Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Tổ chức giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông theo tinh thần xã hội hoá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (457.51 KB, 24 trang )

1
MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Sự phát triển vũ bão của cách mạng khoa học - công nghệ (KH-CN) hiện đại và
sự nghiệp CNH-HĐH ở nước ta đã đặt ra những yêu cầu cao về chất lượng nguồn nhân lực
trong những năm tới, nhất là nguồn nhân lực cần cho quá trình tiếp cận với kinh tế (KT) tri
thức. Vì vậy, công tác HN theo quyết định 126/CP đã có một số điểm không phù hợp với sự
phát triển KT- XH hiệ
n nay và giai đoạn sắp tới.
1.2. Trong nhiều năm qua, GDHN cho học sinh THPT có nhiều cố gắng và có những
đóng góp nhất định, góp phần vào việc định hướng nghề nghiệp cho HSPT, nhằm đào tạo
nguồn nhân lực phục vụ sự phát triển KT-XH của đất nước. Nhưng sau đó, công tác tổ chức
GDHN cho học sinh phổ thông không được các cấp QLGD và các trường học quan tâm đúng
mức, nhiều địa phương và trườ
ng học chưa thực hiện đầy đủ các nội dung GDHN. Việc huy
động các lực lượng XH tham gia tổ chức GDHN cho HSPT chưa được các cấp chú trọng; các
hình thức tổ chức GDHN chưa phù hợp với yêu cầu mới đặt ra; việc sử dụng và khai thác các
nguồn nhân lực - vật lực - tài lực còn ít hiệu quả.
1.3. Để đáp ứng được yêu cầu phát triển nguồn nhân lực cho sự phát triển KT-XH
của đấ
t nước, đồng thời đẩy mạnh một số lĩnh vực công nghệ cao, GDHN cho HS THPT
cần phải đổi mới cả nội dung, hình thức tổ chức, trong đó coi trọng việc huy động một cách
hợp lý các lực lượng XH cùng tham gia tổ chức GDHN cho HS THPT.
1.4. Trên thực tế, GDHN cho HSPT đang gặp nhiều khó khăn, chưa có tác động
nhiều đến chủ trương phân luồng HS sau THPT. Một trong những nguyên nhân yếu kém
của HN là do công tác HN chỉ
được triển khai bó hẹp trong trường THPT, các lực lượng xã
hội chưa tham gia tổ chức GDHN. Việc huy động và phát huy vai trò của các lực lượng xã
hội cho GDHN là một vấn đề cấp thiết cần được quan tâm hiện nay.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài "Tổ chức giáo dục hướng


nghiệp cho học sinh trung học phổ thông theo tinh thần xã hội hoá".
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn tổ chức GDHN cho học sinh THPT theo
tinh thần XHH, đề xuất các giải pháp tổ chức GDHN để thực hiện có hiệu quả công tác
GDHN cho học sinh trường trung học phổ thông.
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường trung học phổ thông
của các cấp quản lý giáo dục.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Tổ chức GDHN cho học sinh THPT với sự tham gia của các lực lượng xã hội.
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
Tổ chức GDHN ở trường THPT đang còn nhiều vấn đề bất cập về nội dung và phương
thức tổ chức thực hiện. Nếu nhà trường thực hiện đồng bộ các giải pháp tổ chức GDHN cho
học sinh THPT theo tinh thần xã hội hoá như: tổ chức nhận thức; tổ chức nội dung; cung ứng
nhân lực; cung ứng vật lực, tài lực và tổ chức cơ chế phố
i hợp GDHN thì sẽ góp phần nâng
cao hiệu quả GDHN cho học sinh THPT đồng thời đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực
cho sự phát triển của đất nước.
5. NHIỆM VỤ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
2
+ Xây dựng cơ sở lý luận tổ chức GDHN cho học sinh THPT theo tinh thần XHH.
+ Khảo sát, đánh giá thực trạng GDHN theo tinh thần XHH.
+ Đề xuất các giải pháp tổ chức GDHN cho học sinh THPT theo tinh thần XHH.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Về nội dung: Luận án nghiên cứu về tổ chức GDHN cho HS THPT theo tinh thần
XHH trong phạm vi cấp tỉnh và cấp trường THPT.
+ Về địa bàn: Do điều kiện có hạn nên chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng ở 21
trườ

ng THPT và 14 trung tâm KTTH-HN thuộc 2 tỉnh Quảng Trị và Hà Tĩnh, đây là
những địa phương đã có một thời gian làm tốt công tác GDHN cho học sinh phổ thông
theo tinh thần XHH; đồng thời là hai tỉnh có nền công nghiệp chưa phát triển nên có
nhiều vấn đề về nguồn nhân lực cần được quan tâm.

6. CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1. Cơ sở phương pháp luận
+ Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận triết học Mác-Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh; các quan điểm đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước; chiến lược phát triển
giáo dục đào tạo; định hướng GDHN đến 2010 và những năm tiếp theo.
+ Kế thừa và phát triển có chọn lọc một số kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học
trong và ngoài nướ
c về những vấn đề có liên quan đến luận án.
+ Cơ sở thực tiễn: Thực trạng GDHN cho học sinh THPT và việc tổ chức GDHN cho
HS THPT theo tinh thần XHH.
6.2. Các phương pháp nghiên cứu
6.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
+ Tổng hợp các tài liệu khoa học chuyên môn về GD, GDHN, các công trình có liên
quan đến vấn đề nghiên cứu.
+ Phân tích các công trình khoa học về HN của các tác giả trong và ngoài nước.
+ Nghiên cứu xu hướng hiện nay của các nước phát triển và cách tiếp cận GDHN
trong thời kỳ
hội nhập theo tinh thần XHH.
6.2.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
+ Điều tra, toạ đàm, phỏng vấn; tổng kết kinh nghiệm.
+ Trưng cầu ý kiến chuyên gia; khảo nghiệm và thử nghiệm.
+ Phương pháp so sánh.
7. NHỮNG LUẬN ĐIỂM BẢO VỆ
7.1. Vai trò quan trọng của GDHN trong việc chuẩn bị nguồn nhân lực đáp ứng các
yêu cầu của sự phát triển KT-XH của đất nước trong thời kỳ hội nhập kinh tế.

7.2. Công tác hướng nghiệp cần có sự tham gia của các lực lượng xã hội, một mình
nhà trường PT không thể đảm nhiệm công việc này.
7.3. Những bất cập trong GDHN cho HS THPT trong thời gian qua. Nguyên nhân
của những bất cập đó chủ yếu thu
ộc về phương thức tổ chức GDHN của các cấp quản lý
trong hệ thống giáo duc quốc dân.
7.4. Tính hợp lý và khả thi của các giải pháp tổ chức GDHN cho học sinh THPT theo
tinh thần xã hội hoá.
8. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
8.1. Đề tài góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về GDHN; xã hội hoá trong
giáo dục và tổ chức GDHN theo tinh thần XHH ở cấp THPT.
8.2. Làm rõ thực trạng, chỉ ra những bất cập trong tổ chức GDHN cho học sinh
THPT và phân tích được những nguyên nhân cơ bản đó.
8.3. Nêu rõ tính khả thi của năm nhóm giải pháp tổ chức GDHN cho học sinh THPT
theo tinh thần xã hội hoá.
3
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN TỔ CHỨC GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP
CHO HỌC SINH THPT THEO TINH THẦN XÃ HỘI HOÁ

1.1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Ở nước ngoài
Trên thế giới, công tác GDHN được ra đời khá sớm, nhiều công trình khoa học của
các tác giả ở Cộng hoà Pháp, Liên bang Nga, Trung Quốc, Cộng hòa Dân chủ Đức, Mĩ, Nhật
Bản, Australia … đã nhấn mạnh đến môi trường học đường, thị trường lao động, vai trò to
lớn của các trung tâm HN trong công tác tổ chức HN cho HS và thanh thiếu niên, trong đó
các tổ chức xã hội đã có nhiều đóng góp trong việc phối hợp với nhà trường và các trung
tâm HN trong việc tổ chức GDHN cho HS.
Tác giả Jacques Delors, Chủ tịch ủy ban Quốc tế độc lập về GD cho thế kỷ XXI của
UNESCO đã nhấn mạnh: HSPT có cơ hội phát triển và nâng cao năng lực của mình bằng

cách tham gia các hoạt động nghề nghiệp song song với việc học.
Trên thực tế, cả lý luận và thực tiễn, việc huy động các tổ chức xã hội tham gia vào
công tác GDHN ở nhiều nước trên thế giớ
i đã được nghiên cứu ở một số khía cạnh khác
nhau và được một số nước quan tâm, thực hiện khá tốt.
1.1.2. Ở Việt Nam
Từ cuối những năm 70 của thế kỷ XX, nhiều công trình khoa học của các nhà tâm lý học,
giáo dục học, xã hội học đã tiếp cận nghiên cứu nhiều vấn đề về GDHN cho HSPT ở những khía
cạnh khác nhau. Tác giả Phạm Minh Hạc đã đưa ra quan đ
iểm về con người trong công cuộc đổi
mới, là “ưu tiên đến việc giáo dục nghề nghiệp”. Trong các công trình khoa học khác, nhiều tác
giả như: Phạm Tất Dong, Đặng Danh Ánh, Nguyễn Như Ất, Nguyễn Viết Sự, Nguyễn Văn Lê,
Trần Khánh Đức, Hà Thế Truyền, Bùi Văn Quân, Nguyễn Đức Trí … đã làm nổi bật vai trò quan
trọng của công tác hướng nghiệp đối với việc phát triển nguồn nhân lực ở Vi
ệt Nam trong giai
đoạn 2001 – 2010 và đề xuất một số giải pháp về công tác giáo dục hướng nghiệp ở Việt Nam
trong giai đoạn 2005 - 2010.
Ngoài ra, một số công trình khoa học của các tác giả nói trên đã bước đầu đề cập đến
sự cần thiết phải có sự phối hợp trong công tác GDHN cho HSPT, đây là một khía cạnh để
thực hiện XHH công tác GDHN. Song các tác giả chưa đi sâu vào nghiên cứu các nội dung
tổ chức GDHN cho HS THPT theo tinh thần XHH.
1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CÔNG CỤ
1.2.1. Hướng nghiệp
Tùy theo cách tiếp cận trên các lĩnh vực khoa học mà HN được hiểu theo những cách
khác nhau. Ngày nay, người ta nhận thấy chỉ cung cấp thông tin là không đầy đủ, mà cần phải
chỉ ra sự phát triển về mặt cá nhân, XH, GD và nghề nghiệp của HS: “Hướng nghiệp trong giáo
dục là hệ thống các biện pháp tiến hành trong và ngoài nhà trường để giúp HS có kiến thức về
nghề nghiệp và có khả năng lựa chọn nghề nghiệ
p trên cơ sở kết hợp nguyện vọng, sở trường
của cá nhân với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội” [88; tr 2].

Từ khái niệm trên cho thấy, HN là quá trình hướng dẫn chọn nghề, quá trình chuẩn bị
cho thế hệ trẻ đi vào lao động sản xuất xã hội. HN là một hệ thống các biện pháp tác động
của gia đình, nhà trường và xã hội, trong đó nhà trường đóng vai trò chủ đạo, nhằ
m hướng
dẫn và chuẩn bị cho thế hệ trẻ sẵn sàng đi vào lao động.
1.2.2. Tổ chức và tổ chức giáo dục hướng nghiệp
4
1.2.2.1. Tổ chức
Khái niệm tổ chức mang tính bất định và tính đa nghĩa. Tuỳ thuộc vào cách tiếp cận
khác nhau mà người ta đưa ra những định nghĩa khác nhau về tổ chức.
Trong khoa học quản lý, các nhà khoa học đều cho rằng tổ chức là một trong những
chức năng cơ bản của quản lý. Tổ chức trong quản lý có 2 ý nghĩa cơ bản, chúng có liên
quan và bổ sung cho nhau: Ý nghĩa thứ nhất, tổ ch
ức là một tập hợp các bộ phận, con người
gắn với một chức năng, nhiệm vụ, tổ chức với tư cách là một danh từ, ở đây, tổ chức được
nhận diện là tổ chức bộ máy. Ý nghĩa thứ hai, tổ chức là triển khai các hoạt động theo kế
hoạch, tổ chức theo nghĩa động từ, theo đó tổ chức được coi là một ch
ức năng hoạt động
quản lý, hay nhấn mạnh đến đặc tính động, đến phương diện mang tiến trình của khái niệm.
Trong luận án này, chúng tôi sử dụng cả hai nghĩa cơ bản của tổ chức.
Từ những cách tiếp cận khác nhau, chúng ta có thể hiểu khái niệm tổ chức như sau:
+ Tổ chức là một nhóm xã hội trên cơ sở tập hợp những con người có sự thống nhấ
t về
mục đích, có sự phối hợp chặt chẽ về hành động và có văn bản pháp quy quy định.
+ Tổ chức là một đơn vị xã hội, được điều phối một cách có ý thức, có phạm vi
tương đối rõ ràng, hoạt động nhằm đạt được một hoặc nhiều mục tiêu chung.
+ Tổ chức là một quá trình triển khai các kế hoạch. Tổ chức bao gồm 3 chức năng
của quá trình quản lý.
Như vậy, khi ta nói tổ chức hoạt động GDHN, chúng ta nhấn mạnh ý nghĩa tổ chức là
một chức năng quản lý công tác GDHN.

1.2.2.2. Tổ chức giáo dục hướng nghiệp
Tổ chức GDHN cho HS PT là toàn bộ hệ thống các giải pháp, phương pháp được thực
hiện trong quá trình QL, phân công trách nhiệm, sắp xếp, bố trí người thực hiện, phối hợp các
hoạt động trong và ngoài nhà trường nhằm đưa h
ệ thống hoạt động đồng bộ và có hiệu quả cao.
Nói cách khác, tập hợp hệ thống các giải pháp quản lý có tính tổ chức lên quá trình
GDHN gọi là “Tổ chức giáo dục hướng nghiệp”. Tổ chức GDHN cho HS THPT là một
chức năng QLGD ở trường THPT để đảm bảo cơ cấu tổ chức và nhân sự cùng các nguồn
lực khác để thực hiện quá trình GDHN cho HS theo mục tiêu của GDHN THPT. Cơ cấu tổ
chức GDHN
được cụ thể hoá qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức GDHN trong trường phổ thông

















Tổ giáo viên

chủ nhiệm

Các tổ
chuyên môn
Đoàn
thanh niên

BAN HƯỚNG
NGHIỆP

HIỆU TRƯỞNG
5
1.2.3. Giáo dục hướng nghiệp theo tinh thần xã hội hóa
1.2.3.1. Thuật ngữ "Xã hội hóa"
Khái niệm xã hội hoá được hiểu theo nhiều cách khác nhau, một số nước thường dùng
"mobilization", "participation" . Cụm từ đó đã được nhiều nhà khoa học ở nước ta vận dụng dưới
dạng "Community participation in education" (sự tham gia của cộng đồng vào trong giáo dục).
Ở đây, chúng tôi sử dụng khái niệm XHH theo quan điểm của Đảng và Nhà n
ước ta được
thể hiện trong các văn bản: Nghị quyết 90 - NQ/CP (ngày 21/8/1997), Nghị định 73/1999/NĐ-CP
(ngày 19/8/1999), Nghị quyết 05/2005 (ngày 18/4/2005). Nội dung chủ yếu của XHH là:
- Vận động sự tham gia của nhân dân, của toàn XH vào một lĩnh vực cụ thể.
- Xây dựng cộng đồng trách nhiệm của các tổ chức Đảng, Nhà nước, đoàn thể nhân
dân, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp và của các tầng lớp nhân dân đối với việc t
ạo ra
và phát triển một môi trường KT-XH cho các hoạt động VH-XH.
- Đa dạng hoá các hình thức hoạt động trong các lĩnh vực VH-XH, mở rộng cơ hội cho
các tầng lớp nhân dân được tham gia chủ động và bình đẳng vào các hoạt động XH.
- Đa dạng hoá các nguồn đầu tư, khai thác các nguồn nhân lực, vật lực đang
tiềm ẩn trong xã hội.

Tóm lại, có thể hiểu: Xã hội hoá là tăng cường tính chất xã hội và hiệu quả
của các
hoạt động trong một nhà nước bằng cách phát huy vai trò của các tổ chức xã hội trong cộng
đồng với tinh thần tự nguyện cả về ý chí, tinh thần, trí tuệ, các nguồn lực vật chất nhằm
động viên được mọi thành phần kinh tế, mọi cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước tham gia
vào quá trình xây dựng và phát triển đất nước.
1.2.3.2. Xã hội hóa giáo dục
Khái niệm xã hội hóa giáo dục (XHHGD) ở mỗi quốc gia có một quan niệm khác
nhau. Ở nước ta, khái niệm XHHGD được hiểu như sau: XHHGD là huy động toàn xã hội
làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân
dưới sự quản lý của nhà nước.
Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy nội hàm của khái niệm XHHGD được thể hiện ở các nội
dung sau:
- Tạo cơ hội và môi trường học tập cho mọi người.
- Đa dạng hóa các loại hình đào tạo và hình thức h
ọc tập.
- Tham gia đóng góp nhân lực - vật lực và tài lực cho giáo dục.
- Tham gia trực tiếp vào việc giáo dục trẻ em và phát triển giáo dục.
- Huy động sức mạnh của các lực lượng xã hội tham gia vào QLGD.
1.2.3.3. Tinh thần “xã hội hoá”
Dựa vào quan điểm chỉ đạo của Đảng: "Các vấn đề chính sách xã hội đều giải quyết theo
tinh thần XHH". Từ đây thuật ngữ " tinh thần xã hội hoá" được chính thức sử dụ
ng. Khi nói “tinh
thần xã hội hoá” chúng tôi muốn trình bày với ý nghĩa cách tiếp cận hướng vào các nội dung xã
hội hoá. Bởi vậy, tổ chức hoạt động GDHN theo tinh thần “xã hội hoá” được hiểu là:
+ Coi trọng vai trò tổ chức QL của các tổ chức XH trong quá trình phát triển GDHN.
+ Vận dụng các nội dung (nguyên tắc) của xã hội hoá vào tổ chức QL GDHN.
+ Tận dụng các lực lượng XH để phát triển GDHN thông qua việc tổ chức GDHN cho HS.
+ Phát huy vai trò của c
ộng đồng xã hội trong việc tổ chức và quản lý GDHN.

6
1.2.3.4. Giáo dục hướng nghiệp theo tinh thần xã hội hóa
Định hướng GDHN cho HS PT theo tinh thần xã hội hóa thực chất là:
- Tăng cường các mối quan hệ giữa nhà trường với tổ chức, đoàn thể và cá nhân trong XH.
- Tăng cường sự hỗ trợ, giám sát hoạt động GDHN.
- Tăng cường sự huy động nguồn lực cho GDHN.
GDHN theo tinh thần XHH là tăng cường cộng đồng trách nhiệm trong hoạt động
GDHN giữa 3 thành phần: xã hội - ngành giáo dục - ngườ
i học.
+ Đối với cộng đồng xã hội phải quán triệt và cụ thể hóa nhận thức vai trò, vị trí của HN
trong việc phát triển nguồn nhân lực của đất nước, do đó các lực lượng xã hội phải tham gia
phối hợp và hỗ trợ nhà trường phổ thông tổ chức GDHN cho HS.
+ Đối với ngành GD-ĐT phải tích cực và chủ động thực hiện đầy đủ những quy định về
GDHN cho HSPT theo chương trình phân ban ở bậc THPT đã được Chính phủ phê duyệt.
+ Đối với người học (học sinh), trước hết phải hiểu được vai trò, tầm quan trọng của
GDHN trước yêu cầu đổi mới của đất nước để xác định động cơ thái độ đúng đắn trong học tập.
Mỗi khi đã quyết định chọn nghề nào thì phải có thái độ và trách nhiệm với nghề đó.
1.3. NHỮNG QUAN ĐIỂM ĐỔI MỚI TỔ CHỨC GDHN CHO HS THPT
1.3.1. Hướng nghiệp phải bám sát yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ
cấu lao động.
1.3.2. Hướng nghiệp phải phục vụ nhu cầu phát triển nguồn nhân lực cho sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
1.3.3. Hướng nghiệp phải đáp ứng yêu cầu của kinh tế thị trường và tính đến xu thế
phát triển của kinh tế tri thứ
c.
1.3.4. Hướng nghiệp gắn việc học tập của học sinh với việc làm chủ công nghệ mới.
1.3.5. Hướng nghiệp gắn với quá trình dạy học phân ban hiện nay.
1.4. TỔ CHỨC GDHN CHO HỌC SINH THPT THEO TINH THẦN XHH
1.4.1. Thiết kế cơ cấu tổ chức theo tinh thần XHH
Cơ cấu tổ chức gồm có:

 Trường THPT (thông thường là ban HN nhà trường).
 Các tổ chức, cá nhân phối hợp: trung tâm KTTH-HN - các trường ĐH, CĐ,
TCCN; các cơ sở dạy nghề - các cơ sở sản xuất; dịch vụ - đại diện Hội CMHS; một số cá
nhân: phụ huynh, các nhà hảo tâm, các cựu HS đã trưởng thành…
+ Vai trò chủ
đạo của nhà trường:
- Xây dựng kế hoạch.
- Tổ chức triển khai thực hiện: Trường THPT đóng vai trò trung tâm.
+ Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân phối hợp:
- Cùng trường THPT xây dựng kế hoạch.
- Hỗ trợ nguồn lực: Đội ngũ giáo viên, kỹ thuật viên, tài liệu, CSVC; hỗ trợ tài chính
- Phối hợp với ban HN nhà trường tổ chức thực hiện GDHN.
- Bố trí việc làm cho HS sau khi tốt nghiệp.

7
Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức GDHN cho HSPT theo tinh thần XHH











1.4.2. Bảo đảm các nguồn lực cho GDHN theo tinh thần XHH
Các nguồn lực cần thiết đảm bảo cho hoạt động GDHN:
a. Nhân lực (con người): Đội ngũ giáo viên, cán bộ kỹ thuật của các trường dạy

nghề, các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, nghệ nhân các làng nghề, cán bộ phụ trách đào tạo
của các trường ĐH, CĐ, TCCN…; các nhà khoa học trong nước, các chuyên gia nước ngoài
nghiên cứu nội dung GDHN.
b. Vật lực (c
ơ sở vật chất – kỹ thuật): Phòng hướng nghiệp, các thiết bị phục vụ cho
hoạt động GDHN.
c. Tài lực (nguồn tài chính) bao gồm: Nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước và
nguồn tài chính huy động từ sự hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân phối hợp.
1.4.3. Hình thức tổ chức GDHN cho HS THPT theo tinh thần XHH
1.4.3.1. Tổ chức dạy học trên lớp
- Hướng nghiệp qua dạy học các môn khoa học cơ b
ản.
- Hướng nghiệp qua dạy - học môn công nghệ và dạy nghề PT: Trường THPT tăng
cường phối hợp với trung tâm KTTH-HN thực hiện đúng chương trình.
1.4.3.2. Hướng nghiệp thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp
- Tổ chức câu lạc bộ, diễn đàn, đối thoại, sinh hoạt HN.
- Tổ chức hoạt động ngoại khóa, du lịch sinh thái, tổ chức xem phim.
- Tổ chức cho HS đi tham quan các trường ĐH, CĐ, các cơ
sở ĐT nghề, các nhà
máy, xí nghiệp cơ sở sản xuất dịch vụ tại địa phương, các nông trường.
- Tổ chức các cuộc thi theo từng chuyên đề: thi kể chuyện nghề nghiệp; sưu tầm các thông
tin, tranh ảnh các ngành nghề; cho HS xây dựng các dự án nhỏ ở địa phương…







HIỆU TRƯỞNG


BAN HƯỚNG
NGHIỆP

CÁC TỔ CHỨC TRONG
NHÀ TRƯỜNG
(Đoàn thanh niên, tổ chuyên môn,
tổ GVCN )
CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI
(Cơ quan thông tin truyền thông,
trung tâm KTTH-HN, trường dạy
nghề, trường ĐH,CĐ,TC, doanh
n
g
hi
ệp
, H

i CMHS )
8
Chương 2
CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ GDHN VÀ TỔ CHỨC GDHN
CHO HỌC SINH THPT THEO TINH THẦN XÃ HỘI HOÁ

2.1. BỐI CẢNH KINH TẾ - XÃ HỘI TRONG NHỮNG NĂM QUA
2.1.1. Hội nhập quốc tế và khu vực
2.1.2. Sự chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hóa sang nền kinh tế thị trường theo định
hướng xã hội chủ nghĩa.
2.1.3. Tác động của sự chuyển dịch cơ cấu KT và cơ cấu lao động
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ dẫn đến việc chuyển dịch cơ cấu lao độ

ng.
Do đó HN phải bám sát yêu cầu chuyển dịch cơ cấu ngành nghề lao động. Để làm
việc này, việc đào tạo và đào tạo lại người lao động phải cần đến lực lượng các doanh
nghiệp; việc đưa học sinh đi thực tập, thực hành phải có sự giúp đỡ của các cơ sở sản xuất
và xí nghiệp; việc giới thiệu các nghề, nhất là các nghề mới ph
ải dựa vào các ngành. Do vậy
để đi vào chuyển đổi cơ cấu kinh tế càng phải xã hội hoá giáo dục mạnh hơn.
Quá trình CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn tất sẽ dẫn đến việc chuyển
dịch cơ cấu KT và tất nhiên sẽ thay đổi cơ cấu lao động - chuyển dịch cơ cấu đào
tạo, từ đó dẫn đến nhu cầu cần điều chỉnh phân luồng và cơ c
ấu ngành nghề, cơ cấu
trình độ đào tạo sau THPT.
Biểu đồ 1: Số HS trong các trường dạy nghề giai đoạn 2000 - 2006

0
200000
400000
600000
800000
1000000
1200000
1400000
2000-2001 2001-2002 2002-2003 2003-2004 2005-2006
2000-2001
2001-2002
2002-2003
2003-2004
2005-2006




2.2. THƯC TRẠNG GDHN THEO TINH THẦN XHH TRONG NHỮNG NĂM QUA
2.2.1. Giáo dục hướng nghiệp theo tinh thần xã hội hoá qua 4 hình thức trong
trường THPT
Kết quả điều tra việc thực hiện 4 hình thức GDHN từ 2.750 HS thuộc 21 trường
THPT hai tỉnh Quảng Trị và Hà Tĩnh thu được ở bảng sau:
Bảng 1. Tổng hợp kết quả điều tra 4 hình thức GDHN


TT

CÁC CON ĐƯỜNG
Thực
hiện tốt
(%)
Có thực
hiện
(%)
Không
thực hiện
(%)
1
Hướng nghiệp qua dạy - học các bộ môn khoa
học cơ bản
0 46,2 53,8
2
Hướng nghiệp qua dạy học môn Công nghệ
17,5 73,1 9,4
3
Hướng nghiệp qua các buổi "Sinh hoạt HN"

14,7 45,8 39,5
4
Hướng nghiệp qua hoạt động ngoại khóa trong
và ngoài trường
0 22,8 77,2

(
N
g
uồn: V

Kế h
ọạ
ch - Tài chính
,
B

Giáo d

c và Đào t

o
)

9
Những số liệu ở bảng (1) cho thấy trong những năm qua hầu hết các trường THPT
chưa thực hiện tốt 4 hình thức GDHN theo quy định của Bộ GD&ĐT, cụ thể:
- GDHN qua dạy các bộ môn khoa học cơ bản và GDHN qua hoạt động ngoại khoá
trong và ngoài nhà trường ở các trường THPT còn yếu kém.
- Hướng nghiệp qua dạy học kỹ thuật phổ thông và GDHN và các buổi sinh hoạt HN

có thực hiện và thực hiện tố
t. Nhưng phần lớn giáo viên dạy không đúng chuyên môn đào
tạo nên không hiểu biết về nghề, vì vậy từ khâu chuẩn bị giáo án đến khi lên lớp thường
thiếu kiến thức thực tế nên công tác HN còn thiếu tính khả thi và không đáp ứng được nhu
cầu thực tế của xã hội.
2.2.2. Giáo dục hướng nghiệp theo tinh thần XHH qua học nghề phổ thông
Kết quả của hoạt động HN, dạy nghề tạ
i các trung tâm KTTH-HN năm học 2001 -
2002 và 2006 - 2007 được thể hiện như sau:
+ Về số lượng: Năm học: 2001 - 2002 2006 – 2007
- Tổng số HS tham gia học nghề PT: 738.941 1.400.558
- Số HS được tư vấn HN tại trung tâm: 56.744 647.037
+ Về chất lượng và quy mô: Học sinh nắm được lý thuyết nghề cơ bản, có kỹ năng thực
hành tương đối tốt. Quy mô dạy nghề PT và tổ chức tư vấn HN cho HS của nhiều trung tâm
được mở
rộng, số HS tham gia HN ngày càng nhiều.Tuy nhiên việc tổ chức GDHN và dạy
nghề PT tại các trung tâm KTTH-HN vẫn còn một số hạn chế nhất định:
Nhiều trung tâm cơ sở vật chất yếu kém, lạc hậu, không đủ phòng học để tiếp nhận
HS. Đội ngũ giáo viên thiếu đồng bộ, các trung tâm chưa huy động được đội ngũ giáo viên
từ các trường dạy nghề tham gia dạy nghề PT và GDHN cho học sinh. Tỷ lệ
HS bỏ học ở
các trung tâm khá cao đã chứng tỏ khả năng thu hút học sinh ở một số trung tâm còn yếu
kém, nhiều học sinh lớp cuối cấp THCS chưa được tư vấn chọn ban học ở cấp THPT.
GDHN chưa phát huy được vai trò của cộng đồng trong việc tổ chức và quản lý, dạy - học
nghề phổ thông cho học sinh.
2.2.3. Thực trạng về phân luồng học sinh sau trung học
Sau THPT, ngoài s
ố ít HS trực tiếp tham gia lao động thì quá trình phân luồng HS vào
các trường ĐH,CĐ, TCCN so với đào tạo nghề của nước ta từ 1986 đến nay có sự chênh lệch
rất lớn về số lượng và quy mô đào tạo. Ta có bảng so sánh:

Bảng 2. Số lượng trường học và số HSSV qua các mốc thời gian từ 1986-2006

Số trường Số học sinh, sinh viên Ngành đào tạo
1986 1996 2006 1986 1996 2006
Dạy nghề 298 176 262 113.016 79.794 1.340.000
Trung cấp CN 281 253 292 135.409 149.378 334.975
Đại học, Cao đẳng 95 101 255 121.195 437.506 1.032.440
(Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo và tổng cục dạy nghề)
Thực trạng phân luồng HS như đã nêu trên cho thấy có sự bất hợp lý trong cơ cấu
phân luồng HS sau THCS và THPT (77.4%) so với đào tạo nghề (7.8%). Điều này lý giải sự
yếu kém về phân bố nguồn lực lao động ở nước ta so với các nước phát triển. Nhật Bản khi
bước vào CNH (năm 1960) như ta hiện nay, có 4 triệu học sinh trung h
ọc thì 1,8 triệu là HS học
nghề (chiếm 45%), Cộng hòa liên bang Đức cứ 10 HS THPT thì có 8 HS học nghề (chiếm 80%) ,
trong khi đó ở Việt Nam tỷ lệ HS tốt nghiệp PT học tại các trường dạy nghề và trường TCCN rất
thấp, chỉ chiếm 15,3%.
Tóm lại, mặc dù công tác phân luồng học sinh trung học ở nước ta trong những năm
qua đã có nhiều cố gắng nhất định nhưng chúng ta chưa có các biện pháp để phát huy vai trò
củ
a cộng đồng trong công tác phân luồng làm nảy sinh sự mất cân đối trong cơ cấu đào tạo
và cơ cấu nguồn nhân lực.
10
2.3. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP THEO TINH THẦN XÃ HỘI
HOÁ Ở HAI TỈNH QUẢNG TRỊ VÀ HÀ TĨNH
2.3.1. Kết quả điều tra
2.3.1.1. Kết quả điều tra từ học sinh trường THPT
+ Các lực lượng xã hội có tham gia tổ chức GDHN cho học sinh trường THPT:
- Trung tâm KTTH-HN: 68,2%; đoàn thanh niên: 61,7%; hội CMHS: 0%.
- Các trường ĐH, CĐ, trường dạy nghề, các doanh nghiệp: 4,6%.
- Các tổ chức xã hội khác: 0%.

+ Các nguồn thông tin giúp HS có hiểu biết về nghề nghiệp và thị trường lao động:
Sách, báo, đài, ti vi: 83,2%; thông qua thầy cô giáo: 31,7%; bố, mẹ, anh chị, bạn bè,
ngườ
i thân: 22,1%; tự tìm hiểu lấy: 53,8%.
+ Các hoạt động ngoại khoá về GDHN được nhà trường tổ chức trong năm học:
- Tổ chức tham quan: 8,7% ý kiến được khảo sát cho rằng có thực hiện.
- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về nghề: 0%.
- Tổ chức câu lạc bộ, diễn đàn về hướng nghiệp theo các chủ đề trong năm học: có
21, 5% ý kiến cho rằng nhà trường có thực hiện.
Các kết quả thu
được từ HS cho thấy trong những năm qua công tác tổ chức GDHN
chỉ được thực hiện bó hẹp trong nhà trường, từ công tác tổ chức đến việc huy động nguồn lực.
Ngoài các trung tâm KTTH-HN và tổ chức đoàn thanh niên có tham gia tổ chức GDHN, các
lực lượng XH khác còn đứng ngoài cuộc. 100% học sinh được hỏi cho rằng hội CMHS và
nhiều tổ chức XH chưa tham gia vào hoạt động GDHN. Vai trò của một số tổ chức XH trong
GDHN cho học sinh còn mờ nh
ạt, một số tổ chức ở các địa phương như các doanh nghiệp,
các cơ sở dạy nghề, một số Hội có quy mô lớn chưa tham gia vào hoạt động GDHN, có
95,4% ý kiến cho rằng các trường dạy nghề, các doanh nghiệp không tham gia GDHN.
Thiếu thông tin và thiếu kiến thức thực tế về HN là điểm yếu lớn nhất hiện nay của học
sinh THPT, đòi hỏi nhà trường phải huy động được sứ
c mạnh của các tổ chức xã hội để tuyên
truyền, phối hợp tổ chức các hoạt động ngoại khoá trong và ngoài nhà trường
2.3.1.2. Kết quả điều tra từ cán bộ QLGD các trường THPT và trung tâm KTTH-HN

+ Các lực lượng xã hội có tham gia giới thiệu nghề cho HS: đội ngũ giáo viên kỹ thuật
chiếm tỷ lệ lớn nhất: 91,2%. Tiếp đến là trung tâm KTTH-HN: 75,4%. Đoàn thanh niên chỉ
chiếm tỷ lệ ít ỏi: 14,2%. Trường dạy nghề cũng không đáng kể: 6,1%. Riêng hội CMHS và
cơ sở sản xuất dịch vụ không hề tham gia vào công tác HN (0%).
+ Về đội ngũ giáo viên dạy Công nghệ và hướng nghiệp tại 21 trường THPT khảo

sát: Tổ
ng số 108. Trình độ đào tạo: Đại học Sư phạm KTCN: 0. Cao đẳng Sư phạm KTCN:
11; đại học các ngành khác: 97.
+ Về cơ sở vật chất – kỹ thuật cho GDHN: có 3/21 trường có phòng hướng nghiệp
(chiếm 14,3%); 18/21 trường không có phòng HN (chiếm 85,7%)
+ Xây dựng cơ chế phối hợp với các đơn vị, tổ chức XH phối hợp tổ chức GDHN
cho HS:
- Số trường có hợp đồng cam kết với trung tâm KTTH-HN: 14/21 (chiếm 66,7).
- Số trường có cơ chế phối hợp với hội CMHS: 3/21 (chiếm 14,3%)
- Số trường có cơ chế phối hợp với các trường ĐH, CĐ, TCCN, trường dạy nghề:
2/21 (chiếm 9,5%) và cơ chế phối hợp các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất dịch vụ: 0%.
+ Kết quả điều tra và phỏng vấn từ cán bộ QLGD các trường THPT cho thấy khi
giới thiều về nghề, nhà tr
ường chỉ biết dựa vào đội ngũ giáo viên dạy kỹ thuật phổ thông (có
11
91,2% ý kiến), trung tâm KTTH-HN (75,4% ý kiến) mà chưa khai thác được sự tham gia
đóng góp của các lực lượng xã hội khác như các cơ sở sản xuất, dịch vụ, các nhà máy, nông
trường, các trường dạy nghề, hội cha mẹ học sinh
Về đội ngũ giáo viên dạy kỹ thuật và hướng nghiệp chưa có giáo viên nào được đào
tạo chính quy đúng chuyên ngành. Trong điều kiện giáo viên dạy kỹ thuật và hướng nghiệp
vừa thiếu vừa y
ếu như hiện nay, việc khai thác nguồn cán bộ kỹ thuật từ các tổ chức, cơ sở
nói trên sẽ góp phần quan trọng vào việc đa dạng hoá nguồn giáo viên hướng nghiệp trong
trường THPT.
Việc xây dựng cơ chế phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường: 66,7%
ý kiến cho rằng việc phối hợp với trung tâm KTTH-HN để dạy nghề phổ thông và hướng
nghiệp cho học sinh hàng năm thực hi
ện khá tốt. Tuy nhiên, hầu hết các trường THPT chưa
xây dựng cơ chế với hội CMHS (0%), các trường ĐH, CĐ, trường dạy nghề (9,5%), các cơ
sở sản xuất dịch vụ (0%) dẫn đến tình trạng trong nhiều năm qua chỉ có một số ít trường tổ

chức GDHN cho học sinh trong khuôn khổ nhà trường, các lực lượng xã hội chưa có gì để
cam kết, ràng buộc trong việc tổ chức GDHN cho học sinh.
V
ề cơ sở vật chất, trong 21 trường THPT được khảo sát chỉ có 3 trường có phòng
hướng nghiệp, nhưng thiết bị vật chất còn hết sức nghèo nàn và lạc hậu. Cán bộ phụ trách
phòng hướng nghiệp là bí thư hoặc phó bí thư đoàn thanh niên, chưa có cán bộ chuyên trách
hướng nghiệp. Khi trao đổi với chúng tôi, lãnh đạo Sở giáo dục và Đào tạo hai tỉnh Quảng Trị
và Hà Tĩnh đều cho biết hàng năm nguồn ngân sách xây dự
ng trường lớp chưa đáp ứng được
yêu cầu, các trường không thể có ngân sách để xây dựng phòng hướng nghiệp, về lĩnh vực
này ngành giáo dục rất cần sự quan tâm, hỗ trợ của các tổ chức xã hội.
Bảng 3: Kết quả điều tra nguyên nhân hạn chế của hoạt động GDHN
TT Nguyên nhân
Số ý kiến nhất
trí (%)
Số ý kiến khác
(%)
1 Cơ sở vật chất cho hoạt động GDHN yếu kém 100 0
2 Các cấp QLGD chưa quan tâm chỉ đạo chặt chẽ 67,8 32,2
3
Hướng nghiệp chưa được coi là hoạt động giáo
dục chính khoá trong nhà trường
95,4 4,6
4
Thiếu GV công nghệ, GV chuyên trách HN
98,6 1,4
5
Chưa xây dựng cơ chế phối hợp giữa trường
THPT với các tổ chức, đơn vị có liên quan
100 0

6
Hệ thống văn bản pháp quy chưa đủ mạnh, nội
dung GDHN lạc hậu.
91,2 8,8
7
Các tổ chức XH, trường chuyên nghiệp, trường
dạy nghề, CMHS chưa tham gia GDHN cho HS.
94,6 5,4
Kết quả ở bảng (3) cho thấy, trong 7 nguyên nhân làm cho hoạt động GDHN ngày
càng giảm sút, 5 nguyên nhân có trên 94% người được hỏi cho là đúng. Đó là: các trường
THPT chưa xây dựng cơ chế phối hợp với các tổ chức đơn vị có liên quan; cơ sở vật chất
cho GDHN yếu kém; các tổ chức XH, các trường chuyên nghiệp, trường dạy nghề, Hội
CMHS chưa tham gia GDHN; thiếu giáo viên công nghệ, giáo viên chuyên trách HN và
hướng nghiệp chưa được coi là hoạt động giáo dụ
c chính khoá trong nhà trường. Tất cả
những nội dung trên đã nói lên rằng tinh thần xã hội hoá trong hoạt động GDHN cho học
12
sinh trung học phổ thông ở nước ta trong thời gian qua còn yếu kém, nhà trường chưa tận
dụng được các lực lượng xã hội tham gia vào hoạt động GDHN cho học sinh.
2.3.1.3. Thực trạng GDHN theo tinh thần xã hội hoá qua loại hình trường PTTH
vừa học - vừa làm ở tỉnh Quảng Trị
Điểm nổi bật của mô hình trường PTTH vừa học - vừa làm Tân Lâm giai đoạn 1980 –
1990 là việc xây dựng cơ chế kết hợp giữa nhà tr
ường với nông trường Tân Lâm, trong đó
phân rõ trách nhiệm của nông trường và nhà trường về việc đào tạo và giáo dục lao động cho
HS. Học sinh sau khi tốt nghiệp phổ thông được nông trường bố trí việc làm tại chỗ hoặc cho
đi đào tạo theo từng ngành nghề phù hợp với năng lực của học sinh và nhu cầu nguồn nhân
lực của nông trường để sau khi tốt nghiệp ra trường trở về phục vụ t
ại nông trường.
2.3. 2. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TỔ CHỨC GDHN CHO HS THPT THEO

TINH THẦN XÃ HỘI HOÁ
2.3.2.1. Ưu điểm
 Trong một thời gian khá dài (1986-1996), công tác tổ chức GDHN cho học
sinh THPT khá tốt, nhiều trường THPT và trung tâm KTTH-HN đã có sự phối hợp tổ
chức dạy nghề phổ thông và GDHN cho học sinh; nội dung và hình thức tổ chức khá
linh hoạt nên đã mang lại những kết quả nhất định.
 Thực hiện ch
ủ trương xã hội hoá, nhiều trường đại học, cao đẳng, trung cấp và
trường đào tạo nghề ngoài công lập ra đời. Cùng với hệ thống trường công lập, các trường
ngoài công lập đã góp sức cùng các trường THPT tư vấn nghề và định hướng nghề nghiệp
cho học sinh trong các mùa tuyển sinh hàng năm.
 Số lượng các trung tâm KTTH-HN ở các quận, huyện và trung tâm học tập cộng
đồng ngày càng mở rộng đã làm phong phú đội ng
ũ giáo viên dạy kỹ thuật, hướng nghiệp
cho trường THPT, học sinh có thêm cơ hội được GDHN tại các trung tâm và các trung tâm
học tập cộng đồng.
 Trong những năm gần đây, các Sở giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với báo Thanh
niên, đài phát thanh truyền hình địa phương và các trường đại học, cao đẳng, trường trung
cấp để tổ chức tư vấn tuyển sinh cho học sinh lớp 12 cuối cấ
p.
2.3.2.2. Khuyết điểm và nguyên nhân tồn tại
 Công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của địa phương, đặc biệt
là nhu cầu về nguồn nhân lực cho sự phát triển KT-XH chưa đến với PH, HS. Các phương tiện
truyền thông còn hạn chế, chưa kịp thời đưa các thông tin về HN đến với mọi người, nhất là đối
tượng HS lớp cuối cấp; nguồn thông tin về HN đưa vào các trung tâm h
ọc tập văn hoá cộng
đồng còn hạn chế.
 Chính quyền các cấp và các cấp QLGD chưa quan tâm đúng mức đối với GDHN
cho HSPT, trong một khoảng thời gian khá dài từ 1990 – 2003 nhiều trường THPT không tổ
chức thực hiện GDHN cho HS [33]. Các trường THPT còn xem nhẹ công tác GDHN cho

HS, công tác tuyên truyền, giáo dục về HN cho HS chưa được các cấp QLGD quan tâm
đúng mức.
 Các trường THPT thiếu chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp với các lực
lượng XH, chưa tổ chức tốt các hoạt động ngoại khoá về GDHN cho học sinh. Nhà
trường chưa xây dựng cơ chế phối hợp với các tổ chức xã hội. Lâu nay, GDHN chỉ
được triển khai bó hẹp trong trường THPT và một số trung tâm KTTH-HN; trong khi
đó các lực lượng xã hội còn đứng ngoài cuộc, chưa quan tâm phối hợp và hỗ tr
ợ cả về
con người, CSVC và nguồn tài chính.

13
 Sự đầu tư về con người cho GDHN còn hết sức yếu kém. Hầu hết các trường
THPT chưa có giáo viên chuyên trách HN, việc sử dụng giáo viên dạy các môn Văn, Toán,
Lý, Hoá… để dạy HN đã gây ra nhiều bất ổn: một là các giáo viên này không được đào tạo
cơ bản, không đủ hiểu biết về các nghề để có thể hướng dẫn việc chọn nghề cho HS; hai là,
phương pháp HN không giống phương pháp dạy học các bộ môn vă
n hoá; ba là, sách, tài
liệu về GDHN không có đủ để giáo viên tham khảo.
 Điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, kinh phí dành cho hoạt động GDHN hầu
như chưa có. Hầu hết các trường THPT không có phòng HN và cũng không có kinh phí để
tổ chức các hoạt động HN. Riêng về tài liệu, ngoài chương trình và sách giáo viên về “Hoạt
động GDHN” chưa có nguồn tài liệu chính thức khác hỗ trợ cho công tác HN như hướng
dẫn GDHN qua các môn học văn hoá.
 Trong nhiều năm qua các trường dạy nghề, các cơ sở sản xuất, dịch vụ, các doanh
nghiệp, nhiều trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và nhiều đoàn thể xã hội
khác còn đứng ngoài cuộc. Nhà trường với các tổ chức đoàn thể chưa có sự kết hợp với
chính quyền địa phương trong công tác GDHN cho học sinh THPT.
 Công tác phân luồng HS còn nhiều yếu kém, các lực lượng xã hội chưa có
đóng
góp vào việc phân luồng học sinh, nhất là học sinh sau trung học.

2.3.2.3. Thuận lợi
1 Đảng và Nhà nước đã có chủ trương cụ thể về xã hội hoá giáo dục nói chung, thể
hiện trong các văn bản: Nghị quyết 90/CP (ngày 21/8/1997); Nghị định 73/1999/NĐ-CP
(ngày 19/8/1999), Nghị quyết 05/2005/NQ-CP (ngày 18/4/2005) và Quyết định 126/CP
(ngày 19/3/1981) về công tác HN trong trường phổ thông
2 Các cơ quan truyền thông đại chúng (báo, đài), các trường ĐH, CĐ, TCCN và
một số doanh nghiệp b
ước đầu đã có sự phối hợp, hỗ trợ với ngành giáo dục để tư vấn HN
cho học sinh THPT.
3 Hoạt động giáo dục hướng nghiệp được đưa vào chương trình phân ban THPT
buộc các trường THPT phải thực hiện đầy đủ theo phân phối chương trình của Bộ GD&ĐT.
4 Sự phát triển mạnh của các ngành công nghiệp đã tạo ra một thị trường lao động
lớn từ nông thôn
đến thành thị, nhu cầu nguồn lao động ngày càng nhiều.
2.3.2.4. Khó khăn, thách thức
1 Khó khăn lớn nhất hiện nay là thiếu cơ bản về đội ngũ giáo viên và cán bộ
chuyên trách hướng nghiệp tại các trường THPT và các trung tâm KTTH-HN. Trong
khi nước ta chưa có trung tâm đào tạo giáo viên hướng nghiệp.
2 Mặc dầu đã có nhiều văn bản, nghị quyết nói đến vấn đề XHH giáo dục và
GDHN, nhưng trên thực tế việc tổ ch
ức triển khai thực hiện thiếu đồng bộ, nhiều trường
THPT chưa quan tâm đúng mức đến GDHN cho HS.
3 Nội dung, phương pháp GDHN lạc hậu, chưa theo kịp sự phát triển của nền khoa
học tiên tiến.
4 Trước sự phát triển mạnh mẽ của KH-CN, sự hội nhập kinh tế Quốc tế, đòi hỏi
công tác GDHN cho HS THPT cần phải có một sự thay đổi toàn diện từ cách tiếp c
ận, định
hướng phát triển đến nội dung và cách thức tổ chức. Đây là một khó khăn lớn đối với
GDHN nước ta hiện nay, đòi hỏi cần phải có sự quan tâm của toàn xã hội.
5 Cơ sở vật chất, thiết bị của trường THPT nghèo nàn, lạc hậu, nguồn tài chính cho

GDHN chưa được đầu tư đúng mức.
14
6 Các trường THPT chưa chủ động xây dựng cơ chế phối hợp với các trường ĐH,
CĐ, TCCN, các cơ sở đào tạo nghề, các doanh nghiệp, nông trường, cơ sở sản xuất và các
trung tâm KTTH-HN để cam kết trách nhiệm phối hợp tổ chức GDHN cho học sinh THPT.
Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy để GDHN cho học sinh THPT có hiệu quả thì
việc huy động các lực lượng xã hội là vấn đề mấu chố
t, nhằm huy động được sức mạnh từ
nhiều phía cho GDHN.

Chương 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP
CHO HỌC SINH THPT THEO TINH THẦN XÃ HỘI HOÁ

3.1. MỘT SỐ NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP
3.1.1. Giải pháp phải có tính cấp thiết và thực tiễn đối với địa phương, phù hợp với
quy luật phát triển của thế giới.
3.1.2. Hệ thống các giải pháp phải đồng bộ, có mối quan hệ tác động lẫn nhau và có tính
xã hội hoá cao.
3.1.3. Các giải pháp phải thể hiện vai trò của xã hội đối với GDHN và HN đem lại
lợi ích cho xã hội.
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC GDHN CHO HỌC SINH THPT THEO TINH
THẦN XÃ HỘI HÓA
3.2.1. Nhóm giải pháp tổ chức nhận thức
3.2.1.1. Phát huy vai trò các phương tiện thông tin đại chúng
Biện pháp tiến hành:
a. Thông qua các phương tiện truyền thông như truyền hình; hệ thống đài truyền
thanh ở thôn bản, khu phố; các loại báo, tạp chí để đưa thông tin về nghề nghiệp đến với học
sinh và mọi người dân, nên có chương trình “Giáo dục hướng nghiệp qua hệ thống truyền
thanh” và “diễn đàn hướng nghiệp” trên Internet.

b. Thông qua mạng Internet: Hi
ện nay, hầu hết trường THPT đã đưa hệ thống
Internet vào trường học phục vụ cho việc khai thác thông tin trong nghiên cứu giảng dạy
của CBQL, GV và phục vụ học tập cho HS. Để sử dụng, khai thác thông tin HN qua
Internet có hiệu quả, nên huy động các lực lượng hỗ trợ xây dựng CSVC. Trường THPT
cần chủ động phối hợp các Trung tâm Tin học, đài bưu chính viễn thông tổ chức các đợt
tập huấn về khai thác và s
ử dụng cho GV và HS.
c. Đưa nội dung các thông tin liên quan về HN cho HSPT vào các trung tâm học tập cộng
đồng dưới dạng sách, tài liệu, băng đĩa…để tuyên truyền cho các bậc phụ huynh học sinh. Hàng
năm, Sở GD&ĐT phối hợp với các cơ quan truyền thông, Sở văn hoá Thông tin để tuyên truyền
sâu rộng cho HS, xây dựng các bộ phim, cốt truyện, vở kịch có nội dung về HN.
3.2.1.2. Phát huy có hiệu quả hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồ
ng để
chuyển tải thông tin đến phụ huynh học sinh
a. Những địa phương có trung tâm học tập cộng đồng thường xuyên cập nhật, đưa
những thông tin liên quan đến nghề nghiệp vào chương trình học tập của nhân dân như
phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động ở địa phương;
Đưa một số thông tin về tư vấn nghề nghiệp đế
n với cha mẹ HS vào chương trình của
Trung tâm học tập cộng đồng dưới dạng sách, tài liệu, băng đĩa… để từ đó, cha mẹ học sinh
giúp nhà trường điều chỉnh ý định chọn nghề của các em.
15
b. Những địa phương chưa có trung tâm học tập cộng đồng thì có thể đưa những
thông tin trên đây tới cha mẹ học sinh bằng cách khác, chẳng hạn như: thông qua một số
buổi họp phụ huynh do nhà trường tổ chức, qua các buổi sinh hoạt của nhân dân ở khu dân
cư, khu phố có dành một khoảng thời gian nhất định để cán bộ HN thông báo về tình hình
sản xuất của địa phương, về cơ c
ấu lao động, sự chuyển dịch kinh tế…
3.2.2. Nhóm giải pháp về tổ chức nội dung

a. Trước hết cần đặt HNPT vào đúng vị trí của nó, nói cách khác cần phải thực sự coi
trọng công tác GDHN cho HSPT. GDHN là nội dung cơ bản trong chương trình GDPT, vì
vậy các nhà khoa học cần phải có một cách nhìn nhận tổng quát toàn bộ chương trình
GDHN PT từ bậc tiểu học đến THPT, từ đó định hướng xây dựng khung chương trình, nộ
i
dung và các hình thức tổ chức GDHN cho HS THPT.
b. Để huy động được sức mạnh trí tuệ của các nhà khoa học, Chính phủ cần có chính
sách thông thoáng, có cơ chế hợp lý, nhằm động viên khuyến khích các nhà khoa học tham
gia nghiên cứu đóng góp nhiều công trình khoa học có giá trị.
Các lực lượng huy động tham gia nghiên cứu lý luận và thực tiễn cho GDHN là:
- Các chuyên gia đầu ngành có nhiều nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực GDHN.
- Một số chuyên gia tư vấn HN của nước ngoài và các nhà khoa học trẻ

- Các nhà QLGD có nhiều kinh nghiệm tổ chức triển khai GDHN cho HSPT.
- Các nhà QL khoa học, các doanh nhân, doanh nghiệp, nông trường…
c. Tổ chức hội thảo khoa học về GDHN. Để hội thảo đạt hiệu quả cao, hàng năm Bộ
GD&ĐT phối hợp với một số trường ĐH trọng điểm để tổ chức theo từng chủ đề, nội dung,
trong đó cần quan tâm đến việc đánh giá thực trạng công tác tổ
chức GDHN cho HSPT; các
giải pháp về bổ sung lý luận, thực tiễn GDHN…
d. Trước mắt và trong những năm tới, chúng ta cần tập trung nghiên cứu, tổng kết và
biên soạn bổ sung, sửa đổi một số tài liệu sau đây:
- Giáo trình đào tạo cán bộ, GV chuyên trách HN trong các trường ĐH, CĐ.
- Sách giáo khoa, sách giáo viên về GDHN cho các khối.
Nội dung GDHN cần được thay đổi, bổ sung cho phù hợp với quy luật phát triển của thế
giới. Tài liệu biên so
ạn phải được bổ sung chỉnh sửa, tái bản phù hợp với yêu cầu của XH.
3.2.3. Nhóm giải pháp về cung ứng nhân lực
3.2.3.1. Xây dựng trung tâm đào tạo chuyên gia HN; mở rộng mã ngành, chỉ tiêu đào
tạo giáo viên CN, HN trong các trường ĐH nhằm tăng cường GV HN

a. Xây dựng một trung tâm đào tạo chuyên gia HN và tư vấn nghề có tầm cỡ quốc gia,
quốc tế với sự trợ giúp của các chuyên gia nước ngoài. Thực tế, chúng ta đã tiếp nhận kinh
nghiệm của Pháp, Xingapo, Hàn Quốc, sau hội thảo Pháp - Á năm 2004; Năm 2007 khoa Sư
ph
ạm - ĐHQG Hà Nội đã liên kết với một số trường ĐH, trung tâm HN tại Pháp mở lớp đào tạo
chuyên gia HN đầu tiên tại Việt Nam. Đây là một mô hình mới cần được tổng kết rút kinh
nghiệm và nhân rộng tại một số trường ĐH trọng điểm trên toàn quốc.
b. Mở rộng mã ngành đào tạo giáo viên dạy công nghệ và HN trong các trường ĐH,
đáp ứng nhu cầu nguồn giáo viên cho trường THPT, trong
đó cần nhấn mạnh việc phát huy
vai trò của các trường ĐHSP trong công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên. Mở rộng mã ngành đào
tạo giáo viên CN và HN trong các trường ĐHSP, đặc biệt đối với các trường ĐH ở miền Trung;
Tây Nguyên và vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
c. Đối với những GV chưa đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, một số GV các chuyên
ngành khác đang dạy CN và HN ở các trường THPT cần được đào tạo lại ho
ặc bồi dưỡng
16
trong hè để đạt tỷ lệ về chuẩn hoá đội ngũ vào năm 2010.
3.2.3.2. Liên kết với các cơ sở ĐT nghề, các trung tâm nghiên cứu HN, các cơ sở
sản xuất để đa dạng hóa đội ngũ giáo viên HN
- Liên kết với các trường dạy nghề, các trung tâm dạy nghề ở địa phương để cử GV
có chuyên môn trực tiếp tham gia dạy HN cho HS THPT: Trường Trung cấp nghề tỉnh
(thuộc sở Lao động Thươ
ng binh và Xã hội)); trường Trung học Y tế (thuộc sở Y tế), trường
Trung học Nông nghiệp (thuộc sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Quảng Trị) và
Trung tâm KTTHHN tỉnh (thuộc sở GD - ĐT Quảng Trị).
- Vận động đại diện các nghề tham gia các buổi sinh hoạt HN hoặc giúp giáo viên soạn bài
giảng trong sinh hoạt HN để đảm bảo độ chính xác của các thông tin trong bài học;
- Liên hệ với các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất để tạ
o điều kiện cho HS đến tham

quan theo kế hoạch HN đã đề ra;
- Tranh thủ sự giúp đỡ của các cơ quan, đoàn thể, doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất
trong việc xây dựng CSVC- KT cho HN hoặc tổ chức tư vấn nghề…
- Phối hợp với cán bộ các ngành hướng dẫn HS làm hồ sơ HN
3.2.4. Nhóm giải pháp về cung ứng vật lực, tài lực
3.2.4.1. Củng cố, xây dựng các phòng HN, phòng dạy học nghề PT trong tr
ường
THPT và các trung tâm KTTHHN quận (huyện), thị
Các sở GD-ĐT có văn bản hướng dẫn chỉ đạo các trường THPT, các trung tâm
KTTHHN bổ sung, đầu tư xây dựng phòng HN có sự hỗ trợ của nhà nước, phần còn lại huy
động từ các tổ chức xã hội: trường dạy nghề, các nhà máy, công ty TNHH, sự đóng góp của
cha mẹ HS, của các địa phương và các tổ chức, cá nhân khác.
Phía nhà trường: Cụ thể hóa nội dung này trong quá trình xây dựng nhiệm v
ụ năm
học; giao trách nhiệm cho CBQL chuyên trách về HN và cán bộ, giáo viên HN tìm hiểu mô
hình của các đơn vị đã tiến hành có hiệu quả, từ đó đề xuất hiệu trưởng xem xét quyết định
phương án tối ưu nhất trên khả năng hiện có, nhưng phải đảm bảo tính khoa học và tính hiện
đại. Quá trình xây dựng phòng HN cần đảm bảo các nguyên tắc sau đây: tính hệ thống - tính
liên tục và tính kế thừa - tính trực quan, sinh độ
ng - đảm bảo sự liên hệ giữa mục đích, nội
dung, phương pháp.
3.2.4.2. Vận động các tổ chức, cá nhân tài trợ tổ chức các buổi đối thoại giao lưu,
câu lạc bộ, tham quan, picnic cho học sinh
Các tổ chức, cá nhân đó là:
- Các trường dạy nghề, các trung tâm có tham gia đào tạo nghề xã hội.
- Các trường ĐH, CĐ, TCCN trong và ngoài tỉnh.
- Một số doanh nghiệp, nhà máy, nông trường, công ty liên doanh với nước ngoài
- Hội CMHS, một số
cá nhân PHHS có điều kiện về tài chính, CSVC.
- Các cựu HS đã trưởng thành hiện đang làm việc trong các cơ quan KT-XH. Đặc

biệt là các cựu HS đang giữ chức vụ chủ chốt trong các doanh nghiệp.
3.2.5. Nhóm giải pháp về tổ chức cơ chế phối hợp
Nói đến cơ chế phối hợp là nói đến sự vận hành của các mối quan hệ giữa các thành tố
(bộ phận) trong một cấu trúc (tổ chức) có hệ thống nhằm mục đích đạt được hiệu quả cao của
hoạt động. Đây là sự vận hành mang tính tất yếu.
Các bộ phận:
Các lực lượng hỗ trợ như trung tâm KTTHHN; các cơ sở ĐT nghề; cơ sở sản
xuất dịch vụ, nông trường, tổ chức chính trị XH, chính trị XH nghề nghiệp, Hội CMHS…
17
Cấu trúc: Là toàn bộ sự liên kết đồng bộ trong một tập hợp có tính ổn định hoặc cơ
động tùy theo từng sự việc cụ thể.
Quan hệ: Là mối quan hệ phối hợp giữa nhà trường PT với các tổ chức đoàn thể xã
hội có liên quan, các cơ sở dạy nghề, các trung tâm KTTH-HN, Hội CMHS…
Hiệu quả: Chính là kết quả của hoạt động GDHN cho HSTHPT.
Cơ chế cầ
n có để phối hợp:
- “Cơ chế pháp lý”, tức là cần có những quy định cụ thể về sự phối hợp.
- “Cơ chế tình cảm”, tức là cần tạo ra được sự đồng thuận giữa hai bên.
- “Cơ chế ngành, lãnh thổ”, tức là tạo ra được sự phối hợp ngang dọc.
Lực lượng: Trung tâm KTTH-HN; trường ĐH, CĐ, TC; các cơ sở dạy nghề; Hội
CMHS; các doanh nghiệp, c
ơ sở sản xuất dịch vụ Trường THPT đóng vai trò trung tâm.
Cơ chế phối hợp được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 3: Cơ chế phối hợp tổ chức GDHN cho HS THPT
























3.2.5.1. Tổ chức cơ chế phối hợp với trung tâm KTTH-HN tổ chức cho HS hướng
nghiệp và học nghề phổ thông
Trước hết là xây dựng “hợp đồng cam kết trách nhiệm” giữa nhà trường với trung tâm
trong công tác phối hợp dạy HN và dạy nghề PT cho HS. Trường THPT giữ vai trò trung tâm:
a. Đối với trường THPT:
 Cử một phó hiệu trưởng phụ trách hoạt động GDHN và GD nghề PT trực tiếp làm
việc vớ
i trung tâm, thống nhất, xây dựng kế hoạch, nội dung cam kết cộng đồng trách nhiệm.
 Cử cán bộ chuyên trách HN kết hợp với trung tâm KTTHHN làm tốt công tác
tuyên truyền về thế giới nghề nghiệp nhằm tìm hiểu nguyện vọng, tâm sinh lý của HS để
làm tốt công tác tuyển sinh, tư vấn cho HS vào học các lớp nghề PT phù hợp với tâm lý và
nguyện vọng của HS.
 Thường xuyên theo dõi HS học nghề tại trung tâm.

b. Đối với trung tâm KTTH-HN:

TRƯỜNG
THPT


Hội CMHS


Trung tâm
KTTH-HN

Các doanh
nghiệp…

ĐH, CĐ ,TC,
d
ạy
n
g
hề
18
 Cử cán bộ, giáo viên phụ trách theo dõi từng trường hoặc từng cụm trường.
 Chịu trách nhiệm sắp xếp biên chế các lớp theo số lượng vừa phải để đảm bảo cho
việc hình thành kỹ năng nghề cho HS.
 Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị, dụng cụ thực hành…
phân công giáo viên phù hợp với chuyên môn nghề từ
ng lớp để HN và giảng dạy kỹ thuật,
nghề PT theo chương trình quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
 Chịu trách nhiệm về chất lượng dạy nghề PT và GDHN cho HS.

 Tham gia tư vấn, HN cho học sinh.
3.2.5.2. Tổ chức cơ chế phối hợp với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất
 Nội dung phối hợp:
+ Cung cấp nguồn tư liệu, thông tin nghề nghiệ
p cho tuyên truyền, GD nghề và HN.
+ Hỗ trợ đội ngũ giáo viên, kỹ thuật viên (các kỹ sư thuộc các chuyên ngành của
doanh nghiệp, cơ sở sản xuất).
+ Hỗ trợ cơ sở vật chất, thiết bị máy móc (có thể còn sử dụng được hoặc đã thanh lý);
kinh phí cho trường THPT tổ chức GDHN.
+ Phối hợp tổ chức cho HS tham quan tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất
 Trách nhiệm của m
ỗi bên:
 Đối với nhà trường:
- Cử cán bộ QL và GV phụ trách phối hợp xây dựng kế hoạch, soạn thảo cơ chế.
- Cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết về nhà trường cho những đơn vị phối hợp.
- Phối hợp các hoạt động trong và ngoài kế hoạch.
 Đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất:
- Phối hợp xây dựng kế ho
ạch tổ chức các hoạt động GDHN trong năm học.
- Cung cấp đủ nguồn giáo viên cho nhà trường, đặc biệt là những chuyên ngành về
xây dựng, kinh doanh, cơ khí chế tạo máy, ngành y…
- Hỗ trợ nguồn tài chính, CSVC cho GDHN
 Các hình thức tổ chức phối hợp:
+ Tổ chức các buổi giao lưu trực tiếp giữa đại diện các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất với
học sinh để quảng bá, giới thi
ệu nghề nghiệp, cung cấp nhanh thông tin về các ngành nghề đào
tạo hàng năm của các trường, nhu cầu thị trường lao động tại địạ phương.
+ Tổ chức cho HS tham quan tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, tiếp cận với các
dây chuyền sản xuất, với công nghệ hiện đại để các em có kiến thức thực tiễn, giáo dục lòng
yêu nghề nghiệp…

3.2.5.3. Tổ chức cơ chế ph
ối hợp với trường ĐH, CĐ, TC, các cơ sở ĐT nghề
 Nội dung: Thể hiện tính đặc thù của trường ĐH, CĐ, TCCN và các cơ sở đào tạo
nghề. Tuỳ thuộc điều kiện từng địa phương, đặc điểm của các trường chuyên nghiệp, năng
lực, sở trường của học sinh để xác định nội dung hợp lý:

Các trường ĐH, CĐ: Định hướng cho một bộ phận học sinh có năng lực học tập
khá, giỏi; riêng đối với các trường ĐH chất lượng cao định hướng cho một số HS giỏi có
năng lực và hứng thú, có điều kiện theo các chuyên ngành phù hợp.
 Các cơ sở đào tạo nghề: Định hướng cho đối tượng HS (số đông) có năng lực học
tập trung bình, có đ
iều kiện bản thân phù hợp. Cam kết trách nhiệm với nhà trường đảm bảo
việc làm cho một số ngành nghề đào tạo.
 Các hình thức:
19
- Phối hợp tổ chức các buổi tư vấn, đối thoại trực tiếp giữa đại diện các trường ĐH,
CĐ, TCCN, các cơ sở dạy nghề với học sinh.
- Tổ chức cho HS tham quan ở các trường ĐH, CĐ, TCCN, các cơ sở dạy nghề, được
phối hợp chặt chẽ, tổ chức vào các thời điểm thích hợp của năm học.
- Tổ ch
ức hội thi tìm hiểu về thế giới nghề nghiệp
 Trách nhiệm của mỗi bên:
+ Nhà trường: Chuẩn bị, ổn định tổ chức, cung cấp số lượng, thông tin về HS.
+ Đơn vị chủ trì: Điều hành; phân công; trả lời các tình huống và tổng kết
+ Các đơn vị phối hợp: có trách nhiệm cung cấp thông tin cụ thể, tư vấn, định hướng
nghề nghiệp, hướ
ng dẫn thủ tục hồ sơ và trả lời thắc mắc của HS.
3.2.5.4. Tổ chức cơ chế phối hợp với Hội CMHS
 Nội dung và các hình thức phối hợp:
+ Tuyên truyền, vận động HS xem các chương trình truyền hình có chủ đề, nội dung

HN; đọc sách, báo, tài liệu, truy cập Internet…
+ Phối hợp quản lý học sinh, nhất là thời gian học sinh học tập ở nhà.
+ Tham gia giới thiệu ngh
ề, nói chuyện về nghề nghiệp…
+ Hỗ trợ kinh phí xây dựng CSVC cho GDHN; tài trợ cho các buổi tham quan
+ Vận động một số tổ chức, cá nhân, gia đình, người thân cùng tham gia phối hợp
với nhà trường tổ chức GDHN cho học sinh.
 Cơ chế phối hợp tổ chức giữa nhà trường với Hội CMHS cần tiến hành vào đầu
năm học, trước khi tổ chức hội nghị toàn thể PH.
Để đạt được hiệu quả cao, nhà trường cần
có sự kết hợp với chính quuyền địa phương.
Việc huy động các lực lượng XH tham gia tổ chức GDHN cho HSPT có thể khái
quát qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 4: Cơ chế phối hợp XHH công tác GDHN cho HS THPT

















Từ sơ đồ trên, chúng ta nhận thấy: trường THPT đóng vai trò trung tâm trong quá
trình XHH công tác GDHN; chính quyền địa phương; các tổ chức đoàn thể, cơ sở sản xuất
dịch vụ; trường ĐH, CĐ, TCCN, các cơ sở dạy nghề, trung tâm KTTH-HN và gia đình, bạn
bè, người thân là những lực lượng nòng cốt có chức năng phối hợp, hỗ trợ cho nhà trường tổ
chức GDHN cho HS.
3.3. Mối quan hệ giữa các nhóm giải pháp
Cấp ủy, chính quyền
địa phương

Trường THPT
Gia đình, bạn bè,
người thân
Các tổ chức đoàn
thể, cơ sở sản xuất
dịch vụ,
- Trường ĐH,CĐ,TCCN
- Các cơ sở dạy nghề
- Trung tâm KTTH-HN
20
Như chúng tôi đã trình bày ở trên, mỗi giải pháp có một vị trí, tầm quan trọng và phạm
vi tác dụng khác nhau nhưng tất cả đều hướng đến một mục tiêu chung nhằm nâng cao hiệu quả
của GDHN cho HS THPT. Mỗi giải pháp tổ chức GDHN cho HS THPT theo tinh thần XHH là
thành phần của một hệ thống nhất. Mối quan hệ đó được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 5: Mối quan hệ giữa các nhóm giải pháp

















3.4. TỔ CHỨC KHẢO NGHIỆM VÀ THỬ NGHIỆM MỘT SỐ NHÓM GIẢI PHÁP
3.4.1. Mục đích
Nhằm kiểm nghiệm và xác định hiệu quả, mức độ cần thiết và tính khả thi của một số
giải pháp tổ chức GDHN cho học sinh THPT theo tinh thần XHH.
3.4.2. Nội dung khảo nghiệm và thử nghiệm
3.4.2.1. Khảo nghiệm: lấy ý kiến các chuyên gia và các nhà QLGD về mức độ cần thiết
và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất
* Quá trình trưng cầu ý kiến:
- Vòng 1: Trưng cầu ý kiến qua phỏng vấn trực tiếp (28 CBQL ở sở GD&ĐT, trường
THPT, trung tâm KTTH-HN và 7 chuyên gia khác).
- Vòng 2: Trưng cầu ý kiến thông qua các phiếu hỏi:
Qua trưng cầu ý kiến bằng phiếu
hỏi (mẫu phiếu số 4 - phụ lục 5) với số phiếu trưng cầu 174, số phiếu thu về: 157 đạt 90,2%,
kết quả được tổng hợp ở bảng sau:
Bảng 4: Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp
TT Nhóm giải pháp
Tính cần thiết
(điểm TB)
Tính khả thi
(điểm TB)

1 Nhóm giải pháp Tổ chức nhận thức 4,97 4,96
2 Nhóm giải pháp về Tổ chức nội dung 4,94 4,95
3 Nhóm giải pháp về Cung ứng nhân lực 4,93 4,92
4 Nhóm giải pháp về Cung ứng vật lực, tài lực 4,95 4,91
5 Nhóm giải pháp về Tổ chức cơ chế phối hợp 4,98 4,87
(5 là điểm cao nhất, 1 là điểm thấp nhất)

Tổ chức
nội dung
Giải pháp tổ
chức GDHN
theo tinh
thần XHH
Tổ chức
cơ chế
phối hợp
Tổ chức
nhận thức
Cung ứng
vật lực,
tài lực


Cung ứng
nhân lực
21
Từ kết quả trưng cầu ý kiến trên cho thấy:
- Tất cả các nhóm giải pháp đã đề xuất để nâng cao hiệu quả công tác GDHN đều có
tính cấp thiết cao (từ 4,93 đến 4,98 điểm), trong đó nhóm giải pháp thứ nhất và thứ năm
được các chuyên gia và các nhà QLGD cho là cấp thiết nhất (bình quân 4,97 - 4,98 điểm).

- Khả năng thực hiện các nhóm giải pháp: nhóm giải pháp xây dựng cơ chế phối hợp
khó thực hiệ
n một cách đồng bộ vì xây dựng cơ chế phối hợp trong GDHN cho học sinh
THPT là nội dung xuyên suốt các giải pháp khác, thể hiện tính XHH cao, do đó đòi hỏi phải
có sự thống nhất mới có hiệu quả.
Như vậy, sau khi xử lý kết quả một số câu hỏi ý kiến dạng mở, chúng tôi đã thu hoạch
được một số nội dung cần thiết để bổ sung hoàn thiện các giải pháp đã đượ
c đề xuất, đó là:
- Tăng cường kênh thông tin cho học sinh ở vùng nông thôn qua mạng Internet bằng
cách tăng cường khai thác sử dụng mạng Internet trong nhà trường.
- CBQL các trường THPT và các
trung tâm KTTHHN cần xóa bỏ quan niệm xem nhẹ
bộ môn công nghệ và HN, t
ăng cường công tác kiểm tra, dự giờ, góp ý kiến cho giáo viên dạy
môn công nghệ, HN.
- Việc quản lý, sử dụng nguồn tài chính từ các tổ chức, cá nhân hỗ trợ cho hoạt động
GDHN phải rõ ràng, minh bạch, đầu tư trọng điểm và mang tính hiện đại hoá cao.
- Hiệu trưởng các trường THPT nên tăng cường các biện pháp phối hợp quản lý để khai
thác tối đa và sử dụng có hiệu quả các phòng HN trong nhà trường và các trung tâm KTTH-HN
để tạo cơ hội cho HS được làm quen với thế giới nghề nghiệp, thườ
ng xuyên được tiếp cận với
nguồn thông tin, tri thức mới.
3.4.2.2. Thử nghiệm một số nhóm giải pháp
Chúng tôi chọn 3 nhóm giải pháp (1; 4; 5) để thử nghiệm ở 6 trường THPT thuộc các
vùng, miền khác nhau: vùng đồng bằng (2 trường), vùng núi, vùng sâu (2 trường), thị xã và thành
phố(2 trường) và thử nghiệm trên các loại hình trường học khác nhau (trường công lập, ngoài
công lập và trường chuyên), thuộc các địa phương: Quảng Trị (5 trường) và Đà Nẵng (1 trường).
* Th
ời gian thử nghiệm: Từ tháng 09/2005 đến tháng 05/2006.
* Nội dung thử nghiệm:

a. Thử nghiệm nhóm giải pháp Tổ chức nhận thức
* Nội dung thử nghiệm: Chúng tôi chỉ tập trung vào 2 kênh thông tin quan trọng để
quán triệt cho HS THPT, đó là:
- Nguồn thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng gần gũi hàng ngày như ti
vi, đài truyền thanh, báo chí, mạng Internet.
- Tổ chức các buổi tư vấn trực tiếp cho số đông học sinh (thông qua cán bộ
phụ trách
HN; giáo viên, đại diện một số tổ chức: Đoàn thanh niên, các trường dạy nghề, các cơ sở
sản xuất dịch vụ, đại diện các cơ quan truyền thông, Hội CMHS…
* Kết quả:
- Về tổ chức, bộ máy: Có 6/6 (100%) trường thành lập ban HN từ đầu năm học.
- Có 5249/6467 học sinh tham gia theo dõi các chương trình truyền hình, truyền
thanh hàng ngày (chiếm 81,11%).
- Có 6/6 trường có thư viện, phòng đọc, trong đó có 2 trường có thư việ
n điện tử hiện
đại (trường THPT chuyên lê Quý Đôn, THPT Thị xã Quảng Trị)
- Số HS đọc báo, truy cập thông tin trên mạng Internet: 3681/6467 (chiếm 56,91%)
- Phối hợp tổ chức được 8 buổi tư vấn trực tiếp cho 2.114 học sinh (6 trường) lớp
cuối cấp (không kể các buổi sinh hoạt HN theo thời khoá biểu hàng tuần, hàng tháng)
* Đánh giá kết quả:
22
+ Các phương tiện thông tin đại chúng đã bắt đầu vào cuộc, phối hợp với ngành GD
trong công tác phổ biến, tuyên truyền một số nội dung HN cho HSPT
+ Hầu hết các trường THPT đã triển khai và có những quy định cụ thể trong quá trình
tổ chức thực hiện hoạt động GDHN cho HS. Học sinh đã biết khai thác thông tin về HN và
nghề nghiệp trên mạng Internet và đọc báo hàng ngày.
+ Những trường ở thành phố hoặc trường trọng điể
m thuận lợi trong việc tổ chức
triển khai và tuyên truyền cho HS. Một số trường ở vùng khó, CSVC - thiết bị, đội ngũ giáo
viên HN còn thiếu thì khó khăn; kết quả là HS thành phố thường được GDHN, tư vấn nghề

kỹ càng hơn HS vùng khó khăn.
b. Thử nghiệm nhóm giải pháp về Cung ứng vật lực, tài lực
* Nội dung thử nghiệm: Huy động tài chính, CSVC xây dựng phòng HN và tổ
chức các buổi giao lưu, câu lạc bộ
, tham quan.
* Kết quả:
- Có 6/6 trường xây dựng kế hoạch, triển khai huy động sự hổ trợ của các tổ chức, cá
nhân bằng tiền mặt để đầu tư cho GDHN, trong đó nổi bật là các trường dạy nghề địa
phương, doanh nghiệp, hội CMHS và một số cựu HS của trường đã thành đạt.
- Có 2/6 trường đã có phòng HN; và 4 trường đang chuẩn bị xây dựng phòng HN;
- Có 4/6 trường phối hợp t
ổ chức cho HS tham quan, câu lạc bộ có chủ đề về HN
* Đánh giá kết quả:
+ Công tác huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân là chủ trương đúng đắn, góp
phần XHH hoạt động GDHN cho HS THPT; công tác này cần được tổ chức thực hiện đồng
bộ, liên tục trong nhiều năm học mới có hiệu quả.
+ Để phát huy hiệu quả của phòng HN, các trường THPT cần xây dựng kế hoạch đầ
u
năm học cụ thể, tăng cường mối quan hệ phối hợp với các tổ chức, cá nhân để huy động kinh
phí, đặc biệt là các cơ sở đào tạo nghề, các doanh nghiệp lớn tại địa phương.
+ Tăng cường công tác bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên phụ trách HN, đặc biệt là
phương pháp và kỹ năng tổ chức các hoạt động ngoại khoá cho HS.
c. Thử nghiệm nhóm giải pháp Tổ
chức cơ chế phối hợp
* Nội dung thử nghiệm:
Triển khai thực hiện cơ chế phối hợp tổ chức GDHN cho HS THPT:
- Cơ chế tổ chức cho HS hướng nghiệp và học nghề tại các trung tâm KTTH-HN
(Trường THPT - Trung tâm KTTH-HN)
- Cơ chế phối hợp với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất (Trường THPT - các nông
trường, doanh nghiệp…)

- Cơ chế phối hợp với các trường
ĐH, CĐ, TC, các cơ sở dạy nghề.
- Cơ chế phối hợp với hội PHHS (Trường THPT - Đại diện hội CMHS).
* Kết quả:
- 100% trường THPT đã triển khai kế hoạch thử nghiệm theo đúng nội dung đã thống
nhất đầu năm học.
- Có 6/6 trường xây dựng cơ chế phối hợp với trung tâm KTTH-HN tổ chức cho HS
học nghề phổ thông; cử CBQL là Phó hiệu trưở
ng phụ trách hoạt động ngoài giờ lên lớp
trực tiếp theo dõi HS HN và học nghề tại trung tâm.
Kết quả của 5 trường THPT có 2.096 HS học nghề PT; có 4.615/6467 học sinh được HN
tại các trung tâm (chiếm 71,36%).
23
- Có 3/6 trường xây dựng cơ chế phối hợp với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất
(chiếm 50%).
- Có 4/6 trường thực hiện xây dựng cơ chế phối hợp với các trường ĐH, CĐ, TC, các
cơ sở dạy nghề (66,7%).
- Có 6/6 trường xây dựng cơ chế phối hợp với hội CMHS (100%).
* Đánh giá kết quả:
+ Các trường THPT đã nhận thức được sự cần thi
ết của việc xây dựng cơ chế phối
hợp trong quá trình tổ chức GDHN cho HS.
+ Tại các địa phương tiến hành hành thử nghiệm đều có trung tâm KTTH-HN, nên
tại đây các trường THPT đã phối hợp chặt chẽ với trung tâm từ khâu tuyên truyền chọn
nghề, quản lý HS học nghề và tổ chức tư vấn HN.
+ 34% số trường chưa xây dựng cơ chế phối hợp với các trường ĐH, C
Đ, các cơ sở
dạy nghề để tổ chức cho HS tham quan, đây là một thiệt thòi lớn cho HS.
3.4.3. Nhận xét về kết quả thử nghiệm ba nhóm giải pháp
Các giải pháp đề xuất đã được khảo nghiệm và thử nghiệm thực tế tại các trường

THPT. Kết quả ban đầu được tổng hợp qua bảng sau:
Bảng 5: Tổng hợp kết quả thử nghiệm 3 nhóm giải pháp

Đánh giá kết quả thử nghiệm (%)
TT Nhóm giải pháp
Rất hiệu quả Hiệu quả Không hiệu quả
1 Tổ chức nhận thức 91,21 8,79 0
2 Cung ứng vật lực, tài lực 79,63 20,37 0
3 Tổ chức cơ chế phối hợp 87,94 12,06 0
Từ kết quả thu được ở bảng 4 và bảng 5, chúng tôi nhận thấy:
a. Tuy mới chỉ là thử nghiệm ban đầu, nhưng cán bộ QLGD, giáo viên, học sinh, các
bậc phụ huynh và một số tổ chức, cá nhân tham gia phối hợp đồng tình ủng hộ các giải pháp
tổ chức GDHN cho HS THPT theo tinh thần XHH.
b. Các giải pháp tổ chức GDHN cho học sinh THPT theo tinh thần XHH đã đề xuất
được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận và thực ti
ễn phù hợp với điều kiện KT - XH của
Quảng Trị và có thể áp dụng cho một số địa phương khác.
c. Qua hai vòng khảo nghiệm (bảng 4) và thử nghiệm (bảng 5) các giải pháp có tính
cấp thiết và có thể thực hiện tổ chức GDHN cho học sinh THPT.
d. Trong điều kiện đổi mới GD hiện nay, việc triển khai đồng bộ các giải pháp nói
trên là cần thiết, đòi hỏi các trường THPT cần chủ
động sáng tạo và vận dụng linh hoạt
trong quá trình tổ chức thực hiện.

KẾT LUẬN
Từ những kết quả của quá trình nghiên cứu tổ chức GDHN cho học sinh THPT theo
tinh thần xã hội hoá, chúng tôi có thể đi đến một số kết luận sau đây:
1.1. GDHN theo tinh thần xã hội hoá thực chất là tăng cường cộng đồng trách nhiệm
trong GDHN giữa 3 thành phần: nhà trường - gia đình – xã hộ
i, để thực hiện các biện pháp tổ

chức GDHN trong và ngoài nhà trường, giúp học sinh có kiến thức về nghề nghiệp và có
khả năng lựa chọn nghề nghệp trên cơ sở kết hợp giữa nguyện vọng, sở trường cá nhân với
nhu cầu sử dụng lao động của xã hội, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước
và từng địa phương.
24
1.2. Thực trạng hiên nay GDHN ở nước ta đang còn nhiều bất cập, tình trạng thiếu
giáo viên, cơ sở vật chất thiết bị cho GDHN đã kéo dài nhiều năm. Công tác GDHN chỉ
được triển khai bó hẹp trong nhà trường, chưa huy động được sự tham gia của toàn xã hội.
Vai trò của các lực lượng xã hội trong GDHN còn mờ nhạt, các trường THPT chưa chủ
động xây dựng cơ chế phối hợp với các trườ
ng đại học, cao đẳng, trường nghề và các cơ sở
sản xuất dịch vụ trong việc tổ chức, quản lý GDHN cho học sinh.
Một trong những nguyên nhân cơ bản đó là các cấp QLGD chưa coi trọng vai trò
của các tổ chức xã hội, chưa phát huy được vai trò của cộng đồng trong công tác tổ chức và
quản lý GDHN cho học sinh phổ thông. Để giải quyết được vấn đề nêu trên, trong những
năm tớ
i các cấp quản lý giáo dục mà đặc biệt là các trường THPT cần làm tốt việc huy động
sức mạnh của các tổ chức xã hội tham gia GDHN nhằm đa dạng hoá các nguồn lực trong tổ
chức GDHN cho học sinh THPT.
1.3. Để đạt được những mục tiêu tổ chức giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT
như trên, cần phải thực hiện các nhóm giải pháp sau đây:
+ Tổ chức nhận thức.
+ Tổ chức nội dung.
+ Cung ứng nhân lực.
+ Cung ứng vật lực, tài lực .
+ Tổ chức cơ chế phối hợp.
Các nhóm giải pháp tổ chức GDHN cho HS THPT theo tinh thần XHH nếu được tổ
chức thực hiện một cách đồng bộ sẽ mang lại hiệu quả trong việc giáo dục nhận thức, định
hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT. Đặc biệt làm thay đổi nhận thức của xã h
ội về

GDHN, trong đó vai trò của các lực lượng XH là hết sức quan trọng.
1.4. Qua khảo nghiệm và thử nghiệm các nhóm giải pháp cho thấy các nhóm giải pháp
có tính cần thiết và tính khả thi cao; các nhóm giải pháp đã được đề xuất có thể áp dụng ở nhiều
địa phương trong cả nước. Kết quả của luận án đã khẳng định giả thuyết đã được đề ra.

KHUYẾN NGHỊ
1. Đối v
ới Bộ GD&ĐT:
+ Có văn bản hướng dẫn chỉ đạo cho UBND các tỉnh, thành phố có trách nhiệm phối
hợp thực hiện nhiệm vụ GDHN cho HS THPT.
+ Hàng năm mở các đợt tập huấn, hội thảo về hoạt động GDHN theo từng khu vực
với sự tham gia của CBQL các trường THPT và đội ngũ GV cốt cán dạy HN.
2. Đối với các sở GD&ĐT:
+ Tham mưu cho UBND tỉnh (thành phố) bố trí đủ độ
i ngũ giáo viên HN cho các
trường THPT và các trung tâm KTTH-HN.
+ Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chủ trương XHH hoạt động
GDHN ở các trường THPT và các trung tâm KTTH-HN.
3. Đối với các trường THPT:
+ Nâng cao năng lực quản lý, coi trọng hoạt động GDHN, thành lập ban HN để kịp
thời tham mưu cho hiệu trưởng trong hoạt động GDHN.
+ Tăng cường việc quán triệt nhiệm vụ GDHN đến tận giáo viên, học sinh và PH.
+ Chủ động phối hợp xây d
ựng cơ chế cộng đồng trách nhiệm giữa nhà trường với
các tổ chức xã hội trong việc tổ chức các hoạt động HN cho học sinh.

×