Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu PHONG CÁCH VÀ UY TÍN CỦA CÁN BỘ LÃNH ĐẠO TRONG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.94 KB, 3 trang )

PHONG CÁCH VÀ UY TÍN CỦA CÁN BỘ LÃNH ĐẠO TRONG QUẢN TRỊ
DOANH NGHIỆP

1.
Phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp
2. Uy tín của cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp

1 - Phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp
a. Khái niệm
Phong cách (tác phong) làm việc của cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp là tổng thể
các biện pháp, các thói quen, các cách cư xử đặc trưng mà người đó thường sử dụng
trong giải quyết công việc hàng ngày để hoàn thành nhiệm vụ.
b. Các phong cách làm việc cơ bản
-
Phong cách cưỡng bức: Là phong cách làm việc mà giám đốc chỉ dựa vào
kinh nghiệm, uy tín, chức trách của mình để tự đề ra các quyết định rồi bắt buộc các
cấp dưới quyền phải thực hiện nghiêm chỉnh, không cho thảo luận hoặc bàn bạc gì
thêm.
Phong cách này có ưu điểm là giải quyết mọi vấn đề một cách nhanh chóng, nó
đặc biệt cần thiết khi tập thể mới được thành lập lúc có nhiều mâu thuẫn và sự
không thống nhất trong hệ thống. Phong cách này cũng đặc biệt cần thiết khi phải
giải quyết các vấn đề riêng, các vấn đề phải giữ bí mật thuộc thẩm quyền trách
nhiệm của cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp.
Nhược điểm của phong cách này là nó triệt tiêu tính sáng tạo của mọi người
trong doanh nghiệp.
-
Phong cách dân chủ: Người cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp có phong cách
làm việc dân chủ thường thu hút tập thể vào tham gia thảo luận để quyết định các
vấn đề của doanh nghiệp; bản thân chỉ tự quyết định các vấn đề thuộc trách nhiệm,
còn các vấn đề khác thường ủy quyền cho cấp dưới được tự quyết định trong giới hạn
cho phép do đó cấp dưới phấn khởi và hồ hởi làm việc.


Nhược điểm của phong cách này là nếu người cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp
nếu sử dụng phong cách này mà là người nhu nhược sẽ dẫn đến tình trạng theo đuôi
quần chúng, các quyết định đưa ra chậm chạp để lỡ mọi cơ hội thuận tiện.
-
Phong cách tự do: Người cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp có phong cách này
thamn gia rất ít vào công việc của tập thể, thường truyền đạt chỉ thị, quyết định của
mình cho các cấp phó rồi để cho tập thể tự do làm việc. Phong cách này tạo cho hệ
thống được tự do hành động, tự do sáng tạo.
Nhược điểm của phong cách này là dễ đưa hệ thống tới chỗ đổ vỡ, mạnh ai nấy
lo. Cho nên chỉ dùng nó khi đem thảo luận các vấn đề nhất định nào đó mà thôi.
-
Phong cách phát hiện vấn đề về mặt tổ chức: Người cán bộ lãnh đạo
doanh nghiệp có phong cách làm việc kiểu này thường ít câu nệ về hình thức làm
việc. Mà luôn luôn phát hiện ra các vấn đề mới để tổ chức thực hiện thành công nó.
Muốn có phong cách này, người cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp phải có bề dày
về công tác chuyên môn, có quan hệ rộng rãi với môi trường, có động cơ làm việc
đúng đắn và tỉnh táo.
Đây là phong cách làm việc của những người lãnh đạo có tài.
c. Cơ sở của việc phân loại phong cách quản lý
Đó là việc dựa vào cách sử dụng hai khuynh hướng tổ chức người lao động: (1)
Dựa trên sự cam kết (lo lắng thay đổi cải tiến, có tình cảm với chủ doanh nghiệp, các
kích thích lao động và mong muốn giúp doanh nghiệp thịnh đạt) và (2) Dựa trên sự
hợp tác (sự tin tưởng lẫn nhau, các quan hệ nội bộ có hiệu quả, làm việc theo nhóm
và việc lưu thông tin trong doanh nghiệp.
2 - Uy tín của cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp
a. Khái niệm
Uy tín của cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp là mức độ hiệu quả của sự tác động
của họ đối với người khác (nhất là với cấp dưới) trong công việc của mình. Uy tín có
hai loại, uy tín quyền lực do địa vị chính thức ở hệ thống và trong xã hội đem lại và
uy tín cá nhân là kết quả của phẩm chất, của sự uy tín cá nhân đem lại.

b. Các nguyên tắc tạo lập uy tín
- Nhanh chóng tạo được thắng lợi ban đầu cho hệ thống và tạo ra thắng lợi liên
tục.
- Tạo được sự nhất trí cao độ trong doanh nghiệp.
- Đi theo con đường sáng sủa, tránh mọi thủ đoạn đen tối xấu xa.
- Không được dối trá, đã hứa là phải thực hiện.
- Biết sử dụng tốt các cán bộ giúp việc.
- Mẫu mực về đạo đức, được quần chúng tin tưởng và bảo vệ.

×