HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT
NAM
TRƯƠNG VĂN NGUYÊN
KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ
BẢN
TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ
NƯỚC, HUYỆN LỤC NGẠN, TỈNH BẮC GIANG
Chuyên ngành:
Quản trị kinh doanh
Mã số:
60.34.01.02
Người hướng dẫn khoa học:
TS. Đỗ Quang Giám
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu khoa học, độc lập của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và rõ ràng.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và tất cả những trích dẫn trong luận văn này đều đã được chỉ rõ
nguồn
gốc.
Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2016
Tác giả luận văn
Trương Văn Nguyên
i
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện đề tài “ Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản
từ Ngân sách Nhà nước tại KBNN huyên Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang”, để hoàn thành tốt
luận văn này, ngoài những cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự
quan tâm, giúp đỡ của, cá nhân và tập thể nhà trường. Nhân dịp hoàn thành luận văn
này, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành tới sự quan tâm giúp đỡ quý
báu đó.
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn, sự kính trọng sâu sắc tới thầy TS. Đỗ
Quang Giám đã tận tình chỉ bảo, trực tếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện
luận văn này. Tôi xin được trân trọng cảm ơn những ý kiến đóng góp quý báu của các
thầy, cô Bộ môn Kế toán Quản trị và Kiểm toán - Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban Lãnh đạo, các đồng chí, đồng nghiệp
trong hệ thống Kho bạc Nhà nước huyện Lục Ngạn tỉnh đã tạo điều kiện giúp đỡ
tôi trong quá trình nghiên cứu, thu thập tài liệu, tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi học
tập và thực hiện luận văn.
Qua đây tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đối với tất cả các đồng nghiệp, gia đình
và bạn bè đã giúp đỡ, động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên
cứu.
Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2016
Tác giả luận văn
Trương Văn Nguyên
ii
MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ....................................................................................................................... iii
Danh
mục
các
từ
viết
................................................................................................v
tắt
Danh
mục
bảng
............................................................................................................vi Danh mục sơ
đồ ..........................................................................................................vii Trích yếu
luận văn ......................................................................................................viii Main
thesis
Phần
extract
........................................................................................................x
1.
Mở
đầu
...........................................................................................................1
1.1
Tính
cấp
thiết
.....................................................................................1
của
1.2
Mục
cứu...........................................................................................2
đề
tiêu
1.2.1
Mục
tiêu
..................................................................................................2
1.2.2
Mục
tiêu
..................................................................................................2
1.3
tài
nghiên
chung
cụ
thể
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................3
1.3.1
Đối
tượng
cứu.........................................................................................3
nghiên
1.3.2 Phạm vi về nội dung...........................................................................................3
Phần
2.
Cơ
sở
lý
luận
..............................................................................4
2.1
và
thực
tiễn
Cơ sở lý luận ......................................................................................................4
2.1.1 Khái quát về kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN............................................4
2.1.2 Quy trình thủ tục, nội dung và yêu cầu kiểm soát chi đầu tư XDCB từ
NSNN tại kho bạc .............................................................................................9
2.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN ..... 21
2.2
24
Cơ sở thực tiễn .................................................................................................
2.2.1 Kinh nghiệm của một số địa phương về kiểm soát chi đầu tư XDCB từ
3
NSNN .............................................................................................................. 24
2.2.2
27
Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn.............................................................
Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu........................................... 29
3.1
Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 29
3.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của huyện Lục Ngạn .................................... 29
3.1.2 Đặc điểm tài nguyên thiên nhiên của huyện Lục Ngạn...................................... 30
3.1.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Lục Ngạn ....................................................... 32
3.1.4
36
Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện .....................
4
3.1.5 Khái quát về KBNN huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang ..................................... 38
3.2
Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 41
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................... 41
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................ 44
4.1
Tổ chức bộ máy, quy trình kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN tại
KBNN huyện Lục Ngạn ................................................................................... 44
4.1.1 Tổ chức bộ máy kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN tại KBNN huyện ......... 44
4.1.2 Các văn bản pháp lý áp dụng ............................................................................ 47
4.1.3 Quy trình kiểm soát hồ sơ pháp lý .................................................................... 47
4.1.4 Quy trình kiểm soát thanh toán chi đầu tư XDCB tại KBNN huyện Lục
Ngạn với từng loại hợp đồng ............................................................................ 49
4.2
Thực trạng kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN tại KBNN huyện Lục Ngạn.......... 53
4.2.1 Tình hình chi đầu tư XDCB ............................................................................. 53
4.2.2 Tình hình kiểm soát chi đầu tư XDCB tại Kho bạc huyện................................. 55
4.2.3 Kết quả kiểm soát chi đầu tư XDCB tại Kho bạc nhà nước huyện .................... 60
4.3
Những vấn đề tồn tại và các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi đầu tư
XDCB tại KBNN huyện Lục Ngạn................................................................... 66
4.3.1 Những tồn tại, hạn chế ..................................................................................... 66
4.3.2 Nhân tổ ảnh hưởng ........................................................................................... 72
4.4
Giải pháp tăng cường công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN tại
KBNN huyện Lục Ngạn ................................................................................... 75
4.4.1 Mục têu và định hướng công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB đến năm
2020 của KBNN............................................................................................... 75
4.4.2 Giải pháp tăng cường kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN tại KBNN
huyện Lục Ngạn ............................................................................................... 76
Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................. 84
5.1
Kết luận ........................................................................................................... 84
5.2
Kiến nghị ......................................................................................................... 85
5.2.1 Kiến nghị với Bộ Tài chính ............................................................................. 85
5.2.2
Kiến nghị với các bộ, ngành trung ương và địa phương ................................... 87
5.2.3 Kiến nghị với Kho bạc Nhà nước ..................................................................... 88
Danh mục tài liệu tham khảo ....................................................................................... 92
4
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Nghĩa tiếng Việt
BQLDA
Ban quản lý dự án
CNH, HĐH
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
GNP
Tổng sản phẩm quốc dân
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội
HĐND
Hội đồng nhân dân KBNN
Kho bạc nhà nước
KTXH
Kinh tế xã hội
NSNN
Ngân sách Nhà nước
NSTW
Ngân sách trung ương
NSĐP
Ngân sách địa phương
ODA
Viện trợ phát triển chính thức(Offcal Development Aid)
TABMIS
Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc
(Treasury And Budget Management Information System)
UBND
Ủy ban nhân dân
XDXB
Xây dựng cơ bản
XHCN
Xã hội chủ nghĩa
5
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Biểu thống kê các loại đất huyện Lục Ngạn năm 2015 ................................ 31
Bảng 3.2. Kết quả phát triển kinh tế huyện Lục Ngạn giai đoạn 2013-2015 ................ 33
Bảng 3.3. Tình hình dân số - lao động huyện Lục Ngạn giai đoạn 2013-2015 ............. 35
Bảng 3.4. Tổng hợp số lượng phiếu điều tra, khảo sát ................................................. 42
Bảng 4.1. Đội ngũ cán bộ, công chức trực tếp làm công tác kiểm soát chi đầu tư
XDCB tại KBNN huyện Lục Ngạn ............................................................ 45
Bảng 4.2. Kết quả giải ngân vốn đầu tư XDCB giai đoạn 2013-2015 ......................... 54
Bảng 4.3. Kết quả kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN tại KBNN huyện Lục
Ngạn giai đạn 2013 - 2015 ......................................................................... 56
Bảng 4.4. Tổng hợp tỷ lệ giải ngân thực tế và kiểm soát chi đầu tư XDCB theo
quý tại KBNN huyện Lục Ngạn, giai đoạn 2013 - 2015 ............................. 57
Bảng 4.5. Danh mục một số dự án trọng điểm giai đoạn 2013 - 2015 .......................... 59
Bảng 4.6. Kết quả thực hiện kiểm soát chi đầu tư XDCB giai đoạn 2013-2015 ........... 60
Bảng 4.7. Kết quả từ chối thanh toán vốn đầu tư XDCB tại KBNN Huyện Lục
Ngạn giai đoạn 2013-2015......................................................................... 62
Bảng 4.8. Kết quả giảm trừ trong quyết toán vốn đầu tư XDCB .................................. 65
6
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Quy trình thực hiện dự án đầu tư XDCB .....................................................11
Sơ đồ 2.2. Quy trình quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN ...........................................12
Sơ đồ 3.1. Mô hình tổ chức bộ máy và chức năng nhiệm vụ. .......................................38
Sơ đồ 3.2. Tổ chức bộ máy KBNN huyện Lục Ngạn....................................................39
Sơ đồ 4.1. Bộ máy kiểm soát chi đầu tư XDCB ..........................................................44
Sơ đồ 4.2. Quy trình tếp nhận, xử lý hồ sơ kiểm soát chi đầu tư XDCB tại
KBNN huyện Lục Ngạn ............................................................................48
Sơ đồ 4.3. Tổng hợp quy trình kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN tại KBNN
huyện Lục Ngạn ........................................................................................52
vii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1. Tóm tắt
- Tên tác giả: Trương Văn Nguyên
- Tên luận văn: Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại kho
bạc nhà nước, huyện Lục Ngạn, Tỉnh Bắc Giang
- Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
- Mã số: 60.34.01.02
- Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
2. Nội dung bản trích yếu
- Mục đích nghiên cứu của luận văn: Nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực
tiễn về kiểm soát chi đầu tư XDCB tại Kho bạc Nhà nước. Phân tích, đánh giá thực trạng
công tác kiểm soát chi đầu tư tại Kho bạc Nhà nước Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang những
năm qua và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB tại
Kho bạc Nhà nước Lục Ngạn, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao
hiệu quả chi đầu tư XDCB trên địa bàn.
- Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng:
+ Phương pháp chọn mẫu khảo sát: Chọn chủ đầu tư đại diện, chọn cán bộ
quản lý cấp trên trực tếp quản lý chủ đầu tư.
+ Phương pháp thu thập dữ liệu:
Dữ liệu thứ cấp phục vụ nghiên cứu này bao gồm: Thực hiện kế thừa những
nội dung qua sách báo, tạp chí, niên giám thống kê, báo cáo tổng kết, các tài liệu về điều
kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Lục Ngạn, kết quả của các công trình nghiên
cứu có liên quan đã được công bố. Thu thập tài liệu có sẵn tại các tổ chuyên môn của
Kho bạc Nhà nước Lục Ngạn, Phòng Tài chính huyện. Các bài báo, bản tin trên các phương
tiện truyền thông, thông tin trên các trang website của Ngành Kho bạc, Cổng thông tin
Điện tử Bộ Tài chính...
Dữ liệu sơ cấp phục vụ cho quá trình nghên cứu gồm: Các dữ liệu có liên quan đến
công tác quản lý chi đầu tư tại huyện Lục Ngạn được thu thập tại các điểm khảo sát điển
8
hình thông qua việc tham khảo ý kiến của cán bộ phòng Tài chính - kế hoạch huyện, Kho
bạc Nhà nước huyện, Chủ tịch, cán bộ Ban tài chính các xã, thị trấn tại huyện Lục Ngạn.
9
+ Phương pháp phân tch thông tin: Phương pháp thống kê mô tả, phương
pháp phân tch so sánh.
- Các kết quả nghiên cứu đã đạt được:
+ Cơ sở lý luận và thực tiễn về tăng cường quản lý chi đầu tư XDCB thông qua
các khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung kiểm soát chi đầu tư và các yếu ảnh hưởng đến
công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB tại Kho bạc Nhà nước.
+ Kết quả tổ chức, triển khai thực hiện kiểm soát chi đầu tư XDCB; thực hiện
kiểm soát, thanh toán chi đầu tư XDCB từ NSNN; đánh giá công tác lập kế hoạch vốn,
chấp hành dự toán, quyết toán, tất toán tài khoản những kết quả đạt được và hạn
chế trong công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN, nguyên nhân và đề xuất các
giải pháp giải quyết.
Những hạn chế trong việc quản lý chi đầu tư XDCB đó là việc lập kế hoạch và
phân bổ kê hoạch vốn chưa được chú trọng, còn mang tính hình thức, không tuân
thủ theo định mức quy định của Nhà nước ban hành. Còn một số chủ đầu tư, BQL dự án,
khi UBND huyện yêu cầu lập kê hoạch các dự án trong địa bàn cần đầu tư để tổng hợp
gửi cơ quan cấp trên để phân bổ vốn để đầu tư nhưng UBND xã và ban tài chính xã chưa
xác định được trọng điểm đầu tư nên khi có kế hoạch vốn mà chủ đầu tư không biết nên
khi KBNN báo cáo còn tồn đọng vốn các chủ đầu tư mới biết. Đây là sự chưa tương thích
về trình độ với nhu cầu quản lý nói chung, quản lý đầu tư XDCB tại địa phương nói riêng,
nên cần chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ một cách trọng điểm và thường
xuyên.
+ Để thực hiện tốt công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn
huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang trong các năm tiếp theo, cần áp dụng đồng bộ các giải
pháp sau: Tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý chi đầu tư XDCB; hoàn thiện quy trình
kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN tại Kho bạc đồng thời nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ làm công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB. Hoàn thiện ứng dụng công nghệ thông
tin và thực hiện tốt quy định thanh toán không dùng tiền mặt qua Kho bạc, trực tiếp
cấp phát ngân sách đến người cung cấp hàng hoá, dịch vụ. Hoàn thiện quy trình giao
dịch “một cửa”trong kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN qua Kho bạc;
Tuy nhiên, để thực hiện tốt các giải pháp trên đây cần phải có sự vào cuộc
đồng bộ của nhiều cơ quan, ban ngành ở các cấp, đặc biệt là hệ thống Kho bạc Nhà nước
9
phải thường xuyên hoàn thiện cơ chế chính sách liên quan, nhằm cụ thể hóa qui
trình kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN thống nhất đồng bộ.
10
MAIN THESIS EXTRACT
1. Summary
- Name’s Author: Truong Van Nguyen
- Thesis ttle: Expenditure control basic construction investment from State budget at
State Treasury in Luc Ngan district, Bac Giang province.
- Major: Business administraton
- Code: 60.34.01.02
- Name’s Training Facility: Vietnam Agriculture Institute
2. Contents of the compendium
- Research purpose of the thesis:
In order to systematize the rationale and practce of capital construction
investment expenditure control at the State Treasury. Analyze and evaluate the status
of the investment expenditure control at the State Treasury Luc Ngan, Bac Giang Province
recent years and propose solutons in order to perfect the control of expenditure
on capital
construction
in
the
State
Treasury,
meet
the
requirements
of
economic development - social, and improve the efficiency of construction investment
expenditures in the province.
- The research methods were used:
+ Study Sampling method:
Select the investor representatves, managers choose immediate superior investor
management.
+ Methods of data collecton:
Secondary data for research include: Implement inheriting the content from
books, magazines, statistcal yearbooks, fnal report, the literature on natural conditons,
socio-economic Luc Ngan, the results of the research projects concerned have been
announced. Collect documents available in the professional groups of the State
Treasury Luc Ngan District Finance Department. The articles and news reports in the
media, the information on the website of the Treasury sector, Electronic Portal
Ministry of Finance
10
...
11
Primary data serving research process includes data related to the management of
capital expenditure in Luc Ngan district were collected in a typical survey points through
the consultation of workers Finance department - planning districts and districts of
the State Treasury, President, financial officer of the communes and towns in Luc
Ngan district.
+ Information analysis method:
Methods of descriptive statstics, comparative analysis method.
The research results were achieved:
+ Rationale between argument and practices to enhance the management of
construction investment expenditures through the concepts, characteristics, roles,
content to control investment spending and factor affect the control of construction
investment expenditures in State Treasury.
+ Results organizations, implementaton of capital construction investment
expenditure control; implementng controls, payment of capital construction investment
from the state budget; evaluation about prepare of capital planning, execution plans and
settlements, settlement of the account of the achievements and limitations within
the control of constructon investment expenditures from the state budget, the causes
and proposing solutions to Desc.
+
The
limitations
in
the
management
of
construction
investment
expenditures were the planning and allocation of capital plan has not been focused,
formalism, non- compliance with the norms prescribed by the State issued. And some
investors, project management, while DPC requires project planning in the province
should invest for the synthesis sent to the superior authority to allocate funds to
invest but the CPC and Financial Committee social unidentified investors should focus
upon capital plan that investors did not know when Treasury reported a backlog of
investor capital know. This is not compatible with the needs of qualifications in general
management, management of capital constructon investment in partcular locally, should
be focused on training and retraining of oficers often.
To implement the control of constructon investment expenditures from the state
budget Luc Ngan district, Bac Giang province in the next year, should apply in the
following solutions: Contnue to improve expenditure management mechanism capital
12
construction; improve the process control construction investment expenditures from
the
13
state budget in the Treasury while improving the quality of the staff working in the
capital construction investment expenditure control. Completng the applicaton of
information technology and implement the provisions of non-cash payments through the
Treasury, the budget allocated directly to the suppliers of goods and services. Completing
the transaction process "one-stop" in capital construction investment expenditure control
from the state budget through the Treasury.
However, to implement the above solution requires the participation of many
agencies synchronous and departments at all levels, especially the State Treasury system
must constantly improve the mechanism policy concerned, to concretize the process
control
construction
investment
expenditures
synchronous unificaton.
xii
from
the
state
budget
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong những năm qua,chủ trương của Đảng và Nhà nước là đẩy mạnh công
cuộc đổi mới, khai thác và phát huy tối đa nội lực, đẩy nhanh tiến trình
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh
tế, thúc đẩy quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Hàng năm, ngân sách nhà
nước (NSNN) giành ra khoảng 30% để chi cho lĩnh vực đầu tư và xây dựng nhằm
chủ động điều chỉnh cơ cấu kinh tế ngành, vùng lãnh thổ, tạo điều kiện cho các
thành phần kinh tế cũng như nền kinh tế quốc gia phát triển.
Đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) từ NSNN luôn là một nguồn lực tài chính
hết sức quan trọng của quốc gia đối với phát triển kinh tế- xã hội của cả nước cũng
như của từng địa phương. Đầu tư XDCB từ NSNN được coi như vốn mồi để thu
hút các nguồn lực trong nước cũng như nguồn lực ngoài nước vào đầu tư
phát triển, đóng vai trò mở đường cho phát triển nguồn nhân lực, phát triển
khoa học công nghệ, nâng cao đời sống vật chất cũng như tnh thần cho nhân
dân. Nguồn vốn này không những góp phần quan trọng tạo lập cơ sở vật chất kỹ
thuật cho nền kinh tế, mà còn có tnh định hướng đầu tư, góp phần quan trọng vào
việc thực hiện những vấn đề xã hội và bảo vệ môi truờng. Đầu tư XDCB từ
NSNN có vai trò quan trọng như vậy cho nên làm thế nào để kiểm soát chi đầu tư
XDCB từ NSNN đạt hiệu quả cao, giảm thiểu những thất thoát, lãng phí, từ lâu
đã là một vấn đề được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu và cũng đã có
rất nhiều công trình khoa học được công bố. Tuy nhiên đến nay vấn đề đó vẫn là
bài toán, là câu hỏi đặt ra không chỉ riêng đối với ngành tài chính mà nó còn là
vấn đề quan tâm của tất cả các cấp, các ngành, của Đảng và Nhà nước.
Đầu tư của NSNN bỏ ra hàng năm để xây dựng cơ sở vật chất, nhà cửa,
đường xá, trường, trạm… đạt hiệu quả, chất lượng thu được đều có thể được “cân
đong” hợp lý nếu cơ chế kiểm soát, cách nghĩ và hành động dựa trên
những nguyên tắc và nguyên lý khoa học và vì lợi ích toàn dân. Dàn trải, lãng phí,
không hiệu quả vẫn là những từ quen thuộc gắn liền với nguồn đầu tư từ NSNN.
Mặc dù cải cách công tác kiểm soát chi đầu tư từ NSNN đã diễn ra trong nhiều
năm nay, trên mọi góc độ từ phân cấp quản lý, đến phân bổ, quản lý giá và vấn đề
cấp phát, kiểm soát chi đầu tư...Tuy nhiên hiệu quả kiểm soát chi vốn Nhà nước
1
cho các lĩnh vực, đặc biệt là chi đầu tư XDCB vẫn là câu hỏi tếp tục cần phải có lời
giải đáp.
2
Những năm gần đây công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN tại Kho
bạc Nhà nước (KBNN) huyện Lục Ngạn đã được các cấp, các ngành hết sức quan
tâm. Các cấp chính quyền từ tỉnh đến xã, các đơn vị trong ngành tài chính, đặc
biệt là hệ thống KBNN trên địa bàn đã có nhiều nỗ lực, cố gắng trong việc kiểm
soát chi đầu tư XDCB. Thông qua hoạt động của mình, KBNN huyện Lục ngạn đã
kịp thời phát hiện và từ chối thanh toán những khoản chi không đúng mục
đích, sai nội dung, nguyên tắc, vi phạm quy trình, không đúng định mức chi
tiêu…góp phần ngăn chặn và giảm bớt thất thoát, lãng phí. Tuy vậy bên cạnh
đó, công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn huyện Lục Ngạn
vẫn còn có những bất cập, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN vẫn còn có
những hạn chế. Tình trạng thất thoát, lãng phí vốn đầu tư XDCB từ NSNN vẫn còn
tồn tại.
Trong bối cảnh nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, tích
cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và đẩy mạnh cải cách hành chính,
phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN. Thì việc hoàn thiện kiểm soát chi
tiêu công nói chung, kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN nói riêng đang là nhiệm
vụ đặt ra hết sức cần thiết và cấp bách. Là huyện miền núi đang trong quá trình
phát triển, đầu tư XDCB từ NSNN hàng năm liên tục tăng, quy mô đầu tư lên đến
hàng trăm tỷ đồng, thì việc tìm kiếm những giải pháp hoàn thiện kiểm soát chi đầu
tư XDCB từ NSNN nhằm hạn chế tối đa thất thoát, lãng phí là vấn đề rất cấp
thiết hiện nay.
Xuất phát từ thực tiễn trên và qua thời gian công tác tại KBNN huyện Lục
Ngạn, tác giả lựa chọn đề tài "Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân
sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước huyện Lục ngạn, tỉnh Bắc Giang" làm
luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản trị kinh doanh.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB tại KBNN huyện
Lục ngạn thời gian qua nhằm tăng cường kiểm soát chi đầu tư XDCB tại KBNN
Lục ngạn trong thời gian tới đảm bảo đúng chế độ và phù hợp với quá trình
cải cách tài chính công.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
3
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về vốn đầu tư XDCB và
công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN tại hệ thống KBNN;
4
- Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc kiểm
soát chi đầu tư XDCB từ NSNN tại KBNN huyện Lục Ngạn;
- Đề xuất giải pháp tăng cường kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN tại
KBNN huyện Lục Ngạn.
1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề lý luận và thực tễn về kiểm soát chi đầu
tư XDCB từ NSNN qua hệ thống KBNN Lục Ngạn.
Đối tượng khảo sát là KBNN huyện Lục ngạn, một số đơn vị chủ đầu tư
XDCB từ NSNN thuộc diện quản lý của KBNN huyện Lục Ngạn.
1.3.2 Phạm vi về nội dung
- Nghiên cứu bộ máy kiểm soát chi đầu tư ĐTXDCB tại KBNN huyện Lục ngạn.
- Nghiên cưu thực trạng kiểm soát chi ĐTXDCB và điều hành của KBNN
Lục Ngạn trong việc kiểm tra kế hoạch vốn, kiểm soát chi các dự án thanh toán tại
KBNN Lục ngạn.
- Nghiên cứu các mực tiêu định hướng công tác kiểm soát chi ĐTXDCB tại
KBNN Lục ngạn.
+ Phạm vi không gian nghiên cứu
Đề tại được nghiện cứu trong phạm vi kiểm soát chi ĐTXDCB của các đơn
vị hành chính sự nghiệp thụ hưởng từ ngân sách NSNN, KBNN Lục Ngạn.
+ Phạm vi thời gian nghiên cứu
Số liệu thu thập phục vụ cho nghiên cứu trong 03 năm, từ 01/01/2013
đến ngày 31/12/2015.
5
PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Khái quát về kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN
2.1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN
Công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN là một bộ phận quan trọng
của việc kiểm soát chi đầu tư trong nền kinh tế quốc dân, đồng thời là một nguồn
khâu quan trọng nhằm chống thất thoát nguồn tài chính của quốc gia.
Kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN là yếu tố có vai trò quyết định trong
quá trình đầu tư xây dựng phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam,
để đảm bảo cho nền kinh tế tếp tục tăng trưởng và phát triển bền vững, kiểm
soát chi đầu tư XDCB từ NSNN đã được huy động và sử dụng với quy mô ngày
càng tăng và hiện nay đã đạt mức trên dưới 40% GDP hàng năm. Kiểm soát chi
đầu tư là một phạm trù kinh tế, đã được các nhà kinh tế học từ trường phái cổ
điển đến hiện đại đề cập đến dưới nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau.
Dưới góc độ tài chính - tiền tệ, theo Hồ Văn Mộc và Điêu Quốc Tín (1994) thì
“Kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN là tổng số tiền biểu hiện nguồn gốc hình thành
của tài sản được đầu tư trong kinh doanh để tạo ra thu nhập và lợi tức”.
Theo tài liệ trích dẫn năm (1994) thì “Kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN
là một trong ba yếu tố đầu vào phục vụ cho sản xuất (lao động, đất đai, vốn)”.
Dưới giác độ là một nguồn vốn đầu tư nói chung, việc kiểm soát chi đầu tư
XDCB từ NSNN cũng như các nguồn vốn khác, đó là biểu hiện bằng tền của giá
trị đầu tư, bao gồm các chi phí tiêu hao nguồn lực phục vụ cho hoạt động đầu tư,
nghĩa là bao gồm toàn bộ chi phí đầu tư. Theo Luật Đầu tư của Việt Nam (Quốc
hội, 2005) thì "Kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN là tiền và tài sản hợp pháp
khác để thực hiện các hoạt động đầu tư theo hình thức đầu tư trực tếp hoặc
đầu tư gián tiếp".
Theo. Đỗ Hoàn Toàn (2008) thì“Kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN là
toàn bộ những chi phí để đạt được mục đích đầu tư bao gồm chi phí cho việc khảo
sát thiết kế và xây dựng, mua sắm, lắp đặt máy móc thiết bị và các chi phí
khác được ghi trong tổng dự toán”.
6
Từ các quan niệm về kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN, có thể thấy
nguồn vốn này có hai đặc điểm cơ bản là: Gắn với hoạt động đầu tư XDCB và gắn
với NSNN.
Gắn với hoạt động đầu tư XDCB, nguồn vốn này chủ yếu được sử dụng để
đầu tư phát triển tài sản cố định trong nền kinh tế. Khác với các loại đầu tư
như đầu tư chuyển dịch, đầu tư cho dự phòng, đầu tư mua sắm công...đầu tư
XDCB là hoạt động đầu tư vào máy móc, thiết bị, nhà xưởng, kết cấu hạ tầng... Đây
là hoạt động đầu tư phát triển, đầu tư cơ bản và chủ yếu có tính dài hạn.
Gắn với hoạt động NSNN, đầu tư XDCB từ NSNN được kiểm soát chi và sử
dụng đúng luật, theo các quy trình rất chặt chẽ. Khác với đầu tư trong kinh doanh,
đầu tư từ NSNN chủ yếu nhằm tạo lập môi trường, điều kiện cho nền kinh
tế, trong nhiều trường hợp không mang tính sinh lãi trực tiếp.
Từ những đặc điểm chung đó, có thể đi sâu phân tích một số đặc điểm cụ thể
của kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN như sau:
- Kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN gắn với hoạt động NSNN nói chung và
hoạt động chi NSNN nói riêng, gắn với quản lý và sử dụng vốn theo phân cấp về
chi NSNN cho đầu tư phát triển. Do đó, việc hình thành, phân phối, sử dụng và
thanh quyết toán nguồn vốn này được thực hiện chặt chẽ, theo luật định, được
Quốc hội phê chuẩn và các cấp chính quyền (HĐND các cấp) phê duyệt hàng năm.
- Kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN được sử dụng chủ yếu để đầu tư cho
các công trình, dự án không có khả năng thu hồi vốn và công trình hạ tầng
theo đối tượng sử dụng theo quy định của Luật NSNN và các luật khác. Do đó,
việc đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn mang tính toàn diện, trên cơ sở đánh
giá tác động cả về kinh tế, xã hội và môi trường.
- Kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN gắn với các quy trình đầu tư và dự
án, chương trình đầu tư rất chặt chẽ từ khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án đến
khâu kết thúc đầu tư, nghiệm thu dự án và đưa vào sử dụng. Việc sử dụng
nguồn vốn này gắn với quá trình thực hiện và kiểm soát dự án đầu tư. Giữa các
khâu liên hoàn với nhau từ khâu quy hoạch, khảo sát thiết kế, chuẩn bị đầu tư,
thực hiện dự án, kết thúc dự án.
- Kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN rất đa dạng. Căn cứ tính chất, nội
dung, đặc điểm của từng giai đoạn trong quá trình đầu tư xây dựng mà người
ta phân thành các loại vốn như: vốn để thực hiện các dự án quy hoạch, vốn để
7