Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Phân tích tố chất và kỹ năng lãnh đạo của chủ tịch HDQT ngân hang agribank

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.62 KB, 11 trang )

PHÂN TÍCH TỐ CHẤT VÀ KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO CỦA CHỦ TỊCH
HDQT NGÂN HANG AGRIBANK
I.

Khái niệm về tố chất và kỹ năng của người Lãnh đạo

Mỗi cá nhân đều có những tiềm năng nhất định cho phát triển của mình.
Tiềm năng này được đặc trưng bởi các định tố về thể chất, trí tuệ, văn hóa, sự trải
nghiệm, nguồn lực vật chất, quan hệ xã hội, và các cơ may hay vận hội.
Tố chất và kỹ năng lãnh đạo là khả năng và phẩm chất giúp con người trong nỗ
lực tạo nên giá trị mới cho xã hội, thông qua khai thác và phát triển tiềm năng của
chính bản thân mình và của tổ chức mà họ lãnh đạo. Tố chất lãnh đạo cũng giúp
mỗi cá nhân có tác động tích cực đến các cá nhân khác thông qua các quan hệ
tương tác.
Thiếu tố chất lãnh đạo sẽ làm cho cá nhân không chỉ không phát huy hết tiềm
năng của bản thân và của tổ chức mà mình lãnh đạo mà còn làm nó thui chột theo
thời gian. Tất cả những điều này tùy thuộc một phần quyết định vào tố chất lãnh
đạo trong từng mỗi con người.
Những tố chất và kỹ năng của người lãnh đạo, một kỹ năng quản lý quan trọng, là
khả năng thúc đẩy một nhóm người hướng tới một mục tiêu chung.
Trong quá khứ và hiện tại đã có rất nhiều nhà nghiên cứu về hành vi “lãnh
đạo” với mục đích tìm ra các nhân tố góp phần tạo dựng nên sự thành công của
một nhà lãnh đạo. Và tôi cũng hiểu rằng, không có một công trình nghiên cứu
nào chỉ ra được một cách cụ thể về người lãnh đạo cần phải có những tố chất gì,
những kỹ năng gì để lãnh đạo hiệu quả trong mọi điều kiện, hoàn cảnh khác
nhau.
Nghiên cứu về tố chất của người lãnh đạo và kỹ năng của các nhà lãnh đạo
thì đã có rất nhiều những quan điểm khác nhau của các nhà nghiên cứu xung


quan vấn đề này. Điển hình phải kể đến công trình nghiên cứu của Stogdill (1948


và 1974). Theo đó, thì tố chất đượt liệt kê ra là: Khả năng thích ứng tốt với tình
hình; Tỉnh táo trong môi trường xã hội; Tham vọng, luôn định hướng thưc
hiện mục tiêu; Quyết đoán; Hợp tác; Có thể tin cậy; Thể hiện quyền lực; Năng
động; Kiên trì; Tự tin; Chịu được áp lực căng thẳng; Sẵn sàng chịu trách
nhiệm. Các kỹ năng của một nhà lãnh đạo gồm: Thông minh; Có kỹ năng dựa
trên khái niệm; Sáng tạo; Giỏi ngoại giao và tế nhị; Nói năng lưu loát; Hiểu
biết về công việc; Có đầu óc tổ chức (có khả năng quản lý); Có sức thuyết
phục; Có kỹ năng giao tiếp. Hay các nghiên cứu của McCelland và Boyatzis
1982, Miner 1965,…
Không hạn chế quan điểm của mình theo các lý thuyết tố chất lãnh đạo
trên, qua việc tham khảo sách báo, tài liệu và những kinh nghiệm thực tế cũng
như những kinh nghiệm học từ những người khác, tôi nhận thấy một hà lãnh đạo
hiệu quả trước tiên phải hội tụ đầy đủ những tố chất và các kỹ năng cần thiết dưới
đây và người mà tôi rất khâm phục và ngưỡng mộ, là xếp cũ của tôi Ông Đỗ Tất
Ngọc: Chủ Tịch HĐQT Ngân hàng Agribank người mà tôi thấy hội tụ những kỹ
năng và tố chất cần thiết để trở thành nhà lãnh đạo hiệu quả.
II. Phân Tích
1. Tiểu sử
Ông sinh ra và lớn lên ở Hà nội ông đến với Ngân hang như một cơ duyên
Ông vốn yêu thích văn chương nhưng sau khi tốt nghiệp phổ thông, theo sự
phân công Ông vào học khoa Ngân hang trường ĐH Tài chính HN, cuối năm
1970 Ông tốt nghiệp và được cử về công tác tại Ngân hàng Quảng Ninh, một
thời gian sau ông được cử sang Bungari học tập nhưng chưa kịp làm luận án
Ông lại phải trở về nước làm việc tại Ngân hang đầu tư –Xây dựng


Năm 1994 Ông bảo vệ thành công luận án tiến sĩ, không ngừng nghiên cứu, Ông
phát triển thêm nhiều công trình nghiên cứu khoa học khác cũng như có nhiều ý
kiến đóng góp quan trọng cho nghành tín dụng ngân hàng nước nhà
Năm 2004 Ông đã vinh dự được hội đồng chức danh Giáo sư nhà nước công

nhận học hàm Phó Giáo Sư
2. Những tố chất và kỹ năng mà tôi nhận định là thành công ở Ông:
a. Tố chất
Tố chất ở đây được hiểu là các đặc điểm về thể chất, các đặc điểm về tính
cách và các năng khiếu của nhà lãnh đạo.
Ông luôn tham vọng, luôn định hướng thực hiện mục tiêu: Xã hội có
nhiều biến chuyển, xu thế phát triển có nhiều mới mẻ đòi hỏi các nhà lãnh đạo
luôn phải có những tham vọng ngày một lớn hơn, có tầm nhìn chiến lược, vạch
định rõ ràng các mục tiêu. Đồng thời, phải lường trước được những thuận lợi và
những khó khăn để đưa ra kế hoạch thực hiện các mục tiêu và đạt được tham
vọng của mình. Tham vọng đôi khi đóng vai trò như động cơ thúc đẩy hành vi
lãnh đạo.
Niềm say mê: là người luôn khát khao làm được điều gì đó đóng góp cho
xã hội, hoặc chí ít là cho mình. Không có sự say mê, thì một nhà lãnh đạo sẽ
không thể có được những quyết định táo bạo và tâm huyết.
Thích ứng tốt với tình hình: Phương thức kinh doanh có thể hiệu quả
trong hôm nay nhưng ngày mai thì nó lại khác. Ông luôn nhận thức được điều đó
và biết thức thời trong việc thích nghi và chấp nhận thay đổi. Ông luôn cập nhật
những kỹ năng, công nghệ và phương pháp mới để thúc đẩy sự phát triển trong
công việc của mình.


Tỉnh táo trong môi trường xã hội: Môi trường xã hội nói chung và môi
trường kinh doanh nói riêng luôn luôn biến động và chứa đựng rất nhiều những
rủi ro, những cạm bẫy tiềm tàng. Ông luôn tỉnh táo trước những khó khăn và các
tình huống xảy ra
Quyết đoán: Rất may mắn đã có thời gian tôi được làm việc dưới trướng
của ông do đó khi ra ngoài làm riêng tôi đã học được rất nhiều nhất là tính quyết
đoán của ông trong công việc do quyết đoán nên giúp cho ông có những quyết
định kịp thời và sáng suốt qua đó nắm bắt được các thời cơ, cơ hội kinh doanh.

Việc quyết đoán cũng góp phần xây dựng uy tín hình ảnh Ông. Nếu không quyết
đoán, sự cả nể và nhân nhượng trong cách đưa ra quyết định có thể dẫn bạn đến
những sai lầm đánh tiếc trong quyết định của mình.
Hợp tác: Đây là một tố chất rất quan trọng. Hợp tác ở đây là hợp tác với
cấp dưới, cấp trên, đồng nghiệp và hợp tác với đối tác, bạn hàng,… Chúng ta biết
rằng, không ai có thể mình làm tất cả mọi việc, do vậy việc hợp tác sẽ kéo mọi
người gần lại nhau hơn, giúp cho hiệu quả của công việc cao hơn và lợi ích thu
được cũng cao hơn. Ông đã xây dựng cho mình phẩm chất này. Hợp tác sẽ giúp
cho hiệu quả lãnh đạo cao hơn và ngược lại. Ông từng nói “Hợp tác cùng phát
triển, chung tay đón thành công”.
Có thể tin cậy: Ông tạo được niềm tin đối với cấp dưới, bạn hàng.Ngày
nay, “các tổ chức không còn được xây dựng trên quyền lực nữa mà mà trên sự tin
cậy. Sự tồn tại của lòng tin giữa con người không nhất thiết có nghĩa rằng họ
thích nhau. Nó có nghĩa rằng họ hiểu nhau” (Theo Peter F.Drucker). Ở một khía
cạnh nào đó, lãnh đạo được xem là khả năng của một cá nhân gây ảnh hưởng,
thúc đẩy và khuyến khích người khác cống hiến vì hiệu quả và thành công chung
của tổ chức. Do vậy, người lãnh đạo cần phải là người có thể tin cậy. Có như vậy
thì cấp dưới, đồng nghiệp mới tin tưởng vào họ, hợp tác với họ và cùng phấn đấu
hoàn thành những mục tiêu chung.


Thể hiện quyền lực: Không phải nhà lãnh đạo nào cũng có được tố chất
này, thể hiện quyền lực như thế nào cho đúng, Các nghiên cứu của Howard &
Bray năm 1988, McCelland & Boyatzis năm 1982 và Stahl năm 1983 đã chỉ ra
mối quan hệ mật thiết giữa nhu cầu về quyền lực và sự thăng tiến. Tố chất này rất
quan trọng, các nhà lãnh đạo cần phải thể hiện quyền lực của mình để gây ảnh
hưởng đối với cấp dưới và đồng nghiệp. Tuy nhiên, hiệu quả lãnh đạo cũng phụ
thuộc vào cách thức thể hiện quyền lực của mình. Nhà lãnh đạo có thể thể hiện
quyền lực của mình theo hai định hướng đó là định hướng quyền lực hòa nhập xã
hội và định hướng quyền lực cá nhân hóa. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu thực

nghiệm đã chỉ ra rằng định hướng quyền lực hòa nhập xã hội thường mang lại
hiệu quả lãnh đạo cao hơn định hướng quyền lực cá nhân hóa.
Là người năng động: Yếu tố này rất cần thiết. Nhà lãnh đạo luôn cần phải
năng động trong mọi việc, mọi hoàn cảnh và mọi tình huống, năng động tư trong
suy nghĩ cho đến hành động. Năng động sẽ giúp cho các nhà lãnh đạo phát triển
các tố chất cần thiết khác của mình
Tự tin: Ông luôn có lòng tin vào chính mình. Thông thường, sự tự tin này
hình thành từ sự thật là bất cứ một người lãnh đạo nào cũng đã từng trải qua thời
gian dài rèn luyện những kỹ năng trong công việc, tích lũy vốn kiến thức rộng
cùng với sự thông minh sẵn có. Bên cạnh đó, cho dù không có những kỹ năng,
kinh nghiệm kia thì anh ta cũng là người biết nhận thức, học hỏi điều đó từ những
người khác. Sự tự tin cũng ảnh hưởng tới các phẩm chất khác, chẳng hạn như có
tự tin thì mới quyết đoán được, hay có tự tin thì mới tạo sự tin cậy được ở mọi
người, cấp dưới,…
Chịu đựng được áp lực, căng thẳng: Làm ngân hàng luôn phải đối mặt tài
chính nên tố chất này rất là cần thiết, Ông có thể làm việc 15 tiếng trên ngày vì
không chỉ làm ở ngân hàng mà Ông còn tham gia giảng dạy tại trường ĐHKTQD
vfa Trường Tài Chính Kế Toán


Một nền tảng đạo đức vững chắc: Khi gặp Ông bất kỳ ai cũng nhận thấy
được sự chân thành, giản dị và gần gũi, Ông luôn tạo được sự than thiện với mọi
người ngay từ lần đầu tiên, Một nhà lãnh đạo có tính cách không tốt thì công ty
của họ cũng bị lung lay. Tính cách này không đến mức làm công ty phá sản,
nhưng sẽ làm công ty bị mất đi những tài năng thực sự: những người tốt họ sẽ
không muốn làm việc cho công ty bởi có người lãnh đạo tồi về nhân cách.
b. Kỹ năng:
Người lãnh đạo luôn phải trang bị, rèn luyện và trau dồi cho mình những
kỹ năng cần thiết, nó giống như là hành trang của nhà lãnh đạo, để có thể thực
hiện hành vi lãnh đạo của mình một cách hiệu quả. Các kỹ năng có thể tự rèn

luyện, có thể học tập từ sách vở, từ kinh nghiệm làm việc của bản thân nhà lãnh
đạo và từ kinh nghiệm của những người khác. Theo tôi, Ông Đỗ Tất Ngọc có
những kỹ năng sau đây:
Tính sáng tạo: Ông luôn nghiên cứu tìm tòi đưa ra những phương pháp
làm việc hiệu quả, hướng dẫn chia sẻ kinh nghiệm đối với các nhân viên.Ông
luôn cho rằng Tính sáng tạo và lối suy nghĩ thông minh được đánh giá cao ở bất
cứ công việc nào. Thậm chí công việc mang tính kỹ thuật nhất cũng đòi hỏi khả
năng suy nghĩ thoát ra khỏi khuôn khổ. Vì vậy đừng bao giờ đánh giá thấp sức
mạnh của việc giải quyết vấn đề theo cách sáng tạo. Mỗi vấn đề thường có nhiều
cách để giải quyết, và tính sáng tạo giúp cho nhà lãnh đạo tìm ra được những giải
pháp hữu hiệu hơn trong cách giải quyết các vấn đề trong công việc của mình.
Hiểu biết về công việc và ham học hỏi: Là người am hiểu về tài chính,
được đào tạo bài bản nên ông nắm bắt công việc rất nhanh và phân công công
việc một cách hiệu quả. Điều này giúp cho ông vừa hoàn thiện bản thân lại vừa
có cái nhìn tổng thể để phát triển doanh nghiệp.


Có kỹ năng dựa trên khái niệm: Kỹ năng này trong một số trường hợp
được gọi là “tư duy quy nạp”, là khả năng xác định mô hình hoặc các mối quan
hệ trong thông tin vá sự kiện; khả năng truyền đạt ý nghĩa bằng cách xây dựng
khái niệm, mô hình, chủ đề hoặc sử dụng các ngôn từ sự so sánh phù hợp; và khả
năng xây dựng các giải pháp sáng tạo và cách hiểu mới về vấn đề. Một kỹ năng
khác dựa trên khái niệm (thường gọi là “tư duy suy diễn”) là khả năng sử dụng
một khái niệm hoặc mô hình để giải thích một sự kiện, phân tích một tình huống
và phân biệt các thông tin nào liên quan và không liên quan, phát hiện ra những
sai lệch so với kế hoạch đề ra.
Giỏi ngoại giao và tế nhị: Do có kỹ năng này giúp cho người Ông xây
dựng được mạng lưới mối quan hệ và liên minh, tranh thủ sự hợp tác với người
khác. Việc ngoại giao luôn cần phải có sự tế nhị mới đảm bảo hiệu quả. Kỹ năng
ngoại giao ở đây cũng không ngoại trừ kỹ năng về đám phán. Nhà lãnh đạo giỏi

ngoại giao, đàm phán tốt sẽ có cơ hội nhận được các hợp đồng, các cơ hội kinh
doanh mang lại giá trị lợi ích lớn cho tổ chức của mình.
Khả năng đánh giá nhân viên: Một trong những nhiệm vụ quan trọng của
người lãnh đạo là dành thời gian của mình để tìm hiểu người làm việc cùng mình.
Phán đoán xem ai sẽ là người làm việc hiệu quả nhất trong vị trí nào. Giống như
rất nhiều khía cạnh khác của loại nghề nghiệp đỉnh cao này, việc phán đoán đòi
hỏi người lãnh đạo phải huy động cả trực giác lẫn kinh nghiệm của bản thân.
Giỏi phát triển nhân tài: Là một phẩm chất cần thiết của người lãnh đạo.
Người ta thường học được nghệ thuật lãnh đạo từ một cố vấn dày dạn kinh
nghiệm chứ không phải từ một cuốn sách hay. Vì vậy, một người lãnh đạo có tài
không chỉ cần phát hiện nên sử dụng những năng khiếu nào của một cá nhân cụ
thể, sắp xếp họ đúng vị trí đảm bảo phát huy hết khả năng của họ, mà còn phải là
một giáo viên giỏi có khả năng truyền đạt được kỹ năng của mình cho những
người xung quanh (đồng thời khuyên khích những người khác cũng truyền đạt


kinh nghiệm cho các đồng nghiệp của họ). Đó là một phương pháp hữu hiệu để
tạo ra những người lãnh đạo ở các cấp khác nhau trong bất kỳ một tổ chức nào.
Có kỹ năng giao tiếp: Là người yêu thích văn chương vợ Ông lại là nhà
giáo dạy văn nên Ông có khả năng giao tiếp tốt bằng cả văn nói và văn viết, điều
này bộc lộ được khả năng nhiều mặt của nhà lãnh đạo và có ảnh hưởng không
nhỏ tới sự thành công của tổ chức. Ông luôn biết cách truyền đạt thông tin tói
nhân viên của mình, biết cách khuyến khích, động viên, hay muốn có các bản
hợp đồng, nhà lãnh đạo cũng phải biết cách thương thuyết với đối tác.
Kỹ năng làm việc theo nhóm: Người lãnh đạo cần phải có khả năng hoạt
động cùng những người khác, biết lắng nghe, sống trung thực và cởi mở, biết sắp
xếp và bố trí công việc cho nhân viên một cách khoa học và hợp lý, biết cách giải
quyết và dàn xếp những mâu thuẫn nội bộ.
Kỹ năng truyền cảm hứng: Ông luôn quan tâm nhiều đến cấp dưới, lắng
nghe, chia sẻ và hiểu họ, khi có rắc rối thì Ông luôn đặt mình vào hoàn cảnh của

họ để có hướng giải quyết, có như vậy mới truyền được cảm hứng, tạo động lực
cho cấp dưới toàn tâm toàn ý, sử dụng hết khả năng của mình để thực hiện mục
tiêu chung của tổ chức.
Cởi mở và phóng khoáng: Các nhà lãnh đạo biết rằng họ không thể có tất
cả các câu trả lời cho mọi vấn đề. Các cuộc nghiên cứu cho thấy phẩm chất đầu
tiên của các nhà lãnh đạo trong những công ty thành công nhất đó là sự khiêm
nhường. Những nhà lãnh đạo này luôn cởi mở với các đề xuất và biết rằng thành
công của họ phụ thuộc vào những nỗ lực của tất cả mọi người. Chính vì vậy, để
có được thành công bền vững, nhà lãnh đạo cần phải cởi mở và phóng khoáng
với tất cả các khả năng có thể.


Học hỏi từ các sai lầm: Khi Ông bị kỷ luật nặng và không được phép làm
luận án Ông đã không ngã ngục mà nhận biết sai làm để sẽ không mắc phải sai
lầm tương tự.
III.

Phần Kết

Bên cạnh các yếu tố về tố chất và kỹ năng của nhà lãnh đạo thì còn các
yếu tố khác cũng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả lãnh đạo, đó chính là các yếu tố
tình huống (như đặc điểm công việc, môi trường hay đặc điểm của nhân viên cấp
dưới,..). Vì thế, nếu một ai đó đã hội tụ tất cả những tố chất và kỹ năng kể trên thì
chưa chắc hiệu quả lãnh đạo đã cao hoặc thành công nếu như có các yếu tố tình
huống ảnh hưởng bất lợi.
Như vậy, một người lãnh đạo thực sự không chỉ hội tụ những tố chất lãnh
đạo vốn có mà còn phải trau dồi những kỹ năng cần thiết để lãnh đạo hiệu quả.
Thế nhưng, nhiều người trong chúng ta xem nhẹ điều đó và cứ giữ mãi quan
niệm chủ quan khi cho rằng họ sinh ra là để làm người đứng đầu. Hãy tự hỏi
mình vì sao những người khác cần phải lắng nghe, tôn trọng và thực hiện theo sự

điều động, hướng dẫn của bạn. Vì vậy nhà lãnh đạo phải biết được đâu là tố chất
và kỹ năng cần có cho mình để xây dựng và phát huy chúng một cách hiệu quả.
Những phẩm chất và kỹ năng này ảnh hưởng trực tiếp tới hình ảnh người lãnh
đạo và nền tảng thành công của doanh nghiệp.
Thay vào đó, có thể thấy tố chất lãnh đạo bắt nguồn từ các trải nghiệm cuộc sống
của họ. Tất cả đều đã kinh qua nhiều thực tiễn và qua đó định hình và hiểu được
mình là ai, nhận ra được mục đích trở thành lãnh đạo của mình và khẳng định
rằng chỉ có trở thành một người lãnh đạo được tin cậy mới làm cho họ hoạt động
hiệu quả hơn.
Tố chất và kỹ năng lãnh đạo hình thành từ chính những trải nghiệm cuộc
sống


Câu chuyện về cuộc sống của các nhà lãnh đạo được tin cậy cho thấy họ chịu các
tác động tích cực từ gia đình, thầy cô, bạn bè và từ cả các nhà tư vấn. Rất nhiều
nhà lãnh đạo cho rằng động cơ thúc đẩy họ chủ yếu bắt nguồn từ những trải
nghiệm khó khăn trong cuộc sống riêng của họ.
Các lãnh đạo nhận thấy sức mạnh của mình thông qua trải nghiệm cuộc sống và
các sự kiện mang tính chất “đột phá”. Những trải nghiệm như vậy giúp họ hiểu
được mục đích sâu xa của tố chất và năng lực lãnh đạo của mình.
Tuy nhiên, rất nhiều nhà lãnh đạo, đặc biệt là những người mới bước chân vào
con đường sự nghiệp, thường cố gắng định vị mình trong xã hội và chỉ bỏ ra một
ít thời gian để khám phá chính bản thân mình. Họ cố gắng đạt được thành công
với những cách thức hữu hình, rõ ràng được xã hội nhìn nhận như tiền bạc, địa
vị, danh vọng, quyền lực và thậm chí cả giá cổ phiếu tăng lên.
Thông thường thành công này chỉ mang tính tạm thời. Khi nhiều tuổi, họ có thể
sẽ nhận ra mình đã bỏ lỡ rất nhiều điều trong cuộc sống và nhận thấy rằng dường
như mình không thể trở thành một hình mẫu mà mình mong muốn. Hiểu và nhận
thức đúng đắn được bản thân mình trước hết cần phải dũng cảm và thành thật.
BÀI VIẾT CÓ SỬ DỤNG CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO SAU:

1. Giáo trình phát triển khả năng lãnh đạo – Chương trình đào tạo thạc sỹ
quản trị kinh doanh quốc tế - Trường Griggs;
2. Bài viết: “Những tố chất và kỹ năng cần có của nhà lãnh đạo” – Tác giả:
Thảo Lê trên website ;
3. Bài viết “Phẩm chất cần có của người lãnh đạo” – Kirato (Theo
AskMen) trên website ;


4. Bài viết “Những tố chất cần có của một nhà lãnh đạo” - Theo Diễn đàn
doanh nghiệp được đăng tải trên website ;
5. Bài viết “8 phẩm chất của nhà lãnh đạo” – Tác giả An Châu, được đăng
tải trên website ;
7. Bài viết Bài viết của Marshall Goldsmith trên Harvard Business
Publishing –Theo tuan vietnam.net. được đăng tải trên />8. Cuốn sách “108 kỹ năng của nhà lãnh đạo bẩm sinh” – Warren Blank
9. Các giáo trình khác như giáo trình về quản trị chiến lược, các bài viết
tham khảo khác được đăng tải trên mạng internet,…
------------------------------------------------------------------------------------------



×