Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Giáo án Sinh học 12 bài 35: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.58 KB, 4 trang )

Giáo án sinh học 12

HK II

PHẦN VII: SINH THÁI HỌC
CHƯƠNG I: CÁ THỂ VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT
TIẾT 37 Bài 35: MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ
SINH THÁI
I.Mục tiêu: học xong bài này, hs có khả năng:
1. Kiến thức:
- Nêu được khái niệm môi trường, các loại môi trường sống và giới hạn sinh thái (chuẩn)
- Phân biệt 2 nhóm nhân tố vô sinh và hữu sinh. (mức2)
- Nêu được các nhân tố sinh thái và ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên cơ thể sinh
vật (ánh sáng, nhiệt độ) (chuẩn)
- Nêu được quy luật tác động của các nhân tố sinh thái: quy luật giới hạn. (mức2)
- Nêu được các khái niệm nơi ở và ổ sinh thái. (Chuẩn)
- Nêu được một số nhóm sinh vật theo giới hạn sinh thái của các nhân tố vô sinh (chuẩn)
- Nêu được sự thích nghi sinh thái và tác động trở lại của sinh vật lên môi trường (chuẩn)
2. Kỹ năng:
- Tìm ví dụ thực tế về việc vận dụng quy luật giới hạn của các nhân tố vô sinh trong chăn
nuôi, trồng trọt. (mức2)
- Phát triển kỹ năng phân tích kênh hình, kỹ năng so sánh khái quát tổng hợp, làm việc
độc lập với sgk.
- Rèn luyện kỹ năng phân tích các yếu tố môi trường
3. Thái độ: Xây dựng ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.
II. Phương pháp:
III. Phương tiện:
IV. Trọng tâm
V. Tiến trình bài mới:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Đặt vấn đề:


3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
I. MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN
TỐ SINH THÁI:
Môi trường sống là gì?
1. Môi trường
a. Khái niệm: là tất cả các nhân tố bao quanh sinh
vật, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh
vật; ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát
triển và những hoạt động khác của sinh vật.
Các loại môi trường sống?
b. Có các loại môi trường sống chủ yếu: môi
trường cạn (mặt đất và lớp khí quyển), môi trường
đất, môi trường nước (nước mặn, nước ngọt, nước


Giáo án sinh học 12

Có các nhóm sinh thái nào?
Con người cói vai trò ntn đối với
MT sống?

GV cho HS quan sát h35.1 SGK
và giới thiệu giới hạn sinh thái của
các nhân tố sinh thái đối với cơ
thể sinh vật.
Giới Hạn sinh thái là gì?
Giới hạn sinh thái có các khoảng
nào?


Vẽ giới hạn sinh thái của cá Rô
phi ở VN.
Gv: 2 loài chim A và B có cùng 1
nơi ở là trên cây nhưng ổ sinh thái
lại khác nhau do nguồn thức ăn
khác nhau. Vậy ổ sinh thái là gì?
Nơi ở khác với ổ sinh thái ở điểm
nào?

Dựa vào nguồn ánh sáng, người ta
chia thực vật thành các nhóm cây?
Ví dụ minh họa, đặc điểm thích

HK II
lợ), môi trường sinh vật (thực vật, động vật, con
người).
2. Nhân tố sinh thái
- Là những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực
tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống sinh vật.
- Có 2 nhóm nhân tố sinh thái cơ bản: vô sinh và
hữu sinh
- Các nhân tố sinh thái tác động lên cơ thể sinh vật
theo các quy luật.
Quy luật giới hạn sinh thái: mỗi loài có một giới
hạn chịu đựng đối với một nhân tố sinh thái nhất
định. Ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể
tồn tại được.
II. GIỚI HẠN SINH THÁI VÀ Ổ SINH
THÁI:

1. Giới hạn sinh thái:
a. Khái niệm:
Là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh
thái mà trong khoảng đó, sinh vật có thể tồn tại và
phát triển được
b. Các khoảng của giới hạn sinh thái:
- Khoảng thuận lợi: là khoảng các nhân tố sinh
thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực
hiện các chức năng sống tốt nhất.
- Khoảng chống chịu: là khoảng các nhân tố sinh
thái gây ức chế hoạt động sinh lí của sinh vật.
c. Ví dụ: Cá rô phi VN: có GHST: 5,60C – 420C.
+ Khoảng thuận lợi t0: 200C – 350C
+ Khoảng chống chịu t0: 5,60C – < 200C
<350C – < 420C
2. Ổ sinh thái:
a. Ví dụ: Trên cùng 1 cây:
+ Loài chim A: ổ sinh thái trên cao.
+ Loài chim B: ổ sinh thái dưới thấp.
b. Khái niệm:
- Ổ sinh thái của một loài là một “không gian sinh
thái” mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi
trường nằm trong giới hạn sinh thái chó phép loài
đó tồn tại và phát triển lâu dài.
- Nơi ở là địa điểm cư trú của các loài.
III. SỰ THÍCH NGHI CỦA SINH VẬT VỚI
MÔI TRƯỜNG SỐNG:
1. Sự thích nghi của sinh vật với ánh sáng:



Giáo án sinh học 12
nghi và ý nghĩa cho từng nhóm.

Tại sao đv thích ứng áng sáng tốt
hơn tv?
Ánh sáng có vai trò gì đối với đv?
Căn cứ vào khả năng thích nghi
với ánh sáng, động vật được chia
thành mấy nhóm?

Ở sinh vật thích nghi với nhiệt độ
ntn?
GV phân lớp thành 2 nhóm:
+Nhóm 1: Quy tắc về kích thước
cơ thể
+Nhóm 2: Quy tắc kích thước các
bộ phận tai, đuôi, chi… của cơ
thể.
Nội dung:
- Đặc điểm động vật ở vùng ôn
đới khác so với động vật ở vùng
nhiệt đới => kết luận.
-Ví dụ.

HK II
Thực vật thích nghi với điều kiện chiếu sáng của
môi trường. Người ta chia thực vật thành các
nhóm:
a. Thực vật ưa sáng có các đặc điểm:
- Hình thái, giải phẫu:

+ Thân cây nếu mọc riêng lẻ thường thấp, phân
cành nhiều, tán rộng; cây mọc ở nơi nhiều cây,
thân cây cao, mọc thẳng, cành tập trung phần
ngọn, lá và cành phía dưới sớm rụng.
+ Lá nhỏ, tầng cutin dày, màu nhạt, phiến lá dày,
mô giậu phát triển, lá thường xếp xiên góc.
+ Lục lạp có kích thước nhỏ
- Sinh lí: Cây ưa sáng có cường độ quang hợp và
hô hấp cao dưới ánh sáng mạnh.
b. Thực vật ưa bóng có các đặc điểm:
- Hình thái, giải phẫu:
+ Thân cây nhỏ ở dưới tán các cây khác.
+ Lá to, tầng cutin mỏng, màu đậm, phiến lá
mỏng, mô giậu kém phát triển, lá thường xếp xen
kẽ nhau và nằm ngang so với mặt đất.
+ Lục lạp có kích thước lớn.
- Sinh lí: Cây ưa bóng có cường độ quang hợp và
hô hấp cao dưới ánh sáng yếu.
+ Thực vật chịu bóng: Mang những đặc điểm
trung gian giữa hai nhóm trên
c. Sự thích nghi của động vật với ánh sáng:
- Đv có cơ quan chuyên hóa tiếp nhận ánh sáng →
thích nghi hơn với điều kiện ánh sáng luôn thay
đổi.
- Ánh sáng giúp đv có khả năng định hướng trong
không gian và nhận biết các vật xung quanh.
- Cường độ và thời gian chiếu sáng có ảnh hưởng
tới hoạt động sinh trưởng và sinh sản của sinh vật.
- Chia đv thành 2 nhóm: nhóm hoạt động ban
ngày và nhóm hoạt động ban đêm.

2. Sự thích nghi của sinh vật với nhiệt độ: theo
sự thích nghi của động vật với nhiệt độ môi
trường, người ta chia làm hai nhóm:
- Động vật biến nhiệt: thân nhiệt biến đổi theo
nhiệt độ môi trường.
- Động vật hằng nhiệt: thân nhiệt ổn định, độc lập
với sự biến đổi của nhiệt độ môi trường
- Sự tác động qua lại giữa sinh vật và các nhân tố


Giáo án sinh học 12

HK II
sinh thái qua nhiều thế hệ hình thành ở sinh vật
những đặc điểm thích nghi với các điều kiện khác
nhau của môi trường về hình thái, giải phẫu, sinh
lí và tập tính hoạt động.
a. Quy tắc về kích thước cơ thể (Quy tắc
Becman): Đv hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới thì
kích thước cơ thể lớn hơn so với đv cùng loài hay
với loài có họ hàng gần sống ở vùng nhiệt đới ấm
áp.
b. QT kích thước các bộ phận tai, đuôi, chi… của
cơ thể (Quy tắc Alen): Đv hằng nhiệt sống ở vùng
ôn đới thì có tai, đuôi, chi….bé hơn so với đv
tương tự sống ở vùng nóng. => S/V bé để chống
khả năng thoát nhiệt của cơ thể.

4. Củng cố
- Bản thân là hs, các em cần phải làm gì để bảo vệ môi trường sống hiện tại?

- Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:
Câu 1: Nơi ở của các loài là:
A. địa điểm dinh dưỡng của chúng
B. địa điểm thích nghi của chúng
C. địa diểm sinh sản của chúng
D. địa điểm cư trú của chúng
Câu 2: Đặc điểm thích hợp làm giảm mất nhiệt ở thú là:
A. sống trong trạng thái nghỉ
B. cơ thể có lớp mỡ dày bao bọc
C. cơ thể nhỏ và cao
D. ra mồ hôi
Câu 3 (SGK): ĐÁ B.
5. Dặn dò:
- Trả lời các câu hỏi và bài tập SGK trang 154, 155.
- Đọc bài 36 SGK.



×