Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Phương pháp dạy kỹ năng đọc hiểu môn Tiếng anh ở trường THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 19 trang )

Phương pháp dạy kỹ năng đọc hiểu môn Tiếng anh
ở trường THCS
MỤC LỤC

Mục lục…………………………………………………………………
1. Lời giới thiệu

Trang
i

2. Tên chuyên đề

1

3. Tác giả chuyên đề

1

4. Chủ đầu tư chuyên đề

1

5. Lĩnh vực áp dụng chuyên đề

1

6. Ngày đầu chuyên đề được áp dụng.

2

7. Mô tả bản chất của chuyên đề



2

Phần I. Giải pháp thực hiện

2

1. Dạy kỹ năng đọc phải áp dụng vào thực tế……………………..

2

2. Kỹ năng dạy đọc cần kết hợp nhiều mặt.……...……………….

3

Phần II. Các biện pháp tổ chức thực hiện

4

*. Tiến trình dạy kỹ năng đọc..........................................................

4

1. Giai đoạn chuẩn bị <Pre-Reading>

4

2. Giai đoạn đọc < While - Reading >

7


3. Các bài tập củng cố (Post- reading):
Phần III. Kết luận
Kết quả nghiên cứu

11
13
13

8. Những thông tin cần bảo mật

14

9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng chuyên đề.

14

10. Đánh giá lợi ích thu được………………………………………

14

11. Danh sách những tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng……….
* Tài liệu tham khảo…………………………………………...

14
15

i



BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG CHUYÊN ĐỀ
1. Lời giới thiệu:
Ngày nay Tiếng Anh là một trong những ngôn ngữ phổ biến nhất trên thế
giới, nó cũng là một trong những phương tiện giao tiếp quốc tế và là ngôn ngữ
được sử dụng ở nhiều lĩnh vực quốc tế như: chính trị, khoa học, kinh tế, thể thao,
…Và ngày càng có nhiều người học Tiếng Anh và xem nó như là yếu tố thiết yếu
cho công việc và đời sống của mình. Ở Việt Nam tiếng Anh được đưa vào nhà
trường giảng dạy như một trong những môn học bắt buộc. Khi dạy tiếng Anh
chúng ta không chỉ dạy ngôn ngữ mà còn phải biết cách sử dụng nó và người học
tiếng Anh phải cố gắng để đạt được những kỹ năng như; nghe, nói, đọc và viết. Và
để học tốt môn học này thì người học phải đạt được cả bốn kỹ năng trên. Với nhiều
năm giảng dạy chương trình phổ thông với bộ môn tiếng Anh tôi cũng đã phải trăn
trở rất nhiều để tìm ra được phương pháp tốt nhất giúp học sinh cảm thấy ham mê
và yêu quý bộ môn hơn.
Bằng cách vừa dạy vừa đúc rút kinh nghiệm cho bản thân và bằng cách học
hỏi đồng nghiệp và tự sưu tầm tài liệu nghiên cứu. Và vấn đề tôi đưa ra sau đây
cũng chỉ là một trong những kỹ năng rất cần thiết với người học tiếng Anh đó là kỹ
năng đọc hiểu. Đọc hiểu là một kỹ năng rất quan trọng cho bất cứ ai khi học một
ngôn ngữ nào đó. Với phương pháp dạy và học như trước thì thực sự rất là thụ
động và không gây được hứng thú cho học sinh. Nay với những phương pháp mới
và sự hỗ trợ của công nghệ thông tin đã giúp ích rất nhiều cho cả người dạy và
người học. Với sự kết hợp tài tình các kỹ năng, thủ thuật, các phương pháp mới
mà tôi đúc rút và học hỏi được đã giúp cho học sinh rất nhiều trong kỹ năng đọc
như: True or False statements, open prediction, pre-questions, … Sau khi tôi thử
nghiệm dùng các thủ thuật này vào giảng dạy thực tế ở khối lớp 8 tại trường THCS
Thổ Tang thì thấy các em tiến bộ rất nhiều và đặc biệt hơn là các em rất thích và
say mê học tập.
2. Tên chuyên đề: “Phương pháp dạy kỹ năng đọc hiểu môn Tiếng anh ở trường
THCS”

3. Tác giả chuyên đề:
- Họ và tên: Nguyễn Thị Huyền.
- Địa chỉ tác giả chuyên đề: Trường THCS Thổ Tang-Vĩnh Tường-Vĩnh
Phúc.
- Số điện thoại: 0.363.666.966 Email:
4. Chủ đầu tư: Nguyễn Thị Huyền
5. Lĩnh vực áp dụng chuyên đề:
- Áp dụng chuyên đề vào thực tế giảng dạy ngữ pháp cho học sinh trong
trường THCS Thổ Tang.
- Đề tài nhằm cải tiến phương pháp để nâng cao chất lượng dạy bộ môn
Tiếng Anh, góp phần nâng cao chất lượng chung cho học sinh, đồng thời giúp học
sinh yêu thích bộ môn Tiếng Anh và có thái độ tích cực trong các giờ học.
1


6. Ngày chuyên đề được được áp dụng lần đầu: 20.10.2017
7. Mô tả bản chất của chuyên đề:
PHẦN I. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Dạy kỹ năng đọc phải áp dụng vào thực tế:
- Đọc là một kỹ năng quan trọng nhất, cần thiết trong việc dạy và học ngôn
ngữ ở trường THCS. Trong giờ học đọc hiểu, học sinh đọc một đoạn văn, một
đoạn hội thoại để lấy thông tin, để kiểm tra lại các dữ kiện để tìm ra câu trả lời cho
những câu hỏi hoặc làm sáng tỏ một số vấn đề nào đó….nếu không đọc hiểu được
thì học sinh sẽ khó tiếp thu và ghi nhớ những dữ kiện thông tin lâu dài.
- Trong cuộc sống hàng ngày học sinh ghi nhớ những thứ quan trọng qua
việc dạy chữ viết, từ việc học theo sách vở trong trường đến việc đọc những thông
tin nhắn qua quảng cáo, tiếp thị hướng dẫn sử dụng thông tin máy móc…. Dạy đọc
hiểu có nghĩa là người dạy phải làm thế nào để đưa người học nhận ra ý nghĩa và
nội dung của thông tin.

- Điều đáng mừng là người Việt Nam học Tiếng Anh thuận lợi hơn một số
dân tộc khác như người Hoa, người Thái, người ả Rập…. Bởi lẽ hệ thống chữ viết
của Tiếng Việt và Tiếng Anh gần giống nhau, chỉ một số rất ít chữ cái khác nhau
như W,J Z…. Tuỳ theo mục đích của bài học giáo viên có thể dạy đọc theo một vài
cách khác nhau.
- Người đọc thay phiên nhau đọc to (thường áp dụng cho những lớp mới bắt
đầu học hoặc cho những người nhỏ tuổi)
- Giáo viên đọc cho học sinh đọc nhìn theo trong sách.
- Học sinh đọc thầm.
Ở các lớp mới vừa học Tiếng Anh giáo viên cần cho học sinh làm quen với
sự kết hợp các chữ cái cho hệ thống chữ viết dựa vào thông tin cho sẵn để hiểu
được ngữ nghĩa của từ, cụm từ, mệnh đề và câu Tiếng Anh.
- Việc dạy đọc thành thạo một câu hoặc một bài văn Tiếng Anh là một việc
khó đối với nhiều giáo viên khi mà đối tượng học sinh của chúng ta không đồng
đều vì từ Tiếng Anh không thể đánh vần như Tiếng Việt.
- Ngoài ra giáo viên nên đưa ra những hoạt động đọc thường được tổ chức
nhằm củng cố những hoạt động rèn luyện trước đó như như các hoạt động nghe nói
chẳng hạn.
- Việc dạy đọc ở trong lớp theo phương pháp cũ thường mang tính ép buộc
vì giáo viên thường ra bài tập để học sinh thực hiện để việc dạy đọc có hiệu quả và
mang tính giao tiếp hơn giáo viên cần phải chuẩn bị tốt bài dạy áp dụng ngay vào
việc thực hành các bài học cần phải chuẩn xác về ngôn ngữ, phong phú và đa dạng
về thể loại có nội dung liên quan và làm phong phú thêm về kinh nghiệm sống của
học sinh, gây hứng thú để việc đọc không bị nhàm chán. Lời hướng dẫn thực hiện
các bài tập đọc cần chú ý nhấn mạnh hướng dạy các kỹ thuật đọc và thảo luận mở
rộng đề tài của bài đọc

2



2. Kỹ năng dạy đọc cần kết hợp nhiều mặt:
- Theo một số chuyên gia như Colvin & Root (1981), Haverson & Haynes
(1982), MeGee (1977) Thonis (1970)…. Giáo viên cần phải chú ý đến các yếu tố
ảnh hưởng đến sự thành công của việc dạy đọc hiểu cho những người mới bắt đầu
học như:
- Khả năng tập trung của học sinh trong thời gian tối thiểu.
- Khả năng đọc hiểu lời hướng dẫn.
- Khả năng đọc một mình và với người khác.
- Khả năng quan hệ với những người đồng học.
- Khả năng nêu tên từng mục trong hình.
- Khả năng đọc từ trái sang phải và đọc từ trên xuống dưới.
- Khả năng sắp xếp phân loại (giống nhau, khác nhau.)
- Khả năng theo dõi một dòng chữ in dài.
- Khả năng hiểu và hình thành các ký hiệu.
- Khả năng theo dõi những biểu hiện qua cử chỉ, nét mặt, thân mình.
- Khả năng nhận ra ý tưởng do tranh thể hiện một vật thực nào đó.
- Khả năng nhận ra các ký hiệu âm thanh và hình ảnh .vv…..
Các khả năng này có thể đạt được trong quá trình rèn luyện trong các hoạt
động đọc và viết mà giáo viên cần truyền đạt cho học sinh.
Ngoài ra còn có 8 yếu tố khác tác động đến việc dạy đọc hiểu môn Tiếng
Anh như:
a) Học sinh có một trình độ học vấn phổ thông nhất định thường gặp khó
khăn trong việc chuyển tải và khái quát hoá kiến thức do đó họ cần phải được
hướng dẫn kỹ trong việc đọc hiểu các trang tin để từ đó có thể tăng thêm sự quan
tâm đến các trang tin.
b) Học sinh thường có phản ứng không tích cực đối với nhiều trang chữ in
dày đặc.
c) Học sinh có khuynh hướng tập trung các nỗ lực giải mã từng ngôn ngữ
mới trong khi lại hạn chế đến việc giải mã một bài văn.
d) Giáo viên có thể đoán trước rằng học sinh sẽ gặp khó khăn trong việc đọc

hiểu bài văn nếu nội dung bài văn không quen thuộc với họ.
e) Kinh nghiệm nói của học sinh được sử dụng vào việc giải mã một bài văn
thay đổi tuỳ theo lứa tuổi và kinh nghiệm sống của học sinh đối với thứ tiếng đang
học.
f) Khả năng suy luận, nói và sự hiểu biết về các khái niệm như cụm từ, câu,
âm và các khái niệm khác có tác động tích cực đến sự thành công của việc đọc ban
đầu.
g) Mức độ hiểu các loại văn bản tuỳ theo lứa tuổi và kinh nghiệm của học
sinh đối với văn hoá và dân tộc nói thứ tiếng đang được học.
3


h) Học sinh học ngoại ngữ có nhu cầu về các giải thích liên quan đến phép
ẩn dụ trong văn viết, các thành ngữ và những thông tin về văn hoá có thứ tiếng
được học nhiều hơn so với học sinh học tiếng mẹ đẻ của mình.
PHẦN II. CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

*. Tiến trình dạy kỹ năng đọc:
Trong việc thực hành giảng dạy có thể chia làm các giai đoạn sau:
1. Giai đoạn chuẩn bị <Pre-Reading>
Trong giai đoạn này giáo viên cần giới thiệu tổng quát về đề tài sắp đọc,
dùng các dữ kiện có liên quan đến kinh nghiệm sống của học sinh đoán trước nội
dung của bài đọc. Nếu bài đọc là một đoạn hội thoại giáo viên có thể nói đến địa
điểm diễn ra hội thoại, số người tham gia, và nếu có thể về mối quan hệ giữa
những người thân…. Nếu là một trích đoạn trong một truyện ngắn giáo viên có thể
cho một hoặc vài em học sinh điểm lại những sự kiện chính trước đó.
Trong một số sách giáo khoa thường có ít tranh ảnh kèm với bài đọc. Giáo
viên nên sử dụng những tranh ảnh ngoài để hướng sự chú ý của học sinh vào một
nội dung bài đọc bằng cách giúp các em đoán trước những ý tưởng và ngôn ngữ sẽ
được thể hiện trong bài

+ Theo tôi giáo viên chỉ cần nêu vài câu hỏi gợi mở. Trong giai đoạn này các
câu hỏi cần theo sát trình tự lí luận trong bài đọc. Các câu hỏi này thể hiện cấu trúc
cơ bản của bài đọc và là phương tiện để giúp học sinh quan tâm đến chủ đề sắp
được đọc, từ đó chuyển sang một bài văn một cách tự nhiên hơn.
+ Đôi khi giáo viên có thể yêu cầu học sinh đọc lướt qua bài để có một số ý
niệm tổng quát về thông tin trong bài đọc. Bằng một số hoạt động như thế giáo
viên mới có thể gây hứng thú cho học sinh trong khi đọc và làm cho học sinh quan
tâm về chủ đề sắp được học.
+ Các hoạt động trong giai đoạn này có thể thay đổi tuỳ theo tình hình thực
tế của lớp học và trình độ học sinh. Giáo viên có thể thực hiện một hay hai hoạt
động trong giai đoạn này.
Một số các thủ thuật có thể áp dụng:
* Đoán trước khi đọc:
Giáo viên không đưa ra cho học sinh bất cứ câu gì về bài đọc mà chỉ đưa ra
ngữ cảnh để học sinh đoán xem các em sẽ đọc bài khóa, bài hội thoại,... về cái gì?
Ví dụ1 : English 8
Unit 5: Festivals in Viet Nam
Lesson 5: Skills
T: It’s one of the festivals in Viet Nam
SS: Predict
T: It’s a public holiday.
SS: Predict
T: It’s in Phu Tho province.
SS: Predict
4


TT: (Hung Temple)
* Sắp xếp lại cho đúng trật tự:
Giáo viên đưa ra những câu, những từ hoặc những bức tranh học sinh

sắp xếp lại cho đúng trật tự.
Ví dụ 2: English 8:
Unit 6: Folk and Tales
Lesson 4: Communication
Look at the pictures. Then put the part of the fairy tale in order.
T:
It’s a public holiday.
SS:
T: It’s in Phu Tho Province.
SS:

5


Ví dụ 3:
English 8
Unit 4: Our Customs and Traditions
+ Giáo viên: You are going to read Mi’s presentation on customs and
traditions. Look at the pictures.
(Hang the illustrative pictures on the board )

1. What are the people doing in each picture?
2. Does your family ever do the same things?
* Đưa ra câu hỏi trước khi đọc:
Giáo viên viết câu hỏi lên bange phụ, mỗi câu hỏi có liên quan đến 1 ý chính
trong bài khóa, bài hội thoại. Học sinh đọc câu hỏi và nghĩ. Học sinh không cần
phải đoán nếu các em không muốn. Cho các em đọc qua 1 lần rồi trả lời câu hỏi.
Ví dụ 4:
Tiếng Anh 8:
Unit 10: Recycling

Lesson : Read
- Giáo viên: You are going to read a text about recycling. Imagine that there
are millions of tons of rubbish eliminating our environment each day. How can
they damage to our lives if they aren't recycled?
- What kind of rubbish can we recycle?
- What kind of rubbish can we reuse or reduce?
* The following words may help you:
- Car tires, bottles, glass, drink cans, compost, refill,break up, melt. Use a
dictionary or ask your teacher about new words.
6


+ Học sinh đánh dấu vào cột đúng sai, một số thông tin cho sẵn.
Read the statements and tick True or False
TRUE - FALSE
A- Nha Trang is the seaside resort.
.….…..……..
B- Da Lat is recognised as a world Heritage Site by UNESCO. …………..
C- You can visit tribal village in Sa Pa.
…..…………
D- There are flights from Da Lat to Ha Noi veryday.
.…………….
E- Ha Long Bay is known as the city of internal spring.
...…….……..
(Tiếng Anh 8 - Unit : Traveling a round Viet Nam).
+ Hoặc một ví dụ khác nữa ở Tiếng Anh 8 -Unit 2 có một bài đọc nói về
một sự phát minh giáo viên có thể vào đề như sau:
What do you know about Alexander-Graham Bell?
Students can answer many ways:
He is a scientist.

He is tall and thin.
He is sociable & generous.
He is from the USA.
He was born in Scostland.
He invented the Telephone.
+ Teacher sums up students'questions and gives the answer.
He invented the Telephone.
+ And then teacher begins the text.
+ Học sinh đoán và điền một số từ ngữ thích hợp vào chỗ trống của một
đoạn văn cho sẵn.
2. Giai đoạn đọc < While - Reading >:
- Trong quá trình này hoạt động được tổ chức nhằm giúp cho học sinh rèn
luyện kỹ năng đọc hiểu, bên cạnh đó một số kỹ năng học khác được kết hợp trong
kỹ năng đọc hiểu.
Các kỹ năng thường dùng trong giai đoạn này là đọc tập trung và đọc mở
rộng . Đọc tập trung có nghĩa là người đọc phải hiểu tất cả những gì đã đọc và có
thể trả lời các câu hỏi chi tiết về từ ngữ và ý tưởng được diễn đạt qua bài văn
- Đọc mở rộng có nghĩa là học sinh hiểu một cách tổng quá về bài text mà
không cần thiết phải hiểu từng từ hoặc từng ý việc đọc tập trung sẽ giúp cho học
sinh đọc mở rộng tốt hơn. Đồng thời việc đọc mở rộng sẽ cũng sẽ giúp cho học
sinh tự tin hơn khi tiếp xúc với những tài liệu khó hơn
- Đối với một bài đọc dài, giáo viên có thể áp dụng cách đọc mở rộng một
vài đoạn và cho học sinh đọc ở một bài đọc khác. Nếu để học sinh đọc một bài văn
quá dài các em sẽ mất hứng thú và cũng không đủ thời gian rèn luyện kỹ năng đọc
nhanh.

7


- Bài đọc trong sách giáo khoa cũ thường được chuẩn bị kỹ, có chọn lọc và

giới hạn về ngôn ngữ để học sinh áp dụng lối đọc tập trung. Nhưng trong các sách
giáo khoa mới hình thức bài học phong phú, đa dạng và chuẩn xác. Với cách đọc
mở rộng học sinh sẽ cảm thấy dù trình độ ngôn ngữ của các em còn hạn chế, các
em vẫn có thể hiểu một cách một cách khái quát những gì được thông tin qua ngôn
ngữ được dùng trong cuộc sống.
- Ở các lớp lớn, nên hạn chế việc cho học sinh đọc to các bài văn vì việc
đọc như thế rất khó đối với họ. Bài văn có thể có nhiều từ mà học sinh chưa biết
cách phát âm, các bài hội thoại có thể đòi hỏi sự thấu hiểu các cấu trúc, ngữ điệu
đặc biệt mà học sinh chưa biết. Việc đọc một bài văn không chuẩn bị trước sẽ làm
cho học sinh đọc kém tự nhiên, ngập ngừng hoặc phát âm sai làm ảnh hưởng đến
những học sinh khác trong khi đọc thành tiếng học sinh sẽ tập trung nhiều vào
phần phát âm hơn là phần ý nghĩa của văn bản, do đó có thể học sinh đọc thành
tiếng tốt nhưng lại hiểu ít hoặc không hiểu gì về điều đã đọc.
- Trước hết, tôi nhận thấy giáo viên đọc cả bài qua một lượt hoặc cho học
sinh nghe băng sau đó giáo viên cho học sinh đọc thầm . Sau đó giáo viên sẽ giúp
những em nào gặp khó khăn trong khi đọc. Việc cho học sinh đọc to bài đọc cần có
sự chuẩn bị trước về việc đọc không để mất thời gian và kém hiệu quả.
- Giáo viên cũng cần thay đổi cách đọc. Trong việc dạy đọc mở rộng, hình
thức đọc thầm rất thích hợp và mang lại hiệu quả cao. Giáo viên có thể giới hạn
thời gian đọc và sau đấy cho một số câu hỏi và mức độ đọc hiểu của học sinh.
- Phần lớn những bài đọc dài tốt nhất giáo viên nên cho học sinh đọc thầm
tuy nhiên cũng cần phải nói rằng chuẩn bị bài dạy trước khi lên lớp là điều quan
trọng nhất và có thể thay đổi theo một số cách như sau:
1- Đối với những lớp mới bắt đầu học, giáo viên đọc mẫu cả lớp đọc theo
lặp lại từng câu.
2- Ở những lớp có trình độ thấp ngoài việc lặp lại theo giáo viên, học sinh
có thể nghe băng đọc qua một vài lần để làm quen với các giọng đọc của người
bản ngữ.
3- Giáo viên đọc cả đoạn, sau đó giáo viên đọc lại cả đoạn đó.
4- Một học sinh đọc cả đoạn theo giáo viên.

Bên cạnh đó lớp nên chia làm nhiều nhóm hai người hoặc nhiều người. Mỗi
nhóm chuẩn bị một đoạn sau đấy một đại diện của một nhóm sẽ đọc một đoạn.
Trong trường hợp bài đọc là một đoạn hội thoại, nhóm sẽ phân vai và chuẩn bị.
giáo viên thảo luận với những nhóm có khó khăn về phát âm (trọng âm, tiết tấu,
ngữ điệu ...). Sau đó một nhóm nào đấy sẽ được chọn để cả lớp theo dõi.
- Trong khi dạy đọc hiểu giáo viên sẽ nên xen kẽ một số câu hỏi nhằm
hướng dẫn học sinh đọc hiểu nội dung thông tin của bài đồng thời cũng có thể biết
được chất lượng học tập của học sinh mình phụ trách từ đó giáo viên cũng có thể
giải thích thêm về các chi tiết còn chưa rõ. Vì vậy nội dung các câu hỏi cần phải
hướng đến sự chú ý của học sinh đến những ý tưởng chính trong bài và giúp học
sinh hiểu nghĩa của bài đọc không nên đặt các câu hỏi quá dài và quá khó để đánh
8


đố học sinh mà nên nêu các câu hỏi ngắn gọn vì mục đích là để giúp học sinh hiểu
bài . Giáo viên cần khuyến khích và tổ chức sao cho cả lớp cùng tham gia hoạt
động trả lời các câu hỏi. Sau đó hướng dẫn học sinh trả lời các câu đúng sai.
- Trong giai đoạn này, giáo viên có thể tổ chức lớp thành nhiều hoạt động
theo nhóm từ 2 học sinh trở lên thảo luận câu trả lời bằng cách này tất cả mọi
người trong lớp phải tham gia hoạt động trả lời. Bằng cách này, tất cả các em học
sinh trong lớp phải tham gia hoạt động trả lời và hoạt động này sẽ có cơ hội làm
việc chung giúp đỡ lẫn nhau.
- Hình thức trả lời có thể viết hay nói. Việc trả lời nói sẽ ít mất thời gian hơn
và được nhiều giáo viên áp dụng. Nhưng trong một lớp đông, giáo viên gặp nhiều
khó khăn trong việc kiểm soát học sinh xem liệu tất cả các em có hiểu bài hay
không .
- Hình thức viết câu trả lời sẽ giúp học sinh có nhiều thì giờ để suy nghĩ, đễ
tổ chức và kiểm tra nhưng hình thức này rất mất nhiều thời gian hơn. Giáo viên cần
khuyến khích học sinh viết những câu trả lời ngắn vì mục đích của bài tập này chỉ
nhằm kiểm tra mức độ hiểu bài đọc

- Một trong số hoạt động này có thể là:
* Dạng một:
- Hỏi và trả lời
* Dạng hai:
Đọc và điền vào chỗ trống thông tin trong một bảng
Ví dụ :
Tiếng Anh 8 .
Unit 13: Festivals .
Lesson : Reading .
- Christmas is an important festival in many countries around the world
There are four things which are special in Chirstmas 'Eve. Use the information the
reading to complete the tabble.
Special Christmas
Place of orign
Date
Riga
Mid- 19 th century
Christmas Carols
USA
* Dạng ba:
Đọc và sắp xếp tranh theo đúng trật tự được mô tả trong bài đọc hay sắp xếp
theo thứ tự những lời hướng dẫn thực hành các bước trong một quy trình thực
nghiệm thao tác sử dụng một thiết bị điện hay điện tử …..
Ví dụ :
Tiếng Anh 8
Unit 10 : Leson 5 : Language focus
- Here are instructions to recycle glass . Read the instructions
- Put the pictrures in the corect order.
9



a. Break the glass into small pieces
b. Then wash the glass with a detergent liquid .
c. Dry the glass pieces completely
d. Mix them with certains pecific chemicals .
e. Melt the mixture until it become a liquid .
f. Use a long pipe , dip it into the liquid , then blow the liquid into
intended shapes .
Note: (The teacher can draw the pictures and hang on the board then require
students to combine the sentences) .
* Dạng bốn:
- Đọc và vẽ tranh thể hiện nội dung hướng dẫn
Ví dụ :
Bài tập Tiếng Anh lớp 6
Unit 9 : The Body
Part B : Faces
Exercise3: Draw the boy and the girl
a . Ba has a round face
He has short brown hair
He has brown eyes
He has a big nose
He has thin lips
b. Lan has an oval face
She has long black hair
She has brown eyes
She has a small nose
She has full lips
(Sau khi đưa ra những thông tin xong giáo viên yêu cầu học sinh làm theo
những thông tin vừa hướng dẫn, yêu cầu hai em học sinh lên bảng vẽ lại bức tranh
theo thông tin vừa cho).

* Dạng năm:
- Đọc và ghi lại những thông tin chính dưới một hình thức khác. Đọc tóm lại
ý chính của bài đọc….
- Ngoài ra trong quá trình dạy học giáo viên và học sinh có thể gặp những
bài đọc dài nhưng dung lượng thời gian có hạn chỉ trong một tiết học 45' làm thế
nào để truyền thụ tất cả những kiến thức đến chi học sinh vì vậy trong trường hợp
này giáo viên nên hướng dẫn học sinh đọc lướt để lấy thông tin trong bài đọc (tất
nhiên cần phải giải thích từ mới cho học sinh ). Nhưng có khi bài đọc quá nhiều từ
mới mà học sinh chưa bao giờ biết thì khi ấy giáo viên cần phải dạy cho học sinh
cách đoán nghĩa của từ đó trong từng ngữ cảnh.

10


- Đặc biệt nếu gặp bài quá dài một kinh nghiệm nữa mà tôi muốn trình bày ở
đây là giáo viên nên hướng dẫn học sinh đọc câu trả lời trước, sau đó mới đối chiếu
vào bài đọc để tìm thông tin để trả lời. Đây là phương pháp nhanh nhất giúp giáo
viên tận dụng hết thời gian mà vẫn đảm bảo yêu cầu của bài học (Chỉ áp dụng cho
những bài đọc quá dài)
- Chẳng hạn ở lớp 8 có Unit 11: Travelling Around Viet Nam
Ví dụ :
Check (v) the topics mentioned in the brochures about the resorts
Nha Trang
Da Lat
Sa Pa
Ha Long Bay
Caves … ………………………………………………………………..
Flights … ………………………………………………………………..
Ha Noi …………………………………………………………………..
Hotels ……………………………………………………………………

Hoặc một bài khác nữa :
Unit15 : Computers
Lesson : Read
- Đây cũng là bài đọc khá dài nên giáo viên cần cho học sinh đọc câu hỏi trước sau
đó tìn thông tin trong bài đọc
Bài 1 : Chọn True or False (T/ F ) :
T
F
a. There is a new university without a liblary in the U S A recently …………….
b. Users can send and receive message by using compters
…………..
c. First year students in many universities are required to
…………….
have access to a computer
……………...
d. Students have to go to computer rooms to conect the
……………..
computer to the computer jacks
.…………...
e. Computer bulletin boards are the same as the traditionnal ones ……………..
f. Not all people think posively about the new method
……………..
of study off campus
- Cách đọc lấy thông tin này cũng là một phương pháp mới mà tôi đã áp
dụng thực hiện dạy được hai năm trở lại đây và đạt hiệu quả rất tốt trong khi dạy.
Một phần giúp học sinh hiểu bài, một phần giúp giáo viên có đủ thời gian để dạy
hết bài học đọc mặt khác nếu chúng ta gặp những tài liệu dài, khó đọc thì giáo
viên nên hướng dẫn học sinh đọc yêu cầu của bài đọc trước sau đó mới tìm vào bài
để lấy thông tin.
3. Các bài tập củng cố (Post- reading):

- Trong gian đoạn này học sinh sẽ tham gia một số hoạt động nhằm mở rộng
việc khai thác bài đọc và phát triển một số kĩ năng khác ngoài kĩ năng đọc. Bài tập
có thể là:
* Dạng một:
11


*Nhớ lại:
Học sinh kể lại câu truyện qua bài đọc, nghe,... với sự tóm tắt của học sinh.
Giáo viên có thể giúp HS, thường dùng tranh hoặc những câu đơn giản.
Ex: English 8:
Unit 6: Folk and Tales
Lesson 4: Communication
- Điền vào một bảng cho sẵn để giúp học sinh tập trung vào những điểm chính của
bài đọc, đặc biệt là đối với những bài đọc có nhiều số thống kê và và dữ kiện.
Ví dụ :
Tiếng Anh 7
Unit 16 : People and places in Asia
- Sau khi học sinh đọc và trả lời câu hỏi , giáo viên có thể yêu cầu học sinh
lập bảng thống kê.
Kinds of tourist atraction
Things to see
Places

* Dạng hai:
Trả lời một số câu hỏi có liên quan đến kinh nghiệm, ý kiến tình cảm, thái
độ cảu cá nhân hoặc kèm theo giải thích lí do.
Ví dụ :
Tiếng Anh 8
Unit 5 : Study habits

Lesson : Read.
- Sau khi học xong bài học đọc giáo viên có thể nêu ra một số câu hỏi về
kinh nghiệm học từ vựng của học sinh và yêu cầu các em trả lời :
- Do you often learn words in one way?
- Do you have any other ways to learn better?
- In your opinion, what is the best way to learn words?
* Dạng ba:
- Viết bài tóm tắt có liên quan những thông tin của bài học đọc .
- Giáo viên có thể hướng dẫn các em học sinh làm bài viết tóm tắt. tuỳ theo
từng nội dung của bài học.

12


PHẦN III. KẾT LUẬN.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (TÍNH HIỆU QUẢ SO VỚI CÁCH LÀM CŨ)

- Sau một thời gian băn khoăn trăn trở với phương pháp mình đã chọn, liệu
học sinh có hiểu bài tốt không. Bằng việc kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh tôi
đã thu được kết quả khả quan hơn nhiều so với chất lượng trước khi áp dụng
phương pháp mới.
- Sau đây là chất lượng khảo sát kết quả tại trường THCS Thổ Tang năm học
2017-2018
Tôi đã lấy thí điểm hai lớp đối chứng và so sánh kết quả.
1. Đầu năm
Giỏi
Khá
T.Bình
Yếu
Kém

Lớp Sĩ số
SL
%
SL
%
SL
%
Sl
%
SL
%
8A
33
0
0%
3
9%
26 71%
3
9%
1
3%
8D
34
2
6%
8
25% 20 63%
2
6%

0
0
2. Cuối học kì một:
Giỏi
Khá
T.Bình
Yếu
Kém
Lớp Sĩ số
SL
%
SL
%
SL
%
Sl
%
SL %
8A
33
2
6%
5
15%
25 75,7% 1
3%
0
0
8D
34

8
23,5% 15 44,1% 11 32,3% 0
0
0
0
- Có thể thấy việc áp dụng phương pháp dạy kỹ năng đọc như đã từng áp
dụng vào thực tế giảng dạy thì kết qủa đạt cao hơn nhiều so với lúc tôi chưa caỉ
tiến phương pháp dạy điều đó đã thúc đẩy tôi không ngừng phấn đấu để đạt được
kết quả cao hơn nữa cùng với việc áp dụng phương pháp này vào các tiết dạy cụ
thể.
Tôi đã góp phần nhỏ bé của mình vào thành tích chung của nhà trường đưa
chỉ tiêu phấn đấu của nhà trường cao hơn như đại hội công nhân viên chức đầu
năm đã đề ra.
Nói tóm lại để thành công trong giờ dạy Tiếng Anh nói chung và dạy kĩ năng
đọc hiểu nói riêng, đòi hỏi người giáo viên phải biết kết hợp hài hoà, khéo léo giữa
các bước lên lớp với với lượng kiến thức trong sách giáo khoa.
Để làm cho giờ dạy thêm sinh động, ngoài những phương pháp giảng dạy cụ
thể giáo viên nên sử dụng các bức tranh mimh hoạ, các giáo cụ trực quan và bằng
các bài tập thực tế. Nên triệt để vận dụng các bài tập tạo cơ hội cho học sinh có thể
hiểu bài một cách dễ dàng.
Ngoài ra, để gây hứng thú học tập cho học sinh, giáo viên nên kể các mẩu
chuyện liên quan đến bài học gợi mở cho học sinh những nội dung chính trước khi
đọc bài.
Tôi cố gắng duy trì phương pháp đã nêu trên và không ngừng học hỏi, trao
đổi với đồng nghiệp để đưa giờ dạy hiệu quả lên cao hơn. Phấn đấu để trở thành
giáo viên giỏi thực thụ. Trong đề tài này tôi đã cố gắng khai thác và tìm hiểu
13


phương pháp dạy kỹ năng đọc hiểu mụn anh ở trường THCS từ đó đi sâu vào phân

tích nguyên nhân, yếu tố ảnh hưởng đến phương pháp dạy đọc, tìm ra biện pháp
cụ thể để từ đó đưa ra các phương pháp cụ thể với từng đối tượng học sinh. Vì thời
gian và sách tài liệu tham khảo có hạn, nên trong đề tài này còn có nhiều hạn chế
mà tôi chưa phân tích hết. Rất mong nhận được sự góp ý chân thành của đồng
nghiệp.
8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không.
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng chuyên đề:
Một số thiết bị như: Đài, đĩa hoặc máy tính, máy chiếu, tranh ảnh,…
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng chuyên
đề theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp
dụng chuyên đề lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung sau:
10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
chuyên đề theo ý kiến của tác giả:
Khi đưa phương pháp này vào giảng dạy học sinh thấy hứng thú và say mê
học tập hơn, các em thấy việc đọc dễ hơn. Kết quả qua các bài kiểm tra cho phần
đọc hiểu điểm tốt tăng dần lên.
10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
chuyên đề theo ý kiến của tổ chức, cá nhân:
Các thầy cô tham dự cũng đánh giá cao với phương pháp này và khuyến
khích áp dụng cho tất cả các khối lớp.
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng
chuyên đề lần đầu (nếu có):
Phạm vi/Lĩnh vực

Số TT

Lớp

Địa chỉ


1

8A

Trường THCS Thổ Tang

Các tiết dạy đọc sách giáo khoa
lớp 8 cũ

2

8D

Trường THCS Thổ Tang

Các tiết dạy đọc sách giáo khoa
lớp 8 cũ

áp dụng chuyên đề

Thổ Tang, ngày 01 tháng 12 năm2018
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)

Thổ Tang, ngày 01 tháng 12 năm 2018
Tác giả chuyên đề
(Ký, ghi rõ họ tên)

Phùng Văn Xuân


Nguyễn Thị Huyền

14


Teaching date: 17/1/2019
Period: 58
Unit 7: TRAFFIC
Lesson 5: Skills 1: Reading+ Speaking
I. Objectives.
By the end of the lesson, Ss will be able to read for specific
information about traffic rules/ laws. Talk about obeying traffic
rules/ laws, and how to use the road safely.
II. Teaching aids:
- Projector.
III. Procedure
I. Class organization.
- Greetings.
- Checking attendance:
II. New lesson.
T’s and Sts’ activities
1. Warm up
- Chatting: Look at the pictures
( the pictures about not
obeying traffic rules).
+ Do they follow traffic rules?
+ Is it dangerous?
+Why?/What can happen?
+What should we do to reduce
traffic accidents?

In this lesson , we’ll study
some rules about road safty.
-First, we learn some new
words:
2. Pre- reading/Speaking
( pictures)

Exercise 2
Do matching (all class)
Ex3. Answer the following
question.

Content
Show the pictures
Answer:
+ No, they don’t.
+Yes, it is.
+Accidents can happen.
+ We should obey the traffic
rules.

*New words
- road sign= traffic sign (n)
- pavement (n)= sidewalk (n)
- seatbelt(n)
- zebra crossing(n)
- road user (n)
- pedestrian (n)
- driving licence (n)
- speed limit (n)

Exercise 2
Key:
1. g 2. d 3. b
4. c
5. a 6. h 7. f
8.e
Exercise 3.
Make a list:
15


When you are a road user,
what should you NOT do?
Make a list in groups. Then
compare with your friends.
T may give some cues:
not look around, go in red
light,
….
3.While- Reading/Speaking
*Reading
Ex4. 4. Read the following
text and answer the
questions.
-Sts do invidually
-Calls each sts to answer each
sent
-T corrects:

*Speaking

5. Ss do the class survey.

6. Ss to read individually. Then
they work in groups to discuss
who is using the road safely,
and who is acting dangerously,
and give reasons.
-calls each sts to read each
situation and give reasons for
dangerous situations

- not look around
- not go in red light
- not carry more than one
passengers on a motorbike.
- not use cellphone while driving
- . ….
Ex4. Read the following text
and answer the questions.
Key:
1. We should cross the street at
the zebra crossing.
2. He/ She must always fasten
the seabelt.
3. No, He/ She shouldn’t.
Because it is dangerous.( He/
She may cause an accident.)
4. We must give a signal.
5. Because the other road users
can see them clearly and avoid

crashing into them.
* Speaking
Ex5. Class survey. Ask your
classmates the question.
How do you go to school every
day?
+ Make a list of the means of
transport that is used the most,
and use the least.
Eg :
A: How do you go to school
every day?
B; I go to school by bus.
Ex6. Read the following
sentences. In groups,
discuss who is using the
road safely, and who is
acting dangerously. Give
reasons.
1. safely
2. dangerously ( because he
may have an accident)
3. safely
4. dangerously ( it is difficult for
him to see the road properly,
16


4.Post- Reading/Speaking


and to ride)
5. dangerously ( a car or
motorbike may crash into him)
6. dangerously ( She may have
an accident if something
happened unexpectedly.)

*Game: LUCKY NUMBERS
- Divide the class into 2 group:
Play Lucky number game with T’ 1.Luckey number
control.
2. What must one always do
when he/she drive?
He/She must always fasten the
seatbelt.
3.Should one drive after drinking
alcohol? Why or why not?
-No, he/she shouldn’t. Because
it’s dangerous.. He/She can
cause an accident.
4.Lucky number
5.Why should pedestrians wear
light coloured clothes in the
dark?
-Because the other road users
can see them clearly and avoid
crashing into them.
6.Must you do before you turn
left or right while driving or
riding a motorbike?

We must give a signal
7. Lucky number.
5. Homework
8.Where should you cross the
- Learn the rules about road
street?
safety
- We should cross the street at
- Do exercise part D in
the zebra croosing.
workbook
- Prepare: Skills 2

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Sổ tay người dạy Tiếng Anh - Nhà xuất bản Giáo Dục.
2. Sách giáo khoa, sách giáo viên sách bài tập 6,7,8,9 -Bộ Giáo Dục Và Đào
Tạo
3. Sách bài tập bổ trợ nâng cao Tiếng Anh 6,7,8,9 - Nhà xuất bản Giáo Dục
4. Ngữ pháp Tiếng Anh của Nguyễn Khuê. - Nhà xuất bản Đà Nẵng
5. Một số vấn đề đổi mới phương pháp ở trường THCS - Bộ Giáo Dục&Đào
Tạo.
6. Tạp chí báo giáo dục và thời đại.
7. Britain - nhà xuất bản Oxford.
8. Toefl Reading - Nhà xuất bản trẻ - 2004
9. Cause & Effect - Heinle & Heinle Publishers

18




×