Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Giáo án Sinh học 11 bài 3: Thoát hơi nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.93 KB, 5 trang )

Bài 3: THOÁT HƠI NƯỚC
I. Mục tiêu
Sau khi học xong bài này HS phải:
- Nêu được vai trò của thoát hơi nước đối với đời sống thực vật.
- Mô tả được cấu tạo của lá thích nghi với chức năng thoát hơi nước .
- Trình bày được cơ chế đóng mở lỗ khí của khí khổng và các tác nhân ảnh hưởng đến
quá trình thoát hơi nước..
II. Chuẩn bị
Tranh vẽ hình 3.4 SGK
III. Tiến trình bài học
1. Ổn định tổ chức
Ngày
Lớp

11A3

11A4

Vắng
2. Kiểm tra bài cũ
- Trình bày cấu tạo của mạch gỗ?
- Hãy phân biệt dòng mạch gỗ và dòng mạch rây?
3. Dạy bài mới
Vào bài
Những nghiên cứu về thực vật cho thấy rằng chỉ có khoảng 2% lượng nứơc hấp thu vào
cơ thể thực vật dùng để tổng hợp nên các chát hữu cơ. Vậy 98% lượng nước còn lại đã mất

TaiLieu.VN

Page 1



khỏi cơ thể TV bằng quá trình nào? Cơ quan nào đảm nhận nhiệm vụ này? Cơ chế xảy ra
như thế nào? Bài học hôm nay sẽ tìm hiểu về vấn đề này:
Dạy bài mới
Hoạt động GV và HS

Nội dung

Hoạt động 1: Vai trò của quá trình thoát I. Vai trò của quá trình thoát hơi nước
hơi nước
1. Khái niệm thoát hơi nước
▼ Sự thoát hơi nước (THN) ở thực vật là
Thoát hơi nước là sự mất nước từ bề mặt
gì?
lá qua hệ thống khí khổng là chủ yếu và 1
HS: Là sự mất nước của thực vật
phần từ thân cành
GV: Nước thoát ra ngoài cơ thể thực vật theo
2 hình thức: thực hiện dưới dạng dung dịch
đó là hiện tượng ứ giọt, hình thức thứ 2 dưới
dạng hơi, đó là quá trình thoát hơi nước.
▼ Sự THN ở lá có ý nghĩa gì cho dòng vận
2. Vai trò của quá trình thoát hơi nước
chuyển các chất trong mạch gỗ?
HS: Là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ

- Là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ

▼ Hơi nước thoát ra ngoài qua bộ phận nào - Nhờ có sự thoát hơi nước, khí khổng mở
ra cho khí CO2 khuếch tán vào bên trong

của lá?
lá đến được lục lạp, nơi thực hiện quá
trình quang hợp
HS: Qua khí khổng
- Thoát hơi nước giúp hạ nhiệt độ của lá
cây vào những ngày nắng nóng, đảm bảo
▼ Hiện tượng gì xảy ra đồng thời với sự cho các quá trình sinh lý xảy ra bình
khuếch tán hơi nước ra ngoài?
thường
Yêu cầu hs quan sát h3.1 sgk

HS: Có sự khuếch tán của CO2 vào lá qua
khí khổng
▼Ý nghĩa sinh học của sự khuếch tán CO 2
vào khí khổng?
HS: Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình
quang hợp của TV diễn ra thuận lợi
TaiLieu.VN

Page 2


▼ Thoát hơi nước còn có ý nghĩa gì khi cây
bị chiếu sáng liên tục ngoài nắng?
HS: Giúp hạ nhiệt độ của lá cây
Hoạt động 2: Tìm hiểu về thoát hơi nước
qua lá
GV giới thiệu thí nghiệm của Garô năm 1859
yêu cầu hs quan sát hình 3.2


II. Thoát hơi nước qua lá

Giới thiệu kết quả thí nghiệm của Garô như
1. Lá là cơ quan thoát hơi nước
bảng 3 SGK.
▼ Sự gia tăng khối lượng của CaCl2 sau thí - Cấu tạo của lá thích nghi với chức năng
thoát hơi nước Vì:
nghiệm đã chứng tỏ điều gì?
HS: Có lượng nước thoát ra qua 2 mặt lá

+ Lá có nhiều khí khổng làm nhiệm vụ
thoát hơi nước

▼ Những số liệu nào cho phép khẳng định
số lượng khí khổng có vai trò quan trọng + Số lượng khí khổng ở mặt trên thường
ít hơn ở mặt dưới lá và có tầng cutin che
trong sự THN của lá cây?
phủ để hạn chế sự mất nước.
▼ Vì sao mặt trên của lá cây đoạn không có
+ Sự thoát hơi nước còn xảy ra qua tầng
khí khổng nhưng vẫn có sự THN?
cutin.
HS: Vì thoát hơi nước còn xảy ra qua lớp
2. Hai con đường thoát hơi nước: qua
cutin của lá như ở cây đoạn
khí khổng và qua cutin.
▼ Dựa vào số liệu hình 3.3 và những điều
vừa tìm hiểu cho biết những cấu trúc nào * Cơ chế điều tiết sự thoát hơi nước:
tham gia vào quá trình THN?
+ Qua khí khổng

HS: Khí khổng và lớp cutin
- Đặc điểm cấu tạo tế bào khí khổng:
GV nhấn mạnh sự thoát hơi nước chủ yếu
Gồm 2 tế bào hình hạt đậu quay mặt vào
xảy ra qua khí khổng.
nhau tạo lỗ khí. Thành trong (thành dày)
dày hơn thành ngoài (thành mỏng).
▼Có mấy con đường thoát hơi nước?
Yêu cầu HS quan sát tế bào khí khổng H3.4 - Cơ chế đóng mở của khí khổng:
SGK. Và cho biết:
● Khi no nước, thành mỏng của tế bào
khí khổng căng ra → thành dày cong
TaiLieu.VN

Page 3


▼ Tế bào khí khổng hình dạng như thế nào? theo thành mỏng → khí khổng mở ra.
Thành tế bào có đặc điểm gì?

● Khi mất nước, thành mỏng hết căng
→ thành dày duỗi thẳng → khí khổng
HS: Gồm 2 tế bào hình hạt đậu quay mặt vào đóng lại.
nhau. Thành trong dày hơn thành ngoài
+ Qua cutin
GV: Tế bào khí khổng chứa nhiều tinh bột
và lục lạp có nhiệm vụ làm tăng áp suất thẩm - Cơ chế thoát hơi nước: hơi nước khuếch
thấu của tế bào khí khổng để nó dễ hút nước tán từ các khoảng gian bào của thịt lá qua
vào gây ra sự đóng mở khí khổng.
lớp cutin để ra ngoài.

▼Cơ chế đóng mở khí khổng như thế nào?
HS: Khi no nước → lỗ khí mở ra, khi TB hạt
đậu mất nước → lỗ khí đóng lại.
▼Thoát hơi nước qua cutin như thế nào?
Hoạt động 3: Các tác nhân ảnh hưởng đến
quá trình thoát hơi nước
▼ Những tác nhân nào ảnh hưởng đến quá
trình thoát hơi nước?
▼ Trong các tác nhân trên, tác nhân nào
quan trọng nhất? Vì sao?
HS: Hàm lượng nước trong khí khổng, vì nó III. Các tác nhân ảnh hưởng đến quá
liên quan trực tiếp đến việc điều tiết độ mở trình thoát hơi nước
của khí khổng.
Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến quá
Hoạt động 4: Cân bằng nước và tưới tiêu trình thoát hơi nước là: nước, ánh sáng,
nhiệt độ, các ion khoáng, gió
hợp lí cho cây trồng
▼ Cần làm gì để đảm bảo lượng nước cho
cây?
HS: Tưới tiêu hợp lí để cân bằng nước cho
cây
▼ Thế nào là sự cân bằng nước?
HS: Cân bằng nước được tính bằng sự so IV. Cân bằng nước và tưới tiêu hợp lí
TaiLieu.VN

Page 4


sánh lượng nước do rễ hút vào (A) và lượng cho cây trồng
nước thoát ra (B).

* Cân bằng nước là sự tương quan giữa
lượng nước do rễ hút vào (A) và lượng
nước thoát ra qua lá (B)
* Để đảm bảo cho cây sinh trưởng phát
triển bình thường phải tưới tiêu hợp lí cho
cây.
* Tưới nước hợp lí cần xác định:
+ Đặc điểm của cây
+ Thời điểm tưới.
+ Cách tưới
+ Lượng nước tưới.

IV. Củng cố và hướng dẫn HS học ở nhà
- Trả lời các câu hỏi ở cuối bài
- Học bài và trả lời các câu hỏi ở cuối bài
- Đọc mục em có biết trang 19 SGK
- Xem trước bài “vai trò của các nguyên tố khoáng”

TaiLieu.VN

Page 5



×