Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Đánh giá thực trạng kiến thức, kỹ năng nuôi con bằng sữa mẹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.43 KB, 26 trang )

SỞ Y TẾ HÀ NỘI
BỆNH VIỆN BẮC THĂNG LONG

BÁO CÁO KẾT QUẢ
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

Tên đề tài:

Đánh giá thực trạng kiến thức, kỹ năng nuôi con bằng sữa me
của các bà me đến sinh tại Bệnh viện Bắc Thăng Long
năm 2014

Chủ nhiệm: CN Bùi Thị Diên, CN Đào Thị Toan
CN Vũ Thị Hồng Lan, BS Nguyễn Thị Kiêu

Hà Nội, Tháng 10 năm 2014

1


MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..............................................................................................................4
Danh mục các bảng biểu......................................................................................................................5
ĐẶT VẤN ĐỀ.....................................................................................................................................6
I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................................................................8
1. Cơ chế sinh lý bài tiết sữa................................................................................................................8
2. Tầm quan trọng của sữa mẹ:............................................................................................................8
3. Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ:.......................................................................................10
4. Cách cho con bú:...........................................................................................................................11
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................13


Đối tượng nghiên cứu:.......................................................................................................................13
2.2

. Thiết kế nghiên cứu:...........................................................................................................13

2.3. Thời gian nghiên cứu:.................................................................................................................13
2.4. Công cụ nghiên cứu:...................................................................................................................13
2.6. Xử lý số liệu:...............................................................................................................................13
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..........................................................................................................14
3.1. Một số đặc điểm về nhóm đối tượng nghiên cứu:.....................................................................14
Bảng 1: Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu:...................................................................................14
3.2. Một số kiến thức cơ bản về nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ:...........................................15
Bảng 2. Hiểu biết lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ:...............................................................15
Bảng 3. Hiểu biết của các bà mẹ về lợi ích của sữa non:.................................................................16
Bảng 4. Hiểu biết của các bà mẹ về thời gian cho trẻ bú mẹ sau sinh:............................................16
Bảng 5: Nguồn kiến thức có được ở các bà mẹ:...............................................................................17
Bảng 6. Những bất lợi khi cho trẻ bú sữa nhân tạo:.........................................................................17
Bảng 7. Cách duy trì và tăng nguồn sữa mẹ:....................................................................................18
Bảng 8. Thời gian cai sữa tốt nhất:....................................................................................................18
Bảng 9. Hiểu biết về thời điểm cai sữa tốt nhất:...............................................................................18

2


3.3. Kỹ năng thực hành nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ sau sinh tại:....................................19
Bảng 10. Thời gian bắt đầu cho con bú sau sinh:.............................................................................19
Bảng 11: Số lần cho trẻ bú trong ngày:.............................................................................................20
Bảng 12. Cách chăm sóc vú và cho trẻ bú đúng:..............................................................................21
Bảng 13. Thực hành của các bà mẹ về tư thế cho trẻ bú:.................................................................21
IV. BÀN LUẬN.................................................................................................................................22

- Cách chăm sóc vú và cho trẻ bú đúng:..........................................................................................23
V. KẾT LUẬN...................................................................................................................................24
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................................24
Bệnh viện Bắc Thăng Long
…….

Phụ lục 1

Khoa: Sản

ID:

25

3


ĐẶT VẤN ĐỀ
Sữa mẹ là chất dinh dưỡng tự nhiên có chứa đủ các thành phần cần thiết cho
sự phát triển của trẻ. Ngoài ra trong sữa mẹ còn chứa các chất kháng thể giúp
cho trẻ có sức đề kháng trong thời gian bú mẹ, đảm bảo cho trẻ phát triển tốt cả
về thể chất lẫn tinh thần. Vì vậy nuôi con bằng sữa mẹ không những là một
phương pháp tự nhiên và đảm bảo an toàn cho trẻ mà còn là một phương pháp
thuận tiện, đơn giản, rẻ tiền hơn nhiều so với phương pháp nuôi con bằng sữa
nhân tạo. Với những lí do kể trên, Tổ chức y tế thế giới đã khuyến nghị nuôi con
hoàn toàn bằng sữa mẹ đến 6 tháng tuổi và tiếp tục cho con bú đến 24 tháng tuổi
hoặc lâu hơn.
Trong những năm gần đây, do nền kinh tế xã hội ngày càng phát triển, người
phụ nữ đã tham gia vào công tác xã hội, phải đi làm sớm, phải lo lắng đến sắc
đẹp của mình, bên cạnh đó, nhờ có sự phát triển về khoa học và công nghệ, các

hãng sữa trên thế giới đã cho ra đời nhiều loại sữa tràn ngập thị trường. Với nghệ
thuật tiếp thị chuyên nghiệp, hình thức quảng cáo hấp dẫn đã làm ảnh hưởng
không nhỏ tới nhận thức của các bà mẹ về nuôi con bằng sữa mẹ. Tình trạng lạm
dụng sữa bột hiện nay tương đối phổ biến.
Là người trực tiếp gần gũi chăm sóc người bệnh, người hộ sinh có ảnh
hưởng không nhỏ đến các bà mẹ trong nhận thức. Nên người hộ sinh cần hiểu
thấu đáo vấn đề nuôi con bằng sữa mẹ mới hoàn thành nhiệm vụ của mình đối
với việc chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh.
Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng kiến
thức, kỹ năng nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ đến sinh tại Bệnh viện Bắc

4


Thăng Long năm 2014” nhằm cung cấp, bổ sung kiến thức và thực hành về nuôi
con bằng sữa mẹ cho các sản phụ đến sinh tại Bện viện Bắc Thăng Long.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Khảo sát sự hiểu biết về nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ đến sinh tại
Khoa Sản Bệnh viện Bắc Thăng Long năm 2014.
2. Đánh giá kỹ năng thực hành về nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ đến
sinh tại Khoa Sản Bệnh viện Bắc Thăng Long năm 2014.

5


I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Cơ chế sinh lý bài tiết sữa
Sữa mẹ là chất dinh dưỡng để người mẹ nuôi con sau khi sinh. Sữa mẹ
được các tế bào tuyến vú tiết ra ngay từ khi người mẹ thụ thai dưới tác động của
các nội tiết tố và được tích luỹ trong các xoang sữa.

Sữa còn được bài tiết theo cơ chế phản xạ: Khi trẻ bú sẽ kích thích lên
núm vú tạo ra các xung động thần kinh đi từ núm vú truyền lên não bộ của người
mẹ kích thích vào tuyến yên. Những xung động thần kinh này kích thích tuyến
yên sản xuất ra Prolactin và Oxytoxin.
Prolactin là nội tiết tố của thuỳ trước tuyến yên, được sản xuất vào ban
đêm. Đến tuyến vú, Prolactin kích thích các tế bào của tuyến vú tiết ra sữa. Sữa
tiết ra được chứa trong hệ thống các xoang và ống sữa.
Trong khi đó, Oxytoxin cũng là một nội tiết tố tiết ra từ thuỳ sau tuyến yên
có tác dụng làm co các cơ xung quanh tế bào bài tiết sữa để đẩy sữa từ các nang
sữa vào ống dẫn sữa và tập chung ở các xoang sữa.
Khi trẻ bú tạo ra áp lực âm ở trong khoang miệng, khi đó sữa từ các
khoang chứa chẩy theo ống sữa ra núm vú và chẩy vào khoang miệng của trẻ.
Hiện tượng trẻ bú sữa là một phản xạ tự nhiên mang tính bẩm sinh di truyền.
Việc trẻ bú mẹ có vai trò hết sức quan trọng cho việc duy trì sự tiết sữa của
người mẹ. Nếu người mẹ không cho con bú có thể mất sữa sau khi sinh trong
một thời gian ngắn.
2. Tầm quan trọng của sữa me:
Sữa mẹ bài tiết trong 2-3 ngày đầu sau đẻ được gọi là sữa non , :(1)
 Đặc tính:
- Nhiều kháng thể.
6


- Nhiều tế bào bạch cầu.
- Tác dụng sổ.
- Có các yếu tố phát triển.
- Nhiều vitamin A.


Tầm quan trọng:

- Bảo vệ trẻ chống lại nhiễm khuẩn, dị ứng.
- Tống phân xu, ngăn chặn vàng da.
- Giúp cho ruột trưởng thành, phòng chống dị ứng và không dung nạp
các thức ăn khác.
- Giảm sự nguy hiểm của các bệnh nhiễm khuẩn, phòng bệnh khô
mắt.
Tuy lượng sữa non tiết ra ít, nhưng thoả mãn nhu cầu của trẻ mới đẻ. Sau

khi bú sữa non, phân su được tống ra nhanh hơn do có tác dụng nhuận tràng nhẹ
và rất có ý nghĩa chống lại hiện tượng vàng da sinh lý sau đẻ.
 Sữa me là chất dinh dưỡng hoàn hảo, dễ tiêu hoá và dễ hấp thu:
- Protein trong sữa mẹ tuy ít hơn trong sữa bò nhưng có đủ các acid amin
cần thiết. Protein sữa mẹ chủ yếu là nước sữa, dễ tiêu hoá.
- Lipit sữa mẹ có những acid béo như acid linoleic, acid linoleic cần thiết
cho sự phát triển của não, mắt và sức bền thành mạch. Thành phần Lipit
sữa mẹ chủ yếu là các acid béo không no và có men lipase nên dễ tiêu hoá.
- Lactose có nhiều trong sữa mẹ, cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể.
Một số lactose vào ruột chuyển hoá thành acid lactic giúp cho sự hấp thụ
calci và các muối khoáng.
- Vitamin A có nhiều trong sữa mẹ, khi trẻ bú sẽ phòng được bệnh khô mắt
do thiếu vitamin A.
7


- Muối khoáng: Calci trong sữa mẹ có tỉ lệ thích hợp, dễ hấp thu, thoả mãn
nhu cầu của trẻ nên trẻ ít bị bệnh còi xương. Sắt trong sữa mẹ cũng dễ hấp
thu nên trẻ bú mẹ ít bị bệnh thiếu máu, thiếu sắt.
 Sữa me có các chất kháng khuẩn:
- Sữa mẹ vô khuẩn, trẻ bú trực tiếp ngay, vi khuẩn không có điều kiện phát
triển nên trẻ ít bị tiêu chảy.

- Sữa mẹ có nhiều IgA tiết, nhất là trong sữa non. IgA tiết thường không hấp
thụ mà ở lại hoạt động trong lòng ruột non để chống lại một số vi khuẩn
như E. Coli và virus.
- Sữa mẹ có lactoferin có tác dụng kìm khuẩn: không cho các vi khuẩn cần
sắt phát triển.
- Sữa mẹ có lysozyn với hàm lượng rất cao, có tác dụng diệt vi khuẩn và
virus...
Do sữa mẹ có đặc tính kháng khuẩn, nên tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong
của trẻ bú mẹ thấp hơn trẻ nuôi nhân tạo.
3. Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa me:
Các nghiên cứu về sữa mẹ đều khẳng định rằng sữa mẹ là chất dinh dưỡng
hoàn hảo đối với trẻ nhỏ. Sữa mẹ vừa dễ hấp thu lại dễ tiêu hoá. Mặt khác sữa
mẹ chứa nhiều các chất miễn dịch giúp trẻ bú mẹ có sức đề kháng với một số
bệnh trong thời gian đầu đời nhất là trong vòng 6 tháng đầu.
Tất cả các thành phần có trong sữa mẹ đều không gây dị ứng cho trẻ vì
vậy bú mẹ là sự đảm bảo an toàn cho trẻ tránh được các tác nhân có thể gây dị
ứng qua đường tiêu hoá.
Dưới góc độ tâm lý, trẻ bú mẹ sẽ tạo được mối quan hệ gần gũi yêu
thương của người mẹ với con, hình thành tình mẫu tử. Nhiều tài liệu nghiên cứu
8


cho rằng tình mẫu tử hình thành sớm có thể giúp người mẹ tránh được các rối
loạn tâm lý sau sinh như trầm cảm, lo âu....
Trên phương diện kế hoạch hoá gia đình nuôi con bằng sữa mẹ còn là một
biện pháp tránh thai hữu hiệu: Trong thời gian cho trẻ bú, cơ thể người mẹ sẩy ra
hiện tượng ức chế sự rụng trứng như vậy giảm nguy cơ có thai ngoài ý muốn
sớm.
So với việc nuôi con bằng sữa ngoài, nuôi con bằng sữa mẹ là phương
pháp đơn giản, thuận tiện mà bất kỳ người mẹ nào cũng có thể thực hiện được.

Khi nuôi con bằng sữa mẹ người mẹ không phải pha chế, không phải mất thời
gian mua bán và đồng thời cũng không phải mất nhiều tiền để mua sữa.
4. Cách cho con bú:
- Cho trẻ bú càng sớm càng tốt, bú ngay sau khi đẻ trong vòng nửa giờ đầu.
Cho trẻ bú sớm sẽ tận dụng sớm được sữa non, động tác mút vú sẽ kích
thích tuyến yên tiết oxytocin và prolactin giúp tử cung của mẹ co hồi tốt
hơn, tránh được băng huyết sau đẻ.
- Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn đến 06 tháng tuổi. Sữa mẹ là thức ăn duy
nhất, không cho ăn thêm bất cứ loại thức ăn nào khác kể cả nước hoa quả,
nước cháo... Cho trẻ bú theo nhu cầu, cho bú cả ngày lẫn đêm.
- Khi cho trẻ bú phải:
+ Lau sạch đầu vú trước khi cho con bú.
+ Bế trẻ nằm ở tư thế thoải mái.
+ Đầu và thân trẻ nằm trên một đường thẳng.
+ Mặt trẻ quay vào vú, mũi trẻ đối diện với núm vú.
+ Bế trẻ áp sát vào người mẹ.
+ Bà mẹ đỡ cả đầu, vai và mông của trẻ.
9


+ Bà mẹ nâng vú bằng tay để đưa vú vào miệng trẻ.
+ Những dấu hiệu chứng tỏ việc ngậm bắt vú tốt:
 Miệng trẻ mở rộng, ngậm sâu vào quầng vú.
 Môi dưới hướng ra ngoài.
 Lưỡi chụm quanh bầu vú.
 Má chụm tròn.
 Quầng vú để lộ ra nhiều hơn ở phía trên miệng trẻ.
 Trẻ mút chậm, sâu, có nhịp nghỉ khi nuốt.
 Có thể nhìn hoặc nghe thấy trẻ nuốt.
+ Cho trẻ bú hết bầu vú bên này rồi mới chuyển sang vú bên kia.

+ Khi trẻ bú xong, nên vắt hết sữa còn lại trong bầu vú.
+ Thời gian mỗi lần bú từ 15-20 phút. Không nên quá lâu làm mất sức
của trẻ.
+ Sau khi trẻ bú xong nên bế trẻ nằm yên ở tư thế cao đầu trong vòng
5-10 phút để trẻ có thể ợ hơi, tránh được nôn, trớ và sặc sữa.
Bà mẹ cho con bú đúng tư thế là rất quan trọng, đóng góp một phần không nhỏ
vào việc nuôi con bằng sữa mẹ thành công.

10


II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu:
Toàn bộ bà mẹ đến sinh tại Khoa Sản trong quý II- III năm 2014 ( dự kiến
300 bà mẹ).
Tiêu chuẩn loại trừ:
 Những bà mẹ không hợp tác nghiên cứu.
 Những bà mẹ đang đau vì chuyển dạ.
 Có bệnh lý của mẹ.
2.2. Thiết kế nghiên cứu:
* Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang.
2.3. Thời gian nghiên cứu:
Từ tháng 01/2014 đến tháng 10/2014
2.4. Công cụ nghiên cứu:
 Phiếu khảo sát ( phụ lục 1).
 Phiếu quan sát ( phụ lục 2 ).
2.5. Phương pháp thu thập số liệu:
- Phỏng vấn trực tiếp các bà mẹ ngay sau khi vào khoa điều trị.
- Quan sát bà mẹ ngay sau sinh về việc cho con bú.
2.6. Xử lý số liệu:

Nhập và xử lý số liệu trong phần mền SPSS 16.0

11


III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Một số đặc điểm về nhóm đối tượng nghiên cứu:
Bảng 1: Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu:
Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

Số lượng

Tỷ lệ %

< 20

23

7.7

20 - <35

249

83

≥ 35

28


9.3

Nông thôn

271

90.3

Thành thị

29

9.7

Phổ thông cơ sở

32

10.7

Phổ thông trung học

176

58.7

Cao đẳng, Đại học
Khác
Làm ruộng


86
6
135

28.7
2.0
45

Công nhân, viên chức

144

48

Buôn bán
Khác
1

3
18
97

1.0
6.0
32.3

2

156


52

 3

47

15.7

Tuổi

Nơi cư trú

Học vấn

Nghề nghiệp

Số lần sinh con

12


Nhận xét: Đa số sản phụ sinh con trong độ tuổi 20- < 35 tuổi. Nơi cư trú ở nông
thôn 90.3%. Trình độ học vấn 58.7% tốt nghiệp trung học phổ thông. Nghề
nghiệp làm ruộng 45%. Số lần sản phụ sinh con lần 1- 2 chiếm 84.3%.
3.2. Một số kiến thức cơ bản về nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ:
Biểu đồ 1: Tỷ lệ sản phụ hiểu biết về lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ:

KHÔNG; 2.3

CÓ ; 97.7


Nhận xét: Hầu hết sản phụ hiểu biết về lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ.
Bảng 2. Hiểu biết lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ:
Hiểu biết
Số lượng (n=293)
Tỷ lệ %
Lợi ích cho con
240
81.9
Lợi ích cho mẹ
183
62.5
Lợi ích về kinh tế
246
84
Tăng tình cảm mẹ con
202
68.9
Lợi ích khác
11
3.8
Nhận xét: Tỷ lệ hiểu biết lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ: cho con:81,9%;
cho mẹ: 62.5%; kinh tế: 84%; tăng tình cảm mẹ con: 68.9%; lợi ích khác: 3.8%.

13


Bảng 3. Hiểu biết của các bà mẹ về lợi ích của sữa non:
Hiểu biết
Số


Tỷ lệ %

lượng(n=300)
Giúp trẻ chống lại nhiễm khuẩn dị ứng
258
86
Tống phân xu, ngăn chặn vàng da
160
53.3
Giúp cho ruột trưởng thành
125
41.7
Phòng bệnh khô mắt
176
58.7
Giảm sự nguy hiểm của các bệnh nhiễm khuẩn
192
64
Tổng số
300
100
Nhận xét: Tỷ lệ hiểu biết lợi ích cả sữa non: Chống lại nhiễm khuẩn dị ứng 86%;
tống phân xu, ngăn chặn vàng da 53.3%; giúp cho ruột trưởng thành 41.7%;
phòng bệnh khô mắt: 58.7%; Giảm sự nguy hiểm của các bệnh nhiễm khuẩn:
64%.
Bảng 4. Hiểu biết của các bà mẹ về thời gian cho trẻ bú mẹ sau sinh:
Hiểu biết
Số lượng(n=300)
Tỷ lệ %

Ngay sau khi sinh

78

26

30 phút đầu

92

30.7

Trong 1 giờ đầu

109

36.3

21

7

≥ 4 giờ

Tổng số
300
100
Nhận xét: Thời gian sản phụ cho trẻ bú mẹ ngay sau khi sinh: 26%.

Bảng 5: Nguồn kiến thức có được ở các bà mẹ:

Hiểu biết
Số lượng(n=300)
Tự tìm hiểu
146
Thông tin đại chúng
153
Gia đình
143
Cán bộ y tế
168

Tỷ lệ %
48.7
51
47.7
56
14


Nhận xét: Kiến thức về NCBSM có được ở các bà mẹ từ: thông tin đại chúng
51%; tự tìm hiểu 48.7%; gia đình: 47.7%; cán bộ y tế: 56%.

Bảng 6. Những bất lợi khi cho trẻ bú sữa nhân tạo:
Hiểu biết
Số lượng(n=300)
Không thuận tiện
227
Tốn kém hơn sữa mẹ
245
Trẻ bỏ sữa mẹ

152
Gây tiêu chảy, khó hấp thu
208
Mất thời gian
108

Tỷ lệ %
75.7
81.7
50.7
69.3
36

Nhận xét: Bất lợi khi cho trẻ bú sữa nhân tạo: 75.7% không thuận tiện; 81.7%
tốn kém hơn sữa mẹ; 50.7% trẻ bỏ sữa mẹ; 69.3% gây tiêu chảy, khó hấp thu;
36% mất thời gian.

Bảng 7. Cách duy trì và tăng nguồn sữa mẹ:
Hiểu biết
Số lượng(n=300)
Ăn đủ chất, uống đủ nước
276
Ngủ đủ giấc, vui vẻ tránh stress
242
Cho bú nhiều nhất vào ban đêm
122
Vắt hết sữa còn lại sau bữa bú
180
Bú theo nhu cầu của trẻ
210


Tỷ lệ %
92
80.7
40.7
60
70

Nhận xét: Hầu hết sản phụ biết cách duy trì và tăng nguồn sữa mẹ. Còn 40.7%
cho bú nhiều nhất vào ban đêm.
15


Bảng 8. Thời gian cai sữa tốt nhất:
Hiểu biết

Số lượng(n=300)

Tỷ lệ %

< 6 tháng

2

0.7

6 - 18 tháng

12


4

> 18 - 24 tháng

198

66

> 24 tháng

88

29.3

Tổng số

300

100

Nhận xét: Tỷ lệ cai sữa >18- 24 tháng 66%.
Bảng 9. Hiểu biết về thời điểm cai sữa tốt nhất:
Hiểu biết
Số lượng(n=300)
Khi trẻ khoẻ mạnh
217
Khi trẻ đang ốm
2
Khi trẻ đủ thời gian theo dự định
81

Tổng số
300
Nhận xét: 72.3% cai sữa khi trẻ khỏe mạnh.

Tỷ lệ %
72.3
0.7
27
100

Biểu đồ 2: Tỷ lệ sản phụ ăn kiêng trong thời gian nuôi con bú:
Có; 10.00%

Không; 90.00%

16


Nhận xét: Hầu hết sản phụ không ăn kiêng trong thời gian nuôi con bú.

3.3. Kỹ năng thực hành nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ sau sinh tại:
Bảng 10. Thời gian bắt đầu cho con bú sau sinh:
Thời gian
Số lượng(n=300)
≤ 30 phút đầu
111
1 giờ đầu
89
2- 3 giờ
49

> 4 giờ
51
Tổng số
300
Nhận xét: 37% sản phụ bắt đầu cho con bú sau sinh.

Bảng 11: Số lần cho trẻ bú trong ngày:
Số lần
Số lượng(n=300)
< 4 lần
2
5 – 7 lần
13
8 – 10 lần
143
Bú theo nhu cầu
142
Tổng số

300

Tỷ lệ %
37
29.7
16.3
17
100

Tỷ lệ %
0.7

4.3
47.7
47.3
100

Nhận xét: 47.3% cho trẻ bú theo chu cầu.
Biểu đồ 3: Tỷ lệ sản phụ cho con ăn sữa nhân tạo:

17


Không; 15.00%

Có; 85.00%

Nhận xét: Hầu hết sản phụ cho trẻ ăn sữa nhân tạo.

Bảng 12. Cách chăm sóc vú và cho trẻ bú đúng:
Phương pháp
Số lượng(n=300)
Lau vú sạch:
- Trước khi trẻ bú.
- Sau khi cho trẻ bú.
Cho trẻ bú đều 2 vú một bữa
Bú hết vú này rồi chuyển vú kia
Vắt hết sữa còn lại ở vú sau khi trẻ bú

Tỷ lệ %

233


77.7

147
187
242
228

49
62.3
80.7
76

Nhận xét: Tỷ lệ lau sạch vú trước khi cho trẻ bú: 77.7%; sau khi cho trẻ bú:49%.
Cho trẻ bú đều 2 vú một bữa: 62.3%. Bú hết vú này rồi chuyển vú kia: 80.7%.
Vắt hết sữa còn lại ở vú sau khi trẻ bú: 76%.

18


Bảng 13. Thực hành của các bà mẹ về tư thế cho trẻ bú:
Tư thế cho trẻ bú
Số lượng(n=300)
Bế trẻ nằm ở tư thế thoải mái
290
Đầu và thân trẻ nằm trên một đường thẳng
286
Mặt trẻ quay vào vú, miệng đối diện núm vú
272
Thân trẻ sát vào mẹ, mẹ đỡ đầu và mông trẻ

257

Tỷ lệ %
96.7
95.3
90.7
85.7

Nhận xét: 96.7% Bế trẻ nằm ở tư thế thoải mái; 95.3% Đầu và thân trẻ nằm trên
một đường thẳng; 90.7% Mặt trẻ quay vào vú, miệng đối diện núm vú; 85.7%
Thân trẻ sát vào mẹ, mẹ đỡ đầu và mông trẻ.
IV. BÀN LUẬN
Qua khảo sát 300 sản phụ chúng tôi nhận thấy:
4.1.Đối tượng nghiên cứu:
- Tuổi: 83% số bà mẹ sinh đẻ trong độ tuổi tốt nhất 20- <35 tuổi; 7.7% số bà mẹ
còn trẻ < 20 tuổi, những bà mẹ này chưa có đầy đủ kinh nghiệm trong việc nuôi
con; còn lạ 9.3% bà mẹ ≥ 35 tuổi, các bà mẹ này tuy có kinh nghiệm nuôi con
nhưng là độ tuổi khuyến khích không nên sinh con.
- Nghề nghiệp: 48% thuộc nhóm công nhân, viên chức , những bà mẹ này có thời
gian nghỉ ngơi sau sinh hợp lý, có điều kiện cho con bú thường xuyên. 45%
thuộc nhóm làm ruộng, 1% thuộc nhóm buôn bán, 6% thuộc nhóm khác. Những
bà mẹ thuộc các nhóm này do còn bận với công việc nên việc NCBSM bị ảnh
hưởng.
- Về trình độ học vấn: 10.7% có trình độ trung học cơ sở, nhận thức về NCBSM
của đối tượng này dễ bị ảnh hưởng của môi trường và xã hội.Còn lại 58.7% có
trình độ tru
ng học phổ thông. 28.7% có trình độ cao đẳng, đại học. 2% đối tượng khác.
-Nơi cư trú: đa phần sản phụ ở khu vục nông thôn 90.3%, những bà mẹ này dễ
bị ảnh hưởng bởi phong tục tập quán của địa phương.
19



- Về số lần sinh: Tỷ lệ bà mẹ sinh 1- 2 con cao chiếm 84.3%, phù hợp với luật
pháp của đất nước. 15.7% bà mẹ sinh con lần 3 trở lên.
4.2. Kiến thức cơ bản của các bà mẹ về NCBSM:
- 97.7% sản phụ hiểu biết về lợi ích của việc NCBSM và 2.3% là không biết.
- Hiểu biết lợi ích của việc NCBSM: cho con:81,9%; cho mẹ: 62.5%; kinh tế:
84%; tăng tình cảm mẹ con: 68.9%; lợi ích khác: 3.8%.
- Hiểu biết của các bà mẹ về lợi ích của sữa non: Chống lại nhiễm khuẩn dị ứng
86%; tống phân xu, ngăn chặn vàng da 53.3%; giúp cho ruột trưởng thành
41.7%; phòng bệnh khô mắt: 58.7%; Giảm sự nguy hiểm của các bệnh nhiễm
khuẩn: 64%.
- 26% sản phụ cho trẻ bú mẹ ngay sau khi sinh.
- Nguồn kiến thức có được ở các bà mẹ: 51% thông tin đại chúng; 48.7% tự tìm
hiểu; 47.7% gia đình; 56% cán bộ y tế.
- Những bất lợi khi cho trẻ bú sữa nhân tạo: 75.7% không thuận tiện; 81.7% tốn
kém hơn sữa mẹ; 50.7% trẻ bỏ sữa mẹ; 69.3% gây tiêu chảy, khó hấp thu; 36%
mất thời gian.
- Hầu hết sản phụ biết cách duy trì và tăng nguồn sữa mẹ. Còn 40.7% cho bú
nhiều nhất vào ban đêm.
- 66% bà mẹ cho rằng thời gian cai sữa tốt nhất là >18- 24 tháng.
- 72.3% bà mẹ cho rằng cai sữa khi trẻ khỏe mạnh.
- Hầu hết sản phụ không ăn kiêng trong thời gian nuôi con bú.
4.3. Kỹ năng thực hành nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ sau sinh:
- 37% sản phụ bắt đầu cho con bú sau sinh.
- 47.3% cho trẻ bú theo chu cầu.
20


- Hầu hết sản phụ cho trẻ ăn sữa nhân tạo.

- Cách chăm sóc vú và cho trẻ bú đúng:
+ 77.7% Lau sạch vú trước khi cho trẻ bú; 49% sau khi cho trẻ bú.
+ 62.3% cho trẻ bú đều 2 vú một bữa. 80.7% bú hết vú này rồi chuyển vú kia.
76% vắt hết sữa còn lại ở vú sau khi trẻ bú.
- 96.7% Bế trẻ nằm ở tư thế thoải mái; 95.3% Đầu và thân trẻ nằm trên một
đường thẳng; 90.7% Mặt trẻ quay vào vú, miệng đối diện núm vú; 85.7% Thân
trẻ sát vào mẹ, mẹ đỡ đầu và mông trẻ.
KẾT LUẬN
Qua kết quả nghiên cứu chúng tôi nhận thấy: đa số sản phụ có kiến thức về
NCBSM nhưng vẫn còn những sản phụ hiểu biết chưa đầy đủ.
Tuy nhiên phần kỹ năng thực hành của các bà mẹ về NCBSM còn chưa đạt kết
quả cao, đa số sản phụ cho còn con ăn sữa nhân tạo.
KIẾN NGHỊ
- Tăng cường tư vấn cho bà mẹ về NCBSM trong thời gian sản sản phụ đến
khám và điều trị tại khoa.
- Phát tờ rơi cho bà mẹ về hướng dẫn cách NCBSM.

21


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y Tế (2003 ), Khóa học về tham vấn nuôi con bằng sữa mẹ, Hà Nội.
2.

ĐH Điều dưỡng Nam Định, Điều dưỡng Nhi Khoa ( 2012- 2013), Nam

Định.
3. Bộ Y Tế, Điều dưỡng Nhi.
4. Bộ Y Tế (2003 ), Hướng dẫn chuẩn quốc gia về các dịch vụCSSKSS.


22


Bệnh viện Bắc Thăng Long
Khoa: Sản

Phụ lục 1
ID:…….

Mẫu phiếu khảo sát
I. Thông tin cá nhân:
Họ và tên:…………………………………. …………………....Tuổi………….
Nghề nghiệp: 1. Nông dân
Trình độ văn hoá:

1. THCS

Nơi cư trú:

1. Nông thôn

Số lần sinh:

1. Lần 1

2. Công nhân, viên chức
2. THPT

3. Buôn bán


3.Caođẳng/ Đại học

4. Khác

4. Khác

2. Thành thị
2. Lần 2

3. Lần 3

II. Kiền thức về nuôi con bằng sữa me:
Câu 1. Theo chị việc nuôi con bằng sữa mẹ có lợi ích không?
1. Có

2. Không

Nếu có thì lợi ích nào dưới đây:
1. Cho con

3. Tăng tình cảm mẹ con

2. Cho mẹ

4. Lợi ích về kinh tế

5. Khác
23



Câu 2. Chị có biết tầm quan trọng của sữa non không?
1.Giúp trẻ chống lại nhiễm khuẩn dị ứng
2. Tống phân xu, ngăn chặn vằng da
3. Giúp cho ruột trưởng thành
4. Phòng bệnh khô mắt
5. Giảm sự nguy hiểm của các bệnh nhiễm khuẩn
Câu 3. Theo chị sau khi sinh bao lâu thì cho cháu bú là tốt nhất?
1. Ngay sau khi sinh

3. Trong 1h đầu

2. 30 phút đầu

4.



4h

Câu 4. Các thông tin về lợi ích của sữa mẹ chị có từ đâu?
1. Tự tìm hiểu

3. Thông tin đại chúng

2. Gia đình

4. Cán bộ y tế

Câu5. Theo chị việc cho trẻ bú sữa nhân tạo có những bất lợi gì?
1. Không thuận tiện


3. Trẻ bỏ sữa mẹ

2. Gây tiêu chảy, khó hấp thu

4. Tốn kém

5. Mất thời gian

Câu 5. Theo chị để có nhiều sữa cho con bú thì có những cách nào?
1. Ăn đủ chất, uống đủ nước

4. Ngủ đủ giấc, vui vẻ tránh stress

2. Cho bú nhiều nhất vào ban đêm

5. Vắt hết sữa còn lại sau bữa bú

3. Bú theo nhu cầu của trẻ
Câu 6. Chị có biết thời gian cai sữa trẻ là tốt nhất không?
1. < 6 tháng

2. 6 - 18 tháng

3. > 18-24 tháng

4. >24 tháng

Câu 7. Theo chị cai sữa trẻ tốt nhất là khi nào?
24



1. Khi trẻ khoẻ mạnh

2. Khi trẻ đang ốm

3. Khi trẻ đủ thời gian theo dự định
Câu 8. Trong thời gian cho con bú, có cần phải kiêng loại thức ăn nào không?
1. Có

2. Không

Nếu có là: .............................................................................................
...............................................................................................................
Ngày
Người giám sát

tháng

năm 2014

Người phỏng vấn

Bệnh viện Bắc Thăng Long

Phụ lục

2
Khoa: Sản


ID:…….

Mẫu phiếu quan sát
TT

Nội dung quan sát

4

Sau sinh bao lâu sản phụ cho con bú sữa mẹ?
 ≤ 30 phút đầu
 1 giờ đầu
 2-3 giờ
 > 4 giờ
Mỗi ngày sản phụ cho con bú mấy lần?
 < 4 lần
 5 – 7 lần
 8 – 10 lần
 Bú theo nhu cầu
Ngoài bú sữa mẹ, sản phụ có cho con bú sữa khác
không?
SP có lau vú sạch trước khi bé bú không?

5

SP có lau vú sạch sau khi bé bú không?

6
7


SP có cho bé bú đều 2 vú một bữa?
SP có cho trẻ bú hết vú này rồi chuyển vú kia?

1

2

3



Không

Ghi chú

25


×