Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

trắc nghiệm Phôi Thai học có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.62 KB, 10 trang )

CÂU HỎI ÔN TẬP PHÔI THAI HỌC

Bài 16 - Phôi thai đại cương
1. Trạng thái nghỉ ngơi của noãn nguyên thủy lúc giảm phân được gọi là gì?
a. Monoplotene
b. Diplotene
c. Triplotene
d. Tetraploten
2. Chất ức chế giảm phân do tế bào nào tiết ra?
a. Cực cầu
b. Noãn bào
c. Tế bào nang dẹt
d. Tế bào nang vuông
3. Giảm phân II của noãn bào hoàn thành ở giai đoạn nào?
a. Nang trứng thứ cấp
b. Nang trứng có hốc
c. Nang trứng chín trước khi rụng
d. Khi tinh trùng vào trứng
4. Câu nào sau đây đúng khi nói về quá trình thụ tinh?
a. Hoàn tất khi tinh trùng chui qua khỏi vòng tia đến tiếp xúc với màng trong suốt
b. Thường xảy ra ở đoạn bóng của vòi tử cung
c. Giúp cho noãn hoàn tất giảm phân I
d. Bắt đầu khi tinh trùng xuyên qua màng trong suốt
5. Khi tinh trùng đã vào noãn, trứng sẽ phản ứng như thế nào?
a. Thay đổi vòng tia bền hơn
b. Thay đổi màng trong suốt chống sự xâm nhập
c. Không có phóng thích các hạt võ noãn bào chứa enzym ly giải
d. Bào tương cô đặc lại chống sự xâm nhập
6. Tinh trùng phải làm gì trước khi thụ tinh?
a. Phản ứng đuôi
b. Tinh trùng hoạt hóa làm phá vỡ màng trong suốt


c. Phản ứng cực đầu
d. Tinh trùng hoạt hóa sau khi xuyên qua màng trong suốt
7. Emzym ở cực đầu tinh trùng được phóng thích ra khi tinh trùng tiếp xúc với cấu
trúc gì?
a. Đám tế bào vành tia
b. Màng trong suốt
c. Màng bào tương của noãn
d. Màng của tiền nhân cái
8. Sự thụ tinh hoàn thành khi:
a. Tinh trùng vượt qua tế bào vành tia
b. Tinh trùng vượt qua màng trong suốt vào noãn
c. Tinh trùng vượt qua được màng bào tương của noãn
d. Hai tiền nhân hòa màng với nhau
9. Phôi đạt giai đoạn 12 – 16 tế bào sau thụ tinh bao nhiêu ngày?
a. Khoảng 3 – 4 ngày
b. Khoảng 4 – 5 ngày
c. Khoảng 5 – 6 ngày


d. Khoảng 6 – 7 ngày
10. Phôi làm tổ ở giai đoạn nào?


11.

12.

13.

14.


15.

16.

17.

a. 4 – 8 tế bào
b. 12 – 16 tế bào
c. Phôi dâu
d. Phôi nang
Trung bì phôi được hình thành từ đâu?
a. Thượng bì
b. Nội bì
c. Đường nguyên thủy
d. Thành của túi noãn hoàng
Ống thần kinh được hình thành từ lá phôi nào?
a. Hạ bì
b. Ngoại bì
c. Trung bì
d. Nội bì
Phôi bám vào nội mạc tử cung ở cực nào?
a. Cực phôi
b. Cực đối phôi
c. Cực cầu
d. Cực mạch
Lá phôi nào sau đây tiếp xúc với khoang túi noãn hoàng nguyên thủy?
a. Ngoại bì
b. Trung bì
c. Nội bì

d. Hạ bì
Sự xuất hiện của cấu trúc gì giữ vai trò rất quan trọng trong sự hình thành phôi 3 lá?
a. Đường nguyên thủy
b. Dây sống
c. Ống sống
d. Mầm thần kinh
Màng ối ban đầu được hình thành từ lớp nào của phôi?
a. Lá nuôi hợp bào
b. Lá nuôi tế bào
c. Lớp đệm
d. Thượng bì
Hệ thần kinh được hình thành từ lá phôi nào?
a. Trung bì trung gian
b. Ngoại bì
c. Trung bì cận trục
d. Nội bì

Bài 17 – Phần phụ phôi thai
18. Đường kính ngang bánh nhau trưởng thành trung bình khoảng bao nhiêu
a. 10 – 15 cm
b. 15 – 25 cm
c. 20 – 30 cm
d. 30 – 35 cm
19. Thành phần nào sau đây của phôi không tham gia vào sự hình thành nhau?
a. Lá nuôi hợp bào
b. Lá nuôi tế bào
c. Trung bì ngoài phôi


20.


21.

22.

23.

24.

25.

26.

27.

28.

29.

d. Ngoại bì phôi
Nhau KHÔNG có chức năng nào sau đây?
a. Trao đổi chất
b. Sản xuất hormon
c. Trao đổi khí
d. Làm bền thành tử cung
Bánh nhau có thể sản xuất cung cấp đầy đủ progesteron vào tháng thứ mấy của thai
kỳ?
a. 2
b. 3
c. 4

d. 5
Câu nào sau đây không đúng khi nói về tuần hoàn nhau?
a. Máu từ những động mạch xoắn của mẹ sẽ đổ vào các hồ máu
b. Việc đổ đầy máu vào hồ máu có tính chu kỳ khoảng 3 – 4 lần/phút
c. Tổng diện tích lông nhau tiếp xúc với máu khoảng 4 – 14 m2
d. Sự trao đổi diễn ra ở tất cả các bề mặt lông nhau
Màng rụng bao có nguồn gốc từ đâu?
a. Nội mạc tử cung của mẹ
b. Nguyên bào nuôi của thai
c. Hợp bào nuôi của thai
d. Trung bì ngoài phôi
Màng đệm sẽ hợp nhất với màng ối vào tháng thứ mấy của thai kỳ?
a. Tháng thứ 3
b. Tháng thứ 4
c. Tháng thứ 5
d. Tháng thứ 6
Nước ối được hấp thu vào hệ nào của thai?
a. Hệ tiêu hóa
b. Hệ hô hấp
c. Hệ thần kinh
d. Hệ tiết niệu
Lượng dịch ối ở tuần thứ 20 trung bình có bao nhiêu?
a. 250 ml
b. 350 ml
c. 450 ml
d. 550 ml
Thành phần nào sau đây KHÔNG thuộc hàng rào máu mẹ - con lúc thai trước 4 tháng?
a. Lớp nội mô mạch máu lông nhau
b. Mô liên kết dây rốn
c. Lá nuôi tế bào

d. Lá nuôi hợp bào
Thành phần nào dưới đây sẽ tách ra tạo thành những hốc để hình thành hồ máu ở
bánh nhau?
a. Màng rụng đáy
b. Lá nuôi hợp bào
c. Lá nuôi tế bào
d. Lớp đệm
Câu nào sau đây đúng khi nói về các lông nhau?
a. Các lông nhau phát triển chia nhánh nhiều lần tủa vào hồ máu


b. Lông nhau gốc có hàng rào máu mẹ - thai rất mỏng
c. Lông nhau chỉ chia nhánh 2 cấp
d. Lông nhau cố định bám chắc vào cơ tử cung
Bài 18 – Phôi thai hệ tim mạch
30. Ống tim nguyên thủy gồm các đoạn sau, TRỪ MỘT:
a. Tâm nhĩ nguyên thủy
b. Tâm thất nguyên thủy
c. Hành tĩnh mạch chủ
d. Hành động mạch chủ
31. Quá trình phát triển của ống tim nguyên thủy có 3 hiện tượng chính xảy ra đồng thời,
TRỪ MỘT:
a. Sự dài ra và gấp khúc của ống tim nguyên thủy
b. Sự bành trướng không đều của các đoạn ống tim nguyên thủy
c. Sự hình thành các van tim nguyên thủy
d. Sự tạo ra các vách ngăn của tim
32. Ở phôi thai, máu lưu thông qua lỗ liên nhĩ thứ phát thế nào?
a. từ trên xuống dưới và từ phải sang trái
b. từ dưới lên trên và từ phải sang trái
c. từ dưới lên trên và từ trái sang phải

d. từ trên xuống dưới và từ trái sang phải
33. Hành tim của tim nguyên thủy phát triển tạo ra:
a. Tâm thất phải
b. Tâm thất trái nguyên thủy
c. Tâm nhĩ trái và tâm thất trái
d. Cả hai tâm thất
34. Vách trung gian (vách ngăn nhĩ – thất) hình thành vào khoảng:
a. cuối tuần thứ 4
b. cuối tuần thứ 5
c. cuối tuần thứ 6
d. cuối tuần thứ 7
35. Nói về phôi hệ tim mạch:
a. Khi chưa có dòng màu, tĩnh mạch nguyên thủy được phân biệt với động mạch
nguyên thủy là nhờ vào kích thước
b. Là hệ cơ quan hoạt động sớm nhất của phôi
c. Có nguồn gốc từ mô nguyên bào sinh mạch của ngoại bì
d. Tim chỉ hoạt động khi đã phân chia nhĩ thất
36. Lá tạng của khoang màng ngoài tim tạo ra:
a. Cơ tim và mô nút
b. Lá tạng và lá thành màng ngoài tim
c. Cơ tim và lá tạng màng ngoài tim
d. Lá thành màng ngoài tim
37. Chọn câu đúng về sự phát triển của các buồng tim:
a. Hành động mạch phát triển thành thân động mạch và nón động mạch
b. Thân động mạch tạo ra cung động mạch chủ
c. Hành tim phát triển tạo ra tâm thất trái
d. Tâm thất nguyên thủy sẽ phát triển thành tâm thất phải
38. Chọn câu đúng về sự phát triển của các buồng tim:
a. Hành tim phát triển tạo ra tâm thất trái



b. Nón động mạch sẽ tạo ra phần phễu của 2 tâm thất
c. Thân động mạch tạo ra cung động mạch chủ
d. Tâm thất nguyên thủy sẽ phát triển thành tâm thất phải
39. Sự tạo vách ngăn tâm nhĩ nguyên thủy:
a. Vách nguyên phát xuất hiện từ vách trung gian đi lên
b. Vách thứ phát nằm bên phải vách nguyên phát
c. Lỗ liên nhĩ nguyên phát nằm gần nóc của khoang tâm nhĩ
d. Lỗ liên nhĩ thứ phát là lỗ thủng của vách thứ phát
40. Sự tạo vách ngăn tâm nhĩ nguyên thủy, chọn câu SAI:
a. Vách nguyên phát xuất hiện từ nóc của khoang tâm nhĩ
b. Lỗ liên nhĩ nguyên phát nằm gần vách nhĩ thất
c. Lỗ liên nhĩ thứ phát là lỗ thủng của vách thứ phát
d. Vách thứ phát nằm bên phải vách nguyên phát
41. Quai động mạch chủ được tạo từ cung động mạch nào ?
a. Cung thứ 6
b. Cung thứ 2
c. Cung phải của cung thứ 3
d. Cung trái của cung thứ 4
42. Phôi thai các động mạch gian đốt có 3 nhóm, TRỪ MỘT:
a. Những động mạch tạng bụng
b. Những động mạch tạng trên
c. Những động mạch tạng bên
d. Những động mạch tạng lưng
43. Phôi khoảng tuần thứ 4, có ba cặp tĩnh mạch sau đây, TRỪ MỘT:
a. Tĩnh mạch noãn hoàng
b. Tĩnh mạch rốn
c. Tĩnh mạch chủ
d. Tĩnh mạch chính
44. Sau sinh, tĩnh mạch rốn sẽ thoái hóa trở thành:

a. Dây chằng rộng
b. Dây chằng tròn
c. Dây chằng của tĩnh mạch gan
d. Dây chằng động mạch
45. Sau sinh, đoạn xa động mạch rốn sẽ thoái hóa trở thành:
a. Dây chằng rộng
b. Dây chằng tròn
c. Dây chằng rốn bên
d. Dây chằng động mạch
46. Khi phổi bắt đầu hô hấp gây biến đổi tuần hoàn sau sinh, chọn câu SAI:
a. Áp lực máu trong tâm nhĩ phải và tâm thất phải giảm đi
b. Ống động mạch bị bịt lại
c. Lượng máu chảy qua các mạch phổi tăng lên
d. Áp lực ở nhĩ phải cao hơn áp lực nhĩ trái
Bài 19 – Phôi thai hệ tiêu hóa
47. Sự cấp máu cho đoạn cuối của ruột trước:
a. Động mạch thân tạng
b. Động mạch mạc treo tràng trên
c. Động mạch mạc treo tràng dưới


48.

49.

50.

51.

52.


53.

54.

55.

56.

57.

d. Động mạch thân tạng và động mạch mạc treo tràng trên
Động mạch cấp máu cho đoạn ruột giữa:
a. Động mạch thân tạng
b. Động mạch mạc treo tràng trên
c. Động mạch mạc treo tràng dưới
d. Động mạch thân tạng và động mạch mạc treo tràng trên
Cấp máu cho đoạn ruột sau là động mạch:
a. Động mạch thân tạng
b. Động mạch mạc treo tràng trên
c. Động mạch mạc treo tràng dưới
d. Động mạch mạc treo tràng trên và động mạch mạc treo tràng dưới
Phôi thai ống tiêu hóa có các đặc điểm sau, TRỪ MỘT:
a. Xoang niệu dục phát triển từ ruột sau
b. Ruột giữa tạo ra đoạn sau tá tràng cho đến hết đoạn đại tràng ngang
c. Ruột trước tạo ra đoạn hầu đến đoạn trên của tá tràng
d. Ruột nguyên thủy có ba đoạn: ruột trước, ruột giữa và ruột sau
Sự hình thành dạ dày có đặc điểm:
a. Xoay hai lần: lần đầu 900 và lần sau 1800
b. Theo trục dọc, xoay 900 ngược chiều kim đồng hồ

c. Đầu dưới dạ dày (môn vị) di chuyển lên trên và sang trái
d. Bờ sau phát triển nhanh hơn và trở thành bờ trái (bờ cong lớn)
Sự hình thành dạ dày có đặc điểm:
a. Xoay hai lần: lần đầu 900 và lần sau 1800
b. Theo trục dọc, xoay 900 theo chiều kim đồng hồ
c. Đầu dưới dạ dày (môn vị) di chuyển lên trên và sang trái
d. Bờ sau phát triển nhanh hơn và trở thành bờ phải (bờ cong nhỏ)
Các dây gan biểu mô tạo thành:
a. Dây tế bào gan
b. Tế bào tạo máu
c. Tế bào Kupffer
d. Dây tế bào gan và biểu mô các ống mật
Trung bì vách ngang tạo thành các thành phần sau, TRỪ MỘT
a. Tế bào Kupffer
b. Tế bào tạo máu
c. Mô liên kết trong gan
d. Bè dây tế bào gan
Gan bắt đầu hoạt động tạo máu vào khoảng
a. Tuần thứ 10
b. Tuần thứ 11
c. Tuần thứ 12
d. Tuần thứ 13
Gan bắt đầu hoạt động tạo mật vào khoảng
a. Tuần thứ 10
b. Tuần thứ 11
c. Tuần thứ 12
d. Tuần thứ 13
Các cơ quan hoàn toàn có nguồn gốc ruột trước, TRỪ MỘT
a. Mầm tụy lưng
b. Ống mật chủ và túi mật

c. Gan và mầm tụy bụng


58.

59.

60.

61.

62.

d. Tá tràng
Sự hình thành tụy , chọn câu SAI
a. Mầm tụy bụng tạo thành thân và đuôi tụy
b. Mầm tụy bụng có nguồn gốc ruột trước
c. Cuống mầm tụy lưng sẽ tạo ra ống tụy phụ
d. Mầm tụy lưng có nguồn gốc ruột trước
Sự hình thành tụy , chọn câu SAI
a. Mầm tụy bụng  mỏm móc đầu tụy
b. Mầm tụy lưng  phần trên của đầu tụy, thân và đuôi tụy
c. Cuống mầm tụy lưng  ống tụy phụ
d. Mầm tụy lưng có nguồn gốc ruột giữa
Sự phát triển của ruột giữa, chọn câu SAI
a. Đỉnh của quai ruột nguyên thủy nối thông với túi noãn hoàng qua cuống noãn hoàng
b. Ruột giữa tạo mầm gan và mầm tụy lưng
c. Ðoạn trên của quai ruột nguyên thủy tạo đoạn xa của tá tràng, hỗng tràng và một phần
của hồi tràng
d. Ðoạn dưới của quai ruột nguyên thủy tạo thành phần dưới của hồi tràng, manh tràng,

ruột thừa, đại tràng lên và đoạn 2/3 gần của đại tràng ngang
Sự quay của quai ruột nguyên thủy có đặc điểm:
a. Xoay một góc khoảng 270 độ theo chiều kim đồng hồ
b. Xoay theo trục của ĐM mạc treo tràng dưới
c. Xoay ngược chiều kim đồng hồ: lần đầu 90 độ, lần sau xoay thêm 180 độ
d. Xoay theo trục của động mạch thân tạng
Sự phát triển ruột sau tạo thành các phần sau, TRỪ MỘT
a. Đoạn 1/3 trái của đại tràng ngang
b. Đoạn đại tràng xuống và đại tràng xích-ma
c. Đoạn manh tràng và ruột thừa
d. Đoạn trực tràng và đoạn trên ống hậu môn

Bài 20 – Phôi thai hệ tiết niệu

63. Hệ tiết niệu có nguồn gốc từ
a. Trung bì bên
b. Trung bì cận trục
c. Trung bì trung gian
d. Trung bì bên và một phần nội bì
64. Đặc điểm giai đoạn trung thận, TRỪ MỘT
a. Không có ống trung thận ngang
b. Có hình thành ống trung thận dọc mở vào ổ nhớp
c. Mầm tuyến sinh dục hình thành vào giai đoạn này
d. Cuối tháng thứ 2, toàn bộ tiểu cầu thận của trung thận đều biến mất
65. Mầm niệu quản có nguồn gốc từ
a. Ống trung thận dọc
b. Mầm hậu thận
c. Nội bì phôi
d. Niệu nang
66. Mầm niệu quản KHÔNG tạo thành cấu trúc nào ?

a. Đài thận nhỏ
b. Đài thận lớn
c. Ống lượn xa


67.

68.

69.

70.

71.

72.

73.

74.

75.

d. Ống góp
Mầm hậu thận xuất hiện vào khoảng thời gian nào?
a. Tuần thứ 5
b. Tuần thứ 6
c. Tuần thứ 7
d. Tuần thứ 8
Mầm hậu thận có nguồn gốc từ phần nào ?

a. Trung bì phía đuôi của dải sinh thận
b. Phần sau của ống trung thận
c. Nội bì đoạn ruột sau
d. Trung bì của mào niệu – sinh dục
Sự phát triển của mầm niệu quản, chọn câu SAI
a. Ðoạn xa của nó phình ra và sẽ tạo ra bể thận
b. Ðoạn gần vẫn hẹp và dài ra tạo thành niệu quản
c. Ống niệu quản bình thường không bao giờ thông với ổ nhớp
d. Trong quá trình phát triển, đoạn xa niệu quản phân nhánh tỏa ra như nan hoa từ trung
tâm ra ngoại vi của mầm sinh hậu thận
Thứ tự phát triển của mầm hậu thận:
a. Mũ hậu thận - Ống hậu thận - Túi hậu thận
b. Túi hậu thận - Ống hậu thận - Mũ hậu thận
c. Mũ hậu thận - Túi hậu thận - Ống hậu thận
d. Túi hậu thận - Mũ hậu thận - Ống hậu thận
Cấu trúc nào KHÔNG được tạo từ mầm hậu thận?
a. Ống lượn xa
b. Ống góp
c. Ống lượn gần
d. Quai Henle
Các đài thận nhỏ là nhánh cấp nào của mầm niệu quản?
a. Nhánh cấp 1 – cấp 3
b. Nhánh cấp 2 – cấp 4
c. Nhánh cấp 3 – cấp 5
d. Nhánh cấp 4 – cấp 6
Sự di chuyển của thận:
a. Ban đầu thận ở vùng thắt lưng
b. Thận đi lên là do tăng độ cong cơ thể
c. Thận đi lên do sự tăng trưởng nhiều ở vùng ngực
d. Thận đi lên là do giảm độ cong cơ thể và do sự tăng trưởng cơ thể nhiều ở

vùng thắt lưng và vùng cùng
Tam giác bàng quang là phần mô có nguồn gốc từ:
a. Ống cận trung thận
b. Phần gốc của cặp ống trung thận
c. Phần gốc của mầm niệu quản
d. Thành của niệu nang
Ống niệu rốn sẽ thoái hóa trở thành:
a. Dây chằng rốn giữa
b. Dây chằng tròn
c. Dây chằng rốn bên
d. Dây chằng tĩnh mạch


CHÚC BẠN HỌC TỐT!



×