Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Bình luận và phân tích những thách đố đối với việt nam khi hội nhập vào cộng đồng kinh doanh thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.88 KB, 7 trang )

BÌNH LUẬN VÀ PHÂN TÍCH NHỮNG THÁCH ĐỐ ĐỐI VỚI VIỆT
NAM KHI HỘI NHẬP VÀO CỘNG ĐỒNG KINH DOANH THẾ GIỚI.

Ngày 7-11-2006, tại Geneve (Thụy Sĩ) đã diễn ra Lễ ký Nghị định thư về
việc VN được chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Sự
kiện này mở ra cơ hội mới cho sự phát triển của Việt Nam và cả những thách
thức cần phải vượt qua khi được tham gia vào tổ chức thương mại lớn nhất toàn
cầu 150 nước (tính tới thời điểm 2006).
Bất kì một Quốc Gia nào khi tham gia vào các tổ chức kinh tế trong khu
vực cũng như trên thế giới đều phải tuân thủ theo những nguyên tắc của các tổ
chức đó nói riêng và nguyên tắc của hội nhập kinh tế quốc tế nói chung: như
không phân biệt đối xử giữa các quốc gia (về tín ngưỡng tôn giáo, văn hóa, cạnh
tranh công bằng... ) từng tổ chức đều có những nguyên tắc riêng của tổ chức đó.
Trong thời đại ngày nay, mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế đã và đang là 1 trong
những vẫn đề thời sự đối với hầu hết các nước. Nước nào đóng cửa với thế giới
là đi ngược xu thế chung của thời đại, khó tránh khỏi rơi vào lạc hậu và sẽ khó
phát triển. Hội nhập Kinh tế thế giới sẽ tiếp cận với những tiến bộ trên nhiều
lĩnh vực như về khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ truyền thông và tin
học
Về thương mại: Từ 10 năm 2000-2010 tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước
trung bình là 7% năm. ( )
Về phương diện văn hóa: Gia nhập tổ chức WTO thì rất nhiều quốc gia sẽ vào
tham gia phát triển kinh doanh trên lãnh thổ của chúng ta. Khi đó trong 1 công
ty sẽ có nhiều nhân viên đa chủng tộc cùng làm việc. Qua những chuyển biến
thì việc hội nhập thế này luôn xảy ra và chúng ta sẽ tiếp cận được nhiều phong


cách sống về văn hóa, con người của các nước tham gia và đâu tư....Khi hội
nhập WTO, Việt Nam mới khai thác hết những nội lực sẵn có của mình để tạo ra
những thuận lợi phát triển kinh tế.
Tiếp cận công nghệ tiên tiến: Gia nhập WTO sẽ được học hỏi và trao đổi kiến


thức kinh nghiệm về kĩ thuật, công nghệ tiên tiến của các nước đi trước để đẩy
nhanh quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá, tạo cơ sở vật chất kĩ thuật cho
công cuộc xây dựng Đất nước. Hội nhập kinh tế quốc tế là con đường để khai
thông thị trường nước ta với khu vực và thế giới, tạo ra môi trường đầu tư hấp
dẫn và có hiệu quả .Trong cạnh tranh quốc tế có thể công nghệ này là cũ đối với
một số nước phát triển, nhưng lại là mới, có hiệu quả tại một nước đang phát
triển như Việt Nam. Do yêu cầu sử dụng lao động của các công nghệ đó cao, có
khả năng tạo nên nhiều việc làm mới. Trong những năm qua, cuộc cách mạng
khoa học kĩ thuật, nhất là công nghệ thông tin và viễn thông phát triển mạnh
làm thay đổi bộ mặt kinh tế thế giới và đã tạo điều kiện để Việt Nam tiếp cận và
phát triển mới này. Sự xuất hiện và đi vào hoạt động của nhiều khu công nghiệp
mới và hiện đại tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Vĩnh Phúc, Đồng Nai, Bình
Dương, Hải Phòng...
Góp phần vào công tác đào tạo đội ngũ cán bộ: Phần lớn cán bộ khoa học kĩ
thuật, cán bộ quản lý, các nhà kinh doanh đã được đào tạo ở trong và ngoài
nước. Bởi mỗi khi liên doanh hay liên kết hay được đầu tư từ nước ngoài thì từ
người lao động đến các nhà quản lý đều được đào tạo tay nghề, trình độ chuyên
môn được nâng cao.
Hội nhập kinh tế quốc tế góp phần duy trì hoà bình ổn định, tạo dựng môi
trường thuận lợi để phát triển kinh tế, nâng cao vị trí Việt Nam trên trường quốc
tế. Đây là thành tựu lớn nhất sau gần một thập niên triển khai các hoạt động hội
nhập.


Với dân số khoảng 86 triệu người, nguồn nhân lực nước ta khá dồi dào được
đánh giá là đất nước có độ tuổi lao động vàng. Hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo
cơ hội để nguồn nhân lực của nước ta khai thông, giao lưu với các nước.

Những cơ hội và thách thức khi hội nhập kinh tế toàn cầu:
Hội nhập kinh doanh toàn cầu có những cơ hội:

Một là: Được tiếp cận thị trường hàng hoá và dịch vụ ở tất cả các nước thành
viên với mức thuế nhập khẩu đã được cắt giảm và các ngành dịch vụ mà các
nước mở cửa theo các Nghị định thư gia nhập của các nước này, không bị phân
biệt đối xử. Điều đó, tạo điều kiện cho chúng ta mở rộng thị trường xuất khẩu
và trong tương lai - với sự lớn mạnh của doanh nghiệp và nền kinh tế nước ta mở rộng kinh doanh dịch vụ ra ngoài biên giới quốc gia. Với một nền kinh tế có
độ mở lớn như nền kinh tế nước ta, kim ngạch xuất khẩu luôn chiếm trên 60%
GDP thì điều này là đặc biệt quan trọng, là yếu tố bảo đảm tăng trưởng.
Hai là: Với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế theo cơ chế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện công khai minh bạch các thiết chế
quản lý theo quy định của WTO, môi trường kinh doanh của nước ta ngày càng
được cải thiện. Đây là tiền đề rất quan trọng để không những phát huy tiềm
năng của các thành phần kinh tế trong nước mà còn thu hút mạnh đầu tư nước
ngoài, qua đó tiếp nhận vốn, công nghệ sản xuất và công nghệ quản lý, thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra công ăn việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao
động, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, bảo đảm tốc độ tăng
trưởng và rút ngắn khoảng cách phát triển.
Thực tế trong những năm qua đã chỉ rõ, cùng với phát huy nội lực, đầu tư nước
ngoài có vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta và xu thế này ngày càng
nổi trội: năm 2006, đầu tư nước ngoài chiếm 37% giá trị sản xuất công nghiệp,


gần 56% kim ngạch xuất khẩu và 15,5% GDP, thu hút hơn một triệu lao động
trực tiếp làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Ba là: Gia nhập WTO chúng ta có được vị thế bình đẳng như các thành viên
khác trong việc hoạch định chính sách thương mại toàn cầu, có cơ hội để đấu
tranh nhằm thiết lập một trật tự kinh tế mới công bằng hơn, hợp lý hơn, có điều
kiện để bảo vệ lợi ích của đất nước, của doanh nghiệp. Đương nhiên kết quả đấu
tranh còn tuỳ thuộc vào thế và lực của ta, vào khả năng tập hợp lực lượng và
năng lực quản lý điều hành của ta.
Bốn là: Mặc dầu chủ trương của chúng ta là chủ động đổi mới, cải cách thể chế

kinh tế ở trong nước để phát huy nội lực và hội nhập với bên ngoài nhưng chính
việc gia nhập WTO, hội nhập vào nền kinh tế thế giới cũng thúc đẩy tiến trình
cải cách trong nước, bảo đảm cho tiến trình cải cách của ta đồng bộ hơn, có hiệu
quả hơn.
Năm là: Cùng với những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử sau 20 năm đổi
mới, việc gia nhập WTO sẽ nâng cao vị thế của ta trên trường quốc tế, tạo điều
kiện cho ta triển khai có hiệu quả đường lối đối ngoại theo phương châm: Việt
Nam mong muốn là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng thế
giới vì hoà bình, hợp tác và phát triển. ( )
Trong khi nhận thức rõ những cơ hội có được do việc gia nhập WTO
mang lại, cần thấy hết những thách thức mà chúng ta phải đối đầu, nhất là trong
điều kiện nước ta là một nước đang phát triển ở trình độ thấp, quản lý nhà nước
còn nhiều yếu kém và bất cập, doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân còn nhỏ bé.
6 thách thức lớn khi Việt Nam gia nhập WTO:
Một là: các nhà máy Việt Nam có chất lượng thấp, kỹ thuật lạc hậu, giá thành
cao, hệ thống phân phối kém, thiếu hiểu biết về hệ thống pháp luật. Khi trở


thành thành viên WTO, ngay lúc đầu giới kinh doanh Việt Nam sẽ mất thị
trường và phải bước vào đoạn điều chỉnh cấp thời.
Hai là: rất nhiều doanh gia Việt Nam không am tường luật lệ và thủ tục (mới)
của WTO. Những luật lệ và thủ tục hiện hành của WTO còn thay đổi nhiều.
Trong bước đầu hội nhập WTO, giới kinh doanh Việt Nam gặp phải những cạnh
tranh rất gay gắt vì giới quản lý cũng như nhân viên phải cấp kỳ lãnh hội cách
làm ăn mới để thích hợp với thương trường WTO. Nhiều nguy cơ thua đậm
trong những vụ tranh chấp pháp lý.
Ba là: sự thay đổi trong luật lệ kinh doanh là thử thách lớn cho khu vực dịch vụ
Việt Nam, không có vốn, không có công nghệ, và cũng chẳng có kinh nghiệm
so với các đối thủ quốc tế. Hệ thống phân phối hàng hóa trong nội địa của Việt
nam sẽ gặp phải những cạnh tranh mãnh liệt của những công ty nước ngoài.

Bốn là: tất cả những xí nghiệp nội địa phải cạnh tranh ở mức cao hơn. Các xí
nghiệp này phải tự chỉnh đốn để sản xuất hàng chất lượng và có dịch vụ tốt hơn,
hay phá sản. Những khu vực yếu kém trong cạnh tranh như dịch vụ, sản xuất sắt
thép, lắp ráp xe hơi và nông nghiệp sẽ bị đe dọa trầm trọng. Khu vực trước đây
thuộc độc quyền kinh doanh của nhà nước như điện lực, viễn thông, sẽ bị áp lực
nặng nề để mở cửa cho tư doanh. Nhiều công ty Việt Nam có khả năng bị công
ty ngoại quốc nuốt chửng.
Năm là: sự phá sản của công ty nội địa làm tăng nạn thất nghiệp và gây bất ổn
định trong xã hội. Mặt khác, ngay cả nguồn vốn đầu tư nước ngoài có khả năng,
trong vài trường hợp, đưa đến tình trạng tài chính bất ổn định.
Sáu là: sự thay đổi quá nhanh của nền kinh tế sẽ tiếp tục làm môi trường bị
xuống cấp.


(TS Carl Thayer, Giám đốc Diễn đàn Nghiên cứu Quốc phòng của ĐH New
SouthWales(UNSW))nguồn( />oi_mat_voi_6_thach_thuc-3-21283714.html)
Như vậy, gia nhập Tổ chức thương mại thế giới(WTO) là hội nhập kinh tế
quốc tế vừa có cơ hội lớn, vừa phải đối đầu với thách thức không nhỏ. Cơ hội tự
nó không biến thành lực lượng vật chất trên thị trường mà tuỳ thuộc vào khả
năng tận dụng cơ hội của chúng ta. Thách thức tuy là sức ép trực tiếp nhưng tác
động của nó đến đâu còn tuỳ thuộc vào nỗ lực vươn lên của chúng ta.
Cơ hội và thách thức không phải “nhất thành bất biến” mà luôn vận động,
chuyển hoá và thách thức đối với ngành này có thể là cơ hội cho ngành khác
phát triển. Tận dụng được cơ hội sẽ tạo ra thế và lực mới để vượt qua và đẩy lùi
thách thức, tạo ra cơ hội mới lớn hơn. Ngược lại, không tận dụng được cơ hội,
thách thức sẽ lấn át, cơ hội sẽ mất đi, thách thức sẽ chuyển thành những khó
khăn dài hạn rất khó khắc phục. Ở đây, nhân tố chủ quan, nội lực của đất nước,
tinh thần tự lực tự cường của toàn dân tộc là quyết định nhất.
Chúng ta cũng không quên rằng khi hội nhập kinh doanh cùng thế giới thì nền
văn hóa trong kinh doanh cũng rất quan trọng. Mỗi dân tộc đều có 1 nền văn

hóa riêng của dân tộc đó, vì vậy sự hiểu biết các nền văn hóa của các dân tộc là
rất cần thiết khi chúng ta tiếp xúc và làm việc chung nhằm đem lại hiệu quả cao
nhấp trong công việc.
Quá trình chuyển biến tích cực trong cạnh tranh và hội nhập kinh tế những năm
vừa qua, cùng với kinh nghiệm và kết quả của nhiều nước gia nhập Tổ chức
thương mại thế giới trước ta, cho chúng ta niềm tin vững chắc rằng: Chúng ta
hoàn toàn có thể tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức. Có thể có một số doanh
nghiệp khó khăn, thậm chí lâm vào cảnh phá sản nhưng phần lớn các doanh
nghiệp sẽ trụ vững và vươn lên, nhiều doanh nghiệp mới sẽ tham gia thị trường


và toàn bộ nền kinh tế sẽ phát triển theo mục tiêu và định hướng của chúng ta
khi gia nhập WTO.



×