Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

GỢI Ý XỬ LÝ CÁC TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM TRONG CÔNG TÁC CHỦNHIỆM LỚP Ở TIỂU HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.07 KB, 29 trang )

Đinh Quốc Nguyễn

0933486044 Xóm 4A - Nam Thanh – Nam Đàn – Nghệ An

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂN PHÚ
HỘI THI GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM GIỎI TIỂU HỌC CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2015 -2016
––––––––––––
GỢI Ý XỬ LÝ CÁC TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM TRONG CÔNG TÁC CHỦ
NHIỆM LỚP Ở TIỂU HỌC
Tình huống số 01
Lớp 5/2 có em Huyền Trang được bầu làm Liên đội trưởng, nhưng trong một
cuộc họp cha mẹ học sinh của lớp, bố của em Huyền Trang một mực nhờ giáo viên chủ
nhiệm đề nghị với nhà trường cho con mình thôi giữ chức vụ Liên đội trưởng vì lí do,
làm chỉ huy Liên đội ảnh hưởng nhiều đến việc học tập các môn văn hóa. Thầy (cô) sẽ
giải quyết tình huống trên như thế nào?
Gợi ý trả lời:
Khen ngợi, chúc mừng phụ huynh có một đứa con ngoan, học giỏi, đặc biệt có tố
chất lãnh đạo và có nhiều năng khiếu hoạt động xã hội. Nếu được bồi dưỡng sớm thì sẽ
rất phát triển.
Phân tích cho phụ huynh biết: Công tác Đội nói riêng, hoạt động ngoài giờ lên
lớp nói chung là một hoạt động quan trong nhằm giáo dục và hình thành kỹ năng sống
cho học sinh. Đây là một trong những mục tiêu quan trong của giáo dục tiểu học.
-> Góp phần tích cực vào việc giáo dục toàn diện,... (phải xác định đây là cơ hội
vàng để tuyên truyền, khích lệ phụ huynh học sinh trong việc ủng hộ chủ trương tăng
cường giáo dục toàn diện học sinh).
Tham gia hoạt động Đội là một hoạt động học tập rèn luyện, có tác dụng bổ trợ
cho các việc học văn hóa. Đề nghị với nhà trường sắp xếp lịch sinh hoạt hợp lý cho Ban
chi huy Liên đội để hoạt động và học tập phù hợp.
Tình huống số 02
Trong một cuộc họp cha mẹ học sinh đầu năm, có một số người chưa đồng tình


chủ trương tổ chức ăn bán trú cho học sinh của nhà trường. Lý do phải đóng thêm tiền
tốn kém, điều kiện chăm sóc con ở nhà tốt hơn. Thầy (cô) hãy trình bày cách giải quyết
của mình để thực hiện được chủ trương bán trú của nhà trường?
Gợi ý trả lời:
Phân tích tác dụng của việc tổ chức bán trú tại trường (có lợi cả về sức khỏe, tiết
kiệm thời gian, kinh phí, an toàn,...)
Đặc biệt tổ chức bán trú sẽ là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học
buổi 2.
Giới thiệu cho phụ huynh biết một số mô hình bán trú có chất lượng trong và
ngoài huyện, đồng thời thuyết phụ phụ huynh ủng hộ chủ trương lớn của ngành.
Tình huống số 03
Lớp Thầy (cô) chủ nhiệm có một học sinh vi phạm nội quy của nhà trường sắp bị

1


đưa ra để xét ở Hội đồng kỷ luật. Phụ huynh của học sinh đó là bạn thân của bạn đến đề
nghị bạn với tư cách là giáo viên chủ nhiệm xin với Hội đồng kỷ luật chiếu cố và “cho
qua”. Trong trường hợp này, Thầy (cô) ứng xử thế nào với phụ huynh đó?
Gợi ý trả lời:
Trước hết, giải thích cho phụ huynh đó hiểu được mức độ vi phạm kỷ luật trầm
trọng của con họ và biện pháp xử lý kỷ luật là cần thiết để giáo dục em.
Phải nói thế nào để phụ huynh đó hiểu rằng việc đưa trường hợp của em ra xét ở
Hội đồng kỷ luật nhà trường không có gì khác là nhằm giúp đỡ em tiến bộ, chỉ cho em
thấy hậu quả của việc vi phạm kỷ luật, để em nhận lỗi và chịu trách nhiệm về những
việc làm sai trái của mình. Có như thế lần sau em mới không tái phạm.
Cần nói để phụ huynh của em hiểu rằng chiếu cố cho em lúc này không phải là
giúp đỡ em mà trái lại, chỉ làm hại em, và rất có thể lần sau em vẫn tiếp tục phạm lỗi.
Để phụ huynh của em “yên tâm”, chúng ta cũng có thể nói với họ rằng việc đưa ra Hội
đồng kỷ luật trường không phải là điều gì ghê gớm cả và bạn sẽ hết sức giúp đỡ trong

khả năng có thể để nâng đỡ em nếu như em biết ăn năn và quyết tâm sửa chữa sai lầm.
Và cũng cần phải nói cho phụ huynh biết rằng để xảy ra hiện tượng học sinh vi
phạm kỷ luật lỗi một phần cũng do phía gia đình và nhà trường chưa nghiêm khắc trong
việc giáo dục em. Chính vì thế đây là cơ hội để bạn đưa ra lời đề nghị và giải pháp để
thắt chặt hơn mối quan hệ này. Nếu khéo léo bạn có thể chuyển hướng mục đích của
buổi gặp gỡ này từ “nhờ vả” sang sự phối hợp để tìm hiểu nguyên nhân mắc lỗi của em
học sinh và bàn biện pháp giúp đỡ. Bằng một thái độ nghiêm túc, bằng tinh thần trách
nhiệm bạn hãy biến nó thành một cuộc trao đổi cởi mở và thẳng thắn.
Tuy nhiên, cũng phải chuẩn bị tinh thần để đối phó với tình huống phụ huynh đó
sau khi bị bạn từ chối sẽ tức giận với bạn. Điều đó hoàn toàn có thể xảy ra. Nhưng dù
thế nào bạn cũng phải giữ vững nguyên tắc không thỏa hiệp chiếu cố cho những vi
phạm kỷ luật nghiêm trọng. Có thể bạn sẽ gặp phải một vài rắc rối nào đó, nhưng lương
tâm bạn thanh thản vì đã làm tròn trách nhiệm của một giáo viên chủ nhiệm. và chắc
chắn rằng sau đó mọi người (kể cả phụ huynh đã bị từ chối ấy) cũng không thể nhìn bạn
với ánh mắt coi thường.
Tình huống số 04
Trong lớp của Thầy (cô) chủ nhiệm, hầu hết các em học sinh đều ngoan, chăm
chỉ học tập và lễ phép. Tuy nhiên, cũng có một số các em nam nghịch ngợm, lười học
hay bị cô giáo phê bình. Chính vì lí do này mà nhiều lần, khi gặp những em học sinh
này trong sân trường, Thầy (cô) nhận thấy học sinh của mình thường lảng tránh, giả vờ
nhìn đi chỗ khác để không phải chào. Thầy (cô) sẽ làm như thế nào để khắc phuc tình
trạng này?
Gợi ý trả lời:
Về thái độ: xem đây là một việc bình thường, do đặc điểm tâm lý của hầu hết học
sinh khi phạm lỗi. Tuyệt đối không được dùng các biện pháp tiêu cực, có thể làm cho
các em ngày càng xa lánh mình hơn.
Nhân dịp nào đó trong buổi học, khéo léo kể một câu chuyện tương tự để nhắc
nhở, giáo dục chung cả lớp. Hãy nhắc cho các em hiểu đó là một việc nên làm, một việc
2



Đinh Quốc Nguyễn

0933486044 Xóm 4A - Nam Thanh – Nam Đàn – Nghệ An

thể hiện văn hoá, đạo đức của con người các em, và cũng là biểu hiện tình cảm của các
em với thầy cô giáo. Bạn cũng nên nói với học sinh:
“Nếu cô gặp học sinh của mình ngoài đường mà các em không chào cô thì cô sẽ buồn
lắm vì cô nghĩ điều đó là do mình đáng ghét và dữ dằn nên học sinh mới sợ và lẩn tránh
không muốn gặp mình”. Câu nói đùa mà thật như vậy sẽ có thể nhắc nhở học sinh chú
ý, quan tâm hơn đến thầy cô giáo.
Những học sinh nghịch ngợm, hay bị mắng thường lảng tránh không chào giáo
viên cũng có thể do ngượng ngùng, xấu hổ, mặc cảm hoặc sợ hãi. Chúng ta cũng nên
gần gũi hơn với những em này, nhẹ nhàng khuyên bảo các em chứ không nên quá gay
gắt mỗi khi phê bình hay trách phạt. Khi đã yêu quý thầy cô giáo, có lẽ không có học
sinh nào lại phải giả vờ như không trông thấy hoặc lảng tránh thầy cô giáo chỉ bởi vì...
ngại phải chào.
Tình huống số 05
Khi tổ chức đội bóng của lớp tham gia một giải bóng đá trong khuôn khổ giữa các
khối lớp của trường, là giáo viên chủ nhiệm, bạn cần quan tâm đến những vấn đề gì?
Tại sao?
Gợi ý trả lời:
An toàn cho học sinh là vấn đề quan tâm hàng đầu;
Tổ chức tập luyện; cổ động viên,...
Các điều kiện đảm bảo cho các học sinh thi đấu (kinh phí, sân bãi).
Tình huống số 06
Một lần vì có việc bận đặc biệt nên bạn đã đến lớp muộn 15 phút. Khi vừa bước
đến cửa lớp bạn nghe rõ tiếng học sinh trong lớp đang reo hò vì tưởng cô giáo không
đến dạy. Gặp tình huống này Thầy (cô) xử lý thế nào?
Gợi ý trả lời :

Trong tình huống này, dù có tự ái hay không vừa lòng trước hành động đó của
học sinh, bạn vẫn nên vào lớp như bình thường. Thay vì “lên lớp” học sinh, bạn thành
thật xin lỗi vì việc đột xuất nên đã đến muộn. Đồng thời bạn cũng nên nhẹ nhàng, khéo
léo nhắc nhở học sinh về hành động bột phát khi thấy giáo viên đến muộn, khuyên các
em lần sau không nên làm như thế.
Và bạn cũng không nên để mất quá nhiều thời gian vào những chuyện “ngoài rìa”
này bằng cách nhanh chóng bắt đầu bài giảng của mình với tâm lý thoải mái để buổi học
được thành công.
Tình huống số 07
Phụ huynh đến gặp xin cho con mình được nghỉ tập văn nghệ vì lí do tập văn
nghệ ảnh hưởng nhiều đến việc học tập các môn văn hóa. Theo Thầy (cô) nên trả lời
phụ huynh đó thế nào?
Gợi ý trả lời:

3


Khen ngợi, chúc mừng phụ huynh có một đứa con ngoan, học giỏi, đặc biệt có
năng khiếu văn nghệ rất tốt, có nhiều tố chất hoạt động xã hội rất được thầy cô và ban
bè mến mộ. Nếu được bồi dưỡng sớm thì sẽ rất phát triển.
Phân tích cho phụ huynh biết: Năng khiếu văn nghệ của trẻ em là hết sức quan
trọng, nhất là trong xã hội ngày nay, năng khiếu văn nghệ, ca hát rất dễ tạo cơ hội cho
con người thành đạt về mọi mặt.
Tham gia hoạt động văn nghệ trong trường học thực chất là một hoạt động học
tập rèn luyện, có tác dụng bổ trợ cho các việc học văn hóa. Nhà trường sẽ sắp xếp lịch
sinh hoạt hợp lý cho đội văn nghệ nhà trường.
Tình huống số 08
Nếu ở lớp Thầy (cô) có một học sinh bị di chứng chất độc da cam. Thầy (cô) sẽ
làm gì để cho học sinh đó được học hòa nhập?
Gợi ý trả lời :

Để giúp trẻ khuyết tật, di chứng chất độc da cam hoà nhập cộng đồng, cần có sự
tham gia của rất nhiều đối tượng, trước tiên là đối tác tiếp xúc trực tiếp hàng ngày với
trẻ gồm giáo viên và học sinh không có khuyết tật khác trong trường và ở lớp.
Cần xoá bỏ mặc cảm, ý nghĩ tiêu cực đối với việc hoà nhập trẻ khuyết tật của giáo
viên, các em học sinh không khuyết tật và ngay cả phụ huynh của những em này. Cần
giúp các em phát triển một cách tự nhiên, không cảm thấy sự khác biệt hay sự thương
hại nào.
Giáo dục các em học sinh thái độ tích cực với trẻ khuyết tật; giáo viên phải có
phương pháp giảng dạy riêng cho các cháu bị khuyết tật; Có sự phối hợp chặt chẽ giữa
nhà trường và phụ huynh để giáo dục cho các học sinh khuyết tật, giúp các trẻ này tự
tin, hoà nhập vào cuộc sống.
Tình huống số 09
Sau giờ ra chơi, bạn bước vào lớp, khi tiến hành bài dạy mới chỉ bắt đầu được vài
phút thì một em học sinh đứng lên thất thanh: “Thưa... ưa... ưa... cô em bị mất tiền. Em
mang tiền đi đóng quỹ lớp mà sau giờ ra chơi em vào thì đã không thấy đâu". Cả lớp
nhốn nháo, em học sinh đó không ngừng khóc. Thầy (cô) sẽ làm gì lúc này?
Gợi ý trả lời:
Việc cần làm trước tiên, là phải trấn an em học sinh đó để em không hoảng hốt.
Bạn có thể nói: “Cô rất hiểu sự lo lắng của em nhưng em cứ bình tĩnh, đã có cô ở đây.
Nhưng bây giờ đang là tiết học, chắc em cũng không muốn vì việc riêng của mình mà
ảnh hưởng đến tất cả các bạn trong lớp. Cô hứa sau tiết học này cô sẽ giải quyết giúp
em”. Đó cũng có thể coi là “kế hoãn binh” để bạn có thời gian suy nghĩ tìm ra giải pháp
tối ưu nhất.
Sau đó bạn cố gắng kết thúc bài giảng của mình sớm, dành ra một khoảng thời
gian để giải quyết vấn đề. Trước tiên bạn nên khuyên em học sinh đó xem xét lại thật kỹ
xem có thật sự là mất tiền không và có thể là mất ở đâu đó sau đấy mới đến lớp. Nếu
sau khi em đã xem xét kỹ và khẳng định với bạn rằng đã mất trong lớp học thì vấn đề lại
trở nên khá nghiêm trọng!
4



Đinh Quốc Nguyễn

0933486044 Xóm 4A - Nam Thanh – Nam Đàn – Nghệ An

Lúc này bạn cần giữ một thái độ bình tĩnh, ôn tồn để nói chuyện với các em học
sinh trong lớp. Bằng những lời lẽ nhẹ nhàng, có sức thuyết phục, bạn “kêu gọi” tinh
thần tự giác của các em: “Cô biết lớp ta từ trước đến nay rất thương yêu nhau, đoàn kết
và luôn giúp đỡ nhau trong mọi lĩnh vực. Chính vì vậy cô tin không bao giờ có trường
hợp lấy trộm tiền hay tài sản của nhau.
Hôm nay bạn A có mất một số tiền. Tuy đối với nhiều em đó không phải là một điều gì
to tát cả, nhưng trong điều kiện hoàn cảnh nhà bạn A rất khó khăn để có thể thuyết phục
bố mẹ cho lại. Vậy các em thử đặt vào hoàn cảnh của bạn A, các em sẽ hiểu và cảm
thông với bạn. Cô mong rằng nếu bạn nào đã “trót” cầm hay nhặt được tiền của bạn thì
cho bạn xin lại. Nếu không muốn đưa trực tiếp cho bạn thì có thể lên gặp cô để nộp quỹ
cho bạn A.
Cô sẽ rất cám ơn và đánh giá cao sự trung thực ấy. Các em biết không, thực ra cô
không thiếu cách để truy xét các em đến cùng nhưng cô đã không làm như vậy, vì cô
biết các em không bao giờ muốn điều đó và điều quan trọng là cô tin vào tình cảm của
các em dành cho bạn bè cùng lớp học”.
Tình huống số 10
Giờ học đã bắt đầu được 10 phút, bạn đang say sưa giảng bài thì một học sinh đi
học muộn xin vào lớp làm cắt ngang bài giảng của bạn. Bạn bực mình vì bị mất hứng.
Trong tình huống này bạn nên xử lý như thế nào là hợp lý?
Gợi ý trả lời:
Nên nhẹ nhàng ra hiệu cho học sinh vào lớp bằng cách gật nhẹ rồi tiếp tục giảng
bài bình thường. Như vậy, giờ giảng vẫn được tiếp tục, không bị gián đoạn và học sinh
cũng không có gì để bàn tán, phân tán sự chú ý.
Hết tiết học, bạn hãy gọi em học sinh lên, tìm hiểu nguyên nhân đi học muộn của
em ấy rồi nhắc nhở, động viên, khuyến khích em ấy đi học đúng giờ. Bạn cũng nên nhắc

học sinh mượn vở các bạn khác để xem lại phần bài học em không được nghe vì đi
muộn.
Nếu em ấy thường xuyên đi học muộn như vậy, bạn phải có biện pháp xử lý
nghiêm khắc hơn như báo với giáo viên chủ nhiệm hoặc gặp gia đình để nhắc nhở em đi
học cho nghiêm túc. Bạn cũng có thể nhờ các em ở gần nhà qua rủ em đó đi học cùng.
Đối với cả lớp, cũng nên nhắc nhở các em đi học cho đúng giờ, chấp hành kỷ luật
của nhà trường. Phải tỏ ra nghiêm khắc để học sinh hiểu rằng bạn sẽ không dễ dàng bỏ
qua cho những học sinh không chấp hành kỷ luật.
Tình huống số 11
Trong lớp Thầy (cô) chủ nhiệm có một học sinh học rất kém, lại thường xuyên đi
học muộn, trong giờ học lại thường ngủ gật, không chú ý nghe giảng. Khi bạn đến gặp
phụ huynh của em ấy trao đổi về tình hình học tập của em và muốn phối hợp với gia
đình để giúp đỡ em học tốt thì bố của em lại xin cho con thôi học. Lý do là vì mẹ em
mất sớm, em lại có em nhỏ, bố em muốn xin cho em thôi học, ở nhà trông em để bố đi
làm kiếm tiền nuôi các con. Thầy (cô) sẽ xử lí tình huống này như thế nào?

5


Gợi ý trả lời:
Trước hết nên chia sẻ về những khó khăn của gia đình. phải khéo léo, tế nhị trao
đổi rằng em ấy học chưa tốt không phải vì em ấy kém mà chỉ vì em ấy chưa có thời gian
và chưa tập trung vào việc học. Như vậy, gia đình học sinh vừa tin tưởng con mình, vừa
không phải xấu hổ vì kết quả học tập của con.
Bạn hãy yêu cầu gia đình tạo điều kiện cho cháu tập trung học và bạn cũng hứa sẽ
quan tâm, khích lệ để cháu học tốt hơn. Bạn có thể phân công những em học sinh khác
kèm cặp, giúp đỡ học sinh đó.
Nếu gia đình học sinh muốn cháu ở nhà giúp việc nhà vì hoàn cảnh khó khăn thì
bạn không đồng ý vì lý do nhà nước đã có luật phổ cập giáo dục. Nhẹ nhàng động viên
gia đình cho cháu đi học tiếp vì chính tương lai của cháu.

Cử học sinh ngoài giờ học thay phiên nhau đến giúp đỡ việc nhà cho em ấy có
thời gian đi học; phối hợp với hội phụ huynh của lớp, trường và địa phương để giúp đỡ
gia đình em vượt qua khó khăn.
Tình huống số Ì2
Hùng là một học sinh học yếu và thiếu ý thức kỷ luật. Thầy (cô) đến gia đình
Hùng với mục đích tìm hiểu nguyên nhân để phối hợp giáo dục, giúp đỡ em nhưng gia
đình lại nói: “Nếu thầy cô không dạy được nó thì để tôi cho nó chuyển trường hoặc cho
nó nghỉ học luôn cũng được”. Thầy (cô) phải xử lý tình huống này như thế nào?
Gợi ý trả lời:
Trước hết, cần tự kiềm chế sự tự ái của mình, tìm cách để giải thích cho gia đình
hiểu mục đích của việc gặp gỡ phụ huynh không phải là để “thông báo” mà là cùng
nhau phối hợp tìm cách giúp đỡ học sinh tiến bộ. Biết rằng phải nén lòng chấp nhận thái
độ không tôn trọng từ phía gia đình là việc không đơn giản và không phải giáo viên nào
cũng chấp nhận. Nhưng vì tình thương yêu, trách nhiệm với học trò, đôi khi các thầy cô
cũng phải chịu thiệt thòi.
Với thái độ bình tĩnh, giọng nói nhẹ nhàng, bạn nhấn mạnh cho phụ huynh hiểu
bạn đến đây không phải là để “trao trả” cho gia đình một học sinh “không thể dạy dỗ
được”, tức là chối bỏ trách nhiệm của nhà trường, mà là để cùng nhau tìm ra giải pháp
tốt nhất để giáo dục học sinh. Trong cách nói của bạn phải thể hiện nhà trường luôn luôn
đề cao vai trò của gia đình trong việc giúp các thầy cô giáo hoàn thành trách nhiệm giáo
dục của mình. Ở đây trong câu nói của vị phụ huynh đã thể hiện một suy nghĩ hết sức
sai lầm: phó mặc việc dạy dỗ con em mình hoàn toàn cho nhà trường, và như vậy nhà
trường, mà đại diện là các thầy cô phải có trách nhiệm dạy dỗ chúng nên người, và khi
giáo viên đã phải tìm đến gia đình là thể hiện các thấy cô đã “bất lực” trong việc dạy
bảo học sinh. Cách suy nghĩ phiến diện này cần phải “chấn chỉnh” ngay. Tuyệt đối
không nên nóng vội, gay gắt mà thật sự bình tĩnh, kiên trì, bạn giải thích cho phụ huynh
đó hiểu đúng vai trò của nhà trường và gia đình trong việc giáo dục học sinh.
Sau khi đã giải thích cho phụ huynh hiểu vai trò của họ trong việc phối hợp cùng
với nhà trường để tạo điều kiện giúp học sinh tiến bộ, bạn sẽ trao đổi thẳng thắn về
nguyên nhân những khuyết điểm của em và đề xuất giải pháp. Trong khi trao đổi, bạn

nên chỉ rõ đâu là nguyên nhân khách quan thuộc về trách nhiệm của gia đình và nhà
6


Đinh Quốc Nguyễn

0933486044 Xóm 4A - Nam Thanh – Nam Đàn – Nghệ An

trường, đâu là nguyên nhân chủ quan thuộc về cá tính và đạo đức của học sinh. Bạn
cũng nên thẳng thắn nhận khuyết điểm nếu như chưa thực sự làm tròn trách nhiệm của
mình, có như thế mới khiến gia đình tin tưởng. Chắc chắn bằng thái độ đúng mực, tinh
thần trách nhiệm cao và tình thương yêu học trò, bạn sẽ thuyết phục được gia đình trong
việc phối hợp cùng nhà trường dạy dỗ học sinh nên người.
Tình huống số 13
Nam là một học sinh thường xuyên vi phạm nội quy của lớp, Thầy (cô) đã nhắc
nhở nhiều lần nhưng Nam vẫn không tiến bộ và đã đến gặp bố mẹ Hùng để tìm biện
pháp giáo dục. Nhưng khi chưa kịp trình bày xong sự việc thì bố Nam đã gọi em ra và
tát Nam tới tấp vì đã em làm “xấu mặt” gia đình. Trong trường hợp này, Thầy (cô) xử lý
như thế nào?
Gợi ý trả lời:
Đứng trước tình huống khó xử này bạn nên thật bình tĩnh và khéo léo. Hãy cố
gắng kiềm chế sự tự ái để nhanh chóng tìm ra phương án xử lý. Trước hết bạn cần tìm
cách chấm dứt ngay hành động đánh con của vị phụ huynh đó và phân tích để phụ
huynh nhận ra rằng trong việc giáo dục học sinh bạo lực không bao giờ đem lại kết quả
tốt đẹp mà đôi khi còn phản tác dụng.
Sau khi vị phụ huynh đó có vẻ bình tĩnh trở lại, bạn bắt đầu câu chuyện của mình
một cách nhẹ nhàng, cởi mở. Bạn phải giải thích cho phụ huynh hiểu nhà trường luôn
coi trọng vai trò của gia đình trong việc phối hợp để giáo dục học sinh, nhất là khi
chúng phạm lỗi. Dù một học sinh nghịch ngợm, hay vi phạm nội quy của trường, lớp
nhưng không bao giờ mong muốn gia đình lại giáo dục em bằng những hình thức tiêu

cực, phản khoa học như đánh đập, chửi mắng thậm tệ, xúc phạm đến lòng tự trọng của
các em. Ở độ tuổi học sinh trung học các em đã có ý thức về cái tôi cá nhân, cần được
người lớn tôn trọng. Chính vì vậy, chỉ có sự nhẹ nhàng, ân cần nhưng tuyệt đối nghiệm
khắc mới có tác dụng khi chúng có lỗi. Bạo lực hay sự xúc phạm quá đáng chỉ khiến
chúng dễ nảy sinh tâm lý chống đối và trở nên ương ngạnh hơn mà thôi.
Những cố gắng của bạn sẽ có ý nghĩa hơn khi thẳng thắn đề xuất với gia đình
những biện pháp cụ thể để cùng giúp đỡ em học sinh đó tiến bộ. Sự điềm tĩnh, khéo léo
và tình thương yêu, trách nhiệm với học trò là điều kiện quan trọng để bạn xử lý thành
công tình huống này.
Tình huống số 14
Cường là học sinh do bạn chủ nhiệm và con của Hiệu trưởng. Trong một lần thi
kiểm tra định kì bị giáo viên coi thi bắt quả tang Cường đang quay cóp bài và còn có lời
lẽ thiếu lễ phép với giáo viên đó. Thầy (cô) cũng chứng kiến được sự việc đó. Trong
trường hợp này Thầy (cô) sẽ xử lí như thế nào?
Gợi ý trả lời:
Kiên quyết để cho giám thị xử lý theo đúng nguyên tắc, đồng thời giải thích cho
em đó biết mức độ vi phạm của mình và có hướng khắc phục. Nhưng để không gây
căng thẳng trong mối quan hệ của bạn và em đó, đồng thời tránh tiếng “thấy người quen

7


mà không giúp”, bạn có thể nói với em là bạn sẽ nói với Hội đồng kỷ luật nâng đỡ em
nếu như em thực sự có quyết tâm khắc phục khuyết điểm.
Trấn an để em yên tâm, em vi phạm lần đầu thì các thầy cô chỉ lập biên bản để
nhắc nhở em thôi chứ không có gì nặng nề cả. Nếu em thực sự nhận thấy lỗi của mình
và có ý thức sửa chữa thì thầy cô sẽ sẵn sàng giúp đỡ em”. Với những lời lẽ chí tình ấy
của bạn chắc chắn rằng dù không nhận được “sự bào chữa hiệu quả” của bạn nhưng học
sinh đó cũng không giữ tâm lý bất bình, tức giận với bạn.
Sau kì thi nên gặp riêng em học sinh đó trao đổi một cách thẳng thắn...

Tình huống số 15
Bạn phát hiện có một nhóm học sinh trong lớp mình chủ nhiệm có lời bàn ra tán
vào về trường hợp học sinh Hương “thường đi học chậm, lười học mà môn môn Mỹ
thuật của hô Hồng dạy toàn được xếp loại A+. Trong khi các bạn khác “phấn đấu chật
vật cũng chỉ loại A, B điểm là cùng”. Là một giáo viên chủ nhiệm, bạn sẽ xử lý sự việc
này như thế nào?
Gợi ý trả lời:
Điều trước tiên cần làm là bạn phải tìm mọi cách để thẩm định lại thông tin này
một cách chính xác.
Bạn có thể gặp riêng lớp trưởng hoặc một em học sinh mẫu mực trong lớp để
khéo léo trò chuyện. Bạn chỉ có thể “thu thập” được những thông tin chuẩn xác khi nói
chuyện với học sinh bằng sự cởi mở, chân thành, tế nhị và không áp đặt.
Khi xác minh dư luận đó là có thật thì bạn cần suy nghĩ về cách xử lý để đảm bảo
công bằng và quyền lợi của học sinh. Nhưng dù lựa chọn giải pháp nào thì sự tế nhị và
thận trọng sẽ là nguyên tắc đầu tiên cần tôn trọng.

Tình huống số 16
Một hôm bạn bận dự giờ thao giảng của một giáo viên trong tổ nên nhờ Nguyễn
Mai Thùy (giáo viên thực tập dạy thay một tiết). Suốt cả tiết dạy, trên bảng cô giảng
mặc cô, dưới lớp nhiều em học sinh nói chuyện, làm việc riêng, bàn tán rồi cùng nhau
cười khúc khích. Bực mình, Mai Thùy bỏ ra khỏi lớp sớm 10 phút. Chẳng may trong 10
phút đó có hai em trong lớp đã trêu nhau dẫn đến đánh lộn khiến cả lớp học náo loạn cả
lên. Khi phát hiện ra sự việc đó bạn sẽ xử lý như thế nào?
Gợi ý trả lời:
Cách ứng xử hợp lý nhất trong tình huống này là bạn nhanh chóng quay lại lớp
học và ổn định tình hình. Trước cả lớp, bạn nên thẳng thắn nhận trách nhiệm của mình
trong việc ra khỏi lớp trước khi hết giờ, nên lớp đã xảy ra tình trạng trên.
Đồng thời bạn cần phải nghiêm khắc nhắc nhở các em về ý thức tự quản khi
không có giáo viên ở trong lớp. Với sự chia sẻ trách nhiệm này, có thể bạn sẽ nhận được
sự phê bình từ phía Ban giám hiệu, nhưng đó cũng là một lần nhắc nhở bạn về lòng kiên

trì và sự kiềm chế cảm xúc cá nhân.
8


Đinh Quốc Nguyễn

0933486044 Xóm 4A - Nam Thanh – Nam Đàn – Nghệ An

Tình huống số 17
Trả bài kiểm tra định kì cho học sinh xong, bạn quay lên bục giảng để chữa để
đúc rút kinh nghiệm cho cả lớp thì bỗng “roạc”, “xoạt, xoạt”, hình như là tiếng xé và vò
giấy. Khi quay lại thì thấy Hưng đã xé tan bài làm được một điểm của mình trước sự
ngơ ngác của các bạn trong lớp. Trước sự việc đó, bạn sẽ giải quyết ra sao?
Gợi ý trả lời:
Bạn nên dành một vài phút xuống chỗ em học sinh đó để phân tích về hành động
vừa rồi của em. Bạn có thể nói: “Cô biết bài hôm nay của em bị điểm kém và em rất
buồn. Nhưng em đã kịp xem lại bài của mình nghuyên nhân tại sao không? Em nói là
“bài của em thì em xé”, đúng bài đó là của em nhưng dù sao đó cũng là bài cô đã cẩn
thận xem xét, đánh giá và chỉ ra cái sai cho em để lần sau em cố gắng hơn. Thế mà
không ngờ công sức của em trong một tiết và cả của cô bị em xé toạc thành những mảnh
giấy vụn.
Nếu đặt trường hợp em sau này sẽ là một giáo viên như cô, có một học sinh làm
việc đó ngay trước mặt em thì em nghĩ sao? Nhưng thôi, dù sao em cũng đã trót làm, lần
đầu cô có thể thông cảm. Cô mong rằng em hiểu những điều cô nói và cố gắng hơn
trong những bài làm sau. Cô tin là em làm được”.
Đồng thời bạn cũng nên khéo léo nhắc nhở các em trong lớp rút kinh nghiệm để lần sau
không có những phản ứng nóng nảy như thế.
Tình huống số 18
Khi kiểm tra vở, bạn phát hiện có một học sinh đã dùng bút xóa xóa những lỗi và
điểm; đồng thời sửa điểm bạn đã chấm trước đó từ điểm 6 thành điểm 9. Trước sự việc

này, bạn sẽ giải quyết ra sao?
Gợi ý trả lời:
Gặp riêng học sinh trao đổi, tìm hiểu nguyên nhân. Phân tích để em thấy lỗi của
mình và hứa không vi phạm.
Nhân buổi sinh hoạt lớp đưa vấn đề ra để trao đổi cho các em rút kinh nghiệm
(không nêu tên em học sinh đó)
Nếu nguyên nhân từ phụ huynh thì phải gặp phụ huynh...
Tình huống số 19

9


Tình huống số 19

Sau khi dạy xong tiết học cuối buổi sáng, bạn nói với lớp “Rất tiếc chiều
nay cô bận việc phải đi đưa đám ma của một người bà con nên sẽ nhờ cô Thùy
Hương dạy thay”. Bạn vừa dứt lời cả vỗ tay, reo hò. Trước sự việc này, bạn sẽ
xử lý như thế nào?
Gợi ý trả lời:
Cần giữ thái độ bình tĩnh và hỏi lại các em sao lại vui mừng trước thông
tin mà cô vừa thông báo.
Nhẹ nhàng phân tích để học sinh thấy được vấn đề xẩy ra hành vi vừa
rồi là không nên và không tái phạm.
Tình huống số 20
Là giáo viên chủ nhiệm khi bước vào lớp, bạn thấy bảng chưa lau và
trong phòng học có nhiều mẩu giấy vụn còn nằm rải rác trên nền lớp học, bạn
gọi một học sinh ngồi ở đầu bàn trên cùng lên xóa bảng và nhặt những mẩu
giấy vụn đó đi. Nhưng vừa dứt lời thì em học sinh đó đứng lên và nói: “Thưa
thầy (cô), em không vứt giấy ra lớp và hôm nay cũng không phải đến phiên em
trực nhật ạ". Nói xong, học sinh đó ngồi xuống. Trong tình huống đó, bạn sẽ

phản ứng thế nào?
Gợi ý trả lời:
Không nên quá quan trọng vấn đề bằng cách truy xét ai có trách nhiệm
với việc “xả rác” này. Bạn cũng có thể tự làm nếu thấy hợp lý và cũng chỉ là
mấy mảnh giấy vụn trên sàn hay vài vết phấn chưa lau. Nhưng sau đó bạn cũng
nghiêm khắc nói cho học sinh biết rằng sẽ không có lần sau như thế.
Nhưng tốt nhất là bạn nên nhắc nhở học sinh kê lại bàn ghế cho ngay
ngắn, “nhờ” một em học sinh lên lau bảng “giúp” cô, sau đó nhanh chóng bắt
đầu bài giảng. Và đến cuối buổi chắc chắn bạn phải yêu cầu lớp trưởng có
trách nhiệm cắt cử các bạn trực nhật để bước vào tiết học sau.
Làm như vậy bạn sẽ không mất thời gian và sẽ không tạo ra bầu không
khí căng thẳng cho buổi lên lớp của mình vì những chuyện cỏn con ấy.
Tình huống số 21
Trong một lần trả bài viết Tập làm văn, có một học sinh đứng lên thắc
mắc với bạn về kết quả điểm bạn chấm với lý do: “Bài của em làm giống hệt
bài của bạn Lan, sao bạn ấy lại được điểm 8 mà em chỉ được có 5?”. Bạn xử lý
tình huống này như thế nào?
Gợi ý trả lời:
Trước thái độ phản ứng của học sinh, bạn không thể trả lời cho qua
chuyện mà phải có sự phân tích cặn kẽ. Tốt nhất trong tình huống này để có
thời gian kiểm chứng lại lời nói của em học sinh đó, bạn nên hẹn em đến cuối
giờ sẽ thu bài để xem lại. Khi đối chiếu hai bài và nhận ra sự thiếu sót của
mình (một sự chênh lệch không nhỏ: giữa 5 điểm và 8 điểm) bạn phải lập tức
10


nhận lỗi về mình và chấm lại bài cho học sinh. Còn nếu đã kiểm tra kỹ và hoàn
toàn chắc chắn về kết quả mình chấm là chính xác, bạn cũng nên nhẹ nhàng
giải thích cho em đó hiểu.
Với thái độ thẳng thắn và đúng mực, chắc chắn những đánh giá của bạn

về kết quả học tập sẽ được các em tin tưởng và trân trọng, vì nó thể hiện trách
nhiệm và tâm huyết của người thầy.
Tình huống số 22
Sau khi kiểm tra bài cũ, bạn giới thiệu bài và ghi đầu bài của tiết học lên
bảng. Cả lớp cặm cụi, cẩn thận ghi đầu bài mới vào vở của mình. Bạn phát
hiện ra mình đã ghi nhầm đầu bài bèn thông báo cho học sinh và ghi lại đầu bài
lên bảng. Em Chung cảm thấy bực bội xé ngay trang vở vừa viết và càu nhàu
nói: “Viết như vậy mà cũng viết”. Bạn cũng nghe thấy. Ở vào tình huống này
bạn xử lý như thế nào?
Gợi ý trả lời:
Không có cách nào khác dù không muốn bạn cũng phải thành thật nhận
lỗi trước học sinh là đã có sự nhầm lẫn. Bạn có thể đưa ra một lý do nào đó để
giải thích và mong các em thông cảm. Cũng phải phân tích cho em Chung và
các bạn khác trong lớp thấy được chỗ không phải trong cách phản ứng đó. Bạn
nên nói cho các em hiểu ở đời không ai là không một lần có sơ xuất. Cô đã
nhầm nhưng đáng lẽ ra em Chung không nên có phản ứng mạnh như vậy.
Thành tích thi đua là quan trọng, nhưng điều ý nghĩa nhất là rèn luyện cho các
em tính kiên trì, cẩn thận và ý thức nghiêm túc trong học tập.
Không một thầy cô nào có thể trừ điểm thi đua của em khi trong cả một
quá trình rèn luyện em chỉ có một nhầm lẫn nhỏ. Khi các em đã hiểu ra thì thực
sự bạn đã thành công trong việc giúp các em biết cách kiềm chế bản thân trong
những tình huống giao tiếp xã hội để tránh có những biểu hiện và lời nói không
phù hợp
Tình huống số 23
Trong giờ sinh hoạt tập thể, cô giáo tổ chức cuộc thi đố vui có thưởng
(phần câu hỏi và đáp án do cô giáo chuẩn bị). Sau khi đọc câu hỏi, cô giáo gọi
học sinh trả lời, một học sinh trả lời đúng rồi mà cô cứ bắt trả lời lại nhiều lần
với lý do gần đúng rồi. Các em học sinh trong lớp vẫn ngoan ngoãn đưa tay xin
trả lời. Các câu trả lời sau của các em có sửa chút ít về ngôn từ nhưng nội dung
vẫn không thay đổi. Cô giáo vẫn cho là chưa đúng. Cả lớp bắt đầu xôn xao.

Nghi ngờ cô xem lại câu hỏi và đáp án trả lời mới thấy mình đã sai. Bạn sẽ giải
quyết việc này như thế nào? Vì sao?
Gợi ý trả lời:
Nên nói: Cô đã nhầm và các em đúng.
Tất cả các em trả lời đúng đều xứng đáng nhận phần thưởng.
11


Tình huống số 24
Trong giờ trả bài kiểm tra định kì, một em học sinh đứng lên thắc mắc
với bạn một cách gay gắt: “Thưa cô, tại sao em không có bài?”. Bạn xử lý tình
huống này như thế nào?
Gợi ý trả lời:
Trong tình huống này dù thực hư thế nào bạn cũng không nên quyết định
cách giải quyết ngay mà nên dành thời gian để kiểm tra lại. Để không làm mất
thời gian của lớp, bạn có thể nói: “Cô cũng chưa biết cụ thể lý do vì sao em
không có bài. Bây giờ em yên tâm ngồi xuống để học bài, sau giờ học cô sẽ
kiểm tra lại”. Và khi kết thúc giờ học bạn phải xem lại kỹ sổ đầu bài và sổ ghi
chép riêng của mình để biết chính xác hôm đó có vắng ai không. Nếu trường
hợp lớp đi đầy đủ thì chắc chắn là em đó có làm bài và bạn đã để thất lạc bài ở
đâu đó. Nhiều giáo viên có thể dạy cùng lúc nhiều lớp khác nhau nên hiện
tượng để lẫn bài từ lớp này sang lớp khác là chuyện có thể thông cảm được.
Nhưng điều quan trọng là lúc này bạn phải lựa lời nói với em học sinh
đó thế nào cho hợp lý. Và chắc chắn qua lần này bạn sẽ tự nhắc nhở mình cần
cẩn thận hơn trong việc bảo quản bài kiểm tra của học sinh. Còn trong tình
huống bạn phát hiện ra em đó không đi học nhưng lại “lớn tiếng” phản ứng
như thế, bạn cần có hình thức nhắc nhở thật nghiêm khắc. Bạn nên gọi riêng
học sinh đó ở lại sau giờ học, sau đó phân tích cho em thấy điểm sai trái trong
thái độ và hành động của mình. Nếu là lần đầu học sinh mắc lỗi bạn có thể
nhân nhượng và cho em làm lại một bài tập khác.

Tình huống số 25
Trong khi chấm bài tập làm văm cho học sinh, bạn phát hiện có hai bài
làm của học sinh giống nhau từng chữ. Bạn sẽ xử lý sự việc này như thế nào?
Gợi ý trả lời:
Trong trường hợp này bạn cần phải tế nhị, trả bài như bình thường, chỉ
nêu chung chung trong lớp có hiện tượng chép bài của nhau khiến bạn không
hài lòng. bạn nhấn mạnh với các em rằng nếu vì những lý do chính đáng, các
em có thể không làm được bài, cô sẽ chiếu cố tạo điều kiện cho em làm bài
khác, nhưng cô rất buồn khi có học sinh không trung thực.

12


Và bạn cũng nghiêm khắc nhắc nhở: “Lần đầu tiên các em phạm lỗi cô
có thể bỏ qua nhưng nếu có lần thứ hai cô sẽ cho điểm kém những bài chép của
nhau”. Bạn chú ý dù đang uốn nắn học sinh nhưng bạn vẫn cần dùng lời lẽ nhẹ
nhàng, không nên gay gắt khi nói với các em. Sau đó nhất thiết bạn phải gặp
riêng hai em đó để tìm hiểu nguyên nhân vì sao hai em đó lại chép bài của
nhau và tùy từng trường hợp bạn sẽ có cách giải quyết thỏa đáng. Vì đây là lần
đầu nên bạn có thể vẫn công nhận điểm của hai em đó (nếu như điều đó không
khiến các em khác trong lớp cho là bạn thiếu công bằng).
Nhưng cũng không quên nhắc nhở các em rằng đây chỉ là lần duy nhất
bạn làm như thế, nếu tái phạm bạn sẽ có hình thức xử lý nghiêm khắc hơn.
Cũng nhân dịp này bạn khuyến khích tình bạn tốt đẹp của hai em, động viên
các em cùng giúp nhau tiến bộ tất nhiên không phải bằng cách cho nhau chép
bài. Hãy luôn nhớ rằng lòng khoan dung của thầy cô sẽ giúp học sinh tiến bộ
rất nhiều.
Tình huống số 26
Khi chấm bài kiểm tra của học sinh, bạn nhận thấy có một trường hợp
xuất sắc “đột xuất”: Bài của một em có sức học chỉ vào loại trung bình yếu

nhưng lại rất tốt, xứng đáng được nhận điểm tuyệt đối. Bạn sẽ xử lý tình huống
này như thế nào?
Gợi ý trả lời:
Khi trả bài trước lớp bạn vẫn phải khen ngợi người làm bài kiểm tra đó
trước cả lớp vì đã có cách giải hay, độc đáo. Đồng thời bạn phải khéo léo kiểm
tra xem bài làm ấy thực sự là của em hay không bằng cách gọi em lên bảng để
chữa cho các bạn khác cùng học tập. Đó cũng là một cơ hội để cho em chứng
minh sự tiến bộ của mình trước lớp. Và bạn cũng làm sáng tỏ được vấn đề
mình đang băn khoăn.
Nếu em trình bày một cách trơn tru, thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về vấn
đề đó thì không còn điều gì phải bàn nữa, mọi chuyện đã rõ ràng (và chắc đây
cũng là điều bạn mong muốn). Còn nếu em tỏ ra lúng túng, không làm chủ
được phần kiến thức, chứng tỏ bài đó không phải do em tự làm mà đi chép ở
đâu đó. Nhưng dù sao bạn cũng không nên phê bình em học sinh đó trước lớp
mà phải thực sự tế nhị. Bạn tạm thời chưa cho điểm vào bài làm đó, cho em
học sinh này nợ hôm sau kiểm tra lại, đồng thời cũng không quên nhắc nhở em
cố gắng học tập.
Tình huống số 27
Trong giờ giảng bài của môn Khoa học ở lớp 5, có một học sinh giơ tay
xin phát biểu và đề nghị thầy giải thích một vấn đề có liên quan đến bài giảng,
phát hiện ra đó là một vấn đề được ứng dụng trong thực tiễn mà bạn chưa nắm
vững. Bạn xử lý như thế nào trong tình huống này?
Gợi ý trả lời:
13


Khen học sinh có sự tìm tòi liên hệ bài giảng với thực tế và hẹn học sinh:
"Tôi sẽ tìm hiểu thêm để giải thích hiện tượng em nêu ra vào đầu giờ sau.
Vì thời lượng của bài học không cho phép nên nội dung em hỏi là một vấn đề
rất hay, cả lớp chúng ta cùng tìm hiểu và xem thử hôm sau có trùng với câu trả

lời của cô không nhé.
Tình huống số 28
Hồng Nhung là một học sinh khối lớp 5 có năng khiếu hát. Nhà trường
quyết định đưa em vào danh sách đội tuyển văn nghệ của trường. Nhưng khi
em báo tin vui với cha mẹ em thì cha mẹ em kiên quyết không đồng ý mà chỉ
muốn em tập trung vào việc học các môn học vì năm nay là năm cuối cấp. Em
rất buồn và muốn bạn, giáo viên chủ nhiệm, giúp đỡ em thuyết phục bố mẹ.
Bạn có đồng quan điểm với bộ mẹ của em Hồng Nhung không? Vì sao?
Gợi ý trả lời:
Khen ngợi, chúc mừng gia đình có một đứa con ngoan, học giỏi, đặc biệt
có năng khiếu văn nghệ. Nếu được bồi dưỡng sớm thì sẽ rất phát triển.
Phân tích cho phụ huynh biết: Công tác Đội nói riêng, hoạt động ngoài
giờ lên lớp nói chung là một hoạt động quan trong nhằm giáo dục và hình
thành kỹ năng sống cho học sinh. Đây là một trong những mục tiêu quan trong
của GDTH.
-> Góp phần tích cực vào việc giáo dục toàn diện,... (phải xác định đây
là cơ hội vàng để tuyên truyền, khích lệ phụ huynh học sinh trong việc ủng hộ
chủ trương tăng cường giáo dục toàn diện học sinh).
Tham gia hoạt động Đội thực chất là một hoạt động học tập rèn luyện,
có tác dụng bổ trợ cho các việc học văn hóa. Đề nghị với nhà trường sắp xếp
lịch sinh hoạt hợp lý, trong đó có cả con bác.
Tình huống số 29
Lớp của bạn chủ nhiệm có một học sinh bị bệnh “tự kỷ", trong các tiết
học em không học được gì chỉ ngồi chơi một mình. Giờ ra chơi em thường
xuyên bị các bạn trêu chọc. Khi biết tình hình đó, phụ huynh của em xin phép
cho em nghỉ không đi học nữa. Bạn sẽ xử lý vấn đề này như thế nào?
Gợi ý trả lời:
Thuyết phục để em học sinh đó tiếp tục được tham gia học tập. Nếu cho
học sinh đó nghỉ học là đánh mất cơ hội sau này của em.
Chia sẻ với phụ huynh về những khó khăn của bạn đề nghị phối hợp để

cùng giúp đỡ em học sinh đó.
Cần có biện pháp giáo dục đạo đức, tinh thần đồng đội đối với học sinh
của lớp. Xây dựng mối quan hệ giữa học sinh với học sinh.
Trao đổi với lãnh đạo trường, đồng nghiệp để chia sẻ, học hỏi kinh
nghiệm...

14


Tình huống số 30
Trong một lần dự tiết dạy thể nghiệm của đồng nghiệp - vừa là bạn rất
thân của bạn, tiết dạy không được thành công: còn nhiều thiếu sót về kiến thức,
chưa tốt về phương pháp. Tuy vậy, khi đóng góp xây dựng tiết dạy để rút kinh
nghiệm chung thì mọi người trong tổ “nhìn mặt nhau” và đều góp ý một cách
chung chung, qua loa, lấy lệ, không nêu rõ ra những ưu hay khuyết điểm của
tiết dạy. Còn bạn? Bạn sẽ đóng góp ý kiến của mình như thế nào?
Gợi ý trả lời:
Đây là một tình huống khó xử vì số đông đã “bằng mặt, không bằng
lòng”. Tuy nhiên, cần xác định rằng: tình cảm đồng nghiệp, bạn bè bền vững
phải dựa trên nền tảng của sự thẳng thắn, trung thực và chân thành. Vì vậy
trong trường hợp này, không nên “theo đuôi” với số đông đồng nghiệp.
Song, cần lưu ý là việc phê bình hay góp ý người khác, hơn nữa là đồng
nghiệp, lại là bạn thân là cả một nghệ thuật và rất cần sự khéo léo, tế nhị. Cần
phân tích tiết dạy một cách khách quan cả về ưu điểm và khuyết điểm; không
bươi móc, nhỏ nhặt và đưa ra được hướng giải quyết tốt hơn. Có thể nhất thời
đồng nghiệp của bạn sẽ chột dạ, không vừa lòng, cho rằng bạn có ý “chơi trội”,
nhưng nếu bạn thực sự trung thực và chân thành thì sớm muộn gì bạn của bạn
cũng sẽ hiểu.
Tình huống số 31
Lớp bạn chủ nhiệm có học sinh A thuộc gia đình nghèo, nhà lại xa

trường, một mình em phải băng qua một cánh đồng rộng và đường sá lầy lội;
cho dù em đã dậy và đi học từ rất sớm nhưng nhiều hôm vẫn trể giờ vào học.
Là giáo viên chủ nhiệm, bạn sẽ xử lí việc này như thế nào?
Gợi ý trả lời:
Cần tìm hiểu cụ thể thêm về nguyên nhân em B thường đi học muộn.
Gặp riêng để trao đổi, chia sẻ (đặc biệt là cho em B chia sẻ những khó
khăn mà em đang gặp phải).
Phối hợp với gia đình để có biện pháp giúp đỡ.
Tình huống số 32
Lớp bạn chủ nhiệm có một số học sinh có tật nói ngọng, lẫn giữa l và n.
Khi học sinh phát biểu cả lớp thường cười rúc rích. Bạn sẽ xử lý việc này như
thế nào?
Gợi ý trả lời:
Gặp riêng hướng dẫn cho các em cách phát âm của những tiếng phụ âm
đầu l, n. Sữa cho các em lỗi này bằng cách tìm những câu tục ngữ, cao dao. (Ví
dụ: Lúa nếp là lúa nếp làng, lúa lên lớp lớp, lòng nàng lâng lâng)
Sau khi sửa lỗi, các em phát âm tương đối chuẩn nên tạo cơ hội cho các
15


em thường xuyên...
Chọn một buổi sinh hoạt lớp để nhắc nhở các em.
Tình huống số 33
Khi trả bài kiểm tra đa số các em đều bị điểm kém, các em đều nhất loạt
kêu là bài khó, các em không làm được và đề nghị thầy không lấy điểm. Nếu là
thầy giáo đón bạn xử lý thế nào?
Gợi ý trả lời:
Giáo viên hỏi học sinh để biết các em vướng mắc ở điểm nào, bài giảng
có điểm nào chưa rõ. Sau đó chữa bài tập đó trên bảng.
Với kết quả bài kiểm tra có quá nửa học sinh chỉ đạt điểm kém cho nên

giáo viên quyết định sẽ tổ chức cho các em làm bài kiểm tra khác và không lấy
điểm bài kiểm tra này.
Tình huống số 34
Giả sử có một phụ huynh trực tiếp đến gặp bạn nói những điều không tốt
về một đồng nghiệp đang dạy lớp con của họ và có nguyện vọng xin cho con
chuyển sang học ở lớp bạn. Bạn sẽ xử lý như thế nào với tình huống như vậy?
Gợi ý trả lời:
Đây là tình huống rất tế nhị và có tính nghiêm trọng. Tế nhị là làm sao
để bảo vệ uy tín cho đồng nghiệp và không bị đồng nghiệp hiểu lầm. Trước
phụ huynh, giáo viên nên tìm cách bảo vệ đồng nghiệp và lưu ý họ rằng không
nên thổi phồng, nói quá sự việc, đồng thời cố đo lường cho được mức độ, tính
chất sự việc qua lời trình bày của phụ huynh; khéo léo từ chối nguyện vọng xin
chuyển lớp của phụ huynh vì ngoài thẩm quyền giải quyết của giáo viên.
Cách tốt nhất để xử lý tình huống này là phân tích cho phụ huynh hiểu
về trách nhiệm và quan hệ phối hợp giữa phụ huynh với giáo viên, không đổ
hết trách nhiệm lên giáo viên rằng dạy con họ không tiến bộ; phân tích để phụ
huynh biết rằng việc bố trí học sinh theo lớp, phân công giáo viên đứng lớp
giảng dạy không thuộc thẩm quyền của mỗi giáo viên. Từ đó đề nghị phụ
huynh trực tiếp làm việc với BGH trường để đề đạt nguyện vọng.
Tình huống số 35
Nếu lớp bạn chủ nhiệm, có một học sinh vi phạm kỷ luật, bạn yêu cầu
học sinh về mời phụ huynh đến gặp bạn nhưng học sinh đó đã tự bỏ học. Bạn
sẽ xử lý như thế nào?
Gợi ý trả lời:
Giáo viên chủ nhiệm đến ngay gia đình gặp phụ huynh học sinh để thông
báo tình hình, tìm hiểu nguyên nhân và bàn với phụ huynh động viên học sinh
tiếp tục đi học cũng như tìm biện pháp thích hợp để giáo dục em.

16



Tình huống số 36
Khi tiếp xúc với phụ huynh của một học sinh cá biệt, phụ huynh đó năn
nỉ bạn với câu "trăm sự nhờ thầy". Nếu là giáo viên chủ nhiệm, lúc đó bạn phải
ứng xử thế nào?
Gợi ý trả lời:
Giáo viên chủ nhiệm phát biểu cám ơn sự tín nhiệm của phụ huynh học
sinh đối với bản thân sau đó nhẹ nhàng nói về vai trò và trách nhiệm của nhà
trường - gia đình và xã hội trong việc giáo dục con em. Giáo viên chủ nhiệm
không quên cam kết sẽ phối hợp chặt chẽ với gia đình để giúp đỡ học sinh
không ngừng tiến bộ.
Tình huống số 37
Là giáo viên chủ nhiệm, một lần đến thăm gia đình học sinh gặp đúng
lúc bố mẹ em đang la mắng em đó. Bạn sẽ xử việc này như thế nào?
Gợi ý trả lời:
Giáo viên nên nói: "Hôm nay tôi đến thăm gia đình để trao đổi với các
bác về những tiến bộ cũng như một vài điểm cần góp ý thêm với em. Đồng thời
cũng mong hai bác cho nhận xét về tình hình em ở nhà ra sao?..."
Sau khi để gia đình giãi bày tình hình, giáo viên chủ nhiệm tiếp tục góp
ý và bàn biện pháp phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình.
Tình huống số 38
Là giáo viên chủ nhiệm lớp, một hôm có anh công an đến trường gặp và
thông báo rằng một học sinh của lớp đó đang có nghi vấn là đã tham gia vào
một vụ trộm cắp. Đó là một học sinh thường được bạn đánh giá là một học sinh
ngoan. Trước tình huống đó bạn sẽ xử lý thế nào?
Gợi ý trả lời:
Bình tĩnh nghe công an phản ánh những việc nghi vấn, nhận là để tìm
hiểu vấn đề trên qua các em học sinh và sẽ phản ánh trở lại trong thời gian sớm
nhất. Giáo viên chủ nhiệm cũng không quên trình bày nhận xét đánh giá của
mình về học sinh đó với công an.

Tình huống số 39
Cuối học kì I, lớp bạn đạt nhiều thành tích xuất sắc nên được nhà trường
thưởng cho một chuyến đi tham quan các danh lam, thắng cảnh trong tỉnh. Khi
đến tại một địa điểm tham quan do xe lớn không vào được nên phải bố trí 2 xe
nhỏ để chở học sinh lớp bạn đến chỗ tham quan. Xe nào các em cũng đề nghị
bạn đi cùng. Bạn sẽ xử lý việc này thế nào?
Gợi ý trả lời:
Giáo viên chủ nhiệm vui vẻ nói to với học sinh cả hai xe: Cô phấn khởi
khi thấy xe nào cũng muốn có cô đi cùng, cô sẽ thu xếp như sau:
Lượt đi cô ngồi với các em xe A, lượt về cô sẽ ngồi với các em xe B".
17


Tình huống số 40
Khi kiểm tra hồ sơ chủ nhiệm, bạn phát hiện trong sổ điểm đã bị giáo
viên dạy môn chuyên tẩy xóa trong sổ điểm. Thấy hiện tượng này, nếu là giáo
viên chủ nhiệm bạn xử lý như thế nào?
Gợi ý trả lời:
Bình tĩnh gặp riêng giáo viên dạy môn chuyên đó trao đổi, tìm rõ nguyên
nhân. Yêu cầu giáo viên chủ động đó gặp BGH nhà trường để trình bày về việc
sai sót đó.
Tình huống số 41
Khi mới nhận lớp chủ nhiệm, học sinh đề nghị bạn hát một bài nhưng
bạn lại không có khả năng ca hát. Bạn xử lý thế nào?
Gợi ý trả lời:
Cô giáo nói với các em: "Cô hát không hay, nhưng với nhiệt tình đề nghị
của các em, cô sẽ hát và đề nghị tất cả các em hát cùng cô" sau đó cô giáo hát
một ca khúc quen thuộc, phổ biến rồi cô vỗ tay làm điệu cho các em vỗ tay và
hát cùng cô.
Tình huống số 42

Một học sinh khá trong lớp vì hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, phụ
huynh đến trình bày với bạn xin cho con nghỉ học. Nếu là giáo viên chủ nhiệm
lớp đó, bạn sẽ ứng xử ra sao?
Gợi ý trả lời:
Phản ánh với gia đình: Em đó là một học sinh khá trong lớp đang có
nhiều triển vọng, vì em còn chưa đến tuổi lao động nên nhà trường rất tiếc nếu
em phải nghỉ học.
Giáo viên chủ nhiệm cũng mong gia đình cho biết những khó khăn cụ
thể để giáo viên chủ nhiệm sẽ bàn bạc với tập thể lớp, Hội phụ huynh học sinh,
Hội khuyến học của địa phương có biện pháp giúp đỡ cụ thể.
Tình huống số 43
Trong buổi lao động, giáo viên chủ nhiệm phát hiện thấy có hai học sinh
đã tự ý bỏ về giữa giờ. Bạn sẽ xử lý thế nào?
Gợi ý trả lời:
Cử lớp trưởng đi gọi hai bạn trở lại để gặp thầy giáo chủ nhiệm, khi các
em trở lại, giáo viên nghiêm khắc nhắc nhở học sinh đó và yêu cầu các em phải
tiếp tục tham gia lao động cùng các bạn, trong quá trình đó giáo viên luôn để ý
quan sát thái độ lao động của các em trên.
Cuối buổi lao động giáo viên chủ nhiệm họp lớp để kiểm điểm rút kinh
nghiệm đánh giá kết quả buổi lao động. Giáo viên chủ nhiệm đưa ra hiện tượng
hai học sinh định bỏ về đã kịp thời được góp ý và sau đó đã sửa chữa khuyết
điểm cố gắng lao động

18


Tình huống số 44
Do có sự xích mích, một số thanh niên ngoài trường đến chờ lúc tan học
sẽ đến đánh một học sinh lớp bạn chủ nhiệm. Biết được sự việc trên, bạn sẽ xử
lý thế nào?

Gợi ý trả lời:
Yêu cầu học sinh lưu lại trường Cử lớp trưởng về ngay báo với gia đình
đến đón con về. Báo với bảo vệ trường giải tỏa thanh niên trên. Nếu thấy có
dấu hiệu còn có khả năng số người trên tìm cách đón đánh thì gọi điện cho
công an địa phương báo cáo tình hình và mong có sự can thiệp cần thiết.
Tình huống số 45
Mặc dầu nhà trường đã cấm nhưng học sinh lớp bạn chủ nhiệm vẫn
mang bóng đến đá trong sân trường. Các học sinh đó đá bóng làm vỡ một ô cửa
kính. Bạn sẽ xử lý việc này như thế nào?
Gợi ý trả lời:
Yêu cầu các em tham gia đá bóng hôm đó đứng lên. Giáo viên nghiêm
khắc phê bình khuyết điểm vi phạm nội quy. Sau đó cũng tỏ lời khen ngợi các
em đã biết tự giác mua và đã lắp ngay ô kính bị vỡ. Cuối cùng yêu cầu các em
hứa trước lớp sẽ không tái diễn hiện tượng vi phạm nội quy nữa.
Tình huống số 46
Lớp bạn làm chủ nhiệm có em Hồng thường nghỉ học không phép. Tuần
qua em cũng có 3 buổi nghỉ học không phép. Bạn sẽ xử lí sự việc này như thế
nào?
Gợi ý trả lời:
Giáo viên chủ nhiệm gặp riêng học sinh để tìm hiểu lý do, sau đó đến
thăm và báo với phụ huynh học sinh biết tình hình và tìm hiểu nguyên nhân.
Tùy theo nguyên nhân cụ thể, giáo viên bàn với phụ huynh học sinh cách giúp
đỡ thích hợp.
Tình huống số 47
Bạn đã chủ nhiệm lớp 5A được hơn hai tháng, một hôm có một học sinh
xin bạn cho chuyển sang lớp khác học. Là một giáo viên chủ nhiệm, bạn sẽ làm
thế nào?
Gợi ý trả lời:
Trước hết, không đồng ý cho chuyển lớp. Tìm hiểu xem lý do vì sao học
sinh đó xin chuyển. Nếu lí do là mối quan hệ của em học sinh đó với các bạn

trong lớp không được tốt, em đó bị cô lập trong một tập thể lớp thì GV phân
tích cho hs hiểu nguyên nhân vì sao mối quan hệ lại xấu như vậy.
Để cải thiện mối quan hệ thì trước hết bản thân hs đó cần phải thay đổi
cách ứng sử với các bạn trong lớp, nâng cao tinh thần đoàn kết trong học tập
cũng như trong mọi hoạt động. GV tiến hành họp với ban cán sự lớp, yêu cầu
19


các em giúp bạn từ bỏ thói quen xấu trong ứng xử, cùng bạn tham gia các hoạt
động học tập, hoạt động phong trào.
Tình huống số 48
Hùng được gia đình nuông chiều. Em ham chơi, nhiều lần đi học muộn,
vi phạm nội qui làm ảnh hưởng đến lớp. Trong lớp hay nói chuyện, làm việc
riêng... Nhiều lần giáo viên chủ nhiệm lớp nhắc nhở mà em chưa sửa chữa
khuyết điểm. Giáo viên chủ nhiệm lớp đã mời gia đình Hùng đến gặp để trao
đổi tìm biện pháp giúp đỡ em. Khi gặp giáo viên chủ nhiệm, gia đình lại có thái
độ bao che khuyết điểm cho con. Họ đưa ra đủ lí do: nào con đi học muộn, hay
không chuẩn bị bài do bận công việc gia đình,... Bạn sẽ giải quyết việc này như
thế nào cho có hiệu quả?
Gợi ý trả lời:
Bình tĩnh, phân tích để phụ huynh hiểu vấn đề để phối hợp giáo dục học
sinh.
Việc giáo dục em Hùng trở thành người có ích không chỉ là trách nhiệm
của nhà trường mà có phần trách nhiệm rất quan trọng của gia đình.
Tình huống số 49
Lớp bạn chủ nhiệm có một học sinh tham gia vào việc phá hỏng tài sản
của nhà trường nhưng khi bạn hỏi về sự việc này thì không có em nào nhận lỗi
mà bạn lại không có bằng chứng chinh xác? Bạn sẽ xử lí thế nào?
Gợi ý trả lời:
Tôi sẽ nói với các em rằng: "Nếu em nào đã chót tham gia vào vụ việc

trên thì hãy trung thực nhận lỗi, có như vậy thì em mới tiến bộ được còn nếu
như các em cố tình không nhận lỗi thì nhà trường vẫn có cách tìm ra và như
vậy mình là một người không trung thực, không dam chịu trách nhiệm về hành
vi của mình sẽ không bao giờ tiến bộ được". Tôi tin rằng khi nói chuyện với
các em như vậy thì chăc chắn các em sẽ nhận ra được lỗi của mình và thẳng
thắn nhận lỗi.
Tình huống số 50
Lớp chủ nhiệm của bạn có một em nhuộm tóc vàng và cắt kiểu tóc
không giống ai, trông rất ngỗ nghịch? Bạn sẽ làm gì?
Gợi ý trả lời:
Nhẹ nhàng nói chuyện với các em trong giờ sinh hoạt lớp: "Chúng mình
là một tập thể nên đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, chúng ta không nên xa rời tập
thể, tạo sự khác biệt với các bạn, ví dụ như bạn muốn nhuộm tóc để tạo sự
khác biệt nhưng việc làm đó không phù hợp với lứa tuổi chúng ta làm như vậy
là mình đã tự xa rời tập thể, xa cách các bạn".

20


Tình huống số 51
Trên đường đi dạy về bạn phát hiện có một nhóm học sinh, trong đó có
một số học sinh do bạn làm chủ nhiệm đang tắm ở một nơi rất nguy hiểm. Bạn
sẽ xử lí việc như thế nào?
Gợi ý trả lời:
Yêu cầu các em không tiếp tục tham gia tắm nữa.
Đến giờ sinh hoạt lớp nhắc nhở các em nhẹ nhàng về việc tham gia tắm
ở những nơi nguy hiểm, không có người lớn giúp đỡ. Yêu cầu từ nay trở đi các
em không được tái phạm nữa.
Theo dõi các em xem còn tái phạm nữa không.
Tình huống số 52

Một lần cô giáo trả sổ liên lạc cho học sinh yêu cầu các em mang về nhà
cho cha mẹ xem và kí tên. Khi thu lại sổ phat hiện chữ kí trong sổ liên lạc của
một học sinh có chữ giả mạo. Là cô giáo đó bạn sẽ làm gì?
Gợi ý trả lời:
Gặp riêng em học sinh đó yêu cầu giải thích và phân tích cho học sinh
đó đây là việc làm không đúng, khuyên nhủ các em không tái phạm nữa.
Tình huống số 53
Bạn được giao nhiệm vụ tuyển sinh vào lớp 1, có một phụ huynh đã một
mực xin nhập học cho con, mặc dù con họ mới tròn 5 tuổi; vì cho rằng, cháu có
sức khoẻ tốt, đã biết đọc, biết viết. Bạn sẽ xử lí tình huống đó như thế nào?
Gợi ý trả lời:
Trước hết phải tỏ thái độ tôn trọng, đồng tình và chức mừng họ vì có
một đứa con phát triển sớm cả về trí tuệ và sức khỏe, việc cho cháu vò học
trước tuổi là có thể; vả lại, điều lệ trương tiểu học cũng có quy định như vậy.
Tuy nhiên, cần trao đổi với họ rằng, Điều lệ trường tiểu học cũng không
khuyến khích việc đi học trước tuổi, vì việc học sớm, học trước tuổi sẽ ảnh
hưởng không tốt đến sức khỏe của các em.
Giải thích cho họ hiểu, các trường hợp đi học trước tuổi cần phải có hội
đồng thẩm định năng lực về trí tuệ, sức khoẻ của trẻ và cuối cùng chỉ có hiệu
trưởng mới có thẩm quyền quyết định.
Tình huống số 54
Đầu năm khi nhận nhiệm vụ chủ nhiệm lớp bạn đã cho học sinh tìm hiểu
nội qui lớp học trong đó có qui định không được đi học muộn và đã thống nhất
với cả lớp, nếu đi học muộn sẽ bị phạt. Trong những tuần tiếp theo bạn thực
hiện đúng qui định đó, ai đi học muộn đều bị phạt. Hôm nay, khi có một học
sinh đi học muộn, sau khi hỏi lý do bạn lại tuyên dương em trước lớp. Lúc đó
cả lớp đều “nhao nhao” thắc mắc. Trong trường này, bạn sẽ giải quyết như thế
21



nào?
Gợi ý trả lời:
Để tình hình lớp không nhao nhác, thắc mắc bạn nên đặt câu hỏi: Các
emm có biết vì sao mà cô vừa đưa ra một quyết định như vậy không?
Cô phân tích để học sinh hiểu về việc vừa rồi (có thể học sinh đi muộn
do trên đường đi học đã làm một việc tốt cụ thể gì đó ....)
Biểu dương về tấm gương họ sinh đó để học sinh cả lớp noi theo. Đề
nghị cả lớp thưởng cho em học sinh đó 1 tràng pháo tay.
Tình huống số 55
Vào đầu năm học, nhà trường giao cho các lớp phát động phụ huynh
mua đồng phục cho học sinh. Khi họp hội cha mẹ học sinh của lớp bạn nêu vấn
đề này thì có một số phụ huynh không nhất trí chủ trương này vì cho rằng con
của họ đã có nhiều quần áo đẹp rồi và đồng phục của nhà trường không hợp
thời trang, bằng họ tự mua. Bạn sẽ làm gì để phụ huynh nhất trí với chủ trương
trên và thực hiện nghiêm túc?
Gợi ý trả lời:

22


Phân tích để phụ huynh thấy rõ chủ trương đồng phục là đúng đắn và
cần thiết, việc học sinh mặc đồng phục là góp phần giáo dục ý thức kỷ luật,
truyền thống, thuận lợi trong các hoạt động tập thể; đồng thời, nhà trường dễ
dàng hơn trong khâu quản lý học sinh.
Việc mặc đồng phục còn đảm bảo sự bình đẳng trong môi trường giáo
dục. Phân tích cho họ hiểu rằng đồng phục không thể chọn loại đắt tiền được vì
số em có hoàn cảnh gia đình khó khă nhiều còn những em có điều kiện kinh tế
ít. Hơn nữa đối với học sinh, nhất là tiểu học chưa cần thiết phải chọn lại quá
đắt và hợp thời trang mà chỉ cần phải phù hợp với lứa tuổi các em với môi
trường giáo dục nhưng cũng cần phải bền, đẹp đối với học sinh và hợp túi tiền

của đa số gia đình học sinh.
Tình huống số 56
Giả sử ở trường bạn, có một giáo viên luôn tìm cách làm mất uy tín, nói
xấu bạn trước mặt những giáo viên khác. Trong trường hợp này, bạn sẽ làm gì?
Gợi ý trả lời:
Trước tình huống đó cần phải bình tĩnh để đón nhận thông tin một cách
chính xác. Chọn những thời điểm thích hợp để trao đổi riêng với từng giáo
viên, xác nhận xem nội dung mà cô giáo kia phản ánh có chính xác không,
đồng thời đây cũng là dịp chia sẽ, thăm dò sự ủng hộ của tập thể đối với những
quyết định quản lý của mình.
Nếu phản ánh đó là đúng thì đồng chí cần gặp cô giáo ấy để trao đổi,
tìm hiểu lý do mà cô giáo đó chống đối mình. Lắng nghe và chia sẽ là cách tốt
nhất để giải quyết tình huống này, sự chân thành của người bạn đồng nghiệp sẽ
góp phần làm cho cô giáo kia thay đổi cách nhìn nhận về bản thân bạn. Từ việc
thay đổi nhận thức, thống nhất quan điểm thì chắc chắn việc nói xấu, làm mất
uy tín của cô giáo X sẽ chấm dứt.
Nếu phản ánh đó là sai thì cũng cần có trao đổi với cô giáo đã phản ánh.
Cho họ biết rằng việc cung cấp thông tin sai lệch, làm giảm uy tín của người
khác là việc làm không phù hợp với chuẩn mực của giáo viên. Từ đó đề nghị
họ không lặp lại việc làm đó.
Tình huống số 57
Một hôm, hiệu trưởng gọi bạn lên nói rằng “phụ huynh em Nguyễn Văn
A sáng nay đã đến đề nghị và xin chuyển con họ sang một lớp khác”. Lý do mà
vị phụ huynh đó xin chuyển con mình sang lớp khác là muốn con được học với
cô giáo đã từng đạt giáo viên giỏi tỉnh, có kinh nghiệm trong dạy học để em A
có điều kiện phát triển hơn. Bạn sẽ xử lí sự việc này như thế nào?
Gợi ý trả lời:
Bạn cần bình tĩnh và nghe hết đầu đuôi câu chuyện
Quyết định cho học sinh chuyển lớp hay không là do hiệu trưởng, nhưng
23



bạn không đồng ý và hứa sẽ quan tâm, bồi dưỡng để học sinh A trở thành một
học sinh giỏi đáp ứng được kì vọng của phụ huynh học sinh.
Tình huống số 58
Vào đầu năm học, bạn được nhà trường giao chủ nhiệm một lớp học có
tỷ lệ học sinh yếu khá nhiều và cũng có thể nói đây là một lớp yếu nhất trường.
Bạn sẽ làm gì trước tình huống bất lợi này?
Gợi ý trả lời:
Vui vẻ nhận lời.
Đề nghị lãnh đạo nhà trường và đồng nghiệp quan tâm, chia sẽ kinh
nghiệm trong việc giáo dục học sinh yếu kém.
Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến học sinh yếu kém; phân loại học sinh để
có cách dạy học phù hợp.

24


Phối hợp với gia đình để giúp đỡ, cộng tác....
Tình huống số 59
Thầy X là giáo viên dạy môn Âm nhạc là người rất thương học sinh và
cũng là người nghiêm túc trong công việc. Do chuẩn bị đến kỳ thi học sinh giỏi
nên trong các giờ Âm nhạc của thầy, một số học sinh lén lôi đề toán, đề Tiếng
Việt ra giải. Thầy rất buồn, nhưng vì thương học sinh nên thường chỉ nhắc nhở
mà không nỡ lần nào phạt nặng. Một hôm, đồng chí đi ngang qua lớp học của
thầy X bắt gặp tình trạng đó. Là giáo viên chủ nhiệm lớp đó đồng chí sẽ giải
quyết việc này như thế nào?
Gợi ý trả lời:
Lựa chọn cách xử lý tế nhị, kiên quyết mà có tình là giải pháp tốt nhất
trong tình huống này. Nên bước vào lớp, bằng những lời tâm sự nhẹ nhàng

nhưng thẳng thắn đồng chí sẽ cho các em hiểu rằng việc làm của các em là
chưa hợp lý và đó cũng không phải là cách học hay. Đồng chí có thể nói: “Cô
biết các em rất lo lắng cho việc học tập của mình nhưng tận dụng thời gian trên
lớp của môn này để học môn kia là một cách học thiếu khoa học. Vì như vậy
các em sẽ không thể tiếp thu bài học của cô trên lớp và về nhà đương nhiên lại
phải mất nhiều thời gian để học lại mà chưa chắc là đã hiệu quả. Chính vì vậy
theo cô, giờ lên lớp môn Âm nhạc hay những môn không thi các em nên tập
trung vào để lĩnh hội kiến thức tổng quát nhất. Sau đó khi về nhà các em chỉ
cần một thời gian ngắn để ôn lại là có thể nhớ được. Còn toàn bộ thời gian ở
nhà các em dồn vào ôn môn học mình sẽ thi. Cô tin rằng với sự cố gắng của
mình, các em sẽ hoàn thành tốt các môn học”.
Bằng những lời lẽ nhẹ nhàng, chân tình có trách nhiệm, chắc chắn đồng
chí sẽ khiến các em “tâm phục, khẩu phục”. Và các em sẽ kính trọng đồng chí
hơn vì nhận thấy ở đồng chí tinh thần trách nhiệm và tình yêu thương học sinh
hết mực.
Tình huống số 60
Trong khi tại địa phương đang có dịch cúm A H5N1, giả sử, ở trường
đồng chí có một học sinh có các biểu hiện bệnh như sốt nhẹ, đau mình mẩy,
đau họng nhưng vẫn đến trường, qua tìm hiểu, được biết gia đình học sinh đó
cũng đang có người mắc bệnh tương tự. Là giáo viên chủ nhiệm, đồng chí sẽ
xử lý tình huống này như thế nào?
Gợi ý trả lời:
Khi có một học sinh có các dấu hiệu của bệnh cúm A H5N1, lại đang là
thời điểm có dịch ở địa phương, bạn cần tham mưu cho hiệu trưởng yêu cầu
giáo viên chủ nhiệm thông báo cho phụ huynh học sinh để đưa con mình đến
cơ sở y tế ngay. Đồng thời phải có liên lạc thường xuyên với phụ huynh học
sinh để biết kết quả khám chữa bệnh.
Trong trường hợp học sinh đó có kết quả chắc chắn nhiễm cúm A
(H5N1). Báo cáo với hiệu trưởng và đề nghị các vấn đề sau:
25



×