Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

Đánh giá khả năng sản xuất và hiệu quả tẩy giun tròn của levamisol trên vịt chuyên trứng TC nuôi tại thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 79 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-------------------

NGUYỄN HOÀNG THÁI
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT VÀ HIỆU QUẢ
TẨY GIUN TRÒN CỦA LEVAMISOL TRÊN ĐÀN VịT
CHUYÊN TRỨNG TC NUÔI TẠI THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chuyên ngành:

Thú y

Khoa:

Chăn nuôi Thú y

Khóa học:

2013 - 2017

Thái Nguyên, năm 2017



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-------------------

NGUYỄN HOÀNG THÁI
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT VÀ HIỆU QUẢ
TẨY GIUN TRÒN CỦA LEVAMISOL TRÊN ĐÀN VịT
CHUYÊN TRỨNG TC NUÔI TẠI THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo:

Chính quy

Chuyên ngành:

Thú y

Lớp:

K45 TY N02

Khoa:

Chăn nuôi Thú y

Khóa học:

2013 - 2017


Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Trần Thanh Vân

Thái Nguyên, năm 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu, tu dưỡng, rèn luyện tại Trường
Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên tôi luôn nhận được sự quan tâm
giúp đỡ của lãnh đạo Nhà trường và quý thầy, cô giáo.
Nhân dịp hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp Đại học, tôi xin trân trọng
cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của Ban giám hiệu Nhà trường, Ban Chủ nhiệm
Khoa Chăn nuôi - Thú y, quý thầy, cô giáo và bạn bè, đồng nghiệp.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáoPGS. TS.
Trần Thanh Vân và cô giáo TS. Nguyễn Thị Thúy Mỵ, đã tận tình giúp đỡ
tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực tập tốt nghiệp, tạo điều kiện
cho tôi có địa điểm, cơ sở vật chất để triển khai nghiên cứu đề tài tốt nhất.
Tôi xin trân trọng cảm ơn gia đình tôi và những người thân đã giúp đỡ
tôi cả về mặt tinh thần và vật chất để tôi có điều kiến tốt trong học tập, nghiên
cứu.
Em xin chân thành cảm ơn !

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2017
Sinh viên

NGUYỄN HOÀNG THÁI



ii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Sơ đồ theo dõi ................................................................................. 23
Bảng 3.2. Giá trị dinh dưỡng thức ăn vịt đẻ của công ty Jafa comfeed.......... 23
Bảng 4.1a. Lịch phòng bệnh cho gà tại Trại ................................................... 32
Bảng 4.1b. Kết quả công tác phục vụ sản xuất ............................................... 33
Bảng 4.2. Năng suất trứng của vịt TC qua các tuần đẻ................................... 35
Bảng 4.3. Tỷ lệ đẻ và tỷ lệ đẻ cộng dồn của vịt TC........................................ 36
Bảng 4.4. Khối lượng trứng vịt TC qua các tuần đẻ ....................................... 37
Bảng 4.5. Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng (kg/10 quả) .............................. 39
Bảng 4.6. Một số chỉ tiêu, chất lượng trứng qua khảo sát .............................. 38
Bảng 4.7. Khả năng tiêu thụ thức ăn của vịt TC trong giai đoạn đẻ trứng ..... 42
Bảng 4.8. Tỷ lệ mắc giun tròn theo loài ở vịt thí nghiệm ............................... 43
Bảng 4.9. Tỷ lệ nhiễm ghép giun tròn ở vịt thí nghiệm .................................. 44
Bảng 4.10. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn trên vịt .................................. 45
Bảng 4.11 Kết quả điều trị giun tròn của levamisol ....................................... 46


3

DANH MỤC HÌNH

Hình 4.1. Biểu đồ tỷ lệ đẻ của vịt TC qua các tuần tuổi ................................. 37
Hình 4.2. Biểu đồ khối lượng trứng trứng vịt TC qua các thời điểm ............. 38
Hình 4.3. Biểu đồ tỷ lệ mắc giun tròn theo loài ở vịt TC ............................... 44


4


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Ý nghĩa

CNTY

Chăn nuôi thú y

CRD

Chronic Respiratory Disease

Cs

Cộng sự

CP

Mức độ protein

Ctv

Cộng tác viên

ĐHNL

Trường Đại học Nông Lâm


g

Gam

ME

Năng lượng trao đổi

Nxb

Nhà xuất bản



Thức ăn

TC

Triết Giang x Cỏ cánh sẻ

TN

Thí nghiệm

TT

Thể trọng

TTTĂ


Tiêu tốn thức ăn

UBND

Uỷ ban nhân dân

VM

Trại gia cầm Vân Mỵ


5

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .........................................................................................................i
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................. ii
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................iv
MỤC LỤC..............................................................................................................v
Phần 1: MỞ ĐẦU .................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề........................................................................................................1
1.2. Mục đích của đề tài .........................................................................................1
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ........................................................2
1.3.1. Ý nghĩa khoa học .........................................................................................2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..........................................................................................2
Phần 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU..............................................................3
2.1. Tổng quan tài liệu............................................................................................3
2.1.1 Các thông tin về vịt TC .................................................................................3
2.1.2 Cơ sở khoa học về khả năng sinh sản của gia cầm .......................................3

2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ...................................................12
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước...............................................................12
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ..............................................................14
2.3. Cơ sở khoa học về bệnh giun tròn trên vịt ....................................................15
2.3.1. Đặc điểm sinh học của giun tròn ở vịt .......................................................16
2.3.2. Chẩn đoán bệnh ký sinh trùng....................................................................18
2.3.3. Chẩn đoán dịch tễ học của bệnh giun tròn trên vịt ....................................18
2.3.4. Triệu chứng và bệnh tích của vịt nhiễm giun tròn .....................................19
2.3.5. Điều trị và phòng bệnh giun tròn ở vịt .......................................................20


6

2.3.6. Các thông tin về levamisol .........................................................................20
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.21
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................22
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ....................................................................22
3.3. Nội dung nghiên cứu .....................................................................................22
3.3.1 Khả năng sản xuất của vịt thí nghiệm .........................................................22
3.3.2. Tỷ lệ mắc nội ký sinh trùng và khả năng điều trị của thuốc levamisol trên
đàn vịt ...................................................................................................................22
3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi.........................................22
3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm...................................................................22
3.4.2. Phương pháp lấy mẫu.................................................................................23
3.4.3. Phương pháp xét nghiệm mẫu phân ...........................................................24
3.4.4. Phương pháp xác định tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng.......................................24
3.4.5. Phương pháp xác định cường độ nhiễm ký sinh trùng ..............................24
3.4.6. Phương pháp kiểm tra hiệu lực của thuốc levamisol tẩy ký sinh trùng cho
vịt..........................................................................................................................25
3.4.7. Điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng................................................................25

3.4.8. Các chỉ tiêu theo dõi...................................................................................26
3.5. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu ................................................................26
3.5.1. Năng suất trứng theo tuần và năng suất trứng cộng dồng..........................26
3.5.2. Tỷ lệ đẻ theo tuần và cộng dồn ..................................................................26
3.5.3. Khối lượng trứng ........................................................................................26
3.5.4. Khả năng tiêu thụ thức ăn ..........................................................................27
3.5.5. Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng của vịt trong giai đoạn đẻ trứng..........27
3.5.6. Chỉ tiêu chất lượng trứng ...........................................................................27


vii

3.5.7. Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng (%) ...................................................................28
3.5.8. Cường độ nhiễm .........................................................................................28
3.6. Phương pháp xử lý số liệu.............................................................................28
Phần 4 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................30
4.1. Kết quả phục vụ sản xuất ..............................................................................30
4.1.1. Công tác chăn nuôi.....................................................................................30
4.1.2. Chẩn đoán và điều trị bệnh cho gia cầm tại trại.........................................32
4.1.3. Kết luận về công tác phục vụ sản xuất.......................................................34
4.2. Kết quả chuyên đề nghiên cứu khoa học ......................................................34
4.2.1. Năng suất trứng ..........................................................................................34
4.2.2. Tỷ lệ đẻ.......................................................................................................35
4.2.3. Khối lượng trứng ........................................................................................37
4.2.4. Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng .............................................................38
4.2.5. Một số chỉ tiêu chất lượng trứng của vịt thí nghiệm..................................40
4.2.6. Khả năng tiêu thụ thức ăn của vịt TC trong giai đoạn đẻ trứng.................41
4.2.7. Tỷ lệ mắc giun tròn theo loài ở vịt TC.......................................................43
4.2.8. Tỷ lệ nhiễm ghép giun tròn ở vịt TC..........................................................44
4.2.9. Tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm giun tròn của vịt TC. ..............................45

4.2.10. Kết quả sử dụng thuốc điều trị bệnh giun tròn của levamisol. ................45
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................47
5.1. Kết luận .........................................................................................................47
5.2. Đề nghị ..........................................................................................................47
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................48


1


2

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1.Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây ngành chăn nuôi có xu hướng phát triển
mạnh mẽ đặc biệt là ngành chăn nuôi gia cầm.Theo số liệu của Tổng cục
Thống kê đến tháng 04/2017 nước ta có 347,1 triệu gia cầm, trong đó có 71,4
triệu vịt, 29,9 triệu vịt đẻ trứng, sản xuất được 2,07 tỷ quả trứng và 106,1
nghìn tấn thịt, đóng góp một phần phần quan trọng vào phát triển kinh tế của cả
nước.
Nhằm đẩy mạnh phát triển chăn nuôi vịt hướng trứng trong nông hộ,
ngoài các giống vịt hướng trứng cho năng suất trứng cao đang nuôi ở Việt
Nam hiện nay như giống vịt Cỏ, Khaki Campbell, CV Layer 2000, Triết
Giang là những giống truyền thống lâu năm. Để làm phong phú về giống và
nhiều chọn lựa cho người chăn nuôi vịt chuyên trứng, ngày 14/6/2011 giống
vịt TC – Viện chăn nuôi được Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn
công nhận là một giống. Vịt TC được lai giữa vịt Triết Giang và vịt Cỏ cánh
sẻ và đã qua nhiều thế hệ chọn lọc tạo thành nhóm giống, ổn định về đặc
điểm ngoại hình và khả năng sản xuất và đây là một giống vịt chuyên trứng

với năng suất cao phù hợp với điều kiện khí hậu chăn nuôi tại Việt Nam.
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi, nhiều địa phương trong tỉnh có tập
quán chăn nuôi vịt nhỏ lẻ, tận dụng nguồn thức ăn trong tự nhiên. Phương
thức chăn nuôi như vậy tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh ký sinh trùng nói
chung và bệnh ký sinh trùng ở vịt nói riêng phát triển. Bệnh ký sinh trùng ở
vịt đã, đang và sẽ tiếp tục gây ảnh hưởng đáng kể đến năng suất chăn nuôi vịt
tại các địa phương và làm giảm hiệu quả kinh tế của người chăn nuôi. Để góp
phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
‘‘Đánh giá khả năng sản xuất và hiệu quả tẩy giun tròn của levamisol trên
vịt chuyên trứng TC nuôi tại Thái Nguyên”.
1.2. Mục đích của đề tài
- Xác định khả năng sản xuất trứng của vịt TC.


- Xác địnhtỷ lệ và cường độ nhiễm ký sinh trùng của đàn vịt TC.
- Đánh giá hiệu lực tẩy trừ giun tròn của thuốc levamisol.
- Đề xuất một số biện pháp thú y để phòng bệnh ký sinh trùng trên
đàn vịt nuôi cạn.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
– Xác định được khả năng sản xuất của vịt TC nuôi hoàn toàn trên cạn
tại Thái Nguyên, từ đó góp phần vào làm phong phú số liệu sức sản xuất của
giống vịt này.
– Xác định được tỷ lệ, cường độ nhiễm ký sinh trùng trên vịt và hiệu quả
tẩy trừ.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả của đề tài là cơ sở để phát triển chăn nuôi giống vịt này với
nơi không có nước cho vịt bơi, tắm.
- Là cơ sở để khuyến cáo người chăn nuôi vịt trong việc sử dụng
levamisol.

- Bản thân sinh viên được làm quen với công tác nghiên cứu khoa học.


Phần 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.1. Tổng quan tài liệu
2.1.1 Các thông tin về vịt TC
Vịt TC là giống vịt lai được các nhà khoa học Việt Nam lai tạo
giữa mái vịt Cỏ và trống vịt Triết Giang. Được Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn chính thức công nhận là giống vật nuôi được phép sản xuất kinh
doanh tại Thông tư số 25/2015/TT–BNNPTNT ngày 01/7/2015 và được
Cục Chăn nuôi công nhận là tiến bộ kỹ thuật tại Quyết định số 120/QĐ–
CN–GSN ngày
14/6/2011. Vịt được nuôi chủ yếu để lấy trứng và cũng là giống vịt có
năng suất trứng cao nhất thế giới hiện nay.
Vịt TC có ngoại hình đặc trưng của một giống vịt siêu trứng: Cơ thể
thanh gọn, thân, cổ nhỏ và dài, màu lông tương đối đồng nhất, con mái có
màu cánh sẻ nhưng nhạt hơn vịt Cỏ, đậm hơn vịt Triết Giang.
Vịt nhanh nhẹn, hoạt động mạnh và thích nghi cao với phương thức
chăn thả. Vịt TC có tỷ lệ nuôi sống cao, cả giai đoạn vịt con và hậu bị
đều đạt trên 95%.
Vịt thành thục sớm (127 ngày) và đạt đỉnh cao ở tuần đẻ thứ 6. Tỷ lệ đẻ
bình quân trong 52 tuần đẻ là 78%, năng suất trứng đạt 284 quả/mái.
Khối lượng trứng của vịt TC là 67 g, cao hơn rõ rệt so với trứng vịt
Triết
Giang (61g). Các chỉ tiêu về chất lượng trứng của vịt TC đều tương đối cao.
2.1.2 Cơ sở khoa học về khả năng sinh sản của gia cầm
Khả năng sinh sản của gia cầm được thể hiện thông qua các chỉ tiêu
như tuổi thành thục sinh dục, năng suất trứng, khối lượng trứng, hình dáng,

chất lượng trứng, khả năng thụ tinh, khả năng ấp nở.
Khả năng sinh sản của gia cầm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Yếu
tố di truyền, giống, dòng, thức ăn, chăm sóc nuôi dưỡng, chế độ chiếu sáng,
phương thức nuôi,...


2.1.2.1 Cơ sở giải phẫu cơ quan sinh dục gia cầm
Khác với với gia súc và các loài động vật khác, các nhà phôi thai học đã
nghiên cứu và chỉ ra rằng: Trứng của gia cầm là một tế bào sinh sản khổng lồ,
bao gồm lòng đỏ, lòng trắng, màng vỏ và vỏ. Buồng trứng có chức năng hình
thành lòng đỏ. Còn các phần khác được hình thành trong quá trình trứng theo
ống dẫn trứng ra ngoài, trước hết là lòng trắng tiếp là màng vỏ và cuối cùng là
vỏ. Nhiều tác giả đã nghiên cứu và cho rằng, ở gia cầm trong quá trình phát
triển của phôi thai thì bên trái và bên phải đều có buồng trứng phát triển,
nhưng sau khi nở ra buồng trứng bên phải teo đi chỉ còn buồng trứng bên trái.
Một số tác giả cũng cho rằng, ở một số trường hợp cá biệt thì gia cầm mái cao
sản có buồng trứng phát triển ở cả hai bên.
Sau khi trứng chín, trứng rụng vào loa kèn là phần đầu tiên trong ống
dẫn trứng. Ở đây trứng dừng lại khoảng 20 phút, nếu gặp tinh trùng sẽ xảy ra
quá trình thụ tinh. Và lớp lòng trắng đầu tiên được hình thành ở cổ phễu, bao
bọc xung quanh lòng đỏ, do lòng đỏ chuyển động xoay tròn theo trục dọc, lớp
lòng trắng xoắn lại tạo thành dây chằng lòng đỏ và hoàn chỉnh khi đến tử
cung. Sau loa kèn đến đoạn ống tiết lòng trắng, ở đây trứng dừng lại khoảng 3
tiếng để hình thành tiếp lòng trắng. Sau khi lòng trắng gần hoàn thiện, trứng
tiếp tục di chuyển theo chiều xoay tròn đến bộ phận eo. Tại đây, tế bào trứng
tiếp tục được hoàn thiện lòng trắng và tạo màng dưới vỏ. Trứng dừng lại ở
đoạn này khoảng 70 – 75 phút. Màng dưới vỏ được hình thành, trứng di
chuyển xuống tử cung. Tử cung có hình túi, dài khoảng 8 – 10 cm. Phía ngoài
màng dưới vỏ bắt đầu hình thành vỏ cứng, mới bắt đầu là sự lắng đọng những
hạt rất nhỏ trên bề mặt của màng dưới vỏ, sau đó tăng lên nhờ quá trình hấp

thu muối canxi. Muối canxi lắng đọng được hòa lẫn với một ít lòng trắng tạo
thành những núm gai rất vững. Những núm gai này gắn chặt với nhau nhưng
giữa chúng có các khoảng trống có tác dụng trao đổi khí (gọi là lỗ khí). Biểu
mô tử cung còn tiết ra một số chất tạo thành lớp màng mỏng phủ lên trên vỏ
cứng. Thời gian trứng qua tử cung mất 19 – 20 giờ. Sau khi trứng được hoàn
thiện, trứng chuyển động qua âm đạo và qua lỗ huyệt ra ngoài (Trần Thanh
Vân và cs 2015 [30]).


2.1.2.2. Năng suất trứng
Năng suất trứng hay sản lượng trứng là số lượng trứng của một gia cầm
mái đẻ ra trên một đơn vị thời gian. Đối với gia cầm thì đây là chỉ tiêu quan
trọng, nó phản ánh trạng thái sinh lý và khả năng hoạt động của hệ sinh dục.
Năng suất trứng là một tính trạng số lượng nên nó phụ thuộc nhiều vào điều
kiện ngoại cảnh. Năng suất trứng phụ thuộc nhiều vào loài, giống, hướng sản
xuất, mùa vụ và đặc điểm của cá thể. Năng suất trứng được đánh giá qua sự
phụ thuộc vào cường độ đẻ và thời gian kéo dài sự đẻ, Fairful và cs (1990)
[36] cho biết: Khi điều kiện môi trường thích hợp (nhiệt độ, ánh sáng, dinh
dưỡng…) nhiều gen tham gia điều khiển quá trình liên quan đến sinh sản đều
phát huy tác dụng, cho phép gia cầm phát huy được đầy đủ tiềm năng di
truyền của chúng.
Theo Hoàng Thị Lan và cs (2009) [8] hệ số di truyền năng suất trứng
vịt CV Super M của dòng trống T5 là 0,46; T1 là 0,43 và của dòng mái T6
là 0,55; T4 là 0,52.
Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất trứng
* Các yếu tố di truyền cá thể
Có 5 yêu tố di truyền ảnh hưởng đến năng suất trứng của gia cầm đó là
tuổi thành thục sinh dục, cường độ đẻ trứng, tính nghỉ đẻ mùa vụ, thời gian
kéo dài chu kỳ đẻ trứng và tính ấp bóng.
- Ảnh hưởng của tuổi thành thục về tính

Tuổi thành thục có liên quan chặt chẽ tới năng suất trứng. Thành thục
sớm là một tính trạng mong muốn. Song phải chú ý đến khối lượng cơ thể.
Tùy vào từng giống để nuôi gia cầm giai đoạn hậu bị sao cho tuổi đẻ và khối
lượng vào đẻ phù hợp.
- Ảnh hưởng của cường độ đẻ trứng
Cường độ đẻ trứng có tương quan chặt chẽ với năng suất trứng trong
một năm, nhất là cường độ đẻ trứng trong 3 - 4 tháng đầu tiên. Vì vậy để
đánh giá


năng suất trứng của gia cầm người ta thường kiểm tra cường độ đẻ trứng của 34 tháng đầu để có những phán đoán sớm, kịp thời trong công tác chọn giống.
- Ảnh hưởng của thời gian kéo dài chu kỳ đẻ trứng
Chu kỳ đẻ trứng của gia cầm được tính từ khi gia cầm đẻ quả trứng đầu
tiên đến khi gia cầm nghỉ để thay lông ( đây là một bản năng của gia cầm và
do yếu tố di truyền). Sau đó gia cầm lại tiếp tục đẻ chu kỳ thứ hai. Năng suất
trứng của gia cầm phụ thuộc vào thời gian này kéo dài chu kỳ đẻ thứ nhất,
thời gian này càng dài thì sản lượng trứng gia cầm càng cao. Tùy thuộc vào
giống gia cầm mà thời gian này là khác nhau. Sản lượng trứng phụ thuộc vào
thời gian kéo dài chu kỳ đẻ trứng (Kushner K. F, 1994 [7]).
- Ảnh hưởng của tính nghỉ đẻ mùa đông
Vào mùa đông nhiệt độ xuống thấp cơ thể gia cầm sử dụng thức ăn ăn
vào để chống rét, do đó nhiều giống gia cầm giảm tỷ lệ đẻ dẫn đến ảnh hưởng
năng suất trứng. Tuy nhiên, ngày nay nhiều giống gia cầm được tạo ra thì tính
nghỉ đẻ rất ngắn hoặc là không có. Tính nghỉ đẻ có tương quan nghịch với
năng suất trứng. Tính nghỉ đẻ càng dài thì năng suất trứng càng thấp.
- Tính ấp bóng
Gia cầm nói chung đều có tính ấp bóng, đây là bản năng tự nhiên của
gia cầm nhằm duy trì nòi giống. Đây là phản xạ không điều kiện có liên quan
đến năng suất trứng của gia cầm.
* Yếu tố giống, dòng ảnh hưởng đến năng suất trứng gia cầm

Các giống, dòng gia cầm khác nhau thì năng suất trứng khác nhau.
Những giống, dòng được chọn lọc một cách nghiêm ngặt cho năng suất trứng
cao hơn các giống, dòng không được chọn lọc. Những giống gia cầm hướng
trứng có năng suất cao hơn các giống gia cầm chuyên thịt và kiêm dụng.
Theo Nguyễn Đức Trọng và cs (2009) [26] vịt Triết Giang là vịt
chuyên trứng có năng suất trứng/mái/52 tuần đẻ ở thế hệ xuất phát là 251,3
quả, thế hệ 1 là 251,89 quả, thế hệ 2 là 259,71 quả, tương ứng tỷ lệ đẻ trung
bình là 68,85%, 69,20%, 71,35%.


Theo Nguyễn Thị Minh và cs (2007) [ 13] năng suất trứng của vịt Cỏ
màu cánh sẻ là 235,2 quả/mái/52 tuần đẻ. Lê Thị Phiên và cộng sự (2006)[28]
cho biết năng suất trứng của vịt Khaki Campell đạt 253,8 quả/mái/52 tuần đẻ.
*Ảnh hưởng của tuổi gia cầm
Tuổi gia cầm càng già thì năng suất trứng càng thấp. Thường năm thứ 2
giảm 15%-20% so với năm thứ nhất.
* Ảnh hưởng của bệnh tật
Thông qua việc làm giảm đầu con, giảm khả năng đẻ trứng.
* Ảnh hưởng của yếu tố mùa vụ:
Mùa vụ có ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất trứng của gia cầm. Ở nước
ta, mùa hè sức đẻ trứng của gia cầm giảm xuống nhiều so với mùa xuân và
mùa thu.
Theo tác giả Bùi Đức Lũng và cs (2001) [12]: Vào mùa đông nhiệt độ
o

o

môi trường xuống thấp (dưới 15 C) và nhiệt độ cao mùa hè (trên 30 C) sẽ
ảnh hưởng lớn đến sức đẻ trứng, khối lượng trứng và làm tăng tỷ lệ hao hụt.
* Ảnh hưởng của phương thức nuôi nhốt

Phương thức nuôi đối với gia cầm không có ảnh hưởng nhiều, song đối
với thủy cầm thì phương thức nuôi lại có ảnh hưởng lớn đến năng suất và hiệu
quả kinh tế.
Nguyễn Hồng Vĩ và cs (2001) [33] nghiên cứu khả năng đẻ trứng của
vịt Khaki Campell nuôi theo hai phương thức là : Nuôi khô không cần nước
bơi lội và nuôi có nước bơi lội, cho biết ở phương thức nuôi khô không cần
nước bơi lội năng suất trứng của vịt là 251,6 quả/mái/năm, trong khi đó
phương thức nuôi có nước bơi lội đạt 258 quả/mái/năm.
Nguyễn Đức Trọng và cs (1997) [23] cho biết vịt CV-Super M trong
điều kiện nuôi không có nước bơi lội, dòng ông đạt năng suất trứng là 154
quả/mái/40 tuần đẻ, tỷ lệ đẻ cao nhất đạt 82%, dòng bà đạt 171 quả/mái/40
tuần đẻ, tỷ lệ đẻ cao nhất đạt 91% trong khi đó khi nuôi trong điều kiện nuôi
có nước bơi lội thì


năng suất trứng của dòng ông là 164 quả/mái/40 tuần đẻ, tỷ lệ đẻ cao nhất
đạt
79%; và dòng bà là 176 quả/mái/40 tuần đẻ, tỷ lệ đẻ cao nhất là 87%.
* Ảnh hưởng của yếu tố thức ăn dinh dưỡng
Thức ăn và dinh dưỡng là yêu tố quan trọng có liên quan chặt chẽ đến
năng suất trứng của gia cầm. Để đạt được năng suất và chất lượng trứng tốt
nhất không những phải cung cấp cho gia cầm những khẩu phần ăn đầy đủ mà
còn phải chú ý đến tỷ lệ các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn.
Theo Hoàng Văn Tiệu và Lương Tất Nhợ (1996) [22] nghiên cứu trên
vịt Khaki Campell cho biết giai đoạn vịt hậu bị trong 1 kg thức ăn cần đạt
13% protein thô, 2400 kcal/kg TĂ, đến giai đoạn vịt đẻ protein thô là 17% và
năng lượng là 2800 kcal/kg TĂ.
* Ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh
Ngoài những yếu tố trên, sức đẻ trứng của gia cầm còn phụ thuộc vào
rất nhiều yếu tố ngoại cảnh khác như: Nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, chăm sóc

nuôi dưỡng,...
o

o

Nhiệt độ thích hợp để gia cầm đẻ trứng từ 14 C - 22 C. Khi nhiệt độ
môi trường thấp hơn nhiệt độ giới hạn thấp gia cầm phải huy động năng
lượng để chống rét, khi nhiệt độ môi trường cao hơn nhiệt độ giới hạn trên gia
cầm thải nhiệt nhiều do đó ảnh hưởng đến sức đẻ trứng.
Thời gian chiếu sáng và cường độ chiếu sáng tối ưu cho vịt đẻ là 16-18
2

giờ/ngày với cường độ chiếu sáng là 3-3,5 w/m .
Ngày nay cùng với sự phát triển về khoa học kỹ thuật, dù là cơ sở chăn
nuôi nhỏ hay lớn với sự hoàn thiện về con giống cũng như thức ăn và quy
trình chăn nuôi thì yếu tố con người đóng vai trò quan trọng đến năng suất và
chất lượng các đàn giống gia cầm.
2.1.2.3. Chất lượng trứng
Chất lượng trứng bao gồm: Chất lượng bên trong và chất lượng bên
ngoài.


Chất lượng bên ngoài bao gồm các chỉ tiêu: Khối lượng trứng, hình
dạng trứng, chất lượng vỏ (gồm: khối lượng vỏ, màu sắc, độ dày vỏ, độ chịu
lực vỏ và mật độ lỗ khí).
Chất lượng bên trong bao gồm các chỉ tiêu về lòng đỏ, lòng trắng, giá trị
dinh dưỡng, màu sắc và mùi vị, các chỉ số hình thái của lòng đỏ và lòng
trắng. a-Chất lượng bên ngoài
*Khối lượng trứng
Sau năng suất trứng thì khối lượng trứng là chỉ tiêu quan trọng để cấu

thành năng suất của đàn giống gia cầm. Khối lượng trứng phụ thuộc vào khối
lượng cơ thể, giống, tuổi đẻ, tác động dinh dưỡng tới gia cầm sinh sản. Đồng
thời khối lượng trứng lại quyết định tới chất lượng trứng giống, tỷ lệ ấp nở,
khối lượng và sức sống của gia cầm con. Nó là chỉ tiêu không thể thiếu của
việc chọn lọc con giống.
Theo Robests (1998) [16] giá trị trung bình khối lượng trứng đẻ ra trong
một chu kỳ là một tính trạng do nhiều gen có tác động cộng gộp quy định.
Khối lượng trứng là một tính trạng có hệ số di truyền cao, do đó người ta có
thể cải thiện di truyền bằng cách chọn lọc giống. Theo Pingel (1989) [40] hệ
số di truyền khối lượng trứng vịt là 0,4 - 0,6.
Ngoài các yếu tố di truyền, khối lượng trứng còn phụ thuộc vào nhiều
yếu tố ngoại cảnh khác như: thức ăn, chăm sóc nuôi dưỡng, mùa vụ, tuổi gia
cầm, giống gia cầm,... Trong đó ảnh hưởng của dinh dưỡng đối với khối
lượng trứng của gia cầm rất rõ. Trong khẩu phần ăn của gia cầm đẻ nếu thiếu
vitamin B sẽ ảnh hưởng đến sản lượng trứng, thiếu vitamin D sẽ ảnh hưởng
đến chất lượng vỏ (Vũ Duy Giảng, 1998) [2]. Tùy vào từng giống mà khối
lượng trứng có khác nhau. Nguyễn Thị Minh và cs (2006) [19] nghiên cứu trên
vịt Cỏ màu cánh sẻ cho biết khối lượng trứng vịt Cỏ là 64,3g.


10

*Chỉ số hình thái trứng
Trứng gia cầm thường có hình oval, hoặc hình e-lip: Một đầu lớn và
một đầu nhỏ. Hình dạng trứng thường mang đặc điểm của từng cá thể. Chỉ số
hình thái của trứng có ý nghĩa kinh tế trong vận chuyển, đóng gói. Trứng càng
dài càng dễ vỡ.
Trứng mỗi loại gia cầm đều có chỉ số hình dạng riêng. Theo Nguyễn
Hoài Tao (1985) [17] thì chỉ số hình thái của trứng gà biến thiên từ 1,34 đến
1,36 và của trứng vịt là 1,57- 1,64. Chỉ số hình thái có ý nghĩa quan trọng

không chỉ trong việc đóng gói, vận chuyển mà còn liên quan đến tỷ lệ ấp nở
của trứng gia cầm, những trứng quá dài hoặc quá tròn đều cho tỷ lệ ấp nở kém.
* Chất lượng vỏ trứng
Màu sắc vỏ, khối lượng vỏ, độ dày vỏ, độ chịu lực, mật độ lỗ khí là các
chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng vỏ trứng.
Khối lượng có ý nghĩa quan trọng trong quá trình ấp nở gia cầm. Trứng
mới đẻ có vỏ dày hơn trứng của gia cầm đẻ đã lâu, trứng có vỏ dày khó nở
hơn trứng vỏ mỏng. Trứng vỏ mỏng dễ dập vỡ, quá trình bay hơi nước nhanh
dẫn đến phôi kém phát triển, tỷ lệ chết phôi cao. Trứng có vỏ dày làm cho quá
trình trao đổi khí qua vỏ của phôi kém, phôi yếu, khi nở gia cầm con gặp khó
khăn để đạp vỏ, do đó tỷ lệ chết phôi cao và tỷ lệ trứng tắc cao.
Theo Nguyễn Đức Trọng và cs (1998) [24] cho biết một số chỉ tiêu chất
lượng vỏ trứng vịt CV-Super M như sau: Dòng ông có khối lượng vỏ trứng là
10,98 g (chiếm 13,07%), độ dày vỏ là 0,45 mm, độ chịu lực là 4,13 kg/cm2,
2

mật độ lỗ khí là 85,07 lỗ/cm . Dòng bà có các chỉ tiêu tương ứng là 10,61 g
2

2

(12,96%), 0,43 mm, 4,10 kg/cm và 86,23 lỗ/cm .
Cũng theo Nguyễn Đức Trọng (1997) [23] cho biết độ dày vỏ trứng vịt
CV-Super M ở 2 phương thức chăn nuôi khác nhau như sau: Dòng ông, dòng
bà ở phương thức nuôi khô là 0,43 mm và 0,42 mm. Còn ở phương thức nuôi
nước tương ứng là 0,39 mm và 0,38 mm.


11


b-Chất lượng bên trong
* Lòng trắng trứng
Lòng trắng của trứng bao gồm lòng trắng loãng và lòng trắng đặc, được
cấu tạo chủ yếu là Albumin, một số khoáng chất và nước. Chất lượng lòng
trắng trứng được xác định bằng đơn vị Haugh và chỉ số lòng trắng.
Chỉ số lòng trắng cũng là một chỉ tiêu để đánh giá chất lượng lòng
trắng, chỉ số này được tính bằng tỷ lệ % giữa chiều cao lòng trắng đặc so với
trung bình công đường kính lớn và đường kính nhỏ của nó.
* Lòng đỏ trứng
Lòng đỏ trứng là thành phần quan trọng nhất của trứng gồm nước,
protit, lipit, gluxit, các axit amin không thay thế và các vitamin nhóm B, ADE
làm nhiệm vụ cung cấp chất dinh dưỡng cho phôi phát triển.
Chất lượng lòng đỏ được xác định bằng chỉ số lòng đỏ. Chỉ số lòng đỏ
là tỷ số giữa chiều cao lòng đỏ so với đường kính của nó. Trứng có chỉ số
lòng đỏ càng lớn thì chất lượng trứng càng tốt.
Một số nghiên cứu về các chỉ tiêu chất lượng trứng
Theo Nguyễn Đức Trọng và cs (2009) [26] cho biết trứng vịt Triết
Giang ở thế hệ xuất phát có khối lượng 59,93g, chỉ số hình thái là 1,39, chỉ số
lòng trắng là 0,44, chỉ số lòng đỏ là 0,08, tỷ lệ lòng đỏ là 33,52%, độ dày vỏ
là 0,349 mm và đơn vị Haugh là 91,27.
Theo Lê Thị Phiên và cs (2006) [14] cho biết khối lượng trứng vịt
Khaki Campell từ 69,7 - 71,1 g, chỉ số hình thái 1,34 - 1,38, tỷ lệ lòng đỏ 34,5
- 35,4% và đơn vị Haugh là 87,2 - 88,8.
2.1.2.5 Cơ sở khoa học về tiêu tốn thức ăn
Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng là tỷ lệ chuyển hóa thức ăn để đạt
được tốc độ tăng trọng. Đây là chỉ tiêu hết sức quan trọng trong chăn nuôi, vì
chỉ tiêu này có liên quan chặt chẽ tới hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gia cầm
nói riêng và chăn nuôi nói chung.



12

Đối với gia cầm sinh sản, thường tính tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng
hoặc cho 1kg trứng. Hiện nay nhiều nước trên thế giới đã tính tiêu tốn thức ăn
từ khi gia cầm mới nở cho đến khi gia cầm kết thúc 1 năm đẻ. Tiêu tốn thức
ăn là chỉ tiêu quan trọng do đó nó chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố mà
trước hết là giống, dòng, tính biệt, phương thức nuôi, chăm sóc nuôi dưỡng,...
Một số nghiên cứu về tiêu tốn thức ăn của gia cầm:
Theo Nguyễn Đức Trọng và cs (2008) [25] cho biết tiêu tốn thức ăn/kg
tăng khối lượng của vịt SM3SH ở 7 tuần tuổi là 2,41 kg và 8 tuần tuổi là 2,85
kg; tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng của mái B là 4,14 kg và của mái D là 3,49
kg và của mái CD là 3,45 kg trong 42 tuần đẻ.
Nguyễn Công Quốc và cs (1995) [15] cho biết tiêu tốn thức ăn cho 10
quả
trứng của vịt Khaki Campell thế hệ 1 ở dòng ông là 4,84 kg, ở dòng bà là 3,26
kg.
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Từ lâu chăn nuôi gia cầm đã trở thành một nghề sản xuất hàng hóa,
hàng năm cung cấp một lượng lớn thịt và khoảng ¼ sản lượng trứng gia cầm
ở nước ta. Tốc độ tăng trưởng ngành chăn nuôi gia cầm hàng năm đạt 7,6 %,
tăng trưởng giai đoạn 2010 – 20015 đạt 113,79% về số lượng đầu con, trong
đó gà tăng 118,84 %, đàn thủy cầm tăng 100,43 %. Nếu như năm 1995 tổng
đàn thủy cầm là 34,3 triệu con thì đến tháng 04/2017 đã là 85,54 triệu con
(trong đó vịt 71,4 triệu con, ngan 13,4 triệu con và ngỗng là 0,74 triệu con),
chăn nuôi vịt của nước ta được tổ chức Nông lương thế giới (FAO) xếp thứ
hai trên thế giới chỉ sau Trung Quốc và sản lượng thịt/đầu người cũng nằm
trong tốp 10 nước trên thế giới.
Trong những năm qua, công tác nghiên cứu về chăn nuôi thủy cầm đã
có những bước phát triển đáng kể. Ngoài tập trung nghiên cứu các giống vịt

nội hiện có như vịt Cỏ, vịt Bầu, vịt Đốm, ngan nội...thì công tác nhập nội và
nghiên cứu các giống vịt, ngan nhập nội được quan tâm hơn cả.


13

Từ những năm 1975 và 1983 vịt Anh Đào đã được nhập từ Hungari và
đến năm 1986 vịt Anh Đào của Tiệp cũng được nhập vào nước ta, từ đó đã có
nhiều công trình nghiên cứu về giống vịt này.
Đến đầu những năm 1989 - 1990 nhiều giống vịt cao sản được nhập về
như vịt Khaki Campell được nhập từ Thái Lan, có nhiều công trình nghiên
cứu của nhiều tác giả đã nghiên cứu trên vịt Khaki Campell như: Nghiên cứu
quy trình chăn nuôi vịt Khaki Campell (Hoàng Văn Tiệu, Lương Tất Nhợ,
1996)[22]. Nghiên cứu khả năng sản xuất vịt Khaki Campell nuôi tại Việt
Nam (Hoàng Văn Tiệu và cs, 1997) [21]. Khả năng sản xuất của vịt Khaki
Campell nuôi khô (Nguyễn Hồng Vĩ và cs 2001) [33],...Các nghiên cứu này
đều cho kết quả tốt và vịt Khaki Campell vẫn được nuôi giữ và được người
dân ưa chuộng cho đến ngày nay.
Vịt Cỏ màu cánh sẻ là giống vịt nội của Việt Nam, đã được chọn lọc tại
Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên qua nhiều thế hệ, vịt có tuổi đẻ là 137 –
145 ngày, năng suất trứng đạt 250 – 260 quả/mái/năm, trứng có khối lượng là
60 – 67 g (Nguyễn Thị Minh và cs 2007 [13]).
Một số nghiên cứu giữa các giống vịt nhập nội với vịt nội và vịt
nhập nội với nhau đã được thực hiện: Trần Thanh Vân (1998) [30]tiến
hành lai giữa vịt Cỏ và vịt Khaki Campbell. Nguyễn Đức Trọng và cs
(2009) [27] tiến hành lai giữa vịt Cỏ và vịt Triết Giang.
Trong những năm qua các công trình nghiên cứu thường tập trung chủ
yếu vào sự thích nghi của các giống nhập nội trong điều kiện Việt Nam, sự
thích ứng của chúng trong các vùng sinh thái khác nhau, sự phù hợp khi nuôi
trong các phương thức nuôi khác nhau, các tổ hợp lai giữa các giống vịt nhập

nội, giữa vịt nội với vịt nhập nội, sự ảnh hưởng của mùa vụ đến khả năng sản
xuất của chúng mà chưa tập trung nghiên cứu đến các vấn đề khác như hệ
thống giống, thức ăn dinh dưỡng, an toàn sinh học, quy trình vệ sinh thú y
phòng dịch bệnh, tiểu khí hậu chuồng nuôi và biện pháp xử lý môi trường
chăn nuôi thủy cầm còn chưa được quan tâm nhiều và chưa có tính hệ thống.


14

Các công trình nghiên cứu về thủy cầm trên đây chỉ là một số công
trình mang tính minh họa và không thể đề cập được hết. Nhưng không thể phủ
nhận sự đóng góp to lớn của các công trình nghiên cứu đã mang lại hiệu quả
kinh tế, tìm ra hướng đi phù hợp và đúng đắn cho sự phát triển của ngành
chăn nuôi thủy cầm Việt Nam và góp phần vào sự phát triển của ngành chăn
nuôi nói riêng và sự phát triển của đất nước nói chung.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Cùng với những tiến bộ nhanh chóng về di truyền - giống, ngành chăn
nuôi gia cầm đã có nhiều bước tiến vượt bậc và đã đạt được những thành tựu
lớn trong quá trình nghiên cứu chọn lọc tạo dòng, giống mới. Các nhà nghiên
cứu về di truyền-giống đã tập trung chọn lọc, thúc đẩy nhanh các tiến bộ di
truyền qua từng thế hệ, từ đó tạo ra được ưu thế lai ở các tính trạng số lượng.
Theo các kết quả điều tra của ngành chăn nuôi gia cầm thì trong 70 năm qua
đã đạt được những tiến bộ về giống đáng kể như các giống vịt hướng trứng
cho năng suất cao, tuổi đẻ sớm như Khaki Campbell , Tagal, Tsaiya, Triết
Giang, CV Layer 2000,... Tuổi đẻ đầu rất sớm: 113 ngày đối với vịt Triết
Giang (dẫn theo Nguyễn Đức Trọng và cs 2009 [26]). Kết quả nghiên cứu
của BulbuleV. D. (1985), tại Ấn Độ vịt Khaki Campbell có năng suất đẻ trứng
272 quả/con/năm. Tuổi đẻ trứng đầu tiên là 120 ngày, đến 146 ngày đạt tỷ lệ
đẻ 50
%. Ở 40 tuần tuổi, khối lượng cơ thể đạt 1800 g. Khối lượng trứng trung bình

66 g. Vịt Tsaiya nâu nuôi ở Đài Loan có tuổi đẻ quả trứng đầu 121 ± 11 ngày,
năng suất đẻ trứng 300 quả/mái/năm (Rouvier R., 1987), vịt Jinding có tuổi đẻ
quả trứng đầu 110 ngày (Qiu X. và cs, 1988), vịt Shao ở Trung Quốc có tuổi
đẻ quả trứng đầu 134,4 ngày (Hu J. P., Chen L., 1988), (dẫn theo Nguyễn Thị
Bạch Yến, 1997 [34]).
Ismoyowati và cs (2011) [38] tiến hành chọn lọc nâng cao năng suất
trứng của giống vịt Tegal ở 120 ngày đẻ. Tuổi đẻ đầu là 132 – 143 ngày, khối
lượng cơ thể ở thế hệ xuất phát là 1550,18 gam/con, thế hệ 1đạt 1554,65
gam/con, năng suất trứng đến 120 ngày đẻ là 78,0 quả/mái, sau 1 thế hệ chọn
lọc đã tăng lên 88,12 quả/mái/120 ngày đẻ.


15

Theo Viện Nghiên cứu Chăn nuôi Quốc gia Hàn Quốc (2009), với
288 vịt siêu thịt của 2 giống theo dõi năng suất trứng từ 25 tuần tuổi đến 80
tuần tuổi, tỷ lệ đẻ của vịt Grimaud là 80,9 % và vịt Cherry Valley là 78,0 %.
Khối lượng trứng của vịt Grimaud là 88,4 g/quả, vịt Cherry Valley là 93,4
g/quả. Vịt Bắc Kinh có tuổi đẻ quả trứng đầu tiên là 24 tuần tuổi, năng suất
trứng đạt khoảng 220 – 230 quả/mái/40 tuần đẻ, tỷ lệ phôi đạt 90 %. (dẫn theo
Đặng Vũ Hòa, 2015 [4])
Cùng với việc phát triển của di truyền-giống thì chế dộ dinh dưỡng thức
ăn, quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh thú y cũng đã phát triển và hoàn
thiện. Do vậy mà sản phẩm của nghành chăn nuôi của thế giới không ngừng
được tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Năm 2009 theo số liệu của FAO
tổng đàn gia cầm trên thế giới là 15.199 triệu con trong đó tổng đàn vịt là
1.008 triệu con, sản lượng trứng đạt 67,4 triệu tấn. Cùng năm 2009, khu vực
Châu Ácó 10101 triệu con gia cầm chiếm 66,46 % toàn thế giới, sản lượng
trứng đạt xấp xỉ 49 triệu tấn chiếm 62% toàn thế giới. Đàn vịt ở Châu Á có
gần 1 tỷ con chiếm 99,8% tổng đàn vịt trên toàn thế giới.

Như vậy, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ trên
thế giới, sự phát triển của các hệ thống chăn nuôi đã mang lại hiệu quả không
ngừng cho sự phát triển chăn nuôi thủy cầm trên thế giới.
2.3. Cơ sở khoa học về bệnh giun tròn trên vịt
Trên thế giới và Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về hệ ký sinh trùng
trên vịt như:
- Kavetska K. M.(2005) [39]): Ở miền tây xứ Pômêran, vịt nhiễm 8
loại giun tròn tỷ lệ nhiễm là 80,3%.
- Bhowmik và Ray (1987) [37] cho biết: Nguyên nhân gây ra bệnh tích
đường tiêu hoḠcủa vịt do giun sán chiếm tỷ lệ đáng kể, vịt nhiễm giun sán có
biểu hiện viêm cata đường ruột.
Tại Việt Nam, những nghiên cứu của các tác giả tập trung vào giai
đọan 1960 - 1990 như Trịnh Văn Thịnh, Nguyễn Thị Lê, Nguyễn Thị Kỳ,


×