Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

CON ĐƯỜNG TOÀN cầu hóa PHẢI CHĂNG là CON ĐƯỜNG DUY NHẤT của THẾ GIỚI KINH DOANH NHƯ tác GIẢ THẾ GIỚI PHẲNG đã NHẬN ĐỊNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.5 KB, 7 trang )

CON ĐƯỜNG TOÀN CẦU HÓA PHẢI CHĂNG LÀ CON ĐƯỜNG DUY
NHẤT CỦA THẾ GIỚI KINH DOANH NHƯ TÁC GIẢ THẾ GIỚI PHẲNG
ĐÃ NHẬN ĐỊNH?

Trong quyển sách Thế Giới Phẳng, tác giả Thomas Friedman cho rằng toàn cầu
hóa là con đường duy nhất của thế giới kinh doanh. Quan điểm này được rất nhiều
người ủng hộ. “Phẳng” với ý nghĩa quá trình toàn cầu hóa kinh tế kéo theo toàn
cầu hóa mọi mặt của xã hội loài người trên hành tinh nầy đi vào “luật chơi”
chung .
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đã tóm tắt 10 nhân tố làm cho thế giới “phẳng”, là:
- Sau sự kiện bức tường Berlin bị phá bỏ, bước đầu để mọi người có thể nghĩ thế
giới như là một cộng đồng chung, một thị trường chung và một nền sinh thái
chung.
- Sự ra đời của mạng toàn cầu www, giá trị của khả năng số hóa thông tin khiến
cho mọi người muốn số hóa mọi thứ.
- Sự đột phá trong xử lý công việc nhờ kết hợp giữa máy tính cá nhân và email
thúc đẩy giao dịch điện tử ngày càng phát triển.
- Sự phát triển phần mềm dựa trên cộng đồng đã trở thành hoạt động kinh doanh
đầy tiềm năng.
- Khả năng tận dụng nguồn lao động có kỹ thuật cao và rẻ tiền, lại lệch múi giờ
của các nước đang phát triển để thực hiện một số công đoạn cần thiềt và sau đó
gắn vào dây chuyền của mình.
- Quá trình chuyển cơ sở sản xuất đến các quốc gia có lực lượng lao động vừa
đông, vừa rẻ, lại có thị trường tiêu thụ lớn.


-Tạo ra chuỗi cửa hàng cung cấp toàn cầu mang đến cho khách hàng những sản
phẩm tốt nhất, nhưng với giá thấp nhất.
- Đồng bộ hoá thế giới nhờ thuê bao bên ngoài làm.
- Có thể tìm thấy bất cứ câu trả lời nào nhờ tìm kiếm trên các trang web mang
chức năng của những công cụ tìm, kiếm khổng lồ như Google, Yahoo, MSN,


TiVo… Đó là một xu thế mới của Internet - xu thế tự phục vụ!
- Những tiến bộ của các phương tiện không dây truyền đạt thông tin.
Tuy nhiên, cũng có những ý kiến trái ngược lại.
Theo tiến sĩ Pankaj Ghemawat của Trường kinh doanh Harvard thì: Những nhà
quản l‎ý tin tưởng vào sự thổi phồng về một thế giới phẳng đã phải gánh chịu
nhiều sự rủi ro nguy hiểm bởi chính sự tin tưởng ấy.
Để minh chứng cho nhận định của mỉnh, ông chỉ ra:
Một vài dấu hiệu toàn cầu hóa không tăng lên nhanh chóng như nhiều chuyên gia
đã nhận định.
Các công ty đa quốc gia thành công (Toyota và Wal-Mart) là những công ty hiểu
rõ họ cần giải quyết thế nào với vấn đề khoảng cách một cách chiến lược.
Cũng theo Pankaj Ghemawat, thì : Biên giới quốc gia vẫn l‎à vấn đề quan trọng
đối với các nhà hoạch định chiến l‎ược kinh doanh. Ông đã nhóm những điểm khác
biệt thành bốn lĩnh vực phân chia ranh giới, gồm
- Những khác biệt liên quan đến văn hóa (ngôn ngữ, trang phục, tôn giáo, tính
cách sắc tộc...).
- Những khác biệt liên quan đến hành chính/chính trị (luật pháp, các khối thương
mại, tiền tệ, những ràng buộc của chế độ thực dân...).
- Những khác biệt liên quan đến địa lý (khoảng cách tự nhiên, sự thiếu hụt ranh
giới đất liền, múi giờ, khí hậu...).


- Những khác biệt liên quan đến kinh tế (mức thu nhập, chi phí của các nguồn tài
nguyên thiên nhiên, nguồn tài chính, nguồn lực con người, cơ sở hạ tầng, thông
tin...).
Về gốc độ văn hóa, dựa theo mô hình HOFSTEDE, chúng ta phân tích các yếu tố
quan trọng để so sánh văn hóa các quốc gia.
1. Văn hóa NAM TÍNH/NỮ TÍNH:
- Văn hóa NAM TÍNH coi trọng tính độc lập, tính chiến đấu và có sự phân định
rõ ràng vai trò giữa nam và nữ.

- Văn hóa NỮ TÍNH chú trọng mối quan hệ kết nối, chủ trương hòa bình, bình
đẳng hơn vai trò giữa nam và nữ.
Văn hóa Nam/Nữ tính đề cập đến việc xã hội gắn kết và đề cao vai trò truyền
thống của nam và nữ ra sao. Quốc gia có văn hóa Nam tính(MAS) cao là những
nơi nam giới được trông đợi phải là trụ cột, quyết đoán và mạnh mẽ còn phụ nữ sẽ
không được giao trọng cách và công việc vốn thuộc về nam giới. Ngược lại, xã hội
có MAS thấp không đảo ngược vai trò giới tính mà chỉ đơn giản là làm mờ vai trò
của nó.Một số quốc gia các chỉ số MAS cao như: Mỹ, Nhật; ngược lại một số nước
có chỉ số MAS thấp như Bắc Âu.
Nếu lấy mô hình quốc gia có MAS cao sử dụng cho quốc gia có MAS thấp, và
ngược lại, thì sẽ xảy ra xung đột trong xã hội .Ví dụ, Nhật có chỉ số MAS là 95,
còn Thụy điển là 5. Vì vậy, muốn thành công hơn khi mở văn phòng tại Nhật thì
nên chỉ định nhân viên nam dẫn dắt nhóm và lực lượng nam giới áp đảo trong
nhóm. Ngược lại, ở Thụy Điển nên thành lập nhóm dựa trên kỹ năng chứ không
phải là giới tính.
2. Khoảng cách quyền l‎ực (PD):
Khoảng cách quyền lực là “độ dài” của người có quyền cao nhất và người có
quyền thấp nhất trong xã hội. Kích thước này nói lên mức độ bất bình đẳng đã tồn


tại giữa những người có và không có quyền lực trong xã hội (nhưng được chấp
nhận!). PD cao đồng nghĩa với việc xã hội chấp nhận sự phân phối không công
bằng về quyền lực và mọi người đều hiểu vị trí của mình trong xã hội. Còn PD
thấp có nghĩa là quyền lực được chia sẻ và được phân tán đồng đều trong xã hội và
mọi thành viên trong xã hội xem mình bình đẳng với người khác.
Một số quốc gia các chỉ số MAS cao như: Trung Quốc, Nhật; ngược lại một số
nước có chỉ số MAS thấp như Bắc Âu.Việt Nam và một số nước chấu Á nói chung
có chỉ số PD cao; ở Mỹ, chỉ số nầy tương đối thấp, và thấp nhất là ở Bắc Âu.
Riêng ở Nhật thì mang tính hỗn hợp, thể hiện:
- Trong các cuộc họp, người có vị trí cáo nhất ngồi ở vị trí sâu nhất, quan sát

được những người khác ra vào.
- Những sáng kiến cải tiến bắt đầu từ nhóm làm việc thấp nhất, lãnh đạo công ty
chỉ là người phê duyệt cuối cùng để thực hiện.
Tuy nhiên, khoảng cách nầy cao hay thấp chưa thể hiện tính tích cực hay tiêu cực
mà phải kết hợp với các yếu tố khác nhau. Ví dụ như Malaysia (PD:104), nhân
viên chỉ được gởi báo cáo cho đội ngũ quản lý cấp cao và chỉ vài lãnh đạo cấp cao
có quyền lực mới được tham gia vào các cuộc họp kín. Điều nầy phù hợp ở
Malaysia nhưng không phù hợp ở Mỹ.
3. Giao tiếp:
Giao tiếp là quá trình củng cố để đưa cá nhân hội nhập vào cộng đồng.
Mục tiêu của giao tiếp là nhằm đạt được điều mình mong muốn và tạo ra ấn
tượng tối ưu.
Theo thống kê của các nhà nghiên cứu, việc giao tiếp bằng ngôn ngữ chỉ chiếm
7%, còn lại là các kiểu giao tiếp phi ngôn ngữ. Mỗi quốc gia (hoặc nhóm quốc gia)
có nền văn hóa khác nhau thì cách giao tiếp cũng khác nhau. Ví dụ , khi giao tiếp


với người Mỹ, việc nhìn thẳng và mắt họ là biểu hiện sự tôn trọng, chân thật;
ngược lại, ở Trung quốc thì đây là điều kiêng kỵ.
Các quốc gia thích mối quan hệ giao dịch thì ngôn ngữ rõ ràng, ngắn gọn và có
xu hướng sử dụng kiểu giao tiếp phi ngôn ngữ nhiều hơn. Ngược lại, các quốc gia
coi trọng mối quan hệ giữa người và người thì sử dụng ngôn từ rất tao nhã, đầy ẩn
dụ trong khi giao tiếp phi ngôn ngữ có chiều hướng ít hơn.
Một vài ví dụ trong đàm phán kinh doanh:
- Khi đầu tư vào Trung quốc phải hiểu về Guanxi. Guanxi có nghĩa là quan hệ
nhưng hàm ý cao hơn các quan hệ thông thường. Nó có sức mạnh rất lớn
trong văn hóa Trung quốc, giúp đỡ đối tác, ban ơn cho nhau và dĩ nhiên ở
chừng mực nào đó cũng nhận được trả ơn. Hiểu rõ về Guanxi trong kinh
doanh là vấn đề rất cần thiết trong việc xây dựng quan hệ có lợi tại Trung
quốc.

- Đàm phán với đối tác Mỹ thì cần nhanh chóng đi thẳng vào vấn đề vì đây là
mối quan hệ giữa 2 đối tác với nhau, còn quan hệ cá nhân không được quan
tâm lắm.
- Đàm phán với đối tác Brazil cần phải qua nhiều vòng. Lần đầu tiên gặp ở địa
điểm không phải là văn phòng công ty. Sau đó có bữa ăn cùng nhau. Địa điểm
và sự thịnh soạn của bữa ăn thể hiện sự tin cậy để hợp tác. Lần đàm phán sau
đó sẽ diễn ra tại công ty. Quá trình đàm phán tránh dồn ép đối tác; làm việc dễ
trước, khó sau. Trong khi đàm phán, hai bên trao đổi thoải mái nhưng kết quả
đàm phán thể hiện trong văn bản. Do vậy, phải kiểm tra văn bản thật kỹ lưỡng
trước khi ký kết.
- Đàm phán với đối tác Tây Ban nha cần phải xây dựng quan hệ trước bởi quan
hệ kinh doanh là quan hệ cá nhân. Họ đã đàm phán khi đã tin tưởng vào đối
tác. Nếu có bên thứ ba giới thiệu thì công việc được thuận lợi hơn. Nên tránh
chỉ trích trong lúc đàm phán.
4. Thái độ chấp nhận rủi ro:


Sự bất định là những sự việc không biết trước sẽ xảy trong tương lai được hiểu
là rủi ro.
- Theo quan điểm của bảo hiểm, họ chỉ chấp nhận rủi ro thuần túy: sự việc xảy
ra không biết trước được và khi đã xảy ra thì chỉ mang lại thiệt hại.
- Theo quan điểm của tài chính, rủi ro là độ lệch chuẩn. Do vậy, độ lệch này có
thể âm (-) hoặc dương (+) so với chuẩn.
Các nước có nền văn hóa khác nhau sẽ có cách chấp nhận rủi ro khác nhau.
Người Mỹ ít chấp nhận rủi ro. Họ luôn kế hoạch thật chi tiết, ví dụ mỗi quả bom
thả xuống miền Bắc Việt Nam trước đây được duyệt trước đó 01 năm. Do vậy, khi
làm việc họ luôn lập kế hoạch chi tiết và trong hợp đồng họ đã dự liệu các tình
huống có thể xảy ra rủi ro và cách xử lý. Ngược lại, người Việt Nam có thái độ
chấp nhận rủi ro cao hơn. Do vậy, các kế hoạch thường ít chu đáo hơn, hợp đồng ít
nêu tất cả các trường hợp xử lý và phần nào còn tin nhau theo cảm tính.

Điều gì xảy ra khi một người mang phong cách Việt Nam lãnh đạo công ty Mỹ?
5. Thái độ né tránh sự bấp bênh:
Thể hiện thái độ lo lắng của các thành viên trong tổ chức về những tình huống
không chắc chắn hoặc không biết. Một số quốc gia luôn tránh xa những tình huống
không rõ ràng, xã hội được điều chỉnh bằng các qui tắc, trật tự. Ngược lại, một số
quốc gia thích hưởng ứng sự kiện mới và các giá trị khác biệt.
Chấp nhận sự thay đổi thể hiện lòng tin của con người có thể kiểm soát được đời
sống và số mệnh của mình đến mức nào; mức độ thoải mái trước các thay đổi, các
rủi ro. Chúng ta xem các thay đổi sẽ mang đến những cơ hội hay rủi ro cần phải
tránh.
Việt Nam thuộc nhóm ghét thay đổi, trong khi nhóm các nước chấp nhận thay đổi
cao nhất là Úc và Canada.
Tóm lại, nhìn từ góc độ văn hóa thì thế giới không phẳng .


Kết luận:
Từ những phân tích trên, bản thân cho rằng thế giới không phẳng. Do vậy, toàn
cầu hóa không phải là con đường duy nhất của thế giới kinh doanh./.

Ghi chú: Bài làm có tham khảo , trích dẫn từ các nguồn :
- Sách QUẢN TRỊ XUYÊN VĂN HÓA của Charlene M.Solomon và Michael
S.Shell,
- Trang mạng: www.15phut.vn , www.Green-vietnam.com



×