Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Khảo sát lời dẫn phóng sự truyền hình (trên cứ liệu phóng sự của bản tin thời sự ANTV năm 2015)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 103 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRẦN TRUNG LONG

KHẢO SÁT LỜI DẪN PHÓNG SỰ TRUYỀN HÌNH
(trên cứ liệu phóng sự của bản tin thời sự ANTV năm 2015)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Khóa: QH – 2015 - X

Hà Nội, 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRẦN TRUNG LONG

KHẢO SÁT LỜI DẪN PHÓNG SỰ TRUYỀN HÌNH
(trên cứ liệu phóng sự của bản tin thời sự ANTV năm 2015)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60.22.02.40

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN VĂN CHÍNH

Hà Nội, 2018



MỤC LỤC
MỤC LỤC ....................................................................................................... 1
CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................... 5
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................. 6
1.Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 6
2. Đối tƣợng, nghiên cứu ................................................................................ 7
3. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 7
4. Đóng góp của luận văn ............................................................................... 8
5. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 8
6. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 8
7. Tƣ liệu nghiên cứu ...................................................................................... 8
8. Lịch sử nghiên cứu...................................................................................... 8
9. Bố cục ........................................................................................................... 9
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ...................................................................... 10
1.1. Lý thuyết về phân tích diễn ngôn ......................................................... 10
1.1.1.Diễn ngôn và phân tích diễn ngôn.................................................... 10
1.1.2.Những đặc tính của diễn ngôn ......................................................... 13
1.1.2.1.Tính mạch lạc ............................................................................... 14
1.1.2.2. Chức năng giao tiếp và tính ký hiệu............................................ 14
1.1.3.Phân loại diễn ngôn .......................................................................... 16
1.1.4.Phương pháp và các đường hướng phân tích diễn ngôn ................ 17
1.1.5.Những đặc điểm của diễn ngôn lời dẫn ........................................... 20
1.1.6.Phương pháp phân tích diễn ngôn lời dẫn ...................................... 22
1.2.Phóng sự................................................................................................... 23
1.3.Phóng sự truyền hình ............................................................................. 25
1.4. Những đặc điểm của ngôn ngữ phóng sự ............................................ 25
1.4.1. Ngôn ngữ báo chí ................................................................................ 25

1



1.5.Lời dẫn ..................................................................................................... 28
1.5.1.Khái niệm:.......................................................................................... 28
1.5.2.Vị trí và dung lượng lời dẫn .............................................................. 30
1.5.3.Chức năng của lời dẫn ...................................................................... 30
1.5.3.1.Xác định chủ đề của phóng sự ..................................................... 30
1.5.3.2.Chứng minh tính thời sự của phóng sự ........................................ 30
1.5.3.3.Nêu những ý chính ........................................................................ 31
1.5.3.4.Thu hút sự chú ý của độc giả........................................................ 31
CHƢƠNG 2: PHÂN LOẠI LỜI DẪN PHÓNG SỰ TRUYỀN HÌNH
TRÊN KÊNH ANTV .................................................................................... 32
2.1.Cở sở phân loại lời dẫn phóng sự truyền hình ANTV ........................ 32
2.2. Phân loại lời dẫn phóng sự truyền hình ANTV theo nội dung......... 35
2.2.1.Lời dẫn gọi tên................................................................................. 35
2.2.2.Lời dẫn tóm tắt ................................................................................ 36
2.2.3.Lời dẫn nguyên cớ ........................................................................... 37
2.2.4.Lời dẫn chân dung ........................................................................... 38
2.2.5.Lời dẫn tả cảnh................................................................................ 39
2.2.6.Lời dẫn nêu luận cứ......................................................................... 40
2.. 3. Phân loại lời dẫn phóng sự truyền hình trên kênh ANTV theo vai trò
của lời dẫn. ..................................................................................................... 42
2.3.1. Kể câu chuyện.................................................................................... 42
2.3.2. Khơi gợi tính hiếu kỳ của người xem. ............................................... 43
2.3.3.Điềm báo............................................................................................. 45
2.3.4. Định hình tâm trạng .......................................................................... 46
2.3.Tiểu kết chƣơng ...................................................................................... 47

2



Chƣơng 3: PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN LỜI DẪN PHÓNG SỰ TRUYỀN
HÌNH TRÊN KÊNH ANTV ........................................................................ 49
3.1. Phân tích diễn ngôn lời dẫn phóng sự truyền hình ANTV ở bình diện
hình thức ........................................................................................................ 49
3.1.1. Một số mô tả về chủ đề lời dẫn phóng sự truyền hình ANTV........ 49
3.1.2. Mô tả cấu trúc lời dẫn phóng sự truyền hình ANTV ..................... 52
3.1.2.1. Dung lượng của lời dẫn phóng sự truyền hình ANTV ................ 52
3.1.2.3.Cấu trúc diễn ngôn lời dẫn phóng sự truyền hình ANTV ............ 57
3.1.2.4.Nhận xét ........................................................................................ 62
3.2.Phân tích diễn ngôn lời dẫn phóng sự truyền hình ANTV ở bình diện
nội dung ......................................................................................................... 63
3.2.1.Mô tả mạch lạc diễn ngôn lời dẫn phóng sự truyền hình ANTV63
3.2.2.Mạch lạc của lời dẫn thể hiện ở cấu trúc thông tin của phóng sự
truyền hình phát trên bản tin thời sự của ANTV...................................... 64
3.2.2.1.Mối quan hệ của thông tin lời dẫn với thông tin phần còn lại của
phóng sự truyền hình phát trên bản tin thời sự của ANTV ...................... 65
3.2.2.2.Mối quan hệ giữa lời dẫn với quy tắc xây dựng thông tin phóng
sựtruyền hình phát trên bản tin thời sự của ANTV .................................. 78
3.3.Mạch lạc trong liên kết DN lời dẫn phóng sự truyền hình ANTV........ 81
3.3.1.Các phương tiện duy trì chủ đề......................................................... 82
3.3.1.1. Lặp từ vựng.................................................................................. 82
3.3.1.2. Thế đồng nghĩa ............................................................................ 85
3.3.1.3. Thế đại từ..................................................................................... 86
3.3.1.4. Phép tỉnh lược ............................................................................. 88
3.3.2.Các phương tiện phát triển chủ đề ................................................... 89
3.3.2.1. Phép đối ....................................................................................... 89
3.3.2.1. Phép liên tưởng……………………………………………...............90
3.3.3.Các phương tiện liên kết logic .......................................................... 91
3.3.3.1.Phép tuyến tính ............................................................................. 91


3


3.3.3.2.Phép liên kết sử dụng liên tố ........................................................ 92
3.3.4. Nhận xét ............................................................................................ 94
3.4.Tiểu kết chƣơng ...................................................................................... 95
KẾT LUẬN.................................................................................................... 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 99

4


CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ANNM

: Bản tin An ninh ngày mới

DN

: Diễn ngôn

KTTD

: Bản tin Kinh tế tiêu dùng

NKAN

: Bản tin Nhật ký an ninh

PS


: Phóng sự

PTDN

: Phân tích diễn ngôn

QT

:Bản tin Quốc tế

TSTH

: Bản tin Thời sự tổng hợp

TSAN

: Bản tin Thời sự an ninh

5


PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Với chức năng và quyền lực thông tin của mình, báo chí ngày nay càng
tác động to lớn đến mọi mặt xã hội, trở thành một động thái, hành vi xã hội,
một thế lực xã hội. Trong đó, thể loại phóng sự đang dần tỏ rõ những ưu thế
của mình trong việc phân tích và đánh giá có chiều sâu các vấn đề được dư
luận quan tâm, chú ý.
Cùng với sự phát triển của thể thoại phóng sự trong hệ thống báo chí nói

chung, phóng sự truyền hình cũng không ngừng thay đổi và từng bước hoàn
thiện về cả nội dung và hình thức. Với khả năng cung cấp thông tin một cách
đầy đủ, cụ thể, hấp dẫn, khách quan, sinh động trong quá trình vận động, phát
sinh, phát triển của sự vật, hiện tượng... bằng hình ảnh và âm thanh ( ngôn
ngữ, tiếng động ), phóng sự truyền hình đã và đang có vị trí, vai trò quan
trọng trong các chương trình truyền hình.
Một tác phẩm phóng sự truyền hình gồm có 2 phần: phần lời dẫn và phần
nội dung phóng sự. Nếu như phần nội dung được coi là phần cốt lõi, phần
quan trọng nhất của một phóng sự truyền hình, thì “Lời dẫn phóng sự đáng
được chú ý nhiều hơn nhiều người trong chúng ta dành cho nó. Lời dẫn có vị
trí đứng giữa một phóng sự xuất sắc và nút chuyển kênh trên bàn điều khiển
từ xa của TV” [37; tr.46]
Lời dẫn có vai trò thu hút, lôi kéo sự chú ý của người xem, định hình
tâm trạng, gợi mở bối cảnh được nói đến trong phóng sự. Ngoài ra, lời dẫn
còn có các chức năng sau: kể câu chuyện, quảng cáo cho câu chuyện hoặc
khêu gợi tính hiếu kỳ của người xem, tạo sự liên tục, liên kết bản tin thời sự.

6


Với tầm quan trọng đặc biệt của lời dẫn đầu, chúng tôi tìm cách cố gắng
nhận diện một cách khái quất nhất về câu mở đầu phóng sự thời sự trên
phương diện ngữ nghĩa và ngữ dụng học.
2. Đối tƣợng, nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các lời dẫn đầu trong phóng sự
truyền hình. Cụ thể, chúng tôi phân tích, miêu tả lời dẫn đầu các phóng sự
phát trong bản tin thời sự của kênh ANTV năm 2015.
3. Mục đích nghiên cứu
Chỉ ra đặc trưng về nội dung và các phương tiện được sử dụng để liên
kết ( mạch lạc) nội dung trong lời dẫn phóng sự.

Để đạt được mục đích trên, luận văn cần thực hiện những nhiệm vụ sau đây:
+ Phân loại một cách cơ bản nhất các loại lời dẫn phóng sự truyền hình
trên kênh ANTV.
+ Chỉ ra đặc điểm cấu trúc lời dẫn và phong cách ngôn ngữ phóng sự
truyền hình trên kênh ANTV.
+ Mô tả mạch lạc của lời dẫn phóng sự truyền hình trên kênh ANTV.
Từ những nhiệm vụ trên, chúng tôi hy vọng bước đầu khái quát được mô
hình, cách thức viết, sử dụng lời dẫn phóng sự có hiệu quả trên kênh ANTV
nói riêng và các kênh truyền hình khác nói chung.

7


4. Đóng góp của luận văn
Nhận diện hình thức và mối quan hệ với chức năng, nhận diện những
đặc trưng của lời dẫn phóng sự truyền hình trong chuyên ngành ngôn ngữ
học, nhận diện vai trò của lời dẫn đối với phóng sự.
5. Ý nghĩa của đề tài
Về mặt lý luận:Bước đầu khái quát được đặc trưng sử dụng ngôn ngữlời
dẫn phóng sự trên truyền hình ANTV.
Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng làm tài liệu
tham khảo tốt cho việc giảng dạy ngôn ngữ học báo chí trong nhà trường và
tài liệu tham khảo hữu ích đối với phóng viên trong việc nâng cao chất lượng
lời dẫn phóng sự.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Thực hiện luận văn này chúng tôi sử dụng các phương pháp miêu tả,
phân tích văn bản, phân tích ngữ nghĩa, cấu trúc.
7. Tƣ liệu nghiên cứu
Tư liệu nghiên cứu là các phóng sự được phát trên các bản tin thời sự
kênh ANTV năm 2015

8. Lịch sử nghiên cứu
Hiện nay đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về ngôn ngữ báo
chí. Tuy nhiên, phần lớn các công trình đó chỉ đề cập đến phần nội dung
chính của tác phẩm báo chí: tít, tiêu đề, câu mở đầu, câu cuối… Còn phần lời
dẫn – phần phụ của phóng sự truyền hình thì chưa có công trình nào nghiên
cứu.

8


9. Bố cục
Luận văn gồm ba phần: Mở đầu, nội dung và kết luận. Ngoài ra còn có
mục lục, phụ lục, danh sách tài liệu tham khảo sau cùng.
-

Mở đầu: Trong phần này chúng tôi xác định đối tượng nghiên cứu,

mục đích. và nhiệm vụ nghiên cứu, lý do chọn đề tài và đóng góp của đề tài
nghiên cứu về mặt khoa học, ý nghĩa lý luận và thực tiễn của công trình
nghiên cứu, đặt ra phương pháp nghiên cứu.
-

Phần nội dung:

Chương I: Cơ sở lý luận
Chương II: Phân loại lời dẫn phóng sự truyền hình ANTV
Chương III: Phân tích diễn ngôn lời dẫn phóng sự truyền hình ANTV
-

Phần kết luận


9


Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Lý thuyết về phân tích diễn ngôn
1.1.1.Diễn ngôn và phân tích diễn ngôn.
Ở phần này, chúng tôi sẽ tiếp tục đề cập đến khái niệm “phân tích diễn
ngôn” trên cơ sở khái niệm “diễn ngôn” như đã trình bày mục trên.
Harris (1952) là người đầu tiên nói về phương pháp phân tích diễn ngôn
áp dụng cho các chuỗi câu liên kết, coi phân tích diễn ngôn như là một hệ
phương pháp hình thức phân tích văn bản thành các đơn vị nhỏ hơn [24;
tr.26]. Đồng thời ông cũng rất chú ý tới việc đối lập giữa các tập hợp câu là
diễn ngôn với cái gọi là một tập hợp ngẫu nhiên không có tính mạch lạc.
Theo sau Harris - một đại biểu của đường hướng cấu trúc luận trong phân
tích diễn ngôn, các nhà nghiên cứu theo đường hướng chức năng luận cũng
thể hiện quan điểm của mình về phân tích diễn ngôn. Fasold (1990) nói
“nghiên cứu diễn ngôn là nghiên cứu mọi khía cạnh sử dụng của ngôn ngữ”;
Brown.G và Yule.G, hai tác giả tiêu biểu coi “diễn ngôn như là một quá
trình” cho rằng: Phân tích diễn ngôn nhất thiết là sự phân tích ngôn ngữ hành
chức. Nhà phân tích diễn ngôn, vì thế, quan tâm đến chức năng hay mục đích
của một mẫu dữ liệu ngôn ngữ và cách thức dữ liệu đó được người phát cũng
như người nhận xử lí [42; tr.49]. Nói một cách cụ thể hơn, nhà nghiên cứu
cần tìm hiểu xem, nội dung thông điệp được thể hiện bằng chất liệu ngôn ngữ
đã được người nói/viết tạo ra theo cách thức nào để đạt được mục đích, ý đồ
tác động của mình tới người tiếp nhận trong bối cảnh giao tiếp thực tế, xác
định… và đồng thời, nội dung thông điệp đó được người nghe/đọc tiếp nhận
theo cách nào, với tâm lí ra sao… Từ việc mô tả đó mới khái quát lên thành

10



những quy tắc trong ngôn ngữ mà người giao tiếp đã sử dụng để đạt được
mục đích, ý đồ giao tiếp.
Đồng quan điểm với hai tác giả trên, David Nunan (1998) cũng đã phân
biệt phân tích văn bản và phân tích diễn ngôn. Phân tích văn bản là xem xét
các đặc điểm nội dung và hình thức của văn bản tách rời ngữ cảnh ngoài
ngôn ngữ, còn phân tích diễn ngôn sẽ quan tâm tới mặt chức năng tức là liên
quan đến việc nghiên cứu ngôn ngữ trong quá trình sử dụng (ngôn ngữ hành
chức). Ông chỉ rõ giống như các nhà ngữ âm học, ngữ pháp học, nhà phân
tích diễn ngôn cũng cần quan tâm đến việc nhận diện những cái đều đặn và
những cái khuôn mẫu trong ngôn ngữ. Tuy nhiên, không chỉ có vậy, nhà phân
tích diễn ngôn còn phải thực hiện một nhiệm vụ quan trọng hơn cả là đạt đến
mục đích cuối cùng của công việc phân tích: vừa chỉ ra, vừa giải thuyết mối
quan hệ giữa những cái đều đặn đó với những ý nghĩa và những mục đích
được diễn đạt qua diễn ngôn.
Ở Việt Nam, Đỗ Hữu Châu là một trong những người đầu tiên và nghiên
cứu khá nhiều về dụng học. Tác giả này cũng đã thể hiện quan niệm của mình
như sau: Phân tích diễn ngôn là phân tích cả những yếu tố hình thức của diễn
ngôn, bao gồm các yếu tố ngôn ngữ, các đơn vị từ vựng, các quy tắc kết học,
các hành vi ngôn ngữ tạo nên diễn ngôn. Các yếu tố kèm lời, phi lời cũng
được xem là các yếu tố thuộc về hình thức của diễn ngôn. Về nội dung, nhà
nghiên cứu cho rằng diễn ngôn bao gồm nội dung thông tin và nội dung miêu
tả. Hai thành tố nội dung này có thể hiện tường minh qua các yếu tố ngôn
ngữ hình thức của diễn ngôn, hoặc cũng có thể tồn tại một cách khiếm diện
trong đích giao tiếp của đối phương. Như vậy,theo Đỗ Hữu Châu, phân tích
diễn ngôn đầy đủ là phải phân tích cả hai mặt nội dung và hình thức của diễn
ngôn.

11



Bên cạnh đó, Nguyễn Thiện Giáp trong cuốn “Giáo trình ngôn ngữ học”
cũng đã dành một số trang viết để nói về phân tích diễn ngôn. Theo ông, phân
tích diễn ngôn (discourse analysis) là một cách tiếp cận việc nghiên cứu diễn
ngôn dựa trên những khái niệm và thuật ngữ của ngữ pháp truyền thống.
Phân tích diễn ngôn có nhiệm vụ phân tích bằng một bộ phức hợp khái niệm
và thuật ngữ ngữ pháp quen thuộc với bất kỳ nhà nghiên cứu ngữ pháp nào và
cố gắng nhận ra xem những khái niệm đó cần thiết trong sự cấu trúc diễn
ngôn như thế nào. Phân tích diễn ngôn cố gắng mở rộng sự phân tích cấu trúc
câu đến đơn vị lớn hơn câu, nó thường bắt đầu bằng sự cố gắng nhận diện
những đơn vị tối thiểu của ngôn ngữ, sau đó, tìm kiếm những quy luật chi
phối những đơn vị tối thiểu đó cùng nhau kết hợp thành chuỗi để tạo nên diễn
ngôn như thế nào. [21; tr.441-442]
Trong cuốn “Giao tiếp, diễn ngôn và cấu tạo của văn bản” của Diệp
Quang Ban có trình bày: “Phân tích diễn ngôn là đường hướng tiếpcận tài
liệu ngôn ngữ nói và viết bậc trên câu (diễn ngôn/ văn bản) từ tính đa diện
hiện thực của nó, bao gồm các mặt ngôn từ và ngữ cảnh tình huống, với các
mặt hữu quan thể hiện trong khái niệm ngôn vực (register) mà nội dung hết
sức phong phú và đa dạng (gồm các hiện tượng thuộc thể loại và phong cách
chức năng, phong cách cá nhân, cho đến các hiện tượng xã hội, văn hóa, dân
tộc)” [8; tr.158]. Như vậy, định nghĩa này chú trọng tới ba yếu tố đối tượng
khảo sát (tài liệu ngôn ngữ nói và viết bậc trên câu), đối tượng nghiên cứu
(tính đa diện hiện thực của tài liệu ngôn ngữ khảo sát) và phương pháp tiếp
cận là phương pháp phân tích (phân tích ngôn ngữ trong sử dụng).
Với tác giả Nguyễn Hòa, phân tích diễn ngôn và phân tích văn bản không
phải là hai bộ môn khác nhau mà chỉ là “hai mặt của phân tích ngôn ngữ hành
chức trong hoàn cảnh giao tiếp xã hội.”

12



Theo chúng tôi quan điểm cho rằng “diễn ngôn là một sự kiện hay quá
trình giao tiếp hoàn chỉnh thống nhất có mục đích không có giới hạn được sử
dụng trong các hoàn cảnh giao tiếp xã hội cụ thể”[24; tr.33] của Nguyễn
Hòa rất phù hợp với hướng nghiên cứu của chúng tôi về diễn ngôn lời dẫn
phóng sự.
Nói đến sự kiện giao tiếp tức là bao gồm các yếu tố: phương tiện ngôn
ngữ thể hiện (phát ngôn hoặc văn bản), có chủ đề, nội dung, mạch lạc và thể
hiện mục đích giao tiếp. Và hoàn cảnh giao tiếp xã hội cụ thể được hiểu là
nói đến những hoàn cảnh ngoài ngôn ngữ chi phối, tác động đến sự kiện giao
tiếp đó như các yếu tố về hoàn cảnh tình huống hay điều kiện diễn ra ngoài
diễn ngôn, kiến thức nền, yếu tố văn hóa, dụng học.
Từ khái niệm “diễn ngôn” cho thấy, phân tích diễn ngôn là phân tích
ngôn ngữtrong sử dụng. Vì thế, diễn ngôn là khái niệm còn phân tích diễn
ngôn là phương pháp hoặc cách tiếp cận. Điều này cho thấy, ngữ cảnh chính
là yếu tố quan trọng trong phân tích diễn ngôn. Các nhà ngữ pháp chức năng
- hệ thống cho rằng người ta không thể hiểu được ý nghĩa của những điều
được nói ra nếu không biết gì về ngữ cảnh xung quanh chúng.
1.1.2.Những đặc tính của diễn ngôn
Như vậy có thể thấy những đặc tính cơ bản của diễn ngôn là tính ma ̣ch l ạc,
tính giao tiếp, ký hiệu và tính liên quan.

13


1.1.2.1.Tính mạch lạc
Mạch lạc được Nguyễn Thiện Giáp coi là “cái quyết định để một sản phẩm
ngôn ngữ trở thành diễn ngôn”[20; tr.40]. Cụ thể hơn George Yule cho rằng
mạch lạc là điều được nói hay viết ra sẽ có nghĩa theo kinh nghiệm bình

thường của họ về các sự vật. Như vậy, cơ sở mạch lạc là những gì quen
thuộc, kiến thức văn hóa chung, kiến thức nền. Có thể hiểu một cách ngắn
gọn rằng mạch lạc là mạch nối diễn ngôn, cho phép hiểu diễn ngôn trong các
hoàn cảnh giao tiếp xã hội. Mạch lạc là một phần của nội dung thực của văn
bản. Tính mạch lạc của diễn ngôn theo Diệp Quang Ban được thể hiện qua
những phương tiện ngôn ngữ và phương tiện ngoài ngôn ngữ, đó là cách thức
hay cấu trúc tổ chức diễn ngôn (hình thức tổ chức văn bản), trong quan hệ
nghĩa – logic giữa các từ ngữ trong văn bản; quan hệ giữa từ ngữ trong văn
bản với cái được nói tới trong tình huống từ bên ngoài văn bản; trong quan hệ
thích hợp giữa các hành động nói.[8; tr.296]
Bên cạnh sự thể hiện trong liên kết, mạch lạc còn thể hiện trong cấu trúc hay
cách thức tổ chức các yếu tố quan yếu của diễn ngôn theo một cách thức hay
trình tự nhất định nào đó nhằm thể hiện những ý tứ tạo thành mục đích nói.
Như vậy, có thể thấy tính cấu trúc của diễn ngôn mang tính chủ quan của
người viết.
1.1.2.2. Chức năng giao tiếp và tính ký hiệu
Xuất phát từ quan điểm ngôn ngữ là một hệ thống ký hiệu được dùng
làm công cụ giao tiếp và ký hiệu là những đặc tính không thể thiếu của diễn
ngôn. Song diễn ngôn là một đơn vị ngôn ngữ chưa hành động ngôn ngữ vì
vậy tính giao tiếp, ký hiệu của nó có thêm phần của ngữ nghĩa và ngữ dụng.
Tức là ý nghĩa của lời nói và ý nghĩa dụng ngôn của lời nói.

14


Ý nghĩa lời nói được hiểu là nội dung biểu hiện hay nội dung mệnh đề
là ý nghĩa sự việc hay nội dung của sự kiện/ sự thể đã xảy ra, thể hiện qua các
tham thể và mối quan hệ giữa các tham thể. Nội dung mệnh đề thay đổi khi
có sự thay đổi của mộttrong các yếu tố này. Xét về mặt nội dung biểu hiện, ý
nghĩa của diễn ngôn bao gồm ý nghĩa của từng ký hiệu từ ngữ trong ngữ cảnh

văn hóa và ngữ cảnh tình huống trong việc tạo và hiểu lời. Nội dung dụng
học là ý nghĩa rút ra từ ý định của người nói. Dụng học quan tâm đến lực
ngôn trung của diễn ngôn.
Lyons đã cho rằng mọi phát ngôn đều có lực ngôn trung và các kiểu
loại câu hay phát ngôn thông thường như phát ngôn trần thuật, nghi vấn hay
ra lệnh về thực chất chính là biện pháp hóa lực ngôn trung điển hình của câu,
hay còn gọi là nội dung phi mệnh đề. Cùng luận điểm “How to do things with
word”, Austin đã khẳng định khả năng thực hiện hành động của phát ngôn.
Theo David Nunan, đơn vị diễn ngôn có thể được cấu tạo bởi một từ,
một ngữ, một câu, một đoạn, một văn bản,… miễn sao truyền đạt được thông
điệp mạch lạc. và sản phẩm của diễn ngôn gồm có hơn một câu. Như vật đối
với diễn ngôn chứa nhiều câu thì dụng ngôn của nó sẽ là ý nghĩa sử dụng khái
quát của cả diễn ngôn chứ không phải là dụng ngôn đơn lẻ của từng phát
ngôn.
Chức năng giao tiếp và tính ký hiệu của diễn ngôn cũng thể hiện sự
tham gia vào hai quan hệ chủ yếu trong ngôn ngữ học là quan hệ hình và
quan hệ cú đoạn, phản ánh qua khả năng kết hợp và lựa chọn diễn ngôn tùy
theo tình huống giao tiếp, chủ đề giao tiếp cũng như việc cấu tạo thành những
đơn vị diễn ngôn lớn hơn.

15


1.1.2.3.Tính quan yếu
Xét về hình thức, diễn ngôn là một cấu trúc các yếu tố quan yếu tạo
nên mạch lạc của diễn ngôn. Theo Nguyễn Hòa, các yếu tố quan yếu là các
đóng góp thể hiện tính giao tiếp của diễn ngôn. Các yếu tố quan yếu có chức
năng biểu một sự thể gồm các tham thể, quá trình và mối quan hệ giữa các
tham thể cũng như ý nghĩa dụng học kèm theo. Các yếu tố quan yếu tham gia
vào diễn ngôn với hình thức là những đơn vị từ ngữ. Những đơn vị từ ngữ

này lại bị quy định bởi hoàn cảnh giao tiếp xã hội, mục đích phát ngôn và thể
loại diễn ngôn.
Với tư cách là một quá trình giao tiếp tương tác, nội dung của diễn
ngôn được tổng hợp từ nhiều phương diện, trong đó mạch lạc là yếu tố quan
trọng nhất. Mạch lạc là sự hiện thực hóa của liên kết, cấu trúc, sự dung hợp
giữa các hành động nói là tính quan yếu. Tính quan yếu của diễn ngôn cũng
chịu sự quy định của yếu tố văn hóa và những thông tin ngữ cảnh.
1.1.3.Phân loại diễn ngôn
Diễn ngôn là sự kiện giao tiếp hoàn chỉnh trong những hoàn cảnh xã hội
cụ thể. Như vậy trong mỗi hoàn cảnh chúng ta lại có một thể loại diễn ngôn.
Điều này cho thấy việc phân loại diễn ngôn không phải là việc dễ dàng để có
tính thuyết phục cao. Cho đến nay đã có nhiều quan điểm đưa ra để phân loại
diễn ngôn: dựa trên trường diễn ngôn (cho ra các loại diễn ngôn về giáo dục,
tôn giáo hay khoa học); dựa vào sự phân biệt giữa phương thức biểu đạt nói –
viết; dựa trên cách thể hiện chung hoặc cấu trúc thể loại, các kiểu loại khác
nhau của mục đích giao tiếp sẽ cho ra kiểu loại diễn ngôn khác nhau; dựa vào
chức năng ( diễn ngôn khoa học, diễn ngôn chính luận, hội thoại);… Song
các cách phân chia theo trư ờng diễn ngôn, tính chất diễn ngôn và cách thức

16


diễn ngôn được chú ý hơn cả vì tính hợp lý của nó. Tức là dựa vào chủ đề
được đề cập, nội dung mệnh đề, mối quan hệ giữa các cá nhân tham gia bao
gồm cả ý nghĩa dụng học, và phương tiện thể hiện ngôn ngữ (nói hoặc viết)
phân chia thành cách ngữ vực, tiếp đó trong các ngữ vực có những thể loại
diễn ngôn cụ thể. Chẳng hạn trong ngữ vực báo chí thì có các thể loại tin,
bình luận, tin vắn, phóng sự, ký,…; Ngữ vực văn chương thì có các tiểu ngữ
vực như văn xuôi, thơ, văn học dân gian và các thể loại cụ thể như truyện
ngắn, tiểu thuyết, thơ lục bát, thơ văn xuôi, cổ tích, truyền thuyết…; Ngữ vực

chính luận gồm các tiểu vực như pháp lý, ngoại giao, thương mại và các thể
loại cụ thể như bản hiến pháp, luật, công ước, biên bản, tờ trình, giấy biên
nhận…; Ngữ vực hội thoại hàng ngày có thể gồm các thể loại hội thoại, nói
chuyện, phiếm đàm, tâm sự, chào hỏi, phỏng vấn.
Diễn ngôn lời dẫn thuộc loại diễn ngôn có cấu tạo khuôn hình mềm dẻo,
mang phong cách chính luận, thuộc ngữ vực báo chí. Sự phân loại theo phong
cách chức năng, kiểu văn bản và thể loại văn bản này giúp luận án có những
phân xuất ban đầu về các đặc điểm thể loại của văn bản trong hướng tiếp cận
phân tích. Đồng thời, có thể thấy rằng bức tranh phân loại diễn ngôn rất đa
dạng, tuy nhiên vẫn chủ yếu căn cứ trên bình diện cấu trúc hoặc căn cứ trên
bình diện chức năng là mục đích giao tiếp.
1.1.4.Phương pháp và các đường hướng phân tích diễn ngôn
Theo David Nunan, phân tích diễn ngôn tức là xem xét, phân tích
những yếu tố ngôn ngữ trong diễn ngôn thể hiện qua liên kết, cấu trúc tin, tin
cũ và tin mới, cấu trúc đề - thuyết, phân tích mệnh đề , phân loại diễn ngôn;
và tìm hiểu về mặt nghĩa đó là mạch lạc, hành động ngôn ngữ, hiểu biết cơ
sở, cách thức xử lý diễn ngôn (từ trên xuống, từ dưới lên, hay xử lý tương
tác).Theo George Yule phân tích diễn ngôn bao gồm hai thao tác đó là phân

17


tích cấu trúc diễn ngôn (thể hiện ở cái tạo nên một văn bản có hình thức tốt,
tiêu điểm cấu trúc ở các đề tài, liên kết/ các yếu tố tổ chức văn bản) và dụng
học (nghiên cứu những phương diện của những diều không được nói/ viết ra,
quan tâm đến đằng sau cấu trúc và hình thức trong văn bản, đến tâm lý, kiến
thức nền, niềm tin, mong đợi, nhất thiết phải khám phá những gì người nói
hay viết có trong đầu). Đó là những phương pháp chung trong việc phân tích
diễn ngôn, còn những phương pháp phân tích diễn ngôn cụ thể lại phụ thuộc
vào những đường hướng nghiên cứu phân tích diễn ngôn.

Chẳng hạn đường hướng dụng học, diễn ngôn được phân tích và tìm
hiểu gắn liền với mục đích phát ngôn, ý nghĩa của người nói cụ thể là hành
động nói. Hành động nói lại gắn liền với hai quá trình tạo ngôn và hành động
ngôn trung (lực ngôn trung, hành động dụng ngôn và hành động mượn lời).
Để hiểu được hết những hành động ngôn ngữ thì phải đặt diễn ngôn và văn
cảnh hay hoàn cảnh giao tiếp xã hội, xem xét diễn ngôn trong mối quan hệ
tương tác giữa người sử dụng và với ngôn ngữ, với văn hóa, với quan hệ xã
hội, hoàn cảnh xã hội.
Theo đường hướngBiến đổi ngôn ngữ, diễn ngôn được xem xét trên
những cơ sở biến đổi xã hội. Tức là, trong quá trình sử dụng và tương tác
giao tiếp xã hội, giao lưu văn hóa, ngôn ngữ có sự biến đổi. Sự biến đổi này
thể hiện rõ rệt nhất ở lớp từ vựng. Vì thế, phân tích diễn ngôn gắn liền với
phân tích ngữ vực. Đó là, những thao tác liên quan đến việc miêu tả những
đặc trưng: trường, thức và không khí của ngữ vực dựa trên hai khía cạnh chủ
yếu là người sử dụng và cách thức sử dụng để rút ra những biến bổi ngôn
ngữ.
Các nhà phân tích diễn ngôn theo đường hướng Ngôn ngữ học xã hội
tương tác lại nhìn nhận diễn ngôn ngư là sự tương tác xã hội mà ở đó việc cấu

18


thành và thương lượng nghĩa được hỗ trợ bởi việc sử dụng ngôn ngữ, người
ta tiến hành các thao tác phân tích diễn ngôn. Tức là đặt diễn ngôn vào trong
bối cảnh xã hội – văn hóa, những tương tác xã hội thì ngôn từ được hình
thành, bị tác động và được sử dụng như thế nào.
Ngoài ra có rất nhiều phương pháp, thao tác phân tích và nghiên cứu
diễn ngôn cụ thể của các nhà nghiên cứu theo những đường hướng phân tích
diễn ngôn khác như: Đường hướng dân tộc học giao tiếp; đường hướng phân
tích hội thoại; phân tích diễn ngôn trong tâm lý học xã hội; trong giao tiếp

văn hóa…
Ở đây chúng tôi không có tham vọng giới thiệu hết những đường hướng
phân tích diễn ngôn mà chỉ xin giới thiệu sơ qua vài nét về những đường
hướng phân tích diễn ngôn hiện nay với hệ thống phương pháp luận của nó.
Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu kỹ hơn về phương pháp phân tích diễn
ngôn tổng hợp mà theo chúng tôi để làm công cụ cho công việc nghiên cứu,
khảo sát tư liệu trong luận văn này.
Phương pháp phân tích diễn ngôn tổng hợp là một phương pháp phân tích
diễn ngôn thể hiện sự nỗ lực của Nguyễn Hòa trong việc tổng hợp các
phương diện ưu thế của các đường hướng phân tích diễn ngôn trước đó, trên
cơ sở khẳng định chức năng và cấu trúc là hai thuộc tính cơ bản của ngôn
ngữ, lấy căn cứ mạch lạc là bản chất của diễn ngôn. Theo ông, đây là đường
hướng chức năng, coi diễn ngôn như là một quá trình tương tác giữa các
thành viên xã hội. Nhiệm vụ hàng đầu của phân tích diễn ngôn theo đường
hướng này là phân tích cho được hình thức cấu trúc thể hiện mạch lạc đó là
tính tổ chức, liên kết, tính quan yếu. Trong đó, tính quan yếu được đánh giá
là quan trọng nhất, bởi lẽ cấu trúc như một mạng lưới các quan hệ của các
yếu tố quan yếu. Nói một cách khác, nói đến cấu trúc là nói đến việc kết hợp

19


các yếu tố quan yếu và ý nghĩa biểu hiện mà yếu tố quan yếu biểu đạt. Các
yếu tố quan yếu hiện diện trong diễn ngôn với vai trò là những đơn vị từ ngữ.
Nguyễn Hòa cho rằng sự lựa chọn các nguồn lực từ ngữ này bị quy định bởi
mục đích giao tiếp, ý định của người nói; các chiến lược văn hóa, diễn ngôn
sẵn có trong một cộng đồng ngôn ngữ; hoàn cảnh xã hội (các cá nhân nhân
tham gia tương tác, mối quan hệ, bản chất của bối cảnh tình huống); tính chất
của các thể loại diễn ngôn đã được quy ước hóa và khung văn hóa, niềm tin
và hành động của các thành viên xã hội. Kim chỉ nam của phương pháp này

là luận điểm: tất cả những biến cấu trúc, liên kết và quan yếu phải được đặt
trong mối quan hệ với các giá trị văn hóa, lấy các giá trị văn hóa làm chuẩn;
và khí phân tích ngôn ngữ hành chức thiên về tương tác xã hội với chức năng
liên nhân.
Trong luận văn này, chúng tôi kết hợp phương pháp phân tích diễn
ngôn tổng hợp, đi từ phân tích những yếu tố quan yếu, cấu trúc quan yếu để
làm cơ sở tiến hành phân tích mặt dụng ngôn làm thành chương chủ yếu của
luận văn.
1.1.5.Những đặc điểm của diễn ngôn lời dẫn
Trong mỗi tác phẩm báo chí, tuy không rạch ròi song có thể nhận diện
hai dạng: ngôn ngữ tác giả ( ngôn ngữ của người viết, chủ thể sáng tạo tác
phẩm với cái “ tôi”) và ngôn ngữ nhân vật ( ngôn ngữ của những nhân vật
trực tiếp/ ngôn ngữ nhân vật không trực tiếp). Diễn ngôn lời dẫn luôn luôn là
ngôn ngữ của tác giả, mang đậm tính chủ quan và cái tôi cá nhân. Diễn ngôn
lời dẫn có thể là thông điệp đầu tiên về sự kiện và thái độ quan điểm về sự
kiện mà tác giả muốn gửi tới khán giả, nó bao hàm nhiều nghĩa và mục đích
nói.

20


Trong một bản tin thời sự truyền hình, mỗi phóng sự đều có một lời dẫn
mà ở đó mỗi sự kiện, hiện thực xã hội đều được phản ánh theo góc nhìn của
nhà báo. Có thể nói, lời dẫn thể hiện rõ trình độ học thuật, trình độ tiếp cận
của nhà báo đối với hiện thực mà anh ta phản ánh và bạn đọc.
Ngữ cảnh xã hội của lời dẫn là ngữ cảnh hiện thực của sự kiện mà nó
phản ánh, đó là hoàn cảnh xã hội thực tại. Hoàn cảnh giao tiếp xã hội mà lời
dẫn xuất hiện, đúng hơn nó là định vị nhiều hoàn cảnh giao tiếp xã hội thể
hiện ở những lĩnh vực đời sống xã hội mà nó đề cập tới. Mỗi lĩnh vực nó đề
cập tới lại cho những quy định, những yếu tố quan yếu được sử dụng, kết hợp

để gây dựng hình ảnh của sự kiện sao cho phù hợp với những giá trị văn hóa,
chuẩn mực học thuật, đời sống phổ biến, thông thường. Ngữ cảnh giao tiếp
của lời dẫn là ngữ cảnh giao tiếp của sự kiện, sự tình mà nó phản ánh trong
hiện thực và chu cảnh văn bản. Chu cảnh văn bản có tính đặc thù riêng của
diễn ngôn lời dẫn thể hiện ở thể loại báo hình. Ngôn ngữ của lời dẫn là ngôn
ngữ của sự kiện trong bối cảnh xã hội và giao tiếp của nó trong hiện thực.
Về mặt hình thức, chúng ta có thể hoàn toàn coi lời dẫn là đơn vị độc lập
để xem xét và phân tích. Về mặt nội dung, đa phần các lời dẫn có nội dung
song song với nội dung phóng sự.
Diễn ngôn lời dẫn là một phần của phóng sự truyền hình, tuy về mặt
hình thức độc lập song gắn kết chặt chẽ với phóng sự thể hiện qua nội dung
cụ thể là mạch lạc và ngữ nghĩa, ngữ dụng, nếu không có mối quan hệ này thì
đó là một phóng sự không thành công ở nghiệp vụ báo chí. Ngoài những
phương tiện liên kết, lời dẫn có thể sử dụng để thể hiện mạch lạc như những
diễn ngôn thông thường khác. Lời dẫn còn có những phương thiện thể hiện
mạch lạc riêng nhờ những đặc điểm của tính báo chí trong một phóng sự,
những vấn đề về ngôn dụng. Thông tin của một bài báo tin tức bao giờ cũng

21


là một thể thống nhất trả lời cho 6 câu hỏi: 5 Wh: Who – ai? What – cái gì?
Why – tại sao? Where - Ở đâu? When – khi nào? Và 1 H: How – như thế
nào? Lời dẫn là hình ảnh thu nhỏ của bài báo và lời dẫn liên quan đến những
dữ liệu này. Lời dẫn của bài báo có nhiều chức năng : dẫn dắt phóng sự, khái
quát nội dung phóng sự, nhận định sự kiện, nêu một phần sự kiện, nhân vật
chính,… của bài báo. Bất cứ lời dẫn nào cũng phải có mạch lạc với nội dung
phóng sự. Mạch lạc của lời dẫn được thể hiện rất linh hoạt, không có một
khuôn mẫu chung.
Diễn ngôn lời dẫn thể hiện ý chí và quan điểm của nhà báo với sự kiện

anh ta phản ánh nhằm một mục đích tác động tới độc giả và điều khiển khán
giả bằng thái độ, quan điểm đó.
1.1.6.Phương pháp phân tích diễn ngôn lời dẫn
Trong luận văn này, chúng tôi kết hợp phương pháp phân tích diễn
ngôn tổng hợp và dụng học. Chúng tôi đi sâu vào phân tích hình thức và cách
thức tổ chức lời dẫn, tìm hiểu những hình thức thể hiện mạch lạc của diễn
ngôn với nội dung phóng sự và phân tích dụng ngôn.
Mặc dù, lời dẫn không có quan hệ cú pháp với nội dung phóng sự, song
nó có cấu trúc cú pháp riêng. Theo chúng tôi, mọi nghiên cứu về ý nghĩa hay
ngữ dụng đều xuất phát từ bản thân nội tại của lời dẫn, ở dây là cấu trúc lời
dẫn. Những đặc điểm về cấu trúc và hình thức sẽ là cứ liệu, bằng chứng cho
chúng ta những dẫn giải về nội dung. Vì vậy, chúng tôi tiến hành khảo sát về
cú pháp của lời dẫn nhằm lột tả hết diện mạo cấu trúc của lời dẫn bên cạnh
những chức năng của nó. Hơn nữa, cấu trúc mệnh đề luôn song hành với tư
duy và tư tưởng, nó cũng sẽ là một trong những phương tiện thể hiện mạch
lạc của lời dẫn.

22


Về hình thức, lời dẫn có hai loại câu trần thuật ( khẳng định, phủ định ) và
câu hỏi. Chúng tôi tiến hành phân tích cấu trúc theo chức năng thông báo Đề
- Thuyết đối với thể loại lời dẫn chỉ có câu trần thuật và phân tích cấu trúc
theo hình thức, phương tiện đối với thể loại lời dẫn có sử dụng câu hỏi.
Lời dẫn là một đơn vị ngôn ngữ hành chức , vì thế tất yếu phải nghiên cứu và
đặt nó trong hoạt động hành chức trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. Khi đó
những yếu tố quan yếu kết hợp với nhau ra sao để xây dựng cấu trúc thông
tin và thể hiện tiêu điểm thông báo.
Lời dẫn phóng sự là dự phản ánh, dẫn dắt, thể hiện quan điểm, mong
muốn, yêu cầu của người nói về sự kiện, sự tình phản ánh. Vì thế, chúng ta

cần phân tích lời dẫn về mặt dụng học để nhận diện những nội dung không
hiển ngôn này.
Tất cả quá trình phân tích những yếu tố quan yếu, cấu trúc quan yếu,
mạch lạc và dụng ngôn đều đặt trong mối liên hệ, tác động, chi phối của hoàn
cảnh giao tiếp xã hội cụ thể là những giá trị văn hóa, bối cảnh vấn đề được
nói tới,…
Lời dẫn có thể nói là sản phẩm trực tiếp của tư tưởng trong mối quan hệ
giữa tư duy và sự kiện xã hội, thể hiện sự giao tiếp xã hội của ngôn ngữ. Nó
mang đậm tính cá nhân, trình độ, tri thức cũng như văn hóa của người làm
báo. Đồng thời, nó cũng là phương tiện thể hiện quyền lực của báo chí.
1.2.Phóng sự
Thuật ngữ phóng sự tiếng Pháp là Reportage, tiếng Anh là Report. Hai
từ này có nguồn gốc từ tiếng La tinh là Reporto, có nghĩa là truyền đạt, báo
tin, thông báo. Theo một số nhà nghiên cứu về báo chí truyền thông thì thể

23


×