Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Nâng cao chất lượng học tập Chương EsteLipit và Cacbohidrat thông qua bài tập thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.24 MB, 47 trang )

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: “Nâng cao chất lượng học tập Chương Este-Lipit và Cacbohidrat
thông qua bài tập thực tiễn ”
2. Lĩnh vực áp dụng giải pháp: Trường THPT
3. Thời gian áp dụng giải pháp: Từ tháng 8 năm 2016 đến tháng 12 năm 2017
4. Tác giả:
Họ và tên
Năm sinh: 26/11/1982
Nơi thường trú:
Chức vụ công tác:
Nơi làm việc: Trường THPT
Điện thoại:
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị: Trường
MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT
1. BTHH: Bài tập hoá học
2. GV: giáo viên
3. HS: học sinh
4. GVCN: giáo viên chủ nhiệm
5. GVBM: giáo viên bộ môn
6. đktc: điều kiện tiêu chuẩn
7. SGK: sách giáo khoa
8. BT: bài tập
9. pthh: phương trình hoá học


A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lí do chọn đề tài
Chương Este - Lipit và Chương Cacbohidrat là những Chương kiến thức rất quan
trọng trong Chương trình Hoá học hữu cơ lớp 12. Việc học tốt Hoá hữu cơ lớp 12 nói
chung đặc biệt là Chương Este - Lipit và Chương Cacbohidrat thường trở nên khó


khăn với các em học sinh. Với mục đích góp phần cho học sinh học Chương Este Lipit và Chương Cacbohidrat dễ hiểu, thiết thực, gần gũi với đời sống. Qua đó nâng
cao chất lượng học tập, giúp vấn đề đổi mới phương pháp dạy học trong trường phổ
thông không còn là vấn đề bức xúc Tôi đã xây dựng hệ thống bài tập gắn liền với thực
tiễn của chương trình Hoá hữu cơ 12 thông qua chuyên đề sau đây: “Nâng cao chất
lượng học tập Chương Este - Lipit và Chương Cacbohidrat thông qua bài tập gắn
với thực tiễn ”

II. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
II.1. Mục tiêu
- Xây dựng hệ thống BT gắn liền với thực tiễn của chương trình Hoá hữu cơ lớp 12 ở
hai Chương Este-Lipit và Cacbohidrat.
- Nâng cao chất lượng giáo dục môn Hoá hữu cơ 12.

II.1. Nhiệm vụ
- Hệ thống kiến thức trọng tâm về Chương Este-Lipit và Chương Cacbohidrat.
- Hệ thống bài tập thực tiễn trắc nghiệm và tự luận về Chương Este-Lipit và Chương
Cacbohidrat.

III. Các phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu các tài liệu, các trang web, bài viết,…có liên quan.
- Nghiên cứu thực nghiệm: Tìm hiểu các bài tập thực tiễn trắc nghiệm và tự luận về
hoá hữu cơ 12 ở hai Chương Chương Este-Lipit và Cacbohidrat.

IV. Đối tượng và khách thể của đề tài nghiên cứu
IV.1. Đối tượng nghiên cứu:
Các dạng bài tập thực tiễn về Chương Chương Este-Lipit và Chương Cacbohidrat.

IV.2. Khách thể:
- Học sinh lớp 12A2,12A4 Trường THPT Đạ Huoai năm học: 2016-2017.
- Học sinh lớp 12A2,12A3 Trường THPT Đạ Huoai năm học: 2017-2018.



Trong đó lớp lớp 12A2 nhóm thực nghiệm và lớp 12A4, 12A3 là nhóm đối chứng. Các
lớp được chọn tương đương nhau về sĩ số và tương đối đồng đều về khả năng học tập.

IV.3. Quy trình nghiên cứu:
* Cách thức tiến hành:
- Lớp thực nghiệm: Tôi thiết kế bài học có hướng dẫn học sinh ôn tập kiến thức
lý thuyết kết hợp hệ thống bài tập gắn liền với thực tiễn của chương trình Hoá hữu cơ
12 ở hai Chương Chương Este-Lipit và Chương Cacbohidrat.
- Lớp đối chứng: Tôi thiết kế bài học không hệ thống bài tập gắn liền với thực
tiễn của chương trình Hoá hữu cơ 12 ở hai Chương Chương Este-Lipit và Chương
Cacbohidrat mà chỉ hướng dẫn giải các bài tập trong sách giáo khoa.
* Thời gian thực hiện: Thời gian tiến hành dạy ở các lớp tuân theo kế hoạch giảng dạy
của nhà trường và theo thời khoá biểu, phân phối chương trình để đảm bảo tính khách
quan.

V. Giả thuyết khoa học
Trong khuôn khổ một sáng kiến kinh nghiệm, tôi chỉ dừng lại nghiên cứu những
vần đề sau:
- Dùng kiến thức trong từng bài dạy cụ thể để giải thích các hiện tượng trong tự
nhiên.
- Giải một số bài toán có liên quan đến cuộc sống thường nhật.
- Cách sử dụng và phạm vi sử dụng của sáng kiến kinh nghiệm .

VI. Giới hạn đề tài nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trong phạm vi: Hệ thống bài tập gắn liền với thực tiễn của
chương trình Hoá hữu cơ 12 ở hai Chương: Chương Este-Lipit và Cacbohidrat.
VII. Kế hoạch tiến hành


STT
1
2
3
4
5

Thời gian
Tuần 1
Tuần 2
Tuần 3
Tuần 4, 5, 6, 7
Tuần 8

Nội dung công việc
Lập đề cương
Xây dựng cơ sở lí thuyết của đề tài
Tiến hành thực nghiệm
Tiếp tục nghiên cứu và hoàn thành đề tài
Báo cáo và rút kinh nghiệm


B. THỰC TRẠNG
Hiện nay đối với môn Hoá học ở các bài kiểm tra định kỳ, thi học kỳ, kỳ thi
THPTQG thì Bộ Giáo dục và Đào tạo đã rất chú trọng đến việc vận dụng kiến thức
vào trong thực tiễn. Biết vận dụng kiến thức một cách tốt nhất để giải thích một số
hiện tượng trong đời sống cũng như trong tự nhiên đối với các em học sinh hầu như
chưa thật sự có hiệu quả. Có thể nói “Học đi đôi với hành” chưa gắn liền với nhau.
Nhiều học sinh học bài tuy thuộc nhưng khả năng am hiểu sâu rộng và đúng bản chất
học hóa học và vận dụng hóa học còn rất hạn chế từ đó chất lượng học tập chưa cao.

Nhiều HS học vì điểm số, các em chỉ muốn học theo cách nào ngắn gọn nhất và đạt
điểm số cao nhất mà chưa quan tâm đến việc rèn luyện năng lực tự học, tự nghiên
cứu… cho mình. Đặc biệt đối với môn hóa học, các em chưa thấy rõ được mối liên hệ
mật thiết giữa môn học với đời sống, lao động sản xuất, học sinh có thể giải thành thạo
các BTHH định tính, định lượng về cấu tạo chất, về sự biến đổi các chất rất phức tạp,
nhưng khi cần phải dùng kiến thức hoá học để giải quyết một tình huống cụ thể trong
thực tiễn thì lại rất lúng túng. Vì để cho các em học sinh thấy rõ “Học đi đôi với hành”,
“ Lý thuyết gắn liền với thực tiễn”, tránh hiện tượng “học vẹt, học tủ”, từ việc làm các
bài tập thực tế các em nắm vững kiến thức hơn, qua đó góp phần nâng cao chất lượng
học tập nên trong quá trình giảng dạy Tôi luôn lồng ghép những bài tập thực tiễn vào
bài giảng của mình. Do đó trong nội dung của sáng kiến này Tôi xin trình bày phương
pháp mà mình đã áp dụng.
Tuy đã rất cố gắng nhưng trong thời gian ngắn, sai sót là điều khó tránh khỏi.
Rất mong các Thầy Cô giáo, bạn đồng nghiệp, Quý độc giả góp ý, phê bình và đóng
góp thêm về nội dung và hình thức để giải pháp này hoàn thiện hơn.


C. CÁC GIẢI PHÁP
"Vận dụng kiến thức hoá học để làm các bài tập gắn với thực tiễn trong đời sống”
nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn hóa học ở trường THPT bằng việc giải thích các
hiện tượng thực tiễn có liên quan đến bài học, sẽ tạo hứng thú, khơi dậy niềm đam mê,
học sinh hiểu được vai trò và ý nghĩa thực tiễn trong hóa học.
Để làm tốt giải pháp tôi sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp chủ đạo: Tổng kết kinh nghiệm, tổng hợp.
- Phương pháp hổ trợ: Phân tích, đánh giá.
- Làm các cuộc khảo sát trước và sau khi sử dụng sáng kiến này, trao đổi ý
kiến học hỏi kinh nghiệm của một số đồng nghiệp.
Để tổ chức thực hiện được Tôi dùng nhiều dạng bài tập thực tiễn như: Bài tập
trắc nghiệm, bài tập tính toán, bài tập tự luận, bài tập hình ảnh, bài tập thí
nghiệm...Học sinh phải biết vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các bài tập mà

Cô đưa ra từ đó khắc sâu kiến thức.


D. NỘI DUNG
I. Khái niệm BTHH gắn với thực tiễn
BTHH gắn với thực tiễn (BTHH thực tiễn) là những bài tập có nội dung hoá học
(những điều kiện và yêu cầu) xuất phát từ thực tiễn. Quan trọng nhất là các bài tập vận
dụng kiến thức vào cuộc sống và sản xuất, góp phần giải quyết một số vấn đề đặt ra từ
thực tiễn.

II. Vai trò, chức năng của BTHH thực tiễn
Trong dạy học hoá học, bản thân BTHH đã được coi là phương pháp dạy học có
hiệu quả cao trong việc rèn luyện kỹ năng hoá học. Nó giữ vai trò quan trọng trong
mọi khâu, mọi loại bài dạy hoá học, là phương pháp quan trọng nhất để nâng cao chất
lượng dạy học hoá học. BTHH vừa là mục đích, vừa là nội dung của việc dạy và học
hoá học.
Bài tập cung cấp cho HS kiến thức, con đường giành lấy kiến thức và còn mang
lại niềm vui sướng của sự phát hiện, của sự tìm ra đáp số. BTHH có chức năng dạy
học, chức năng giáo dục, chức năng kiểm tra, chức năng phát triển. BTHH thực tiễn
cũng có đầy đủ các vai trò, chức năng của một BTHH. Ngoài ra nó còn có thêm một số
tác dụng khác:
a) Về kiến thức: Thông qua giải BTHH thực tiễn, HS hiểu kĩ hơn các khái niệm,
tính chất hoá học; củng cố kiến thức một cách thường xuyên và hệ thống hoá kiến
thức; mở rộng sự hiểu biết một cách sinh động, phong phú mà không làm nặng nề khối
lượng kiến thức của HS. Bên cạnh đó, BTHH thực tiễn giúp HS thêm hiểu biết về
thiên nhiên, môi trường sống, ngành sản xuất hoá học, những vấn đề mang tính thời sự
trong nước và quốc tế. BTHH thực tiễn còn giúp HS bước đầu biết vận dụng kiến thức
để lí giải và cải tạo thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống.
b) Về kĩ năng Việc giải BTHH thực tiễn giúp HS:
- Rèn luyện và phát triển cho HS năng lực nhận thức, năng lực phát hiện và giải

quyết vấn đề liên quan đến thực tế cuộc sống.
- Rèn luyện và phát triển các kĩ năng thu thập thông tin, vận dụng kiến thức để
giải quyết tình huống có vấn đề của thực tế một cách linh hoạt, sáng tạo.
c) Về giáo dục tư tưởng Việc giải BTHH thực tiễn có tác dụng:
- Rèn luyện cho HS tính kiên nhẫn, tự giác, chủ động, chính xác, sáng tạo trong
học tập và trong quá trình giải quyết các vấn đề thực tiễn.


- Thông qua nội dung bài tập giúp HS thấy rõ lợi ích của việc học môn hoá học
từ đó tạo động cơ học tập tích cực, kích thích trí tò mò, óc quan sát, sự ham hiểu biết,
làm tăng hứng thú học môn hoá học và từ đó có thể làm cho HS say mê nghiên cứu
khoa học và công nghệ giúp HS có những định hướng nghề nghiệp tương lai. Ngoài ra,
vì các BTHH thực tiễn gắn liền với đời sống của chính bản thân HS, của gia đình, của
địa phương và với môi trường xung quanh nên càng góp phần tăng động cơ học tập
của HS: học tập để nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân và của cộng đồng. Với
những kết quả ban đầu của việc vận dụng kiến thức hoá học phổ thông để giải quyết
các vấn đề thực tiễn HS thêm tự tin vào bản thân mình để tiếp tục học hỏi, tiếp tục
phấn đấu và phát triển.
d) Những vấn đề của kĩ thuật của nền sản xuất yêu cầu được biến thành nội dung
của các BTHH, lôi cuốn HS suy nghĩ về các vấn đề của kĩ thuật. BTHH còn cung cấp
cho HS những số liệu lý thú của kĩ thuật, những số liệu mới về phát minh, về năng suất
lao động, về sản lượng ngành sản xuất hỗn hợp đạt được giúp HS hòa nhịp với sự phát
triển của khoa học, kĩ thuật thời đại mình đang sống.

III. Phân loại BTHH thực tiễn
* Dựa vào tính chất của bài tập, có thể chia thành:
- Bài tập định tính: Bao gồm các bài tập về giải thích các hiện tượng, các tình
huống nảy sinh trong thực tiễn; lựa chọn hoá chất cần dùng cho phù hợp với tình
huống thực tiễn, nhận biết, tinh chế, đề ra phương hướng để cải tạo thực tiễn…
- Bài tập định lượng: Bao gồm dạng bài tập về tính lượng hoá chất cần dùng, pha

chế dung dịch…
* Dựa vào lĩnh vực thực tiễn được gắn với nội dung bài tập, có thể chia thành:
- Bài tập về sản xuất hoá học
- Bài tập về các vấn đề trong đời sống, học tập và lao động sản xuất. Bao gồm
các dạng bài tập về:
 Giải quyết các tình huống có vấn đề trong quá trình làm thực hành, thí
nghiệm như: Sử dụng dụng cụ thí nghiệm, sử dụng hoá chất hợp lí, xử lí tai nạn xảy ra,
phòng chống độc hại, ô nhiễm trong khi làm thí nghiệm…
 Bài tập có liên quan đến môi trường và vấn đề bảo vệ môi trường.
Mỗi lĩnh vực thực tiễn trên lại bao gồm tất cả các loại bài tập định tính, định lượng,
tổng hợp; bài tập lí thuyết, bài tập thực hành.


* Dựa vào mức độ nhận thức của HS. Căn cứ vào chất lượng của quá trình lĩnh hội và
kết quả học tập chúng ta có thể đưa ra 4 trình độ lĩnh hội (4 mức độ) như sau:
 Mức 1: Chỉ yêu cầu HS tái hiện kiến thức để trả lời câu hỏi lí thuyết.
 Mức 2: Yêu cầu HS vận dụng kiến thức để giải thích được các sự kiện, hiện
tượng của câu hỏi lí thuyết.
 Mức 3: Yêu cầu HS vận dụng kiến thức hoá học để giải thích những tình huống
xảy ra trong thực tiễn.
 Mức 4: Yêu cầu HS vận dụng kiến thức, kĩ năng hoá học để giải quyết những
tình huống thực tiễn hoặc để thực hiện một công trình nghiên cứu khoa học nhỏ, đơn
giản, đề ra kế hoạch hành động cụ thể, viết báo cáo.
Từng mức độ trên có thể được chia làm nhiều mức độ nhỏ hơn nữa để phù hợp với
trình độ của HS đồng thời cũng thể hiện sự phân hoá HS trong cùng một bài, trong hệ
thống BTHH thực tiễn. Trên đây là một số cách phân loại BTHH thực tiễn. Tuy nhiên,
có nhiều BTHH thực tiễn lại là tổng hợp của rất nhiều loại bài.

IV. Một số nguyên tắc khi xây dựng BTHH thực tiễn
a) Nội dung BTHH thực tiễn phải đảm bảo tính chính xác, tính khoa học, tính

hiện đại Trong một BTHH thực tiễn, bên cạnh nội dung hoá học nó còn có những dữ
liệu thực tiễn. Những dữ liệu đó cần phải được đưa vào một cách chính xác, không tuỳ
tiện thay đổi.
b) BTHH thực tiễn phải gần gũi với kinh nghiệm của HS. Những vấn đề thực tiễn
có liên quan đến hoá học thì rất nhiều, rất rộng. Nếu BTHH thực tiễn có nội dung về
những vấn đề gần gũi với kinh nghiệm, với đời sống và môi trường xung quanh HS thì
sẽ tạo cho các em động cơ và hứng thú mạnh mẽ khi giải. HS với kinh nghiệm có được
trong đời sống và kiến thức hoá học đã được học sẽ lựa chọn phương án trả lời, giải
thích sự lựa chọn của mình. HS sẽ có sự háo hức chờ đợi Thầy Cô đưa ra đáp án đúng
để khẳng định mình. Trong khi HS giải sẽ có một số khả năng xảy ra như sau:
- HS phân tích và giải thích đúng. Đây sẽ là niềm vui rất lớn đối với HS vì kinh
nghiệm của mình là đúng theo khoa học hoá học.
- HS phân tích và giải thích gần đúng hoặc đúng một phần nào đó. Khi HS phân
tích và giải thích gần đúng hoặc đúng một phần nào đó thì HS sẽ cảm thấy tiếc nuối vì
bản thân đã gần tìm ra câu trả lời, từ đó HS sẽ có động lực để quan sát thực tiễn và vận


dụng kiến thức hoá học một cách linh hoạt hơn để giải thích các tình huống thực tiễn
hoặc thay đổi việc làm theo thói quen chưa đúng khoa học của bản thân.
c) BTHH thực tiễn phải dựa vào nội dung học tập. Các BTHH thực tiễn cần có
nội dung sát với chương trình mà HS được học. Nếu BTHH thực tiễn có nội dung hoàn
toàn mới về kiến thức hoá học thì sẽ không tạo được động lực cho HS để giải bài tập
đó.
d) BTHH thực tiễn phải đảm bảo logic sư phạm, các tình huống thực tiễn thường
phức tạp hơn những kiến thức hoá học phổ thông trong chương trình, nên khi xây
dựng BTHH thực tiễn cho HS phổ thông cần phải có bước xử lý sư phạm để làm đơn
giản tình huống thực tiễn. Các yêu cầu giải BTHH thực tiễn cũng phải phù hợp với
trình độ, khả năng của HS. Cụ thể:
- Với HS yếu hoặc trung bình nên sử dụng câu hỏi mức 1 và 2 (dựa trên mức độ
nhận thức của HS).

- Với HS khá hoặc giỏi nên sử dụng câu hỏi mức 3 và 4.
- Khi kiểm tra-đánh giá cần sử dụng các loại BTHH ở các mức 1, 2 , 3, 4 để tạo
điều kiện cho tất cả các HS đều có thể trả lời được câu hỏi kiểm tra.
e) BTHH thực tiễn phải có tính hệ thống, logic các BTHH thực tiễn trong
chương trình cần phải sắp xếp theo chương, bài, theo mức độ phát triển của HS. Trong
mỗi chương, bài nên có tất cả các loại, dạng BTHH thực tiễn.

V. Sử dụng BTHH thực tiễn trong dạy học ở trường THPT
1. Sử dụng BTHH thực tiễn trong dạy học ở phổ thông
Dựa vào mục đích lí luận dạy học, người ta phân thành 3 kiểu bài lên lớp:
- Nghiên cứu tài liệu mới.
- Củng cố, hoàn thiện, vận dụng kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo.
- Kiểm tra, đánh giá kiến thức.
1.1. Sử dụng trong dạy học kiểu bài nghiên cứu tài liệu mới
Bài tập thực tiễn được sử dụng trong nghiên cứu tài liệu mới thường là những bài
tập sử dụng các tình huống có vấn đề. Với những kiến thức đã có, người học thường
chưa giải được hoặc mới chỉ giải được một phần của bài tập. Tuy nhiên, khi sử dụng,
GV cần chọn lựa một số bài tập thực tiễn chủ yếu ở mức 2, giới hạn ở mức 3 và có nội
dung gần gũi với kinh nghiệm sống của học sinh thì sẽ đem lại hiệu quả cao hơn.
1.2. Sử dụng trong dạy học kiểu bài hoàn thiện kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo


Bài tập thực tiễn được sử dụng cho kiểu bài này không giới hạn mức độ nhận
thức của học sinh. Bài tập thực tiễn đủ các mức từ 1 đến 4 nhưng cần sử dụng nhiều
bài tập thực tiễn ở mức 3 và 4. Các bài tập thực tiễn không chỉ nhằm tái hiện kiến thức
cho học sinh mà quan trọng hơn là cần giúp cho học sinh biết sử dụng linh hoạt, phối
hợp các kiến thức với nhau một cách nhuần nhuyễn khi giải một bài tập thực tiễn. Từ
việc giải các bài tập thực tiễn học sinh sẽ nhớ, hiểu các kiến thức đã học và bước đầu
biết vận dụng kiến thức được học để giải quyết tình huống thực tiễn. Bài tập thực tiễn
rất thích hợp cho kiểu bài này nhất là khi làm bài tập ở nhà. Học sinh có nhiều thời

gian để suy ngẫm, trao đổi với nhau hoặc với người có kinh nghiệm thực tiễn về vấn
đề được nêu trong bài tập. Bài tập thực tiễn không phải là quá khó nhưng vì học sinh
phần lớn chưa quen sử dụng kiến thức hoá học để xử lý một vấn đề trong thực tiễn. Vì
vậy giáo viên cần đưa dần các bài tập thực tiễn vào trong dạy - học theo sự tăng dần cả
về số lượng bài tập, mức độ khó của BT và sự đa dạng của nội dung bài tập.
1.3. Sử dụng trong dạy học kiểu bài kiểm tra, đánh giá kiến thức
Mục đích của việc kiểm tra, đánh giá là kiểm tra việc thực hiện mục tiêu của môn
học. Khi đánh giá giáo viên phải đối chiếu với mục tiêu của lớp, chương, bài nhằm thu
được thông tin phản hồi giúp đánh giá kết quả học tập của học sinh đã đạt được mục
tiêu đề ra hay chưa. Từ kết quả của kiểm tra, đánh giá, GV sẽ có những điều chỉnh
thích hợp về nội dung, phương pháp dạy học nhằm thu được kết quả tốt hơn, học sinh
cũng sẽ có những điều chính thích hợp về phương pháp học tập để có kết quả cao hơn
tức là nhớ, hiểu và vận dụng kiến thức tốt hơn. Nội dung của kiểm tra, đánh giá cần
chú ý cân đối tỉ lệ giữa sự nhớ, hiểu, vận dụng kiến thức tuỳ theo mức độ nhận thức
của học sinh trong lớp có nâng dần tỉ trọng của các bài tập thực tiễn yêu cầu sự hiểu và
vận dụng kiến thức. Vì thời gian kiểm tra là hữu hạn nên các giáo viên cần chọn số
lượng bài tập thực tiễn cũng như độ khó phù hợp với trình độ của HS lớp đó.

2. Hướng dẫn học sinh giải bài tập hóa học thực tiễn
- Bước 1: Đọc kĩ đề bài xem bài tập đề cập đến lĩnh vực nào trong thực tiễn.
- Bước 2: Tìm hiểu kĩ yêu cầu của để xem cần phải quyết nội dung nào.
- Bước 3: Vận dụng sự hiểu biết thực tế và kinh nghiệm sống của bản thân để
phát hiện thêm những dữ kiện khác (dữ kiện tìm thêm) và yêu cầu tìm thêm.
- Bước 4: Lựa chọn những kiến thức hoá học có liên quan để trả lời yêu cầu của
bài tập.


- Bước 5: Trình bày lời giải và rút ra những kinh nghiệm cho bản thân từ việc
giải bài tập thực tiễn. Từ đó có ý thức phổ biến và áp dụng kinh nghiệm đó vào thực
tiễn.


VI. Hệ thống BTHH gắn với thực tiễn trong Hoá Hữu cơ 12
Hệ thống bài tập gắn với thực tiễn mà Tôi đưa bao gồm bài tập trắc nghiệm và
bài tập tự luận. Mỗi phần lại bao gồm tất cả các loại bài tập định tính, định lượng, tổng
hợp; bài tập lí thuyết, bài tập thực hành. Sau mỗi kiến thức, sau mỗi bài học Tôi sẽ nêu
ra các bài tập thực tế phù hợp, học sinh vận dụng các những kiến thức đã học tìm cách
giải quyết các bài tập đó. Qua đó khắc sâu kiến thức, hứng thú với học tập góp phần
nâng cao chất lượng giảng dạy.

VII. Thực nghiệm sư phạm
- Đối với các lớp thực nghiệm, Tôi sẽ lựa chọn, sử dụng các bài tập thực tiễn để dạy
trong các giờ dạy bao gồm các tiết học: Nghiên cứu tài liệu mới, hoàn thiện kiến thức,
kĩ năng, kĩ xảo và kiểm tra đánh giá.
 Trong kiểu bài nghiên cứu tài liệu mới, Tôi sẽ sử dụng các câu hỏi và bài tập
thực tiễn giới hạn ở 3 mức (mức 1, 2, 3) tuỳ theo mục tiêu của bài học để lựa chọn bài
tập hoá học thực tiễn cho phù hợp.
 Trong kiểu bài hoàn thiện kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, Tôi sẽ sử dụng các câu hỏi
và bài tập thực tiễn ở cả 4 mức và lưu ý tăng dần số lượng bài tập ở mức 3 và 4.
 Trong kiểu bài kiểm tra, đánh giá, Tôi sẽ sử dụng các câu hỏi và bài tập thực
tiễn ở cả 4 mức hoặc một bài tập có nhiều mức nhằm đánh giá chính xác độ nhận thức
của HS.
- Đối với lớp đối chứng, Tôi vẫn dạy bình thường, không sử dụng các bài tập thực tiễn
chỉ sử dụng các bài tập trong SGK.
- Sau khi học song bài Tôi sẽ cho lớp thực nghiệm và lớp đối chứng cùng làm bài kiểm
tra 30 phút ở cả 4 mức.
- Tôi tiến hành đánh giá kết quả sau khi chấm bài kiểm tra ở lớp đối chứng và lớp thực
nghiệm.

VIII. Kết quả thực nghiệm và xử lý kết quả thực nghiệm
- Tôi dùng phương pháp thống kê toán học trong nghiên cứu khoa học giáo dục.



- Tôi tiến hành lập bảng phân phối điểm, so sánh, đánh giá giữa 2 lớp thực
nghiệm và đối chứng.

IX. Bài tập theo chương

CHƯƠNG 1: ESTE - LIPIT
1. Kiến thức trọng tâm cần nắm vững
Với mục đích giúp các em HS hệ thống được các kiến thức đã học, cuối mỗi Bài
học Tôi luôn yêu cầu các em HS lập sơ đồ tư duy; cuối Chương các em học sinh lập
bảng tóm tắt các nội dung trọng tâm. Việc lập bảng GV sẽ nhận xét và đánh giá trong
tiết Luyện tập của Chương.
ESTE
LIPIT - CHẤT BÉO
Công thức chung của este đơn chức: - Lipit là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào
RCOOR ' . (Tạo từ axit RCOOH và sống, không hòa tan trong nước, tan trong dung

môi hữu cơ không phân cực.

ancol R’OH)
o

t , H SO ��c
������� RCOOR’+H2O.
R’OH+RCOOH �������

Khái
niệm


2

4

- Chất béo là trieste của glixerol với axit béo

Este đơn chức: CxHyO2 (y ≤ 2x)

(axit béo là axit đơn chức có mạch cacbon dài,

Este no đơn chức: CnH2nO2 (n ≥ 2)

không

phân

nhánh.

VD:

Axit

panmitic

C15H31COOH, axit stearic C17H35COOH, axit
oleic C17H33COOH, axit linoleic C17H31COOH).
Công thức chung: ( RCOO)3C3 H 5
- R là gốc no  chất béo rắn.

Tính

chất
vật lý,
điều
chế

- R là gốc không no  chất béo lỏng.
- Là chất lỏng hoặc rắn ở điều kiện - Là chất lỏng hoặc rắn ở điều kiện thường,
thường, rất ít tan trong nước

không tan trong nước và nhẹ hơn nước.

- Nhiệt độ sôi thấp hơn axit

- Tan nhiều trong các dung môi hữu cơ

- Có mùi thơm đặc trưng

- Chất béo có béo lỏng và béo rắn

- Điều chế từ axit cacboxylic và - Điều chế từ axit béo và glixerol

Tính

ancol; axit cacboxylic với ankin
Phản ứng thủy phân

chất

+ Môi trường axit:
o


- Phản ứng thủy phân.


0

H ,t
���
� 3 RCOOH +C3H5(OH)3
( RCOO)3C3 H 5 +3H2O ���


hóa

t , H SO ��c
������� RCOOH+R’OH
RCOOR’+H2O �������

học

+ Môi trường kiềm (xà phòng hóa): C3H5(OCOR)3+3NaOH t  3RCOONa+C3H5(OH)3

2

4

- Phản ứng xà phòng hóa.
0

o


t RCOONa+R’OH
RCOOR’+NaOH ��


- Phản ứng hidro hóa chất béo lỏng.


Ni,t 0 ,p
+ Phản ứng đặc trưng của este (C H COO) C H +3H ����
(C17 H 35COO)3 C3H 5
17 33
3 3 5
2
không no: Phản ứng cộng, trùng
triolein
tristearin
hợp…
� pư dùng để chuyển hóa chất béo lỏng (dầu)

thành chất béo rắn (mỡ)

2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Một số este được dùng trong hương liệu, mĩ phẩm, bột giặt là nhờ các este:
A. Là chất lỏng dễ bay hơi.

B. Có mùi thơm, an toàn với người.

C. Có thể bay hơi nhanh sau khi sử dụng. D. Đều có nguồn gốc từ thiên nhiên.
Câu 2: Loại dầu nào sau đây không phải là este của axit béo và glixerol?

A. Dầu vừng (mè) .

B. Dầu lạc (đậu phộng).

C. Dầu dừa.

D. Dầu bôi trơn máy.

Câu 3: Chọn phát biểu không đúng?
A. Isoamyl axetat có mùi chuối chín.

B. Etyl butirat có mùi dứa chín.

C. Isovalerat có mùi táo.

D. Etylaxetat có mùi giấm.

Câu 4: Trùng hợp este X thu được thuỷ tinh hữu cơ. X là
A.CH3COO-CH3.

B. CH3COO-CH=CH2.

C. CH2=C(CH3)-COO-CH3.

D. HCOO-CH3.

Câu 5: Dân gian ta có câu : “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”
Thịt mỡ và dưa hành nên được ăn với nhau là do:
A. Axit lactic có trong dưa giúp thủy phân mỡ thành axit béo dễ hấp thụ hơn.

B. Dưa hành chứa nhiều vi khuẩn có ích cho đường ruột.
C. Hành chứa nhiều hợp chất có thể làm máu trở nên loãng, không bị đóng
cục, giúp giảm cholesterol, ngăn ngừa sự xơ cứng động mạch.
D. Củ hành có tác dụng ngăn ngừa ung thư dạ dày, ung thư ruột, ung thư thực
quản, ung thư tiền liệt tuyến...
Câu 6: Dầu mỡ để lâu bị ôi thiu là do chất béo dễ bị:
A. Vữa ra.
B. Thuỷ phân với nước trong không khí.
C. Oxi hoá chậm bởi oxi không khí.
D. Phân huỷ thành các anđehit có mùi khó chịu.
Câu 7: Một số este có mùi thơm tinh dầu hoa quả được sử dụng trong công nghiệp
thực phẩm, dược phẩm. Tên gọi của este có mùi chuối chín là
A. Isoamyl axetat.

B. Etyl fomat.


C. Benzyl axetat.

D. Etyl axetat.

Câu 8. Tinh dầu chuối được ứng dụng làm hương liệu trong thực phẩm như sản xuất
bánh kẹo, đồ uống, kem…Tinh dầu chuối có CT: CH3CH(CH3)CH2CH2OOCCH3.Vậy
tinh dầu chuối có nhóm chức:
A. Axit cacboxylic.

B. Ancol.

C.Este.


D.Anđêhit.

Câu 9. Từ dầu thực vật làm thế nào để có được bơ?
A. Hiđro hoá axit béo.

B. Hiđro hoá lipit lỏng.

C. Đề hiđro hoá lipit lỏng.

D. Xà phòng hoá lipit lỏng.

 Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm này Tôi dùng để củng cố cuối tiết học cho các
em HS. Thông qua trả lời câu hỏi của các em Tôi lại nhấn mạnh được các kiến
thức quan trọng cần nắm vững.
Chương 1

1B
6D

2D
7A

3D
8C

4C
9B

5A


3. Bài tập tự luận
Câu 1: Tại sao các loại kẹo chúng ta ăn lại có nhiều mùi thơm của các loại trái
cây khác nhau?
Câu 2: Tại sao khi chúng ta ăn chè, kem người bán hàng thường nhỏ 1 giọt
hương dầu chuối vào?

Gợi ý trả lời
Các mùi trái cây là do sự hiện diện của các hỗn hợp phức tạp của các chất hóa
học, trong đó các este đóng góp vai trò quan trọng, ngoài ra còn có các thành phần
khác. Mỗi loại hoa quả đều có một mùi đặc trưng thể hiện lượng este trong đó chiếm
ưu thế, tuy nhiên cũng có este thể hiện mùi của nhiều loại hoa quả khác nhau và ngược
lại. Dựa vào các đặc tính mùi vị trên, trong công nghiệp thực phẩm hiện nay, người ta
thường dùng các este để tạo mùi cho các sản phẩm.Các este thường là các chất lỏng,
dễ bay hơi, có mùi thơm dễ chịu của các loại hoa quả khác nhau. Este của các axit có


nhân thơm cũng có mùi đặc trưng của các loại hoa quả, các loại tinh dầu và hương liệu
tự nhiên.
1. Benzyl axetat: Mùi hương hoa nhài
2. Isoamylaxetat: Mùi chuối
3. Benzyl butyrat: Mùi sơri
4. Etylfomiat: Mùi đào chín
5. Etyl butyrat: Mùi dứa.
6. Etyl lactat: Mùi kem, bơ
7. Etyl format: Mùi chanh, dâu tây.
8. Etyl cinnamat: Mùi quế
9. Octyl acetat: Mùi cam
10. Metyl butyrat: Mùi táo, Dứa, Dâu tây
* Các câu hỏi này Tôi sẽ đặt ra cho các em HS khi học phần tính chất vật lý của
Este.  Thông qua trả lời câu hỏi HS nắm được: Các este dễ bay hơi, không tan

trong nước và có mùi thơm đặc trưng. Đặc biệt các em có thể thuộc được các
công thức của este có mùi dầu chuối và hương hoa nhài hay có trong các đề thi và
kiểm tra.
Câu 3: Các em có biết dầu thực vật (dầu ăn) và mỡ động vật (mỡ heo) chúng ta
thường hay sử dụng ở nhà có điểm gì giống và khác nhau?

* Câu hỏi này Tôi hỏi các em HS khi học bài Lipit. Từ câu trả lời của các em Tôi
sẽ dẫn dắt vào bài mới. Điều này giúp các em thấy hứng thú với tiết học, thấy nội
dung học vô cùng gần gũi và thực tế. Sau khi các em học song phần cấu tạo, tính
chẩ của chất béo các em có trả lời được vấn đề mà Cô vừa đưa ra.
Câu 4: Trong quá trình chế biến thức ăn, người ta thường dùng dầu để chiên, xào
thực phẩm. Tuy nhiên sau khi chế biến, lượng dầu vẫn còn thừa, một số người giữ
lại để sử dụng cho lần sau. Nhưng theo quan điểm khoa học thì không nên sử dụng
dầu đã qua chiên, rán ở nhiệt độ cao hoặc đã sử dụng nhiều lần có màu đen, mùi
khét… Em hãy giải thích vì sao?
Câu 5: a) Chất béo nào dễ bị ôi hơn: dầu thực vật hay mỡ lợn? Vì sao?


b) Vì sao các dầu thực vật bán trên thị trường không bị ôi trong thời hạn
bảo quản?
Câu 6: Dầu mỡ động - thực vật để lâu thường có mùi khó chịu, ta gọi đó là hiện
tượng ôi mỡ? Cho biết nguyên nhân gây nên hiện tượng ôi mỡ. Biện pháp ngăn
ngừa quá trình ôi mỡ?
Câu 7: Tại sao có nhiều người phải ăn theo chế độ ăn kiêng mỡ? Có thể thay mỡ
bằng chất nào khác khi chế biến thức ăn?

Gợi ý đáp án
Câu 4. Khi đun ở nhiệt độ không quá 102 0C, lipit không có biến đổi đáng kể
ngoài hoá lỏng. Khi đun lâu ở nhiệt độ cao, các axit béo không no sẽ bị oxi hoá làm
mất tác dụng có ích với cơ thể. Các liên kết kép trong cấu trúc của chúng bị bẻ gãy tạo

thành sản phẩm trung gian như peoxit, anđehit có hại.
Câu 5. a) Chất béo lỏng là chất béo chứa nhiều gốc axit béo không no, nên bị
oxi hoá nhiều hơn do đó dễ bị ôi hơn chất béo rắn (là chất béo chứa nhiều gốc axit béo
no, rất ít gốc axit béo không no).
b) Người ta thường pha thêm vào dầu ăn những chất chống oxi hoá để chống
ôi mỡ.
Câu 6. Dầu mỡ để lâu ngày trở thành có mùi khét, khó chịu đó là sự ôi mỡ. Có
nhiều nguyên nhân gây ôi mỡ, nhưng chủ yếu nhất là do oxi không khí cộng vào nối
đôi ở gốc axit không no tạo ra peoxit, chất này bị phân huỷ thành các anđehit có mùi
khó chịu. Có thể biểu diễn bằng sơ đồ sau:

R'  CH  CH  R"  O2 � R'  CH  CH  R" �
g�
c axit b�
o kh�
ng no

O
O
peoxit
� R'  CH  O  R"  CH  O
an�
ehit

Vì vậy để bảo quản tốt mỡ, ta nên:


- Không để mỡ lẫn nước, lọ phải thật khô.
- Không để mỡ tiếp xúc nhiều với không khí (đậy kín) để chỗ mát, không cho
ánh nắng chiếu vào (nếu có sẽ sinh nhiệt, phản ứng phân hủy mỡ diễn ra nhanh hơn).

Nếu mỡ đã bị ôi, ta có thể làm giảm mùi hôi bằng cách:
+ Cho thêm nước nóng (khoảng từ 0,5-1%) thể tích nước mỡ nguội rồi đun mạnh,
nước bốc hơi lên sẽ kéo theo mùi hôi bay bớt đi.
+ Khi nước đã bốc hơi hết, tiếp tục đun nhỏ lửa, cho mào một ít lát hành tươi phi lên.
Mùi thơm của hành phi làm cho mỡ trở thành thơm ngon.
Câu 7. Người mắc bệnh huyết áp cao phải tránh ăn mỡ vì khi đó axit béo no vào
máu phản ứng với chất cholesterol có trong máu tạo thành este không tan gây ra
chứng sơ cứng động mạch. Nếu dùng dầu thực vật thì este của axit không no ở trạng
thái lỏng không cản trở sự lưu huyết trong mạch máu.
* Câu hỏi số 4, 5, 6 Tôi sẽ đặt ra cho các em HS khi học phần tính chất hoá học
của chất béo, đặc biệt là sau phản ứng hidro hoá của chất béo lỏng.
* Câu hỏi số 7 Tôi sẽ nêu ra cho HS về nhà tìm hiểu và trả lời trong tiết dạy hôm
sau trong phần kiểm tra bài cũ, nếu các em trả lời tốt sẽ được điểm cộng.
 Như vậy thông qua trả lời câu hỏi HS các em sẽ nắm vững kiến thức: Có hai
loại chất béo, loại nào dễ bị oxi hoá, cách sử dụng chất béo an toàn cho sức khoẻ.
Đồng thời phát huy tính tìm tòi mở rộng kiến thức, tích cực trong học sinh.
Câu 8: Nhân dân ta có câu: “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”
Vì sao thịt mỡ và dưa hành thường được ăn cùng với nhau?
Câu 9: a) Vì sao “Dưa chua, cho mỡ, nấu nhừ thì ngon”?
b) Vì sao để thuỷ phân hoàn toàn dầu mỡ cần phải đun nóng với kiềm ở
nhiệt độ cao còn ở bộ máy tiêu hoá dầu mỡ bị thuỷ phân hoàn toàn ngay ở nhiệt độ
370C ?


Gợi ý đáp án
Câu 8. Mỡ là este của glixerol với các axit béo C 3H5(OCOR)3. Dưa chua cung
cấp H+ có lợi cho việc thuỷ phân este do đó có lợi cho sự tiêu hoá mỡ.
Câu 9. a) Dưa chua cung cấp môi trường axit xúc tác cho phản ứng thuỷ phân
chất béo tạo ra glixerol là chất có vị ngọt:

0

H ,t
C3H5(OCOR)3 + 3H2O  
  RCOOH + C3H5(OH)3


Cũng trong điều kiện đó các chất gluxit, protit có trong dưa cũng bị thuỷ phân
tạo ra các chất đường và các amino axit đều có vị ngọt. Như vậy ta có được canh dưa
không chua gắt mà chua ngọt, lượng mỡ bị giảm đi làm cho canh không quá béo.
b) Nhiệt độ cao tăng tốc độ phản ứng thuỷ phân. Kiềm vừa làm xúc tác vừa
trung hoà axit béo làm cho phản ứng nghịch không xảy ra:
0

C3H5(OCOR)3 + 3NaOH t  3RCOONa + C3H5(OH)3
Trong bộ máy tiêu hoá chất béo bị nhũ tương hoá bởi muối của axit mật. Sau đó
nhờ tác dụng xúc tác đặc hiệu của enzim lipaza nó bị thuỷ phân hoàn toàn ở nhiệt độ
của cơ thể: C3H5(OCOR)3 + 3H2O  Lipaza
 

RCOOH + C3H5(OH)3

Câu 10: Tại sao cảnh sát có thể lấy dấu vân tay của tội phạm lưu trên đồ vật ở hiện
trường chỉ sau ít phút thí nghiệm?

Câu 11: Dầu thực vật và dầu bôi trơn thông thường có thành phần hóa học giống
hay khác nhau? Phân biệt dầu thực vật và dầu bôi trơn máy?
Câu 12: Khi cho chất béo vào nước, khuấy mạnh rồi dùng máy đo pH để thử thì
thấy pH của dung dịch nước nhỏ hơn 7. Cách giải thích nào sau đây là đúng? Vì
sao?

a. Trong chất béo có sẵn một chút axit béo tự do.
b. Chất béo bị thuỷ phân bởi nước tạo ra axit béo tự do.
Gợi ý đáp án


Câu 10. Trên đầu ngón tay chúng ta có dầu béo, dầu khoáng và mồ hôi. Khi ấn
ngón tay lên mặt giấy thì những thứ đó sẽ lưu lại trên mặt giấy, tuy mắt thường rất khó
nhận ra. Khi đem tờ giấy có vân tay đặt lên trên mặt miệng ống nghiệm chứa cồn iôt
và dùng đèn cồn để đun nóng ở phần đáy ống nghiệm. Do bị đun nóng iôt “thăng hoa”
bốc lên thành khí màu tím (chú ý là khí iôt rất độc), mà dầu béo, dầu khoáng và mồ hôi
là các dung môi hữu cơ mà khí iôt dễ tan vào chúng, tạo thành màu nâu trên các vân
tay lưu lại. Thế là vân tay hiện ra rõ đến từng nét một. Nếu bạn ấn đầu ngón tay lên
một trang giấy trắng rồi cất đi, mấy tháng sau mới đem thực nghiệm như trên thì dấu
vân tay vẫn hiện ra rõ ràng. Nhờ như vậy mà các chú cảnh sát lấy được dấu vân tay
của tội phạm.
Câu 11. Dầu thực vật là trieste của glixerol và các axit béo có công thức chung là
(RCOO)3C3H5. Còn dầu bôi trơn là các hiđrocacbon có công thức chung là C xHy. Để
phân biệt 2 loại trên ta có thể dùng dung dịch NaOH và CuSO 4. Chất nào phản ứng là
dầu thực vật còn không có hiện tượng gì là dầu bôi trơn.
Câu 12. B. Sai. Vì phản ứng thuỷ phân chất béo không xảy ra với nước ở nhiệt
độ thường, mà cần có xúc tác và đun nóng.
* Câu hỏi số 8, 9 Tôi sẽ đặt ra cho các em HS khi học phần tính chất hoá học của
chất béo, đặc biệt là sau phản ứng thuỷ phân.
* Câu hỏi số 10, 11, 12 Tôi sẽ HS về nhà tìm hiểu và trả lời trong tiết Luyện tập.
Tôi sẽ hướng dẫn các em các bước cần tiến hành khi trả lời câu hỏi bài tập thực
tiễn. Qua đó củng cố thêm kỹ năng làm bài tập cho học sinh, giáo dục ý thức cho
học sinh về phòng chống tội phạm. Tôi sẽ khuyến khích điểm cộng cho HS trả lời
tốt điểm điểm kiểm tra miệng.
 Như vậy thông qua hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận trên Tôi sẽ
giúp các em khắc sâu các kiến thức quan trọng như: Tính chất vật lý của chất

béo, phản ứng thủy phân chất béo, thế nào là chất béo no, chất béo không no, ứng
dụng của chất béo. Qua đó tạo thêm sự yêu thích học tập của các em hơn.
Câu 13: Vì sao khi đi qua các nơi phun sơn thường ngửi thấy mùi gần giống mùi
dầu chuối? Isoamyl axetat (thường gọi là dầu chuối) được điều chế bằng cách đun
nóng hỗn hợp gồm axit axetic, ancol isoamylic (CH 3)2CHCH2CH2OH và H2SO4 đặc.
Tính khối lượng axit axetic và khối lượng ancol isoamylic cần dùng để điều chế 195
gam dầu chuối trên, biết hiệu suất của quá trình đạt 68%.


Câu 14: Tiến hành điều chế etyl axetat bằng cách đun nóng ancol etylic với giấm có
axit sunfuric làm xúc tác. Theo các em thí nghiệm có thành công không? Vì sao?
Câu 15: Một loại mỡ chứa 50% olein (tức glixeryl trioleat), 30% panmitin (tức
glixeryl tripamitat) và 20% stearin (tức glixeryl tristearat). Viết phương trình phản
ứng điều chế xà phòng natri từ loại mỡ nêu trên. Tính khối lượng xà phòng và khối
lượng glixerol thu được từ 100 kg loại mỡ đó, giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Câu 16: Vì sao xà phòng bị giảm tác dụng giặt rửa trong nước cứng còn bột giặt
tổng hợp thì không?
Câu 17: Từ cổ xưa nhân dân ta đã biết dùng chất giặt rửa có nguồn gốc thực vật.
Hãy kể tên ra hai loại quả và cách dùng chúng để giặt rửa. Nêu ưu điểm và nhược
điểm của chúng so với chất giặt rửa tổng hợp ?
Gợi ý đáp án
Câu 13. Dung môi cho một số loại sơn tổng hợp thường là các este có công
thức CH3COOCnH2n+1. Các este CH3COOC4H9, CH3COOC5H11 có mùi gần giống với
mùi dầu chuối.
0

,t
CH3COOH+(CH3)2CHCH2CH2OH  HSOĐ
 CH3COOCHCH2CH2(CH3)2+H2O
2


Khối lượng CH3COOH cần =

4,

60.195.100
132,35( g )
130.68

Khối lượng rượu isoamylic cần =

88.195.100
194,12( g )
130.68

Câu 14. Không. Vì trong giấm nồng độ axit axetic quá nhỏ (3-5%), nồng độ
nước quá lớn (95-97%), lúc này phản ứng este hoá hầu như không xảy ra, phản ứng
thuỷ phân este chiếm ưu thế.
Câu 15.

CH2  OCOC17H33

CH2OH
0

t
CH  OCOC17H33  3NaOH ��
� CHOH  3C17H33COONa

CH2  OCOC17H33


CH2OH

884

92

CH2  OCOC15H31

304

CH2OH
0

t
CH  OCOC15H31  3NaOH ��
� CHOH  3C15H31COONa

CH2  OCOC15H31

CH2OH

806

92

CH2  OCOC17H35

278


CH2OH
0

t
CH  OCOC17H35  3NaOH ��
� CHOH  3C17H35COONa

CH2  OCOC17H35
890

 1

CH2OH
92

306

 3

 2


Trong 100 kg mỡ có 50 kg olein, 30 kg panmitin và 20 kg stearin.
Theo (1), (2), (3) khối lượng xà phòng thu được:

3.304.50 3.278.30 3.306.20


 103,24 kg
884

806
890
Khối lượng glixerol thu được:

92.50 92.30 92.20


 10,68 kg
884
806
890
Câu 16. Khi giặt rửa trong nước cứng, xà phòng bị giảm tác dụng giặt rửa do
các ion Ca2+, Mg2+ gây ra phản ứng kết tủa, thí dụ:

2CH3  CH2  14 COONa  Ca2 � �
CH3  CH2  14 COO�

�Ca �2Na
2

- Các muối sunfonat hoặc sunfat canxi, magiê không bị kết tủa (chúng tan
được). Vì vậy chất giặt rửa tổng hợp dùng được cả trong nước cứng.
Câu 17. Từ cổ xưa nhân dân ta đã biết dùng quả bồ kết và quả bồ hòn làm chất
giặt rửa.
Cách dùng: Đun sôi với nước, vò kĩ, bỏ bã, dùng nước.
- Ưu điểm: Không gây phản ứng phụ cho da, cho tóc, không gây ô nhiễm môi
trường.
- Nhược điểm: Khó bảo quản, ít tiện lợi (khi dùng phải đun nấu)
* Câu hỏi số 13, 14 Tôi giao cho các em HS trong giờ Luyện tập. Cô sẽ gợi ý các
bước cần làm để trả lời câu hỏi này. Qua câu trả lời của các em sẽ giúp các em

khắc sâu kiến thức hơn về tính chất vật lý, điều chế của este và đồng thời tăng kỹ
năng tính toán của các em.
* Câu hỏi số 15 Tôi giao cho các em về nhà làm từ tiết học trước và tiết Luyện tập
Cô sẽ chấm và sửa bài.
* Câu hỏi số 16, 17 Tôi sẽ giao cho các em về nhà tìm hiểu thêm qua bài đọc
thêm: Khái niệm về Xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp.
 Qua hệ thống bài tập trên HS khắc sâu được: Tính chất vật lý, Phương pháp
điều chế este, chất béo, phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm,
Tính được khối lượng của xà phòng, ứng dụng của nó. Đồng thời rèn luyện kỹ
năng tính toán khi làm bài tập.


CHƯƠNG 2: CACBOHYDRAT
1. Kiến thức trọng tâm cần nắm vững

Cacbohi

Monosaccarit

đrat

phân tử
CTCT
thu gọn

Fructozơ

Saccarozơ

Tinh bột


Xenlulozơ

C6H12O6

C6H12O6

C12H22O11

(C6H10O5)n

(C6H10O5)n

(M = 180)

(M = 180)

(M = 342)

(M=162n)

(M = 162n)

CH2OH[CHO
H]4CHO
Có nhiều nhóm

Có nhiều

Có nhiều


-OH kề nhau.

nhóm -OH kề

nhóm -OH

nhau.

kề nhau.
Từ 2 gốc α-

Từ nhiều

glucozo và

gốc α-

cấu tạo
1 nhóm -CHO

n

Không có
nhóm CHO
- Là chất rắn,

β-fructozơ.
- Là chất


- Là chất rắn,

kết tinh, dễ

tinh thể, dễ tan

tan trong

trong nước,

nước và ngọt

ngọt ít hơn

hơn đường

đường mía.

mía

- Còn gọi là

- Có nhiều

đường nho

trong mật

-Pư tráng


ong.
- Pư tráng

gương

gương

C6H12O6 �

(do fructozơ

2Ag

chuyển hóa

-Mất màu dd

tạo glucozơ)

Br2

- Không mất

2. Tính

- Tác dụng với

màu dd Br2
- Cu(OH)2


- Cu(OH)2

chất

Cu(OH)2 tạo

tạo dd xanh

tạo dd xanh

chất vật


Tính
chất hóa
học
1. Tính
chất
anđehit

[C6H7O2(OH)3]

C12H22O11

Đặc điểm

Tính

Polisaccarit


Glucozơ

Cn(H2O)m
Công
thức

Đisaccarit

rắn, kết
tinh, dễ tan
trong nước
và có vị
ngọt,
- Còn gọi là
đường mía.

Không có

Mỗi gốc chưa
3 nhóm -OH.
Từ nhiều gốc
β-glucozo

glucozo
- Là chất

- Dạng sợi,

rắn, dạng


màu trắng,

bột, không không tan
tan trong

trong nước và

nước lạnh. nhiều dung
Tạo dd

môi hữu cơ

keo trong

- Tan được

nước

trong nước

nóng.

Svayde

Không có

Không có

Không có


Không có


ancol đa

dd xanh lam

lam

chức.
3. Phản

Cho α-

ứng thủy

Không có

Không có

phân.
4. Tính
chất
khác

lam

glucozơ và
β-Fructozơ


Cho gốc

Cho gốc

α-glucozơ

β-glucozơ

Phản ứng
Có phản ứng

màu với I2

lên men rượu

� xanh

+HNO3/H2SO4
tạo thuốc súng
không khói.

tím

2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Phát biểu không đúng là
A. Gluccozo còn gọi là đường nho.
B. Fructozo có nhiều trong mật ong.
C. Sacarozo còn gọi là đường kính.
D. Trong máu người, nồng độ glucozo không đổi và bằng 1%.
Câu 2: Chất X bị lên men trực tiếp tạo thành ancol etylic. Tên gọi của X là

A. Glucozo.

B. Saccarozo.

C. Tinh bột.

D. Xenlulozo.

Câu 3: Người bị bệnh đường huyết có nồng độ glucozo trong máu cao hơn mức bình
thường. Để xác định glucozơ trong nước tiểu của người bị bệnh đái tháo đường, các cơ
sở xét nghiệm thường dùng:
A. CH3COOH

B. CuO.

C. NaOH.

D. AgNO3/NH3.

Câu 4: Một người nấu rượu theo phương pháp lên men truyền thống. Từ 10 kg gạo
nếp (có 80% tinh bột), khi lên men sẽ thu được V lít dung dịch rượu 40 o. Biết hiệu suất
quá trình lên men đạt 80% (d=0,8g/ml). Giá trị của V là
A. 1,14.

B. 1,42.

C. 0,5.

D. 1,78.


Câu 5: Phản ứng tổng hợp glucozơ trong cây xanh cần được cung cấp năng lượng:
6CO2 + 6H2O + 673kcal  C6H12O6 + 6O2.
Khối lượng glucozơ sản sinh được của 100 lá xanh trong thời gian 3 giờ là (biết trong
thời gian ấy, 100 lá hấp thụ một năng lượng là 84,125 kcal nhưng chỉ có 20% năng
lượng được sử dụng vào phản ứng tổng hợp glucozơ).
A. 4,5 gam.

B. 112,5 gam.

C. 9,3 gam.

D. 22,5 gam.

Câu 6: Dung dịch được làm dùng làm thuốc tăng lực trong y học là
A. Saccarozơ.

B. Glucozo.

C. Fuctozo.

D. Mantozơ.


Câu 7: Ứng dụng nào dưới đây không phải là ứng dụng của glucozơ?
A. Làm thực phẩm dinh dưỡng và thuốc tăng lực.
B. Tráng gương, tráng ruột phích.
C. Nguyên liệu sản xuất nhựa PVC.
D. Nguyên liệu sản xuất ancol etylic.
Câu 8: Các chất: glucozơ (C6H12O6), fomanđehit (HCHO), axetanđehit (CH3CHO),
metyl fomat (HCOOCH3), mỗi phân tử đều có nhóm –CHO nhưng trong thực tế để

tráng gương, tráng ruột phích người ta chỉ dùng:
A. HCHO.

B. C6H12O6.

C. CH3CHO.

D. HCOOCH3.

Câu 9: Miếng chuối xanh tác dụng với dung dịch iot cho màu xanh tím. Nước ép quả
chuối chin có phản ứng tráng bạc. Hiện tượng đó giải thích như sau: Chuối xanh có:
A. Xenlulozơ, khi chuối chín trong nước ép có glucozơ.
B. Tinh bột, khi chuối chín trong nước ép có glucozơ.
C. Xenlulozơ, khi chuối chín trong nước ép có saccarozơ.
D. Tinh bột, khi chuối chin trong nước ép có saccarozơ.
Câu 10: Bệnh nhân phải tiếp đường (tiêm hoặc truyền dung dịch đường vào tĩnh
mạch) đó là loại đường nào?
A. Glucozơ.

B. Mantozơ.

C. Saccarozơ.

D. Đường hoá học.

ĐÁP ÁN

Chương 2

1D

6B

2A
7C

3D
8B

4A
9B

5A
10A

3. Bài tập tự luận
Câu 1: Anđehit và glucozơ đều có phản ứng tráng bạc. Cho biết tại sao trong thực
tế người ta chỉ dùng glucozơ để tráng ruột phích và tráng bạc.

Câu 2: Trong nước tiểu người bị bệnh tiểu đường có chứa glucozơ. Nêu hai phản
ứng hoá học có thể dùng để xác nhận sự có mặt glucozơ trong nước tiểu. Viết
phương trình hoá học của phản ứng minh hoạ.


Gợi ý đáp án
Câu 1: Do glucozơ không độc, dễ thực hiện phản ứng, rẻ hơn anđehit.
Câu 2: Có thể thực hiện phản ứng tráng bạc, phản ứng với Cu(OH) 2
0

,t
HOCH2(CHOH)4CHO + Ag2O  NH


 HOCH2(CHOH)4COOH +2Ag
3

* Hai câu hỏi này Tôi sẽ đặt ra cho các em HS khi học song phần tính chất
andehit của glucozơ. Các em sẽ đươc khắc sâu kiến thức hơn từ hai câu hỏi thực
tế này.
Câu 3: Những bệnh nhân khi truyền nước biển có chứa đường gì?Khi nào chúng
ta nên truyền nước biển?
Gợi ý đáp án
Câu 3: Khi truyền một nửa lít nước biển ngọt (dung dịch glucoza 5%) sẽ cung
cấp năng lượng tương đương khi ăn một chén cơm. Tuy nhiên chúng ta đừng nghĩ dịch
truyền tốt luôn luôn tốt cho sức khỏe, dịch truyền chỉ thực sự có lợi khi cơ thể chúng ta
cần thiết. Còn trong những trường hợp bình thường thì dịch truyền không những
không có lợi mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe do bị một số tai biến nguy hiểm.
* Khi dạy phần ứng dụng của glucozơ Tôi sẽ đặt ra cho các em HS câu hỏi này.
Thông qua câu trả lời các em sẽ thấy ứng dụng của glucozơ trong y học.
Câu 4: Một học sinh viết: Từ fomanđehit điều chế được glucozơ theo phản ứng sau:
6CO2 xt  C6H12O6 (glucozơ). Vì sao không dùng phản ứng nói trên được? Trong
thực tế người ta điều chế glucozơ như thế nào?
Câu 5: Cho 2,5 kg glucozơ chứa 20% tạp chất lên men thành rượu. Trong quá
trình chế biến, rượu bị hao hụt mất 10%. Pha loãng rượu đó thành rượu 40 0 thì sẽ
thu được bao nhiêu lít, biết etanol có khối lượng riêng 0,8g/ml.


×