Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

CHUYÊN ĐỀPHƯƠNG PHÁP LỒNG GHÉP TÍCH HỢP ĐỜI SỐNG XÃ HỘI VÀO DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.52 KB, 37 trang )

CHUYÊN ĐỀ:PHƯƠNG PHÁP LỒNG GHÉP TÍCH HỢP
ĐỜI SỐNG XÃ HỘI VÀO DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN THPT
A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Đất nước Việt Nam đang bước vào giai đoạn mới của nền công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước. Trước bối cảnh ấy nền giáo dục hiện đại của nước ta cần phải có
những bước đổi mới mạnh mẽ để bước vào sự hòa nhập chung của thế giới. Nhiệm vụ
đặt ra cho nhà giáo chúng ta hải có những cách suy nghĩ mới, phương pháp tư duy
mới mẻ, khoa học nhằm mục đích hình thành, phát triển những năng lực học tập cho
học sinh. Giáo viên giảng dạy bộ môn Ngữ Văn không những trang bị cho các em
những kiến thức về bộ môn khoa học xã hội nhân văn; cách thức khai thác những tác
phẩm, thể loại văn học,hình tượng nghệ thuật độc đáo, các biện pháp tu từ..mà nhiệm
vụ của chúng ta hướng đến là trang bị phương pháp học tập tích cực cho học sinh,
giúp các em biết vận dụng những kiến thức ấy vào thực tiễn đời sống, hiểu biết những
vấn đề mang tính lịch sử, xã hội, tích hợp kiến thức liên môn về lịch sử, địa lí, giáo
dục các kĩ năng sống, kiến thức văn hóa, môi trường, đạo đức…
Trong mảng kiến thức đa đạng và phong phú ấy điều lưu ý nhất là kiến thức từ
thực tiễn đời sống xã hội mang tính thời sự đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ không
chỉ liên quan đến một vài cá nhân mà còn liên quan đến cộng đồng. Mỗi tác phẩm văn
học dù là thơ trữ tình hay các truyện ngắn đều phản ánh một góc độ của đời sống.
Người kĩ sư tâm hồn là thầy cô giáo ngữ văn của chúng ta phải chú trọng nhựng kiến
thức tích hợp một cách linh hoạt trong mỗi bài dạy nhằm nâng cao nhận thức cho
người học về những vấn đề đời sống xã hội để khi rời ghế nhà trường, các em có đủ
bản lĩnh, ý chí, nghị lực, khả năng xử lí các tình huộng vốn dĩ rất đa dạng, phức tạp.
Các em không bị ngỡ ngàng, hụt hẫng, thậm chí lo sợ trước những vấn đề xã hội.
Trường THPT Thăng Long chúng ta, học sinh còn thiếu các kĩ năng vận dụng vào
đời sống, các kiến thức về môi trường văn hóa, đạo đức tấm gương Hồ Chí Minh. Từ
đó việc triển khai chuyên đề là cần thiết.
B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Căn cứ: Căn cứ vào nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên cũng như nhiệm vụ
trọng tâm trong năm học 2014-2015. Căn cứ vào đặc trưng của bộ môn ngữ văn luôn


gắn với các hình ảnh sinh động, cách hình tượng nghệ thuật mang tính điển hình, sự
trải nghiệm của mỗi tác giả kết hợp với tài năng, tâm huyết của mình đã xây dựng
nên những tác phẩm hàm chứa những tri thức từ vẻ đẹp trong tình cảm, tâm hồn của
con người, vẻ đẹp của thiên nhiên, các mối quan hệ trong đời sống…người giáo viên
phải sử dụng phương pháp lồng ghép tích hợp khi giảng dạy cho học sinh.Căn cứ vào
tầm nhận thức của lứa tuổi học sinh THPT, giai đoạn chuẩn bị vào đời cần phải được


trang bị những kiến thức tổng hợp để vận dụng vào thực tiễn đời sống. Các em phải
có kĩ năng nhận biết, phán đoán, tổng hợp, vận dụng từ cấp độ thấp đến cấp độ cao..
Người giáo viên chúng ta phải không ngừng nổ lực, vận dụng các kiến thức tích hợp
từ thực tiễn xã hội đời sống vào mỗi bài giảng khi lên lớp.
2. Mục đích viết
Hiện nay Đảng và Nhà Nước đang đẩy mạnh việc tích cực đổi mới phương
pháp, tạo sự chuyển biến sâu rộng trong quá trình dạy và học. Các phong trào học tập
và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh được thấm nhuần, lan rộng. người giáo
viên tích hợp những phẩm chất cao đẹp của Bác: cần, kiệm, liêm chính, chí công, vô
tư, lời nói đi đôi với việc làm, nhân cách cao cả, giàu tình yêu thương con người.
Tiếp tục giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường, đây là vấn đề chung tay
của cộng đồng. Giáo dục cho học sinh những kĩ năng sống cần thiết: giải quyết vấn
đề, hòa nhập với cộng đồng, kĩ năng trao đổi, giao lưu, chia sẻ, làm việc theo nhóm..
Tích hợp các tri thức liên quan đến văn hóa, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, văn
hóa giao tiếp, văn hóa ăn mặc để giáo dục các em lối sống lành mạnh, dễ dàng với
công đồng. Các kiến thức xã hội mang tính thời sự: vấn đề diễn biến hòa bình, âm
mưu thủ đoạn các thế lực thù địch, bạo hành gia đình, quyền trẻ em, những thới hư
tật xấu, vấn đề xói mòn về nhân phẩm, đạo đức giới trẻ đang có chiều hướng lệch lạc
do ảnh hưởng của văn hóa nước ngoài…
3. Lí do viết:
Do tác động của bối cảnh xã hội, yêu cầu đổi mới giáo dục cần theo kịp bước
tiến của toàn cầu. Mỗi học sinh THPT cần được trang bị những kiến thức tổng hợp

của thực tiễn, xã hội đời sống. Bộ môn Ngữ văn được xem là đặc thù của nghệ thuật
ngôn từ có sức lan tỏa lớn và ảnh hưởng sâu rộng đến nhận thức của học sinh.
Do yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, Đảng Và Nhà nước đang chú
trọng tạo tâm thế để dân tộc ta hội nhập với thế giới đòi hỏi tầng lớp thanh niên hiện
nay, chủ nhân tương lai của đất nước phải thật sự thay đổi nếp sống, cách làm, trở
thành người chủ nhân tương lai của đất nước. Cách đổi mới kiểm tra, đánh giá đối
với bộ môn Ngữ Văn đang được chú trọng kết hợp đánh giá những năng lực hiểu
biết về tri thức đời sống xã hội. Nhằm đáp ứng yêu cầu này là sự kết hợp nhịp nhàng
giữa quá trình dạy của giáo viên và quá trình học tập của học sinh.
4. Tính khả thi
Với mục đích đã nêu trên, nhiệm vụ của nhóm bộ môn Ngữ Văn xây dựng kế
hoạch cụ thể từ cơ sở lí luận đến biện pháp thực hiện cụ thể đối với việc giảng dạy
những tác phẩm văn học hàm chứa các yếu tố trong đời sống xã hội. Mỗi giáo viên
nâng cao ý thức vận dụng tích hợp các kiến thức xã hội đời sống phản ánh thực tiển
đời sống, gắn với thời sự quê hương, đất nước. Sau khi thực hiện việc giảng dạy,


nhóm bộ môn tiếp tục thảo luận, hội ý tìm ra những phương pháp tối ưu nhất để điều
chỉnh, bổ sung trong quá trình giảng dạy.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. Về phía học sinh:
Trong nhà trường hiện nay, một số lượng lớn học sinh tỏ ra không mặn mà gì
trong việc học tập môn Ngữ Văn, ít yêu thích, hứng thú với bộ môn Văn. Mỗi mùa
tuyển sinh, số lượng học sinh đăng kí vào những ngành khoa học xã hội dần thưa đi.
Đó là do guồng thác hiên đại hoá, nhu cầu phân giới nghề nghiệp trong xã hội cũng rất
rõ. Một số em, dưới sự định hướng của gia đình thường thiên về những nghề "thời
thượng" mà thôi. Bởi vì học các bộ môn chuyên ngành Văn chương ít có cơ hội tìm
kiếm việc làm sau khi ra trường, mặt khác các ngành thuộc lĩnh vực này cũng không
phong phú, đa dạng cho lắm để các em có thể lực chọn.
Bởi thế, đa số các em có học lực từ yếu đến trung bình ít có khả năng tự học, tự

phấn đấu trong học tập, không chịu học bài, làm bài khi đến lớp. Nhiều em chưa xác
định được rõ ràng mục đích, động cơ trong học tập. Một số em bị cuốn hút theo những
trò chơi hiện đại như đánh điện tử, chơi games, chat..nên đã xao nhãng việc học tập, lỗ
hỏng về kiến thức ngày càng nhiều.
Một số em lại thể hiện việc học lệch, chỉ chú trọng các môn tự nhiên. Có khi
đến lớp nhiều em không thuộc thơ, không đọc trước tác phẩm nên không nắm được
nội dung cốt lõi, hệ thống các nhân vật. Nếu giáo viên quản lí lớp lỏng lẻo, một số sẽ
lợi dung cơ hội trong quá trình thảo luận nhóm để thư giãn, cười đùa, nói chuyện
riêng. Các trường hợp này thường không có chính kiến, khi được gọi lên trình bày vấn
đề lúng túng, phải dựa dẫm vào kết quả của bạn lâu ngày sức ỳ càng lớn.
Từ đó, Vấn đề vận dụng những kiến thức lịch sử, xã hội, tích hợp kiến thức liên môn
về lịch sử, địa lí, giáo dục các kĩ năng sống, kiến thức văn hóa, môi trường, đạo đức..
và thực tiễn đời sống để nâng cao nhận thức (kiến thức và ý thức học tập) cho người
học là cấp thiết.
2. Về phía giáo viên:
Thấy học sinh có thái độ, nhận thức như vậy, một số giáo viên cũng cảm thấy chán
nản, không thực sự tâm huyết trong công tác đầu tư soạn giảng. Số ít vấn giữ nếp suy
nghĩ cũ, không chú trọng đến việc đổi mới phương pháp, vẫn còn hiện tượng thầy đọc,
trò chép.
Giáo viên dạy chưa thất sự hấp dẫn, chưa hay thì làm sao học sinh yêu thích môn
Văn được? Một số giáo viên lại quan niệm miễn là có đổi mới nên trong một tiết học
có khi thảo luận vô tội vạ nên chưa thật sự đạt được kết quả như mong muốn. Hoặc do
chuẩn bị bài chưa chu đáo nên tình huống giáo viên nêu ra chưa thật sự phù hợp vấn
đề nào cũng có thể thảo luận được nên đã mất đi tính giáo dục học sinh.


Từ thực trạng ấy, thiết nghĩ mỗi giáo viên của chúng ta trong quá trình hoà nhập
vào sự nghiệp giáo dục mới trong bối cảnh đất nước bước vào công cuộc công nghiệp
hoá, hiện đại hoá, cần trang bị cho bản thân nguồn kiến thức phong phú, phương pháp
linh hoạt, sáng tạo và chiêm nghiệm, đúc kết những giải pháp thật sự phù hợp. Chúng

ta giáo dục các kĩ năng sống, nâng cao khả năng vận dụng đời sống xã hội vào văn
học, giải quyết tốt các tình huống đặt ra.
III. GIẢI PHÁP
1. Tích hợp: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
1.1. Cơ sở:
- Tài liệu “ Nội dung tích hợp học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
trong môn Ngữ Văn. Môn Ngữ văn ở trường phổ thông có nhiều ưu thế, thuận lợi
trong việc tích hợp nội dung bộ môn với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh. Nhiệm vụ giáo dục nội dung tư tưởng và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh cho Học sinh là cần thiết và mang tính khả thi cao trong bối cảnh đổi
mới và hội nhập hiện nay. Đầu tiên là tuân thủ những quan điểm của chủ nghĩa Mác –
Lênin về tư tưởng Hồ Chí Minh và coi đó là “nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành
động”.
- Đạo đức là nền tảng của xã hội. Giáo dục nội dung tư tưởng và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh như tư tưởng đạo đức có vai trò quan trọng, cần thiết.
Chúng ta đang triển khai cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
chí Minh” để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đạt mục tiêu giáo dục đề ra.
Muốn thế, giáo viên phải nhận thức, nắm được các yêu cầu, nguyên tắc, tư tưởng đạo
đức Hồ Chí Minh và làm theo đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay.
1.2. Lưu ý: Dựa trên sự tương đồng giữa nội dung bài học Ngữ Văn với nội dung tư
tưởng Hồ Chí Minh, đựa trên hiểu biết, kinh nghiệm vốn có của bản thân người học và
quá trình đối thoại, tương tác giữa người học với nhau để thực hành, vận dụng linh
hoạt vào các tình huống cuộc sống phù hợp với lứa tuổi.
Không làm tăng thêm nội dung, thời lượng dạy học, không phải là đưa thêm các thông
tin, kiến thức làm nặng thêm nội dung mà vẫn đảm bảo được các nội dung và yêu cầu
dạy học của môn học.
1.3. Nguyên tắc vận dụng: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ chí Minh
tiến hành trên nguyên tắc sau đây: Vận dụng sáng tạo, cụ thể nội dung tư tưởng Hồ
Chí Minh trong hoạt động thực tiễn. Liên kết nội dung bài học với nội dung tư tưởng
Hồ chí Minh. Nêu kết luận khái quát về nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh cần học tập.

Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS trong giáo dục tư tưởng, tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh.
1.4. Một số bài tích hợp:
1.4.1. Bài Việt Bắc của Tố Hữu: Khi dạy ở khổ thơ :


“Ở đâu u ám quân thù,
Nhìn lên Việt Bắc: Cụ Hồ sáng soi
Ở đâu đau đớn giống nòi,
Trông về Việt Bắc mà nuôi chí bền.
Mười lăm năm ấy, ai quên
Quê hương Cách mạng dựng nên Cộng hoà”.
Đoạn thơ đã phác họa một cách chân thật, sinh động hình ảnh Bác Hồ trong
kháng chiến chống Pháp và tình yêu mến của nhân dân Việt bắc đối với Bác. Nhận xét
về đoạn kết nhà thơ Xuân Diệu cho rằng: “Đoạn thơ trên là một bức danh họa và
không chỉ hội họa mà cả âm thanh trong trẻo như reo nhạc của suối rừng” . Tích hợp
lối sống giản dị, phong thái ung dung tự tại của Hồ Chí Minh - hình ảnh lãnh tụ Hồ
Chí Minh: Ông Ké Cách mạng giản dị, gần gũi, ung dung tự tại, vượt mọi khó khăn…
trong những ngày tháng ở chiến khu Việt Bắc.
Từ tình cảm yêu mến, gắn bó với cảnh và người Việt Bắc từ niềm tin tưởng vững chắc
vào sức mạnh của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ,Tố Hữu vẽ ra viễn
cảnh tươi đẹp của Việt Bắc ngày mai trong khung cảnh xây dựng cuộc sống mới hoà
bình, phồn vinh. Trong những năm tháng kháng chiến gian lao Việt Bắc là nơi có “cụ
Hồ soi sáng”, có “Trung ương, Chính phủ luận bàn việc công để kiên định niềm tin
yêu của cả nước đối với Việt Bắc, Tố Hữu lại dùng những câu thơ mang sắc thái ca
dao dạt dào những âm hưởng nghĩa tình của hồn thơ dân tộc. Cảm hứng về kháng
chiến, về cách mạng gắn liền với cảm hứng ca ngợi lãnh tụ ( Việt Bắc và cụ Hồ là
một).
1.4.2. Bài: Tác gia Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh:
Chúng ta lồng ghép về gương sáng Hồ Chí Minh sau mục tiểu sử, quan điểm sáng tác

và di sản văn học của Hồ Chí Minh. Tư tưởng độc lập dân tộc của Người. Tư tưởng
độc lập dân tộc và những đóng góp lớn lao về văn chính luận. Quan điểm sáng tác và
những đóng góp lớn lao về văn học nghệ thuật và vẻ đẹp tâm hồn và phẩm chất đạo
đức cách mạng của Bác qua các sáng tác văn học nghệ thuật của Người, khâm phục
tinh thần đấu tranh Cách Mạng kiên cường, lòng yêu nước, sự say mê lao động, nghệ
thuật của Hồ Chí Minh. Phương pháp tích hợp là liên kết nội dung bài học với nội
dung tư tưởng Hồ chí Minh, từ đó, nêu kết luận khái quát về nội dung tư tưởng Hồ Chí
Minh cần học tập. Vận dụng những kiến thức về quan điểm sáng tác, phong cách nghệ
thuật của Hồ Chí Minh vào việc đọc hiểu văn thơ của Người.
- Vài nét về tiểu sử: Bảy mươi chín tuổi của Bác là bảy mươi chín mùa xuân tươi
đẹp Người đã dâng hiến để làm nên mùa xuân tươi đẹp cho Tổ quốc
- Quan điểm sáng tác: HCM coi văn học là vũ khí phục vụ đắc lực cho sự nghiệp
CM, nhà văn là chiến sĩ trên mặt trận văn hoá. Hồ Chí Minh coi văn nghệ là một vũ


khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng: Quan điểm này thể hiện
trong hai câu thơ:
“Nay ở trong thơ nên có thép,
Nhà thơ cũng phải biết xung phong”
(“Cảm tưởng đọc Thiên gia thi”).
Về sau, trong Thư gửi các hoạ sĩ nhân dịp triển lãm hội hoạ 1951, Người lại khẳng
định: “Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận
ấy”. Hồ Chí Minh luôn coi trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn chương. Tính
chân thật được coi là một thước đo giá trị của văn chương nghệ thuật. Nghệ sĩ nên chú
ý phát huy cốt cách dân tộc và đề cao sự sáng tạo, chớ gò bó họ vào khuôn, làm mất vẻ
sáng tạo. Khi cầm bút, Hồ Chí Minh luôn xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận
để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm. Người luôn đặt câu hỏi: Viết cho
ai? (đối tượng), (viết để làm gì? (mục đích); sau đó mới quyết định Viết cái gì? (nội
dung) và Viết thế nào? (hình thức). Tác phẩm văn chương của Bác có giá trị tư tưởng,
tình cảm, nội dung thiết thực, có nghệ thuật sinh động đa dạng và mục đích: “đồng

bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ao cũng được học hành”, giải phóng miền Namthống
nhất tổ quốc. Hồ Chí Minh là tấm gương đạo đức, yêu nước, giữ gìn truyền thống văn
hóa dân tộc. Quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật và những đóng góp lớn lao về văn
học nghệ thuật và vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất đạo đức cách mạng của Bác qua sáng tác
văn học nghệ thuật của Nguyễn Ái Quốc.
- Văn chương phải có tính chiến đấu vì bối cảnh phong trào giải phóng dân tộc phát
triển mạnh mẽ ở Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới. Văn chương có giá trị thẩm
mĩ, tư tưởng, tình cảm, giải trí, tuyên truyền thể hiện cái nhìn và mối quan hệ của
người chiến sĩ cộng sản chân chính: kiên cường, luôn phấn đấu vì mục đích giải phóng
dân tộc giành độc lập tự do. Di sản văn học lớn lao về tầm vóc tư tưởng, phong phú về
thể loại, đa dạng về phong cách nghệ thuật. Hồ Chí Minh, nhà yêu nước, nhà cách
mạng vĩ đại của dân tộc, nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào công nhân quốc tế, nhà
nghệ sĩ lớn trên nhiều lĩnh vực, danh nhân văn hóa thế giới.
1.4.3. Bài Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh:
Chúng ta tích hợp lòng yêu nước và tư tưởng dân tộc về độc lập, tự do và những
đóng góp lớn lao về văn chính luận của Bác, hoàn cảnh ra đời. Bản tuyên ngôn vạch
trần bản chất xảo quyệt, tàn bạo, man rợ của thực dân Pháp bằng những lí lẽ và sự thật
lịch sử không thể chối cãi. Đó là những tội ác về chính trị, kinh tế, văn hóa,…; là
những âm mưu thâm độc, chính sách tàn bạo. Sự thật đó có sức mạnh lớn lao, bác bỏ
luận điệu của thực dân Pháp về công lao “khai hóa”, quyền “bảo hộ” Đông Dương.
Bản tuyên ngôn là một tác phẩm chính luận đặc sắc. Sức mạnh và tính thuyết phục của
tác phẩm được thể hiện chủ yếu ở cách lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, bằng chứng xác
thực, ngôn ngữ hùng hồn, đầy cảm xúc,…


Bản tuyên ngôn cũng khẳng định thực tế lịch sử: nhân dân ta nổi dây giành
chính quyền, lập nên nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa. Những luận điệu khác của các
thế lực phản cách mạng quốc tế cũng bị phản bác mạnh mẽ bằng những chứng cớ xác
thực, đầy sức thuyết phục. Một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn, lời tuyên bố xó bỏ
chế độ thực dân, phong kiến, là sự khẳng định quyền tự chủ và vị thế bình đẳng của

dân tộc ta trên toàn thế giới, là mốc son lịch sử mở ra kỉ nguyên độc lập, tự do trên đất
nước ta, áng văn tâm huyết của HCM, hội tụ vẻ đẹp tư tưởng và tình cảm của Người,
đồng thời kết tinh khát vọng cháy bỏng về độc lập, tự do của dân tộc ta.
Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá tuyên bố trước quốc dân
đồng bào và thế giới về quyền tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam và khẳng định
quyết tâm bảo vệ nền độc lập, tự do ấy. Kết tinh lí tưởng đấu giải phóng dân tộc và
tinh thần yêu chuộng độc lập, tự do. Là một áng văn chính luận mẫu mực với lập luận
chặt chẽ thống nhất toàn bài, kế thừa các chân lí lớn của thế giới, tổng kết cả một thời
kì lịch sử. Tuyên bố độc lập tuyên bố thoát lí hẳn quan hệ thực dân với Pháp, kêu gọi
toàn dân đoàn kết chống lại âm mưu của thực dân Pháp, kêu gọi cộng đồng quốc tế
công nhận quyền độc lập, tự do của Việt Nam và khẳng định quyết tâm bảo vệ quyền
độc lập, tự do ấy.
1.4.4. Bài Bác Ơi của Tố Hữu:
Tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh: Lí tưởng độc lập dân tộc, sự hi sinh
quên mình vì hạnh phúc của dân tộc, tình yêu thương nhân loại, lẽ sống giản dị, đức
khiêm tốn, những phẩm chất cao đẹp của Hồ Chí Minh. Tích hợp lí tưởng độc lập dân
tộc, sự hi sinh quên mình vì hạnh phúc dân tộc, tình yêu thương nhân loại, lẽ sống giản
dị, đức khiêm tốn…của Hồ Chí Minh. Qua đó, giúp HS thấy được vẻ đẹp của Hồ Chí
Minh. Hình tượng Bác Hồ qua lòng biết ơn, công lao trời biển và tấm gương sáng
ngời. Bác chưa bao giờ được thảnh thơi vì “nỗi thương đời”. Tình thương của Bác
gắn liền với lí tưởng và lẽ sống. Yêu nước, lo lắng cho vận mệnh của đất nước.
Thương người, thương xót, cảm thông với những người đau khổ bất hạnh.Cả cuộc đời
người hi sinh, phấn đấu để đất nước được độc lập, đồng bào được tự do, hạnh phúc.
Cuộc sống giản dị, thanh bạch, cao quý, quên mình vì nhân dân. Khi dạy ở những câu
thơ sau:
Ôi, phải chi lòng được thảnh thơi
Năm canh bớt nặng nỗi thương đời
Bác ơi, tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông mợi kiếp người.
Bác để tình thương cho chúng con

Một đời thanh bạch, chẳng vàng son
Mong manh áo vải hồn muôn trượng
Hơn tượng đồng phơi những lối mòn…


Nhớ đôi dép cũ nặng công ơn…
Vững như muôn ngọn dải Trường Sơn.
2. GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG MÔN NGỮ VĂN.
2.1. CƠ SỞ:
2.1.1-Một số kiến thức về môi trường:
* Định nghĩa: Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh
con người. có ảnh hưởng đến đời sống sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người
và sinh vật. Môi trường tự nhiên: Đất, nước, khí quyển, các loại khoáng sản,…
-Vật chất nhân tạo bao quanh con người:Nhà ở, phương tiện đi lại, công viên….
- Môi trường nhà trường: Lớp học, phòng thí nghiệm, nhà xe, sân chơi…
- Môi trường xã hội: Là mối quan hệ giữa con người và con người thể hiện bằng thẻ
chế, luật lệ, cam kết…
- Môi trường sống của con người bao gồm môi trường tự nhiện và môi trường xã hội.
* Các chức năng cơ bản của môi trường:
- Môi trường là không gian sinh sống cho con người và thế giới sinh vật.
- Môi trường là nơi chứa đựng các tài nguyên cấn thiết cho đời sống sán xuất của con
người.
- Môi trường chứa đựng các chất thải của đời sống và sản xuất.
- Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.
* Thành phần của môi trường: Thạch quyển, Thủy quyển, Khí quyển, Sinh quyển.
2.1.2.Tình hình môi trường hiện nay:
a. Đất đai: Diện tích bình quân đầu người ngày càng giảm, diện tích đất và chất
lượng đất canh tác không ngừng giảm.( do: Xói mòn, sa mạc hóa, mặn hóa, phèn hóa,
lầy hóa, bị ô nhiễm trong quá trình canh tác…)
b. Rừng: Hiện nay độ che phủ của rừng đang ngày càng hẹp dần.(ô nhiễm, phá

rừng…)
c. Nước: Hiện nay nhiều quốc gia rơi vào tình trạng thiếu nước(Do ô nhiễm, do
nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt chưa được xử lí và việc sử dụng hóa chất
trong sản xuất…)
d. Không khí: Bị ô nhiễm không khí do khó, bụi…
e. Sự đa dạng sinh học: Không còn ở trạng thái cân bằng,nhiều động thực vật bị
tuyệt chủng
f: Chất thải:Cùng với sự phát triển kinh tế, lượng chất thải ngày càng nhiều như
chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại…
2.1.3. Một số biện pháp giữ gìn, bảo vệ, cải thiện môi trường xang-sạch- đẹp:
a. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
b. Tăng cường công tác quản lí nhà nước, tạo cơ sở pháp lí và chính sách.
c. Đẩy mạnh xã hội hóa và bảo vệ rừng.


d. Áp dụng các biện pháp kĩ thuật bảo vệ rừng.
e. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực về
môi trường, mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
2.1.4: Một số vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường.
a. Giáo dục bảo vệ môi trường là sự cần thiết tại các trường học.
b. Chủ trương của Đảng và Nhà nước là phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi
trường và phát triển xã hội, đảm bảo bền vững quốc gia.
c. Mục tiêu giáo dục trong nhà trường:
- Kiến thức: Giúp HS hiểu Khái niệm môi trường, hệ sinh thái, các thành phần môi
trường. quan hệ giữa môi trường và con người. Nguồn tài nguyên, khái thác , sử dụng
và phát triển nguồn tài nguyên bền vững. Dân số và môi trường. Sự ô nhiễm và suy
thoái của môi trường. Các biện pháp bảo vệ môi trường.
- Thái độ và tình cảm: Có tinh thần yêu quý và tôn trọng thiên nhiên. Có tình yêu quê
hương đất nước và tôn trọng di sản văn hóa. Có thái độ thân thiện với môi trường và ý
thức được hoạt động trước vấn đề môi trường nảy sinh. Có ý thức: Quan tâm thường

xuyên tới môi trường sống cá nhân,gia đình và cộng đồng. Bảo vệ đa dạng sinh học,
bảo vệ rừng, đất đai, nguồn nước không khí…Giữ gìn vệ sinh và an toàn thực phẩm.
Ủng hộ, chủ động tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường phê phán hành vi gây hại
cho môi trường.
- Kĩ năng: Có kĩ năng phát hiện vấn đề môi trường và ứng xử tích cực với vấn đề môi
trường nảy sinh. Có hành động cụ thể bảo vệ môi trường. Tuyên truyền vận động bảo
vệ môi trường rong gia đình, nhà trường và cộng đồng. Có hành động cụ thể bảo vệ
môi trường. Tuyên truyền, vận động bảo vệ môi trường trong gia đình, nhà trường và
cộng đồng.
2.2. Nguyên tắc vận dụng tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường:
- Không ghép thêm mà chỉ tích hợp vào bộ môn. Mục tiêu, phương pháp nội dung giáo
dục bảo vệ môi trường phải phù hợp với mục tiêu đào tạo của từng cấp học
- Phương thức giáo dục: Dựa theo ba mức độ: Mức toàn phần: Mục tiêu, nội dung bài
học hoặc chương trình phải hoàn toàn phù hợp với mục tiêu giáo dục ý thức bảo vệ
môi trường. Mức bộ phận: Chỉ có một phần bài học có mục tiêu, nội dung giáo dục ý
thức bảo vệ môi trường. Mức liên hệ: Có điều kiện liên hệ logic, ngoài ra còn có các
hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi trường ngoài giờ lên lớp như: trồng cây, tham
quan, khảo sát, thi điều tra và tìm hiểu môi trường
2.3. LƯU Ý:
- Chỉ tích hợp các bài có sự liên quan đến môi trường, không tích hợp tràn lan, không
tích hợp các bài không liên quan hoặc ít liên quan tới môi trường, đàm bào khai thác
nội dung giáo dục bảo vệ môi trường một cách tự nhiên hợp lí và đạt hiệu quả cao.


- Đảm bảo được đặc trưng bộ môn, không biến giờ học thành giờ phổ biến giáo dục
bảo vệ môi trường, giáo dục môi trường chỉ là nội dung tích hợp một cách tự nhiên,
hòa đồng với kiến thức chuyên môn.
- Không làm tăng nội dung học tập dẫn đến quá tải. Các phương tiện về môi trường
cấn nghiên cứu kĩ, chọn lọc cẩn thẩn và gia công về cách thức dẫn dắt liên hệ đảm bảo
cho học sinh vửa nắm vững kiến thức chuyên môn, vừa tăng thêm kiến thức về moi

trường, có ý thức giữ gìn bảo vệ và truyên truyền cho mọi người về ý thức bảo vệ môi
trương.
- Chia nhỏ, rải đều vấn đề môi trường vào các bài hợp lí. Những vấn đề bảo vệ môi
trường, chống ô nhiễm môi trường ở mỗi môn học chỉ ở một khía cạnh mà thôi. Đảm
bảo tính hấp dẫn của các hoạt động thực tiễn về môi trường.Tạo sân chơi, sáng tác,
tham quan tập thể…
2.4. CÁC BÀI TÍCH HỢP:
2.4.1. NGỮ VĂN 10
- Ca dao than thân yêu thương tình nghĩa: Học sinh sưu tầm các câu ca dao có liên
quan đến môi trường.
- Dạy bài Nhàn-Nguyễn Bỉnh Khiêm, liên hệ tới lối sống hòa hợp với tự nhiên.
- Viết quảng cáo: Mẫu băng rôn quảng cáo kêu gọi bảo vệ môi trường.
2.4.2. NGỮ VĂN 11
- Chạy giặc-Nguyễn Đình Chiểu: Chiến tranh đã hủy hoại môi trường sồng.
- Bài ca phong cảnh Hương Sơn –Chu Mạnh Chinh: Môi trường trong lành của tại
Hương Sơn.
- Chí Phèo-Nam Cao: Môi trường thiếu tình thương ở làng Vũ Đại.
2.4.3. NGỮ VĂN 12
- Người lái đò sông Đà: Sự phong phú về tài nguyên và phong cảnh của thiên nhiên
Tây Bắc.
- Ai đã đặt tên cho dòng sông: Ý thức giữ gìn những vẻ đẹp của thiên nhiên.
- Kĩ năng mở bài và kết bài trong bài văn nghị luận: Ra những đề bài liên qua đến môi
trường.
3. DẠY HỌC TÍCH HỢP KĨ NĂNG SỐNG
3.1. Cơ sở lí luận
Trong những năm học gần đây các nội dung tích hợp kĩ năng sống đã được đưa vào
một số môn học và coi đó cũng là một hình thức đổi mới về phương pháp dạy và học.
Vậy chúng ta muốn lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong các bài học
được tốt thì trước hết bản thân mỗi giáo viên phải hiểu rõ được bản chất của vấn đề.
Vậy kĩ năng sống là gì?

Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về kĩ năng sống. Theo tổ chức Y tế thế
giới (WHO), kĩ năng sống là khả năng để có hành vi thích ứng và tích cực, giúp các cá


nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng
ngày.Theo Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), kĩ năng sống là cách tiếp cận giúp
thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp
thu kiến thức, hình thành thái độ và kĩ năng. Còn theo tổ chức văn hóa, khoa học và
giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO) lại cho rằng kĩ năng sống gắn với bốn trụ cột của
giáo dục, đó là : Học để biết; học làm người, học để sống với người khác, học để làm.
Từ những quan niệm trên đây, có thể thấy kĩ năng sống bao gồm một loạt các kĩ
năng cụ thể, cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của con người. Bản chất của kĩ năng
sống là kĩ năng tự quản bản thân và kĩ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong
cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả. Nói cách khác, kĩ năng sống là khả năng làm
chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với
xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống. Kĩ năng sống
có nhiều tên gọi khác nhau ví dụ: kĩ năng tâm lí xã hội, kĩ năng cá nhân lĩnh hội và tư
duy…
Một kĩ năng sống có thể có những tên gọi khác nhau: chẳng hạn : Kĩ năng hợp tác còn
gọi là kĩ năng làm việc nhóm. Kĩ năng kiểm soát cảm xúc còn gọi là kĩ năng xử lí cảm
xúc, kĩ năng làm chủ cảm xúc, kĩ năng quản lí cảm xúc. Kĩ năng sống không phải tự
nhiên mà có mà phải hình thành trong quá trình học tập, lĩnh hội và rèn luyện trong
cuộc sống. Quá trình hình thành kĩ năng sống diễn ra cả trong và ngoài hệ thống giáo
dục.Kĩ năng sống vừa mang tính cá nhân, vừa mang tính xã hội. Kĩ năng sống mang
tính cá nhân vì đó là khả năng của cá nhân. Kĩ năng sống mang tính xã hội vì nó phụ
thuộc vào các giai đoạn phát triển lịch sử xã hội, chịu ảnh hưởng của truyền thống và
văn hóa của gia đình, cộng đồng, dân tộc.
Trước bối cảnh đất nước đang trên đà hội nhập cùng thế giới, theo chúng tôi
việc dạy tích hợp kĩ năng sống trong các môn học là vấn đề cấp thiết đối với thế hệ trẻ.
Bởi là chủ nhân tương lai của đất nước, nếu không có kĩ năng sống các em sẽ không

thể thực hiện tốt trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và đất nước. Là lứa
tuổi đang hình thành nhân cách, hiểu biết về xã hội còn thiếu sâu sắc nên các em dễ bị
lôi kéo, kích động.Trong bối cảnh hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên chịu những tác
động tích cực và tiêu cực, nếu không có kĩ năng sống, các em sẽ dễ dàng bị lôi kéo vào
các hành vi tiêu cực, lai căng, lối sống ích kỉ, thực dụng, dễ phát triển lệch lạc về nhân
cách…Việc giáo dục kĩ năng sống giúp các em rèn luyện hành vi có trách nhiệm với
bản thân, gia đình, cộng đồng, giúp các em có những cách ứng phó tích cực với những
tình huống trong đời sống, xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp, sống tích cực, chủ động,
an toàn và lành mạnh. Không những vậy kĩ năng sống còn góp phần thúc đẩy sự phát
triển của xã hội. Là những nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành
vi và thói quen tích cực, lành mạnh, ngăn ngừa các vấn đề xã hội và bảo vệ quyền con
người. Mặt khác, giáo dục kĩ năng sống còn nhằm thực hiện yêu cầu đổi mới giáo dục


phổ thông, nó trở thành xu thế chung của toàn thế giới. Đảng ta đã xác định con người
vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển xã hội. Để thực hiện thành công sự
nghiệp CNH-HĐH đất nước cần phải có những con người lao động mới phát triển toàn
diện.
Với đặc trưng môn học về khoa học xã hội và nhân văn, môn Ngữ văn giúp học
sinh có được những hiểu biết về xã hội, văn hoá, văn học, lịch sử, đời sống nội tâm
của con người.Với tính chất là môn học công cụ, môn Ngữ văn giúp học sinh có năng
lực ngôn ngữ để học tập, giao tiếp và nhận thức về xã hội và con người.Với tính chất
về giáo dục thẩm:Rõ ràng, môn Ngữ văn là một môn học có những khả năng đặc biệt
trong việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh và việc lồng ghép tích hợp được thể
hiện ở cả ba phân môn: Tiếng việt; đọc văn và làm văn.
Trong những bài học có nội dung tích hợp kĩ năng sống giáo viên cần phải bám sát
những mục tiêu giáo dục kĩ năng sống, đồng thời đảm bảo mạch kiến thức – kĩ năng
của giờ dạy Ngữ văn. Khi lồng ghép tích hợp cần nhẹ nhàng, uyển chuyển, không
gượng ép.Chúng ta có thể tiếp cận giáo dục kĩ năng sống thông qua nội dung và
những phương pháp dạy học tích cực,phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh

phù hợp với đặc điểm từng lớp học, chú ý rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào
thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú cho người học.
Nhưng dù tiếp cận giáo dục kĩ năng sống theo cách nào cũng cần phải đảm
bảo được mục tiêu của việc giáo dục kĩ năng sống trong môn Ngữ văn . Đó là vừa giúp
học sinh tiếp thu được kiến thức cơ bản vừa hình thành ở các em những kĩ năng, thái
độ ứng xử phù hợp.
3.2. Thực trạng
3.2.1. Đối với học sinh
Dư luận xã hội và các cơ quan quản lý, giáo dục trong thời gian qua rất quan
tâm về những biểu hiện về tâm lý, cách ứng xử và giải quyết các vấn đề xảy ra trong
cuộc sống một cách thiếu định hướng giáo dục của giới trẻ, trong đó có đối tượng là
học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục. Hàng loạt các vụ, việc xảy ra có liên quan
đến học sinh như bạo lực học đường, vi phạm đạo đức, có hành vi cấu thành tội
phạm… khiến chúng ta nhưng người làm công tác giáo dục phải đặt ra câu hỏi “đâu là
nguyên nhân dẫn đến tình trạng này ?”. Phải chăng do các em thiếu kiến thức, kỹ năng
sống và hòa nhập xã hội.
Trong năm học 2011 -2012 ở trường THPT Thăng Long – Lâm Hà của chúng ta đã
xảy ra rất nhiều vụ bạo lực học đường với những mức độ nguy hiểm khác nhau. Trong
số các vụ ẩu đả đó có cả học sinh nam và học sinh nữ tham gia. Nguyên nhân chính
dẫn đến việc gây gổ đánh nhau trong nhà trường không có gì to tát, chỉ là một ánh mắt,
một cái cái nhìn thiếu thiện chí bị quy kết là “ nhìn đểu” , do đố kị, khiêu khích, thích
thể hiện cá tính . Như vậy, chúng ta thấy học sinh đã thiếu đi kĩ năng kìm nén cảm xúc


cá nhân, thiếu khả năng ứng phó với những tình huống trong cuộc sống. Nguy hại hơn
nữa là một số em học sinh nữ thiếu nhận thức, sống buông thả, thiếu kĩ năng tự vệ bản
thân nên đành phải làm một “ bà mẹ bất đắc dĩ”, bỏ dở con đường học hành, đánh mất
đi cả tương lai của mình khi tuổi đời con quá trẻ.
Bên cạnh những hành vi thiếu văn hóa, một bộ phận học sinh còn có những cử
chỉ, lời lẽ thô tục, thậm chí còn cãi lại giáo viên khi các em vị phạm bị thầy cô nhắc

nhở nhiều lần. Phải chăng các em còn thiếu kĩ năng giao tiếp, trình bày. Trong học tập,
khi thầy cô đưa ra những vấn đề liên quan đến bài học yêu cầu học sinh suy nghĩ, tìm
tòi tìm ra cách giải quyết, học sinh rất lúng túng, có em để giấy trắng, có em ghi được
vài dòng với lối tư duy ngờ nghệch, ngô ghê.
Ví dụ: Giáo viên đưa ra đề bài “ Trình bày suy nghĩ của em về truyền thống tôn sư
trọng đạo”. Đây là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ bao đời nay, thế nhưng
học sinh hiện nay không hiểu được ý nghĩa của truyền thống đó. Thay vì học sinh
khẳng định ý nghĩa của câu nói “ phải tôn trọng những người đã dạy dỗ mình” thì các
em lại cho rằng “ tôn sư trọng đạo” là “tôn trọng những thầy tu trên chùa”. Khi đọc
những câu văn đó khiến cho chúng tôi những người dạy văn không khỏi đau lòng. Bởi
học sinh không chịu động não suy nghĩ, thiếu sự tư suy sáng tạo.
Tóm lại là các em còn thiếu hiểu biết về kĩ năng sống, chưa nhận thức đúng về
kĩ năng sống. Mặt khác, người học đang chịu nhiều áp lực về học tập khiến cho không
còn nhiều thời gian cho các hoạt động ngoại khóa, hoạt động xã hội. Điều này đã dẫn
đến sự “xung đột” giữa nhận thức, thái độ và hành vi với những vấn đề xảy ra trong
cuộc sống. Đồng thời những biến đổi mạnh mẽ về kinh tế - xã hội đã và đang tác động
mạnh mẽ đến đời sống của con người. Cùng với đó là những tác động nhiều chiều của
các nguồn thông tin khác nhau từ xã hội khiến cho giới trẻ, đặc biệt là học sinh đang
đứng trước nhiều thách thức khi hòa nhập xã hội. Hơn nữa ,sự nuông chiều con cái của
gia đình cũng đã tạo cho các em có những thói quen xấu khó có thể thay đổi, sửa chữa.
Như vậy việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh không chỉ là nhiệm vụ của
nhà trường mà đó còn là nhiệm vụ chung của gia đình và toàn xã hội.
3.2.2. Đối với giáo viên.
Mặc dù Bộ giáo dục và đào tạo đã có nội dung hướng dẫn giảm tải cho môn
học nhưng công tác soạn giảng của giáo viên hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, bởi
lượng kiến thức trong mỗi bài học vẫn còn nặng nề . Hơn nữa áp lực công việc ngày
càng lớn, tính hành chính còn nhiều (chuẩn bị các loại hồ sơ sổ sách…) nên giáo viên
không có nhiều thời gian đầu tư vào công tác soạn giảng, các nội dung tích hợp chưa
được chú trọng. Bên cạnh những giáo viên có ý thức giáo dục kĩ năng sống cho học
sinh thông qua bài giảng của mình thì vẫn còn một bộ phận giáo viên khi lồng ghép

giáo dục kĩ năng sống hiệu quả còn chưa cao. Qua những lần kiểm tra giáo án của một
số đồng chí giáo viên trong tổ, tôi thấy nội dung tích hợp còn chưa đồng bộ. Cũng có


khi kĩ năng tích hợp được ghi trong mục trọng tâm, kiến thức,kĩ năng nhưng lại không
được thể hiện trong nội dung bài giảng bằng hệ thống câu hỏi cụ thể. Một số đồng chí
có thể hiện nội dung giáo dục kĩ năng sống trong giáo án nhưng lại chưa xác định
được nội dung tích hợp cũng như là phương pháp tiếp cận, còn mang hình thức chiếu
lệ.Trong quá trình thực hiện nội dung tích hợp kĩ năng sống vẫn còn lúng túng. Bản
thân tôi, trong khi dạy bài “ Thao tác lập luận bình luận” hay bài “ Từ ấy” của Tố Hữu,
tôi cũng đã chú trọng rèn kĩ năng cho học sinh ( kĩ năng giao tiếp ,trình bày, kĩ năng ra
quyết định , tự nhận thức…) thông qua phương pháp dạy học tích cực như động não,
thực hành, thảo luận nhóm… Lúc đầu hiệu quả cũng chưa cao nhưng sau một số tiết
luyện tập, củng cố kiến thức, kĩ năng các em cũng đã hình thành được cho mình những
kĩ năng nhất định. Các em tự nhận thức giá trị của bản thân về một cuộc sống có lí
tưởng đúng đắn, biết phê phán những hiện tượng tiêu cực, quan điểm lệch lạc trong xã
hội.
Từ thực trạng nêu ở trên nêu , thiết nghĩ mỗi giáo viên cần phải suy nghĩ, tìm
tòi, sáng tạo, vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực , thiết kế giáo án
giảng dạy phù hợp với mục tiêu bài học để việc giáo dục kĩ năng sống có hiệu quả.
3.2.3. Giải pháp
Đối với học sinh THPT, đây là lứa tuổi có nhiều thay đổi về mặt tâm sinh lý,
thích tìm tòi học hỏi cái mới, điều lạ. Có em chưa phân biệt được cái gì tốt, cái gì xấu;
điều gì nên làm và điều gì không nên làm nên đôi khi còn lẫn lộn. Do đó, người giáo
viên phải dẫn dắt các em vượt qua những khó khăn, thử thách để giúp các em nhận
thức sâu sắc về những việc cần thiết phải làm đối với cuộc sống của bản thân và mọi
người ở lứa tuổi học sinh. Ngoài nhiệm vụ giảng dạy bộ môn nên tạo điều kiện, động
viên, khuyến khích các em tham gia, hoạt động tốt công tác đội, đoàn và những sân
chơi bổ ích, lành mạnh như: câu lạc bộ văn học, toán học, ngoại ngữ, hùng biện… để
giúp các em có thêm kiến thức về vốn sống và giáo dục tình yêu quê hương đất nước.

Đống thời, ngoài những giờ lên lớp, người giáo viên cần tranh thủ thời gian tìm hiểu
học sinh để kịp thời chia sẻ, giúp đỡ động viên các em vượt qua khó khăn; lắng nghe
những tâm tư, nguyện vọng của các em. Trong quá trình tìm hiểu, người giáo viên phải
chân thành chủ động xóa bỏ khoảng cách giữa học sinh và giáo viên; luôn lựa chọn
những ngôn từ thích hợp, bổ ích nhằm giáo dục các em có thêm kiến thức trong cuộc
sống.
Bên cạnh đó cũng cần phải có sự phối hợp với phụ huynh học sinh để giáo dục
con em được tốt hơn. Khi soạn giảng cần lựa chọn phương pháp kĩ thuật dạy học tích
cực phù hợp với nội dung bài học để giúp học sinh hình thành được những kĩ năng
sống cần thiết.
Ví dụ 1: khi dạy bài “ Người trong bao” ( Ngữ văn 11 – tập 2) của Sê Khốp giáo
viên có thể xây dựng câu hỏi thảo luận nhóm : Theo em, mẫu người nào hiện nay


trong lớp học, cũng như ngoài xã hội đang giữ lối sống trong bao? Nhận định của
bản thân em về những lối sống ấy?
Học sinh thảo luận nhóm và tự nhận định vấn đề: trong lớp học đó là những học
sinh sống rụt rè, nhút nhát, không dám bày tỏ những quan điểm, suy nghĩ của bản
thân; hoặc đây là cách sống thiếu hòa đồng với bạn bè, ngại tiếp xúc, né tránh. Có
nhóm bổ sung đây là lối sống tự cô lập mình, ích kỉ, chỉ quan tâm đến bản thân. Ở
ngoài xã hội vẫn còn phổ biến những loại người sống rập khuôn, máy móc, trì trệ,
lạc hậu .Lối sống “trong bao” cũng có thể là những người vẫn "ếch ngồi đáy giếng",
luôn tự thoả mãn, bằng lòng với chính mình…Lối sống này không phù hợp với bối
cảnh đất nước đang hội nhập toàn cầu cùng thế giới. Từ đó, giáo viên dễ dàng chốt
lại những kiến thức bổ ích cần trang bị cho học sinh qua bài học này.
Ví dụ 2: Khi dạy bài “Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS” ( Ngữ
văn 12 – tập 2) của Cô – phi- an – nan, bằng phương pháp dạy học tích cực
như: Đọc - hiểu, thảo luận, trình bày một phút , thực hành . Giáo viên có thể cho học
sinh thảo luận nhóm- lưu ý khi cho học sinh thảo luận nhóm phải phân công nhiệm vũ
rõ ràng cho từng cá nhân, tổ, nhóm: Em có những hiểu biết như thế nào về HIV/

AIDS? Tác hại của nó đối với cuộc sống con người như thế nào? Theo em mỗi người
cần làm gì để đẩy lùi căn bệnh thế kỉ này? Hoặc cũng có thể yêu cầu các em vẽ một
bức tranh cổ động .Từ đó học sinh , hình thành được kĩ năng sống
+ Kĩ năng tự nhận thức: Học sinh nhận thức được đây là một căn bệnh thế kỷ có tính
chất nóng bỏng của toàn cầu. Từ đó, xác định được trách nhiệm của mỗi cá nhân khi
tham gia vào cuộc chiến đấu này, có những hành động thiết thực góp phần ngăn chặn
sự lây lan của căn bệnh thế kỷ.
+ Kĩ năng giao tiếp/ trình bày ý tưởng: Thảo luận, trao đổi với bạn bè, thầy cô,...về
hiện trạng cuộc chiến đấu phòng chống AIDS hiện nay, tác hại, nguy cơ lây lan của
căn bệnh thế kỷ và những giải pháp để góp phần vào cuộc chiến này.
+ Kĩ năng ra quyết định: Xác định những việc cá nhân và xã hội cần làm để góp phần
vào cuộc chiến đấu chống lại căn bệnh thế kỉ.
Ví dụ 3. Khi dạy bài “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt” ( Ngữ văn 10- tập 1), giúp
học sinh hình thành kĩ năng tư duy sáng tạo, giao tiếp, ra quyết định lựa chọn ngôn
ngữ nói đúng phong cách thông qua phương pháp :Chia nhóm thảo luận, tạo tính
huống
Trong tiết học này thay vì giáo viên cho học sinh thảo luận các đoạn hội thoại trong
sách giáo khoa thì giáo viên có thể đưa ra những tình huống có thật để học sinh có
thể trải nghiệm- tự đưa ra cách giải quyết. Ví dụ chúng ta có thể đưa ra tình huống sau:
Tình huống: Giả sử trên đường đi học về có hai nhóm bạn va chạm với nhau
+ Ứng xử 1: Phản ứng gay gắt bằng lời lẽ tục tĩu, thậm chí có thể xảy ra đánh nhau.
+ Ứng xử 2: Không nói năng gì, hai bên bỏ đi.


Sau đó có thể đặt câu hỏi: - Em có nhận xét gì về ngôn ngữ của các bạn trong ứng xử
1? Nếu em gặp phải tình huống này em sẽ chọn cách giao tiếp nào?
Qua bài học, giáo viên lưu ý học sinh khi sử dụng ngôn ngữ sinh hoạt trong cuộc
sống: cần thể hiện sự nhã nhặn, lịch thiệp, có văn hóa, không nên văng tục, chửi bậy.
Đó là trong tiết Tiếng Việt còn khi dạy phân môn làm văn thì sao chúng ta cũng có thể
lồng ghép vào trong bài giảng hoặc phần luyện tập. Ví dụ : Khi dạy bài “ Trình bày

một vấn đề” – Ngữ văn 10, chúng ta có thể đưa ra các vấn đề gần gũi trong đời sống
như : Em suy nghĩ gì về tình bạn, tình yêu tuổi học đường? các em làm việc cá nhân tự
trình bày suy nghĩ của mình từ đó các em rút ra bài học cho bản thân.
Hoặc trong tiết học có ứng dụng công nghệ thông tin nên trình chiếu một vài đoạn
phim, ảnh – phù hợp với nội dung bài học có nội dung thiết thực về truyền thống văn
hóa, lịch sử cách mạng… thông qua đó nhằm rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.
Ví dụ 4 : Khi dạy bài “ Nhìn về vốn văn hóa dân tộc” ( Ngữ văn 12 – tập 2) của Trần
Đình Hượu, chúng ta có thể trình chiếu một số hình ảnh thể hiện truyền thống văn hóa
của người Việt như: hình ảnh chiếc áo dài, hình ảnh trầu cau, hình ảnh về lễ hội…. Từ
đó giúp học sinh hiểu được truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Đồng thời tự
nhân thức được vai trò trách nhiệm của mình trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa đó.
Hay khi dạy bài” Số phận con người” ( Ngữ văn 12 – tập 2) của Sô Lô Khốp, thông
qua việc trình chiếu một số hình ảnh liên quan đến chiến tranh, những sự kiện liên
quan đến cuộc đời số phận của nhân vật Xô cô lốp. Giáo viên đặt câu hỏi : Qua tìm
hiểu về cuộc đời, tính cách của một người lính Nga kiên cường, em rút ra bài học gì
cho bản thân? – Học sinh trình bày 1 phút: Học sinh có thể trả lời:sống làm chủ bản
thân, có bản lĩnh, nghị lực để vượt qua những thử thách trong cuộc sống.
Cũng có thể lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho học sinh bằng cách kể một câu
chuyện liên quan đến đạo đức, tư tưởng,lối sống để các em tự trải nghiệm, tự rút ra bài
học nhân sinh cho bản thân.
Sau khi giáo viên xác định được những kĩ năng sống cơ bản cùng với các
phương pháp dạy học phù hợp sẽ tiến hành soạn một bài giáo dục kĩ năng sống theo
bốn bước . Khám pháà kết nốià Luyện tập à vận dụng. Bố cục của một giáo án dạy
tích hợp kĩ năng sống vẫn phải tuân thủ theo quy định của Sở giáo dục: có mục tiêu
cần đạt, trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ( theo chuẩn kiến thức – kĩ năng) và tiến
trình bài dạy
4. SỬ DỤNG TÍCH HỢP KIẾNTHỨC VĂN HÓA LỊCH SỬ VÀ KIẾN
THỨC CÁC BỘ MÔN KHÁC VÀO GIẢNG DẠY BỘ MÔN NGỮ VĂN
4.1. Cơ sở lý luận
Một trong những lí do khiến nhiều học sinh không mặn mà với môn Văn học

như hiện nay vì khoảng cách lịch sử văn giữa thời đại tác phẩm được sinh ra với thời
đại học sinh sống là quá lớn. Chính vì vậy , giáo viên phải không ngừng đổi mới


phương pháp dạy học ở môn học này. Để mỗi giờ học Văn không trở nên nhàm chám,
đơn điệu giáo viên có thể tích hợp kiến thức văn hoá lịch sử trong dạy môn Văn học.
Việc giúp người học nhận thức được tác phẩm văn học trong môi trường văn
hóa- lịch sử sản sinh ra nó hay trong môi trường diễn xướng của nó; thấy được mối
quan hệ mật thiết giữa văn học và lịch sử phát sinh; văn học với các hình thái ý thức
xã hội khác đồng thời khắc phục được tính tản mạn trong kiến thức văn hóa của học
sinh.
Thực tế cho thấy, những khác biệt về kinh nghiệm sống, văn hóa, giáo dục,
cách dùng ngôn ngữ, thể loại…khiến cho tầm đón nhận của học sinh so với tầm đón
nhận tác phẩm yêu cầu có độ vênh khá lớn. Học sinh không hiểu do đó không thể yêu
thích những tác phẩm này dù các em vẫn biết đó là những tác phẩm đỉnh cao của văn
học dân tộc. Vì vậy việc đưa học sinh về môi trường văn hóa của thời đại, kéo tầm đón
nhận của các em về trùng khít với yêu cầu tầm đón nhận của tác phẩm là việc cần thiết
cả về mặt khoa học lẫn giáo dục. “Vì thế, trong quá trình dạy học, việc tham khảo tài
liệu từ các lĩnh vực khác có vai trò quan trọng trong việc khôi phục, tái hiện hình ảnh
quá khứ. Tài liệu tham khảo giúp người học xây dựng được tầm đón nhận phù hợp với
văn bản”
Ngoài ra, việc sử dụng tài liệu liên môn còn giúp người học có thêm cơ sở để
hiểu rõ quy luật phát triển của văn học, hình thành củng cố nhiều phương pháp nghiên
cứu văn học. Tài liệu tham khảo về văn hóa lịch sử là phương tiện có hiệu quả để giúp
giáo viên làm rõ nội dung sách giáo khoa, kích thích sự hứng thú học tập của học sinh,
góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Ngữ văn.
4.2.Thực tiễn
4.2.1. Sử dụng tư liệu văn hóa lịch sử
Sử dụng phương pháp này, học sinh sẽ tiếp cận kiến thức Văn học qua tư liệu
lịch sử, đặt tác giả, tác phẩm vào môi trường ra đời của nó để học sinh đánh giá được

những đóng góp cũng như hạn chế của tác giả về nội dung tư tưởng hay nghệ thuật thể
hiện.
Trong các bài học ở sách giáo khoa, các nhà biên soạn đã có phần tiểu dẫn trình bày về
tác giả, hoàn cảnh ra đời tác phẩm để giáo viên khai thác tuy nhiên vẫn cần có sự tham
khảo thêm sử liệu để làm rõ yếu tố thời đại.
Ví dụ: Chẳng hạn như bài Vịnh khoa thi hương của Trần Tế Xương. Giáo
viên giới thiệu cách thức tổ chức các kì thi trong nền giáo dục dưới chế độ phong kiến
triều Nguyễn: Thi Hương, thi Hội và thi Đình. Những hiểu biết này sẽ giúp học sinh
hiểu nội dung câu thơ thứ nhất thông báo thông lệ của việc tổ chức kì thi Hương.
Ngoài ra, giáo viên cho học sinh biết thông tin năm Đinh Dậu thực dân Pháp đã
chiếm thành Hà Nội, do đó trường thi Hà Nội bị đóng cửa, các thí sinh Hà Nội về thi ở
Nam Định.


Câu thơ thứ hai không chỉ thông báo một sự kiện gắn với lịch sử mà còn là kết quả
quan sát của tác giả về sự lộn xộn, nhốn nháo của trường thi cũng là hình ảnh xã hội
đang suy thoái.
Từ sự quan sát, miêu tả khách quan ấy, người đọc cảm nhận nỗi đau đời thấm thía của
nhà thơ yêu nước.
4.2.2. Sử dụng tư liệu về các tác phẩm nghệ thuật
Hội họa, kiến trúc, sân khấu, điêu khắc, ca nhạc, phim ảnh…là kết quả sáng tạo
của xã hội loài người. Một hình ảnh nghệ thuật giúp người học sử dụng trí tưởng
tượng của mình tập trung vào những điểm quan trọng. Giáo viên bổ sung hình ảnh tư
liệu thuộc các lĩnh vực nói trên vào bài giảng để học sinh có vốn văn hóa rộng khi tiếp
nhận. Bản thân văn học có mối quan hệ mật thiết với các loại hình nghệ thuật khác.
Học sinh tiếp nhận kiến thức văn học qua tranh ảnh, đồ dùng trực quan kết hợp
với bài viết sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo sẽ nhớ lâu và hứng thú hơn.
Để việc khai thác nguồn tư liệu này có hiệu quả, phát huy tính tích cực của học sinh,
giáo viên cần nghiên cứu kỹ mục tiêu và nội dung của từng tư liệu trong bài học, tư
liệu thuyết minh hình ảnh. Ngày nay, với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, giáo viên

trình chiếu kênh hình sẽ có ưu thế hơn vì học sinh được trực quan với hình ảnh rõ,
kích thước lớn, màu sắc sinh động và ấn tượng hơn.
Ví dụ, giáo viên dạy bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình
Chiểu, ngoài kiến thức lịch sử về trận tấn công đồn Cần Giuộc năm 1861, nhằm giúp
học sinh hiểu hình tượng người nông dân nghĩa sĩ trong tác phẩm là hình tượng đám
đông bước ra từ thực tế đời sống chứ không còn là hình ảnh ước lệ tượng trưng thì
giáo viên nên kết hợp cho học sinh xem tranh vẽ trận Cần Giuộc, xem hình ảnh về việc
xây dựng đài kỉ niệm những nghĩa sĩ Cần Giuộc đã được khởi công vào năm 2011.
phải có sự tích hợp cả ngôn ngữ, văn hóa mới có thể lý giải được ý nghĩa của chúng.
4.2.3. Sử dụng tài liệu địa lý và ngôn ngữ học
Những hiểu biết về điều kiện tự nhiên, khí hậu, địa hình của một khu vực đóng
vai trò vô cùng quan trọng để học sinh hiểu thêm không gian nghệ thuật trong tác
phẩm.
Chẳng hạn, tìm hiểu không gian bãi cát dài trong Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao
Bá Quát không thể không biết đến những vùng cồn cát trắng trên dải đất miền Trung
trên hành trình vào Huế thi Hội của ông.
Vùng cát trắng sau này gợi những ám ảnh trong câu thơ của Tố Hữu “Chang
chang cồn cát năng trưa Quảng Bình” (Mẹ Suốt).
Mặt khác Văn học là nghệ thuật của ngôn từ do đó dạy học văn không thể không
gắn bó mật thiết với các kiến thức ngôn ngữ học nhất là bộ phận văn học trung đại.
4.2.4. Sử dụng tài liệu các lĩnh vực văn hóa khác
Việc vận dụng kiến thức liên môn của giáo dục công dân, giáo dục kĩ năng sống,
kiến thức dân tộc học, triết học,….góp phần làm sáng rõ khi lí giải các khái niệm hay
tư tưởng tác phẩm. Để làm sáng tỏ vẻ đẹp tảo tần nhẫn nhịn, hy sinh của bà Tú và hiểu


đúng con người Tú Xương trong bài thơ Thương vợ, giáo viên nên giới thiệu cho học
sinh về mô hình gia đình nho giáo truyền thống. Đây là kiểu gia đình không coi trong
sản nghiệp, chỉ coi trọng danh vị. Người vợ giữ vai trò trụ cột nuôi sống cả nhà còn
người chồng miệt mài đèn sách với hi vọng đỗ đạt làm thay đổi vận mệnh gia đình.

Vào thời của Tú Xương, nho giáo suy tàn, mô hình gia đình trên lung lay, cuộc
sống ở Vị Xuyên trong giai đoạn đô thị hóa càng phức tạp nên bà Tú không thể ở yên
trong không gian gia đình với “Bên anh đọc sách, bên nàng quay tơ” được nữa mà bị
ném ra giữa chợ đời phồn tạp để bươn chải.
Lối sống trọng danh vị của nhà nho khiến những ông tú gần như không tham gia
vào hoạt động lao động chân tay, sản xuất vật chất. Thế nên, ông đành cay đắng mà bất
lực nhìn vợ tảo tần, cực nhọc. Cũng từ bài thơ này, giáo viên tích hợp kiến thức giáo
dục kĩ năng sống: Biết yêu thương gia đình, trân trọng biết ơn sự hi sinh và tình yêu
thương của những người thân trong gia đình. Có thể nói, tích hợp kiến thức liên môn
trong dạy học nói chung và dạy Văn học nói riêng là cần thiết. Mục đích tích hợp
trước tiên để học sinh hiểu đúng, hiểu sâu kiến thứ
trong bài học đồng thời mở rộng vốn hiểu biết những lĩnh vực khác liên quan đến bài
học.
IV. NGUYÊN TẮC VẬN DỤNG VÀO DẠY HỌC
“Tích hợp phải tuân thủ nguyên tắc: Chọn lọc, phù hợp, vừa đủ. Chọn lọc những
kiến thức thật cần thiết để tích hợp nhằm giúp học sinh lấy đó làm phương tiện khám
phá, lĩnh hội kiến thức mới trong bài. Phù hợp trình độ nhận thức, tâm sinh lí của học
sinh; giáo viên tránh biến giờ học thành phô diễn sự uyên bác của mình.
Không vì tích hợp mà làm bài học nặng nề kiến thức, quá tải cho học sinh hoặc
giáo viên tham tích hợp nên bỏ qua kiến thức cơ bản học sinh cần đạt trong chính tiết
học đó” .
V. GIÁO ÁN MINH HỌA:
1. Bài - Đọc văn: CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA
Trích - Nguyễn Minh Châu
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT :
- Hiểu được quan niệm của nhà văn về mối quan hệ giữa cuộc đời và nghệ thuật, về
cách nhìn đời và nhìn người trong cuộc sống
- Thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật của tác phẩm và bước đầu nhận diện
được một số đặc trưng cơ bản của văn xuôi Việt nam sau 1975.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:

1. Kiến thức: - Những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà văn về cuộc đời và nghệ
thuật: Phải nhìn nhận cuộc sống và con người đa diện nhiều chiều; nghệ thuật chân
chính luôn gắn với cuộc đời, vì cuộc đời.
- Tình huống truyện độc đáo mang ý nghĩa khám phá, phát hiện, về đời sống. Điểm
nhìn nghệ thuật đa chiều. Lời văn giản dị mà sâu sắc, dư ba
2. Kĩ năng:- Đọc – hiểu truyện ngắn hiện đại.


- Tích hợp kĩ năng sống: kĩ năng tự nhận thức về cách tiếp cận và thể hiện hiện thực
trong tác phẩm, về cảm hứng thế sự và tấm lòng đầy ưu tư, trăn trở của nhà văn trước
cuộc đời, qua đó rút ra bài học nhận thức về cuộc sống của mỗi cá nhân; kĩ năng tư
duy sáng tạo: phân tích, bình luận về cá tính sắc nét và cách đặ vấn đề của nhà văn
trong tác phẩm
-Tích hợp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường: người nghệ sĩ đã phát hiện ra một “
cảnh đắt trời cho” trên mặt biển mờ sương, một vẻ đẹp mà cả đời bấm máy có lẽ anh
chỉ gặp một lần: “ trước mặt tôi ……… trong ngần của tâm hồn” đó là cảnh chiếc
thuyền lưới vó ẩn hiện trong biển sớm mờ sương có pha đôi chút màu hồng hồng do
ánh mặt trời chiếu vào….
Chúng ta phải có ý thức để giữ gìn nhưng kiệt tác nghệ thuật mà thiên nhiên ban tặng.
3.Thái độ: Từ những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà văn về nghệ thuật và cuộc đời
HS tự rút ra bài học nhận thức về cuộc sống của mỗi cá nhân.
C. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Diễn giảng,phát vấn kết hợp trao đổi, thảo luận,
D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. Kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ. Cảm nhận của em về nhân vật Chiến? Hoặc Trình bày nét đặc
sắc về nghệ thuật và ý nghĩa của văn bản?
3. Bài mới: Lời vào bài: -"Nguyễn Minh Châu thuộc trong số những nhà văn mở
đường tinh anh và tài năng nhất cảu văn học ta hiện nay" (Nguyên Ngọc).
- Sự tinh anh và tài năng ấy thể hiện trước hết ở quá trình đổi mới tư duy nghệ thuật.
Trong văn học cách mạng trước năm 1975. thước đo giá trị chủ yếu của nhân cách là

sự cống hiến, hy sinh cho Cách mạng Sau năm 1975. văn chương trở về với thời kỳ
đổi mới đi sâu khám phá sự thật đời sống bình diện đạo đức thế sự. Khi làm cho người
đọc ý thức về sự thật, có khả năng nhìn thẳng vào sự thật, phát hiện nhiều mối quan hệ
xã hội phức tạp chằng chịt, thì văn chương đã ít nhiều đáp ứng được cái nhu cầu nhìn
nhận và hoàn thiện nhiều mặt của nhân cách con người. Truyện ngắn “Chiếc thuyền
ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn hướng phát hiện đười
sống và con người mới mẻ này.
Hoạt động của giáo viên và học
Nội dung bài dạy
sinh
TIẾT 1
I. GIỚI THIỆU CHUNG
- GV: Em hãy trình bày những 1. Tác giả.
hiểu biết của mình về tác giả và - Nguyễn Minh Châu ( 1930 – 1989). Trước năm 1975 là
tác phẩm?
ngòi bút sử thi có thiên hướng trữ tình lãng mạn
- HS trình bày
- Từ đầu thập kỉ 80 của thế kỉ XX chuyển hẳn sang cảm
- Gv giảng chốt ý
hứng thế sự với những vấn đề đạo đức và triết lí nhân
- GV: Thời điểm tác phẩm ra đời sinh, thuộc trong số những “người mở đường tinh anh và
khi đất nước đã thoát khỏi chiến tài năng” ( Nguyên Ngọc) nhất của văn học Việt Nam


tranh, bước vào giai đoạn xây
dựng và phát triển kinh tế. Dấu
ấn lịch sử ấy đã mở ra cho văn
học những tiền đề mới. Nhu cầu
dân chủ hóa xã hội trở thành mối
quan tâm hàng đầu và là nỗi trăn

trở suy tư của giới văn nghệ sĩ
- Gv hướng dẫn HS đọc – hiểu
văn bản
- GV: Theo em đoạn trích có thể
chia làm mấy phần? Nội dung
từng phần là gì?
- HS trả lời
- Gv chốt ý.
-Truyện chia thành hia đoạn lớn:
+Đoạn 1: Từ đầu đến “chiếc
thuyền với gió đã biến mất”: hai
phát hiện của người nghệ sĩ
nhiếp ảnh.
+Đoạn 2: Còn lại: Câu chuyện
của hai người đàn bà làng chài.
- Gv tích hợp giáo dục ý thức
bảo vệ môi trường:
- GV: Phát hiện thứ nhất của
người nghệ sĩ nhiếp ảnh, là phát
hiện đầy thơ mộng. Anh đã cảm
nhận như thế nào về vẻ đẹp của
chiếc thuyền ngoài xa trên biển
sớm mù sương?
- Học sinh thảo luận, cử đại diện
trình bày trước lớp.
Từ đó mỗi người trong chúng ta
phải có những hành động thiết
thực để bảo vệ môi trưởng.

thời kì đổi mới.

2. Tác phẩm.
- “Chiếc thuyền ngoài xa” được viết năm 1983, là
truyện ngắn in đậm phong cách tự sự - triết lí của
Nguyễn Minh Châu. Lúc đầu được in trong tập “Bến
quê”xuất bản năm 1985, sau đó được in trong Nguyễn
Minh Châu toàn tập, tập 3 – NXB Văn học, 2001. Với
ngôn từ dung dị đời thường, truyện kế về chuyến đi thực
tế của một nghệ sĩ nhiếp ảnh, qua đó thể hiện những
chiêm nghiệm sâu sắc của nhà văn về nghệ thuật và cuộc
đời.
- Tiêu biểu cho xu hướng chung của văn học
Việt Namthời kì đổi mới: hướng nội, khai thác sâu sắc số
phận cá nhân và thân phận con người trong cuộc sống
đời thường.
II. ĐỌC HIỂU – VĂN BẢN
1. Đọc
2. Tìm hiểu văn bản
2.1. Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh.
- Phát hiện thứ nhất
+ Để có tấm lịch nghệ thuật về thuyền và biển à Phùng
đã tới một vùng biển từng là chiến trường cũ của anh, đã
dự tính bố cục, đã phục kích mấy buổi sáng để chộp
được một cảnh thất ưng ý
+ Đôi mắt nhà nghề của người nghệ sĩ đã phát hiện ra
một “ cảnh đắt trời cho” trên mặt biển mờ sương, một vẻ
đẹp mà cả đời bấm máy có lẽ anh chỉ gặp một lần: “
trước mặt tôi ……… trong ngần của tâm hồn” đó là
cảnh chiếc thuyền lưới vó ẩn hiện trong biển sớm mờ
sương có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời
chiếu vào….

+ Với người nghệ sĩ, khung cảnh đó ẩn chứa “ chân lí
của sự hoàn thiện”,” Bản thấn cái đẹp chính là đạo đức”
làm dấy lên trong Phùng những xúc cảm thẩm mĩ, khiến
tâm hồn anh như được gột rửa, thanh lọc
=> một phát hiện đầy thơ mộng
- GV: Phát hiện thứ hai của
- Phát hiện thứ hai.
người nghệ sĩ nhiếp ảnh mang
+ Một cảnh tượng phi thẩm mĩ ( một người đàn bà xấu
đầy nghịch lí. Anh đã chứng kiến xí,mệt mỏi; một gã đàn ông thô kệch, dữ dằn, độc ác);
và có thái độ như thế nào trước


phi nhân tính (người chồng đánh vợ một cách thô bạo,
đứa con thương mẹ đánh lại cha). Trước những cảnh
tượng ấy trong anh trào lên một cảm xúc ngỡ ngàng
trước một hiện thực “ như trong câu chuyện cổ đầy quái
đản” ,Phùng “ ngơ ngác” không tin vào mắt mình.” Há
mốm ra mà nhìn”
=> Qua hai phát hiện của người nghệ sĩ, nhà văn chỉ ra:
cuộc đời chứa đựng nhiều nghịch lí, mâu thuẫn; không
thể đánh giá con người, cuộc sống ở dáng vẻ bên ngoài
mà phải đi sâu tìm hiểu, phát hiện bản chất bên trong
2.2. Câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở tòa án
huyện
- Đây là câu chuyện về cuộc đời nhiều bí ẩn và éo le của
một người đàn bà hàng chài nghèo khổ, lam lũ.
- Câu chuyện đã giúp nghệ sĩ Phùng hiểu về :
+ Người đàn bà hàng chài
một người phụ nữ nghèo khổ, nhẫn nhục, bị chồng

thường xuyên đánh đập hành hạ” ba ngày một trận nhẹ,
năm ngày một trận nặng”; “ không hề kêu …… chạy trốn
·
sống kín đáo, sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời, có tâm
hồn đẹp đẽ, “Vui nhất là …ăn no”; “ trên thuyền … vui
vẻ”; “ Ông trời sinh ra người … khôn lớn”; “ tình thương
…. Bên ngoài”
·
giàu đức hi sinh và lòng vị tha.” Đám đàn bà …..
không thể sống cho mình”
+ Người chồng của chị:
·
vốn là một anh con trai hiền lành nhưng cục
tính, không bao giờ đánh đập vợ
·
Do hoàn cảnh ( nghèo khổ, túng quẫn, nhiều
TIẾT 2
con) khiến anh trở thành người chồng vũ phu “ bất kể lúc
nào thấy khổ quá” là lôi vợ ra đánh coi đó như là một
phương cách giải tỏa, nỗi khổ đau, uất ức.
- GV: Câu chuyện của người đàn + Chánh án Đẩu – có lòng tốt, sẵn sàng bảo vệ công lí
bà hàng chài ở tòa án huyện nói nhưng kinh nghiệm sống chưa nhiều:
+ Về chính mình
lên điều gì?
·
Lúc đầu anh cảm thấy bức bối khi nghe người
- HS thảo luận
phụ nữ van xin vị chánh án đừng bắt chị phải li hôn với
- HS trình bày
người chồng vũ phu

- Gv giảng chốt ý
·
Nghe xong câu chuyện, anh không còn nghĩ
- GV: Qua câu chuyện về cuộc rằng người phụ nữ kia cam chịu vì yếu đuối hay tăm tối,
những gì diễn ra ở gia đình
thuyền chài?
- HS trả lời
- HS khác bổ sung
- Gv giảng chốt ý
+ Nếu ở phát hiện thứ nhất của
người nghệ sĩ là một vẻ đẹp thơ
mộng, khoảnh khắc ấy mang lại
cho người nghệ sĩ một niềm
hạnh phúc tràn ngập trong tâm
hồn, khi chứng kiến vẻ đẹp ấy
anh đã chiêm nghiệm” bản thân
cái đẹp chính là đạo đức. vậy mà
đằng sau vẻ đẹp ấy anh lại phát
hiện ra một cảnh tượng bất ngờ,
trớ trêu.
- Gv tích hợp kĩ năng sống:
- GV: em có nhận xét gì về cách
thể hiện cảm hứng thế sự của
nhà văn Nguyễn Minh Châu?
Qua hai phát hiện của người
nghệ sĩ, nhà văn đã phát chỉ ra
điều gì? Và đưa ra lời khuyên
như thế nào đối với văn nghệ sĩ?
- HS trả lời và bổ sung
- Gv giảng chốt ý



đời của người đàn bà hàng chài
và cách ứng xử của các nhân vật,
nhà văn muốn gửi tới người đọc
thông điệp gì?
- HS trình bày
- Gv giảng chốt ý
- GV: Cảm nhận của em về tấm
ảnh được chọn trong bộ lịch năm
ấy?
- Theo em tấm ảnh ấy có ý nghĩa
gì?
- HS trao đổi nhanh
- HS trình bày
- Gv giảng chốt ý
- Gv tích hợp kĩ năng sống:
- GV: Qua tìm hiểu văn bản em
hãy cho biết những nét đặc sắc
về nghệ thuật và nội dung ý
nghĩa của văn bản?
- HS thảo luận 2 phút
- HS trình bày
- Gv chốt ý.
- Gv hướng dẫn HS tự học.

ngu dốt
·
Anh nhìn thấy người đan bà từng trải, sắc sảo,
yêu thương con vô bờ bến, giàu đức hi sinh

·
Từ ngạc nhiên bất bình vì những hiện tượng
ngang trái, phi lí, anh đã cảm thông, chia sẻ và nhận thấy
cuộc đời còn chứa đựng nhiều nghịch lí mâu thuẫn.
·
Anh hiểu về chính mình – sẵn sàng làm tất cả
vì sự công bằng nhưng lại đơn giản trong cách nhìn
nhận, suy nghĩ
=> Qua câu chuyện về cuộc đời của người đàn bà hàng
chài và cách ứng xử của các nhân vật, nhà văn muốn gửi
tới người đọc thông điệp: đừng nhìn cuộc đời, con người
một cách đơn giản, phiến diện; phải đánh giá các sự việc,
hiện tượng trong các mối quan hệ đa diện, nhiều chiều.
2.3. Tấm ảnh được chọn trong “bộ lịch năm ấy”
- Mỗi lần nhìn kĩ vào bức ảnh đen trắng, người nghệ sĩ
thấy “ hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai”( đó là chất thơ, vẻ đẹp lãng mạn của cuộc đời, cũng là
biểu tượng của nghệ thuật)
- Nếu nhìn lâu hơn, bao giờ anh cũng thấy “ người đàn
bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh” – đó là hiện thân của
những lam lũ, khốn khó, là sự thật cuộc đời.
- Ý nghĩa: nghệ thuật chân chính không thể tách rời,
thoát li cuộc sống. Nghệ thuật chính là cuộc đời và phải
vì cuộc đời.
3.Tổng kết
a. Nghệ thuật.
- Tình huống truyện độc đáo, có ý nghĩa khám phá, phát
hiện về đời sống.
- Tác giả lựa chọn ngôi kể, điểm nhìn thích hợp, làm cho
câu chuyện trở nên gần gũi, chân thực và có tính thuyết
phục.

- Ngôn ngữ nhân vật sinh động, phù hợp với tính cách.
Lời văn giản dị ,mà sâu sắc, đa nghĩa.
b. Ý nghĩa văn bản.
Chiếc thuyền ngoài xa thể hiện những chiêm nghiệm sâu
sắc của nhà văn về nghệ thuật và cuộc đời; người nghệ sĩ
cần phải nhìnnha65n cuộc sống và con người một cách
toàn diện, sâu sắc. Tác phẩm cũng rung lên hồi chuông
báo động về tình trạng bạo lực gia đình và hậu quả khôn


lường của nó.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC.
- Tìm đọc trọn vẹn tác phẩm
- Phân tích nhận vật người đàn bà hàng chài.
E.Dặn dò: - Chuẩn bị bài mới: Nội dung và nghệ thuật các bài đọc thêm: Một người
Hà Nội; Bắt sấu rừng U Minh Hạ, Mùa lá rụng trong vườn
G.
Rút
kinh
nghiệm:
………………………………………………………………………….
2. Bài - Đọc văn:
Tuần
:
Ngày
soạn:
…………/2014
Tiết
:52-53
Ngày

dạy:
…………../2014
Đọc văn: CHÍ PHÈO – PHẦN TÁC PHẨM
NAM CAO
Đọc thêm: CHA CON NGHĨA NẶNG - HỔ BIỂU CHÁNH
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm được những nét cơ bản về tiểu sử, quan điểm nghệ thuật, các đề tài chính, tư
tưởng chủ đạo và phong cách nghệ thuật của Nam Cao
- Hiểu được những giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của tác phẩm qua
việc phân tích các nhân vật, đặc biệt là nhân vật Chí Phèo
- Thấy được một số nét nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức: - Tác giả: những đặc điểm chính về quan điểm nghệ thuật; những đề
tài chủ yếu; phong cách nghệ thuật của nhà văn.
- Tác phẩm Chí Phèo: + Hình tượng nhân vật Chí Phèo ( những biến đổi về nhân hình,
nhân tính sau khi ở tù; nhất là tâm trạng và hành động của chí sau khi gặp Thị Nở cho
đến lúc tự sát.)
+ Giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của tác phẩm
+ Những nét đặc sắc trong nghệ thuật truyện ngắn Nam Cao như điển hình hóa nhân
vật, miêu tả tâm lí nhân vật, nghệ thuật trần thuật, ngôn ngữ nghệ thuật….
2. Kĩ năng: - Tóm lược hệ thống luận điểm của bài về tác giả văn học.
- Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
- Tích hợp bảo vệ môi trường: thiếu tình tình thương của làng Vũ Đại, đẩy con người
vào con đường lưu manh, môi trường có thể cứu vớt được con người song cũng có thể
vùi lấp con người.


- Tích hợp giáo dục kĩ năng sống: kĩ năng giao tiếp trình bày; kĩ năng tư duy sáng tạo;
kĩ năng tự nhận thức: phân tích nguyên nhân dẫn đến con đường tội lỗi và bi kịch nhân
vật Chí Phèo

3.Thái độ: Học sinh có ý thức học tập để có cái nhìn đúng đắn và đánh giá đúng giá
trị tác phẩm văn học của Nam Cao.
C. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Diễn giảng,phát vấn kết hợp trao đổi, thảo luận,
D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh
3. Bài mới: Lời vào bài: đề tài người nông dân trước cách mạng tháng tám được
các nhà văn khai thác ở những khía cạnh khác nhau. Tác phẩm Chí Phèo, Nam cao
khắc họa lại một hình tượng người nông dân từ lương thiên đến tha hóa vì có sự ảnh
hưởng của các yếu tố xã hội. Bài học hôm nay sẽ giúp ta hiểu rõ hơn về điều đó.
Hoạt động của giáo viên và
Nội dung bài dạy
học sinh
TIẾT 1
I. GIỚI THIỆU CHUNG.
- GV: Em hãy trình bày hoàn 1. Hoàn cảnh sáng tác,
cảnh sáng tác, đề tài của tác - Viết năm 1941, thuộc đề tài người nông dân trước cách
phẩm?
mạng tháng Tám.
+ HS: trả lời
2. Nhan đề.- Lúc đầu là“ Cái lò gạch cũ”, nhưng khi in
+ GV: giảng thêm - chốt ý
thành sách nhà xuất bản tự ý đổi thành “ Đôi lứa xứng
+ GV: Trình bày những hiểu đôi, đến năm 1946 tác giả đặt lại là Chí Phèo.
biết của em về nhan đề của tác + “Cái lò gạch cũ” :cái lò gạch cũ như là biểu tượng về
phẩm? Tại sao tác giả lại đặt sự xuất hiện tất yếu của hiện tượng Chí Phèo
tên tác phẩm là “Cái lò gạch + “Đôi lứa xứng đôi”à hướng sự chú ý vào Chí Phèo và
cũ” và“Đôi lứa xứng đôi”? Thị Nở Qua đó nêu chủ đề của tác 3. Chủ đề:Qua tác phẩm Chí Phèo, nam Cao tố cáo
phẩm?
mạnh mẽ xã hội thực dân nửa phong kiến tàn bạo đã

+ HS: trả lời
cướp đi của người nông dân lương thiện cả nhân hình lẫn
+ GV: chốt ý
nhân tính. Đồng thời nhà văn cũng trân trọng phát hiện
+ GV: hướng dẫn HS đọc hiểu và khẳng định bản chất tốt đẹp của những con người này
văn bản
ngay khi tưởng chừng họ đã bị biến thành quỷ dữ.
+ GV: Chí Phèo được tác giả
II. ĐỌC HIỂU - VĂN BẢN
giới thiệu có hoàn cảnh,lai lịch 1. Đọc
như thế nào? ( Hoàn cảnh xuất 2. Tìm hiểu văn bản
thân, con người)
2.1. Hình tượng nhân vật Chí Phèo.
+ HS: trả lời
a. Chí –người nông dân lương thiện .
+ GV: chốt ý
- Có một hoàn cảnh riêng, đặc biệt: không nhà, không
cửa,không cha, không mẹ, không người thân thích,
không một tấc đất cắm dùi


×