Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Ba mô hình truyện lịch sử trong văn xuôi hiện đại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (514.17 KB, 27 trang )

VIỆN HÀN LÂM
O
X
V ỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGÔ THANH HẢI

BA MÔ HÌNH TRUYỆN LỊCH SỬ TRONG
VĂN XUÔI HIỆN ĐẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số: 9 22 01 20

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC

HÀ NỘI - 2018


Công trình được hoàn thành tại:
VIỆN HÀN LÂM
O

X

V ỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS LA KHẮC HÒA


Phản biện 1: ……………………………..
Phản biện 2: ……………………………..
Phản biện 3: ……………………………..

Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, họp tại
Học viện Khoa học Xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt
Nam, 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
Vào hồi ….giờ … ngày … tháng … năm 201…

Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Học viện Khoa học Xã hội


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Truyện lịch sử là thể loại phát triển mạnh mẽ, đạt được nhiều thành tựu với
những tác giả, tác phẩm xuất sắc, trở thành một khuynh hướng văn xuôi hiện đại tiêu
biểu. Từ những năm 1980 trở lại đây, truyện lịch sử có bước chuyển biến lớn với
những cách tân, sáng tạo độc đáo, tạo nên sự khác biệt so với giai đoạn trước. Nhiều
hiện tượng truyện lịch sử nổi bật, gây tiếng vang lớn, thu hút được sự quan tâm đặc
biệt của giới nghiên cứu, phê bình, tạo ra những cuộc tranh luận sôi nổi, trở thành vấn
đề thời sự văn học. Tuy nhiên, hệ thống lý thuyết thể loại truyện lịch sử làm điểm tựa,
nền tảng cho nghiên cứu, phê bình, tiếp nhận vẫn còn khá khiêm tốn, tản mạn, chưa
có tính hệ thống. Đây là vấn đề bức thiết, đòi hỏi cần có những nghiên cứu chuyên
sâu, khái quát, xây dựng hệ thống lý thuyết thể loại khoa học, toàn diện.
1.2. Trên thực tế, các nghiên cứu về truyện lịch sử ở Việt Nam chủ yếu dựa trên
hai nền tảng lý thuyết: Lý thuyết phản ánh và góc nhìn thi học của ristote. Vì thế,
phương pháp nghiên cứu, cách tiếp cận cổ điển này bộc lộ nhiều hạn chế, dẫn đến cái
nhìn độc đoán, phiến diện, chỉ thấy hiện tượng, lớp vỏ ngôn từ bề ngoài mà chưa làm

rõ hạt nhân cấu trúc bề sâu của tác phẩm/ thể loại, gây ra những cuộc tranh luận
không có hồi kết. hính thực trạng này đòi hỏi cần có một cách tiếp cận khác, lối tư
duy vấn đề toàn diện, mới mẻ, thấu đáo hơn.
1.3. Trong nhà trường hiện nay, truyện lịch sử và các tác phẩm khai thác đề tài
lịch sử được đưa vào giảng dạy ở nhiều mức độ, phạm vi khác nhau. Việc khai thác,
tiếp cận, lý giải các tác phẩm đó vẫn còn nhiều lúng túng, bất đồng, chưa thật thỏa
đáng. Thực trạng này bắt nguồn từ việc thiếu một công cụ lý thuyết, phương pháp
tiếp nhận, cách tư duy vấn đề thể loại văn học với những đặc trưng riêng.
1.4. Với đề tài “Ba mô hình truyện lịch sử trong văn xuôi hiện đại Việt Nam”,
chúng tôi quan niệm truyện lịch sử như một loại hình diễn ngôn, đi sâu tìm hiểu hạt
nhân cấu trúc thể loại. ướng đi này sẽ góp phần lấp đầy những khoảng trống lý
thuyết thể loại còn để ngỏ, lý giải những hiện tượng truyện lịch sử phức tạp, gây
nhiều tranh cãi, giải quyết những bất đồng quan điểm trong nghiên cứu, giảng dạy và
thực tiễn sáng tác.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nhận diện/ mô tả lịch sử thể loại truyện lịch sử dưới ánh sáng của lý thuyết
mới – lý thuyết diễn ngôn. Từ đó, luận án làm sáng tỏ một số khía cạnh lý thuyết và
lịch sử văn học dưới góc nhìn cấu trúc thể loại.

1


2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất: Điểm lại, tổng hợp, khái quát hóa lịch sử nghiên cứu truyện lịch
sử ở trong và ngoài nước qua các công trình tiêu biểu.
Thứ hai: Xây dựng một nền tảng lý thuyết thể loại truyện lịch sử trên cơ sở
lý thuyết diễn ngôn và các mẫu gốc trần thuật, làm điểm tựa để đưa ra ba mô hình
truyện lịch sử cụ thể; khảo sát, lý giải một số hiện tượng truyện lịch sử tiêu biểu trong
văn học Việt Nam hiện đại.

Thứ ba: Đi sâu phân tích, lý giải, diễn giải ba mô hình truyện lịch sử: truyền
thuyết, dụ ngôn, giai thoại
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Thể loại truyện lịch sử từ góc nhìn lý thuyết diễn ngôn, thực hiện chiến lược
giao tiếp đặc thù với ba mô hình cấu trúc gồm truyền thuyết, dụ ngôn và giai thoại,
qua việc khảo sát các hiện tượng tiêu biểu.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: quan niệm và những đặc trưng cơ bản của thể loại truyện
lịch sử với tư cách là một loại hình diễn ngôn; mô tả, khảo sát, diễn giải cụ thể ba mô
hình cấu trúc nền móng.
Phạm vi tư liệu khảo sát: Những tác phẩm truyện lịch sử trong văn học hiện
đại Việt Nam (từ đầu thế kỷ XX đến nay) bao gồm tiểu thuyết và truyện ngắn viết về
lịch sử.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở phương pháp luận
Luận án sử dụng lý thuyết diễn ngôn, chủ yếu của V.I.Chiupa làm cơ sở.
Ngoài ra, chúng tôi cũng sử dụng các lý thuyết khác như: tự sự học hiện đại, ký hiệu
học văn hóa và thi pháp học.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng kết hợp một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
Phương pháp luận của lý thuyết diễn ngôn và ký hiệu học văn hóa, Phương pháp
nghiên cứu loại hình, Phương pháp thống kê, phân loại, Phương pháp lịch sử và
phương pháp xã hội học. Ngoài ra, trong luận án, chúng tôi còn sử dụng một số thao
tác khác như là so sánh đồng đại và so sánh lịch đại, đối lập, tổng hợp, hệ thống
hóa… để hỗ trợ cho các phương pháp nghiên cứu trên.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án

2



Thứ nhất: đưa ra một quan niệm về thể loại truyện lịch sử trên nền tảng lý
thuyết diễn ngôn và những cấu trúc nền móng của văn học nhân loại cổ xưa.
Thứ hai: dựa vào nền tảng lý thuyết thể loại đã xây dựng, chúng tôi chia
truyện lịch sử thành ba mô hình: truyền thuyết, dụ ngôn và giai thoại, làm rõ hạt nhân
cấu trúc, đặc trưng cơ bản của mỗi mô hình.
Thứ ba; đem đến một góc nhìn, một cách tiếp cận mới mẻ về văn học sử từ
góc nhìn thể loại.
Thứ tư: những kết quả nghiên cứu về truyện lịch sử của chúng tôi tiếp tục
đặt ra một vấn đề, thực ra không mới, song cần nhìn nhận nghiêm túc và có sự thay
đổi, nhất là với các chương trình lý thuyết nền tảng: vấn đề quan niệm văn học, nhất
là đặc trưng, bản chất và chức năng của văn học.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Ý nghĩa lý thuyết: Một mặt, luận án đưa ra cách hiểu, diễn giải lý thuyết
diễn ngôn và một số lý thuyết về tự sự học hiện đại thông qua góc nhìn cấu trúc thể
loại. Mặt khác, từ những lý thuyết nền tảng và cấu trúc nền móng, chúng tôi đưa ra
quan niệm lý thuyết riêng về truyện lịch sử; hạt nhân của ba mô hình cấu trúc truyền
thuyết, dụ ngôn và giai thoại.
Ý nghĩa thực tiễn: khảo sát, khái quát, tổng kết bước đầu các xu hướng
truyện lịch sử trong văn học Việt Nam hiện đại. Từ đó, chúng tôi hướng tới một góc
nhìn khác, không nặng về đánh giá theo kiểu khen, chê, cao, thấp mà đi sâu vào lý
giải cơ chế, hạt nhân cấu trúc tạo ra tác phẩm với tư cách là diễn ngôn thể loại và diễn
ngôn của cá nhân nhà văn. húng tôi đi sâu lý giải một số hiện tượng truyện lịch sử
phức tạp, gây nhiều tranh cãi bằng lý thuyết mới, trên nhiều phương diện, góc cạnh
khác nhau.
7. Cơ cấu của luận án: Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án triển khai qua
4 chương:
Chương 1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
Chương 2. Mô hình truyền thuyết lịch sử
Chương 3. Mô hình dụ ngôn lịch sử

Chương 4. Mô hình giai thoại lịch sử

3


NỘI DUNG
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu truyện lịch sử
1.1.1. Một số nghiên cứu ở nước ngoài
ác nhà nghiên cứu ở phương Tây đã dành mối quan tâm cho tiểu thuyết
lịch sử từ rất sớm qua thực tiễn sáng tác của các nhà văn thế kỷ X X, XX. Vấn đề họ
quan tâm cũng là vấn đề muôn thuở là chất liệu lịch sử được xử lý, diễn giải như thế
nào, nhà văn sáng tạo, hư cấu ra sao. ai góc cạnh sự thật và sáng tạo vẫn là mối
quan tâm xuyên suốt như những sợi dọc ngang tạo nên tấm áo nhiều màu sắc nghiên
cứu tiểu thuyết lịch sử. Đó là các quan điểm của G.Lukacs, L.Tolstoi, M. undera,
đặc biệt là hệ thống quan điểm của hai tác giả Dorothy Brewster và Jonh Bureell
trong cuốn “Tiểu thuyết hiện đại”.
Một trong những luận điểm quan trọng, tạo tiền đề tư tưởng, nền tảng lý
thuyết và phương pháp luận khi nghiên cứu lịch sử và tiểu thuyết lịch sử là của nhà
nghiên cứu người Mỹ ayden White với mệnh đề nổi tiếng: “lịch sử như là tự sự”
(history as narrative). Những nghiên cứu và quan điểm ở ngoài nước này đều là
những căn cứ lý thuyết quan trọng, gợi mở cho chúng tôi cách thức và phương pháp
tiếp cận với truyện lịch sử một cách khoa học, khách quan, thỏa đáng.
1.1.2. Những nghiên cứu nổi bật ở Việt Nam
Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy các nghiên cứu về truyện lịch sử ở Việt
nam có thể gộp thành 3 xu hướng: Nghiên cứu về mối quan hệ giữa văn và sử,
Nghiên cứu truyện lịch sử như một khuynh hướng văn xuôi tự sự trong tiến trình vận
động của lịch sử văn học dân tộc, Nghiên cứu thi pháp thể loại truyện lịch sử từ lý
thuyết văn học hiện đại.
Xu hướng nghiên cứu mối quan hệ giữa văn và sử thu hút nhiều nhà nghiên

cứu, phê bình và các nhà văn viết truyện lịch sử. ác bài viết tập trung vào các hiện
tượng truyện lịch sử nổi bật, gây tiếng vang lớn, nhiều ý kiến trái chiều, đôi khi dẫn
đến những cuộc tranh luận căng thẳng, không có hồi kết trên báo chí như truyện ngắn
lịch sử của Nguyễn uy Thiệp, tiểu thuyết Nguyễn Xuân hánh, oàng Quốc ải,
Nguyễn Mộng Giác, Nguyễn Quang Thân, Bùi Việt Sỹ… Cuộc tranh luận xoay
quanh những tác phẩm của Nguyễn uy Thiệp được Phạm Xuân Nguyên tập hợp, in
trong cuốn sách “Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp”; các tiểu thuyết của Nguyễn Xuân
hánh được Viện Văn học và nhà xuất Bản Phụ nữ tổ chức cả một hội thảo riêng,
quy mô…

4


ách tiếp cận truyện lịch sử như một khuynh hướng văn xuôi tự sự trong
tiến trình vận động của lịch sử văn học dân tộc chủ yếu là những công trình lớn như
luận án, chuyên luận. Nổi bật là luận án Tiến sĩ “Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam từ
những năm đầu thế kỷ XX đến 1945 (diện mạo và đặc điểm)” (1999) của Bùi Văn
Lợi, chuyên luận“Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1945” của Nguyễn Thị Tuyết
Minh, “Văn xuôi Việt Nam sau 1975” của Nguyễn Thị Bình. Các công trình này
chủ yếu tái hiện diện mạo tiểu thuyết lịch sử trong tiến trình vận động, phát triển của
văn học dân tộc, làm nổi bật thành tựu, hạn chế ở hai bình diện nội dung, nghệ thuật,
bước đầu đưa ra quan niệm, góc nhìn về thể loại.
Gần đây, nhiều nhà nghiên cứu tiếp cận truyện lịch sử từ các lý Tiêu biểu là
các bài viết của Nguyễn Văn Hùng, Cao Kim Lan, Lã Nguyên, Trần Đình Sử… Dù
viết về các hiện tượng hay lý thuyết thì các tác giả đã đưa ra nhiều luận điểm quan
trọng về lý thuyết thể loại từ quan niệm đến những biểu hiện, cách tiếp cận thể loại,
đặc biệt là coi tiểu thuyết lịch sử như một loại hình diễn ngôn, chiến lược trần thuật,
mô thức tự sự.
1.2. Quan niệm về thể loại và cấu trúc thể loại
1.2.1. Thể loại và cấu trúc thể loại trong nghiên cứu văn học

Quan niệm truyền thống: Đó là quan niệm của các công trình nghiên cứu cổ
điển phương Đông và phương Tây, tiêu biểu là ristote, eghen, Bielinski, mỹ học
Mác xít. Dù có những lý giải, phân chia khác nhau song tựu chung lại, các nhà nghiên
cứu thống nhất tinh thần chia thành ba loại hình: tự sự, trữ tình và kịch. ách chia ba
này xuất phát từ nền tảng lý thuyết phản ánh và coi văn học là sự mô phỏng.
Quan niệm hiện đại: hủ yếu là những công trình nghiên cứu lý thuyết
phương Tây thế kỷ XX như chủ nghĩa hình thức Nga, chủ nghĩa cấu trúc, giải cấu
trúc, ký hiệu học văn hóa, thi pháp học, phân tâm học, lý thuyết diễn ngôn… hủ
nghĩa hình thức Nga đề cao thao tác “lạ hóa”; trường phái Pospelov chia văn học theo
ba thể tài: sử thi, thế sự và đời tư; Todorov nghiên cứu thể loại từ văn bản tác phẩm;
ntoine ompagnon đưa ra quan niệm: “Thể loại như là mô hình đọc”; M.Bakhtin
coi văn học là một thể loại lời nói, một loại hình diễn ngôn. Những quan điểm này là
nền tảng lý thuyết quan trọng cho đề tài của chúng tôi.
1.2.2. Truyện lịch sử như một loại hình diễn ngôn văn học
Theo V. . hiupa, “Diễn ngôn (tiếng Pháp: discours – lời nói) - là
phát ngôn, hành động lời nói tạo sinh văn bản gồm người nghe bình đẳng với
người nói và được xem là “sự kiện giao tiếp tương tác văn hoá xã hội” (Van
Dijk) giữa chủ thể, khách thể và người tiếp nhận. V. . hiupa đã phân tích cụ

5


thể vai trò của mỗi thẩm quyền diễn ngôn: “Thẩm quyền của cái được biểu
đạt; Thẩm quyền sáng tạo; Thẩm quyền tiếp nhận. Bên cạnh đó, diễn ngôn còn
chịu sự chi phối từ bên ngoài, là những quyền lực chính trị, tri thức, văn hóa…
ũng như nhiều loại hình diễn ngôn khác, tiểu thuyết lịch sử được tạo
nên và bị chi phối của những trật tự (thẩm quyền) từ bên trong và bên ngoài.
Những yếu tố ấy chuyển hóa thành những mã nghệ thuật riêng, phù hợp.
húng tôi nhận thấy có ba mã cơ bản chi phối loại hình diễn ngôn truyện lịch
sử: mã lịch sử, mã thể loại và mã tư tưởng hệ.

+ Mã lịch sử: Đó là các yếu tố lịch sử như sự kiện, biến cố, nhân vật,
trạng thái... nào đó của lịch sử trong tác phẩm. Ở đây chúng tôi quan niệm: lịch
sử cũng là một loại hình diễn ngôn về cái đã xảy ra, thuộc về quá khứ, những
quá trình đã hoàn tất của loài người, xã hội. Nó giống tiểu thuyết lịch sử ở chỗ
đều là những hình thức chuyện kể, những diễn ngôn trần thuật.
+ Mã thể loại: là nhân tố chính chi phối diễn ngôn tiểu thuyết lịch sử.
Đó là những đặc trưng thể loại truyện kể được thể hiện trên các bình diện: trần
thuật, kết cấu, không gian, thời gian, ngôn ngữ, bút pháp. Lịch sử được coi là
một loại ngôn ngữ, một mã nghệ thuật đặc thù. Điều then chốt là tư duy tiểu
thuyết thể hiện qua tính đối thoại đa thanh, tư duy đa nguyên, dân chủ.
+ Mã tư tưởng hệ: Mỗi chủ thể diễn ngôn phải gắn với một không gian,
bối cảnh thời đại, tư tưởng – ý thức hệ, tâm lý và xu hướng thẩm mĩ,vô thức
tập thể và tư duy bầy đàn mặc định. nh phải phát ngôn trong những vùng quy
định của các thẩm quyền chính trị, văn hóa, đạo đức, tôn giáo, tri thức... Vì
vậy, tư tưởng hệ chi phối lớn đến việc xử lý đề tài, chọn điểm nhìn, tính chất
diễn ngôn mà nhà tiểu thuyết lịch sử tạo nên cho mình.
1.3. Quan niệm chung về mô hình truyện lịch sử
1.3.1. Khái niệm mô hình
Với quan niệm thể loại văn học như một chiến lược giao tiếp diễn ngôn,
khái niệm mô hình cấu trúc thể loại trên đây chính là mô hình cấu trúc giao tiếp tự sự.
Đó là phương tiện để chúng tôi tiến hành những nghiên cứu cụ thể về truyện lịch sử
trên hai bình diện: bình diện truyền thống đặt trong hệ thống các mẫu gốc trần thuật
từ kho tàng thể loại văn học dân gian và bình diện khởi xướng với những cách tân,
biến thể và sáng tạo của tác giả, tức là trong tiến trình và sự tiến hóa của thể loại. ác
thể loại khi thực hiện chiến lược giao tiếp diễn ngôn của mình sẽ hướng tới một trong
ba mục đích: truyền đạt tri thức, rút ra các bài học hay đưa tin tức mới.
1.3.2. Khái niệm mô hình truyện lịch sử

6



Mô hình truyện lịch sử, theo đó bao gồm những hạt nhân cấu trúc cơ bản
sau: 1/ hủ thể phát ngôn/ tác giả sáng tạo được thể hiện trong hình tượng người kể
chuyện; 2/ Bức tranh thế giới được tạo dựng (hiện thực được phản ánh/ sáng tạo ra; 3/
Ngôn ngữ nghệ thuật tự sự đặc thù tạo nên nguyên tắc kết nối/ ngữ pháp truyện kể
riêng; 4/ Đối tượng người nghe/ đọc câu chuyện được kể mà chủ thể diễn ngôn
hướng tới.
hi sử dụng khái niệm mô hình truyện lịch sử để khảo sát, phân
loại tác phẩm, chúng tôi hướng đến nội hàm rộng nhất vừa mang ý nghĩa
của loại hình, vừa là chiến lược tự sự/ trần thuật, vừa là các phương thức
chiếm lĩnh, thể hiện bức tranh thế giới bằng thủ pháp nghệ thuật riêng. Qua
khảo sát bước đầu, chúng tôi nhận thấy truyện lịch sử có thể chia thành ba
mô hình cấu trúc truyền thuyết, dụ ngôn và giai thoại giống như ba mẫu
gốc văn học trần thuật.
Tiểu kết chương 1
Truyện lịch sử phát triển mạnh mẽ, trở thành đối tượng của rất nhiều nhà
nghiên cứu, phê bình, các cuộc hội thảo, sinh hoạt học thuật văn chương. Bằng những
trải nghiệm nghiên cứu và tư liệu của bản thân, chúng tôi nhận thấy có ba khuynh
hướng tiếp cận truyện lịch sử chủ yếu: nghiên cứu mối quan hệ giữa văn và sử theo
góc nhìn phản ánh luận; nghiên cứu truyện lịch sử như một khuynh hướng trong tiến
trình vận động, phát triển của nền văn học dân tộc bằng con mắt quan sát của văn học
sử; nghiên cứu văn bản tác phẩm dưới góc nhìn của các lý thuyết phê bình hiện đại
như tự sự học, ký hiệu học văn hóa, lý thuyết diễn ngôn.
Từ góc nhìn lý thuyết diễn ngôn, chúng tôi quan niệm truyện lịch sử là một
loại hình diễn ngôn độc đáo về lịch sử bằng văn học. Diễn ngôn truyện lịch sử thực
hiện một chiến lược giao tiếp giữa chủ thể, đối tượng tiếp và cái được tham chiếu. Ba
mã lịch sử, thể loại và tư tưởng hệ sẽ chi phối, tạo nên các đặc tính riêng, hình thành
những mô hình cấu trúc truyện lịch sử độc đáo, gồm kiểu truyền thuyết, kiểu dụ ngôn
và kiểu giai thoại.


7


Chương 2: MÔ HÌNH TRUYỀN THUYẾT LỊCH SỬ
Nhìn từ quá trình thực hiện chiến lược giao tiếp diễn ngôn, truyền thuyết được
xem là một trong ba mẫu gốc của diễn ngôn trần thuật. hi chi phối và thực hiện một
chiến lược trần thuật riêng, truyền thuyết tạo nên một mô hình cấu trúc nền móng cho
văn học mà tiêu biểu là các thể loại: sử thi, truyền thuyết, cổ tích. Trong luận án này,
chúng tôi không tiếp cận truyền thuyết như một thể loại folklore mà xem xét khái
niệm này từ góc độ mô hình cấu trúc nền móng, một cổ mẫu trong kho tàng ký ức thể
loại văn học. ó một xu hướng truyện lịch sử viết theo mô hình truyền thuyết với các
tác giả tiêu biểu : Nguyễn Tử Siêu, Lan

hai, Nguyễn Triệu Luật, Nguyễn

uy

Tưởng, à Ân, oàng Quốc ải…
2.1. Chủ thể xác tín về chân lý gắn với những câu chuyện hồi sinh
Lịch sử trong diễn ngôn truyền thuyết lịch sử thống nhất với diễn ngôn biên
niên chính sử, chủ yếu diễn giải, cụ thể hóa các nguồn tri thức đã được ghi lại, thừa
nhận như sự thật duy nhất. Tất cả nhằm mục đích làm tăng tính chất chân thực, khả
năng, mức độ đáng tin cậy của người sở đắc tri thức mà những tri thức đó vốn khó có
thể kiểm chứng. Cho nên chủ thể của mô hình cấu trúc này luôn là người xác tín về tri
thức không thể kiểm chứng. Chủ thể ấy kiến tạo ba câu chuyện lịch sử nổi bật bằng
ngôn ngữ văn học, cụ thể là:
2.1.1. Câu chuyện dựng nước và giữ nước
- Câu chuyện dựng nước và chống ngoại xâm giữ nước, cứu nước luôn là câu
chuyện nổi bật, xuyên suốt qua nhiều giai đoạn phát triển của diễn ngôn truyền thuyết
lịch sử, trở thành một đề tài lớn, để nối tiếp, phát huy truyền thống yêu nước chống

ngoại xâm của dân tộc đã ghi trong sử sách và thể hiện qua hàng ngàn tác phẩm văn
học cổ kim. ác nhà văn luôn chọn những thời điểm lịch sử đầy biến động, tình thế
đất nước lâm nguy trước hiểm họa ngoại xâm để câu chuyện được tô đậm, tác động
mạnh mẽ đến cảm xúc, lòng tự tôn dân tộc của người đọc.
- Bản chất của những câu chuyện này là chuyện của người chiến thắng, gắn
với niềm tự hào dân tộc, tinh thần đấu tranh bất khuất, niềm tin mãnh liệt vào tương
lai. Do đó, lịch sử trong diễn ngôn tự sự trải dài theo lịch sử của dân tộc, với những sự
kiện và con người cụ thể đã lưu danh thiên cổ. Câu chuyện này được thể hiện rõ trong
các truyện lịch sử của Nguyễn Tử Siêu, Nguyễn Triệu Luật, Nguyễn
Hoàng Quốc Hải, Hà Ân, Nguyễn Mộng Giác…

8

uy Tưởng,


2.1.2. Câu chuyện thời thế biến thiên dâu bể
Câu chuyện về biến chuyển thời thế, đổi thay chính trị, xã hội trong lịch sử
cũng là câu chuyện lớn, xuyên suốt trong mô hình truyền thuyết lịch sử. Lát cắt lịch
sử được khai thác phổ biến là những khúc cuối của một triều đại, thời thế suy vi, tàn,
mạt hay sự chuyển giao của các giai đoạn. Góc nhìn truyền thuyết giúp người đọc có
thêm nhiều tri thức lịch sử, hiểu về thời cuộc, quy luật vận hành của xã hội qua những
diễn giải riêng của chủ thể diễn ngôn. Những tác phẩm khai thác câu chuyện này
thường mang nhiều suy tư, chiêm nghiệm, triết lý. Tiêu biểu là các tác phẩm của
Nguyễn Triệu Luật, Lan Khai, Nguyễn uy Tưởng, Hoàng Quốc Hải…
Như vậy, chủ thể của diễn ngôn truyền thuyết lịch sử luôn là người sở đắc
chân lý, những tri thức không thể kiểm chứng, có sự thỏa thuận mang tính quy ước
giữa chủ thể với người tiếp nhận khi họ ở cùng trong một trường kiến thức, hướng tới
chân lý tuyệt đối và niềm tin sắt đá về lịch sử là sự thật như vốn có, khách quan. Tư
duy nghệ thuật còn mang đậm chất sử thi, thể hiện tiếng nói đại đồng, một giọng của

cả dân tộc với ý thức hệ và giá trị riêng, hướng tới lý tưởng chung.
2.2. Bức tranh thế giới phân lập của các vai – chức năng
2.2.1. Ta – địch, chính nghĩa – phi nghĩa
Sự phân vai này xuất phát từ ý thức hệ, tư tưởng của quốc gia, dân tộc, cộng
đồng. Đây là phương diện nổi trội trong mối quan hệ của con người với Tổ quốc, đất
nước. on người thường được nhìn ở phần nghĩa vụ, trách nhiệm, đại diện cho cộng
đồng, mang tinh thần, lập trường của dân tộc. Nhóm các tác phẩm khai thác câu
chuyện dựng nước, chống ngoại xâm, cứu nước và giữ nước rất tiêu biểu cho bức
tranh thế giới với các vai trò, chức năng cụ thể nêu trên.
Theo các tiêu chí này, chúng tôi nhận thấy có một số vai – chức năng cơ bản
sau trong bức tranh thế giới truyền thuyết lịch sử: Vai vua cha hiền đức, Tướng quân
tài ba, anh hùng, Nhân dân đồng lòng, Quân thù, kẻ xâm lăng hung hãn. Khi phân
lập bức tranh thế giới thành hai phe ta – địch, người giữ nước – kẻ thù xâm lược,
chính nghĩa – phi nghĩa thì sự xung đột, đối lập lên đỉnh điểm như nước với lửa, sáng
với tối, tồn tại và phi tồn tại, con người và thú vật.
2.2.2. Tốt – xấu, thiện – ác

9


Sự phân vai theo các phạm trù này bắt nguồn từ cái nhìn, cách đánh giá các
nhân vật lịch sử chủ yếu gắn với quan niệm đạo đức, lý tưởng và lẽ sống tốt đẹp ở
đời. ác vai – chức năng này liên quan mật thiết tới hành vi, cách ứng xử của nhân
vật lịch sử trong các sự kiện lớn của đất nước, những biến cố trọng đại của thời cuộc
và trong cuộc sống thường nhật. Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy các truyện lịch sử
viết về câu chuyện thời thế, biến thiên dâu bể mang bức tranh thế giới phân lập này.
Sự phân vai này rạch ròi, triệt để song khá phức tạp, mang tính tương đối bởi ranh
giới giữa các mặt dưới góc nhìn đạo đức, luân lý khá mờ và mong manh.
Theo tiêu chí này, các nhân vật trong truyền thuyết lịch sử được chia thành
các vai: Vai người tốt, lương thiện và Vai người xấu, độc ác. Việc phân vai thành tốt

– xấu, thiện – ác, đúng – sai khiến các diễn ngôn truyền thuyết lịch sử mở rộng
trường nhìn, đưa ra các khía cạnh diễn giải khác, quan tâm đến cả các vấn đề thế sự,
nhân tình. ác nhân vật mang nhiều chiêm nghiệm, suy tư hơn các nhân vật trong
truyền thuyết dân gian chỉ giữ các chức năng, vai trò đơn thuần.
2.2.3. Cái nhỏ - cái lớn, nhân dân – đất nước
Đây là các vai, chức năng bắt nguồn từ ý thức, trách nhiệm của mỗi con người
cá nhân trong quan hệ với cái chung, cái lớn lao , với cộng đồng. Về bản chất đây là
mối quan hệ giữa cái nhỏ và lớn, riêng và chung, cá nhân và tập thể. Tất cả đều bắt
nguồn từ lập trường, quan điểm trong kiểu diễn ngôn truyền thuyết: lịch sử là tiếng
nói của cộng đồng, dân tộc, là lời đồng ca và độc thoại.
Việc tạo lập bức tranh thế giới phân lập theo các vai – chức năng đã thực hiện
thành công chiến lược giao tiếp diễn ngôn của mô hình truyền thuyết lịch sử giữa
người sở đắc chân lý với đối tượng hướng tới, cùng cộng hưởng, hô ứng một lòng,
đồng ca hát khúc khải hoàn bằng niềm tự hào dân tộc. Lịch sử được coi là mục đích
cuối cùng, được thể hiện như một sự thật vĩnh hằng, như chân lý. Xét về bản chất thể
loại lời nói, diễn ngôn truyền thuyết lịch sử vẫn là lời độc thoại trên tư duy nhị
nguyên và lý thuyết phản ánh.
2.3. Ba hình thức ngôn ngữ thế giới quan
2.3.1. Ngôn ngữ trận mạc
Là một trong những ngôn ngữ thế giới quan đặc trưng của truyền thuyết lịch
sử. Đây cũng là một trong những ngôn ngữ đầu tiên được con người sử dụng như

10


một ngôn ngữ thế giới quan để tri nhận thế giới bằng văn học. Nó gắn với mô hình
truyền thuyết từ trong bối cảnh, lịch sử hình thành, thực hiện chiến lược giao tiếp diễn
ngôn thể loại.
hông gian trong mô hình truyền thuyết lịch sử hầu hết là các không gian
của nhà binh. Đó là những không gian chiến trường, biên ải, chiến khu, doanh trại,

con đường kinh lý, hành quân… trong các câu chuyện chống ngoại xâm giữ nước,
cứu nước. Gắn với không gian chiến trận là thời gian được tính theo cách riêng: mấy
năm, mấy mùa tính từ cuộc kháng chiến trước, những phong trào, chiến dịch, mất
mát, hy sinh, chiến thắng, chiến công… Một lớp từ ngữ trận mạc cũng được sử dụng
với tần số cao, mật độ dày đặc: chiến trường, biên cương, phong trào, cách mạng, trận
đánh, chiến thắng, phòng tuyến, thế trận… hính điều đó khiến cho diễn ngôn truyền
thuyết lịch sử tìm đến các mô thức tu từ quen thuộc, thể hiện các vấn đề, tiếng nói của
quốc gia, dân tộc: hịch, cáo, thệ.
2.3.2. Ngôn ngữ họ hàng, dòng tộc
Ngôn ngữ dòng tộc là một trong những ngôn ngữ thế giới quan của truyền
thuyết lịch sử gắn với bối cảnh lịch sử, thời đại, mang cảm hứng về lịch sử, văn hóa,
tâm hồn người Việt.
Qua lăng kính của ngôn ngữ dòng tộc, nền tảng để kiến tạo hình tượng
không gian là chữ “nhà”. Ý thức về nhà trong truyện lịch sử rất rõ ràng qua các triều
đại phong kiến, để đoàn kết, tạo sức mạnh, nối tiếp, phát huy truyền thống. Nhưng
cũng chính vì chữ nhà - dòng tộc mà dẫn đến nhiều bi kịch, tranh chấp, giành đoạt, tội
ác, sự tàn độc, tha hóa của con người, đặc biệt là các cuộc chiến tranh quyền lực.
2.3.3. Ngôn ngữ hội hè, đám đông
Ngôn ngữ hội hè là ngôn ngữ thể hiện tâm trạng vui mừng, hân hoan, hừng
hực khí thế. Đánh giặc, đi làm cách mạng cũng là một ngày hội. Ngày hội ở đây là
ngày hội của non sông, gấm vóc, ngày hội toàn dân. Ngôn ngữ thế giới quan này luôn
gắn với chiến thắng, bình định, tiệc tùng hay thời đại thái bình. Đó là niềm vui lớn
của cả dân tộc, đất nước khi toàn thắng, mở ra thời đại lịch sử mới.
Loại hình ngôn ngữ thế giới quan hội hè được thể hiện bằng một hệ thống
từ ngữ đặc trưng. Trước hết là nhóm từ mô tả không gian lễ hội. Lễ hội bao giờ cũng

11


diễn ra trên không gian quảng trường và kì đài. ô ngữ chào hỏi làm thành động tác

trữ tình được lặp đi lặp lại.
Tiểu kết chương 2
Qua việc khảo sát, chúng tôi nhận thấy mô hình cấu trúc này mang những
hạt nhân cơ bản: 1/ Chủ thể (người kể) khả tín về chân lý; 2/ Vị thế của chủ thể và đôi
tượng là vị thế ngang bằng, cùng chung một vùng tri thức, cùng có những hiểu biết về
vấn đề được kể; 3/ Bức tranh thế giới là bức tranh của những chức năng gắn với các
nhân vật hành động, quy định tính cách, vai vế phát ngôn; 4/ Kết cấu tác phẩm
thường theo mạch thời gia tuyến tính, theo trình tự của sự kiện biên niên và có một
kết thúc có hậu. Mô hình này là sự di truyền và biến dị của mã gen thể loại từ những
cấu trúc nền móng trong thể loại văn học cổ sơ.
Mô hình truyền thuyết lịch sử xuất hiện, tồn tại trong suốt chiều dài của lịch
sử văn học dân tộc song có sự biến đổi nhất định trong từng giai đoạn phát triển của
văn học dân tộc. Do đó, mô hình truyền thuyết lịch sử kế thừa, ít nhiều ảnh hưởng từ
cảm quan lịch sử đến ngôn ngữ ý thức hệ của mẫu gốc thể loại tự sự dân gian, nhưng
có sự vận động, thay đổi, sáng tạo mang dấu ấn thời đại và phong cách của nhà văn.

12


Chương 3: MÔ HÌNH DỤ NGÔN LỊCH SỬ
Dụ ngôn là một loại hình diễn ngôn mà mục đích chính là răn dạy, giáo
huấn. Nó trở thành một mô hình cấu trúc nền móng, có cội nguồn từ ký ức thể loại
trong nền văn học cổ xưa, nhất là những câu chuyện trong “Kinh Thánh”. Đặc trưng
cơ bản của thể loại lời nói này là “tính chất ngụ ý, bóng gió của nó”. ó thể nói, dụ
ngôn là một diễn ngôn trần thuật tiền văn học, một mẫu gốc tự sự mà ở đó mối quan
hệ giữa chủ thể và người tiếp nhận là quan hệ giao tiếp giữa người dạy và người học.
Có một xu hướng truyện lịch sử viết theo mô hình cấu trúc dụ ngôn trong văn xuôi
hiện đại.
Một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu: Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng Ngàn,
Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân hánh, Con ngựa Mãn Châu, Hội thề của

Nguyễn Quang Thân. Trần Khánh Dư, Trần Quốc Toản của Lưu Sơn Minh,
Giàn thiêu của Võ Thị ảo, Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác, Sương
mù tháng Giêng của Uông Triều…
3.1. Chủ thể, người sở đắc chân lý và những bài học
Chủ thể trong dụ ngôn lịch sử là người sở đắc chân lý thông qua những bài
học được truyền tải qua các câu chuyện. Chủ thể sở đắc chân lý của dụ ngôn là người
nắm giữ những bài học như những chân lý khách quan, đúng đắn, là những quy luật
khách quan, chuẩn mực đạo đức, lối sống, truyền đạt cho thế hệ sau nên câu chuyện
lịch sử được kể hướng tới mục đích cuối cùng là các bài học/ tác động để người đọc,
nghe rút ra bài học cho mình. Quan hệ chủ thể - người nghe là quan hệ bề bậc, quyền
uy để tổ chức diễn ngôn giáo huấn nhưng không nhất thiết là đồng thuận, đồng ca.
3.1.1. Hình tượng tác giả - chủ thể bộc lộ trực tiếp
Những yếu tố về tiểu sử, về cuộc đời, thời đại tác giả sống, trải qua;
những thăng trầm biến động của số phận, của cuộc sống riêng tư sẽ có ảnh
hưởng không nhỏ đến diễn ngôn dụ ngôn lịch sử. Việc xác định địa vị, chỗ
đứng của anh trong nền văn hóa, hệ tư tưởng, quan niệm thẩm mĩ, quan niệm
văn học, vị thế trong mối tương tác với đối tượng tiếp nhận... là những nhân tố
quan trọng bậc nhất trong việc kiến tạo diễn ngôn. Trường hợp Nguyễn Xuân
hánh là một tiêu biểu.
Bên cạnh sự thể hiện chủ thể qua hình tượng tác giả, chủ thể sở đắc
chân lý còn thể hiện qua hình tượng tác giả hàm ẩn. hủ thể - hình tượng tác
giả này – được cụ thể hóa, được thể hiện qua những cảm nhận của người tiếp
nhận, từ hệ thống tổ chức chỉnh thể thế giới nghệ thuật của tác phẩm.
Những lớp ngôn ngữ đặc thù, chỉ đích danh đến tác giả là một phương
diện nữa thể hiện chủ thể: lời đề từ, tên các đề mục, chương, phần trong mỗi

13


cuốn tiểu thuyết, hay lời đề tặng ai đó của chính tác giả. Việc sử dụng những

lời đề từ cho tác phẩm đã thể hiện rõ cấu trúc dụ ngôn, tính chất dụ ngôn trong
truyện lịch sử. Mỗi lời đề từ như một lời chỉ dẫn, một mã nghĩa, một chìa khóa
để người đọc suy nghĩ, rồi thâm nhập vào bức tranh thế giới tác giả kiến tạo.
3.1.2. Người kể chuyện – chủ thể nhập vai
Mỗi nhân vật người kể chuyện bao giờ cũng gắn với một vị trí, chỗ
đứng nhất định trong không, thời gian, trong mô hình cấu trúc truyện kể của
thể loại, tạo nên những điểm nhìn khác nhau. Mỗi điểm nhìn thể hiện một vai,
một vị thế phát ngôn nào đó của chủ thể. Trong nghệ thuật tự sự, vấn đề điểm
nhìn thuộc về các kỹ thuật, nguyên tắc tự sự.
Người kể chuyện ở ngôi thứ nhất – chủ thể nhập vai trong lớp truyện
kể tự thuật
Trong thành phần trần thuật của nhiều dụ ngôn lịch sử, gồm nhiều tuyến/
mạch truyện thì có tuyến/ mạch sẽ được kể bằng ngôi thứ nhất, kiểu nhân vật tự kể về
mình qua sự di chuyển điểm nhìn.
Những câu chuyện kể của nhân vật ở đây là những câu chuyện của cá
nhân nhân vật tự kể về mình như một hình thức tự thuật. Lần theo mạch truyện
của cái tôi tự thuật ấy, những truyện kể khác lần lượt xuất hiện nối tiếp nhau
một cách tự nhiên theo kết cấu “chuyện gọi chuyện”.
ình thức chủ thể nhập vai/ hóa thân vào nhân vật này chi phối nhiều
đến kết cấu truyện kể và cách xử lý các vấn đề của lịch sử, thời đại và của
những con người thân phận con người. âu chuyện tự thuật của mỗi nhân vật
bao chứa trong mình cả những câu chuyện khác, mang tầm vĩ mô hơn: chuyện
đời cá nhân của nhân vật – chuyện nhà, chuyện làng – chuyện đất nước,
dân tộc (chuyện lịch sử).
Người kể chuyện giấu mình trong ngôi thứ ba – chủ thể ẩn tàng sau
lớp truyện kể như là khách quan.
ầu hết truyện lịch sử của mô hình dụ ngôn được kể theo điểm nhìn
của người kể chuyện giấu mình/ giấu mặt trong ngôi thứ ba, tạo khoảng cách
với đối tượng kể. Việc chọn hình thức người kể chuyện này đem đến cái nhìn
khách quan hóa, cái nhìn toàn tri từ một chủ thể xác tín về tri thức. Đây chính

là hình thức của chủ thể hàm ẩn, giấu mình sau hình tượng người kể chuyện để
quan sát, thuật lại tất cả các sự việc, những câu chuyện mình biết. Bởi thực tế
không có người kể chuyện ngôi thứ ba vì đó là ngôi giả. Ngôi thứ ba thực chất
là ngôi thứ nhất của người kể chuyện giấu mình, biến đối tượng kể thành khách
thể, tạo cảm giác về những chuyện kể như là sự thật vốn có, toàn vẹn.

14


Trong các truyện dụ ngôn lịch sử, điểm nhìn trần thuật được di chuyển
một cách linh hoạt từ điểm nhìn của người kể chuyện giấu mình trong ngôi thứ
ba, đứng ngoài, hiểu biết toàn tri sang điểm nhìn của nhân vật từ bên trong.
Điều đó tạo nên tính chất đa điểm nhìn, chuyển tải nhiều thông điệp, bài học
phong phú của chủ thể.
Dù là trần thuật từ điểm nhìn người kể chuyện ngôi thứ nhất hay giấu
mình trong ngôi thứ ba thì tất cả vẫn chỉ là hình thức của chủ thể nhập vai
hướng đến mục đích cuối cùng là những bài học, những thông điệp cần truyền
đạt. Những bài học ấy không chỉ là bài học từ bên ngoài áp vào mà còn có cả
những bài học được tự đúc rút, tự nghiệm ra, thậm chí là những bài học tự thú.
3.1.3. Hệ thống nhân vật – chủ thể phân vai
ệ thống nhân vật trong các truyện dụ ngôn lịch sử cũng là một trong
những mặt nạ ngôn ngữ để thể hiện chủ thể sở đắc chân lý. Nhà văn đã xây dựng nên
thế giới nhân vật đông đảo, phong phú, đa dạng, với những tính cách, vai - chức năng
khác nhau. Tuy nhiên, dù thế giới nhân vật có đông đảo, phức tạp gồm nhiều loại
hình/ tính cách, thể hiện nhiều vai khác nhau thì cũng mang cùng một mẫu số chung
là vai chủ thể giáo huấn, đi răn dạy.
húng tôi đi sâu vào góc nhìn vai – chức năng của các nhân vật trong các
truyện dụ ngôn lịch sử để làm rõ cơ chế chuyển tải bài học mang tính võ đoán giữa
chủ thể và đối tượng tiếp nhận. Theo các hình thức vai – chức năng, chúng tôi nhận
thấy có vai lịch sử và văn học; vai tư tưởng và vai tính cách; vai người kể và người

được kể. Mỗi mặt/ vai đem đến một góc nhìn, cho thấy một khía cạnh của chủ thể.
Tổng hòa các mặt ấy sẽ tạo nên cái nhìn toàn diện về chủ thể trong một cấu trúc
hoành chỉnh.
Sự đan cài các loại hình nhân vật lịch sử với nhân vật hư cấu, việc cấu trúc
nhân vật theo các vai – chức năng, theo một hệ thống tầng lớp, thứ bậc góp phần tạo
nên hình thức kết cấu mạch truyện kể phân tuyến/ đa tuyến, tổ chức trần thuật từ
nhiều điểm nhìn với sự di chuyển linh hoạt. Lịch sử với những sự kiện và nhân vật
hiện ra trong cảm giác của người đọc như cái – nó - là, như nó - vốn - thế, một hiện
thực trong hình thức tự sự, trong tưởng tượng của người đọc.
3.2. Bức tranh thế giới của những chủ thể lựa chọn
3.2.1. Chủ thể nhập thế
Lựa chọn lối hành xử “nhập thế” - lối “sống dương” tính là những chủ
thể hành động, mang nhiều hoài bão, khát vọng/ tham vọng. Những con người
này thường có cái nhìn cực đoan, theo đến cùng cái đích và lý tưởng của mình.
ọ hành động để hiện thực hóa tất cả những hoài bão, tráng chí theo lý tưởng

15


mình theo đuổi. Nhưng chính từ trong nhóm nhân vật lựa chọn lối sống “nhập
thế” (dương tính) này lại phân hóa thành hai phe đối lập, xung đột gay gắt với
nhau, theo hai hệ tư tưởng khác nhau và kết cục là một sự tranh giành, tước
đoạt lẫn nhau, một cuộc chiến đẫm máu.
Các không gian được thể hiện thường là kinh thành, cung vua phủ
chúa gắn liền với những xung đột, tranh đoạt bao cơ mưu, tội ác. ả không
gian rộng hay hẹp đều trở thành những đấu trường để ngườ ta đấu trí, thử lòng,
để chinh chiến, giành giật bằng sức mạnh, bằng cái bản năng ác của mình. Điều
đó khiến người đọc thấy một lịch sử thấm đẫu máu và nước mắt của chúng
sinh, của những sự trả giá, hủy diệt.
Sự lựa chọn của cá nhân, dù trực tiếp hay gián tiếp sẽ thành một động

lực tạo nên/ tác động đến sự xoay chuyển của xã hội và thời thế. Những sự hủy
hoại và xây dựng cứ nối tiếp, đan xen tạo nên một bức tranh liên tục của cái
chung cục và cái khởi nguyên vô hồi vô hạn trong loạn ly, biến thiên.
3.2.2. Chủ thể xuất thế
hủ thể xuất thế trong dụ ngôn lịch sử là những con người lựa chọn
lối sống an nhàn, tự tại – cách ứng xử “tùy duyên”. ọ sống an nhiên, chấp
nhận những thử thách, gian nan trong thời loạn để được làm điều mình mong
muốn, được sống hòa hợp, được sống đúng là mình.
Phần lớn chủ thể nhập thế tìm về với Phật, chọn không gian của nhà
Phật làm điểm tựa để nuôi dưỡng Phật tính, lòng từ, bi, hỉ, xả. Cho nên, không
gian của những ngôi chùa, nơi thanh tĩnh không cao xa vời vợi, không vắng vẻ
lánh đời mà lại ở giữa nhân gian. hông gian ấy gắn với lối sống “tùy duyên
lạc đạo”, là nơi che chở, cứu rỗi tâm hồn mỗi con người, để con người nương
náu, bình tâm, để được giải thoát khỏi bể khổ trần ai.
Chủ thể tùy duyên còn là những con người tìm cho mình một không gian
yên tĩnh tu thân dưỡng tính, tránh phải làm điều tàn nhẫn, để tâm hồn thanh thản và
nhất là có thể làm điều thiện, điều tốt giúp đời, cứu người hay ít nhất cũng đi tìm
một không gian sống thoáng khí, để có thể tìm một điểm tựa tinh thần để bản thân
được sống trong bình yên, vui thú điền viên. Một số chủ thể xuất thế hướng về
Mẫu, suốt đời sống bằng tình yêu thương của Mẫu, mang vẻ đẹp Mẫu tính.
3.2.3. Chủ thể trung dung
Trong mô hình dụ ngôn lịch sử, ta nhận thấy còn có một sự lựa chọn nữa
(cũng có những trường hợp là buộc phải lựa chọn): con đường ở giữa, lối sống trung
dung, tư tưởng trung lập. Số lượng nhân vật lựa chọn/ phải lựa chọn chỗ đứng và lối
sống này không nhiều nhưng tự họ tách ra thành một lực lượng, với hệ tư tưởng, triết
lý riêng, để lại cho người đọc những thức nhận khác về lịch sử, thời đại, những gì đã

16



được phân định mặc nhiên theo kiểu tư duy nhị nguyên đúng/ sai; xấu/ tốt; tích cực/
tiêu cực, chính nghĩa/ gian tà... Ở mỗi sự lựa chọn ấy, ta thấy rõ hơn bi kịch lịch sử
của những con người bị mắc kẹt giữa những lằn đạn trong cuộc chiến quyền lực,
cuộc chiến tư tưởng, ý thức hệ và lẽ sống.
Các chủ thể này vừa tồn tại độc lập, vừa tương tác qua lại, xung đột với
nhau, chuyển hóa, thay đổi theo thời gian và không gian tạo nên mô hình tam vị nhất
thể. Ba cụm chủ thể lựa chọn tạo nên bộ xương vững chắc như ba đỉnh tam giác
trong cấu trúc truyện kể lịch sử chuyển tải bài học sâu sắc về sự hài hòa âm – dương,
tiếp nhận – bảo tồn, cá nhân – cộng đồng, biến động – tĩnh tại... đã được ông đúc rút
từ bao vật đổi sao dời, bao phen đất nước nghiêng ngả, bao lẽ hưng phế.
3.3. Kết cấu – hình thức ngôn ngữ đặc trưng chuyển tải bài học dụ ngôn
3.3.1. Từ kết cấu kiểu tiểu thuyết cổ điển tạo khung cho tác phẩm
Trong mô hình truyện lịch sử dụ ngôn, ta vẫn bắt gặp kiểu kết cấu của tiểu thuyết cổ
điển chia thành các phần, mục, chương với tên gọi cụ thể. Tuy nhiên, ngay trong kiểu
kết cẩu tiểu thuyết cổ điển này, các nhà văn vừa tuân thủ vừa vi phạm những quy tắc,
luật lệ trong cách tổ chức nó. Việc tuân thủ tạo ra khunng. hung tạo dựng cho kết
cấu tác phẩm là cái khung lớn, còn kết cấu bên trong tương đối linh hoạt, cơ động.
Bề sâu trong kết cấu theo kiểu tiểu thuyết cổ điển là sự đan cài, chồng xếp
nhiều lớp truyện kể. Mỗi lớp truyện như một ẩn dụ, chuyển tải một tầng hàm ý nào
đó. ho nên, kết cấu trở thành một thứ ngôn ngữ đắc dụng chuyển tải/ minh chứng
cho bài học, thông điệp, tư tưởng, ý thức hệ của nhà văn.
3.3.2. đến phá vỡ kết cấu mạch thời gian biên niên
Trái ngược với trình tự biên niên trong diễn ngôn lịch sử, tiểu thuyết
chương hồi, dụ ngôn lịch sử vỡ cái trật tự biên niên ấy, đảo trật tự thời gian, xóa mờ
những mốc thời gian lịch sử cụ thể… Do đó thời gian lịch sử là một yếu tố rất linh
hoạt, đôi khi không thực rõ ràng hoặc bị làm mờ các mốc cụ thể, chỉ đọng lại các sự
kiện, biến cố.
Ý niệm về lịch sử trong những tác phẩm này chỉ là các sự kiện, bối cảnh
lịch sử của triều đại, thời đại, đặc biệt là những thời mạt, loạn, chuyển biến/ chuyển
giao. Các tác phẩm đều được kể cách đảo lộn trật tự thời gian tuyến tính, khởi đầu

bằng một sự kiện ở hiện tại, rồi ngược về quá khứ, sau về đến các sự kiện, tình tiết
của hiện tại tiếp diễn. hính điều đó khiến nhà văn viết về lịch sử, cái đã qua nhưng
thực ra là nói về hiện thực đang diễn ra, chưa hoàn kết, thể hiện những vấn đề của
ngày hôm nay, cả những vấn đề thời sự.
3.3.3. và thay đổi ý nghĩa mô hình hóa cặp phạm trù “mở đầu – kết thúc”

17


Một trong những yếu tố quan trọng trong nghệ thuật kết cấu tác phẩm chính
là ý nghĩa của mô hình mở đầu và kết thúc. Trong truyện lịch sử, nhìn bề ngoài, ta dễ
lầm tưởng kết cấu tác phẩm của mình theo nguyên tắc hồi hoàn, đầu cuối tương ứng.
Song khi đi sâu tìm hiểu ý nghĩa của các mô hình mở đầu và kết thúc này trong cấu
trúc truyện kể thì chúng tương ứng với một lớp truyện được đan cài, lồng xếp vào tác
phẩm. Theo chúng tôi thì đây là kiểu kết cấu đầu cuối vừa song trùng lại vừa đối lập.
Song trùng vì hình thức lặp lại, còn đối lập là ở tầng sâu ý nghĩa thực tế trong tác
phẩm so với quy ước ý nghĩa của mô hình mở đầu kết thúc nói chung. Mở đầu là một
kết cục đã rồi (chung cục), kết thúc lại mở ra các khả năng sinh thành mới ( hởi
nguyên).
Dù mở đầu hay kết thúc, dù “chung cục” hay “khởi nguyên” thì đều gợi về
không khí chung, quy tụ lại trong bối cảnh của mạt – loạn – hoại – sinh. Tất cả
những câu chuyện này chìm ngập trong cảnh binh đao, ly tán, điêu linh. Vì cái chung
cục không thể thay đổi, cái khởi nguyên tiếp diễn mãi mãi. Do đó, kết cấu chính là
một phương tiện đắc dụng, một loại ngôn ngữ độc đáo mang đến cho người đọc
những câu chuyện dụ ngôn lịch sử, mà đằng sau đó là những khả năng bài học phong
phú, sâu sắc.
Tiểu kết chương 3
ạt nhân cấu trúc của mô hình dụ ngôn lịch sử bao gồm: 1/ Chủ thể sở đắc
chân lý, luôn mang sẵn trong mình những bài học thông qua các câu chuyện kể - chủ
thể giáo huấn; 2/ Bức tranh thế giới được tạo ra là bức tranh của những chủ thể lựa

chọn đã hoàn tất trong bối cảnh lịch sử cụ thể ; 3/ Kết cấu tác phẩm được sử dụng
như một mô thức nghệ thuật đặc thù, ngôn ngữ độc đáo chuyển tải bài học; 4/
Nguyên lý gián tiếp được sử dụng để tạo ra mạch ngầm văn bản, truyền đạt bài học,
thông điệp mà kết cấu được sử dụng như một loại hình ngôn ngữ đặc trưng.
Để thực hiện chiến lược giao tiếp diễn ngôn đặc thù, mô hình dụ ngôn lịch
sử lựa chọn cách thể hiện chủ thể rất phong phú qua hình tượng tác giả bộc lộ trực
tiếp, nhập vai trong người kể chuyện và phân vai trong các nhân vật. Bức tranh thế
giới được hiện lên trong dụ ngôn lịch sử là những nhân vật – chủ thể lựa chọn gắn với
một lẽ sống, lý tưởng, ý thức hệ nhất định. Cho nên, việc tổ chức kết cấu được sử
dụng như một loại hình ngôn ngữ hữu hiệu ký thác bài học và những ẩn ý. Vì thế,
lịch sử từ quá khứ được kể trong tâm thức của người hiện đại, thể hiện những vấn đề
thời sự và thế sự của ngày hôm nay. Điều đó gợi quy luật vận động không ngừng,
luôn có sự nối tiếp, phát triển của cái đã qua – cá đang diễn ra – cái sắp tới, quá khứ hiện tại – tương lai.

18


Chương 4: MÔ HÌNH GIAI THOẠI LỊCH SỬ
Sức hấp dẫn của giai thoại chính là những điều mới mẻ, chưa từng biết đến
giống như được khám phá những điều kỳ bí, dù có hơi phi lý, thậm chí không đáng
tin do được truyền tải qua nhiều bước, nhiều người thêu dệt, hư cấu. Do đó, bản thân
giai thoại đã là một hình thức truyện kể, dù chưa hoàn chỉnh. Nó cũng là một trong ba
mẫu gốc trần thuật, hình thành mô hình cấu trúc nền móng riêng trong việc thực hiện
một chiến lược gia tiếp diễn ngôn. Cách nhìn nhận lại ấy khiến khi kể lại các giai
thoại, người kể chuyện có thể sử dụng rộng rãi các yếu tố khôi hài, giễu nhại để gia
tăng tối đa sức hấp dẫn cho câu chuyện. Các giai thoại lịch sử tạo nên một mô hình
cấu trúc thể loại độc đáo với các tác phẩm chủ yếu xuất hiện trong giai đoạn văn học
sau 1980 trở lại đây như các tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Bình
Phương, Bùi Ngọc Tấn, Thuận, Tường An, Uông Triều, Nguyễn Thị Kim Hòa,
Huỳnh Trọng hang…

4.1. Chủ thể bất khả tín về chân lý và những truyện kể mới
Với đặc trưng của một mô hình cấu trúc nền móng, giai thoại là sản phẩm
của những chủ thể bất khả tín chân lý, tri thức. Nnhững truyện lịch sử được kể theo
mô hình này đều lấy chất liệu từ các nguồn dã sử, những “thông tin ngoài lề”, chi tiết
hậu trường, thâm cung bí sử. hảo sát qua một số tác phẩm giai thoại lịch sử tiêu
biểu, chúng tôi nhận thấy có ba câu chuyện mới về lịch sử gắn với chủ thể bất khả tín
chân lý.
4.1.1. Chủ thể của những câu chuyện mơ hồ, hư thực
Rất nhiều truyện giai thoại lịch sử sáng tạo theo lối hư cấu, đậm màu sắc kỳ
ảo, nửa thực nửa hư. Đó là việc kể chuyện theo nhiều điểm nhìn bằng kiểu người kể
chuyện không đáng tin cậy với những câu chuyện truyền tai, ly kỳ, huyền ảo. Câu
chuyện lịch sử ở đây chỉ là câu chuyện phụ, giống như phông nền, tạo đường viền
thời gian cho câu chuyện khác/ mới của cá nhân diễn ra. Lịch sử trở thành giai thoại/
được giai thoại hóa thành cái khác, truyện kể khác. iểu cấu trúc truyện kể này tạo ra
một cách thức trần thuật độc đáo: kể trực tiếp và người nghe truyện lộ diện, đối
thoại cùng người kể.
hủ thể bất khả tín kể những câu chuyện hư thực, nhuốm màu huyền bí đã
tạo ra một lớp truyện lịch sử mới là các giai thoại, tin đồn, mộng ảo, có khi khác xa
với chính sử. Nó là sự bổ sung, lấp đầy, tạo ra một mặt khác của lịch sử nhìn từ nhiều
chủ thể, qua những thế hệ, địa phương, thân phận khác nhau, mang diện mạo riêng
của mỗi chủ thể. Những câu chuyện đó tác động mạnh đến người đọc, khơi gợi suy

19


tư, mở rộng trường nhìn, thay đổi quan niệm, suy nghĩ. Từ đó, lịch sử của dân tộc,
hay địa phương chuyển thành lịch sử của cá nhân, người kể và người nghe nối tiếp.
4.1.2.Chủ thể của câu chuyện về những thân phận cá nhân
Chủ thể bất khả tín về các vùng tri thức lịch sử được bộc lộ rõ qua một
mảng truyện mang đậm tính chủ quan của những con người cá nhân, về thân phận

người. Lịch sử được nhìn qua những phận người nên tất cả đời sống từ thể xác đến
chiều sâu thế giới tâm hồn, cảm xúc. Đó cũng là lịch sử được đong đếm bằng một
quan niệm khác, thể hiện ở chiều kích khác: lịch sử đời sống của những cá nhân.
Những chủ thể của giai thoại lịch sử kể câu chuyện số phận, bi kịch con
người cá nhân đã đem đến một mô hình cấu trúc, xu hướng mới cho truyện lịch sử xu hướng thế sự hóa, nhân bản hóa lịch sử. Xu hướng ấy mang đến một nhãn quan
lịch sử mới mang thiên ý thức nữ quyền, tinh thần nhân văn và ngoại biên hóa. hủ
thể bất khả tín tri thức là những con người mang biết bao chấn thương, giễu nhại, hoài
nghi những sử liệu của bên thắng cuộc, kể lại trải nghiệm lịch sử cá nhân, lịch sử của
những phận người sống, đem đến một hơi thở mới, đậm đặc tinh thần đương đại của
cái đang diễn ra, chưa hoàn kết.
4.1.3. Chủ thể của những câu chuyện ngẫu nhiên, bất định
hủ thể trong giai thoại là những con người khá tự do, hoạt động trong
nhiều trường nghĩa, gắn với hàng loạt các tình huống ngẫu nhiên, bất chợt. Sự đưa
đẩy của các sự kiện đầy ngẫu nhiên đã khiến số phận con người, số phận đất nước
theo một guồng quay lịch sử riêng, ít nhất là trong loại hình diễn ngôn này. Những
điều bất ngờ luôn chờ đợi, tạo ra bước ngoặt mà không ai muốn hoặc không thể nghĩ
tới. Tình huống này dẫn tới tình huống kia, sự kiện này đem đến sự kiện khác, người
này gặp/ tương tác với người nọ rất tự nhiên, không cần/ không có sự sắp đặt hay tính
toán nào.
Những câu chuyện ngẫu nhiên khơi gợi được nhiều sự quan tâm từ tính
hiếu kỳ, nhu cầu được biết nhiều hơn, sâu hơn cái riêng tư, ngoài lề, phi chính thống,
sự cảm thông và quan trọng hơn là sự bừng ngộ, thay đổi cách nhìn, tiếp cận cái đã
qua trong quá khứ bằng những khả năng có thể đã xảy đến. Đây chính là xu hướng
giải trung tâm, hướng đến dã sử, ngoại sử, đi từ sử đến đời/ người, từ quá khứ tới hiện
tại, từ vấn đề của một thời tới vấn đề muôn thuở, từ câu chuyện của một người đến
những câu chuyện mang tính nhân loại.
4.2. Bức tranh thế giới lập thể của những mảnh vỡ lịch sử
4.2.1. Những mảnh vỡ ngẫu nhiên, huyền hoặc

20



ệ quả tất yếu của cách kể chuyện từ nhiều điểm nhìn qua lời của những
chủ thể bất khả tín về tri thức là tạo nên một bức tranh thế giới không hoàn chỉnh,
không khép kín. Đó là sự cộng hưởng, lắp ráp của những mảnh vỡ lịch sử, tạo nên
tính chất ngẫu nhiên, huyền hoặc. àng loạt các yếu tố kỳ ảo, hoang đường, thần bí
được đưa vào tạo ra một “màng sương mơ hồ” che khuất những sự thực rõ ràng, tạo
ra nhiều liên tưởng lạ lùng.
ách làm mới chất liệu lịch sử bằng thủ pháp “lạ hóa” của các nhà văn
khiến cho truyện giai thoại lịch sử rất gần với những truyện kể dân gian. Những hình
tượng nghệ thuật hư cấu cùng sự việc lạ thường khiến những giai thoại lịch sử trở
thành kỳ truyện kỳ nhân/ quái nhân (?), truyện kỳ sự. Đó là những điều bất
thường, có khi là phi lý trong cuộc sống, tạo nên một cú hích có sức mạnh hủy diệt
lớn, làm vỡ vụn những lớp truyện kể cổ xưa, những sự kiện mặc định trong chính sử,
mở ra cái nhìn đầy hoài nghi, lối tư duy đa nguyên.
4.2.2. Những mảnh vỡ của lịch sử quan phương, theo tiến trình biên
niên
Trong các giai thoại lịch sử, ta còn thấy có những mảnh ghép của sự kiện,
nhân vật có thực, được ghi lại trong các diễn ngôn lịch sử. Đó là những sự kiện chính
xác đến từng mốc thời gian được ghi lại trong các diễn ngôn lịch sử mà các nhà văn
trích lại nguyên vẹn trong tác phẩm. Nếu nhìn bề ngoài ta ngỡ những tác phẩm viết
về lịch sử nhưng thực chất các chi tiết, sự kiện chỉ là đường viền để kể những câu
chuyện ngoại sử, phi sử. Do đó, lịch sử là một mã, một loại ngôn ngữ nghệ thuật để
các tác giả kể những câu chuyện mới, lạ thường, hấp dẫn, đề cập đến những vấn đề
khác, phi chính thống, có khi phản lịch sử.
4.2.3. Sự đan xen các mảnh vỡ, kiến tạo cấu trúc diễn ngôn
Hầu hết các giai thoại lịch sử đều được tổ chức theo kết cấu phân mảnh,
gồm nhiều bè, mảng, tuyến truyện của các chủ thể khác nhau. ó khi cùng một sự
kiện lại có những quan điểm, cái nhìn, những câu chuyện kể khác nhau từ nhiều chủ
thể. Đó là sự đan cài các mảnh vỡ lịch sử, tạo ra cách kể chuyện đa tuyến, xếp chồng

nhiều lớp khác nhau. hính việc tổ chức kết cấu này dẫn tới các giai thoại lịch sử
thường có kết thúc mở/ bỏ ngỏ, khơi gợi suy tư, tăng cường những tra vấn, thắc mắc,
hoài nghi. Nó đem đến khả năng tái sinh và tiếp diễn. ho nên, cái đích cuối cùng của
người kể chuyện và những truyện kể lịch sử này không phải đi tìm sự thật, cũng
không phải tạo ra hạt nhân logic, sự nối tiếp số phận của nhân vật mà là sự kiến tạo
những truyện kể mới từ những mảnh vỡ lịch sử trong vốn hiểu biết của cá nhân.
4.3. Ngôn ngữ nghệ thuật mang tính tổng hợp cao

21


4.3.1. Lịch sử như một ngôn ngữ, một mã nghệ thuật
Trong mô hình cấu trúc giai thoại, lịch sử được sử dụng giống như một
ngôn ngữ nghệ thuật đặc thù, một ký hiệu để mã hóa tư tưởng. ác nhân vật, sự kiện
lịch sử là tuyến phụ trợ cho hành động của nhân vật chính, tạo ra biến cố của những
sự kiện bước ngoặt. Mỗi nhân vật lịch sử trở thành một mắt xích, là một vai nhất định
trong mối quan hệ với nhân vật chính. ùng với các nhân vật lịch sử, sự kiện, mốc
thời gian lịch sử được nhắc đến cũng chỉ giữ vai trò làm nền cảnh, tạo không khí cho
tác phẩm. Tất cả tạo ra một cái khung bao quanh các sự kiện được kể, làn nên những
câu chuyện sử - đời.
Giai thoại lịch sử hướng tới một kiểu văn bản mã hóa bằng mã lịch sử mà
nó được đọc như một văn bản viết về con người trong thân phận và bản thể của
mình chứ không phải văn bản viết về lịch sử. Để từ mỗi văn bản đó, người đọc
đồng hành với hành trình của những con người cô đơn đi kiếm tìm cuộc sống, khát
vọng, bản thể người. Những vấn đề nhức nhối của con người muôn thuở, nhất là con
người sống trong hoàn cảnh mạt thế, động, loạn như tha nhân, vong quốc, tha hóa,
vong ngã được đặt ra bức thiết. Những hệ quy chiếu người – người, người – vật, con
người – xã hội, con người - chính bản thân được thiết lập để khám phá ra bản chất
của mỗi cá thể sống.
4.3.2. Phá bỏ nguyên tắc phân vai ước lệ

Các giai thoại lịch sử đã từ bỏ lối đồng ca hô hứng, lời độc thoại, tư duy nhị
nguyên, phân lập hướng tới tư duy đa nguyên nên mô hình này cũng xóa bỏ nguyên
tắc phân vai – chức năng các hình tượng. Vì thế, trong giai thoại, chúng tôi không còn
thấy những motif cố định, những mô thức tu từ theo các khuôn mẫu định sẵn mà biến
hóa khôn lường, thể hiện tìm tòi, sáng tạo riêng về hình thức, ngôn ngữ, bút pháp của
chủ thể diễn ngôn. ó chăng còn lại trong các tác phẩm này là cái vai người hay
không người, người hay vật. Những câu chuyện mới được tạo ra và theo đó, hình
thức thể hiện, cách kể mới cũng phải được sinh thành.
Xu hướng xóa nhòa các đường viền tiểu sử, các chi tiết miêu tả và khắc họa
cụ thể, những căn cước xưng danh cố định chính là cách làm cho các hình tượng
những lớp ý nghĩa hàm ẩn, tính điển hình, phổ quát, vượt lên trên cái nhìn hạn chế và
định kiến phân vai. Điều đặc biệt là các nhân vật tự do, luôn nỗ lực vượt qua hoàn
cảnh, các ranh giới/ giới hạn để tới tư tưởng và những giá trị nhân bản.
4.3.3. Sự trở về với ngôn ngữ thế tục
Dù sử dụng lịch sử như một loại ngôn ngữ, mã nghệ thuật nhưng ngôn ngữ
thể hiện vẫn là thứ ngôn ngữ thế tục, suồng sã, mang đậm chất khẩu ngữ. Đó là ngôn

22


ngữ sống của đời sống, sinh hoạt dân gian muôn màu, muôn vẻ với những vui buồn
của phận người. ác nhà văn không ngần ngại để các nhân vật lịch sử dùng cả tiếng
lóng, tiếng tục. Ngôn ngữ cá nhân, thông tục, sống động của giai thoại tìm về một
hình thức biểu đạt rất phổ biến thể hiện con người với tư cách “là người”: dòng độc
thoại nội tâm, giễu, nhại, hài hước.
Ngôn ngữ cơ thể, ngôn ngữ sex, ngôn ngữ căm hờn, ngôn ngữ yêu thương,
ngôn ngữ khát vọng,… được sử dụng phổ biến trong giai thoại lịch sử. Đó là sự kết
hợp ngôn ngữ bản năng và ngôn ngữ của ý thức, lý tưởng. on người dần đi về với
một thái độ sống trung thực nhất trước thiên nhiên, cuộc đời, lịch sử và chính bản
thân mình. Ngôn ngữ này mang đến cảm thức hậu hiện đại, cảm thức của con người

cô độc, lạc loài, luôn mang nỗi bất an, bi ai, đầy hoang mang và hoài nghi, cảm thức
của tha nhân.
Tiểu kết chương 4
Qua những khảo sát, chúng tôi nhận thấy mô hình cấu trúc giai thoại lịch sử
thường mang những đặc điểm đặc trưng cơ bản: 1/ hủ thể của những câu chuyện kể
là người bất khả tín về tri thức; 2/ Bức tranh thế giới là thế giới của những cái ngẫu
nhiên, bất chợt, những điều hư hư thực thực, hoặc kỳ bí, hoang đường; 3/ Những yếu
tố cười cợt, hài hước, đùa bỡn, thậm chí là giễu nhại được sử dụng đậm đặc, tạo cái
nhìn tiểu thuyết hóa, thân mật hóa, trần tục hóa, tạo ra các scandal trong nhận thức,
gây hấn, và có khi là tuyên chiến với cái nhìn sử thi, một chiều, lý tưởng hóa; 4/ Các
yếu tố huyền thoại, kỳ ảo, hư cấu được sắp xếp đan xen với các yếu tố thực tạo nên
một thế giới thực - ảo đan xen, huyền hoặc, tô đậm tính chất bất khả tín của các chân
lý; 5/ Việc xóa bỏ cái nhìn tôn ti, nghi thức thiêng liêng, trang trọng tạo nên tính đối
thoại, đa thanh, dân chủ trong giao tiếp giai thoại.
Giai thoại ra đời khi ý thức của con người cá nhân đã phát triển khá mạnh
mẽ. Đặc biệt, bối cảnh mở rộng nhận thức, tư duy cùng hiện thực ngang trái, nhiều
mảng tối, dẫn đến tâm lý hoài nghi, mất đi niềm tin kiên định, muốn xem xét lại tất cả
hệ giá trị cũ. Những diễn ngôn văn học viết theo mô hình giai thoại, đặc biệt là truyện
lịch sử luôn chú trọng tinh thần đối thoại đa thanh trên hệ ý thức đa nguyên, tự do.

23


×