Tải bản đầy đủ (.doc) (274 trang)

Phân tích tình hình tài chính tổng công ty công nghiệp mỏ việt bắc vinacomin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 274 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đ Ề TÀI:

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
CỦA TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP
MỎ VIỆT BẮC – VINACOMIN

SINH VIÊN THỰC HIỆN : ĐỖ THANH TÙNG
MÃ SINH VIÊN

: A17152

CHUYÊN NGÀNH

: TÀI CHÍNH

HÀ NỘI - 2013


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:



PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
CỦA TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP
MỎ VIỆT BẮC – VINACOMIN

Giáo viên hướng dẫn : Th.s Ngô Thị Quyên
Sinh viên thực tập

: Đỗ Thanh Tùng

Mã sinh viên

: A17152

Chuyên ngành

: Tài chính

HÀ NỘI - 2013


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, với tình cảm chân thành, em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy giáo, cô
giáo trường Đại Học Thăng Long, đặc biệt là Cô giáo Th.s Ngô Thị Quyên đã trực tiếp
hướng dẫn và chỉ bảo tận tình giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Em
cũng xin cảm ơn các thầy cô giáo giảng dạy trong nhà trường đã truyền đạt cho em rất
nhiều kiến thức bổ ích để thực hiện khóa luận và cũng như có được hành trang vững
chắc cho sự nghiệp trong tương lai.
Do giới hạn kiến thức và khả năng lý luận của bản thân còn nhiều thiếu sót và
hạn chế, kính mong sự chỉ dẫn và đóng góp của các thầy cô giáo để khóa luận của em

được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2013
Sinh viên
Đỗ Thanh Tùng


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
CỦA DOANH NGHIỆP
1
1.1 Khái niệm, mục tiêu, vai trò của phân tích tài chính doanh nghiệp

1

1.1.1 Khái niệm

1

1.1.2 Mục tiêu

1

1.1.3 Vai trò

2

1.2 Nguồn thông tin để phân tích tài chính doanh nghiệp

2


1.2.1 Thông tin bên ngoài doanh nghiệp

2

1.2.2 Thông tin liên quan đến tài chính doanh nghiệp

3

1.3 Các phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp

5

1.3.1 Phương pháp so sánh

5

1.3.2 Phương pháp Dupont

6

1.3.3 Phương pháp cân đối liên hệ

7

1.3.4 Phương pháp đồ thị

7

1.4 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp


8

1.4.1 Phân tích báo cáo tài chính

8

1.4.2 Phân tích các chỉ tiêu tài chính

8

1.4.3 Phân tích điểm hòa vốn

15

1.4.4 Phân tích đòn bẩy

17

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA TỔNG
CÔNG TY CÔNG NGHIỆP MỎ VIỆT BẮC – VINACOMIN
22
2.1 Tổng quan về Tổng công ty Công nghiệp mỏ Việt Bắc – Vinacomin
2.1.1 Lịch sử hình thành phát triển

22
22

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty Công nghiệp mỏ Việt Bắc – Vinacomin
24

2.2 Phân tích tình hình tài chính tại Tổng công ty Công nghiệp mỏ
Việt Bắc – Vinacomin giai đoạn 2010 – 2012
27
2.2.1 Phân tích báo cáo tài chính

27

2.2.2 Phân tích các chỉ tiêu tài chính

43

2.2.3 Phân tích điểm hòa vốn

58

2.2.4 Phân tích đòn bẩy

61


2.3 Đánh giá thực trạng tình hình tài chính của Tổng công ty Công nghiệp mỏ
Việt bắc – Vinacomin
65
2.3.1 Ưu điểm

65

2.3.2 Hạn chế

66



CHƯƠNG 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH
TÀI CHÍNH CỦA CỦA TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP MỎ
VIỆT BẮC – VINACOMIN
67
3.1 Định hướng phát triển của Tổng công ty Công nghiệp mỏ
Việt Bắc – Vinacomin trong thời gian tới
67
3.1.1 Định hướng phát triển

67

3.1.2 Mục tiêu chiến lược

67

3.2 Một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính của Tông công ty


Công nghiệp mỏ Việt Bắc - Vinacomin

67

3.2.1 Tiết kiệm chi phí

67

3.2.2 Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định


69

3.2.3 Nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên

70

PHỤ LỤC

73

DANH MỤC THAM KHẢO

74


DANH MỤC VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt

Tên đầy đủ

HS

Hiệu suất

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TSCĐ


Tài sản cố định

TSDH

Tài sản dài hạn

TSNH

Tài sản ngắn hạn

VCSH

Vốn chủ sở hữu


Thang Long University Library


DANH MỤC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ
Bảng 2.1. Bảng Báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn 2010 - 2012 ............................28
Bảng 2.2. Bảng cân đối kế toán giai đoạn 2010 - 2012.................................................32
Bảng 2.3. Vốn lưu động ròng và nhu cầu vốn lưu động ròng giai đoạn 2010 - 2012 ...37


Bảng 2.4. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giai đoạn 2010 - 2012........................................39
Bảng 2.5. Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) giai đoạn 2010 - 2012 ......................43
Bảng 2.6. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) giai đoạn 2010 - 2012...................44
Bảng 2.7. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản giai đoạn 2010 - 2012 ..................................45
Bảng 2.8. Mức độ ảnh hưởng của ROS và Hiệu suất sử dụng tài sản lên ROA giai đoạn
2010 - 2012 ............................................................................................................45

Bảng 2.9. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) giai đoạn 2010 - 2012 .............47
Bảng 2.10. Phân tích ROE theo mô hình Dupont giai đoạn 2010 - 2012 .....................47


Bảng 2.11. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán giai đoạn 2010 - 2012 .............49
Bảng 2.12. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn giai đoạn
2010 - 2012 ............................................................................................................51
Bảng 2.13. Các chỉ tiêu đánh giá chung về tình hình sử dụng tài sản ngắn hạn giai
đoạn 2010 - 2012 ...................................................................................................55
Bảng 2.14. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn giai đoạn
2010 - 2012 ............................................................................................................56


Bảng 2.15. Hiệu suất sử dụng TSCĐ giai đoạn 2010 - 2012 ........................................57
Bảng 2.16. Sản lượng hòa vốn giai đoạn 2010 - 2012 ..................................................59
Bảng 2.17. Sản lượng tiêu thụ và sản lượng hòa vốn giai đoạn 2010 – 2012 ...............60
Bảng 2.18. Mức độ sử dụng đòn bẩy hoạt động giai đoạn 2010 – 2012 .......................61
Bảng 2.19. Đòn bẩy hoạt động giai đoạn 2010 - 2012 ..................................................61
Bảng 2.20. Xu hướng thay đổi của độ bẩy hoạt động theo sản lượng giai đoạn
2010 – 2012 ...........................................................................................................62


Bảng 2.21. Mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính giai đoạn 2010 – 2012 .........................63
Bảng 2.22. Độ bẩy tài chính giai đoạn 2010 – 2012 .....................................................63
Bảng 2.23. Độ bẩy tổng hợp giai đoạn 2010 – 2012 .....................................................64
Bảng 2.24. Độ bẩy tổng hợp giai đoạn 2010 – 2012 .....................................................64
Bảng 3.1. Bảng tổng hợp các chi phí khác năm 2012 ...................................................68


Bảng 3.2. Chi phí sản xuất chung cố định năm 2012 ....................................................69

Biểu đồ 2.1. Biểu đồ thể hiện lợi nhuận giai đoạn 2010 - 2012 ....................................29
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu tài sản giai đoạn 2010 – 2012 .......................................................34
Biểu đồ 2.3. Cơ cấu tài sản giai đoạn 2010 - 2012........................................................35
Biểu đồ 2.4. So sánh nguồn vốn dài hạn và tài sản dài hạn giai đoạn 2010 - 2012 ......37
Đồ thị 1.1.Phân tích điểm hòa vốn ................................................................................16
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý ......................................................................25


Thang Long University Library


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Với mọi nền kinh tế, các doanh nghiệp đóng một vai trò vô cùng quan trọng để
thúc đẩy sự phát triển bền vững. Tại Việt Nam, môi trường kinh doanh ngày càng
được mở rộng, đặc biệt từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO,


đây là cơ hội lớn cho mỗi doanh nghiệp trên thị trường nâng cao vị thế, tối đa hóa lợi
nhuận. Tuy nhiên, việc mở rộng cũng chịu ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới có thể
gây ra những biến động không tốt đặc biệt trong thời gian gần đây. Chính vì vậy,
doanh nghiệp cần tích cực trong việc tìm ra hướng đi đúng đắn, tạo được sức mạnh
cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác, tạo được sự vững mạnh tài chính và đảm bảo
đời sống cho người lao động cũng như đảm bảo nghĩa vụ kinh tế đối với Nhà nước.
Từ đó, mọi doanh nghiệp muốn tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, muốn
thấy được những điểm yếu kém để đề khắc phục và nâng cao hiệu quả của hoạt động


sản xuất kinh doanh đều cần phải tiến hành phân tích tài chính dựa trên báo cáo tài
chính hàng năm. Thông qua việc phân tích tình hình tài chính, doanh nghiệp có thể rút

ra những kinh nghiệm quý báu, từ đó hạn chế được việc đưa ra những quyết định sai
lầm trong tương lai để hoàn thành mục tiêu của doanh nghiệp. Ngoài ra, những thông
tin từ việc phân tích tài chính còn được các nhà đầu tư hay các cơ quan quản lý nhà
nước sử dụng để nhằm có cái nhìn tổng quát nhất, đúng đắn nhất trước khi ra các quyết
định đầu tư hay những chính sách điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế.


Qua việc nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề phân tích tài chính trong
doanh nghiệp, em đã chọn “Phân tích tình hình tài chính của Tổng công ty Công
nghiệp mỏ Việt Bắc - Vinacomin” trong giai đoạn 2010-2012 làm đề tài khoá luận tốt
nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
 Mục tiêu tổng quát: Tổng hợp những kiến thức, lý thuyết đã tích lũy
được trong quá trình học tập để từ đó nghiên cứu, phân tích tình hình tài
chính của


một doanh nghiệp cụ thể trong thực tế.
 Mục tiêu cụ thể:
 Phân tích thực trạng tài chính của doanh nghiệp từ đó chỉ ra và giải thích
được những nguyên nhân về sự biến động tài chính giai đoạn 2010-2012
 Qua phân tích tình hình tài chính để chỉ ra những thuận lợi, khó khăn, ưu
điểm và hạn chế của doanh nghiệp


 Tìm hiểu, đề xuất một số biện pháp thay đổi, cải thiện tình hình tài chính
thích hợp cho doanh nghiệp.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu là tình hình tài chính, xu hướng tài chính doanh
nghiệp, cụ thể với doanh nghiệp thuộc lĩnh vực khai thác và sản xuất than.

 Phạm vi nghiên cứu: Khóa luận sẽ đi sâu phân tích tình hình tài chính
của Tổng công ty Công nghiệp mỏ Việt Bắc - Vinacomin giai đoạn 2010-2012
thông qua các báo cáo tài chính và một số chỉ tiêu tài chính của Công ty trong
giai đoạn này. Qua đó, ta sẽ có những đánh giá, cái nhìn tổng quát về sự cân
bằng tài chính, về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình sử dụng
tài sản – nguồn vốn,…
4. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng cơ sở lý thuyết về tài chính doanh nghiệp và phân tích tài
chính doanh nghiệp. Phương pháp nghiên cứu được thực hiện chủ yếu là các phương
pháp so sánh, phương pháp tỷ lệ, phân tích thống kê, phân tích Dupont…kết hợp với
những kiến thức đã học cùng với thông tin thu thập từ thực tế, mạng xã hội và các tài
liệu tham khảo khác…
5. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu chính của khóa luận được chia thành ba
chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về phân tích tài chính doanh nghiệp.
Chương 2: Phân tích tình hình tài chính tại Tổng công ty Công nghiệp mỏ Việt
Bắc – Vinacomin.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại Tổng công ty
Công nghiệp mỏ Việt Bắc – Vinacomin.

Thang Long University Library


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
CỦA DOANH NGHIỆP.
1.1 Khái niệm, mục tiêu, vai trò của phân tích tài chính doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm
Phân tích tài chính doanh nghiệp là việc ứng dụng các công cụ, phương pháp và



kĩ thuật phân tích đối với các báo cáo tài chính tổng hợp và dựa trên mối liên hệ giữa
các dữ liệu để đưa ra các kết luận chính xác, hữu ích trong phân tích hoạt động kinh
doanh. Phân tích tài chính còn là việc sử dụng các báo cáo tài chính để phân tích, đánh
giá năng lực, vị thế tài chính của doanh nghiệp, từ đó đưa ra kế hoạch sản xuất kinh
doanh phù hợp trong tương lai.
Như vậy, phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là việc xem xét đánh giá kết
quả của việc quản lý và điều hành tài chính của doanh nghiệp thông qua việc phân tích
bằng các phương pháp phù hợp các số liệu trên báo cáo tài chính, phân tích những gì


đã làm được, những gì chưa làm được và dự đoán, tiên liệu trước những gì sẽ xảy ra,
đồng thời tìm nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, để từ đó đưa ra các biện pháp nhằm tận
dụng phát huy các điểm mạnh và khắc phục các điểm yếu và nâng cao chất lượng quản
lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giúp người sử dụng thông tin đưa ra các
quyết định tài chính, quyết định quản lý phù hợp.
1.1.2 Mục tiêu
Phân tích tài chính là quá trình sử dụng các kỹ thuật phân tích thích hợp để xử lý


×