn giúp đỡ. Làm như vậy các em mới có cơ
hội bộc lộ khả năng của bản thân, rèn luyện các phẩm chất, năng lực cần thiết.
Từ đó có thêm các kĩ năng cần thiết để tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo
hiệu quả.
Như vậy, việc sử dụng hội đồng tự quản để tổ chức các hoạt động ngoài
giờ lên lớp theo hướng sáng tạo là một thuận lợi, cơ bản các em biết nhiệm vụ
của mình khi tham gia các hoạt động của lớp, từ đó phát huy vai trò của từng
học sinh trong lớp, khuyến khích các em tự khám phá.
Về trang bị kỹ năng nền cho học sinh
Kỹ năng nền phải được bắt đầu từ hội đồng tự quản sau đó hội đồng tự
quản có trách nhiệm “truyền lửa” cho cả lớp.
Về lý thuyết thì khi tham gia giáo dục hoạt động ngoài giờ lên lớp thông
qua hình thức trải nghiệm sáng tạo, đòi hỏi học sinh phải huy động kiến thức, kĩ
năng, các phẩm chất năng lực tổng hợp để giải quyết nhiệm vụ thực tiễn. Có
nhiệm vụ của cá nhân, có nhiệm vụ đòi hỏi phải có sự hợp sức của cả nhóm. Các
em phải bàn bạc, trao đổi, thống nhất, ra quyết định. Điều quan trọng với mỗi
giáo viên là phải hướng dẫn các em các kĩ năng như: kĩ năng làm việc nhóm, kĩ
năng lắng nghe và phản hồi tích cực, kĩ năng ghi chép, thu thập xử lí thông tin,
kĩ năng ra quyết định. Đồng thời xây dựng niềm tin đối với học sinh. Giáo viên
chỉ có thể tin tưởng các em thì mới có thể giao việc cho các em. ngược lại, học
sinh chỉ có tin yêu giáo viên, tin yêu bạn của mình mới có thể tự tin chia sẻ với
chính giáo viên và bạn bè trong lớp những suy nghĩ của mình.
Trong thực tế tại Trường Tiểu học thị trấn Đạm Ri với bảy năm nhà
trường áp dụng Mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN) vào tổ chức dạy
học, các kỹ năng hoạt động nhóm và các kỹ năng sinh hoạt tập thể, các em đã
được rèn luyện nhiều, trách nhiệm của giáo viên là phát huy sở trường của từng


7


học sinh để giao nhiệm vụ, tổ chức thực hiện, sáng tạo, khám phá từ những kỹ
năng nền cho các em. Vậy tạo kỹ năng nền cho các em như thế nào?
Các hoạt động ngoài giờ lên lớp tôi đã chỉ đạo Tổng phụ trách đội và giáo
viên xây dựng kỹ năng nền là:
Kỹ năng trải nghiệm, khám phá: Từ những tình huống cụ thể và thực tế.
Học sinh tiến hành các hành động trên đối tượng (hoặc có thể đọc một số tài
liệu, nghe giảng, xem video về chủ đề hàng tháng); tất cả các yếu tố đó sẽ tạo ra
các kinh nghiệm nhất định những kinh nghiệm đó trở thành “nguyên liệu đầu
vào” quan trọng của quá trình học tập. Vậy các em phải được quan sát trực tiếp
để nẩy sinh ý tưởng, tạo tình huống có vấn đề để kích thích tư duy sáng tạo cho
các em.
Kỹ năng suy ngẫm - phân tích - khái quát hóa kiến thức: Học sinh xử lý
những gì tìm được theo ý tưởng, quan điểm là qua hoạt động này các em suy
ngẫm xem có gì mới, phân tích cái mới đó bằng trí tưởng tượng để phát triển
những hoạt động thu được thành công cụ, sản phẩm.
Kỹ năng hoạt động thực hành - áp dụng - sáng tạo: đó là thử nghiệm sau
khi “nghiên cứu” vừa để kiểm tra độ tin cậy của các hành động xử lí, vừa
để học kĩ năng chuyên biệt ứng với tri thức đó và áp dụng trong tình huống
mới theo hướng sáng tạo.
Hoạt động đánh giá: để rà soát lại toàn bộ quá trình và kết quả học tập cần
có thông tin để điều chỉnh hay bổ sung hoạt động. Những hoạt động dạng này
cũng có chức năng phát triển thái độ, xúc cảm, tình cảm và giá trị ở người học,
vì từ bản chất, đánh giá gắn liền với giá trị và nhu cầu, lợi ích con người. Hoạt
động đánh giá có thể lồng ghép vào các giai đoạn học tập.
Thứ ba: Hướng dẫn tìm hiểu về hoạt động trải nghiệm sáng tạo:
Ngay từ đầu năm học, ngoài việc hướng dẫn học sinh xây dựng nội quy
của lớp, của trường, các kỹ năng cơ bản về tổ chức làm việc nhóm, ghi chép...

Giáo viên cần giới thiệu, hướng dẫn cho học sinh hiểu về mục đích, các hình
thức, cách tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Thông qua đó, học sinh cả
lớp biết lựa chọn hình thức tổ chức phù hợp với nội dung; nắm được các bước
cơ bản cần thực hiện, trách nhiệm của từng cá nhân khi tham gia hoạt động trải
nghiệm sáng tạo.
Trên cơ sở kế hoạch của nhà trường giáo viên nên hướng cho học sinh lựa
chọn nội dung thực hiện cho phù hợp với lớp, định hướng cho học sinh sẽ trải
nghiệm thực tế ở đâu, làm những việc gì? khi nào?. Việc này sẽ tạo tâm thế sẵn
sàng thực hiện cho học sinh.
Thứ tư: Tăng cường rèn kỹ năng sống cho học sinh thông qua các
hoạt động ngoài giờ lên lớp theo hình thức trải nghiệm sáng tạo.
Để đứa trẻ trở thành một cá nhân độc lập, tự chủ, sống khỏe, sống tốt
thành công trong tương lai thì ngay từ nhỏ giáo dục cần phải rèn cho trẻ những
kỹ năng sống tối thiểu và cơ bản. Có thể coi đó là chìa khóa cho sự sống còn và
8


phát triển của mỗi con người, nếu có kỹ năng sống phù hợp sẽ luôn vững vàng
trước những khó khăn và thử thách. Các em sẽ biết giải quyết tình huống theo
hướng tích cực và làm chủ cuộc sống, vì thế tôi đã chỉ đạo giáo viên tập trung
bồi dưỡng các kỹ năng sống cho học sinh như: kỹ năng vận động, kỹ năng nhận
thức, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác nhóm, kỹ năng tự phục vụ và tự vệ, kỹ
năng bảo vệ môi trường,… Hằng ngày cần rèn kỹ năng sống thông qua nhiều
hình thức khác nhau.
- Rèn kỹ năng sống được lồng ghép trong các giờ hoạt động ngoài giờ
lên lớp:
Đầu năm học tôi đã trực tiếp chỉ đạo đa số các hoạt động ngoài giờ lên lớp
đều có nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Giáo viên phải nghiên cứu
đầy đủ các văn bản hướng dẫn để soạn giáo án đầy đủ các yêu cầu trước khi lên
lớp. Tôi cùng với Tổng phụ trách đội giám sát kỹ việc giáo viên thực tế dạy học trên lớp có đáp ứng yêu cầu đặt ra không? vì vậy trong thời gian đầu, lãnh

đạo nhà trường phải kiểm soát một cách chặt chẽ, thường xuyên để việc giáo
dục kỹ năng sống cho học sinh được giáo viên quan tâm và đi vào nề nếp.
Giáo dục kỹ năng sống thông qua hình thức trải nghiệm từ các trò chơi
dân gian bổ ích như: Rồng rắn lên mây (giúp các em kỹ năng ứng xử khi ở nhà
một mình); trò chơi cướp cờ, mèo đuổi chuột (giúp các em có phản ứng phòng
vệ nhanh)...Khi chơi tự phân công người chủ trò, trọng tài, người chơi, người cổ
vũ,... Sắp xếp lựa chọn địa điểm chơi cho phù hợp với tính chất của trò chơi,
đảm bảo an toàn khi chơi. Lúc đầu các trò chơi có giáo viên hướng dẫn, sau đó
các em tự vui chơi và tự rèn kỹ năng sống cho bản thân.
Thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp theo hình thức trải nghiệm sáng
tạo các em phải thể hiện được trong ứng xử hàng ngày, giáo viên hướng dẫn các
em các kỹ năng đơn giản như chào hỏi, cám ơn, xin lỗi, động viên, chia sẻ khi
bạn gặp chuyện buồn, giúp bạn khi gặp khó khăn, tự phục vụ, tự vệ, ... Mặc dù
là chuyện tưởng như đơn giản nhưng nếu không được giáo viên chỉ dẫn, các em
có thể bỏ qua hoặc có những hành vi thiếu văn minh nơi công cộng.
Đội thiếu niên tăng cường các hoạt động tập thể như: giao lưu văn nghệ,
thi "Rung chuông vàng", thi kể chuyện sách, thi tìm hiểu, múa hát tập thể giữa
giờ, ... Khi tổ chức các hoạt động này, giáo viên - tổng phụ trách cần giao việc
chủ động chương trình cho các em học sinh có khả năng để phát huy được tính
chủ động, sáng tạo, tính mạnh dạn, tự tin trước mọi người xung quanh. Huy
động tất cả giáo viên cùng tham gia hoạt động với học sinh để quản lí học sinh,
giúp đỡ những học sinh gặp khó khăn trong quá trình hoạt động.
Quy định ngay từ đầu năm học mỗi giáo viên sưu tầm 2 trò chơi dân gian
ở ba miền đất nước. Tổ trưởng chuyên môn tập hợp thành tập những trò chơi
dân gian chuyển cho Phó Hiệu trưởng chọn lọc phù hợp với điều kiện nhà
trường, phù hợp với học sinh vùng Tây Nguyên: kết quả có 30 trò chơi dân gian
làm tài liệu học tập cho các lớp.

9



Ngoài lồng ghép chơi trò chơi dân gian vào các hoạt động tôi còn tổ chức
hội thi với chủ đề chúng em hát dân ca và chơi trò chơi dân gian để cho học sinh
thỏa lòng yêu thích của mình cùng thầy cô giáo và bè bạn. Mỗi đội văn nghệ do
lớp tự chọn, biểu diễn 2 tiết mục; đội chơi trò chơi tổ chức cho tất cả học sinh
được tham gia, mỗi lớp tổ chức 3 đội: một đội thi kéo co, một đội thi cướp cờ,
một đội ném bóng rổ.
Thứ năm: Tích cực tìm hiểu và chăm sóc các di tích lịch sử, các gia
đình chính sách, gia đình neo đơn ở địa phương.
Trước hết, nhà trường mời trưởng ban văn hóa xã về giới thiệu cho cán
bộ, giáo viên và học sinh các di tích lịch sử tại địa phương để tất cả mọi người
được hiểu rõ về nguồn gốc, những giá trị của các di tích đó như di tích núi “Lu
Bu” nơi căn cứ cách mạng, nơi bắt đầu cho việc tấn công khu lính Ngụy tại thôn
2 xã Hà Lâm. Tổ chức hành trình về nguồn đến với khu căn cứ cách mạng tại xã
Đoàn Kết, qua lời kể của các bác Hội cựu chiến binh.
Tổ chức cho học sinh tham gia thăm hỏi các gia đình chính sách, gia đình
neo đơn để các em thêm phần tích lũy trong bài học thực tế. Hoạt động này cần
có sự kết hợp giữa nhà trường và ban chấp hành đoàn thanh niên thị trấn, phối
hợp tăng hướng sinh động về giáo dục cho thanh thiếu niên, đồng thời hỗ trợ về
phương tiện đưa đón học sinh. Chủ động tổ chức các hoạt động thăm hỏi, quét
dọn vệ sinh xung quanh nhà ở của gia đình neo đơn… Thúc đầy các hoạt động
này trở thành các hoạt động thường xuyên của liên đội, tránh việc tổ chức hình
thức.
Thứ sáu: Tạo cơ hội cho tất cả học sinh tham gia vào cả quá trình của
hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
Tổ chức họp xây dựng kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp có sự tham
gia đóng góp ý kiến của học sinh:
Khi được tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp, các
em đã được phát huy tính chủ động, sáng tạo của mình. Việc tham gia vào các
hoạt động tập thể với thầy cô, bạn bè, khoảng cách thầy - trò được thu nhỏ lại,

các em gần gũi với nhau hơn, thực sự tự tin, mạnh dạn và thông qua đó các em
đã tự tin hơn hẳn trong giờ học.
Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã tổ chức họp với ban đại diện cha mẹ
học sinh các lớp để thống nhất xây dựng kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Tổng phụ trách đội đưa ra kế hoạch theo dự kiến, ban chỉ huy liên đội đưa ra ý
kiến của mình rồi sau đó cùng thống nhất bàn bạc kế hoạch hoạt động trong năm
học. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo về cơ bản mang tính chất của hoạt động tập
thể trên tinh thần tự chủ nhằm phát triển khả năng sáng tạo và cá tính riêng của
mỗi cá nhân trong tập thể. Mỗi giáo viên phải giúp đỡ, hỗ trợ các em thực hiện
đầy đủ các bước cơ bản sau:
Bước 1. Xây dựng ý tưởng;
Bước 2. Xây dựng kế hoạch;
10


Bước 3. Công tác chuẩn bị thực hiện;
Bước 4. Tổ chức thực hiện;
Bước 5. Đánh giá kết quả thực hiện.
Việc các em được tham gia đầy đủ vào từng bước sẽ giúp hình thành và
rèn luyện các phẩm chất năng lực cần thiết: năng lực tổ chức, năng lực giao tiếp,
tự giải quyết vấn đề... Do đó, giáo viên không nên coi nhẹ một bước nào, cụ thể:

Ví dụ: Tôi đã định hướng cho giáo viên thực hiện trải nghiệm
sáng tạo khi kết thúc hoạt động tháng 10, chuẩn bị cho hoạt động
của tháng 11/2018 như sau:
Chủ đề: Chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11
Bước 1. Giúp học sinh xây dựng ý tưởng.
Giáo viên có thể gợi ý bằng nhiều cách để học sinh xây dựng ý tưởng như:
Theo các em, tháng 11 có ngày lễ nào lớn nhất? (20/11). Vậy các em có
suy nghĩ gì về ngày đó? Em cần làm những gì để dâng lên thầy cô? Học sinh sẽ

trả lời nhiều ý khác nhau. Trên cơ sở đó, giáo viên sẽ hướng cho học sinh thực
hiện một hoạt động có ý nghĩa để chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Bước 2. Học sinh phải định hình những công việc cần làm làm là gì? Tổ
chức ở đâu? Những ai thực hiện? Cần có sự giúp đỡ của ai ở trong hoặc ngoài
nhà trường? Cần những gì về cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng... để thực hiện?
Lúc này, vai trò của Hội đồng tự quản lớp được phát huy. Các em vừa là người
thu thập và xử lý thông tin, phân tích tình hình và tổ chức lớp để bàn bạc đi đến
thống nhất nội dung công việc cần làm.
Ở bước này, đối với học sinh lớp một, lớp hai, giáo viên có thể ghi chép
giúp học sinh kế hoạch, đối với học sinh lớp ba, bốn và năm, giáo viên nên để
học sinh tự ghi chép. Tùy theo, các em có thể viết trong vở theo trình tự về nội
dung, hình thức, công tác chuẩn bị, thời gian, địa điểm, đối tượng tham gia...
hoặc các em xây dựng bằng sơ đồ, bảng biểu... Như vậy, ngay từ hoạt động này,
các em được bộc lộ nhiều khả năng: Ngôn ngữ, giao tiếp, phân tích, phán đoán,
lắng nghe, cách trình bày, tổng hợp, tính toán...
Bước 3. Trong quá trình học sinh thực hiện bước này, giáo viên cần theo
dõi, giúp đỡ học sinh việc chuẩn bị thực sự phải an toàn về mọi mặt: Sức khỏe,
tác phong, lời nói, ăn mặc, đồ dùng, dụng cụ... phục vụ cho hoạt động. Đặc biệt
giáo viên có thể hướng dẫn cho các em các kỹ năng nền cần thiết: cách ghi chép,
phỏng vấn hoặc dự đoán tình huống nảy sinh khi thực hiện, cách giải quyết...
Bước 4. Học sinh tiến hành thực hiện công việc. Trong quá trình các em
thực hiện, giáo viên cần giúp đỡ và theo dõi, cần quan tâm đến những tình
huống nảy sinh và sự sáng tạo trong cách giải quyết của các em. Điều này giúp
giáo viên có thể đánh giá đúng những phẩm chất năng lực của các em.

11


Bước 5. Đây là bước cuối cùng của hoạt động, học sinh tự đánh giá lại
quá trình hoạt động. Hội đồng tự quản duy trì trực tiếp hoặc học sinh tự viết ra

giấy, sau đó hội đồng tự quản tổng hợp lại các ý kiến. Nội dung đánh giá phải
được tổng hợp lại từ việc xây dựng ý tưởng đến tất cả các bước tổ chức thực
hiện; kết quả công việc và ý nghĩa của nó; những bài học kinh nghiệm về mọi
mặt; những sáng kiến mới nào có thể áp dụng trên lớp học hoặc hoạt động ngoài
lớp học tiếp theo... Thông qua đây, giúp học sinh sẽ có khả năng tư duy sâu hơn;
việc giao tiếp được mạnh dạn, tự tin; ý thức trách nhiệm của các em được bộc
lộ.
Một số ví dụ về tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp theo hướng trải
nghiệm.

Ví dụ 1: chủ đề tháng 12: Truyền thống quân đội nhân dân
Việt Nam và tổ chức chương trình. Chúng em tập làm chiến sĩ, bộ
đội cụ Hồ.
- Đối tượng: Học sinh khối 4,5
- Chịu trách nhiệm về chương trình: Tổng phụ trách đội.
- Chịu trách nhiệm về nội dung: Phó hiệu trưởng
+ Phần 1: em là bộ đội cụ Hồ
+ Phần 2: các tiểu phẩm về Bộ đội, về mẹ Việt Nam anh hùng.
- Ý tưởng: Mời ban chỉ huy quân đội huyện, và thị đội địa phương hướng
dẫn thực hiện; học sinh đề xuất ý tưởng, là chú bộ đội em cần phải làm những
việc gì, đồng phục như thế nào?..

Học sinh lớp 5a trường TH thị trấn Đạm Ri trong chương trình em tập làm chú bộ đội.

12


Học sinh lớp 5b trường TH thị trấn Đạm Ri trong chương trình em tập làm chú bộ đội.

Ví dụ 2 chủ đề tháng 1/2018: “Em yêu đất nước Việt Nam” tôi

trực tiếp chỉ đạo xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện các em tìm
hiểu về biển đảo Việt Nam.
Kiến thức nền: Đây là kiến thức bắt buộc tập thể giáo viên và Tổng phụ
trách Đội được cũng cố lại kiến thức về tài nguyên biển đảo để có định hướng
giáo dục đúng cho học sinh.
Việt Nam có đường bờ biển dài 3260 km và vùng biển rộng khoảng 1 triệu
ki lô mét vuông. Vùng biển Việt Nam là một bộ phận của biển Đông, bao gồm
vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm
lục địa. Cả nước có 28 tỉnh/thành phố có biển. Vùng biển nước ta có khoảng 4
000 đảo lớn, nhỏ được chia thành các đảo ven bờ và xa bờ; Hệ thống đảo ven bờ
chiếm hơn ½ tổng số đảo, phân bố suốt từ biên giới cực Bắc của vùng biển Tổ
Quốc tại tỉnh Quảng Ninh cho đến sát biên giới phía Tây tỉnh Kiên Giang. Một
số đảo có diện tích khá lớn và dân số khá đông: Phú Quốc, Cát Bà, Cái Bầu, Phú
Quý, Lý Sơn, Côn Đảo. Còn lại, phần lớn là các đảo nhỏ hoặc rất nhỏ. Các đảo
xa bờ gồm Bạch Long Vĩ (Hải Phòng) và hai quần đảo Hoàng Sa (thuộc thành
phố Đà Nẵng), Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hòa).
Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, với quần đảo Trường Sa chúng ta tiếp
quản 5 hòn đảo (đảo Trường Sa, đảo Song Tử Tây, đảo Sinh Tồn, đảo Nam Yết
và đảo Sơn Ca). Sau đó với chủ quyền của mình, chúng ta tiếp tục mở rộng để
13


tiếp quản 21 đảo với 33 điểm đóng quân. Ngoài ra chúng ta còn xây dựng thêm
15 nhà giàn ở khu vực bãi Tư Chính để khẳng định chủ quyền ở vùng biển này.
* Xây dựng kế hoạch
- Chuẩn bị: Thiết kế trên Powerpoint, máy chiếu, bản đồ thế giới, sơ đồ
đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải ven bờ lục địa Việt Nam. Sơ đồ mặt cắt
khái quát các vùng biển Việt Nam, một vài bản đồ cổ về biển, đảo Việt Nam.
- Các nội dung cơ bản cần trình bày đó là:
+ Về vai trò địa chiến lược và tiềm năng kinh tế của Biển Đông.

Tuyến đường giao thông biển qua Biển Đông là tuyến hàng hải quốc tế
nhộn nhịp thứ hai trên thế giới (tính theo tổng lượng hàng hóa thương mại
chuyển qua hằng năm), chỉ sau tuyến hàng hải qua eo biển Hooc Mút là tuyến
vận chuyển dầu mỏ từ khu vực Trung Đông tới các nước công nghiệp phát triển
trên thế giới. Giao thông hàng hải trên Biển Đông, vì vậy, có tầm quan trọng
chiến lược với các nền kinh tế ở Châu Á.
Biển Đông có nguồn dự trữ dầu mỏ rất lớn, thu hút sự quan tâm của nhiều
nước trong khu vực và trên thế giới. Các nguồn tài nguyên khoáng sản, hải sản
trên khu vực Biển Đông cũng rất phong phú.
Xây dựng chương trình hội thi “Năm cánh sao ngoan" tìm hiểu về biển
đảo Việt Nam.
* Mục tiêu của hội thi.
Việc tổ chức hội thi "Năm cánh sao ngoan" nhằm mục đích:
- Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học có liên quan, từ đó nâng cao vốn
hiểu biết của mình. Về kiến thức xã hội, về tài nguyên, biển đảo Việt Nam.
- Tạo sự hứng thú, phấn khởi trong học tập của các em.
- Phát huy vai trò làm chủ trong hoạt động, phát huy quyền được tham
gia, trên cơ sở đó phát triển lòng nhân ái, tình bạn bè và sự giúp đỡ lẫn nhau
trong học tập.
- Rèn luyện, phát triển các kỹ năng cơ bản ( hoạt động tập thể, kỹ năng
giao tiếp, kỹ năng nhận thức và kỹ năng điều khiển các hoạt động tập thể, …).
Với mục đích đó, ngay từ đầu năm học, nhà trường đã xây dựng kế hoạch
và chỉ đạo Đội Thiếu niên tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp hàng
tháng với hình thức hội thi qua các nội dung cụ thể như sau:
Phần chào hỏi:

- Tính điểm 5 điểm ( Thời gian tối đa 3 phút)

Phần này các em tự sáng tạo dưới nhiều hình thức để giới thiệu về lớp.
Các đội chơi lần lượt tự giới thiệu về bản thân, về đội mình, lớp mình.

Phần nội dung thi: - Tính điểm: Mỗi nội dung có 5 học sinh tham ra
Phần thi " chúng em kể chuyện, về tài nguyên biển đảo"
14


- Đại diện của đội bốc thăm kể một câu chuyện xung quanh chủ đề, chủ
điểm của tháng hoặc gắn với nội dung các bài đã học ở trên lớp.
- Thời gian trình bày: Tối đa 5 phút
- Thang điểm: 10
- Xong mỗi phần thi, đại diện ban giám khảo nhận xét, đánh giá, cho
điểm.
Phần thi " Nhớ về lịch sử, đấu tranh giữ chọn lãnh thổ"
- Người dẫn chương trình lần lượt đưa ra 3 gợi ý về một nhân vật, sự kiện
lịch sử, sau mỗi gợi ý (thời gian 30 giây) các đội chơi được quyền đưa ra đáp án.
Nếu trả lời đúng được tính điểm theo các mức như sau:
+ Trả lời đúng sau gợi ý thứ nhất: 10 điểm
+ Trả lời đúng sau gợi ý thứ hai: 8 điểm
+ Trả lời đúng sau gợi ý thứ ba: 5 điểm
Nếu trả lời sai không tính điểm và mất quyền trả lời tiếp theo.
- Phần thi này người dẫn chương trình sẽ cho điểm trực tiếp nếu trả lời
đúng.
* Phần thi dành cho khán giả:
Người dẫn chương trình lần lượt đưa ra các câu hỏi về lịch sử đấu tranh
giữ làng giữ biển quê hương, sau mỗi câu hỏi đặt ra các cổ động viên được
quyền giơ tay trả lời câu hỏi. Nếu trả lời đúng được cộng vào điểm thi đua của
lớp.
Phần thi "Chúng em nói về tài nguyên trên biển"
Phần này khuyến khích sự sáng tạo, các lớp sẽ chọn cách thể hiện, như:
hùng biện, diễn kịch ngắn…
Phần thi "Ai nhanh ai đúng" Kể tên các huyện đảo bất khả xâm

phạm trên vùng biển ở biển nước ta.
- Chọn mỗi lớp 5 học sinh tham gia.
- Hình thức học sinh viết lên bảng học nhóm.
- Trong thời gian 5 phút, các đội cử đại diên trình bày.
- Hết thời gian trình bày, đại diện ban giám khảo nhận xét, đánh giá, cho
điểm.
- Thang điểm 10
* Điểm của mỗi đội là tổng số điểm đạt được qua các phần thi.
Bài trả lời mà học sinh đã tìm được.
1. Huyện đảo Bạch Long Vĩ.

2. Huyện đảo Cát Hải.
15


3. Huyện đảo Cô Tô.

4. Huyện đảo Côn Đảo.

5. Huyện đảo Cồn Cỏ.

6. Huyện đảo Hoàng Sa.

7. Huyện đảo Kiên Hải.

8. Huyện đảo Lý Sơn.

9. Huyện đảo Phú Quý.

10. Huyện đảo Phú Quốc.


11. Huyện đảo Trường Sa.

12. Huyện đảo Vân Đồn.

Đây là hội thi được tổ chức khá thành công trong năm học 2017 - 2018,
học sinh tham gia nhiệt tình, có sự đầu tư của giáo viên chủ nhiệm, và có sự
tham gia của ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp.
Thứ bảy: Công tác phối hợp trong việc thực hực hiện hoạt động trải
nghiệm sáng tạo.
Tăng cường công tác phối hợp với các đoàn thể địa phương đặc biệt là
phối hợp với Đoàn cơ sở, để đoàn thanh niên xã nhà đóng góp sức lực và trí tuệ
cho việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, tổ chức thành công các hoạt
động lớn có ý nghĩa sâu sắc trong công tác tuyên truyền.
Phối hợp giữa Tổng phụ trách đội với các giáo viên chủ nhiệm để việc thực
hiện chương trình theo nề nếp nhưng vẫn tạo được không khí phấn khởi cho các
em tham gia vào các hoạt động tìm hiểu.
Cụ thể: Nhà trường tổ chức chương trình vui trung thu cho học sinh. Trước
hết, tôi đã quán triệt nội dung văn bản của các cấp quản lý giáo dục đến toàn thể
giáo viên. Sau đó tiến hành lập kế hoạch triển khai tới toàn thể viên chức trong
nhà trường và học sinh để tạo tính đồng thuận trong quá trình tổ chức thực hiện.
Từ đó việc tổ chức chương trình vui trung thu có phần phối hợp với phụ huynh
học sinh, phụ huynh có trách nhiệm tư vấn, giúp các em chuẩn bị các vật liệu
theo phương án mà các em đã lên trong kế hoạch trải nghiệm.
Nhân dịp ngày 22/12 nhà trường phối hợp với hội Cựu chiến binh thị trấn
giúp các em du lịch qua chuyện kể về di tích lịch sử khu căn cứ cách mạng tại xã
Đoàn Kết huyện Đạ Huoai, kết hợp với việc phối hợp với ban chỉ huy quân sự
thị trấn và huyện đội trong chương trình em tập làm chú bộ đội.
Nhân dịp chào mừng ngày thành lập Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí
Minh 26/3, nhà trường đã phối hợp với Đoàn cơ sở lồng ghép tổ chức các hoạt

động thi tìm hiểm về biển đảo Việt Nam.

Ví dụ 3: Kế hoạch tổ chức trải nghiệm sáng tạo “Vui hội trăng
rằm năm 2017” có sự phối hợp của cha mẹ học sinh
Mục tiêu:
- Học sinh hiểu thêm ý nghĩa ngày tết trung thu. Các em biết bày và trang
trí mâm cỗ trung thu, biết làm một số đồ chơi dân gian trong ngày tết trung thu
bằng những vật liệu rẻ tiền, dễ kiếm.

16


- Học sinh có được các năng lực: tự phục vụ (tự làm được đồ chơi cho
mình), chủ động trong giao tiếp với thầy cô, phụ huynh, bạn bè đến thăm lớp
của mình.
- Học sinh tự tin, khéo léo, yêu giá trị của lao động, có ý thức bảo vệ môi
trường, có mối quan hệ mật thiết giữa học sinh với học sinh, giữa học sinh với
giáo viên và các bậc phụ huynh, các ban ngành đoàn thể thị trần Đạ M’ri...
Nội dung và hình thức tổ chức:
Hoạt động bầy mâm cỗ trung thu.
Hoạt động tập làm và giới thiệu một số sản phẩm do chính các em làm ra.
Tổ chức học sinh toàn trường tham gia. Mỗi lớp bầy một mâm cỗ trung
thu. Mỗi khối chọn một vài phụ huynh hoặc giáo viên biết làm đồ chơi dân gian
trong ngày tết trung thu như đèn lồng, đèn ông sao, tò he... để hướng dẫn học
sinh tự làm được đồ chơi cho chính các em. Cụ thể:
Khối lớp 1, 2: Học sinh bầy mâm cỗ trung thu, tạo hình trên bóng bay
(phụ huynh hoặc giáo viên hướng dẫn nếu cần).
Khối lớp 3: Học sinh bầy mâm cỗ trung thu; học sinh làm đèn lồng bằng
giấy màu (phụ huynh hoặc giáo viên hướng dẫn nếu cần).
Khối lớp 4,5: Học sinh bày mâm cỗ trung thu; học sinh làm đèn ông sao

(phụ huynh hoặc giáo viên hướng dẫn nếu cần).
Kiến thức nền: Giáo viên chủ nhiệm các lớp: Giúp học sinh hiểu thêm ý
nghĩa của ngày tết trung thu. Định hướng cho học sinh xây dựng kế hoạch, tuyên
truyền, thực hiện các nội dung trong quá trình bày mâm cỗ trung thu, tập làm đồ
chơi dân gian, hướng dẫn học sinh một số kỹ năng liên quan (xây dựng kế
hoạch, tuyên truyền, bầy mâm cỗ trung thu, trưng bày sản phẩm); theo dõi, giám
sát, giúp đỡ, đánh giá khi học sinh hoạt động; huy động nhiều nguồn lực: (kinh
phí, vật liệu để làm đồ chơi, hoa quả bánh kẹo, 19 phần quà, …) phục vụ cho
hoạt động của ngày hội trung thu. Lấy ý kiến của học sinh và phụ huynh học
sinh về việc tổ chức ngày hội trung thu…. Đồng thời tự chuẩn bị bàn trưng bày
mâm cỗ, bạt/chiếu để học sinh lớp mình tham gia trải nghiệm tại sân trường
trong ngày hội.
+ Một học sinh đại diện khối 3 giới thiệu về đèn lồng: Nguyên liệu để
làm, các bước làm, tác dụng hay cách sử dụng của đèn lồng...
+ Một học sinh đại diện khối 4,5 giới thiệu về đèn ông sao: Nguyên liệu
để làm, các bước làm, tác dụng hay cách sử dụng...
Đánh giá, rút kinh nghiệm sau khi tiến hành:
Học sinh tự đánh giá.
Học sinh có thể viết/vẽ ngắn gọn cảm nhận của mình rồi treo lên hai cây
dừa cảnh trên sân khấu.

17


* Giáo viên hướng dẫn học sinh tự đánh giá (nếu cần), có đối chiếu với
những nội dung thực hiện (công tác chuẩn bị, hoạt động bầy mâm cỗ trung thu,
tập làm đồ chơi…), những cách giải quyết tình huống phát sinh, kinh nghiệm rút
ra, xây dựng ý tưởng mới..
5.4.2 Khả năng áp dụng
Giải pháp trên có khả năng ứng dụng rộng, qua việc tổ chức các hoạt động

ngoài giờ lên lớp cho học sinh tiểu học, đồng thời cũng là phương thức rèn kỹ
năng sống cho học sinh rất hiệu quả.
5.4.3. Kết quả thực hiện.
Sau một năm thực hiện, bước đầu đã thu được những kết quả tích cực.
Đội ngũ cán bộ giáo viên đã nhận thức được về vai trò, vị trí của hoạt động trải
nghiệm sáng tạo trong quá trình phát triển toàn diện cho học sinh. Giáo viên các
nhà trường đã mạnh dạn nghiên cứu vấn đề và tổ chức hướng dẫn học sinh thực
hiện. Thông qua việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh, các
nhà trường đã xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với phụ huynh học sinh và
cộng đồng. Đồng thời, các nhà trường còn huy động sự tham gia của cộng đồng
vào công tác giáo dục, chăm sóc học sinh, nâng cao cơ sở vật chất, trang thiết bị
dạy học phù hợp với nhiệm vụ, yêu cầu của mỗi nhà trường. Đây cũng là nội
dung thực hiện đúng vai trò của cha mẹ học sinh tham gia đánh giá học sinh
cùng với nhà trường theo hướng dẫn của Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT. Đối với
học sinh được tham gia hoạt động trải nghiệm sáng tạo, các em phấn khởi, mạnh
dạn, tự tin, tự giải quyết vấn đề và có nhiều sáng tạo mới trong học tập và sinh
hoạt hàng ngày.
Qua việc cải tiến chương trình hoạt động ngoài giờ lên lớp thông qua hạt
động trải nghiệm sáng tạo, được tập thể cán bộ, giáo viên trong trường thực hiện
nghiêm túc, chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên rõ nét.
Chất lượng của các hoạt động phong trào: học sinh hăng hái, tích cực
tham gia hoạt động tập thể, mạnh dạn trong giao tiếp, thân thiện trong cư xử,
đội ngũ giáo viên có trách nhiệm cao đối với công tác giáo dục ngoài giờ lên
lớp. Các hoạt động phong trào đi vào nề nếp và có chất lượng. Việc chỉ đạo
giáo viên trong nhà trường thực hiện thành công việc trải nghiệm sáng tạo
nhằm mục đích giúp giáo viên vận dụng linh hoạt, sáng tạo hơn trong việc tổ
chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
6. Bài học kinh nghiệm
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo thường diễn ra trong không gian mở, có
nhiều lực lượng giáo dục tham gia, đòi hỏi phải tốn nhiều thời gian, công sức,

kinh phí nên mỗi nhà trường cần xây dựng thời khóa biểu hợp lí, linh hoạt. Có
thể bố trí tiết hoạt động trải nghiệm sáng tạo liền với tiết sinh hoạt tập thể để
giáo viên có nhiều thời gian hơn. Vì ở bậc tiểu học, giáo viên chủ nhiệm hàng
ngày đều có mặt ở lớp, những nội dung nhận xét đánh giá tình hình của lớp có
thể thực hiện ngay sau mỗi buổi học. Nhà trường cần giao quyền tự chủ và
18


khuyến khích giáo viên linh hoạt, sáng tạo trong việc xây dựng chương trình
thời khóa biểu.
Mặt khác hoạt động trải nghiệm sáng tạo không chỉ là trách nhiệm của
riêng giáo viên chủ nhiệm, nên nhà trường cần đóng vai trò trung tâm, định
hướng tổ chức, chỉ đạo, điều hành, phân công trách nhiệm cho các thành viên
trong nhà trường; chủ động phối hợp với các lực lượng giáo dục khác khi tổ
chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh. Bên cạnh đó, nhà trường cần
đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài chính phục vụ cho hoạt động của các
em; khuyến khích, động viên đội ngũ giáo viên tích cực và sáng tạo trong quá
trình tổ chức hoạt động.
Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường góp phần thực
hiện dạy học theo định hướng phát triển năng lực, tạo cơ hội cho học sinh phát
huy khả năng sáng tạo, biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế, đồng
thời biết chia sẻ và quan tâm tới mọi người xung quanh.
Thực hiện tốt hoạt động trải nghiệm sáng tạo cũng chính là thực hiện tốt
Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo góp phần
thực hiện tốt mục tiêu: “Phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng
lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho
học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng,
truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực
hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học...”
của người học. Mỗi nhà trường cần căn cứ vào khả năng, điều kiện của học sinh,

của trường, của cộng đồng địa phương để tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng
tạo sao cho học sinh được chủ động, phấn khởi, tích cực tham gia.
Là hoạt động có tính tập thể cao nên các hình thức hoạt động phải phong
phú, có sự cải tiến hình thức tổ chức và nội dung theo từng năm học sao cho
phù hợp với học sinh, quá trình hoạt động diễn ra phải có mối quan hệ thầy trò,
thu hút được mọi người, mọi đoàn thể tham gia.
7. Kết luận
Tổ chức tốt hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hình thức trải
nghiệm sáng tạo là một việc làm hết sức quan trọng, qua đó hình thành nhân
cách cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tiến tới
thực hiện mục tiêu giáo dục Quốc dân. Giúp các em biết tự rèn luyện, tự hoàn
thiện mình.
Trên đây là giải pháp chỉ đạo thực hiện “Giáo dục ngoài giờ lên lớp thông
qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo” tại Trường Tiểu học thị trấn Đạm Ri.
Rất mong được sự góp ý của đồng nghiệp và các cấp quản lý giáo dục để giải
pháp của tôi ngày một hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn !

19


Thị trấn Đạ M’ri, ngày 22 tháng
5 năm 2018
Ý kiến của lãnh đạo đơn vị

NGƯỜI THỰC HIỆN

………………………………………………….
…………………………………………………..
………………………………………………….


Lê Xuân Thực

………………………………………………….
…………………………………………………
…………………………………………………..
……………………………………………………
NHẬT XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN CẤP HUYỆN

20


21


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập -Tự do- Hạnh phúc

Tên giải pháp hữu ích:

Một số giải pháp chỉ đạo thực hiện “Giáo dục ngoài
giờ lên lớp cho học sinh thông qua các hoạt động trải
nghiệm sáng tạo tại trường Tiểu học thị trấn Đạm Ri.
(Đề nghị công nhận chiến sỉ thi đua cấp tỉnh)

22


Người thực hiện: LÊ XUÂN THỰC
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Võ Thị Sáu

Huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng

Năm học: 2017-2018

23



×