Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

CHUYÊN ĐỀ: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ BÃO NHIỆT ĐỚI + Sản phẩm học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.96 KB, 11 trang )

CHUYÊN ĐỀ: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ BÃO NHIỆT ĐỚI
A. PHẦN MỞ ĐẦU.
I. Lý do chọn đề tài.
Trong những năm gần đây Bão là một trong những thiên tai gây ảnh hưởng và tác
động rất lớn đến đời sống và hoạt động sản xuất của con người, tuy nhiên bên cạnh
các công tác dự báo và phòng chống thì chúng ta chưa có những góc nhìn cụ thể về
nguồn gốc nguyên nhân và những điều kiện hình thành một cơn bão…. Vì vậy bản
thân quyết định chọn đề tài: “Một số vấn đề về Bão nhiệt đới” để có được những kiến
thức cơ bản về nguyên nhân, điều kiện hình thành….Để từ đó có những dự báo tiềm
cận đến sự chính xác về nơi hình thành, hướng di chuyển, tần suất, sức gió, từ những
dự báo dẫn đến có các phương án phòng chống Bão phù hợp với từng điều kiện và
hoàn cảnh cụ thể từng địa phương với mục đích nhằm giảm thiểu thiệt hại về người và
của xuống mức thấp nhất.
II. Mục đích và phương pháp nghiên cứu
1. Mục đích nghiên cứu:
Đề tài: “Một số vấn đề về Bão nhiệt đới” nhằm đem lại cho học sinh kiến thức về
nguyên nhân, điều kiện hình thành một cơn Bão và các biện pháp phòng chống Bão.
Hình thành những kỹ năng cho học sinh có những cách ứng phó phù hợp với những
điều kiện cụ thể khi có tác động trực tiếp của Bão.
2. Phương pháp nghiên cứu:
- Tra cứu, thu thập thông tin dữ liệu từ các nguồn: Internet, sách giáo khoa địa lý 12,
dữ liệu về các con bão gần đây nhất.
III. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI:
1. Giới hạn nghiên cứu: Đề tài: “Một số vấn đề về Bão nhiệt đới” giớ hạn trong
khuân khổ chương trình địa lý THPT 12

1


2. Phạm vi nghiên cứu: Ảnh hưởng của Bão đến lãnh thổ Việt Nam, một số biện pháp
phòng chống Bão.


IV. CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN.
1. Cơ sở lý luận: Bão nhiệt đới hình thành trên vùng biển nước ấm có nhiệt độ nước
trên 270c, nguồn nhiệt này được cung cấp từ nguồn năng lượng bức xạ Mặt Trời
Các điều kiện hình thành bão:
- Nhiệt độ từ mặt nước biển xuống độ sâu 50 m ít nhất phải là 26,50 C.
- Bầu khí quyển bị mất ổn định hay bị nhiễu động.
- Tầng đối lưu có độ ẩm cao.
- Lực Coriolis đủ lớn để duy trì trung tâm áp suất thấp.
- Khả năng thay đổi tốc độ hoặc hướng gió bất ngờ (độ đứt dọc của gió) yếu.
- Bề mặt nước bị xáo trộn với lực xoáy đủ mạnh.
2. Cơ sở thực tiễn:
Bão hình thành, tác động với diễn biến ngày càng phức tạp, tác động và ảnh hưởng rất
lớn đến đời sống, hoạt động sản xuất con người. Việc nghiên cứu, nắm vững các vấn
đề liên quan đến Bão là một vấn đề quan trọng để có các phương án phòng chống phù
hợp nhằm giảm thiểu thiệt hại về người và của.
V. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
1. Hình thành ý tưởng đề tài.
2. Thu tập tư liệu từ các nguồn: sách, báo, Internet… liên quan đến bão.
3. Tiến hình viết đề tài.
4. Báo cáo đề tài.
VI. HIỆU QUẢ ÁP DỤNG:
- Qua đề tài nghiên cứu giúp học sinh có những nhìn nhận đầy đủ về các vấn đề liên
quan đến Bão nhiệt đới, nắm được thời gian, hướng di chuyển và phạm vi ảnh hưởng
của Bão đến lãnh thổ nước ta và các biện pháp phòng chống Bão.

2


- Giúp học sinh vận dụng vào trong thực tiễn từng tình huống cụ thể có sự chủ động
trong phòng chống Bão.

B. KẾT LUẬN.
I. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI ĐỐI VỚI CÔNG TÁC:
Đề tài: “Một số vấn đề về Bão nhiệt đới” hỗ trợ trong công tác giảng dạy bằng các
hình ảnh, video, clip trực quan sinh động giúp cho học sinh khai thác kiến thức một
cách dễ nhất.
Kết hợp với đổi mới phương pháp trong dạy học, học sinh có thể tự trình bày
nghiên cứu, giáo viên làm công tác hướng dẫn, kiểm tra và có những điều chỉnh phù
hợp và kịp thời giúp các em trong quá trình học tập.
Giúp học sinh dùng những hiểu biết về đặc điểm nguyên nhân hình thành, hậu quả và
cách phòng, tránh Bão phù hợp giảm thiểu những tác động xuống mức thấp nhất.
Hình thành kỹ năng: Tìm kiếm và thu thập thông tin các vấn đề liên quan, tư duy
tổng hợp, hợp tác…
II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN.
Với những dự báo về sự biến đổi khí hậu, Trái Đất nóng lên làm gia tăng các thiên tai,
ngoài những việc làm như công tác dự báo, phòng chống thì vấn đề tìm giải pháp làm
giảm thiểu những tác nhân làm biến đổi khì hậu.
Tích cực, tuyên truyền sâu rộng về vấn đề trồng rừng bảo vệ rừng.
Tích cực cắt giảm khí tải từ các nhà máy hoạt động sản suất công nghiệp.
Công tác phòng chống, xử lý phải được chú trọng hon nữa.
III. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ:
Cần mạnh dạn hơn nhân rộng mô hình nghiên cứu của đề tài với các cấp độ cao hơn,
liên quan đến nhiều đối tượng hơn, lĩnh vực.
Triển khai ứng dụng vào trong thực tiễn, vào trong bài học.
Với một đề tài nghiên cứu khoa học có liên quan đến thiên nhiên với mức độ ứng
dụng trong bài học và đời sống, với khả năng có hạn của bản thân để đề tài được hoàn
3


chỉnh chắc chắn không tránh khỏi những thiếu soát. Vì vậy kính mong quý ban giám
khảo đóng góp thêm ý kiếm xây dựng để bản thân hoàn thiện hơn, đề tài có chất lượng

cao hơn.

MỤC LỤC
STT
I
II
III
IV
VI
VI
I
II
III

Tên đề mục
A. Phần mở đầu.

Trang

Lý do chọn đề tài
Mục đích và phương pháp nghiên cứu
Giới hạn đề tài
Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn
Kế hoạch thực hiện
Hiệu quả áp dụng
KẾT LUẬN
Ý nghĩa đề tài đối với công tác
Bài học kinh nghiệm và hướng phát triển
Đề xuất và kiến nghị
Xếp loại đánh giá

Mục lục

TÊN CHUYÊN ĐỀ : VẤN ĐỀ SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TỰ NHIÊN
Thời lượng chuyên đề : 2 tiết ở nhà và 3 tiết trên lớp
Tiết 1: Sử dụng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường
Tiết 2: Một số thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng chống
4

1
1
1
2
2
3
3
3
3


Một số vấn đề bão nhiệt đới ở Việt Nam
Tiết 3: Một số thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng chống (tiếp theo)
Lí do lựa chọn chuyên đề:
- Nội dung của bài 14 và bài 15 SGK Địa lí 12 có mối quan hệ mật thiết với nhau.
- Thực trạng sử dụng TNTN nước ta chưa hợp lí.
- Chuyên đề có tính thực tiễn cao, học sinh có kiến thức, kĩ năng cần thiết để thích
ứng, ứng phó với những vấn đề khó khăn trong cuộc sống: có biện pháp sử dụng hợp
lí tài nguyên, ứng phó với thiên tai...
- Chọn nội dung ở Tiết 2: Một số vấn đề bão nhiệt đới ở Việt Nam vì đây là thiên tai
xuất hiện và gây thiệt hại về người và tài sản hàng đầu ở nước ta. Mặc dù, Bà rịa
-Vũng Tàu nằm trong khu vực ít có bão nhưng hiện nay bão ngày càng hoạt động bất

thường, khó dự báo nên rất cần trang bị cho học sinh kĩ năng ứng phó khi nghe tin bão
và có ý thức bảo vệ môi trường, giảm khí thải...làm Trái Đất nóng lên.
1. Kiến thức
- Hiểu được điều kiện hình thành, hoạt động, hậu quả và các biện pháp phòng chống
bão.
- Xác định và giải thích được vùng chịu tác động mạnh của bão.
- Tuyên truyền và đề xuất các giải pháp phòng chống bão phù hợp với tình hình địa
phương.
2. Kỹ năng
- Có kĩ năng chằng chống nhà cửa khi có bão.
- Có thể chủ động ứng phó khi nhận được tin bão.
- Có thể dự báo được hậu quả của bão khi nhận được thông báo về bão: cấp gió,
hướng di chuyển.
- Có thể hướng dẫn cho bà con lối xóm phòng chống bão, chuẩn bị hậu cần, thuốc và
khắc phục hậu quả sau bão.
3. Thái độ
5


- Biết được phương châm “ 4 tại chỗ”; “ 3 sẵn sàng” ứng phó với bão, để sẵn sang
tham gia vào lực lượng tại chỗ khi được địa phương điều động.
- Thấu hiểu những mất mát, tổn thất do bão để sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ khó khăn của
đồng bào vùng bị bão.
- Ý thức được trách nhiệm bảo vệ môi trường của bản thân, chung tay cùng cộng đồng
giảm thiểu sự tăng nhiệt độ Trái Đất.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực sử dụng bản đồ, bảng số liệu, clip .
+ Năng lực sử dụng công nghệ thông tin.

+ Năng lực giao tiếp, hợp tác và thuyết trình
2. Chuẩn bị của GV và học sinh.
2.1. Giáo viên.
- Kế hoạch dạy học.
- Átlát địa lý Việt Nam.
- Clip :
+ Tin bão khẩn cấp.
+ Điều kiện hình thành và phát triển của bão nhiệt đới.
+ Bão được hình thành từ đâu và hình thù như thế nào.
+ Hậu quả của bão nhiệt đới.
+ Bão Linda- 20 năm nhìn lại VTV1.
2.2. Học sinh.
- Nhận hợp đồng học tập, đại diện nhóm kí cam kết hoàn thành đúng thời hạn và đảm
bảo nội dung.
- Chia lớp làm 3 nhóm, mỗi nhóm chuẩn bị một bài thuyết trình có thể trình chiếu
PowerPoint hoặc video (thời gian vừa trình bày và trình chiếu tối đa 5 phút).
6


3. Tổ chức các hoạt động dạy học.
3.1. Hoạt động khởi động.
- Các em sẽ hành động như thế nào khi nhận được tin khẩn cấp sau
Cho lớp xem clip 01 phút Tin bão khẩn cấp của VTV1.
- HS trả lời……
- Việt Nam là 1 trong năm quốc gia chịu hậu quả nặng nề nhất của hiện tượng nước
biển dâng, bão nhiệt đới là thiên tai hàng đầu gây tổn thất về người và hàng chục tỷ
đồng mỗi năm. Vậy chúng ta có giải pháp gì để giảm số lượng các cơn bão nhiệt đới
trên Thái Bình Dương, giảm thiểu các siêu bão và ngăn ngừa nguy cơ xuất hiện của
cơn bão hủy diệt?
- HS trả lời….

Để giải quyết tốt vấn đề lớn này các em lần lượt giải quyết các nhiệm vụ đơn giản
hơn, vừa sức hơn theo kế hoạch thầy đã chuyển giao. Các nhóm có 1 phút để chuẩn bị
- Chiếu nhiệm vụ của 4 nhóm trên màn hình:
+ Trình bày hậu quả của bão ở Việt Nam và điều kiện hình thành và phát triển một cơn
bão.
+ Hoạt động của bão ở Việt Nam. Xác định vùng bờ biển nước ta chịu ảnh hưởng
mạnh của bão? Vì sao?
+ Tìm hiểu các biện pháp phòng chống bão.
3.2. Hình thành kiến thức mới.
* Hoạt động 1. Trình bày hậu quả của bão ở Việt Nam và điều kiện hình thành, phát
triển một cơn bão.
Mục tiêu

- HS Trình bày hậu quả của bão ở Việt Nam và điều kiện hình
thành và phát triển một cơn bão.

Hình thức
Phương pháp

Hoạt động nhóm
Dạy học dự án kết hợp các phương pháp đàm thoại, vấn đáp trên
lớp
7


Tiến trình thực Bước 1: Đại diện nhóm lên báo cáo sản phẩm.
Bước 2: Các nhóm khác đặt câu hỏi, nhóm báo cáo trả lời.
hiện
Bước 3: Các nhóm khác đánh giá kết quả hoạt động của nhóm
báo cáo và cho điểm.

Bước 4: GV tổng kết, đánh giá kết quả .
GV yêu cầu HS hãy theo dõi video sau và xác định “Vũ khí” của bão? Sức gió của bão
thay đổi thế nào từ mắt bão ra ngoài rìa bão?
Video : Bão được hình thành từ đâu và hình thù như thế nào?
Kiến thức cơ bản

* Hậu quả:
+Gió lớn : lật úp thuyền, tàn phá nhà cửa, cây xanh, các công trình giao thông,
công sở và các công trình xây dựng...
+ Mưa to gây ngập lụt trên diện rộng, vỡ đê...gây thiệt hại lớn về người và tài sản
ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và hoạt động sản xuất con người.
+ Nước biển dâng, sóng lớn gây vỡ đê, sạt lở bờ biển...
* Điều kiện cơ bản để hình thành và phát triển của bão nhiệt đới:
- Nhiệt độ từ mặt nước biển xuống độ sâu 50 m ít nhất phải là 26,50 C.
- Bầu khí quyển bị mất ổn định hay bị nhiễu động.
- Tầng đối lưu có độ ẩm cao.
- Lực Coriolis đủ lớn để duy trì trung tâm áp suất thấp.
- Khả năng thay đổi tốc độ hoặc hướng gió bất ngờ (độ đứt dọc của gió) yếu.
- Bề mặt nước bị xáo trộn với lực xoáy đủ mạnh.
* Hoạt động 2. Tìm hiểu

hoạt động của bão ở Việt Nam. Xác định vùng bờ biển nước ta chịu ảnh

hưởng mạnh của bão? Vì sao?

Mục tiêu

- Trình bày được hoạt động của bão ở Việt Nam. Xác định vùng

Hình thức

Phương pháp

bờ biển nước ta chịu ảnh hưởng mạnh của bão? Vì sao?
Hoạt động nhóm
Dạy học dự án kết hợp các phương pháp đàm thoại, vấn đáp trên
lớp
8


Tiến trình thực Bước 1: Đại diện nhóm lên trình bày vấn đề của nhóm.
Bước 2: Các nhóm khác đặt câu hỏi, nhóm báo cáo trả lời.
hiện
Bước 3: Các nhóm khác đánh giá kết quả hoạt động của nhóm
báo cáo và cho điểm.
Bước 4: GV tổng kết, đánh giá kết quả .
Kiến thức cơ bản

- Thời gian: + Mùa bão: từ tháng VI – XI
+ Mùa bão chậm dần từ Bắc vào Nam.
- Trung bình mỗi năm có 3 - 4 cơn bão đổ bộ vào vùng biển nước ta.
- Vùng chịu tác động mạnh của bão: Dải đồng bằng ven biển miền Trung ( đặc biệt
khu vực Bắc Trung Bộ).
* Hoạt động 3. Tìm hiểu các biện pháp phòng chống bão.
Mục tiêu
Hình thức
Phương pháp

Tìm hiểu các biện pháp phòng chống bão.
Hoạt động nhóm
Dạy học dự án kết hợp các phương pháp đàm thoại, vấn đáp trên


lớp
Tiến trình thực Bước 1: Đại diện nhóm lên trình bày vấn đề của nhóm.
Bước 2: Các nhóm khác đặt câu hỏi, nhóm báo cáo trả lời.
hiện
Bước 3: Các nhóm khác đánh giá kết quả hoạt động của nhóm
báo cáo và cho điểm.
Bước 4: GV tổng kết, đánh giá kết quả .
Kiến thức cơ bản

- Các biện pháp phòng chống Bão:
+ Thường xuyên cập nhật chính xác về quá trình hình thành và hướng di chuyên
của bão.
+ Tìm mọi biện pháp liên lạc và kêu gọi tàu thuyền phải gấp rút tìm nơi trú ẩn hoặc
trở về đất liền.
+ Chằng chống nhà cửa, di chuyển các đồ dùng cá nhân có giá trị và sơ tán dân
nếu có bão mạnh.
9


+ Thực hiện chủ trương “4 tại chỗ, 3 sẵn sàng”
+ Chủ động chuẩn bị lương thực, thực phẩm thiết yếu cho những ngày có bão và
sau bão.
+ Chống bão kết hợp chống lũ lụt ở đồng bằng, chống xói mòn ở miền núi.
3.3. Luyện tập
Hãy cho biết thời gian hoạt động và hậu quả của bão ở Bà Rịa –Vũng Tàu và biện
pháp phòng chống.
3.4. Vận dụng và mở rộng
- Em nhận xét gì về hoạt động của bão ở khu vực Đông Nam Bộ và Nam Bộ?
- HS trả lời….

- GV đánh giá câu trả lời trước hoặc sau khi cho HS xem video Bão Linda- 20 năm
nhìn lại VTV1.
- Giải thích cho những người chưa biết trong hoạt động các lĩnh vực ngành nông
nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp về tác động và ảnh hưởng của Bão để từ đó có sự chủ
động trong phòng chống Bão nhằm góp phần yên tâm trong sản xuất và đời sống.
- Cập nhật và tìm hiểu một số loại thiên tai khác ở tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu từ đó chủ
động có cách phòng chống để giảm thiểu thiệt hại do nó gây ra…
Rút kinh nghiệm:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
10


………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

11



×