Tải bản đầy đủ (.doc) (155 trang)

Phát triển làng nghề vàng bạc truyền thống ở huyện bình giang, tỉnh hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 155 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT
NAM

ĐẶNG THỊ DUNG

PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ VÀNG BẠC
TRUYỀN THỐNG Ở HUYỆN BÌNH
GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học:

GS.TS. Nguyễn Văn Song

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan!
Bản luận văn tốt nghiệp này được hoàn thành bằng sự nhận thức chính xác của bản
thân. Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, chưa được
sử dụng
và công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.


Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các thông
tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Đặng Thị Dung

i


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các giáo viên hướng dẫn, của các tập thể,
cá nhân, sự động viên của bạn bè và gia đình.
Trước tên tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới GS.TS Nguyễn
Văn Song – Học Viện Nông nghiệp Việt Nam đã dành cho tôi sự chỉ dẫn và giúp đỡ tận
tình trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu hoàn thành đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, cán bộ công nhân viên của Khoa
Kinh tế & PTNT, Viện đào tạo sau đại học - Học Viện Nông nghiệp Việt Nam đã giúp
đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ của bà con nông dân và các đồng chí lãnh đạo ở các
địa phương thuộc huyện Bình Giang nơi mà tôi tiến hành nghiên cứu đề tài.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn của mình đến tất cả các bạn bè,

người thân và gia đình đã luôn động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn
thành bản luận văn này.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Đặng Thị Dung

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt....................................................................................................v
Danh mục bảng ........................................................................................................... vi
Danh mục hình ........................................................................................................... vii
Trích yếu luận văn ..................................................................................................... viii
Thesis
abstract...............................................................................................................x Phần
1. Mở đầu ...........................................................................................................1
1.1.
Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................
1

1.2.
3

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................

1.2.1.
3

Mục tiêu chung ................................................................................................

1.2.2.
3

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3

1.3.1.
3

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................

1.3.2.
3

Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................

Phần

2.
Tổng
quan
..........................................................................................5
2.1.

tài

liệu

Cơ sở lý luận của đề tài.................................................................................... 5

2.1.1.
5

Một số khái niệm .............................................................................................

2.1.2.
8

Đặc điểm và vai trò của phát triển làng nghề truyền thống ...............................

2.1.3.
10

Tiêu chí công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống .....

2.1.4.
11


Đặc điểm của làng nghề vàng bạc truyền thống..............................................

2.1.5.
12

Nội dung về phát triển làng nghề vàng bạc truyền thống ................................

2.1.6.
15

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển làng nghề truyền thống..........................

2.2.
19

Cơ sở thực tễn của đề tài ...............................................................................
3


2.2.1.
nước

Tình hình và kinh nghiệm phát triển làng nghề truyền thống ở một số
trên thế giới ................................................................................................... 19

2.2.2.

Tình hình và kinh nghiệm phát triển làng nghề truyền thống tại một số địa
phương ở Việt Nam .......................................................................................
26


2.2.3.

Những bài học rút ra cho phát triển làng nghề truyền thống vận dụng vào
huyện Bình Giang ..........................................................................................
29

Phần
3.
Phương
pháp
.............................................................................31

nghiên

cứu

3.1.

Đặc điểm của huyện Bình Giang.................................................................... 31

3.1.1.

Vị trí địa lý .................................................................................................... 31

3.1.2.
31

Tình hình phân bổ và sử dụng đất của huyện..................................................


3.1.3.

Khí hậu, thủy văn .......................................................................................... 33

3.1.4.

Tình hình dân số và lao động ......................................................................... 33

4


3.1.5.

Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật ................................................................... 35

3.1.6.

Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện qua 3 năm 2012-2014 ....................... 36

3.1.4.

Những thuận lợi, khó khăn của huyện Bình Giang trong phát triển làng
nghề vàng bạc truyền thống ........................................................................... 37

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 38

3.2.1.


Nguồn số liệu ................................................................................................ 38

3.2.2.

Phương pháp xử lý số liệu.............................................................................. 39

3.2.3.

Hệ thống chỉ têu phân tch và xử lý số liệu.................................................... 39

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................42
4.1.

Đánh giá thực trạng phát triển làng nghề vàng bạc truyền thống ở huyện
Bình Giang..............................................................................................................
42

4.1.1.

Tổng quan về làng nghề vàng bạc truyền thống ở huyện Bình Giang.............. 42

4.1.2.

Lịch sử hình thành và phát triển làng nghề vàng bạc truyền thống ở huyện
Bình Giang ..................................................................................................... 43

4.1.3.

Tình hình phát triển làng nghề vàng bạc truyền thống ở huyện Bình Giang .... 44


4.2.

Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển làng nghề vàng bạc truyền thống ở
huyện Bình Giang ..........................................................................................
65

4.2.1.

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công trong phát triển làng nghề vàng
bạc truyền thống ở huyện Bình Giang ............................................................ 65

4.2.2.

Các nhân tố ảnh hưởng tới tồn tại, hạn chế trong phát triển làng nghề vàng
bạc truyền thống ở huyện Bình Giang ............................................................ 66

4.3.

Một số giải pháp nhằm phát triển làng nghề vàng bạc truyền thống ở huyện
Bình Giang ..................................................................................................... 70

4.3.1.

Định hướng phát triển làng nghề .................................................................... 70

4.3.2.

Một số giải pháp phát triển làng nghề vàng bạc truyền thống ở huyện
Bình Giang .................................................................................................... 72


Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................78
5.1.

Kết luận ......................................................................................................... 78

5.2.

Kiến nghị ....................................................................................................... 80

Danh mục tài liệu tham khảo .......................................................................................82
Phụ lục ......................................................................................................................84

4


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

GS

Giáo sư

TS

Tiến sĩ

DN

HTX

Doanh nghiệp
Hợp tác xã

CNH

Công nghiệp hóa

HĐH

Hiện đại hóa

LN

Làng nghề SX

Sản xuất
KD

Kinh doanh

DV

Dịch vụ

NN

Nông nghiệp


CN

Công nghiệp

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

UBND

Ủy ban nhân dân

KH

Kế hoạch

5


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Tình hình phân bổ và sử dụng đất của huyện qua 3 năm 2012-2014 ...... 32

Bảng 3.2.

Tình hình dân số và lao động của huyện qua 3 năm 2012-2014............. 34

Bảng 3.3.


Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện qua 3 năm 2012-2014.............. 37

Bảng 3.4.

Cơ cấu mẫu điều tra thông tin sơ cấp .................................................... 39

Bảng 4.1.

Các loại hình tổ chức sản xuất ở làng nghề vàng bạc truyền thống
Bình Giang ........................................................................................... 45

Bảng 4.2.

Các loại hình tổ chức sản xuất của các đơn vị được điều tra .................. 46

Bảng 4.4.
49

Lao động ở các đơn vị làng nghề được điều tra giai đoạn 2012-2014 .........

Bảng 4.5.

Quy mô sản xuất ở các đơn vị được điều tra năm 2014 ........................ 50

Bảng 4.6.

Sự phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm giai đoạn 2012- 2014........... 51

Bảng 4.7.


Sự phát triển thị trường têu thụ sản phẩm giai đoạn 2012- 2014 của
các đơn vị được điều tra........................................................................ 51

Bảng 4.8.

Sự thay đổi cơ cấu các loại hình sản xuất của làng nghề vàng bạc
truyền thống huyện Bình Giang qua 3 năm 2012-2014 ......................... 52

Bảng 4.9.

Sự thay đổi cơ cấu các loại hình sản xuất của các đơn vị điều tra .......... 53

Bảng 4.10.

Thực trạng mặt bằng cho sản xuất của các hộ được điều tra .................. 54

Bảng 4.11.

Chất lượng lao động ở làng nghề .......................................................... 55

Bảng 4.12.

Chất lượng lao động ở các đơn vị được điều tra .................................... 57

Bảng 4.13.
59

Thực trạng thị trường tiêu thụ sản phẩm của các đơn vị được điều tra .........

Bảng 4.14.


Tình hình nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh ..................................... 61

Bảng 4.16.

Kết quả bình quân cho các đơn vị điều tra ............................................ 63

Bảng 4.17.

Hiệu quả sản xuất của các đơn vị điều tra ............................................. 64

6


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển làng nghề truyền thống ........................
15
Hình 4.1. Không gian làm việc chật hẹp tại làng nghề ................................................. 54
2

Hình 4.2. Một số cơ sở sản xuất diện tch bình quân/lao động dưới 2 m .....................
54
Hình 4.3. Các nghệ nhân của làng nghề nay đã cao tuổi ............................................... 58
Hình 4.4. Hình thức truyền nghề “cha truyền con nối”................................................. 58
Hình 4.5. Lao động không được tếp cận với máy móc trang thiết bị hiện đại .............. 61

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Tên tác giả: Đặng Thị Dung
Tên luận văn: Phát triển làng nghề vàng bạc truyền thống ở huyện Bình
Giang, tỉnh Hải Dương.
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60 34 04 10

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu:
Đánh giá thực trạng phát triển làng nghề vàng bạc truyền thống huyện Bình
Giang trong những năm qua và những nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của làng
nghề vàng bạc truyền thốn, đề xuất một số giải pháp chủ yếu phát triển làng nghề vàng
bạc truyền thống huyện Bình Giang.
Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp chọn mẫu khảo sát: Phỏng vấn tại 95 đơn vị điều tra là các hộ,
doanh nghiệp và hợp tác xã sản xuất vàng bạc truyền thống của huyện Bình Giang.
+ Phương pháp thu thập dữ liệu: Dữ liệu thứ cấp phục vụ nghiên cứu này bao
gồm: Các báo cáo qua các năm từ các phòng, ban chức năng của xã Thúc Kháng, xã Thái
Học, xã Hưng Thịnh và của huyện Bình Giang.Các tài liệu công bố trên các phương
tện truyền thông đại chúng như: internet, sách, báo, tạp chí,... nói về làng nghề nói
chung và làng nghề vàng bạc truyền thống huyện Bình Giang nói riêng.
Dữ liệu sơ cấp phục vụ cho quá trình nghên cứu gồm: Toàn bộ số liệu điều
tra khảo sát 95 mẫu trong tổng số 1041 cơ sở trên địa bàn huyện Bình Giang theo bảng
hỏi. Số hộ điều tra bao gồm: 82 hộ gia đình; 7 hợp tác xã và 6 doanh nghiệp.
+ Phương pháp phân tch thông tin: Phương pháp thống kê mô tả, phương
pháp so sánh.
Kết quả chính và kết luận:
+ Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển làng nghề truyền thống thông qua các
khái niệm, đặc điểm, vai trò, têu chí, đặc điểm của làng nghề vàng bạc truyền thống,
nội dung về phát triển làng nghề vàng bạc truyền thống và các yếu ảnh hưởng đến phát

triển làng nghề truyền thống.

8


+ Thực trạng phát triển làng nghề vàng bạc truyền thống ở huyện Bình Giang;
kết quả thực hiện phát triển theo chiều rộng, chiều sâu với những kết quả đạt được
và hạn chế trong phát triển làng nghề vàng bạc truyền thống, nhân tố ảnh hưởng,
nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp.
Những nhân tố ảnh hưởng đến tồn tại, hạn chế đó là các cơ sở sản xuất thiếu vốn,
loại hình sản xuất hộ gia đình manh mún là chủ yếu, khó khăn về mặt bằng sản
xuất, thiếu lao động có tay nghề, thiếu đội ngũ kế cận, thị trường tiêu thụ còn bó hẹp.
+ Để phát triển làng nghề vàng bạc truyền thống ở huyện Bình Giang, tỉnh Hải
Dương cần áp dụng đồng bộ các giải pháp sau: Đa dạng hóa các hình thức huy động
vốn; đa dạng hóa các hình thức sản xuất kinh doanh; đảm bảo mặt bằng cho sản
xuất kinh doanh; nâng cao chất lượng đội ngũ lao động kỹ thuật, tôn vinh nghệ
nhân; tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường.

9


THESIS ABSTRACT

Author: Dang Thi Dung
Thesis ttle : Development of traditional craft villages gold in Binh Giang
district , Hai Duong province .
Specialization : Economic Management

Code: 60 34 04 10


Training Facility Name : Vietnam Agriculture Institute
Research purposes:
Assessment of the situaton developing traditional craft villages gold Binh
Giang district in recent years and the factors that afect the development of gold
and silver transmitted villages in need , proposed a number of solutions developed
primarily gold villages Binh Giang traditonal silver .
Research Methods:
+ Survey Sampling method: Interview survey at 95 units for households,
enterprises and cooperatives producing traditional gold Binh Giang district.
+ Data Collecton Methods: Secondary data for research include: The reported
over the years from the departments of social functions Thuc Khang Thai Hoc
commune, Hung Thinh and Binh Giang district .The material published in the mass
media such as the internet, books, newspapers, magazines, ... talking about the village in
general and gold traditional craft villages in Binh Giang district in partcular.
Primary data service of choking rescue process include: Complete survey
data of 95 samples in total 1041 base Binh Giang district according to the questonnaire.
Number of households surveyed include: 82 households; 7 cooperatives and 6 now.
+ Informaton analysis method: The method described statistics,
comparatve
method.
Main results and conclusions:
+ Ratonale and practce of traditonal village development through the
concept, characteristcs, roles, criteria and characteristics of traditional craft
villages gold content of gold and silver craft village development communication weak
systems and affect the development of traditional craft villages.
10


+ The situation developing traditonal craft villages gold in Binh Giang
district; results of development by the width, depth with the results achieved and

constraints in developing traditonal craft villages in gold, silver, influencing factors,
causes and propose some solutions.
These factors affect survival, such restrictions are undercapitalized production
facilites, production forms fragmented families mainly, difficulties in manufacturing,
the lack of skilled labor, shortage adjacent team, markets are restricted.
+ To develop traditonal craft villages gold in Binh Giang district, Hai Duong
province to apply sync the following solutions: To diversify forms of capital
mobilization; diversification of production and business forms; ensure premises for
producton and business; improve the quality of technical workforce, honoring artists;
strengthening trade promotion, market development.

11


PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ở nước ta hiện nay, tổng số lao động hiện đang làm việc trong các lĩnh
vực của nền kinh tế quốc dân là trên 47 triệu người, trong đó lao động đang làm
việc tại khu vực nông thôn chiếm gần 70%, làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp
chiếm 51%. Đáp ứng nhu cầu nhân lực của một nước công nghiệp theo
hướng hiện đại, việc chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu lao động trong nông thôn,
mục têu đến năm 2020 chỉ còn 30% lao động trong nông nghiệp (Vân Hà, 2014).
Cùng với sự ra đời của các khu CN, cụm CN, nhiều làng nghề được khôi
phục và phát triển đã thu hút được nhiều nguồn vốn trong dân cư, tạo được việc
làm tại chỗ cho hàng chục vạn lao động và đào tạo, bồi dưỡng những lao
động phổ thông thành lao động có kỹ thuật. Theo thống kê của Hiệp hội Làng
nghề Việt Nam, hiện nay cả nước có hơn 3000 làng nghề thủ công, trong đó
có đến
40% làng nghề có tuổi đời trên 100 năm tuổi, 400 làng nghề truyền thống

với
53 nhóm nghề, sản xuất ra khoảng 200 loại sản phẩm thủ công khác nhau; trong
đó nhiều sản phẩm nghề có lịch sử phát triển hàng trăm năm. Các nhóm nghề
chính được nhiều người biết đến như: sơn mài, gốm sứ, thêu ren, mây tre
đan, cói, dệt, giấy, tranh dân gian, gỗ, đá, kim khí. Trong đó có rất nhiều làng
nghề phát triển mạnh và có những sản phẩm tạo nên thương hiệu nổi tiếng,
có sức hấp dẫn lớn như: Gốm Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội); Làng gốm Phù Lãng
(Quế Võ, Bắc Ninh); Đồ gỗ Đồng Kỵ; Chiếu Nga Sơn (Thanh Hóa); Làng đá
Non Nước (Đà Nẵng); Làng nghề vàng bạc Châu Khê; Làng nghề chạm bạc Đồng
Xâm; Làng Lụa Vạn Phúc, (Hà Đông, Hà Nội); Làng Nghề Sơn Đồng (Hà
Nội);…(Thu Hòa, 2014).
Trong số các nghề ở nước ta, nghề kim hoàn đã có từ hàng ngàn năm, đã
trở thành nghề cổ truyền cùng với bao nghề thủ công khác, nhiều làng nghề kim
hoàn nổi tếng từ thời Việt cổ cho đến bây giờ. Từ xa xưa, trang sức đã đươc sử
dụng như một biểu tượng của quyền lực và nhan sắc. Với nguồn tài nguyên
quý giá của tạo hóa như vàng, bạc, đá quý, ngọc trai… qua đôi bàn tay chế tác của
1


những người thợ kim hoàn đã tạo nên nhiều sản phẩm nữ trang làm tăng sắc
màu của cuộc sống thông qua muôn vàn khuôn mặt đẹp, bàn tay đẹp với trang
sức. Thị

2


trường nội địa hiện nay, ngoài các làng nghề kim hoàn thì một bộ phận đáng kể
là các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh vàng bạc cung ứng ra thị trường các
dòng sản phẩm. Từ đó cho thấy các làng nghề kim hoàn đang phải cạnh tranh với
các doanh nghiệp vàng bạc với công nghệ sản xuất hiện đại (Bùi Văn Vượng,

2010).
Một chuyên gia kinh doanh vàng đánh giá, ngành vàng trang sức, mỹ nghệ
của Việt Nam so với các nước trong khu vực còn khá khiêm tốn. Số liệu từ Hiệp
hội kinh doanh vàng Việt Nam cho thấy, với mức tiêu thụ ước đạt 3,5 tỷ USD và
tăng trưởng bình quân 25%, thị trường vàng đang thu hút sự chú ý mạnh mẽ
của các nhà đầu tư ngoại. Thị trường vàng trang sức Việt chưa được giải
quyết rốt ráo thì các doanh nghiệp nước ngoài đã “nhăm nhe” nhòm ngó. Từ đầu
năm đến nay, đã có 5 đoàn doanh nghiệp của Pháp, Brazil, Hồng Kông,
Thái Lan, Malaysia đến TP.HCM tìm hiểu thị trường vàng Việt Nam (Nam Phong,
2015).
Bình Giang là một huyện của tỉnh Hải Dương, huyện có hàng chục nghề
thủ công, nhiều làng có nghề thủ công lâu đời nổi tiếng trong cả nước như: làng
nghề nhuộm ở Đa Loan, xã Nhân Quyền; nghề sành sứ làng Cậy, xã Long
Xuyên; nghề se chỉ ở thôn Phú Khê, xã Thái Học; nghề làm lược bí ở làng Vạc,
xã Thái Học; nghề làm vàng bạc ở thôn Châu Khê, thôn Lương Ngọc, xã Thúc
Kháng.… Sự phát triển mạnh mẽ của các làng nghề truyền thống trong thời gian
gần đây đã góp phần to lớn vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện
theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và
thương mại, dịch vụ; góp phần cải thiện đời sống vật chất, văn hóa và tnh thần
của nhân dân trên địa bàn. Trong đó, phải kể đến sự đống góp của làng nghề
vàng bạc truyền thống của huyện (Uỷ ban nhân dân huyện Bình Giang).
Việc phát triển sản xuất, kinh doanh tại làng nghề vàng bạc truyền thống
mang lại nguồn thu đáng kể cho người dân huyện Bình Giang. Thực hiện các chủ
chương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển làng nghề, UBND huyện
Bình Giang đã chỉ đạo tìm giải pháp cho các làng nghề phát triển. Tuy nhiên, cho
đến nay chưa có những giải pháp mang tính chất đồng bộ và đặt ra nhiều vấn
đề cần giải quyết về thị trường, vốn, nhân lực, công nghệ, môi trường và việc
lưu giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống… Mặt khác, vấn đề phát triển
làng nghề vàng bạc truyền thống vẫn chưa được các nhà quản lý quan tâm
đầu tư đúng mức và bản thân các chính sách khuyến khích cũng còn nhiều

3


vướng mắc trong quá trình thực hiện (Trích lời ông: Vũ Quang Sang, phó bí thưchủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Bình Giang).

4


Để góp phần khai thác và phát huy những tềm năng to lớn của địa
phương, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Phát triển làng nghề vàng bạc truyền
thống ở huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương” làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ
quản lý kinh tế của mình.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng phát triển làng nghề vàng bạc
truyền thống huyện Bình Giang, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm
phát triển làng nghề vàng bạc truyền thống ở huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển làng nghề
truyền thống;
- Đánh giá thực trạng phát triển làng nghề vàng bạc truyền thống ở huyện
Bình Giang trong những năm qua và những nhân tố ảnh hưởng tới sự phát
triển của làng nghề vàng bạc truyền thống;
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu phát triển làng nghề vàng bạc truyền
thống ở huyện Bình Giang.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề kinh
tế, xã hội, môi trường tác động đến tình hình phát triển làng nghề vàng bạc
truyền thống huyện Bình Giang, những chính sách của Đảng, Nhà nước có

liên quan đến tình hình phát triển làng nghề vàng bạc truyền thống ở huyện Bình
Giang.
- Đối tượng điều tra: Các doanh nghiệp, hộ gia đình, các chủ thể khác
có liên quan đến tình hình phát triển làng nghề vàng bạc truyền thống ở huyện
Bình Giang.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu

a. Phạm vi về nội dung
- Các vấn đề lý luận về làng nghề, làng nghề truyền thống, phát triển làng
nghề.
- Thực trạng phát triển làng nghề vàng bạc truyền thống ở huyện Bình Giang.
5


- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển làng nghề vàng bạc
truyền thống ở huyện Bình Giang trong thời gian tới.

6


b. Phạm vi về không gian
Đề tài tập trung nghiên cứu về kinh tế tại các xã: Thúc Kháng, Thái Học,
Hưng Thịnh, Tráng Liệt, Tân Việt và Vĩnh Tuy của làng nghề vàng bạc truyền thống
ở huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương.

c. Phạm vi về thời gian
Đề tài tiến hành điều tra nghiên cứu số liệu trong 3 năm từ năm 20122014 từ đó đưa ra những định hướng, giải pháp cho những năm tếp theo.

7



PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
2.1.1. Một số khái niệm
a. Khái niệm về phát triển
Phát triển là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế. Phát triển
kinh tế được xem như là quá trình biến đổi cả về lượng và về chất, nó là sự
kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề kinh tế và xã
hội ở mỗi quốc gia (Phạm Ngọc Linh và Nguyễn Thị Kim Dung, 2008).
Phát triển là một quá trình tăng trưởng bao gồm nhiều yếu tố cấu
thành khác nhau như: kinh tế, chính trị, xã hội, kỹ thuật, văn hóa.
Phát triển là một quá trình tiến hóa của mọi xã hội, mọi cộng đồng dân tộc
trong đó các chủ thể lãnh đạo và quản lý, bằng các chiến lược và chính sách thích
hợp với những đặc điểm về lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của xã hội
và cộng đồng dân tộc mình, tạo ra, huy động và quản lý các nguồn lực tự
nhiên và con người nhằm đạt được những thành quả bền vững và được phân
phối công bằng cho các thành viên trong xã hội vì mục đích không ngừng
nâng cao chất lượng cuộc sống của họ (Bùi Đình Thanh, 2015).
Như vậy, chúng ta có thể hiểu rằng: Phát triển chính là sự nâng cao cả về
chất và lượng của tất cả các lĩnh vực trong đời sống con người và bản thân con
người.
Theo kinh tế chính trị Mác-Lênin thi lịch sử phát triển nền sản xuất xã
hội cho thấy việc chuyển từ tái sản xuất giản đơn sang tái sản xuất mở rộng là
quá trình lâu dài gắn liền với quá trình chuyển nền sản xuất nhỏ lên nền sản xuất
lớn. Tái sản xuất mở rộng (phát triển) có thể được thực hiện theo hai hướng (mô
hình) gồm:
Tái sản xuất mở rộng theo chiều rộng (phát triển theo chiều rộng): Là sự
mở rộng quy mô sản xuất chủ yếu bằng cách tăng thêm các yếu tố đầu vào
(vốn, tài nguyên, sức lao động...)., số sản phẩm làm ra tăng lên nhưng năng
suất lao động và hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất không thay đổi (không

tăng thêm).

8


Tái sản xuất mở rộng theo chiều sâu (phát triển theo chiều sâu): Là sự mở
rộng quy mô sản xuất làm cho sản phẩm tăng lên chủ yếu nhờ tăng năng suất lao
động và nâng cao hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào của sản xuất. Còn các
yếu tố đầu vào của sản xuất căn bản không thay đổi, giảm đi hoặc tăng lên
nhưng

9


mức tăng chậm hơn mức tăng năng suất lao động và hiệu quả sử dụng các yếu tố
đầu vào. Điều kiện chủ yếu để thực hiện tái sản xuất mở rộng theo chiều sâu
là ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa học- công nghệ tiên tiến (Bách khoa
toàn thư mở Wikipedia).
b. Khái niệm về làng nghề
Làng nghề thủ công truyền thống là một thực thể kinh tế, văn hóa, xã hội
sống động, tồn tại và phát triển tương đối bền vững về một hoặc nhiều nghề
thủ công truyền thống lâu đời (Vũ Quốc Tuấn, Nguyễn Vi Khải và Bùi Văn Vượng,
2010).
Từ xa xưa, nghề thủ công truyền thống đã xuất hiện và gắn bó với đời
sống người lao động ở các vùng nông thôn Việt Nam. Những sản phẩm thủ công
mỹ nghệ không chỉ là vật dụng sinh hoạt hàng ngày mà còn là những tác phẩm
nghệ thuật biểu trưng cho lịch sử phát triển văn hóa cũng như nền kinh tế
của nước ta. Theo thời gian, các nghề thủ công truyền thống này phát triển
mạnh mẽ và cũng không rõ từ khi nào, trong văn hóa sản xuất tại khu vực
nông thôn đã hình thành nên khái niệm “làng nghề”, và đến nay, khái niệm này

đã trở nên rất phổ biến (Lê Vũ Linh Soa, 2013).
Vậy làng nghề có thể khái niệm như sau: làng nghề là làng ở nông thôn
sản xuất các ngành phi nông nghiệp, tách ra khỏi nông nghiệp để sản xuất kinh
doanh và đem lại thu nhập chiếm phần chủ yếu trong năm. Sản phẩm làng nghề
đáp ứng nhu cầu thị trường và trở thành hàng hoá.
c, Phát triển làng nghề
Phát triển kinh tế được hiểu là quá trình tăng tến về mọi mặt của nền kinh
tế. Phát triển kinh tế được xem như là quá trình biến đổi cả về lượng và về
chất, nó là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề
kinh tế và xã hội của mỗi quốc gia (Trần Đăng Khoa, 2010).
Phát triển làng nghề là việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống và
duy trì sản xuất kinh doanh theo hướng hiện đại từ đó tạo ra khối lượng hàng
hóa phong phú, đa dạng phục vụ cho nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trong nước và
xuất khẩu; góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; giải quyết việc làm cho lao động nông
thôn góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân; đồng thời
1
0


thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng, thay đổi bộ mặt nông thôn và giữ gìn bản
sắc văn hóa dân tộc (Phạm Thị Hồng Hải, 2012).

1
1


Phát triển làng nghề chính là quá trình khôi phục và phát triển những nghề
tại các phường, làng, xã…đang đứng trước những nguy cơ mai một và biến mất
(Phạm Xuân Tuấn, 2013).

Phát triển dựa trên hai mô hình là phát triển theo chiều rộng và phát triển
theo chiều sâu. Phát triển kinh tế theo chiều rộng là sự tăng trưởng kinh tế nhờ
vào việc tăng các yếu tố đầu vào của sản xuất như vốn, lao động và tài nguyên
thiên nhiên… Phát triển kinh tế theo chiều sâu là thực hiện tăng trưởng kinh tế
dựa trên việc nâng cao hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất (Hệ thống tài chính
quốc gia).
Phát triển làng nghề cũng dựa trên hai mô hình về phát triển kinh tế
là phát triển làng nghề theo chiều rộng và phát triển làng nghề theo chiều sâu.
d. Khái niệm làng nghề truyền thống
Làng nghề truyền thống là làng cổ truyền, mà ở đó có các hộ nghề,
tộc nghề chuyên sản xuất, chế tác, sinh sống bằng một nghề hoặc nhiều nghề, có
khi chỉ bằng một công đoạn của nghề. Đấy là nơi có những thế hệ nghệ nhân, thợ
thủ công tài năng của địa phương, đã và đang tạo ra những sản phẩm tnh
xảo, độc đáo, đậm nét bản sắc văn hóa, có giá trị kinh tế, tư tưởng và thẩm
mỹ cao, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người têu dùng trong và ngoài nước (Vũ
Quốc Tuấn, Nguyễn Vi Khải và Bùi Văn Vượng, 2010).
Tiến trình lịch sử hình thành và phát triển làng nghề truyền thống đã cho
thấy các làng nghề ra đời xuất phát từ nhu cầu cần việc làm lúc nông nhàn của
người dân ở nông thôn để làm ra sản phẩm đáp ứng yêu cầu tại chỗ và sau đó là
nhu cầu của xã hội. Thời kỳ đó, “Làng Việt cổ truyền đa dạng về loại hình: bên
cạnh số đông là các làng nông nghiệp, có có các làng nghề, làng buôn bán, làng
đánh cá, làng trồng thuốc, làm thuốc Nam và cả làng khoa bảng” (Bùi Xuân Đính,
2008).
Từ nhu cầu sản xuất và têu thụ của cư dân, các làng nghề chế tạo công cụ
sản xuất, các làng nghề làm hàng têu dùng phục vụ đời sống hàng ngày và yêu
cầu thờ cúng, thưởng ngoạn nghệ thuật, xây dựng nhà cửa, vũ khí và phương tện
quân sự bảo vệ đất nước…đã dần xuất hiện. Phục vụ nhu cầu têu dùng và
sinh hoạt có các làng nghề: đan nát mây tre lá, dệt lụa, vải, v.v…Phục vụ nhu
cầu chiến đấu bảo vệ đất nước, giành độc lập dân tộc có các làng nghề: rèn, đúc
…. Đáp ứng nhu cầu xây dựng công trình kiến trúc (nhà cửa, đình chùa, đền

1
2


×