Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA HÀNH VI TRÁNH THUẾ ĐẾN CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 58 trang )

`

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN

Lĩnh vực nghiên cứu: Kế toán-Tài chính

TÊN ĐỀ TÀI:

ẢNH HƯỞNG CỦA HÀNH VI TRÁNH THUẾ ĐẾN
CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM
YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
VIỆT NAM

TP.HCM, Tháng 03 Năm 2018
I


`
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
NĂM 2017
Tên đề tài:
ẢNH HƯỞNG CỦA HÀNH VI TRÁNH THUẾ ĐẾN CHI PHÍ SỬ DỤNG


VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT: BẰNG CHỨNG THỰC
NGHIỆM Ở VIỆT NAM

Nhóm sinh viên thực hiện
Họ và tên

MSSV

Đơn vị

Nhiệm
vụ

Điện thoại

1 Nguyễn Thùy
Trang
2 Nguyễn Đức
Huy
3 Nguyễn Bình
Nguyên

K144091273

Khoa
KTKT

Nhóm
trưởng


01207794928 trangnt14409
@st.uel.edu.vn

K144091201

Khoa
KTKT

Thành
viên

0975418028

huynd14409@
st.uel.edu.vn

K144091229

Khoa
KTKT

Thành
viên

0969883350

nguyennb1440

n


4 Trầm Thị Băng
Tâm
5 Nguyễn Châu
Thuận

K144010088

Khoa
KTKT

Thành
viên

0964459508

tamttb14401@
st.uel.edu.vn

K144091262

Khoa
KTKT

Thành
viên

0907087036

thuannc14409
@st.uel.edu.vn


Email

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Vĩnh Khương
TP.HCM, Tháng 03 Năm 2018
I


`

LỜI TRI ÂN
Sau thời gian nghiên cứu, học tập tại khoa Kế toán - Kiểm toán trường Đại học
Kinh Tế-Luật trực thuộc Đại Học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh, nhóm nghiên cứu đã hoàn
thành bài báo cáo nghiên cứu khoa học, có được điều này cũng chính là nhờ sự giúp đỡ
hỗ trợ của quý Thầy cô, gia đình, bạn bè. Nhóm nghiên cứu chúng tôi xin được bày tỏ
lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy Cô giáo trong khoa Kế toán Kiểm toán trường đại
học Kinh tế - Luật, Trung tâm nghiên cứu Kinh tế - Tài chính trường đại học Kinh tế Luật đã giúp đỡ, hỗ trợ nhóm nghiên cứu hoàn thành bài báo cáo này. Đồng thời nhóm
nghiên cứu xin chân thành gửi lời cảm ơn đặc biệt về sự hướng dẫn tận tình của thầy
Nguyễn Vĩnh Khương đã luôn theo sát hỗ trợ giúp đỡ nhóm nghiên cứu trong suốt quá
trình hoàn thành bài báo cáo này. Tuy vậy, do thời gian có hạn, cũng như kinh nghiệm
và kiến thức còn hạn chế nên trong bài nghiên cứu khoa học này sẽ không tránh khỏi
những thiếu sót nhất định. Vì vậy, nhóm nghiên cứu rất mong nhận được sự chỉ dẫn,
đóng góp ý kiến của quý thầy cô cùng toàn thể các đồng môn để nhóm nghiên cứu có
điều kiện bổ sung hoàn thiện bài báo cáo, nâng cao kiến thức của mình, phục vụ tốt hơn
công tác thực tế sau này.

II


`

MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
DANH MỤC BẢNG BIỂU
MỤC LỤC

CHƯƠNG MỞ ĐẦU .....................................................................................................1
1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .............................................................................1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................................................2
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ................................2
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................................................................2
5. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI .................................................................................................3
6. KẾT CẤU CỦA BÀI NGHIÊN CỨU ...................................................................3
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY .....1
1. CÁC KHÁI NIỆM ......................................................................................................1
1.1 Hành vi tránh thuế ..........................................................................................1
1.2 Chi phí sử dụng vốn ........................................................................................1
2. CÁC LÍ THUYẾT NỀN TẢNG .....................................................................................2
2.1 Lý thuyết đại diện ...........................................................................................2
2.2 Lý thuyết thông tin bất cân xứng ....................................................................3
3. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ...................................................................4
3.1 Nghiên cứu nước ngoài ..................................................................................4
3.2 Nghiên cứu trong nước ...................................................................................9
4. KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU .............................................................................11
5. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ...........................................................................................12
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............................................................................13
1. MẪU NGHIÊN CỨU ................................................................................................13
2. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ......................................................................................13
3. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU VÀ CÁCH THỨC ĐO LƯỜNG .........................................14
3.1 Giả thuyết nghiên cứu...................................................................................14
3.2 Các biến kiểm soát ........................................................................................15

3.3 Cách thức đo lường ......................................................................................17
3.4 Chi phí sử dụng nợ .......................................................................................18
4. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .........................................................................................18
5. KỲ VỌNG BIẾN TƯƠNG QUAN ...............................................................................19
6. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ...........................................................................................19
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..........................................................................................20
1. THỐNG KÊ MÔ TẢ .................................................................................................20
2. PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN CÁC BIẾN .....................................................................20
III


`
3. PHÂN TÍCH HỒI QUY .............................................................................................21
3.1 Biến phụ thuộc theo đo lường theo Cheng và các cộng sự (2012)...............21
3.2 Biến phụ thuộc theo đo lường theo McGuire và các cộng sự, 2012 ............23
4. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................................27
4.1 Thảo luận kết quả nghiên cứu theo TAC1 ...................................................27
4.2 Thảo luận kết quả nghiên cứu theo TAC2 ....................................................30
5. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ...........................................................................................34
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................35
1. KẾT LUẬN ............................................................................................................35
2. GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ ...........................................................................................36
3. HẠN CHẾ ..............................................................................................................38
4. GỢI Ý HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO .................................................................38
KẾT LUẬN ..................................................................................................................39
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................1
PHỤ LỤC

IV



`
DANH SÁCH BẢNG SỬ DỤNG TRONG BÀI NGHIÊN CỨU
Bảng 2- 1 Mối quan hệ của các biến với Cost of debt ..................................................19
Bảng 3- 1: Thống kê mô tả biến ....................................................................................20
Bảng 3- 2: Hệ số tương quan các biến ..........................................................................20
Bảng 3- 3: Kiểm định Hausman ....................................................................................21
Bảng 3- 4: Bảng kết quả hồi quy ban đầu (FEM) .........................................................21
Bảng 3- 5: Kiểm định Modified Wald cho phương sai thay đổi trong dữ liệu bảng .....22
Bảng 3- 6: Kiểm định Wooldrige cho hiện tượng tự tương quan trong dữ liệu bảng ...22
Bảng 3- 7: Khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi ................................................23
Bảng 3- 8: Kiểm định Hausman ....................................................................................24
Bảng 3- 9: Bảng kết quả hồi quy ban đầu (FEM) .........................................................24
Bảng 3- 10: Kiểm định Modified Wald cho phương sai thay đổi trong dữ liệu bảng ...25
Bảng 3- 11: Kiểm định Wooldrige cho hiện tượng tự tương quan trong dữ liệu bảng .25
Bảng 3- 12: Khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi ..............................................26
Bảng 3- 13: Kết quả nghiên cứu so với kỳ vọng ............................................................28
Bảng 3- 14: Kết quả nghiên cứu so với kỳ vọng ............................................................31

V


`
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG BÀI NGHIÊN CỨU
Viết tắt

Diễn giải

BCTC


Báo cáo tài chính

CFO

Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh

COD

Chi phí sử dụng vốn

ETR

Thuế suất hiệu lực

FEM

Phương pháp tác động cố định

FRQ

Chất lượng báo cáo tài chính

GAAP

Các nguyên tắc kế toán chấp nhận chung

GM

General Motor


HNX

Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội

HOSE

Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

LEV

Biến đòn bẩy

OLS

Phương pháp hồi quy kết hợp

PPE

Tài sản cố định hữu hình

REM

Phương pháp tác động ngẫu nhiên

ROA

Biến lợi nhuận ròng trên tổng tài sản

SIZE


Biến Quy mô

TA

Khoản tránh thuế

TTCK

Thị trường chứng khoán

VI


`

CHƯƠNG MỞ ĐẦU
1.

SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, có vai trò quan trọng trong

việc duy trì hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước, là công cụ để điều tiết nền kinh tế,
thực hiện công bằng xã hội. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, những
hành vi trốn thuế, tránh thuế ngày càng diễn ra phức tạp, phạm vi rộng khắp, quy mô lớn
với những thủ đoạn tinh vi, gây thất thu nghiêm trọng cho ngân sách nhà nước. Việc
nghiên cứu hành vi trốn thuế, tránh thuế và đề xuất các giải pháp thiết thực là thực sự
cần thiết trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
Trốn thuế và tránh thuế đều có một điểm chung là xuất phát từ động cơ làm giảm
tối đa số thuế phải nộp, tuy nhiên trốn thuế là hành vi vi phạm pháp luật về thuế còn
tránh thuế là hành vi lợi dụng những “kẻ hở” của hệ thống luật thuế để làm giảm số thuế

phải nộp. Ở Việt Nam, các đề tài nghiên cứu về vấn đề tránh thuế này khá ít, nếu có chỉ
tập trung nghiên cứu về vấn đề chuyển giá để tránh thuế của các công ty đa quốc gia.
Hầu như chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách hoàn chỉnh về hành vi tránh thuế, nhất
là sử dụng mẫu nghiên cứu là các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt
Nam. Tiêu biểu như một vài bài nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Thị Lan (2009);
Phan Trần Thanh Trúc và Ngọc Anh (2016). Hơn nữa, bằng các nghiên cứu ở nước
ngoài, như bài nghiên cứu của Lim (2010), Lim (2011), bài nghiên cứu của Desai và
Dharmapala (2006), bài nghiên cứu Dyreng và các cộng sự (2007), bài nghiên cứu Fuest
và Riedel (2009), bài nghiên cứu Huang và các cộng sự (2016), nhóm nghiên cứu nhận
thấy có mối quan hệ giữa hành vi tránh thuế và chi phí sử dụng vốn trong đó chi phí sử
dụng vốn là một trong những nhân tố có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động của doanh
nghiệp.
Xuất phát từ những lý do đó, nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài “Tác động của hành
vi tránh thuế đến chi phí sử dụng vốn: Nghiên cứu tại Việt Nam” với mục đích nghiên
cứu tác động của hành vi này lên chi phí sử dụng vốn để từ đó đưa ra những kiến nghị
thiết thực đối với những công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam và cơ
quan quản lý.

Trang |1


`
2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Cung cấp bằng chứng thực nghiệm để xem xét ảnh hưởng của hành vi tránh thuế

có tác động như thế nào đến chi phí sử dụng vốn của các công ty niêm yết tại Việt Nam.
3.


ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Đối tượng nghiên cứu: Hành vi tránh thuế và và tác động của hành vi tránh thuế

đến chi phí sử dụng vốn.
Các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam, cụ thể là báo cáo tài chính đã được
kiểm toán và công bố, báo cáo thường niên của các công ty niêm yết tại Việt Nam tính
tới thời điểm 2016 của 718 doanh nghiệp niêm yết trên hai sàn giao dịch HNX và HOSE
trong 8 năm từ 2009 đến 2016. Tuy nhiên nhóm nghiên cứu chỉ giữ lại các công ty có
đầy đủ BCTC thường niên đã được kiểm toán liên tục trong giai đoạn nghiên cứu và đầy
đủ số liệu. Do đó, sau khi loại, mẫu nghiên cứu còn lại 125 công ty.
Phạm vi nghiên cứu:
Các công ty niêm yết tại Việt Nam, cụ thể là BCTC của các doanh nghiệp niêm
yết trên hai sàn chứng khoán Việt Nam, giai đoạn 2010 – 2016 (bao gồm 7 năm quan
sát).
Phạm vi về không gian: Phân tích ảnh hưởng của hành vi tránh thuế đến chi phí sử
dụng vốn của các công ty phi tài chính niêm yết trên TTCK tại Việt Nam niêm yết trên
cả 2 sàn giao dịch HOSE và HNX (Không nghiên cứu về các công ty tài chính như Ngân
hàng, quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán...).
Phạm vi về thời gian: Dữ liệu nghiên cứu trong giai đoạn 2010 – 2016.
4.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu định lượng
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, nghiên cứu sử dụng phương pháp định

lượng. Dãy số liệu được biểu diễn theo dữ liệu bảng. Dữ liệu bảng bao gồm số liệu của
nhiều đơn vị chéo công ty và mỗi đơn vị chéo nghiên cứu qua thời gian.
Nghiên cứu định lượng bao gồm: phương pháp thống kê mô tả, phân tích hệ số
tương quan, phân tích kiểm định và phân tích hồi quy theo dữ liệu bảng.


Trang |2


`
Nghiên cứu này được thực hiện dựa vào các lý thuyết nền tảng phổ biến trong lĩnh
vực kế toán và kiểm toán như lý thuyết ủy nhiệm, lý thuyết tín hiệu, lý thuyết bất cân
xứng thông tin,…
5.

Ý NGHĨA ĐỀ TÀI
Về mặt khoa học: Bài nghiên cứu được hoàn thành sẽ bổ sung thêm lý thuyết về

mô hình, thiết lập mối quan hệ giữa hành vi tránh thuế và chi phí sử dụng vốn, làm tài
liệu tham khảo cho các nghiên cứu có liên quan.
Về mặt thực tiễn:
Nghiên cứu là một căn cứ có giá trị để giúp đánh giá thực trạng thực hiện việc
tránh thuế trong các DN Việt Nam hiện nay bằng những con số định lượng, cụ thể.
Bài nghiên cứu sẽ đề cập và làm rõ vấn đề về tác động của hành vi tránh thuế lên
chi phí sử dụng vốn đến các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam,
đưa ra cái nhìn tổng quan nghiên cứu về hành vi tránh thuế. Từ đó đưa ra những kiến
nghị giúp cho Nhà nước và doanh nghiệp hiểu rõ hơn về hành vi tránh thuế.
Đối với cơ quan quản lý Nhà nước, bài nghiên cứu sẽ cung cấp một cái nhìn đầy
đủ về hành vi tránh thuế, từ đó có những chính sách quản lý thuế một cách hợp lý hơn.
Đối với các công ty niêm yết, bài nghiên cứu sẽ giúp doanh nghiệp nhìn nhận về
chi phí sử dụng vốn và điều tiết mối quan hệ giữa việc tránh thuế và chi phí sử dụng vốn
phù hợp để phát triển mạnh mẽ hơn và hoàn toàn tự nguyện tuân thủ các quy định về
thuế.
6.

KẾT CẤU CỦA BÀI NGHIÊN CỨU

Bài nghiên cứu tập trung đo lường tác động của hành vi tránh thuế lên chi phí sử

dụng vốn của doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam và có thể được chia thành các phần
chính như sau:
Phần mở đầu
Chương này bao gồm các nội dung giới thiệu tổng quát về đề tài nghiên cứu từ xác
định vấn đề nghiên cứu cho đến mục tiêu, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa khoa học
của nghiên cứu.
Chương 1: Cơ sở lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu trước đây

Trang |3


`
Chương này bao gồm các nội dung về các khái niệm có liên quan đến đề tài, các
lý thuyết nền làm cơ sở xây dựng các giả thiết và mô hình nghiên cứu. Ngoài ra, phần
tổng quan các nghiên cứu trước cũng được trình bày để từ đó xác định khoảng trống
trong nghiên cứu và phác thảo mô hình lý thuyết.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương này bao gồm các nội dung mô tả về quy trình nghiên cứu trong đó nêu cụ
thể việc lựa chọn các phương pháp nghiên cứu, chọn mẫu, thu thập, phân tích dữ liệu.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Sau đó sẽ bày các kết quả của quá trình thực hiện nghiên cứu và các bàn luận, so
sánh, đối chiếu…kết quả nghiên cứu để đi đến các kết luận trả lời cho các câu hỏi và
mục tiêu nghiên cứu đã thiết lập.
Chương 4: Kết luận và kiến nghị
Chương này trình bày tóm lược lại các kết quả nghiên cứu đã đạt được, các hạn
chế và định hướng nghiên cứu tiếp theo đồng thời cũng đưa ra các hàm ý cho các đối
tượng có liên quan.


Trang |4


`
CHƯƠNG 2:

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN
CỨU TRƯỚC ĐÂY

1.
1.1

Các khái niệm
Hành vi tránh thuế
Tránh thuế là một khoản tiết kiệm thuế phát sinh từ các phương pháp giảm thuế và

ẩn thuế nói chung, có tính pháp lý đáng ngờ để giảm thiểu nghĩa vụ thuế. Nói cách khác,
phương pháp tránh thuế thì dựa trên khái niệm tập hợp số lượng giao dịch tích lũy để
giảm thiểu nghĩa vụ thuế (Desai và Dharmapala, 2006).
Tránh thuế là phương thức sử dụng hợp pháp các quy tắc về thuế nhằm đạt lợi ích
cho chủ thể, làm giảm số thuế phải nộp trong khuôn khổ pháp luật cho phép (Pasternak
và Rico, 2008).
Các hoạt động tránh thuế thường được coi là các phương thức tiết kiệm thuế, mà
chuyển giá trị từ nhà nước sang cổ đông và do đó sẽ gia tăng giá trị sau thuế của công
ty (Desai và Dharmapala, 2009).
Tránh thuế là đại điện cho những chính sách hoạch định thuế liên tục, bao gồm
những hoạt động hoàn toàn hợp pháp và những giao dịch ... rơi vào “vùng xám” (ví dụ
như lạm dụng lá chắn thuế) (Wang, 2010).
Tránh thuế là khai thác hợp pháp các cơ chế thuế để giảm thiểu khoản thuế phải
nộp bằng các phương tiện trong khuôn khổ pháp luật và khai báo các thông tin trọn vẹn

cho cơ quan thuế.
1.2

Chi phí sử dụng vốn
Chi phí sử dụng vốn là lãi suất nợ của công ty, được tính bằng cách lấy chi phí

lãi vay trong năm chia cho nợ ngắn hạn và dài hạn trung bình trong năm (Pittman và
Fortin 2004).
Chi phí vốn theo truyền thống được định nghĩa là tỷ lệ hiệu quả mà một công ty
trả cho khoản nợ hiện tại. Chi phí sử dụng vốn của bất kỳ công ty nào cũng bị ảnh
hưởng bởi nhiều yếu tố, chẳng hạn như đặc điểm của công ty, chi phí người đại diện
và rủi ro vỡ nợ đối với phát hành trái phiếu, vấn đề bất đối xứng thông tin (Bhojraj và
Sengupta, 2003), lãi suất (Diamond, 1989), đòn bẩy và dòng tiền từ hoạt động (Petersen
và Rajan, 1994), quy mô công ty (Carey và cộng sự, 1993). Nếu việc tránh thuế doanh
nghiệp đóng vai trò như một sự thay thế cho việc sử dụng nợ (Graham and Tucker,

Trang |1


`
2006, Lim, 2010, 2011, Kim, 2010), nó có thể làm tăng sự kiệt quệ tài chính, tăng
cường chất lượng tín dụng, giảm rủi ro mặc định, giảm chi phí phá sản dự kiến và do
đó giảm chi phí nợ (Lim 2011). Mặc khác, vì các công ty sử dụng ít nợ hơn khi họ
tham gia vào việc tránh thuế (Graham and Tucker, 2006), cách tránh thuế được coi như
là một sự thay thế cho các khoản khấu trừ lãi trong việc xác định cơ cấu vốn và chi
phí. Các hoạt động tránh thuế có thể chuyển tài sản từ chính phủ sang các công ty, và
do đó để lại nhiều nguồn lực sẵn có cho các công ty để phục vụ nghĩa vụ nợ. Chi phí
sử dụng vốn là một tỷ lệ hiệu quả đánh giá đúng những gì công ty phải trả cho các
khoản nợ hiện tại của mình.
Chi phí sử dụng vốn được đo lường hoặc là trước hoặc sau thuế, tuy nhiên, bởi vì

chi phí lãi vay được khấu trừ trước thuế nên chi phí sử dụng vốn sau thuế thường được
quan tâm hơn. Đây là một phần của cấu trúc tài chính doanh nghiệp, cấu trúc tài chính
còn bao gồm cả chi phí sử dụng vốn cổ phần.
Một công ty sẽ sử dụng nhiều loại trái phiếu khác nhau, các khoản vay và các hình
thức nợ khác, vì vậy, chi phí sử dụng vốn là một sự đo lường hữu ích cho biết chi phí
trung bình mà công ty phải trả cho mỗi đồng tiền nợ tài trợ cho hoạt động của doanh
nghiệp là bao nhiêu. Chi phí sử dụng vốn cũng giúp nhà đầu tư có được một hình dung
ban đầu về rủi ro tài chính của công ty so với các công ty khác, bởi vì một công ty có
mức rủi ro cao hơn thường có chi phí sử dụng vốn cao hơn.
2.

Các lí thuyết nền tảng

2.1

Lý thuyết đại diện
Người ta cho rằng lý thuyết đại diện được xây dựng bởi Ross (1973), sau đó được

phát triển bởi Jensen và Meckling trong một công bố năm 1976. Lý thuyết này đề cập
đến sự phân chia rủi ro giữa người ủy quyền (chủ sở hữu) và người đại diện do họ có
mục tiêu và sự phân công lao động khác nhau. Lý thuyết cho rằng cả người ủy nhiệm và
người được ủy nhiệm đều theo đuổi những mục đích của riêng mình, do đó trong mối
quan hệ này luôn tồn tại những mâu thuẫn và làm phát sinh một khoản chi phí đại diện
(agency cost). Người ủy quyền giao nhiệm vụ cho người đại diện thông qua một hợp
đồng, lý thuyết này chỉ giới hạn trong trường hợp giữa họ có mâu thuẫn về lợi ích, đặc
biệt xuất phát từ nguyên nhân người đại diện là người có thông tin đầy đủ hơn người ủy

Trang |2



`
quyền, tức là người đại diện hiểu rõ hơn về công việc mình đang làm. Điều này dẫn đến
nguy cơ hành vi cơ hội của người đại diện.
Lý thuyết thông tin bất cân xứng

2.2

Lý thuyết thông tin bất cân xứng được biết đến lần đầu tiên vào những năm 1970
(A.G.Akerlof) và đã được Spence (1973), Stiglitz (1975) bổ sung và hoàn thiện. Thông
tin bất cân xứng có thể xảy ra trước khi tiến hành ký kết hợp đồng. Các bên tham gia
giao dịch cố tình che đậy thông tin, người mua không có thông tin xác thực, đầy đủ và
kịp thời nên trả giá thấp hơn giá trị đích thực của hàng hóa khi đó dẫn đến lựa chọn bất
lợi (adverse selection) cho nhà đầu tư. Mặt khác, thông tin bất cân xứng còn gây ra rủi
ro đạo đức (moral hazard) sau khi hợp đồng đã được giao kết nhưng một bên có hành
động che đậy thông tin mà bên kia khó lòng kiểm soát, hoặc muốn kiểm soát thì cũng
phải tốn kém chi phí.
Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về thông tin bất cân xứng được nhóm
nghiên cứu thu thập lại như sau:
Thông tin bất cân xứng xảy ra khi một bên đối tác nắm giữ thông tin còn bên khác
thì không biết đích thực thông tin đó ở mức độ nào đó (Nguyễn Trọng Hoài, 2006).
Thông tin bất cân xứng là khái niệm mô tả các tình huống trong đó những người
tham gia tương tác trên thị trường nắm được thông tin khác nhau về giá trị hoặc chất
lượng của một tài sản đang được giao dịch (trao đổi) trên thị trường. Nói một cách khác
nếu không tồn tại tình trạng bất cân xứng đối với việc tiếp cận thông tin về tài sản thì
được gọi là tình trạng “cân xứng” về thông tin.1
Tóm lại, Thông tin bất cân xứng xảy ra khi một bên giao dịch có ít thông tin hơn
bên đối tác hoặc có thông tin nhưng thông tin không chính xác. Điều này khiến cho bên
ít thông tin hơn có những quyết định thiếu chính xác khi thực hiện giao dịch, đồng thời

1


Thời báo kinh tế Sài Gòn, Thương hiệu và lý thuyết bất đối xứng thông tin,

ngày 24/03/2010, truy cập ngày
26/4/2017

Trang |3


`
bên nhiều thông tin hơn sẽ có những hành vi gây bất lợi cho bên kia khi thực hiện nghĩa
vụ giao dịch.
3.
3.1

Tổng quan các nghiên cứu trước
Nghiên cứu nước ngoài
Các doanh nghiệp có khách hàng tập trung có 3 lý do chính để bảo vệ tiền mặt của

họ, đó là:
Một ví dụ điển hình cho vấn đề này đó là sự phá sản của General Motor (GM) năm
2009 trong cuộc khủng hoảng tài chính gần đây. Hậu quả của việc này đó là hơn 40 nhà
cung cấp chính của GM, những người coi GM là khách hàng chính của họ, nộp đơn xin
phá sản và Bộ Tài chính Mỹ đã phải cung cấp 5 tỷ đô la Mỹ để cứu trợ các nhà cung cấp
này.
Kết quả là, những doanh nghiệp có khách hàng tập trung có thể giữ thêm tiền mặt
để phòng ngừa rủi ro về dòng tiền.
Thứ hai, Wang (2012) và Itzkowitz (2013) đưa ra gợi ý rằng các nhà cung cấp có
những khách hàng lớn cũng có thể giữ tiền mặt nhiều hơn như một lời cam kết với khách
hàng của họ, rằng họ có khả năng tài chính để đầu tư vào các tài sản có liên quan cụ thể.

Theo Timan (1984), để hoạt động của doanh nghiệp được tối ưu thì đòi hỏi cả nhà cung
cấp lẫn khách hàng lớn phải thực hiện những khoản đầu tư có liên quan cụ thể. Bởi vì
những khoản đầu tư này sẽ mất giá trị đáng kể nếu một bên có vấn đề về tài chính, nhà
cung cấp sẽ có động cơ để sử dụng thêm tiền mặt như để báo hiệu rằng doanh nghiêp
vẫn đang khỏe mạnh về mặt tài chính.
Thứ ba, Ravenscraft (1983), Balakrishnan và các cộng sự (1996), Gosman và các
cộng sự (2004) và Piercy and Lane (2006) cho rằng các khách hàng lớn có xu hướng sử
dụng quyền ảnh hưởng của họ để thương lượng, bắt buộc các nhà cung cấp giảm giá
bán, mở rộng thời hạn tín dụng, mua hàng với số lượng nhỏ để giảm số lượng hàng tồn
kho cho các khách hàng lớn. Những thỏa thuận này bóp méo lợi nhuận, thay đổi rủi ro
thanh khoản dẫn đến làm giảm lợi nhuận cho các nhà cung cấp.
Hơn nữa, theo Raman và Shahrur (2008) đề xuất thì đối với các doanh nghiệp có
những khách hàng lớn có xu hướng thực hiện các khoản đầu tư có liên quan cụ thể,

Trang |4


`
chẳng hạn như thiết kế hoặc phát triển các thiết bị chuyên dụng hoặc giới thiệu một hệ
thống kiểm kê hàng hóa mới cho một khách hàng cụ thể
Cũng đồng ý với các lập luận này, Dhaliwal và các cộng sự (2013) cho thấy rằng
sự lệ thuộc vào các khách hàng lớn có khả năng gây ra khủng hoảng tài chính trong
tương lai cao hơn và kiểm toán viên có nhiều khả năng và kiểm toán viên có nhiều khả
năng sẽ đưa ra ý kiến kiểm toán cho các nhà cung cấp với các khách hàng lớn. Dhaliwal
và các cộng sự (2016), Campello và Gao (2014) cho thấy rằng các nhà cung cấp với các
khách hàng lớn có chi phí sử dụng vốn cao hơn.
Những luận cứ trên cho thấy các doanh nghiệp có khách hàng tập trung cao sẽ có
rủi ro cao về dòng tiền mặt và do đó, muốn giữ tiền mặt nhiều hơn. Vì thế việc đóng
thuế ít hơn có thể tiết kiệm được một lượng lớn tiền mặt thông qua sự chênh lệch về
thuế tạm thời và vĩnh viễn.

Cụ thể, Wang (2012) nhận thấy rằng các khoản đầu tư có liên quan cụ thể bởi nhà
cung cấp sẽ dẫn đến việc nắm giữ tiền mặt hạn chế, do đó cung cấp cho các nhà cung
cấp một số ưu đãi để giảm lượng tiền chi trả cổ tức. Itzkowitz (2013) nhận thấy rằng các
nhà cung cấp có khách hàng tập trung phát hành cổ phiếu như là một cách để tích lũy
tiền mặt, như trái với các phương tiện khác như phát hành nợ.
Do đó Wang (2012) và Itzkowitz (2013), gợi ý rằng các nhà cung cấp có khách
hàng tập trung có thể dựa vào những cách nêu trên, những cách khác ngoài việc tránh
thuế để tăng tiền mặt.
Tránh thuế là một phương pháp có chi phí thấp để cho các doanh nghiệp có khách
hàng tập trung có thể tăng lượng tiền mặt. Có những lý do sau đây:
Thứ nhất, mặc dù các doanh nghiệp có thể sử dụng các phương tiện như phát hành
cổ phiếu, cắt giảm cố tức hay cắt giảm chi phí để tích lúy tiền mặt (Wang, 2012 và
Itzkowitz, 2013), những cách này có thể không phải lúc nào cũng có thể thực hiện hoặc
có thể sẽ có những hệ lụy bất lợi cho các doanh nghiệp có khách hàng tập trung.
Cụ thể, điều kiện thị trường khó khăn có thể làm cho nó việc phát hành cổ phiếu
sẽ khó khăn, nghiêm ngặt và tốn kém (McLean, 2011). Các công ty có khách hàng tập
trung lớn cũng có chi phí vốn cao hơn (Dhaliwal và các cộng sự, 2016), dẫn đến chi phí

Trang |5


`
phát hành cổ phiếu rất cao để huy động tiền mặt thông qua các thị trường bên ngoài.
Ngoài ra, công ty cần phải cho thấy tình hình tài chính tốt, kinh doanh thuận lợi để duy
trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng chính (Titman, 1984). Việc cắt giảm cổ tức là
một tín hiệu không thuận lợi, cho thấy việc kinh doanh của công ty đang có vấn đề và
gây khó khăn cho các công ty để giữ khách hàng chính của họ. Hơn nữa, việc cắt giảm
chi phí sẽ dẫn đến những hậu quả bất lợi cho hoạt động và dòng tiền của doanh nghiệp
của trong tương lai (Roychowdury, 2006, Cohen và các cộng sự, 2008).
Edwards và các cộng sự (2016) nhận thấy rằng các doanh nghiệp không muốn sử

dụng các phương pháp (VD: Quản lý thu nhập thực) có thể ảnh hưởng không tốt hoạt
động của doanh nghiệp khi tìm cách để tạo ra tiền mặt.
Mills và Newberry (2001), Noga và Schnader (2013) khuyên rằng các doanh
nghiệp có một xác suất cao về khủng hoảng tài chính có động cơ để tăng mức tiền mặt
và thu nhập của mình bằng việc gia tăng sự khác biệt về thuế suất. Như vậy, các công
ty có mức độ khách hàng tập trung cao có thể sẽ sử dụng việc tránh thuế để tiết kiệm
tiền nộp thuế, từ đó tăng khối lượng tiền mặt nắm giữ.
Ngoài ra, Edwards và các cộng sự (2016) chỉ ra rằng các công ty tránh thuế để tiết
kiệm tiền mặt, phòng khi họ gặp phải những vấn đề về tài chính do điều kiện kinh tế vĩ
mô gây ra. Theo một số nghiên cứu, những khó khăn về tài chính là do mối quan hệ với
những khách hàng lớn, chứ không phải do các điều kiện kinh tế vĩ mô. Điều này chỉ ra
rằng những lập luận trong Edwards và các cộng sự (2016) không thể áp dụng cho nghiên
cứu của chúng tôi.
Vì tất cả những lý do trên, chúng tôi muốn các nhà cung cấp có khách hàng tập
trung sử dụng việc tránh thuế để tăng tiền mặt mặc dù có những biện pháp khác để tăng
khối lượng tiền mặt.
Nghiên cứu liên quan đến tránh thuế
Có ba hình thức nghiên cứu liên quan đến vấn đề liên quan đến bài nghiên cứu
này. Hình thức thứ nhất bao gồm các kiểm tra các trường hợp cụ thể của lập kế hoạch
thuế và là chắn thuế/né thuế Các bài này bao gồm Graham và Tucker (2005); Engel,
Erickson và Maydew (1999); Erickson, Goolsbee và Maydew (2003); Seida và Wempe

Trang |6


`
(2004); Desai và Hines (2002); và một số người khác. Hình thức thứ hai là khảo sát sự
biến đổi của thuế suất thực tế hằng năm. Các bài biết bao gồm Rego (2003); Mills,
Erickson và Maydew (1998); Collins và Shackelford (1995). Hình thức thứ ba nghiên
cứu điều tra nguyên nhân và hậu quả của sự chênh lệch thuế theo giá trị sổ sách. Các bài

liên quan Hanlon (2005); Mills (1998); Guenther, Maydew và Nutter (1997); Manzon
và Plesko (2002); và những người khác.
Các nghiên cứu kiểm tra các trường hợp cụ thể của lập kế hoạch thuế là hữu ích
cho chúng ta vì hai lý do. Thứ nhất các nghiên cứu này cung cấp thông tin về chiến lược
lập kế hoạch thuế điển hình, rất hữu ích để suy nghĩ về cách lập kế hoạch thuế sẽ đo
lường các tác động khác nhau của thuế suất thực tế hằng năm. Thứ hai, họ cung cấp
thông tin về đặc điểm của các doanh nghiệp có khả năng tham gia vào việc lập kế hoạch
thuế. Chúng tôi rút ra thông tin này sau đó, khi chúng tôi tiến hành các kiểm tra sơ bộ
để xác định các đặc tính của các công ty tránh thuế thành công lâu dài.
Có một bộ nghiên cứu nhỏ kiểm tra biến đổi của thuế suất thực tế hằng năm. Ví
dụ: Rego (2003) kiểm tra các hoạt động tránh đánh thuế của các tập đoàn đa quốc gia
của Hoa Kỳ bằng cách hồi quy các mức thuế suất thực tế (thuế thu nhập phải trả chia
thu nhâp trước thuế) về các biến số độc lập như quy mô, thu nhập trước thuế, mức độ
hoạt động của nước ngoài, cho dù công ty là một tập đoàn đa quốc gia, sự tương tác của
đa quốc gia và quy mô và thu nhập, vị trí của công ty và các chỉ số ngành. Rego (2003)
nhận thấy rằng các công ty lớn hơn có mức thuế suất thực tế cao hơn và các công ty với
thu nhập trước thuế cao hơn có mức thuế suất thực tế thấp hơn, khi các yếu tố khác
không thay đổi. Rego (2003) cũng cho thấy rằng các tập đoàn đa quốc gia có khả năng
tránh được nhiều khoản thuế hơn các công ty trong nước. Mills, Erickson và Maydew
(1998) khảo sát những khoản đầu tư của các công ty trong lên kế hoạch thuế và như là
một phần của phân tích của họ, họ điều tra lợi nhuận đầu tư của doanh nghiệp. Họ bỏ lại
ETR của công ty (tổng số thuế hiện hành 3 năm tổng thu nhập trước thuế 3 năm) về các
biến số độc lập bao gồm 1) Đầu tư vào lập kế hoạch thuế (tức là tổng thu nhập của bộ
phận thuế và phí thuế bên ngoài 2) Quy mô công ty 3) một biến chỉ thị được thiết lập
bằng một nếu công ty có tài sản nước ngoài 4) biến số đòn bẩy (khoản nợ dài hạn của
công ty chia cho tổng tài sản) 5) mức tài sản cố định và 6) cường độ hàng tồn kho của
công ty. Họ thấy rằng sự đầu tư lớn vào lập kế hoạch thuế và đòn bẩy càng cao thì tỷ lệ

Trang |7



`
thuế suất thực tế càng thấp. Họ cũng thấy rằng tài sản nước ngoài có liên quan đến mức
thuế suất thực tế cao hơn.
Cuối cùng, bài viết của chúng tôi liên quan đến các tài liệu rộng rãi về sự chênh
lệch thuế theo giá trị sổ sách. Các công ty thành công trong việc tránh đánh thuế lâu dài
có thể xảy ra, mặc dù không cần thiết, cũng là công ty có khẳ năng duy trì sự khác biệt
lớn giữa thu nhập GAAP và thu nhập chịu thuế. Tuy nhiên, chúng tôi mong đợi sự liên
quan giữa sự tránh thuế và sự chênh lệch thế theo giá trị sổ sách.
Chúng tôi lưu ý rằng cũng giống như chúng tôi biết không có nghiên cứu trước về
sự tránh thuế dài hạn, chúng tôi không có ý kiến về các khoản chênh lệch về sự chênh
lệch thuế theo giá trị sổ sách dài hạn. Đã có một số nghiên cứu điều tra nguyên nhân và
hậu quả của sự chênh lệch thuế theo giá trị sổ sách. VD: Manzon và Plesko (2002) kiểm
tra mối quan hệ giữa lợi nhuận kế toán thu nhập chịu thuế các biện pháp theo giời gian.
Khái niệm, các mục giải thích này là 1) nhu cầu đầu tư và tài chính(financing) ưu đãi
thuế (sử dụng khẳ năng sinh lợi, sự xuất hiện của NOLs, và sự thay đổi của bán hàng
như người đại diện) (2) các nguồn trực tiếp của sự khác biệt về thời gian đầu tư ( sử
dụng tài sản, nhà máy và thiết bị; và các tài sản xóa sổ có hệ thống và các khoản trợ cấp
hưu trí như người đại diện), 3) sự khác nhau cố định ( sử dụng ưu đãi trước năm 1993
như là một người đại diện), và 4) hệ số nhiễu (sử dụng sự thay đổi NOLs, mức độ hoạt
động của nước ngoài, quy mô và sự lan rộng chậm như các người đại diện). Họ tìm thấy
trong một hồi quy hiệu ứng cố định các biến này giải thích 28% sự lây lan (và 69% của
điều chỉnh lây lan, được tính bằng cách điều chỉnh sự chênh lệch giữa thu nhập sổ sách
và thu nhập chịu thuế theo khoản mục được khấu trừ cho mục đích thuế và thu nhập
không phải chịu thuế). Tuy nhiên, Manzon và Plesko (2002) sử dụng dữ liệu hàng năm
và không xem xét khả năng tránh đánh thuế dài hạn của công ty.
Các nghiên cứu khác sử dụng phần không giải thích được của sự chênh lệch thuế
theo giá trị sổ sách như cách đo lường của tiềm năng né thuế. Desai và Dharmapala
(2005) điều tra xem liệu các doanh nghiệp có ưu đãi lớn về vốn chủ sở hữu có tham gia
nhiều hơn vào hoạt động tránh thuế. Họ đo lường sự tránh thuế như là phần từ sự hồi

quy của sự chênh lệch thuế theo giá trị sổ sách (ước tính bằng cách tính tổng chi phí
thuế liên bang hiện tại để có được một ước tính thu nhập chịu thuế và sau đó trừ đi khoản
thu nhập từ báo cáo tài chính của công ty trong nước) trên tổng số tích lũy/dự phòng của

Trang |8


`
công ty A (đại diện cho các hoạt động quản lý thu nhập). Tuy nhiên, thay vì bao gồm
nhiều biến số có thể giải thích các hoạt động tránh đánh thuế, Desai và Dharmapala
(2005) chỉ bao gồm các biện pháp của lương bổng đãi ngộ kích thích LĐXS và quản trị
công ty và ước tính các mô hình hiệu ứng cố định của công ty để cố gắng kiểm soát các
yếu tố khác trong phân tích của họ.
Frank và các cộng sự (2005) sử dụng một ước tính của sự khác nhau cố định của
một công ty như một biện pháp của năng nổ báo cáo thuế trong cuộc nghiên cứu của họ
về việc liệu các công ty có đang năng nổ cho báo cáo thuế và báo cáo tài chính. Một số
biến số mà họ đưa vào là các biến số độc lập là 1) một thước đo vô hình, 2) một năm trễ
chênh lệch vĩnh viễn, 3) một năm trì trệ hệ số giá ghi sổ trên giá trị thị trường cho các
công ty, 4) nợ dài hạn của công ty. Phần còn lại từ biến hồi quy của chênh lệch vĩnh viễn
trong các biến số này (và các biến số khác) là thước đo của họ về “chênh lệnh vĩnh viễn
tùy ý”. Bằng cách ước tính số dư theo phương pháp này, Frank và các cộng sự (2005)
tập trung vào việc đánh giá phần năng nổ về thuế mà không thể giải thích được bằng các
đặc điểm công ty quan sát được, trong khi đó chúng tôi cố gắng nghiên cứu những đặc
điểm của công ty liên quan đến tránh thuế - theo tinh thần của Manzon và Plesko ở trên.
Cuối cùng, chúng tôi lưu ý rằng nhiều báo cáo gần đây cung cấp bằng chứng phù
hợp với sự chênh lệch thuế theo giá trị sổ sách cũng bao gồm các thông tin về chất lượng
lợi nhuận kế toán tài chính (VD: quản lý thu nhập) không chỉ là sự năng nổ thuế (Mills
và Newberry, 2001, Phillips, Pincus và Rego 2003, Hanlon 2005).
3.2


Nghiên cứu trong nước
Trốn thuế và tránh thuế là một vấn đề được khá nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới

quan tâm và tìm hiểu, tuy nhiên nghiên cứu về mối quan hệ giữa việc tránh thuế và chi
phí sử dụng vốn thì vẫn còn khá ít.
Ở Việt Nam, theo tìm hiểu của chúng tôi thì số lượng đề tài nghiên cứu về vấn đề
này chỉ đếm được trên đầu ngón tay, có thể kể ra như luận văn “Các giải pháp hạn chế
việc trốn thuế và tránh thuế của các công ty đa quốc gia hoạt động trên lãnh thổ Việt
Nam” của tác giả Nguyễn Thị Lan, hay các luận văn tốt nghiệp của các tác giả Hoàng
Phương Nam, Trần Thanh Trúc, La Thị Hải Yến ở trường Đại học Quốc tế, Đại học
quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh,…

Trang |9


`
Bài nghiên cứu “Các giải pháp hạn chế việc trốn thuế và tránh thuế của các công
ty đa quốc gia hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam” năm 2009 của tác giả Nguyễn Thị Lan
đã khái quát đươc những đặc điểm cơ bản nhất, khái quát nhất của các công ty đa quốc
gia và ảnh hưởng của nó đến chính sách thuế; phân tích và rút ra được bản chất của hiện
tượng trốn thuế và tránh thuế, cũng như là nguyên nhân và hậu quả của nó đối với nền
kinh tế. Tác giả đã xác định được một vấn đề khá là quan trọng, đó là các công ty đa
quốc gia thường sử dụng “giá chuyển giao” để trốn thuế, tránh thuế.
Đi cùng với việc phân tích kinh nghiệm của một số nước về việc xử lý vấn đề trốn
thuế tránh thuế của các công ty đa quốc gia, mà trọng tâm là các biện pháp quản lý “giá
chuyển giao” và rút ra được một số bài học cho Việt Nam trong việc ngăn chặn các hành
vi trốn thuế và tránh thuế. Qua đó tác giả đã đưa ra một số kiến nghị, giải pháp để hạn
chế các hoạt động tránh thuế của các công ty đa quốc gia tại Việt Nam.
Các khóa luận của tác giả Hoàng Phương Nam, Trần Thanh Trúc và La Thị Hải
Yến thì tập trung nghiên cứu các công ty niêm yết trên sàn chứng khoản HOSE, hai

nghiên cứu này tập trung vào phân tích mối quan hệ giữa tỷ suất nợ trên vốn và thuế
suất thực tế và đi đến kết luận rằng có một mối quan hệ chặt chẽ giữa cấu trúc vốn và
mức hưởng lợi của các công ty này từ các lá chắn thuế trong doanh nghiệp. Tuy nhiên
các bài nghiên cứu này có một số hạn chế nhất định như số lượng công ty chọn chưa đủ
tiêu chuẩn vì không có đủ số liệu trên báo cáo tài chính, dữ liệu được thu thập bằng tay
nên dễ xảy ra sai sót. Hay như bài nghiên cứu của tác giả Hoàng Phương Nam, mô hình
đúng gồm 6 biến, tuy nhiên có 2 biến giả bị loại trừ là Blist và quy mô của công ty, hơn
nữa bài nghiên cứu chỉ tập trung vào cái doanh nghiệp sản xuất nên chưa phản ánh được
tổng thể lá chắn thuế của các doanh nghiệp ở Việt nam
Cũng đã có nhiều bài nghiên cứu về mối quan hệ giữa việc trốn thuế, tránh thuế và
chi phí sử dụng vốn trên thế giới, có thể kể đến một vài bài nghiên cứu như của tác giả
Utkir Kholbadalov (2012) nghiên cứu các công ty ở Malaysia,

nghiên cứu của

Youngdeok Lim (2010); Henry He Huang, Gerald J.Lobo, Chong Wand and Hong Xie
(2016),… Tuy nhiên các tác giả này nghiên cứu các công ty ở quốc gia mà họ đang
sống như Malaysia, Trung Quốc, Hàn Quốc,…

T r a n g | 10


`
Mỗi một quốc gia có một hệ thống pháp luật khác nhau, vì thế nên các hình thức
trốn thuế, tránh thuế ít nhiều khác biệt. Trên cơ sở muốn nghiên cứu bức tranh toàn thể
về thuế ở Việt Nam, nhóm đã chọn đề tài về mối quan hệ giữa hoạt động tránh thuế và
chi phí sử dụng vốn dựa trên nền tảng của các bài nghiên cứu trước đó và tiếp tục mở
rộng, đào sâu vấn đề áp dụng vào các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE.
4.


Khoảng trống nghiên cứu
Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài nghiên cứu có thể thấy

rằng hành vi tránh thuế, chi phí sử dụng vốn và cách đo lường các biến này được rất
nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm. Phương pháp đo lường thông qua nhiều
cách tiếp cận khác nhau, có thể tiếp cận trực tiếp hoặc thông qua trung gian.
Tại Việt Nam hiện chưa có đề tài nào đo lường tác động của hành vi tránh thuế
bằng mô hình hồi quy của Desai và Dharmapala (2006) và tác động của hành vi tránh
thuế đến chi phí sử dụng vốn của các doanh nghiệp niêm yết. Do đó, nhóm nghiên cứu
nhận thấy rằng rất cần thiết để lựa chọn mô hình đo lường hành vi tránh thuế của Desai
và Dharmapala (2006) và thực hiện đề tài nghiên cứu.
Tuy nhiên, Bài nghiên cứu chỉ thực hiện dựa trên mẫu các công ty niêm yết trên
hai sàn HOSE và HNX nên chưa thể có một cái nhìn cụ thể về tác động của hành vi
tránh thuế lên chi phí sử dụng vốn.

T r a n g | 11


`
5.

Kết luận chương 1
Trong chương 1, nhóm chúng tôi dựa vào các khuôn mẫu của chuẩn mực quốc tế,

các định nghĩa trong các công trình nghiên cứu trước để giải thích rõ các khái niệm:
hành vi tránh thuế, chi phí sử dụng vốn. Hai lý thuyết nền tảng tiêu biểu được đưa ra: lý
thuyết đại diện và lý thuyết tín hiệu. Để minh chứng cho ý nghĩa quan trọng của đề tài
nhóm đưa ra tổng quan các nghiên cứu trước cả trong ngoài và ngoài nước liên quan đến
việc đo lường ảnh hưởng của hành vi tránh thuế, đo lường chi phí sử dụng vốn theo cả
hai phương pháp đo lường trực tiếp lẫn gián tiếp. Cuối cùng nhóm chúng tôi đưa ra kẽ

hở của nghiên cứu, những mặt tích cực mà những công trình nghiên cứu trước đã đạt
được, những hạn chế cần khắc phục để từ đó đưa ra định hướng nghiên cứu cho đề tài
của nhóm để đi đến kết quả tốt nhất và với cơ sở lý thuyết này sẽ làm tiền đề cho các
bước nghiên cứu mô hình thực nghiệm ở chương sau.

T r a n g | 12


`
CHƯƠNG 3:
1.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Mẫu nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu là các công ty niêm yết trên hai sàn chứng khoán là HOSE và

HNX trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2016, cụ thể là 125 công ty, được thu thập từ
nguồn dữ liệu Datastream của Thomson Reuters tại Trung Tâm Nghiên cứu Kinh tế
Tài chính của Trường Đại học Kinh tế - Luật và báo cáo tài chính đã kiểm toán được
công bố công khai của các công ty niêm yết. Các công ty được chọn làm mẫu phải thỏa
mãn những điều kiện sau: Các công ty chỉ được chọn khi có đủ tất cả các chỉ số cần
thiết để phục vụ cho việc tính toán và không phải là những công ty đầu tư tài chính và
ngân hàng (thường bị chi phối bởi yếu tố ngành). Đồng thời phải có đầy đủ báo cáo tài
chính thường niên đã được kiểm toán trong giai đoạn nghiên cứu. Nên mẫu dữ liệu có
tính cân bằng mạnh (balanced panel).
2.

Quy trình nghiên cứu
Trong bài nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu trình bày cơ sở lý thuyết và tổng quan


các nghiên cứu liên quan đến tác động của hành vi tránh thuế lên chi phí sử dụng vốn.
Từ đó, thiết lập được mô hình phù hợp đo lường sự tác động của chất lượng báo cáo tài
chính đến khả năng vay nợ của doanh nghiệp thông qua các biến số.
Tiếp theo đó, nhóm nghiên cứu tiến hành thu thập dữ liệu liên quan đến các biến
cần thiết, tiến hành chạy mô hình dữ liệu bảng trên phần mềm Stata và đưa ra kết quả.
Cuối cùng, nhóm nghiên cứu dựa vào các kết quả để đưa ra kết luận, đề xuất và kiến
nghị cho các bên liên quan.
Sơ đồ quy trình nghiên cứu
1. Cơ sở lý thuyết và
Tổng quan các bài nghiên
cứu trước

4. Phương pháp phân tích
và kiểm định hồi quy phù
hợp với dữ liệu bảng

2. Lựa chọn đề tài và
thiết lập mô hình đo
lường

5. Kết quả

Nguồn: Quy trình nghiên cứu của nhóm nghiên cứu

T r a n g | 13

3. Thu thập dữ liệu liên
quan


6. Kết luận, đề xuất và
kiến nghị


`
3.
3.1

Giả thuyết nghiên cứu và cách thức đo lường
Giả thuyết nghiên cứu
DeAngelo và Masulis (1980) đưa ra giả thuyết rằng một doanh nghiệp lựa chọn

mức độ nợ tỷ lệ nghịch với lợi ích thuế phi nợ vay (các khoản khấu hao, tín dụng ưu đãi
thuế) để làm giảm thuế thu nhập mà công ty phải nộp. Một vài nghiên cứu cũng chỉ ra
rằng khấu hao và tín dụng ưu đãi thuế có thể thay thế nợ (MacKie-Masion, 1990;
Trezevant, 1992). Graham (2000) đã cung cấp phương pháp đo lường cho doanh nghiệp
hạn chế sử dụng nợ, và ông cũng tranh luận rằng khối lượng sử dụng nợ trung bình là
tương đối nhỏ so với lợi ích về thuế mà khoản nợ đó mang lại bởi vì tỉ số khấu trừ lãi
nhỏ so với lợi nhuận kì vọng của đa số các doanh nghiệp. Graham và các cộng sự (2004)
phân tích các quyền mua cổ phiếu của các doanh nghiệp và khẳng định rằng các quyền
mua cổ phiếu này giải thích cho hiện tượng doanh nghiệp có quá ít nợ - quyền mua cổ
phiếu chiếm khoảng 20% giá trị trung bình của the kink (Graham, 2000).
Một vài công trình đã nghiên cứu hành vi tránh thuế như là sự mở rộng của hành
vi ưu đãi thuế. Graham và Tucker (2006) theo kinh nghiệm của mình đã nghiên cứu liệu
rằng các hành vi tránh thuế có thể thay thế bằng việc sử dụng nợ hay không. Họ đã xây
dựng một mẫu các doanh nghiệp bao gồm 44 tập đoàn sử dụng cách tránh thuế trong
giai đoạn 1975-2000. Bằng việc so sánh những doanh nghiệp này với một mẫu tương
ứng những doanh nghiệp khác không sử dụng hành vi tránh thuế, họ tìm ra rằng những
đặc tính, như là kích thước và mức độ lợi nhuận, tỉ lệ thuận với việc sử dụng các cách
tránh thuế. Họ cũng chỉ rõ hành vi tránh thuế là một biện pháp thay thế khấu trừ lãi trong

việc xác định cấu trúc vốn.
Lim (2010) nghiên cứu việc tham gia vào các hoạt động tránh thuế liệu rằng có
liên quan đến cấu trúc vốn trong bối cảnh nền kinh tế Hàn Quốc và đồng thời ông cũng
nghiên cứu tác động của cạn kiệt thuế trong mối quan hệ này. Bằng cách sử dụng phương
pháp đo sự tránh thuế được chỉnh sửa từ tác giả Desai và Dharmapala (2006), Lim (2010)
tìm ra sự hiện diện của một tác động thay thế của hành vi tránh thuế cho việc sử dụng
nợ trong một số lượng lớn các mẫu doanh nghiệp Hàn Quốc; Lim (2010) cũng tìm ra tác
động thay thế tăng cùng với tác động của cạn kiệt thuế, từ đó tổng quát hóa chứng cứ
của Graham và Tucker (2006).
Chi phí sử dụng vốn bị ảnh hưởng bởi các đặc điểm của chính doanh nghiệp đó và
những yếu tố liên quan tới phát hành trái phiếu mà ảnh hưởng tới rủi ro vỡ nợ, chi phí

T r a n g | 14


×