PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHÁNH SƠN
TRƯỜNG THCS BA CỤM BẮC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHẰM NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG VIẾT VĂN THUYẾT MINH
CHO HỌC SINH LỚP 8
Giáo viên: Nguyễn Thị Mai Hoa
NĂM HỌC: 2013 - 2014
MỤC LỤC
1
1. Đặt vấn đề …………………………………………………………….. Trang 3
2. Giải quyết vấn đề …………………………………………………….. Trang 5
2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề …………………………………………… Trang 5
2.2. Thực trạng của vấn đề……………………………………………… Trang 6
2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề ………………….. Trang 9
2.3.1. Phương pháp thuyết trình kết hợp giảng giải, minh họa bằng mẫu
vật thật hoặc hình ảnh …..…………………………................................. Trang 10
2.3.2. Phương pháp phân tích …………………………………............... Trang 12
2.3.3. Phương pháp quan sát và rèn luyện theo mẫu …………………… Trang 14
2.3.4. Phương pháp giao tiếp ….………………………………………... Trang 15
2.3.5. Phương pháp thảo luận nhóm và viết đoạn văn ngắn ……………. Trang 17
2.4. Hiệu quả của SKKN ………………………………….……………. Trang 20
3. Kết luận …………………………………….………………………… Trang 22
4. Kiến nghị, đề xuất ………………………………..…………………... Trang 24
2
1. Đặt vấn đề
Môn Ngữ Văn trong nhà trường là môn học vừa mang tính nghệ thuật vừa
mang tính khoa học. Nó là chìa khóa để học sinh tiến vào mọi lĩnh vực khoa học,
mọi hoạt đợng xã hợi. Nó có tác dụng sâu sắc và lâu bền đến đời sống tâm hồn
và trí tuệ của các em. Không chỉ có tác dụng mà Văn học cịn có tác đợng sâu
sắc, mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm, cảm xúc và nhận thức của con người.
Đồng thời môn Ngữ văn thể hiện rõ mối quan hệ với các môn học khác. Học tốt
môn Ngữ văn sẽ tác động tích cực tới một số môn học khác và ngược lại, học tớt
các mơn học khác cũng góp phần học tớt mơn Ngữ văn.
Luận ngữ viết: “Biết mà học không bằng thích mà học, thích mà học
không bằng say mà học”. Vậy niềm yêu thích say mê chính là động lực thúc đẩy,
nuôi dưỡng sự cố gắng, nỗ lực học tập không ngừng của mỗi người. Vì thế với
vai trị tổ chức, hướng dẫn và điều khiển quá trình học tập của học sinh, hơn ai
hết việc tìm ra nhiều biện pháp để phát huy cao nhất tính tích cực sáng tạo của
người học, gây niềm hứng thú say mê học tập để các em có những bài viết tớt
chính là nhiệm vụ quan trọng đối với mỗi giáo viên. Những thầy/cô giáo đứng
lớp bao giờ cũng ḿn học trị của mình làm được những bài văn hay nhưng đó
khơng phải là một việc dễ. Bài văn hay trước hết phải là viết đúng (đúng theo
nghĩa tương đối, nghĩa là trong khuôn khổ nhà trường). Hay và đúng có mới
quan hệ mật thiết với nhau. Bài văn hay trước hết phải viết theo đúng yêu cầu
của đề bài, đúng những kiến thức cơ bản, hình thức trình bày đúng quy cách …
Xác định đúng yêu cầu của dạng đề bài để viết bài là rất cần thiết, điều
này giúp học sinh thể hiện đúng chủ đề của bài văn, tránh lạc đề hay lệch đề.
Xác định đúng yêu cầu của dạng đề cũng giúp người viết lập được một dàn ý tốt
và do đó cũng tránh được sự dài dịng, lan man “dây cà ra dây muống”, “trống
đánh xuôi, kèn thổi ngược” tạo được sự thớng nhất, hài hồ giữa các phần của
bài viết. Một bài văn đúng quy cách là bài văn mà khi nhìn vào tờ giấy làm bài
của học sinh, chưa cần đọc đã thấy rõ ba phần: Mở bài, thân bài và kết bài. Hình
thức trình bày là sự thể hiện hình thức bớ cục của bài văn trên trang giấy. Bên
cạnh hình thức rõ ràng thì việc viết đúng kiến thức cơ bản cũng vô cùng quan
trọng bởi kiến thức cơ bản là “bợt” và “có bợt mới gột nên hồ”.
Môn Ngữ văn trong nhà trường bậc THCS chia làm ba phân môn: Văn
học, Tiếng việt, Tập làm văn. Trong thực tế dạy và học, phân môn Tập làm văn
là phân môn giáo viên phải đầu tư công sức nhiều nhất. Cố thủ tướng Phạm Văn
Đồng đã từng nói: “Dạy làm văn chủ yếu là dạy cho học sinh diễn tả cái gì mình
suy nghĩ, mình cần bày tỏ một cách trung thành, sáng tỏ chính xác, làm nổi bật
điều mình ḿn nói”… (Dạy văn là mợt q trình rèn luyện tồn diện).
3
Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản lần đầu tiên được đưa vào chương
trình Tập Làm Văn mới. Đây là loại văn bản thơng dụng, có phạm vi sử dụng rất
phổ biến trong đời sớng. Chính vì vậy, có thể nói đây là kiểu văn bản hồn tồn
mới, chưa có trong chương trình và sách giáo khoa Tập làm văn trước đây đối
với giáo viên. MỚI là so với chương trình và sách giáo khoa chứ khơng MỚI so
với yêu cầu thực tế của đời sống. Vậy nên để giúp học sinh viết tốt một bài văn
thuyết minh là hết sức cần thiết.
4
2. Giải quyết vấn đề
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề
Mơn Ngữ văn 8 trong chương trình THCS nói riêng và trong nhà trường
nói chung có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh 4 kĩ năng đó là: “nghe - nói - đọc viết”. Trong đó, phân mơn Tập làm văn là phân mơn có tính chất tích hợp các
phân môn khác. Qua tiết Tập làm văn, học sinh có khả năng xây dựng mợt văn
bản, đó là bài nói, bài viết. Nói và viết là những hình thức giao tiếp rất quan
trọng, thơng qua đó con người thực hiện quá trình tư duy - chiếm lĩnh tri thức,
trao đổi tư tưởng, tình cảm, quan điểm, giúp mọi người hiểu nhau, cùng hợp tác
trong cuộc sống lao động. Ngôn ngữ (dưới dạng nói - ngơn bản, và dưới dạng
viết - văn bản) giữ vai trò quan trọng trong sự tờn tại và phát triển xã hợi. Chính
vì vậy, hướng dẫn cho học sinh nói đúng đặc biệt viết đúng kiểu bài, dạng đề bài
yêu cầu là hết sức cần thiết. Nhiệm vụ nặng nề đó phụ tḥc phần lớn vào việc
giảng dạy mơn Ngữ văn nói chung và phân mơn Tập làm văn nói riêng. Tuy chỉ
là mợt phân môn trong môn học Ngữ văn, xong Tập làm văn vẫn được coi là căn
cứ quan trọng, nếu khơng nói là chủ yếu để đánh giá kết quả của cả mơn học.
Với mỗi học sinh trung học, nói “giỏi văn” hay “kém văn” hầu như cũng đồng
nghĩa là giỏi hay kém về Tập làm văn.
Thực tế việc giảng dạy trong nhà trường đặc biệt môn Ngữ Văn thường
giúp học sinh giỏi về lý thuyết (có kiến thức) nhưng lại yếu về thực hành (chưa
biết cách viết tốt một bài văn). Khơng chỉ thế, có trường hợp học sinh chưa có
khả năng viết đúng kiểu bài, hoặc khi viết trình bày chưa rõ ràng, mạch lạc…
Theo tinh thần hiện đại hóa nợi dung chương trình, hướng tới thực tiễn đời sớng,
giảm bớt hàn lâm, tăng cường thực hành nói và viết cho học sinh, SGK Ngữ Văn
8 đã đưa vào giảng dạy ở phần Tập làm văn thể loại “Văn thuyết minh” với
mong ḿn bước đầu các em có năng lực giới thiệu khách quan, mạch lạc về đới
tượng nào đó.
Như trên đã đề cập, Văn bản Thuyết minh là kiểu văn bản khó đới với học
sinh lớp 8. Tuy khơng xuất hiện nhiều trong lĩnh vực văn chương nhưng lại là
loại văn bản thơng dụng, có phạm vi sử dụng phổ biến trong đời sống.
Văn bản thuyết minh là văn bản trình bày tính chất, cấu tạo, cách dùng, lí
do phát minh, quy luật phát triển, biến hoá của sự vật, nhằm cung cấp tri thức,
hướng dẫn cách sử dụng cho con người. Văn bản Thuyết minh được sử dụng hết
sức rộng rãi. Mua một thứ đồ dùng sinh hoạt (ti vi, máy giặt, quạt điện, xe
máy…) đều phải kèm theo những thuyết minh về tính năng, cấu tạo, cách sử
dụng, bảo quản để người sử dụng nắm vững; mua một loại thực phẩm (hộp bánh,
5
thùng sữa…) trên đó cũng có ghi xuất xứ, thành phần, ngày sản xuất, hạn sử
dụng, trọng lượng… Ra ngoài phố gặp các biển quảng cáo giới thiệu sản phẩm;
cầm quyển sách bìa sau có thể có lời giới thiệu tác giả, tóm tắt nợi dung; trước
mợt danh lam thắng cảnh có bảng ghi lời giới thiệu, lai lịch, sơ đờ… Trong sách
giáo khoa, có bài trình bày mợt sự kiện lịch sử, tiểu sử một nhà văn, tác phẩm
được trích, một thí nghiệm… Tất cả đều là các dạng văn bản thuyết minh. Loại
văn bản này được dùng nhiều trong văn bản giáo khoa, khoa học, nhật dụng.
Như vậy, hai chữ “thuyết minh” ở đây đã bao hàm cả ý giải thích, trình bày,
giới thiệu. Khác với các loại văn bản tự sự, biểu cảm, miêu tả, nghị luận, điều
hành, văn bản thuyết minh chủ yếu trình bày tri thức một cách khách quan, khoa
học về đối tượng nhằm cung cấp những tri thức xác thực, hữu ích về đặc trưng,
tính chất của sự vật, hiện tượng và sử dụng chúng vào mục đích có lợi.
Tóm lại, dù ngắn hay dài, dù đơn giản hay phức tạp, văn bản thuyết minh
đều đóng vai trị cung cấp thơng tin để giúp người đọc, người nghe hiểu đối
tượng, sự việc. Đưa văn bản thuyết minh vào nhà trường là cung cấp cho học
sinh một kiểu văn bản thông dụng, rèn luyện kĩ năng trình bày các tri thức, nâng
cao năng lực tư duy và biểu đạt cho học sinh, giúp các em làm quen với lới làm
văn có tính khoa học, chính xác. Vì vậy việc viết được mợt bài văn thuyết minh
đạt yêu cầu là một trong những vấn đề cần thiết trong dạy học môn Ngữ văn đặc
biệt là phân mơn Tập làm văn. Bởi nếu khơng thì học sinh viết bài tùy tiện, tùy
hứng dẫn đến chất lượng bài văn kém và kéo theo các dạng văn khác các em
cũng không thể làm tốt được, nếu viết tốt văn thuyết minh trong mơn Ngữ văn sẽ
cịn giúp các em học tốt một số môn học khác…
2.2. Thực trạng của vấn đề
Tuy không xuất hiện nhiều trong lĩnh vực văn chương nhưng văn bản
thuyết minh lại là loại văn bản thơng dụng, có phạm vi sử dụng phổ biến trong
đời sống.
Văn bản thuyết minh không sử dụng khả năng quan sát và trí tưởng tượng
phong phú để tạo dựng hình ảnh, diễn biến, cớt truyện như trong văn bản tự sự,
đồng thời cũng không phụ thuộc vào cảm xúc như văn biểu cảm, không bày tỏ ý
định, nguyện vọng hay thông báo tin tức như trong văn bản hành chính. Với mục
đích cung cấp tri thức và nâng cao hiểu biết cho con người, văn bản thuyết minh
sử dụng lới tư duy khoa học, địi hỏi sự chính xác, rạch rịi. Ḿn làm văn bản
thuyết minh thì phải tiến hành quan sát, tìm hiểu, điều tra, nghiên cứu, tích luỹ
kiến thức. Khơng có sự hiểu biết để có lượng tri thức thì khó có thể trình bày,
giải thích được mợt cách sâu sắc, chặt chẽ, chính xác, rạch rịi đặc trưng, tính
chất của sự vật hiện tượng.
6
Mặt khác, dù có sử dụng thao tác giải thích nhưng nó khơng phụ tḥc
phương thức nghị ḷn, bởi hình thức giải thích ở đây không phải là dùng lí lẽ và
dẫn chứng làm sáng tỏ vấn đề hay bày tỏ mợt quan niệm nào đó. Nói cách khác
người làm văn thuyết minh không cần bộc lộ những nhận xét, đánh giá chủ quan
của mình trong quá trình cung cấp tri thức, cũng không tự hư cấu, bịa đặt, tưởng
tượng… Tất cả những gì được giới thiệu, trình bày đều phải phù hợp với quy
luật khách quan, đúng như đặc trưng bản chất của nó; tức là đúng như hiện trạng
vớn có, đúng như trình tự đã hoặc đang diễn ra… Tóm lại, khi viết văn thuyết
minh phải tơn trọng sự thật, khơng vì lịng u ghét mà thuyết minh sai sự thật.
Văn bản thuyết minh được sử dụng rộng rãi trong đời sống. Với mục đích
cung cấp tri thức, hướng dẫn con người tiếp cận và nắm bắt sự vật, hiện tượng,
văn bản thuyết minh ngày càng trở nên phổ biến. Người hướng dẫn du lịch dùng
văn bản thuyết minh để giới thiệu danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử. Nhà sản
xuất dùng văn bản thuyết minh để giới thiệu quảng cáo về xuất xứ, thành phần,
cấu tạo, tính năng, cách bảo quản sử dụng sản phẩm… Như vậy, văn bản thuyết
minh có khả năng cung cấp tri thức xác thực cho con người giúp con người có
hành động, thái độ, cách sử dụng, bảo quản đúng đắn với sự vật, hiện tượng
xung quanh mình.
Nợi dung giảng dạy Văn thuyết minh ở chương trình Ngữ Văn 8 gờm:
1. Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh - Tuần 11; tiết 44
2. Phương pháp thuyết minh - Tuần 12; tiết 47
3. Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh - Tuần 13; tiết 51
4. Thuyết minh về mợt thứ đờ dùng (luyện nói) - Tuần 14; tiết 54
5. Thuyết minh về một thể loại văn học - Tuần 16; tiết 61
6. Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh - Tuần 20; tiết 80
7. Thuyết minh về một phương pháp (cách làm) - Tuần 21; tiết 84
8. Thuyết minh một danh lam thắng cảnh - Tuần 22; tiết 87
9. Ôn tập về văn thuyết minh - Tuần 22; tiết 88
10. Chương trình địa phương (phần Tập làm văn) - Tuần 24; tiết 96
Giảng dạy Văn bản thuyết minh trong chương trình Ngữ Văn 8 là cung
cấp cho học sinh một kiểu văn bản thông dụng, rèn luyện kĩ năng trình bày các
tri thức có tính chất khách quan, khoa học, nâng cao năng lực tư duy và biểu đạt
cho học sinh. Hay nói mợt cách khác đưa văn bản thuyết minh vào Ngữ Văn 8 là
7
đáp ứng yêu cầu đời sống xã hội hiện nay, đào tạo một năng lực cần thiết thể
hiện qua cách diễn đạt, cách viết bài của học sinh.
Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy phân môn Tập làm văn là phân mơn
khó trong các phân mơn của mơn Ngữ văn. Do đặc trưng phân môn Tập làm văn
với mục tiêu cụ thể là: hình thành và rèn luyện cho học sinh khả năng trình bày
văn bản (nói và viết) ở nhiều thể loại khác nhau như: miêu tả, kể chuyện, biểu
cảm, nghị luận... Trong quá trình tham gia vào các hoạt động học tập này, học
sinh với vốn kiến thức cịn hạn chế nên thường ngại nói, ngại viết. Đặc biệt trong
thực tế dạy – học Văn bản thuyết minh tơi thấy bài văn của học sinh mình chưa
đáp ứng được những yêu cầu của một văn bản trong nhà trường. Bài văn của các
em vẫn còn hiện tượng lạc đề, lệch đề dẫn đến chưa biết cách viết đúng nợi dung
trọng tâm. Vì:
Đây là mợt kiểu văn bản mới, kiểu bài lạ nên việc dạy của giáo viên và
học của học sinh đều có phần lúng túng.
Các bài văn thuyết minh trong chương trình Ngữ văn 8 ít có yếu tớ nghệ
tḥt nên bài dạy của giáo viên dễ rơi vào tình trạng rời rạc, ít hấp dẫn, ít thu hút
được sự chú ý theo dõi của học sinh.
Ḿn sản sinh văn bản thuyết minh địi hỏi học sinh cần nhiều kiến thức
thực tế, chính xác, khoa học nhưng thực tế giảng dạy cho thấy, học sinh có phần
mơ hờ trong vấn đề này.
Khó khăn trong việc tìm tài liệu cho quá trình dạy và học, nhất là phần
thuyết minh về địa phương.
Giáo viên THCS được phân công giảng dạy theo từng môn học riêng biệt.
Giáo viên được phân cơng dạy mơn nào thì chỉ chun tâm tìm hiểu, học hỏi và
trau dồi kiến thức chuyên môn của mơn đó, ít tìm hiểu, quan tâm đến các mơn,
các lĩnh vực khác. Nhưng phần văn thuyết minh lại có mối quan hệ chặt chẽ với
các môn khác trong nhà trường và các lĩnh vực trong đời sống.
Trường THCS Ba Cụm Bắc là mợt trường vùng sâu, vùng xa, có nhiều
học sinh là người dân tộc Raglai nên việc tiếp thu kiến thức cịn gặp nhiều khó
khăn đặc biệt là khả năng diễn đạt (vốn từ nghèo nàn, không phong phú do ít
giao tiếp bằng tiếng phổ thông). Khi vào thực tế giảng dạy, tơi thấy phần lớn học
sinh cịn lúng túng, vụng về, gặp nhiều khó khăn khi viết bài văn thuyết minh.
Số học sinh làm được một bài văn hay rất ít. Hầu hết khi thuyết minh các em chỉ
đưa ra những nhận xét chung chung, câu văn thì rườm rà hoặc cợc lớc, diễn đạt ý
thì lủng củng…
8
Để viết tớt mợt bài Tập làm văn nói chung và dạng văn thuyết minh nói
riêng địi hỏi học sinh phải đọc nhiều, viết nhiều nhưng nhiều em chưa chú ý
đến việc học, ý thức chưa cao, thờ ơ, thụ đợng, mợt bợ phận nhỏ các em có thái
đợ lười học Ngữ Văn và gần như dửng dưng với phân mơn Tập Làm Văn, khi có
đề bài là các em ngay lập tức đặt bút viết bài khơng cần tìm hiểu gì, khơng cần
biết phải huy đợng những kiến thức nào để làm bài. Cứ viết đến đâu hay đến đó.
Hơn nữa sự say mê đọc tư liệu văn học của các em học sinh thời nay quả là ít ỏi,
hầu như là khơng có bởi những thơng tin hiện đại: hoạt hình, truyện tranh, dịch
vụ Internet tràn lan ćn hút… Điều đó đương nhiên làm nghèo nàn vớn ngơn từ
nghệ thuật quý giá của văn học, làm giảm khả năng hiểu biết tri thức khoa học
trong mỗi học sinh.
Xuất phát từ những cơ sở mang tính lý luận và thực tiễn như trên tôi nghĩ:
“Vận dụng một số phương pháp nhằm nâng cao chất lượng viết văn thuyết
minh cho học sinh lớp 8” là một việc làm thiết thực nên làm và làm mợt cách
cặn kẽ để có hiệu quả tốt nhất. Giúp các em biết cách diễn đạt, dùng câu từ chính
xác, dễ hiểu, ngắn gọn mà rõ ràng, xóa đi mặc cảm ngại học văn, tự tin, phấn
khởi và yêu thích văn thuyết minh trong phân môn Tập làm văn. Bên cạnh đó
khơi dậy trong các em sự khám phá tri thức khoa học về thiên nhiên, đất nước,
con người. Đờng thời có ý thức trong việc học tập các bộ môn khác qua thể loại
văn bản thuyết minh.
2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
Phương pháp thuyết minh là vấn đề then chốt của bài văn thuyết minh.
Nắm được các phương pháp thì học sinh sẽ biết ghi nhận thơng tin, lựa chọn số
liệu để viết bài một cách rõ ràng, hấp dẫn.
Văn bản thuyết minh phải có cách trình bày mạch lạc, ngôn ngữ chính
xác, cô đọng, thông tin ngắn gọn, hàm súc. Ở loại văn bản này không chú trọng
sử dụng ngơn ngữ giàu hình ảnh, giàu sức gợi như trong miêu tả hay biểu cảm.
Văn bản thuyết minh thuộc lĩnh vực nào, liên quan đến ngành nghề nào thì phải
sử dụng những thuật ngữ, khái niệm có tính chất chuyên ngành của lĩnh vực,
ngành nghề đó.
Thực tế giảng dạy ở bài “Phương pháp thuyết minh” – (Tuần 12; tiết 47)
Sgk đã đưa ra một số phương pháp trong quá trình viết bài, cụ thể:
Phương pháp nêu định nghĩa
Phương pháp liệt kê
Phương pháp nêu ví dụ
9
Phương pháp dùng số liệu
Phương pháp so sánh
Phương pháp phân loại, phân tích.
Muốn làm được văn bản thuyết minh không đơn thuần chỉ dừng lại ở suy
nghĩ, quan sát mà phải điều tra, nghiên cứu, học hỏi thì mới làm được. Điều này
học sinh gặp nhiều khó khăn bởi xuất phát từ điều kiện thực tế là học sinh ở
miền núi ít được đi tham quan du lịch, tài liệu tra cứu không nhiều, lượng kiến
thức học hỏi từ các bậc phụ huynh cũng rất hạn chế nên hầu như chưa biết cách
để viết đúng một bài văn thuyết minh. Đây thực sự là khó khăn cho việc dạy của
giáo viên và học của học sinh. Ngoài những phương pháp nêu trên tôi đã suy
nghĩ và áp dụng một số phương pháp khác trong giảng dạy kiểu văn bản này
nhằm nâng cao chất lượng bài viết cho các em.
2.3.1. Phương pháp thuyết trình kết hợp giảng giải, minh họa bằng
mẫu vật thật hoặc hình ảnh
Văn bản thuyết minh khác với các kiểu văn bản khác đó chính là trình
bày kiến thức khách quan về đới tượng. Vì là kiến thức khách quan nên người
viết không thể hư cấu, bịa đặt tưởng tượng hay suy luận. Nghĩa là tri thức phải
phù hợp với thực tế và khơng địi hỏi người làm phải bợc lợ cảm xúc cá nhân của
mình. Người viết phải tơn trọng sự thật, khơng vì lịng u ghét của mình mà
thêm thắt cho đới tượng. Xác định đới tượng thuyết minh cho đề văn thuyết
minh rất đa dạng với nhiều kiểu cấu trúc diễn đạt khác nhau: có khi là một câu
văn, nhiều khi là một câu đặc biệt chỉ đề cập tới đối tượng. Muốn làm bài, học
sinh phải xác định đối tượng thuyết minh, phải quan sát, điều tra, phải tích lũy,
hệ thớng hóa mới viết được bài. Điều này nâng cao ý thức khoa học cho học
sinh. Chính vì thế giáo viên cần có phương pháp thuyết trình kết hợp giảng giải
minh họa bằng mẫu vật thật hoặc hình ảnh cho từng đới tượng. Cụ thể:
* Khi đối tượng thuyết minh là một đồ vật thì nội dung thút minh
thường
- Cấu tạo của đới tượng
- Các đặc điểm của đối tượng
- Tính năng hoạt động
- Cách sử dụng, cách bảo quản
- Lợi ích của đối tượng
* Khi thuyết minh về một loài vật, nội dung thuyết minh thường
10
- Ng̀n gớc
- Đặc điểm
- Hình dáng
- Lợi ích
* Khi thuyết minh về một thể loại văn học, nội dung thuyết minh
thường
- Nêu một định nghĩa chung về thể thơ
- Nêu các đặc điểm của thể thơ:
+ Số câu, chữ.
+ Quy luật bằng trắc.
+ Cách gieo vần.
+ Cách ngắt nhịp.
+ Cảm nhận về vẻ đẹp, nhạc điệu của thể thơ.
*Khi đối tượng thuyết minh là một danh lam thắng cảnh, di tích lịch
sử, thì nội dung thút minh thường
- Vị trí địa lí.
- Những cảnh quan làm nên vẻ đẹp đặc sắc của đối tượng.
- Những truyền thống lịch sử, văn hố gắn liền với đới tượng.
- Cách thưởng ngoạn đối tượng.
*Khi đối tượng thuyết minh là một danh nhân văn hố thì các nội
dung thút minh thường
- Hồn cảnh xã hợi.
- Thân thế và sự nghiệp (chiếm vai trị chủ yếu, có dung lượng lớn nhất
trong bài viết).
- Đánh giá xã hội về danh nhân.
*Khi giới thiệu một đặc sản thì nội dung thút minh thường
- Ng̀n gớc, ý nghĩa tên gọi món ăn, đặc sản.
- Đặc điểm riêng của món ăn, đặc sản: dáng vẻ, màu sắc, hương vị.
- Cách thức chế biến, thưởng thức.
2.3.2. Phương pháp phân tích
11
Văn bản thyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời
sống nhằm cung cấp tri thức (kiến thức) và đặc điểm, tính chất, nguyên nhân…
của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội. Tri thức trong văn thuyết
minh đòi hỏi khách quan xác thực, hữu ích cho con người.Văn bản thuyết minh
cần được trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ và hấp dẫn.
Phần văn thuyết minh cần được giảng dạy, truyền thụ một cách nhẹ nhàng
nhưng khắc sâu kiến thức cho học sinh, qua phương pháp phân tích giáo viên sẽ
tổng hợp các dạng đề một cách cụ thể để tránh trường hợp học sinh viết bài lệch
đề, lạc đề hay nghĩ gì viết nấy, giúp học sinh hiểu đặc điểm và cách làm của từng
dạng bài cụ thể. Với phương pháp này giáo viên sẽ giúp học sinh định hình rõ
hơn về dạng đề để tiến hành viết bài theo đúng yêu cầu.
*Dạng bài: Thuyết minh về một thứ đồ dùng
Cần quan sát, tìm hiểu kĩ cấu tạo, cơ chế hoạt đợng, tính năng, tác dụng
của đờ dùng đó. Bớ cục chung của dạng bài này là:
- Mở bài: Giới thiệu đờ dùng.
- Thân bài: Trình bày đặc điểm cấu tạo, cơ chế hoạt động, tính năng, tác
dụng, cách sử dụng, bảo quản đồ dùng.
- Kết bài: ích lợi của đồ dùng trong cuộc sống.
-> Phương pháp chủ yếu: Định nghĩa, giải thích, nêu ví dụ, sử dụng số
liệu.
*Dạng bài: Thuyết minh về một thể loại văn học
Cần quan sát, nhận xét, sau đó khái quát thành những đặc điểm (tiêu biểu
và quan trọng). Bố cục chung của bài văn này là:
- Mở bài: Giới thiệu khái quát về thể loại.
- Thân bài:
+ Trình bày những đặc điểm hình thức của thể loại (Thơ: thể thơ, vần,
nhịp, thanh điệu, cấu trúc…Truyện: thể loại, dung lượng, cớt truyện, tình h́ng,
nhân vât…Tác phẩm chính luận: bố cục, luận điểm, phương pháp lập luận…)
+ Tác dụng của thể loại trong việc thể hiện chủ đề.
- Kết bài: Vai trò của thể loại trong nền văn học.
Giáo viên lưu ý mở rộng cho học sinh, dạng bài này có thể gờm cả thuyết
minh về mợt tác giả, một tác phẩm.
-> Phương pháp chủ yếu: định nghĩa, giải thích, nêu ví dụ, phân tích.
12
* Dạng bài: Thuyết minh về một phương pháp (cách làm)
Đối tượng thuyết minh của dạng bài này không phải là sự vật, hiện tượng
mà là q trình hoạt đợng đề làm ra một sản phẩm hoặc đạt một kết quả nào đó
nên bớ cục bài viết khá linh hoạt. Song bài cũng cần theo mợt trình tự:
- Mở bài: Giới thiệu sản phẩm.
- Thân bài: Giới thiệu lần lượt:
+ Điều kiện (nguyên vật liệu, dụng cụ).
+ Cách thức, qui trình thao tác (có thể kèm theo hình vẽ).
- Kết bài: Yêu cầu thành phẩm (Hình thức và chất lượng).
-> Phương pháp chủ yếu là định nghĩa, giải thích, phân tích.
* Dạng bài: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh
Để làm được kiểu bài này, cần quan sát (tham quan), tra cứu sách vở, học
hỏi để có những tri thức đáng tin cậy. Bố cục chung của dạng bài này là:
- Mở bài: Giới thiệu danh lam thắng cảnh.
- Thân bài:
+ Giới thiệu vị trí địa lí, xuất xứ (các thần thoại, truyền thuyết sự kiện lịch
sử gắn liền với di tích, thắng cảnh).
+ Đặc điểm nổi bật (Qui mơ, cấu trúc, cảnh quan)
+ Vai trị, tầm quan trọng của di tích, thắng cảnh (về lịch sử, văn hoá, du
lịch…) đối với đời sống con người.
- Kết bài: ý nghĩa giáo dục của thắng cảnh đối với hiện tại và tương lai
Bên cạnh cơ sở kiến thức đáng tin cậy thì việc sử dụng lời giới thiệu kèm
miêu tả, bình ḷn, sử dụng mợt sớ biện pháp nghệ tḥt một cách hợp lý giúp
bài viết sinh động hơn đặc biệt là khi thuyết minh về một danh lam thắng cảnh.
Thực tế cho thấy đối tượng thuyết minh là vô cùng phong phú nên giáo viên có
thể phân tích cho học sinh một số mẫu, định hướng cho các em yêu cầu cơ bản
khi thuyết minh một số đối tượng khác. Cụ thể là:
* Thuyết minh về một cuốn sách, một tập truyện: Cần giới thiệu được
tác giả, thể loại, nhà xuất bản, năm xuất bản, dung lượng, những đặc sắc về nợi
dung, nghệ tḥt, những đóng góp ảnh hưởng tích cức của cuốn sách (truyện…)
với người đọc, xã hội.
13
* Đối tượng thuyết minh là người (một tác giả, danh nhân, một gương
mặt tiêu biểu…): Cần giới thiệu tên, tuổi, q qn gia đình, ngành nghề, mơi
trường sinh hoạt làm việc, biểu hiện tư chất, năng khiếu, quá trình học tập, rèn
luyện, thành tích nổi bật và ý nghĩa của những thành tích của nhân vật được
thuyết minh.
* Thuyết minh về một vật dụng (chiếc nón lá, cái cặp sách, chiếc áo
dài…): Cần trình bày ng̀n gớc, chất liệu, kiểu dáng, màu sắc, q trình tờn tại,
vai trị, tác dụng, ưu việt, giá trị thẩm mĩ của vật dụng đối với đời sống, sinh hoạt
con người.
* Thuyết minh về một lồi cây, một lồi vật ni: Cần trình bày được
tên, ng̀n gớc, các đặc điểm nổi bật (hình dáng, màu sắc, hương vị, tập tính,
thói quen…), q trình sinh trưởng và phát triển, cách chăm sóc, ni dưỡng…
Vai trị, quan hệ của cây (con vật) đối với đời sống con người.
Dạy Tập làm văn cũng như dạy kiểu văn bản thuyết minh rất cần thiết
việc hình thành lý luận mợt các có hệ thớng. Nhưng lý thuyết chỉ thực sự được
củng cớ và tiêu hố thơng qua hệ thớng bài tập. Rèn luyện bền bỉ, tỉ mỉ từng
bước, thường xuyên thông qua hệ thống bài tập, chặt chẽ từng thao tác mợt cho
học sinh là mợt u cầu có tính nguyên tắc, phù hợp đặc thù của giảng dạy Tập
làm văn. Thông qua luyện tập thực hành, lý thuyết làm văn mới được định hình
và đạt đến trình đợ thông hiểu thực sự.
2.3.3. Phương pháp quan sát và rèn luyện theo mẫu
Khi vận dụng phương pháp quan sát và rèn luyện theo mẫu, giáo viên
hướng dẫn học sinh tiến hành phân tích và sản sinh văn bản (nói, viết) theo mẫu.
Qua việc tìm hiểu các ngữ liệu, học sinh đi đến những kết luận về lí thuyết rồi
vận dụng linh hoạt những kiến thức này vào hoạt động luyện tập và tạo lập sáng
tạo văn bản theo những yêu cầu của từng bài tập. Việc rèn luyện theo mẫu này
phải là những vấn đề thực sự có ý nghĩa, gần gũi với chính học sinh. Cách dạy
làm văn (trong đó có văn thuyết minh) theo phương pháp này là cách dạy có
hiệu quả khá cao bởi đa sớ học sinh ở đây là người sở tại nên năng lực tự sáng
tạo văn bản của các em cịn hạn chế.
Ḿn làm văn bản thuyết minh thì phải tiến hành quan sát, tìm hiểu, điều
tra, nghiên cứu, tích luỹ kiến thức. Để có thể trình bày, giải thích được mợt cách
sâu sắc, chặt chẽ, chính xác, rạch ròi đặc trưng, tính chất của sự vật hiện tượng
cần có sự hiểu biết lượng tri thức về đối tượng cần thuyết minh. Mà ḿn có tri
thức về đới tượng thì trước hết phải biết quan sát. Quan sát không phải chỉ đơn
thuần là nhìn, xem mà cịn phải quan sát phát hiện đặc điểm tiêu biểu của sự vật,
14
phân biệt cái chính, cái phụ. Đặc điểm tiêu biểu có ý nghĩa phân biệt sự vật này
với sự vật khác như cao, thấp, dài, ngắn, to, bé, vng, trịn… Hơn nữa phải biết
tra cứu từ điển, sách giáo khoa. Thứ ba là biết phân tích, ví dụ đối tượng có thể
chia làm mấy bợ phận, mỗi bợ phận có đặc điểm gì, quan hệ của các bợ phận ấy
với nhau ra sao.
* Ví dụ 1: Sau khi các em có những định hướng về cách làm mợt bài văn
thuyết minh từ việc phân tích mẫu văn bản “Chiếc xe đạp” qua bài “Đề văn
thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh” - Tuần 13; tiết 51. Giáo viên
hướng dẫn học sinh luyện tập bằng bài tập:
Tìm ý và lập dàn ý cho đề bài “Thuyết minh về chiếc bút bi”.
Để làm được bài tập trên, học sinh phải biết quan sát sau đó vận dụng
những kiến thức lý thuyết để tiến hành tìm hiểu đề bài (xác định đới tượng –
chiếc bút bi); tìm hiểu, tích luỹ tri thức về đới tượng (ng̀n gớc, hình dáng,
ngun liệu, cách sử dụng, vai trị, ý nghĩa, cơng dụng của chiếc bút bi trong
cuộc sống: trường học, bệnh viện, nhà máy…); lựa chọn phương pháp thuyết
minh (định nghĩa, giải thích, phân tích, phân loại, nêu ví dụ); từ đó lập dàn ý cho
đề bài để viết bài.
* Ví dụ 2: Để củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng về kiểu bài
“Thuyết minh một thể loại văn học” - Tuần 16; tiết 61, ngoài các bài tập nhận
diện “Thuyết minh đặc điểm thể thơ thất ngôn bát cú”, giáo viên có thể cho
các em luyện tập, tập viết bài bằng bài tập sau:
Lập dàn ý cho đề bài: “Thuyết minh về thể loại truyện ngắn dựa trên cơ sở
các tác phẩm truyện ngắn đã học”.
Căn cứ vào những kết luận về lý thuyết kiểu bài vừa tìm được từ việc
thuyết minh về thể thơ Thất ngôn bát cú đường luật, kết hợp với việc quan sát
tìm hiểu các truyện ngắn trong phần đọc hiểu văn bản, để tìm ra những đặc điểm
của truyện ngắn về dung lượng, cốt truyện, kết cấu, nhân vật, vai trị, tác dụng để
tạo lập mợt dàn ý hợp lý.
2.3.4. Phương pháp giao tiếp
Bên cạnh việc hướng dẫn học sinh quan sát và rèn luyện theo mẫu thì
việc đưa các em vào những tình h́ng giao tiếp để sản sinh văn bản cũng là một
việc làm quan trọng. Điều này thể hiện ở việc giáo viên đưa ra các câu hỏi. Với
phương pháp này giáo viên có thể giúp học sinh liên hệ đến nhiều phân môn
khác.
15
* Ví dụ: Mơn Giáo dục cơng dân: Khoan dung là gì? Biểu hiện của khoan
dung? Giáo viên hỏi các học sinh khác: Theo em, bạn đã trình bày đầy đủ và hợp
lý về khái niệm này chưa? Vì sao? Nếu là em, em sẽ trình bày khái niệm này như
thế nào?
Hoặc mơn Sinh học: Thân là gì? Cấu tạo ngồi của thân gờm những bợ
phận nào?
Hoặc mơn Địa lý: Sơng là gì?
Việc đặt ra những câu hỏi để đưa học sinh vào tình h́ng giao tiếp như
trên chủ yếu vận dụng trong tiết dạy thực hành “Luyện nói”.
Trong chương trình Ngữ văn nói chung, Ngữ văn 8 nói riêng, tiết luyện
nói cũng chiếm vị trí khá quan trọng. Bởi vì nó khơng chỉ củng cớ lý thuyết mà
cịn góp phần rèn luyện kĩ năng, hình thành kĩ xảo. Để giờ làm văn miệng thực
sự có hiệu quả, tránh cho các em cảm giác nhàm chán, đơn điệu, tẻ nhạt. Giáo
viên cần chuẩn bị, xây dựng kế hoạch giảng dạy thật kĩ lưỡng, tạo được những
tình h́ng sư phạm để phát huy hiệu quả đào tạo học sinh về nhiều mặt.
Trong tiết luyện nói, thời gian chuẩn bị ít, địi hỏi sự nhanh nhạy, linh
hoạt, cơ động trong chọn từ, sắp ý và diễn đạt. Hơn nữa trong giờ làm văn
miệng, học sinh cịn phải biết vận dụng yếu tớ đặc thù của lời nói kết hợp với
những hoạt đợng hình thể. Song bên cạnh những khó khăn trên, giờ làm văn
miệng lại có thế mạnh là hoạt đợng giao tiếp tập thể dễ kích thích hứng thú hoạt
động của học sinh. Chính vì vậy, giáo viên có thể cho cả lớp chuẩn bị một vấn
đề song chỉ định một vài học sinh (không nhất thiết phải giỏi nhất) chuẩn bị kĩ
hơn để trình bày trước tập thể, lớp trao đổi, giáo viên tổng kết. Trước khi tiết
luyện nói diễn ra giáo viên ra đề cho học sinh chuẩn bị trong 15 – 20 phút, để
luyện nói thành cơng học sinh cũng phải trải qua quá trình viết văn bản trong
thời gian ngắn, phải biết cách sắp xếp ý, lựa chọn, chắt lọc ngôn từ… Điều này
phụ thuộc vào quá trình giao tiếp hay nói cách khác phụ tḥc vào phương pháp
giao tiếp ban đầu giữa giáo viên với học sinh để từ văn bản viết chuyển sang văn
bản nói được sinh đợng hơn.
Dù tổ chức theo hình thức nào thì qua cách diễn đạt, phong cách, điệu bợ
của học sinh, giáo viên cần động viên hay uốn nắn kịp thời về mặt ứng xử đồng
thời bổ sung, điều chỉnh kiến thức cho các em. Phương pháp giao tiếp trong tiết
“Luyện nói” có ý nghĩa giáo dục tồn diện, vừa rèn luyện ngơn ngữ nói, nghệ
tḥt giao tiếp vừa củng cố phương pháp tư duy, cách lựa chọn ngôn ngữ để viết
bài.
16
Trong chương trình Ngữ văn cịn có tiết “Trả bài”. Đây cũng là tiết tập
trung phương pháp giao tiếp trong giảng dạy. Giáo viên căn cứ vào dữ kiện của
đề bài, tình hình làm văn của học sinh để xác định yêu cầu của tiết dạy về các
mặt tư tưởng, kĩ năng, phương pháp. Giờ trả bài cần tiến hành theo mợt trình tự
hợp lý.
- u cầu học sinh nhắc lại đề bài, tìm hiểu đề.
- Xây dựng, định hướng cho bài viết (dàn ý).
- Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh (ưu điểm và tồn tại), trả bài cho
học sinh.
- Học sinh tự chữa lỗi cho bài làm của mình và bạn (trên cơ sở lời nhận
xét và lời phê của giáo viên).
- Giáo viên chọn một số đoạn văn mắc các lỗi tiêu biểu, chữa trước lớp.
- Đọc một số bài văn viết tốt.
- Củng cố kiến thức bài học (lý thuyết, kĩ năng làm bài), khuyến khích,
động viên học sinh làm bài sau.
Giờ trả bài là giờ học được xây dựng từ sự lao động trực tiếp và vốn liếng
nhiều mặt của học sinh. Điều cốt yếu là qua giờ trả bài, các em nhận ra mặt
mạnh, mặt yếu của mình, để có hướng phát huy hay khắc phục. Giáo viên cần
tập trung dành thời gian cho học sinh tự sửa bài để khả năng viết của các em dần
dần được nâng cao.
2.3.5. Phương pháp thảo luận nhóm và viết đoạn văn ngắn
Như tất cả chúng ta đều biết, để thu hút được sự chú ý của học sinh trong
giờ học Văn đã khó với phân mơn Tập Làm Văn lại càng khó hơn. Do vậy ḿn
thực hiện được người giáo viên cần phải có nghệ tḥt, có sự kết hợp nhiều yếu
tớ. Giảng dạy văn thuyết minh là bước đầu thực hiện nguyên tắc đưa học sinh
đến với c̣c sớng, hồ nhập với ćc sớng thường nhật nên giáo viên có thể tích
hợp với kiến thức các môn khác, với bộ môn Ngữ Văn, giáo viên vừa có thể từ
cái trước mắt có tính cập nhật và thời sự, chỉ ra ý nghĩa, phương pháp, cách làm
mợt việc có ý nghĩa lâu dài. Do tính chất của văn thuyết minh nên chúng ta có
quyền và cần cho học sinh liên hệ tới một phạm vi rợng rãi mà khơng q gị bó
trong khn khổ của quan niệm văn chương hẹp về “chất văn” tức khơng q gị
bó theo tiêu chuẩn của văn chương như thơ, tiểu thuyết, bút ký… Hồn tồn có
thể cho học sinh liên hệ trực tiếp về vấn đề đang học với địa phương mình, với
gia đình và bản thân. Trong q trình lên lớp giáo viên có thể lờng ghép phương
17
pháp thảo luận nhóm và viết đoạn văn ngắn để rèn luyện khả năng viết bài của
học sinh cũng như nâng cao hiệu quả của việc dạy – học.
Ví dụ: để thực hiện tốt phương pháp này, trong bài “Thuyết minh về một
phương pháp” trước khi học, giáo viên giao cho học sinh về nhà tìm hiểu trước
về cách nấu mợt món ăn – đây là việc làm q quen tḥc trong đời sớng hàng
ngày nên khơng có gì q khó đới với học sinh. Hay xem trước mợt sớ thí
nghiệm, cách trình bày thí nghiệm ở các mơn sinh học, vật lí, hoá học… Đến tiết
học các em tiến hành thảo luận nhóm. Với phương pháp này vừa đỡ mất thời
gian tìm hiểu ở trên lớp, vừa giúp các em thấy kiến thức không quá nặng nề và
khô khan. Đờng thời, làm vậy ta cịn phát huy được tính chủ đợng, tích cực của
các em trong việc tự tìm tòi, nghiên cứu, tích lũy kiến thức, trao đổi cùng bạn bè
để chiếm lĩnh tri thức, từ đó khắc sâu và nhớ lâu hơn.
Nâng cao chất lượng viết văn thuyết minh cho học sinh qua phương pháp
thảo luận nhóm và viết đoạn văn ngắn không chỉ đơn thuần dừng lại trong bợ
mơn Ngữ văn mà giáo viên cần có sự tìm tịi, nghiên cứu, sưu tầm và hỏi đờng
nghiệp để có thể giới thiệu cho các em qua bợ mơn khác. Chẳng hạn cho học
sinh thực hành một thí nghiệm đơn giản trong môn vật lý. Bên cạnh việc giúp
các em rèn kĩ năng quan sát còn giúp các em thảo ḷn nhóm mợt cách sơi nổi để
nhận ra phương pháp làm một thí nghiệm hay một đồ chơi để có kiến thức viết
bài thuyết minh theo u cầu.
Đới với những học sinh khả năng viết văn thuyết minh chưa tớt thì các em
có thể sưu tầm mợt sớ bài giới thiệu sản phẩm (mẫu quảng cáo), hướng dẫn cách
sử dụng một số đồ dùng dụng cụ… Với việc làm này, tất cả các đới tượng học
sinh đều có nhiệm vụ phù hợp với khả năng của mình. Thơng qua hoạt đợng thảo
ḷn nhóm giúp các em có kiến thức để từ đó có thể vận dụng chúng vào bài văn
thuyết minh của mình khi cần. Khơng chỉ thế, có thể thu hút được các em vào
hoạt động một cách sôi nổi nhất là các em yếu, kém, làm cho các em mất đi sự
rụt rè, thờ ơ và tự ti vớn có.
Nếu thực hiện tớt phương pháp này thì tiết học sẽ trở nên nhẹ nhàng và
sinh động. Không phải nhồi nhét, áp đặt mà các em vẫn khắc sâu kiến thức một
cách dễ dàng. (Giáo vên nên chuẩn bị sẵn giấy rơky, tờ lịch hay bảng nhóm để
cho học sinh viết bài).
Khi đã thảo luận nhóm và có kiến thức thì việc viết đoạn văn là khâu cũng
hết sức quan trọng. Ngoài đoạn mở đầu và kết thúc, căn cứ các ý lớn hướng dẫn
học sinh hình thành các đoạn văn tương ứng. Giữa các đoạn văn phải có sự liên
kết: Các câu, từ ngữ mở đầu hay kết thúc đoạn văn. Xét về cấu tạo, đoạn văn
thuyết minh có mợt sớ mơ hình sắp xếp thường gặp:
18
- Theo thứ tự cấu tạo của sự vật (1 đờ dùng, lồi vật...)
- Theo thứ tự nhận thức (về 1 danh thắng ...)
- Theo thứ tự diễn biến của sự việc (về 1 trị chơi, mợt thí nghiệm...)
- Theo thứ tự chính - phụ (1 danh thắng, một sản phẩm...)
Đoạn văn thuyết minh có thể viết theo lới quy nạp, diễn dịch hoặc song
hành. Yêu cầu học sinh vận dụng viết đoạn văn, tự sửa, góp ý cho nhau dưới sự
hướng dẫn của giáo viên. Trong khi viết, rèn cho học sinh diễn đạt ngắn gọn, rõ
ràng, trình bày tri thức chính xác, sinh động. Thuyết minh thuộc lĩnh vực nào thì
sử dụng những tḥt ngữ, khái niệm có tính chất chuyên ngành đó. Để thu hút
người đọc, tăng thêm nhận thức, tin tưởng vào vấn đề, giáo viên hướng dẫn học
sinh kết hợp sử dụng linh hoạt một số phương thức biểu đạt khác như miêu tả,
biểu cảm, tự sự. Có như vậy thì bài thuyết minh mới thực sự chính xác, đáng tin
cậy, chặt chẽ và hấp dẫn.
Khi học sinh luyện viết đoạn văn có thể có lỗi về câu và chính tả do học
sinh tự sắp xếp vì vậy giáo viên cũng cần hướng dẫn học sinh sửa lỗi về câu và
chính tả. Có thể nói phương pháp thảo luận nhóm và viết đoạn văn ngắn khá có
hiệu quả vì trên cơ sở viết tớt đoạn văn học sinh sẽ biết cách để viết tốt bài văn
thuyết minh và một số kiểu văn bản khác.
* Lưu y:
Chúng ta đều biết học sinh chỉ hiện ra đầy đủ và tồn điện nhất trong mới
quan hệ với giáo viên và nợi dung bài học. Do đó, học sinh vừa là đối tượng của
hoạt động dạy lại vừa là chủ thể của hoạt động học. Cho nên, giáo viên cần giúp
học sinh tích cực, năng đợng tự mình dựa vào sự hướng dẫn của thầy/cơ để có
thể phát triển tồn diện, thực chất về óc thẩm mĩ, khả năng quan sát, kĩ năng tạo
lập văn bản qua những phương pháp phù hợp để có thể phát huy hết tính tích
cực, chủ động, sáng tạo của học sinh được thể hiện trong quá trình học đặc biệt
thể hiện qua bài viết cụ thể của từng học sinh.
Văn bản thuyết minh được sử dụng rộng rãi trong đời sống. Với mục
đích cung cấp tri thức, hướng dẫn con người tiếp cận và nắm bắt sự vật, hiện
tượng, văn bản thuyết minh ngày càng trở nên phổ biến. Chính vì điều này nên
khi giảng dạy giáo viên chú ý để có thể kết hợp nhiều phương pháp vào giảng
dạy. Có thể kết hợp cả phương pháp truyền thống và các phương pháp mới để
giảng dạy tuỳ vào từng bài, từng đối tượng học sinh cho phù hợp.
Để nâng cao chất lượng viết bài văn thuyết minh cho học sinh, giáo viên
có thể thực hiện trong các tiết giảng dạy thông qua 10 tiết học trải đều các tuần
19
đã trình bày ở trên đờng thời giáo viên có thể áp dụng trong các tiết trả bài, các
tiết dạy vào buổi chiều.
2.4. Hiệu quả của SKKN
Qua quá trình thực hiện, tôi nhận thấy rằng với những giải pháp cơ bản
nêu trên đã mang lại hiệu quả đáng kể trong quá trình viết bài văn thuyết minh
cho học sinh lớp 8.
- Qua các bài học hầu hết học sinh đã hiểu và nắm tương đối vững vàng
những đặc trưng cơ bản của kiểu bài. Việc nắm vững các phương pháp, các mơ
hình về các kiểu bài thuyết minh đã giúp các em có cơ sở để tạo lập được các
văn bản thuyết minh đơn giản, gần gũi.
- Học sinh bước đầu đã biết viết bài văn thuyết minh đúng yêu cầu.
- Mợt sớ bài viết có ngơn ngữ mạch lạc, sinh động, khả năng dùng từ, diễn
đạt câu, chuyển ý linh hoạt, nhịp nhàng.
- Vận dụng các phương pháp trên khơng chỉ giúp các em củng cớ lý thuyết
mà cịn hình thành được kĩ năng làm bài. Điều này thể hiện rõ qua bài viết định
kỳ của các em.
- Điều đáng mừng là đã phá bỏ được mặc cảm của học sinh với môn Văn
trừu tượng là môn ngại nghĩ, ngại viết và không biết viết thế nào cho đúng. Đã
có mợt sớ em biết vận dụng tớt kiến thức thu thập được thể hiện trong các bài
viết định kỳ.
Bài viết Tập làm văn thuyết sớ 03 khơng có điểm giỏi. Cụ thể số điểm như
sau:
Tổng số: 36 HS
Khối
8
Điểm giỏi
0
Điểm khá
Điểm trung bình
03
16
Điểm yếu
13
Điểm kém
04
Sau khi áp dụng mợt sớ phương pháp nâng cao chất lượng viết văn thuyết
minh, số điểm của học sinh ở bài viết Tập làm văn số 05 như sau:
Tổng số: 36 HS
Khối
Điểm giỏi
Điểm khá
Điểm trung bình
20
Điểm yếu
Điểm kém
8
06
06
16
06
02
3. Kết ḷn
Mơn Ngữ Văn có mợt vị trí đặc biệt trong chương trình của cấp học
THCS. Đó là mơn học vừa hình thành nhân cách vừa hình thành tâm hờn góp
phần to lớn trong việc bời dưỡng tư tưởng tình cảm cho các em học sinh: biết
yêu thương, quý trọng gia đình, bạn bè, có lịng u nước, biết hướng tới những
tư tưởng, tình cảm cao đẹp như lịng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công
bằng, bên cạnh đó cịn cung cấp cho các em rất nhiều tri thức khoa học đáng quý
qua phân môn Tập làm văn đặc biệt là văn thuyết minh.
21
Để trở thành người thợ giỏi ở bất cứ một ngành nghề nào người thợ cũng
phải trải qua quá trình học tập và rèn luyện lâu dài. Để viết tốt một bài văn
thuyết minh cũng vậy, học sinh phải trải qua q trình rèn luyện nghiêm túc có
sự hướng dẫn của giáo viên.Với sáng kiến kinh nghiệm này, kết quả học tập môn
Ngữ văn (phân môn Tập làm văn) của học sinh có tiến bợ trơng thấy, các em đã
khơng cịn sự lúng túng, mơ hờ khi làm bài văn thuyết minh, đã biết cách tạo lập
văn bản theo đúng yêu cầu đề ra.
Bài học kinh nghiệm:
Trước hết, giáo viên nắm vững chương trình SGK, chuẩn kiến thức kĩ
năng, mục đích yêu cầu của bài dạy, đặc biệt là phần văn thuyết minh để có
phương pháp soạn giảng phù hợp. Từ đó có thể tạo sự hứng thú và giúp các em
tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng.
Để tạo hứng thú và nâng cao chất lượng viết văn thuyết minh ở học sinh là
việc làm không dễ dàng. Muốn đạt mục đích, người giáo viên phải thực sự tâm
huyết, nhiệt tình giảng dạy. Tự trau dời, nâng cao nghiệp vụ của bản thân qua
việc tìm đọc các sách, tài liệu tham khảo về kiểu loại thuyết minh. Tìm hiểu, tra
cứu các từ điển. Tích hợp với các môn học khác để bổ sung thêm kiến thức cho
bản thân và học sinh. Sưu tầm, giới thiệu các văn bản thuyết minh, cẩm nang du
lịch… cho học sinh tham khảo, hướng các em biết vận dụng sáng tạo những tư
liệu chung để biến thành cách diễn đạt riêng của bản thân
Khi giảng dạy giáo viên phải thực sự kiên trì, chính xác trong cách dùng
từ. Khi ra đề kiểm tra cần không quá tầm hiểu biết của học sinh đặc biệt giáo
viên cần phải kiên trì, nhẫn nại khi chỉnh sửa phần viết bài của từng em.
Giáo viên tích cực sưu tầm tư liệu văn thuyết minh thành những tư liệu
quý để lưu giữ trong tủ sách của Nhà trường đặc biệt là phần văn thuyết minh về
địa phương.
Rèn cho học sinh cách tích luỹ tri thức từ nhiều ng̀n và có ghi chép để
biết cách thuyết minh những vấn đề gần gũi xung quanh.
Học sinh phải nhiệt tình, tự giác trau dời kiến thức, biết quan sát, lựa chọn
những hình ảnh tiêu biểu về đối tượng thuyết minh để vận dụng vào quá trình
viết bài.
22
4. Kiến nghị, đề xuất
Các GV bộ môn Ngữ văn nên tích cực sưu tầm thêm tranh ảnh phục vụ tớt
cho q trình dạy học văn thuyết minh để học sinh có cái nhìn trực quan về đới
tượng cần thuyết minh: Chân dung các tác giả, một số tác phẩm, tranh ảnh về đồ
vật, danh lam thắng cảnh…..
Nhà trường tạo điều kiện cho học sinh đi tham quan ở địa phương để tăng
vốn hiểu biết về những vật gần gũi xung quanh. Điều này sẽ giúp các em có kiến
thức trong quá trình viết bài để bài viết đạt hiệu quả hơn.
Ba Cụm Bắc, ngày 05 tháng 4 năm 2014
XÁC NHẬN CỦA BGH
Người viết
23
NGUYỄN THỊ MAI HOA
24