Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

CÁC DẠNG BÀI TẬP VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI CHƯƠNG SỰ ĐIỆN LI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.32 KB, 22 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ……………….
TRƯỜNG THPT ……………….
==========***=========

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
Tên chuyên đề:

CÁC DẠNG BÀI TẬP VÀ PHƯƠNG PHÁP
GIẢI CHƯƠNG SỰ ĐIỆN LI
Môn: Hóa học
Tổ bộ môn: Lý - Hóa – Sinh

1


MỤC LỤC

Trang

MỤC LỤC

2
2


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT…………………………………

3

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………..


4

1. Lí do chọn đề tài……………………………………………………..

4

2.
Mục
đích
của
tài..............................................................................

4

đề

3. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................

5

4. Đối tượng nghiên cứu..........................................................................

5

5. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................

5

PHẦN II. NỘI DUNG.............................................................................


6

I. Thực trạng vấn đề nghiên cứu..............................................................

6

II.

sở
thuyết.....................................................................................

6



III. Các dạng bài tập và phương pháp giải ........................................

10

PHẦN III. KẾT LUẬN ....................................................................

20

TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………...

21

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
THPT


Trung học phổ thông
3


GD – ĐT

Giáo dục – Đào tạo

Đktc

Điều kiện tiêu chuẩn

Nxb

Nhà xuất bản

SGK

Sách giáo khoa

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
4


Hoá học là bộ môn khoa học thực nghiệm, có tầm quan trọng trong trường phổ
thông. Đây là môn học khô khan, là bộ môn được coi là khó đối với học sinh, nhưng nếu tạo
cho học sinh hứng thú khi học bài trên lớp thì việc học môn hóa học lại trở nên nhẹ nhàng.
Bài tập hóa học là rất khó nếu học sinh không được hướng dẫn các phương pháp cụ thể cho
từng dạng bài tập, nhưng nếu có kiến thức và phương pháp phù hợp thì việc giải bài tập hóa

học lại rất nhẹ nhàng.
Với cấu trúc đề thi THPT Quốc gia và xu hướng thi THPT Quốc gia như hiện nay thì việc
nhận dạng và có phương pháp giải của từng dạng là rất quan trọng. Chương sự điện li là một
trong các chuyên đề trong cấu trúc đề thi THPT Quốc Gia nhưng có các vần đề sau:
+ Nếu học sinh không đọc thêm sách tham khảo thì việc xác định các ion là trung tính, axit,
bazơ hay lưỡng tính để từ đó xác định tính chất của các chất tạo nên từ các ion đó là khó
khăn.
+ Bài tập của chương sự điện li chỉ trở nên dễ dàng khi đã có phương pháp. Đề tài cung cấp
cho các em phương pháp giải các dạng bài tập của chương.
+ Ngoài ra, việc hiểu bản chất của phản ứng xảy ra trong dung dịch và cách giải các bài tập
về dung dịch là một nền tảng để giải các bài tập của các chuyên đề vô cơ khác.
Vì những lí do trên tôi viết chuyên đề “Các dạng bài tập về chương sự điện li và
phương pháp giải” nhằm giúp các em khắc phục các khó khăn và tự tin khi xử lí các bài tập
về dung dịch trong đề thi THPT Quốc gia.
Hy vọng với chuyên đề này sẽ giúp các em học sinh có một kiến thức cơ bản và
phương pháp giải quyết được những khó khăn mà các em gặp phải.
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều, nhưng không tránh khỏi những thiếu sót ngoài ý muốn.
Rất mong sự góp ý của quý đồng nghiệp để bài viết của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân
thành cảm ơn!
2. Mục đích của đề tài
- Đề tài được hoàn thành với hy vọng sẽ là tư liệu giúp ích cho bản thân và các đồng nghiệp
phục vụ cho việc dạy học môn Hóa học ở phần kiến thức này.
- Là tài liệu tham khảo để học sinh học tốt hơn đối với phần kiến thức này.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tham khảo tài liệu: nghiên cứu một số tài liệu về phương pháp giải các bài
toán có liên quan đến phạm vi nghiên cứu, các định luật hóa học.
5


- Phương pháp trao đổi kinh nghiệm: Tiến hành trao đổi kinh nghiệm, học hỏi từ đồng nghiệp,

các kiến thức có liên quan đến việc nghiên cứu và tích lũy qua các sách tham khảo và các bài
viết của đồng nghiệp.
- Nghiên cứu thực tiễn qua giảng dạy tại trường THPT Văn Quán.
4. Đối tượng nghiên cứu
- Tập trung nghiên cứu các dạng bài tập và phương pháp giải bài tập chương sự điện li
chương trình Hóa học 11.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Tôi nghiên cứu về các dạng bài tập và phương pháp để giải quyết các dạng bài tập về dung
dịch chất điện li.
- Chuyên đề áp dụng cho học sinh lớp 11.

PHẦN II: NỘI DUNG
I. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
6


Trong những năm gần đây, các bài tập hóa học càng trở nên khó và phức tạp. Mặt khác
rất nhiều em không giải được những bài toán cơ bản, thậm chí không viết được phương trình
và cả tính số mol, điều này khiến cho những giáo viên giảng dạy môn hóa gặp không ít khó
khăn, một vài em cảm thấy rất sợ khi vào tiết học môn hóa.
Bài tập lí thuyết của chương sự điện li đối với nhiều học sinh còn là khó và trừu tượng,
đặc biệt học sinh trường THPT Văn Quán-Lập Thạch-Vĩnh Phúc gặp khó khăn khi giải quyết
dạng bài tập này. Mà dạng bài tập này gặp trong cấu trúc của đề thi nên các em rất lúng túng
và thường không giải quyết được nếu không có cơ sở lí thuyết và phương pháp giải. Nếu có
cơ sở lí thuyết và phương pháp giải thì lại trở nên dễ dàng.
II. CƠ SỞ LÍ THUYẾT:
SỰ ĐIỆN LI
1. Sự điện li: là quá trình phân li các chất trong nước ra ion.
→ dung dịch chứa các ion dẫn được điện.
2. Chất điện li:

- Chất điện li là những chất dẫn điện khi tan trong nước và ở trạng thái nóng chảy.
Hay chất điện li là những chất khi tan trong nước phân li ra ion.
- Chất điện li gồm: muối, axit, bazơ.
* Lưu ý: Một số chất kết tủa như: AgCl, Mg(OH)2,…cũng là chất điện li.
→ Các chất không phân cực và phần lớn các chất hữu cơ không phải là chất điện li.
a. Chất điện li mạnh: là chất khi tan trong nước, các phân tử hòa tan đều phân li ra ion.
* Những chất điện li mạnh bao gồm:
+ Các axit mạnh: HCl, HNO3, H2SO4 . . .
+ Các bazơ mạnh: KOH, NaOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2 . . .
+ Hầu hết các muối.
* Phương trình điện li biểu diễn bằng mũi tên một chiều (→)
HCl
→ H+
+ Cl Ba(OH)2 → Ba2+ + 2OH b. Chất điện li yếu: là chất khi tan trong nước chỉ có một số phần tử hòa tan phân li ra ion,
phần tử còn lại vẫn tồn tại dưới dạng phân tử trong dung dịch.
* Những chất điện li yếu bao gồm:
+ Các axit yếu: RCOOH, HClO, HF, H2S…
+ Các bazơ yếu: NH4OH và các hiđroxit không tan như Mg(OH)2, Al(OH)3 . . .
+ Nước là chất điện li yếu.



)
* Phương trình điện li biểu diễn bằng mũi tên hai chiều ( ¬ 
7






 CH3COO- + H+
CH3COOH ¬ 
* Cân bằng điện li tuân theo nguyên lí chuyển dịch cân bằng Lơ Sactơrie.
* Hằng số điện li là một dạng của hằng số cân bằng.
3. Độ điện li (α): Cho biết phần trăm chất tan phân li thành ion và được biểu diễn bằng tỉ số
nồng độ mol của phân tử chất tan phân li thành ion (C) và nồng độ ban đầu của chất điện li
(C0):

α=

N
C
=
N 0 C0

+ Chất điện li mạnh: α = 1.
+ Chất điện li yếu: 0 < α < 1.
+ Chất không điện li: α = 0.

0 ≤α ≤1

AXIT – BAZƠ – MUỐI
1. Axit:
- Là những chất khi tan trong nước phân li ra proton H + (hay là những chất có khả năng
nhường proton H+). Bao gồm phân tử axit và ion đóng vai trò là một axit.
HCl + H2O → H3O+ + ClMg2+ + 2H2O → Mg(OH)+ + H3O+
- VD: HCl, H2S, HNO3, Fe2+, Cu2+, Zn2+, NH4+, ...
2. Bazơ:
- Là những chất khi tan trong nước phân li ra ion OH - (hay là những chất có khả năng nhận
proton H+). Phân tử bazơ và ion đóng vai trò là bazơ.

NaOH → Na+ + OHCO32- + H2O → HCO3- + OH- VD: KOH, Ba(OH)2, Mg(OH)2, S2-, SO32-, CH3COO-...
3. Các chất lưỡng tính và ion lưỡng tính:
- Tính lưỡng tính là khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit, vừa có thể phân li như
bazơ (hay vừa có khả năng nhường proton, vừa có khả năng nhận proton H+).
Al(OH)3 → Al(OH)2+ + OHAl(OH)3 → AlO2- + H+ + H2O
+
HCO3 + H → H2O + CO2
HCO3- + OH- → CO32- + H2O
- Các chất và ion lưỡng tính:
+ Ion gốc axit còn chứa H+của axit yếu là các chất lưỡng tính.
VD: HS-, HCO3-, HSO3-,…
8


+ Hợp chất chứa đồng thời các ion là axit lẫn ion là bazơ là hợp chất lưỡng tính.
VD: (NH4)2CO3, CH3COONH4,…
+ Các chất sau cũng là chất lưỡng tính: Al2O3, ZnO, BeO, Cr2O3, SnO2, PbO2, Al(OH)3,
Zn(OH)2, Cr(OH)3, Be(OH)2, Sn(OH)2, Pb(OH)2.
4. Ion trung tính:
- Là những ion không có khả năng nhường hoặc nhận proton H+.
- Ion trung tính bao gồm: Anion gốc axit mạnh, cation kim loại mạnh. Các ion này không làm
ảnh hưởng đến môi trường của dung dịch.
- VD:
+ Cation kim loại mạnh: Na+, K+, Ca2+, Ba2+,…
+ Anion gốc axit mạnh: SO42-, Cl-, ClO4-, Br-, I-, NO3-,...
5. Muối:
- Là những chất khi tan trong nước phân li ra cation kim loại (hoặc NH4+) và anion gốc axit.
- VD: NaCl, AgBr, Mg(NO3)2, KHSO3, ...
a. Muối axit: là những muối mà trong gốc axit còn có nguyên tử hiđro có khả năng phân li ra
ion H+.

VD: NaHCO3, Ca(HSO3)2, Na2HPO4, NH4HSO4, NaHS, ....
b. Muối trung hoà: là những muối mà gốc axit không còn nguyên tử hiđro có khả năng phân
li ra H+.
VD: NaCl, NH4NO3, CuSO4, MgCO3, Zn(NO3)2, K2HPO3, ...
• Nếu muối tạo bởi axit mạnh và bazơ mạnh thì pH của dung dịch các muối này
không đổi (pH =7) → quỳ tím không đổi màu.
VD: NaCl, Na2SO4, KNO3,…
• Nếu muối tạo bởi axit mạnh và bazơ yếu thì môi trường của dung dịch các muối này
là môi trường axit (pH < 7) → quỳ tím hóa đỏ.
VD: NH4Cl, (NH4)2SO4,…
• Nếu muối tạo bởi axit yếu và bazơ mạnh thì môi trường của dung dịch các muối này
là môi trường bazơ (pH > 7) → quỳ tím hóa xanh.
VD: NaClO, CH3COONa,…
• Nếu muối tạo bởi axit yếu và bazơ yếu thì môi trường của dung dịch các muối này
phải dựa vào hằng số Ka, Kb của axit yếu và bazơ yếu.
SỰ ĐIỆN LI CỦA NƯỚC VÀ pH CỦA DUNG DỊCH
1. Sự điện li của nước:



 H+ + OH+ Nước là chất điện li yếu: H2O ¬ 
+ Ở 250C, tích số nồng độ ion của nước: K = [H+][OH-] = 10-14
9


Tích số ion của nước áp dụng được cho dung dịch axit loãng, bazơ loãng.
2. Công thức tính pH:
pH = - lg[H+] hay [H+] = 10-pH
VD: [H+] = 10-5 M => pH = 5
3. Giá trị của pH trong các môi trường:

+ Môi trường axit: pH < 7
+ Môi trường bazơ: pH >7
+ Môi trường trung tính: pH = 7
CÁC PHẢN ỨNG XẢY RA TRONG DUNG DỊCH
1. Phản ứng trao đổi ion:
* Khái niệm: Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch là phản ứng xảy ra có sự trao đổi ion giữa
các chất điện li để tạo thành chất mới, trong đó, số oxi hóa của chúng trước và sau phản ứng
không thay đổi.
* Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion:
Phản ứng trao đổi ion chỉ xảy ra trong những trường hợp sau:
- Sản phẩm của phản ứng có kết tủa tạo thành.
Ví dụ: Na2SO4 + BaCl2 → 2NaCl + BaSO4↓
- Sản phẩm của phản ứng tạo chất điện li yếu.
Ví dụ: CH3COONa + HCl → CH3COOH + NaCl
- Sản phẩm của phản ứng tạo chất dễ bay hơi.
Ví dụ: Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + CO2↑
NH4Cl + NaOH → NaCl + NH3↑ + H2O
Chú ý:
(1) Nếu trong số các chất tham gia có chất khó tan hoặc điện li yếu thì đối với chương trình
phổ thông thường xảy ra 4 trường hợp sau:
- Phản ứng do quan hệ đẩy: axit (bazơ) mạnh hơn đẩy axit (bazơ) yếu hơn ra khỏi
muối của nó. Ví dụ:
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O
CH3COOH + NaHCO3 → CH3COONa + CO2↑ +H2O
- Hợp chất ít tan trở thành hợp chất khó tan. Ví dụ:
Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3↓ + H2O
Ít tan
Khó tan
- NH3 trong dung dịch là chất điện li yếu cho kết tủa các hiđroxit khó tan. Ví dụ:
3NH3 + 3H2O + AlCl3 → Al(OH)3↓ + 3NH4Cl

10


- H2S điện li yếu cho kết tủa các sunfua kim loại nặng (Cu, Zn, Ag,…) không tan trong
axit mạnh (H2SO4, HCl). Ví dụ:
CuSO4 + H2S → CuS↓ + H2SO4
(đen)
(2) Một số chất kết tủa có khả năng tạo phức chất tan: AgCl và các hiđroxit của các kim loại
đồng, bạc, kẽm không tan trong nước nhưng tan được trong dung dịch amoniac dư do tạo
thành phức chất tan.
2. Phản ứng axit – bazơ:
Phản ứng axit – bazơ là phản ứng trong đó có sự cho nhận proton H + (trường hợp đặc
biệt của phản ứng trao đổi ion). Ví dụ:
NaOH + HCl → NaCl + H2O
3NH3 + 3H2O + FeCl3 → Fe(OH)3↓ + 3NH4Cl
NaAlO2 + CO2 + H2O → NaHCO3 + Al(OH)3↓
CH3COONa + NaHSO4 → CH3COOH + Na2SO4.
III. CÁC DẠNG BÀI TẬP VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI:
1. Bài tập nhận biết:
a. Phương pháp giải: Đây là dạng bài tập nhận biết nên chỉ cần nắm vững kiến thức cơ bản
đã trình bày.
b. Bài tập luyện tập:
Câu 1. Nhóm chất nào sau đây chỉ gồm các chất điện li mạnh?
A. HI, H2SO4, KNO3.
B. HNO3, MgCO3, HF.
C. HCl, Ba(OH)2, CH3COOH.
D. NaCl. H2S, (NH4)2SO4.
Câu 2. Nhóm chất nào sau đây chỉ gồm các chất không điện li hay điện li yếu
A. CaCO3, HCl, CH3COONa.
B. Saccarozơ, ancol etylic, giấm ăn.

C. K2SO4, Pb(NO3)2, HClO.
D. AlCl3, NH4NO3, CuSO4.
Câu 3. Chọn phát biểu đúng về sự điện li
A. là sự điện phân các chất thành ion dương và ion âm.
B. là phản ứng oxi-khử.
C. là sự phân li các chất điện lị thành ion dương và ion âm.
D. là phản ứng trao đổi ion.
Câu 4. Natri florua trong trường hợp nào sau đây không dẫn được điện?
A. Dung dịch NaF trong nước.
B. NaF nóng chảy.
C. NaF rắn, khan.
D. DD tạo thành khi hoà tan cùng số mol NaOH và HF trong nước.
11


Câu 5. Dd nào sau đây dẫn điện tốt nhất?
A. NaI 0,002M.
B. NaI 0,010M.
C. NaI 0,001M.
D. NaI 0,100M.
Câu 6. Theo A-rê-ni-ut, chất nào dưới đây là axit?
A. Cr(NO3)3.
B. CsOH.
C. CdSO4.
D. HBrO3.
Câu 7. Axit mạnh HNO3 và axit yếu HNO2 có cùng nồng độ 0,10 mol/l và ở cùng nhiệt độ.
Sự so sánh nồng độ mol ion nào sau đây đúng?

[H ]
[H ]

C.

A.

+

+

HNO3

[ ]
= [H ]

< H+

+

HNO2

.

[H ]
[ NO ]
D.

B.

+

HNO3


[

> H+


3 HNO3

[

]

HNO2

< NO2−

]

.

.
Câu 8. Cho dãy các chất: KAl(SO4)2.12H2O, C2H5OH, C12H22O11(saccarơ), CH3COOH,
Ca(OH)2, CH3COONH4. Số chất điện li là
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 2.
2. Bài tập xác định môi trường dung dịch; xác định chất, ion là axit, bazơ, trung tính
và lưỡng tính:
Câu 1. Chọn câu sai trong các câu sau đây?

A. Dung dịch H2SO4 có pH < 7.
B. Dung dịch CH3COOH 0,01 M có pH = 2.
C. Dung dịch NH3 có pH > 7.
D. Dung dịch muối có thể có pH = 7, pH > 7, pH < 7.
Câu 2. Dãy chất, ion nào sau đây là bazơ
A. NH3, PO43−, Cl−, NaOH.
B. HCO3−, CaO, CO32−, NH4+.
HNO3

HNO2

HNO2

C. Ca(OH)2, CO32−, NH3, PO43−.
D. Al2O3, Cu(OH)2, HCO3−.
Câu 3. Cho các chất và ion sau: HCO3-, K2CO3, H2O, Ca(OH)2, Al2O3, (NH4)2CO3, HS -. Số
chất và ion có tính chất lưỡng tính là:
A. 5.
B. 3.
C. 4.
D. 1.
Câu 4. Cho dãy các chất Ca(HCO3)2; NH4Cl, (NH4)2CO3, Al, Zn(OH)2, CrO3, Cr2O3. Số chất
lưỡng tính trong dãy là:
A. 6.
B. 3.
C. 5.
D. 4.
Câu 5. Các chất NaHCO3, NaHS, Al(OH)3, Zn(OH)2 đều là:
A. axit. .
B. Bazơ.

C. chất trung tính.
D. chất lưỡng tính.
3. Bản chất của phản ứng xảy ra trong dung dịch chất điện li:
a. Phương pháp giải: Dựa vào điều kiện xảy ra phản ứng trong dung dịch như đã nêu trên.
b. Bài tập luyện tập:
Câu 1. Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng axit–bazơ?
A. H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O
B. 6HCl + Fe2O3 → 2FeCl3 + 3H2O
C. H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 ↓ + 2HCl

D. Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 ↓ + H2O
12


Câu 2. Cho các phản ứng hóa học sau:
(1) (NH4)2SO4 + BaCl2→
(2) CuSO4 + Ba(NO3)2→
(3) Na2SO4 + BaCl2→
(4) H2SO4 + BaSO3→
(5) (NH4)2SO4 + Ba(OH)2→
(6) Fe2(SO4)3 + Ba(NO3)2→
Các phản ứng có cùng một phương trình ion rút gọn là:
A. (2), (3), (4), (6).
B. (3), (4), (5), (6).
C. (1), (3), (5), (6).
D. (1), (2), (3), (6).
Câu 3. Dãy gồm các ion cùng tồn tại trong một dung dịch là
A. Al3+, PO43−, Cl-, Ba2+.
B. K+, Ba2+, OH-, Cl-.
C. Na+, K+, OH-, HCO3-.

D. Ca2+, Cl-, Na+, CO32−.
Câu 4. Dãy gồm các ion (không kể đến sự phân li của nước) cùng tồn tại trong một dung dịch

A. Ag+, Na+, NO3-, Cl-.
B. Mg2+, K+, SO42−, PO43−.
C. H+, Fe3+, NO3-, SO42−.
D. Al3+, NH4+, Br-, OH-.
Câu 5. Có thể pha chế một dung dịch chứa đồng thời các ion
A. Na+, NO3-, H+, SO42−.
B. HCO3-, K+, HSO4-, OH-.
C. H+, Fe2+, Cl-, NO3-.
D. HSO4-, Ba2+, HCO3-, NH4+.
Câu 6. Những ion nào sau đây không cùng tồn tại được trong một dung dịch:
A.

OH − , Na + , Cl− , Ba 2+ .
2−

B.



SO 24 − , K + , Mg 2+ , Cl− .

C. CO3 , Na , K , NO3
. D. S , K , Cl , H .
Câu 7. Những ion nào sau đây cùng tồn tại được trong một dung dịch:
A.

+


+

S2 − , Na + , Cl− , Cu 2 + .
2−

2−

B.

+



+

SO 24 − , Na + , Zn 2+ , PO34− .


C. SO 4 , Na , Fe , OH .
D. NO3 , Na , Cl , Al .
Câu 8. Cho các dung dịch: Na2CO3, NaOH, AlCl3, HCl, NaHSO4. Nếu trộn các dung dịch với
nhau từng đôi một thì có nhiều nhất bao nhiêu phản ứng có sản phẩm là chất khí?
A. 2.
B. 4.
C. 3.
D. 1.
Câu 9. Dung dịch chứa muối X làm quỳ tím hóa đỏ. Dung dịch chứa muối Y không làm quỳ
tím hóa đỏ. Trộn 2 dung dịch trên với nhau thấy có kết tủa và khí bay ra. Vậy X và Y có thể là
cặp chất nào trong các cặp chất dưới đây?

A. NaHSO4 và Ba(HCO3)2.
B. NH4Cl và AgNO3.
C. CuSO4 và BaCl2.
D. NaHSO4 và NaHCO3.
4. Bài tập về pH:
a. Phương pháp giải:
+

3+



+



3+

13


Định nghĩa: pH là đại lượng biểu thị nồng độ ion H + trong dung dịch nước dưới dạng biểu
thức toán học : pH= - lg[ H+]
Việc xác định pH giúp cho ta biết dung dịch có môi trường: axit, bazơ hay trung tính
Cách xác định pH
Bước 1: Tìm nồng độ [ H+].
Bước 2 : Xác định pH qua công thức: pH= - lg[ H+].
Đối với dung dịch có môi trường kiềm thì ta
- Xác định [OH-].
- Suy ra pOH qua công thức: pOH= - lg[ OH-]

- Từ biểu thức pOH + pH = 14 rồi suy ra pH
* Chú ý :
1. Biết pH suy ra [ H+] = 10-pH.
α=

C n
=
C0 n 0

2. Đối với dung dịch axít yếu và bazơ yếu thì độ điện li
+ C, C0 lần lượt là nồng độ phân li và ban đầu.
+ n, n0 lần lượt là số mol phân li và số mol ban đầu.
3. Đề bài cho 1 axit tác dụng với nhiều bazơ hoặc 1 bazơ tác dụng nhiều axit thì ta đưa bài
toán về dạng phương trình ion thu gọn để giải.
4. pH của dung dịch muối
- Muối của axit mạnh bazơ yếu pH < 7 dung dịch muối có axit, quì tím chuyển sang màu đỏ
- Muối của axit yếu bazơ mạnh pH > 7 dung dịch muối có bazơ, quì tím chuyển sang màu
xanh
- Muối của axit mạnh bazơ mạnh pH = 7 dung dịch muối trung tính, quì tím không đổi màu Muối của axit yếu bazơ yếu tương đương pH = 7 dung dịch muối trung tính, quì tím không
đổi màu.
b. Bài tập mẫu:
Bài 1: Trộn 250 ml hỗn hợp dung dịch HCl 0,08 mol/lit và H 2SO4 0,01 mol/lit với 250 ml
dung dịch Ba(OH)2 có nồng độ x mol/l thu được m gam kết tủa và 500 ml dung dịch có pH
=12. Tính m và x. Coi Ba(OH)2 điện li hoàn toàn cả 2 nấc.
Hướng dẫn giải:
Ta có:
n H + =n HCl +2n H 2SO4 =0,25(0,08+2.0,01)=0,025 mol; n SO42- =n H2SO4 =0,25.0,01=0,0025mol
n OH- =2n Ba(OH)2 =0,5x ;

n Ba 2+ =n Ba(OH)2 =0,25x


Ba +SO 4 → BaSO 4 ↓
PHT¦: H +OH → H 2O ;
Do pH =12 nên môi trường sau phản ứng là môi trường bazơ → OH- dư sau phản ứng.
+

-

2+

2-

14


n OH-

dư = 0,5 x – 0, 025 mol

 H +  =10-12 mol/l → OH -  = 10-2 mol/l → n OH =10-2 .0,5=0,005 mol
mà pH = 12 →  
Do đó: 0,5 x – 0, 025 = 0,005 → x= 0,06 mol/l
-

m = m BaSO4 = 0,0025×233=0,585g

Bài 2:
Hòa tan m gam BaO vào nước được 200 ml dung dịch A có pH = 13. Tính m?
Hướng dẫn giải:
2+

PTPƯ: BaO+H 2O → Ba(OH) 2 → Ba +2OH

pH=13 →  H +  =10-13 mol/l → OH -  =10-1mol/l → n OH- =10-1.0,2 = 0,02 mol → n BaO = 0,01 mol

→ m = m BaO =0,01×153 = 1,53g

c. Bài tập luyện tập:
Câu 1. Dung dịch axit fomic 0,007M có pH = 3. Kết luận nào sau đây không đúng?
A. Khi pha loãng 10 lần dung dịch trên thì thu được dung dịch có pH = 4.
B. Độ điện li của axit fomic sẽ giảm khi thêm dung dịch HCl.
C. Khi pha loãng dung dịch trên thì độ điện li của axit fomic tăng.
D. Độ điện li của axit fomic trong dung dịch trên là 14,29%.
Câu 2. Cho các dung dịch: Na2CO3, NaOH, HCl, H2SO4 có cùng nồng độ mol và ở cùng nhiệt
độ. Dung dịch có pH nhỏ nhất là
A. Na2CO3.
B. NaOH.
C. HCl.
D. H2SO4.
Câu 3. Trộn 100ml dung dịch có pH = 1 gồm HCl và HNO3 với 100ml dung dịch NaOH
nồng độ a mol/l thu được 200ml dung dịch có pH = 12. Giá trị của a là
A. 0,15.
B. 0,3.
C. 0,03.
D. 0,12.
Câu 4. Trộn 100ml dung dịch hỗn hợp gồm H2SO4 0,05M và HCl 0,1M với 100ml dung dịch
hỗn hợp gồm NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M, thu được dung dịch X. Dung dịch X có pH là
A. 13.
B. 1.
C. 12,8.
D. 1,2.

Câu 5. Cho dung dịch X chứa hỗn hợp gồm CH3COOH 0,1M và CH3COONa 0,1M. Biết ở
250C, Ka của CH3COOH là 1,75.10-5 và bỏ qua sự phân li của nước. Giá trị pH của dung dịch
X ở 250C là
A. 4,24.
B. 2,88.
C. 4,76.
D. 1,00.
Câu 6. Nung 9,4 gam Cu(NO3)2 sau phản ứng thu được 7,24 gam chất rắn. Hấp thụ toàn bộ
khí thoát ra vào nước được 0,5 lít dung dịch có pH là
A. 1,1.
B. 2,1.
C. 1.
D. 0,98.
Câu 7. Trộn 100ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,1M và H2SO4 0,05M với 300ml dung dịch
Ba(OH)2 có pH = 13. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được bao nhiêu gam chất rắn khan?
15


A. 1,895.
B. 7,8.
C. 12,8.
D. 3,06.
Câu 8. Để trung hòa V ml dung dịch Ba(OH)2 có pH = 13 người ta dùng 50 gam dung dịch
HCl 3,65%. Giá trị của V là
A. 100.
B. 500.
C. 1000.
D. 250.
Câu 9. Trộn 100ml dd HCl có pH = 2 với 100ml dd NaOH để thu được dd có pH = 7 thì pH
của dd NaOH là:

A. 2
B. 12
C. 1.2
D. 9
Câu 10. Dung dịch NaOH có pH = 12. Vậy nồng độ mol/lit của dd NaOH là :
A. 0,1M
B. 0,01M
C. 0,2M
D. 0,02M
Câu 11. Dung dịch A có pH = 5, Dung dịch A có pH = 9.Lấy thể tích của A và B theo tỉ lệ
như thế nào để được dd có pH = 8
A. 9 : 11
B. 11 : 9
C. 5: 6
D. 12 : 5.
5. Bài tập áp dụng bảo toàn điện tích:
a. Nguyên tắc chung: Trong một dung dịch tồn tại đồng thời các ion dương và âm thì theo
định luật bảo toàn điện tích: tổng số điện tích dương bằng tổng số điện tích âm. Đây là cơ sở
để thiết lập phương trình biểu diễn mối liên hệ giữa các ion trong dung dịch.
b. Bài tập mẫu:
Bài 1: Dung dịch X có chứa các ion: 0,1 mol Na +; 0,15 mol Mg2+; a mol Cl-; b mol NO3-. Lấy
1/10 dung dịch X cho tác dụng với dung dịch AgNO 3 dư, thu được 2,1525 gam kết tủa. Khối
lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch X là
A. 21,932 gam.
B. 2,193 gam.
C. 26,725 gam.
D. 2,672 gam.
Hướng dân giải:
nAgCl = 0,015 mol.
1/10X + dung dịch AgNO3 dư:

Ag+ +
Cl- → AgCl↓
0,015

0,015 mol
→ a = 0,015x 10 = 0,15 mol.
Trong dung dịch X luôn luôn trung hòa về điện. Nên theo định luật bảo toàn điện tích
ta có:
0,1 + 2.0,15 = 0,15 + b → b = 0,25 mol.
→ mmuối khan = 0,1.23 + 0,15.24 + 0,15.35,5 + 0,25.62 = 26,725 gam. → Đáp án C.
Bài 2: Một dung dịch chứa các ion: 0,1 mol Fe 2+; 0,2 mol Al3+; x mol Cl-; và y mol SO42-. Khi
cô cạn dung dịch thu được 46,9 gam chất rắn khan. Giá trị của x, y lần lượt là
A. 0,2 mol và 0,3 mol.
B. 0,15 mol và 0,3 mol.
C. 0,2 mol và 0,35 mol.
D. 0,25 mol và 0,15 mol.
16


Hướng dân giải:
Theo ĐLBTĐT ta có: 2.0,1 + 3.02 = x + 2y → x + 2y = 0,8 (1)
Mặt khác: mChất rắn = mFe2+ + mAl3+ + mCl- + mSO42→ 56.0,1 + 02. 27 + 35,5.x + 96.y = 46,9
→ 35,5x + 96y = 35,9
(2)
Giải (1)(2) ta được: x = 0,2 mol và y = 0,3 mol → Đáp án A.
Bài 3. Cho dung dịch X gồm:0,07 mol Na +; 0,003 mol Ca2+; 0,006 mol Cl-; 0,006 mol HCO3và 0,001 mol NO3-. Để loại bỏ hết Ca2+ trong X cần một lượng vừa đủ dung dịch chứa a gam
Ca(OH)2. Giá trị của a là
A. 0,222.
B. 012.
C. 0,444.

D. 0,18.
Hướng dẫn giải:
Gọi x là số mol Ca(OH)2 cho vào.
Ca2+ + CO32- → CaCO3↓
(0,003 +x) →
(0,003 + x)
HCO3- + OH- → CO32- + H2O
(0,003 + x) ← (0,003 + x)
→ 2x = 0,003 + x → x = 0,003→ a = 0,222. → Đáp án A.
c. Bài tập luyện tập:
Câu 1. Dung dịch X chứa: 0,07 mol Na+; 0,02 mol SO42− và x mol OH-. Dung dịch Y chứa
ClO4-, NO3-, và y mol H+; tổng số mol của ClO4- và NO3- là 0,04. Trộn X và Y được 100 ml
dung dịch Z. Dung dịch Z có pH là
A. 1.
B. 2.
C. 12.
D. 13.
2+
+
2+
Câu 2. Dung dịch X chứa đồng thời các ion: Mg , Ba , Ca , 0,1 mol Cl- và 0,2 mol NO3-.
Thêm từ từ dung dịch Na2SO3 0,5M vào dung dịch X đến khi lượng kết tủa lớn nhất thì thể
tích dung dịch Na2SO3 đã cho vào là
A. 300 ml.
B. 600 ml.
C. 150 ml.
D. 200ml
2+
+
Câu 3. Một dung dịch có chứa HCO3 ; 0,2 mol Ca ; 0,8 mol Na ; 0,1 mol Mg2+; 0,8 mol Cl-.

Cô cạn dung dịch đó đến khối lượng không đổi thì lượng muối thu được là
A. 96,6 gam.
B. 118,8 gam.
C. 75,2 gam.
D. 72,5 gam.
+
2+
Câu 4. Dung dịch X chứa các ion sau: 0,295 mol K ; 0,0225 mol Ba ; 0,25 mol Cl-; 0,9 mol
NO3-. Dung dịch X gồm các muối nào sau đây?
A. KNO3. BaCl2.
B. KCl, BaCl2, KNO3.
C. KCl, BaCl2, Ba(NO3)2.
D. Ba(NO3)2, KNO3, BaCl2.
6. Bài tập sử dụng trình ion thu gọn:
17


a. Phương pháp giải: Dựa vào bản chất của phản ứng trao đổi là sự tương tác giữa hai ion
đối kháng (tức là hai ion không cùng tồn tại đồng thời trong cùng một dung dịch. Chúng gặp
nhau là gây ra phản ứng đặc hiệu tạo thành chất kết tủa, bay hơi, điện li yếu).
Ví dụ: SO42- đối kháng với Ba2+, vì: Ba2+ + SO42- → BaSO4↓
H+ đối kháng với OH-, CO32-; HCO3-; S2-; SO32-;….
H+ + OH- → H2O
CO32- + 2H+ → CO2↑ + H2O
HCO3- + H+ → CO2↑ + H2O
H+ + S2- → H2S↑
2H+ + SO32- → SO2↑ + H2O
b. Bài tập mẫu:
Bài 1. Dung dịch X chứa dung dịch NaOH 0,2M và dung dịch Ca(OH) 2 0,1M. Sục 7,84 lít
khí CO2 (đktc) vào 1 lít dung dịch X thì lượng kết tủa thu được là

A. 15 gam.
B. 5 gam.
C. 10 gam.
D. 0 gam.
Hướng dẫn giải:
nCO2 = 0,35 mol; nNaOH = 0,2 mol; nCa(OH)2 = 0,1 mol.
→ nOH- = 0,2 + 0,1.2 = 0,4 mol và nCa2+ = 0,1 mol.
CO2 + 2OH- → CO32- + H2O
0,35
0,4
0,2 ← 0,4 → 0,2 mol
nCO2(dư) = 0,35 – 0,2 = 0,15 mol
CO32- + CO2 + H2O → 2HCO30,15 ← 0,15
→ nCO32- còn = 0,2 – 0,15 = 0,05 mol
→ nCaCO3 = 0,05 mol → mCaCO3 = 5 gam.
→ Đáp án B.
Bài 2. Hòa tan hết hỗn hợp gồm một kim loại kiềm và một kim loại kiềm thổ trong nước
được dung dịch A và có 1,12 lít H2 bay ra (ở đktc). Cho dung dịch chứa 0,03 mol AlCl 3 vào
dung dịch A. Khối lượng kết tủa thu được là
A. 0,78 gam.
B. 1,56 gam.
C. 0,81 gam.
D. 2,34 gam.
Hướng dẫn giải:
M + nH2O → M(OH)n + n/2H2↑
→ nOH- = 2nH2= 0,1 mol.
Dung dịch A tác dụng với 0,03 mol dung dịch AlCl3:
Al3+ + 3OH- → Al(OH)3↓
Ban đầu: 0,03
0,1

18


Phản ứng: 0,03→0,09→ 0,03
→ nOH- dư = 0,01 mol.
Al(OH)3 + OH- → AlO2- + 2H2O
0,01 ← 0,01
→ mAl(OH)3 = 0,02.78 = 1,56 gam. → Đáp án B.
Bài 3. Trộn 100 ml dung dịch X gồm KHCO3 1M và K2CO3 1M vào 100 ml dung dịch Y gồm
NaHCO3 1M và Na2CO3 1M thu được dung dịch Z. Nhỏ từ từ 100 ml dung dịch A gồm
H2SO4 1M và HCl 1M vào dung dịch Z thu được V lít CO2 (đktc). Giá trị của V là
A. 2,24 lít.
B. 1,12 lít.
C. 0,672 lít.
D. 0,56 lít.
Hướng dẫn giải: Dung dịch X và Y có cùng số mol HCO3 và CO32→ Dung dịch Z chứa HCO3-: 0,2 mol; CO32-: 0,2 mol.
Dung dịch A chứa: HCl: 0,1 mol; H2SO4: 0,1 mol.
→ Tổng số mol H+ = 0,3 mol.
Khi nhỏ từ từ dung dịch A vào dung dịch Z: Phản ứng xảy ra theo thứ tự:
CO32- + H+ → HCO3(1)
0,2→ 0,2 → 0,2
+
nH dư = 0,3 – 0,2 = 0,1 mol; nHCO3- = 0,4 mol.
H+ + HCO3- → CO2↑ + H2O (2)
0,1→ 0,1 → 0,1
(2) → VCO2 = 2,24 lít. → Đáp án A.
Bài 4. Hỗn hợp chất rắn X gồm Fe, Fe2O3, Fe3O4 và FeO với số mol mỗi chất là 0,1 mol. Hòa
tan hết X vào dung dịch Y gồm HCl và H 2SO4 loãng (dư), thu được dung dịch Z. Nhỏ từ từ
dung dịch Cu(NO3)2 1M vào dung dịch Z cho tới khi ngừng khí NO thoát ra thì dừng lại. Thể
tích dung dịch Cu(NO3)2 đã dùng là

A. 25 ml.
B. 50 ml.
C. 250 ml.
D. 500 ml.
Hướng dẫn giải:
Ta có: FeO + Fe2O3 = Fe3O4
0,1
0,1
0,1
Hỗn hợp X gồm: 0,2 mol Fe3O4; 0,1 mol
Fe + dung dịch Y:
+
2+
3+
Fe3O4 + 8H → Fe + 2Fe + 4H2O (1)
0,2
0,2
0,4
Fe + 2H+ → Fe2+ + H2↑
(2)
0,1
0,1
Dung dịch Z chứa Fe2+: 0,3 mol; Fe3+: 0,4 mol; H+ dư, Cl-, SO42Z + Cu(NO3)2:
19


3Fe2+ + NO3- + 4H+ → 3Fe3+ + NO↑ + 2H2O (3)
0,3 → 0,1
(3) → nNO3- = 1/3nFe2+ = 0,1 mol; → nCu(NO3)2 = 1/2nNO3- = 0,05 mol.
→ Vdd Cu(NO3)2 = 0,05 lít = 50 ml. → Đáp án B.

Bài 5: Cho hỗn hợp gồm 1,12 gam Fe và 1,92 gam Cu vào 400 ml dung dịch chứa hỗn hợp
gồm H2SO4 0,5M và NaNO3 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung
dịch X và khí NO ( sản phẩm khử duy nhất). Cho V ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch X
thì thu được lượng kết tủa lớn nhất. Giá trị tối thiểu của V là
A. 360.
B. 240.
C. 400.
D. 120.
Hướng dẫn giải:
Fe + NO3- + 4H+ → Fe3+ + NO↑ + 2H2O
Bđ: 0,02
0,08 0,4
Pư: 0,02
0,02 0,04 0,02
Còn: 0
0,06 0,36
3Cu + 2NO3- + 8H+ → 3Cu2+ + 2NO↑ + 4H2O
Bđ: 0,03 0,06
0,36
Pư: 0,03 0,02
0,08 0,03
Còn: 0
0,04
0,28
H+ + OH- → H2O
0,28
0,28
Fe3+ + 3OH- → Fe(OH)3↓
0,02 0,06
Cu2+ + 2OH- → Cu(OH)2↓

0,03 0,06
→ nNaOH = nOH- = 0,4 mol → V = 400 ml → Đáp án C.
c. Bài tập luyện tập:
Câu 1. Trộn 100ml dung dịch Ba(OH)2 0,5M với 100 ml dung dịch KOH 0,5M được dung
dịch A. Tính nồng độ mol/l của ion OH- trong dung dịch?
A. 0,65M.
B. 0,55M.
C. 0,75M.
D. 1,5M.
Câu 2. Dung dịch X chứa HCl có pH = 2. Cho 0,2l dung dịch AgNO3 1M vào 0,5 lít dung
dịch X thu được khối lượng kết tủa là
A. 28,7 gam.
B. 7,175 gam.
C. 1,435 gam.
D. 0,7175 gam.
Câu 3. Cho dung dịch chứa 0,1 mol (NH4)2CO3 tác dụng với dung dịch chứa 34,2 gam
Ba(OH)2. Sau phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 39,4.
B. 19,7.
C. 15,5.
D. 17,1.
20


Câu 4. Nhỏ từ từ 0,25 lít dung dịch NaOH 1,04M vào dung dịch gồm 0,024 mol FeCl3; 0,016
mol Al2(SO4)3 và 0,04 mol H2SO4 thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 4,128.
B. 1,56.
C. 5,064.
D. 2,568.

Câu 5. Có hai dung dịch A và B. Dung dịch A chứa H2SO4 0,2M và HCl 0,1M. Dung dịch B
chứa KOH 0,3M và Ba(OH)2 0,1M. Cho dung dịch A trung hòa với 0,5 lít dung dịch B, sau
phản ứng có m gam kết tủa. Giá trị của m gam là
A. 11,65.
B. 23,3.
C. 46,6.
D. 5,825.
Câu 6. Cho m gam NaOH vào 2 lít dung dịch NaHCO3 nồng độ amol/l, thu được 2 lít dung
dịch X. Lấy 1 lít dung dịch X tác dụng với dung dịch BaCl 2 (dư) thu được 11,82 gam kết tủa.
Mặt khác, cho 1 lít dung dịch X vào dung dịch CaCl 2 (dư) rồi đun nóng, sau khi kết thúc các
phản ứng thu được 7,0 gam kết tủa. Giá trị của a, m tương ứng là
A. 004 và 4,8.
B. 0,07 và 3,2.
C. 0,08 và 3,8.
D. 0,14 và 2,4.
2+
+
Câu 7. Dung dịch X chứa các ion: Ca ; Na ; HCO3 ; và Cl , trong đó số mol của ion Cl- là
0,1. Cho ½ dung dịch X phản ứng với dung dịch NaOH (dư), thu được 2 gam kết tủa. Cho 1/2
dung dịch X còn lại phản ứng với dung dịch Ca(OH) 2 (dư), thu được 3gam kết tủa. Mặt khác,
nếu đun sôi đến cạn dung dịch X thì thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 9,21.
B. 9,26.
C. 8,79.
D. 7,47.

PHẦN III. KẾT LUẬN:
Chuyên đề này tuy đã hệ thống nhiều dạng bài tập về chương sự điện li nhưng chưa
phải là đầy đủ, còn một số dạng bài tập tương đối phức tạp nữa, chuyên đề này cần được phát
triển trong nhiều năm nữa để hoàn thiện. Rất mong được sự đóng góp của các đồng nghiệp để

chuyên đề được hoàn thiện hơn.

21


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đề thi Đại học – Cao đẳng từ năm 2007 – 2013 của BGD.
2. Đề thi thử Đại học của các trường chuyên trong cả nước.
3. Phương pháp giải bài tập hóa học vô cơ tác giả Nguyễn Xuân Trường.
6. Nguồn Internet.

22



×