Tải bản đầy đủ (.doc) (103 trang)

Chuyên đề Hướng dẫn học sinh giải quyết một số đề ôn thi THPT quốc gia phần thơ Việt Nam 1945 – 1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 103 trang )

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO .............
TRƯỜNG THPT………………
-------------o0o------------

CHUYÊN ĐỀ CHUYÊN MÔN
MÔN: NGỮ VĂN

HƯỚNG DẪN HỌC SINH
GIẢI QUYẾT MỘT SỐ ĐỀ THI THPTQG
PHẦN THƠ VIỆT NAM 1945-1975

-

Người thực hiện:
Tổ phó chuyên môn Ngữ văn.
Đối tượng bồi dưỡng: học sinh Lớp 12.
Số tiết bồi dưỡng: 30.

Năm học .............
1


MỤC LỤC

Nội dung
PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ
II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
III. PHẠM VI CHUYÊN ĐỀ
NỘI DUNG
A. HỆ THỐNG CÁC KIẾN THỨC SỬ DỤNG TRONG CHUYÊN ĐỀ


I. KHÁI LUẬN CHUNG VỀ LOẠI THỂ VĂN HỌC

1. Khái niệm loại thể văn học.
2. Các loại thể văn học
II. NHỮNG VẤN ĐỀ THEN CHỐT KHI KHAI THÁC PHẦN CÁC TÁC
PHẨM THƠ GIAI ĐOẠN 1945 - 1975

1. Đặc trưng của thơ và phương pháp đọc hiểu tác phẩm thơ
a. Thơ: quan niệm và phân loại
b. Đặc trưng của thơ
c.Yêu cầu và phương pháp đọc hiểu tác phẩm thơ
2. Điều kì diệu của thơ và một số nhận định hay về thơ
a. Điều kì diệu của thơ
b. Một số nhận định hay về thơ
c. Một số nhận định hay về tác giả, tác phẩm thơ giai đoạn 1945 – 1975
3. Cần nhìn nhận các tác phẩm thơ được tìm hiểu trong chuyên đề trong
sự gắn bó với các đặc điểm cơ bản của Văn học Việt Nam từ Cách mạng
Tháng Tám năm 1945 đến 1975
4. Phong cách nghệ thuật của nhà thơ
5. Cách làm kiểu đề so sánh văn học (các khía cạnh của tác phẩm thơ)
B. HỆ THỐNG (PHÂN LOẠI, DẤU HIỆU NHẬN BIẾT ĐẶC TRƯNG) CÁC
DẠNG BÀI TẬP ĐẶC TRƯNG CỦA CHUYÊN ĐỀ
C. HỆ THỐNG CÁC PHƯƠNG PHÁP CƠ BẢN, ĐẶC TRƯNG ĐỂ GIẢI
CÁC DẠNG BÀI TẬP TRONG CHUYÊN ĐỀ
D. HỆ THỐNG CÁC VÍ DỤ, CÁC BÀI TẬP CỤ THỂ CÙNG LỜI GIẢI
MINH HOẠ CHO CHUYÊN ĐỀ
I.VÍ DỤ LỜI GIẢI MINH HOẠ CHO MỘT ĐỀ VĂN CỤ THỂ TRONG
CHUYÊN ĐỀ
II. CÁC DẠNG BÀI TẬP CỤ THỂ TRONG CHUYÊN ĐỀ


1. Dạng đề đọc hiểu
2. Dạng đề nghị luận về một tư tưởng đạo lí đặt ra trong tác phẩm
3. Dạng đề nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ
4. Dạng đề so sánh văn học
5. Dạng đề nghị luận về một (hoặc hai) ý kiến bàn về văn học
6. Dạng đề liên quan đến đặc trưng của thơ
E. GIỚI THIỆU NHỮNG ĐỀ NÂNG CAO TỰ GIẢI
KẾT LUẬN: KẾT QUẢ TRIỂN KHAI CHUYÊN ĐỀ TẠI ĐƠN VỊ NHÀ

Trang
1

1
5
5
6

6
6
6
6
6
6
6
6
8
9
9
11
13

15
15
16
17
17
18
18
34
34
37
39
56
70
83
96
99
2


TRƯỜNG
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

103

MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ
"Nhà giáo không phải là người nhồi nhét kiến thức mà đó là công việc của
người khơi dậy ngọn lửa cho tâm hồn" (Uyliam Bato Dit).
Hiện nay, nhiệm vụ hiện đại hoá giáo dục được Đảng, Nhà nước
ta đặc biệt chú trọng, trong đó yêu cầu phải đổi mới nội dung

chương trình và phương pháp giảng dạy là vấn đề then chốt. Bộ
Giáo dục và Đào tạo đã từng bước thực hiện lộ trình đổi mới giáo
dục trong đó có đổi mới hình thức thi cử và coi đây như một "cú
hích thay đổi" tác động đến sự đổi mới phương pháp giáo dục của
mỗi giáo viên và mỗi nhà trường. Chỉ có đổi mới cơ bản phương
pháp dạy và học theo hướng phát triển năng lực người học chúng
ta mới có thể đào tạo được lớp người năng động, sáng tạo, có
tiềm năng cạnh tranh trí tuệ trong bối cảnh thế giới đang hướng
tới nền kinh tế tri thức.
Ở bậc học THPT hiện nay, Ngữ văn là một trong ba môn có tính chất công cụ,
bắt buộc trong kì thi trung học phổ thông quốc gia, nhiều nhà trường đã chú trọng
đến đổi mới phương pháp dạy học bộ môn này nhưng vị trí của nó ngày càng
khiêm tốn. Tỉnh Vĩnh Phúc mặc dù đứng trong tốp đầu tính theo trung bình điểm
thi của thí sinh dự thi thế nhưng số lượng học sinh chọn điểm thi môn Ngữ văn
trong kì thi THPT quốc gia để xét Đại học chiếm tỉ lệ rất nhỏ. Ở các nhà trường
THPT, trung bình cứ 10 lớp thì có tới 7-8 lớp ban A,B lớp ban C,D rất ít (có trường
gộp cả ban C,D lại mới được một lớp) và không phải em nào đăng kí cũng học tốt
môn Ngữ văn.
Qua tìm hiểu thực tế dạy học Ngữ văn, cá nhân tôi tự nhận thấy việc học sinh
trong nhà trường phổ thông dần dần mất đi niềm yêu thích văn chương xuất phát từ
những nguyên nhân sau:
Về phía giáo viên: mặc dầu đã có ý thức đổi mới phương pháp dạy học văn
nhưng việc thực hiện chỉ mới mang tính chất hình thức, thử nghiệm chứ chưa đem
lại hiệu quả như mong muốn. Vấn đề quan điểm và lý luận phương pháp dạy học
Ngữ văn mới chỉ đến với người dạy qua một số tài liệu có tầm vĩ mô, thiên về cung
cấp lý thuyết hơn là hướng dẫn thực hành. Nhiều giáo viên chưa chú trọng đến việc
tiếp thu, vận dụng kiến thức của học sinh cũng như việc chỉ ra cho người học con
đường tích cực chủ động để thu nhận kiến thức. Giờ học tác phẩm văn chương vì
thế vẫn chưa thu hút được sự chú ý của người học. Một bộ phận không nhỏ học
sinh vẫn tỏ ra bàng quan, thờ ơ với văn chương.

Về phía học sinh: tồn tại lớn nhất là thói quen thụ động, quen nghe, quen chép,
ghi nhớ và tái hiện lại một cách máy móc, rập khuôn những gì giáo viên đã giảng.
Đa phần học sinh chưa có thói quen chủ động tìm hiểu, khám phá bài học. Điều
này đã thủ tiêu óc sáng tạo, suy nghĩ của người học, biến học sinh thành những
người quen suy nghĩ diễn đạt bằng những ý vay mượn, bằng những lời có sẵn, lẽ ra
phải làm chủ tri thức thì lại trở thành nô lệ của sách vở. Người học chưa có hào
3


hứng và chưa quen bộc lộ những suy nghĩ, tình cảm của cá nhân trước tập thể, cho
nên khi phải nói và viết, học sinh gặp rất nhiều khó khăn.
Đặc biệt, qua nhiều năm giảng dạy tại trường THPT Ngô Gia Tự, tìm hiểu tâm
lí nhiều thế hệ học sinh, tôi nhận thấy nhiều em thừa nhận mình chưa mặn mà với
môn Ngữ văn bởi các em cảm thấy để đạt được điểm số trung bình ở môn này
không phải điều không thể nhưng để đạt được điểm khá giỏi là điều không tưởng
đối với các em. Rất nhiều em còn bộc bạch: "đề thi Ngữ văn mà đề cập đến tác
phẩm truyện, kí hay kịch thì em còn "võ vẽ" làm được còn đề mà ra vào tác phẩm
thơ thì em thấy rất khó tạo lập văn bản".
Những nguyên nhân và thực trạng trên đã khiến tôi thật sự trăn trở. Phải chăng
các tác phẩm thi ca được lựa chọn đưa vào chương trình học THPT - những viên
ngọc quý của văn học dân tộc - đã là rào cản khiến học sinh không còn thích thú
với bộ môn cực kì quan trọng trong giáo dục nhân cách con người? Không! Hoàn
toàn không phải như vậy! Nhiều đêm thức trắng khiến tôi nhận ra rằng: có lẽ do
đặc trưng của thơ đòi hỏi ở người dạy những năng lực đặc biệt và nếu phương pháp
dạy của giáo viên còn chưa phù hợp thì học sinh còn cảm thấy khó khăn khi chiếm
lĩnh tác phẩm thơ và giải quyết các đề văn có liên quan. Để nâng cao chất lượng
dạy và học Ngữ văn trong nhà trường nói chung và nâng cao chất lương bài giảng
các tác phẩm thơ chương trình Ngữ văn 12 (Ban cơ bản) nói riêng, tôi đã lập kế
hoạch, chương trình và đề xuất với tổ chuyên môn Ngữ văn của nhà trường thực
hiện dạy chuyên đề: Hướng dẫn học sinh giải quyết một số đề ôn thi THPT

quốc gia phần thơ Việt Nam 1945 – 1975.
Trường THPT Ngô Gia Tự là một trong những trường miền núi xa xôi của tỉnh
Vĩnh Phúc, công tác dạy và học còn gặp nhiều khó khăn nhưng cán bộ quản lý và
giáo viên nhà trường đã nắm bắt được tinh thần đổi mới của Ngành và quyết tâm
thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ được giao bằng những việc làm cụ thể trong công
tác chỉ đạo và giảng dạy. Đời sống kinh tế trong vùng còn hạn chế so với nhiều địa
phương khác song kết quả học tập của con em nhân dân tương đối cao. Niềm vinh
dự lớn lao của ngôi trường mang tên người cộng sản kiên trung là nhiều năm nay,
nhà trường liên tục đứng trong tốp 200 trường có điểm trung bình thi đại học cao
nhất cả nước. Có được thành công vẻ vang này là do Ban giám hiệu nhà trường
luôn ủng hộ, tạo điều kiện để các tổ ứng dụng những sáng kiến kinh nghiệm,
chuyên đề chuyên môn, nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Chuyên đề Hướng
dẫn học sinh giải quyết một số đề ôn thi THPT quốc gia phần thơ Việt Nam
1945 – 1975 được thực hiện tại trường chúng tôi suốt từ năm học 2012-2013 cho
đến nay.
Quá trình thực hiện và cải tiến chuyên đề, tổ chúng tôi nhận thấy: chuyên đề đã
góp phần không nhỏ thay đổi thực trạng dạy học môn Ngữ văn của nhà trường.
Nhiều năm liền, trong đề thi học sinh giỏi lớp 12 cấp tỉnh, đề thi Đại học cả hai ban
C-D đều có câu hỏi vào đúng phần chuyên đề này. Năm 2015, phần đọc hiểu đề thi
Ngữ văn kì thi THPTQG cũng yêu cầu học sinh có hiểu biết về thể thơ, từ ngữ hình
ảnh thơ, các biện pháp tu từ và cách đọc thơ để trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4 sau
khi đọc bài thơ nằm ngoài chương trình sách giáo khoa (Bài thơ Hát về một hòn
đảo của Trần Đăng Khoa). Kì thi HSG môn Ngữ văn cấp tỉnh vừa diễn ra ngày
1/11/2015 vừa qua cũng yêu cầu học sinh nắm được đặc trưng ngôn ngữ của thơ và
4


làm rõ chất nhạc, chất hoạ trong bài thơ Tây Tiến và đoạn trích Việt Bắc. Nhờ được
cung cấp đầy đủ kiến thức về đặc trưng của thơ, các em học sinh làm bài đạt kết
quả cao, xếp số 1 toàn tỉnh về giải đồng đội. Biết rằng kết quả bài thi là tổng hợp

của nhiều yếu tố, nhưng chúng tôi khẳng định rằng: những kiến thức mà chúng tôi
truyền đạt tới học sinh từ chuyên đề này có vai trò không nhỏ trong việc nâng cao
điểm số cũng như làm thay đổi ở các em những quan niệm chưa tích cực về môn
Ngữ văn (trong mấy năm gần đây, số lượng học sinh trường chúng tôi lựa chọn
môn Ngữ văn làm môn xét vào Đại học ngày càng tăng lên; hiện nay khối 10 có
4/10 lớp, khối 11 có 3/8 lớp, khối 12 có 4/10 lớp). Đây chính là lí do chúng tôi xin
mạo muội trình bày chuyên đề Hướng dẫn học sinh giải quyết một số đề ôn thi
THPT quốc gia phần thơ Việt Nam 1945 – 1975 với mong muốn sẽ góp thêm
những kinh nghiệm nho nhỏ về luyện thi THPTQG môn Ngữ văn cho đồng nghiệp
tỉnh nhà.
II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Bộ sách giáo khoa Ngữ văn phân ban được thực hiện trên toàn quốc từ năm
học 2006-2007. Với quan điểm tích hợp, bộ sách này được sắp xếp theo tiêu chí
giai đoạn, loại thể. Ở lớp 12, phần thơ Việt Nam từ cách mạng tháng Tám năm
1945 đến 1975 được đưa vào giảng dạy ở học kì I lớp 12.
Đồng hành với việc thực thi sách giáo khoa mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo
bồi dưỡng cho giáo viên Chuẩn kiến thức - kĩ năng, giới thiệu Cấu trúc đề thi đại
học, đề thi THPTQG môn Ngữ văn và hướng dẫn dạy học tích hợp, dạy học theo
định hướng phát triển năng lực học sinh kết hợp đổi mới kiểm tra đánh giá. Đây là
định hướng cho mỗi giáo viên đứng lớp bám sát chương trình, từng bước thay đổi
từ đó nâng cao hiệu quả giảng dạy.
Để dạy học các tác phẩm thơ trong chương trình Ngữ văn 12, sách giáo
khoa, sách giáo viên, chuẩn kiến thức - kĩ năng cùng hàng loạt sách tham khảo
khác đều hướng dẫn tỉ mỉ phương pháp dạy cho từng bài thơ. Có nhiều bài học
trong chương trình cung cấp cho các em đặc điểm của thơ và cách chiếm lĩnh tác
phẩm thơ như: Đọc thơ (Lớp 11 Nâng cao), Phương pháp đọc thơ (Tự chọn nâng
cao lớp 11); Luật thơ, nghị luận về một bài thơ đoạn thơ (Lớp 12), Luyện tập về
luật thơ (Tự chọn nâng cao 12). Song trên thực tế, để phân loại thí sinh dự thi Đại
học/THPTQG cũng như thi học sinh giỏi cấp tỉnh, đề Ngữ văn thường yêu cầu rất
cao khả năng tổng hợp kiến thức và sáng tạo nên những kiến thức đó chưa đủ giúp

các em giải quyết linh hoạt những đề Ngữ văn yêu cầu cao về kiến thức, kĩ năng.
Để giải quyết một đề Ngữ văn có liên quan đến tác phẩm thơ, ngoài kiến thức về
tác phẩm học sinh cần nắm chắc kiến thức về: tiếp nhận văn học, giai đoạn văn
học, đặc trưng thể loại thơ và phong cách nghệ thuật của nhà thơ. Trong khi đó, các
tài liệu trên chỉ có tính chất giới thiệu tản mạn, chưa tập trung vì thế cũng chưa
giúp học sinh có cái nhìn khái quát nhất để giải quyết tốt các đề văn có liên quan
các vấn đề then chốt trên.
Chuyên đề này, chúng tôi xin được trình bày sự cần thiết của việc tích hợp
các kiến thức về đặc trưng thể loại thơ, cách đọc – hiểu tác phẩm thơ, giai đoạn văn
học và phong cách nghệ thuật của nhà thơ trong việc tìm ra phương pháp phân tích,
cảm thụ, khai thác các góc độ khác nhau trong phần các tác phẩm thơ lớp 12, gợi ý
giải một số đề cụ thể, thường gặp trong các kì thi Đại học – Cao đẳng trước đây và
5


kì thi THPTQG hiện nay đồng thời đề xuất một số dạng bài tập tự giải cho học
sinh.
III. PHẠM VI CHUYÊN ĐỀ
Trong khuôn khổ một chuyên đề nhỏ, chúng tôi chỉ khai thác một số dạng đề
văn có liên quan đến 4 tác phẩm (đoạn trích) thơ tiêu biểu của văn học giai đoạn từ
Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến 1975 được đưa vào giảng dạy trong chương
trình Ngữ văn 12: Tây Tiến (Quang Dũng), Việt Bắc (Tố Hữu), Sóng (Xuân
Quỳnh), Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm).

NỘI DUNG
A. HỆ THỐNG CÁC KIẾN THỨC SỬ DỤNG TRONG CHUYÊN ĐỀ
I. KHÁI LUẬN CHUNG VỀ LOẠI THỂ VĂN HỌC.
1. Khái niệm loại thể văn học.
Loại thể văn học là: “Phạm trù phân loại các tác phẩm văn học, vốn đa
dạng đồng thời có sự giống nhau, từng nhóm một, về một số dấu hiệu nhất định.

Các nhóm lớn nhất là những“loại”; mỗi loại gồm những nhóm nhỏ hơn là những
thể (hoặc “thể loại”, “thể tài”)(Lại Nguyên Ân; 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại
học quốc gia Hà Nội, 1999, tr.190).
2. Các loại thể văn học
Các tác phẩm dạy và học ở trường phổ thông có bốn loại lớn là: tự sự, trữ
tình, kịch và nghị luận.
– Các tác phẩm thơ (trữ tình) chiếm một khối lượng lớn trong chương trình
trung học phổ thông, là phần kiến thức hết sức quan trọng trong cấu trúc đề thi đại
học, thi THPTQG của Bộ Giáo dục và Đào tạo những năm gần đây. Vì vậy việc
dạy học thơ bám sát đặc trưng thi pháp loại thể là một yêu cầu cấp bách. Nói như
giáo sư Trần Đình Sử: "Muốn xác lập hệ thống các phương pháp dạy học ngữ
văn trước tiên chúng ta cần xác định nội dung môn học, xác định các hoạt
động cơ bản để đạt được kết quả của môn học, rồi từ đó mà xác định các
phương pháp cụ thể đặc thù của bộ môn. Phương pháp dạy học ngữ văn
phụ thuộc vào đặc trưng của bộ môn và đặc trưng loại thể".
II. NHỮNG VẤN ĐỀ THEN CHỐT KHI KHAI THÁC PHẦN CÁC TÁC
PHẨM THƠ GIAI ĐOẠN 1945 - 1975
1. Đặc trưng của thơ và phương pháp đọc hiểu tác phẩm thơ
a. Thơ: quan niệm và phân loại
Thơ là gì? Cho đến nay, đã có hàng trăm định nghĩa, quan niệm khác nhau
về thơ, nhưng rất hiếm định nghĩa đủ sức bao quát được tất cả mọi đặc trưng của
thể loại này. Quan niệm dưới đây của nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử,
Nguyễn Khắc Phi có thể xem là đầy đủ nhất: “Thơ là hình thức sáng tác văn học
phản ánh cuộc sống, thể hiện những tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng
ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu” (Từ điển thuật ngữ văn
học, Nxb ĐHQG, H, 1999).
- Các thể thơ Việt Nam có thể phân loại thành 3 nhóm chính:
+ Các thể thơ dân tộc: lục bát, song thất lục bát, hát nói.
+ Các thể thơ Đường luật: ngũ ngôn, thất ngôn (tứ tuyệt, bát cú).
6



+ Các thể thơ hiện đại: năm tiếng, bảy tiếng, tám tiếng, hỗn hợp. tự do, thơ văn xuôi...
Các bài thơ được tìm hiểu trong chuyên đề thuộc nhóm các thể thơ hiện đại.
b. Đặc trưng của thơ
- Thơ là một thể loại văn học thuộc phương thức biểu hiện trữ tình. Thơ
tác động đến người đọc bằng sự nhận thức cuộc sống, những liên tưởng, tưởng
tượng phong phú, yếu tố trữ tình giữ vai trò cốt lõi trong tác phẩm. Thơ là tiếng nói
của tình cảm con người, những rung động của trái tim trước cuộc đời. Thơ chú
trọng đến cái đẹp, phần thi vị của tâm hồn con người và cuộc sống khách quan. Lê
Quý Đôn từng khẳng định: “Thơ phát khởi từ lòng người ta”, hay như nhà thơ Tố
Hữu đã viết: “Thơ chỉ tràn ra khi trong tim ta cuộc sống đã ứ đầy”. Nhà thơ Pháp
Alfret de Mussé chia sẻ: "Hãy biết rằng chính quả tim ta đang nói và thở than lúc
bàn tay đang viết", "nhà thơ không viết một chữ nào nếu cả toàn thân không rung
động". Nhưng tình cảm trong thơ không tự nhiên mà có. Nói về điều này, nhà văn
M. Gorki cũng cho rằng: “Thơ trước hết phải mang tính chất tình cảm. Tình cảm
trong thơ gắn trực tiếp với chủ thể sáng tạo nhưng không phải là một yếu tố đơn
độc, tự nó nảy sinh và phát triển. Thực ra đó chính là quá trình tích tụ những cảm
xúc, những suy nghĩ của nhà thơ do cuộc sống tác động và tạo nên. Không có cuộc
sống, không có thơ”.
- Thơ không chỉ là cảm xúc mà cần cả lí trí. Đó là chiều sâu của nhận
thức. Nếu thơ chỉ thiên về cảm xúc, bài thơ sẽ thiếu chất trí tuệ, thiếu sự suy tưởng
triết lí mang tính khái quát về cuộc sống.
- Nhân vật trữ tình (cũng gọi là chủ thể trữ tình, cái tôi trữ tình) là người
trực tiếp cảm nhận và bày tỏ niềm rung động trong thơ trước sự kiện. Nhân vật trữ
tình là cái tôi thứ hai của nhà thơ, gắn bó máu thịt với tư tưởng, tình cảm của nhà
thơ. Tuy vậy, không thể đồng nhất nhân vật trữ tình với tác giả.
- Những tác phẩm thơ chân chính bao giờ cũng bắt nguồn từ thực tại và
mang ý nghĩa khái quát về con người, về cuộc đời, về nhân loại, đó là cầu nối
dẫn đến sự đồng cảm giữa người với người trên khắp thế gian này. Thơ thường

không trực tiếp kể về sự kiện, nhưng bao giờ cũng có ít nhất một sự kiện làm nảy
sinh rung động thẩm mĩ mãnh liệt trong tâm hồn nhà thơ mà văn bản thơ là sự thể
hiện của niềm rung động ấy.
- Thơ thường có dung lượng câu chữ ngắn hơn các thể loại khác (tự sự,
kịch). Hệ quả là nhà thơ biểu hiện cảm xúc của mình một cách tập trung hơn thông
qua hình tượng thơ. Cảm xúc dồn nén, nhiều khi, cảm xúc vượt ra ngoài cái vỏ
chật hẹp của ngôn từ, cho nên mới có chuyện “ý tại ngôn ngoại”. Do đó, thơ tạo
điều kiện cho người đọc thực hiện vai trò “đồng sáng tạo” để phát hiện đời sống,
khiến người đọc phải suy nghĩ, trăn trở để tìm kiếm ý đồ nghệ thuật của tác giả
cũng như những điểm đặc sắc trong tư duy nghệ thuật của mỗi nhà thơ.
- Mỗi bài thơ là một cấu trúc ngôn ngữ đặc biệt. Sự sắp xếp các dòng thơ,
câu thơ, khổ thơ, đoạn thơ làm nên một hình thức có tính tạo hình. Đồng thời, sự
hiệp vần, xen phối bằng trắc, cách ngắt nhịp vừa thống nhất vừa biến hóa tạo nên
tính nhạc điệu. Hình thức ấy làm nên vẻ đẹp nhịp nhàng, trầm bổng, luyến láy của
văn bản thơ. Ngôn ngữ thơ chủ yếu là ngôn ngữ của nhân vật trữ tình, là ngôn ngữ
hình ảnh, biểu tượng. Ý nghĩa mà văn bản thơ muốn biểu đạt thường không được
7


thông báo trực tiếp, đầy đủ qua lời thơ, mà do tứ thơ, giọng điệu, hình ảnh, biểu
tượng thơ gợi lên. Do đó ngôn ngữ thơ thiên về khơi gợi, giữa các câu thơ có nhiều
khoảng trống, những chỗ không liên tục gợi ra nhiều nghĩa, đòi hỏi người đọc phải
chủ động liên tưởng, tưởng tượng, thể nghiệm thì mới hiểu hết sự phong phú của ý
thơ bên trong.
- Ngôn ngữ thơ có 3 đặc trưng cơ bản là tính chính xác, tinh luyện,
tính hình tượng và tính biểu cảm. Thơ phát huy tính nhạc phong phú của tiếng
Việt. Thơ là thơ nhưng thơ còn có màu sắc, đường nét của hội hoạ, thanh âm của
âm nhạc và hình khối của chạm khắc (điêu khắc). Nhà thơ phải có phong cách
nghệ thuật độc đáo. Mỗi nhà thơ sẽ có cách tiếp cận, sử dụng riêng vốn ngữ toàn
dân, ngôn ngữ bác học, ngôn ngữ nghệ thuật để đưa vào bài thơ. Nhà thơ còn được

gọi là "phu chữ". Maiacôpxki đã từng viết:
Nhà thơ trả chữ
Với giá cắt cổ
Như khai thác
Chất hiếm “rađiom”
Lấy một gam
Phải mất hàng năm lao lực
Lấy một chữ
Phải mất hàng tấn quặng ngôn từ.
Và thơ ca khi trở lại với con người và cuộc sống sẽ góp phần làm cho tiếng Việt
ngày thêm giàu có, trong sáng. "Khác với văn xuôi, thơ ca chỉ dùng một lượng hữu
hạn các đơn vị ngôn ngữ để biểu hiện cái vô hạn của cuộc sống bao gồm các sự
kiện tự nhiên và xã hội cũng như những điều thầm kín trong tâm linh con
người" (Hữu Đạt). "Ngôn ngữ là thứ của cải vô cùng quý báu và lâu đời của dân
tộc" (Bác Hồ).
Từ những đặc trưng của thơ, thi sĩ Sóng Hồng có viết: “Thơ là một hình thái
nghệ thuật cao quý, tinh vi. Người làm thơ phải có tình cảm mãnh liệt thể hiện
sự nồng cháy trong lòng. Nhưng thơ là có tình cảm, lí trí kết hợp một cách
nhuần nhuyễn và có nghệ thuật. Tình cảm và lí trí ấy được diễn đạt bằng những
hình tượng đẹp đẽ qua những lời thơ trong sáng vang lên nhạc điệu khác
thường".
c.Yêu cầu và phương pháp đọc hiểu tác phẩm thơ
Chúng ta biết rằng một tác phẩm thơ là công trình nghệ thuật mà nhà thơ
mất bao công sức, bao trải nghiệm để sáng tạo nên. Nó thật sự có giá trị khi mang
ý nghĩa đời sống, ảnh hưởng sâu sắc đến tâm tư tình cảm, nhận thức của con
người. Khi đọc hiểu tác phẩm thơ, chúng ta cần tiến hành theo các bước sau đây:
- Cần biết rõ tên bài thơ, tên tác giả, thời gian và hoàn cảnh sáng tác, đó là
cơ sở ban đầu để tiếp cận tác phẩm.
- Đọc và quan sát bước đầu để nắm chắc bài thơ. Qua việc đọc, phải xác định
được chủ đề, chủ thể trữ tình (chủ thể trữ tình thường xuất hiện ở hai dạng: cái tôi

trữ tình và chủ thể trữ tình ẩn), đối tượng trữ tình, hình tượng trữ tình và giọng điệu
chủ đạo của bài thơ.
- Cảm nhận nội dung, ý nghĩa bài thơ qua câu chữ, hình ảnh, nhịp điệu, kết
cấu, các biện pháp tu từ,…
8


- Lí giải, đánh giá toàn bộ bài thơ cả về hai phương diện nội dung và nghệ
thuật. Đặc biệt là phải chỉ ra những đóng góp của tác giả (phong cách tác giả thể
hiện qua tác phẩm) cho thơ và cho cuộc sống con người.
- Có cái nhìn liên tưởng, so sánh giữa các bài thơ, tác giả thơ (cùng viết về
một chủ đề, hình tượng cùng thời...) để giải quyết được những đề văn tổng hợp
hoặc mang tính lí luận về thơ.
Đọc hiểu tác phẩm thơ là một công việc khó khăn bởi phải huy động vốn
kiến thức về nhiều mặt (lịch sử xã hội, lịch sử văn học, xã hội học, tâm lí học...).
Nhưng có kiến thức chưa đủ, còn phải có cả khả năng cảm thụ, tức là cần có sự
nhạy bén về tình cảm, cảm xúc trước cái đẹp văn chương. Ngoài ra còn phải nắm
được phương pháp tiếp cận tác phẩm thơ theo loại thể, phương pháp phân tích các
khía cạnh của tác phẩm thơ và đặt nó trong mối quan hệ đa chiều với nhiều đơn vị
kiến thức có liên quan.
Một bài thơ hay không dễ gì ta cảm nhận được ngay. Đọc rồi, đọc nữa, suy
ngẫm, liên tưởng ta mới nhận ra thứ ánh sáng, màu sắc, hương thơm man mác bên
trong hình tượng thơ. Chẳng thế mà nhà thơ Hoàng Đức Lương đã rất đề cao nàng
thơ: “Đối với thơ ca, người xưa thường ví với nem chả, hoặc ví với gấm vóc. Nem
chả là vị rất ngon ở đời, gấm vóc là mầu rất đẹp ở đời. Phàm người có miệng, có
mắt, ai cũng quý trọng, mà không vứt bỏ khinh thường. Có điều là: sắc đẹp của
thơ lại ở ngoài mọi sắc đẹp, mắt thường không thấy được; cũng vậy, vị ngon của
thơ lại ở ngoài mọi vị ngon, miệng thường không nếm thấy. Chỉ có thi nhân mới có
thể thấy được sắc đẹp đó, nếm được vị ngon đó”... Hay như Sóng Hồng viết: Thơ
là nghệ thuật kỳ diệu bậc nhất của trí tưởng tượng. Vì vậy để viết được bài thơ hay

nhà thơ không thể không khổ công đi tìm ý, tứ, câu, chữ và bao yếu tố khác trong
thơ và ngoài thơ.
Giá trị và sức sống của tác phẩm thơ phụ thuộc rất nhiều vào khả năng cảm
thụ của người tiếp nhận. Nhà thơ Môsac từng quan niệm: “Tác phẩm thực ra chỉ
được tạo thành bởi những kí hiệu câm lặng, những ngôn ngữ chết, cho nên bản
thân nó chưa có giá trị gì, nếu có cũng chỉ là đôi chút. Cái quan trọng là vai trò
của người đọc. Chính bạn đọc sẽ tạo nên giá trị cho tác phẩm…”. Ông cũng khẳng
định: “không có bạn đọc thì không chỉ có sách của chúng ta mà cả những tác
phẩm của Hôme, Đăngtơ, Puskin, Đôxtôiepxki… tất cả chỉ là đống giấy chết”. Bởi
vậy nhân tố độc giả có vai trò đặc biệt trong đời sống văn học. Vì thế, mỗi học sinh
phải thấy được vai trò quan trọng của mình – trong tư cách người tiếp nhận tác
phẩm thơ. Trong dạy học tác phẩm văn học nói chung cũng như tác
phẩm thơ trữ tình nói riêng, quá trình tiếp nhận tác phẩm trở
thành quá trình "đồng sáng tạo".
2. Điều kì diệu của thơ và một số nhận định hay về thơ
a. Điều kì diệu của thơ
Thơ ca bắt rễ từ lòng người và nở hoa nơi từ ngữ. Sau câu thơ hồi hộp
những tâm tình (Chế Lan Viên). Thơ là một trong những loại hình kỳ diệu nhất,
“cõi thơ là cõi bồng phiêu” (Bùi Giáng). Đi tìm bản thể của thơ luôn là một hành
trình đầy bí ẩn. Chính vì lẽ đó, ở bất cứ nền văn học nào, việc kiến tạo hệ thống
quan niệm lý luận về thơ là vấn đề lý thuyết vô cùng quan trọng, góp phần định
hướng cho việc nghiên cứu và sáng tác thi ca.
9


Thơ ca hai chữ kì diệu mà muôn đời vẫn chưa tìm ra một định nghĩa vẹn
tròn, hoàn chỉnh: Thơ là gì? Thơ bắt nguồn từ đâu? Thơ có mãnh lực gì khiến hàng
ngàn tâm hồn rung động, hàng triệu trái tim thuần khiết thổn thức?
“Thơ ca là sự hiện thân cho những gì thầm kín nhất của con tim, thiêng
liêng nhất của tâm hồn con người và cho những hình ảnh tươi đẹp nhất, âm thanh

huyền diệu nhất trong thiên nhiên” (Lacmactin). Những người nghệ sĩ luôn là
người nhạy cảm với những vòng quay của cuộc sống, những điều kì diệu xảy ra
xung quanh. Những con người đó luôn hoà vào cuộc sống, bằng con mắt tinh tế
của mình và bằng nguồn cảm hứng bất tận của cuộc sống, họ đã tìm ra những gì
tinh tuý nhất từ cuộc sống để làm nên thơ ca. Chính vì vậy mà thơ là tiếng nói hồn
nhiên nhất của tâm hồn con người trước cuộc đời, trước những gì diễn ra xung
quanh mình, là tiếng nói của tâm hồn con người trước con người và trời đất. Thơ
mang những cung bậc cảm xúc bắt rễ từ chính cuộc đời, hút những tinh chất từ
cuộc đời, là lăng kính chủ quan, cầu nối giữa nghệ thuật và đời sống.
Thơ là biểu hiện của con người và thời đại một cách cao đẹp. Đó là những
viên kim cương lấp lánh dưới ánh mặt trời. Thơ là nơi những tình cảm nơi sâu
thẳm trái tim người nghệ sĩ được bộc lộ: những suy nghĩ, những trăn trở và những
gì trải nghiệm, đang khát khao hướng tới. Thơ ca trước hết là kết tinh đẹp nhất của
cảm xúc, vừa mơ hồ khó tả lại đẹp đến xao lòng. Thơ gắn bó với đời sống, là cuộc
đời. Thơ đi qua lăng kính chủ quan và phản ánh nỗi niềm của cuộc đời. Cuộc sống
bao giờ cũng là nguồn cảm hứng mênh mông bất tận của những tâm hồn nghệ sĩ.
Thơ ca cũng như văn chương và các loại hình nghệ thuật khác, nếu không bén rễ
vào cuộc đời, không hút nguồn nhựa sống dạt dào ngầm chảy trong lòng cuộc sống
thì nó sẽ mãi mãi là một cây non èo uột, không mang trên mình những cành cây
săn chắc, những phiến lá xanh tươi phơi phới dưới ánh nắng mặt trời. Ngòi bút của
nhà thơ phải chấm vào nghiên mực cuộc đời thì những vần thơ mới tươi màu, neo
chặt trong bến tâm hồn người thưởng thức. Cuộc đời vốn bao la, vô tận như một
bức tranh với ba chiều không gian trải rộng đến vô cùng. Nhà thơ cũng như những
con ong cần mẫn bay lượn trong những khu rừng cuộc đời ấy, như Chế Lan Viên
đã từng viết:
“Nhà thơ như con ong biến trăm hoa thành một mật
Một mật ngọt thành, đòi vạn chuyến ong bay”.
Thơ ca “là cuộc đời”, nhưng thơ ca không phải là những trang giấy in
nguyên vẹn hình bóng của cuộc đời rộng lớn. “Thơ ca là hoa thơm của cuộc đời.
Nếu chỉ tạo được từ trí tưởng tượng và cái tôi nhỏ bé của người nghệ sĩ thì thơ ca

chỉ là những bông hoa làm bằng vỏ bào” (Pauxtôpxki). Nếu thơ là cánh diều, cuộc
đời làm nên hình hài cho thơ thì nghệ thuật lại là cơn gió nâng cánh diều tung bay.
Nếu thơ là đoá hướng dương, những gì tinh tuý của đất làm nên sức sống cho bông
hoa thì ánh sáng mặt trời nghệ thuật làm nên điều kì diệu của bông hoa đó. Thơ
đơn thuần không chỉ có cuộc đời, nếu thiếu nghệ thuật thì thơ trở thành một hòn
ngọc thô ráp chưa được mài giũa: “Ngọc kia chẳng giũa chẳng mài. Cũng thành
vô dụng cũng hoài ngọc đi” (tục ngữ). Thơ ca cất cánh từ biển cuộc đời và bay cao
từ nguồn gió nghệ thuật. Nghệ thuật làm cho thơ trở nên đẹp đẽ, gieo vào lòng
người đọc những cảm xúc thẩm mĩ tuyệt vời. Chính nghệ thuật là phương tiện biểu
hiện của thơ ca, giúp hoàn chỉnh thêm ý niệm về nghệ thuật, về đặc trưng của thơ
10


ca. Jacques Roubaud, một nhà thơ đương đại hàng đầu của Pháp đã nói: “Thơ là ký
ức bằng con số và nhịp điệu của ngôn ngữ”. Khác với văn xuôi, thơ là sự đồng
điệu giữa những nhịp đập của ngôn từ và sự dao động của tâm hồn. “Thơ là tiếng
nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn khi động chạm tới cuộc sống. Văn
xuôi lôi cuốn người như dòng nước, đưa ta đi từ điểm này qua điểm khác. Thơ chỉ
chọn ít điểm chính, bấm vào những điểm ấy thì toàn thể động lên theo. Thơ là tổng
hợp, kết tinh. Văn xuôi cho phép không mười phần hoàn hảo, nhưng thơ thì luôn
luôn đòi hỏi sự toàn bích” (Nguyễn Đình Thi). Thơ có vần, có điệu. Thơ ẩn chứa
những cảm xúc tiềm tàng của thi sĩ mà văn xuôi không thể có. Nghệ thuật chính là
cái khám phá ra những cảm xúc đó, là cái đẹp của thi ca được nuôi dưỡng trên
mảnh đất hiện thực. Mỗi bài thơ, mỗi thi sĩ lại có bút pháp nghệ thuật riêng tô đậm
lên vẻ đẹp của thơ ca.
Thơ ca khơi dậy trong con người những cảm xúc thẩm mĩ tuyệt đẹp, thanh
lọc tâm hồn con người, chắp cánh cho họ bay tới những ước mơ, khát vọng. Với
hệ thống nhịp điệu, cách gieo vần, ngôn từ trong thơ ca hàm súc, cô đọng, yếu tố
nhạc hoạ sử dụng đan xen, thơ là cuộc đời, là tình cảm nhưng không tách rời nghệ
thuật. Mỗi tác phẩm là một chỉnh thể nghệ thuật được tạo nên từ sự thống nhất của

hai yếu tố nội dung và hình thức biểu hiện. Trong đó nội dung bao giờ cũng đóng
vai trò quyết định việc lựa chọn hệ thống các phương tiện biểu hiện của người viết.
Thơ là dòng sông soi bóng hình cuộc đời, len vào trong tâm hồn con người
những mạch ngầm cảm xúc dào dạt chảy mãi không thôi. Nhà thơ phải yêu “cuộc
đời” và trân trọng “nghệ thuật” mới vun đúc những vần thơ nở ra cánh hoa thơm
ngát tô điểm cho cuộc đời và con người. “Giá trị của một tác phẩm nghệ thuật
trước hết là ở giá trị tư tưởng của nó, là tư tưởng đã được rung lên ở các cung bậc
của tình cảm, chứ không phải tư tưởng nằm thẳng đơ trên trang giấy”(Nguyễn
Khải) . Thơ trước hết chính là cuộc đời và sau đó mới là nghệ thuật. Ý kiến của
Bêlinxki là hoàn toàn chính xác, mang sức nặng của sự trải nghiệm cuộc đời gắn
với nghiệp thi ca. Nhà thơ là người sống giữa cuộc đời phải biết mở lòng ra đón
lấy những vang dội của cuộc đời, đối mặt với hiện thực cuộc sống và hiểu biết sâu
sắc về nghệ thuật.
Giúp học sinh hiểu dược điều kì diệu của thơ nghĩa là người giáo viên đã
thắp được ngọn lửa tình yêu văn chương ở mỗi học sinh.
b. Một số nhận định hay về thơ
STT
Nội dung nhận định
Tác giả
1 "Thơ ca là niềm vui cao cả nhất mà loài người đã tạo ra C. Mac
cho mình".
2 “Thơ là bà chúa của nghệ thuật”.
Xuân Diệu
3 "Thơ là cái nhụy của cuộc sống, nên nhà thơ phải đi hút Phạm Văn
cho được cái nhụy ấy và phấn đấu làm sao cho cuộc đời Đồng
của mình cũng có nhụy".
4
"Thơ chỉ bật ra trong tim ta khi cuộc sống đã tràn đầy". Tố Hữu
5 "Người thơ phong vận như thơ ấy".
Hàn Mặc

Tử
6 "Thơ cốt ở ý, ý có sâu xa thơ mới hay. Không phải bất cứ điều Lê Hữu
11


7

8

9
10
11

12
13

14
15
16
17
18
19
20

gì cũng phải nói ra bằng thơ. Như thế mới là thơ có giá trị”.
“Làm thơ có ba điểm chính: một là tình, hai là cảnh, ba là sự.
Trong lòng có cảm xúc thực sự, rung cảm nên lời. Thực tế bên
ngoài gây thành ý, rồi dùng điển tích để nói việc ngày nay,
chép việc xưa hay thuật chuyện hiện tại, đều tự nhiên có tinh
thần".

“Thơ mà quá cầu kỳ thì sa vào giả dối, quá trau chuốt thì sa
vào xảo trá, hoang lương hiu hắt thì phần nhiều sa vào buồn
bã. Chỉ có thuần hậu, giản dị, thẳng thắng, không giả dối,
không xảo trá, không buồn bã mà rốt cuộc chú trọng đến sự
ngăn chặn điều xấu, bảo tồn điều hay, mới là những đặc sắc
chính của thơ”.
"Một bài thơ không thể tồn tại nếu không có khoảng trắng”.

Trác
Lê Quý
Đôn

Ngô Thì
Nhậm

Paul
Claudel
“Thơ là hành động, Thơ là đam mê, Thơ là sức mạnh và sự
Cái Hiện
đổi mới luôn luôn không biết đâu là giới hạn”.
Tồn
"Thơ là thể loại văn học có độ hàm súc cao, là sự dồn nén Chế Lan
cảm xúc đến mức “cô đúc” để rồi phát nổ bằng một hình thức Viên
ngôn từ “tổng hợp kết tinh” có vần hoặc có điệu. Thơ phản
ánh hiện thực cuộc sống mà hiện thực ấy “đã được ủ thành
men và bốc lên đắm say” đến mức si mê trong tâm hồn thi sĩ".
"Làm người thì quý thẳng nhưng làm thơ thì quý cong. Làm
Viên Mai
người thì không nên có cái tôi nhưng làm thơ nhất định phải
có cái tôi".

“Thơ là ảnh, là nhân ảnh, thơ cũng ở loại cụ thể hữu hình.
Nguyễn
Nhưng nó khác với cái cụ thể của văn. Cũng mọc lên từ cái
Tuân
đống tài liệu thực tế, nhưng từ một cái hữu hình nó thức dậy
được những vô hình bao la”.
"Hãy đập vào trái tim anh – Thiên tài là ở nơi đó".
A.D.Muytx
ê
“Thơ là một thông báo thẩm mĩ trong đó kết hợp 4 yếu tố: Ý - Mã Giang
Tình - Hình - Nhạc”.
Lân
" Thơ là thần hứng".
Platon
" Thơ là ngọn lửa thần"
Đecgiavin
"Thơ là viên kim cương lấp lánh dưới ánh mặt trời"
Sóng
Hồng
"Thơ là âm nhạc của tâm hồn ,nhất là những tâm hồn
Voltaire
cao cả ,đa cảm".
Thơ phải xuất phát từ thực tại, từ đời sống, nhưng phải đi qua Xuân Diệu
một tâm hồn, một trí tuệ và khi đã đi qua như vậy, tâm hồn, trí
tuệ ấy phải in dấu vào đó thật sâu sắc, càng cá thể, càng độc
đáo, càng hay, thơ là tiếng gọi đàn, là sự đồng thanh tương
ứng, đồng khí tương cầu của những con người.
12



c. Một số nhận định hay về tác giả, tác phẩm thơ giai đoạn 1945 – 1975
Tác giả/
tác phẩm

Quang
Dũng
và bài thơ
Tây Tiến

Nội dung nhận định
" Thiên nhiên Tây bắc qua ngòi bút Quâng Dũng
được cảm nhận với vẻ đẹp vừa đa dạng, vừa độc
đáo, vừa hùng vĩ vừa thơ mộng, hoang sơ mà ấm
áp".
Tây Tiến là bài thơ nổi tiếng nhất của Quang Dũng.
Anh bước vào làng thơ cách mạng với bài thơ ấy.
Như có mối duyên ràng buộc, bài thơ gắn bó với
người làm ra nó đến mức cứ nói đến Quang Dũng
là người ta nhắc ngay đến bài Tây Tiến và ngược
lại.
Tây Tiến là một bài thơ có giá trị về tư tưởng, về
nghệ thuật. Bài thơ được viết ra với những màu sắc
thẩm mĩ phong phú.
Tây Tiến là đoá hoa thơ vào loại đẹp nhất của thơ
ca những năm kháng chiến chống thực dân Pháp/
Tây Tiến là thứ quả lạ trái mùa, một "lệch chuẩn"
tài hoa.
Đọc Tây Tiến như ngậm âm nhạc trong miệng.
Tây Tiến biên cương mờ lửa khói
Quân đi lớp lớp động cây rừng

Và bài thơ ấy co người ấy
Sống mãi muôn đời với núi sông
Quang Dũng đã đem tượng đài người lính Tây Tiến
đặt giữa ngàn non ngàn mây, ngàn cây TBắc. Bởi
vậy lời thơ như âm u vọng mãi tiếng gọi hoang sơ
của núi rừng và mỗi khi nhắc đến một tên đất, tên
mường, hồn thơ Quang Dũng lại rộn rã, phiêu du
nhịp lên tiếng gọi đàn thăm thẳm"
Bút pháp của Quang Dũng thích tung hoành trong
một biên độ rất rộng, giữa những nét khoẻ khoắn dữ
dằn và những nét tinh vi, e ấp".
Việt Bắc là một trong những đỉnh cao thơ Tố Hữu,
cũng là một trong những thi phẩm xuất sắc của Việt
Nam thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
Sức thu hút của thơ Tố Hữu là chất men say lí
tưởng và tính dân tộc đậm đà.

Nguồn/Tác
giả nhận
định
Bình giảng
VHVN
Trần
Văn



Hà Minh
Đức
Đỗ

Hồi

Kim

Xuân Diệu
Giang Nam

Nguyễn
Đình Thi

Vũ Quần
Phương
SGV
văn
nâng
tập 1

Ngữ
12
cao

13


Thái độ toàn tâm, toàn ý với cách mạng là nguyên Hoài
nhân chính làm nên thành công của thơ anh.
Thanh

Tố Hữu
và đoạn

trích Việt
Bắc

Xuân
Quỳnh và
bài thơ
Sóng

Nguyễn
Khoa Điềm
và đoạn

"Thơ Tố Hữu là thơ cách mạng, chứ không phải thơ
tình yêu…Nhưng thơ anh là thơ của một tình nhân,
anh nói các vấn đề bằng trái tim của một người say
đắm. Cái sức mạnh lớn nhất của Tố Hữu là quả tim
anh".
Trọn đời, Tố Hữu là một chiến sĩ cách mạng làm
thơ và là nhà thơ cách mạng và trong lửa của thơ
anh có biết bao nhiêu yêu thương dịu dàng với đất
nước quê hương và đối với những con người của
đất nước quê hương. từ cuộc sống hiện đại, thơ anh
ngày càng bắt nguồn trở lại vào hồn thơ cổ điển
của dân tộc.
Được xem là một trong những người viết thơ tình
hay nhất trong nền thơ Việt Nam từ sau Cách mạng,
Xuân quỳnh đem đến cho bạn đọc một tình yêu vừa
nồng nhiệt, táo bạo, vừa tha thiết, dịu dàng, vừa
giàu trực cảm vừa lắng sâu những trải nghiệm, suy
tư.

Dù viết về tình yêu đôi lứa hay tình yêu Tổ quốc, về
thế giới trẻ thơ hồn nhiên, trong trắng hay những
quan hệ nhân sinh muôn vẻ, thơ Xuân Quỳnh vẫn
nổi bật ở vẻ đẹp nữ tính.
Xuân Quỳnh đã triệt để tận dụng lối tổ chức theo
nguyên tắc tương xứng, hô ứng, trùng điệp. Nhất là
việc tạo ra các cặp từ, các vế câu, các cặp câu,
thậm chí ngay cả các khổ thơ cũng hình thành các
cặp đi liền kề, kế tiếp luân phiên đắp đổi nhau về
bằng - trắc nữa.
“Thơ Nguyễn Khoa Điềm… có sức liên tưởng
mạnh. Anh thường dẫn người đọc đi từ quá khứ đến
tương lai, từ khổ đau đến hạnh phúc, từ sách vở đến
đời sống”
“Thơ ca Nguyễn Khoa Điềm chứa đựng nhiều chất
liệu văn học và văn hoá dân gian. Câu
thơ dù ở thể thơ truyền thống hay thơ tự do bao
giờ cũng phảng phất phong vị của ca dao, tục ngữ.
Chất hiền minh của trí tuệ dân gian thấm đẫm trong
từng từ”

Chế
Viên

Lan

Báo
văn
nghệ số 50
ngày

14/12/2002nhân ngày
mất của Tố
Hữu
SGV Ngữ
văn
12
nâng cao
tập 1
SGV
văn
nâng
tập 1

Ngữ
12
cao

Chu Văn
Sơn

Nguyễn
Xuân Nam
Nguyễn
Xuân Nam

14


trích Đất
Nước


“Vì khi làm nông nghiệp, số phận nhân dân đã gắn Tâm sự của
chặt với số phận dòng sông. Vậy thì văn hoá ắt phải Nguyễn
mang gương mặt dòng sông”
Khoa Điềm
“Ý tưởng xuyên suốt của tôi trong chương này Tâm sự của
là thể hiện một Đất nước của nhân dân, do đó, Nguyễn
từ ngữ, hình ảnh, chất liệu thơ được sử dụng đều Khoa Điềm
nhằm làm rõ ý tưởng này”
Chính chiều sâu của những giá trị văn hóa đã tạo Nguyễn
nên nét phong cách riêng làm nên gương mặt thơ Xuân Nam
Nguyễn Khoa Điềm.
3. Cần nhìn nhận các tác phẩm thơ được tìm hiểu trong chuyên đề trong sự
gắn bó với các đặc điểm cơ bản của Văn học Việt Nam từ Cách mạng Tháng
Tám năm 1945 đến 1975
- Nền văn học vận động chủ yếu theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc
với vận mệnh chung của đất nước.
- Nền văn học hướng về đại chúng.
- Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
4. Phong cách nghệ thuật của nhà thơ
Phong cách nghệ thuật của nhà thơ thể hiện tài nghệ của người nghệ sĩ ngôn
từ trong việc đem đến cho người đọc một cái nhìn mới mẻ chưa từng có về cuộc
sống, con người thông qua những hình tượng nghệ thuật độc đáo và những phương
thức, phương tiện thể hiện đặc thù mang đậm dấu ấn cá nhân của chủ thể sáng tạo.
Biểu hiện phong cách nghệ thuật của nhà thơ:
+ Cách nhìn, cách cảm thụ giàu khám phá nghệ thuật.
+ Nét riêng trong lựa chọn, xử lí đề tài, xác định chủ đề.
+ Giọng điệu riêng biệt của tác phẩm.
+ Sử dụng các thủ pháp nghệ thuật mang đậm dấu ấn riêng (thống nhất, ổn
định trong sử dụng các phương thức và phương tiện nghệ thuật).

Phong cách nghệ thuật của nhà thơ không phải qua một tác phẩm là có thể
nhận thấy ngay, nó in dấu một cách ổn định trên hệ thống các sáng tác của người
nghệ sĩ. Vì thế phần tiểu dẫn cho một văn bản thơ bao giờ cũng giới thiệu phong
cách tác giả của nó. Người học khi khai thác tác giả/tác phẩm cần nắm được đặc
điểm này để soi chiếu, đánh giá sâu nội dung, nghệ thuật, vị trí của tác phẩm, nét
độc đáo của nó so với những tác giả / tác phẩm khác.
Học sinh cần nắm chắc phong cách nghệ thuật của một số nhà thơ có tác
phẩm được dạy trong chuyên đề (theo bảng sau):
STT
Nhà thơ
Tên tác
Nét riêng trong phong cách
phẩm
nghệ thuật của nhà thơ
thơ
1
Tây Tiến Một nhà thơ mang hồn thơ phóng khoáng, hồn
hậu, lãng mạn và hào hoa.

15


2

Việt Bắc

Thơ Tố Hữu là: thơ trữ tình chính trị; mang đậm
tính sử thi; giọng điệu tâm tình, ngọt ngào; đậm
đà tính dân tộc trong nội dung và hình thức biểu
hiện.


3

Sóng

Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn
phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên tươi tắn, vừa
chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát
vọng về hạnh phúc bình dị đời thường.

4

Đất
Nước
(Trích)

Thơ ông hấp dẫn bởi sự kết hợp giữa cảm xúc
nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về
đất nước, con người Việt Nam.

5/ Cách làm kiểu đề so sánh văn học (các khía cạnh của tác phẩm thơ)
Đây là một kiểu bài mới, chưa được cụ thể hóa thành một bài học riêng
trong chương trình Ngữ văn bậc trung học phổ thông, do đó đã ảnh hưởng ít nhiều
đến chất lượng làm bài của học sinh cũng như quá trình định hướng ôn tập cho học
sinh từ phía giáo viên. Góp phần tháo gỡ những khó khăn trên, chúng tôi xin đưa ra
một số gợi ý để cùng các em ôn tập, phục vụ cho bài thi Ngữ văn kì thi THPT quốc
gia:
Kiểu bài so sánh văn học về các khía cạnh của tác phẩm thơ thường yêu cầu
học sinh so sánh trên nhiều bình diện: đoạn thơ, hình tượng thơ, phong cách nhà
thơ thể hiện trong tác phẩm, nghệ thuật thể hiện, nội dung tư tưởng, cảm hứng…

Quá trình so sánh có thể chỉ diễn ra ở các tác phẩm của cùng một tác giả, nhưng
cũng có thể diễn ra ở những tác phẩm của các tác giả cùng hoặc không cùng một
thời đại, giữa các tác phẩm của những trào lưu, trường phái khác nhau của một nền
văn học. Mục đích cuối cùng của kiểu bài này là yêu cầu học sinh chỉ ra được chỗ
giống và khác nhau giữa hai tác phẩm, hai tác giả… từ đó thấy được những mặt kế
thừa, những điểm cách tân của từng tác giả, từng tác phẩm; thấy được vẻ đẹp riêng
của từng tác phẩm; sự đa dạng muôn màu của phong cách nhà văn. Không dừng lại
ở đó, kiểu bài này còn góp phần hình thành kĩ năng lí giải nguyên nhân của sự
khác nhau giữa các hiện tượng văn học – một năng lực rất cần thiết góp phần tránh
đi khuynh hướng “bình tán”, khuôn sáo trong các bài văn của học sinh hiện nay. Lẽ
hiển nhiên, đối với đối tượng học sinh trung học phổ thông, các yêu cầu về năng
lực lí giải cần phải hợp lí, vừa sức. Nghĩa là các tiêu chí so sánh cần có mức độ khó
vừa phải, khả năng lí giải sự giống và khác nhau cũng cần phải tính toán hợp lí với
năng lực của các em. Chuẩn kiến thức, chuẩn kĩ năng trong từng bài, từng cấp học
sẽ là căn cứ để kiểm định những vấn đề này.
Vì là một bài nghị luận nên bố cục một bài văn so sánh văn học cũng có 3
phần: mở bài, thân bài và kết bài. Tuy nhiên chức năng cụ thể của từng phần lại có
16


những điểm khác biệt so với kiểu bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích thơ
hay nghị luận về một đoạn trích, tác phẩm văn xuôi.
Đề so sánh về khía cạnh của tác phẩm thơ thường có các dạng cụ thể như:
hỏi về điểm chung, hỏi về nét riêng, hỏi về cả điểm chung và nét riêng giữa các đối
tượng.
Sau đây là dàn ý khái quát của kiểu bài so sánh yêu cầu học sinh làm rõ
về cả điểm chung và nét riêng giữa hai đối tượng:

MỞ BÀI:
- Dẫn dắt vấn đề.

- Giới thiệu khái quát về các đối tượng so sánh.
THÂN BÀI:
1. Làm rõ đối tượng thứ nhất (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập
luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích).
2. Làm rõ đối tượng thứ 2 (bước này vận kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng
chủ yếu là thao tác lập luận phân tích).
3. So sánh: nét tương đồng và khác biệt giữa hai đối tượng trên cả hai bình diện
nội dung và hình thức nghệ thuật (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập
luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích và thao tác lập luận so sánh).
4. Lý giải sự khác biệt: thực hiện thao tác này cần dựa vào các bình diện: bối
cảnh xã hội, văn hóa mà từng đối tượng tồn tại; phong cách nhà văn; đặc trưng
thi pháp của thời kì văn học…(bước này vận nhiều thao tác lập luận nhưng chủ
yếu là thao tác lập luận phân tích).
KẾT BÀI:
- Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu.
- Có thể nêu những cảm nghĩ của bản thân.
Lưu ý:
- Trên đây là dàn ý khái quát nhất về kiểu đề so sánh hai đối tượng. Trong
thực tế, đối tượng so sánh có thể nhiều hơn và trong một số trường hợp cụ thể,
cách trình bày có thể sắp xếp các luận điểm khác đôi chút so với lí thuyết để đáp
ứng tốt nhất yêu cầu của đề (yêu cầu người viết phải sáng tạo, không vận dụng
máy móc).
- Việc xác lập nội hàm khái niệm kiểu bài, mục đích, yêu cầu, đến cách thức
làm kiểu bài này cho học sinh là thực sự rất cần thiết.
B. HỆ THỐNG (PHÂN LOẠI, DẤU HIỆU NHẬN BIẾT ĐẶC TRƯNG) CÁC
DẠNG BÀI TẬP ĐẶC TRƯNG CỦA CHUYÊN ĐỀ
Theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cấu trúc một đề Ngữ văn gồm
có 2 phần: Phần I Đọc hiểu (3 điểm); Phần II Làm văn có 2 câu hỏi (câu 1- nghị
luận xã hội chiếm 3 điểm, câu 2 - nghị luận văn học chiếm 4 điểm). Qua nghiên
cứu nội dung bài học, chuyên đề của chúng tôi tập trung vào 6 dạng đề sau (các

dạng để được sắp xếp khoa học theo quy luật nhận thức từ dễ đến khó):
1. Dạng đề đọc hiểu (5 đề).
2. Dạng đề nghị luận về một tư tưởng đạo lí đặt ra trong tác phẩm văn học (1
đề)
3. Dạng đề nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ (10 đề)
4. Dạng đề so sánh văn học (8 đề).
17


5. Dạng đề nghị luận về một (hoặc hai) ý kiến bàn về văn học (8 đề)
6. Dạng đề liên quan đến đặc trưng của thơ (11 đề- trong đó có 1 đề minh họa)
và giới thiệu 12 bài tập nâng cao tự giải cho học sinh.
C. HỆ THỐNG CÁC PHƯƠNG PHÁP CƠ BẢN, ĐẶC TRƯNG ĐỂ GIẢI
CÁC DẠNG BÀI TẬP TRONG CHUYÊN ĐỀ
- Phân loại đề theo cấu trúc đề thi THPTQG: Sau khi cung cấp cho các em
hiểu những vấn đề then chốt, hệ thống các kiến thức sử dụng trong chuyên đề, giáo
viên sẽ tiến hành soạn hệ thống câu hỏi theo các dạng trên và bám sát cấu trúc đề
thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo (hệ thống câu hỏi này sẽ được phát cho học sinh
trước khi học chuyên đề 01 ngày để các em chuẩn bị và chủ động trong việc xử lí
đề).
- Tổ chức ôn luyện hệ thống kiến thức cơ bản cần sử dụng trong chuyên đề.
- Phương pháp thảo luận nhóm, đàm thoại: Trong giờ học chuyên đề, giáo
viên cho học sinh tự giải quyết vấn đề qua thảo luận nhóm (dùng các kĩ thuật dạy
học tích cực mới như: kĩ thuật hội chợ, kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật mảnh
ghép...). Cuối cùng, giáo viên nhận xét và kết luận. Như thế, học sinh sẽ phải tư
duy và chủ động trong việc chiếm lĩnh tri thức.
- Phương pháp thực hành: Giáo viên cần phải cho học sinh viết bài chuyên
đề như cấu trúc đề thi THPTQG theo định kì (có báo trước) và không theo định kì
(bất chợt), chấm chữa bài và uốn nắn những chỗ còn chưa đạt trong bài viết của
học sinh. Khuyến khích nêu gương những học sinh có bài viết tốt, khen ngợi kịp

thời những học sinh có biểu hiện tiến bộ từ đó thổi bùng lên ở mỗi em ngọn lửa
đam mê, tình yêu văn chương.
- Phương pháp thống kê, phân tích dữ liệu để đánh giá mức độ nhận thức của
học sinh từ đó điều chỉnh nội dung và phương pháp giảng dạy cho phù hợp với tình
hình thực tế.
D. HỆ THỐNG CÁC VÍ DỤ, CÁC BÀI TẬP CỤ THỂ CÙNG LỜI GIẢI
MINH HOẠ CHO CHUYÊN ĐỀ
Yêu cầu chung :
- Hình thành các dạng câu hỏi cần cả 4 mức độ (nhận biết, thông hiểu,
vận dụng thấp, vận dụng cao) để kiểm tra được hiểu biết của học sinh ở các góc
độ sâu của tác phẩm, phong cách tác giả.
- Đánh giá được năng lực cảm thụ tác phẩm của học sinh.
- Phát hiện được khả năng tạo lập văn bản, xây dựng bài văn nghị luận.
- Giúp học sinh có cái nhìn nhiều chiều về tác giả - tác phẩm thơ, những
vấn đề lí luận về thơ đồng thời phân loại được học sinh theo năng lực.
I. VÍ DỤ LỜI GIẢI MINH HOẠ CHO MỘT ĐỀ VĂN CỤ THỂ TRONG
CHUYÊN ĐỀ
1. Mục tiêu đề thi
– Kiến thức: Phân tích thi phẩm Tây Tiến của Quang Dũng để làm sáng tỏ
một vấn đề lí luận văn học về mối quan hệ giữa đặc trưng của thơ và các loại hình
nghệ thuật gần gũi với nó. Đặc trưng của ngôn ngữ thơ (tính chính xác, tính hình
tượng, tính nhạc) khiến nó mang trong mình đặc điểm của các loại hình nghệ thuật
khác.
18


– Kĩ năng: Biết làm kiểu bài nghị luận văn học có vận dụng kết hợp các thao
tác giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận. Lập luận chặt chẽ, bố cục rõ ràng,
diễn đạt lưu loát có cảm xúc, ngôn ngữ chọn lọc, không mắc chính tả, dùng từ, ngữ
pháp.

– Thái độ: Bồi dưỡng niềm tự hào, tình yêu tiếng Việt. Từ đó học sinh có
lòng say mê với văn học Việt Nam và có lí tưởng sống đúng đắn.
2. Hình thức đề thi: Tự luận
3. Thiết lập khung ma trận đề thi
- Liệt kê các chuẩn kiến thức kĩ năng theo chương trình môn Ngữ văn 12.
- Chọn nội dung cần đánh giá, thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm
tra theo 4 mức độ nhận thức:
Cấp độ
Nhận
Thông
Vận dụng
Cộng
Tên
biết
hiểu
nội dung
Cấp độ
Cấp độ
kiểm tra
thấp
cao
- Đặc trưng của -Giới
Hiểu và –Phân tích
ngôn ngữ thơ thiệu
giải thích được chất
(tính chất kì diệu ngắn gọn được
ý thơ
của thơ ca): thơ về tác giả kiến của của Tây
là thơ nhưng thơ Quang
Sóng

Tiến.
- Đánh giá
còn có màu sắc, Dũng và Hồng:
– Phân
vấn đề.
đường nét của bài
thơ - Thơ là
tích,
hội hoạ, thanh âm Tây Tiến. thơ?
chứng
của âm nhạc và
- Thơ là
minh
hình khối của
hoạ?
khẳng
chạm khắc (điêu
- Thơ là
định Tây
khắc). Tất cả
nhạc?
Tiến cũng
những biểu hiện
- Thơ là
là bài thơ
ấy phải được thể
chạm
giàu chất
hiện theo “một
khắc theo hoạ, chất

cách riêng” nghĩa
một cách nhạc và
là nhà thơ phải có
riêng?
điêu khắc,
phong cách nghệ
tiêu biểu
thuật riêng.
cho phong
- Chứng minh
cách nghệ
qua việc phân
thuật của
tích bài thơ Tây
nhà thơ.
Tiến.
Số ý:




Số câu: 1
Số điểm:
0,25
1,0
2,0
0,75
Điểm: 4
Tỉ lệ %:
6,25

25
50
18,75
100 %
4. Biên soạn đề thi
19


Đề bài:
Thơ là thơ đồng thời là hoạ, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng.
(Sóng Hồng).
Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua việc phân tích bài thơ Tây
Tiến của Quang Dũng hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
5. Minh hoạ phần hướng dẫn học sinh giải đề thi
Nội
dung
các
hoạt
động
Hoạt
động 1:
Nhận
thức đề

Hoạt động của giáo
viên và học sinh

GV: Chép đề. Hỏi:
Đề đặt ra vấn đề gì
cần giải quyết (luận

đề)?
Việc giải quyết vấn
đề ấy phải huy động
những kiến thức nào
(tư liệu)?
Đề yêu cầu kiểu bài
gì? Các thao tác nghị
luận cần sử dụng?
Yêu cầu về kỹ năng
và thái độ người
viết?
HS: Thảo luận nhóm
và trả lời. Đại diện
các nhóm nhận xét.
GV: Nhận xét và kết
luận.

Nội dung kiến thức – kỹ năng cần đạt, các
năng lực cần phát triển ở học sinh
(được hình thành bởi quan điểm dạy học theo
định hướng phát triển năng lực học sinh và dạy
học phát triển tư duy sáng tạo ở người học)
– Vấn đề cần giải quyết: Phân tích thi
phẩm Tây Tiến của Quang Dũng để làm sáng tỏ
một vấn đề lí luận văn học về mối quan hệ giữa
đặc trưng của thơ và các loại hình nghệ thuật
gần gũi với nó. Đặc trưng của ngôn ngữ thơ
(tính chính xác, tính hình tượng, tính nhạc)
khiến nó mang trong mình đặc điểm của các
loại hình nghệ thuật khác.

- Vùng tư liệu: Đặc trưng ngôn ngữ thơ, bài
thơ Tây Tiến của Quang Dũng.
- Kiểu bài: kiểu bài nghị luận văn học có vận
dụng kết hợp các thao tác giải thích, phân tích,
chứng minh, bình luận.
- Yêu cầu về kỹ năng: Lập luận chặt chẽ, bố
cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát có cảm xúc, ngôn
ngữ chọn lọc, không mắc chính tả, dùng từ, ngữ
pháp (trong đó đề cao sáng tạo với những kiến
giải riêng hợp lí).
– Thái độ: Bồi dưỡng niềm tự hào, tình yêu
tiếng Việt. Từ đó học sinh có lòng say mê với
văn học Việt Nam và có lí tưởng sống đúng
đắn.

Phát triển năng lực sử dụng kiến thức, xử lí
thông tin, năng lực giải quyết vấn đề của học
sinh.
Hoạt
GV: Những chất liệu Các chất liệu cần huy động:
động 2: em sẽ chuẩn bị để - Hệ thống các luận điểm lớn, nhỏ (ý lớn, ý
Huy
giải quyết đề văn này nhỏ).
20


động
kíên
thức
(Chuẩn

bị chất
liệu
cho đề
văn)

Hoạt
động 3:
Luyện
viết mở
bài
gián
tiếp

là gì?
- Các dẫn chứng: Ngoài kiến thức về Quang
HS: Cá nhân HS suy Dũng và bài thơ Tây Tiến, học sinh có thể viện
nghĩ và trả lời.
dẫn những nhận định của các nhà nghiên cứu
GV: Kết luận.
phê bình văn học có uy tín (tất nhiên phải gần
gũi, phù hợp). Bước này học sinh cần vận dụng
trí nhớ và ghi lại ngay khi kiến thức cần thiết ùa
về.
- Dựng khung đề cương cho bài viết:
Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.
Thân bài:
1/ Giải thích ý kiến.
2/ Chứng minh qua bài thơ Tây Tiến.
3/ Đánh giá chung.
Kết luận: Tóm lược vấn đề, phát triển nâng cao

và để lại ấn tượng sâu sắc.

Phát triển năng lực sử dụng kiến thức, năng
lực về phương pháp, năng lực cá nhân của
học sinh.
1/ Giới thiệu vấn đề nghị luận.
Hoàn thành một mở bài theo yêu cầu, sáng tạo,
có sức lôi cuốn.
Xin giới thiệu với các thầy cô mở bài của 1
em học sinh được tập thể lớp lựa chọn:

GV: Em hãy chọn
một nhận định trong
số các nhận định
chúng ta đã có từ đó
viết một mở bài gián
tiếp cho đề văn.
HS: Làm việc cá
“Phải phí tổn nghìn cân quặng chữ
nhân. Đọc mở bài
Mới thu về một chữ mà thôi,
mình
vừa
hoàn
Một chữ ấy làm cho rung động
thành. Các em còn
Triệu trái tim trong hàng triệu năm dài.”
lại nghe và nhận xét,
(Maiacôpxki)
góp ý.

Thơ là tập hợp những tinh hoa tâm hồn
GV: nhận xét và đề và ngôn ngữ. Thơ là cái thật, cái đẹp của tâm
xuất cách mở bài hay hồn được chắt lọc, gọt giũa bằng nghệ thuật
và hợp lí nhất.
ngôn từ. Người nghệ sĩ phải dùng bàn tay tài
hoa và lăng kính nghệ thuật để biến ngôn ngữ
đời sống thành ngôn ngữ văn học. Nhà thơ, để
tạo nên một tác phẩm độc đáo cần trải qua quá
trình lao động nhọc nhằn, như người đào vàng,
tìm ngọc, đãi từ kho quặng chữ thô ráp lấy một
viên ngọc chữ nghĩa tinh khôi. Nhiều khi khát
cháy trên sa mạc ngôn từ vẫn chưa tìm được
thứ báu vật thiêng liêng ấy. Nhiều "phu chữ" cả
21


một đời luôn trăn trở: "Chữ chẳng làm kinh
động lòng người chết chẳng yên" (Đỗ Phủ). Với
chất liệu phi vật thể (ngôn từ), thơ ca đã tạo cho
mình thế mạnh riêng, là nơi gặp gỡ, giao thoa
của nhiều bộ môn nghệ thuật. Bàn về vấn đề
này, thi Sĩ Sóng Hồng cho rằng: Thơ là thơ
đồng thời là hoạ, là nhạc, là chạm khắc theo
một cách riêng. Qua việc phân tích những biểu
hiện của chất thơ, chất nhạc, chất hoạ, chất điêu
khắc trong Tây Tiến – bài thơ tiêu biểu cho
phong cách nghệ thuật Quang Dũng- chúng ta
sẽ hiểu rõ hơn về nhận định mang tính lí luận
này.


Hoạt
động 4:
Giải
thích ý
kiến
của
Sóng
Hồng

GV:Thơ là thơ?
Thơ là nhạc?
Thơ là hoạ?
Thơ là chạm khắc?
Theo một cách riêng
cần hiểu như thế
nào? (chú ý chất liệu
ngôn ngữ và đặc
trưng của ngôn ngữ
thơ).
HS: thảo luận nhóm
bằng kĩ thuật mảnh
ghép.

Phát triển năng lực sáng tạo, năng lực giao
tiếp Tiếng Việt, năng lực cá nhân, năng lực
giải quyết tình huống của học sinh.
2/ Giải thích ý kiến:
2.1 Thơ là thơ : Thơ trước hết phải là chính nó,
nghĩa là phải mang đầy đủ những đặc trưng
riêng khác với bất kì loại hình nghệ thuật nào:

truyện, kịch… Thơ là phương thức trữ tình, là
tiếng nói của tình cảm, cảm xúc được thể hiện
bằng một cấu tạo ngôn ngữ đặc biệt.
2.2 Thơ đồng thời là họa, là nhạc, là chạm
khắc theo một cách riêng:
+ Thơ – hoạ – nhạc - chạm khắc đều là những
loại hình nghệ thuật, song có sự khác biệt, trước
hết là chất liệu xây dựng hình tượng nghệ thuật
để phản ánh đời sống. Chất liệu của thơ ca là
ngôn ngữ - chất liệu phi vật thể có những đặc
trưng riêng- vì vậy tác động nhận thức không
trực tiếp bằng các loại hình nghệ thuật khác
song sức gợi mở của nó lại hết sức dồi dào,
mạnh mẽ. Nó tác động vào liên tưởng con
người và khơi dậy những cảm nhận cụ thể về
màu sắc, đường nét, âm thanh, hình khối.
+ Thơ là họa: Họa có nghĩa là hội họa, đặc
trưng ngôn ngữ thơ giàu tính tạo hình, thơ có
thể gợi lên trong tâm trí người đọc những hình
ảnh, chi tiết sống động, chân thực như bản thân
sự sống vốn có, "thi trung hữu hoạ".
+ Thơ là nhạc: Nhạc là âm nhạc. Ngôn ngữ thơ
giàu nhạc tính. Tính nhạc của thơ thể hiện ở:
22


thể thơ, cách gieo vần, ngắt nhịp, thanh điệu,…
"thi trung hữu nhạc". Nhạc là cỗ xe chở hồn thi
phẩm (Hoàng Cầm).
+ Thơ còn là chạm khắc: Chạm khắc là điêu

khắc. Cũng vì tính tạo hình, ngôn ngữ thơ ca có
khả năng tạo dựng hình khối, đường nét sống
động, chân thực.
+ Một cách riêng: Phong cách nghệ thuật của
mỗi nhà thơ.
2.3 Tóm lại: Sóng Hồng đã khẳng định tính
chất kì diệu của thơ ca: thơ là thơ nhưng thơ
còn có màu sắc, đường nét của hội hoạ, thanh
âm của âm nhạc và hình khối của chạm khắc
(điêu khắc). Thơ cất tiếng nhờ nhạc, đẹp lên
nhờ hoạ và kiêu hãnh vì được thể hiện bằng nét
chạm khắc. Tuy nhiên, tất cả những biểu hiện
ấy phải được thể hiện theo “một cách riêng”
nghĩa là nhà thơ phải có phong cách nghệ thuật
độc đáo.
(Cũng như nhận xét của Biêlinxki "Bản thân
văn học là toàn bộ nghệ thuật" hay "Thơ là kết
tinh của cái đẹp trong mọi hình thức nghệ
thuật").

Hoạt
động 5:
Phân
tích bài
thơ
Tây
Tiến để
chứng
minh
cho ý

kiến

Ý phụ (tác giả, tác
phẩm), giáo viên gọi
1 học sinh đứng tại
chỗ trả lời ngắn gọn.
Học sinh được gọi
thực hiện yêu cầu.
Giáo viên nhận xét,
bổ sung nếu cần.
Các ý còn lại, giáo
viên giao nhiệm vụ
cho 4 nhóm.
Hướng dẫn học sinh
giải quyết vấn đề qua
hội thảo nhóm với kĩ
thuật hội chợ.
Nhóm 1: Chất thơ
trong Tây Tiến.

Phát triển năng lực sử dụng kiến thức, năng
lực trao đổi, năng lực hợp tác của học sinh.
3/ Chứng minh qua bài Tây Tiến:
3.1 Giới thiệu ngắn gọn về tác giả Quang
Dũng và bài thơ Tây Tiến.
- Tác giả: Quang Dũng là người nghệ sĩ đa tài.
Thơ Quang Dũng hồn hậu, phóng khoáng, lãng
mạn và hào hoa.
- Tác phẩm: Tây Tiến (1948) là bài thơ tiêu
biểu cho đời thơ Quang Dũng, thể hiện sâu sắc

phong cách nghệ thuật của nhà thơ. Bài thơ
đươc in trong tập Mây đầu ô. Xuyên suốt bài
thơ là nỗi nhớ: nỗi nhớ da diết về những người
động đội và những ngày tháng, những kỉ niệm
không thể nào quên của chính tác giả trong
đoàn quân Tây Tiến, gắn với vùng đất miền Tây
hùng vĩ, hiểm trở và thơ mộng. Nỗi nhớ ấy đã
đánh thức mọi ấn tượng, kí ức để kết tinh thành
những hình ảnh sống động.
23


Nhóm 2: Chất hoạ
trong Tây Tiến.
Nhóm 3: Chất nhạc
trong Tây Tiến.
Nhóm 4: Phong cách
riêng của Quang
Dũng qua Tây Tiến.
Sau khi xong nhiệm
vụ, các nhóm cử đại
diện đi tham khảo
các nhóm còn lại để
nhận thức đầy đủ cả
4 yêu cầu.
GV: Nhận xét, kết
luận.

Hoạt
động 6:

Hướng
dẫn
học
sinh

GV: Thảo luận nhóm
với kĩ thuật khăn trải
bàn. Cần đánh giá
những gì? Đánh giá
như thế nào? Ý kiến
của Sóng Hồng đem

3.2 Chất thơ của Tây Tiến:
+ Bài thơ thể hiện cảm xúc mãnh liệt của
Quang Dũng: nỗi nhớ đơn vị cũ, nhớ thiên
nhiên núi rừng, con người Tây Bắc.
+ Ngôn ngữ thơ hàm súc, đa nghĩa, có tính biểu
cảm cao.
3.3 Tây Tiến cũng là bài thơ giàu chất hoạ,
chất nhạc và điêu khắc:
+ Chất hoạ: Bức tranh thiên nhiên, núi rừng Tây
Bắc hùng vĩ, hoang sơ, bí ẩn, dữ dội, mà mĩ lệ
thơ mộng trữ tình. Nét vẽ gân guốc, khoẻ khoắn
tái hiện thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội,
hiểm trở hoang sơ. Nét vẽ nhẹ nhàng, nhoè mờ
kiểu tranh lụa lại làm hiện lên thiên nhiên Tây
Bắc thơ mộng, trữ tình, ấm áp (dẫn chứng).
+ Chất nhạc: phép đối, điệp âm, sử dụng từ láy,
cách ngắt nhịp, phối thanh Bằng – Trắc… =>
tạo nên giọng điệu gân guốc, mạnh mẽ khi nói

về con đường hành quân gập ghềnh, trắc trở;
giọng điệu êm đềm man mác khi nói về thiên
nhiên thơ mộng trữ tình; giọng thơ vui tươi,
khoẻ khoắn khi tái hiện kỉ niệm về tình quân
dân thắm thiết trong đêm liên hoan (dẫn
chứng).
+ Đường nét của điêu khắc: chạm khắc bức
tượng đài về người lính Tây Tiến sống động,
chân thực, mang vẻ đẹp lẫm liệt, kiêu hùng, hào
hoa, lãng mạn mà bi tráng (dẫn chứng).
3.4 Bài thơ Tây Tiến thể hiện phong cách
riêng, độc đáo của Quang Dũng: bút pháp
lãng mạn và tinh thần bi tráng, hồn thơ bay
bổng và ngôn ngữ sáng tạo, tinh tế, tài hoa.

Phát triển năng lực thưởng thức tác phẩm
thơ/cảm thu thẩm mĩ (năng lực đặc thù của
môn Ngữ văn), năng lực trao đổi, năng lực
xử lí thông tin của học sinh.
4/ Đánh giá chung
4.1 Ý kiến đúng đắn, có giá trị của Sóng Hồng
đã khẳng định sức sống và vẻ đẹp kì diệu của
thơ ca: đặc trưng của ngôn ngữ thơ (tính chính
xác, tính hình tượng, tính nhạc) khiến nó mang
trong mình đặc điểm của các loại hình nghệ
24


tổng
kết,

đánh
giá, tự
viết kết
bài cho
đề văn.

đến cho người nghệ
sĩ bài học sáng tạo
nào?
Từ việc trả lời những
câu hỏi đó, em hãy
viết một kết bài hoàn
chỉnh, sáng tạo và để
lại ấn tượng với
người đọc.

HS: - Mỗi học sinh
sẽ tự nhận thức và
thực hành viết đoạn
văn kết bài theo yêu
cầu của giáo vên.
- Một số em đọc
đoạn văn của mình
để cả lớp nghe, nhận
xét và rút kinh
nghiệm.

thuật khác.
4.2 Bài thơ Tây Tiến với vẻ đẹp kì diệu là minh
chứng rõ nét cho điều đó. Tác phẩm tiêu biểu

cho phong cách nghệ thuật Quang Dũng, xứng
đáng là một trong những thi phẩm xuất sắc của
nền thi ca cách mạng Việt Nam.
4.3 Để sáng tác được những bài thơ hay, nhà
thơ không chỉ cần cảm xúc mãnh liệt, chân
thành mà còn cần có tài năng trong việc sử
dụng từ ngữ, hình ảnh, thanh điệu, nhịp điệu
thật độc đáo để tạo được phong cách riêng của
mình. Mỗi độc giả cần phải là người đọc “đồng
sáng tạo” với nhà thơ.
Học sinh hoàn thành một kết bài sáng tạo và để
lại ấn tượng với người đọc.
Xin giới thiệu với các thầy cô kết bài của 1
em học sinh được tập thể lớp lựa chọn:
Tóm tại, thơ là kết quả của sự thăng hoa
cảm xúc, là sản phẩm tinh thần của nhà thơ.
Mỗi bài thơ là sự kết tinh vốn văn hoá, thể hiện
cái nhìn về cuộc đời và biểu hiện những trạng
thái xúc cảm của người sáng tác. Ngôn ngữ là
yếu tố đầu tiên của tác phẩm văn học. Trong sự
lao động của nhà thơ có sự lao động về ngôn
ngữ, trong sự giày vò của sáng tạo nghệ thuật
có sự giày vò về ngôn từ. Thành công của tác
phẩm một phần lớn là nhờ khả năng ngôn ngữ
của tác giả. Với các đặc trưng: tính chính xác,
tính hình tượng, tính tinh luyện, hàm súc kết
hợp với tính nhạc phong phú của tiếng Việt, thơ
là thơ đồng thời là hoạ, là nhạc, là chạm khắc
theo một cách riêng. Tuân thủ nghiêm ngặt
điều đó, với Tây Tiến, Quang Dũng trở thành

một trong những nhà thơ lưu danh hậu thế.
Cũng như vậy, mỗi nghệ sĩ trong sáng tạo cần
ghi nhớ: để sáng tác được những bài thơ hay,
nhà thơ không chỉ cần cảm xúc mãnh liệt, chân
thành mà còn cần có tài năng trong việc sử
dụng từ ngữ, hình ảnh, thanh điệu, nhịp điệu
thật độc đáo để tạo được phong cách riêng của
mình. Nếu Nhà thơ như con ong biến trăm hoa
thành mật ngọt/ Một mật ngọt thành đòi vạn
chuyến ong bay (Chế Lan Viên) thì mỗi độc giả
hãy là người đồng sáng tạo với nhà thơ, đừng
quên lời nhắc nhở của Phôntan:
25


×