Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

danh gia hien trang moi truong da nang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (732.07 KB, 83 trang )

MỤC LỤC
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
Các chữ viết tắt
Lời mở đầu
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 Sự cần thiết của Đề án .............................................................................. 9
1.2 Mục tiêu của đề án.................................................................................. 10
1.3 Nội dung và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 10
1.4 Phương pháp luận nghiên cứu .............................................................. 10
1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................. 10
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1 Điều kiện tự nhiên .................................................................................. 11
2.1.1 Vị trí địa lý ....................................................................................... 11
2.1.2 Địa hình ............................................................................................ 11
2.1.3 Khí hậu ............................................................................................. 11
2.2 Điều kiện xã hội ...................................................................................... 12
2.2.1 Dân số .............................................................................................. 12
2.2.2 Tình hình phát triển kinh tế.............................................................. 14
2.3 Hiện trạng tài nguyên thành phố Đà Nẵng .......................................... 18
2.3.1Tài nguyên khoáng sản ..................................................................... 18
2.3.2 Tài nguyên rừng ............................................................................... 19
2.3.3 Tài nguyên nước .............................................................................. 20
2.3.4 Tài nguyên đất ............................................................................... 221
2.4 Cơ sở hạ tầng .......................................................................................... 22
CHƯƠNG 3
HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
3.1 Hiện trạng môi trường nước ................................................................. 27
3.1.1Chất lượng môi trường nước mặt và nước dưới đất ........................ 27


3.1.2 Chất lượng nước sông ...................................................................... 27
3.1.3 Chất lượng nước hồ ......................................................................... 28
3.1.4 Hiện trạng hệ thống cấpnước ................................................................. 29
3.1.5 Tình hình cấp, thốt nước và sử dụng nước sạch ............................ 29
3.2 Hiện trạng mơi trường khơng khí và tiếng ồn ..................................... 31
3.2.1 Chương trình quan trắc mơi trường khơng khí ................................ 31
3.3 Hiện trạng chất thải rắn ........................................................................ 34
1


3.3.1 Hiện trạng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn ................... 35
3.3.2 Công nghệ Xử lý chất thải rắn của thành phố Đà Nẵng .................. 39
3.3.3 Công nghệ xử lý nước rác rỉ ............................................................ 39

CHƯƠNG 4
MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2010-2015
4.1 Những nhiệm vụ chủ yếu và kế hoạch thực hiện đến 2010 - 2015 ..... 41
4.1.1 Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội ............... 41
4.2 Mục tiêu ................................................................................................... 41
4.2.1 Mục tiêu phát triển xã hội ............................................................... 42
4.2.2 Mục tiêu phát triển kinh tế .............................................................. 43
4.3 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng .............. 43
4.4 Phát triển các ngành và lãnh vực kinh tế-xã hội ............................... 44
4.4.1 Công nghiệp ..................................................................................... 44
4.4.2 Thương mại ...................................................................................... 44
4.4.3 Du lịch .............................................................................................. 44
4.4.4 Dịch vụ ............................................................................................. 45
4.4.5 Thuỷ sản, nông lâm nghiệp và phát triển nông thôn........................ 45
4.4.6 Phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật ................................................ 46

4.5 Chiến lược phát triển kinh tế ................................................................ 48
4.5.1 Các chiến lược phát triển ưu tiên ..................................................... 48
4.6 Các nguyên nhân gây biến động và ảnh hưởng đến môi trường ....... 50
4.6.1 Áp lực gia tăng dân số ..................................................................... 50
4.6.2 Áp lực của quá trình cơng nghiệp hố ............................................. 51
4.6.3 Áp lực của sự phát triển dịch vụ ...................................................... 51
4.6.4 Áp lực từ việc sử dụng tài nguyên nước .......................................... 52
4.7 Xác định những vấn đề môi trường trong việc phát triển kinh tế - xã
hội của thành phố đến 2010 ................................................................... 52
4.7.1 Do q trình phát triển cơng nghiệp ................................................ 52
4.7.2 Do q trình đơ thị hố .................................................................... 53
4.7.3 Do q trình phát triển dịch vụ và du lịch ....................................... 53
4.7.4 Do quá trình phát triển nơng, lâm nghiệp và thuỷ sản ..................... 53
4.7.5 Những vấn đề môi trường gắn với môi trường biển và ven biển .... 53
CHƯƠNG 5
NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
MÔI TRƯỜNG Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
5.1. Những vấn đề tồn tại ............................................................................. 55
2


5.1.1 Cơ chế chính sách ............................................................................ 55
5.1.2 Hạ tầng cơ sở ................................................................................... 55
5.1.3 Nguồn lực......................................................................................... 55
5.1.4 Dân số .............................................................................................. 56
5.1.5 Môi trường ....................................................................................... 56
5.1.6 Vấn đề Quy hoạch............................................................................ 56
5.1.7 Công tác quản lý chất thải rắn của thành phố Đà Nẵng................... 57
CHƯƠNG 6
XÂY DỰNG CÁC CHIẾN LƯỢC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN 2010 TẦM NHÌN 2015
6.1 Mục tiêu xây dựng chiến lược ............................................................... 60
6.1.1 Mục tiêu đến 2015 ........................................................................... 60
6.1.2 Mục tiêu đến 2010 ........................................................................... 60
6.2 Nội dung cơ bản của chiến ..................................................................... 62
6.2.1 Phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường .............................. 62
6.2.2 Khắc phục tình trạng ơ nhiễm và suy thối mơi trường .................. 63
6.2.3 Bảo vệ khai thác bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên......... 64
6.2.4 Bảo vệ môi trường nước và sử dụng bền vững tài nguyên nước ..... 64
6.2.5 Bảo vệ và cải thiện môi trường đô thị và khu công nghiệp ............. 65
6.2.6 Bảo vệ môi trường Biển, ven biển ................................................... 65
6.2.7 Bảo vệ môi trường Nông thôn, miền núi ......................................... 65
CHƯƠNG 7
ĐỀ XUẤT VÀ XÂY DỰNG CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2010 – 2015
7.1 Đề xuất các giải pháp ............................................................................. 66
7.1.1 Giải pháp về thể chế, chính sách...................................................... 66
7.1.2 Giải pháp về nguồn vốn và công cụ kinh tế..................................... 67
7.1.3 Giải pháp về tăng cường năng lực quản lý ...................................... 67
7.1.4 Giải pháp nâng cao nhận thức cộng đồng về BVMT ...................... 68
7.1.5 Giải pháp về mặc khoa học công nghệ ............................................ 69
7.1.6 Giải pháp về hợp tác quốc tế, trong nước và liên tỉnh ..................... 69
7.2 Xây dựng các chương trình hành động bảo vệ môi trường thành phố
Đà Nẵng đến 2010 tầm nhìn 2015 .......................................................... 70
7.2.1 Chương trình hành động nâng cao nhận thức cơng đồng ................ 70
7.2.2 Chương trình hành động ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp
và quản lý chất thải cơng nghiệp .............................................................. 71
7.2.3 Chương trình hành động giảm thiểu ơ nhiễm khơng khí ................. 72
7.2.4 Chương trình hoạt động giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ nguồn nước73
3



7.2.5 Chương trình hành động xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng ................................................................................. 74
7.2.6 Chương trình hành động ngăn ngừa và khắc phục sự cố tràn dầu ... 74
7.2.7 Chương trình hành động nước sạch và VSMT nơng thơn ............... 75
7.2.8 Chương trình hành động Quản lý rác đô thị .................................... 75
7.3 Đề xuất ưu tiên cho hợp phần quản lý chất thải rắn giai đoạn
2010-2015 ................................................................................................. 76
7.3.1 Định hướng ...................................................................................... 76
7.3.2 Định hướng chiến lược ................................................................... 76
7.3.3 Đề xuất Dự án ưu tiên cho quản lý chất thải rắn giai đoạn
từ năm 2010-2015 ..................................................................................... 77
7.3.4 Các dự án tiếp tục triển khai ............................................................ 82
CHƯƠNG 8
KẾT LUẬN VÀ KIẾNNGHỊ

4


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1
Bảng 2.2
Bảng 2.3
Bảng 2.4
Bảng 2.5

Tỷ lệ sinh, tỷ lệ chết và tỷ lệ tăng tự nhiên .................................... 12
Dân số trung bình của thành phố ................................................... 12
Dân số trung bình phân chia theo thành thị - nơng thơn ................ 13

Dân số trung bình phân chia theo giới ........................................... 13
Dân số trung bình phân chia theo quận, huyện .............................. 13

Bảng 2.6 Tình hình dân số thành phố Đà Nẵng năm 1999 – 2005 ............... 14
Bảng 2.7 Diện tích đất tự nhiên phân chia theo quận huyện ( km2).............. 21
Bảng 2.8 Diện tích đất tự nhiên.(km2)........................................................... 22
Bảng 3.1 Số lần vượt Tiêu Chuẩn Việt Nam 5942 – 1995 (B) ..................... 29
Bảng 3.2 Số lần vượt tiêu chuẩn cho phép .................................................... 31
Bảng 3.3 Số lần vượt tiêu chuẩn cho phép .................................................... 32
Bảng 3.4 Số lần vượt tiêu chuẩn cho phép .................................................... 33
Bảng 3.5 Thành phần chất thải rắn đô thị của thành phố Đà Nẵng ............... 35
Bảng 3.6 Thu gom và phát sinh rác thải tại khu vực đô thị thành phố
Đà Nẵng từ năm 1993 đến năm 2005 ............................................................. 37
Bảng 7.1 Ước tính khối lượng rác thu gom tại thành phố Đà Nẵng từ năm
2005 - 2010 .................................................................................................... 77
Bảng 7.2 Tổng công suất của xe vận chuyển chất thải rắn của công ty
MTĐT Trong điều kiện không được tăng cường xe vận chuyển ................... 77
Bảng 7.3 Công suất các xe hiện có của Cơng ty Mơi trường Đơ thị
Đà Nẵng từ năm 2005 đến năm 2010 ............................................................. 78
Bảng 7.4 Số xe cần bổ xung ........................................................................... 79

5


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1 Bản đồ hành chính thành phố Đà Nẵng.......................................... 23
Hình 3.1 Khu Cơng Nghiệp Đà Nẵng ............................................................ 24
Hình 3.2 Khu Cơng Nghiệp Hồ Khánh ........................................................ 25
Hình 3.3 Khu Cơng Nghiệp Liên Chiểu ......................................................... 26

Hình 3.4 Khu Công Nghiệp Dịch vụ Thuỷ Sản Thọ Quang .......................... 27

6


CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BOD : Biolchemical Oxygen Demand – Nhu cầu oxy sinh hóa
COD : Chemical Oxygen Demand – Nhu cầu ơxy hóa học
GEF : Global Environmental Fund - Quỹ Mơi trường tồn cầu
GDP: Tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước
UNEP: United Nations Environment Programme -Chương trình Mơi trường của
Liên hợp quốc
UNDP: United Nations Development Programme - Chương trình Phát triển của
Liên hợp quốc

7


LỜI MỞ ĐẦU
Thành phố Đà Nẵng là đô thị loại I cấp quốc gia, trung tâm du lịch, công nghiệp
thương mại, cảng biển và dịch vụ hàng hải, có vị thế quan trọng trong sự phát triển của
vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, giao lưu thuận lợi với các địa phương trong nước
và các quốc gia trên thế giới đặc biệt là các nước trong khu vực. Thành phố Đà Nẵng
là cửa chính ra biển của các tỉnh vùng Dun hải miền Trung trung bộ đồng thời có vị
trí quốc phòng trọng yếu.
Trong những năm qua Thành phố Đà Nẵng có bước phát triển rất mạnh mẽ trên
nhiều lĩnh vực. Sự tăng trưởng kinh tế, du lịch và dịch vụ của thành phố dự kiến sẽ tiếp
tục giữ ở mức cao và nó cũng sẽ đặt ra những thách thức nhất định đối với sự phát
triển của các đơn vị dịch vụ cơng cộng trong những năm tới.
Tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng trong những thời gian qua đã

có những bước phát triển đáng khích lệ. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau
trong quá trình phát triển cũng đã làm nảy sinh nhiều vấn đề môi trường nghiêm trọng.
Chất lượng môi trường khơng khí, nước đang ngày càng xấu đi, chất thải rắn ngày
càng gia tăng. Những vấn đề này tạo ra một áp lực khá lớn lên công tác quản lý mơi
trường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Do đó, vấn đề hiện nay là chúng ta phải làm
như thế nào để có thể cải thiện hiện trạng mơi trường, bảo vệ môi trường trong tương
lai phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của thành phố.

8


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 Sự cần thiết của Đề án
Thành phố Đà Nẵng hiện có 5 khu cơng nghiệp với gần 300 dự án đầu tư sản
xuất trên tổng diện tích hơn 1.399 ha, tập trung chế biến thực phẩm, giấy, dệt may, dày
da, thiết bị điện tử, công nghệ thông tin, vật liệu xây dựng. Phần lớn các khu công
nghiệp chưa xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung, do đó mơi trường tại một số khu
đã bắt đầu có dấu hiệu ơ nhiễm.
Những năm gần đây tốc độ đơ thị hố của thành phố Đà Nẵng ln ở mức cao,
thành phố phát triển thêm quận Cẩm Lệ nâng tổng số quận nội thành của thành phố là
6 quận và hình thành những vùng đơ thị mới dọc theo quốc lộ số I và các đường liên
tỉnh thuộc huyện Hồ Vang
Thành phố Đà Nẵng hiện có 4277 cơ sở cơng nghiệp, trong đó trên 350 doanh
nghiệp sản xuất cơng nghiệp có quy mơ vừa và lớn, khoảng 10% số cơ sở tập trung vào
các khu, cụm công nghiệp, số cịn lại nằm rải rác ngồi khu cơng nghiệp và xen lẫn
trong khu dân cư.
Cơ cấu Công nghiệp Thành phố Đà Nẵng tương đối đa dạng, có đủ các ngành
cơng nghiệp quan trọng. Hầu hết các cơ sở công nghiệp cũ đã được xây dựng từ trên
30 năm trước đây và một số được xây dựng trước khi luật Bảo vệ Mơi trường được

ban hành và có hiệu lực nên công nghệ sản xuất lạc hậu, chấp vá, không đảm bảo vệ
sinh môi trường. Gần 90% các cơ sở công nghiệp nằm trong khu vực nội thành, các
cụm công nghiệp được hình thành trước đây đều nằm xen kẽ với các khu dân cư,
không những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ cộng đồng mà còn ngăn cản sự cải tạo
các cơ sở công nghiệp.
Cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp là vấn đề ô nhiễm môi trường từ
nguồn chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất cơng nghiệp. Chất thải rắn trong
đó bao gồm cả chất thải nguy hại không được thu gom và xử lý theo đúng qui định của
luật bảo vệ môi trường Việt Nam đã làm suy thối mơi trường thiên nhiên một cách
nghiêm trọng và ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ của người dân sống trong khu vực.
Phần lớn các cơ sở công nghiệp sử dụng máy cũ, lạc hậu, thiếu khơng gian để
phát triển và khơng có hệ thống xử lý chất thải. Các nhà máy, xí nghiệp chưa đề cập đến
vấn đề xử lý chất thải rắn, biện pháp duy nhất là ký hợp đồng với Công ty Môi trường
đô thị Đà Nẵng thu gom và vận chuyển chất thải tới chôn lấp tại bãi chôn lấp chất thải
Khánh Sơn. Một số đơn vị tư nhân cũng ký hợp đồng thu gom chất thải của các cơ sở
công nghiệp, mục đích chính của các đơn vị này là thu hồi các phế liệu có thể tái sử
dụng được.
Do tính đa dạng của cơng nghiệp Thành phố Đà Nẵng nên thành phần chất thải
cũng rất phức tạp: Ngoài các chất ô nhiễm thường gặp như các chất hữu cơ, dầu thải...
cịn có các chất độc hại nguy hiểm như Thuỷ ngân, Arsen và các kim loại nặng có tính
nguy hại cao.
Các loại nước thải chứa một số chất độc hại như nước thải từ các ngành công
nghiệp nhuộm, nấu bột giấy, nước thải từ bể mạ kim loại có chứa các hoá chất với
nồng độ cao như sút, crom, nước thải từ các ngành chế biến thực phẩm chứa chất thải
hữu cơ nồng độ cao.
9


Tất cả các chất thải độc hại này đều không được xử lý hoặc xử lý khơng thích
đáng đã gây ô nhiễm nguồn nước, đất khi chúng được xả ra xung quanh khu vực sản

xuất và đặc biệt làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ của người công nhân trực
tiếp sản xuất và công nhân môi trường thu gom và xử lý chúng.
1.2 Mục tiêu của đề án
Nhằm giảm thiểu tình trạng ơ nhiễm mơi trường tại thành phố Đà Nẵng, góp
phần bảo vệ mơi trường và nâng cao năng lực quản lý môi trường trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng
1.3 Nội dung và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Nội dung nghiên cứu
Đánh giá hiện trạng mơi trường và tình hình cơng tác quản lý mơi trường tại
thành phố Đà Nẵng.
Đề xuất các giải pháp cải thiện hiện trạng môi trường
Xây dựng các chiến lược nhằm bảo vệ môi trường trong tương lai
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề án tập trung vào các hiện trạng môi trường nước,
mơi trường khơng khí và chất thải rắn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Công tác quản lý môi trường tại thành phố Đà Nẵng.
1.4 Phương pháp luận nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu dựa trên cơ sở thu thập và tổng hợp tài liệu.
Đánh giá và đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện hiện trạng môi trường.
1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Xây dựng đề án trên cơ sở thu thập các số liệu thực tế. Đề án mang tính thực
tiễn và có thể áp dụng tại thành phố Đà Nẵng

10


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
2.1.1 Vị trí địa lý

Thành phố Đà Nẵng nằm ở 15o55' đến 16o14' vĩ Bắc, 107o18' đến 108o20' kinh
Đông, Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam, Đông giáp
Biển Đông.
Nằm ở vào trung độ của đất nước, trên trục giao thông Bắc - Nam về đường bộ,
đường sắt, đường biển và đường hàng khơng, cách Thủ đơ Hà Nội 764 km về phía
Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 964 km về phía Nam. Ngồi ra, Đà Nẵng cịn là
trung điểm của 4 di sản văn hoá thế giới nổi tiếng là cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh
địa Mỹ Sơn và Rừng quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Trong phạm vi khu vực và quốc tế, thành phố Đà Nẵng là một trong những cửa
ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và các nước Lào, Campuchia, Thái Lan,
Myanma đến các nước vùng Đông Bắc Á thông qua Hành lang kinh tế Đông Tây với
điểm kết thúc là Cảng biển Tiên Sa. Nằm ngay trên một trong những tuyến đường biển
và đường hàng khơng quốc tế, thành phố Đà Nẵng có một vị trí địa lý đặc biệt thuận
lợi cho sự phát triển nhanh chóng và bền vửng.
2.1.2 Địa hình
Địa hình thành phố Đà Nẵng vừa có đồng bằng vừa có núi, vùng núi cao và dốc
tập trung ở phía Tây và Tây Bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi
thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp.
Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, độ cao khoảng từ 700-1.500 m, độ dốc lớn
(>400), là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩa bảo vệ môi trường sinh
thái của thành phố.
Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của biển bị nhiễm mặn, là
vùng tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự, đất ở và các
khu chức năng của thành phố.
2.1.3 Khí hậu
Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình nên nhiệt độ cao
và ít biến động, có chế độ ánh sáng, mưa, độ ẩm phong phú. Lượng bức xạ tổng cộng
trong năm khoảng 147,8 kcal/cm2..
Độ ẩm không khí trung bình là 83,4%; cao nhất vào các tháng 10, 11, trung
bình 85,67-87,67%; thấp nhất vào các tháng 6, tháng 7, trung bình 76,67-77,33%.

Lượng mưa trung bình hàng năm là 2.504,57 mm; lượng mưa cao nhất vào các
tháng 10, 11, trung bình 550-1.000 mm/tháng; thấp nhất vào các tháng 1, 2, 3, 4, trung
bình 23-40 mm/tháng.
Số giờ nắng bình quân trong năm là 2.156,2 giờ; nhiều nhất là vào tháng 5, 6,
trung bình từ 234 đến 277 giờ/tháng; ít nhất là vào tháng 11, tháng 12, trung bình từ 69
đến 165 giờ/tháng.
11


Ảnh hưởng của vị trí địa lý, địa hình đến chế độ khí hậu:
Dãy Trường sơn chắn phía Tây, dãy núi Hải vân và Bạch Mã chắn phía Bắc, do
đó khí hậu Đà Nẵng có đặc điểm chung cho khu vực miền Trung và riêng cho Thành
phố Đà Nẵng, cụ thể là:
- Vào mùa Hạ, gió mùa Tây nam bị mất hơi nước sau khi vượt qua dãy Trường
Sơn trở nên khơ, nóng và tạo ra các đợt nắng nóng trong suốt các tháng mùa khơ.
- Vào mùa Đơng, gió mùa Đông bắc bị chắn bởi dãy Bạch mã làm cho khí hậu
ở Đà Nẵng ít chịu ảnh hưởng bởi gió mùa Đơng bắc hơn so với các tỉnh lân cận phía
bắc
2.2 ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI
2.2.1 Dân số
Thành phố Đà Nẵng có diện tích tự nhiên là 1.255,53 km2 (chiếm 0,3% diện
tích cả nước) trong đó, các quận nội thành chiếm diện tích 213,05 km2, các huyện
ngoại thành chiếm diện tích 1.042,48km2.
Dân số hiện nay là gần 780.000 người (chiếm 0,89% dân số cả nước) trong đó
dân số đơ thị khoảng 650.00 người chiếm 82% tổng số dân.
Thành phố Đà Nẵng có 8 đơn vị hành chính gồm:
- 6 Quận nội thành : Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu
và Cẩm Lệ.
- 2 Huyện : Hoà Vang và Hoàng Sa.
Bảng 2.1 Tỷ lệ sinh, tỷ lệ chết và tỷ lệ tăng tự nhiên

Năm

Tỷ lệ sinh

Tỷ lệ chết

Tỷ lệ tăng tự
nhiên

2000

16,30

3,21

13,13

2001

15,73

3,82

12,01

2002

15,20

3,26


11,94

2003

15,07

3,20

11,87

2004

15,19

3,37

11,82

(Nguồn: Uỷ ban dân số-kế hoạch hoá Đà Nẵng)
Bảng 2.2 Dân số trung bình của thành phố
Năm
Dân số

2001

2002

2003


2004

728.823

741.214

752.439

764.549

(Nguồn: Uỷ ban dân số-kế hoạch hoá Đà Nẵng)
12


Bảng 2.3 Dân số trung bình phân chia theo thành thị - nông thôn
Năm

2001

2002

2003

2004

Thành thị

575.843

586.954


597.251

607.897

Nông thôn

152.980

154.260

155.287

156.652

(Nguồn: Uỷ ban dân số-kế hoạch hố Đà Nẵng)
Bảng 2.4 Dân số trung bình phân chia theo giới
Năm

2001

2002

2003

2004

Nam

354.605


361.444

361.271

369.161

Nữ

374.218

379.770

391.168

395.382

(Nguồn: Uỷ ban dân số-kế hoạch hoá Đà Nẵng)
Bảng 2.5 Dân số trung bình phân chia theo quận, huyện
Năm

2001

2002

2003

2004

Quận Hải Châu


200.722

205.123

208.281

211.414

QuậnThanh
Khê

155.899

157.868

159.272

160.559

Quận Sơn Trà

105.030

107.199

109.978

112.613


Quận Ngũ
Hành Sơn

46.719

47.878

49.140

50.531

Quận Liên
Chiểu

67.473

68.886

70.441

72.780

Huyện Hoà
Vang

152.980

154.260

155.287


156.652

(Nguồn: Uỷ ban dân số-kế hoạch hoá Đà Nẵng)

13


Bảng 2.6 Tình hình dân số thành phố Đà Nẵng năm 1999 - 2005
Năm
1999

Đơn vị
Dân số
(Người)
Thành phố Đà Nẵng

Mật độ
(Người/km2)

2005
Dân số
(Người)

Mật độ
(Người/km2)

684.846

545,15


777.216

599

Quận Hải Châu

189.297

7863,13

197.118

8.650

Quận Thanh Khê

149.637

16084,81

167.830

17.126

Quận Sơn Trà

99.344

1634,89


112.196

1.809

Quận Ngũ Hành Sơn

41.895

1146,61

50.097

1.347

Quận Liên Chiểu

63.464

763,87

71.818

855

71.429

2.164

Quận Cẩm Lệ

(Nguồn: Sở TN&MT Đà Nẵng)

2.2.2 Tình hình phát triển kinh tế-xã hội
Với những cố gắng, nỗ lực thi đua phấn đấu, tiếp tục phát huy các thành tích đã
đạt được, khắc phục những khó khăn, tồn tại và thực hiện tốt các giải pháp điều hành,
các cấp, ngành, các doanh nghiệp và nhân dân thành phố đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu
kế hoạch năm 2005, góp phần hồn thành nhiệm vụ kế hoạch 5 năm (2001-2005), tình
hình kinh tế - xã hội năm 2005 tiếp tục ổn định và có chuyển biến tích cực, đạt kết quả
khá trên nhiều mặt.
- Nền kinh tế tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, tổng sản phẩm nội
địa (GDP) ước đạt 6.225 tỷ đồng, tăng 14% so với 2004
- Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ước tăng 20,2%, bằng
100% kế hoạch.
- Giá trị sản xuất thủy sản - nông - lâm ước tăng 5,2%;, bằng 99,2% kế hoạch.
- Tốc độ tăng giá trị các ngành dịch vụ ước tăng 27,1%, bằng 113% kế hoạch
- Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ ước tăng 19%, bằng 103,3% kế
hoạch.
- Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn ước đạt 8.162 tỷ đồng, tăng 23,6%,
bằng 131,7% kế hoạch
- Tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 5.057,9 tỷ đồng, bằng 100% dự tốn
HĐND giao ( khơng kể các khoản thu bổ sung, thu kết dư, chuyển nguồn, viện trợ và
tạm thu).
- Tổng chi ngân sách địa phương ước đạt 5.196,7 tỷ đồng, bằng 131% dự toán
HĐND giao.
- Tỷ lệ giảm sinh đạt 0,4%o vào cuối năm.
- Giải quyết việc làm cho 30.000 lao động, bằng 100% kế hoạch
14


- Giảm tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn của thành phố ) cịn 11,1% vào cuối năm.

- Gọi cơng dân nhập ngũ đạt 100% kế hoạch.
* Kết quả đạt được ở một số ngành, lĩnh vực:
Sản xuất công nghiệp
Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 8.542 tỷ đồng, bằng 100% kế hoạch, tăng
20,2% so với 2004, trong đó, quốc doanh trung ương ước đạt 4.583,6 tỷ đồng, bằng
101,4% kế hoạch, tăng 25,8%; quốc doanh địa phương ước đạt 881 tỷ đồng, bằng 89%
kế hoạch, giảm 2,4%; công nghiệp dân doanh ước đạt 1.438,8 tỷ đồng, bằng 99,% kế
hoạch, tăng 18,2%; cơng nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi ước đạt 1.638,6 tỷ đồng,
bằng 103,8% kế hoạch, tăng 26,3%.
Đến nay, các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố đã thu hút được 278 dự
án, với tổng vốn đầu tư đạt 5.064,1 tỷ đồng và 337 triệu USD, tổng diện tích 471ha;
gồm 47 dự án đầu tư nước ngồi, vốn đầu tư 337 triệu USD và 231 dự án đầu tư trong
nước, vốn đầu tư 5.064,1 tỷ đồng. Trong đó, khu cơng nghiệp Hịa Khánh thu hút được
176 dự án, vốn đầu tư 3.214,4 tỷ đồng và 277,8 triệu USD, diện tích 300,3ha (126 dự
án mới, vốn đầu tư: 2.715,7 tỷ đồng và 230 triệu USD, diện tích: 225,9ha); khu cơng
nghiệp Hịa Khánh mở rộng thu hút được 09 dự án, vốn đầu tư 105 tỷ đồng và 13,3
triệu USD, diện tích 13,1ha; cụm cơng nghiệp Thanh Vinh thu hút được 17 dự án, vốn
đầu tư 132,3 tỷ đồng và 15 triệu USD, diện tích 15,8ha; khu cơng nghiệp Hịa Cầm thu
hút được 43 dự án, diện tích 59,4ha (23 dự án mới, vốn đầu tư: 132,3 tỷ đồng và 15
triệu USD, diện tích: 32,5ha); khu cơng nghiệp Dịch vụ thủy sản thu hút được 11 dự
án, vốn đầu tư 153 tỷ đồng và 7,2 triệu USD, diện tích 28,1ha (8 dự án đang xây dựng,
vốn đầu tư: 114 tỷ đồng, diện tích: 10,9ha).
Tổng sản lượng điện năm 2005 ước đạt 778,9 triệu KWh, tăng 9% so với 2004,
trong đó, điện thương phẩm ước đạt 730,4 triệu KWh, tăng 9%. Sản lượng điện tiêu
thụ bình quân đầu người ước đạt 982 Kwh/người/năm, tăng 1,1 lần so với 2004.
Sản xuất thủy sản - nông – lâm
Giá trị sản xuất thủy sản - nông - lâm ước đạt 668,9 tỷ đồng, bằng 99,2% kế
hoạch, tăng 5,2% so với 2004, trong đó, thủy sản ước đạt 440,3 tỷ đồng, bằng 100,2%
kế hoạch, tăng 11,4%; nông nghiệp ước đạt 205,1 tỷ đồng, bằng 95,4% kế hoạch, giảm
5,8%; lâm nghiệp ước đạt 23,5 tỷ đồng, bằng 117,5% kế hoạch, tăng 3,5%.

Thủy sản chế biến xuất khẩu ước đạt 11.700 tấn, giá trị xuất khẩu ước đạt 48,2
triệu USD. Âu thuyền Thọ Quang cơ bản đã ổn định hoạt động, đảm bảo neo đậu trú
bão an toàn cho tàu thuyền thành phố và các tỉnh lân cận. Cảng cá Thuận Phước đã
phát huy tốt vai trò dịch vụ hậu cần với 8.720 lượt tàu thuyền và trên 40.000 tấn hải
sản qua Cảng.
Do việc đơ thị hóa và tình hình khơ hạn kéo dài nên diện tích gieo trồng giảm
mạnh. Năm 2005, diện tích gieo trồng ước đạt 13.459 ha, bằng 94,7% kế hoạch, giảm
12,6% so với 2004, trong đó, diện tích lúa ước đạt 8.037 ha, giảm gần 1.000 ha (vụ
Đông xuân giảm 316 ha so với Đông xuân 2003-2004, vụ Hè Thu chỉ đạt 85% diện
tích và có trên 700 ha khơng gieo sạ được do khơng có nước tưới). Sản lượng lúa ước
đạt 42.325 tấn, giảm 11,4% so với 2004.
Giá trị lâm sản xuất khẩu cả năm ước đạt 7 triệu USD, bằng 100% kế hoạch,
tăng 16,7% so với 2004. Công tác quản lý, bảo vệ rừng được thực hiện tốt. Đến nay,
15


đã tổ chức 39 lượt kiểm tra, truy quét chống chặt phá rừng, xử lý vi phạm hành chính
105 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng. Công tác phòng chống cháy rừng cũng
được tập trung chú trọng, đã thành lập đội phản ứng nhanh phòng chống cháy rừng.
Tuy nhiên, do nắng nóng, nguy cơ cháy rừng cao, đã xảy ra 41 vụ phát lửa trên 136ha
diện tích, bao gồm, 70 ha cây bụi, lau, lách và 66 ha rừng trồng.
Thương mại - Du lịch - Vận tải
Mặc dù tình hình thị trường thế giới và trong nước có những biến động, nhất là
giá cả hàng hóa biến động tăng lên như: xăng dầu, phân bón, đường, nguyên, nhiên,
vật liệu cho sản xuất... đã ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, giảm khả năng
cạnh tranh và tạo nên mặt bằng giá mới cao hơn trên thị trường. Tuy nhiên, hoạt động
thương mại của thành phố tiếp tục tăng trưởng. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa và
dịch vụ trên địa bàn ước đạt 28.445 tỷ đồng, tăng 12,1% so với 2004.
Tổng lượt khách du lịch đến Đà Nẵng ước đạt 659.470 lượt, tăng 18% so với
2004. Công suất buồng phòng của nhiều khách sạn đạt trên 75%. Tổng doanh thu du

lịch ước đạt 373,7 tỷ đồng, tăng 11,9% so với 2004.
Trong năm, có nhiều dự án du lịch, khách sạn được đưa vào sử dụng khai thác,
tiêu biểu là khu du lịch Biển Đông (giai đoạn I), khách sạn Mỹ Khê - Tourane, Khu du
lịch sinh thái Thọ Yên… và nhiều dự án lớn được triển khai xây dựng như: tổ hợp Khu
du lịch - Dịch vụ cao cấp Sơn Trà, Khu du lịch sinh thái Hoà Bắc, Khu du lịch Bãi
Bụt, khách sạn Hoàng Anh Plaza…
Hoạt động xúc tiến du lịch diễn ra sôi nổi. Trong năm 2005 có thêm 4 đơn vị
đăng ký hoạt động kinh doanh lữ hành, nâng tổng số các đơn vị lữ hành trên địa bàn
lên 74 đơn vị. Bên cạnh việc hợp tác nối tour với các công ty du lịch trong cả nước,
phối hợp với ngành Đường sắt, các công ty vận tải và Tổng công ty Du lịch Sài Gịn
mở các chương trình du lịch đến Đà Nẵng bằng đường sắt và đường bộ… việc phối
hợp mở đường bay Singapore - Đà Nẵng, xúc tiến đường bay Nhật - Đà Nẵng, triển
khai tour du lịch “Caravan” (Thái Lan-Đà Nẵng) đã giúp các đơn vị lữ hành vươn ra
khai thác nguồn khách trực tiếp từ các thị trường có ưu thế như Thái Lan, Singapore,
Hồng Kơng, Đài Loan… Ngồi ra, đã có 12 chương trình du lịch làm quen được tổ
chức cho các hãng lữ hành, báo chí trong nước và quốc tế đến Đà Nẵng để đẩy mạnh
tuyên truyền, quảng bá cho du lịch thành phố.
Về Vận tải, mặc dù giá nhiên liệu tăng cao, sức ép khoán chuyến trong vận tải
hàng hóa và tình trạng xe dù diễn biến phức tạp... nhưng với các biện pháp quản lý,
kiểm tra điều kiện kinh doanh, niên hạn sử dụng xe, xử lý nghiêm hiện tượng xe dù,
bến cóc và thực hiện các tiêu chí xe chất lượng cao, nên hoạt động vận tải trên địa bàn
ổn định và có chuyển biến tích cực. Số lượng hành khách luân chuyển ước đạt 558,6
triệu.người.km, giảm 2,7% so với 2004. Sản lượng luân chuyển hàng hóa ước đạt
1.884,8 triệu.tấn.km, tăng 16,3%.
Sản lượng hàng hóa qua cảng ước đạt 2.310.000 tấn, bằng 100% so với 2004,
trong đó, xuất khẩu ước đạt 800.500 tấn, tăng 8,2%; nhập khẩu ước đạt 610.000 tấn,
giảm
13,8%.
Dịch vụ Bưu chính - Viễn thơng tiếp tục tăng trưởng. Mạng lưới viễn thông
được mở rộng, nhiều phương thức thông tin hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế được hình

thành, từng bước đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng. Năm 2005, mật độ máy
điện thoại trên địa bàn ước đạt 22,8 máy/100 dân, bằng 100% kế hoạch, tăng 14,8% so
16


với 2004, doanh thu Bưu chính - Viễn thơng ước đạt 1.376,8 tỷ đồng, bằng 101,1% kế
hoạch, tăng 47,8%.
Làm tốt cơng tác Tài ngun - Mơi trường, hồn thành tổng kiểm kê đất đai, lập
bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 và báo cáo điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất
đến 2010. Triển khai dự án điều tra và đánh giá hiện trạng nước ngầm, xây dựng cơ sở
dữ liệu phục vụ công tác quản lý tài nguyên nước ngầm của thành phố.
Tăng cường quản lý các hoạt động khai thác khoáng sản. Năm 2005 đã xử lý,
phạt và đình chỉ việc khai thác khống sản đối với các đơn vị, cá nhân do không thực
hiện đúng các nội dung đã đăng ký trong báo cáo Đánh giá tác động môi trường, yêu
cầu các đơn vị này phải thực hiện nghiêm túc và thường xuyên các biện pháp khắc
phục và giảm thiểu mức độ ơ nhiễm và xói lở tại các khu vực khai thác. Ngoài ra, đã
giao UBND huyện Hòa vang chỉ đạo các xã quản lý, kiểm tra và xử lý triệt để các hộ
khai thác cát sông trái phép dọc sông Tuý Loan và sông Yên gây sụt lở bờ sông và ô
nhiễm môi trường trên cơ sở Bản đồ quy hoạch cát sông xây dựng năm 2005.
Hồn thành quan trắc mơi trường và báo cáo hiện trạng môi trường năm 2005.
Thực hiện giám sát xử lý ô nhiễm môi trường tại bãi rác Khánh Sơn, hồ Thạc Gián;
duy trì vớt rác định kỳ tại hồ Đầm Rong 2, Thuận Phước và các mương dẫn; nạo vét
bùn và xử lý ô nhiễm hồ 29-3, tổ chức nhân dân vớt rác, bèo trên sông Phú Lộc, nạo
vét khơi thông các đoạn bị tắc, đặt thùng rác tại các khu dân cư dọc bờ sông và tuyên
truyền, xử phạt các hộ dân đổ rác không đúng quy định. Chỉ đạo xử lý việc Công ty
Wei Xern Sin để nước thải gây ơ nhiễm mơi trường. Ngồi ra, dự kiến quý IV/2005 sẽ
triển khai hướng dẫn quy trình sử dụng hóa chất (axit) và thu gom, xử lý nước thải từ
sản xuất đá mỹ nghệ tại làng nghề Non Nước.
Thực hiện chương trình quản lý ơ nhiễm cơng nghiệp thuộc dự án Việt Nam Canada đối với 5 ngành ưu tiên: sắt thép, giấy, vật liệu xây dựng, dệt nhuộm, chế biến
thủy sản. Tiến hành thu phí bảo vệ mơi trường theo Nghị định 67 của Chính phủ. Năm

2005, dự kiến thu gom, vận chuyển, xử lý 199.650 tấn rác thải, tăng 6,8% so với 2004;
doanh thu thu gom rác ước đạt 10,5 tỷ đồng, bằng 100% kế hoạch, tăng 9,69%.
Các vấn đề văn hóa - xã hội
Chất lượng giáo dục được chú trọng, năm học 2004-2005 có thêm 7 trường
mầm non, 6 trường tiểu học, 3 trung học cơ sở và 1 trung học phổ thông đạt chuẩn
quốc gia, nâng số trường tiểu học đạt chuẩn lên 44/94 trường (chiếm tỷ lệ 50%), trung
học là 8/62 trường (tỷ lệ 13%). Tồn thành phố có 37 giải Quốc gia với chất lượng giải
được duy trì. Tiếp tục phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục. Năm học
2005-2006 tồn ngành có 12.464 cán bộ, giáo viên. Tỷ lệ giáo viên được đào tạo chuẩn
đạt 99,6% ở bậc mẫu giáo, 99,8% bậc tiểu học, 97,5% bậc trung học cơ sở và 98,9%
bậc trung học phổ thông.
Cơ sở vật chất trường học được quan tâm đầu tư với tổng kinh phí ước đạt 115
tỷ đồng, bằng 72% chi thường xuyên của ngành, tăng 47,4% so với 2004. Tổng số
trường ở các ngành học, cấp học là 398 trường, tăng 16 trường (4,2%), trong đó ngồi
cơng lập là 182 trường, tăng 5 trường, chiếm 45%. Đến nay, trên địa bàn đạt 100%
trường học đạt tiêu chuẩn từ nhà cấp 4 trở lên, trong đó, hơn 81% được xây dựng kiên
cố. Tổng số phòng học ước đạt 4.839 phòng (xây mới 642 phịng), tăng 126 phịng và
khơng cịn phịng học ca 3. Trang thiết bị cho dạy và học được đầu tư trên 10,9 tỷ đồng
để phục vụ năm học mới và đổi mới chương trình. Quá trình xã hội hóa giáo dục cũng
huy động được hơn 18 tỷ đồng cho xây dựng trường lớp.
17


Cơng tác Dân số, Gia đình và Trẻ em tiếp tục được duy trì có hiệu quả. Thực
hiện Pháp lệnh dân số, tổ chức các chiến dịch truyền thông dân số, phấn đấu hoàn
thành các chỉ tiêu kế hoạch được giao. Ước tỷ suất sinh thô năm 2005 là 13,8%o, giảm
0,4%o so với 2004; tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên ước là 11%, tăng 0,8%. Duy trì 100%
trẻ mồ côi không nơi nương tựa và 95% trẻ khuyết tật được chăm sóc (20% được phục
hồi chức năng). Khơng để xảy ra tình trạng trẻ phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, phịng
ngừa và ngăn chặn triệt để tình trạng xâm hại trẻ em.

Kết luận
Bên cạnh những mặt tích cực mà thành phố đã đạt được trong năm qua, vẫn còn
một số hạn chế, bất cập cần phải khắc phục và rút kinh nghiệm. Điểm cơ bản là quy
mô kinh tế vẫn còn nhỏ bé, chất lượng phát triển kinh tế còn thấp, sức cạnh tranh của
các doanh nghiệp trên địa bàn còn yếu, hiệu quả sản xuât kinh doanh chưa cao. Hoạt
động du lịch chưa khai thác được lợi thế của thành phố. Công tác đổi mới, sắp xếp lại
doanh nghiệp nhà nước còn chậm; một số ngành tuy có tăng trưởng nhưng chưa mang
tính bền vững và ổn định. Lĩnh vực xuất nhập khẩu chưa vượt qua được những thách
thức gay gắt về cạnh tranh và thị trường. Sự chỉ đạo điều hành của UBND thành phố
đối lúc cịn bị động, lúng túng, chưa qn xuyến hết cơng việc; chưa có biện pháp hữu
hiệu để xử lý các doanh nghiệp thua lỗ kéo dài; chỉ đạo thiếu kiên quyết về vấn đề trật
tự đô thị; kỷ cương hành chính chưa được tăng cường. Sự phối hợp giữa các sở, ban
ngành vẫn cịn tình trạng thiếu đồng bộ, bị động, chưa chặt chẽ, ảnh hưởng đến kết quả
công việc. Cơng tác cải cách hành chính tuy đạt một số kết quả bước đầu nhưng vẫn
một bộ phận nhân dân chưa nắm vững các thủ tục hành chính; một số cơ quan đơn vị
chưa công khai đầy đủ rõ ràng, một số lĩnh vực còn gây phiền hà cho người dân, nhất
là trong giải toả đến bù, nhà đất; tình trạng quan liêu, cửa quyền, nhũng nhiễu, vòi
vĩnh, thiếu trách nhiệm trong thi hành cơng vụ vẫn cịn ở một số bộ phận cán bộ, công
chức. Công tác quản lý đơ thị vẫn cịn một số bất cập, một số vấn đề về quản lý xây
dựng, quy hoạch, quản lý ô nhiễm môi trường còn bị động, cần được tiếp tục quan tâm
giải quyết; cơng tác bố trí tái định cư vẫn cịn thiếu sót, nhiều hộ dân trong diện giải
toả chậm có nhà ở và ổn định cuộc sống, q trình giải quyết chuyển đổi nghề cho lao
động nơng nghiệp thuộc diện bị thu hồi đất canh tác còn chậm...
2.3 HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.3.1 Tài ngun khống sản.
* Cát trắng: tập trung ở Nam ơ , trữ lượng khoảng 5 triệu m3.
* Đá hoa cương: ở Non Nước, nhưng để bảo vệ khu di tích nổi tiếng Ngũ Hành
Sơn, loại đá này đã được cấm khai thác.
* Đá xây dựng: đây là loại khoáng sản chủ yếu của thành phố, tập trung ở khu
vực phía Tây, Bắc và Tây Nam thành phố.

* Đá phiến lợp: tập trung ở thơn Phị Nam, xã Hịa Bắc. Đây là loại đá filit màu
xám đen, có thể tách thành từng tấm với kích thước (0,5 x 10) x 0,3-0,5m. Trữ lượng
khoảng 500.000m3.
* Cát, cuội sỏi xây dựng: cát lòng sông Vĩnh Điện, Túy Loan, sông Yên, Cầu
Đỏ, Cẩm Lệ, Cu Đê, cuội sỏi Hòa Bắc, Hòa Liên.
18


* Laterir: đến nay đã có 03 mỏ được nghiên cứu sơ lược: La Châu, Hòa Cầm,
Phước Ninh là sản phẩm phong hóa của các đá phiến hệ tầng Bol-Atek.
* Vật liệu san lấp: chủ yếu là lớp trên mặt của các đá phiến hệ tầng Bol-Atek bị
phong hóa, có nơi lớp này dày đến 40-50m. Tập trung chủ yếu ở Hòa Phong, Hòa Sơn,
Đa Phước.
* Đất sét: trữ lượng khoảng 38 triệu m3.
* Nước khoáng: ở Đồng Nghệ, lưu lượng tự chảy khoảng 72m3/ngày.
* Đặc biệt, vùng thềm lục địa có nhiều triển vọng về dầu khí.
2.3.2 Tài ngun rừng
Diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn thành phố là 67.148 ha, tập trung chủ yếu
ở phía Tây và Tây Bắc thành phố, bao gồm 3 loại rừng: Rừng đặc dụng: 22.745 ha,
trong đó đất có rừng là 15.933 ha; Rừng phịng hộ: 20.895 ha, trong đó đất có rừng là
17.468 ha; Rừng sản xuất: 23.508 ha, trong đó, đất có rừng là 18.176 ha.
Rừng ở Đà Nẵng tập trung chủ yếu ở cánh Tây huyện Hòa Vang, một số ít ở
quận Liên Chiểu, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn. Tỷ lệ che phủ là 49,6%, trữ lượng gỗ
khoảng 3 triệu m3. Phân bố chủ yếu ở nơi có độ dốc lớn, địa hình phức tạp.
Rừng của thành phố ngồi ý nghĩa kinh tế cịn có ý nghĩa phục vụ nghiên cứu
khoa học, bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển du lịch. Thiên nhiên đã ưu đãi ban
cho thành phố các khu bảo tồn thiên nhiên đặc sắc như: Khu bảo tồn thiên nhiên Bà
Nà, Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà và Khu văn hóa lịch sử môi trường Nam Hải
Vân.
* Khu Bảo tồn thiên nhiên Bà Nà:

Tổng diện tích tự nhiên là 8.838 ha, trong đó diện tích rừng và đất lâm nghiệp là
8.800 ha bao gồm đất có rừng: 6.942 ha (rừng tự nhiên 5.976 ha, rừng trồng 966 ha),
đất chưa có rừng 1.858 ha.
Đây là khu rừng có giá trị lớn về đa dạng sinh học, nối liền với vườn quốc gia
Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế), rừng đặc dụng Nam Hải Vân và dãy rừng tự nhiên phía
bắc và tây bắc tỉnh Quảng Nam, tạo nên một dãy rừng xanh độc nhất Việt Nam liên
tục trải dài từ biển Đông đến biên giới Việt - Lào. Rừng tự nhiên Bà Nà - Núi Chúa có
kết cấu thành lồi đặc trưng cho sự giao lưu giữa hai luồng thực vật phía bắc và phía
nam, đồng thời cũng đặc trưng cho khu đệm giao lưu giữa hai hệ động vật Bắc Trường
Sơn và Nam Trường Sơn. Ngồi ra, đây cịn là vùng khí hậu mát mẻ, trong lành, đầu
nguồn các dịng sơng, đóng vai trị đáng kể trong việc bảo vệ mơi trường, điều hịa khí
hậu, phục vụ nghiên cứu khoa học và phát triển du lịch sinh thái của thành phố Đà
Nẵng.
Khu văn hóa lịch sử mơi trường Nam Hải Vân:
Tổng diện tích tự nhiên là 10.850 ha, trong đó diện tích rừng và đất lâm nghiệp
9.764 ha (rừng tự nhiên 2.993,4 ha, rừng trồng 2.565,4 ha), đất chưa có rừng là
4.205ha).
Rừng đặc dụng Nam Hải Vân tiếp giáp với vườn quốc gia Bạch Mã (Thừa
Thiên - Huế) và Bà Nà - Núi Chúa, cùng tạo ra một hành lang đủ lớn để bảo tồn và
phát triển các lồi động vật rừng có nguy cơ tuyệt chủng. Về mặt môi trường, Hải vân
19


tạo ra sự khác biệt rõ rệt về khí hậu, thời tiết giữa hai sườn phía Nam (Đà Nẵng) và
phía Bắc (Thừa Thiên - Huế), che chắn thành phố Đà Nẵng giảm bớt sự tác động trực
tiếp của gió bão hàng năm, đồng thời điều tiết mức độ nhiễm mặn của sơng Cu Đê.
Hải Vân cịn có giá trị lớn về mặt văn hóa, lịch sử: đây là nơi ghi dấu ấn lịch sử Nam
tiến mở rộng bờ cõi của dân tộc Việt và có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ.
* Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà:
Tổng diện tích tự nhiên là 4.439 ha, trong đó diện tích rừng và đất lâm nghiệp là

4.180 ha, trong đó đất có rừng là 3.431 ha (rừng tự nhiên 2.806 ha, rừng trồng 625 ha),
đất chưa có rừng 748 ha.
Đây là khu bảo tồn thiên nhiên vừa có hệ sinh thái đất ướt ven biển vừa có thảm
rừng nhiệt đới mưa ẩm nguyên sinh. Nguồn gen thực vật nhiệt đới của Sơn Trà rất đa
dạng, phong phú với số lượng cá thể lớn có khả năng cung cấp giống cây bản địa phục
vụ trồng rừng như: Chò chai, Dẻ cau, Dầu lá bóng... Điều đặc biệt là Sơn Trà cịn có
những lồi động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng, trong đó Vọc vá có thể được
xem là lồi thú sinh trưởng đặc hữu của Đông Dương cần được bảo vệ. Mặt khác Sơn
Trà còn là nguồn cung cấp nước ngọt cho thành phố vàa là nơi có nhiều cảnh đẹp và di
tích lịch sử nên rất có giá trị về du lịch. Ngồi ra, Sơn Trà cịn là bức bình phong che
chắn gió bão cho thành phố.
2.3.3 Tài nguyên nước
* Biển, bờ biển:
Đà Nẵng có bờ biển dài khoảng 30 km, có vịnh Đà Nẵng nằm chắn bởi sườn
núi Hải Vân và Sơn Trà, mực nước sâu, thuận lợi cho việc xây dựng cảng lớn và một
số cảng chuyên dùng khác; và nằm trên các tuyến đường biển quốc tế nên rất thuận lợi
cho việc giao thông đường thuỷ. Mặc khác Vịnh Đà Nẵng còn là nơi trú đậu tránh bão
của các tàu có cơng suất lớn.
Vùng biển Đà Nẵng có ngư trường rộng trên 15.000 km2, có các động vật biển
phong phú trên 266 giống lồi, trong đó hải sản có giá trị kinh tế cao gồm 16 lồi (11
lồi tơm, 02 loại mực và 03 loại rong biển)... với tổng trữ lượng là 1.136.000 tấn hải
sản các loại (theo dự báo của Bộ Thuỷ sản) và được phân bố tập trung ở vùng nước có
độ sâu từ 50-200m (chiếm 48,1%), ở độ sâu 50m (chiếm 31%), vùng nước sâu trên
200m (chiếm 20,6%). Hàng năm có khả năng khai thác trên 150.000 -200.000 tấn hải
sản các loại.
Đà Nẵng còn có một bờ biển dài với nhiều bãi tắm đẹp như Non Nước, Mỹ
Khê, Thanh Khê, Nam Ô với nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú; ở khu vực quanh bán
đảo Sơn Trà có những bãi san hơ lớn, thuận lợi trong việc phát triển các loại hình kinh
doanh, dịch vụ, du lịch biển.
Ngoài ra vùng biển Đà Nẵng đang được tiến hành thăm dị dầu khí, chất đốt...

* Sơng ngịi, ao hồ:
Sơng ngịi của thành phố Đà Nẵng đều bắt nguồn từ phía Tây, Tây Bắc thành
phố và tỉnh Quảng Nam. Hầu hết các sông ở Đà Nẵng đều ngắn và dốc. Có 2 sơng
chính là Sơng Hàn (chiều dài khoảng 204 km, tổng diện tích lưu vực khoảng
20



×