Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

GIÁO ÁN THI GIÁO VIỂN GIỎI: HÓA TRỊ VÀ SỐ OXI HÓA ( GA ĐIỆN TỬ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.95 KB, 9 trang )

Giáo án chuyên đề cấp cụm

GV: Mai Thị Hồng Bích – TT GDTX_HN Vũng Tàu

HÓA TRỊ VÀ SỐ OXI HÓA (T1)
- Bài hóa trị và số oxi hóa (tiết 1) gồm các nội dung: Hóa trị trong hợp
chất ion, hóa trị trong hợp chất cộng hóa trị.
- Bài giảng được thiết kế theo hướng: Giáo viên là người tổ chức, định
hướng các hoạt động học tập, còn học sinh thực hiện các nhiệm vụ do giáo viên
chuyển giao một cách chủ động, tích cực. Giáo viên theo dõi quá trình thực hiện
nhiệm vụ của học sinh và hỗ trợ kịp thời những khó khăn, vướng mắc nhằm
giúp học sinh giải quyết vấn đề học tập một cách hiệu quả, phù hợp với mục tiêu
phát triển năng lực cho học sinh.
- Bài giảng thực hiện trong 1 tiết.
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức , kỹ năng , thái độ.
a. Kiến thức.
Học sinh nêu được:
+ Hóa trị của nguyên tố trong hợp chất ion được gọi là điện hóa trị.
+ Hóa trị của nguyên tố trong hợp chất cộng hóa trị được gọi là cộng hoa
trị.
+ Cách xác định điện hóa trị và cộng hóa trị.
b. Kỹ năng.
+ Xác định được điện hóa trị và cộng hóa trị của các nguyên tố trong các
hợp chất bất kì.
+ Học tập tích cực và yêu thích bộ môn hóa học, say mê khoa học.
2. Định hướng các năng lực cần hình thành và phát triển.
+ Năng lực tự học, năng lực hợp tác.
+ Năng lực quan sát.
+ Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn học.
II. Chuẩn bị.


1. Giáo viên.

1


Giáo án chuyên đề cấp cụm

GV: Mai Thị Hồng Bích – TT GDTX_HN Vũng Tàu

+ Giáo án, phiếu học tập, bảng phụ.
+ Máy chiếu.
2. Học sinh.
+ Ôn lại kiến thức về liên kết ion và liên kết cộng hóa trị.
+ Nghiên cứu trước bài mới.
III. Thiết kế, tổ chức hoạt động học.
A. Hoạt động trải nghiệm, kết nối. (7 phút)
a. Mục tiêu hoạt động.
+ Huy động các kiến thức đã được học của học sinh và tạo nhu cầu tiếp
tục tìm hiểu kiến thức mới.
b. Phương thức tổ chức hoạt động.
+ Giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm theo cặp đôi để hoàn
thành phiếu học tập số 1 (trong thời gian 3 phút).
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Câu 1: Cho các hợp chất sau: NH3, NaCl.
a) Chất nào là hợp chất ion? Xác định các ion có trong hợp chất đó.
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
b) Chất nào là hợp chất cộng hóa trị? Viết công thức cấu tạo của hợp chất đó.
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………
+ Giáo viên mời đại diện 1 nhóm lên báo cáo kết quả, các nhóm khác góp
ý, bổ sung.
+ Giáo viên chốt kiến thức, cho các nhóm kiểm tra bài của nhau và giáo
viên thu bài, nhận xét.
+ Giáo viên trình chiếu câu hỏi số 2 và yêu cầu học sinh trả lời để dẫn dắt,
kết nối vào bài học mới.
Câu 2: Trong các công thức hóa học sau, công thức nào viết đúng?
A. NaO.
B. Na2O.
C. CaCl.
c. Sản phẩm, đánh giá kết quả học tập.
2

D. CaCl3.


Giáo án chuyên đề cấp cụm

GV: Mai Thị Hồng Bích – TT GDTX_HN Vũng Tàu

* Sản phẩm: Học sinh hoàn thành các nội dung trong phiếu học tập số 1.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Câu 1:
a) Hợp chất ion:
NaCl.
Các ion:
Na+; Cl-.
b) Hợp chất cộng hóa trị: NH3.
Công thức cấu tạo:

H–N–H
|

H
* Đánh giá kết quả hoạt động:
+Thông qua kết quả của các nhóm, giáo viên biết được học sinh đã có
được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần bổ sung, điều chỉnh ở các
hoạt động tiếp theo.
+ Tiêu chí đánh giá:
- Xác định được hợp chất ion: 2 điểm.
- Xác định được các ion: 2 điểm.
- Xác định được hợp chất cộng hóa trị: 2 điểm.
- Xác định được công thức cấu tạo: 2 điểm.
- Trả lời câu hỏi phụ (dựa vào kiến thức nào xác định được hợp chất chất
ion, hợp chất cộng hóa trị): 2 điểm.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1 (15 phút): Tìm hiểu về hóa trị trong hợp chất ion.
a. Mục tiêu hoạt động:
+ Nêu được điện hóa trị là gì, cách xác định điện hóa trị.
+ Rèn năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa
học.
b. Phương thức tổ chức hoạt động:
+ Giáo viên cho các hợp chất: NaCl, CaCl2, Al2O3, K2O.
+ Giáo viên yêu cầu học sinh:
- Xác định các ion có trong hợp chất NaCl?
- Xác định điện tích ion?
+ Giáo viên yêu cầu học sinh cả lớp theo dõi phần dẫn dắt của mình.
Trong hợp chất NaCl.
- Ion Natri có điện tích 1+, điện hóa trị của natri là 1+


3


Giáo án chuyên đề cấp cụm

GV: Mai Thị Hồng Bích – TT GDTX_HN Vũng Tàu

- Ion clorua có điện tích 1- , điện hóa trị của clo là 1+ Sau đó, giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm để hoàn thành
phiếu học tập số 2 (trong thời gian 5 phút).
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Hợp chất

Ion
Na+

Điện tích ion
Na: 1+

Điện hóa trị
Na: 1+

NaCl

Cl-

Cl: 1-

Cl: 1-

CaCl2


Al2O3
K2O

+ Giáo viên quan sát hoạt động của các cá nhân trong nhóm, phát hiện
những khó khăn, vướng mắc của học sinh và có giải pháp hỗ trợ hợp lý.
+ Giáo viên mời đại diện một nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác góp
ý, bổ sung.
+ Giáo viên hướng dẫn để học sinh chốt được kiến thức, cụ thể:
- Dựa vào cơ sở nào các em xác định được điện hóa trị của các nguyên tố
trong các hợp chất trên?
- Điện hóa trị là gì?
- Điện hóa trị của các nguyên tố kim loại thuộc nhóm IA, IIA, IIIA và phi
kim thuộc nhóm VIA, VIIA bằng bao nhiêu? Giải thích
- Quy ước cách viết điện hóa trị của nguyên tố như thế nào?
c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:
* Sản phẩm: Học sinh hoàn thành các nội dung trong phiếu học tập số 2.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Hợp chất
NaCl

CaCl2

Ion
Na+
ClCa2+
Cl-

Điện tích ion
Na: 1+

Cl: 1Ca: 2+
Cl: 14

Điện hóa trị
Na: 1+
Cl: 1Ca: 2+
Cl: 1-


Giáo án chuyên đề cấp cụm

GV: Mai Thị Hồng Bích – TT GDTX_HN Vũng Tàu

Al3+

Al: 3+

Al: 3+

Al2O3

O2-

O: 2-

O: 2-

K2O

K+

O2-

K: 1+
O: 2-

K: 1+
O: 2-

* Đánh giá kết quả hoạt động:
+ Thông qua báo cáo của 1 nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm
khác, giáo viên hướng dẫn học sinh chốt được kiến thức.
+ Tiêu chí đánh giá:
- Nhóm hoàn thành nhiệm vụ trước sẽ được cộng điểm theo thứ tự: 3, 2,
1điểm.
- Nhóm xung phong cử đại diện báo cáo: + 1 điểm.
- Nhóm báo cáo hay, lý luận tốt: +1 điểm.
- Nhóm có câu hỏi, ý kiến hay: + 1 điểm.
- Trừ 0,5 điểm / học sinh trong nhóm không tích cực hoặc không tham gia
thảo luận (khi có yêu cầu).
Hoạt động 2 (15 phút): Tìm hiểu về hóa trị trong hợp chất cộng hóa trị.
a. Mục tiêu hoạt động.
+ Nêu được thế nào là cộng hóa trị, cách xác định cộng hóa trị.
+ Rèn năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa
học.
b. Phương thức tổ chức hoạt động.
+ Giáo viên cho các phân tử: HCl, CO2 , CH4, C2H2 , H2S .
+ Giáo viên yêu cầu học sinh: Em hãy cho biết công thức cấu tạo của
HCl, CO2?
+ Giáo viên cung cấp cho học sinh biết cộng hóa trị của nguyên tố Hiđrô
và nguyên tố Clo trong phân tử HCl, cộng hóa trị của nguyên tố Cacbon và

nguyên tố Oxi trong phân tử CO2.
+ Dựa vào ví dụ giáo viên đưa ra, giáo viên yêu cầu học sinh làm việc
theo nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 3 (trong thời gian 5 phút).

5


Giáo án chuyên đề cấp cụm

GV: Mai Thị Hồng Bích – TT GDTX_HN Vũng Tàu

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
CTPT

Công thức cấu tạo

HCl

H – Cl

CO2

Cộng hóa trị
H: 1
Cl: 1
O: 2
C: 4

O=C=O


CH4
C2H2
H2 S
+ Giáo viên quan sát hoạt động của các cá nhân trong nhóm, phát hiện
những khó khăn, vướng mắc của học sinh và có giải pháp hỗ trợ hợp lý.
+ Giáo viên mời đại diện một nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác góp
ý, bổ sung.
+ Giáo viên hướng dẫn để học sinh chốt được kiến thức, cụ thể:
- Cộng hóa trị của các nguyên tố được xác định bằng cách nào?
- Cộng hóa trị là gì?
c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:
* Sản phẩm: Học sinh hoàn thành các nội dung trong phiếu học tập số 3.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
CTPT

Công thức cấu tạo

HCl

H – Cl

CO2

O=C=O

Cộng hóa trị
H: 1
Cl: 1
O: 2
C: 4

H: 1

CH4

C2H2

C: 4

H–C≡ C–H

H: 1
C: 4
H: 1
S: 2

6


Giáo án chuyên đề cấp cụm

GV: Mai Thị Hồng Bích – TT GDTX_HN Vũng Tàu

H2 S
H–S–H
* Đánh giá kết quả hoạt động:
+ Thông qua báo cáo của 1 nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm
khác, giáo viên hướng dẫn học sinh chốt được kiến thức.
+ Tiêu chí đánh giá:
- Nhóm hoàn thành nhiệm vụ trước sẽ được cộng điểm theo thứ tự: 3, 2,
1điểm.

- Nhóm xung phong cử đại diện báo cáo trước: + 1 điểm.
- Nhóm báo cáo hay, lý luận tốt: +1 điểm.
- Nhóm có câu hỏi, ý kiến hay: + 1 điểm.
- Trừ 0,5 điểm / học sinh trong nhóm không tích cực làm việc.
- Trừ 0,5 điểm khi học sinh không tham gia thảo luận (khi có yêu cầu).
Hoạt động 3 (8 phút): Luyện tập, củng cố.
a. Mục tiêu hoạt động.
+ Củng cố, khắc sâu nội dung kiến thức đã học.
+ Phát huy năng lực: Tự học, sử dụng ngôn ngữ hóa học, phát hiện và giải
quyết vấn đề thông qua môn học.
b. Phương thức tổ chức hoạt động.
+ Giáo viên cho học sinh hoạt động cặp đôi để hoàn thành phiếu học tập
số 4 (trong thời gian 5 phút).
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
Câu 1. Trong hợp chất ion Na2R, điện hóa trị của phi kim R là
A. 1.

B. 2.

C. 1+.

D. 2-.

Câu 2. Hợp chất ion của kim loại M có công thức M2SO4. Điện hóa trị của kim
loại M là
A. 1.

B. 1+.

C. 2+.


D. 2.

Câu 3. Hóa trị của Cacbon trong hợp chất C2H4 là
A. 4-.

B. 4+.

C. 2.

D.4.

Câu 4. M là hợp chất ion tạo bởi cation kim loại R3+ và anion O2-.

7


Giáo án chuyên đề cấp cụm

GV: Mai Thị Hồng Bích – TT GDTX_HN Vũng Tàu

a) Viết công thức phân tử của M.
b) Biết trong hợp chất M, oxi chiếm 47,06% về khối lượng. Xác định tên kim
loại R.
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
+ Giáo viên mời một số học sinh lên trình bày kết quả, các học sinh khác

góp ý, bổ sung.
+ Giáo viên giúp học sinh nhận ra những chỗ sai sót cần chỉnh sửa và
chuẩn hóa kiến thức.
c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động.
* Sản phẩm: Học sinh hoàn thành các nội dung trong phiếu học tập số 4.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
Câu 1. Trong hợp chất ion Na2R, điện hóa trị của phi kim R là
A. 1.

B. 2.

C. 1+.

D. 2-.

Câu 2. Hợp chất ion của kim loại M có công thức M2SO4. Điện hóa trị của kim
loại M là
A. 1.

B. 1+.

C. 2+.

D. 2.

Câu 3. Hóa trị của Cacbon trong hợp chất C2H4 là
A. 4-.

B. 4+.


C. 2.

D.4.

Câu 4. M là hợp chất ion tạo bởi cation kim loại R3+ và anion O2-.
a) Viết công thức phân tử của M. (R2O3)
b) Biết trong hợp chất của M, oxi chiếm 47,06% về khối lượng. Xác định tên

8


Giáo án chuyên đề cấp cụm

GV: Mai Thị Hồng Bích – TT GDTX_HN Vũng Tàu

kim loại R. (Nhôm : Al)
* Kiểm tra, đánh giá HĐ:
+ Thông qua sản phẩm học tập của học sinh, giáo viên đưa ra nhận xét,
đánh giá và chuẩn hóa kiến thức.
+ Tiêu chí đánh giá: Mỗi học sinh được gọi có câu trả lời đúng, nhóm
được: + 1 điểm.

9



×