Tải bản đầy đủ (.) (19 trang)

Bài 23 chăm sóc người bệnh lao – HIV tại cộng đồng và một số biện pháp phòng lao ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.88 KB, 19 trang )

CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH LAO/HIV


MỤC TIÊU
1. Trình bày được các nội dung cần nhận định ở
người bệnh Lao/HIV.
2. Đưa ra các chẩn đoán chăm sóc, mục tiêu
chăm sóc, biện pháp can thiệp phù hợp với
các chẩn đoán ở người bệnh Lao/HIV.
3. Đánh giá được quá trình chăm sóc ở người
bệnh Lao/HIV.


Nhận định
• Lưu ý:
Người bệnh HIV bị mắc lao
chuyển
sang giai đoạn AIDS.
Các triệu chứng không điển hình dễ lẫn với bệnh
phổi cơ hội khác.


Nhận định
• Hỏi tiền sử: ma túy, mại dâm, nghiện rượu,
thuốc lá?
• Dấu hiệu toàn thân: sốt, mệt, hạch…?
• Nấm miệng?
• Tiêu chảy?
• Viêm da, mụn giộp?
• Tinh thần suy sụp?
• sự hiểu biết?




Chẩn đoán
• Người bệnh sốt do nhiễm khuẩn, nhiễm vi rút
• Người bệnh khó thở do hẹp hoặc mất diện tích thở
• Người bệnh đau do:
– Hạch sưng to.
– Đau ngực, ho ra đờm do viêm nhu mô phổi nhuyễn hóa.
– Đau thể xác do rối loạn thần kinh cảm giác.

• Dinh dưỡng không đáp ứng đủ nhu cầu do ỉa chảy, do chán ăn, do nhiễm khuẩn
• Người bệnh rối loạn giấc ngủ do lo lắng, do trầm cảm, do mặc cảm về thay đổi
ngoại hình, tiên lượng bệnh xấu…
• Nguy cơ nhiễm khuẩn do tổn thương da
• Người bệnh bị nôn, tiêu chảy do nhiễm khuẩn đường tiêu hoá.
• Người bệnh thiếu hiểu biết về sự lan truyền bệnh, phòng bệnh và chế độ chăm
sóc.


Lập kế hoạch Cs









Làm giảm sốt hoặc hết sốt cho người bệnh

Cải thiện khả năng hô hấp cho người bệnh
Làm giảm đau, tăng sức chịu đựng cho người bệnh
Đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho người bệnh
Cải thiện tinh thần cho người bệnh
Chăm sóc tổn thương da, niêm mạc cho người bệnh
Chăm sóc người bệnh khi bị nôn, tiêu chảy.
Cung cấp các kiến thức về sự lan truyền bệnh, chế độ
điều trị và chăm sóc cho người bệnh.


Thực hiện KHCS
• Động viên, giải thích cho người bệnh an tâm điều trị, bên
cạnh đó cần sự phối hợp động viên của người thân, người lớn
tuổi có uy tín đặc biệt là người cùng cảnh ngộ.
• Áo quần thay ra để vào túi riêng, ngâm nước Javel 1% trong
20 phút trước khi giặt. Người giặt phải dùng găng tay cho tới
khi phơi xong. Quần áo không dùng lại thì đốt hoặc ngâm
nước Javel 1% sau 20 phút rồi mới bỏ vào thùng rác.
• + Giặt riêng rẽ với các quần áo của người khác trong gia đình.
+ Giặt bằng xà phòng, vắt khô, gấp và là như bình thường.
• Cung cấp kiến thức về đường lây, cách phòng lây lan
• Tư vấn tuân thủ thuốc lao và ARV


Phân tích tình huống
Một người bệnh có tiền sử điều trị lao 2
lần, lần này vào viện trong tình trạng ho ra
máu số lượng 150ml/24h kèm theo khó
thở, đau ngực và sốt cao 390C. Người
bệnh cao 1m62 nặng 41kg . Anh chị hãy

đưa ra các chẩn đoán chăm sóc có thể có
ở người bệnh này?


Trả lời
• Các chẩn đoán chăm sóc:
+ Người bệnh ho ra máu thể vừa do vỡ mạch Rasmusseen hoặc
hạch lao vôi hóa thành mạch.
+ Người bệnh khó thở do tăng tiết đờm, xơ hóa phổi
+ Người bệnh sốt cao do nhiễm khuẩn
+ Người bệnh đau ngực do tổn thương viêm nhu mô phổi nhuyễn
hóa
+ Người bệnh gầy, suy kiệt do dinh dưỡng không đáp ứng nhu
cầu cơ thể
+ Nguy cơ người bệnh kháng thuốc lao hoặc không tuân thủ điều
trị do điều trị lao tái phát lần 2.


Phân tích tình huống
Người bệnh nam 60 tuổi xuất hiện ho khạc
đờm dây máu trước khi vào viện 1 tuần
kèm theo sốt nhẹ (gai rét dọc sống lưng)
đau ngực trái, đau tăng sau khi ho, chụp
Xquang phổi trái có hình ảnh hang lao cạnh
rốn phổi, tiền sử nghiện thuốc lào trên 20
năm. Anh chị hãy đưa ra các chẩn đoán
chăm sóc trên người bệnh này?


trả lời

• Các chẩn đoán:
• Người bệnh ho khạc đờm có máu, đau ngực (số
lượng ít) do viêm nhu mô phổi nhuyễn hóa
• Người bệnh sốt nhẹ kéo dài do nhiễm khuẩn lao
• Nguy cơ ho ra máu sét đánh trong quá trình
điều trị do có hang lao cạnh rốn phổi phải.
• Nguy cơ không tuân thủ điều trị do tuổi cao,
nghiện thuốc lào lâu năm


Phân tích tình huống
Một người bệnh 55 tuổi lao phổi soi đờm
trực tiếp có vi khuẩn lao trong đờm, có
biểu hiện ho ra máu số lượng ít, dai dẳng,
chụp Xquang có hang lao ở gần rốn phổi
phải, đang điều trị lao phác đồ I ngày thứ 5.
Anh chị hãy đưa ra các chẩn đoán chăm sóc
có thể có ở người bệnh này?


Trả lời
• Các chẩn đoán chăm sóc có thể có ở người bệnh:
+ Người bệnh ho khạc đờm lẫn máu do viêm nhuyễn hóa
tổ chức phổi
+ Nguy cơ ho ra máu số lượng nhiều (ho ra máu sét đánh)
do có hang lao nằm cạnh rốn phổi phải
+ Nguy cơ lây lan cao cho cộng đồng do vi khuẩn lao trong
đờm (+) và trong thời gian nguy hiểm của nguồn lây.
+ Khả năng đáp ứng thuốc của người bệnh chậm và xảy ra
tác dụng phụ của thuốc lao do tuổi cao, có vi khuẩn lao

trong đờm, ho ra máu kéo dài.


CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH LAO TẠI
CỘNG ĐỒNG


Phổ biến kiến thức
• Dấu hiệu nghi lao
• Bệnh lao điều trị được, miễn phí
• Các biện pháp phòng lao trong cộng đồng
• Tự phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh lao


Công việc chăm sóc tại cộng đồng
– Lập kế hoạch chăm sóc cho từng người bệnh lao.
– Hướng dẫn người bệnh lao thực hiện các chỉ định của thầy thuốc.
– Người bệnh lao chữa đúng phác đồ, đúng liều lượng, đúng
nguyên tắc.
– Thường xuyên báo cáo lên tuyến trên về diễn biến lâm sàng của
người bệnh lao.
– Thường xuyên đi thăm người bệnh tại nhà.
– Hướng dẫn người bệnh lao phục hồi chức năng sau điều trị (chức
năng thở, vận động khớp, thần kinh…)
– Giải thích cho người bệnh lao không phải mặc cảm với bệnh tật,
nên đưa thân nhân của gia đình mình đi khám sức khoẻ định kỳ
đặc biệt là trẻ em.


Theo dõi người bệnh

• Theo dõi xét nghiệm đờm.
– Số mẫu đờm theo dõi: 1mẫu/1lần.
– Số lần theo dõi trong quá trình điều trị:
• Đối với người lao phổi AFB(+), nếu phác đồ 6 tháng xét
nghiệm đờm vào cuối tháng thứ 2, 5 và 6. Nếu phác đồ 8
tháng xét nghiệm đờm vào cuối tháng thứ 3, 5 và 7.
• Đối với lao phổi AFB(-) xét nghiệm đờm vào cuối tháng
thứ 2 và 5.

• Theo dõi khác
– Theo dõi diễn biến người bệnh
– Theo dõi tai biến do dùng thuốc lao


Đánh giá tình hình bệnh lao
• Khỏi lao.
• Hoàn thành điều trị
• Thất bại
• Chuyển:
• Bỏ chữa bệnh
• Chết




×