Tải bản đầy đủ (.doc) (180 trang)

Giải pháp hoàn thiện cơ chế một cửa điện tử liên thông trong cải cách thủ tục hành chính huyện yên dũng, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 180 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT
NAM

NGUYỄN VĂN TRƯỜNG

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ “MỘT
CỬA ĐIỆN TỬ LIÊN THÔNG” TRONG CẢI
CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH HUYỆN
YÊN DŨNG, TỈNH BẮC GIANG

Chuyên ngành:

Kinh tế nông nghiệp

Mã số:

60.62.01.15

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS Mai Thanh Cúc

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để
bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.



Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Trường

i

năm 2016


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và
biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Mai Thanh Cúc đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công
sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Phát triển nông thôn, Khoa Kinh tế phát triển nông thôn - Học viện Nông nghiệp
Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành
luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Văn phòng
HĐND&UBND huyện Yên Dũng (cơ quan nơi thực hiện đề tài) đã giúp đỡ và tạo điều kiện
cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành

luận văn./.

Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Trường

ii

năm 2016


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................. i
Lời cảm ơn .................................................................................................................... ii
Mục lục ....................................................................................................................... iii
Danh mục các từ viết tắt ...............................................................................................
vi Danh mục bảng ...........................................................................................................
vii Danh mục hình ...........................................................................................................
viii

Trích

yếu

luận


........................................................................................................

văn
ix

Thesis

abstract.............................................................................................................. xi Phần
1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 3

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................ 3

1.2.2.
3

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................

1.2.3.

Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 3


1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 4

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 4

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 4

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 4

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 4

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 4

1.5.

Đóng góp mới.................................................................................................. 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn ..............................................................................
5

2.1.

Cơ sở lý luận cơ chế “một cửa điện tử liên thông ” trong cải cách thủ
tục hành chính ................................................................................................. 5

2.1.1.

Khái niệm, bản chất về cơ chế “một cửa điện tử liên thông ” trong cải
cách thủ tục hành chính.................................................................................... 5

2.1.2.
tục

Đặc điểm của cơ chế “một cửa điện tử liên thông” trong cải cách thủ
hành chính tại cấp huyện................................................................................ 12
3


2.1.3.
tục

Vai trò của cơ chế “một cửa điện tử liên thông” trong cải cách thủ
hành chính cấp huyện .................................................................................... 13

4


2.1.4.

Nội dung nghiên cứu cơ chế “một cửa điện tử liên thông” tại UBND

cấp huyện. ..................................................................................................... 13

2.2.

Cơ sở thực tển cơ chế “một cửa điện tử liên thông” tại ubnd cấp huyện ........ 24

2.2.1.

Cơ chế “một cửa điện tử liên thông” tại UBND huyện Long Thành, tỉnh
Đồng Nai ....................................................................................................... 24

2.2.2.

Cơ chế “một cửa điện tử liên thông” tại UBND huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải
Dương ........................................................................................................... 25

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................
27
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ......................................................................... 27

3.1.1.

Vị trí địa lý .................................................................................................... 27

3.1.2.

Địa hình, thổ nhưỡng ..................................................................................... 28


3.1.3.

Điều kiện khí hậu, thời tiết............................................................................. 29

3.1.4.

Thủy văn và tài nguyên thiên nhiên................................................................ 29

3.1.5.

Tình hình phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu huyện Yên Dũng ....................... 30

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 41

3.2.1.

Chọn điểm nghiên cứu ................................................................................... 41

3.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu ......................................................................... 43

3.2.3.
44

Phương pháp tổng hợp phân tích thông tin .....................................................

3.2.4.


Hệ thống chỉ têu phân tch ............................................................................ 45

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................. 47
4.1.

Thực trạng cơ chế “một cửa điện tử liên thông” huyện yên dũng, tỉnh
bắc giang ....................................................................................................... 47

4.1.1.

Cơ cấu tổ chức và hoạt động của bộ phận “Một cửa điện tử liên thông”
huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang................................................................... 49

4.1.2.

Kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận “một cửa điện tử liên
thông” huyện Yên Dũng ................................................................................ 56

4.1.3.

Thực trạng hoạt động liên hệ, nộp hồ sơ của công dân ................................... 57

4.1.4.

Thực trạng công tác kiểm tra, xem xét tnh hợp lệ của hồ sơ, hướng dẫn,
bổ sung và nhận hồ sơ.................................................................................... 59

4.1.5.


Thực trạng công tác trả hồ sơ, nhận kết quả ................................................... 66

4.1.6.

Thực trạng việc niêm yết, công khai thủ tục hành chính ................................. 68

4.1.7.

Thực trạng về thiết bị, hệ thống mạng ............................................................ 69
4


4.1.8.
70

Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng, chế độ đãi ngộ cán bộ, công chức ...........

4.1.9.

So sánh việc thực hiện giải quyết thủ tục hành chính trước và sau khi
thực hiện cơ chế một cửa điện tử liên thông ...................................................
72

4.2.

Những yếu tố ảnh hưởng đến tình hình thực hiện cơ chế một cửa điện tử
liên thông trong cải cách thủ tục hành chính................................................... 74

4.2.1.


Trình độ, năng lực của cán bộ, công chức và chế độ đãi ngộ .......................... 74

4.2.2.

Chính sách về cắt giảm thủ tục hành chính..................................................... 75

4.2.3.

Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn.............................................. 76

4.2.4. Trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ bộ phận một cửa điện tử liên thông
............... 77
4.2.5.

Công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra ............................................................ 78

4.2.6.

Công tác thông tin, tuyên truyền về cải cách thủ tục hành chính theo cơ
chế một cửa điện tử liên thông ....................................................................... 78

4.3.

Giải pháp hoàn thiện cơ chế một cửa điện tử liên thông trong cải cách
thủ tục hành chính huyện yên dũng ................................................................ 79

4.3.1.

Định hướng.................................................................................................... 79


4.3.2.

Giải pháp cụ thể............................................................................................. 79

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................
91
5.1.

Kết luận ......................................................................................................... 91

5.2.

Kiến nghị ....................................................................................................... 92

Tài liệu tham khảo....................................................................................................... 94

5


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt CCHC

Cải cách hành chính HCNN

Hành

chính nhà nước HĐND


Hội đồng

nhân dân MCĐTLT

Một cửa điện tử

liên thông TN&TKQ

Tiếp nhận và trả

kết quả TTHC

Thủ tục hành chính

UBND

Ủy ban nhân dân

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

6


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.
Bảng 3.2.
Bảng 3.3.
Bảng 3.4.

Bảng 4.1.
Bảng 4.2.
Bảng 4.3.
Bảng 4.4.
Bảng 4.5.
Bảng 4.6.
Bảng 4.7.
Bảng 4.8.

Bảng: 4.9.
Bảng 4.10.
Bảng 4.11.
Bảng 4.12.
Bảng 4.13.
Bảng 4.15.
Bảng 4.16.
Bảng 4.17.
Bảng 4.18.

Tình hình sử dụng và phân bổ đất đai trong 3 năm 2013 - 2015............... 32
Tình hình phát triển ngành chăn nuôi qua các năm .................................. 36
Tình hình nhân khẩu và lao động của huyện Yên Dũng năm
2013- 2015.............................................................................................. 39
Tình hình cơ sở hạ tầng nông thôn huyện Yên Dũng, năm 2015 .............. 40
Tổng hợp kết quả giải quyết thủ tục hành chính của bộ phận “một
cửa điện tử liên thông” huyện Yên Dũng................................................ 57
Kết quả đánh giá, ý kiến của người dân đối với hoạt động liên hệ,
nộp hồ sơ ................................................................................................ 57
Kết quả đánh giá, ý kiến của người dân khi liên hệ, nộp hồ sơ................. 58
Kết quả đánh giá, ý kiến của người dân đối với việc xem xét,

hướng dẫn thủ tục, hồ sơ ......................................................................... 60
Kết quả đánh giá, ý kiến của người dân đối với việc nhận hồ sơ .............. 61
Ý kiến đánh giá của người dân đối với tinh thần, trách nhiệm phục
vụ của cán bộ công chức ........................................................................ 62
Kết quả đánh giá, ý kiến của người dân đối với việc xem xét,
hướng dẫn của cá nhân............................................................................ 63
Ý kiến đánh giá của người dân về sự hài lòng đối với việc xem
xét,hướng dẫn, nhận hồ sơ ......................................................................
63
Kết quả đánh giá cả cán bộ công tác chuyển hồ sơ .................................. 64
Kết quả đánh giá, ý kiến của cán bộ đối với bộ phận xử lý về giải
quyết hồ sơ ............................................................................................. 65
Kết quả đánh giá, ý kiến của người dân đối với công tác trả hồ sơ
nhận kết quả............................................................................................ 67
Kết quả đánh giá của người dân đối với việc nhận kết quả ...................... 67
Kết quả đánh giá, ý kiến của người dân đối với việc niêm yết,
công khai ................................................................................................ 68
Ý kiến đánh giá của cán bô đối với thiết bị, hệ thống mạng tại bộ
phận MCĐTLT. ...................................................................................... 69
Ý kiến đánh giá của cán bộ đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng chế
độ đãi ngộ cán bộ, công chức .................................................................. 70
Ý kiến đánh giá của người dân sau khi thực hiện cơ chế MCĐTLT
trong cải cách TTHC............................................................................... 72
Kết quả cắt giảm thủ tục hành chính trước và sau khi thực hiện cơ
chế MCĐTLT trong cải cách thủ tục hành chính ..................................... 73

vii


DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1. Sơ đồ các yếu tố cấu thành nền hành chín .................................................... 11
Hình 2.2. Mô hình quản lý của hệ thống một cửa điện tử liên thông.............................
20
Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Yên Dũng ............................................................ 27
Hình 3.2. Cơ cấu đất đai của huyện Yên Dũng, năm 2015 ........................................... 31
Hình 3.3. Tình hình KT-XH Yên Dũng 5 năm 2011 – 2015 ......................................... 34
Hình 3.4. Khung phân tích của đề tài ........................................................................... 45
Hình 4.1. Sơ đồ quy trình cơ chế một cửa điện tử liên thông theo TCVN:ISO
9001-2008 .................................................................................................. 52

8


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Tên
tác giả: Nguyễn Văn Trường
Tên Luận văn: Giải pháp hoàn thiện cơ chế “một cửa điện tử liên thông”
trong cải cách thủ tục hành chính huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.
Ngành: Kinh tế nông nghiệp

Mã: 60.62.01.15

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá thực trạng cơ chế “một cửa điện tử liên thông”
trong cải cách thủ tục hành chính huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang từ đó đề xuất
giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế “một cửa điện tử liên thông” trong cải cách
thủ tục hành chính.
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tễn thực hiện cơ chế “một cửa điện
tử liên thông” trong cải cách thủ tục hành chính.
Đánh giá thực trạng cơ chế “một cửa điện tử liên thông” trong cải cách thủ

tục hành chính huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.
Phân tch các yếu tố ảnh hưởng đến cơ chế “một cửa điện tử liên thông”
trong cải cách thủ tục hành chính huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.
Đề xuất các giải pháp đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế
“một cửa điện tử liên thông” trong cải cách thủ tục hành chính huyện Yên Dũng,
tỉnh Bắc Giang nói riêng và trong cả nước nói chung.
Phương pháp nghiên cứu
Tôi chọn địa bàn huyện Yên Dũng làm điểm nghiên cứu, cụ thể là tại
bộ phận “một cửa điện tử liên thông” trực thuộc HĐND&UBND huyện Yên
Dũng. Trong đó, tập trung nghiên cứu vào các thủ tục: Cấp giấy khai sinh, cấp
phép xây dựng nhà ở, cấp phép đăng ký kinh doanh, cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất.
Sử dụng 90 phiếu điều tra tập trung vào nhóm thông tin điều tra mức
độ hài lòng của người dân, tổ chức, doanh nghiệp về các thủ tục: Cấp lại giấy
khai sinh 20 phiếu, cấp phép xây dựng nhà ở 20 phiếu, cấp phép đăng kí kinh
doanh

9


20 phiếu, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 30 phiếu. Sử mầu phiếu
điều tra riêng gồm 15 phiếu, điều tra đối tượng cán bộ và lãnh đạo phụ trách
bộ phận

10


“một cửa điện tử liên thông” và các phòng ban chuyên môn trực tiếp thực
hiện các thủ tục hành chính.
Số liệu sơ cấp tổng hợp kết quả điều tra của 90 phiếu điều tra tổ chức

và cá nhân đến giải quyết TTHC và 15 phiếu điều tra đối tượng cán bộ, lãnh đạo.
Số liệu thứ cấp gồm hệ thống các văn bản quy phạm về thực hiện cơ chế “một
cử” “một cửa liên thông” của Chính Phủ, của UBND tỉnh Bắc Giang, của Sở Nội vụ
Bắc Giang, của UBND huyện Yên Dũng, của Phòng Nội vụ huyện Yên Dũn.
Kết quả chính và kết luận
Kết quả nghiên cứu tnh hình thực hiện giải quyết thủ tục hành chính theo
cơ chế MCĐTLT cho thấy rõ những kết quả tích cực trong cải cách thủ tục hành
chính cho tổ chức và công dân thực hiện TTHC: (Thời gian giải quyết TTHC giảm,
sự phiền hà giảm, chi phí đi lại giảm, tăng cường tính công khai minh bạch).
Luận văn đã tm ra 6 yếu tố ảnh hưởng đến cơ chế “một cửa điện tử liên
thông” trong cải cách thủ tục hành chính gồm: (Trình độ và năng lực của cán bộ,
công chức; chính sách cắt giảm TTHC; cơ chế phối hợp giữa các cơ quan; trang
thiết bị và cơ sở vật chất; công tác kiểm tra, giám sát; công tác thông tin tuyên
truyền).

10


THESIS ABSTRACT
Name of author: Nguyen Van Truong
Title of the thesis: Solutions for improvingthe “one-door, modern
interconnected door”mechanismin the renovation of administratve procedures
in Yen Dung district, BacGiang province.
Major: Agricultural economics

Code: 60.62.01.15

Educational institution: Vietnam National University of Agriculture
Research Objectives
By evaluatng the current implementation state of the “one-door, modern

interconnected

door”

mechanismin

the

renovaton

of

administratve

procedures in Yen Dung district, BacGiang province, this research aimed to
propose solutons for improving the “one-door, modern interconnected
door” mechanismfor the purpose of renovatng local administratve procedures.
To

review

the

theoretical

and

empirical

literature


on

the

implementaton of the “one-door, modern interconnected door” mechanism in
the renovaton of administratve procedures.
To

evaluate

the

current

state

of

the“one-door,

modern

interconnected door” mechanismin the renovaton of administratve procedures
in Yen Dung district, BacGiang province.
To analyze affectng factors of the “one-door, modern interconnected
door” mechanismin the renovaton of administratve procedures in Yen Dung
district, BacGiang province.
To propose solutions for improving the renovation of administratve
procedures


through implementng the“one-door,

modern interconnected

door” mechanismin the renovaton ofadministrative procedures in Yen Dung
district, BacGiang province in particular and in the whole country in general.
Research methodology
The study site was Yen Dung district. The study partcularly focused on
the “one-door, modern interconnected door” department at People’s Council
and People’s Comittee in Yen Dung district. More specifically, the following
procedures were examined: the issuance of birth certficate, the issuance of

11


residental

constructon

permit,

the issuance

certficate, the issuance of land use right certificate.

12

of business


registraton


The study conducted 90 surveys in order to investgate satisfaction level of
local people, organizations, and enterprises about administrative procedures,
including20 surveys about the reissuance of birth certficate, 20 surveys about
the issuance of residental

constructon permit,

20 surveys about the

issuance of business registration certficate, 30 surveys about the issuance
ofland use right certficate.In additon, the study also conducted 15 individual
surveys

for officials and leaders in charge of the “one-door, modern

interconnected door” service and other specialized departments which directly
carry out administratve procedures.
Primary data collected include survey results of 90 organizations and
individuals that requested administrative proceduresand 15 individual surveys for
officials and leaders. Secondary data collected consist of legal documents and
regualtions about the implementation of the“one-door, modern interconnected
door” mechanisms or “connected one-door” mechanims of the Government, Bac
Giang People Committee,Bac Giang Department of Home Affairs, Yen Dung
district’s People Committee, and Yen Dung district’s Department of Home
Affairs.
Main findings and conclusions
Research results of the current implementation state of the “one-door,

modern

interconnected

door”

mechanims

clearly

showed

positve

achievementsin the renovation ofadministrative procedures for individuals and
organizations who requested administratve procedures, such as tme reducton
for solving administratve procedure, reduction of troubles and travel cost, as
well as enhancement of transparency.
Moreover, the research also found out 6 main factors that affect the “onedoor,

modern

interconnected

door”

mechanismin

the


renovaton

ofadministratve procedures, including education level and capacites of the state
oficials; policies for simplifying administrative procedures; coordination
mechanism among diferent agencies; equipment and facilities; inspection
and supervision operaton; and information and communicatonoperation.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Tỉnh Bắc Giang năm 2015 chỉ số PAPI (quản trị hành chính công) xếp thư

21/63 tỉnh, thành phố trong cả nước, để thu hút đầu tư thức đẩy nền kinh tế
tăng trưởng thì việc cải cách TTHC theo cơ chế “một cửa điệ tử liên thông” là rất
cần thiết tạo môi trường thông thoáng, giảm bớt phiền hà cho các nhà đầu tư.
Cơ chế “một cửa điện tử liên thông” có ý nghĩa rất quan trọng trong
cải cách hành chính nói chung và cải cách thủ tục hành chính nói riêng, là nhiệm
vụ chính trị quan trọng của địa phương. Cơ chế một cửa liên thông đã góp phần
thay đổi nhận thức và tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo cơ quan hành
chính các cấp, tăng cường cơ chế phối hợp giữa cơ quan hành chính nhà
nước, góp phần làm thay đổi cơ bản mối quan hệ giữa chính quyền và người
dân, doanh nghiệp theo hướng phục vụ, tạo thuận lợi cho công dân và tổ chức
khi đến giao dịch với cơ quan hành chính, với các thủ tục hành chính được đơn
giản hóa, mẫu biểu hóa góp phần tháo gỡ những vướng mắc trong giải quyết
thủ tục hành chính, giảm thời gian, chi phí, đi lại cho tổ chức và công dân.
Uỷ ban nhân dân huyện Yên Dũng với các lĩnh vực quản lý của mình, đặc

biệt là trong lĩnh vực Đất đai, đăng ký kinh doanh... có rất nhiều loại TTHC với
số lượng ngày càng gia tăng. Cùng với tốc độ phát triển kinh tế, yêu cầu của
người dân ngày càng nhiều, đòi hỏi phải có những đổi mới về qui trình giải quyết
TTHC để đáp ứng yêu cầu thực tế đặt ra, giúp phục vụ người dân được tốt hơn.
Thực hiện Quyết định 93/2007/QĐ-TTg ngày 25/6/2007 của Thủ tướng
Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, một cửa
liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương và Quyết
định số
109/2013/QĐ-UBND ngày 09/4/2013 Ban hành danh mục, thời hạn giải quyết
các thủ tục hành chính áp dụng thực hiện cơ chế một cử, một cửa liên thông liên
thông tại UBND cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Tại UBND
huyện Yên Dũng đã áp dụng cơ chế “Một cửa điện tử liên thông” trong việc giải
quyết TTHC. Từ đây tình hình giải quyết TTHC của UBND huyện Yên Dũng đã được
1


cải thiện một cách đáng kể, nhưng bên cạnh đó cũng không tránh khỏi
những bất cập.

2


Chính quyền cấp huyện là một trong những cấp chính quyền được
quan tâm nhiều hơn nhằm củng cố, kiện toàn bộ máy hành chính cấp huyện
hoạt động có hiệu quả. Cơ sở vật chất của chính quyền cấp huyện đã được đầu
tư một bước, chính sách đãi ngộ và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp huyện đã
được phát huy. Mặc dù được lựa chọn là một trong những nội dung quan trọng
của Chương trình tổng thể CCHC nhà nước, nhưng cho đến nay ít có công trình
nào chuyên khảo đi sâu nghiên cứu vấn đề cơ chế “ Một cửa điện tử liên thông”
trong cải cách TTHC tại UBND cấp huyện.

Sự cần thiết cải cách thủ tục hành chính:
Một thực tế diễn ra ở Việt Nam đó là có quá nhiều các loại thủ tục với các
tầng nấc khác nhau mà thủ tục nào cũng rườm rà, sách nhiễu. Để giải quyết một
công việc nào đó người dân phải tốn không biết bao thời gian, sức lực thậm
chí tiền của mới có được. Chính những thủ tục rườm rà ấy lại góp phần tạo điều
kiện cho một bộ phận cán bộ, công chức nhà nước có cơ hội để “hành dân”,
khiến cho nhân dân mất lòng tn vào chính quyền. Vì vậy, Nghị quyết số
30c/NQ-CP ngày
08/11/2011 của Chính phủ về ban hành chương trình tổng thể cải cách hành chính giai
đoạn 2011-2020. Đây cũng là một nội dung quan trọng của cải cách một bước nền

hành chính quốc gia. Bên cạnh đó cùng với sự phát triển của đất nước, có
rất nhiều lĩnh vực mới ra đời, nhu cầu giải quyết các nhu cầu của người dân
ngày càng tăng, các loại TTHC cũng như quy trình giải quyết có từ lâu vốn đã
quá rườm rà, phức tạp, nay lại càng không phù hợp. Muốn thu hút đầu tư, muốn
phát triển đất nước thì TTHC càng phải đơn giản, thuận tện nhưng vẫn đảm bảo
tnh pháp lý, chặt chẽ và đầy đủ.
Việc thực hiện cơ chế “Một cửa điện tử liên thông” được coi là một trong
những biện pháp mang tnh đột phá trong cải cách TTHC.
Cơ chế “ Một cửa điện tử liên thông” trong cải cách TTHC: Tính ưu việt
của cơ chế “một cửa điện tử liên thông” đã được khẳng định là rất khoa học, có
hiệu quả, thời gian giải quyết công việc nhanh hơn, lãnh đạo kiểm soát
được công việc và trách nhiệm của công chức, giảm phiền hà, được nhân dân ủng
hộ. Trong nhiều năm qua Chính phủ đã có nhiều nỗ lực trong cải cách hành
3


chính và đã thu được những kết quả tch cực, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển
kinh tế, xã


4


hội. Tuy nhiên, cải cách hành chính vẫn là chậm, chưa đáp ứng được yêu
cầu, mục têu đề ra, thủ tục hành chính trên nhiều lĩnh vực hiện đang là rào
cản đối với hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân. Để
giải quyết những tồn tại Trải qua quá trình công tác tại UBND huyện Yên Dũng,
tỉnh Bắc Giang, tôi nhận thấy đây là vấn đề có tính chất trọng yếu đối với hoạt
động của UBND huyện, nên đã quyết định chọn đề tài: “Giải pháp hoàn thiện cơ
chế một cửa điện tử liên thông trong cải cách thủ tục hành chính huyện Yên
Dũng, tỉnh Bắc Giang) làm luận văn thạc sỹ kinh tế nông nghiệp của mình với
mong muốn đem lại một cái nhìn tổng quan về tình hình triển khai thủ tục
hành chính trong các cơ quan hành chính Nhà nước nói chung và tnh hình triển
khai TTHC tại UBND huyện Yên Dũng nói riêng, đồng thời đánh giá lại quá trình
áp dụng cơ chế “một cửa điện tử liên thông” tại UBND huyện Yên Dũng để từ đó
đề xuất những giải pháp hoàn thiện cơ chế “một cửa điện tử liên thông”, góp
phần thúc đẩy hoạt động của UBND các huyện, thị trong tỉnh.này và tạo được
bước đột phá trong cải cách hành chính.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng cơ chế “một cửa điện tử liên thông”
trong cải cách TTHC huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang từ đó đề xuất giải pháp
nhằm hoàn thiện cơ chế “một cửa điện tử liên thông” trong cải cách TTHC.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tễn thực hiện cơ chế “một cửa điện
tử liên thông” trong cải cách TTHC.
Đánh giá thực trạng cơ chế “một cửa điện tử liên thông” trong cải cách
TTHC huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.
Phân tch các yếu tố ảnh hưởng đến cơ chế “một cửa điện tử liên thông”
trong cải cách TTHC huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.

Đề xuất các giải pháp đẩy mạnh cải cách TTHC theo cơ chế “một cửa điện
tử liên thông” huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.
1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu
- Cơ chế “một cửa điện tử liên thông” là gì ?
5


- Tác dụng của cơ chế “một cửa điện tử liên thông” trong cải cách TTHC
ra so ?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến cơ chế “một cửa điện tử liên
thông”
trong cải cách thủ tục hành chính ?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Chọn tổ chức và công dân đến thực hiện TTHC theo cơ chế “một cửa điện
tử liên thông” tại bộ phận tếp nhận và trả kết quả huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc
Giang. Tại bộ phận tếp nhận và trả kết quả huyện Yên Dũng đang niêm yết giải
quyết 260 danh mục TTHC thuộc 12 lĩnh vực khác nhau, luận văn tập trung
nghiên cứu tổ chức và công dân đến giải quyết 04 thủ tục: (Cấp lại giấy khai
sinh, cấp phép xây dựng nhà ở, cấp phép đăng kí kinh doanh và cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất). Đây là những mảng công việc liên quan nhiều đến
thủ tục hành chính, có nhu cầu giải quyết thường xuyên, liên tục và cũng chính là
những thủ tục đòi hỏi phải cải cách nhiều hơn để tạo điều kiện thuận lợi
cho người dân, tố chức khi đến liên hệ công việc.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu trong giai đoạn 2013-2015
- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn huyện
Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.
- Phạm vi về nội dung: Tác giả sử dụng 90 phiếu điều tra nghiên cứu đối
tượng thực hiện TTHC, và 15 phiếu riêng điều tra lãnh đạo, cán bộ tham gia giải

quyết TTHC các thủ tục: 20 phiếu điều tra thủ tục cấp lại giấy khai sinh, 20 phiếu
điều tra thủ tục cấp phép xây dựng nhà ở, 20 phiếu điều tra thủ tục cấp phép
đăng kí kinh doanh, 30 phiếu điều tra cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
1.5. ĐÓNG GÓP MỚI

6


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ CHẾ “MỘT CỬA ĐIỆN TỬ LIÊN THÔNG ” TRONG CẢI
CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
2.1.1. Khái niệm, bản chất về cơ chế “một cửa điện tử liên thông ” trong cải
cách thủ tục hành chính
2.1.1.1. Thủ tục hành chính

Bộ máy nhà nước Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo một trật tự
pháp lý, thông qua pháp luật quy định về cơ cấu tổ chức, thẩm quyền và trình tự
thực hiện thẩm quyền của các cơ quan nhà nước, cán bộ công chức nhà
nước trong việc giải quyết các công việc trong nội bộ nhà nước, những công
việc liên quan đến quyền và lợi ích của công dân và tổ chức. Những quy định
pháp lý quy định trình tự, thủ tục thực hiện các công việc kể trên tạo thành hệ
thống quy phạm thủ tục mang tnh chất bắt buộc cơ quan nhà nước, cán bộ,
công chức nhà nước phải tuân theo trong việc giải quyết các công việc thuộc
chức năng của mình.
Thực tế thừa nhận có sự phân công phối kết hợp giữa các cơ quan
nhà nước trong việc thực hiện ba quyền: Quyền lập pháp, quyền hành pháp,
quyền tư pháp thì đồng thời cũng có các quy phạm thủ tục là thủ tục lập pháp,
thủ tục hành pháp, thủ tục tố tụng tư pháp.
Thủ tục lập pháp là thủ tục làm Hiến pháp và làm luật.
Thủ tục tố tụng tư pháp là thủ tục giải quyết các tranh chấp, định tội được

thực hiện bởi hoạt động điều tra, truy tố, xét xử.
Thủ tục hành chính, trong khoa học luật hành chính không có quan điểm
thống nhất về phạm vi cụ thể của khái niệm thủ tục hành chính.
Quan điểm thứ nhất cho rằng đó là trật tự mà các cơ quan quản lý hành
chính nhà nước giải quyết các tranh chấp về quyền và xử lý vi phạm pháp luật
(Nguyễn Văn Thâm, 2007).
Quan điểm thứ hai cho rằng đó là trình tự mà cơ quan quản lý hành chính
nhà nước giải quyết bất kỳ vụ việc cá biệt cụ thể nào (Nguyễn Văn Thâm, 2007).


Quan điểm thứ ba cho rằng thủ tục hành chính là trình tự thực hiện
mọi hình thức hoạt động của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước tức là
bao gồm


cả trình tự hoạt động sáng tạo pháp luật (ban hành quyết định chủ đạo, quyết
định quy phạm pháp luật hành chính) (Nguyễn Văn Thâm, 2007).
Quan điểm thứ tư quan điểm rộng và hợplý hơn cả vì xem xét bất kỳ hoạt
động quản lý nào đêu có thể thấy tnh kế tếp liên tục của các hành động. Do
đối tượng chịu tác động của các quy phạm vật chất hành chính là các quan hệ
xã hội rất đa dạng nên không có một thủ tục hành chính duy nhất mà có rất
nhiều loại thủ tục hoạt động trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Tất
cả các hoạt động đó đều có những đặc trưng chung tạo thành khái niệm thủ tục
hành chính.
Thủ tục hành chính là một loại quy phạm pháp luật quy định trình tự
về thời gian, không gian khi thực hiện một thẩm quyền nhất định của bộ máy nhà
nước, là cách thức giải quyết công việc của cơ quan hành chính nhà nước
trong mối quan hệ với các cơ quan, tổ chức và cá nhân công dân (Nguyễn Văn
Thâm và Võ Kim Sơn, 2002).
Thủ tục hành chính được đặt ra để các cơ quan hành chính Nhà nước

có thể thực hiện mọi hình thức hoạt động cần thiết của mình trong đó bao
gồm cả trình tự thành lập các công sở, trình tự bổ nhiệm, bãi nhiệm, điều động
viên chức, trình tự lập quy, áp dụng quy phạm để đảm bảo các quyền của chủ thể
và xử lý vi phạm, trình tự điều hành, tổ chức các hoạt động tác nghiệp hành
chính. Đó chính là các quy tắc phải tuân thủ theo trong quá trình ra các quyết
định hành chính của các cơ quan quản lý Nhà nước (Nguyễn Văn Thâm, 2002).
Thủ tục hành chính là một bộ phận chế định của Luật hành chính. Nói
cách khác, thủ tục hành chính là một loại hình quy phạm mang tính công cụ
để giúp các cơ quan Nhà nước có điều kiện thực hiện chức năng của mình
(Nguyễn Văn Thâm, 2002).
Thủ tục hành chính do các cơ quan Nhà nước ban hành để thực thi Hiến
pháp và pháp luật nhằm thực hiện chức năng quản lý của nền HCNN(hành
chính nhà nước) và hoàn thành nhiệm vụ của mình, đồng thời các cơ quan HCNN
có trách nhiệm thực thi các thủ tục đó (Nguyễn Văn Thâm, 2002).
Thủ tục hành chính là một loại hình quy phạm mang tính công cụ để giúp
các cơ quan Nhà nước có điều kiện thực hiện chức năng của mình trên các
lĩnh vực ở các cấp khác nhau (Nguyễn Văn Thâm, 2002).


×