Tải bản đầy đủ (.doc) (179 trang)

Giải pháp giảm thiểu thiệt hại của rủi ro thiên tai đến sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện sapa, tỉnh lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 179 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT
NAM

QUẢNG VĂN VIỆT

GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU THIỆT HẠI
CỦA
RỦI RO THIÊN TAI ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG
NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SA PA, TỈNH
LÀO CAI

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học:

PGS. TS. TS. Trần Văn Đức

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để
bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được


cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Quảng Văn Việt

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và
biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Trần Văn Đức đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Kinh tế, Khoa kinh tế và PTNT - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ
tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức phòng
Kinh tế huyện Sa Pa, đặc biệt là các xã Bản Hồ, Nậm Cang, Nậm Sài, Thanh Phú,
Thanh Kim thuộc huyện Sa Pa đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình
thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi

điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích kịp thời giúp
tôi hoàn thành luận văn./.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Quảng Văn Việt

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục .....................................................................................................................iii
Danh mục viết tắt ....................................................................................................... vii
Danh mục bảng .......................................................................................................... vii
Danh mục hình .......................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ....................................................................................................... ix
Thesis Abstract........................................................................................................... xii
Phần

1.

Mở


đầu

.......................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung .............................................................................................. 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể .............................................................................................. 2

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................ 2

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 3

1.4.1.


Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 3

1.5.

Đóng góp mới của luận văn............................................................................ 3

Phần 2. Cơ sơ lý luận và thưc tiễn .............................................................................
4
2.1.

Cơ sở lý luận.................................................................................................. 4

2.1.1.
4

Một số khái niệm liên quan đến thiên tai ........................................................

2.1.2.

Ý nghĩa của việc nghiên cứu các giải pháp giảm thiểu rủi ro thiên tai ........... 12

2.1.3.
13

Rủi ro thiên tai trong sản xuất nông nghiệp ..................................................


2.1.4.
17

Nội dung của biện pháp giảm nhẹ rủi ro thiên tai..........................................

2.1.5.
19

Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực thích ứng với rủi ro thiên tai .................
3


2.2.

Cơ sở thực tiễn............................................................................................. 21

2.2.1.

Thực trạng thiên tai và công tác phòng, chống thiên tai ở Việt Nam ............. 21

2.2.2.

Thực trạng thiên tai và quản lý rủi ro thiên tai ở tỉnh Lào Cai ....................... 25

2.2.3.

Một số nghiên cứu liên quan ........................................................................ 30

4



Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................
32
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ....................................................................... 32

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên........................................................................................ 32

3.1.2.

Đặc điểm kinh tế - xã hội ............................................................................ 37

3.2.

Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 46

3.2.1.

Phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu ....................................................... 46

3.2.2.

Phương pháp xử lý và phân tch thông tin .................................................... 47

3.2.3.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu........................................................................ 48


Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................ 49
4.1.

Thực trạng thiên tai và rủi ro thiên tai đối với sản xuất nông nghiệp
trên địa bàn huyện sa pa ............................................................................... 49

4.1.1.

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro thiên tai ............................................................ 49

4.1.2.

Thực trạng thiên tai ở huyện Sa Pa ............................................................... 50

4.1.3.

Thực trạng thiệt hại do rủi ro thiên tai đối với sản xuất nông nghiệp
của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai......................... 53

4.1.4.

Thiệt hại của rủi ro thiên tai theo đánh giá của nông dân huyện Sa Pa .......... 54

4.2.

Đánh giá năng lực ứng phó với rủi ro thiên tai của huyện sa pa .................... 60

4.2.1.


Năng lực ứng phó với rủi ro thiên tai của người dân ..................................... 60

4.2.2.

Năng lực ứng phó với rủi ro thiên tai của chính quyền các cấp ..................... 64

4.2.3.

Hỗ trợ của Nhà nước .................................................................................... 67

4.3.
68

Sự thích ứng của người dân huyện sa pa trong hoạt động sản xuất....................

4.3.1.

Sự thích ứng của người dân trong hoạt động sản xuất................................... 68

4.3.2.

Một số hoạt động thích ứng với thiên tai của chính quyền ............................ 77

4.4.

Một số giải pháp nhằm giảm thiểu thiệt hại cua rủi ro thiên tai đến sản
xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện sa pa, tỉnh lào cai ................................ 78

4.4.1.


Nhóm giải pháp giảm thiểu mức độ phơi bày của sản xuất nông nghiệp
trước thiên tai............................................................................................... 78

4.4.2.

Giải pháp nâng cao năng lực và phân bổ nguồn lực ứng phó với thiên
tai trong sản xuất nông nghiệp...................................................................... 79

4.4.3.
4.5.

Giải pháp cảnh báo sớm .............................................................................. 81
Một số giải pháp mới nhằm đối phó với rủi ro thiên tai trong sản suất
nông nghiệp ................................................................................................. 82
4


Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................. 84
5.1.

Kết luận ....................................................................................................... 84

5.2.

Kiến nghị ..................................................................................................... 86

5.2.1.

Đối với Nhà nước ........................................................................................ 86


5.2.2.

Đối với tỉnh Lào Cai .................................................................................... 86

5.2.3.

Đối với chính quyền địa phương .................................................................. 86

5.2.4.

Đối với người dân ........................................................................................ 87

Tài liệu tham khảo...................................................................................................... 88

5


DANH MỤC VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng việt

BĐKH

Biến đổi khí hậu

CDM

Cơ chế phát triển sạch


CPI

Chỉ số giá tiêu dung

DS-KHHGĐ

Dân số - kế hoạch hóa gia đình

ĐBSCL

Đồng bằng sông cửu long

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

GTSX

Giá trị sản xuất

GRDP

Tổng sản phẩm trên địa bàn

GNRRTT

Giảm nhẹ rủi ro thiên tai

HĐND


Hội đồng nhân dân HHBL&DV

Hàng hóa bán lẻ và dịch vụ
IPCC

Ủy ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu

KTTĐBB

Kinh tế trọng điểm Bắc bộ

PTNT

Phát triển nông thôn

PCTT

Phòng chống thiên tai

PCLB

Phòng chống lụt bão

PCTT và TKCN

Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

PCCCR

Phòng chống chữa cháy rừng


PCGD

Phổ cập giáo dục PTDTNT

Phổ thông dân tộc nội trú QLRRTT
Quản lý rủi ro thiên tai RRTT

Rủi

ro thiên tai
THCS

Trung học cơ sở THPT

Trung học phổ thông THVN
Truyền hình Việt nam TKCN
Tìm kiếm cứu nạn UBND

Ủy

ban nhân dân
UNDP

Chương trình phát triển Liên hiệp quốc

UFNCCC

Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu


WB

Ngân hàng Thế giới

6


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Tần suất xuất hiện của các hiểm họa thiên nhiên ở Việt Nam ....................... 22
Bảng 2.2. Tổng hợp thiệt hại do thiên tai từ năm 2010 - 2014 tỉnh Lào Cai .................. 27
Bảng 3.1. Tình hình phát triển kinh tế của huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai năm 2015..................
41
Bảng 3.2. Bảng hỏi về rủi ro thiên tai........................................................................... 46
Bảng 3.3. Tỷ lệ hộ trên từng loại hình sản xuất ............................................................ 47
Bảng 4.1. Các hiện tượng thiên tai huyện Sa Pa từ năm 2011 – 2015 ........................... 52
Bảng 4.2. Tình hình thiệt hại của huyện Sa Pa do thiên tai giai đoạn 2011-2015..................
53
Bảng 4.3. Đánh giá của người dân về ảnh hưởng của thiên tai đối với canh tác
nông nghiệp của hộ gia đình giai đoạn 2011 - 2015 ...................................... 54
Bảng 4.4. Tình hình thiệt hại do thiên tai gây ra đối với hoạt động trồng trọt giai
đoạn 2011 - 2015 ......................................................................................... 55
Bảng 4.5. Nhận thức của người dân về ảnh hưởng của thiên tai đối với chăn nuôi
của hộ gia đình giai đoạn 2011 – 2015 ......................................................... 56
Bảng 4.6. Tình hình thiệt hại do thiên tai gây ra đối với hoạt động chăn nuôi giai
đoạn 2011 - 2015 ......................................................................................... 57
Bảng 4.7. Nhận thức của người dân về ảnh hưởng của thiên tai đối với nuôi trồng
thủy sản của hộ gia đình giai đoạn 2011 - 2015 ............................................ 58
Bảng 4.8. Tình hình thiệt hại do thiên tai gây ra đối với hoạt động nuôi trồng thủy
sản giai đoạn 2011 - 2015............................................................................. 59
Bảng 4.9. Đánh giá của người dân về ảnh hưởng của thiên tai đến hoạt động lâm

nghiệp của hộ gia đình giai đoạn 2008-2014.................................................
59
Bảng 4.10. Tình hình thiệt hại do thiên tai gây ra đối với ngành lâm nghiệp giai
đoạn 2011 - 2015 ......................................................................................... 60
Bảng 4.11. Lực lượng trong Ban chỉ huy PCTT và TKCN ........................................... 65
Bảng 4.12. Phương thức thích ứng với rủi ro thiên tai trong canh tác nông nghiệp
.................... 68
Bảng 4.13. Phương thức thích ứng với rủi ro thiên tai trong chăn nuôi ......................... 70
vii


Bảng 4.14. Phương thức thích ứng với rủi ro thiên tai trong nuôi trồng thủy sản..................
71
Bảng 4.15. Phương thức thích ứng với rủi ro thiên tai trong trong lâm nghiệp...................
72

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Khung sinh kế bền vững ............................................................................... 21

8


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Quảng Văn Việt
Tên đề tài: “Giải pháp giảm thiểu thiệt hại của rủi ro thiên tai đến sản xuất
nông nghiệp trên địa bàn huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai”.
Ngành: Quản lý Kinh tế;


Mã số: 60 34 04 01

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
1. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu thực trạng thiệt hại của rủi ro thiên tai đến sản xuất nông
nghiệp trên địa bàn huyện Sa Pa từ năm 2011 đến 2015;
- Đánh giá những năng lực để đối phó với rủi ro thiên tai của người nông
dân huyện Sa Pa qua các năm 2011 đến 2015;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu thiệt hại của rủi ro thiên tai đến sản
xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai trong thời gian tới.
2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu, xử lý thông tin, đánh giá thống kê
mô tả, thống kê so sánh.
- Trả lời các câu hỏi: ảnh hưởng của thiên tai tới sản xuất nông nghiệp ở
huyện Sa Pa như thế nào? Người dân, cộng đồng và chính quyền huyện Sa Pa đang làm
gì để phòng và chống các loại thiên tai chủ yếu? Những giải pháp nào có thể hạn
chế ảnh hưởng của rủi ro do thiên tai tới sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Sa
Pa?
3. Kết quả nghiên cứu
- Thực trạng thiên tai và rủi ro thiên tai đối với sản xuất nông nghiệp trên
địa bàn huyện Sa Pa từ năm 2011 - 2015:
+ Thực trạng thiệt hại của rủi ro thiên tai đối với sản xuất nông nghiệp của
các hộ nông dân trên địa bàn huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai;
+ Thiệt hại của rủi ro thiên tai theo đánh giá của nông dân huyện Sa Pa.
- Đánh giá năng lực ứng phó với rủi ro thiên tai của người dân, chính quyền các
cấp huyện Sa Pa;
- Sự thích ứng của người dân trong hoạt động sản xuất;
9



- Một số nhóm giải pháp nhằm giảm thiểu thiệt hại của rủi ro thiên tai đến
sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Sa Pa.

10


+ Giải pháp nâng cao năng lực và phân bổ nguồn lực ứng phó với thiên tai trong
sản xuất nông nghiệp;
+ Giải pháp cảnh báo sớm; một số giải pháp mới nhằm ứng phó với rủi ro
thiên tai trong sản xuất nông nghiệp.
4. Kết luận
Trước diễn biến của thiên tai ngày càng bất thường so với các năm trước
đây. Công tác quản lý và PCTT của người dân cũng như chính quyền địa phương
đã có những thay đổi tiến bộ vượt bậc, nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều
hạn chế. Nhằm giảm thiểu thiệt hại của rủi ro thiên tai gây ra trong thời gian tới, tôi
đề xuất một số giải pháp cơ bản như sau:
Một là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đặc biệt đối với những người dân
sinh sống ở những nơi xa trung tâm xã, đi lại khó khăn, nhận thức còn hạn chế, kinh tế
khó khăn, thuộc đối tượng dễ bị tổn thương, khả năng tự phòng tránh và ứng phó
với thiên tai hạn chế. Đối với những nơi ngôn ngữ bất đồng thì nội dung tuyên truyền
cần phiên dịch thành tiếng bản địa để người dân hiểu và thực hiện.
Hai là tổ chức tập huấn, tuyên truyền cho cán bộ, người dân về kỹ năng phòng,
tránh, ứng phó với các loại thiên tai; quan tâm đến đào tạo nghề cho người dân.
Hướng dẫn người dân các biện pháp phòng, chống rét cho người, cây trồng và vật
nuôi; chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi nhằm thích ứng với thiên tai trong bối cảnh
biến đổi khí hậu.
Ba là phát huy khả năng phòng, chống thiên tai trong cộng đồng thông qua
việc phát huy cao nhất "bốn tại chỗ" (chỉ người dân mới hiểu rõ nhất trong thôn,
bản mình thường xảy ra những loại thiên tai gì, xảy ra vào thời điểm nào).

Bốn là hàng năm rà soát các khu vực có nguy cơ bị ảnh hưởng do lũ quét, sạt
lở đất, ngập úng để bổ sung vào phương án phòng, chống và chuyển đổi cây trồng
phù hợp; mạnh dạn ứng dụng công nghệ cao vào trong sản suất.
Năm là sửa chữa, nâng cấp và xây dựng các công trình phòng, chống thiên tai;
trồng rừng và bảo vệ rừng phòng hộ; nâng cấp các hệ thống kênh mương đảm bảo têu
thoát lũ, cung cấp nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp .
Sáu là triển khai lắp đặt hệ thống cảnh báo sớm, lắp đặt một số trạm đo
lượng mưa, trạm đo mực nước tại các vùng trọng điểm để cảnh báo sớm về khí hậu,
thời tiết phục vụ công tác chỉ đạo của chính quyền các cấp.
Bảy là tổ chức trực ban 24/24 giờ để tiếp nhận, xử lý thông tin về thiên tai
kịp thời để cảnh báo đến người dân chủ động phòng, tránh.
10


THESIS ABSTRACT
Author: Quang Van Viet
Topic title: “Measures to reduce the risks of disaster damage and loss
to agricultural production in Sa Pa district, Lao Cai province”.
Sector: Economic Management

Code: 60 34 04 01

Educaton agency: Vietnam Agriculture Insttute
1. Research aims to:
- Examine the current situaton of disaster risks to agricultural producton in Sa Pa
district from 2011 to 2015
- Assess the capacity to deal with disaster risks of farmers in Sa Pa district over the
period from 2011 to 2015
- Propose some solutions to reduce the damage caused by natural disasters to
agricultural producton in Sa Pa district, Lao Cai province in the coming time.

2. Research methodology
- Methods of collecting, synthesizing materials, processing informaton,
evaluatng descriptve statistics and statistical comparisons.
- Answer the questions: How natural disasters are affecting agricultural production
in Sa Pa district? What are the people, communities and local authorities in Sapa
district doing to prepare for and prevent major natural disasters? Which measures can
limit the impact of risks posed by natural disasters to agricultural production in Sa Pa
district?
3. Research results
- Actual situation of natural disasters and disaster risks for agricultural
production in Sa Pa district from 2011 - 2015:
+ Actual situation of damage caused by natural disasters for agricultural
production of farmers in Sa Pa district, Lao Cai Province
+ Loss caused by disasters as assessed by farmers in Sa Pa district.
- Assessment of the capacity to cope with natural disasters of the people, local
authorities of diferent levels in Sa Pa district:
- Adaptability of the people in production activites
- Some groups of measures to minimize the damage of natural disasters to
agricultural producton in Sa Pa district:
+ Solutons to enhance capacity and allocation of resources to respond to natural
disasters in agricultural production;
11


+ Early warning solutions; some new solutons to respond to natural disaster
risks in agricultural production.

12



4. Conclusion
In the situation of increasingly unusual occurrence of natural disasters than in
previous years, the disaster risk management (preparedness and prevention) of
local people and authorites has made significant progress, but many limitations still
exist. To minimize possible damage caused by disaster risks in the future, I suggest
some basic solutons as follows:
First, to strengthen awareness raising actvities, particularly for people living in
locations

remote

from

commune

centers

with

difficult

conditions

for

transportation, limited knowledge, economic hardship, and being vulnerable with
low capacity to prevent and respond to disasters. For places where there are
language barriers, the contents of awareness raising materials should be translated
into local languages so people can understand and follow more easily.
Second, to organize training and awareness raising for local government staff and

people in skills to prevent and respond to different types of natural disasters; to interest
local people in vocational training to diversify their skills and livelihood opportunities;
to provide guidance to people on how to prevent and prepare for the impacts of
extreme cold weather on human, plants and animals; to change plant varietes and
animal breeds to adapt to natural disasters in the context of climate change.
Third, to make beter use of natural disaster preventon

and control

capacities within communities through promoting the applicaton of the "four onthe-spot" principle (local people best understand their village or hamlet situaton and
what kinds of disasters often happen and when).
Fourth, to review the situaton of areas

at risk of flash floods, landslides,

inundation to supplement the plans for disaster prevention and control, and change for
appropriate plants, applying high-tech in producton.
Fifh, to repair, upgrade and construct works for the preventon of natural
disasters; to afforest and to protect preventve forests; to upgrade irrigation systems to
ensure drainage of food water and provision of adequate water for agricultural
producton.
Sixth, to install equipment for early warning, including rain gauge stations, tde
gauge statons in key areas to provide early warning of climate and weather to serve the
government directions to authorites at different levels.
Seventh, to carry out 24hr/7days duty to receive, and process information
of hazards in time to warn people to prepare for and reduce the likelihood of loss of
life and damage to their livelihoods and assets.

xii



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đâydo biến đổi khí hậu toàn cầu, tình hình thiên
tai ở các tỉnh miền núi Việt Nam ngày càng diễn biến phức tạp, khó dự đoán,
nhiều loại thiên tai bất thường xảy ra. Trong đó, hiện tượng rét đậm, rét hại, mưa
tuyết, đặc biệt là trượt lở đất, đá, lũ, lũ quét xảy ra thường xuyên gây tổn thất
nghiêm trọng về người, tài sản và môi trường sinh thái. Theo số liệu thống kê
của Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương (2014), từ năm 2000 đến
2014 đã xảy ra 250 đợt lũ quét, sạt lở ảnh hưởng tới các vùng dân cư, làm
chết và mất tch
646 người, bị thương gần 351 người; hơn 9.700 căn nhà bị đổ trôi; hơn
100.000 căn nhà bị ngập, hư hại nặng; hơn 75.000 ha lúa và hoa màu bị ngập;
hàng trăm ha đất canh tác bị vùi lấp; nhiều công trình giao thông, thuỷ lợi, dân
sinh kinh tế bị hư hỏng nặng nề, tổng thiệt hại ước tnh trên 3.300 tỷ đồng. Các
tỉnh thường xuyên xảy ra lũ quét, sạt lở đất nhất gồm: Lào Cai, Hà Giang, Lai
Châu, Sơn La, Cao Bằng, Bắc Cạn, Yên Bái, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Kon
Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, và Bình Thuận.
Sa Pa là huyện miền núi của tỉnh Lào Cai, có địa hình dốc và thường
xuyên xảy ra những loại thiên tai điển hình như sạt lở đất, lũ ống, lũ quét,
rét đậm, rét hại, sương muối, mưa tuyết…gây thiệt hại lớn về người, tài sản, mất
đất sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân..Trong những năm qua dưới
tác động của biến đổi khí hậu, trên địa bàn huyện các hiện tượng thời tết cực
đoan và thiên tai như lốc xoáy, lũ lụt, sạt lở đất, lũ quét, rét đậm rét hại kéo dài
có xu hướng gia tăng cả về tần số và cường độ. Đây là mối đe dọa thường xuyên,
trước mắt và lâu dài đối với tất cả các lĩnh vực, các vùng và các cộng đồng, đặc
biệt những năm gần đây do tác động của biến đổi khí hậu, các hiện tượng
thiên tai, thời tết cực đoan xảy ra ngày càng nhiều: các đợt không khí lạnh
gây rét đậm, rét hại kéo dài như đợt rét đậm, rét hại 38 ngày ở Sa Pa đã gây
thiệt hại về gia súc, gia cầm và ảnh hưởng đến hoa màu trên diện rộng; hạn

hán, nắng nóng kéo dài gây thiếu nước sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. Thêm
vào đó, Sa Pa là một huyện miền núi, có 6 dân tộc cùng nhau sinh sống (Mông,
1


Dao, Tày, Giáy, Xa Phó, Kinh, Hoa). Trình độ dân trí phần lớn của người dân
Sapa đặc biệt là dân tộc thiểu số còn nhiều hạn chế, việc tiếp cận kiến thức
phòng, tránh và giảm thiểu

2


rủi ro thiên tai gặp nhiều khó khăn. Người dân nơi đây còn có tâm lý chủ quan,
xem nhẹ công tác phòng, tránh rủi ro thiên tai.
Mặc dù thiên tai ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp và đời sống
người dân trên địa bàn, công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về
phòng chống và giảm nhẹ thiên tai trên địa bàn huyện Sa Pa còn chưa được
các cấp quan tâm đúng mức nhất là cấp cơ sở; chưa lồng ghép công tác phòng,
chống thiên tai vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương; việc đầu
tư xây đựng cơ sở hạ tầng chưa quan tâm tnh đến tình hình thiên tai của địa
phương; việc đầu tư chưa được đồng bộ, thống nhất; ý thức của người dân còn
hạn chế, mang nặng phong tục tập quán; điều kiện kinh tế của người dân
thấp…Để góp phần giải quyết vấn đề này, tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Giải
pháp giảm thiểu thiệt hại của rủi ro thiên tai đến sản xuất nông nghiệp trên
địa bàn huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng thiệt hại của rủi ro thiên tai đến sản xuất
nông nghiệp, đánh giá những năng lực để đối phó với rủi ro thiên tai của người
nông dân huyện Sa Pa qua những năm gần đây, từ đó đề xuất một số giải pháp

nhằm giảm thiểu thiệt hại của rủi ro thiên tai đến sản xuất nông nghiệp trên
địa bàn huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về thiệt hại của rủi ro thiên
tai tới sản xuất nông nghiệp.
- Nghiên cứu thực trạng thiệt hại của rủi ro thiên tai đến sản xuất nông
nghiệp trên địa bàn huyện Sa Pa từ năm 2011 đến 2015.
- Đánh giá những năng lực ứng phó với rủi ro thiên tai của người nông
dân huyện Sa Pa qua các năm 2011 đến 2015.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu thiệt hại của rủi ro thiên tai
đến sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai trong thời gian
tới.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
3


Để thực hiện các mục têu nghiên cứu nêu trên, các câu hỏi nghiên
cứu trong đề tài này là:

4


1. Ảnh hưởng của thiên tai tới sản xuất nông nghiệp ở huyện Sa Pa
như thế nào?
2. Người dân, cộng đồng và chính quyền huyện Sa Pa đang làm gì để
phòng và chống các loại thiên tai chủ yếu?
3. Những giải pháp nào có thể hạn chế ảnh hưởng của rủi ro do thiên
tai tới sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Sa Pa?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng và các giải pháp giảm thiểu
thiệt hại của rủi ro thiên tai đến sản xuất nông nghiệp của các hộ nông dân trên
địa bàn huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.
Đối tượng khảo sát: là các hộ nông dân và lãnh đạo UBND xã, phòng
Kinh tế huyện Sa Pa.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Đề tài nghiên cứu thực trạng của rủi ro thiên tai
phổ biến (lũ quét, sạt lở đất, rét đậm, rét hại, hạn hán) tới một số hoạt động sản
xuất nông nghiệp chủ yếu trên địa bàn huyện Sa Pa (trồng trọt, chăn nuôi,
thủy sản, lâm nghiệp).
Phạm vi không gian: điều tra từ 150 hộ nông dân của 5 xã trên địa bàn
huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.
Phạm vi thời gian: Khoảng thời gian được lựa chọn để nghiên cứu và đánh
giá là từ năm 2008 đến 2015.
1.5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN:
- Luận văn đã nêu ra được thực trạng của thiên tai và những rủi ro thiên
tai có thể xảy ra, từ đó đưa ra các giải pháp cho từng lĩnh vực như trồng trọt,
chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp trước các loại thiên tai đặc trưng thường xuyên
xảy ra trên địa bàn huyện Sa Pa.
- Đánh giá được những thiệt hại mà thiên tai gây ra, những điểm
mạnh, điểm yếu của người dân và chính quyền địa phương trong công tác
phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.

5


- Đánh giá được nhận thức, năng lực của người dân về việc phòng, chống
thiên tai, mối quan tâm của người dân đối với từng loại hình thiên tai ở địa
phương.


6


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến thiên tai
2.1.1.1. Thiên tai
*. Khái niệm
Thiên tai là các hiểm họa tự nhiên tương tác với các điều kiện dễ bị tổn
thương của xã hội làm thay đổi nghiêm trọng chức năng bình thường của một
cộng đồng hay một xã hội, dẫn đến các ảnh hưởng bất lợi rộng khắp đối với con
người, vật chất, kinh tế hay môi trường, đòi hỏi phải ứng phó khẩn cấp để đáp
ứng các nhu cầu cấp bách của con người và có thể phải cần đến sự hỗ trợ từ
bên ngoài để phục hồi (IPCC, 2012). Nói cách khác, thiên tai là hiện tượng tự
nhiên nhưng có mối quan hệ nhất định với biến đổi khí hậu và các hiện tượng thời
tiết cực đoan.
Nhằm làm rõ hơn các hiện tượng thời tiết cực đoan, gắn với các hiểm
họa tự nhiên. Luật Phòng, Chống thiên tai (Luật số 33/2013/QH13) đã định
nghĩa: thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người,
tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm:
bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mưa
lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nước dâng, xâm
nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương muối, động đất, sóng
thần và các loại thiên tai khác.
*. Nhận diện một số loại thiên tai thường
gặp
Luật Phòng chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013 Quy định 19 loại
thiên tai gồm: bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt
lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nước
dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương muối, động

đất, sóng thần và các loại thiên tai khác (Thủ tướng Chính phủ, 2014,
Nghị định

7


66/2014/NĐ-CP ngày 4/7/2014 của Chính phủ quy định chi tết, hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật phòng chống thiên tai). Tuy nhiên trong luận văn
này tác giả chỉ tập trung đi vào tìm hiểu một số loại thiên tai chủ yếu diễn ra trên
địa bàn huyện Sapa, tỉnh Lào Cai.

8


×