Tải bản đầy đủ (.docx) (138 trang)

TRUYỆN KINH DỊ TRONG VĂN XUÔI ĐƯƠNG ĐẠI VIÊT NAM VÀ TRUYỆN NGẮN CÓ YẾU TỐ KINH DỊ CỦA THÁI BÁ TÂN, NGUYỄN NGỌC NGẠN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (598.61 KB, 138 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự động
viên, giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới TS. Lê
Hải Anh, người đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện
và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Sư phạm Hà
Nội, Phòng Đào tạo Sau đại học, Ban Chủ nhiệm khoa Ngữ văn, Tổ bộ môn
Văn học Việt Nam hiện đại, đã nhiệt tình giảng dạy, giúp đỡ, động viên chúng
tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã
luôn bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện đề tài
nghiên cứu của mình.
Hà Nôi, ngày 17 tháng 10 năm 2014
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Hằng
1
MỤC LỤC
2
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài:
1.1.Truyện kinh dị là một thể tài thu hút được sự quan tâm của công
chúng và giới nghiên cứu gần đây bởi nhiều cây bút đặc sắc và có tài năng
thực sự, đồng thời bởi tính mới mẻ và phức tạp của nó trên bình diện thẩm
định và đánh giá. Nhiều người cho rằng đây chỉ là một mảng văn xuôi mang
tính giải trí không có mấy giá trị về tư tưởng và nghệ thuật. Tuy nhiên, hẳn
phải có lý do khi theo thống kê của một số nhà nghiên cứu, các sáng tác mang
xu hướng kinh dị này chiếm một tỉ lệ người đọc khá lớn. Nhiều nhà xuất bản,
các trung tâm sản xuất băng đĩa đã kiếm lời với một con số khủng khiếp nhờ
đầu tư kinh doanh mảng truyện kinh dị. Đặc biệt trong thời gian gần đây tại
các rạp chiếu phim, trung tâm chiếu phim lớn nhất tại thủ đô đã công chiếu


các bộ phim ma, phim kinh dị và đã thu hút rất đông người lớn và trẻ em đến
xem và thích thú.
1.2. Thái Bá Tân và Nguyễn Ngọc Ngạn là hai tên tuổi đã trở nên khá
quen thuộc trong đời sống văn học đương đại với mảng truyện có yếu tố kinh
dị. Xuất thân là những tri thức được đánh giá cao về tầm văn hóa, sự nhận
thức, cá tính khác biệt là những yếu tố gây sự tò mò cho người nghiên cứu.
Đặc biệt hai cây bút có sự gắn bó mật thiết với mảng văn xuôi có “tính giải
trí” có sức hút mãnh liệt với đông đảo bạn đọc như đã nói trên, hẳn phải có
một lý do đặc biệt nào đó?
Lựa chọn đề tài truyện kinh dị của Thái Bá Tân và Nguyễn Ngọc Ngạn,
chúng tôi mong muốn đi tìm câu trả lời về những đóng góp của hai ông trên
các phương diện tư tưởng và nghệ thuật, đồng thời muốn tìm hiểu thêm
những giá trị mới mẻ, độc đáo của thể tài truyện kinh dị trong đời sống văn
xuôi đương đại Việt Nam.
3
II. Lịch sử vấn đề:
Thái Bá Tân và Nguyễn Ngọc Ngạn là hai cây bút viết khá nhiều và
hay về thể loại truyện kinh dị. Trên thị trường cũng như trong giới tiếp nhận
đã có rất nhiều người say mê đọc và biết đến hai nhà văn này. Mặc dù vậy,
trong văn giới, trên báo chí và các bài viết về hai tác giả còn quá ít ỏi. Dưới
đây chỉ là một số bài viết, phỏng vấn trực tiếp về hai tác giả.
Trong bài viết: BÀN VỀ TRUYỆN NGẮN THÁI BÁ TÂN, bài viết
của một dịch giả Mỹ là Nguyễn Thơ Sinh đã nói khá sâu sắc về con người, tài
năng và thành quả của Thái Bá Tân. Bàn về tính chất hư cấu trong truyện
ngắn của nhà văn dịch giả cho hay: “Thái Bá Tân độc đáo không chỉ ở cách
viết văn hiền hòa, một thế mạnh khác của Thái Bá Tân là khả năng hư cấu
( ) yếu tố hư cấu được phô bày một cách rất toạc mõm heo ( ) Vì thế hư cấu
của Thái Bá Tân chinh phục người đọc bằng một sự chấp nhận rất đỗi hữu xạ
tự nhiên hương. Thái Bá Tân có cái hay của một cây bút biết tạo cảnh, phối
trí, sắp xếp các tình tiết rất lôi cuốn, ly kỳ, như có bỏ bùa, gắn bả, hoặc có

mồi nhử nữa (nên dẫu biết cụ đang bốc đấy, nhưng cứ để yên, gượm cái đã,
xem coi cụ bốc đến cỡ nào, có đủ phét hay không). Đấy. Cái hay của Thái Bá
Tân là thế. Chết là chết ở cái chỗ ấy.”
1
[73]. Trong bài viết dịch giả còn bày
tỏ: “Vì Thái Bá Tân nắm vững quan điểm sáng tác của mình, nên ông không
còn ưu tư chuyện mình sẽ bị người ta vỗ cho: Lại bốc rồi! Song ông sử dụng
hư cấu (và thủ pháp xây dựng bố cục) để chuyên chở những thông điệp rất
con người. Đó là thứ can đảm cận với chân lý, rất bản chất.” [73] và “Tất cả
đều hầm hập những hình ảnh hư cấu, (có thể chí ít nó được hư cấu hóa từ
thực tế kinh qua của tác giả), vậy mà độc giả yêu mến những cái mớ hư cấu
ấy. Nói khác đi người ta tìm thấy sự thật trong những điều ông hư cấu.” [73].
1 Nguyễn Thơ Sinh, Bàn về truyện ngắn Thái Bá Tân, Bài viết của một dịch giả Mỹ
4
Thái Bá Tân là một cây bút viết hư cấu tài tình và thể hiện tính nhân
văn sâu sắc. Quan niệm sự tiếp nhận văn bản cần nhanh chóng, dễ hiểu, phù
hợp với thời đại xã hội dồn dập, đầy ắp những ma men cuốn hút, hấp dẫn, đó
là một quan niệm khá thực tế, đồng thời đánh thẳng vào tâm lý chung của giới
trẻ hôm nay, họ cần nhanh chóng mà đầy đủ, li kỳ, hấp dẫn, đáp ứng được sở
thích ưa cảm giác mạnh của đông đảo giới trẻ, mặc dù vậy, vẫn mang một ý
nghĩa nhân văn sâu sắc. Chẳng hạn, qua truyện “Đổi đời” dịch giả Nguyễn
Thơ Sinh viết: “lẽ ra nhân vật Tý sau khi nhờ tài buôn hương bán phấn mà
trở thành bà Diễm Hạnh sẽ bị quả báo, như thế sẽ thỏa mãn được khát khao
rất chung, mà cũng có vẻ rất tầm thường của cõi thị phi. Nhưng Thái Bá Tân
đã vén sạch những dây nhợ rừng rú, đào bới bằng những ngón tay của chính
mình, moi lên những ước mơ đã bị lãng quên từ đá cuội, để rồi mặt trời bao
giờ cũng tỏa ánh hào lung linh sau mỗi lần bão tố.” [73] và một kiếp sống
khác, một hiện thực đời sống khác lại đến với nhân vật. Đó là tài năng của
nhà văn, đặc điểm độc đáo mang ý nghĩa nhân văn khiến người tìm hiểu dễ
rơi vào xúc động lớn.

Trong bài phỏng vấn nhà văn trên báo cand.com có câu trả lời về mảng
truyện ngắn của mình: “ Tôi nghĩ, người ta bảo văn của tôi hơi Tây, là vì họ
thấy tôi viết khác với những người khác. Tôi viết mạch lạc, suốt đời tôi đọc
sách, đọc rất nhiều. Đấy là hình thức, nhưng cốt lõi tôi rất phương Đông.
Truyện của tôi rất ngắn, mà tải một lượng thông tin lớn. Nếu có "Tây" thì có
lẽ vì truyện của tôi duy lý quá, cộng với tôi là nhà giáo, mọi sự nghiêm chỉnh
quá. Như nhận xét của Nguyễn Quang Thiều thì tôi tỉnh táo quá, dễ làm mất
đi cái "thần" của nghệ thuật, cái phiêu diêu ”
2
[33] Điều đó càng khẳng
định tài năng, trí tuệ của tác giả, một phong cách nhận thức mới hiện đại và
pha chút phương Tây, điều đó càng kích thích mạnh người nghiên cứu tìm
hiểu, khám phá.
2 Phạm Tuấn Đạt, Văn nghệ công an
5
Cái hay, sự rùng rợn của truyện ma Thái Bá Tân rất chân thật, mang
triết lý nhân sinh sâu sắc, gần gũi mà đi vào lòng người, mở ra cho người đọc
sự lĩnh hội mới về thế giới và con người. Ông chứng minh cho chúng ta hiểu
nó là có thật, sự thật của một hiện thực bóng ngoài cái hiện thực ta đang sống.
Trên Thaibatan.com, facebook.com, 360plus.yahoo.com… đã có rất
nhiều người theo dõi đọc, bình luận rất thích thú truyện của Thái Bá Tân, đặc
biệt ở thể loại truyện ma. Đồng thời các truyện ngắn, truyện ma của nhà văn
đã được in, đăng báo, xuất bản rộng khắp và được đông đảo bạn đọc tiếp nhận
một cách thích thú.
Mặc Lâm trong bài phỏng vấn nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn về những
tác phẩm văn học của ông trên Radio Free Asia (ngày 03. 05. 2007) cho thấy:
Nguyễn Ngọc Ngạn là một nhà văn thực sự tài hoa, thông minh, dí dỏm, một
nhân tài đáng kính nể.
Kể từ bản thảo văn xuôi bằng tiếng Việt đầu tiên “Những người đàn bà
còn ở lại”, đến cuốn sách "The Will of Heaven" viết bằng tiếng Anh, được

xuất bản đầu tiên, Nguyễn Ngọc Ngạn đã được nhà xuất bản lớn ở New York
nhận in và xuất bản. Một phần của cuốn sách đã được đăng trong sách để
dùng làm tài liệu giảng văn tại Mỹ. Sau đó ông chuyển sang viết sách bằng
Tiếng Việt và được bán chạy nhất tại Hải Ngoại, nhờ vậy ông được trung tâm
Thúy Nga biết đến và mời làm MC (người dẫn chương trình) cho Pari By
Night. Với nhiệm vụ và trọng trách mới: ông đã đưa văn học vào văn nghệ,
đưa văn chương lên sân khấu và nhanh chóng trở thành hình ảnh thân thương
của mỗi con người Việt Nam, khắp nơi trên thế giới.
Nhà văn cho rằng: ông đã học ở Nhất Linh một câu chỉ đạo cho ông
suốt hai mươi năm viết văn rằng: khi viết nội dung cũng quan trọng nhưng
không quan trọng bằng việc chọn chi tiết để diễn tả. Ông lấy câu đó của Nhất
Linh làm kim chỉ nam của một bậc thầy và áp dụng vào trong tất cả đề tài mà
6
ông viết (tức là dùng rất nhiều chi tiết cho sinh động nội dung của câu
chuyện). Khi viết truyện bản thảo trên giấy đã là một thành công, nhưng khi
chuyển sang biên tập thành các audio Nguyễn Ngọc Ngạn đã phải biên kịch
lại cho phù hợp với loại hình này. Đó là một sự dày công, miệt mài và đam
mê mà nhà văn đã cống hiến cho sự nghiệp văn chương.
Ở Việt Nam ngoài băng đĩa hình ảnh, trên mạng internet rất nhiều và
phổ biến về truyện ma của nhà văn, không thể phủ nhận đã có rất nhiều độc
giả say mê thể loại truyện ma của ông. Năm 2001 NXB văn học đã xuất bản
cuốn sách có nhan đề "Truyện ma kinh dị Việt Nam hiện đại" mà báo chí và
công chúng đã khẳng định rằng: đó là những truyện ma của nhà văn Nguyễn
Ngọc Ngạn. Điều đó cho thấy, thể loại truyện ma không chỉ thu hút độc giả
thưởng thức thông thường, mà những người nghiên cứu, sáng tác cũng ôm ấp
một mong muốn được phổ biến thể loại truyện này trong đông đảo công
chúng và giới nghiên cứu về nó.
Ở hải ngoại tất cả các tuyển tập truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện ma –
kinh dị, bút ký, truyện bằng tiếng Anh và Tiếng Việt của Nguyễn Ngọc Ngạn
đã được xuất bản, và cuốn "The Will of Heaven" được sử dụng làm tài liệu

giảng dạy trong một số trường đại học ở Mỹ.
Ngoài ra, nhà văn còn có một lượng độc giả, người hâm mộ khổng lồ.
Chúng ta không thể phủ nhận về công lao đóng góp của tác giả trên con
đường sáng tạo văn chương của mình, đặc biệt là truyện ma. Thể loại này đã
phủ kín trên mạng Internet, băng đĩa trên tầu xe, trong các ký túc xá sinh viên,
khu tập thể Mặc dù có những phản ứng nhiều chiều về tác phẩm của nhà
văn, nhưng đó chỉ là những phản ứng cá nhân, ý kiến về một cái tên đơn
thuần nên việc đi vào tìm hiểu giá trị của tác phẩm là điều cần thiết.
Các công trình Luận văn thạc sĩ nghiên cứu về truyện kinh dị tại trường
ĐHSPHN tuy chưa nhiều, nhưng phần nào đã mở đường, xây dựng được một
7
số chặng đường văn học trước, đó là cơ sở cho chúng tôi lựa chọn đề tài
Truyện kinh dị của Thái Bá Tân và Nguyễn Ngọc Ngạn là hai tác giả hoàn
toàn mới mẻ và hấp dẫn với đề tài luận văn này.
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Với đề tài này chúng tôi xác định đối tượng nghiên cứu là những đặc
điểm cơ bản về nội dung và nghệ thuật trong một số truyện ngắn của hai tác
giả tiêu biểu là: Thái Bá Tân và Nguyễn Ngọc Ngạn. Luận văn đi vào tìm
hiểu một thế giới thứ hai là những hiện thực mang tính “âm bản”, hiện thực
“bóng”, hiện thực mang tính tâm linh phản chiếu thế giới đa tầng của nhân
cách con người.
Để làm rõ được đối tượng nghiên cứu, chúng tôi cố gắng khảo sát một
số tác phẩm truyện kinh dị tiêu biểu của hai tác giả như sau:
- Thái Bá Tân: Đừng đùa với ma, Đổi đời, Bướm trắng, Bài ca buồn,
Người đàn bà trùm khăn đen, Hảo Nhạn, Tiểu Ái, Mất ngủ, Bạch Ngọc, Ma
quỷ trong lòng ta
- Nguyễn Ngọc Ngạn: Cõi âm, Hồn về trong gió, Đêm không trăng,
Tiếng quạ réo vong hồn, Đêm trong căn nhà hoang, Ngôi mộ mới đắp, Bóng
ma bên cửa sổ (Bóng ma bên cửa), Chuyến xe buýt (Bãi đất hoang sau nhà),
Bóng người dưới ánh trăng (Bóng người dưới trăng), Căn nhà số 24.

IV. Đóng góp của luận văn:
- Chỉ ra và phân tích những sáng tạo độc đáo về nội dung và nghệ thuật
của hai nhà văn qua thể loại truyện kinh dị.
- Bước đầu đi vào nghiên cứu, đánh giá những thành công, hạn chế của
nhà văn ở thể loại truyện kinh dị còn khá mới mẻ.
V. Phương pháp nghiên cứu:
Để đáp ứng được mục đích, yêu cầu của luận văn, chúng tôi tiến hành
sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
8
1. Phương pháp thống kê, phân loại:
Phương pháp này giúp chúng tôi tập hợp, sắp xếp các truyện ngắn có
yếu tố kinh dị của hai nhà văn thành một hệ thống, để khảo sát, đồng thời lựa
chọn những tác phẩm tiêu biểu để phục vụ cho quá trình lấy dẫn chứng, phân
tích làm sáng tỏ các luận điểm về nội dung và nghệ thuật trong luận văn.
2. Phương pháp phân tích, tổng hợp:
Chúng tôi dùng phương pháp này để phân tích từng tác phẩm của hai
nhà văn trên phương diện nội dung và nghệ thuật, từ đó đưa ra những đánh
giá, kết luận chung về sự sáng tạo của hai ông ở thể loại truyện kinh dị này.
3. Phương pháp loại hình:
Dựa vào đặc trưng thể loại và thể tài để xem xét những đóng góp mới
của hai tác giả.
4. Phương pháp so sánh, đối chiếu.
Trong quá trình xử lí đề tài, sáng tác của hai tác giả cũng như nhiều cây
bút khác gần gũi về xu hướng kinh dị sẽ được đặt trong mối quan hệ đối
chiếu, so sánh nhằm phát hiện những điểm tương đồng và khác biệt.
5. Phương pháp liên ngành
Các phương pháp khác có tính liên ngành như xã hội học, văn hóa học,
tâm lí học sáng tạo, nghệ thuật học…cũng sẽ được vận dụng để xử lí các hiện
tượng mang tính đặc thù xuất hiện trong đề tài.
VI. Cấu trúc luận văn:

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
chính luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Truyện kinh dị trong văn xuôi đương đại Việt Nam và
truyện ngắn có yếu tố kinh dị của Thái Bá Tân, Nguyễn Ngọc Ngạn.
Chương 2: Truyện kinh dị Thái Bá Tân, Nguyễn Ngọc Ngạn nhìn từ
nội dung.
Chương 3: Truyện kinh dị của Thái Bá Tân, Nguyễn Ngọc Ngạn nhìn
từ nghệ thuật.
9
PHẦN NỘI DUNG
Chương I:
TRUYỆN KINH DỊ TRONG VĂN XUÔI ĐƯƠNG ĐẠI VIÊT NAM
VÀ TRUYỆN NGẮN CÓ YẾU TỐ KINH DỊ CỦA
THÁI BÁ TÂN, NGUYỄN NGỌC NGẠN.
1.1. SƠ LƯỢC VỀ TRUYỆN KINH DỊ TRONG VĂN XUÔI
ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT NAM:
1.1.1. Khái niệm truyện kinh dị:
Kinh dị (horror) là một thuật ngữ đã trở nên quen thuộc từ lâu trong đời
sống cũng như trong văn chương, nghệ thuật. Các khái niệm liên quan gần gũi
như truyện kinh dị (horror stories), phim kinh dị (Thriller), nghệ thuật kinh dị
(horror art) không chỉ xuất hiện trong đời sống xã hội cũng như trong nghệ
thuật xa xưa mà ngày càng phổ biến trong đời sống đương đại. Riêng truyện
kinh dị ngày càng phổ biến rộng rãi và thu hút một khối lượng công chúng
không nhỏ trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Những năm gần đây truyện
kinh dị bắt đầu trở thành đối tượng tìm hiểu, khảo sát, đánh giá về ý nghĩa, giá
trị của nó trong các trường đại học và các viện nghiên cứu. Hiện vẫn đang tồn
tại nhiều cách gọi cho loại truyện này như: Lê Nguyên Cẩn, Ngô Tự Lập sử
dụng khái niệm truyện kì ảo (fantasy stories), Vũ Thanh sử dụng khái niệm
truyện truyền kì đời mới (modern legendary stories), Nguyễn Văn Dân sử
dụng khái niệm truyện huyễn tưởng (illusory stories), Đặng Anh Đào truyện

quái dị (weird stories), Lê Huy Bắc truyện huyền ảo (magical stories),
Nguyễn Vy Khanh truyện dị thường (fantastic stories), Đỗ Lai Thuý sử dụng
khái niệm truyện kinh dị (horror stories) Dù gọi theo cách nào chúng cũng
đều có sự tương đồng về nghĩa và tương đối thống nhất về cách hiểu.
10
Một là, có loại truyện phản ánh về một hiện thực khác, có thể nói là
một hiện thực mang tính “âm bản” hay hiện thực của trí tưởng tượng mang
tính cao độ, cực độ đầy sáng tạo và rất đặc biệt.
Hai là, nội dung phản ánh hiện thực đó, đương nhiên theo “duy danh”
định nghĩa thì mang cả hai yếu tố: dị (sự khác biệt) và kinh (yếu tố rùng rợn).
Theo từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên – Viện ngôn ngữ học, Đà
Nẵng, 2005): kinh dị có nghĩa là “kinh hãi, hoặc làm cho kinh hãi bởi một
điều gì quá lạ lùng” [68; 678]. Trong đại từ điển tiếng Việt (Nguyễn Như Ý
chủ biên) giải thích: Kinh dị là làm cho sửng sốt. [50; 947].
Bàn về sự xuất hiện của thuật ngữ “Truyện kinh dị”, tác giả Ngô Tự
Lập cho rằng: “Rất có thể thuật ngữ Truyện kinh dị được sử dụng từ khi cuốn
sách nổi tiếng của Edgar Allan Poe – bản tiếng Pháp của Charles
Baudelaire: Histoires extraordinaires được dịch ra tiếng Việt là truyện kinh
dị”
3
[55].
Nhà phê bình người Pháp Tzvetan Todorov đã giải thích: “Trong thế
giới thực của chúng ta, cái thế giới mà chúng ta biết, không có ma quỷ, không
có yêu tinh cũng chẳng có ma cà rồng, đã xảy ra một hiện tượng không thể
dùng các quy luật của thế giới quen thuộc này để giải thích ( ) Cái kinh dị là
sự phân vân mà ta cảm thấy khi chưa hiểu hết những quy luật tự nhiên, đối
diện với một hiện tượng tưởng chừng như là siêu nhiên”
4
[84]. Đó là cách giải
thích đưa chúng ta tiếp cận với một thế giới khác, thế giới của sự sợ hãi, khiếp

đảm mà sự thực khó giải thích. Chỉ có truyện kinh dị mới đưa con người tiếp
cận đến một thế giới ly kỳ, hấp dẫn, kích thích sự tò mò của người tiếp nhận
đến cao độ.
3 Ngô Tự Lập – về văn học kỳ ảo(2003), Những đường bay của mê lộ
4 Tzvetan Todorov, Dẫn luận về văn học kinh dị, Nxb Seuil, 1970
11
Nhà phê bình Đỗ Lai Thúy, đưa ra quan niệm khi bàn về truyện kinh
dị: “Là thế giới của cái phi thường, tuy nhiên cái phi thường này không xa lạ
với tính hợp lý đặc biệt, mà cơ sở của nó là ma thuật cổ truyền, giả kim thuật
và chiêm tinh ( ) Truyện kinh dị hiện đại đã trở thành một cái nhìn nghệ
thuật. Như lớp phun thạch trào lên từ vết nứt của đời sống thường nhật, cái
kinh dị và nỗi sợ hãi nó gây trong lòng ta, một mặt nó giúp ta đổi mới cái
nhìn, không “nhẵn mặt” với đời sống, mặt khác làm cầu nối đưa ta vào thế
giới của cái chưa biết, cái siêu nhiên. Nhờ đó, con người thức nhận được
rằng, nó không phải là kẻ thống trị tự nhiên, mà chỉ là một bộ phận không
chia cắt được của tự nhiên, kể cả tự nhiên ở trong ta (cái bản năng, cái vô
thức) lẫn tự nhiên ở ngoài ta. Và cái biết của con người càng lớn lên bao
nhiêu thì cái chưa biết của nó cũng lớn lên bấy nhiêu.”
5
[85]. Đó là một nhận
định rất tâm huyết, một cách nhìn thế giới mới mẻ, hiện đại, rất thực với xã
hội công nghệ ngày nay và cũng rất có lý với nguồn gốc xa xưa.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Dân cũng đưa ra cách nhìn nhận của
mình về truyện kinh dị như sau:“Những truyện kinh dị không phải là một loại
hình văn học tách biệt trong hệ thống các loại hình sáng tác văn học. Đặc
điểm của nó là nó khai thác yếu tố gây cảm giác mạnh ( ). Chỉ khi nào yếu
tố kỳ lạ đó được khuếch trương đến mức quái đản, gây cho ta một cảm giác
rùng rợn, khiếp đảm, thì lúc ấy nó mới được gọi là “truyện kinh dị””
6
[32].

Với nhà nghiên cứu, những yếu tố kỳ lạ, khiếp đảm được hình thành bởi
không khí đặc biệt của truyện kinh dị, chỉ có truyện kinh dị mới tạo ra được
cảm giác đó, các thể loại khác không thể đạt tới mức độ cao như vậy. Nhân
5 Đỗ Lai Thúy, Mặt mày xấu xí, ấy lỗi tại gương hay truyện kinh dị - một cái nhìn thế giới, tạp chí văn học
nước ngoài, số 4/ năm 1998
6 Nguyễn Văn Dân, Huyễn tưởng văn học và truyện kinh dị, tạp chí Văn nghệ quân đội, số 547/ tháng 4-2002
12
vật của truyện là các con vật, ma quái, để truyền cảm giác mạnh đến cho
người đọc.
Nhìn từ một góc độ khác – góc độ người viết truyện kinh dị, một số tác
giả đã đưa ra ý kiến của mình về thuật ngữ truyện kinh dị. Tác giả Đào Hùng
khẳng định: “Kinh dị là một hiện tượng báo hiệu sự khủng hoảng của lòng tin
vào những giải thích khoa học cứng nhắc đối với thế giới”
7
[37]. Điều đó
bênh vực cho những người viết truyện kinh dị, một thể loại hấp dẫn, mới mẻ,
thú vị và gặp không ít khó khăn.
Theo Nguyễn Vy Khanh: “"truyện dị thường" (fantastic), lấy con
người làm đối tượng, dị thường từ những sự việc và cuộc sống bình thường.
Huyền ảo, hoang tưởng nhưng không xa thực tại, truyện dị thường ở giữa
trực giác và kinh nghiệm, giữa mơ ước và thực tế khó khăn, là một phối hợp
huyền sử và thực tại.”
8
[53]. Đó là một nhận định bao quát, thể hiện tầm nhận
thức vĩ mô của người tiếp nhận.
Tác giả Lê Huy Bắc cũng nhận định: “Truyện kinh dị ( ) có những chi
tiết chi li đến ngột thở chứa đựng phi lý ( ) đó là bột phát của những cảm
xúc trực tiếp mà lý trí không dễ gì kiểm soát”. [22; 102]. Đúng vậy, nếu con
người kiểm soát được tự nhiên, tạo hóa sẽ không gây nỗi sợ hãi, sự ám ảnh.
Bất kỳ ai trong chúng ta, từ một người bình thường đến những người có đầu

óc lý tính, cứng cỏi như một nhà khoa học cũng khó lòng chống lại, và hầu
như chưa có sự giải thích chính đáng cho vấn đề này, chỉ duy có việc đối phó
với quy luật.
Lưu Văn Minh trong nghiên cứu của mình về truyện kinh dị của Thế
Lữ đã đưa ra ý kiến: “Truyện kinh dị đã tìm đến cái xa lạ, bí hiểm, kinh dị,
7 Đào Hùng, Sợ - một nhu cầu tự nhiên của con người, tạp chí Văn học nước ngoài, số 4-1998
8 Về Truyện Dị Thường, Nhân Đọc "Đoạn Đường Hốt Tất Liệt" Của Lâm Chương (Nguyễn Vy Khanh), nguồn:
Luanhoan.net
13
rùng rợn, phi thường, rồi đến thế giới của yêu ma mục đích chính là để thỏa
mãn trí tưởng tượng của mình” [64]. Triết lý của tác giả cũng giống như
Joseph Addison và Edgar Allan Poe, luôn muốn thể hiện quan điểm của nhà
văn chân chính là hướng tới cái đích vì nghệ thuật, để khẳng định một điều
“sự ra đời văn học hư cấu cũng đồng thời là sự lên ngôi của trí tuệ.”
9
[58] ở
mọi thời đại.
Xuất phát từ một cây bút bậc thầy của thể loại truyện kinh dị, Edgar
Allan Poe vẫn đề xuất: “Dùng kinh dị như một thủ pháp nghệ thuật, đúng hơn
như một phương tiện để khai thác phản ứng tâm lý của con người, để giúp họ
hiểu bản thân mình hơn”
10
[12].
Như vậy, có thể hiểu một cách khái lược về truyện kinh dị như sau:
- Về cốt truyện: truyện kinh dị như cái tên của nó, là loại truyện kể về
cái khác thường, siêu tưởng, phi thực, rùng rợn Do đó, truyện kinh dị để lại
ấn tượng rùng rợn, kinh sợ một cách đặc biệt đối với độc giả.
- Về nhân vật: chủ yếu là ma và những biến thể như hồn ma, các con
vật, đồ vật bị nhập hồn
- Về tình huống: thường là những sự cố, sự kiện đặc biệt, diễn ra bất

ngờ ngoài sức tưởng tượng của người bình thường.
- Về biểu tượng, hình ảnh: thường mang tính chất kỳ dị, khác thường,
tạo nên nỗi kinh sợ do gây hiệu ứng mãnh liệt đối với trí tưởng tượng về thị
giác và thính giác.
- Về giọng điệu và ngôn ngữ: do cách tổ chức riêng biệt về cú pháp và
ngôn ngữ, truyện kinh dị thường tạo ra giọng điệu rùng rợn, huyền bí.
Tuy nhiên cần lưu ý rằng, từ trước tới nay thường quan niệm truyện
kinh dị là truyện hướng tới mục đích giải trí và chỉ để giải trí mà thôi, ít có
9 Ngô Tự Lập, triết học văn chương, 2005
10 Edgar Allan Poe, Truyện kinh dị, Nxb Lao động, Hội Văn học nghệ thuật Quảng Nam Đà Nẵng
14
tính nghệ thuật. Truyện kinh dị đích thực trong cách hiểu của chúng tôi là
những sáng tạo nghệ thuật thực sự nằm trong tiến trình đổi mới văn học Việt
Nam sau 1975. Trong tư cách này, truyện kinh dị là sự mở rộng biên độ của
trí tưởng tượng, không bằng lòng với cái hiện thực sẵn có mà mong muốn đi
tìm những hiện thực khác, lạ, mới, thậm chí cả cái hiện thực mà chúng tôi gọi
là hiện thực âm bản, hiện thực bóng. Tất cả đều mang mục đích khám phá và
thể hiện cái thực tại nhiều chiều, đa dạng, đa tầng của đời sống hiện đại.
Tóm lại, khai thác truyện kinh dị ở khía cạnh nào đó nhà văn, nhà phê
bình cần nắm rõ khái niệm “truyện kinh dị” nói riêng, hoàn cảnh lịch sử đánh
dấu một cách nhìn khác biệt của truyện ở mỗi thời đại. Nền văn hóa phương
Đông và phương Tây cũng có những nhìn nhận khác nhau. Dù ở khía cạnh
nào, truyện kinh di Việt Nam đương đại với khát vọng, sự trăn trở của con
người nhân tính, khát vọng tự do, dân chủ thấm đẫm tinh thần thời đại. Mong
muốn của người tìm hiểu là đi vào vén sạch các bức màn tăm tối của mặt trái
xã hội đã ngăn cản, làm cho nhân cách con người luôn bị ẩn dấu, nghi ngờ
trong thế giới thực tại, bởi thiên nhiên hay một thế lực nào đó. Con người
luôn luôn muốn khám phá sự phong phú, đa dạng của thế giới văn minh hiện
đại. Đó chính là cái đã làm chúng ta bị mê hoặc thực sự bởi truyện kinh dị
đương đại.

1.1.2. Truyện kinh dị trong văn xuôi đương đại Việt Nam:
Truyện kinh dị là một tiểu thể loại thuộc văn xuôi, ra đời từ rất sớm, có
quá trình vận động và phát triển riêng biệt, chịu sự chi phối của lịch sử và thị
hiếu. Ở Việt Nam truyện kinh dị xuất hiện từ thời trung đại, có mặt trong các
truyện truyền kỳ dân gian. Vào thời điểm đó truyện kinh dị thường thiên về
các yếu tố kỳ ảo chưa gây ấn tượng rùng rợn.
Đầu thế kỷ XX đến 1945 truyện kinh dị tiếp tục xuất hiện trong quá
trình hiện đại hóa văn học với các tác giả như: Thế Lữ, Nguyễn Tuân, Lan
15
Khai, Tchya Đái Đức Tuấn, Nhất Linh, Bình Nguyên Lộc, Phạm Cao Củng,
Đỗ Huy Nhiệm Giai đoạn này trong bối cảnh giao lưu văn hóa Đông – Tây,
nền văn học viết ra đời đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của nền văn học
Việt Nam, các tác giả đã sáng tạo được một số tác phẩm kinh dị hấp dẫn, chứa
đựng những giá trị nội dung tư tưởng mang phong cách của thời đại mới. Phải
kể đến một số tác phẩm như Lan rừng, Con thuồng luồng họ Ma, Người lạ
(Lan Khai), Vàng và máu, Một đêm trăng, Cái đầu lâu, Lưỡi tầm sét, Trại Bồ
Tùng Linh (Thế Lữ), Loạn âm, Xác Ngọc Lam, Trên đỉnh Non Tản, Khoa thi
cuối cùng (Nguyễn Tuân), Oan nghiệt (Tchya Đái Đức Tuấn) Có thể nói
truyện kinh dị Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX đã để lại những sáng
tạo mới mẻ kết hợp cả truyền thống lẫn những tinh hoa văn hóa phương Tây,
là nền tảng vững chắc cho văn học dân tộc thời kỳ đổi mới, đặc biệt ở thể loại
truyện kinh dị.
Một thời gian dài đất nước rơi vào cảnh chiến tranh, những va chạm
khốc liệt, bom đạn, chết chóc trong cuộc sống hàng ngày, bản thân nó đã là
những sự việc, sự kiện gây ấn tượng kinh hoàng, sợ hãi. Vì thế, trong mấy
chục năm chiến tranh không thấy truyện kinh dị xuất hiện. Ngoại trừ ở miền
Nam giai đoạn 1955 – 1975, do chính sách tự do hóa văn nghệ của chính thể
Việt Nam cộng hòa nên truyện kinh dị vẫn được sáng tác và lưu hành, mục
đích của truyện chỉ để che mắt sự kiểm duyệt của chế độ Mỹ ngụy, dù thể
hiện theo cách nào cũng chỉ là hình thức, còn sâu thẳm bên trong đều để

chuyển tải một tinh thần yêu nước thầm kín, sâu nặng của nhà văn. Nhìn
chung truyện không gây ấn tượng mạnh và cũng ít thành tựu.
Sau 1975 và đặc biệt từ 1986, đất nước trở lại cuộc sống hòa bình, vượt
qua khủng hoảng và đổi mới ở nhiều lĩnh vực trong đó có văn học nghệ thuật.
Truyện kinh dị lại tái xuất trong đời sống văn học với một diện mạo mới, với
nhiều tác giả đại diện cho các thế hệ cùng nhiều phong cách, cá tính sáng tạo
16
khác nhau. Sự đổi mới văn chương là một mảnh đất nhiều màu mỡ dành cho
sự khai mở, khám phá của một số văn nghệ sĩ. Các truyện kinh dị giai đoạn
này mang đậm chất rùng rợn, kỳ quái, ma mãnh, phản ánh một phần rất thực
về sự đa dạng, phức tạp của đời sống xã hội và thế giới tâm hồn của con
người. Người đầu tiên phải kể đến là Nguyễn Huy Thiệp, ông được xem là
nhà văn sử dụng yếu tố kỳ ảo sớm nhất giai đoạn sau Đổi mới (1989). Tiếp
đến là một số tác giả như: Bảo Ninh, Võ Thị Hảo, Hồ Anh Thái, Lê Minh
Khuê, Ngô Tự Lập, Di Li, Phong Điệp, Nguyễn Đình Bổn, Phan Đức Nam,
Phạm Ngọc Tiến, Sương Nguyệt Minh, Nguyễn Quang Thiều, Thái Bá Tân
Trong văn xuôi hải ngoại có Nguyễn Ngọc Ngạn, Đặng Thư Cưu, Hoàng Ngọc
Thư Đó là hệ thống các tác giả lớn, họ đã tô điểm thêm cho văn học kinh dị
một khu vườn mới mang màu sắc huyền ảo, góp phần cho nền văn học mới của
Việt Nam thêm đa dạng, phong phú và tạo một sức hấp dẫn mãnh liệt.
Ta nhận thấy vô số các chi tiết ly kỳ, rùng rợn, khiếp sợ của một số tác
phẩm văn học thời kỳ đổi mới, gây ấn tượng cả ở truyện ngắn lẫn tiểu thuyết
như: Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, Chảy đi sông ơi, Tướng về hưu,
Phẩm tiết, Giọt máu của Nguyễn Huy Thiệp, Giàn thiêu, Đêm Vu Lan, Những
truyện không nên đọc lúc nửa đêm của Võ Thị Hảo, Thiên thần sám hối, Giã
biệt bóng tối của Tạ Duy Anh, đặc biệt DiLi là một ngòi bút mới xuất hiện
trên văn đàn với hàng loạt các truyện ngắn: Ma học trò, Bức tranh và ngôi
nhà cổ, Hoa mộc trắng, Điệu Valse địa ngục và tiểu thuyết Trại hoa đỏ
Điển hình là một số truyện của DiLi thường gây cho độc giả một cảm giác
rùng rợn, tạo ấn tượng kinh sợ khi đọc. Truyện ngắn Ma học trò, hình ảnh

những con ma lưỡi dài như đòn gánh, đỏ lòm hiện lên đeo bám ám ảnh con
người. Những cảnh ma vào nhà “xin lửa”, “kêu đói, kêu rét” diễn ra hàng
ngày. Bất kỳ nơi đâu ma cũng có thể hiện hình sống động như cuộc sống con
người. Trong truyện Bức tranh và ngôi nhà cổ, ma còn biết “rên rỉ cầu cứu”.
17
Khai thác các chi tiết kinh dị nhà văn mang đến cho người đọc một “món ăn
lạ” đầy thích thú. Trong truyện Hoa mộc trắng, ngòi bút nhà văn dẫn dụ độc
giả đến với khung cảnh mơ màng đậm chất liêu trai. Hình ảnh một người con
gái đẹp hiện lên lẫn vào màn sương mờ ảo của núi rừng tạo nên bức tranh vừa
hư vừa thực. Đến với những truyện mang yêu tố kỳ quái kinh dị của nhà văn
người đọc không chỉ thấy sợ mà còn nhận ra góc khuất của hiện thực cuộc
sống. Rất nhiều những mảnh đời, khi ở trần thế ra vẻ đạo đức tu tỉnh, chung
thủy, nhưng khi về cõi âm mới lộ diện là những kẻ bội bạc, bất hiếu Hướng
ngòi bút vào nghiên cứu hai tác giả Thái Bá Tân và Nguyễn Ngọc Ngạn là
hướng vào hai nhà văn có cùng độ tuổi và cũng không còn trẻ so với một số
nhà văn viết truyện kinh dị Việt Nam, nhưng những sáng tác văn học kinh dị
và đời sống, môi trường sống của hai ông lại rất mới, rất gần. Chính vì vậy,
việc tìm hiểu sự mới mẻ trong nội dung và nghệ thuật truyện kinh dị của hai
nhà văn là một vấn đề khá hấp dẫn.
1.2. TÁC GIẢ THÁI BÁ TÂN.
1.2.1. Cuộc đời:
Thái Bá Tân sinh ngày 27 tháng 2 năm 1949 (trong khai sinh ghi năm
1950), tại xã Diễn Lộc, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Ông sinh ra và lớn
lên ở một vùng nông thôn nghèo, trong một gia đình nông dân. Học xong phổ
thông năm 1967, khi mới mười bảy tuổi đã được sang Moskva học tiếng Anh.
Thời phổ thông đã có một vài bài thơ đăng báo tỉnh, được chọn đi thi học sinh
giỏi văn toàn miền Bắc. Suốt bảy năm ở nước ngoài ông lại rất mê âm nhạc,
trốn học chính đi học nhạc. Ông là dịch giả, nhà thơ, nhà văn và đồng thời là
thầy giáo dạy tiếng Anh miễn phí cho những học trò nghèo. Sau khi học Đại
học ngoại ngữ Moskva (khoa phiên dịch tiếng Anh) năm 1967-1974, ông làm

phiên dịch tiếng Anh và Nga ở Bộ thủy sản. Dạy tiếng Anh và văn học Anh
tại Đại học Sư phạm ngoại ngữ Hà Nội năm 1975-1978. Sau đó ông về làm
18
biên tập sách tại nhà xuất bản Lao Động, Hội nhà văn. Hiện thuộc biên chế
Hội Nhà văn Việt Nam, phó chủ tịch Hội đồng văn học nước ngoài và ủy viên
Ban đối ngoại của hội. Hiện ông đang sống và làm việc tại Hà Nội.
Ông là người thích đi du lịch (đã đi khoảng trên 30 nước), đọc rất nhiều
các thể loại sách liên quan đến văn hóa, lịch sử, triết học, tôn giáo, kinh dịch,
các cuốn văn học kinh điển của tất cả các tác giả lớn trong và ngoài nước,
đam mê âm nhạc. Biết chơi (khá chuyên nghiệp) các loại nhạc cụ như violin,
violoncello, saxophone và một ít piano. Sống khép kín, ít giao tiếp xã hội. Đó
là những đặc điểm văn hóa, vốn hiểu biết ảnh hưởng rất sâu sắc đến sáng tác
văn chương của nhà văn. Hiện tại ông sống rất suôn sẻ, tinh thần thoải mái,
sống chân thực, chẳng tơ màng danh vọng. Ngoài thời gian viết ông chỉ đọc
sách và suy ngẫm. Đọc rất nhiều để biết cái hay, cái không hay của người
khác để tránh và học hỏi.
Thái Bá Tân bước vào văn chương không theo chủ ý của mình, mặc dù
thời phổ thông có vài bài thơ đăng báo tỉnh, được chọn đi thi học sinh giỏi
văn toàn miền Bắc. Mặc dù vậy, ông lại không chọn ngành văn để học mà
chọn ngành học tiếng Anh trên đất nước không phải nói tiêng Anh. Điều đó
có lẽ cũng là cái duyên, và một phần do thời cuộc xã hội lúc bấy giờ không
được thuận lợi cho việc học hành. Năm 1974 ông học xong, trở về nước, đầu
tiên ông làm nghề phiên dịch tiếng Anh và tiếng Nga, tiếp theo làm thầy giáo
dạy tiếng Anh và cả văn học Anh tại trường Đại học, sau đó đi biên tập sách.
Có thể nói, việc trải qua nhiều ngành nghề đã tạo cho nhà văn có nhiều môi
trường để trải nghiệm, tự học tập và trau dồi kinh nghiệm, tích lũy kiến thức
cho sự nghiệp sáng tác văn chương sau này của ông.
1.2.2. Quá trình sáng tác và truyện ngắn mang yếu tố kinh dị:
Thái Bá Tân có ba mảng sáng tác chính là dịch thơ, sáng tác thơ và
truyện ngắn. Với thơ dịch ông quan niệm, người dịch cũng là người sáng tác.

19
Mỗi bài dịch là cả tâm huyết, cảm nhận của người đọc nên dịch ra theo ý của
mình với một nội dung hoàn toàn mới là một điều vô cùng thú vị, hấp dẫn.
Đọc thơ Thái Bá Tân, ta bắt gặp hàng loạt những câu thơ châm ngôn thật bổ
ích, đúng đắn, gần gũi và thiết thực, mang ý nghĩa giáo dục cao như:
“Nếu bạn cứ tiếp tục
Mua những thứ không cần.
Thì những thứ cần thiết
Rồi sẽ phải bán dần.

Kinh doanh như đi chợ.
Có rổ trứng, đừng quên
Chia ra, để nhiều chỗ
Kẻo vấp ngã, hết tiền.” [20;15]
(Bài 32)
Những bài châm ngôn Thái Bá Tân không có tựa đề, ông chỉ để số thứ tự như
những bài ca dao, tục ngữ cổ. Nội dung châm ngôn phong phú, đa dạng, đề
cập tới nhiều vấn đề của đời sống đương đại.
Truyện ngắn của Thái Bá Tân được đăng tải rải rác trên các báo và các
Nxb Phụ nữ, Nxb Lao Động, Nxb văn học, Nxb Quân Đội, Nxb Thanh Hóa,
Nxb Văn Hóa Thông Tin, Nxb Hội Nhà Văn Năm vừa qua ông đã cho xuất
bản lại những truyện ngắn chọn lọc được chọn từ cuốn: Thái Bá Tân- 90
truyện ngắn, Nxb Văn hóa – Thông tin, 2007. Nhìn chung truyện ngắn của
nhà văn dễ đọc, dễ hiểu. “Các truyện của ông đa phần đều có tứ và rất chặt
chẽ về cú pháp.” (Phạm Tuấn Đạt). Nội dung truyện nhà văn hướng ngòi bút
vào các vấn đề nóng bỏng đang diễn ra trong xã hội: người phụ nữ đẹp làm
những công việc như “bán hoa” và sống cuộc sống đầy bất hạnh, chìm nổi
như trong Cô gái bán hoa, Nhài, Say nắng, Phận đàn bà, Cô gái mù, Cái
20
Xoan đến vấn đề các đại gia thích chơi ngông, thể hiện đẳng cấp như việc

ăn óc khỉ trong truyện Sành điệu. Hàng loạt vấn đề diễn ra trong cuộc sống
hàng ngày tưởng chừng rất đơn giản như: sự mất ngủ, chờ đợi điện thoại, sự
lãng quên tuổi tác được nhà văn nhào nặn thành những cốt truyện hấp dẫn,
mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
Truyện ma là một mảng đề tài khá đặc sắc của Thái Bá Tân. Với một số
lượng khiêm tốn, khoảng hơn bốn mươi truyện được đưa vào mục truyện ma
trong trang cá nhân trên mạng Internet và được in trong cuốn Truyện ngắn
chọn lọc. Riêng truyện ma của Thái Bá Tân đã thu hút một số đông độc giả
đọc và bình luận. Truyện có tiếng là không dài, nội dung cô đọng nên luôn
hấp dẫn, tạo cảm giác rùng rợn suốt từ đầu đến cuối. Có thể nói, ông có một
trí tưởng tượng đặc biệt, lôi cuốn người đọc. Ngoài ra, với tầm hiểu biết về văn
hóa, con người phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng là nguồn mạch
chính để ông sáng tác ra một khối lượng lớn truyện ma, thu hút đông đảo học
trò, người nghiên cứu tìm đọc và được bán rộng khắp các nhà sách lớn.
Khoảng mười năm trở lại đây Thái Bá Tân dành toàn bộ thời gian cho
văn chương. Nếu xét về mức độ thành công có thể xếp dịch lên đầu tiên, tiếp
đến là thơ sáng tác, cuối cùng mới đến văn xuôi. Nói như vậy, không có nghĩa
thể loại văn xuôi của ông không có giá trị cao, mà chỉ bởi ông giành thời gian
viết truyện ngắn sau cùng mà thôi. Năm 2013 ông cho xuất bản hàng loạt tác
phẩm bao gồm các thể loại: truyện ngắn trong đó có truyện ma, thơ châm
ngôn mới, dịch thơ cổ Ba Tư, thơ Haiku Nhật Bản, thơ cá nhân chọn lọc Có
thể nói, hiếm có nhà văn nào ở độ tuổi của ông có bút lực dồi dào, sức viết,
sức dịch, kết hợp các hoạt động in và phát hành lúc nào cũng “sôi sục” như
Thái Bá Tân.
1.3. TÁC GIẢ NGUYỄN NGỌC NGẠN.
1.3.1. Cuộc đời:
21
Nguyễn Ngọc Ngạn sinh ngày 09 tháng 03 năm 1946 tại Sơn Tây – Hà
Nội ngày nay, là người con thứ ba trong gia đình có 6 người con, năm trai và
một gái. Khi còn nhỏ ông rất đam mê đọc sách và có một trí nhớ rất trác tuyệt.

Năm 1954 ông theo gia đình di cư vào miền Nam, sống tại một xóm
người công giáo nghèo gần Củ Chi. Nhờ có một trí nhớ bền vững cùng đầu óc
quan sát tinh tế từ nhỏ nên những sinh hoạt diễn ra trong nơi giáo xứ nhỏ bé
và nghèo nàn thời đó đã in sâu trong đầu một cậu thiếu niên chưa quá 10 tuổi.
Bối cảnh đó sau này được Nguyễn Ngọc Ngạn khai thác và viết thành tiểu
thuyết Xóm Đạo.
Đến năm 1957 Nguyễn Ngọc Ngạn theo học trung học tại trường
Nguyễn Bá Tòng (nay là Trường Trung học phổ thông Bùi Thị Xuân) đến
năm đệ nhị (1967 – 1975). Nhờ đậu cao kỳ thi tú tài 1 ông được nhận vào
trường Chu Văn An và có tấm bằng tú tài 2 tại đây.
Trong thời gian học tại trường Nguyễn Bá Tòng, điều đặc biệt ông luôn
giữ vai trò trưởng ban kịch của lớp và có những giấc mơ như: trở thành nhà
viết kịch hay một người diễn kịch. Khi lên đệ Tam, Nguyễn Ngọc Ngạn
chuyển qua ban Văn Chương để được giáo sư Pháp Văn là nhạc sĩ Lê Thương
chú ý đến khả năng đóng kịch và đã khuyến khích ông theo học bộ môn này
tại trường Quốc Gia Âm Nhạc Sài Gòn. Do sự khuyến khích đó, Nguyễn
Ngọc Ngạn đã ghi danh theo học kịch vào năm đệ Nhị, là thời kỳ hai nghệ sĩ
Trần Quang và Bích Thủy vừa tốt nghiệp về kịch nghệ. Nhưng sau hai tháng
theo học, anh nhận thấy mình bị hạn chế nhiều về cặp kính rất dày anh đang
đeo, việc thể hiện vai trò người nghệ sĩ trên sân khấu như các diễn viên khác
sẽ khó khăn, nếu có thể biểu diễn thì làm nghề thầy giáo là thích hợp hơn.
Trong khi đó thân phụ và thân mẫu cũng khuyên anh nên để tâm vào việc học
hành để có được mảnh bằng tú tài toàn phần là hơn cả. Mặc dù vậy, trước khi
giã từ trường Quốc Gia Ân Nhạc, Nguyễn Ngọc Ngạn chuyển qua lớp chèo cổ
22
một thời gian ngắn rồi mới chịu về. Cũng vì yêu thích văn nghệ, Nguyễn
Ngọc Ngạn đã tự học nhạc lấy qua sách vở, để có một thời gian anh được mời
dạy nhạc cho các trường Lê Bảo Tịnh và Saint Thomas. Hết trung học,
Nguyễn Ngọc Ngạn theo học đại học Văn Khoa và sau đó trở thành giáo sư
ngoại ngạch cho một số trường công lập.

Năm 1970, Nguyễn Ngọc Ngạn bước vào đời sống quân ngũ, sau khi
lập gia đình với một nữ sinh trường Saint Thomas tên Lê Thị Tuyết Lan và
sinh con. Rời đất nước cuối năm 1978, vất vả mưu sinh nhiều nơi, đến năm
1985 Nguyễn Ngọc Ngạn chuyển tới thành phố Toronto, Ontario và định cư
tại đó cho tới nay.
Nguyễn Ngọc Ngạn nổi tiếng trong lĩnh vực văn chương và trong vai
trò MC, là một trong những tác giả đầu tiên của Việt Nam viết truyện ma kinh
dị được rất nhiều người đón đọc và ái mộ. Một người được coi là người của
đám đông chắc chắn không sao tránh khỏi những dị biệt nơi vấn đề tình cảm
phía độc giả hoặc khán thính giả dành cho mình. Ái mộ ông hoặc không là
một chuyện khác chúng tôi không đề cập tới ở đây.
1.3.2. Quá trình sáng tác và truyện ngắn có yếu tố kinh dị:
Ngoài thời gian làm việc cho trung tâm Thúy Nga, Nguyễn Ngọc Ngạn
dành toàn bộ thời gian cho đọc sách, viết sách hoặc xem phim. Ông xem phim
hàng ngày, ngày nào cũng phải coi những show Mỹ để tìm tòi, học hỏi kinh
nghiệm. Chính sự miệt mài trong việc đọc, việc xem và tìm hiểu trên sách vở
quan trọng đã tạo cho ông một vốn kiến thức uyên bác, phục vụ cho hai nghề
nghiệp chính của ông là viết văn và làm MC. Càng về sau ưu thế viết văn
càng nổi bật và nhà văn đã cho ra đời hàng loạt các truyện ngắn, truyện dài,
tiểu thuyết, truyện ma. Đặc biệt audio truyện đọc là một công trình hiếm có
do chính nhà văn đọc và một số anh chị em hỗ trợ đọc. Thành công nhất định
ở hình thức truyện tự đọc audio cũng thỏa mãn phần nào niềm đam mê trở
thành một diễn viên kịch từ khi còn rất nhỏ của ông. Truyện ma đầu tiên Đêm
23
trong căn nhà hoang đã được chuyển thể thành phim, do trung tâm Thúy Nga
phát hành Số sách, truyện xuất bản, một số đã được dùng làm tài liệu giảng
văn tại các trường colleges, được bán rất chạy ở hải ngoại những năm 80.
Năm 1979 cuốn sách đầu tay của tác giả là Những người đàn bà còn ở
lại viết bằng tiếng Việt ở trại tỵ nạn Mã Lai. Khi mang bản thảo sang hải
ngoại, ông cho mọi người đọc và được rất nhiều người thích thú. Qua bài

phỏng vấn của Mặc Lâm, tác giả cho biết nội dung cuốn sách: “Gần như 90%
nó là một cuốn tự truyện hay là hồi ký do chính tác giả viết. Tôi viết về thời
tôi còn đi học, thời tôi còn trong quân đội và thời tôi ở tù cải tạo 3 năm và tôi
viết về hành trình vượt biển của tôi năm 1979 đến Mã Lai.”
11
[59]. Khi sang
Canada do không có điều kiện xuất bản nên ông đã chuyển sang viết bằng
tiếng Anh, may mắn được một nhà xuất bản ở New York nhận in và xuất bản,
cuốn sách được xuất bản đầu tiên có tên The Will of Heaven (1980), còn tác
phẩm Những người đàn bà còn ở lại mãi đến năm 1987 mới xuất bản.
Nguyễn Ngọc Ngạn đến với văn chương một cách rất tự nhiên nhờ sự
đam mê đọc sách từ nhỏ, nhất là tiểu thuyết, ông tâm sự: “Đặc biệt là tôi mê
đọc tiểu thuyết từ nhỏ. Bố mẹ cấm, tôi cũng trùm mền đọc. Thí dụ những cuốn
đầu tiên là của Tự Lực Văn Đoàn trong khi tôi học năm đệ Thất, đệ Lục. Dù
bố mẹ có cấm cũng đi ra lề đường Lê Văn Duyệt để mua sách đọc. Nhiều khi
gia đình ngủ rồi, tôi vẫn ra ngoài hè đọc sách một mình dưới trời sáng trăng
hay thắp ngọn đèn dầu ngồi đọc lén. Thời bấy giờ bố mẹ khó khăn, cấm đọc
tiểu thuyết mà!”
12
[54], và ông có một trí nhớ rất đặc biệt. Chính vì thế, dựa
trên trí nhớ ông đã viết lại toàn bộ khung cảnh xóm đạo nghèo nàn – nơi ông
chuyển đến ở khi còn nhỏ, biết bao ký ức cứ hiện về trong ông qua truyện
Xóm đạo.
Thành công hơn cả là đề tài truyện ma – kinh dị của nhà văn. Xuất phát
từ sự đam mê đọc Stepphen King, ông rất thán phục đầu óc tưởng tượng bao
11 Phỏng vấn nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn về những tác phẩm văn học của ông trên: Radio Free Asia (2007)
12 Chat247.vn, Kwon Sang sưu tầm (Nguồn Tổng hợp)
24
la của nhà văn này. Stepphen King đã có rất nhiều cuốn sách được đóng thành
phim và thu được một lợi nhuận lớn. Đồng thời với sự thông minh sẵn có của

Nguyễn Ngọc Ngạn, một lần tình cờ trong chuyến lưu diễn Châu Âu, trên
chuyến xe bus xuyên bang với chặng đường khá dài trên xe, anh em thay
phiên nhau nói chuyện để người lái xe không bị ngủ gật, và chủ đề tình cờ
chuyển sang chuyện ma. Mọi người gợi ý và nhà văn đã viết truyện ma đầu
tay có tên Đêm trong căn nhà hoang vào khoảng năm 1998. Sau đó, vận dụng
tài năng, sự thông minh, vốn tri thức của mình, qua một số bạn bè kể ông đã
viết liên tục các truyện ma tiếp theo gây một chấn động mạnh đến độc giả.
Điều khác biệt, ngoài việc xuất bản sách ở hải ngoại ông đã dùng tài năng sẵn
có là chất giọng trầm, ấm của mình để chuyển tải nội dung truyện ma bằng
giọng đọc và thu âm vào audio. Ngay lập tức nhận được sự phản hồi tích cực
từ phía độc giả ở hải ngoại và cả ở trong nước.
Hiện nay ông là một trong số những người Việt Nam viết truyện ma
kinh dị nổi bật thu hút đông đảo độc giả. Mỗi truyện mang những yếu tố sáng
tạo riêng, độc đáo, rùng rợn khác nhau. Nhìn tổng quát toàn bộ các sáng tác
của Nguyễn Ngọc Ngạn ta nhận thấy tác giả đã cống hiến hết mình cho sự
nghiệp văn chương, thể hiện sự sáng tạo độc đáo, tài hoa, uyên bác. Với môi
trường sống ở hải ngoại nhưng sự phản ánh của truyện lại mang đậm chất
phương Đông, mà đặc biệt là làng quê Việt Nam. Các quan niệm dân gian về
hồn ma của người chết oan khuất, người phụ nữ được Nguyễn Ngọc Ngạn đặc
biệt khắc sâu Những ám ảnh trong cuộc sống được nhà văn đưa vào truyện thể
hiện sự am hiểu cuộc sống, đặc biệt là những quan hệ làng xã Việt Nam xưa.
1.4. TRUYỆN KINH DỊ VÀ MĨ HỌC VỀ CÁI LẠ, CÁI KHÁC THƯỜNG.
Nhìn ở góc độ nào đó có thể coi lịch sử văn học của bất cứ dân tộc nào là
lịch sử của các đề xuất những giá trị mĩ học. Chẳng hạn, từ ngọn nguồn văn học
dân gian đề cao cái đẹp dân dã, bình dị; văn học cổ điển đề cao cái đẹp cao cả, lý
tưởng; văn học lãng mạn đề cao cái đẹp bay bổng, trữ tình; văn học hiện thực đề
cao cái thật Truyện kinh dị, một nhánh nhỏ của văn học hiện thực đương đại, có
25

×