Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Phân loại và phương pháp giải bài tập phần quy luật di truyền liên kết với giới tính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.5 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
SỞ TRƯỜNG
GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO ………..
TRƯỜNG ……………………….
============***============
NGUYỄN BÁ HÙNG

CHUYÊN ĐỀ

TÊN
TÀIÔN
LUẬN
VĂN
THẠC
BỒIĐỀ
DƯỠNG
THI THPT
QUỐC
GIA SĨ
MÔN SINH HỌC

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
Mã số 62 42 30

PHÂN LOẠI VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI
TẬP DI TRUYỀN LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH

HÀ NỘI, năm 2010



MỤC LỤC

Trang

Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
MỞ ĐẦU.............................................................................................

1

NỘI DUNG..........................................................................................

2

2.1. Hệ thống kiến thức sách giáo khoa sử dụng trong chuyên đề …....

2

2.1.1. Cơ chế xác định giới tính bằng NST………………………...

2

2.1.2. Nhận dạng quy luật di truyền..................................................

2

2.2. Phân loại và phương pháp giải bài tập…………………………….

3


2.2.1. Bài tập quy luật di truyền liên kết với giới tính……………..

3

2.2.2. Bài tập quy luật di truyền liên kết với giới tính và các quy
luật khác............................................................................................

11

2.2.2.1. Bài tập di truyền liên kết với giới tính và phân li độc
lập….........................................................................

11

2.2.2.2. Bài tập di truyền liên kết với giới tính và liên kết gen

14

2.2.2.3. Bài tập di truyền liên kết với giới tính và hoán vị
gen…………………………………………………...

16

2.2.2.4. Bài tập trắc nghiệm tổng hợp………………………..

20

KẾT LUẬN……………………………………………………………

22


TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………

23


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
SĐL
Pt/c
NST
KG
KH
HVG
TLKH

Sơ đồ lai
Bố mẹ thuần chủng
Nhiễm sắc thể
Kiểu gen
Kiểu hình
Hoán vị gen
Tỉ lệ kiểu hình


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn chuyên đề
Bài tập sinh học là một nội dung khó trong chương trình sinh học phổ
thông. Mặt khác kiến thức môn học lại khá trừu tượng, khi giải bài tập không chỉ
đơn thuần là kiến thức sinh học mà còn có cả những kiến thức vật lí, hóa học đặc
biệt là toán học khá nhiều. Bài tập đa dạng, kiến thức gồm nhiều mảng nên

nhiều học sinh cảm thấy rất khó khăn khi giải các bài tập sinh học. Việc làm bài
thi kiểm tra hiện nay theo yêu cầu của Bộ GD& ĐT đang thực hiện là hình thức
trắc nghiệm, câu hỏi không phải đơn thuần chỉ là nhận biết kiến thức đã học ở
sách giáo khoa mà có nhiều bài tập vận dụng đòi hỏi học sinh phải trả lời nhanh,
chính xác nên việc phân loại bài tập và hướng dẫn học sinh giải bài tập là vô
cùng cần thiết. Qua nhiều năm giảng dạy ôn thi tốt nghiệp và ôn thi vào ĐH-CĐ
tôi nhận thấy các bài tập phần quy luật di truyền liên kết với giới tính tương đối
khó và trừu tượng nên học sinh rất khó tiếp thu và khi đi thi lại thường không
đạt kết quả cao. Chính vì lí do đó tôi quyết định chọn chuyên đề “Phân loại và
phương pháp giải bài tập phần quy luật di truyền liên kết với giới tính” nhằm
phục vụ cho việc dạy và học phần kiến thức này trong trường THPT Văn Quán.
2. Mục đích của chuyên đề
- Chuyên đề được hoàn thành sẽ là tư liệu giúp ích cho bản thân và các
đồng nghiệp phục vụ cho việc dạy học môn Sinh học ở phần kiến thức này.
- Là tài liệu tham khảo để học sinh học tốt hơn đối với phần kiến thức này.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu tài liệu qua đọc và tham khảo tài liệu sinh học.
- Các phương pháp logic, quy nạp, diễn dịch.
- Nghiên cứu thực tiễn qua giảng dạy tại trường THPT Văn Quán.
4. Phạm vi chuyên đề
- Phân loại và phương pháp giải bài tập phần quy luật di truyền liên kết
với giới tính.
- Chuyên đề áp dụng cho học sinh lớp 12.
- Số tiết thực hiện chuyên đề: 15 tiết
PHẦN 2. NỘI DUNG
1


2.1. Hệ thống kiến thức sách giáo khoa sử dụng trong chuyên đề.
2.1.1. Cơ chế xác định giới tính bằng NST.

*. Kiểu XX, XY
+ Người, động vật có vú, ruồi giấm, cây gai, cây chua me,...: ♀ XX, ♂XY
+ Chim, bướm, bò sát, ếch nhái gia cầm, tằm, dâu tây,...: ♀ XY, ♂XX
*. Kiểu XX, XO
+ Bọ xít, rệp, châu chấu: ♀ XX, ♂XO
+ Bọ nhậy: ♀ XO, ♂XX
2.1.2. Nhận dạng quy luật di truyền.
Kết quả phép lai thuận – nghịch khác nhau → Gen quy định tính trạng nằm
trên NST giới tính.
* Quy luật di truyền chéo
Dấu hiệu:
- Tính trạng từ ông ngoại biểu hiện → Con gái không biểu hiện → Cháu
trai biểu hiện → Gen quy định tính trạng nằm trên NST X mà không có alen
tương ứng trên NST Y.
- Tính trạng xuất hiện ở cả con ♂ và con ♀ nhưng tỉ lệ khác nhau → Có
hiện tượng di truyền chéo → Gen quy định nằm trên NST X mà không có alen
tương ứng trên NST Y.
Lưu ý: Các tỉ lệ kiểu hình và kiểu gen tương ứng trong trường hợp gen
liên kết với NST giới tính X mà không có alen tương ứng trên Y.
Kiểu gen P

Tỉ lệ phân li kiểu hình F1

XAXA × XAY

100% trội

XaXa × XaY

100% lặn


XAXA × XaY

100% trội

XaXa × XAY

1 trội : 1 lặn
(Kiểu hình giới đực khác giới cái)

XAXa × XAY

3 trội : 1 lặn
(Tất cả tính trạng lặn thuộc 1 giới)

XAXa × XaY

1 cái trội: 1 cái lặn: 1 đực trội: 1 đực lặn
(hoặc tỉ lệ 1 : 2 : 1)

* Quy luật di truyền thẳng.
Tính trạng luôn chỉ xuất hiện ở con ♂ hoặc con ♀ → Tuân theo quy luật
di truyền thẳng → Gen quy định tính trạng nằm trên NST Y không có alen
tương ứng trên X.
2.2. Phân loại và phương pháp giải bài tập.
2


2.2.1. Bài tập quy luật di truyền liên kết với giới tính
2.2.1.1. Dạng 1: Biết gen trội, lặn liên kết trên NST giới tính X và kiểu gen

của P → Xác định kết quả lai.
a. Phương pháp giải
- Quy ước gen cho giới đực và giới cái riêng biệt.
- Lập SĐL, xác định tỉ lệ kiểu gen và tỉ lệ kiểu hình.
- Chú ý có 2 cách đọc tỉ lệ kiểu hình.
b. Bài tập mẫu
Bài 1: Ở ruồi giấm, alen A quy định cánh bình thường; alen a quy định cánh xẻ.
Cặp alen này nằm trên NST giới tính X và không có alen trên NST giới tính Y.
1. Hãy quy ước kiểu gen về tính trạng hình dạng cánh của loài ruồi giấm nói
trên.
2. Xác định kết quả các phép lai:
a. P1: ♀ XAXA �♂ XaY.
b. P2: ♀ XaXa �♂ XAY.
c. P3: ♀ XAXa �♂ XAY.
d. P4: ♀ XAXa �♂ XaY.
Hướng dẫn
1. Quy ước gen: XAXA , XAXa: ♀ cánh bình thường
XaXa: ♀ cánh xẻ
XAY: ♂ Cánh bình thường
XaY: ♂ Cánh xẻ
2. Kết quả các phép lai:
a. P1: ♀ XAXA �♂ XaY.
GP:
XA
Xa, Y
F1: 1XAXa : 1 XAY
TLKH: 100% ♂, ♀ cánh bình thường.
b. P2: ♀ XaXa �♂ XAY.
GP:
Xa

XA, Y
F1: 1XAXa : 1 XaY
TLKH: - 1 ♀ cánh bình thường : 1 ♂ cánh xẻ .
- Hoặc tất cả ruồi giấm cái đều có cánh bình thường, tất cả ruồi giấm
đực đều có cánh xẻ.
c. P3: ♀ XAXa � ♂ XAY.
GP:
XA, Xa
XA, Y
F1: 1 XAXA : 1XAXa : 1 XAY : 1 XaY
TLKH: - 1♂ Cánh bình thường : 2♀ Cánh bình thường : 1♂ cánh xẻ.
- Hoặc 3 cánh bình thường : 1 cánh xẻ (tất cả ruồi giấm cánh xẻ đều là
ruồi giấm đực).
3


d. P4: ♀ XAXa �♂ XaY.
GP:
XA, Xa
Xa, Y
F1: 1 XAXA : 1XaXa : 1 XAY : 1 XaY
TLKH: - 1♂ Cánh bình thường : 1♀ Cánh bình thường : 1♀ Cánh xẻ : 1♂ cánh
xẻ.
- Hoặc 1 cánh bình thường : 1 cánh xẻ.
c. Bài tập áp dụng
Bài 1: Tính trạng mầu sắc kén ở bướm tằm do 1 gen nằm trên NST giới tính X
và không có alen trên NST giới tính Y quy định, A là gen trội quy định kén
trắng, a quy định kén vàng.
1. Hãy quy ước gen cho tính trạng màu sắc kén của bướm tằm.
2. Cho biết kết quả các trường hợp lai sau:

a. P1: ♂ kén trắng �♀ kén trắng;
b. P2: ♂ kén vàng �♀ kén trắng;
c. P1: ♂ kén trắng �♀ kén vàng;
3. Kiểu gen và kiểu hình của P như thế nào để:
a. F1 đồng tính.
b. F1 phân li kiểu hình tỉ lệ 3:1.
c. F1 phân li kiểu hình tỉ lệ 1:2:1.
d. F1 phân li kiểu hình tỉ lệ 1:1.
e. F1 phân li kiểu hình tỉ lệ 1:1:1:1.
Bài 2: Tính trạng màu sắc lông ở mèo do 1 gen liên kết với giới tính X, không
có alen trên Y. D là gen quy định lông đen, d quy định lông hung. Hai gen này
không át nhau, mèo cái mang cả 2 alen trên có lông tam thể.
1. Hãy quy ước gen về tính trạng màu sắc lông mèo.
2. Cho biết kết quả của các phép lai sau;
a. P1: Mèo cái lông đen �mèo đực lông hung;
b. P2: Mèo cái lông hung �mèo đực lông đen;
3. Một phép lai cho kết quả 25% mèo cái tam thể, 25% mèo cái lông hung, 25%
mèo đực đen, 25% mèo đực hung. Kiểu gen của P là gì?
2.2.1.2. Dạng 2: Các phương pháp xác định quy luật liên kết với giới tính X
a. Phương pháp giải: Khi xét sự di truyền của 1 tính trạng nào đó, nếu tính
trạng này do gen liên kết nằm trên NST giới tính X, không có alen trên NST giới
tính Y thì sự di truyền tính trạng sẽ có đặc điểm:
- Di truyền chéo.
- Tỉ lệ phân li kiểu hình ở thế hệ sau sẽ biểu hiện khác nhau giữa giới đực
và giới cái.
4


- Kết quả phép lai thuận khác với kết quả phép lai nghịch.
- Có trường hợp P thuần chủng nhưng F1 lại phân tính (P: XaXa �XAY).

b. Bài tập mẫu
Bài 1: Khi khảo sát sự di truyền tính trạng màu sắc mắt của 1 loài ruồi giấm,
người ta thực hiện 2 phép lai và thu được kết quả sau:
1. Phép lai 1:
P1: Ruồi giấm ♀ mắt đỏ (t/c) �♂ mắt trắng (t/c)
F1-1: 100% ruồi giấm mắt đỏ
F2-1: 25% ♂ mắt đỏ : 50% ♀ mắt đỏ : 25% ♂ mắt trắng.
2. Phép lai 2:
P2: Ruồi giấm ♀ mắt trắng (t/c) �♂ mắt đỏ (t/c)
F1-2: 100% ♀ mắt đỏ : 100% ♂ mắt trắng
F2-2: 25% ♀ mắt đỏ : 25% ♀ mắt trắng : 25% ♂ mắt đỏ : 25% ♂ mắt trắng.
Biện luận quy luật di truyền và viết sơ đồ lai từ P đến F2 cho mỗi trường hợp.
Hướng dẫn
1. Phép lai 1:
a. Biện luận quy luật di truyền:
F2-1 phân li kiểu hình phân bố không đồng đều giữa giới đực và giới cái: Tất cả
ruồi giẩm cái có mắt đỏ, trong lúc ở ruồi giấm đực có ½ mắt đỏ, ½ mắt trắng.
Điều này chứng tỏ gen quy định màu mắt của ruồi giấm liên kết NST giới tính X
mà không có alen tương ứng trên NST giới tính Y.
b. Sơ đồ lai: P(t/c) → F1 mắt đỏ → Mắt đỏ là tính trạng trội
Quy ước gen: A: Mắt đỏ; a: Mắt trắng
XAXA , XAXa: ♀ Mắt đỏ
XaXa: ♀ Mắt trắng
XAY: ♂ Mắt đỏ
XaY: ♂ Mắt trắng
P1: ♀ XAXA � ♂ XaY.
GP1
XA
Xa, Y
F1-1: 1 XAXa : 1 XAY

TLKH: 100% mắt đỏ
F1-1 �F1-1: ♀ XAXa �♂ XAY.
GF1-1
XA, Xa
XA, Y
F2-1: 1 XAXA : 1XAXa : 1 XAY : 1 XaY
TLKH: - 25% ♂ mắt đỏ : 50% ♀ mắt đỏ : 25% ♂ mắt trắng.
- 3 Mắt đỏ : 1 Mắt trắng
2. Phép lai 2:

P2: ♀ XaXa



♂ XAY.
5


GP2 Xa
XA, Y
F1-2:
1 XAXa : 1 XaY
TLKH: 1♀ Mắt đỏ : 1 ♂ Mắt trắng
F1-2 �F1-2: ♀ XAXa �♂ XaY.
GP
XA, Xa
Xa, Y
F1: 1 XAXa : 1XaXa : 1 XAY : 1 XaY
TLKH: - 25% ♀ mắt đỏ : 25% ♀ mắt trắng : 25% ♂ mắt đỏ : 25% ♂ mắt trắng.
- 1 Mắt đỏ : 1 Mắt trắng

Bài 2 (CĐ 2010): Ở ruồi giấm, tính trạng màu mắt do một gen gồm 2 alen quy
định. Cho (P) ruồi giấm đực mắt trắng � ruồi giấm cái mắt đỏ, thu được F1
100% ruồi giấm mắt đỏ. Cho F 1 giao phối tự do với nhau → F2 tỉ lệ kiểu hình là
3 đỏ: 1 trắng, trong đó mắt trắng là con đực. Cho mắt đỏ dị hợp F 2 �đực mắt đỏ
→ F3. Biết không có đột biến, theo lý thuyết trong tổng số ruồi F 3 ruồi đực mắt
đỏ chiếm tỷ lệ bao nhiêu.
A. 50%.
B. 75%.

C. 25%.
D. 100%.
Hướng dẫn
F2: 3:1 (mắt trắng chỉ biểu hiện ở đực) → gen quy định màu mắt trên NST giới
tính.
Quy ước: Gen A → Mắt đỏ; Gen a → mắt trắng.
P: ♀ XAXA �♂ XaY
F1: 1XAXa : 1XAY
F1 �F1: ♀ XAXa �♂ XAY
F2: 1 XAXA : 1XAXa : 1 XAY : 1 XaY
♀ F2 XAXa �♂ XAY
F3: 1 XAXA : 1XAXa : 1 XAY : 1 XaY
Ở F3 ruồi đực mắt đỏ chiếm 25% (Đáp án C)
c. Bài tập áp dụng
Bài 1: Tính trạng màu lông gà do 1 gen quy định. Khi lai gà mái lông đốm thuần
chủng với gà trống lông đen thuần chủng nhận được đời F1 50% gà có lông
đốm, 50% gà có lông đen.
1. Biện luận quy luật di truyền, xác định tính trạng trội, lặn và giới tính của
gà F1.
2. Cho biết kết quả đời F2 khi cho F1 tiếp tục giao phối với nhau.
Bài 2: Ở gà, cho P: ♂ lông vằn �♀ lông đen thu được F1 100% lông vằn. F1 tạp

giao thu được F2: 50 gà lông vằn:16 gà lông đen.
1. Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2.
6


2. Tỷ lệ phân tính ở F3 đối với mỗi công thức lai.
2.2.1.3. Dạng 3: Biết kiểu hình thế hệ lai. Xác định kiểu gen của P.
a. Phương pháp giải
- Xác định quy luật di truyền
- Xác định tính trạng trội, lặn và quy ước gen cho giới đực và giới cái riêng biệt.
- Từ kiểu hình của giới dị giao tử XY, suy ra kiểu gen của giới đồng giao tử XX
theo thứ tự từ dưới lên theo sơ đồ sau:
P: XY
XX
F1: XY

XX

F2: XY
XX
- Viết sơ đồ lai
b. Bài tập mẫu
Bài 1: Tính trạng màu sắc của một loài bọ cánh cứng được quy định bởi 1 cặp
gen. Đem giao phối giữa bố mẹ đều thuần chủng nhận được F 1 đồng loạt có mắt
hạt lựu, đời F2 xuất hiện các kiểu hình phân phối theo số liệu sau:
1005 con cái có mắt hạt lựu; 503 con đực có mắt vàng mơ; 497 con đực có mắt
hạt lựu.
1. Màu sắc của loài bọ cánh cứng nói trên được chi phối bởi quy luật di truyền
nào?
2. Viết sơ đồ lai của P và của F1

Hướng dẫn
1. Quy luật di truyền:
F2 phân li kiểu hình khác nhau giữa 2 giới đực và cái: Tất cả con cái đều có mắt
hạt lựu trong lúc ở giới đực xuất hiện cả mắt hạt lựu và mắt vàng mơ với tỉ lệ
xấp xỉ 1:1. Vậy gen quy định màu mắt ruồi giấm liên kết với NST giới tính X và
không có alen trên NST giới tính Y.
2. Sơ đồ lai của P và F1:
F2 phân li kiểu hình theo tỉ lệ mắt hạt lựu : mắt vàng mơ ≈ 3:1 → Tính trạng mắt
hạt lựu trội so với tính trạng mắt vàng mơ.
Quy ước: A → Mắt hạt lựu; a → Mắt vàng mơ.

Ruồi giấm cái
Ruồi giấm đực
A A
A a
X X , X X : Mắt hạt lựu.
XAY: Mắt hạt lựu.
XaXa: Mắt vàng mơ.
XaY: Mắt vàng mơ.
- F2 xuất hiện con đực mắt hạt lựu, kiểu gen X AY và con đực mắt vàng mơ, kiểu
gen XaY trong đó Y do bố truyền, X A và Xa do mẹ truyền. Vậy kiểu gen của con
cái F1 là XAXa (mắt hạt lựu).
- Đời F2 xuất hiện tất cả giới cái đều có mắt hạt lựu → con đực đời F 1 phải có
kiểu gen XAY (vì nếu là XaY, F2 phải xuất hiện con cái mắt vàng mơ X aXa, điều
này mâu thuẫn đề).
- F1 xuất hiện con đực mắt hạt lựu, kiểu gen X AY, trong đó Y do bố truyền, X A
do mẹ truyền.
- Vì mẹ thuần chủng nên kiểu gen của cá thể mẹ ở đời P là XAXA (mắt hạt lựu).
F1 xuất hiện con cái mắt hạt lựu, kiểu gen X AXa, trong đó Xa phải do bố truyền
→ Kiểu gen của bố là XaY (mắt vàng mơ).

7


* Sơ đồ lai của P:
P: ♀ XAXA �♂ XaY.
GP:
XA
Xa, Y
F1: 1XAXa : 1 XAY
TLKH: 100% ♂, ♀ mắt hạt lựu.
* Sơ đồ lai của F1:
F1: ♀ XAXa � ♂ XAY.
GF1:
XA, Xa
XA, Y
F2: 1 XAXA : 1XAXa : 1 XAY : 1 XaY
TLKH: 25% ♂ mắt hạt lựu : 50% ♀ mắt hạt lựu : 25% ♂ mắt vàng mơ.
c. Bài tập áp dụng
Bài 1: Ở một loài côn trùng, tính trạng hình dạng cánh do 1 cặp gen điều khiển.
Đem lai giữa bố mẹ đều thuần chủng, thu được đời F 1 tất cả con cái đều cánh
dài, tất cả con đực đều cánh ngắn. Tiếp tục cho F 1 giao phối, đời F2 xuất hiện 4
loại kiểu hình phân phối theo số liệu sau: 124 con cái cánh dài : 126 con cái
cánh ngắn : 124 con đực cánh dài : 124 con đực cánh ngắn.
1. Biện luận quy luật di truyền chi phối phép lai và viết sơ đồ lai của P và của F2
2. Đem 1 cá thể đực đời F 2 giao phối với cá thể khác chưa biết kiểu gen, thu
được đời F3 có 132 con đực cánh dài : 259 con cái cánh dài : 128 con đực cánh
ngắn.
Xác định kiểu gen cá thể đực F2 và cá thể cái đem lai với nó.
2.2.1.4. Dạng 4: Phả hệ: Biết kiểu hình → Xác định kiểu gen
a. Phương pháp giải

- Xác định tính trạng trội, lặn, quy ước gen cho giới đực và cái riêng biệt.
- Từ kiểu hình của giới đực (XY) suy ra kiểu gen của giới cái (XX)
- Viết sơ đồ lai.
b. Bài tập mẫu
Bài 1: Ở người, bệnh máu không đông do 1 gen liên kết với NST giới tính X và
không có alen trên NST giới tính Y. Cặp bố mẹ có máu đông bình thường, sinh ba
người con gồm 1 đứa con trai mắc bệnh máu khó đông, 2 đứa con gái đều bình
thường. Đứa con gái thứ 2 sau này kết hôn với người không mắc bệnh máu khó
đông.
1. Hãy quy ước gen về tính trạng nói trên.
2. Xác định kiểu gen của cặp bố mẹ, đứa con trai và 2 đứa con gái.
3. Tính xác suất cặp bố mẹ trên sinh được:
a. Một đứa con trai bình thường.
b. Một đứa con gái mắc bệnh.
c. Hai đứa con gái bình thường
8


Hướng dẫn
1. Quy ước gen:
Cặp bố mẹ đều không mắc bệnh, sinh con trai mắc bệnh máu khó đông → tính
trạng không bệnh trội so với mắc bệnh.
Quy ước: A → gen quy định không bệnh; a → gen quy định máu khó đông.
Nữ giới
Nam giới
A A
A a
X X , X X : bình thường.
XAY: bình thường.
XaXa: bệnh máu khó đông.

XaY: bệnh máu khó đông.
2. Xác định kiểu gen của cặp bố mẹ, đứa con trai và 2 đứa con gái.
- Con trai mắc bệnh máu khó đông kiểu gen là X aY, trong đó Y do bố truyền, X a
do mẹ truyền nên kiểu gen của mẹ dị hợp XAXa, kiểu gen của bố là XAY.
- SĐL: P: ♀ XAXa � ♂ XAY.
GP:
XA, Xa
XA, Y
F1: 1 XAXA : 1XAXa : 1 XAY : 1 XaY
TLKH: ¼ ♂ bình thường : ¾ ♀ bình thường : ¼ ♂ bệnh máu khó đông.
- Kiểu gen của 2 con gái không mắc bệnh có thể là XAXA hoặc XAXa.
3. Xác suất cặp bố mẹ trên sinh được:
a. Một đứa con trai bình thường = ¼ = 25%.
b. Một đứa con gái mắc bệnh = 0%.
c. Hai đứa con gái bình thường = ½. ½ = ¼ = 25%
c. Bài tập áp dụng
Bài 1: Bệnh mù màu (đỏ, xanh) ở người do gen lặn liên kết với NST giới tính X
và không có alen trên NST giới tính Y. Một cặp vợ chồng không mắc bệnh mù
màu sinh 3 người con trong đó 2 người con gái đầu không mắc bệnh, người con
trai mắc bệnh mù màu. Người con gái thứ nhất lấy chồng mắc bệnh mù màu
sinh các con đều không mắc bệnh. Người con gái thứ 2 lấy chồng sinh con trai
và con gái đều mắc bệnh mù màu. Người con trai lấy vợ khỏe mạnh sinh được 1
cháu gái không bệnh, 1 cháu trai mắc bệnh.
1. Có thể lập phả hệ gia đình về bệnh mù màu qua 3 thế hệ như thế nào?
2. Cho biết kiểu gen của các cá thể được đề cập trong phả hệ.
3. Vợ chồng người con trai có thể sinh đứa con trai không mắc bệnh hay không?
Nếu có sẽ với xác suất bằng bao nhiêu?
2.2.1.5. Dạng 5: Trường hợp gen gây chết nằm trên NST giới tính.
a. Phương pháp giải
Một tính trạng thường nào đó phân li kiểu hình 2:1 thì đây trường hợp gen gây

chết ở trạng thái trội.

9


Nếu tỷ lệ giới tính 1:1 thì gen gây chết nằm trên NST thường. Nếu tỷ lệ về giới
tính là 2:1 (♂/♀=2/1 hoặc ♀/♂=2/1). Chứng tỏ gen trội gây chết đã liên kết trên
NST giới tính X.
b. Bài tập mẫu
Bài 1: Ở một loài ruồi giấm, gen B trên NST giới tính X gây chết ở giới đực, ở
giới cái gen này gây chết ở kiểu gen đồng hợp trội. Những ruồi giấm cái dị hợp
về gen này có kiểu hình cánh có mấu nhỏ. Ruồi giấm cái đồng hợp về gen lặn
XbXb và ruồi giấm đực XbY có cánh dài bình thường.
1. Hãy quy ước gen về tính trạng này.
2. Khi giao phối giữa ruồi giấm cái cánh có mấu nhỏ với ruồi giấm đực có cánh
dài bình thường nhận được F1, sau đó cho những ruồi giấm F 1 tiếp tục giao phối
thì nhận được F2. Tính tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình những con ruồi còn sống xuất
hiện ở đời F2. (Tính chung các tổ hợp lai khác nhau của F1).
3. Tỉ lệ ruồi đực và ruồi cái xuất hiện ở đời F1 và F2.
Hướng dẫn
1. Quy ước gen:

Ruồi giấm cái
XBXB: Chết
XBXb: Cánh có mấu nhỏ
XbXb: Cánh bình thường
2. Kết quả F2:
P: ♀ XBXb � ♂ XbY
GP: XB, Xb
Xb, Y

F1: 1 XBXb : 1XbXb : 1 XBY : 1 XbY
TLKH: 1/3 ♀ cánh có mấu nhỏ : 1/3

Ruồi giấm đực
XBY: Chết
XbY: Cánh bình thường

♀ cánh bình thường : 1/3 ♂ cánh bình

thường.
Cho F1 ngẫu phối có 2 phép lai:
* Phép lai 1:
F1: ♀ XBXb � ♂ XbY
GF1: XB, Xb
Xb, Y
F2: 1 XBXb : 1XbXb : 1 XBY : 1 XbY
TLKH: 1 ♀ cánh có mấu nhỏ : 1 ♀ cánh bình thường : 1 ♂ cánh bình thường : 1
♂ chết.
* Phép lai 2:
F1: ♀ XbXb � ♂ XbY
GF1: Xb
Xb, Y
F2: 1XbXb : 1 XbY
TLKH: 1 ♀ cánh bình thường : 1 ♂ cánh bình thường.
Tỉ lệ kiểu gen và tỉ lệ kiểu hình đời F2 (tính chung từ các phép lai giữa F1)
TLKG: 1 XBXb : 3XbXb : 3 XbY.
TLKH: 1/7 ♀ cánh có mấu nhỏ : 3/7 ♀ cánh bình thường : 3/7 ♂ cánh bình
thường .
10



3. Tỉ lệ giới tính:
Đời F1 cái: đực = 2:1;

Đời F2 cái: đực = 4 : 3;

c. Bài tập áp dụng
Bài 1: Khi giao phối giữa ruồi giấm cái có cánh chẻ với ruồi giấm đực có cánh
bình thường thì thu được:
84 con cái có cánh chẻ.
79 con cái có cánh bình thường.
82 con đực có cánh bình thường.
Cho biết hình dạng cánh do một gen chi phối.
a. Giải thích kết quả phép lai trên.
b. Có nhận xét gì về sự tác động của các alen thuộc gen quy định hình
dạng cánh.
Bài 2: Cho P: gà trống chân ngắn, lông vàng x gà mái chân ngắn, lông đốm
Thu được F1:
- Gà trống: 59 con chân ngắn, lông đốm : 30 con chân dài, lông đốm
- Gà mái: 60 con chân ngắn, lông vàng : 29 con chân dài, lông vàng.
Biết một gen quy định một tính trạng. Hãy:
a) Giải thích kết quả phép lai trên?
b) Xác định kiểu gen của P và viết các loại giao tử của P khi giảm phân
bình thường.
2.2.2. Bài tập quy luật di truyền liên kết với giới tính và các quy luật khác.
2.2.2.1. Bài tập di truyền liên kết với giới tính và phân li độc lập.
a. Phương pháp giải
Bước 1: Tìm trội lặn và quy ước gen (nên xét từng tính trạng, xem nằm trên NST
thường hay giới tính. Nếu tính trạng nào đều có ở đực và cái → nằm trên NST
thường, tính trạng nằm trên NST giới tính có đặc điểm của gen trên NST giới

tính).
Bước 2: Nhận dạng quy luật di truyền chi phối (Nhân 2 tỷ lệ riêng nếu thấy kết
quả trùng với tỉ lệ phân li kiểu hình F 2 theo đầu bài → Tuân theo quy luật phân
ly độc lập, có 1 cặp gen nằm trên NST giới tính → Kiểu gen P).
Bước 3: Viết SĐL
b. Bài tập mẫu
Bài 1: Trong 1 thí nghiệm lai ruồi giấm con cái cánh dài, mắt đỏ với đực cánh
ngắn, mắt trắng → F1: 100% cánh dài, mắt đỏ.
F1 giao phối ngẫu nhiên ngẫu nhiên → F2 ♀: 306 cánh dài, mắt đỏ: 101 cánh
ngắn, mắt đỏ và ♂: 147 cánh dài, mắt đỏ: 152 cánh dài, mắt trắng: 50 cánh
ngắn, mắt đỏ: 51 cánh ngắn, mắt trắng. Cho biết mỗi gen quy định 1tính trạng.
Giải thích kết quả thu được và viết SĐL.
11


Hướng dẫn
- Khi lai ruồi giấm con cái cánh dài, mắt đỏ với đực cánh ngắn, mắt trắng → F 1:
100% cánh dài, mắt đỏ → Tính trạng cánh dài trội so với cánh ngắn; Mắt đỏ là
trội so với mắt trắng.
- Xét riêng tính trạng hình dạng cánh:
F2: Cánh dài : Cánh ngắn = (306+147+152) : (101+50+51) =3:1
Tỉ lệ này phân bố đồng đều ở giới đực và giới cái → Gen quy định tính trạng
hình dạng cánh nằm trên NST thường và tuân theo quy luật phân li.
Quy ước: A – Cánh dài, a – Cánh ngắn
Kiểu gen của F1: Aa (cánh dài) �Aa (cánh dài)
- Xét riêng tính trạng mầu mắt:
F2: Mắt đỏ : Mắt trắng= (306+101+147+50) : (152+51) = 3:1 và có sự phân bố
khác nhau ở 2 giới mà ta thấy tính trạng mắt trắng chỉ có ở con ♂ nên gen quy
định tính trạng màu mắt phải nằm trên NST X và trên Y không có alen tương
ứng.

Quy ước: B – Mắt đỏ, b – Mắt trắng
- F1 Đồng tính → Pt/c và từ lập luận trên → Kiểu gen P ♀ Cánh dài, mắt đỏ:
AAXBXB
♂ Cánh ngắn, mắt trắng: aaXbY
SĐL → P → F2
Tỉ lệ kiểu hình: 3 cái cánh dài, mắt đỏ : 1 cái cánh ngắn, mắt đỏ : 3 đực cánh dài
đỏ : 3 đực cánh dài, mắt trắng : 1 đực cánh ngắn, mắt đỏ : 1 đực cánh ngắn, mắt
trắng.
c. Bài tập áp dụng
Bài 1: Một thí nghiệm lai giữa ruồi giấm cái thân xám, mắt đỏ với ruồi giấm đực
thân đen, mắt trắng thu được toàn bộ ruồi F 1 thân xám, mắt đỏ. Cho F1 giao phối
ngẫu nhiên thu được F2 phân li theo tỉ lệ:
Ruồi cái:
75% thân xám, mắt đỏ : 25% thân đen, mắt đỏ.
Ruồi đực:
37,5% thân xám, mắt đỏ : 37,5% thân xám, mắt trắng:
12,5% thân đen, mắt đỏ : 12,5% thân đen, mắt trắng.
Biện luận để xác định quy luật di truyền chi phối các tính trạng trên. Viết kiểu
gen của F1. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng.
Bài 2: Lai gà trống mào to, lông vằn thuần chủng với gà mái lông không vằn,
mào nhỏ thuần chủng, được gà F1 có lông vằn, mào to.
a) Cho gà mái F1 lai với gà trống lông không vằn, mào nhỏ, được F 2 phân ly như
sau: 1 gà trống mào to, lông vằn: 1 gà trống mào nhỏ, lông vằn: 1 gà mái mào to,
lông không vằn: 1 gà mái mào nhỏ, lông không vằn. Biết rằng mỗi gen quy định
một tính trạng. Hãy biện luận và lập sơ đồ lai giải thích cho phép lai trên.
12


b) Phải lai gà trống F1 với gà mái có kiểu gen và kiểu hình như thế nào để ngay
thế hệ sau có tỷ lệ phân ly kiểu hình theo giới tính 1:1:1:1:1:1:1:1.

c) Muốn tạo ra nhiều biến dị nhất, phải chọn cặp lai có kiểu gen và kiểu hình
như thế nào?
Bài 3: Ở 1 loài chim, 2 tính trạng chiều cao chân và độ dài lông được chi phối
bởi hiện tượng 1 gen quy định 1 tính trạng. Cho chim thuần chủng chân cao,
lông đuôi dài lai với chim thuần chủng chân thấp, lông đuôi ngắn. F 1 thu được
đồng loạt chân cao, lông đuôi dài.
a. Cho chim mái F1 lai với chim trống chân thấp, lông đuôi ngắn được:
25% trống chân cao, đuôi dài
25% trống chân thấp, đuôi dài
25% mái chân cao, đuôi ngắn
25% mái chân thấp, đuôi ngắn
b. Cho chim trống F1 lai với mái chưa biết kiểu gen được tỷ lệ sau:
37,5% chân cao, đuôi dài : 37,5% chân cao, đuôi ngắn
12,5% chân thấp, đuôi dài : 12,5% chân thấp, đuôi ngắn
Biện luận và viết SĐL.
Bài 4: Người ta lai một con ruồi cái mắt nâu và cánh ngắn, lấy từ dòng ruồi
thuần chủng, với một con ruồi đực thuần chủng có mắt đỏ, cánh dài. Đời F 1 có
các kiểu hình như sau: toàn bộ ruồi cái có mắt đỏ, cánh dài còn toàn bộ ruồi đực
có mắt đỏ nhưng cánh ngắn.
Cho các con ruồi đực và cái F 1 giao phối ngẫu nhiên với nhau thu được F 2 với tỉ
lên kiểu hình ở cả 2 giới như sau: 3/8 mắt đỏ, cánh dài : 3/8 mắt đỏ, cánh ngắn :
1/8 mắt nâu, cánh dài : 1/8 mắt nâu, cánh ngắn.
Từ kết quả lai trên hãy xác định kiểu gen của ruồi bố, mẹ, F 1 và các con ruồi F2.
Biết rằng mỗi tính trạng được quy định bởi một gen.

2.2.2.2. Bài tập di truyền liên kết với giới tính và liên kết gen.
a. Phương pháp giải
- Xét sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng.
- Từ tỉ lệ phân li kiểu hình của từng cặp tính trạng, ta suy ra kiểu gen tương ứng
của nó.

- Khi xét kết hợp sự di truyền của cả 2 cặp tính trạng, trường hợp 2 cặp gen cùng
liên kết với NST giới tính X, ta còn phải biện luận để xác định chúng liên kết
gen hay hoán vị gen.
- Muốn vậy, ta căn cứ vào sự xuất hiện kiểu hình của giới đực (XY) ở thế hệ sau
để suy ra tỉ lệ giao tử của giới cái (XX) của thế hệ trước, từ đó suy ra liên kết
gen hay hoán vị gen.
13


- Biết tỉ lệ giao tử cái ta suy ra được kiểu gen của nó và viết SĐL.
b. Bài tập mẫu
Bài 1: Khi khảo sát sự di truyền tính trạng màu mắt và hình dạng cánh của ruồi
giấm, mỗi tính trạng do một cặp alen điều khiển. Người ta đem lai giữa bố mẹ
thuần chủng, nhận được F1 đồng loạt có mắt đỏ, cánh bình thường. Tiếp tục cho
F1 giao phối, thu được F 2 phân li theo kiểu hình sau: 25% ruồi giấm đực mắt đỏ,
cánh bình thường, 50% ruồi giấm cái mắt đỏ, cánh bình thường; 25% ruồi giấm
đực mắt trắng, cánh bình thường.
1. Biện luận, xác định kiểu gen của P, F1 và lập các SĐL từ P đến F2.
2. Sử dụng cá thể cái F 1 đem giao phối với cá thể đực có kiểu gen chưa biết, đời
F2 phân li:
- Ruồi giấm cái: 50% mắt đỏ, cánh bình thường : 50% mắt đỏ, cánh xẻ.
- Ruồi giấm đực: 50% mắt đỏ, cánh bình thường : 50% mắt trắng, cánh xẻ.
Xác định kiểu gen của ruồi giấm đực đem lai và viết SĐL phù hợp với kết quả
trên.
Hướng dẫn
1. Biện luận, xác định kiểu gen của P, F1 và lập các SĐL từ P đến F2
* Xét sự di truyền tính trạng màu mắt:
- F2 phân li tỉ lệ kiểu hình phân bố không đồng đều giữa giới đực và giới cái: Tất
cả ruồi giấm cái đều mắt đỏ, ruồi giấm đực xuất hiện ½ mắt đỏ, ½ mắt trắng.
Suy ra gen quy định tính trạng mầu mắt ở ruồi giấm liên kết với NST giới tính X

và không có alen trên NST Y.
- F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình mắt đỏ : mắt trắng = 3:1. Suy ra tính trạng mắt đỏ
trội so với mắt trắng.
Quy ước: A → Mắt đỏ; a → Mắt trắng.
Ruồi giấm cái
Ruồi giấm đực
A A
A a
X X , X X : Mắt đỏ.
XAY: Mắt đỏ.
XaXa: Mắt trắng.
XaY: Mắt trắng.
- F2 xuất hiện con đực mắt đỏ, kiểu gen XAY và con đực mắt trắng, kiểu gen XaY
trong đó Y do bố truyền, XA và Xa do mẹ truyền. Vậy kiểu gen của con cái F1 là
XAXa (mắt đỏ).
- Đời F2 xuất hiện tất cả giới cái đều có mắt đỏ → con đực đời F 1 phải có kiểu
gen XAY (vì nếu là XaY, F2 phải xuất hiện con cái mắt trắng XaXa, điều này mâu
thuẫn đề).
- F1 xuất hiện con đực mắt đỏ, kiểu gen XAY, trong đó Y do bố truyền, XA do mẹ
truyền.
- Vì mẹ thuần chủng nên kiểu gen của cá thể mẹ ở đời P là XAXA (mắt đỏ).
- F1 xuất hiện con cái mắt đỏ, kiểu gen X AXa, trong đó Xa phải do bố truyền →
Kiểu gen của bố là XaY (mắt trắng). Sơ đồ lai của P: ♀ XAXA �♂ XaY.
* Xét sự di truyền hình dạng cánh:
14


- F2 phân li tỉ lệ kiểu hình phân bố không đồng đều giữa giới đực và giới cái: Tất
cả ruồi giấm cái đều cánh bình thường, ruồi giấm đực xuất hiện ½ cánh bình
thường, ½ cánh xẻ. Suy ra gen quy định tính trạng hình dạng cánh ở ruồi giấm

cũng liên kết với NST giới tính X và không có alen trên NST Y.
- F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình cánh bình thường: cánh xẻ = 3:1. Suy ra tính trạng
cánh bình thường trội so với cánh xẻ.
Quy ước: B → Cánh bình thường; b → Cánh xẻ.
Ruồi giấm cái
Ruồi giấm đực
B B
B b
X X , X X : Cánh bình thường.
XBY: Cánh bình thường.
XbXb: Cánh xẻ.
XbY: Cánh xẻ.
- F2 xuất hiện con đực cánh bình thường, kiểu gen X BY và con đực cánh xẻ, kiểu
gen XbY trong đó Y do bố truyền, XB và Xb do mẹ truyền. Vậy kiểu gen của con
cái F1 là XBXb (cánh bình thường).
- Đời F2 xuất hiện tất cả giới cái đều có cánh bình thường → con đực đời F 1 phải
có kiểu gen XBY (vì nếu là XbY, F2 phải xuất hiện con cái mắt trắng X bXb, điều
này mâu thuẫn đề).
- F1 xuất hiện con đực cánh bình thường, kiểu gen X BY, trong đó Y do bố truyền,
XB do mẹ truyền.
- Vì mẹ thuần chủng nên kiểu gen của cá thể mẹ ở đời P là X BXB (cánh bình
thường).
- F1 xuất hiện con cái cánh bình thường, kiểu gen X BXb, trong đó Xb phải do bố
truyền → Kiểu gen của bố là XbY (cánh xẻ). Sơ đồ lai của P: ♀ XBXB �♂ XbY.
* Xét sự di truyền đồng thời cả 2 tính trạng:
P: X BA X BA �X baY
Viết SĐL từ P đến F2
2. Kiểu gen của ruồi giấm đực đem lai với ruồi giấm cái F1
- Ruồi giấm cái F1 có kiểu gen X BA X ba .
Xét sự di truyền tính trạng mầu mắt:

+ F2 xuất hiện tất cả ruồi giấm cái mắt đỏ, suy ra kiểu gen ruồi giấm đực đem lai
với cá thể F1 phải là XAY.
Xét sự di truyền tính trạng hình dạng cánh:
+ F2 phân li kiểu hình tỉ lệ 1 cái cánh bình thường: 1 cái cánh xẻ : 1 đực cánh
bình thường : 1 đực cánh xẻ. Suy ra kiểu gen của ruồi giấm đực đem lai là XbY.
Kết hợp cả 2 tính trạng: Kiểu gen của ruồi giấm đực đem lai với cá thể cái F 1 là
X bA Y.
SĐL của F1: X BA X ba x X bA Y (Tự viết SĐL).
c. Bài tập áp dụng
Ở một loài côn trùng, khi lai giữa P đều thuần chủng thu được F 1. Đem F1 tiếp
tục giao phối, nhận được F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình như sau:
Giới cái: 50% chân cao, cánh hoang dại : 50% chân cao, cánh đột biến.
Giới đực: 50% chân cao, cánh đột biến : 50% chân thấp, cánh hoang dại.
Biết mỗi tính trạng điều khiển một cặp gen, tính trạng cánh hoang dại trội so với
cánh đột biến.
15


1. Biện luận về quy luật di truyền chi phối các tính trạng trong phép lai.
2. Lập SĐL từ P đến F2.
2.2.2.3. Bài tập di truyền liên kết với giới tính và hoán vị gen.
a. Tóm tắt lí thuyết.
+ Với các gen liên kết không hoàn toàn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính
X mà không có các gen tương ứng trên Y, tần số hoán vị gen hoặc tỉ lệ kiểu gen,
kiểu hình được xác định như trong trường hợp có trao đổi chéo một bên.
+ Tỉ lệ phân li kiểu hình ở 2 giới đực và cái khác nhau: Nếu XX cho 2
kiểu hình còn XY cho 4 kiểu hình gồm 2 lớp kiểu hình với tỉ lệ không bằng nhau
→ Có hoán vị gen ở cá thể XX. Tính f (tần số hoán vị gen) dựa vào kiểu hình
lặn nhất cá thể XY.
+ Nếu đầu bài cho 100% con đực và 100% con cái → cơ thể XY ban đầu

(P) khi tạo giao tử X-=Y=1
+ Nếu đầu bài cho tổng số đực và cái là 100% thì khi tạo giao tử X =Y=1/2
+ f = 2 × giao tử hoán vị, giao tử liên kết = 0,5-f/2 > 25%, giao tử hoán
vị<25%
* Phương pháp giải
+ Bước 1: Viết kiểu gen giới tính của loài → Tìm trội lặn và Quy ước gen:
+ Bước 2: Xét sự di truyền của từng cặp tính trạng để xác định quy luật di
truyền chi phối tính trạng đó → Viết SĐL kiểm chứng.
+ Bước 3: Tìm Quy luật di truyền chi phối đồng thời cả 2 cặp tính trạng
+ Bước 4: Xác định nhóm liên kết (Dị hợp đều, dị hợp chéo) và xác định tần số
hoán vị gen (f): (Chọn kiểu hình lặn nhất ở giới dị giao (XY) để phân tích (giao
tử Y = 1 khi tính tổng kiểu hình đực =cái =100%, Giao tử Y=1/2 khi tổng kiểu
hình đực = cái = 50%) => giao tử X <25% là giao tử hoán vị, giao tử >25% là
giao tử liên kết và f=2 * giao tử hoán vị.
+ Bước 5: Viết SĐL và xác định tỉ lệ kiểu gen và tỉ lệ kiểu hình.
b. Bài tập mẫu
Bài 1: Ở Ruồi giấm: Có 2 gen lặn liên kết với nhau: a-mắt màu lựu, b-cánh xẻ.
Các tính trạng trội tương phản là mắt đỏ và cánh bình thường. Kết quả của 1
phép lai P cho những số liệu sau:
Ruồi ♂ F1: 7,5% Đỏ- bình thường : 7,5% Lựu - xẻ : 42,5% Đỏ-xẻ : 42,5% Lựubình thường
♀: 50% Đỏ- bình thường: 50% Đỏ-xẻ
1. Các gen nói trên nằm trên NST nào?
2. Viết SĐL và giải thích kết quả
Hướng dẫn
1. Các gen nói trên nằm trên NST nào.
16


+ Bước 1: Viết kiểu gen giới tính của loài → Tìm trội lặn và Quy ước gen:
Ta có: ruồi giấm ♂: XY, ♀ XX.

- Quy ước gen: A-Mắt màu đỏ; a-Mắt màu lựu; B-Cánh bình thường; b-cánh
xẻ
+ Bước 2: Xét sự di truyền của từng cặp tính trạng để xác định quy luật di
truyền chi phối tính trạng đó → Viết sơ đồ lai kiểm chứng:
* Tách riêng từng tính trạng ở thế hệ F1:
- Tính trạng màu mắt:
♂: Đỏ : lựu= (42,5+7,5) : (42,5+7,5) = 1 : 1
♀: 100% Mắt đỏ
- Tính trạng hình dạng cánh:
♂: Bình thường : xẻ = (42,5+7,5) : ( 42,5+7,5) = 1 : 1
♀: Bình thường : xẻ = 50 : 50 = 1 : 1
 Tính trạng màu mắt có hiện tượng phân tính theo giới, con cái toàn mắt
đỏ. Con đực phân tính theo 1:1 → gen chi phối các tính trạng trên phải di
truyền theo quy luật liên kết giới tính và gen nằm trên NST X.
 Mà theo bài ra các gen chi phối tính trạng màu mắt và hình dạng cánh di
truyền liên kết với nhau nên tất cả chúng đều nằm trên NST giới tính.
* Sơ đồ lai kiểm chứng cho từng cặp tính trạng.
- Màu mắt: F1: 100% ♀ đỏ: XAX- ♂: 1đỏ: 1 lựu = 1X AY:1XaY => ở P
con ♀ phải có XAXa con ♂ XAY → SĐL:
P: ♀XAXa (đỏ)

X

♂XAY (đỏ)


F1: ♀XAXA

♀XAXa


♂XaY

3 đỏ

♂XAY
1 lựu

- Hình dạng cánh: F1: ♂ và ♀ đều cho: 1 cánh bình thường: 1 cánh xẻ
Con ♀: 1XBX- : XbXb, con ♂: 1XBY:1XbY => ở P con ♀ phải có X BXb con ♂
XbY nên SĐL
P: ♀ XBXb (Bình thường)

X

♂XbY (Cánh xẻ)


F1: ♀XBXb

♀XbXb

1♀Bình 1♀Cánh xẻ
thường

♂XBY

♂XbY

1♂Bình
thường


1♂ cánh xẻ

+ Bước 3: Tìm Quy luật di truyền chi phối đồng thời cả 2 cặp tính trạng
Xét sự di truyền đồng thời của 2 tính trạng màu mắt và hình dạng cánh.
- Từ 2 SĐL kiểm chứng trên → ♂ P: XAbY mắt đỏ, cánh xẻ
17


- Xét sự di truyền đồng thời 2 tính trạng ở con ♂: (1đỏ:1lựu)(1b.thường:1
xẻ)=1:1:1:1 khác với tỉ lệ phân li kiểu hình F 1: 7,5: 7,5 : 42,5 : 42,5 nên các cặp
gen quy định các cặp tính trạng trên nằm trên 1 cặp NST giới và đã liên kết
không hoàn toàn.
+ Bước 4: Xác định nhóm liên kết (Dị hợp đều, dị hợp chéo) và xác định tần số
hoán vị gen (f).
Xác định nhóm liên kết và tần số hoán vị gen (f):
- F1: ♂Mắt lựu - Cánh xẻ = 7,5% → 7,5%X abY=(7,5%Xab♀)x(1Y♂) =>
Xab =7,5<25% --> giao tử hoán vị → P: ♀XAbXaB => XAB =Xab = 7,5%, XAb =
XaB = 50%-7,5%=42,5% → f=2x7,5=15%
+ Bước 5: Viết SĐL và xác định tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình.
2. Viết SĐL và giải thích kết quả
P: ♀ XAbXaB (Đỏ, Bình thường)

X

XAb = XaB = 42,5%.
XAB =Xab = 7,5%,
F1: 42,5% ♀XAbXAB
42,5% ♂XAbY
♂:


XAbY (Đỏ, Cánh xẻ)
XAb = Y = 1

42,5%♀XAbXaB

7,5%♀XABXAb 7,5%♀XAbXab

42,5%♂XaBY

7,5% ♂XABY

7,5% Đỏ,bình thường
7,5% Lựu, xẻ
42,5% Đỏ, xẻ
42,5% Lựu, bình thường

7,5%♂XabY

♀: 7,5% Đỏ, bình thường
42,5% Đỏ, xẻ

Bài 2 (ĐH 2011): Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với
alen a quy định thân đen; alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b
quy định cánh cụt. Các gen quy định màu thân và hình dạng cánh đều nằm trên
một nhiễm sắc thể thường. Alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d
quy định mắt trắng nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính
X. Cho giao phối ruồi cái thân xám, cánh dài, mắt đỏ với ruồi đực thân xám,
cánh dài, mắt đỏ (P), trong tổng số các ruồi thu được ở F 1, ruồi có kiểu hình thân
đen, cánh cụt, mắt trắng chiếm tỉ lệ 2,5%. Biết rằng không xảy đột biến, tính

theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình thân xám, cánh dài, mắt đỏ ở F1 là:
A.7,5%
B. 45,0%
C.30,0%
D. 60,0%
Hướng dẫn
+ Các gen quy định màu thân và hình dạng cánh đều nằm trên một nhiễm sắc
thể thường nên các gen này liên kết với nhau
+ Gen quy định màu mắt nằm trên NST X mà không có alen tương ứng trên Y
+ Ruồi có kiểu hình thân đen, cánh cụt, mắt trắng (X dY) chiếm tỉ lệ 2,5 % =
0,025 → các gen (A, a) và (B, b) liên kết không hoàn toàn (Hoán vị gen).
18


+ Đời F1 cho ruồi có kiểu hình thân đen, cánh cụt, mắt trắng chiếm tỉ lệ 2,5 %
= % thân đen, cánh cụt × % mắt trắng → % thân đen, cánh cụt = 2,5 ×1/4 = 10%
+ Vậy, % thân xám, cánh dài = 10% + 50% = 60% → Thân xám, cánh dài, mắt
đỏ = 60% . ¾ = 45% → Đáp án B
c. Bài tập áp dụng
Bài 1: Ở gà gen S quy định tính trạng lông mọc sớm trội hoàn toàn so với gen s
quy định tính trạng lông mọc muộn. Gen B quy định tính trạng lông đốm trội
hoàn toàn so với gen b quy định tính trạng lông đen. Các gen s và b liên kết với
giới tính, có tần số hoán vị gen ở gà trống là 30%. Đưa lai gà mái đen lông mọc
sớm với gà trống thuần chủng về 2 tính trạng lông đốm, mọc muộn được F 1 cho
F1 giao phối với nhau được F2
a) Viết sơ đồ lai của P và F1 trong trường hợp cấu trúc NST không thay đổi trong
giảm phân.
b) Tỉ lệ phân li kiểu hình ở F 2 trong trường hợp cấu trúc NST thay đổi trong
giảm phân?
Bài 2: Ở ruổi giấm gen A quy định cánh thường, gen a quy định cánh xẻ, gen B

quy định mắt đỏ, gen b quy định mắt trắng. Các gen này nằm trên NST giới tính
X.
a) Lai ruồi cái dị hợp đều về 2 gen với ruồi đực có kiểu hình cánh xẻ, mắt trắng.
Nêu phương pháp xác định tần số hoán vị gen.
b) Lai ruồi cái dị hợp về 2 gen trên với ruồi đực có kiểu hình cánh bình thường,
mắt đỏ. Trình bày phương pháp xác định tần số hoán vị gen? So với trường hợp
trên phương pháp này khác ở điểm nào? Tại sao có sự khác nhau đó?
Bài 3 (ĐH 2011): Trong quá trình giảm phân ở một cơ thể có kiểu gen
AaBbX eD X Ed đ đã xảy ra hoán vị gen giữa các alen D và d với tần số 20%. Cho biết
không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, tỉ lệ loại giao tử abX ed được tạo ra từ cơ
thể này là:
A. 2,5%
B. 5,0%
C.10,0%
D. 7,5%
Bài 4 (ĐH 2009): Ruồi giấm A thân xám, a thân đen, B cánh dài, b cánh cụt
cùng nằm trên một cặp NST. D mắt đỏ, d mắt trắng nằm trên X, không có alen
tương ứng trên Y. Phép lai AB//ab XDXd x AB//ab XDY cho F1 thân đen, cánh
cụt, mắt đỏ chiếm tỉ lệ 11,25%. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ ruồi đực thân xám, cánh
cụt, mắt đỏ là:
A. 3,75%
B. 5%
C. 15%
D. 2,5%
Bài 5: Cho biết mỗi cặp tính trạng do một cặp gen quy định và di truyền trội
hoàn toàn; tần số hoán vị gen giữa A và B là 20%, giữa D và E không có hoán vị
Ab D d
Ab d
X E Xe 
X Y. Tính theo lý thuyết, các cá thể con có

gen. Xét phép lai
aB
ab E
mang A, B và có cặp nhiễm sắc thể giới tính là X dE X de ở đời con chiếm tỉ lệ
A. 7,5%.
B. 12,5%.
C. 18,25%.
D. 22,5%.
19


2.2.2.4. Bài tập trắc nghiệm tổng hợp
Bài 1: (CĐ2010)
Biết mỗi gen quy định 1 tính trạng, gen trội trội hoàn toàn, không có đột biến.
Tính theo lí thuyết phép lai nào sau đây cho đời con có nhiều loại kiểu hình
nhất.
A. AaBbDdxAaBbDd

B.

AB DE AB DE
x
ab dE ab dE

Ab
AB
Ddx
dd
aB
ab


D.

Ab D d AB D
X X x
X Y
aB
ab

C.

Bài 2: (ĐH2011)
Ở ruồi giấm, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt
trắng. Trong trường hợp không xảy ra đột biến, phép lai nào sau đây cho đời con
có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 2 ruồi cái mắt đỏ : 1 ruồi đực mắt đỏ : 1 ruồi đực
mắt trắng?
A.XAXa x XAY
B. XAXA x XaY
C. XAXa x XaY
D.XaXax XAY
Bài 3: (ĐH 2011): Ở Gà, alen A quy định tính trạng lông vằn trội hoàn toàn so
với alen a quy định tính trạng lông nâu. Cho gà mái lông vằn giao phối với gà
trống lông nâu (P), thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 gà lông vằn : 1
gà lông nâu. Tiếp tục cho F1 giao phối với nhau, thu được F 2 có kiểu hình phân li
theo tỉ lệ 1 gà lông vằn : 1 gà lông nâu. Phép lai (P) nào sau đây phù hợp với kết
quả trên ?
A. Aa  aa.
B. AA  aa.
C. XAXa  XaY.
D.XaXa  XAY.

Bài 4: (CĐ 2011)
Ruồi giấm: A-mắt Đỏ, a-trắng phép lai nào sau đya cho TLKH đời con 3 đỏ: 1
trắng.
A. XaXa x XaY
B. XAXa x XAY
C. XaXa x XAY
D. XAXa x XaY
Bài 5 (ĐH 2012): Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với
alen a quy định thân đen; alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b
quy định cánh cụt; alen D quy đinh mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định
mắt trắng. Thực hiện phép lai P: AB//ab XDXd x AB//ab XDY thu được F1. Trong
tổng số các ruồi F1, ruồi thân xám, cánh dài, mắt đỏ chiếm tỉ lệ 52,5%. Biết rằng
không xảy ra đột biến, theo lí thuyết ở F 1 tỉ lệ ruồi đực thân xám, cánh cụt, mắt
đỏ là
A. 3,75%
B. 5%
C. 7,5%
D. 2,5%
Bài 6: Cho cá thể mắt đỏ thuần chủng lai với cá thể mắt trắng được F1 đều mắt
đỏ. Cho con cái F1 lai phân tích với đực mắt trắng thu được tỉ lệ 3 mắt trắng : 1
mắt đỏ, trong đó mắt đỏ đều là con đực. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Màu mắt di truyền theo trội hoàn toàn. P: ♂ XAXA x ♀ XaY.
20


B. Màu mắt di truyền theo trội hoàn toàn. P: ♀XAXA x ♂ XaY.
C. Màu mắt di truyền theo tương tác bổ sung. P: ♀ AAXBXB x ♂ aaXbY.
D. Màu mắt di truyền theo tương tác bổ sung. P: ♂AAXBXB x ♀ aaXbY.
Bài 7: Ở ruồi giấm gen A quy định thân xám là trội hoàn toàn so với a thân đen,
gen B quy định cánh dài là trội hoàn toàn so với b cánh cụt, gen D quy định mắt

AB

đỏ là trội hoàn toàn so với d mắt trắng ? phép lai giữa ruồi giấm ab XDXd với
AB

ruồi giấm ab XDY cho F1 có kiểu hình thân đen, cánh cụt, mắt trắng chiếm tỷ lệ
=5%. Tần số hoán vị gen là:
A. 35%.

B. 20%.

C. 40%.

D. 30%.

PHẦN 3. KẾT LUẬN
Qua 7 năm thực hiện giảng dạy và hướng dẫn học sinh ôn thi tốt nghiệp,
Đại học – Cao đẳng, tôi nhận thấy trong việc hướng dẫn học sinh giải các bài tập
di truyền nếu giáo viên đã phân dạng và xây dựng phương pháp giải chung cho
từng dạng thì sẽ thuận lợi cho giáo viên khi dạy tiết giải bài tập nhờ đó tiết dạy
có tính chủ động và tạo hứng thú cho học sinh hơn.
Học sinh sau khi đã tiếp cận với dạng bài tập và phương pháp giải mỗi
dạng bài tập thì sẽ tự tin và lập luận chặt chẽ không bỏ bước giải, nhờ đó hiệu
quả bài giải cao hơn.

21


Chuyên đề này tuy đã hệ thống nhiều dạng bài tập về quy luật di truyền
liên kết với giới tính nhưng chưa phải là đầy đủ, còn một số dạng bài tập tương

đối phức tạp nữa, chuyên đề này cần được phát triển trong nhiều năm nữa để
hoàn thiện. Rất mong được sự đóng góp của các đồng nghiệp để chuyên đề được
hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Xét duyệt của TTCM

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thành Đạt (tổng chủ biên), Phạm Văn Lập (chủ biên), Đặng Hữu
Lanh, Mai Sĩ Tuấn, Sách giáo khoa sinh học 12 cơ bản. Nxb Giáo dục năm
2008.
2. Trần Tất Thắng. Phương pháp giải bài tập và bài tập trắc nghiệm sinh học
12. Nxb Hà Nội năm 2009.
3. Vũ Văn Vụ (tổng chủ biên), Nguyễn Như Hiền (đồng chủ biên), Vũ Đức Lưu
(chủ biên), Trịnh Đình Đạt, Chu Văn Mẫn, Vũ Trung Tạng. Sách giáo khoa sinh
học 12 nâng cao. Nxb Giáo dục năm 2008.

22


×