Tải bản đầy đủ (.doc) (167 trang)

Huy động nguồn tài chính ngoài ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học công lập ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 167 trang )

Học viện Tài chính
Trần Trọng Hưng

Huy động nguồn tài chính ngoài ngân sách Nhà nước
cho giáo dục đại học công lập ở Việt Nam

Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng

2015


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Giáo dục đại học (GDĐH) Việt Nam đang tiếp tục mở rộng quy mô và
đã bước qua cột mốc từ giáo dục đại học “tinh hoa” sang giáo dục đại học “đại
trà”. Hệ thống giáo dục đại học phục vụ cho “học tập suốt đời” cũng đã được
từng bước hình thành ở nước ta. Ngoài ra, trong lộ trình toàn cầu hóa, ngay
trên đất nước Việt Nam đã có nhiều chương trình đào tạo dạng liên kết
(Twinning/ Joint program) do nước ngoài cấp bằng và có nhiều chi nhánh đại
học (branch campus) của nước ngoài ở Việt Nam.
Trong bối cảnh hiện nay, nhiều vấn đề đã trở nên hết sức gay cấn đối với
giáo dục đại học Việt nam. Ngân sách Nhà nước tính trên đầu sinh viên đã
giảm xuống rất nhanh, một mặt, tạo ra nguy cơ giảm sút chất lượng đào
tạo, mặt khác, buộc phải tăng học phí làm giảm khả năng tiếp cận giáo dục đại
học của nhiều thanh niên, và sẽ có một tầng lớp thanh niên bị cảm giác thất
bại, làm trầm trọng thêm vấn đề công bằng trong giáo dục đại học.
Quy mô và sự đa dạng nền giáo dục đại học sẽ vượt quá khả năng quản
lý và tầm kiểm soát của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) nếu không đổi mới
mạnh mẽ cách thức quản lý. Nhiều vấn đề rất cơ bản của nền giáo dục đại học


vẫn chưa được nghiên cứu thấu đáo, ví dụ như Chiến lược chủ động hội nhập
toàn cầu hóa về giáo dục đại học, chính sách du học, tổ chức phân tầng nền
giáo dục đại học, hiệu quả và hiệu suất trong giáo dục đại học, chính sách chia
sẻ chi phí giữa Nhà nước, người học và cộng đồng, chính sách học bổng, học
phí, đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục đại học, chính sách tài chính ở
các trường đại học ngoài công lập vv…
Có thể nói rằng, việc đổi mới tổ chức quản lý cũng như tổ chức nghiên
cứu, thiết kế các chính sách công về giáo dục đại học đã thực sự trở thành một
nhu cầu hết sức cấp bách. Việc nghiên cứu hệ thống quản lý cũng như các
chính sách công tương ứng cần được tổ chức một cách chuyên nghiệp, khi các
trường đại học công lập giữ vai trò nòng cốt trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Với xu thế phát triển mạnh mẽ nền kinh tế tri thức trên thế giới, và cùng
với đó là tiến trình xã hội hóa giáo dục ngày càng được đẩy mạnh, trước sự


cạnh tranh của các cơ sở đào tạo đại học khác và việc thực hiện cơ chế tự chủ
tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, buộc các trường đại học công
lập ở Việt Nam phải nghiên cứu, đổi mới hoạt động giáo dục đào tạo một cách
hiệu quả để thực hiện sứ mệnh được giao. Để thực hiện được những nhiệm vụ
đó, vấn đề nguồn tài chính phục vụ cho các hoạt động giáo dục của các trường
đại học trở nên quan trọng. Trong điều kiện khả năng của ngân sách Nhà nước
còn hạn chế, bên cạnh việc tăng cường tính tự chủ, đặc biệt là tự chủ về tài
chính của các đơn vị sự nghiệp công lập, thì cần thiết phải xây dựng một cơ
chế, một hành lang pháp lý cho các trường cộng lập huy động được các nguồn
vốn ngoài kinh phí ngân sách nhà nước (gọi chung là nguồn tài chính ngoài
ngân sách nhà nước), nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học
và phục vụ việc phát triển các hoạt động của trường. Chính vì vậy, việc tăng
cường huy động nguồn tài chính ngoài ngân sách nhà nước trong các trường
đại học công lập ở Việt Nam là thực sự cần thiết nhằm phát huy tính chủ động
của các trường để thực hiện mục tiêu phát triển giáo dục đại học.

Xuất phát từ lý do nêu trên, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài “Huy động
nguồn tài chính ngoài ngân sách Nhà nước cho giáo dục đại học công lập ở
Việt Nam”.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Trình bày có hệ thống và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về nguồn
tài chính ngoài kinh phí ngân sách nhà nước (gọi chung là nguồn tài chính
ngoài ngân sách nhà nước) đầu tư cho giáo dục đại học; vai trò nguồn tài chính
ngoài ngân sách và các nhân tố ảnh hưởng đến huy động nguồn tài chính ngoài
ngân sách; kinh nghiệm huy động các nguồn tài chính trong một số trường đại
học trên thế giới.
- Phân tích , đánh giá thực trạng huy động nguồn tài chính ngoài ngân
sách trong các trường đại học công lập Việt Nam thời gian qua , từ đó tìm ra
nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong qua trinh huy đông nguôn tai chinh
ngoài ngân sách nhà nước.
- Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường huy động nguồn tài chính
ngoài ngân sách Nhà nước cho giáo dục đại học công lập ở Việt Nam giai đoạn
2015-2020.


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu: là những vấn đề lý luận về cơ chế, chính sách, hệ
thống tổ chức về huy động nguồn tài chính ngoài ngân sách Nhà nước và thực
tiễn huy động nguồn tài chính ngoài ngân sách Nhà nước trong các trường đại
học công lập ở Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung: Luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu về cơ chế, chính sách
huy động và thực trạng huy động nguồn tài chính ngoài ngân sách nhà nước
cho giáo dục đại học công lập ở Việt Nam.
- Về không gian và thời gian: trên cơ sở vận dụng lý luận, kinh nghiệm
quốc tế để khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng huy động nguồn tài chính

ngoài ngân sách nhà nước trong các trường đại học công lập ở Việt Nam giai
đoạn 2005 – 2013, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện cả về cơ chế,
chính sách cũng như biện pháp tăng cường huy động nguồn tài chính ngoài
ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học công lập Việt Nam đến năm 2020.
4. Phương pháp nghiên cứu của luận án
- Luận án đã sử dụng phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử để nghiên cứu các vấn đề, đảm bảo tính toàn
diện, tính hệ thống, tính thực tiễn và logic.
- Luận án đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học khác trong
lĩnh vực kinh tế như phương pháp phân tích, phương pháp hệ thống, diễn giải,
so sánh….
- Lý luận của kinh tế học được sử dụng như là một công cụ quan trọng
làm sáng tỏ và luận giải có cơ sở khoa học cho việc phân tích các nguồn tài
chính trong trường đại học công lập ở Việt Nam.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận cũng như thực tiễn về các nguồn tài chính
ngoài ngân sách đối với các trường đại học công lập ở Việt Nam, luận án hy
vọng sẽ có những đóng góp sau:
- Hệ thống những vấn đề lý luận về giáo dục đại học và các nguồn tài
chính ngoài ngân sách nhà nước.
- Thực trạng huy động nguồn tài chính ngoài Ngân sách nhà nước trong
các trường đại học công lập ở Việt Nam.


- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận, đánh giá thực trạng và dựa vào
kinh nghiệm huy động nguồn tài chính trong một số trường đại học của một số
nước trên thế giới, luận án sẽ đề xuất các giải pháp huy động nguồn tài chính
ngoài ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học công lập ở Việt Nam.
6. Kết cấu của luận án
Kết cấu chính của luận án gồm 3 chương:

Chương 1: Giáo dục đại học và nguồn tài chính ngoài ngân sách nhà
nước cho giáo dục đại học công lập.
Chương 2: Thực trạng huy động nguồn tài chính ngoài Ngân sách nhà
nước trong các trường đại học công lập ở Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp huy động nguồn tài chính ngoài Ngân sách cho
giáo dục đại học công lập ở Việt Nam.


TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Lý thuyết về tài chính công được phát triển và chú ý ở Việt Nam trong
thời gian gần đây, khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường và có hội nhập
sâu rộng với thế giới. Hiện nay, trong các trường đại học khối kinh tế, môn học
này đã được đưa vào giảng dạy. Cuốn tài liệu “Tài chính công” của tác giả Sử
Đình Thành [64] nghiên cứu về tài chính công được sử dụng rất phổ biến trong
nghiên cứu và giảng dạy ở các trường đại học. Tài liệu về đổi mới tài chính các
đơn vị sự nghiệp công lập của tác giả Phan Thị Cúc [60] là tài liệu rất hữu
ích đối với những người làm công tác quản lý tài chính và các nhà khoa học
nghiên cứu về vấn đề này.
Quản lý tài chính đối với GDĐH cũng là một bộ phận của nền tài chính
công, chịu sự điều tiết, chi phối bởi những cơ chế, quy định chung của quản lý
nhà nước, nhưng cũng có những đặc trưng riêng biệt xuất phát từ vai trò và vị
trí quan trọng của trường đại học trong xã hội. Đổi mới cơ chế hoạt động tài
chính GDĐH là một nội dung quan trọng trong Chương trình hành động của
Chính phủ thực hiện Thông báo kết luận số 37- TB/TW ngày 26/5/2011 của Bộ
Chính trị về Đề án “Đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công
lập”.
Vấn đề huy động các nguồn lực tài chính cho phát triển giáo dục đại
học đã thu hút và nhận được sự quan tâm của đông đảo các nhà nghiên cứu, các
nhà quản lý trong nước. Các công trình khoa học trong lĩnh vực này khá phong
phú với ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau tùy theo cách tiếp cận. Các

bài báo, tạp chí bàn về vấn đề tài chính công, quản lý chi tiêu công, huy động
các nguồn lực tài chính cho phát triển giáo dục đại học rất phong phú; đối
tượng nghiên cứu khá rộng và nhiều giải pháp được đề xuất mang tính định
hướng cho toàn bộ hệ thống. Các công trình nghiên cứu thuộc nhóm này có thể
kể đến rất nhiều bài viết của Giáo sư Phạm Phụ, bài “7 kiến nghị về chính sách/
giải pháp cho giáo dục đại học” [56], đã nêu các vấn đề về cơ chế tài chính đối
với GDĐH và các kiến nghị đối với các cấp quản lý. Bài viết “Học phí đại học
và vấn đề giải trình trách nhiệm - thực tiễn quốc tế và đề xuất cho Việt Nam”
[58] và bài “Khái niệm trường đại học nghiên cứu và các tiêu chí nhận diện đại
học nghiên cứu” [57] của TS. Phạm Thị Ly đã đề cập đến cơ chế tài chính cho


GDĐH ở các nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam. Các công trình này
rất có giá trị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước khi triển khai các đổi mới
cơ chế tài chính và huy động nguồn lực tài chính cho GDĐH.
Các công trình nghiên cứu mang tính hệ thống, khá "gần" với lĩnh vực
nghiên cứu của đề tài phải kể đến các luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Đây
cũng là nhóm công trình có số lượng lớn và nghiên cứu khá toàn diện về các
vấn đề liên quan đến cơ chế quản lý tài chính nói chung, tài chính cho giáo dục
và GDĐH nói riêng. Tác giả Đặng Văn Du với luận án: "Các giải pháp nâng
cao hiệu quả đầu tư tài chính cho đào tạo đại học ở Việt Nam" [43] đã phân
tích khá sâu sắc về đầu tư tài chính cho đào tạo đại học. Luận án đã xây dựng
các tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư tài chính cho GDĐH ở Việt Nam, phân
tích thực trạng và đánh giá hiệu quả đầu tư tài chính qua các tiêu chí được xây
dựng, từ đó đề xuất hệ thống giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả
đầu tư tài chính cho GDĐH ở nước ta. Tuy nhiên, phạm vi và đối tượng nghiên
cứu của đề tài này tập trung vào hiệu quả đầu tư tài chính đối với GDĐH nói
chung, chưa đề cập đến cơ chế thu hút nguồn lực tài chính ngoài ngân sách cho
các trường đại học công lập Việt Nam. Luận án của tác giả Lê Phước Minh với
đề tài: "Hoàn thiện chính sách tài chính cho giáo dục đại học Việt Nam" [46]

đã tập trung nghiên cứu chính sách tài chính cho GDĐH. Luận án đã đi sâu
phân tích thực trạng chính sách tài chính cho giáo dục ở Việt Nam, làm rõ các
cơ hội, thách thức và đề xuất quan điểm, giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách
tài chính cho GDĐH ở nước ta, đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận về tăng thu
nhập, giảm chi phí và tính toán chi phí đơn vị, tỷ lệ thu hồi đầu tư trong giáo
dục đại học. Với góc độ tiếp cận nhằm phân tích chính sách tài chính cho
GDĐH nên những kết quả đóng góp của Luận án có giá trị tham khảo tốt với
các cơ quan quản lý vĩ mô, tuy nhiên luận án cũng chưa đề cập đến những bất
cập trong việc thu hút và sử dụng nguồn tài chính ngoài ngân sách trong các
trường đại học công lập ở Việt nam. Tác giả Bùi Tiến Hanh với luận án tiến sỹ
“Hoàn thiện cơ chế tài chính nhằm thúc đẩy xã hội hóa giáo dục Việt Nam”
[23] đã nghiên cứu và luận giải cơ chế để thực hiện xã hội hóa giáo dục, cơ chế
quản lý tài chính công đối với giáo dục công lập, cơ chế khuyến khích và quản
lý đối với hoạt động giáo dục ngoài công lập, cơ chế thu và sử dụng học phí,...
Tuy nhiên trong nghiên cứu của tác giả, phương pháp tiếp cận về chính sách


học phí vẫn bị ảnh hưởng bởi quan điểm coi học phí là nguồn thu thuộc NSNN,
nghiên cứu chưa coi GDĐH là một loại hàng hóa và mang lại lợi ích, người
được hưởng lợi ích phải chịu chi trả chi phí tương xứng với chất lượng hàng
hóa theo quan điểm chia sẻ chi phí.
Nhóm công trình nghiên cứu về cơ chế quản lý tài chính ở các trường
đại học trọng điểm Việt Nam, trường hợp là ĐHQG Hà Nội phải kể tới luận án
“Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của ĐHQG Hà Nội trong tiến trình đổi
mới quản lý tài chính công ở nước ta hiện nay” của tác giả Phạm Văn Ngọc
[59]. Trong đó cơ chế quản lý tài chính của ĐHQG Hà Nội đã được phân tích
sâu sắc, toàn diện trong bối cảnh đổi mới quản lý tài chính công ở Việt Nam và
đổi mới GDĐH. Luận án đã đề xuất các giải pháp khả thi trong việc hoàn thiện
quản lý tài chính phù hợp với mô hình ĐHQG Hà Nội, với sứ mạng là đào tạo
nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao cho đất nước.

Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài cũng có khá nhiều công trình
nghiên cứu có giá trị, gần với lĩnh vực của đề tài. Tài chính công là nội dung
nghiên cứu xuất phát từ các nước có nền kinh tế phát triển, lý thuyết về tài
chính công không ngừng được bổ sung và hoàn thiện. Các tài liệu nghiên cứu
về tài chính công của các tác giả như Alan [76], Holley [79] đã thu hút được sự
chú ý của đông đảo các nhà quản lý và nhà nghiên cứu về kinh tế, sinh viên các
ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng,... Bộ sách về quản trị công và trách nhiệm
giải trình Lập ngân sách và các thiết chế ngân sách (bản dịch tài liệu của Dự án
Tăng cường năng lực quyết định và giám sát ngân sách của các cơ quan dân cử
Việt Nam, Ủy ban Tài chính ngân sách Quốc hội, cũng đã trình bày các lý
thuyết về các phương pháp lập ngân sách, cải cách chi tiêu công và kinh
nghiệm của các nước trên thế giới rất có giá trị tham khảo đối với các nhà quản
lý tài chính công. Tuy nhiên, các vấn đề được nêu ra trong cuốn sách cũng
chưa đề cập đến cách thức và giải pháp huy động các nguồn lực tài chính ngoài
ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học.
Công trình nghiên cứu mang tính hệ thống và "gần" với lĩnh vực nghiên
cứu của đề tài luận án cần kể đến tài liệu “Quản lý trường đại học trong
GDĐH” [2]. Tài liệu này dành cho các nhà quy hoạch giáo dục, cán bộ quản lý
trường đại học và các nhà nghiên cứu về quản lý giáo dục. Với những mô đun
về quản lý trường đại học trong GDĐH, tài liệu đã trình bày khái quát về công


tác quản lý trong GDĐH, từ đó làm nổi bật ba chủ đề cơ bản: quản lý tài chính,
quản lý nhân lực và quản lý nguồn lực cơ sở vật chất. Tài liệu này chủ yếu đề
cập vấn đề quản lý và sử dụng tài chính, chưa đề cập nhiều tới vấn đề huy động
các nguồn lực tài chính cho giáo dục đại học.
Về vấn đề phân cấp, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ
sở giáo dục đại học, đã có nhiều bài tham luận về đổi mới cơ chế tài chính, và
đề xuất các giải pháp để giao quyền tự chủ tài chính cho các trường đại học
công lập. Đồng thời nhiều bài báo cũng cho rằng ở trạng thái tự chủ hoàn toàn

về lý thuyết, các trường sẽ được tự chủ tất cả các quyền quyết định các yếu tố
tác động tới nguồn thu và việc chi tiêu tài chính.
Dưới một góc nhìn khác, trong cơ chế thị trường, giáo dục đại học là
một dịch vụ đặc biệt và cơ sở giáo dục đại học cần được coi như là một doanh
nghiệp, được thành lập và hoạt động theo quy định của nhà nước và do Chính
phủ hay tư nhân sở hữu. Theo hướng nghiên cứu này, Phạm Chí Thanh (2011)
về “Đổi mới chính sách tài chính đối với khu vực sự nghiệp công ở Việt nam”
[55], TS Nguyễn Trường Giang (2013) trong bài tham luận “Đổi mới cơ chế tài
chính gắn với nâng cao chất lượng đào tạo đại học, thực hiện mục tiêu công
bằng hiệu quả” [45] cho rằng các trường đại học cần được nhà nước giao vốn
và bảo toàn phát triển vốn, được quyết định việc sử dụng tài sản, huy động vốn,
góp vốn liên doanh, liên kết.
Về vấn đề huy động nguồn tài chính cho giáo dục đại học, thông qua
việc xã hội hóa các nguồn lực, tác giả Trần Xuân Hải (1999) cho rằng cần huy
động nguồn vốn từ nội bộ cơ sở giáo dục đại học thông qua các hình thức hợp
đồng cung cấp dịch vụ giáo dục đại học, khuyến khích sự đóng góp, tài trợ của
các tổ chức, cá nhân[68]. TS Trần Xuân Trường (2012) đã tổng kết hai phương
thức thực hiện xã hội hóa các nguồn lực cho giáo dục đại học, thứ nhất là liên
kết giữa trường với doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động, thông qua hỗ trợ
học bổng, kinh phí đào tạo và đặt ra yêu cầu về kiến thức, kỹ năng của người
được đào tạo, trao đổi các cán bộ tham gia một số nội dung giảng dạy, thứ hai
là huy động từ đội ngũ cán bộ, giáo viên của trường thông qua góp vốn cổ
phần. GS.TS Hoàng Văn Châu (2013) trong bài tham luận “Tự đảm bảo kinh
phí của trường đại học Ngoại thương và đề xuất cơ chế tài chính”[45] cho rằng
đối với các chương trình đào tạo, cung cấp dịch vụ theo nhu cầu xã hội, các


mức thu và khoản thu được xây dựng dựa trên cơ sở thỏa thuận, đảm bảo cân
đối các khoản chi và có tích lũy.
Có thể nói, dưới nhiều góc độ khác nhau, các bài báo, các tham luận

khoa học, các công trình nghiên cứu khoa học, và một số luận án tiến sĩ gần
đây đã phân tích khá toàn diện cõ chế quản lý tài chính, chính sách tài chính
đối với giáo dục đại học và tình hình tài chính của các cơ sở giáo dục đại học.
Số lượng các công trình nghiên cứu khá đồ sộ, tập trung nghiên cứu ở nhiều
khía cạnh về quản lý tài chính, điều hành ngân sách giáo dục đào tạo theo
hướng tự chủ và trách nhiệm xã hội của các trường đại học từ quản lý vĩ mô
đến cơ chế, chính sách, tiêu chí cụ thể, ... nhưng chưa có một công trình nào
nghiên cứu một cách toàn diện về cơ chế huy động và quản lý nguồn tài chính
ngoài ngân sách trong các trường đại học công lập hiện nay, chưa đề xuất các
giải pháp cho việc huy động nguồn tài chính ngoài ngân sách nhà nước theo
hướng đảm bảo điều kiện về nguồn tài chính để đảm bảo chất lượng hoạt động
của các trường đại học công lập.
Để đảm bảo đủ khả năng tài chính cho hoạt động của các trường đại
học công lập, trong điều kiện ngân sách nhà nước rất hạn hẹp, yêu cầu đảm bảo
chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học của các trường đại học công lập mang
tính cấp thiết trong bối cảnh hiện nay và vì vậy, việc đảm bảo nguồn tài chính
cho các trường đại học công lập Việt Nam cũng là yêu cầu cấp thiết. Đây chính
là khoảng trống trong nghiên cứu hiện nay và mục đích nghiên cứu của đề tài
của nghiên cứu sinh đã tập trung giải quyết được khoảng trống của các nghiên
cứu hiện nay.
Các kết quả nghiên cứu của luận án sẽ đóng góp cả về lý luận và thực
tiễn liên quan đến cơ chế huy động và quản lý nguồn tài chính ngoài ngân sách
nhà nước trong các trường đại học công lập, nhằm góp phần đạt được mục tiêu
và nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu trong các trường đại học công
lập Việt Nam hiện nay.


Chương 1
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ HUY ĐỘNG
NGUỒN TÀI CHÍNH NGOÀI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP
1.1 Giáo dục đại học với phát triển kinh tế xã hội
1.1.1. Đặc điểm của giáo dục đại học
Sư phat triên manh me cua khoa hoc công nghê tao ra sư thay đôi lơn
trong câu truc nganh nghê , công viêc. Công nghê thông tin cho phep cac công
ty tai cơ câu lai quy trinh san xuât theo hương sư dung công nghê phưc tap
hơn, cân it lao đông hơn vơi năng suât lao đông cao hơn . Măc du, trong môt sô
ít lĩnh vực, do may moc đa đam nhiêm phân lơn cac nhiêm vu phưc tap nên chi
cân môt sô lao đông it ky năng hơn , nhưng ơ phân lơn cac linh vưc , để quản lý
và vận hành công nghệ mới , nhu câu vê lao đông co ky năng cao lai tăng lên .
Thêm vao đo , toàn cầu hóa làm cho cạnh tranh giữa các công ty trở nên khốc
liêt hơn. Sư thay đôi trong câu truc công viêc công vơi ap lư c canh tranh khiên
cho nhu câu đao tao đai hoc – đươc cho la nơi cung câp nguôn nhân lưc co ky
năng va trinh đô chuyên môn cao ngay cang tăng lên.
Giáo dục đại học không trực tiếp tạo ra sản phẩm vật chất cho xã hội . Tuy
nhiên, giáo dục đại học sản sinh ra lực lượng lao động có trình độ , kỹ năng cao
góp phần tăng năng suất lao động , cải thiện đời sống của mọi thành viên trong
xã hội.
Theo luật Giáo dục Đại học Việt nam năm 2012, thì giáo dục đại học đào
tạo bốn trình độ, gồm:
- Đào tạo trình độ cao đẳng được thực hiện từ hai đến ba năm học tuỳ theo
ngành nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc
bằng tốt nghiệp trung cấp; từ một năm rưỡi đến hai năm học đối với người có
bằng tốt nghiệp trung cấp cùng chuyên ngành;
- Đào tạo trình độ đại học được thực hiện từ bốn đến sáu năm học tuỳ theo
ngành nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc
bằng tốt nghiệp trung cấp; từ hai năm rưỡi đến bốn năm học đối với người có


bằng tốt nghiệp trung cấp cùng chuyên ngành; từ một năm rưỡi đến hai năm

học đối với người có bằng tốt nghiệp cao đẳng cùng chuyên ngành.
- Đào tạo trình độ thạc sĩ được thực hiện từ một đến hai năm học đối với
người có bằng tốt nghiệp đại học;
- Đào tạo trình độ tiến sĩ được thực hiện trong bốn năm học đối với người
có bằng tốt nghiệp đại học, từ hai đến ba năm học đối với người có bằng thạc
sĩ.
Giáo dục đại học là một dây chuyền sản xuất mà đầu ra là nguồn nhân lực
đạt chuẩn. Theo quan điểm này, giáo dục đại học là một quá trình trong đó
người học được quan niệm như những sản phẩm được cung ứng cho thị trường
lao động. Như vậy, giáo dục đại học trở thành “đầu vào” tạo nên sự phát triển
và tăng trưởng của thương mại và công nghiệp.
Giáo dục đại học là đào tạo để trở thành nhà nghiên cứu.Theo cách nhìn
này, giáo dục đại học là thời gian chuẩn bị để tạo ra những nhà khoa học và
nhà nghiên cứu thực thụ, những người sẽ không ngừng tìm những chân trời
kiến thức mới. Chất lượng ở đây hướng về việc tạo ra các công bố khoa học và
tinh thần làm việc nghiêm túc để thực hiện các nghiên cứu có chất lượng.
Giáo dục đại học là quản lý việc tổ chức giảng dạy một cách hiệu quả. Rất
nhiều người cho rằng giảng dạy là hoạt động cốt lõi của một cơ sở giáo dục.
Do vậy, các cơ sở giáo dục đại học thường chú trọng quản lý một cách hiệu
quả các hoạt động dạy và học bằng cách nâng cao chất lượng giảng dạy và
nâng cao tỷ lệ kết thúc khóa học của sinh viên.
Giáo dục đại học tạo điều kiện mở rộng cơ hội trong cuộc sống cho người
học. Theo cách tiếp cận này, giáo dục đại học được xem như một cơ hội để
người học được tham gia vào quá trình phát triển bản thân.
Vì vậy, khi nhìn vào hoạt động của các trường đại học, chúng ta có thể dễ
dàng nhận ra ba chức năng cơ bản đó là giảng dạy, nghiên cứu và chuyển giao
ứng dụng.
Thực ra, khi phân tích kỹ những quan điểm khác nhau về giáo dục đại
học, chúng ta có thể kể ra nhiều vai trò khác nhau của giáo dục đại học trong
xã hội. Giáo dục đại học đóng vai trò là “hệ thống nuôi dưỡng” của mọi lĩnh

vực trong đời sống, là nguồn cung cấp nhân lực tối cần thiết để phục vụ các
công tác quản lý, quy hoạch, thiết kế, giảng dạy và nghiên cứu. Một quốc gia


muốn phát triển về khoa học công nghệ và tăng trưởng về kinh tế thì nhất thiết
phải có cả hai yếu tố: một hệ thống giáo dục đại học và một lực lượng lao
động. Giáo dục đại học còn tạo ra các cơ hội cho học tập suốt đời, cho phép
con người cập nhật các kiến thức và kỹ năng thường xuyên theo nhu cầu của xã
hội.
Giáo dục đại học bao gồm các cơ sở giáo dục đại học, mà nong cốt và
đóng vai trò hạt nhân là các trường đại học.
Trường đại học (University) là một cơ sở giáo dục bậc cao tiếp theo bậc
trung học dành cho những học sinh có khả năng và nguyện vọng học tập tiếp
lên trên. Trường đại học cung cấp cho sinh viên học vấn cao và cấp các bằng
cấp khoa học trong các lĩnh vực ngành nghề khác nhau. Các trường đại học có
thể cung cấp các chương trình bậc đại học và sau đại học.
Trường đại học là một cơ sở giáo dục được Nhà nước, các tổ chức xã
hội, cá nhân hoặc nhóm cá nhân thành lập với sứ mạng đào tạo, nghiên cứu
khoa học, truyền bá kiến thức, chuyển giao công nghệ và trên hết là phục vụ sự
phát triển của xã hội và cộng đồng.
Theo ý kiến thống nhất của nhiều học giả quốc tế, trường đại học là một
tổ chức phức tạp nhất trong tất cả các loại hình tổ chức trên thế giới bởi nó là
sự kết hợp của rất nhiều loại hình tổ chức khác nhau như các tổ chức chính trị
nhà nước, công ty, tập đoàn, bệnh viện, công sở…
Khác với công ty/ tập đoàn kinh doanh mà đối tượng phục vụ của nó
chủ yếu là khách hàng, trường đại học phục vụ rất nhiều nhóm đối tác liên đới
từ chính phủ, các tổ chức xã hội/nghề nghiệp, giới công nghiệp, cán bộ nhà
trường, cộng đồng, sinh viên, phụ huynh…Việc điều hành, quản trị, và quản lý
trường đại học vì thế cũng có những khác biệt cơ bản so với các tổ chức khác.
Như vậy, hiện có rất nhiều định nghĩa khác nhau về đại học biến đổi theo

cả thời gian và không gian. Tuy nhiên có thể nhận thấy nhiều điểm chung trong
các định nghĩa đó để đi đến một khái niệm như sau: trường đại học là một thể
chế giáo dục, nghiên cứu khoa học, đào tạo chuyên gia và nhân lực chất lượng
cao, truyền bá và phổ biến tri thức, chuyển giao công nghệ, thực hiện dịch vụ
xã hội.


Hiện nay, nhiều học giả tương đối thống nhất về sứ mạng của đại học là:
Kiến tạo tri thức mới thông qua nghiên cứu khoa học; Lưu trữ, truyền bá, phổ
biến tri thức; Đào tạo chuyên gia, nhân lực trình độ cao có nền tảng văn hoá –
nhân văn tốt; Chuyển giao công nghệ, thực hiện dịch vụ xã hội.
Từ những quy định về giáo dục đại học (GDĐH) theo luật Giáo dục và
Luật Giáo dục đại học, có thể khái quát đặc điểm của GDĐH Việt Nam hiện
nay là:
Thứ nhất, GDĐH là giáo dục sau trung học phổ thông (xác định của
UNESCO).
Thứ hai, GDĐH đã mang tính đại chúng, không còn giới hạn ở giáo dục
tinh hoa như đại học truyền thống.
Thứ ba, GDĐH luôn gắn với giáo dục dạy nghề. Mỗi trường đại học đều
đào tạo những ngành nghề cụ thể nhất định. Danh mục ngành nghề đào tạo ấy
không cố định, khép kín, luôn thay đổi, mở theo yêu cầu của đời sống xã hội.
Thứ tư, GDĐH luôn song hành cùng nghiên cứu khoa học. Không nghiên
cứu khoa học nghiêm túc không phải và không còn là đại học.
Thứ năm, GDĐH mang đậm tính dân tộc, đồng thời cũng mang đậm tính
quốc tế. Nó là đỉnh cao của tri thức quốc gia; là cửa ngõ để văn hoá, khoa học
kỹ thuật quốc gia đến với thế giới và thế giới đến với quốc gia.
Nhiều tác giả nhấn mạnh tính dẫn dắt xã hội của đại học, vì đó là trung
tâm truy tìm chân lý và đại diện cho lương tri của loài người. Do vậy đại học
yêu cầu có một cơ chế tự trị/ tự chủ cao, một yêu cầu về tự do học thuật cao.
Đặc điểm của trường đại học trong xã hội, đó là:

Về sản phẩm của trường đại học
Trường đại học là chủ thể tham gia nền kinh tế xã hội nhưng không trực
tiếp tham gia vào quá trình sản xuất tạo ra các sản phẩm vật chất mà đóng góp
vào quá trình này thông qua việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ.
Sản phẩm của trường đại học có đầy đủ tính chất kinh tế giống như các
loại sản phẩm dịch vụ hàng hóa khác vì quá trình sản xuất dịch vụ GDĐH đòi
hỏi phải tiêu hao các nguồn lực khan hiếm. Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra sự
khác biệt giữa sản phẩm dịch vụ của trường đại học đối với các sản phẩm hàng
hóa.
Về quá trình hoạt động sản xuất sản phẩm dịch vụ của trường đại học


Quá trình hoạt động của trường đại học xét về bản chất là quá trình sản
xuất tiêu hao lao động sống và lao động vật hóa để tạo ra sản phẩm dịch vụ.
Trường đại học tạo ra sản phẩm dịch vụ trong quá trình tương tác giữa người
dạy và người học. Lực lượng sản xuất bao gồm người thầy, trang thiết bị, giáo
cụ, giáo trình,… trong đó người thầy có vai trò đặc biệt quan trọng. Người thầy
tác động trực tiếp đến người học bằng cách truyền đạt kiến thức, hướng dẫn kỹ
năng, rèn luyện ý thức,…. Quá trình này buộc người thầy phải tiêu hao sức lao
động của mình và sử dụng tiêu hao các công cụ khác phục vụ giảng dạy. Song
song với quá trình đó, người học được tiếp nhận các “dịch vụ” mà người thầy
đã cung cấp.
Quá trình cung ứng dịch vụ đồng thời với quá trình tiêu hao dịch vụ.
Điều này tạo nên đặc điểm của sản phẩm dịch vụ GDĐH là kết quả lao động
không tách rời bản thân người thực hiện.
Về sự phụ thuộc vào điều kiện sản xuất
Quá trình hoạt động của trường đại học diễn ra chịu sự tác của các yếu tố
về điều kiện sản xuất nhất định giống như bất kỳ quá trình sản xuất của một
đơn vị kinh tế nào khác. Tuy nhiên, nó có đặc điểm là không phụ thuộc nhiều
vào các điều kiện địa lý tự nhiên mà phụ thuộc nhiều vào các điều kiện xã hội ở

môi trường mà nó hoạt động.
Hoạt động GDĐH của trường đại học chịu ảnh hưởng bởi các quan
điểm, ý chí chủ quan của người quản lý. Các yếu tố này tác động qua việc dành
sự đầu tư cho hoạt động GDĐH hay không, giải quyết các vấn đề nảy sinh của
thị trường GDĐH ra sao. Ngoài ra, các yếu tố về trình độ phát triển kinh tế,
khoa học công nghệ, văn hóa xã hội là các yếu tố tác động trực tiếp đến hoạt
động của trường đại học qua nhu cầu sử dụng sinh viên được đào tạo, sử dụng
các kết quả nghiên cứu của trường đại học, phát triển và bảo tồn các thành tựu
văn hóa.
Hoạt động cung cấp sản phẩm dịch vụ của trường đại học đó còn phụ
thuộc rất nhiều vào các yếu tố nội lực của bản thân trường đại học. Chất lượng,
năng lực của đội ngũ giảng viên, các điều kiện về CSVC, trang thiết bị, học
liệu,… là yếu tố quyết định đến chất lượng quá trình giảng dạy “cung ứng dịch
vụ” cũng như chất lượng sản phẩm dịch vụ cung cấp cho xã hội.


1.1.2. Giáo dục đại học với phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia
Giáo dục đại học được hiểu là quá trình nhằm hình thành, phát triển nhân
cách con người, được tổ chức một cách có mục đích, có kế hoạch thông qua
các hoạt động và các quan hệ giữa người dạy và người học nhằm để người học
lĩnh hội những tri thức và kinh nghiệm mà loài người đã tích luỹ trong lịch sử.
Giáo dục đại học tạo cho người học có được kiến thức, kỹ năng và thái độ
phù hợp với sự phát triển xã hội và môi trường nghề nghiệp. Vai trò của giáo
dục đại học đối với sự phát triển kinh tế - xă hội được các nhà nghiên cứu nhìn
nhận dưới nhiều góc độ khác nhau.
Từ góc độ cung cấp nguồn nhân lực có trình độ cao cho xã hội, vai trò của
GDĐH thể hiện:
Thứ nhất, giáo dục đại học góp phần tạo nguồn nhân lực có trình độ và
chuyên môn kỹ thuật, một trong những yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế
và phát triển bền vững. Các học thuyết phát triển kinh tế từ trước cho đến nay

cơ bản đều thống nhất quan điểm cho rằng để phát triển kinh tế, xã hội cần có
ba nguồn lực cơ bản: nhân lực, tài nguyên thiên nhiên và nguồn lực tài chính.
Vị trí của các nguồn lực này thay đổi cùng với sự phát triển của xã hội. Trong
quá trình chuyển sang nền kinh tế dựa vào tri thức, nguồn lực tài nguyên thiên
nhiên, của cải vật chất, tiền vốn vẫn đóng vai trò quan trọng, nhưng vai trò
quyết định sẽ thuộc về nguồn vốn con người - nguồn nhân lực. Chất lượng
nguồn nhân lực sẽ quyết định năng lực cạnh tranh, tăng trưởng và phát triển
kinh tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Chính vì thế, phát triển nguồn
nhân lực có chất lượng luôn được coi là vấn đề ưu tiên trong chiến lược phát
triển kinh tế của mỗi quốc gia. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và gián
tiếp đến nguồn nhân lực. Theo các chuyên gia của UNDP, các nhân tố đó là:
giáo dục - đào tạo; sức khoẻ và dinh dưỡng; môi trường; việc làm; và sự giải
phóng con người. Năm nhân tố trên có khả năng tạo ra những giá trị cho sự
phát triển nguồn nhân lực, chúng gắn bó với nhau và ảnh hưởng lẫn nhau.
Trong đó, giáo dục - đào tạo là cơ sở của các nhân tố khác. Bởi lẽ, giáo dục là
điều kiện thiết yếu để cải thiện sức khoẻ và dinh dưỡng, để duy trì một môi
trường có chất lượng cao, để mở rộng, cải thiện lao động và để duy trì sự đáp
ứng về kinh tế – chính trị nhằm giải phóng con người. Vì lẽ đó, giáo dục được


xem như là nền tảng cho sự phát triển nguồn nhân lực, là điều kiện không thể
thiếu nhằm hình thành nguồn vốn con người có chất lượng.
Giáo dục còn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua việc nâng cao trình
độ và khả năng thành thạo của người lao động. Tức là góp phần tăng năng suất
lao động. Mức độ ảnh hưởng của giáo dục đối với năng suất lao động được tính
bằng cách so sánh sự khác biệt giữa sản phẩm của một cá nhân làm ra trong
cùng một đơn vị thời gian trước và sau khi cá nhân đó trải qua một khoá đào
tạo với chi phí của khoá đào tạo đó. Kết quả này được gọi là tỷ suất lợi nhuận
xã hội khi đầu tư vào giáo dục. Theo tính toán của các nhà kinh tế học, tỷ suất
lợi nhuận của xã hội đầu tư cho giáo dục vào khoảng 8 - 10%, cao hơn so với

tỷ suất lợi nhuận trung bình của xã hội đầu tư cho các lĩnh vực khác xét về dài
hạn.
Giáo dục đại học còn được coi là nền tảng cho sự tăng trưởng bền vững.
Khác với vốn vật chất, vốn con người khi được sử dụng sẽ tích luỹ ngày càng
nhiều kinh nghiệm, tri thức. Vì thế, giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói
riêng không ngừng làm gia tăng giá trị và có đóng góp ngày càng lớn hơn đối
với sự tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia.
Thứ hai, giáo dục đại học góp phần thực hiện sự công bằng xã hội, thông
qua các hoạt động xoá đói, giảm nghèo.
Nghèo, đói là vấn đề lớn của cả nhân loại, đặc biệt đối với các nước đang
phát triển. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nghèo đói, bao gồm cả những
nguyên nhân chủ quan và khách quan, trong đó nổi lên một vấn đề đáng lưu ý
đó là trình độ học vấn của người nghèo khá thấp.
Trình độ học vấn thấp làm tăng độ sâu của nghèo, đói. Ngay chính bản
thân người nghèo khi được phỏng vấn cũng thừa nhận gia đình và cá nhân họ
nghèo một phần là do ít được học hành. Người nghèo có thu nhập thấp một
phần do năng lực và kinh nghiệm làm việc thấp, một phần do bị phân biệt đối
xử trên thị trường lao động. Giáo dục đại học có thể giải quyết được vấn đề thứ
nhất và cải thiện vấn đề thứ hai. Vì thế, giáo dục đại học có khả năng góp phần
vào công cuộc xoá đói, giảm nghèo. Giáo dục đại học mang lại các kỹ năng,
kiến thức và quan điểm giúp nâng cao năng suất của lực lượng lao động nghèo.


Giáo dục đại học mang lại các kỹ năng, kiến thức và quan điểm nhận thức
xã hội, đó chính là những nhân tố quyết định nâng cao khả năng tham gia vào
thị trường lao động. Công bằng trong giáo dục góp phần đem lại sự công bằng
trong phân phối thu nhập.
Thứ ba, giáo dục đại học mở rộng khả năng thích ứng của nhân lực với thị
trường lao động.
Ngày nay, dưới tác động của toàn cầu hoá kinh tế và sự phát triển nhanh

chóng của khoa học công nghệ, thị trường lao động trở nên năng động hơn bao
giờ hết. Nhiều ngành nghề bị mất đi và thay vào đó là những ngành nghề mới ,
với yêu cầu cao hơn về trnh độ . Điều kiện tham gia vào thị trường lao động
nhiều hơn và khắt khe hơn.
Trong bối cảnh đó, người lao động cần được đào tạo cơ bản và luôn được
đào tạo lại nhằm hình thành năng lực thích ứng với sự vận động không ngừng
của thị trường. Kết quả nghiên cứu của nhiều nhà kinh tế học đã khẳng định
những người được đào tạo có khả năng thích ứng một cách có hiệu quả hơn với
sự biến động của thị trường lao động, với mức lương họ nhận được cũng cao
hơn so với lao động phổ thông.
Từ góc độ đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội, vai trò của GDĐH thể
hiện:
Một là, đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển con người. Mục đích phát
triển của bất kỳ quốc gia nào cũng nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của
con người. Con người trở thành trung tâm của sự phát triển, là nhân tố chi phối
quyết định chính sách của mỗi quốc gia.
Chất lượng cuộc sống, theo UNDP, được phản ánh thông qua chỉ số Phát
triển con người (HDI). Đây là một chỉ số tổng hợp, được đo lường bằng trung
bình cộng của thu nhập bình quân đầu người (chỉ tiêu kinh tế), tuổi thọ trung
bình (chỉ tiêu y tế) và tỷ lệ biết chữ (chỉ tiêu giáo dục). Giáo dục trở thành một
trong ba khía cạnh cơ bản khẳng định chất lượng cuộc sống, là căn cứ để so
sánh cuộc sống của cư dân thuộc các quốc gia và các địa phương khác nhau.


Chiến lược phát triển của mỗi quốc gia cần hướng trọng tâm vào giáo dục,
coi đây là nhân tố chính thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, ngược lại sự phát
triển kinh tế - xã hội nhằm đảm bảo nâng cao cuộc sống của con người. Như
vậy, có thể nói, đầu tư cho giáo dục chính là đầu tư vào con người, vì con
người và cho sự phát triển của con người.
Hai là, đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển. Giáo dục không chỉ là

mục đích mà còn là điều kiện cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Giáo dục được
xem như là một bộ phận của cơ sở hạ tầng xã hội, nền tảng quan trọng và điều
kiện không thể thiếu cho sự phát triển kinh tế nhanh và bền vững.
Vai trò của giáo dục đối với phát triển kinh tế - xã hội ngày càng trở nên
quan trọng hơn trong bối cảnh thế giới đang chuyển sang nền kinh tế tri thức,
trong đó tri thức và thông tin trở thành những yếu tố hàng đầu và là nguồn tài
nguyên vô giá cho sự phát triển.
Kinh nghiệm thực tiễn của thế giới cho thấy, những nước nghèo muốn
tăng trưởng kinh tế nhanh và rút ngắn thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá
cần đặc biệt chú trọng nâng cao trình độ học vấn của người dân và chú trọng
đến sự phát triển của giáo dục đại học.
Tổ chức UNESCO đã rút ra nhận định với nội dung: Không có sự tiến bộ
và thành đạt nào có thể tách rời sự tiến bộ và thành đạt trong giáo dục. Quốc
gia nào coi nhẹ giáo dục hoặc không đủ tri thức và khả năng cần thiết để làm
giáo dục một cách có hiệu quả thì tụt hậu so với sự phát triển của thế giới là
điều khó tránh khỏi.
Nhận thức được vai trò to lớn của giáo dục đối với sự phát triển kinh tế xã hội, Đảng và Nhà nước ta đã sớm có quan điểm coi “Giáo dục là quốc sách
hàng đầu” và “Phát triển giáo dục - đào tạo là một trong những động lực quan
trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện để
phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng
kinh tế nhanh và bền vững”. [42]


Ba là, đầu tư phát triển giáo dục là sự nghiệp của toàn xã hội. Giáo dục là
quyền được thụ hưởng của con người, nhưng mỗi người đều có trách nhiệm
xây dựng và phát triển sự nghiệp giáo dục chung của quốc gia. Giáo dục ngày
nay không còn là khu vực chỉ có một chủ thể cung cấp duy nhất là Nhà nước.
Giáo dục cũng không còn bó hẹp trong độ tuổi đến trường, mà được mở rộng,
diễn ra trong suốt cuộc đời con người.
Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước không thể và không nên đảm bảo

toàn bộ kinh phí cho hoạt động giáo dục, mà cần xác định nhiệm vụ chính của
mình ở mức độ thích hợp, sao cho đảm bảo được sự công bằng trong giáo dục
và tạo động lực, định hướng cho các chủ thể khác cùng tham gia phát triển giáo
dục.
Nhà nước có thể huy động, khuyến khích sự tham gia của các chủ thể
thông qua các hoạt động như yêu cầu người học trang trải một phần chi phí
giáo dục bằng các khoản thu dưới dạng phí, cho phép các cá nhân, tổ chức đủ
điều kiện thành lập cơ sở giáo dục, kêu gọi sự đóng góp của cộng đồng nhằm
giảm tải chi ngân sách... Bên cạnh các nguồn lực từ bên ngoài quốc gia, như
vay vốn (vay thương mại hoặc vay ưu đãi), cho phép các nhà đầu tư nước
ngoài liên doanh, liên kết hoặc thành lập cơ sở giáo dục 100% vốn đầu tư nước
ngoài.
Ngày nay, chính sách và quan điểm về giáo dục của thế giới đang có sự
thay đổi sâu sắc khi mà hầu hết các quốc gia đều mong muốn xây dựng một xã
hội học tập, phát động tư tưởng học tập suốt đời và thực thi cam kết giáo
dục cho mọi người. Những đổi mới trong chính sách phát triển giáo dục đã
từng bước biến một số khía cạnh của giáo dục từ lĩnh vực phúc lợi sang lĩnh
vực đầu tư. Giáo dục trở thành một ngành dịch vụ mà mọi chủ thể trong xã hội
đều có quyền tham gia (ở mức độ nhất định), trong đó Nhà nước với vai trò đặc
biệt của mình điều tiết và định hướng sự phát triển của cả hệ thống giáo dục
theo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra.
1.1.3 Vai trò của các trường đại học công lập trong hệ thống GDĐH
Các trường đại học công của Mỹ (State College hoặc State University) do
chính phủ các bang quản lý và cung cấp tài chính. Mỗi bang ở Mỹ có ít nhất
một trường Đại học tổng hợp và một số trường đại học đơn ngành loại này.


Đại học công lập (Public University) của Nhật Bản thật ra là đại học địa
phương (do chính quyền các tỉnh lập và quản lý). Đó cũng là một phần của hệ
thống đại học công, bao hàm cả các trường National University, là đại học

quốc gia nhưng đúng ra là đại học trung ương vì do chính quyền trung ương
lập ra và quản lý.
Khái niệm, mô hình và địa vị pháp lý của trường đại học công có sự khác
nhau trong hệ thống giáo dục đại học ở mỗi quốc gia. Tuy nhiên khái niệm về
trường đại học công lập có thể được hiểu như sau:
Trường đại học công lập là trường do chính quyền thành lập và quản lý.
Nguồn kinh phí đảm bảo cho các trường đại học công lập hoạt động phụ thuộc
vào chính sách đầu tư tài chính và mức độ xã hội hóa nguồn lực dành cho giáo
dục đại học của mỗi quốc gia.
Theo Luật Giáo dục đại học năm 2012, cơ sở giáo dục đại học Việt Nam
được tổ chức theo các loại hình sau đây:
a) Cơ sở giáo dục đại học công lập thuộc sở hữu nhà nước, do Nhà nước
đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất;
b) Cơ sở giáo dục đại học tư thục thuộc sở hữu của tổ chức xã hội, tổ
chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân, do tổ chức xã
hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân đầu tư,
xây dựng cơ sở vật chất.
Như vậy phân định đại học công lập và tư thục tại Việt Nam là thông
qua vấn đề sở hữu đại học. Hệ thống các trường đại học công lập đóng vai trò
quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia, thể hiện khái
quát qua các mặt sau:
Sự ra đời và hoạt động của các trường đại học công lập thể hiện vai trò
của Nhà nước đối với GDĐH. Nhà nước thông qua các hoạt động của trường
đại học công lập để điều tiết các nguồn lực xã hội sao cho có hiệu quả nhất, từ
đó điều tiết cơ cấu đào tạo nhân lực hợp lý, duy trì và phát triển giáo dục đào
tạo. Thông qua các trường đại học công lập, Nhà nước muốn đầu tư nhằm đảm
bảo lợi ích công về GDĐH. Lợi ích này lan tỏa ra toàn xã hội, đảm bảo tất cả
mọi người đều có cơ hội bình đẳng tiếp cận với GDĐH.
Trường đại học công lập là nơi triển khai các chính sách đầu tư phát
triển GDĐH của mỗi quốc gia. Các trường đại học công lập thuộc sở hữu Nhà



nước, được Chính phủ hoặc chính quyền ở các địa phương cấp ngân sách để
triển khai các chính sách phát triển GDĐH của chính quyền các cấp. Ví dụ như
các trường đại học công lập được Quỹ đào tạo nhân tài cung cấp kinh phí để
đào tạo nhân tài như ở Hàn Quốc. Hoặc được Chính phủ đầu tư thành các
trường đại học trọng điểm như ở Trung Quốc. Ở Việt Nam các trường đại học
công lập được Nhà nước giao kinh phí, tài sản, cơ sở vật chất để thực hiện các
mục tiêu và chính sách ưu tiên đầu tư cho giáo dục đào tạo của đất nước.
Trường đại học công lập giữ vai trò định hướng cho hoạt động và sự phát
triển của hệ thống GDĐH của quốc gia. Các trường đại học công lập định
hướng cho phát triển các chương trình đào tạo bằng cách bổ sung, hoàn thiện
các chương trình đã có sẵn, xây dựng các chương trình đào tạo mới phù hợp với
xu thế phát triển của xã hội; định hướng cho nghiên cứu khoa học thông qua
việc xây dựng các nhóm nghiên cứu mạnh, duy trì các hướng nghiên cứu cơ
bản, triển khai các hướng nghiên cứu mới,...
Trường đại học công lập có sứ mạng đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực
chất lượng cao, NCKH và chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu phát triển
của đất nước. Trong hệ thống GDĐH, các trường đại học công lập có lợi thế
hơn các trường tư thục về điều kiện đảm bảo chất lượng như đội ngũ cán bộ, cơ
sở vật chất, học liệu, thư viện để thực hiện được các sứ mạng nêu trên.
Sự phát triển của xã hội loài người gắn liền với sự phát triển của tri thức,
của khoa học kỹ thuật và công nghệ. Trong đó hệ thống các trường đại học
công lập đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của xã hội.
1.2 Nguồn tài chính đối với sự phát triển của giáo dục đại học
1.2.1 Vai trò của nguồn tài
chính:
Trong giáo trình Kinh tế chính trị học của Trường đại học Kinh tế Quốc
dân “Tài chính là một phạm trù kinh tế khách quan, gắn liền với kinh tế hàng
hóa và kinh tế thị trường. Đó là hệ thống các quan hệ kinh tế nhất định biểu

hiện dưới hình thức tiền tệ, phát sinh trong quá trình hình thành, quản lý và sử
dụng các qũy tiền tệ, nhằm phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần của người dân”.
Tài chính là một phạm trù kinh tế, phản ánh mối quan hệ giữa các chủ thể
kinh tế trong việc hình thành, quản lý và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm phát


triển sản xuất, thỏa mãn các nhu cầu chung của xã hội, cũng như các nhu cầu
của tổ chức, cá nhân [54].
Theo các quan điểm trên, tài chính được hiểu là quan hệ kinh tế giữa các
chủ thể để hình thành, quản lý và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đạt được mục
tiêu chung của toàn xã hội. Từ đó, có thể thấy khái niệm sau đây là phù hợp
trong phạm vi nghiên cứu của luận án “Tài chính là một phạm trù kinh tế, biểu
hiện quan hệ kinh tế giữa các chủ thể để hình thành, quản lý và sử dụng các
quỹ tiền tệ nhằm đạt được các mục tiêu của nhà quản lý và các chủ thể liên
quan”.
Tài chính có tác dụng kìm hãm hay thúc đẩy sự phát triển của một ngành
hay một lĩnh vực. Đối với giáo dục đại học, tài chính có vai trò quan trọng, tài
chính tác động đến quy mô, mục tiêu và chất lượng của giáo dục đại học.
Nguồn tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực,
trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực lực đáp ứng nhu cầu xã hội và
thực hiện những nghiên cứu khoa học, chuyên giao công nghệ phục vụ việc
phát triển của các vùng, miền, địa phương.
Vai trò này được thể hiện cụ thể trên các khía cạnh sau [69]:
Thứ nhất, nguồn tài chính đảm bảo duy trì hoạt động của hệ thống giáo
dục đại học.
Để duy trì hoạt động, các cơ sở giáo dục đại học phải có những trang thiết
bị phục vụ cho quá trình đào tạo như trường, lớp, thư viện, phòng thí nghiệm...
phải xây dựng được chương trình đào tạo cùng với hệ thống tài liệu học tập,
giáo trình; phải trả lương cho đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên và các nhà

quản lý giáo dục. Nguồn tài chính ảnh hưởng quan trọng và trực tiếp đến sự
phát triển hệ thống giáo dục đại học. Thông thường, những quốc gia có cơ chế,
chính sách huy động được nhiều nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục đại học
thì hệ thống giáo dục đại học của quốc gia đó phát triển, sản phẩm giáo dục có
chất lượng, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động. Nếu
các trường đại học không đủ nguồn lực tài chính thì chất lượng đào tạo, nghiên
cứu khoa học sẽ thấp. Điều này đúng cả về lý thuyết và thực tiễn.


Chính vì lẽ đó, hầu hết các quốc gia trên thế giới hiện nay, ngoài việc
ngày càng dành nhiều nguồn lực hơn cho giáo dục đại học, còn tạo điều kiện về
cơ chế để huy động các nguồn lực khác, từ các chủ thể khác cho đầu tư phát
triển giáo dục đại học.
Thứ hai, chính sách tài chính góp phần điều phối hoạt động giáo dục đại
học.
Với chức năng phân phối vốn có của mình, tài chính phân bổ hợp lý các
nguồn lực, đảm bảo cung cấp đủ nhân lực và vật lực cho hoạt động giáo dục
đại học và góp phần thực hiện công bằng trong giáo dục đại học. Nhờ có chức
năng phân phối của tài chính, Nhà nước có thể tăng cường đầu tư hoặc ban
hành những cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo được
tiếp cận giáo dục. Từ đó, giảm sự mất công bằng trong giáo dục, góp phần
quan trọng tạo lập sự công bằng trong xã hội.
Thứ ba, tài chính kiểm tra, giám sát hoạt động giáo dục đại học, hướng
hoạt động giáo dục đại học đến những mục tiêu đã định một cách có hiệu quả
nhất.
Kiểm tra, giám sát tài chính là kiểm tra, giám sát việc huy động và sử
dụng tiền cho giáo dục đại học. Người ta có thể tiến hành kiểm tra, giám sát cơ
sở giáo dục đại học một cách thường xuyên, liên tục và trên một bình diện
rộng. Thông qua công tác kiểm tra, giám sát,có thể nắm bắt nhanh chóng tình
hình hoạt động của cơ sở giáo dục đại học.

Giáo dục là vấn đề lớn của quốc gia, cũng là vấn đề nhạy cảm được xã
hội quan tâm. Những biểu hiện sai lệnh trong đầu tư phát triển giáo dục đại học
sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng về kinh tế - xã hội mà công tác khắc phục tiêu
tốn nhiều thời gian và tiền của.
Kiểm tra, giám sát tài chính, với những đặc tính ưu việt của nó, sẽ giúp
các cơ sở giáo dục đại học đề xuất những giải pháp tình huống, cũng như chiến
lược nhằm sử dụng các nguồn lực đầu tư phát triển giáo dục đại học một cách
hợp lý, vì sự tiến bộ của con người và sự phát triển của nền kinh tế - xã hội.
1.2.2 Vai trò của nhà nước trong hợp tác trường đại học và doanh nghiệp
nhằm tăng khả năng tài chính cho đại học công lập


Xã hội hóa giáo dục là vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của
nhân dân, của toàn xã hội vào sự phát triển các sự nghiệp giáo dục nhằm từng
bước nâng cao mức hưởng thụ về giáo dục và sự phát triển về tinh thần của
nhân dân . Ở Việt Nam , Nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong phát triển sự
nghiêp giao duc , khuyên khich, huy đông va tao điêu kiên đê tô chưc , cá nhân
tham gia phat triên sư nghiêp giao duc . Xã hội hoá không có nghĩa là giảm nhẹ
trách nhiệm của nhà nước, giảm bớt phần ngân sách nhà nước; trái lại, nhà
nước thường xuyên tìm thêm các nguồn thu để tăng tỷ lệ ngân sách chi cho các
hoạt động giáo dục, đồng thời quản lý tốt để nâng cao hiệu quả sử dụng các
nguồn kinh phí đó . Quan hê hơp tac giưa trương đai hoc va doanh nghiêp la
môt biêu hiên cu thê cua việc tăng cường xa hôi hoa giao duc, khi cac bên cung
đong gop cho sư nghiệp phát triển giáo dục và từ đó , giáo dục sẽ đóng góp cho
công cuôc phat triên kinh tê - xã hội của địa phương và quốc gia . Vì vậy, trong
mối quan hệ đó không thể thiếu vai trò của nhà nước.
Hợp tác trường đại học và doanh nghiệp bao gồm tất cả các hình thức
hợp tác trực tiếp và gián tiếp, ở cấp độ cá nhân và tổ chức giữa trường đại học
và doanh nghiệp vì lợi ích của cả hai bên. Các hình thức hợp tác giữa trường
đại học và doanh nghiệp phù hợp với bối cảnh của Việt Nam có thể bao gồm:

- Hợp tác trong đào tạo như: Phát triển chương trình đào tạo; Phối hợp
giảng dạy/diễn thuyết tại trường đại học; Phát triển môi trường học tập và thúc
đẩy khả năng lưu chuyển của sinh viên (tạo điều kiện cho sinh viên thực hành,
thực tập tại doanh nghiệp; Tổ chức các cuộc thi cho sinh viên liên quan tới
chuyên ngành đào tạo…); Tuyển dụng sinh viên tôt nghiêp ; Đào tạo nguồn
nhân lực theo nhu cầu của doanh nghiêp ; Doanh nghiệp tài trợ kinh phí cho
hoạt động đào tạo
- Hợp tác trong nghiên cứu khoa học, như: hợp tác thực hiện các đề tài
khoa học và công nghệ; Thực hiện các đề tài khoa học và công nghệ theo đặt
hàng của doanh nghiệp; Thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và công
nghệ; Thúc đẩy luân chuyển cán bộ, giảng viên, nhân viên trường đại học tới
doanh nghiệp; Doanh nghiệp cung cấp cơ sở vật chất kỹ thuật cho công tác
nghiên cứu, ứng dụng và tài trợ kinh phí cho hoạt động nghiên cứu khoa học…


×