Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Giáo án Sinh học 12 bài 30: Quá trình hình thành loài (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.58 KB, 3 trang )

Giáo án quá trình hình thành loài (tt)

Tuần:16
Tiết:30

Bài 30:

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI
(Tiếp Theo)
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức:
- Nêu được thực chất của quá trình hình thành loài và các đặc điểm hình thành loài
mới theo cách li sinh thái, lai xa và đa bội hoá.
2. Kĩ năng;
- Giải thích được sự cách li về tập tính và cách li sinh thái dẫn đến hình thành loài mới
như thế nào?
- Giải thích được quá trình hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hoá.
3. Thái độ:
- Có ý thức bảo vệ sự đa dạng sinh học của các loài cây hoang dại cũng như các giống
cây trồng nguyên thuỷ.
II. Phương tiện:
Hình 30.1 SGK
III. Tiến trình bài mới:
1. Ổn định lớp:
- Kiểm danh ghi vắng vào sổ đầu bài
2. Kiểm tra bài cũ
CH: Thế nào là quá trình hình thành loài?Trình bày vai trò của cách li địa lí?
3. Bài mới:
II. Hình thành loài cùng khu vực địa lí:
1. Hình thành loài bằng cách li tập tính và cách li sinh thái:
Hoạt động của GV


- Yêu cầu HS đọc mục 1(a) SGK/129 .
- VD trên minh họa điều gì? Giải thích?
- Từ VD rút ra kết luận gì về quá trình
hình thành loài?
- GV nhận xét đánh giá và giảng giải
thêm để HS tóm tắt kiến thức.
- Vậy trong cùng khu vực địa lí ngoài
con đường hình thành loài vừa xét còn
có con đường nào khác không?

Hoạt động của HS
- HS làm việc với SGK , trao đổi
nhóm :Phân tích VD và rút ra kết luận.
+ Tóm tắt VD về hai lòai cá ở hồ châu
Phi.
+ Đưa giả thuyết và giải thích.
+ Kết luận hình thành loài bằng cáh li
tập tính.
 Vài HS trình bày, lớp nhận xét.
- Cách li sinh thái


Giáo án quá trình hình thành loài (tt)
- Có thể cho Vd về cỏ băng, cỏ sâu róm
trên bãi bồi sông Vônga và VD SGK
- Từ 2 VD trên có thể rút ra kết luận gì
về con đường hình thành loài bằng con
đường sinh thái?
Đọc SGK và trả lời
- Hình thành loài bằng con đường cách

li sinh thái thường gặp ở nhóm sinh vật -Động vật ít di chuyển
nào? Thường diễn ra nhanh hay chậm?
+ Hình thành loài bắng cách li tập tính và cách li sinh thái :
. Trong cùng một khu phân bố, các quần thể của loài có thể gặp các điều kiện
sinh thái khác nhau.
. Trong các điều kiện sinh thái khác nhau đó, chọn lọc tự nhiên tích luỹ các đột
biến và biến dị tổ hợp theo những hướng khác nhau thích nghi với điều kiện sinh
thái tương ứng, dần dần hình thành nòi sinh thái rồi loài mới.
2. Hình thành loài nhờ cơ chế lai xa và đa bội hoá
Hoạt động của GV
(?) Thế nào là lai xa?
(?) Lai xa gặp những trở ngại gì?
- Vì sao cơ thể lai xa thường không có
khả năng sinh sản?
- Nhận xét, đánh giá  thống nhất nội
dung.
- Có phải cơ thể lai xa nào cũng bất thụ
và không thể tạo thành loài mới không?
- Để khắc phục trở ngại khi lai xa
người ta có thể làm gì?
- Tại sao đa bội hoá lại khắc phục được
trở ngại đó?
- Người ta tiến hành như thế nào?
- Vì sao lai xa và đa bội hoá là con
đường hình thành loài phổ biến ở thực
vật bậc cao nhưng rất ít gặp ở động
vật? Thường diễn ra nhanh hay chậm ?
tại sao phải bả vệ sự đa dạng sinh học
của các loài cây hoang dại cũng như các
giống cây trồng nguyên thủy ?

- Sự xuất hiện 1 cá thể lai xa được coi là
loài mới chưa? (Loài mới không xuất
hiện một cá thể duy nhất mà là một
quần thể hoặc nhóm quần thề tồn tại và
phát triển như một mắt xích trong hệ

Hoạt động của HS
- Thảo luận nhóm dựa trên kiến thức đã
học và cử đại diện trả lời
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Dựa vào kiến thức đã học trả lời
được , để khắc phục trở ngại khi lai xa
người ta đa bội hoá cơ thể lai xa
 mỗi chiếc NST có được NST tương
đồng, phân li binh thường.
 Trình bày thí nghiệm của
Kapetrenco , lai cải bắp và cải củ
- Ở TV việc đa bội hoá không những ít
ảnh hưởng đến sức sống mà nhiều khi
còn tăng khả năng sinh trưởng và phát
triển, với ĐV, đột biến đa bội thường
làm mất cân bằng gen, đặc biệt làm rối
loạn cơ chế xác định giới tính dẫn đến
gây chết.
- Chưa, vì loài phải là quần thể


Giáo án quá trình hình thành loài (tt)
sinh thái, đứng vững qua thời gian dưới
tác động của CLTN)

+ Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hoá :
P Cá thể loài A (2nA)  Cá thể loài B (2nB)
G
nA
nB
F1

(nA + nB)  Không có khả năng sinh
sản hữu tính (bất thụ)
(nA + nB)

(nA + nB)

F2

(2nA + 2nB)
(Thể song nhị bội)  Có khả năng sinh sản hữu tính (hữu thụ).
+ Cơ thể lai xa thường không có khả năng sinh sản hữu tính (bất thụ) do cơ thể
lai xa mang bộ NST đơn bội của 2 loài bố mẹ  không tạo các cặp tương đồng
 quá trình tiếp hợp và giảm phân không diễn ra bình thường.
+ Lai xa và đa bội hoá tạo cơ thể lai mang bộ NST lưỡng bội của cả 2 loài bố mẹ
 tạo được các cặp tương đồng  quá trình tiếp hợp và giảm phân diễn ra
bình thường  con lai có khả năng sinh sản hữu tính. Cơ thể lai tạo ra cách li
sinh sản với 2 loài bố mẹ, nếu được nhân lên tạo thành một quần thể hoặc nhóm
quần thể có khả năng tồn tại như một khâu trong hệ sinh thái  loài mới hình
thành.

4. Củng cố:
Dựa vào câu hỏi 5 sách giáo khoa để củng cố.
5. Dặn dò:

- Học bài, trả lời các câu hỏi SGK.
- Soạn bài 31 “Tiến Hóa Lớn”.



×