Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Giáo án Sinh học 12 bài 41: Diễn thế sinh thái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.6 KB, 2 trang )

Giáo án sinh học 12

THPT - Độc Lập
Tiết 47 - Bài 41: DIỄN THẾ SINH THÁI

I. Mục tiêu :
- Nêu được khái niệm diễn thế sinh thái
- Phân biệt được các loại diễn thế sinh thái
- Nêu được tầm quan trọng của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái
- Phát triển được năng lực tư duy lí thuyết cho hs
- Giáo dục học sinh lòng yêu thiên nhiên, biết bảo vệ môi trường sống, giáo dục học sinh tinh
thần đoàn kết
II. Phương tiện:
1. GV: GA, SGK ,SGV,H41.1; H41.2 và H41.3
2. HS : Học bài cũ và chuẩn bị bài mới
III. Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là một quần xã sv? Nêu sự khác nhau giữa quần xã sv và quần thể sinh vật?
- Các đặc trưng cơ bản của quần xã sv là gì?
2. Nội dung bài mới:
(đvđ): Nhắc lại các qui luật sinh thái cơ bản, từ đó vào bào dạy
Hoạt động của thầy và trò
*Hoạt động 1:
Tìm hiểu về khái niệm diễn thế sinh thái.
- GV: chia lớp thành các nhóm rồi yêu cầu các
nhóm nghiên cứa SGK và quan sát sơ đồ
H41.1; H41.2, mỗi nhóm hãy thực hiện các
nhiệm vụ sau:
+ Phân tích đặc điểm môi trường và đặc điểm
sinh vật trong 2 sơ đồ đó?
+ Lập sơ đồ diễn thế sinh thái?


+ Nêu khái niệm diễm thế sinh thái?
+ Đặc điểm môi trường:
● Giai đoạn tiên phong: Khí hậu khô, nóng, đất
không được che phủ......
● Giai đoạn giữa: Khí hậu mát và ẩm, chất
dinh dưỡng trong đất tăng dần....
● Giai đoạn cuối:
+ Đặc điểm sinh vật:
● Giai đoạn tiên phong:
● Giai đoạn giữa
●Giai đoạn cuối:
+ Sơ đồ diễm thế sinh thái
Môi trường1
Các quần thể 1
Môi trường 2

Các quần thể 2

Môi trường 3

Các quần thể 3

Nội dung
I - Khái niệm về diễn thế sinh thái

Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự
của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự
biến đổi của môi trường.



Giáo án sinh học 12

THPT - Độc Lập

HS : Nghiên cứu, trả lời
GV : Kết luận, bổ sung
Hoạt động 2:
Tìm hiểu các loại diễn thế sinh thái
GV: Yêu cầu hs nghiên cứu SGK và trả lời các
câu hỏi sau
- Trong tự nhiên có những hình thức diễn thế
sinh thái nào?
- Nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa các
loại diễn thế?

II- Các loại diễn thế sinh thái:
1. Diễn thế nguyên sinh:
- Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ
môi trường chưa có sinh vật.
+ Giai đoạn tiên phong: Hình thành quần xã
tiên phong
+ Giai đoạn giữa:giai đoạn hỗn hợp, gồm các
quần xã thay đổi tuần tự
+ Giai đoạn cuối: Hình thành qx ổn định
- Học sinh: Trả lời theo 2 ý sau:
2. Diễn thế thứ sinh:
+ Môi trường khởi đầu của diễn thế khác nhau - Diễn thế thứ sinh là diễn thế xuất hiện ở môi
như thế nào?
trường đã có một quần xã sv sống.
+ Quá trình diễn thế diễn ra qua các giai đoạn + Giai đoạn đầu: Giai đoạn qx ổn định

nào?
+ Giai đoạn giữa: Giai đoạn gồm các quần xã
HS : Nghiên cứu, trả lời
thay đổi tuần tự.
GV : Kết luận, bổ sung
+ Giai đoạn cuối: Hình thành quần xã ổn đinh
khác hoặc quần xã bị suy thoái.
Hoạt động 3:
Tìm hiểu nguyên nhân gây ra diễn thế.
GV :Nguyên nhân nào gây ra diễn thế sinh thái
HS : Nghiên cứu, trả lời
GV : Kết luận, bổ sung

III- Nguyên nhân gây ra diễn thế:
1. Nguyên nhân bên ngoài: Do tác động mạnh
mẽ của ngoại cảnh lên quần xã.
2. Nguyên nhân bên trong: sự cạnh trang gay
gắt giữa các loài trong quần xã

*Hoạt động 4:
Tiềm hiểu ý nghĩa của việc nghiên cứu diễn thế
sinh thái
GV: Yêu cầu hs nghiên cứu SGK và trả lời các
câu hỏi sau
- Việc nghiên cứu diễn thế đã mang lại lợi ích
gì cho đời sống con người ?
- Đối với các nhà nghiên cứu sinh học thì có ý
nghĩa gì?
HS : Nghiên cứu, trả lời
GV : Kết luận, bổ sung


IV- Tầm quan trọng của việc nghiên cứu
diễn thế sinh thái:
Nghiên cứu diễn thế sinh thái giúp chúng ta có
thể hiểu biết được các quy luật phát triển của
quần xã sv, dự đoán đước các quần xã tồn tại
trước đó và qx sẽ thay thế trong tương lai. từ đó
có thể chủ động xây dựng kế hoạch trong việc
bảo vệ và khai thác hợp lí các nguồn tài nguyên
thiên nhiên. Đồng thời, có thể kịp thời đề xuất
các biện pháp khắc phục những biến đổi bất lợi
của môi trường, sv và con người.

3. Củng cố và hướng dẫn về nhà :
* Củng cố : Sử dụng ô ghi nhớ và bài tập cuối bài
* Hướng dẫn về nhà : làm bài tập,học bài cũ và chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.



×