Tải bản đầy đủ (.doc) (164 trang)

Tổ chức giáo dục môi trường cho học sinh trung học phổ thông thông qua khảo sát thực trạng ô nhiễm ở làng nghề huyện đông hưng, tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 164 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐẶNG HOÀN KIẾM

TỔ CHỨC GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CHO HỌC
SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG, THÔNG QUA
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG Ô NHIỄM Ở LÀNG
NGHỀ HUYỆN ĐÔNG HƯNG,
TỈNH THÁI BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐẶNG HOÀN KIẾM

TỔ CHỨC GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CHO HỌC
SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG, THÔNG QUA
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG Ô NHIỄM Ở LÀNG
NGHỀ HUYỆN ĐÔNG HƯNG,
TỈNH THÁI BÌNH
Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 60 14 01 14


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS. MAI CÔNG KHANH

THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực chưa hề được sử dụng và công bố ở bất kỳ một công trình
nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn luận văn đều được chỉ rõ
nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2015
Tác giả

Đặng Hoàn Kiếm

i


LỜI CẢM ƠN

Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo của trường Đại
học Sư phạm Thái Nguyên đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức và
kinh nghiệm quý báu về quản lý, quản lý giáo dục. Những kiến thức đã học,
giúp tôi nghiên cứu, học tập và ứng dụng thực tiễn trong công việc.
Xin cảm ơn toàn thể cán bộ, nhân viên trường Đại học Sư phạm Thái

Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt thời gian tôi học tập
và nghiên cứu tại nhà trường.
Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài nguyên
và Môi trường tỉnh Thái Bình, UBND huyện Đông Hưng, Ban Giám hiệu các
trường THPT trong huyện, Chính quyền và nhân dân địa phương các làng nghề
đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát tại các cơ quan và địa phương.
Xin cảm ơn toàn thể đồng nghiệp bạn bè, gia đình đã tạo điều
kiện, động viên, giúp đỡ cho tác giả hoàn thành chương trình học tập và hoàn
tất luận văn này.
Một lần nữa xin chân thành tếp thu mọi sự đóng góp ý kiến của các
thầy cô, tập thể hội đồng khoa học để đề tài có tính hiệu quả cao, góp phần
vào công tác giáo dục toàn diện trong các nhà trường.
Xin chân thành cảm ơn!

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................ii
MỤC LỤC ..........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................iv
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................. v
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ................................................................................vi
MỞ

ĐẦU

............................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................

1
2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................
3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.................................................................
3
5. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................
3
6. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................
4
7. Cấu trúc của luận văn ......................................................................................
4
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN TỔ CHỨC GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CHO HỌC
SINH THPT Ở LÀNG NGHỀ................................... 5
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu.......................................................................
5
1.1.1. Nghiên cứu của thế giới về môi trường và giáo dục môi
trường............. 5
1.1.2. Nghiên cứu của Việt Nam về môi trường, giáo dục môi trường ....... 6
1.2. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến môi trường, giáo dục
môi
trường cho học sinh THPT ở làng nghề .............................................................. 7
1.2.1. Môi trường .......................................................................................... 7
iii


1.2.2. Ô nhiễm môi trường ........................................................................... 9
1.2.3. Giáo dục môi trường......................................................................... 10
1.2.4. Học sinh trung học phổ thông .......................................................... 12
1.2.5. Ô nhiễm làng nghề............................................................................ 15
1.3. Tổ chức giáo dục môi trường cho học sinh THPT ở làng nghề ................ 15

1.3.1. Mục tiêu giáo dục môi trường cho học sinh THPT .......................... 15
1.3.2. Nội dung giáo dục môi trường cho học sinh THPT ......................... 17

iii


1.3.3. Phương pháp giáo dục môi trường cho học sinh THPT ................... 18
1.3.4. Các hình thức tổ chức giáo dục môi trường cho học sinh THPT ........
20
1.3.5. Giáo dục môi trường thông qua hoạt động kiểm tra, đánh giá.........
22
1.4. Tầm quan trọng của việc tổ chức giáo dục môi trường cho học sinh THPT
....... 23
Kết luận chương 1.............................................................................................. 25
Chương 2: KHẢO SÁT THỰC TRẠNG Ô NHIỄM Ở LÀNG NGHỀ VÀ CÔNG
TÁC TỔ CHỨC GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CHO
HỌC SINH THPT HUYỆN ĐÔNG HƯNG, TỈNH THÁI BÌNH............... 26
2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình .................... 26
2.2. Giáo dục THPT huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình ................................... 27
2.2.1. Quy mô trường lớp, số lượng học sinh............................................. 27
2.2.2. Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý .................................................... 27
2.2.3. Chất lượng giáo dục toàn diện.......................................................... 28
2.3. Khảo sát thực trạng ô nhiễm ở làng nghề ...................................................
30
2.3.1. Khái quát về các làng nghề............................................................... 30
2.3.2. Ô nhiễm ở các nhóm làng nghề ........................................................ 30
2.3.3. Nhận thức của người dân về tầm quan trọng của môi trường ..........
36
2.4. Tổ chức giáo dục môi trường cho học sinh THPT ở làng nghề ................. 38
2.4.1. Nhận thức của các cấp quản lý về giáo dục môi trường .................. 38

2.4.2. Nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường về giáo
dục môi trường .......................................................................................... 39
2.4.3. Nhận thức của đội ngũ giáo viên về giáo dục môi trường ............... 39
2.4.4. Nhận thức của học sinh THPT về giáo dục môi trường ................... 40
2.4.5. Thực trạng tổ chức giáo dục môi trường cho học sinh THPT.......... 42
2.5. Đánh giá chung về thực trạng tổ chức giáo dục môi trường cho học
sinh THPT ở làng nghề ...................................................................................... 48
2.5.1. Những ưu điểm ................................................................................. 48
2.5.2. Những hạn chế ..................................................................................
49


2.5.3. Nguyên nhân của thực trạng .............................................................
49
Kết luận chương 2.............................................................................................. 51
iv


Chương 3: BIỆN PHÁP TỔ CHỨC GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở LÀNG NGHỀ HUYỆN ĐÔNG HƯNG, TỈNH THÁI
BÌNH................................................ 52
3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp ..............................................................
52
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học ..................................................
52
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ...................................................
52
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ ....................................................
53
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ......................................................

53
3.2. Biện pháp tổ chức giáo dục môi trường cho học sinh trung học phổ
thông ở làng nghề huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình ....................................... 54
3.2.1. Nâng cao nhận thức đối với đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý
về tầm quan trọng của việc tổ chức giáo dục môi trường cho học
sinh ở
làng nghề...................................................................................................... 54
3.2.2. Xây dựng kế hoạch tổ chức giáo dục môi trường cho học sinh
trung học phổ thông ở làng nghề ................................................................
57
3.2.3. Xây dựng nội dung giáo dục môi trường ở làng nghề cho học
sinh trung học phổ thông ............................................................................
60
3.2.4. Tổ chức giáo dục môi trường cho học sinh thông qua dạy học
tch hợp, lồng ghép gắn với các hoạt động ở làng nghề .............................
62
3.2.5. Tổ chức giáo dục môi trường thông qua các hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp .................................................................................. 70
3.2.6. Phối kết hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường tổ chức
giáo dục môi trường cho học sinh ở làng nghề .......................................... 74
3.3. Mối quan hệ của các biện pháp đề xuất......................................................
78


3.4. Thăm dò sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp.............................
79
Kết luận chương 3.............................................................................................. 82
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 86
PHỤ LỤC


v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BGH

:

Ban giám hiệu

BOD

:

Biochemical Oxygen Demand (Nhu cầu ô xi hóa)

BOD5

:

Biochemical Oxygen Demand 5 :Là lượng ô xi cần
thiết để ô xi hóa hết các chất hữu cơ và sinh hóa
do vi khuẩn (có trong nước nói chung và nước thải
nói riêng) gây ra với thời gian xử lý nước là 5 ngày ở
o

điều kiện nhiệt độ là 20 C.
BVMT


:

Bảo vệ môi trường

CBQL

:

Cán bộ quản lý

CMHS

:

Cha mẹ học sinh

CNH

:

Công nghiệp hóa

COD

:

Chemical Oxygen Deman – nhu cầu ô xi hóa học (là
lượng ô xi cần thiết để ô xi hóa các hợp chất hóa
học trong nước bao gồm cả vô cơ và hữu cơ)


CSVC
:

:

Cơ sở vật chất GDCD

Giáo dục công dân GDMT

:

Giáo dục môi trường GVCN

:

Giáo viên chủ nhiệm HDH

:

Hiện đại hóa
KT-XH
:

:

Kinh tế - Xã hội NGLL

Ngoài giờ lên lớp TBDH

:


Thiết bị dạy học TCCP

:

Tiêu

chuẩn cho phép THCS

:

Trung

học cơ sở THPT

:

Trung học

phổ thông

4


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Thống kê số học sinh các trường THPT năm học 2014 - 2015 ..........
27
Bảng 2.2: Số lượng CBQL các trường THPT năm học 2014-2015. .............. 27
Bảng 2.3: Số lượng giáo viên các trường THPT năm học 2014 - 2015 ......... 28
Bảng 2.4a: Số lượng và tỷ lệ xếp loại giáo dục hạnh kiểm năm học 2013 2014........29

Bảng 2.4b: Số lượng và tỷ lệ xếp loại giáo dục học lực năm học 2013 2014..............29
Bảng 2.5a. Tầm quan trọng của môi trường, giáo dục môi trường đối với
cuộc sống........................................................................................ 36
Bảng 2.5b. Mức độ ô nhiễm môi trường tại làng nghề, khu công nghiệp....... 36
Bảng 2.5c. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở làng nghề, khu công nghiệp
...... 37
Bảng 2.5d. Ảnh hưởng của môi trường đối với phát triển kinh tế xã hội,
sức khỏe con người ........................................................................ 37
Bảng 2.5e. Biện pháp để cải thiện môi trường ở các làng nghề, KCN ........... 37
Bảng 2.6. Nhận thức của đội ngũ giáo viên về tổ chức giáo dục môi
trường ở các làng nghề (n=52) ....................................................... 40
Bảng 2.7. Nhận thức của học sinh THPT về giáo dục môi trường (n=126) .......
41
Bảng 2.8. Thời lượng, khối lượng kiến thức giáo dục môi trường tích
hợp trong các môn học ...................................................................
42
Bảng 2.9: Mức độ lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục môi trường
vào các môn học (n=70) ................................................................. 43
Bảng 2.10: Thực trạng tổ chức giáo dục môi trường thông qua hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp ( n=70) ........................................ 44
Bảng 2.11. Sự phối hợp các tổ chức trong trường giáo dục môi trường
cho học sinh.................................................................................... 46
Bảng 2.12. Sự phối hợp với các lực lượng ngoài nhà trường tổ chức giáo
dục môi trường cho học sinh.......................................................... 47
5


Bảng 3.1: Khai thác nội dung giáo dục BVMT thông qua các môn học........ 64
Bảng 3.2. Thăm dò sự cần thiết của các biện pháp ........................................ 80
Bảng 3.3. Thăm dò tnh khả thi của các biện pháp ........................................ 81


6


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ công nghệ làm bún .................................................................
32
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ công nghệ làm đậu phụ ..........................................................
34
Sơ đồ 2.3. Sơ đồ công nghệ làm sản phẩm mây tre đan....................................
35
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ công nghệ sản xuất miến dong............................................... 73

7


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thế giới đang bước vào thiên niên kỷ mới, cuộc sống đang phát triển
ngày càng hiện đại, đời sống vật chất và tnh thần ngày càng được cải thiện. Tuy
nhiên, đối lập với nó là tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng diễn biến
phức tạp. Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề không chỉ của riêng một quốc gia
nào, một vùng lãnh thổ nào, mà ở khắp nơi, cả ở nông thôn, thành thị, miền
núi và miền biển. Nằm trong bối cảnh chung môi trường ở Việt Nam đang
xuống cấp nhiều nơi bị huỷ hoại nghiêm trọng, mất cân bằng sinh thái, cạn kiệt
nguồn tài nguyên, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sự phát triển bền
vững đất nước.
Tại tỉnh Thái Bình, trong những năm vừa qua đã có sự đầu tư phát triển
kinh tế trên nhiều lĩnh vực tạo ra sự chuyển biến căn bản trong cơ cấu kinh tế.
Trong đó cơ cấu kinh tế công nghiệp, dịch vụ có sự gia tăng đáng kể, tại các

vùng nông thôn trong phong trào xây dựng nông thôn mới làm cho bộ mặt
nông thôn có sự thay đổi quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa xã hội.
Tuy nhiên sự phát triển kinh tế chưa gắn với các hoạt động giáo dục ý thức bảo
vệ môi trường. Đặc biệt là sự hình thành các khu cụm công nghiệp, các cụm
làng nghề phát triển tương đối nhanh gây nên tình trạng ô nhiễm nguồn nước
và môi trường sinh thái…
Để BVMT, con người đã, đang và sẽ phải thực hiện hàng loạt các biện
pháp khác nhau, trong đó có biện pháp GDMT. GDMT được xem là biện pháp
có hiệu quả cao vì nó giúp con người có nhận thức và hành động đúng
đắn trong việc khai thác, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và thực
hiện các nhiệm vụ BVMT.
Ở Việt Nam, công tác BVMT nói chung, giáo dục nâng cao ý thức
BVMT nói riêng đã được Đảng, Nhà nước và các Bộ, ngành quan tâm từ nhiều
năm nay và đã có những chủ trương, biện pháp giải quyết vấn đề môi
1


trường trong thời kì CNH - HĐH đất nước. Điều này đã được thể hiện rất rõ
trong nhiều văn bản của Đảng và Chính phủ.

2


Công văn 1320/CP-KG của Thủ tướng Chính phủ ngày 06/11/1998 về việc
tổ chức triển khai thực hiện chỉ thị số 36/CT-TW giao cho Bộ Giáo dục & Đào
tạo chủ trì và phối hợp với Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường; Bộ Kế hoạch
và Đầu tư và một số Hội quần chúng xây dựng đề án “Đưa các nội dung bảo vệ
môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân” trình Chính phủ.
Điều 107, Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi năm 2011 cũng đã nêu rõ:
“Công dân Việt Nam được giáo dục toàn diện về môi trường nhằm nâng cao

hiểu biết và ý thức bảo vệ môi trường”, “Giáo dục về môi trường là một nội
dung của chương trình chính khóa của các cấp học phổ thông”. [17]
Quyết định số 373-QĐ/TTg ngày 23/3/2010 về việc phê duyệt đề án đẩy
mạnh công tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và
hải đảo Việt Nam.
Quyết định số 1461/QĐ-BGD&ĐT về việc giao nhiệm vụ xây dựng và
thực hiện đề án tăng cường công tác giáo dục về tài nguyên và môi trường
biển, hải đảo vào chương trình giáo dục các cấp học và các trình độ đào tạo
trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2010 - 2015.
Đối với hệ thống giáo dục Quốc dân trong khoảng hơn một thập
niên, giáo dục BVMT đã bước đầu được thử nghiệm tại một số trường ở tất
cả các bậc học: Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT, Cao đẳng, Đại học và Sau đại
học. Tuy nhiên hoạt động giáo dục BVMT mới chỉ là những giải pháp tình thế,
chưa có hệ thống, chưa được tổ chức quản lý một cách bài bản và chưa trở
thành nhiệm vụ bắt buộc trong tất cả các bậc học. Do đó, chất lượng và hiệu
quả của giáo dục BVMT còn thấp, chưa tương xứng với yêu cầu của quá trình
phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Nhất là tổ chức các hình thức giáo dục
môi trường thông qua hoạt động trải nghiệm: thăm quan thực địa, dã ngoại,
tìm hiểu thực tễn môi trường ở các địa phương chưa được thực hiện một cách
có hiệu quả.
Thái Bình là một tỉnh sớm quan tâm đến việc đưa giáo dục BVMT vào
trường THPT. Dù chưa phải là môn học chính thức, nhưng với sự liên hệ, lồng
ghép, tích hợp vào các môn học khác, thông qua các chương trình ngoại
3


khóa, GDMT đã trở nên quen thuộc với các trường phổ thông. GDMT đã góp
phần

4



nâng cao nhận thức, tạo sự chuyển biến cơ bản cho đội ngũ cán bộ quản
lý, giáo viên và học sinh về BVMT. Phong trào xây dựng nhà trường xanhsạch- đẹp, trường học thân thiện phát triển mạnh trong cả tỉnh. Tuy nhiên, so
với yêu cầu đặt ra, công tác GDMT trong các trường THPT của tỉnh Thái
Bình nói chung, huyện Đông Hưng nói riêng vẫn còn nhiều yếu tố cần hoàn
thiện, nhất là yếu tố, tổ chức GDMT trong các trường THPT, thông qua các
hoạt động thực tễn tại các địa phương nơi học sinh cư trú. Xuất phát từ
những lý do trên chúng tôi chọn đề tài: "Tổ chức giáo dục môi trường cho học
sinh trung học phổ thông, thông qua khảo sát thực trạng ô nhiễm ở làng
nghề huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình".
2. Mục đích nghiên cứu
Nâng cao hiệu quả tổ chức các hoạt động giáo dục bảo vệ môi
trưởng cho học sinh THPT huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình, "Thông qua
khảo sát thực trạng ô nhiễm ở làng nghề huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình".
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Công tác tổ chức các hoạt động GDMT cho HS
các trường THPT thông qua khảo sát thực trạng ô nhiễm môi
trường.
- Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp tổ chức giáo dục môi trường cho
học sinh trung học phổ thông thông qua khảo sát thực trạng ô nhiễm
môi trường ở các làng nghề huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Nghiên cứu lý luận về tổ chức giáo dục môi trường cho học sinh
trung học phổ thông ở làng nghề huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.
4.2. Khảo sát ô nhiễm ở làng nghề huyện Đông Hưng và thực trạng giáo
dục môi trường cho học sinh THPT ở huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.
4.3. Đề xuất các biện tổ chức giáo dục môi trường cho học sinh trung học
phổ thông ở làng nghề huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.
5. Phạm vi nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu về lĩnh vực hoạt động GDMT cho HS các trường
5


THPT Huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình trong những năm gần đây.

6


6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin lý luận để xây
dựng cơ sở lý luận của đề tài. Thuộc nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận có
các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:
- Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu;
- Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập.
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin thực tiễn để xây
dựng cơ sở thực tiễn của đề tài. Thuộc nhóm phương pháp nghiên cứu thực
tiễn có các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục
- Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
- Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm.
6.3. Phương pháp toán thống kê
Dùng các công thức toán học để xử lý các số liệu điều tra khảo sát làm
minh chứng cho quá trình nghiên cứu.
7. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo,
phụ lục, nội dung luận văn gồm 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận tổ chức giáo dục môi trường cho học sinh trung
học phổ thông ở làng nghề.
Chương 2: Khảo sát thực trạng ô nhiễm ở làng nghề và công tác tổ chức
giáo dục môi trường cho học sinh THPT huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.
Chương 3: Biện pháp tổ chức giáo dục môi trường cho học sinh trung
học phổ thông ở làng nghề huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.
7


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN TỔ CHỨC GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở LÀNG NGHỀ
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Nghiên cứu của thế giới về môi trường và giáo dục môi trường
Sự phát triển của hoạt động giáo dục môi trường GDMT là hoạt động
mang tính toàn cầu, do đó con người phải phối hợp hành động nhằm tìm ra
những biện pháp khắc phục, ngăn chặn sự ô nhiễm môi trường, sự cạn kiệt tài
nguyên thiên nhiên để đảm bảo cho sự phát triển bền vững cho mọi thế hệ.
Lần đầu tiên trong lịch sử, năm 1948, tại Paris, trong cuộc họp của Liên
Hiệp Quốc về BVMT và tài nguyên thiên nhiên, thuật ngữ “Giáo dục môi
trường” đã được sử dụng.
Năm 1970, Hiệp hội quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (IUCN) đã định
nghĩa: GDMT là quá trình nhận biết các giá trị và làm sáng tỏ các khái niệm
nhằm phát triển các kỹ năng và quan điểm cần thiết để hiểu và đánh giá
được sự quan hệ tương tác giữa con người, nền văn hoá, thế giới vật chất bao
quanh; GDMT đồng thời cũng thực hiện quyết định đưa ra bộ quy tắc ứng xử
với vấn đề liên quan tới đặc tính của môi trường.
Trong tuyên bố của hội nghị Liên Hiệp Quốc về “Môi trường con người”

tại Stockholm, ngày 5/6/1972 đã nêu: Việc giáo dục môi trường cho thế hệ
trẻ cũng như người lớn làm sao để họ có được trách nhiệm trong việc giữ gìn,
cải thiện môi trường đó là một biện pháp bảo vệ môi trường hiệu quả nhất. Từ
đó, ngày 05 tháng 06 hàng năm trở thành Ngày môi trường thế giới.
Ngay sau đó, Chương trình môi trường của Liên Hiệp Quốc (UNEP)
cùng với Tổ chức văn hoá, khoa học, giáo dục Liên Hiệp Quốc đã thành lập

8


Chương trình Giáo dục môi trường Quốc tế (IEEP) và đã đưa ra nghị định
khung và tuyên bố về những mục tiêu và những nguyên tắc hướng dẫn GDMT.

9


Từ sau Hội nghị Belgrate, tháng 10 năm 1975, Chương trình Giáo dục
môi trường quốc tế bắt đầu triển khai và có khoảng 60 quốc gia đã đưa GDMT
vào các trường học.
Ngay từ thập kỷ 70, chương trình GDMT đã được đưa vào hệ thống giáo
dục THPT ở nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Phần Lan, Bỉ, Đức,
Mêhicô, Mỹ, Liên Xô cũ và nhiều quốc gia khác.
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy vai trò của thầy giáo, cô giáo là hết sức
quan trọng trong việc GDMT ở tất cả các bậc học. Vì vậy, việc trang bị kiến thức
về GDMT cho giáo viên ở tất cả các cấp học được các quốc gia quan tâm đặc
biệt.
1.1.2. Nghiên cứu của Việt Nam về môi trường, giáo dục môi trường
Ở Việt Nam, vào những năm 1980, nội dung giáo dục BVMT được đưa
vào các trường phổ thông. Kể từ đó đã xuất hiện nhiều tài liệu về giáo dục
BVMT. Từ năm 1995, dự án GDMT trong nhà trường phổ thông Việt Nam giai

đoạn I: 1996-1998 (VIE/95/041) và giai đoạn II 1998-2004 (VIE/98/018) góp
phần thực hiện mục tiêu, nội dung, phương pháp GDMT.
- Hỗ trợ xây dựng một bản chính sách và chiến lược thực hiện quốc gia
về GDMT tại Việt Nam.
- Tăng cường năng lực của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc truyền đạt
những nội dung và phương pháp GDMT vào các chương trình đào tạo giáo viên.
- Xây dựng các hoạt động GDMT cụ thể để thực hiện ở cấp tểu học và
trung học.
Ngoài ra còn có nhiều công trình nghiên cứu khác về giáo dục BVMT
được công bố trên các tạp chí chuyên ngành, được trao đổi trong các hội thảo
khoa học. Ngoài ra, còn phải kể đến một số lượng khá lớn các khóa luận tốt
nghiệp đại học, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ của sinh viên, học viên, nghiên
cứu sinh về vấn đề này: GDMT cho học sinh tiểu học qua hoạt động ngoài giờ
lên lớp; Thiết kế modun GDMT cho học sinh đầu bậc tiểu học thông qua khai
10


thác nội dung SGK môn Tự nhiên và Xã hội; Xác định hình thức và phương
pháp GDMT qua môn Địa lý ở trường phổ thông Việt Nam...

11


×