Tải bản đầy đủ (.doc) (122 trang)

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại huyện bạch thông, tỉnh bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 122 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐÀM THỊ THU HÀ

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN
XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN BẠCH
THÔNG, TỈNH BẮC KẠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Thái Nguyên, năm 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐÀM THỊ THU HÀ

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN
XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN BẠCH
THÔNG, TỈNH BẮC KẠN
Chuyên ngành: Quản lý đất đai
Mã số : 60.85.01.03

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Đức Nhuận


Thái Nguyên, năm 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

i

LỜI CAM ĐOAN
- Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
- Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận
văn này đã được cám ơn và các thông tn trích dẫn trong luận văn đều đã
được chỉ rõ nguồn gốc .

Thái Nguyên, ngày...... tháng 11 năm 2014
Tác giả luận văn

Đàm Thị Thu Hà


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được nội dung này, tôi đã nhận được sự chỉ bảo, giúp
đỡ tận tình của thầy giáo TS. Nguyễn Đức Nhuận, sự giúp đỡ, động viên của
các thầy cô giáo trong khoa Quản lý Tài nguyên và Phòng Quản lý đào tạo
sau Đại học, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Nhân dịp này cho phép
tôi được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới thầy giáo TS. Nguyễn
Đức Nhuận và những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo trong
khoa Quản lý Tài nguyên.

Tôi xin chân thành cảm ơn cán bộ UBND huyện, phòng NN & PTNT,
phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Thống kê, chính quyền các xã cùng
nhân dân huyện Bạch Thông, đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và Lãnh đạo cơ quan cũng như
các bạn đồng nghiệp và gia đình động viên, giúp đỡ trong quá trình
thực hiện luận văn.
Thái Nguyên, ngày ..... tháng 11 năm 2014
Tác giả luận văn

Đàm Thị Thu Hà


3

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................
i LỜI CẢM ƠN ......................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ............................................ vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ vii
MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1
2. Mục tiêu tổng quát .................................................................................... 3
3. Mục tiêu cụ thể.......................................................................................... 3
4. Yêu cầu của đề tài ..................................................................................... 3
5. Ý nghĩa của đề tài...................................................................................... 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4
1.1. Một số vấn đề lý luận về sử dụng đất nông nghiệp ............................... 4
1.1.1. Đất nông nghiệp ............................................................................... 4

1.1.2. Vai trò đất nông nghiệp ................................................................... 5
1.1.3. Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp .............................................. 6
1.1.4. Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp bền vững ...............................
6
1.1.5. Những xu hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững .....................
8
1.1.6. Tiêu chí đánh giá tính bền vững .................................................... 10
1.1.7. Xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững............................ 11
1.2. Những vấn đề cơ bản về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ...............
16
1.2.1. Quan điểm về hiệu quả sử dụng đất...............................................
16
1.2.2. Phân loại hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp .................................
17
1.2.3. Đặc điểm và phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp ...................................................................................................
18


4

1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ......
21
1.3. Những nghiên cứu về nâng cao hiệu quả sử dụng đất trên Thế giới và
Việt Nam ................................................................................................. 24
1.3.1. Những nghiên cứu trên thế giới .....................................................
24


5


1.3.2. Những nghiên cứu trong nước .......................................................
28
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 32
2.1. Đối tượng, thời gian và phạm vi ngiên cứu ......................................... 32
2.2. Nội dung nghiên cứu của đề tài ........................................................... 32
2.2.1. Điều kiện tự nhiên và thực trạng phát triển kinh tế - xã hội liên
quan đến sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ........................................
32
2.2.2. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và các loại
hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp. ...............................................
32
2.2.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ..................
32
2.2.4. Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp theo hướng phát
triển bền vững....................................................................................... 32
2.2.5. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông
nghiệp. ..................................................................................................
32
2.3. Phương pháp nghiên cứu......................................................................
32
2.3.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu .............................................
32
2.3.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp ..............................
33
2.3.3. Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp ................................
33
2.3.5. Phương pháp tổng hợp thống kê và xử lý số liệu .......................... 34
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................ 35
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu ............... 35

3.1.1. Điều kiện tự nhiên.......................................................................... 35
3.1.2 Điều kiện kinh tế- xã hội ................................................................ 38
3.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và môi trường ..
49


6

3.2. Hiện trạng sử dụng đất, biến động đất sản xuất nông nghiệp và thực
trạng các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của huyện Bạch
Thông, tỉnh Bắc Kạn ............................................................................... 52
3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất ...................................................................
52
3.2.2. Ttình hình biến động đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện
Bạch Thông giai đoạn 2009-2013 ........................................................ 53
3.2.3. Thực trạng cây trồng trên đất trồng cây hàng năm huyện Bạch
Thông ................................................................................................... 55


7

3.2.5. Mô tả các loại hình sử dụng đất .....................................................
58
3.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng cây hàng năm ............................
63
3.3.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế .............................................................. 63
3.3.3. Đánh giá hiệu quả môi trường của các LUT trên đất sản xuất nông
nghiệp
.............................................................................................................. 74
3.4. Lựa chọn và đề xuất loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp hiệu

quả bền vững cho vùng nghiên cứu......................................................... 75
3.5. Xác định các giải pháp phát triển các loại hình sử dụng đất sản xuất
nông nghiệp có triển vọng cho sản xuất nông nghiệp tại huyện Bạch
Thông ....... 77
3.5.1. Giải pháp sử dụng đất .................................................................... 77
3.5.2. Giải pháp kỹ thuật .......................................................................... 77
3.5.3. Giải pháp thị trường sản phẩm ...................................................... 78
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 79
1. Kết luận ................................................................................................... 79
2. Kiến nghị ................................................................................................. 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 81


8

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nguyên nghĩa

BVTV

: Bảo vệ thực vật

CK

: Cùng kỳ

EU


: European Union - Liên minh Châu Âu
: Euro Retailer Produce Working Group Good Agriculture


9

EUREPGAP

Practce - Tiêu chuẩn của Châu âu về thực hành
nông nghiệp tốt

FAO
GAPs

: Food and Agricuture Organnization – Tổ chức nông
lương Liên hiệp quốc
: Global Good Agricultural Practice - Thực hành nông
nghiệp tốt toàn cầu

H

: High (cao)

IPM

: Integrated pest management - Quản lí dịch hại tổng hợp

IFOAM

: Internatonal Federation of Organic Agriculture

Movements - Liên đoàn Quốc tế về nông nghiệp hữu cơ

HTX

: Hợp tác xã

KH

: Kế hoạch LX

: Lúa xuân LM

:

Lúa mùa
LUT

: Land Use Type (loại hình sử dụng đất)

M

: Medium (trung bình)

STT

: Số thứ tự

UBND

: Ủy ban nhân dân


UNEP
USDA

: United nations environment programme - Chương trình
môi trường quốc gia thống nhất
: United States Department of Agriculture - Bộ Nông
nghiệp Hoa Kỳ


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Hiện trạng đường huyện Bạch Thông .............................................41
Bảng 3.2: Hiện trạng sử dụng đất năm 2013....................................................52
Bảng 3.3: Biến động sử dụng đất sản xuất nông nghiệp năm 2009 và
2013 ..................................................................................................53
Bảng 3.4: Tổng hợp các loại hình sử dụng đất chính của huyện Bạch
Thông năm 2013 ...............................................................................57
Bảng 3.5: Phân cấp chỉ têu đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình sử
dụng đất sản xuất nông nghiệp. ........................................................63
Bảng 3.6. Hiệu quả kinh tế của các cây trồng chính ở tiểu vùng 1.................64
Bảng 3.7. Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất chính trên đất
sản xuất nông nghiệp ở tểu vùng 1 ..................................................65
Bảng 3.8. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất chính
trên đất sản xuất nông nghiệp ở tiểu vùng 1
.....................................67
Bảng 3.9. Hiệu quả kinh tế của các cây trồng chính ở tiểu vùng 2.................67
Bảng 3.10. Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất chính trên đất

sản xuất nông nghiệp ở tểu vùng 2 ..................................................70
Bảng 3.11. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất chính
trên đất sản xuất nông nghiệp ở tiểu vùng 2
.....................................71
Bảng 3.12. Phân cấp mức độ đánh giá hiệu quả xã hội loại hình sử dụng
đất sản xuất nông nghiệp ..................................................................72
Bảng 3.13. Đánh giá hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất chính
trên đất sản xuất nông nghiệp ở tiểu vùng 1
.....................................73
Bảng 3.14. Đánh giá hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất chính
trên đất sản xuất nông nghiệp ở tiểu vùng 2
.....................................73


8

Bảng 3.15:Hiệu quả môi trường của các LUT tại tiểu vùng 1 và 2 .................74
Bảng 3.16. Đánh giá tổng hợp khả năng lựa chọn loại hình sử dụng đất
trên đất sản xuất nông nghiệp ở tiểu vùng 1
.....................................75
Bảng 3.17. Đánh giá tổng hợp khả năng lựa chọn loại hình sử dụng đất
trên đất sản xuất nông nghiệp ở tiểu vùng 2
.....................................76


9

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Cánh đồng lúa thôn Bắc Lanh Chang, xã Lục Bình ....................... 58
Hình 3.2: Cánh đồng thuốc lá lớn nhất tại thôn Nà Tà, xã Tú Trĩ .................. 66

Hình 3.3 : Vườn Quýt tại xã Quang Thuận..................................................... 68
Hình 3.4: Vườn Quýt đường canh tại xã Dương Phong ................................. 68


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của nhân loại, vì nó là
nguồn gốc của mọi sự sống trên trái đất. Nhận thức được vai trò của nó mà
tất cả các quốc gia trên hành tnh này đều đã không quản ngại hi sinh để
bảo vệ nó và cũng từ đất mà các cuộc xung đột đã và đang xảy ra. Tuy vậy,
mỗi quốc gia đều có những sự quan tâm khác nhau đến đất và ở những quốc
gia nào con người quan tâm chú trọng sử dụng bảo vệ bồi dưỡng nó thì đất
đai sẽ tốt lên và cuộc sống sẽ ổn định, phát triển.
Đất đai, đặc biệt là đất nông nghiệp có hạn về diện tích, có nguy cơ bị
suy thoái dưới tác động của thiên nhiên và sự thiếu ý thức của con
người trong quá trình hoạt động sản xuất. Trong khi đó xã hội ngày càng
phát triển, dân số tăng nhanh kéo theo những đòi hỏi ngày càng tăng về
lương thực, thực phẩm, các sản phẩm công nghiệp, các nhu cầu về văn hoá,
xã hội, nhu cầu về giao thông, thuỷ lợi, cơ sở hạ tầng và các mục đích
chuyên dùng khác. Điều đó đã tạo nên áp lực ngày càng lớn lên đất đai, làm
cho quỹ nông nghiệp luôn có nguy cơ bị giảm diện tch trong khi khả năng
khai hoang để mở rộng diện tch lại hạn chế.
Vì vậy, sử dụng đất là một phần hợp thành của chiến lược nông nghiệp
sinh thái và phát triển bền vững [22]. Nông nghiệp là hoạt động cổ nhất và cơ
bản nhất của loài người [6]. Hầu hết các nước trên thế giới đều phải xây
dựng một nền kinh tế trên cơ sở phát triển nông nghiệp dựa vào khai thác
tiềm năng của đất, lấy đó làm bàn đạp cho việc phát triển các ngành khác.
Trong những năm gần đây, hòa cùng với xu thế toàn cầu hoá nền kinh

tế thế giới, nền kinh tế của Việt Nam ngày càng phát triển. Cùng với sự
vận động và phát triển này, con người ngày càng “vắt kiệt” nguồn tài nguyên
quý giá này để phục vụ cho lợi ít của mình. Vì vậy, tổ chức sử dụng nguồn
tài


2

nguyên đất hợp lý, có hiệu quả cao theo quan điểm sinh thái và phát triển
bền vững đang trở thành vấn đề mang tính toàn cầu. Mục đích của việc sử
dụng đất là làm thế nào để khai thác nguồn tài nguyên có hạn này mang lại
hiệu quả kinh tế, hiệu quả sinh thái, hiệu quả xã hội cao nhất, đảm bảo lợi
ích trước mắt và lâu dài. Nói cách khác, mục tiêu hiện nay của loài người là
phấn đấu xây dựng một nền nông nghiệp toàn diện về kinh tế, xã hội, môi
trường một cách bền vững.
Là một huyện miền núi vùng cao, huyện Bạch Thông với chiều dài hơn
30Km chạy theo Quốc lộ 3, đây là quốc lộ nối liền từ thành phố Hà Nội đến
tỉnh
Cao bằng, nên rất thuận tện cho phát triển giao thông và vận chuyển hàng
hóa.
Bạch Thông là một huyện thuần nông nên nông nghiệp vẫn là ngành sản
xuất chính, diện tch đất nông nghiệp lớn nên đời sống người dân chủ yếu
phụ thuộc vào nông nghiệp. Tuy năng suất và sản lượng cây trồng của huyện
đã đạt được khá cao so với các huyện khác trong tỉnh. Nhưng giá trị trên một
đơn vị diện tch còn thấp, thu nhập của người dân làm nông nghiệp còn chưa
cao, chưa đáp ứng được yêu cầu về phát triển kinh tế-xã hội của huyện. Một
trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng này là do sản xuất
còn manh mún, nhỏ lẻ nên chưa tận dụng được lợi thế đất đai, khí hậu của
huyện.
Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp việc sản xuất nhỏ lẻ, manh mún

thường cho hiệu quả thấp, chỉ thích hợp cho nền sản xuất tự cung tự
cấp. Ngày nay trong xu hướng sản xuất hàng hóa và hội nhập toàn cầu,
việc tổ chức sản xuất này không còn thích hợp. Xu thế tất yếu là phải tổ chức
lại sản xuất nông nghiệp trên những quy mô lớn hơn. Vì vậy việc sử dụng đất
có hiệu quả nhằm đem lại ngày càng nhiều hơn những sản phẩm cho xã hội
là vấn đề quan tâm trong kinh tế nông nghiệp, cũng như đảm bảo được độ
an toàn cho đất đai mà không tổn hại đến môi trường sống là vấn đề hết sức
quan trọng.
Xuất phát từ thực tiễn đó, với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả
kinh tế nông nghiệp và sử dụng hợp lý hơn đất Bạch Thông trong những năm


3

trước

mắt



lâu

dài.

Tôi

tiến

dụng đất sản xuất
tỉnh Bắc Kạn”.


hành

thực

hiện

đề

tài:
,


4

2. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp nhằm góp
phần giúp người dân lựa chọn phương thức sử dụng đất phù hợp trong điều
kiện cụ thể của địa phương.
3. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu và đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng
đến hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Bạch
Thông.
- Đánh giá thực trạng và hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
trên địa bàn toàn huyện Bạch Thông.
- Định hướng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng đất đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp bền vững.
4. Yêu cầu của đề tài
- Thu thập đầy đủ các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã
hội của sáu xã điểm và của toàn huyện Bạch Thông. Các số liệu thu thập

chính xác, thống nhất và có hệ thống.
- Đánh giá được điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sử
dụng đất tại huyện Bạch Thông.
- Đề ra được các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế hộ nông dân,
đề xuất các biện pháp canh tác theo hướng bền vững phù hợp với huyện.
5. Ý nghĩa của đề tài
- Góp phần hoàn thiện lý luận về đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất
sản xuất nông nghiệp huyện Bạch Thông.
- Trên cơ sở đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
đề xuất được những giải pháp sử dụng đất đạt hiệu quả cao và bền vững, phù
hợp với điều kiện của địa phương.


5

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Một số vấn đề lý luận về sử dụng đất nông nghiệp
1.1.1. Đất nông nghiệp
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho
nhân loại, con người sinh ra trên đất, sống và lớn lên nhờ vào sản phẩm của
đất. Tuy vậy, không phải ai cũng hiểu đất là gì? Đất sinh ra từ đâu? Tại sao lại
phải giữ gìn bảo vệ nguồn tài nguyên này. Học giả người Nga, Docutraiep cho
rằng “Đất là vật thể thiên nhiên cấu tạo độc lập, lâu đời do kết quả của quá
trình hoạt động tổng hợp của các yếu tố hình thành bao gồm: đá, thực
vật, động vật, khí hậu, địa hình, thời gian” [6]. Học giả A.JSmyth, J.Dumaski
đã đưa thêm khái niệm về đất như “Đất là lớp mặt tơi xốp của lục địa có
khả năng tạo ra sản phẩm cho cây” [25]. Bàn về vấn đề này, C.Mác đã viết:

“Đất là tư liệu sản xuất cơ bản và phổ biến quý báu nhất của sản xuất
nông nghiệp”, “Điều kiện không thể thiếu được của sự tồn tại và sinh
sống của hàng loạt thế hệ loài người kế tiếp nhau”[6].
Với ý nghĩa đó, đất nông nghiệp là đất được sử dụng chủ yếu vào
sản xuất của các ngành nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng
thủy sản hoặc sử dụng vào mục đích nghiên cứu thí nghiệm về nông
nghiệp. Khi nói đất nông nghiệp người ta nói đất sử dụng chủ yếu vào sản
xuất của các ngành nông nghiệp, bởi vì thực tế có trường hợp đất đai được
sử dụng vào mục đích khác nhau của các ngành. Trong trường hợp đó, đất đai
được sử dụng chủ yếu cho hoạt động sản xuất nông nghiệp mới được coi là
đất nông nghiệp, nếu không sẽ là các loại đất khác (tùy theo việc sử dụng vào
mục đích nào là chính).


6

Tuy nhiên, để sử dụng đầy đủ hợp lý đất đai, trên thực tế người ta coi
đất đai có thể tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp mà không cần
có đầu


7

tư lớn nào cả. Vì vậy, Luật đất đai năm 2003 nêu rõ: “Đất nông nghiệp là đất
sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm
nghiệp và nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng,
bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất sản xuất lâm nghiệp, đất nuôi trồng
thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác” [18].
1.1.2. Vai trò đất nông
nghiệp

Đất đai là tài nguyên thiên nhiên của mỗi quốc gia, đóng vai trò quyết
định sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người, nó là cơ sở tự nhiên, là
tền đề cho mọi quá trình sản xuất nhưng vai trò của đất đối với mỗi
ngành sản xuất có tầm quan trọng khác nhau. C.Mác đã nhấn mạnh “Lao
động chỉ là cha của cải vật chất, còn đất là mẹ” [6]. Hiến pháp năm 1992
quy định: “Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp
luật” [15], Luật đất đai 2003 khẳng định “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô
cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng
đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các
cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng” [18]. Trong sản xuất
nông lâm nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt không thể
thay thế, với những đặc điểm:
- Đất đai được coi là tư liệu sản xuất chủ yếu trong sản xuất nông lâm
nghiệp.
- Đất đai là loại tư liệu sản xuất không thể thay thế.
- Đất đai là tài nguyên bị hạn chế bởi ranh giới đất liền và bề mặt địa cầu
[28].
- Đất đai có vị trí cố định và chất lượng không đồng đều giữa các vùng,
các miền. Mỗi vùng đất luôn gắn với các điều kiện tự nhiên (thổ nhưỡng, thời
tiết, khí hậu, nước,…) điều kiện kinh tế - xã hội (dân số, lao động, giao thông,
thị trường,…) và có chất lượng đất khác nhau. Do vậy, việc sử dụng đất đai
phải gắn liền với việc xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho phù hợp để


8

nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao trên cơ sở nắm chắc điều kiện của từng
vùng lãnh thổ.
- Đất đai được coi là một loại tài sản, người chủ sử dụng có quyền nhất
định do pháp luật của mỗi nước qui định: tạo thuận lợi cho việc tập trung,

tích


9

tụ và chuyển hướng sử dụng đất từ đó phát huy được hiệu quả nếu biết
sử dụng đầy đủ và hợp lý.
Như vậy, đất đai là yếu tố hết sức quan trọng và tích cực của quá trình
sản xuất nông nghiệp. Thực tế cho thấy thông qua quá trình phát triển của xã
hội loài người, sự hình thành và phát triển của mọi nền văn minh vật chất
- văn minh tinh thần, các thành tựu vật chất, văn hoá khoa học đều được xây
dựng trên nền tảng cơ bản đó là đất và sử dụng đất, đặc biệt là đất nông lâm
nghiệp. Vì vậy, sử dụng đất hợp lý, có hiệu quả là một trong những điều kiện
quan trọng nhất cho nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững.
1.1.3. Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp
Đất đai là nguồn tài nguyên có hạn, trong khi nhu cầu của con người về
các sản phẩm lấy từ đất ngày càng tăng. Mặt khác, đất nông nghiệp ngày
càng thu hẹp do bị trưng dụng sang các mục đích khác. Vì vậy, mục têu sử
dụng đất nông nghiệp ở nước ta là nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội trên cơ
sở đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm, tăng cường nguyên liệu cho
công nghiệp và hướng tới xuất khẩu. Sử dụng đất nông nghiệp trong sản
xuất trên cơ sở cân nhắc các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, tận dụng tối
đa lợi thế so sánh về điều kiện sinh thái và không làm ảnh hưởng xấu đến
môi trường là những nguyên tắc cơ bản và cần thiết để đảm bảo cho khai
thác sử dụng bền vững tài nguyên đất đai. Do đó, đất nông nghiệp cần
được sử dụng theo nguyên tắc “đầy đủ, hợp lý và hiệu quả”, phù hợp với
điều kiện hoàn cảnh cụ thể của từng vùng [24].
1.1.4. Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp bền vững
Để duy trì được sự bền vững của đất đai, Smyth A.J và Julian Dumanski
(1993) [25] đã xác định 5 nguyên tắc có liên quan đến sự sử dụng đất bền

vững là:
- Duy trì hoặc nâng cao các hoạt động sản xuất.
- Giảm mức độ rủi ro đối với sản xuất.


10

- Bảo vệ tềm năng của các nguồn tài nguyên tự nhiên, chống lại sự
thoái hoá chất lượng đất và nước.
- Khả thi về mặt kinh tế.
- Được xã hội chấp nhận.
Như vậy, theo các tác giả, sử dụng đất bền vững không chỉ thuần tuý về
mặt tự nhiên mà còn cả về mặt môi trường, lợi ích kinh tế và xã hội. Năm
nguyên tắc trên đây là trụ cột của việc sử dụng đất bền vững, nếu trong thực
tễn đạt được cả 5 nguyên tắc trên thì sự bền vững sẽ thành công, ngược lại
sẽ chỉ đạt được ở một vài bộ phận hay sự bền vững có điều kiện. Tại Việt
Nam, theo ý kiến của Nguyễn Khang và Phạm Dương Ưng (1995) [16],
việc sử dụng đất bền vững cũng dựa trên những nguyên tắc và được thể
hiện trong 3 yêu cầu sau:
- Bền vững về mặt kinh tế: cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao và
được thị trường chấp nhận
- Bền vững về mặt môi trường: loại hình sử dụng đất bảo vệ được
đất đai, ngăn chặn sự thoái hoá đất, bảo vệ môi trường tự nhiên.
- Bền vững về mặt xã hội: thu hút được nhiều lao động, đảm bảo
đời sống người dân, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.
Tóm lại, hoạt động sản xuất nông nghiệp của con người diễn ra hết
sức đa dạng trên nhiều vùng đất khác nhau và cũng vì thế khái niệm sử dụng
đất bền vững thể hiện trong nhiều hoạt động sản xuất và quản lý đất đai trên
từng vùng đất xác định theo nhu cầu và mục đích sử dụng của con người. Đất
đai trong sản xuất nông nghiệp chỉ được gọi là sử dụng bền vững trên cơ sở

duy trì các chức năng chính của đất là đảm bảo khả năng sản xuất của cây
trồng một cách ổn định, không làm suy giảm về chất lượng tài nguyên đất
theo thời gian và việc sử dụng đất không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường
sống của con người và sinh vật. Một quan điểm khác lại cho rằng: Phát
triển nông nghiệp


11

bền vững là sự quản lý và bảo tồn sự thay đổi về tổ chức và kỹ thuật
nhằm đảm bảo thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người cả hiện tại
và mai sau [27].
1.1.5. Những xu hướng sử dụng đất nông nghiệp bền
vững
1.1.5.1. Nông nghiệp hữu cơ
Định nghĩa bởi nhóm nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA). “Canh
tác hữu cơ là một hệ thống sản xuất hoặc là không sử dụng hoặc loại trừ số
lớn phân hoá học tổng hợp, thuốc trừ sâu, chất điều hoà sinh trưởng và các
chất phụ gia trong thức ăn gia súc. Để mở phạm vi có thể thực hiện được lớn
nhất, hệ thống canh tác hữu cơ phải dựa trên việc luân canh cây trồng, sử
dụng tàn dư thực vật, trồng cây họ đậu, sử dụng cây phân xanh, các chất thải
hữu cơ, phòng trừ sinh học để duy trì sức sản xuất của đất và lớp đất canh
tác nhằm cung cấp dinh dưỡng và bảo vệ cây khỏi côn trùng, dịch bệnh, cỏ
dại”.
Các nguyên tắc của nông nghiệp hữu cơ nhằm tăng cường sự cân bằng
sinh thái của các hệ thống tự nhiên và gắn hệ thống canh tác vào hệ sinh thái
chung. Tuy nhiên, các biện pháp thâm canh hữu cơ cũng không thể đảm bảo
chắc chắn rằng sản phẩm hoàn toàn không còn có dư lượng, song những
phương pháp đã sử dụng sẽ giảm thiểu sự ô nhiễm không khí, đất và nước.
Mục tiêu cơ bản của nông nghiệp hữu cơ là tối ưu hoá sức khoẻ, sức sản xuất

của các cộng đồng sống phụ thuộc lẫn nhau trong đất, cây trồng, động vật và
con người. Hiện nay, theo quan điểm của nhiều nhà khoa học, nông
nghiệp hữu cơ là một hệ thống gắn liền với sự phát triển nông nghiệp bền
vững. Phương thức sản xuất mà nông dân nông nghiệp hữu cơ lựa chọn phụ
thuộc không chỉ vào các điều kiện môi trường nông nghiệp mà còn phụ thuộc
vào hoàn cảnh kinh tế xã hội như: lao động, khả năng đầu tư và thị trường
mục têu. Nông dân nông nghiệp hữu cơ cố gắng tìm kiếm sự phát triển phù


×