Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Phân tích những yếu tố kỹ năng và tố chất của những nhà lãnh đạo –nhà quản trị thành công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.9 KB, 25 trang )

PHÂN TÍCH NHỮNG YẾU TỐ - KỸ NĂNG VÀ TỐ
CHẤT CỦA NHỮNG NHÀ LÃNH ĐẠO –NHÀ QUẢN
TRỊ THÀNH CÔNG
Nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập, sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.
bằng việc gia nhập WTO (The World Trade Organization) và các tổ chức lớn
khác APEC(Asia Pacific Economic Cooperation), ASEM(Asia-Europe Meeting )
…đã mở ra cho Việt Nam những cơ hội, và thách thức.
Để đạt được thành tựu kinh tế & chính trị to lớn của đất nước không thể không
kể đến sự đóng góp to lớn của Chính Phủ và các Bộ ngành và các tổ chức kinh tế
khác : Các tập đoàn, các Tổng công ty, các công ty liên doanh cũng như các công
ty nước ngoài tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào nền kinh tế việt nam.
Có được sự thành công này không thể không nói đến sự đóng góp to lớn đầy
trách nhiệm của các cá nhân trong tổ chức, trong đó có thành tích xuất sắc của
các nhà lãnh đạo các tổ chức đó , những nhà lãnh đạo tài năng, “ những chiến sỹ
thời bình” trong sự nghiệp phát triển kinh tế & chính tri . Như vậy đâu là yếu tố
dẫn đến những thành công của những nhà lãnh đạo này? Phải chăng chính là nhờ
có những tố chất, năng lực, lòng tin và kỹ năng của những nhà lãnh đạo tài ba
đó?
Để đi sâu vào nội dung này trước tiên tôi muốn nói đến tố chất và kỹ năng cần có
của người lãnh đạo;
1. Là người nhìn xa, trông rộng:
2. Là người giải quyết vấn đề:
3. Là người xây dựng tập thể:
4. Là một nhà quản lý giỏi:
5. Là một người truyền đạt: lắng nghe tốt, nói tốt, viết tốt, phỏng vấn tốt, biết
cách huấn luyện người khác tốt.
6. Là một người kiên định.
7. Là một người có lương tâm:
Kỹ năng lãnh đạo là sự kết hợp của ít nhất 3 yếu tố:
1. Khả năng nhận thức động lực thúc đẩy con người ở những hoàn cảnh, điều
kiện, không gian, và thời gian khác nhau.


2. Khả năng khích lệ: tạo sức hấp dẫn và sức cuốn hút để tạo lòng trung
thành, sự tận tâm và ước muốn mạnh mẽ làm theo nhà quản lý.
3. Phong cách và bầu không khí mà nhà quản lý tạo ra.


• Tố chất
- Là người nhìn xa, trông rộng
Phát hiện và tạo vận mệnh cho tổ chức mà người đó lãnh đạo và phải biết
cách truyền tầm nhìn xa đó cho những người đi theo dưới quyền. Để một
tổ chức có hướng đi đúng đắn là kim chỉ nam cho sự phát triển của mình
thì không thể thiếu yếu tố tầm nhìn. Tầm nhìn cũng phản ánh ước mơ,
định hướng lâu dài của nhà lãnh đạo muốn hướng tổ chức phát triển đến
đâu và như thế nào, sự thành bại của một tổ chức cũng từ những tầm nhìn,
óc sáng tạo cũng như sự quyết đoán của nhà lãnh đạo. Bởi trong nền kinh
tế hội nhập ngày nay, với sự thay đổi nhanh chóng của các xu hướng,
nguồn lực thì đòi hỏi nhà lãnh đạo phải có những tầm nhìn chiến lược, nhờ
có óc sáng tạo nó sẽ như một công cụ hữu ích để nhà lãnh đạo đưa ra được
những chiến lược kinh doanh tối ưu, xác định rõ những khó khăn, và thách
thức, thuận lợi bên trong lẫn bên ngoài từ đó chủ động có những chiến
lược điều chỉnh kịp thời. Bên cạnh đó sự quyết đoán của nhà lãnh đạo
trong việc đưa ra các chiến lược sẽ đưa doanh nghiệp vào thế chủ động,
đối phó được với tình hình thay đổi, biến động của thị trường.
- Là người giải quyết vấn đề:
Khi gặp phải những vấn đề khó khăn chưa gặp phải bao giờ, người lãnh
đạo bao giờ cũng phải biết phân tích tình huống, nhận diện vấn đề, tìm ra
cốt lõi vấn đề cần xử lý ở đâu cũng như nhận biết được điểm mạnh điểm
yếu của bản thân tổ chức mình đề từ đó có hướng giải quyết phù hợp. Nếu
không có kỹ năng phân tích người lãnh đạo sẽ dễ dàng có những quyết
định theo cảm tính nhiều khi gây ra hậu quả khôn lường cho tổ chức của
mình. Kỹ năng phân tích cũng bao gồm cả dự báo tình huống tốt xấu, từ

đó có những phương án dự phòng tốt nhất cho tổ chức mình.
Nhận biết những vấn đề nảy sinh trong tổ chức, doanh nghiệp. Sẵn sàng
đối mặt với tư cách là người lãnh đạo, áp dụng nhiều cách tiếp cận khác
nhau để giải quyết
Chính vì là người cầm cân nảy mực nên nhà lãnh đạo luôn phải thật tỉnh
táo và giải quyết mọi vấn đề ngay khi nó vừa phát sinh. Không có gì giết


chết tinh thần đồng đội nhanh hơn là việc để cho mâu thuẫn tồn tại trong
tập thể. Các mối xung đột cá nhân hay bất đồng quan điểm xung quanh
hiệu suất và kết quả lao động…Tất cả đều cần đến sự đánh giá và phán
quyết cuối cùng của nhà lãnh đạo. Vì vậy, hãy giải quyết mọi vấn đề một
cách

linh

hoạt

nhất.

Mọi vấn đề phát sinh trong tổ chức, dù là nhỏ nhất, cũng không bao giờ tự
biến mất mà luôn cần có sự giải quyết triệt để. Nếu bạn không làm được
như vậy, vấn đề nhỏ sẽ càng thêm dai dẳng và phát triển thành vấn đề lớn
hơn. Trong trường hợp đó, bạn chỉ còn 2 lựa chọn : hoặc là giải quyết vấn
đề hoặc là giải thể công ty (tổ chức).
- Là người xây dựng tập thể:
Mang người khác lại với nhau để tạo nên một tập thể và giúp họ phát huy
hết tài năng và cá tính của mình. Cần xây dựng quy tắc hoạt động cho cả
nhóm và tiếp thu các ý kiến phản hồi để xây dựng tập thể ngày một tốt
hơn.

- Là một nhà quản lý giỏi:
Để trở thành một nhà lãnh đạo thành công thì kỹ năng cần thiết cho nhà
lãnh đạo đó là phải có kỹ năng quản lý và lập kế hoạch, điều hành theo kế
hoạch và phải có tính khoa học cao. Bởi khi đã vạch ra tầm nhìn chiến
lược thì bước tiếp theo của nhà lãnh đạo là phải lập kế hoạch theo lộ trình,
từ khái quát đến cụ thể để từng bước đạt được mục tiêu của mình. Trong
quá trình thực hiện kế hoạch đã đề ra thì không thể thiếu sự quản lý đối
với các cá nhân, các nhóm và các nguồn lực khác để thực hiện đúng theo
mục tiêu đã đề ra, trường hợp các cá nhân, các nhóm có đi chệch so với
mục tiêu ban đầu thì nhờ có sự quản lý sát sao của mình các nhà lãnh đạo
sẽ chỉ dẫn hướng cho họ đi đúng con đường đã lựa chọn.
Lãnh đạo giỏi phải là người biết quản lý thời gian (sắp xếp và phân bố
thời gian), quản lý con người, quản lý cảm xúc (khả năng kìm nén sự cáu
giận), quản lý sự căng thẳng (giảm sự căng thẳng do áp lực công việc).
- Là một người truyền đạt:
Người lãnh đạo giỏi là người phải biết truyền cảm hứng nhiệt huyết cũng
như gây ảnh hưởng cho mọi người. Những nhà lãnh đạo có khả năng


truyền nhiệt huyết cho cấp dưới họ sẽ có thuyết phục mọi người nghe theo
mình theo một cách rất tự nhiên và họ không có thói quen áp đặt hay
cưỡng ép nhân viên làm theo ý mình. Họ thường khuyến khích nhân viên
làm việc tận tâm với công việc như bản thân mình, làm cho nhân viên yêu
thích công việc của họ và sẵn sàng phấn đấu vì mục tiêu chung của tổ
chức.
lắng nghe tốt, nói tốt, viết tốt, phỏng vấn tốt, biết cách huấn luyện người
khác tốt.
- Là một người kiên định:
Kiên định không phải là bướng bỉnh, ngang tàng và nhất định không phải
là ngông cuồng. Tính kiên định hàm chứa một lý tưởng mà người lãnh đạo

và điều hành nhận lãnh như một sứ mệnh để phục vụ doanh nghiệp, tổ
chức, tập thể mà mình là người đứng đầu.
- Là một người có lương tâm.
Lương tâm có thể nói vắn tắt là sống có đạo, đạo ở đây là đạo trời, đạo sư,
đạo cha mẹ…Đây là một tư tưởng thấm nhuần trong nền văn hóa của nhân
loại.
• Kỹ năng:
- Khả năng nhận thức động lực thúc đẩy con người ở những hoàn
cảnh, điều kiện, không gian, và thời gian khác nhau
Trong nền kinh tế tri thức, khi giá trị sản phẩm hơn 80% là hàm lượng
chất xám, tài sản nguồn nhân lực càng được đặt vào một vị trí quan
trọng.Thúc đẩy người lao động làm việc hiệu quả là vấn đề hết sức quan
trọng trong các tổ chức. Người lao động làm việc nhiệt tình, năng suất và
hiệu quả công việc cao thì các mục tiêu của tổ chức sẽ dễ dàng đạt được
hơn, từ đó tạo thuận lợi không ngừng phát triển. Phát huy nguồn nhân lực
bằng động lực thúc đẩy, bài viết dựa trên các lập luận góp phần phát huy
nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền
vững.
- Khả năng khích lệ: tạo sức hấp dẫn và sức cuốn hút để tạo lòng
trung thành, sự tận tâm và ước muốn mạnh mẽ làm theo nhà quản
lý:


Mỗi công ty nên có cơ chế thưởng - phạt rõ ràng, việc này cũng là khích lệ
nhân viên hơn. Nên hướng đến cái "thưởng" bằng nhiều hình thức, có khi
bằng tiền, có khi bằng những giải thưởng mang tính văn hóa như các cuộc
thi trong team chẳng hạn. Sự phấn đấu để đạt được phần thưởng của công
ty cũng là một trong những yếu tố thúc đẩy kết quả kinh doanh tốt hơn
- Phong cách và bầu không khí mà nhà quản lý tạo ra
Phân loại



Phong cách độc đoán



Phong cách dân chủ



Phong cách tự do

1. Phong cách lãnh đạo độc đoán
Kiểu quản lý mệnh lệnh độc đoán được đặc trưng bằng việc tập trung mọi
quyền lực vào tay một mình người quản lý, người lãnh đạo – quản lý bằng
ý chí của mình, trấn áp ý chí và sáng kiến của mọi thành viên trong tập thể.
Phong cách lãnh đạo này xuất hiện khi các nhà lãnh đạo nói với các nhân
viên chính xác những gì họ muốn các nhân viên làm và làm ra sao mà
không kèm theo bất kỳ lời khuyên hay hướng dẫn nào cả
ĐẶC ĐIỂM:


Nhân viên ít thích lãnh đạo.



Hiệu quả làm việc cao khi có mặt lãnh đạo, thấp khi không có mặt
lãnh đạo.




Không khí trong tổ chức: gây hấn, phụ thuộc vào định hướng cá
nhân

2 Phong cách lãnh đạo dân chủ:


Kiểu quản lý dân chủ được đặc trưng bằng việc người quản lý biết phân
chia quyền lực quản lý của mình, tranh thủ ý kiến cấp dưới, đưa họ tham
gia vào việc khởi thảo các quyết định.
Kiểu quản lý này còn tạo ra những điều kiện thuận lợi để cho những người
cấp dưới được phát huy sáng kiến, tham gia vào việc lập kế hoạch và thực
hiện kế hoạch, đồng thời tạo ra bầu không khí tâm lý tích cực trong quá
trình quản lý.
Đặc điểm


Nhân viên thích lãnh đạo hơn



Không khí thân thiện, định hướng nhóm, định hướng nhiệm vụ



Năng suất cao, kể cả không có mặt của lãnh đạo.

3 Phong cách lãnh đạo tự do
Với phong cách lãnh đạo này, nhà lãnh đạo sẽ cho phép các nhân viên được
quyền ra quyết định, nhưng nhà lãnh đạo vẫn chịu trách nhiệm đối với

những quyết định được đưa ra.
Phong cách lãnh đạo uỷ thác được sử dụng khi các nhân viên có khả năng
phân tích tình huống và xác định những gì cần làm và làm như thế nào.
Bạn không thể ôm đồm tất cả mọi công việc! Bạn phải đặt ra các thứ tự ưu
tiên trong công việc và uỷ thác một số nhiệm vụ nào đó.
ĐẶC ĐIỂM


NV ít thích lãnh đạo.



Không khí trong tổ chức thân thiện, định hướng nhóm, định hướng
vui chơi.



Năng suất thấp, người lãnh đạo vắng mặt thường xuyên.


Anh hùng lao động là một danh hiệu vinh dự Nhà nước ở Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam tặng cho những tập thể hoặc cá nhân lao động dũng cảm và
sáng tạo, lập được thành tích đặc biệt xuất sắc trong sản xuất và công tác.
Danh hiệu này được chính thức đặt ra vào năm 1970 bởi Ủy ban Thường vụ
Quốc hội của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.[1] Ủy ban Thường vụ Quốc hội xét
đề nghị của Hội đồng Chính phủ để tặng danh hiệu này cho các cá nhân hoặc tập
thể đủ tiêu chuẩn. Tuy nhiên trên thực tế, tại Đại hội chiến sĩ thi đua toàn quốc
lần thứ nhất năm 1952 đã có danh hiệu này.
Cuối thập niên 1990, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xét thấy
cần đổi mới công tác thi đua khen thưởng, nên đã sửa đổi các tiêu chuẩn danh

hiệu vào năm 1999.[2] Và đến nay là Luật Thi đua khen thưởng năm 2003Từ đó,
danh hiệu Anh hùng lao động còn được gọi dài hơn là Anh hùng lao động thời kỳ
đổi mới.
Trong khuôn khổ bài tập cá nhân. Tôi trân trong giới thiệu đồng chí Vũ Đức
Thiện – Anh Hùng lao động trong thời kỳ đổi mới là một tấm gương sáng về một
nhà lãnh đạo tài ba, người mà có những tố chất và kỹ năng đáng để tôi phải học
hỏi học hỏi.
Gần bẩy mươi năm trôi qua cùng những cuộc chiến tranh là đói rét, là đạn bom
chết chóc đau thương tàn khốc bao trùm lên cái làng quê nghèo khó. Người
Thượng Ngạn xã Văn Lang cũng người còn người mất, nhiều người ra đi không
ngày trở về từ thời loạn lạc, lớp lớp thanh niên ra đi cứu nước cũng nhiều người
không một lần trở lại thăm quê. Nhưng vật đổi sao dời làng Thượng Ngạn ngày
nay lung linh điện sáng, người người tấp nập thi đua làm giầu, dể có đến một
phần tư làng có xe máy…Những lớp người đi trước kể lại cho lớp người sau về
những tràng trai cô gái, về cuộc đời của họ về sự hy sinh của mỗi con người,
dòng tộc đã làm vẻ vang quê hương đất nước. Trong những câu chuyện người ta
thường kể lại như một nièm tự hào và cũng là răn dạy con cháu học tập noi theo
những tấm gương sáng của những lớp người đi trước. Những câu chuyện đã trở
thành truyền thuyết lịch sử của làng. Trong những câu chuyện kể người ta
thường nhắc tới cụ Vũ Văn Chững về gia đình, về những người con của cụ trong
đó có cậu con út nay là Anh hùng lao động Vũ Đức


Thiện.
Quê anh ở làng Thượng Ngạn xã Văn Lang huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình
một vùng quê êm đềm mà vang rền sử sách. Từ Thượng Ngạn theo đường 224
về phía Bắc chừng 4km là đền thờ Nữ tướng Bát Nạn, là một trong bốn Đại
tướng của Hai Bà Trưng. Theo tỉnh lộ 39 từ thị trấn Hưng Hà lên 6km là khu di
tích lăng miếu của các Hoàng đế, hoàng hậu, Thái sư Trần Thủ Độ, Linh từ Quốc
mẫu Trần Thị Dung người dựng nghiệp nhà Trần, ba lần đánh tan quân Nguyên

Mông. Xuôi theo đường 223 về phía Tây chừng 5 km quê hương cụ Lê Quý Đôn
là danh nhân Văn hoá thời Lê. Với trí tuệ uyên bác và tầm hiểu biết rộng được
giới nghiên cứu văn hoá thế giới của Pháp gọi là Nhà Bác học Văn hoá Việt
Nam…
Gia đình anh vốn được coi là một gia đình có truyền thống gia giáo. Cha Thiện
vốn là người am hiểu nho học có tầm hiểu biết xã hội Ông luôn lấy cái tâm, cái
đức làm đầu mong sao làm gương cho con cháu sau này. Một đời làm thợ ( Điêu
khắc, tạc tượng, thợ sơn ) cùng người vợ hiền tần tảo với ruộng đồng để nuôi dạy
các con ăn học nên người.
Trời phú cho cụ người thợ có hoa tay nhất trong làng lúc bấy giờ. Cụ đứng đầu
một kíp thợ giỏi trong làng chuyên đi làm đình, chùa trong vùng. Ngôi đình làng
Thượng Ngạn hiện còn được xếp hạng di tích Lịch sử của tỉnh Thái Bình do
chính kíp thợ của cụ xây dựng. Ngôi đình xây dựng theo phong cách cổ truyền
chồng đấu hoa sen, trạm khắc tứ linh:Long, ly, quy, phượng. Tứ quý: Thông,
trúc, cúc,mai…
Hoà bình lập lại, cụ lại tiếp tục đi làm thợ mộc giúp bà con trong vùng. Nhà to
bằng gỗ xoan, gỗ lim tiền tầu hậu bẩy chồng đấu hoa sen. Nhà nhỏ thì tre
luồng…Đi làm thợ mọi người kính trọng cụ bởi cụ luôn gắn cái tâm cái đức vào
công việc. Đi làm giúp bà con khó khăn thường cụ không ăn cơm trưa và tối để
tiết kiệm cho gia chủ. Gia đình nghèo cụ thường hộ chứ không lấy tiền công.
Tài sản quý giá nhất để lại cho con cháu và cũng là di chúc cho thế hệ mai sau,
cụ khắc vào gỗ sung bằng chữ Hán Nôm“ Đức hậu lưu truyền thiên bất phụ.


Phúc lai kế thế địa sinh nhân” Cụ tin tưởng ăn ở với đời có tâm, đức thì trời
không phụ con cháu mình sẽ thành nhân. Nhà cụ lúc nào cũng có ấm trà xanh
râm ran câu chuyện của các cụ Nho Chản, Chi Nấp, Khán Dung…về nhân tình
thế thái.
Cây đàn bầu do chính tay cụ làm đã trở thành người bạn những lúc vui, lúc buồn
và nhất là những đêm không ngủ cụ lại mang cây đàn làm bạn, những bài cụ

thích nhất là “ Hành vân, lưu thuỷ”. Những ngày mưa gió ở nhà tiếng lách cách
của tràng đục trạm trổ những góc sung, ống tre luồng cũng trở thành tác phẩm..
Trong những năm kháng chiến chống Pháp gia đình cụ luôn là cở sở nuôi bộ đội,
cán bộ đi về dù còn là bữa no, bữa đói. Vì những đóng góp cho kháng chiến
Đảng và Nhà nước đã tặng gia đình hai Bảng Khen của Chính phủ “ Đã góp
công góp sức vào cuộc kháng chiến lâu dài và anh dũng của dân tộc” Thủ tướng
Chính phủ Phạm Văn Đồng ký. Anh hùng lao động Vũ Đức Thiện đã lớn lên từ
mái nhà giầu truyền thống đó.
Cách mạng tháng tám bùng nổ, cậu bé Vũ Đức Thiện tuy còn nhỏ nhưng đã
chứng kiến cảnh Phát xít Nhật cướp bóc thóc lúa của dân mình, khiến cho dân
làng đói khổ, sau này nghe kể lại có tới một phần ba làng chết đói. Những người
ra đi khỏi làng cũng không mấy ai trở về. Làng quê điêu tàn sơ xác những bóng
người như hồn ma lặng lẽ, không ngừng kéo nhau ra nghĩa địa ven làng, cứ như
vậy người sống chôn người chết Anh trai cả của Thiện cũng chết ở tuổi 20 do
ốm đau không thuốc thang chữa trị và vì cả đói rét. Con trai anh cũng chết và vợ
anh cũng bỏ đi thế là gia đình người anh như chưa từng có trên đời.
Dù vậy người sống vẫn phải sống, gia đình Thiện cũng vậyi ăn rau má. lá sung,
củ chuối, cỏ tà ( Rau nấu cho lợn) thay cơm, hai ba ngày mới được bát cháo
loãng hoặc thính. Thính là thóc mang rang rồi giã cả chấu thành cám đổ ra mâm,
khi ăn dùng lá bưởi xúc phải ngậm miệng dùng nước lã cho khỏi xốc lên mũi.
Riêng cậu út thỉnh thoảng lại được bố mẹ nấu cho một niêu hương cơm vừa đủ
một bát nhỏ.
Cùng năm đó vỡ đê Đìa Nga ba huyện Duyên, Tiên, Hưng trong cảnh vừa nạn


đói hoàng hành vừa ngập lụt. Cách mạng tháng tám về Việt Minh kéo cờ đỏ sao
vàng đi thuyền khắp thôn xóm để tuyên truyền và cứu trợ nông dân. Cậu bé
Thiện cuống quýt ra xem thế là bị ngã xuống nước may mà mẹ biết vớt kịp thoát
chết. Đảng Bác đã mang lại cuộc sống mới cho người dân Thượng Ngạn. Năm
đó được mùa lúa tốt ngợp đồng nạn đòi đẩy lùi, người dân Thượng Ngạn tin theo

Đảng bắt đầu vào cuộc chiến mới : “ Diệt giặc đói- Diệt giặc dốt - Diệt giặc
ngoại xâm”. Cậu bé Thiện được đi học cùng các anh các chị. Buổi đầu học tại
nhà Thầy giáo Vũ Văn Vượng người anh họ trong làng. Năm 1950 Chiến tranh
lại ập tới thế là các lớp học tan vỡ thầy vào bộ đội, thầy đã hy sinh anh dũng.
Hình bóng và những lời dậy của các thầy Đinh Văn Tỉnh, Bùi Văn Nhuế đã rèn
rũa bọn Thiện ngay từ buổi ban đầu về luân thường đạo lý chưa bao giờ Thiện
quên… cậu học sinh Vũ Đức Thiện đã đọc thông viết thạo, làm toán cộng trừ
nhân chia và toán đố thông thường giỏi.
Những ngày đầu thế giặc còn mạnh, đạn bom, máy bay gầm rú trên bầu trời đe
doạ tính mạng mọi người từng phút từng giây không kể ngày hay đêm. Trong
làng có gia đình đang ăn cơm tối quả đại bác vào đúng mâm cả nhà không còn
ai, Trận càn Trái Quýt ( ba huyện Duyên, Tiên Hưng) những đợt chúng cất vó ở
Thượng Ngạn và xã Kim Trung, có tới hàng nghìn người bị bắt, đâu đâu cũng có
người chết, trên sông Sa Lung từng mảng xác người trôi nổi. Cuối năm 1953 đầu
năm 1954 thế ta mạnh công đồn, đánh dịch chống càn khắp mọi nơi. Trận ba
làng được ghi trong sử sách( Thượng Ngạn, Vĩnh Truyền, Phú Khu) quân ta phối
hợp với chiến trường chính Điện Biên Phủ chiến đấu anh dũng tiêu diệt một tiểu
đoàn Âu Phi và một tiểu đoàn Bảo Hoàng. Trận này do qua bất ngờ không kịp
chạy xa nên cậu bé Thiện được xem may mà không chết.
Trong chiến tranh cậu theo mẹ chạy tản cư, nay làng này mai làng khác, giặc đến
thì chạy giặc đi lại về. Nhà cửa có tới tám chín lần giặc đốt. Thóc lúa chôn cất
xuống hầm cũng cháy dở dang. Cái mùi cơm gạo cháy khét khó tả nhưng vẫn
phải ăn miễn là có cái để ăn. Những năm trong vùng địch hậu Thiện được lên Hà
Nội sống với chị gái lấy chồng ở Tây Hồ, ngày ngày theo chị ra Hồ Tây kéo xiếc


bắt tôm cua cá. Buổi sáng bình minh hay buổi chiều hoàng hôn Hồ Tây sao mà
đẹp thế Hồ Tây, Hà Nội lưng linh huyền ảo đầy mộng mơ, cứ mỗi lần như thế
Thiện ngắm nhìn không chán lòng dạ cồn cào thấy yêu Hà Nội. Có lần được đi
chợ Đồng Xuân bằng tầu điện từ Yên Phụ chị cho ăn bún chả, đậu phụ rán rồi

bánh giò sao mà khó quên…
Nhưng chỉ được một thời gian Thiện phải về Hải Phòng với ông Bác làm thợ ở
xưởng gỗ Hiệp Hưng, ngày ngày đi lấy đinh cho các bác thợ. Bác gái bán xôi vò
chè đỗ đen ở vươn hoa BONBE ra chơi quạt đuổi ruồi cho bác. Nhà ở khu ổ
chuột bãi rác ruồi muỗi nhiều vô kể, cả khu không điện, không nước, không nhà
vệ sinh. Trời mưa cũng khổ, trời nắng cũng khổ.. Được hai tháng út Thiện lên sởi
phải về chân núi Thiên Văn với bà chị họ. Năm đó ta đánh vào tỉnh trưởng Kiến
An trên núi Thiên Văn Thiện lại trở về quê Thái bình đầu năm 1953.
Hoà bình lập lại học sinh tấp nập đến trường. Năm đầu học lớp hai thầy giáo Vũ
Văn Tới dạy. Mặc dù bị ốm bỏ học mất hai tháng không đượclên lớp, nhưng với
kiến thức cơ bản của các thầy đã dạy út Thiện đã quyết định xin thầy giáo Tới
chuyển lên lớp 3 do thầy Hưng dậy. Bằngsự chăm chỉ những năm học cấp I cậu
học sinh Vũ Đức Thiện luôn luôn là học sinh giỏi của trường. Các thầy giáo lớp
4 cuối cấp Văn Lang và Kim Trung rất quan tâm đến chất lượng học sinh, tổ
chức cho thi thử, thi đua giưa hai trường, đây cũng là cách rèn luyện. Hoà bình
cả huyện Duyên Hà mới có trường cấp II còn học nhờ trong dân ở làng Gạch,
phần chưa có trường lớp, phần thì thiếu giáo viên nên thày và trò đều rất vất vả.
Cả huyện có tới 13 xã, mỗi xã một lớp 4 học sinh bình quân 45 em/ lớp, vậy mà
cả huyện thi tuyển lấy có một lớp 5 nên số trượt 90%. Trường Văn Lang có 40
em, thi đỗ có 5 em trong đó có cậu học sinh Vũ Đức Thiện. Hoàn cảnh kinh tế
gia đình Thiện vô cùng khó khăn, mười hai mười ba tuổi Thiện đã đi làm đồng
những ngày bố ốm cậu học sinh đi cày thay cha. Mới đầu bỡ ngỡ con bò thấy cậu
nhỏ nó cũng không nghe, nó quậy, nó phá, nó chạy, nó lồng thật bướng bỉnh.
Nhờ có tính kiên nhẫn, kiên quyết và cảm hoá dần dần, cuối cùng nó cũng ngoan
ngoãn theo lời cậu và còn tỏ ra hối hận, thực sự như người bạn thân thiết. Thấy


cậu cày đi qua ai cũng dừng lại tấm tắc khen và chỉ bảo kinh nghiệm cho cậu.
Thế là thành người lớn vừa đi học vừa giúp bố đi cầy lúc nào không biết. Ngày
đầu đi học cấp II bố cậu quan tâm hết mức, may cho đôi quần xanh Xí Lâm sang

trọng, tìm kiếm gỗ tốt nhất để làm một bàn hộp cá nhân đẹp mà bạn cậu cũng
phải ghen tỵ, đóng cho những quyển sách dầy cộp hai ba thếp giấy bìa bồi bằng
nhựa cây sung và qủa cậy bóng loáng. Đó là tấm lòng của người cha gửi gầm
vào thế hệ tương lại mà ông hằng mong ước” Địa sinh nhân” .
Nhữmg ngày nghỉ hè cậu học sinh lại phụ trách Liên đội trưởng thiếu niên của
làng. Trong sinh hoạt cậu luôn luôn có những sáng tạo cùng với anh phụ trách
đưa phong trào nhiều năm nhất xã, Cắm trại toàn huyện liên đội thiếu niên
Thượng Ngạn được giải nhất, trại đẹp nhất, văn nghệ đội múa tự biên “ Giải
phóng Điên Biên”, thiếu niên Nga sang thăm trại hè Việt Nam do cậu tự biên
được giải thưởng cao…Đêm đêm cùng các bạn đi sinh hoạt đội, thậm chí ngủ tập
trung ở đình làng để sáng sớm đi cổ động. Nhưng vẫn không quên ngày đị đánh
dọ cá rô, cá trê, đánh dậm, đơm đố để có tiền mua sách vở cho năm học mới.
Tốt nghiệp cấp II trường Duyên Hà, mọi người lưu luyến chia tay nhau như bầy
chim tung cánh đi muôn phương. Theo dòng chẩy của quy luật thì phải học hết
cấp II lên cấp III rồi thi đại học. Huyện Duyên Hà ngày ấy chưa có trường cấp
III nếu thi đỗ phải trọ học ở tỉnh Thái Bình. Cả trường cấp II Duyên Hà có ba lớp
7 gồm 7A, 7B, 7C tổng cộng 120 học sinh. Thì vào cấp III khoảng 100 em, đỗ có
8 em trong đó có cậu học sinh Vũ Đức Thiện. Chiêu sinh các trường Trung học
chuyên nghiệp ngày ấy nghiên cứu kỹ có trường Trung cấp Giao thông thuỷ bộ
lấy học sinh lớp 7 và được học tiếp một năm phổ cấp hết cấp III có học bổng.
Đây chính là điều kiện phù hợp với hoàn cảnh kinh tế gia đình và nghề giao
thông thuỷ bộ( Quan niệm có nghề lái tầu thuỷ) mà anh hằng mơ ước từ thủa
nhỏ. Qyuết định đi Trung cấp giao thông là phù hợp hoàn cảnh giảm bớt khó
khăn cho bố mẹ già.
Nhập học trường Trung cấp Giao thông Thuỷ bộ Cầu Giấy Hà Nội năm đầu phổ
cấp hết cấp III ba môn: Toán, lý. Hoá. Hai năm tiếp theo học chuyên môn nghệp


vụ. Cuộc sống mới bắt đầu theo chươg trình khép kín, trong tấp thể một lớp học
có đủ thành phần học sinh, bộ đội, cán bộ các sở GTVT đi học, quê Hà Nội, Hải

Phòng, Thái Bình, Hải Dương… Trường Trung cấp giao thông là trường có
phong trào thi đua học tập, có nhà ăn “Bốn tốt” liên tục nhiều năm“ Lá cờ đầu”
của khối trường trung học và chuyên nghiệp.
Ngày đầu vào học nhà truờng cho học chính trị một tuần, đặc biệt là yêu ngành
yêu nghề vì khoá 12 chủ yếu là đường bộ, nghề gọi là “Lục lộ” thì nghe ngán
ngẩm lắm nhất là mấy anh chị ở Hà Nội. Nhà ở của học sinh lớp 12B4 là khu
mới còn bùn lầy nước đọng cuối trường ruồi lắm muỗi cũng nhiều, anh em gọi
vui là “ Xi Bê Ri. Học bổng năm đầu do nhận xét của ông Chủ tịch người cùng
xóm cho là thành phần gia đình là trung nông nên chỉ được một nửa, gia đình
một nửa. Nhiều tháng thiếu tiền ăn phải báo cháo có 5 xu một xuất. Mặc dù khó
khăn nhưng tinh hần học tập của lớp của trường luôn dẫn đầu trong khối. Nhiều
lần Bác Việt Phương thư ký của Thủ tướng Phạm Văn Đồng về nói chuyện lý
tưởng thanh niên. Chân trời cuộc sống của tương lai trong mỗi học sinh lại bừng
lên thi đua học tập.
Trong những năm kháng chiến chống Pháp và những năm hoà bình khôi phục
chiến tranh Trường Trung cấp Giao thông Thuỷ bộ đào tạo ra hàng ngàn hàng
vạn cán bộ trung cấp phục vụ kịp thời cho giao thông đất nước. Đây là cái lôi,
cái lò đào tạo sau trở thành cán bộ trung cao cấp của Đảng. Nhiều người trở
thành Thứ bộ Trưởng…
Một vinh dự đến với toàn trường trong khối Trung cấp chuyên nghiệp ngày
29/11//1961 được đón Bác Hồ về thăm. Vũ Đức Thiện học sinh lớp 12B4 hạnh
phúc được gần nơi Bác đứng nói chuyện tại cột bóng rổ sân truờng. Lời dạy của
Bác thấm vào máu thịt cho đến nay vẫn còn vang vọng:
“…Các cháu phải cố gắng thi đua học tập, phải vừa hồng vừa chuyên, phải có
lập trường kiên định để sau này phục vụ Tổ quốc, phục vụ đồng bào, nếu không
có lập trường kiên định thỡ phục vụ cho Tây cũng được, phục vụ cho ta cũng
được…Giao thông là mạch máu của Tổ quốc, như mạch máu của con người,


mạch máu ngừng chảy là người chết…”

Vượt mọi khó khăn vất vả, năm 1962, tốt nghiệp ra trường, Vũ Đức Thiện được
cử về công tác ở Sở GTVT Hải Phòng, ở trường anh đã phấn đấu là cảm tình của
Đảng nên về cơ quan được giao nhiệm vụ chính ngay. Công trình đầu tay anh
được giao thiết kế triền đà sửa chữa phương tiện thuỷ, sau thiết kế ụ tầu số 2
cho tầu và xà lan với quy mô hạng trung của Xí nghiệp sửa chưa thuỷ An
Dương. Từ công trình đầu tay, thông qua thực tế đi thăm quan học tập, những
kinh nghiệm, những ưu khuyết điểm của công trình tương tự để vận dụng vào
công trình như : của phai thay của gỗ bằng phao nổi, cách chống thấm, chống
nước mạch… Qua công trình bổ xung thêm cho kiến thức thực tiễn về công
trình thuỷ, về thuỷ triều sông nước ở Hải Phòng. Từ năm 1964 anh được bổ
nhiệm làm trưởng ban chỉ huy nhiều công trình sửa chữa cầu đá Bạch, cầu
Nghìn, cầu Rào, bến Phà Khuể …
Trong chiến tranh chống Mỹ
Năm 1965 Đối phó với chiến tranh phá hoại lần thứ nhất: Đầu 1965 cơ quan cho
anh nghỉ phép 10 ngày ra nhận quyết định nhập ngũ vào Nam chiến đầu theo
lệnh tổng động viên. Tất cả mọi việc đã săn sàng. Hết phép về cơ quan thì có
quyết định của Bộ GTVTcán bộ kỹ thuật ở lại bảo đảm giao thông. Hải phòng
không khí chiến tranh bao trùm khắp thành phố, còi báo động chốc chốc lại gầm
rú, sau phát thanh viên “ Đồng bào chú ý, đồng bào chú..” cả thành phố vắng
lặng không xe, không người lá cây rụng đầy đường có nơi thành lớp. Lực lượng
trong nội thành chỉ còn bộ đội phòng không, tự vệ và lực lượng bảo đảm giao
thông cùng một vài điểm của mậu dịch chị em phục vụ cho chiến đầu và bảo
đảm giao thông( Không mất tiền ). Đội công trình I chia làm hai lực lượng ngoại
thành và nội thành chỉ huy độc lập theo lệnh của thành phố. Anh được phân công
vào nội thành chỉ huy một đơn vị công nhân và thanh niên xung phong làm bến
tránh, đường tránh, lập hố bom...theo lệnh của Chủ tịch thành phố.
Thành phố Hải Phòng rung chuyển bom đạn cày sới, chỉ trong vòng mười ngày
tất cả các cầu vào thành phố bị phá huỷ. Hải Phòng như một hòn đảo, nhưng



mạch máu giao thông vẫn thông suốt. Vơi phương châm “ Địch phá một ta làm
mười”tiến tới “Địch phá ta cứ đi. Cầu phao bến phà ngày sơ tán đêm nối liền.
Thành phố đêm đêm vẫn rực sáng của điện tầu và công trường, Nhưng cái sáng
rùng rợn, những tia chớp những khối cầu lửa liên tiếp nhau như bức thành lửa
của bom, những lưới lửa của cao xạ pháo của tên lửa đạn kín bầu trời thành phố
cảng. Sau đánh phá lần thứ nhất của giặc Mỹ, anh được cử đi học chuyển cấp
Đại học khoa Đường bộ Trường Đại học Giao thông.
Năm1970 sau khi tốt nghiệp Đại học giao thông là Kỹ sư cầu đường về Hải
Phòng nhận công tác. Đối phó với chiến tranh leo thang ra Bắc lần thứ hai giặc
Mỹ giã man hơn ác liệt hơn, thành phố Hải Phòng thành lập Công ty Cầu đường,
sát nhập tất cả các đơn vị cầu đường thành phố đủ sức mạnh bảo đảm giao thông
trong mọi tình huống. Hải phòng với chiến dịch “ Sấm rền- Biển lửa” ngày đêm
không ngớt tiếng bom. Công ty cầu đường thành lập tiểu đoàn tự vệ Công binh
cầu đường. Kỹ sư Vũ Đức Thiện là trưởng phòng kế hoạch tham mưu tác chiến.
Ngớt tiếng bom là lên thành phố nhận lệnh, có mặt ngay trên những cây cầu vừa
bị sập, những đoạn đường bom B52 huỷ diệt, Với cương vị tham mưu tác chiến
lập kế hoạch, điều động nhân lực, vật tư , thiết bị xe máy phục vụ thi công, ròng
dã bao đêm thức trắng cho thông tuyến theo lệnh thành phố. Nhiều lần đối mặt
với tử thần qua bom nổ chậm. Lời dạy của Bác còn khắc sâu trong tâm trí“ Giao
thông là mạch máu, mạch máu tắc con người chết…” Miền Nam không thể một
ngày thiếu vũ khí đạn dược và lương thực”Tất cả cho tiền tuyền, tất cả vì Miềm
Nam ruột thịt ” Vì vậy những người lính giao thông phải vượt lên bom đạn để
chiến thắng với tinh thần: “ Địch phá một ta làm mười - Địch phá ta cứ đi”, “
Tiếng hát át tiếng bom” nhiều anh em đồng đội đã ngã xuống, máu thấm đỏ trên
công trình cầu đường mảnh đất quê hương còn khét mùi bom như Liệt sỹ
Nguyễn Hữu Hiều kỹ sư Đại đội phó công binh lắp ráp cầu phao LPP người con
Hà Nội. Nguyễn Văn Tốt người lái xe dũng cảm, Tống Thị Tình C trưởng làm
đường, Nguyễn Thị Châm hy sinh cả mẹ và con trên công trường…
Gia đinh anh ở Thái Bình ngày ngày đêm đêm nhìn về Hải Phòng với những cột



khói ngút trời, những ánh chớp của tử thần, những tiếng rền gầm rú của máy bay
giặc Mỹ mà lo cho anh. Có đến hai ba tháng anh không thư từ về gia đình.
Vợ anh là Bùi Thị Mai cô gái Thái Bình cánh đồng năm tấn, cô dân quân chắc
tay súng vững tay cày là xạ thủ bắn giỏi nhất trong ngày hội bắn Quân khu ba
năm 1965. Trong những năm chiến tranh ác liệt với nhiệm vụ trong trách được
giao là Xã Đội trưởng xã Văn Lang, chị vừa sản xuất chăm lo việc nhà thay
chồng đi công tác phụng dưỡng cha mẹ, nuôi dạy con cái, vừa công tác xã
nhiệm vụ của hậu phương với tiền tuyến “ Thóc không thiếu một cân. quân
không thiếu một người”. Xã Văn Lang đã tiễn đưa trên 400 thanh niên lên đường
tòng quân giết giặc. Chính sách hậu phương quân đội chị luôn luôn quan tâm
động viên và giúp đỡ các Mẹ chiến sỹ, vợ chiến sỹ nên được mọi người quý mến
và giúp chị hoàn thành nhiệm vụ. Một vinh dự cả hai anh chị đều được kết nạp
vào Đảng Cộng sản việt nam năm 1965. Tinh yêu thời chiến là như vậy.
Với những đống góp trong chiến tranh anh được Bộ GTVT tặng Bằng Dũng sỹ
Giao thông, nhiều năm chiến sỹ thi đua thành phố. Nhà nước tặng thưởng Huân
chương Kháng chiến hạng Ba. Vợ anh vợ anh chị Bùi Thị Mai được tặng Huy
chương kháng chiến hạng Nhất.
Xây dựng hoà bình 1975- 1985
Những dấu ấn cây cầu khẩu độ lớn đầu tiên Việt Nam.
Sau ngày toàn thắng thống nhất Tổ quốc thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí
Minh: “… Xây dựng lại đất nước ta to đẹp hơn, đàng hoàng hơn…” Cả nước
như một công trường ngày đêm hối hả với các phong trào thi đua “ Sóng Duyên
Hải, Gió Đại Phong, Cờ ba nhất…” Hải Phòng lãnh đạo thành phố Bí thư Thành
uỷ Đoàn Duy Thành với tầm nhìn chiến lược về vị trí của Hải Phòng với kinh tế
cả nước. Bằng nguồn vốn của địa phương ông đã xây dựng chiến lược phát triển
thành phố cho tương lai : Mở rộng phát triển cảng Hải Phòng đào kênh Cái Tráp
cho tầu vạn tấn vào cảng. Mở đường Xuyên Đảo: Hải Phòng - Đình Vũ- Cát HảiCát Bà thành khu du lịch Quốc tế. Quai đê lấn biển Đường 14. Thuỷ lợi hoá



khoán 10 trong nông nghiệp. Mở rộng các tuyến đường năm cửa ô vào thành
phố. Đặc biệt xin Bộ GTVT cho xây dựng ngay các cây cầu vào thành phố như
cầu Rào, cầu Niệm, cầu An Dương. Ông muốn Hải Phòng đi đầu tiến vọt về lĩnh
vực làm cầu của cả nước. Thành phố đã xây dựng thành công bộ phim nhựa “
Người Hải Phòng làm cầu” . Trong những năm 1975- 1985 Hải Phòng hừng hực
thi đua kiến tạo“ Thành phố Hoa phượng đỏ”. Nhà thơ Tổ Hữu đã tặng Hải
Phòng “ Bốn cống ba cầu năm cửa ô. Đào kênh lấn biển mở cơ đồ…”
Công ty Công trình giao thông thuộc Sở GTVT được giao nhiệm vụ xây dựng
cầu (Cầu Rào, cầu Niệm, cầu An Dương) được xác định là trọng điểm của thành
phố. Bộ Giao thông giao cho Viện khoa học kỹ thuật giao thông và Viện Thiết kế
giúp đỡ Hải Phòng. Đây là đề tài cho các nhà khoa học xây dựng cầu Việt Nam
ứng dụng và thí điểm cầu bê tông khẩu độ lớn đầu tiên của Việt Nam.
Với trọng trách đó Công ty Cầu đường đã cử cán bộ lãnh đạo có kinh nghiệm,
trách nhiệm và kỹ thuật xuống trực tiếp thi công có các Kỹ sư như: Nguyễn
Quang Thu, Nguyễn Đức Hoà, Vũ Đức Thiện, Trịnh Văn Trực, Trần Công
Bình… Những cống hiến to lớn của cán bộ kỹ sư và công nhân, sự chỉ đạo trực
tiếp của đồng chí Bí thư Thành uỷ, sự phối hợp của Viện thiết kế, Viện Kỹ thuật
Giao thông, ba công trình cầu bê tông khẩu độ lớn đầu tiên của Việt Nam thành
công trên đất cảng Hải phòng. Là bài học to lớn rút ra từ thí điểm “ Thất bại là
mẹ thành công”đã giúp cho ngành cầu Việt Nam phát triển bước sang một kỷ
nguyên xây dựng cầu bê tông khẩu độ lớn ngang tầm quốc tế.
Chúng ta đi ngược dòng thời gian từ năm 1975 ngành cầu Việt Nam còn lạc hậu
lắm. Hầu như cả nước xây dựng cầu bê tông chủ yếu dầm giản đơn khẩu độ tối
đa từ 12-24m, khẩu độ lớn hơn phải dùng dầm thép. Đối với thành phố Hải
Phòng thành phố biển cầu thép dễ bị hơi nước mặn xâm thực, cầu bê tông thì hạn
chế khẩu độ thông thuyền. Vì vậy ý tưởng của Bí thư Thành uỷ Đoàn Duy Thành
đề nghị Bộ GTVT cho xây dựng thí điểm cầu bê tông khẩu độ lớn để nhân ra cả
nước. Cán bộ kỹ sư cầu đường Hải Phòng như Nguyễn Quang Thu, Đỗ Trung
Chiếu, Nguyễn Xuân Chúc…đã đóng góp nhiều công sức cho sự nghiệp làm cầu



của đất nước trong đó Kỹ sư Vũ Đức Thiện đã qua các chức vụ Phó Ban, Trưởng
Ban chỉ huy trưởng cầu bê tông khẩu độ lớn đầu tiên của Việt Nam ở cầu Rào,
Niệm, An Dương. Anh đã có nhiều sáng kiến có giá trị trong kỹ thuật xây dựng
cầu lớn góp phần không nhỏ cho sự nghiệp xây dựng ngành cầu Việt Nam phát
triển. Thành phố Hải Phòng bình chọn là kỹ sư có nhiều sáng kiến sáng tạo tiêu
biểu cho giới khoa học Hải Phòng đi dự Đại Hội sáng kiến sáng tạo toàn Quốc
lần thứ nhất ở Hà Nội. Nhờ có sự cố gắng nỗ lực vươn lên, năm 1976 anh được
thành phố đề bạt Phó Giám đốc Công ty Cầu đường Hải Phòng ( Sau đổi thành
Phó Tổng Giám đốc Xí nghiệp Liên hợp xây dựng giao thông). Vinh dự lớn đối
với Kỹ sư Vũ Đức Thiện trong mười năm ( 1975- 1985) được Nhà nước tặng
thưởng hai Huân chương Lao động hạng Ba, Bằng Khen Thủ tướng Chính Phủ,
nhiều bằng khen thành phố và bộ GTVT…
Thử thách mới và thành công
Sau năm 1985 đất nước bước sang thời kỳ mới thời kỳ xoá bỏ chế độ bao cấp,
chuyển sang cơ chế thị trường. Hầu như các doanh nghiệp trong toàn quốc còn
ngỡ ngàng chưa tìm ra hướng đi mới nhất là ngành GTVT đã quen làm ăn bao
cấp chưa tiếp xúc với cơ chế thị trường. Xí nghiệp liên hợp xây dựng Hải Phòng
hầu như “ Thất Nghiệp” đứng trước ngưỡng cửa giải thể, Đại bộ phận công nhân
nghỉ không lương ở nhà nuôi lợn chờ thời cơ. Với 1500 CBCNVC kéo theo
khoảng 3000 khẩu trong hoàn cảnh túng thiếu. Họ là những công nhân lâu năm
trung thành với chế độ, là bộ đội, thanh niên xung phong mới ở chiến trường về.
Họ không còn ruộng nương, không nghề nghiệp chỉ biết có Công ty. Đó là gánh
nặng tồn dư của cơ chế bao cấp chứ họ không có lỗi.
Tại thời điểm này năm 1989 Kỹ sư Vũ Đức Thiện được thành phố bổ nhiệm làm
Tổng Giám đốc Xí nghiệp Liên hợp xây dựng giao thông sau đổi thành Công ty
Công trình giao thông HP là vinh dự nhưng đầy thử thách. Tài sản công ty không
vốn lưu động chỉ ngổn ngang sắt thép của thiết bị tự chế cho dây chuyền làm cầu
đã đổ vỡ và đội ngũ công nhân thất nghiệp. Công đoàn thành phố đã nhiều lần
xuống thăm và hỗ trợ nếu như công ty phải giải thể. Với cương vị Bí thư Đảng

uỷ kiêm Giám đốc công ty đã từng chiến thắng trong bom đạn, phía trước anh


lúc này có hai con đường “ Đổi mới hay là chết”. Một kế hoạch định hướng phát
triển công ty từng bước theo lộ trình: Ngắn hạn, trung hạn và dài hạn được dân
chủ trong toàn Đảng bộ. Một ý chí quyết tâm đổi mới đi lên, tất cả vì tương lai
mà thắt lưng buộc bụng dồn sức mục tiêu Đại hội đã đề ra.
Khi đã có chủ trương đường lối xác định mục tiêu: Sắp xếp lại bộ máy công ty từ
cán bộ đến tổ đội sản xuất. Đầu tiên giải quyết việc làm cho người lao động theo
sở trường nguyện vọng và năng lực của từng người bảo đảm cuộc sông tối thiểu.
Xoá bỏ bao cấp đầu tiên là nhà ở công nhân trên 1500 căn hộ trên năm khu tập
thể, sửa chữa ngói hoá toàn bộ kết hợp tập thể và gia đình. Làm thủ tục cấp nhà
đất giao cho công nhân tự quản lý. Bỏ lương công nhật sang ăn lương theo sản
phẩm. Đào tạo lại đội ngũ công nhân từ phong cách đến ý thức trách nhiệm. Đổi
mới xây dựng thương hiệu Công ty. Phân tích thị trường xác định sản phẩm
chính, phụ, đầu tư đổi mới công nghệ đúng hướng, đúng tầm. Những dự án đầu
tư gắn với quy hoạch phát triển thành phố. Dần từng bước nâng cao đời sống cho
người lao động, phát triển Công ty.
Những việc làm mang tính đột phá sáng tạo của nhưng năm đầu đổi mới là:
+Năm 1990 Công ty đã làm chủ đầu tư tìm nguồn vốn cho dự án theo hình thức
BOT ( Xây dựng, khai thác, hoàn vốn ) để tạo việc làm cho người lao động như:
- Xây dựng Đường Bao phía Nam thành phố từ Chùa Vẽ về Lạch Tray dài 8 km,
Xây dựng - Bán vé- tự hoàn vốn, Thành phố đặt tên Đường Nguyễn Bỉnh Khiêm
nay là Quốc lộ 5.
- Hợp tác với Công ty Du lịch Hải Phòng nâng cấp sân bay Cát Bi thành sân bay
dân dụng.
+ Đổi mới thiết bị kỹ thuật được xác định là trọng tâm.
Trong những năm 1990 hầu như cả nước ta thi công đường vẫn theo quy trình
quy phạm cũ ( Nga) mặt đường cấp thấp là đất và cấp phối, cấp cao là nhựa thâm
nhập và bán thâm nhập, móng kè đá hộc. Quy trình A STO( Mỹ) chưa được phổ

biến và áp dụng. Thi công đường ở đâu thì nơi đó mù mịt khói bụi nhựa đường,
cát đá, người lao động và nhân dân hai bên đường ô nhiễm môi trường cực khổ,


tiến độ chập chạp( rùa) chất lượng không bảo đảm, lãng phí nhiều giá thành cao.
Hải Phòng có trên 300km đường nhựa đã xuống cấp. Chưa có lấy 1m2 bê tông
asphal nào, chính đây là thị trường tiềm năng, hướng phát triển công ty.
Đường bê tông asphal là công nghệ tiên tiến nhưng Bộ GTVT vẫn chưa có chủ
trương rộng thay cho rải nhựa nóng lạc hậu. Lý do rất giản đơn thiết thiết bị công
nghệ mới trong nước chưa tự sản xuất ra được, các trạm phải nhập ngoại giá
thành cao, nhà nước và các doanh nghiệp ngay đến các tổng công ty lớn của bộ
cũng không có vốn để đầu tư. Kỹ thuật trạm asphal cường điệu hoá chất lượng
Việt Nam không làm được. Các nhà máy cơ khí của Tổng công ty cơ khí đóng
cửa cỏ mọc đến sân, công nhân nghỉ việc…Dự án chương trình 34B cấp Quốc
gia của Giáo sư tiến sỹ Là Ngọc Khuê thứ trưởng Bộ GTVT “ Chế tạo trạm bê
tông asphal trong nước” nằm đắp chiếu đến hai năm không đơn vị nào giám
thực hiện. Lý do coi bê tông asphat là siêu đẳng chỉ giành cho mặt đường cao tốc
phải có vốn đầu tư trạm ngoại. giá thành lúc đó của Nhật trạm 48t/h là 500.000
USD(tương đương 7tỷ ) trong khi đó dự án cho vay có 300 triệu đồng Việt Nam
thì làm sao ra thảm. Kỹ sư Vũ Đức Thiện đã mạnh dạn, táo bạo và đây chính là
mơ ước của anh xin thành phố Hải Phòng và Bộ GTVT quyết tâm thực hiện dự
án với giá thành 300 triệu đồng. Với quyết tâm làm chủ đầu tư phối hợp với nhà
máy Cơ khí công trình để thiết kế chế tạo một trạm có công xuất 25t/h. Sau sáu
tháng vật lộn với những thử thách cam go đầy những hoài nghi của mọi người kể
cả giới kỹ thuật và lãnh đạo. Vụ trưởng vụ kỹ thuật Bộ giao thông vận tải trực
tiếp theo dõi, Viện khoa kỹ thuật Giao thông cử cán bộ xuống xác định tỷ lệ cấp
phối và chất lượng thảm. Kết quả đạt chất lượng tốt Bộ GTVT cho phép rải
2.5km Quốc lộ 5 từ Sở Giầu về Xi mang. Đồng chí Bí thư Thành uỷ Lê Danh
Xương, Chủ tịch UBND thành phố Đào An xuống tận công trường động viên và
chứng kiến những m2 đường bê tông asphal đầu tiên của ô số I vào thành phố từ

trạm đầu tiên do Việt Nam chế tạo. Đây cũng là vinh dự cho thành phố, qua các
kênh đài báo, truyền hình quảng bá thành công của dự án, các Công ty Trung
ương, địa phương đến chúc mừng và học tập.


Thành công của dự án là khẳng định Việt Nam chúng ta tự sản xuất được trạm
asphal bảo đảm chất lượng quốc tế. Giá thành giảm 50% thay cho nhập ngoại tiết
kiệm ngoại tệ, Ngành cơ khí bộ GTVT sống lại hàng loạt trạm với công xuất lớn
ra đời. Công nghệ mặt đường asphal tiên tiến hiện đại được áp dụng rộng rãi
trong nước. Chấm dứt giai đoạn mặt đường rải nhựa nóng thủ công lạc hậu ô
nhiễm môi trường trước. Dự án sau hai năm hoàn vốn, ổn định việc làm và nâng
cao đời sống cho người lao động, làm tiên đề cho sự đi lên của Công ty. Thương
hiệu của Công ty “Độc quyền” vế ASPHAL khu vực Hải Phòng được khẳng
định. Không dừng lại ở công nghệ trong nước Giám đốc Vũ Đức Thiện lại sang
Nhật nhập một trạm công xuất lớn 48 T/h- 120T/h có công nghệ lọc bụi làm sạch
môi truờng bằng nước. Lại một lần nữa giúp cho các trạm ở Việt Nam học tập
làm theo…
Với những thành công trên Công ty Công trình giao thông Hải Phòng được Nhà
nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng Nhất , Huân chương Độc lập
hạng Ba. Cá nhân Giám đốc Kỹ sư Vũ Đức Thiện được Nhà nước tặng thưởng
Huân chương Lao động hạng Hai, Thành phố tặng giải thưởng khoa học Nguyễn
Bỉnh Khiêm. Một vinh dự to lớn đến với anh năm 2000 Nhà nước phong tặng
danh hiệu Anh hùng Lao động thời đổi mới “ Đã có thành tích đặc biệt xuất sắc
trong thời kỳ đổi mới 1989 - 1999. Góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa
xã hội và bảo vệ Tổ quốc” .
Từ thành công trên Công ty Công trình giao thông Hải Phòng đã vượt qua giai
đoạn khó khăn vươn tới đỉnh cao mới có thương hiệu trúng thầu nhiều công trình
đường trong nước như : Đường 5, Cảng Hải Phòng, khu Công nghiệp Numura,
đường cao tốc Cầu Rẽ, đường Trường Sơn…Là đối tác liên doanh với tập đoàn
kinh tế ( Mỹ, Bỉ, Thái Lan) xây dựng thành công khu kinh tế Đình Vũ.

- Dự án cầu Bính cây cầu qua hai thế kỷ.
Ngay từ nhưng năm khó khăn 1993 sau khi hoàn thành dự án asphal hoá đường
thành phố anh đã bắt tay ngay vào dự án cầu Bính. Với quan điểm đổi mới của
anh


“ Xây dựng công ty gắn liền với sự phát triển thành phố “ Dự án nằm trong quy
hoạch phát triển thành phố mới mang tính bền vững, mới tranh thủ được sự giúp
đỡ của các cấp các ngành. Đồng thời cũng mang đặc thù ít đối dầu cạnh tranh,
Cho đến nay có dịp đi qua cầu Bính, cây cầu đầu tiên qua nội đô thành phố, cầu
dây văng dài 1.320m qua sông Cấm, thiết kế cho sáu làn xe rộng thênh thang,
với tháp cầu cao 105m là điểm cao văn hoá của Thành phố, được thiết kế và thi
công của Phần Lan và Nhật Bản hai dòng văn hoá Á, Âu hoà nhập. Nhân dân
Hải Phòng nói chung và huyện Thuỷ Nguyên nói riêng nói đến cầu Bính là nhắc
đến công lao đóng góp của Tổng giám đốc Ban Quản lý cầu HP, Kỹ sư Anh
Hùng lao động Vũ Đức Thiện. Chín năm gian khó theo đuổi tìm nguồn vốn cho
dự án ( 1993 – 2002) mới được Chính phủ phê duyệt khởi công xây dựng. Dự án
thực sự mang lại hiệu quả cao cho phát triển kinh tế thành phố, là mắt xích quan
trong tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội -Hải Phòng - Quảng Ninh. Đặc biệt
cho sự phát triển “ Khu đô thị mới Bắc Sông Cấm: Phát triển trung tâm Hành
chính - Chính trị mới của thành phố, khu trung tâm Tài chính – Thương mại –
Dịch vụ hình thành khu đô thị mới hiện đại. Dự kiến năm 2025: 251.000 người
với diện tích 728 ha”. Đồng thời tạo điều kiện cho khu công nghiệp ven sông
Bạch Đằng, sông Cấm phát triển. Vì vậy được Chính phủ Nhật Bản ưu tiên cho
vay bằng nguồn vốn ưu đãi bằng đồng Yên.
Ngoài cầu Bính năm 2002 anh còn trình thành phố một quy hoạch cầu cho tương
lai phát triển thành phố như cầu Đình Vũ - Cát Hải, cầu Vũ Yên, Cầu Bến Lâm,
cầu Khuể, Niệm 2…đã và đang trở thành hiện thực. Thủ tướng Chính Phủ đã có
Quyết định: “Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Hải
Phòng đến năm 2025 và tầm nhìn 2050” số 1448/QĐ ngày 16 tháng 9 năm2009.

Kỹ sư Anh hùng lao động Vũ Đức Thiện Tổng Giám đốc Ban Quản lý các dự
cầu Hải Phòng đã nghỉ hưu, cuộc đời và sự nghiệp của anh là những con đường,
những cây cầu đã góp phần tô đẹp cho thành phố cảng Hải Phòng trung dũng
quyết thắng. Bài thơ về cầu Bính niềm tự hào anh viết:
“…Cây cầu đầu tiên qua trung tâm thành phố.


Sừng sững nguy nga nối sông Cấm đôi bờ
Khao khát ngày đên cháy bỏng những ước mơ…”
… Thành phố mới bên bờ sông Cấm
Là Trung tâm đô thị của ngày mai…
“… Cây cầu Bính lung linh trong nắng.
Là Hải Phòng thành phố cảng quê tôi”.
Vâng Hải phòng là quê hương thứ hai đã nâng bước anh đi trở thành người Anh
hùng trên đất Cảng, anh đã vượt qua được mọi thử thách và cám dỗ của đời
thường, sống đúng với cái tên họ mà Người cha đã đặt cho mình để luôn nhớ lấy
Tâm, Đức đạo làm Người là lẽ sống.
Trong những năm ở Công ty không những chỉ quan tâm đến đời sống cán bộ
CNVC mà còn công tác xã hội. Dù còn khó khăn đối với các doanh nghiệp địa
phương, nhưng Công ty Công trình giao thông Hải Phòng luôn luôn góp phần
ủng hộ các quỹ Tình thương của thành phố, Nhận phung dưỡng mẹ Nguyễn Thị
Phách ở Núi Voi huyện An Lão từ lúc mẹ được phong tặng danh hiệu “Bà mẹ
Việt Nam Anh hùng” cho đến khi mẹ qua đời, nuôi dưỡng 10 con thương binh
nặng trong khu dân cư Vinh Niệm và những hoạt động từ thiện khác.
Với quê hương làng Thượng Ngạn, xã Văn Lang, huyện Hung Hà, tỉnh Thái
Bình ông luôn một lòng hướng về nguồn cội. Qua nhiều năm gia đình và ông
cùng Đảng, chính quyền nhân dân địa phương tôn tạo các di tích lịch sử , văn
hoá của làng như: Đình, chùa, đền, miếu, đúc chuông, xây dựng đài tưởng niệm
các Anh hùng Liệt sỹ của làng và nghĩa trang nhân dân, ông đã dành một phần
lương thưởng của mình để sáng lập ra quỹ khuyến học“ Bông Hồng Đỏ” hàng

năm lấy lãi xuất thưởng cho các em có thành tích xuất sắc trong học tập của xã
Văn Lang.
Để tìm lại nguồn cội đã bao đời mấy ai biết lịch sử của làng mình nơi chôn rau
cắt rốn, nơi phù sa sông Hồng tắm mát những trưa hè, nơi tiếng ru hời của mẹ
trên cánh võng bên luỹ tre xanh. “ Quê hương mỗi người chỉ một , như là chỉ
một mẹ thôi…”ông đã để tâm sức gần hai năm trời tìm hiểu siêu tầm viết về về


Lịch sử văn hoá làng. Ôi cái làng bé nhỏ ấy thế mà đã hơn hai ngàn năm từ thời
các Vua Hùng dựng nước. Tất cả các tư liệu vô giá đó vẫn nằm im trong hòm sắc
của đình làng, Qua Ngọc phả, Sắc phong Thành Hoàng, Văn tế Thần bằng chữ
Hán Nôm, những di tích như đình chùa, đền miếu cơ bản còn nguyên vẹn. Thu
thập những chuyện kể của các cụ, những phong tục tập quán, những lễ hội làng
làng đối chiếu với Lịch sử Văn hoá của Huyện, Tỉnh, Quốc gia để minh chứng.
Tổng kết những cống hiến hy sinh to lớn của dân làng trong hai cuộc chiến tranh
chống Pháp và chống Mỹ. Chi bộ Đảng cộng sản Đông dương đầu tiên, những
đảng viên đầu tiên của xã Văn Lang năm 1944 là người Thượng Ngạn, Đình
Thượng Ngạn là mốc son sáng ngời trong cách mạng tháng tám năm 1945, lá cờ
đỏ sao vàng đầu tiên phấp phới tung bay trên cây thị cổ thụ bên đình chấm dứt
tám mươi năm đô hộ thực dân Pháp với người dân Thượng Ngạn nói riêng và cả
nước nói chung.
Kết thúc chiến tranh Nhà nước đã ghi công hai mẹ Việt Nam Anh hùng, Lão
thành cách mạng, gần một trăm người con hy sinh là Liệt sỹ, Tử sỹ và để lại một
phần thân thể là Thương binh. Gần hai trăm người trong quân ngũ trên khắp
chiến trường ABC. Trên hai trăm người được Nhà nước thưởng Huân huy
chương… Tất cả được ghi lại trong cuốn“ Lược khảo Lịch sử Văn hoá làng
Thượng Ngạn”do ông biên soạn. Đó là niềm tự hào của quê hương, là đạo lý “
Uống nước nhớ nguồn”, tri ân với nhân dân Thượng Ngạn đã cống hiến, hy sinh
cho quê hương đất nước.
Những người dân quê hương đều ca ngợi cái tâm cái đức của các cụ để lại. Và

Giờ đây ông người đã và đang tiếp tục nối bước người cha thân yêu thực hiện
đúng nghĩa với cái tên Vũ Đức Thiện vinh danh Anh hùng lao động thời đổi
mới, góp phần làm“Rạng danh quê hương Anh hùng” đất mẹ Hưng Hà.
Tài liệu tham khảo:
1. Giáo trình, bài giảng Slides môn Phát triển khả năng lãnh đạo.
2. Tài liệu lưu hành nội bộ, Phát triển khả năng lãnh đạo - Chương trình Đào
tạo Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh Quốc tế.
3. />4. www.tamviet.edu.vn/.../Ky_nang_Lanh_dao_quan_ly_hieu_qua/


5. tailieu.vn/tag/tai-lieu/kỹ%20năng%20lãnh%20đạo.html
6. www.kynang.edu.vn/.../100-ky-nang-lanh-dao-cac-phong-cach-lanh...
7. />

×