Tải bản đầy đủ (.doc) (121 trang)

Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức của hệ thống kho bạc nhà nước bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (987.36 KB, 121 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT
NAM

NGUYỄN ĐÌNH HỒNG

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG
CHỨC CỦA HỆ THỐNG KHO BẠC NHÀ NƯỚC
BẮC NINH

Chuyên ngành :

Quản lý kinh tế

Mã số:

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Trần Đình Thao

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để
bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Đình Hồng

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và
biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Trần Đình Thao đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công
sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Ban chủ nhiệm, Khoa Kinh tế và phát triển nông thôn - Học viện Nông nghiệp Việt
Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn
thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, công chức viên chức Kho bạc
nhà nước Bắc Ninh đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện
đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi
hoàn thành luận văn./.


Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Đình Hồng

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan.................................................................................................................i
Lời cảm ơn .................................................................................................................. ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt
...................................................................................................v Danh mục
bảng............................................................................................................vi Danh mục
đồ thị, sơ đồ ...............................................................................................vii Trích yếu
luận văn .....................................................................................................viii Thesis
abstract ............................................................................................................ix Phần
1. Mở đầu...........................................................................................................1
1.1.
Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................1
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................2


1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................2

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ..........................................................................................2

1.4.

Đối tượngvà phạmvi nghiên cứu ......................................................................2

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................2

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng đội ngũ công chức kho bạc
nhà nước.........................................................................................................4
2.1.

Cơ sở lý luận ...................................................................................................4


2.1.1.

Khái niệm về công chức...................................................................................4

2.1.2.

Kho bạc Nhà nước ...........................................................................................4

2.1.3.

Chất lượng công chức Kho bạc nhà nước .........................................................7

2.1.4.

Sự cần thiết của nâng cao chất lượng công chức............................................. 11

2.1.5.

Nội dung nâng cao chất lượng công chức KBNN ........................................... 13

2.1.6.

Các yếu tố ảnh hưởng tới nâng cao chất lượng công chức KBNN .................. 14

2.2.

Cơ sở thực tễn .............................................................................................. 16

2.2.1.

16

Kinh nghiệm nâng cao chất lượng công chức một số địa phương trong nước ......

2.2.2.

Bài học kinh nghiệm rút ra cho KBNN Bắc Ninh trong nâng cao chất
lượng công chức ............................................................................................ 18

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................
19
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ......................................................................... 19

3.1.1.

Vị trí địa lý, điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Ninh ................................. 19
3


3.1.2.

Quá trình hình thành và phát triển của Kho bạc Nhà nước.............................. 21

3.1.3.

Cơ cấu tổ chức của KBNN Bắc Ninh ............................................................. 22

3.1.4.


Chức năng, nhiệm vụ của KBNN Bắc Ninh .................................................. 23

4


3.2.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 25

3.2.1.

Phương pháp thu thập tài liệu và số liệu ......................................................... 25

3.2.2.

Phương pháp xử lý số liệu.......................................................................... 2727

3.2.3.

Phương pháp phân tích số liệu ................................................................... 2727

3.3.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................... 2727

3.3.1.

Chỉ têu phản ánh số lượng công chức........................................................ 2727


3.3.2.

Chỉ têu phản ánh chất lượng công chức..................................................... 2727

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ............................................................
2828
4.1.
2828

Thực trạng chất lượng công chức của hệ thống kho bạc nhà nước Bắc Ninh ...

4.1.1.

Thực trạng số lượng công chức Kho bạc Nhà nước Bắc Ninh .................... 2828

4.1.2.

Cơ cấu nguồn công chức tại KBNN Bắc Ninh ........................................... 3434

4.1.3.

Thực trạng chất lượng đội ngũ công chức Kho bạc nhà nước Bắc Ninh...... 3737

4.1.4.

Đánh giá thực trạng thực hiện một số giải pháp chủ yếu nâng cao chất
lượng đội ngũ công chức Kho bạc Nhà nước Bắc Ninh .............................. 4141

4.2.


Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng công chức .......... 4747

4.2.1.

Tuyển dụng, sắp xếp công chức ................................................................. 4747

4.2.2.

Quy hoạch công chức lãnh đạo .................................................................. 4949

4.2.3.

Đào tạo, bồi dưỡng công chức ................................................................... 5151

4.2.4.

Chính sách, chế độ đãi ngộ đối với công chức............................................ 5555

4.2.5.

Đạo đức nghề nghiệp của công chức KBNN Bắc Ninh............................... 5656

4.3.

Giải nâng cao chất lượng công chức kho bạc nhà nước bắc ninh ................ 5858

4.3.1.
5858

Nâng cao chất lượng tuyển dụng công chức ...............................................


4.3.2.

Đẩy mạnh công tác quy hoạch, kế hoạch nâng cao chất lượng đội ngũ
công chức .................................................................................................. 5959

4.3.3.

Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kiến thức và kỹ năng về lĩnh vực
KBNN ....................................................................................................... 6060

4.3.4.

Xây dựng chiến lược thu hút và giữ chân những công chức giỏi................. 6262

4.3.5.

Hoàn thiện cơ chế, chính sách về công tác tổ chức cán bộ .......................... 6464

4.3.6.

Các giải pháp khác..................................................................................... 6767

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ..............................................................................
6969
5.1.

Kết luận ..................................................................................................... 6969

5.2.


Kiến nghị ................................................................................................... 7070

5.2.1.

Kiến nghị đối với Chính phủ ...................................................................... 7070

5.2.2.

Kiến nghị đối với KBNN và KBNN Bắc Ninh ........................................... 7070

Tài liệu tham khảo .................................................................................................. 7171
4


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
BTC

Nghĩa tiếng việt
Bộ tài chính KBNN

Kho bạc nhà nước
NSNN

Ngân sách nhà nước

SL

Số lượng


TL

Tỷ lệ

KHCN

Khoa học công nghệ

KTXH

Kinh tế xã hội

WTO
SXKD
GDP

Tổ chức thương mại thế giới
Sản xuất kinh doanh
Tổng sản phẩm trong nước

5


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Số lượng mẫu điều tra .............................................................................. 26
Bảng 4.1. Số lượng công chức tại KBNN Bắc Ninh ..............................................2828
Bảng 4.2. Số lượng công chức KBNN Bắc Ninh theo chức danh...........................2929
Bảng 4.3. Trình độ công chức lãnh đạo KBNN Bắc Ninh thời điểm 30 tháng 6
năm 2015 ..............................................................................................3030

Bảng 4.4. Cơ cấu công chức theo giới tnh tại KBNN Bắc Ninh từ năm
2013-2015 ............................................................................................3434
Bảng 4.5. Cơ cấu công chức theo độ tuổi tại KBNN Bắc Ninh ..............................3535
Bảng 4.6. Cơ cấu công chức theo thâm niên công tác chuyên môn tại KBNN
Bắc Ninh từ năm 2013-2015 ................................................................3636
Bảng 4.7. Cơ cấu công chức theo trình độ chuyên môn/văn hóa tại KBNN Bắc
Ninh từ năm 2013-2015 .......................................................................3737
Bảng 4.8. Thực trạng trình độ lý luận chính trị KBNN Bắc Ninh giai đoạn
2013 -2015............................................................................................3838
Bảng 4.9.

Trình dộ quản lý nhà nước KBNN Bắc Ninh đến tháng 06 năm 2015 ........ 3939

Bảng 4.10. Tổng hợp kết quả đánh giá công chức tại KBNN Bắc Ninh từ năm
2013-2015.............................................................................................4040
Bảng 4.11. Ảnh hưởng của tiền lương, phụ cấp tới chất lượng công việc của
công chức KBNN Bắc Ninh qua khảo sát .............................................4242
Bảng 4.12. Chế độ đào tạo và nâng cao tay nghề tới công việc của công chức
KBNN Bắc Ninh khảo sát .....................................................................4444
Bảng 4.13. Đánh giá của khách hàng tới giao dịch tại KBNN đối với công chức
của KBNN ............................................................................................4545
Bảng 4.14. Đánh giá của công chức về công tác quy hoạch lãnh đạo của KBNN
Bắc Ninh ............................................................................................................
5050
Bảng 4.15. Tình hình thực hiện công tác đào tạo năm 2014-2015 ...........................5252
Bảng 4.16. Số lượt công chức được đào tạo hàng năm tại KBNN Bắc Ninh ...........5353
Bảng 4.17. Kết quả đào tạo công chức KBNN Bắc Ninh qua khảo sát.....................5353
Bảng 4.18. Thu nhập bình quân công chức KBNN Bắc Ninh giai đoạn 2013 - 2015....... 5656
Bảng 4.19. Đánh giá của công chức về đạo đức nghề nghiệp .................................5757
6



DANH MỤC ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1. Tổ chức bộ máy của KBNN Bắc Ninh ....................................................... 22
Biểu đồ 4.1. Kết quả đánh giá về chất lượng tuyển dụng công chức KBNN Bắc Ninh
................................................................................................................................4747
Biểu đồ 4.2. Kết quả đánh giá chất lượng sắp xếp, bố trí công việc của công chức
KBNN Bắc Ninh.......................................................................................4848

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Trải qua hơn 20 năm xây dựng, đổi mới và phát triển, hệ thống KBNN đã có các
bước phát triển toàn diện và bền vững, khẳng định vai trò không thể thay thế trong
bộ máy hành chính công quyền của Nhà nước. Tuy nhiên, chất lượng của công
chức KBNN nói chung và KBNN Bắc Ninh nói riêng những năm qua vẫn còn nhiều hạn
chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc. Vì vậy, việc tìm ra giải pháp để
nâng cao chất lượng đội ngũ công chức là hết sức cần thiết và có ý nghĩa.
Với mục tiêu nghiên cứu là đánh giá thực trạng chất lượng công chức KBNN
Bắc Ninh, từ đó đưa ra định hướng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công
chức của KBNN Bắc Ninh; đề tài đã làm rõ khái niệm công chức KBNN, sự cần thiết
phải nâng cao chất lượng và nội dung nâng cao chất lượng công chức KBNN.
Qua quá trình nghiên cứu kinh nghiệm nâng cao chất lượng công chức tại một số
địa phương trong cả nước, tác giả đã rút ra bài học kinh nghiệm cho KBNN Bắc Ninh
trong việc nâng cao chất lượng của công chức.
Trong phần đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu, tác giả đã trình
báy khái quát đặc điểm địa bàn tỉnh Bắc Ninh cũng như quá trình hình thành, phát
triển và cơ cấu bộ máy của KBNN Bắc Ninh. Tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô
tả và thống kê so sánh để phân tích số liệu nghiên cứu.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, chất lượng công chức KBNN Bắc Ninh mặc dù
đã có những bước cải thiện rõ nét trong thời gian qua. Với nhân sự là 175 công
chức trong toàn hệ thống KBNN Bắc Ninh nhưng, số lượng công chức các phòng còn
thiếu và trình độ chuyên môn của một bộ phận công chức còn hạn chế, đặc biệt là bộ
phận CNTT. Cơ cấu nguồn nhân lực mất cân đối về giới tính, tình trạng chảy máu chất
xám vẫn còn diễn ra; quy tắc ứng xử của một bộ phận công chức KBNN Bắc Ninh
chưa đúng chuẩn mực, vẫn còn tình trạng quan liêu, cứng nhắc gây khó khăn trong quá
trình làm việc. Ngoài ra, công tác bồi dưỡng đào tạo, tuyển dụng vẫn chưa thực sự
được đầu tư, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đặt ra những thách
thức không nhỏ, đòi hỏi đội ngũ công chức KBNN Bắc Ninh phải được xây dựng đủ
về số lượng, đảm bảo về chất lượng, hợp lý về cơ cấu.
Các yếu tố: tuyển dụng, sắp xếp công chức; quy hoạch công chức lãnh đạo;
đào tạo, bồi dưỡng công chức, chính sách, chế độ đãi ngộ đối với công chức và đạo đức
nghề nghiệp của công chức. Trong đó, tuyển dụng và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
được coi là trọng tâm có ảnh hưởng lớn đến chất lượng công chức KBNN Bắc Ninh.
Để góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ công chức KBNN Bắc Ninh trong
thời gian tới cần thực hiện đồng bộ các giải pháp về tuyển dụng, quy hoạch, đào
tạo, bồi dưỡng công chức; hoàn thiện cơ chế chính sách, tăng cường ứng dụng KHCN…
8


THESIS ABSTRACT
Over more than 20 years of construction, renovation and development, the State
Treasury has fully developed and remained stable, reinforced its irreplaceable role in the
administratve apparatus of the State authorities. However, the quality of civil servants in
general and Bac Ninh in partcular, still has many limitations, does not fully meet the job
requirements. Therefore, it is highly important to fnd out solutons to improve the
quality of the civil servants.
The study’s goal is to assess the real quality status of civil servants Bac Ninh State
Treasury, thereby giving directions and solutions to improve the civil servants’ quality

of Bac Ninh State Treasury. This thesis clarifed the concept of civil State Treasury, the
need to improve the quality and also the contents of the improvement.
Afer researching the experience of some local officials throughout the country in
improving civil servants’ quality, the author has drawn helpful lessons for Bac Ninh State
Treasury in improving civil servants’ quality.
In the geographic characteristics and research methods part, the author
described the general geographic characteristics points of Bac Ninh, as well as the
formation, development and structure of the apparatus of Bac Ninh State Treasury. The
author used descriptive statistical and comparatve statistical methods to analyze
research data.
The result of the research showed, although quality of civil servants Bac Ninh
State Treasury has improved sharply in the recent years; with 175 civil servants in
the whole system; the amount of oficer is deficient and the professional qualifcation
of some of them is limited, especially the IT department. There is gender imbalance in
the construction of human resource, and brain drain situaton is stll going on; code of
conduct in one part of civil servants is improper, bureaucracy and rigid cause difculties
in work still persit.
Moreover, training and recruitment have not been highly invested, have not
met the requirement of the innovation mission, cause concerned difcultes, which
requires civil servants Bac Ninh State Treasury must be adequate in both quality and
quantty and proper in constructon.
The elements: recruitment, organizational arrangement; leadership planning;
training, retraining, policy, remuneration and work ethic of civil servants. In which,
recruitment, training and retraining are considered to be the core which can strongly
afect the quality of civil servants Bac Ninh State Treasury

9


To contribute to the improvement of the civil servants’ quality Bac Ninh State

Treasury, in the coming tme we need to synchronize solutons for recruitment, zoning,
training, retraining civil servants; complete the policy and mechanism, reinforce
science and technology applications…

10


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trải qua hơn 20 năm xây dựng, đổi mới, trưởng thành và phát triển,
hệ thống KBNN đã có các bước phát triển toàn diện và bền vững, khẳng định vai
trò không thể thay thế trong bộ máy hành chính công quyền của Nhà nước, thực
hiện chức năng quản lý nhà nước về quỹ ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính
nhà nước và các quỹ khác của Nhà nước được giao quản lý; tổng kế toán nhà
nước; quản lý ngân quỹ; thực hiện việc huy động vốn cho ngân sách nhà nước và
đầu tư phát triển thông qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ theo quy
định của pháp luật. Có được thành tựu như trên, một trong các yếu tố quan trọng
nhất là sự phấn đấu không mệt mỏi của các toàn thể các thế hệ công chức
trong toàn hệ thống KBNN.
Xác định được nguồn công chức là một trong các nguồn lực cơ bản, có ý
nghĩa quyết định tới chất lượng và hiệu quả hoạt động của đơn vị và các tổ chức,
trong 20 năm qua, hệ thống KBNN nói chung và KBNN Bắc Ninh nói riêng đã
không ngừng đầu tư phát triển nguồn công chức nhằm xây dựng đội ngũ
công chức có đủ năng lực, trình độ cũng như phẩm chất đạo đức đáp ứng
yêu cầu nhiệm vụ và công nghệ quản lý.
Trong giai đoạn hiện nay, trước yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế; để thực hiện mục têu cải cách tài
chính công, KBNN cần liên tục phải đổi mới và hoàn thiện hơn nữa. Nhằm từng
bước thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của KBNN theo Quyết định số
26/2015/QĐ- TTg ngày 8/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ, KBNN Bắc Ninh

đứng trước yêu cầu hoàn thiện, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, trình
độ nghiệp vụ cũng như phẩm chất đạo đức, chính trị đối với từng công chức
Kho bạc. Muốn đáp ứng được các đòi hỏi của công việc, bắt buộc KBNN Bắc
Ninh phải đầu tư, quan tâm chú trọng và đẩy nhanh công tác phát triển một đội
ngũ công chức lãnh đạo và công chức chuyên môn nghiệp vụ trên cơ sở xây
dựng têu chuẩn chức danh cho từng vị trí lãnh đạo cũng như cho từng loại cán
bộ, công chức. Nguồn công chức KBNN Bắc Ninh cần được cơ cấu, bố trí hợp lý
1


với phương châm sử dụng công chức có năng lực phù hợp với yêu cầu vị trí việc
làm.

2


Nhằm thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ để đạt được các mục têu và
khắc phục các tồn tại trong quản lý KBNN nói chung và KBNN Bắc Ninh nói
riêng trong giai đoạn tới, vai trò của lực lượng công chức đóng vai trò rất quan
trọng. Phát triển, nâng cao trình độ đội ngũ công chức và đội ngũ lãnh đạo
hết sức cần thiết và có ý nghĩa.
Vì vậy, vấn đề “Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức của hệ thống
Kho bạc Nhà nước Bắc Ninh” được chọn làm đề tài nghiên cứu của luận văn
thạc sỹ với mong muốn đóng góp thiết thực cho việc hoàn thiện và nâng
cao chất lượng công chức của KBNN Bắc Ninh trong hệ thống KBNN trực
thuộc Bộ Tài chính.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng chất lượng công chức KBNN Bắc Ninh, từ
đó đưa ra định hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất

lượng công chức của KBNN Bắc Ninh.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng và
nâng cao chất lượng công chức Kho bạc nhà nước;
- Đánh giá thực trạng và phân tch các yếu tố ảnh hưởng đến chất
lượng công chức của hệ thống KBNN Bắc Ninh;
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công chức của hệ thống
KBNN Bắc Ninh.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Cơ sở lý luận và thực tễn của việc nâng cao chất lượng công chức
KBNN Bắc Ninh là gì?
- Thực trạng chất lượng công chức KBNN Bắc Ninh hiện nay như thế nào?
- Giải pháp nào để nâng cao chất lượng công chức KBNN Bắc Ninh?
1.4. ĐỐI TƯỢNGVÀ PHẠMVI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Những vấn đề lý luận và thực tễn về nâng cao chất lượng công chức
KBNN Bắc Ninh
3


- Đội ngũ công chức trong hệ thống KBNN Bắc và khách hàng giao dịch.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu được thực hiện chủ yếu tập trung vào
đánh giá chất lượng công chức KBNN Bắc Ninh và giải pháp nâng cao chất
lượng công chức KBNN Bắc Ninh.
- Phạm vi về không gian : Nghiên cứu thực hiện tại tỉnh Bắc Ninh bao gồm
Kho bạc nhà nước tỉnh Bắc Ninh và các kho bạc thành phố, huyện.
- Phạm vi về thời gian:
Đề tài được tiến hành từ tháng 4/2015 đến tháng 4/2016. Số liệu được
thu thập nghiên cứu là những số liệu về nguồn công chức Kho bạc nhà nước từ

năm
2011 đến nay.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ
CÔNG CHỨC KHO BẠC NHÀ NƯỚC
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Khái niệm về công chức
2.1.1.1. Khái niệm về công chức
Luật công chức ngày 13-11-2008 có khái niệm về công chức
theo quy định tại Điều 4 như sau: Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển
dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng
sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp
huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan,
quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc
Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và
trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản
Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự
nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối
với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập
thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo
quy định của pháp luật (Điều 4, Luật Công chức 2008).
2.1.2. Kho bạc Nhà nước
2.1.2.1. Khái niệm
Kho bạc Nhà nước là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức
năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về quỹ ngân
sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước và các quỹ khác của Nhà nước được
giao quản lý; quản lý ngân quỹ; tổng kế toán nhà nước; thực hiện việc huy động

vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển thông qua hình thức
phát hành trái phiếu Chính phủ theo quy định của pháp luật (Chính phủ, 2009).
2.1.1.2. Công chức Kho bạc Nhà nước
Từ khái niệm công chức, có thể hiểu về công chức KBNN Việt Nam như sau:
Là công dân Việt Nam, được tuyển dụng và giao đảm trách và thực hiện
một công vụ thường xuyên trong KBNN Việt Nam, dựa trên cơ sở quyền lực
5


Nhà nước và pháp luật quy định; Được xếp vào ngạch công chức; Được phân
loại theo trình độ; Trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.
Công vụ trong KBNN là công việc, hoạt động thường xuyên của
KBNN nhằm thực hiện các nhiệm vụ Thu, Chi Ngân sách Nhà nước, Quản lý
Thu Chi và Cân đối Thu Chi Ngân sách Nhà nước, để đảm bảo kinh phí cho các
hoạt động của Nhà nước và Phát triển Quốc gia
2.1.1.3. Vai trò của đội ngũ công chức trong Hệ thống KBNN
Theo Lê Hùng Sơn (2012), Đội ngũ công chức có vị trí, vai trò quan
trọng đối với cơ quan, tổ chức. Công chức là thành viên, là phần tử cấu thành
của tổ chức bộ máy. Công chức có quan hệ mật thiết với tổ chức và quyết định
mọi sự hoạt động của tổ chức. Hiệu quả hoạt động trong tổ chức và quyết định
mọi sự hoạt động của tổ chức. Hiệu quả hoạt động trong tổ chức, bộ máy phụ
thuộc vào công chức. Công chức có trình độ, có đạo đức nghề nghiệp, tâm huyết,
có trách nhiệm với công việc được giao sẽ làm cho cơ quan, đơn vị hoạt động tốt,
dẫn đến bộ máy nhà nước hoạt động nhịp nhàng; công chức trình độ quản lý
yếu kém, năng lực hạn chế, quan liêu, cửa quyền, sẽ làm cho bộ máy tê liệt.
Công chức nói chung và công chức trong hệ thống kho bạc nói riêng có
vai trò rất quan trọng. Do bởi KBNN là cơ quan kiểm soát thu chi ngân sách nhà
nước. Tầm ảnh hưởng của KBNN ở cấp vĩ mô và vi mô, có tác động lớn tới kinh
tế xã hội. Chính vì vậy công chức ở Kho bạc Nhà Nước Trung ương và KBNN
các cấp là những người quyết định tới việc tổ chức huy động và sử dụng

nguồn tiền ngân sách, đảm bảo việc ổn định thu chi ngân sách nhà nước và
hoạt động của nền tài chính quốc dân.
Những năm vừa qua cũng đã chỉ ra rằng sự thành công hay thất bại của
Đảng trong lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế xã hội ở cơ sở phụ thuộc rất
lớn vào chính sách tài khóa nói chung và hoạt động của KBNN nói riêng. Tầm
quan trọng của đội ngũ công chức KBNN quyết định khả năng hiện thực hóa
đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về tài chính; là
người trực tiếp tổ chức thực hiện các chủ trương đường lối của Đảng, cũng như
tến hành tổ chức, triển khai các hoạt động tái chính ở cấp trung ương và địa
phương.
Công chức KBNN có một vị trí vô cùng quan trọng trong hoạt động quản
lý điều hành nền tài chính quốc gia. Các công chức KBNN là người đại diện cho
6


Nhà nước thực hiện chức năng quản lý ngân sách nhà nước ở trung ương và


7


sở; Kiểm tra việc thực hiện thu chi ngân sách, phát hiện các dấu hiệu vi phạm
trong việc sử dụng ngân sách nhà nước, ngừng cung cấp ngân sách và trình
cấp có thẩm quyền phương án xử lý, giải quyết phù hợp.
Ngoài những vị trí, vai trò trên, theo Phan Đình Tý (2011), công chức kho
bạc còn có vị trí, vai trò thể hiện những phương diện sau đây:
- Có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thực hành dự toán thu – chi của
ngân sách nhà nước. Ngân sách nhà nước là một trong những lĩnh vực quan
trọng hàng đầu của quốc gia, việc thực hiện việc thu chi đều phải dựa vào cơ
quan thuế và kho bạc. Những công chức kho bạc là những người có vai trò trong

việc đôn đốc, kiểm tra và thúc đẩy việc thu – chi ngân sách nhà nước, phối hợp
với các cơ quan khác như chi cục thuế, ngân hàng thương mại để đối chiếu
số liệu, phối hợp, xử lý vướng mắc trong quá trình thực hiện thu chi ngân
sách nhà nước. Đồng thời công chức KBNN còn đảm bảo việc thực hiện đúng
quy trình, chính xác, kịp thời cho các đơn vị sử dụng ngân sách, phục vụ các đơn
vị đến giao dịch để đảm bảo dòng vốn của nhà nước được luân chuyển đúng, đủ
và kịp thời.
- Đảm bảo điều hành ngân quỹ có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu chi NSNN:
Việc triển khai ngân sách nhà nước không phải chỉ do một cơ quan, một trụ
sở mà là từ hệ thống các KBNN từ trung ương tới địa phương.Việc chi ngân
sách nhà nước cho các mục têu chi thường xuyên, chi xây dựng cơ bản gồm rất
nhiều các hạng mục khác nhau, việc quản lý cũng không đơn giản như quản lý tài
chính của một doanh nghiệp. Chính vì vậy đội ngũ công chức kho bạc có vai
trò hết sức quan trọng trong việc điều hành ngân quỹ này được hiệu quả.
- Đảm bảo công tác tham mưu, phân tích, dự báo và phát triển ứng dụng
chuyên môn: Kho bạc nhà nước ngoài nhiệm vụ thực hiện kế hoạch thu chi ngân
sách nhà nước, cũng có chức năng hỗ trợ, chủ động tham mưu đề xuát về cơ chế
chính sách liên quan tới tài chính nhằm tháo gỡ các khó khăn vướng mắc
trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Và để thực hiện tốt được nhiệm vụ này,
không có gì khác hơn là cần có một đội ngũ công chức đam mê công việc, hiểu
rõ vấn đề và đề xuất những vấn đề phù hợp.
- Đảm bảo công tác thanh kiểm tra được thực hiện đều đặn, đảm bảo
tuyệt đối an toàn cho kho quỹ. Cũng như nhiều định chế tài chính khác, công
tác kiểm tra luôn là công tác cực kỳ quan trọng nhằm đảm bảo sự an toàn
8


tuyệt đối cho kho quỹ. Việc kiểm tra được thực hiện thông qua chứng từ sổ
sách, số liệu trên


9


máy tính, Tuy nhiên nhân tố trực tiếp thực hiện công tiếp này chính là các công
chức của KBNN. Vì vậy đội ngũ công chức có vị trí số 1 trong công tác thanh
kiểm tra của KBNN
2.1.3. Chất lượng công chức Kho bạc nhà nước
2.1.3.1. Chất lượng công chức
Chất lượng hiểu theo nghĩa chung nhất là “cái tạo nên phẩm chất, giá
trị của một con người, sự vật, sự việc”
Đối với một con người thì chất lượng của cá nhân đó được hiểu là
tổng hợp những phẩm chất nhất định về sức khỏe, trí tuệ, khoa học,
chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức, ý chí, niềm tn, năng lực. Yêu cầu
hiện nay, càng đòi hỏi người công chức phải có những trình độ phẩm chất theo
yêu cầu như trên ngoài ra người công chức phải gương mẫu, đi tiên phong về lý
luận và thực tiễn, chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối, chính sách,
pháp luật của Đảng và Nhà nước, giữ vững têu chuẩn và tư cách của người công
chức.
Mỗi công chức không tồn tại một cách biệt lập mà phải đặt trong một
chỉnh thể thống nhất của cả đội ngũ công chức. Vì vậy, quan niệm về chất
lượng công chức phải được đặt trong mối quan hệ biện chứng giữa chất
lượng của từng công chức với chất lượng của cả đội ngũ công chức. Chất
lượng của đội ngũ công chức không phải là sự tập hợp giản đơn số lượng
mà là sự tổng hợp sức mạnh của toàn bộ đội ngũ. Sức mạnh này bắt
nguồn từ phẩm chất vốn có bên trong của mỗi công chức và nó được tăng lên
bởi tnh thống nhất của tổ chức, của sự giáo dục, đào tạo, phân công, quản
lý, kỷ luật và của sự đoàn kết.
Theo Trần Phi Hùng (2012), chất lượng công chức phải được nhận diện
trên hai bình diện:
Một là, chất lượng của từng công chức, cụ thể là: Phẩm chất chính trị, đạo

đức, trình độ, năng lực và khả năng hoàn thành nhiệm vụ. Chất lượng của từng
công chức là yếu tố cơ bản tạo nên chất lượng của cả đội ngũ công chức.
Hai là, chất lượng của đội ngũ công chức với tnh cách là một chỉnh thể,
thể hiện cơ cấu đội ngũ được tổ chức khoa học, có tỷ lệ cân đối, hợp lý về

1
0


số lượng và độ tuổi bình quân được phân bố trên cơ sở các địa phương, đơn
vị và lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội.

1
1


Như vậy, các yếu tố cấu thành chất lượng công chức không bao gồm một
mặt, một khía cạnh nào đó, mà nó bao gồm cả một hệ thống được kết cấu
như một chỉnh thể toàn diện từ chất lượng của từng công chức (đây là yếu
tố tên quyết, cơ bản nhất), cho đến cơ cấu số lượng nam nữ, độ tuổi, cùng với
việc bồi dưỡng, giáo dục, phân công, quản lý kiểm tra giám sát và thực hiện
nghiêm các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền nhân dân.
Để nâng cao chất lượng của công chức nói chung và kho bạc nhà nước nói
riêng cần phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa chất lượng với số lượng
công chức. Chỉ khi nào hai mặt này quan hệ hài hòa, tác động hữu cơ với nhau thì
mới tạo nên sức mạnh đồng bộ của cả đội ngũ. Trong thực tế chúng ta cần phải
chống hai khuynh hướng: khuynh hướng thứ nhất là chạy theo số lượng, ít
chú trọng đến chất lượng dẫn đến công chức nhiều về số lượng nhưng hoạt
động không hiệu quả; Khuynh hướng thứ hai, cầu toàn về chất lượng nhưng
không quan tâm đến số lượng, đến kinh nghiệm thực tễn của công chức.

Khuynh hướng này là một nguyên nhân quan trọng làm cho tuổi đời bình
quân của công chức ngày càng cao, hẫng hụt về thế hệ. Trong giai đoạn hiện
nay, cần hơn hết là phải coi trọng chất lượng của công chức trên cơ sở bảo đảm
số lượng hợp lý.
2.1.3.2. Tiêu chí đánh giá chất lượng công chức Kho bạc Nhà Nước
Theo Lê Quang Hoan (2004), Để đánh giá chất lượng công chức trong
thời kỳ mới, có đủ tài, đủ sức hoàn thành các nhiệm vụ Đảng và nhà nước
giao phó, các cá nhân phải đạt được những yếu tố sau đây:
Thứ nhất, về phẩm chất chính trị
- Phẩm chất chính trị là têu chí là yêu cầu cơ bản nhất đối với công chức.
Phẩm chất chính trị là lòng nhiệt tình cách mạng, lòng trung thành tuyệt đối
với lý tưởng của Đảng, với Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tnh
thần tận tụy với công việc, hết lòng hết sức vì sự nghiệp của nhân dân; là
bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định với mục têu và con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội mà Đảng ta đã đề ra.
- Phẩm chất chính trị đòi hỏi người công chức phải thấm nhuần chủ nghĩa
Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước, có tnh thần cương quyết đầu tranh chống
1
2


lại các quan điểm lệch lạc, sai trái hoặc chống đối những chủ trương của
Đảng,

1
3



×