Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đề thi thử THPTQG năm 2019 ngữ văn gv phan thế hoài đề 12 có lời giải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (321.15 KB, 4 trang )

Gv Phan Thế Hoài

ĐỀ THI THỬ THPT QG - NĂM 2018 – 2019

ĐỀ SỐ 12

Tên môn: Ngữ Văn 12

I. ĐỌC HIỂU
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Các nhà tâm lý học nhận thấy từ trẻ sơ sinh cho đến người trưởng thành đều luôn khao khát
mối quan hệ tác động qua lại giữa người với người. Những đứa trẻ không được lớn lên trong tình
yêu thương thì khi trưởng thành, dù rất khao khát nhưng vẫn rất khó để có được một đời sống ổn
định về cảm xúc. Người trưởng thành cũng gặp những tổn thương tương tự. Thiếu vắng những mối
giao Lưu thân tình với người khác, tâm hồn chúng ta thường bị lệch lạc.
Thật vậy, cuộc sống của chúng ta được hình thành từ các mối quan hệ khác nhau, là tổng hòa
của các mối quan hệ xã hội. Qua đó, ta nhận thức về thế giới, về bản thân và ngay cả “số phận của
mình: Những người có mối quan hệ tốt đẹp với người khác thì mau trưởng thành hơn, sống hạnh
phúc hơn, Tâm hồn trở nên rộng rãi hơn. Linh mục Thomas Merton đã từng viết: “Tâm hồn của
chúng ta cũng giống như các vận động viên, luôn cần có đối thủ ngang sức ngang tài để thể hiện
đầy đủ sức mạnh của mình”. Các cơ bắp sẽ trở nên yếu đi nếu không được luyện tập thường xuyên
và đầy đủ. Tâm hồn của bạn cũng như thế! Và cách luyện tập tuyệt vời nhất là hãy biết chia sẻ và
làm điều tốt cho người khác những khi có thể.
(Theo: Azim Jamal & Harvey McKinno)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên.
Câu 2. Chỉ ra và nêu hiệu quả biện pháp tu từ trong câu: Linh mục Thomas Merton đã từng viết:
“Tâm hồn của chúng ta cũng giống như các vận động viên, luôn cần có đối thủ ngang sức ngang
tài để thể hiện đầy đủ sức mạnh của mình”?
Câu 3. Tại sao tác giả khẳng định: “Thiếu vắng những mối giao lưu thân tình với người khi hồn
chúng ta thường bị lệch lạc”?
Câu 4. Thông điệp của văn bản mà Anh/Chị tâm đắc nhất là gì? Nêu lí do vì sao?


II. LÀM VĂN
Câu 1.
Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ của Anh/Chị về giá trị của sự chia và làm điều
tốt cho người khác những khi có thể được gợi ra ở phần Đọc hiểu.
Câu 2.
Cảm nhận của Anh/Chị về hình tượng người lái đò Sông Đà qua đoạn trích tùy bút “Người lái
đò sông Đà” (trích “Sông Đà”, Nguyễn Tuân). Từ đó, so sánh với một số nhân của Nguyễn Tuân
trong các tác phẩm văn học trước Cách mạng tháng Tám để thấy được sự khác biệt trong quan niệm
về người nghệ sĩ tài hoa của Nguyễn Tuân trước và sau CMT8.


HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

( – Website đề thi – chuyên đề file word có lời giải chi tiết)
Quý thầy cô liên hệ đặt mua word: 03338.222.55

I. ĐỌC HIỂU
Câu 1.
- Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.
Câu 2.
- Biện pháp so sánh: “Tâm hồn của chúng ta” – “các vận động viên”.
- Tác dụng: Tác giả so sánh tâm hồn chúng ta như các vận động viên, luôn cần có đối thủ để thể
hiện đầy đủ sức mạnh của mình, đồng thời chúng ta cần có các mối quan hệ để có thể nhìn nhận về
thế giới và hiểu rõ về bản thân mình hơn.

II. LÀM VĂN
Câu 1. Bày tỏ suy nghĩ về giá trị của sự chia sẻ và làm điều tốt cho người khác những có thể.
- Mở đoạn: giới thiệu vấn đề: Về giá trị của sự chia sẻ và làm điều tốt cho khác những khi có thể.
- Thân đoạn:
+ Giải thích: sự chia sẻ là quan tâm, giúp đỡ người khác, những khi có thể là những thời điểm có

điều kiện để thực hiện sự giúp đỡ người khác.
+ Bàn luận tác dụng của sự chia sẻ và làm điều tốt:
> Luôn được người khác quan tâm, yêu thương và tôn trọng.
> Cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn.
> Truyền cảm hứng, khơi dậy niềm khát khao chia sẻ cho mình và những người xung quanh.


> Thắp sáng niềm tin nơi tâm hồn mọi người.
> Là đạo lí truyền thống của dân tộc ta.
+ Bên cạnh đó cần phải phê phán những người ích kỷ, luôn chỉ biết sống cho bản thân mình. Họ
luôn bó buộc trong vỏ bọc của mình, không nhận thấy được giá trị cuộc sống, luôn thấy bị quan mất
niềm tin mọi người xung quanh.
- Kết đoạn:
+ Luôn quan tâm và chia sẻ với người khác khi có thể dù là việc nhỏ nhất.
+ Tham gia tích cực các hoạt động tình nguyện do đoàn thể tổ chức, ...
Câu 2. Cảm nhận về hình tượng người lái đò Sông Đà. Từ đó, so sánh với một số nhân vật của
Nguyễn Tuân trong các tác phẩm văn học trước Cách mạng tháng Tám để thấy được sự khác
biệt trong quan niệm về người nghệ sĩ tài hoa của Nguyễn Tuân trước và sau CMT8.
* Mở bài.
- “Người lái đò Sông Đà” in trong tập tùy bút “Sông Đà”. Tùy bút này được Nguyễn Tuân thu
hoạch trong chuyến đi thực tế đến miền Tây Bắc để tìm chất vàng mười của thiên nhiên cùng “thứ
càng mười đã qua thử lửa” ở tâm hồn của con người lao động nơi đây. Đồng thời, tập tùy bút cũng
tiêu biểu cho phong cách sáng tác của Nguyễn Tuân: tài hoa, uyên bác.
- Hình tượng người lái đò là lấy hình mẫu từ người lao động trên sông nước miền tây. Tuy nhiên,
qua ngòi bút Nguyễn Tuân, người lái đò Sông Đà biến hóa thành một người nghệ sĩ, một “tay lái ra
hoa” trên nền sóng nước hung bạo của Con Sông Đà.
* Thân bài.
- Nghệ sĩ tài hoa ở chỗ: Ông lái đò là một tay lái đò lão luyện đạt đến độ đỉnh cao trong nghề
nghiệp.
+ Cách giới thiệu nhân vật của Nguyễn Tuân rất khác thường: Người lái đò không phải là một

chàng trai trẻ khỏe khoắn mà là một ông lão gần bảy mươi tuổi nhưng là một tay lái lão luyện trên
dòng sông Đà, ông xuôi ngược hơn 100 lần rồi, chính tay giữ lái độ 60 lần trong thời gian hơn mười
năm sống trên sông nước, nắm rõ cách bày binh bố trận của thạch trận nơi đây.
+ Ngoại hình ông lái đò mang những đường nét thô kệch của người lao động vùng sông nước, khỏe
khắn, dáng dấp phi thường tay dài ngêu như cái sào, chân khuynh khuỳnh, nếu bịt cái đầu bạc cứ
tưởng chàng trai, giọng nói ào ào như tiếng nước mặt ghềnh.
+ Tài năng của người lái đò được thể hiện thông qua cuộc chiến không cân sức giữa một ông lão
với thiên nhiên sông nước hung bạo qua ba vòng vậy thạch thi Trong cảnh tượng này, Nguyễn Tuân
đã vận dụng kiến thức về khoa học quân sự võ thuật, thể thao,... và những liên tưởng, tượng độc đáo
để diễn tả một trận chiến vô cùng cam go, ác liệt giữa người lái đò và thạch trận như một thước
phim đầy kịch tính.
+ Vòng thứ nhất, thác đá chủ động vây hãm, bày ra bốn cửa từ một cửa sinh , cửa sinh nằm ở phía
tả ngạn. Thạch trận như những tên cướp hung hãn, ra đòn tới tấp: đá trái, thúc gối, ...vào chiếc
thuyền của ông lái đò. Dù đau đớn nhưng ông đã bình tĩnh, dùng cảm, nén nỗi đau thân xác, lao vào
cửa sinh ở phía tả ngạn và được vòng thạch trận.


+ Vòng thứ hai, thác đá mưu mô thay đổi chiến thuật, tăng cửa tử và bố trí cửa sinh ở phía hữu
ngạn. Nhưng với kinh nghiệm, trí nhớ (nắm rõ chiến thuật, cách bày trí thạch trận) và sự quyết
đoán, ông lão lái đò như một dũng tướng vượt lên phá vây và chiến thắng.
+ Vòng thứ ba, thác đá tiếp tục thay đổi chiến thuật, bố trí cửa tử hai bên và cửa sinh ở giữa. Người
lái đò như một người nghệ sĩ tài hoa đầy tài năng lao vào cửa sinh đầy quyết đoán và chiến thắng kẻ
thù.
- Vẻ đẹp bình dị của một người lao động:
+ Người lái đò xem chuyện chiến thắng dòng Sông Đà hung hãn là một việc phải làm trong cuộc
sống lao động thường ngày.
+ Sau chặng đường vượt thác ghềnh, đến quãng sống thanh bình những người nghệ sĩ vùng sông
nước ấy lại tán gẫu về những chuyện đời thường: Đêm ấy nhà đò đốt lửa trong hang đá, nướng ống
cơm lam và toàn bàn về chuyện cá anh vũ cá dầm xanh. Cũng chả thấy ai bàn thêm một lời nào về
cuộc chiến thắng vừa qua.

So sánh với một số nhân vật của Nguyễn Tuân trong các tác phẩm văn học trước Cách mạng tháng
Tám để thấy được sự khác biệt trong quan niệm về người nghệ sĩ tài hoa của Nguyễn Tuân trước và
sau CMT8.
- Thế giới nhân vật trước CMT8, nhất là trong “Vang bóng một thời”, Nguyễn Tuân chủ yếu đi tìm
vẻ đẹp tài hoa một thời còn vang bóng, họ là những người tri thức, chữ nghĩa và thiên lương trong
sáng như Huấn Cao.
- Sau CMT8, ông vẫn đi tìm cái đẹp, phẩm chất nghệ sĩ của con người. Và với Người lái đò sông
Đà, để hòa chung vào không khí xây dựng xã hội mới, Nguyễn Tuân hướng ngòi bút mình đến
những con người lao động bình dị, vô danh nhưng lại toát lên vẻ đẹp phi thường của người nghệ sĩ
tài hoa. Đây là một khán phá mới mẻ, độc đáo nhưng lại mang hơi thở lịch sử, thời đại.
* Kết bài.
- Nhân vật người lái đò Sông Đà có vị trí quan trọng trong tùy bút “Người lái đò Sông Đà”. Nhân
vật này trong mối quan hệ với tác giả: thể hiện phong cách của Nguyễn Tuân, chọn tiếp cận nhân
vật của mình ở phương diện tài hoa, nghệ sĩ.
- Trong mối quan hệ với tác phẩm, người lái đò góp phần làm nên thành công tùy hút Người lái đò
Sông Đà. Trong mối quan hệ với bối cảnh lịch sử, thời đại – thời kì xây dựng xã hội mới ở miền
Bắc: nhân vật phản ánh và ca ngợi quá trình chinh nhục thiên nhiên, phẩm chất của con người lao
động ở miền Tây Bắc Tổ quốc, mà cụ thể là trên Sông Đà



×